|
HOME NHẬP MÔN sách TIỂU SỬ BẢN TIN H̀NH ẢNH thIỀN BÀI VỞ THƠ gifts TẾT 2006 QUEST MAGAZINES
|
KRISHNAMURTI
MUỐN VÀO
|
|
POUR DEVENIR DISCIPLE
Editions Adyar
4 Square Rapp 75007 PARIS
Chương 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 cuối trang đầu trang krishnamurti
TOWARDS DISCIPLESHIP
Adyar – Madras 600020 INDIA
BẢN DỊCH ĐẦY ĐỦ HƠN KỲ
XUẤT BẢN LẦN ĐẦU
Krishnamurti, người Ấn, sinh năm 1895, mới 15 tuổi ông đã cho ra đời quyển sách đầu tiên “At the Feet of the Master”. Quyển “Dưới Chơn Thầy” là cẩm nang thu gọn vắn tắt ý nguyện tạo lập đức hạnh làm người, được dịch ra trên ba chục thứ tiếng. Ông từng diễn thuyết ở Âu-Mỹ cho đến ngày lâm chung, có nhiều thính giả đã soạn các bài lại thành sách để nghiên cứu nền triết lý thâm sâu về nội tâm con người và được phổ biến cùng khắp thế giới. Tìm hiểu hay sưu tầm giáo lý Krishnamurti trình bày, thiết tưởng chúng ta nên đi dần, từ cái dễ đến cái khó mới thấu rõ ý nghiã và thu thập được kết quả tốt đẹp.
Nhóm dịch giả chỉ trở câu cho suông theo nghĩa Âu sang Á chứ không sửa chữa gì cả dù rằng bài chép theo lối học sinh ghi bài giảng ở lớp học, hầu để độc giả tự tìm ý nghĩa lời giáo huấn của Krishnamurti. Nhóm người nghỉ trường hè (ở Château Pergine, năm 1924, Ý Đại Lợi) ký bút : Krishnaji không có xem bài lại và cũng không có sửa chữa, ông có lời nói đầu: “Nếu tôi được biết các cuộc đàm thoại buổi sáng dùng để in thành sách thì chắc chắn tôi sẽ lưu tâm lựa lời. Vì vậy tôi xin độc giả nhớ rằng các lời giản dị nầy trình bày trong nhóm thân mật. Nhưng dù sao tôi mong chúng sẽ được hữu ích”.
(Ông Krishnamurti được Bà Annie Besant, Chánh hội trưởng Theosophical Society và ông Leadbeater, Giám mục, lúc hai vị nầy làm việc ở Adyar, nuôi dưỡng và chỉ giáo từ lúc nhỏ ở Ấn Độ đến khi trưởng thành ở Âu châu).
MUỐN VÀO HÀNG ĐỆ TỬ CHƠN SƯ
Château Pergine 1924, Ý Đại Lợi
Chương I
Hỏi: Xin cho biết các đức tánh đặc biệt cần có trước khi được thành đệ tử Nhập môn, đệ tử Chính thức và được Điểm đạo ?
KRISHNAJ : Các đức tánh thiết nghĩ cần phải có trước khi trở thành đệ tử nhập môn như sau đây:
1/ - Vị tha hay quên mình
2/ - Thật nhiều tình cảm cao quí
3/ - Một tình thân thiện bao la
Muốn vậy hàng đệ tử chính thức phải bền lòng tự kiểm soát để mình trở thành một vận hà tốt của Đức Thầy. Trước khi được điểm đạo, hãy cố gắng trở nên người đại độ trong mọi công việc, hành động với tính cách cao quí, suy nghĩ với tinh thần cao cả và xúc cảm với tình thương cao thượng. Hãy có tinh thần quảng đại, rộng lượng hầu để chúng ta thực hiểu biết chu đáo sự việc. Nếu chúng ta giận hờn hay ganh tỵ thì cứ giận cho thỏa lòng, chứ đừng để tâm phiền hà. Đây tôi muốn nói phải làm sao cho người ta thấy chúng ta là người trưởng thành dù chúng ta có vấp phải lầm lỗi chứ không như những người ti tiện. Một đức tánh đặc biệt cần phải có trước khi được làm đệ tử chính thức là xác thể và trí hóa phải cực trong sạch. Chúng ta không nên có tư tưởng thấp hèn (như ái dục, vân vân....)
Lòng chúng ta thường đầy náo động và xúc cảm, nếu tìm nguyên nhân sâu xa của chúng, chúng ta sẽ thấy nguyên nhân nầy thường do ở tánh ích kỷ mà ra. Tỷ dụ trong trường hợp chúng ta yêu mến một người nào thì chúng ta ước muốn được họ đáp lại. Chúng ta đâm ra điên đảo khi người ấy không đáp lại cảm tình của chúng ta.
Nếu chúng ta đi Adyar hay đi Úc châu trong tâm trạng bị kích thích quá độ, chúng ta sẽ nhận thấy có sự lỗi lầm và sẽ lấy làm lo ngại cho sự phản động phát sinh.Chúng ta gặp nhiều người ở Adyar hay ở Sydney, có thể nói là họ đã diệt trừ được các xúc động. Chúng ta không nên làm như vậy. Không diệt trừ mà cũng không áp chế các xúc động của các bạn. Việc làm đúng là không nên tiêu diệt chúng mà hướng dẫn và kiểm soát chúng. Vài nhân viên làm công quả cho hội, đều là những người chính trực, vì cố sức áp chế các xúc động đến mức độ họ gần như không còn xúc động nữa. Họ có vẻ trở nên con người lãnh đạm và cứng cỏi. Nhưng nếu các bạn có thể nhìn xuyên qua được lớp vỏ thể trí (la coque mentale) ngăn cản những rung động của cảm xúc thì các bạn sẽ thấy trong thâm tâm họ là những người rất tốt.
Tôi báo trước cho các bạn rõ là ông C. W. Leadbeater sẽ giúp được chúng ta thủ tiêu và diệt trừ các xúc động xấu xa. Nếu ông ta thấy các bạn ở trong tâm trạng kích thích quá độ, ông ta sẽ làm tiêu diệt ngay. Ông không để cho có các xúc động thiếu kiểm soát, và nếu có, ông sẽ giúp ta xử lý thẳng tay. Rồi chừng đó các bạn sẽ bị bắt buộc phải huấn luyện lại chúng với nhiều khó khăn, và sớm muộn gì các bạn cũng cần phải vun trồng loại xúc động tốt, loại được hoàn toàn kiểm soát. Các bạn nên nhớ nếu các bạn tiêu diệt các xúc động, rồi thì phải khởi sự lại việc tập luyện chúng từ đầu. Thật ra điều nầy có thể làm được, nhưng việc hết sức dễ là ta để ý từ lúc bắt đầu nên thay sự đàn áp bằng sự kiểm soát.
Cần nhứt phải học cách kiểm soát các xúc động nhưng không tiêu diệt chúng, con người có tánh như thế nếu chúng ta không thật ý tứ. Tôi còn nhớ cách đây mười năm tôi có phạm lỗi nầy. Tôi có một tình thương đậm đà với một người và tôi cảm thấy đã sai đường, tôi liền trấn áp tình cảm nầy. Chúng ta có khả năng xúc động cao độ và đồng thời cũng phải có khả năng kiểm soát được chúng hết.
Amma (Mẹ: Annie Besant) là một gương mẫu đáng chú ý về khả năng chịu đựng sự xúc động như mọi người, nhưng đồng thời bà kiểm soát được các xúc động ấy.
Những ai cố đè nén tất cả các xúc động thì họ thành ra như người đã chết. Họ tranh đấu chống lại các dục vọng xấu xa cho đến trở nên người vô tri giác, thế là họ không còn khả năng xúc động gì nữa cả. Đấy là việc làm thật khó mà mỗi người chúng ta phải đối phó. Nếu chúng ta biết trước một phần mười các khó khăn phải vượt qua, tôi không chắc gì chúng ta dám lăn mình vào công việc. Vì vậy tốt hơn hết là ta không nên biết gì cả. Dù sao chúng ta cũng không nên nhắm mắt bỏ qua trước các khó khăn trở ngại.
