|
HOME T̀M HIỂU NHẬP MÔN sách TIỂU SỬ BẢN TIN H̀NH ẢNH thIỀN BÀI VỞ THƠ gifts TẾT 2006 QUEST MAGAZINES
|
Chơn Như 2011 |
|
|
Thế kỷ 19 có thể nói rằng khoa hoc thực nghiệm về thế giới vật chất đă bước được những bước dài ở cả hai lĩnh vực vi mô lẫn vĩ mô. Song hành với nó theo định luật cân bằng và hài hoà toàn bích của Thiên Nhiên, Thần linh học cũng phát triển tương tự. Trong giai đoạn cuối thế kỷ 19, có một số hiện tượng về thần linh học bị giả h́nh nên bà Blavatsky với khả năng của một nhà huyền bí học xuất sắc đă xuất hiện, đem trả lại cho Thần linh học cái vị trí nghiêm túc trong lĩnh vực siêu h́nh. Nhân tiện, bà cũng tiết lộ một số qui luật huyền bí của Thiên Nhiên. Từ đó hội Thông thiên học ra đời. Hội Thông thiên học ra đời với 3 mục đích: 1- Tạo t́nh huynh đệ đại đồng trong nhân loại không phân biệt ṇi giống, giai cấp, tôn giáo, tín ngưỡng và nam nữ. 2- Khuyến khích nghiên cứu, đối chiếu khoa học, triết học, và tôn giáo. 3- Nghiên cứu những luật tự nhiên chưa giải thích được và những quyền năng c̣n ẩn tàng nơi con người. Mục đích thứ nhất của hội dựa trên một nền tảng vĩ đại đó là T́nh thương. Chỉ có T́nh thương mới phá vỡ hết các biên giới, không những chỉ phá vỡ biên giới về phương diện địa dư là những quốc gia mà c̣n phá vỡ những biên giới tinh thần là các tôn giáo và nhiều biên giới khác nữa để chỉ c̣n lại con người với thực tính, chơn tính của nó mà không c̣n một nhăn hiệu nào gán lên nó. V́ thế mà Thông Thiên Học lấy câu “Không Tôn Giáo Nào Cao Hơn Chơn Lư” làm tiêu ngữ. Mục đích thứ hai nhằm khai mở trí tuệ. Nhưng mục đích này đến một lúc nào đó cũng đụng phải giới hạn của thế giới vật chất. C̣n về tôn giáo – có hai phần hiển và mật - th́ lại bị giới hạn, đứng lại ở phần hiển, nó không thể đi tiếp vào phần hệ thống ẩn mật của các tôn giáo. V́ lẽ đó, Thông thiên học có thêm mục đích thứ ba. Nó giúp con người vượt ra khỏi giới hạn của thế giới vật chất đi vào thế giới siêu vật chất. Đi từ chỗ không gian ba chiều, bước vào không gian bốn chiều, năm chiều…v..v... Mục đích này cũng giúp con người vượt khỏi giới hạn phần hiển của tôn giáo và đi vào được hệ thống ẩn mật của các tôn giáo - một thế giới siêu h́nh đầy những qui luật huyền bí của Thiên Nhiên. Từ đó có thể thấu hiểu được những ẩn dụ, những dụ ngôn trong các kinh điển. Cái kiến thức bao gồm cả vật chất lẫn siêu vật chất, phần hiển cũng như phần mật ấy là kho tàng Minh Triết Thiêng Liêng mà các vị giáo chủ các tôn giáo đă trích dẫn làm những dụ ngôn. Chính v́ thế, nói đến Thông thiên học là nói đến minh Triết Thiêng Liêng. Tóm lại, Minh Triết Thiêng Liêng và Không Tôn Giáo Nào Cao Hơn Chơn Lư cũng chỉ là cách nói khác về ba mục đích của hội Thông Thiên Học.