Nhưng chúng ta có thể đơn giản hóa việc làm nếu như chúng ta biết giữ thái độ quyết tâm quên mình trong mọi hành động, tư tưởng và cảm giác. Không nên lúc nào cũng đặt mình ở trước, mà hãy hài lòng chấp nhận lấy vai phụ. Còn vai chính là của Đức Thầy. Các bạn cần phải luôn luôn tranh đấu. Cũng có thể là các bạn không kết hôn, dĩ nhiên nếu luật quả báo không dẫn dắt bạn vào con đường ấy, vì các bạn cần phải để hết thì giờ và tâm trí phục vụ Đức Thầy. Các bạn không thể mong ước tìm được người bạn trăm năm như những người khác. Các bạn có thể cảm thấy cần có một người bạn như thế hay cần có một gia đình. Nhưng các bạn phải đi lẻ loi một mình suốt đường đời và sẽ thấy việc nầy rất khó khăn. Các bạn có tưởng tượng được thế nào là sự sống cô đơn của bà A.B. trong tình thế ấy không ? Gánh nặng suốt đời của bà là ban rải, luôn luôn ban rải nhưng không một ai có thể trả ơn bà gì hết. Trong những người theo bà, có bao nhiêu người đền ơn bà được cái gì ? Dĩ nhiên là có, nhưng so sánh với suốt cuộc đời hy sinh và phụng sự của bà thì đáng là bao ?
Lối tránh thoát duy nhứt trong những kiếp sống vô số khó khăn và phiền phức là chỉ nghĩ đến công việc phụng sự Đức Thầy.
Các bạn không nên có một ước vọng gì cho các bạn cả, không một tư tưởng về tiến bộ cá nhân, về việc làm đệ tử Chính thức hay việc được Điểm đạo, ngoại trừ ý muốn được giống như Đức Thầy. Đấy là phương tiện duy nhứt. Các bạn sẽ nhận thấy đời sống cực kỳ khó khăn, trừ phi các bạn đã thật sự quyết định hành động, suy nghĩ, xúc động với đường lối vô tư và chỉ xem mình như dụng cụ của Đức Thầy.
Nhiều người đã hỏi tôi:
“Anh sẽ làm gì với những người quấn quít theo anh ? Chính anh, anh có nghĩ đến việc kết hôn không ? Anh sẽ sống cuộc đời hy sinh với sự từ khước tất cả để làm việc cho Đức Thầy, hay là anh sẽ sống trong sang giàu và đầy đủ tiện nghi ? Thậm chí nếu anh không lập gia đình thì các người trẻ kia sẽ làm việc và sống độc thân như anh sao ?” Thật khó mà trả lời những câu hỏi nầy. Điều ước vọng độc nhứt mà chúng ta có thể nói được, đó là phụng sự Đức Thầy, và để qua một bên các ước muốn cá nhân.
Các bạn nên nhớ có một điều duy nhứt sẽ cứu vớt các bạn được là
các bạn hãy chỉ sống cho Đức Thầy mà thôi và ý tưởng nầy cần phải
thường trực được giữ trong trí óc. Tất cả những gì các bạn làm đều
phải vô tư và nhân danh Đức Thầy. Một ngày kia, tất cả các bạn sẽ
được phú thác những nhiệm vụ có ít nhiều quan trọng, vậy cần phải
trông chừng đừng để trở nên tự cao và kiêu hãnh với những công việc
mình hoàn thành.
chương 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 cuối trang đầu trang krishnamurti
Chương II
KRISHNAJI: Phương tiện duy nhứt để đạt được sự tiếp xúc thật sự và cá nhân với Đức Thầy là sự quên mình.
Nếu chúng ta chưa quên hẳn cái phàm ngã thì hiện giờ chúng ta còn ở rất xa Ngài. Tất cả chúng ta đều có cái phàm ngã dũng mãnh, và những phàm ngã dũng mãnh đều rất hữu ích với điều kiện là chúng ta biết quên mình. Việc tối cần chúng ta phải biết là trong đời sống chỉ có một phương tiện duy nhứt để tiến bộ là bố thí mà không đòi hỏi việc đền ơn đáp nghĩa. Một ngày nào đấy tất cả chúng ta đều sẽ đến trình độ nầy. Tận diệt được cái phàm ngã là con đường ngắn nhứt để đến với Đức Thầy. Cách thức dẹp bỏ yếu tố cá nhân nầy là chỉ cần thành thật quán xét con người chúng ta (nhiều người tuyên bố là họ muốn làm việc nầy nhưng trong thâm tâm họ thì không muốn thực hiện); tiếp đấy là phân biện cái gì thuộc về cá nhân ta với cái gì không phải nó. Sau khi đã xem thấy rõ, nếu chúng ta hành động đúng với lương tri thì công việc sẽ được hoàn thành. Nhưng thông thường người ta nói: “Để đấy ! ngày mai tôi sẽ thực hiện.”
Trở lại đầu đề ngày hôm qua, tôi tin rằng mỗi người chúng ta tự cảm thấy mình có yêu thương hay cảm tình thâm sâu với ai đấy, với Đức Thầy chẳng hạn, nhưng không nên chỉ muốn được cho một mình mình. Đương nhiên chúng ta tự đặt câu hỏi: “Có phải tôi là người được cảm tình của Ngài nhiều nhứt hay không ?”. Tình cảm nầy cần phải hoàn toàn tiêu hủy đi. Chúng ta phải hợp nhất với nhau do tình bằng hữu chân thật, Đức Thầy sẽ rất gần chúng ta khi chúng ta thực hiện được sự hợp nhứt ấy với tất cả mọi người. Khởi đầu hãy cảm thấy tình bằng hữu giữa chúng ta. Chúng ta ai ai cũng như là những người hâm mộ nó nhưng mà chúng ta lại không khả năng có cảm tình thật sâu đậm hay một nguyện vọng mãnh liệt. Dù sao đi nữa thì chỉ có đấy là phương tiện duy nhứt để tiến bộ.
Đi Úc châu, chắc chắn các bạn sẽ gặp những người thanh niên và thiếu nữ với những phàm ngã dũng mãnh như các bạn. Có lẽ dưới mắt các bạn thì họ không giá trị là bao, nhưng cũng có thể họ còn ở gần Đức Thầy hơn các bạn. Dù cho việc gì xảy đến cũng không nên phán đoán ai cả. Những người mà các bạn gặp, các bạn có thể xem họ tầm thường, nhưng họ cần phải thu nhận một cái gì đấy để thúc đẩy họ tiến tới; hãy nên mở mắt ra và học hỏi với mọi người. Điều kiện đầu tiên là phải biết thích ứng với tất cả: đây là việc thật khó đối với người Âu châu.
Một ngày nào đấy các Đức Thầy có thể hiện ra trước mắt các bạn, có thể ở phòng ngủ các bạn. Bạn cần phải biết hành động thế nào trong dịp nầy. Phần đông có lẽ chúng ta quá ỷ y là tự biết mình nhưng đến lúc ấy cũng sẽ không biết phải làm gì. Nếu các bạn không có khả năng nhận thấy cái cao cả chân chính của người khác, như của bà Amma chẳng hạn, thì cố sức hình dung ở tâm ta một Đức Thầy là vô ích. Mỗi lần chúng ta tham thiền về Đức Thầy, nó phát sinh trong con người chúng ta một sự hồi chuyển mà có thể nói là chúng ta thoát ngoài xác thể chúng ta. Người nào để thì giờ nghiền ngẫm một vấn đề với đầu óc tính toán lợi hại là một điều bất thường, vậy cần phải dẹp bỏ và thanh lọc hoàn toàn lại. Có nhiều người hội viên TTH tạo những lớp vỏ bao bọc mình (coques) bằng lối nầy.
Chúng ta còn ở chung nhau đúng mười sáu ngày nữa. Chắc phải có cái gì thay đổi thật lớn lao trong mỗi người của chúng ta mà thế nào Đức Thầy cũng nhận thấy. Các bạn hiểu tôi muốn nói gì chớ ? Ông C.W.L. đã ghi mãi ấn tượng không phai mờ trong chúng tôi. Tất cả những ai có mặt ở đây rồi cũng như thế. Các biến cố có thể xảy ra luôn luôn nhưng vì chúng ta ít quan tâm đến, dù Đức Thầy có ở đây thì cũng không một sự thay đổi gì xảy ra trong người chúng ta. Sự kiên trì kéo dài thật là quá sức và dường như lúc nào cũng có ông C.W.L luôn luôn ở sau lưng chúng tôi (Krishnaji và Nitya). Không một ai làm việc ấy để giúp các bạn, cũng cần phải tự các bạn có sự ham muốn, sự quyết tâm và sự bền chí để tiến tới.
chương 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 cuối trang đầu trang krishnamurti
Chương III
Hỏi: Xin ông cho biết phương pháp nào hay hơn hết dùng để dẹp bỏ tánh ganh tỵ ?
KRISHNAJ: Nên quan tâm đến công việc hơn là quan tâm đến phàm nhơn mình. Sự tiến bộ cá nhân không đáng kể nếu chúng ta thật sự ham thích công việc. Điều cốt yếu là phát triển tánh nhân từ tự nhiên có sẵn trong tâm ta như khi đối xử với những người chúng ta thương mến. Các bạn cũng biết có nhiều người xem từ tâm là việc thông thường của họ, đây tôi muốn nói lòng nhân từ thật sự là không tính toán lợi hại, và là thành phần tự nhiên của tạo vật. Các bạn sẽ thấy ông C.W.L. giúp đỡ những ai có được đức tánh nầy. Nếu các bạn có từ tâm, các bạn không bao giờ rời con đường đạo, dù cho các bạn còn vi phạm lỗi lầm. Chúng ta ai ai cũng quá say mê trong cảnh hạnh phúc cá nhân của mình, chúng ta có thể nhận thấy điều đó trong lúc trò chuyện hay cộng tác với một người nào. Chúng ta không có được cái từ tâm phi thường như lúc đứng trước sự hiện diện của Đức Thầy. Nếu có Ngài đang ở đây thì chúng ta sẽ sẵn sàng làm bất luận việc gì. Các bạn hãy xem bà Amma, những người ở gần bà họ quên cả bản thân họ và họ đem hết năng lực cùng nhiệt tâm để làm mọi việc. Họ dẹp sự vui sướng cá nhân qua một bên và họ không nề hà những sự khó khăn. Nhưng nếu những người nầy ở riêng một mình thì họ lại cân nhắc nhiều lần trước khi hành động. Chúng ta cần phải có lòng nhân từ đối với những người mà chúng ta giao tiếp. Hôm qua và từ mười lăm hôm nay chúng ta bàn việc khó khăn ở sự hình dung ra Đức Thầy lý tưởng và cao thượng. Tôi nghĩ là chúng ta lập luận trật. Chúng ta ham muốn hiểu biết hết tất cả nhưng chúng ta thiếu sự chuẩn bị. Tôi không tin rằng chúng ta đi Úc châu là chúng ta có nhiều may mắn tìm gặp được Đức Thầy, sự may mắn có lẽ sẽ kém đi nếu chúng ta bị các lo âu ti tiện và ganh tỵ bao vây.
Một vài người trong các bạn có lẽ sẽ có diễm phúc tìm gặp Đức Thầy ở đó, nhưng không nên đi với ý nghĩ là sẽ gặp Ngài ở bên đấy nếu chúng ta không tìm được ở đây. Sống với ông C.W.L. không có gì hấp dẫn các bạn cả và hơn nữa các bạn còn rất khổ sở là khác nếu các bạn không có thái độ tốt trước khi đi.
Mặc dù đã ba tuần qua chúng ta bàn luận về sự quên mình, vân vân… xem ra như chúng ta không có tiến bộ gì nhiều. Chúng ta luôn luôn là trung tâm của đoàn thể chúng ta (muốn chung quanh ta ai ai cũng lo cho chúng ta cả). Chúng ta không có nguyện vọng và tín ngưỡng của người đệ tử chân chính. Yếu tố cá nhân chen nhiều vào phần tín ngưỡng chúng ta. Chúng ta cứ bị quấy rầy bởi tư tưởng: “Điều gì là tốt đẹp để chúng ta có thể hiến dâng cho Đức Thầy ? Cũng có thể là chúng ta không phải nhà văn, không phải người hùng biện trước công chúng và cũng không phải người thủ lãnh, nhưng cái mà chúng ta có thể làm được là hiến mình, hiến tình thương, hiến nhiệt tâm và hiến trọn cả con người chúng ta. Điều nầy còn quan trọng hơn những cuộc diễn thuyết hay là những việc khác tương tự như thế. Hãy hiến dâng toàn vẹn và hiến dâng cho cái gì mà không ai thay mặt hiến dùm cho chúng ta được.
Phải qua một thời gian khá dài để đồng hóa các nguyên tắc sơ khởi về đức tánh từ thiện mà chúng ta dùng dạy dỗ trẻ con. Chúng ta chưa có được cái nhân từ ấy mà chúng ta lại muốn thể hiện Đức Thầy lý tưởng. Thế thì sự việc nầy để dùng vào việc gì ? Không nghi ngờ gì cả, từ ba tuần nay ở đây, chúng ta có thay đổi. Dù sao đi nữa chúng ta cũng làm việc không ngừng nhưng chúng ta không thấy sự đổi thay tức khắc có tác động đến chúng ta. Có thể nói là chúng ta cần phải cổi bỏ lớp vỏ cũ và vất nó đi. Thật ra cũng chẳng hiểu chúng ta còn chần chờ gì nữa.
Ít người trong chúng ta hiểu thấu vài cơ hội đặc biệt trong khi chúng ta còn trẻ. Có nhiều dịp thuận lợi đưa đến cho chúng ta, chúng ta có thể nắm lấy được, nhưng chúng ta đâu có biết mà tận dụng chúng. Ngày nầy sang ngày khác chúng ta phung phí thì giờ. Các bạn tưởng đâu chỉ nhận thấy thể hiện được Đức Thầy lý tưởng là đủ đổi thay, đúng ra các bạn chỉ thật sự thể hiện được Đức Thầy lý tưởng là khi nào các bạn đã có thay đổi. Năm năm nữa, các bạn ngắm nhìn lại quá khứ rồi để tự than: “Chúa ơi, tại sao tôi không có thay đổi gì cả ?”
Bạn không tưởng nghĩ đến những gì chúng ta còn thiếu ở đây. Hằng ngày chúng ta không ngừng đề cập đến nó, thật ra thì chúng ta có thay đổi. Trong mỗi người chúng ta có một sự đổi thay. Nhưng đáng lẽ thay đổi triệt để và rõ rệt thì chúng ta cứ tiếp tục đà sống cũ từ ngày nầy qua ngày nọ. Dĩ nhiên người ngoài cuộc nhìn vào thấy chúng ta phải mất nhiều năm mới đạt được kết quả và sự tiến bộ của chúng ta thật là chậm chạp. Chúng ta tiến một bước rồi lùi một bước. Chúng ta không có ý chí vững bền để tiến tới, tiến tới và luôn luôn tiến tới… Thật là vô ích mà trông chờ Đức Thầy hạ giáng xuống trần gian chúng ta để bảo chúng ta phải đổi thay. Tất cả chúng ta ai ai cũng biết rõ nhược điểm của mình, vậy chúng ta phải biến cải chúng. Chúng ta không cần đến người ngoài cuộc bảo chúng ta việc nầy. Tính tự cao, tự phụ của chúng ta thật là quá sức tưởng tượng. Cái gì chúng ta cũng mong chờ được tiếp thu nhưng nếu phải có chịu chút ít đau khổ thì lại không chấp nhận. Khi các bạn đến Úc châu, các bạn không phải là những người được trông nom săn sóc đặc biệt như ở đây và từ từ rồi ngựa quen đường cũ, các bạn sẽ trở lại làm nô lệ cho cái ta thấp hèn như xưa.
Sự mong muốn tìm con đường Đạo của các bạn là chân thực thì tức nhiên, ngoài nó ra, ở thế gian nầy không còn gì tồn tại quí giá hơn để tìm cả, bạn muốn hay là không muốn mà thôi. Chúng ta đợi chờ cảm hứng chăng ? Làm cách nào để có nó ? Chúng ta cần phải luôn luôn không ngừng vùng vẫy và chiến đấu. Chờ đợi là vô ích, chúng ta có thể đợi chờ như thế đó đến ngày phán xét cuối cùng. Chúng ta ai ai cũng có một cái gì để bố thí, thay vì làm việc nầy, chúng ta lại nhìn trời, nhìn đất, nhìn những đám mây trôi để mong ước tìm gặp nguồn cảm hứng. Chúng ta phí phạm, phí phạm thảm thiết hết ngày nầy qua ngày nọ. Người ta không đòi hỏi cái gì chúng ta không thể làm được. Các đức tánh cần phải có như: kiểm soát bản thân và quên mình, nhân từ và các đức tánh tương tự khác. Phải mất ba tuần chúng ta mới thấy và nhận định là tất cả đều do chúng ta. Đấy là việc chúng ta đề cập đến. Nếu các bạn không lưu tâm, các bạn phải mất cả đời mới thực hiện được vài việc hết sức giản dị. Các bạn đau khổ và cảm thấy bị chạm lòng. Vậy thì các bạn cứ để bị chạm lòng đi, chỉ có phương pháp duy nhứt nầy mới đánh thức các bạn mà thôi. Các bạn không thấy những gì chúng ta đang làm hiện nay là việc không có chút giá trị gì cả, thế mà chúng ta phải mất không biết bao nhiêu thì giờ để thực hiện các nguyên tắc đầu tiên về sự lập hạnh ? Vậy đi Adyar hay Úc châu để làm gì ?
Nếu đến cuối tháng mà các bạn không có thái độ hoàn toàn khác biệt với thế tục tức là các bạn mất đi một dịp may tuyệt diệu. Không nên nghĩ rằng tôi nói việc nầy là vì tôi ở đây hay là vì lý do tương tự như thế. Chúng ta còn trẻ, sang năm mỗi bạn ai ai cũng bận việc và cũng không một ai lo giúp các bạn. Vậy chúng ta phải thức tỉnh ngay bây giờ. Tất cả đều tùy thuộc ở sự kiên trì kiểm soát lấy mình. Nếu chúng ta không thức tỉnh đúng lúc, chúng ta cũng nên thu xếp hành lý và rời nơi đây.