Kho tàng Minh Triết Thiêng Liêng này không phải ai cũng vào được, chỉ có những nhà huyền bí học mới mở được cánh cửa này. Bà Blavatsky sau khi vào đó đă để lại cho đời một món quà vô giá, đó là hai bộ Nữ Thần Isis Lộ Diện và Giáo lư Bí Truyền. Không có sự hoạnh đắc nào tự nhiên mà có, ngoài sự khổ công tu tập của bà, một điều quan trong khác phải nói đến ở đây là sự hướng dẫn của các Chơn Sư. Nhờ sự hướng dẫn của các ngài, mà bà đă trở thành nhà huyền bí học và cũng nhờ sự trợ giúp của các ngài và sự làm việc miệt mài ngày đêm của bà mà hai tác phẩm trên mới được ra đời. Hai tác phẩm trên là những mảnh nhỏ của kho tàng Minh Triết Thiêng Liêng bà dâng tặng cho đời. Tuy rằng chúng được tŕnh bày chi tiết và có hệ thống, nhưng nó chỉ nằm dưới dạng tŕnh bày một kiến thức hay là tŕnh bày một học thuyết. Qua đầu thế kỷ 20, nhân dịp hướng dẫn ông Krishnamurti đi vào con đường huyền bí học giống như các ngài đă hướng dẫn cho bà Blavatsky và ở một góc độ khác cũng có thể nói rằng hướng dẫn ông tu tập để được điểm đạo lần thứ nhất. Chơn sư mỗi đêm giảng dạy cho ông khoảng 15 phút, rồi khi bài giảng chấm dứt Ngài tóm tắt những điều quan trọng mà Ngài đă giảng, hoặc bằng một câu hoặc bằng nhiều câu. Sáng hôm sau, ông phải nhớ lại và chép ra. Nó gồm những câu tóm tắt các lời giảng dạy của Chơn sư bằng những từ ngữ riêng của Ngài dùng. Ông Krishnamurti lúc bấy giờ c̣n là một em bé nên câu văn cần sự dễ hiểu, đầy đủ và đơn giản Nhờ thế nó mang một đặc tính tuy giản dị mà lại súc tích, nên nó như là một giáo tŕnh. Không những nó là một giáo tŕnh mà v́ để phù hợp cho một em bé, ngài dạy cho ông các câu dễ nhớ để thực hành nên nó c̣n là những khẩu quyết thực hành. Do vậy, những lời em bé Krishnamurti viết lại mà chúng ta có được cuốn Dưới Chơn Thầy.
Trong quyển Những nguyên lư cơ bản của Thông Thiên Học , ông Jinarajadasa có đưa ra hai bức H́nh 119 và 120. H́nh 119 tŕnh bày những giai đoạn trên con đường đệ tử dẫn ta tiến lên từ con người lư tưởng tới bậc Điểm đạo.
H̀NH 119 và để bổ sung đầy đủ hơn, ta có H́nh 120 tŕnh bày những phẩm chất mà một đệ tử phải có để được Điểm đạo. Những phẩm chất này được trích ra từ tác phẩm Dưới Chơn Thầy của Krishnamurti. “Kẻ nào muốn mưu t́m Chơn sư th́ tốt hơn nên tiếp thu tập sách nhỏ này, nghiên cứu nó và sống theo nó”.
H̀NH 120 Dưới Chơn Thầy là tác phẩm không những giúp con người bước vào con đường huyền bí học, một khoa thực nghiệm siêu linh mà c̣n giúp con người tiến hoá, giác ngộ và giải thoát. Đây là quyển sách thứ nhất trong ba quyển sách đưa con người vào lănh vực huyền bí học. Nó đưa hành giả đi từ bước đầu tiên đến điểm đạo lần thứ nhất. Kế đến là quyển Tiếng Nói Vô Thinh dẫn thêm hành giả tiến đến quả vị La Hán và cuối cùng là quyển Ánh Sáng Trên Đường Đạo dẫn đến quả vị trên Chơn sư chúng ta hiện nay một bậc. Nói thế chúng ta cũng phải ngầm hiểu những điều kiện của quyển Dưới Chơn Thầy là tiên khởi, tất yếu, và nó theo chúng ta suốt con đường Thánh đạo. Nó không rời chúng ta nửa bước. Tóm lại chúng ta đă thấy giá trị tuyệt vời và trọng yếu của nó. Dầu chúng ta đă học thiên kinh vạn quyển đi chăng nữa mà khi muốn đi trên Thánh đạo chúng ta cũng phải lấy quyển Dưới Chơn Thầy làm sách gối đầu giường, bằng không chúng ta đă phải ĺa xa Thánh đạo rồi vậy. Cái học hiểu của chúng ta sẽ trở thành những kiến thức vô hồn chẳng hữu ích bao nhiều cho người tầm đạo. V́ lẽ đó,
Chúng tôi hân hạnh, trân trọng giới thiệu tác phẩm DƯỚI CHƠN THẦY đến quư độc giả, cầu mong nó giúp ích cho quư vị cũng như nó từng giúp ích cho các vị tầm đạo nay đă đạt được quả vị đạo sư. Để dễ dàng trong khi nghiên cứu học hỏi quí vị có thể tham khảo them những sách sau: Giảng lư Dưới Chơn Thầy -Annie Besant và C.W. Leadbeater. Những Suy Nghĩ Về Quyển Dưới Chơn Thầy - Arundale. Tôi Học Dưới Chơn Thầy - Bạch Liên. Con Đường Của Người Đệ Tử - Annie Besant Con Dường Của Người Đệ Tử - CLARA M. CODD Chơn Như |
Con Đường Của Người Đệ Tử của CLARA M. CODD
Tính Đơn Giản Và Tư Tưởng Thiền Học Trong DCT
|
HOME T̀M HIỂU NHẬP MÔN sách TIỂU SỬ BẢN TIN H̀NH ẢNH thIỀN BÀI VỞ THƠ gifts TẾT 2006 QUEST MAGAZINES