Tất cả chúng ta đều là những người khát vọng. Chúng ta tha thiết muốn gặp Đức Thầy. Nhưng chúng ta đã làm được gì để xứng đáng nhận lãnh cái hân hạnh như thế ? Hãy nhìn bà Amma và ông C.W.L. Hãy nhìn nỗi thống khổ mà họ phải chịu đựng và những gì phải gánh lấy trong đời sống, như thế đó họ mới tìm được Đức Thầy của họ.
Suốt ngày các bạn càng không lưu ý đến các bạn thì các bạn sẽ không gặp được Đức Thầy. Các bạn có khả năng thay đổi nếu các bạn chịu quyết định, nhưng các bạn lại không thế. Các bạn cứ bơi lội, lặn hụp trong ảo tưởng lừa phỉnh, nông cạn ở bề ngoài. Nếu thật sự các bạn quyết định, các bạn có thể tin được là phải mất ba tuần các bạn mới đến điạ điểm hiện tại chúng ta ở lúc nầy chăng ? Ba ngày hay hai ngày là quá đủ cho các bạn.
Ở trong con người của chúng ta có một năng lực cho phép chúng ta đổi
thay. Sức mạnh bên ngoài không thể làm gì chúng ta được. Nó có thể
giúp chúng ta, nhưng tôi muốn nói là không nên trông chờ ở nó. Đã đến
lúc chúng ta phải hành động bằng lối nầy hoặc lối khác thôi.
chương 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 cuối trang đầu trang krishnamurti
Chương IV
KRISHNAJI: Tôi đang tự hỏi tại sao không có ảnh hưởng gì trong con người chúng ta, hay là lỗi do chúng ta. Tiếng vang nội tâm thúc giục chúng ta lấy quyết định tiến tới. Chúng ta cứ giậm chân một chỗ. Có lẽ chúng ta có vài đáp ứng nội tâm nhưng không phải lời đáp ứng về sự thúc đẩy chúng ta hành động.
J.N.: Nhưng một quyết định được nhất trí ở ba tuần qua có đáng giá gì không ?
KRISHNAJI: Riêng cá nhân tôi, tôi thấy không cần phải mất một năm để lấy một quyết định thật đơn giản.
J.N.: Chuyện như thế nầy không phải là một quyết định. Đúng ra là một vấn đề về tiến hoá ! Việc mà chúng ta đang cần, đó là một mục tiêu được xác định ít nhiều để có thể đạt đến. Sự việc nầy không phải sự thay đổi tức khắc mà là kết quả của nhiều kinh nghiệm và sự đồng hóa.
KRISHNAJI: Chúng ta ai ai cũng biết mục tiêu. Cần gì phải mất thì giờ cố công để đạt lấy, khi mà trước hay sau gì chúng ta cũng sẽ đến ! Lúc nào các bạn có một mục tiêu thì không nên trì trệ việc làm cần thiết phải có để cho các bạn được thích hợp với mục tiêu. Chúng ta ở trong phòng mờ tối mà chúng ta cứ chờ có người đến mở cửa cho ánh sáng vào.
Lấy tỷ dụ ông C.W.L. các bạn tưởng ông ta chờ chúng ta lấy quyết định hay sao ? Ông chỉ nói: “Đây, tôi có ý định giúp các bạn, các bạn dù muốn dù không....... Tôi có việc ấy phải thực hiện cho các bạn”. Không có tùy thuộc ở vấn đề quyết định của chúng ta; ông bắt buộc chúng ta phải hành động và giúp chúng ta có được một căn bản vững chắc. Sự việc nầy đối với các bạn ở đây cũng thế. Các bạn có thể trở thành nhà tỉ phú hay là muốn cái gì cũng được, với điều kiện là các bạn phải có căn bản ấy, nhưng mà tôi nghĩ các bạn còn cách thật xa…
Từ hai hay ba ngày nay, tôi tự hỏi ai sẽ cho mỗi người của chúng ta sự cảm hứng để thắp sáng lấy ngọn đèn của mình ?
Chúng ta chưa có cái nhìn nội tâm đầy đủ rõ rệt để làm việc liên tục. Hôm nay chúng ta đầy hứng thú và hăng hái, rồi ngày mai chúng ta phải khởi đầu lại. Thậm chí nếu được thì chắc chắn không phải Nitya, không phải tôi và cũng không phải ai khác có thể cho bạn cái chìa khóa để mở cửa. Các bạn chưa có sự kích thích cần thiết đầy đủ để tự mình tìm lấy chìa khóa. Các bạn chờ người ta cho các bạn vật gì đấy. Các bạn tin rằng thể hiện được Đức Thầy rồi Ngài cho các bạn chìa khóa cửa.
J.N.: Về cảm hứng chúng tôi không dám đòi hỏi ở Đức Thầy; chúng tôi có bà A.B. và ông C.W.L. là quá đủ.
KRISHNAJI: Nếu họ không có thể gây cảm hứng cho chúng ta, thế thì hữu ích gì mà thể hiện Đức Thầy ? Tại sao trong con người chúng ta không có một ham muốn to tác về sự thay đổi ?
J.N.: Hy sinh và Từ bi với tất cả là những hạnh kiểm thật trừu tượng cho lúc đầu. Các tỷ dụ mà bà A.B. và ông C.W.L. nêu gương cho chúng tôi, cung cấp cho chúng tôi một cảm hứng thật to lớn hơn các chơn lý trừu tượng.
KRISHNAJI: Ông C.W.L. thúc giục chúng tôi hành động. Ông sẽ không làm như vậy với các bạn, vì các bạn đã có tuổi và có cá tính. Vậy sự ham muốn phải xuất phát do nơi các bạn mà ra. Tại sao phải đến với bà A.B. hay ông C. W. L. khi mà chúng ta có sự vật ấy ở nơi đây, khi mà mỗi buổi sáng chúng ta thiền định ở nơi đây, khi mà mỗi buổi sáng chúng ta tưởng niệm Đức Phật ở nơi đây ? Tại sao không tìm ở nơi đây có đầy đủ các ham muốn và các kích thích ? Các bạn nào có biết chắc gì bà Amma và ông C.W.L. không dẹp các bạn qua một bên.
Thông thường những ai ích kỷ thì có sự ham muốn to tác để trở thành người vị tha, các tánh xấu khác cũng như thế. Chúng ta gặp ông C.W.L. để làm gì nếu chúng ta tự thấy mình vẫn cũng như bây giờ ? Chắc chắn là ông ta sẽ không nghĩ: “Đấy là người đáng bỏ công ra giúp”.
J.N.: Chúng tôi ở đây không chỉ để khám phá các đức tánh cần thiết cho chúng tôi mà còn có các ước vọng được thay đổi. Cái mà chúng tôi thiếu là sự tự kiểm soát thường trực cũng như ngọn đèn nội tâm được chong sáng ngày đêm.
KRISHNAJI: Mỗi người của chúng ta càng ngày càng vững mạnh thêm lên nhưng sự thay đổi không được nhanh chóng, toàn vẹn và thâm sâu.
J.N.: Đó là vấn đề tăng trưởng, chúng tôi có thể thúc đẩy gấp sự tăng trưởng nhưng không thể thực hiện nó được ngay. Chúng tôi thúc đẩy gấp rút sự tăng trưởng bằng cách thành lập trong con người chúng tôi một ham muốn mãnh liệt về sự tiến bộ.
KRISHNAJI: Riêng tôi, tôi tin là tôi sẽ đến mục tiêu. Tôi đã lấy quyết định về việc nầy thì dù những người bạn hay những người khác giúp tôi hay gây trễ nải cho tôi cũng không can hệ gì cả. Đấy là phương cách tôi nghĩ cho vấn đề nầy. Đấy là thái độ mà chúng ta phải có. Chúng ta không xem sự việc một cách nghiêm túc.
N.S.R.: Chúng tôi lại quá khoan hồng cho chính mình và thật nghiêm khắc với người khác.
KRISHNAJI: Khi các bạn đến Adyar, các bạn sẽ hiếm thấy bà Amma. Bà không lưu tâm lo cho các bạn cũng như ông C.W.L. đâu. Bà không có thì giờ ở việc nầy và các bạn còn phải chờ thật lâu trước khi đi Úc châu. Hãy chấp nhận trong năm tháng nữa các bạn đến với ông C.W.L. nếu đất đai của các bạn được canh tác đầy đủ, ông ta sẽ cho là việc đáng nhọc công để giúp các bạn.
Mỗi ngày chúng ta xem, trong quyển Phúc âm của Đức Phật, thấy sự thiết yếu phải diệt trừ cái ta thấp hèn và tạo sự kiểm soát cái trí cùng các giác quan, thế mà chúng ta kiểm soát thật quá ít !
J.N.: Tỷ như trong trận đấu khẩu về các trò giải trí !
KRISHNAJI: Phải tốn ba tuần mới mất được các thói quen: bậm môi, nhíu chân mày và các thói tương tợ như thế. Tất cả chúng ta cũng như trẻ con. Ông C.W.L. bắt buộc chúng tôi phải thay đổi cho đến tạo thành thói quen mới và khi lớn lên chúng tôi có được thái độ như ý muốn. Về mặt khác, các bạn đã qua giai đoạn mà người ta có thể thúc đẩy được các bạn, hiện giờ đến phiên các bạn tự đóng con thuyền của mình và tự chèo lái lấy. Đối với người lớn, người ta không thể dùng phương cách của ông C.W.L. giáo huấn chúng tôi.
N.S.R.: Trong những năm đầu, khi ở Benarès, lúc nào ông Arundale[1] cũng nung đúc chúng tôi, trẻ có, già có, thậm chí có người đã đến năm mươi tuổi mà nào có ai than phiền việc ấy bao giờ đâu.
KRISHNAJI: Chúng ta mất rất nhiều thì giờ để làm những việc mà chúng ta có thể thực hiện xong trong một ngày. Không có ông C.W.L. ở nơi đây để dùng cách nghiêm khắc chỉ dẫn chúng ta, vậy mỗi người tự chỉ dạy lấy mình.
D.R.: Phần đông trong chúng tôi còn trẻ, chưa có ý thức về thái độ ước muốn đúng đắn, dĩ nhiên các người cao tuổi hơn tiến bộ đầy ý thức.
J.N.: Thế là, trong trường hợp nầy, chúng ta khoanh tay ngồi chờ… để chịu trận.
chương 1
2
3
4
5
6
7
8
9 10
11
12
13
14
15
16
cuối trang
đầu
trang krishnamurti
Chương V
Hỏi: Cái gì tạo thành đức tánh cao thượng thật sự ?
KRISHNAJI: Sự cao thượng thật sự của mỗi cá nhân ẩn chứa trong năng lực của cảm tình và trong thái độ con người. Cái trí của họ (với những nhân vật như bà A.B. và ông C.W.L.) thì mềm dẻo, uyển chuyển, có khả năng hiểu biết và chấp nhận những ý kiến khác, sẵn sàng nghe theo ý tưởng của người khác nhưng vẫn gìn giữ được ý kiến riêng của họ. Sự cao thượng của họ cũng nằm trong sự nhiệt tâm cho lý tưởng. Tôi tin rằng tất cả các bạn đều biết các đức hạnh là gì, nhưng từ đức hạnh tách riêng biệt ra thì không còn gì là quan trọng. Điều quan trọng đó là thái độ ẩn chứa phía sau đức hạnh. Chúng ta chỉ có thái độ đúng đắn là khi nào chúng ta kiểm soát được tất cả những nguyên tắc tiềm tàng của các đức hạnh mà chúng ta có. Tôi thiết tưởng ở đây phần đông chúng ta khởi sự có được thái độ đó và chúng ta có thể thúc đẩy nó đến gấp rút với điều kiện là đạt được tất cả các đức hạnh cần phải có cho người đệ tử Dự bị. Chỉ có sự chiến đấu vô tư mới cho phép chúng ta thu đoạt được thái độ mong muốn đó thôi.
Chúng ta còn cùng nhau ở đây mười ba ngày nữa, vậy tôi đề nghị với các bạn là cần phải dùng thì giờ còn lại, thay đổi triệt để trong con người chúng ta những sự việc không thích hợp, phải tranh đấu với các khuyết điểm để xem đến lúc nào chúng ta sẽ là chủ của chúng. Hãy làm việc cũng như các bạn đang ở vào tình trạng trước ngày thi cử. Thu đoạt được các đức hạnh cũng không phải là mục tiêu nữa. Mục tiêu là trạng thái của cái trí, chỉ đạt được bằng sự hoàn toàn quên mình và phụng sự Chơn sư. Chúng ta chưa thực đủ sùng tín để thúc đẩy chúng ta hết lòng hiến mình cho Chơn sư. Chúng ta cũng chưa có cái mong muốn thật sự thay đổi, chúng ta mới có chấp nhận làm thử để kinh nghiệm mà thôi. Các bạn có được thái độ mong muốn ấy chỉ trong khi đi du lịch, khi quan sát những người khác, khi sống chung với họ; nhưng sự quyết tâm của bạn ít ra cũng phải được chuẩn bị trước và phải đạt đến mức độ nào đó. Cần phải có sự tranh đấu. Sự tranh đấu của chúng ta chưa có đúng thật là sự tranh đấu của người phụng sự. Thậm chí nó ở trong tưởng tượng mà thôi; chúng ta cũng chưa có quan niệm được Chơn sư cần cái gì ở chúng ta để có thể hiến dâng được. Chúng ta cũng không có cả luôn ý thức về trách nhiệm của chúng ta đối với Ngài và cũng không sống để thay mặt cho Ngài nữa.
Nếu trong tâm trí chúng ta luôn luôn nhớ sự việc nầy, chúng ta không thể là người ích kỷ hay ti tiện, vì ý nghĩ về Chơn sư sẽ chiếm ngự ưu thế trong lương tri chúng ta và không còn chỗ trống cho phàm ngã thấp hèn. Muốn trở thành người Phụng sự chơn chánh, thì cần phải:
a) - Vun trồng thái độ mà Chơn sư mong muốn chúng ta có,
b) - Có trách nhiệm đối với Chơn sư,
c) - Sống theo gương mẫu của Ngài.
Việc thật sự quan trọng là hoàn toàn quên mình, quên mình cho đến khi sự hiện diện của Chơn sư càng ngày càng rõ rệt, càng lúc Ngài càng dìu dắt và thay thế cái phàm ngã của chúng ta. Đấy là điều thuộc về tâm linh. Khi mà chúng ta sẵn sàng quên tất cả tức nhiên mãnh lực chỉ đạo nầy là thầy của chúng ta.
Cũng như tôi vừa nói ở trên, các bạn lấy một cái gì đấy, một đức hạnh chẳng hạn, rồi nhìn xem nó có thực trong con người các bạn đến mức độ nào. Với phương cách đấy các bạn tự biết mình rành rẽ hơn và sẽ rất hữu dụng lúc các bạn đến Ấn Độ và Úc châu.
chương 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 cuối trang đầu trang krishnamurti
Chương VI
KRISHNAJI: Người ta cho rằng tôi nói với các bạn một cách thật chán nản. Tôi hối tiếc về việc đó, vì ý định của tôi không làm nản chí hay nung đúc ai cả. Tôi chỉ muốn sự đàm luận nầy làm cho các bạn mở mắt ra và làm cho các bạn thấy cái gì là tuyệt diệu, cái gì là đáng hâm mộ mà không ai ở thế giới nầy có thể tước đoạt đi được. Tôi chỉ cố sức mở mắt các bạn ra và làm cho sự việc đối với các bạn được linh động. Nếu tôi trò chuyện một cách bi quan chỉ vì tôi cảm thấy các bạn không rán cố hết sức. Tôi lấy làm hối tiếc nếu tôi đã làm cho các bạn nản chí, nhưng tôi đã nói lên ý nghĩ tốt của tôi. Dĩ nhiên nói một cách bi quan thì cũng không dùng được vào việc gì, nó thật là vô dụng. Nếu các bạn chưa tiếp thu hiểu biết đầy đủ như tôi mong đợi, thì tôi mới là người đáng trách trước nhất. Tôi không lúc nào giả thiết cho rằng các bạn không cố hết sức, nhưng chỉ vì tôi thấy không phải là cái cố sức phi thường mà tôi tưởng tượng và mong muốn các bạn thực hiện. Tôi chấp nhận rằng trong những lúc trò chuyện, có vài ngày tôi bi quan. Đúng ra, tôi không có quyền bi quan như vậy nhưng sự việc đã qua rồi.
Nếu các bạn chỉ mở mắt ra, các bạn sẽ thấy điều kỳ diệu mà tôi đã trình bày vừa qua; lấy tỷ dụ bạn đang ngắm một hòn núi tươi tốt, nếu có người tìm cách làm bạn quên lãng cái hấp dẫn và vẻ đẹp của nó, chắc bạn sẽ mời họ đi dạo; cũng như thế, khi mà mắt bạn chiêm ngưỡng điều kỳ diệu đó, bạn không còn sợ sự thối chí nản lòng.
Có điều phi thường to lớn trong mỗi người của chúng ta, nếu không có nó thì chúng ta không tụ họp ở đây đâu. Nhưng chúng ta cần phải xem cái gì còn lớn lao hơn nữa nếu chúng ta muốn tiến tới. Thật hết sức khó diễn tả. Riêng cá nhân tôi, tất cả những gì tôi có thể nói được đấy là do tôi cảm thấy, tôi sẽ đến mục tiêu. Không phải tôi thấy mà bởi vì tôi cảm thấy, dù có ý thức hay không ý thức, chỉ do có điều đó thì mới đáng nhọc công sống và tôi sẽ đạt được nó, dù có cản trở hoặc giả với sự giúp đỡ của tất cả. Cũng như để trèo lên đỉnh núi, các bạn đều biết, dù sao đi nữa, dù mưa, dù có sương mù, các bạn cần phải đến nơi. Tôi không muốn lấy thái độ người hiểu biết hơn các bạn nhưng thật sự tôi không thấy công dụng sự diễn tả luôn luôn một việc để dùng làm gì. Nó trở thành quá tầm thường vô vị. Hãy nhìn bức họa Đức Phật, khi tôi thấy, tôi tự nhủ “Tôi muốn được như Ngài”, khỏi cần phải diễn tả cái đấy là gì, và các bạn cũng đều hiểu thấy sự việc ấy rành rẽ như tôi.
Chỉ có một việc thật sự đáng kể, đấy là các bạn phải đạt được mục tiêu, phải đến đỉnh núi. Các bạn biết rằng dù việc gì xảy ra các bạn cũng phải đến đấy. Tất cả điều gì tôi mong muốn, chỉ là việc các bạn đến mục tiêu, còn nguồn gốc mà nơi đấy các bạn thu rút sự cảm hứng hay sự kích thích thì không quan trọng. Chúng ta ai ai cũng biết với sự có ý chí vừa phải và sự gắng công đầy đủ, chúng ta sẽ chiến thắng vinh quang và các bài diễn giảng bi quan của tôi cũng không thể nào ngăn cấm các bạn đạt được mục tiêu đó. Tôi không muốn làm một ai nản chí, nó không phải công việc của tôi. Hãy xem Shackleton và các người khác, ai ai cũng nói: “Các người ấy khốn khổ đến thế !” (Pauvres diables) vậy mà họ đã tới nơi họ đã có ý định đến đấy.
J.N.: Ngoài phần xin lỗi về sự bi quan, ông (Krishnaji) nói chỉ có việc làm gia tăng sự quên mình. Nói chung, chỉ nghĩ đến đức hạnh đó để rồi có được nó cũng chưa đủ đâu. Tôi thấy rất dễ dàng và rất thích thú xem cái gì làm cho các bạn để tâm nhiều nhứt trong những lúc thật vui sướng và để nó làm nốt nhạc trọng yếu hơn hết trong đời sống của chúng ta. Chúng ta không cần ai nhắc bảo chúng ta hồi tưởng đến Chân Sư. Nếu mà mỗi buổi sáng, khi thức giấc, chúng ta nghĩ đến cái ý nghĩa của ngày hôm nay đây, rồi cố sức sống theo ý nghĩ mà chúng ta đã định cho nó, không chóng thì chầy chúng ta sẽ đạt được thái độ ước muốn. Cuối cùng, mỗi ngày có một ý nghĩa đặc biệt cho mỗi người của chúng ta, nếu không thì chúng ta tự tỉnh giấc để làm gì ? Quyết định trước cái mức độ nào chúng ta sẽ đặt cho ngày ấy với tư cách chúng ta là đại diện cho Chân Sư và gìn giữ cái ý nghĩ nầy luôn luôn ở tâm trí.
Theo tôi, sự việc nầy tốt hơn là nghĩ đến các đức hạnh trừu tượng và tự khổ luyện; như Chơn Sư nói trong một bức thư của Ngài: “Một tình cảm vị tha chớp nhoáng” không có đáng gíá gì cả, ngoại trừ chúng ta áp dụng tình cảm vị tha thành một chớp nhoáng liên tục và thường trực dù là tình cảm thương yêu. Hình phạt sẽ đến ngay vào thời điểm của nó. Tại sao chúng ta lại hành xác ? Tại sao không chỉ tìm thu đạt cho được các vật có thật và xây dựng đời sống vững bền trên nền tảng vững chắc. Khi các bạn rời khỏi nơi đây, các bạn sẽ đương đầu trước nhiều công việc, và ngoại trừ các bạn có cái nền tảng xây dựng trên sự vững chắc, không thì một lúc nào đấy các bạn sẽ bị lâm nguy, không đoạt được mục tiêu.
KRISHNAJI: Tôi không bao giờ muốn nói chúng ta phải hành xác hay tự trừng phạt. Điều ấy là phi lý. Ý nghĩ của tôi như thế nầy: Hãy làm từ cái có thật thành ra một sự việc thật lớn mà chúng ta không thể bị vấp té trở lại và hãy chỉ có ý muốn cái có thật đó thôi. Các bạn phải có trong con người các bạn tất cả những yếu tố của các đức hạnh để làm cho cái có thật đó được thường trực.
J.N.: Mỗi người phải biết mình bé nhỏ ra sao nhưng lại ngu dốt ở các mức cao nào mà mình có thể vói tới được. Người ta chỉ thấy rõ được việc nầy khi nào có sự hiện diện của bà A.B. và ông C.W.L.
Cũng như có người đã nói ở buổi sớm mai nầy, mỗi người của chúng ta có một sự may mắn trở thành đệ tử Chơn Sư, tìm được Con Đường Đạo và giữ vững lòng trên lối đi. Không ai biết trước được sự việc nầy đòi hỏi những gì. Cái mà chúng ta tự hỏi, không phải là “những đức hạnh nào tôi kém khuyết” mà là “tôi có cái quyết định không lay chuyển chăng ?”. Các đức hạnh thì cần phải có trên con Đường Thánh Thiện. Nhưng chúng ta không thể tự đặt cho mình câu hỏi sau quá nhiều lần.
chương 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 cuối trang đầu trang krishnamurti
Chương VII
N.R.S.: Muốn trở thành đệ tử Chơn sư có cần thiết phải ở gần người thay mặt Chơn sư tại cõi hồng trần không ? Cá nhân tôi, người Ấn Độ, tôi tin việc nầy là cần thiết. Dường như chúng ta lần dò tìm Chơn Sư, nhưng không biết là khó khăn thế nào mới được ở gần Ngài. Ngoại trừ các nhân vật như bà A..B. và ông C.W.L. ra, chúng ta cần phải có người đại diện cho Chơn Sư.
J.N.: Theo thiển kiến, tôi tin đó là phương tiện mau lẹ hơn hết để trở thành người đệ tử, vì người đại diện ở cõi hồng trần được dùng làm con kênh và tập trung năng lực phát sinh từ Chơn sư đến chúng ta. M.L.K. kể lại giấc mộng trong lúc ở Adyar về, vào năm 1914. Bà đi bên cạnh Krishnaji và có cảm tưởng là trầm mình trong đại dương bác ái ở Krishnaji tủa ra. Cùng lúc ấy dường như ông không tách rời khỏi Chơn sư K.H.
KRISHNAJI: Mục tiêu của chúng ta thì hoàn toàn rõ ràng. Mục tiêu của mỗi người chúng ta, là để trở thành đệ tử Chơn sư, và phương pháp thật đơn giản và thật tự nhiên để đạt được là phải có sự lìa bỏ cái ta, hầu phàm ngã không còn tái hiện trong lúc chúng ta không mong đợi nó đến và nó làm cản trở sự hợp nhất (unité) của chúng ta với Chơn sư. Không chỉ chúng ta phải có sự quên mình, chúng ta còn phải luôn luôn rời bỏ cái phàm ngã của chúng ta để lúc nào cũng sẵn sàng tùy ý sử dụng của Chơn sư. Chúng ta hiểu biết tại sao Đức Phật nhấn mạnh ở điểm nầy. Đó là cái ngã thấp hèn nó làm cho chúng ta sợ sệt và biếng nhác. Chúng ta cần thành thật tự nói rằng chúng ta phải diệt trừ yếu tố cá nhân. Từ khi tôi khởi sự đọc quyển Phúc âm của Phật (L’ Evangile du Boudhha de Paul CARUS), tôi tự quan sát để xem nơi nào cái ta thấp hèn xuất hiện và tôi đã nhiều lần phải đương đầu với nó.
D.R. : Xin ông cho chúng tôi biết là làm thế nào để dẹp bỏ tính vị kỷ trong đời sống hằng ngày.
KRISHNAJI: Hãy dùng cách giám sát chặt chẽ bạn. Tách rời bạn ra khỏi xác thể và khởi từ ngoài bạn nhìn vào các cảm giác, các xúc động, cũng như sự ganh tỵ của bạn, vân vân. . . Chủ yếu là khả năng tự mình nhìn thấy mình với cái nhìn của người ngoại cuộc. Cũng không phải là lãnh đạm, thật ra lãnh đạm là lười biếng.
Sự việc luôn có hai mặt: một mặt là chính mình và một mặt là Chơn Sư. Chơn sư phải trở thành vĩ đại hơn chính các bạn, cốt để các bạn bị Ngài thu hút. Giả sử tôi muốn trở thành như Chơn sư thì nên tránh không có nhiều bé Krishnaji xuất hiện. Việc nầy hoàn toàn rõ ràng trong trí óc tôi, nhưng thật là hết sức khó giải bày. Nếu con người muốn tự tách mình riêng ra, thế thì toàn cả thái độ và lối nhìn đều phải được thay đổi. Rồi từ từ nó sẽ hủy diệt các phần khác, ngoại trừ cái phần quan trọng, phần mà Chơn sư cần dùng.
Giả sử tỷ dụ tôi ganh tị, bởi vì người nào đấy thương người khác hơn thương tôi. Nhưng mà các bạn và tôi là một; vậy cho nên người ấy thương các bạn hay thương tôi là việc không đáng kể. Rốt cuộc chúng ta là hai của những cây căm cùng một bánh xe. Đó chỉ vì phàm ngã chúng ta nó muốn đùa cợt theo ý nó thôi.
Trong việc đeo đuổi theo con đường tâm linh, cái quan trọng nhất là có một quyết định. Chúng ta càng tự giam mình trong cá nhân chủ nghĩa thì chúng ta càng mất nhiều thì giờ mới quyết định điều mà chúng ta sẽ làm. Đấy là việc tự nhiên bởi vì sự không chia rẽ là một đức tánh mà chúng ta cần phải có ở vào giai đoạn đã tiến khá xa rồi.
D.R.: Sự chia rẽ, tin dị đoan và nghi ngờ phải được tiêu diệt giữa lần điểm đạo thứ nhứt và thứ nhì.
J.N.: Cũng có một ý kiến nữa là, tất cả thiên hạ ai cũng muốn có thể được càng cao càng tốt và Chơn Sư là tỷ dụ thật hay để làm gương mẫu cho chúng ta noi theo. Sự ham muốn đó nó ở trong mỗi con người của chúng ta.
KRISHNAJI: Nhưng có vài tham vọng và tự đắc cá nhân nó làm chận đường đi của chúng ta. Và cũng còn một điều khác: đó là cái tâm chỉ tập trung vào cái ngã. Chúng ta chỉ nhìn theo lối nhìn của mình. Nếu chúng ta cố sức nghĩ liên tục đến Chơn sư, hầu ý nghĩ nầy chiếm cả trung tâm tâm thức chúng ta thì chúng ta chỉ còn một điều ham muốn: muốn giống Chơn sư mà thôi. Cuối cùng chúng ta nhận thấy chúng ta chưa thực quyết tâm thành người đệ tử thật sự - chúng ta làm cầm chừng, có giới hạn chứ chưa làm một cách đầy đủ trọn vẹn. Phải diệt trừ cái phàm ngã do đó mới được như tấm kiếng trong suốt, miếng thủy tinh đem lại cho chúng ta sự vui sướng và cái vui sướng của các người khác có thể soi nhìn qua nó. Làm giảm cái ta trong phàm ngã các bạn thì cái trong suốt sẽ gia tăng và các bạn giúp được người khác nhiều thêm lên.
J.N.: Chúng ta tự nhận thức nhiều về chúng ta, lúc chúng ta hành động không tốt thì chúng ta lấy làm buồn khổ, còn khi chúng ta hành động tốt đẹp thì chúng ta lấy làm vui sướng. Sự phân biện liên tục là cần thiết để chúng ta không thành con người có lòng chai đá hoặc chán nản bởi những cảm giác của các lỗi lầm chúng ta. Trong trường hợp nầy lối thú tội hay thú lỗi có thể là điều tốt nhất cho linh hồn vậy.
chương 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 cuối trang đầu trang krishnamurti
Chương VIII
KRISHNAJI: Tôi tin rằng mỗi người của chúng ta đều biết mình đang có sự thay đổi, mau hay chậm là tùy theo sự cố sức của mình. Nhưng cái làm cho chúng ta thật hài lòng là chúng ta cùng chung tiến tới. Chúng ta có tinh thần Hợp Nhất. Nếu tôi có tiến bộ hay nếu B tiến bộ, chúng ta cảm thấy hay chúng ta phải cảm thấy tất cả chúng ta đều thành tựu một việc gì đấy. Tất cả chúng ta cần phải trở thành các đệ tử, chúng ta gắng sức cho trong nhóm có được những người ưu tú nhất, nhưng không phải với cái tiến bộ riêng biệt cho từng cá nhân mà là tiến bộ tập thể. Ở kỳ nhóm “Congrès de l’ Etoile” tôi cảm thấy tất cả chúng ta đều là một. Như ở đây trong một thiểu số, tất cả cùng một mục tiêu, chúng ta cần có giữa mỗi người chúng ta cái cảm giác mãnh liệt về sự hợp nhất và một tình thương nồng nhiệt. Nếu mỗi người của chúng ta hành động và sống như thánh Jean, như là đệ tử ưu tú của Chơn sư, hoàn toàn quên mình, thì chúng ta chóng vứt bỏ được cái phàm ngã làm trở ngại và ngăn cản chúng ta. Dù khi chúng ta nắm tay nhau cùng đi dạo, chúng ta cũng không có cái tinh thần hợp nhất thật sự, thay vì nó sâu thẳm đậm đà thì tinh thần nầy chỉ là cái lớp vỏ ở bề ngoài mà thôi.
Hôm qua tôi suy nghĩ, tất cả chúng ta cho dù phải mất bao nhiêu năm nữa để trở thành đệ tử của Chơn sư thì cũng không quan trọng. Khi mà Đức Chưởng giáo (Instructeur) lâm phàm, sẽ có nhiều người, đủ cả các trình độ tiến hóa. Nếu chúng ta có sự ước muốn đặc biệt là thành người phụng sự đích thực mà thêm có tình cảm hợp nhất, thì chúng ta sẽ là những người đệ tử cao cấp, ưu tú của Đức Thầy, cho dù từ nầy có một chút cảm tưởng ích kỷ. Trong trường hợp nầy chúng ta có thể trở thành rất hữu ích cho Ngài. Ở Adyar các bạn để ý xem có nhiều người dường như mạnh ai nấy làm riêng theo cá nhân mình và sự cố công của người nầy không có sự nung đúc của người khác. Họ không làm việc với tư cách tập thể. Người nầy thì tiến xa, người kia thì còn đang rảo bước trên đường vậy.
Tình cảm hợp nhất đó phải thật sống động trong con người chúng ta. Chúng ta phải đau khổ với những ai đau khổ và khi có người được sung sướng thì tất cả chúng ta đều cảm thấy hạnh phúc. Quên mình bằng cách đó chúng ta sẽ mau chóng đánh mất đi cái phàm ngã.
Sớm mai nầy tôi còn nghĩ đến một việc khác nữa. Trong khi chúng ta còn trẻ - và phần đông chúng ta ở trong tình trạng nầy - chúng ta cần phải chú ý đến các thể của chúng ta thật nhiều, hầu về sau tìm cách sử dụng chúng được nhiều chừng nào tốt chừng nấy. Chúng ta có thể uốn nắn chúng dễ dàng theo như ý chúng ta muốn. Chúng ta có trách nhiệm đối với Đức Thầy, thì chúng ta cũng là người có trách nhiệm với Ngài về sức khoẻ của chúng ta. Đứt tay hay cái gì tương tợ như thế xảy ra do sự biếng nhác, cẩu thả của chúng ta, là việc không thể chấp nhận được. Khi làm chủ con ngựa hay con chó, người ta tự thấy mình có trách nhiệm với chúng về ăn uống và các sự chăm sóc cần phải có cho chúng. Cũng như thế, chúng ta có trách nhiệm với các thể của chúng ta trong tư cách là chủ sở hữu của chúng, chúng không phải là chính chúng ta mà chúng là vật sở hữu.
Đó là lý do mà ông C.W.L. đặt cả tầm quan trọng của nó vào các thể. Ông cứ nhắc thúc mãi về sự sạch sẽ hoàn hảo, cho đến không chịu nổi ! Lúc chúng tôi sống chung với ông, chúng tôi phải thi hành mỗi việc theo mỗi giờ khắc nhứt định. Lúc nào ông cũng nhắc đến các thể không phải là chúng ta và chúng ta phải trở thành các người chủ của chúng chứ không phải là đầy tớ.
Tôi không tin rằng chúng ta nhận định được rõ rệt các thể không có sự liên quan với chơn ngã (vrai soi) và các nhu cầu cùng các dục vọng là của chúng chứ không phải của chúng ta. Thể xác của chúng ta phải được xem như một khách thể chứ không phải là chủ thể cũng như một thành phần (élémental) cần được săn sóc. Chúng ta phải xem nó như là em bé của chúng ta, luôn luôn nó ham muốn đủ thứ thường làm hại cho cái “chơn ngã” của chúng ta. Lười biếng, lo sợ, nản lòng và còn bao nhiêu phiền phức nhỏ nhặt vây phủ chúng ta, bởi vì thể xác không được kiểm soát. Hôm trước, khi mà cô M. đạp trên cái cọc, tôi thấy việc đấy sẽ không xảy ra nếu cô ta đã kiểm soát được thể xác.
Khi các bạn có được sự kiểm soát đó, các bạn sẽ có cái phản ứng tức khắc trước bất kỳ sự nguy cấp nào. Tôi đã không bị trầy da hôm qua nếu tôi có sự chú ý. Hãy xem như thể người mẹ săn sóc đứa con nhỏ của mình. Đối xử như vậy với thể xác của chúng ta, chúng ta sẽ tạo cho thành phần nầy (élémental) được hữu ích hơn.
Rồi chúng ta sẽ thấy trí thông minh dần dần mở mang ra. Phải thật lưu ý đến thể xác của chúng ta, phải để ý đến những phản ứng cũng như các nhu cầu của nó, vân vân. . . sau cùng sẽ biết được cái gì phải cung cấp cho nó và cái gì hạp với nó. Chả khác chi một chiếc xe hơi hay con ngựa. Các bạn biết đích xác đến sức nào thì nó cung ứng nổi. Vậy chúng ta cố gắng làm cho các thể trở thành những dụng cụ tốt sẵn sàng đi đến nơi mà chúng ta muốn và giúp được toại nguyện bất luận chúng ở nơi nào.
J.N.: Nếu chúng ta tự đồng hóa với sự ham muốn của thành phần nầy thì chơn nhơn chúng ta sẽ không có một dịp may nào làm chủ được nó. Tốt nhứt là nhớ rằng thành phần nầy có những bản năng mà chúng ta tưởng là các ham muốn của chúng ta. Khi chúng ta mệt mỏi, hay là khi chúng ta bị người chọc tức, hoặc nóng giận, chúng ta để thành phần nầy tung hoành theo ý nó. Khi chúng ta thèm ăn, thèm uống, hay muốn vui chơi giải trí, hay muốn làm gì đấy, có phải đó chỉ là cái ham muốn của những thành phần nầy không ? Hãy phân biện giữa các bản năng của thành phần và các ưa thích của chúng ta. Hành hạ thể xác cũng dễ dàng như sự đối xử tốt và trọng nể nó.
KRISHNAJI: Khi có mặt một Nhân vật cao cả, Đức Thầy chẳng hạn, người ta hòa hợp các sự rung động của thành phần nầy cùng các rung động của Đức Thầy. Tất cả chúng ta rán cố gắng trở thành người đệ tử và muốn thế thì chúng ta và thể xác của chúng ta phải trở thành bạn thân. Nếu thành phần chiếm ưu thế, thì sự việc nầy sẽ làm cho chúng ta bị chậm trễ đi.
J.N.: Bồng bột nhiều thì tỏ ra thiếu kiểm soát. Một khía cạnh khác nữa, là không bao giờ ai mệt mỏi cho đến đỗi không thể làm được việc mà họ muốn làm cho xong. Chỉ có sự biếng nhác của tinh thần nó cản trở chúng ta mà thôi. Chúng ta không thực hành được sự kiểm soát đầy đủ cái trí vậy.
chương 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 cuối trang đầu trang krishnamurti
Chương IX
KRISHNAJI: Sớm mai nầy tôi suy nghĩ lời Đức Phật nói với A Nan Đa về vấn đề đệ tử của Ngài: Mỗi người hãy trở thành ánh sáng tự soi sáng cho mình, và tùy thuộc ở chính mình mà thôi, đừng mong tìm sự giúp đỡ ở kẻ khác. Sau cùng Ngài bảo chúng ta phải sẵn sàng học tập.
Đây là lúc xét tận đáy lòng con người chúng ta, nghĩa là chúng ta tự biết chính mình: xem chúng ta đang ở đâu và muốn đi đến đâu. Đây là lúc “canh tác thửa ruộng tâm của chúng ta” . Khi mà đất đă cày cấy xong, lúc đến Úc châu hay Adyar, chẳng những các bạn thích học hỏi mà thôi, các bạn c̣n có khả năng học hỏi nữa là khác.
Đây là lúc phải có một thái độ đúng đắn, thái độ chho phép các bạn nói một cách khiêm tốn rằng các bạn sẽ đến bất luận nơi đâu và các bạn sẽ thực hiện những gì Đức Thầy muốn.
Ở Úc châu các bạn sẽ sống trong bầu không khí ảnh hưởng của ông C.W.L. ông sẽ giúp các bạn nếu các bạn đã sẵn sàng. Cũng như thế, sau khi các bạn đã có được kinh nghiệm ở đấy, các bạn có thể lợi dụng tất cả tình thế đưa đến cho các bạn và có thể nhìn thấy những sự việc một cách khách quan. Nơi đây, ở Pergine, chúng ta đã leo đến địa điểm cho phép chúng ta có tầm mắt nhìn tổng quát. Trong thời gian tới chúng ta sẽ đến nơi thật cao hơn và chúng ta sẽ thấy còn rõ hơn nữa. Đây là lúc biến hóa các vật bé nhỏ ra vật to lớn. Cái tôi muốn là chỉ mong các bạn được thành ngọn đèn riêng của các bạn, các bạn hiểu biết mãnh lực ánh sáng của mình và ánh sáng sẽ chiếu rọi đến đâu là tận cùng. Ở Úc châu, chúng ta sẽ có khả năng khởi sự một việc làm trí óc quan trọng hơn, nếu chúng ta đã diệt tận gốc các ti tiện trong tâm trí ta. Chung qui, đấy là quyền năng của cái trí nó cho phép chúng ta điều khiển sự chú ý đến cái gì mà chúng ta muốn quan sát, không thả lỏng cho mình làm những việc nhỏ nhặt khi có việc đại sự phải hoàn tất.
Nếu tâm trí các bạn lúc nào cũng ở vị thế “chú ý cẩn thận”, nó có ở phía sau một mãnh lực kích động đúng đắn thì tất cả muôn ngàn cái ti tiện của các bạn như: ích kỷ, thiếu lòng nhân đạo, vân vân… sẽ biến mất nhanh. Tất cả các bạn đều thông minh, nhưng cái thông minh nầy dùng để đọc sách và để chỉ trích, vân vân… Nó không tác động tức khắc khi có việc không hay [2] xảy ra. Thay vì làm việc nầy, và mặc dù tiến hóa ít, nếu các bạn có sẵn tinh thần chỉ trích đó dùng để trông chừng các bạn luôn luôn hầu tự cảnh báo mình khi mình cảm thấy yếu sức hoặc nếu các bạn dùng tinh thần các bạn để khuyến khích mình, chấp nhận thực hiện các việc to lớn trong những lúc lười biếng, thế thì đến Úc châu các bạn sẽ có khả năng hiểu biết thế nào là một tinh thần đã được chuẩn bị trước có thể quay hướng về phía tâm linh.
Cũng như chúng ta đã nói ở lúc đầu, chúng ta đã qua giai đoạn phải có người uốn nắn chúng ta, và hiện giờ là lúc chúng ta tự biến cải sự thông minh của mình, chúng ta sẽ tìm được cảm hứng giúp cho có sự ham muốn thay đổi và ý chí càng lúc càng mạnh thêm lên để canh tác thửa ruộng tâm của chúng ta. Chúng ta cần có thửa ruộng tâm toàn hảo, và có thể gieo trồng bất cứ thứ gì chúng ta muốn, hoa hồng chẳng hạn. Nếu chúng ta có loại tinh thần có khả năng kiểm soát được những xúc động, một tinh thần được thanh lọc hoàn toàn, thì ngày mai chúng ta sẽ thành những Đức Phật.
Chúng ta tự để lộ mình trong những sự việc nhỏ. Đó là cái mà ông C.W.L. sẽ biết lập tức, bởi vì nó cho thấy cái thái độ hơn là cái đặc tính của tâm linh các bạn. Nếu thái độ các bạn không được như thái độ cần thiết phải có, nếu các bạn đầu hàng trước những sự việc nhỏ nhặt, thế là ông có thể đánh giá sự việc mà các bạn có khả năng làm được hay không làm được. Mỗi người trong chúng ta được một dịp may hiếm có để thành con người thật tuyệt vời, để thành nguồn cảm hứng cho chính mình và cho người khác, và mỗi người trong chúng ta đều biết việc đó. Tuy nhiên, chúng ta còn nghi ngờ, tự đặt câu hỏi và ngần ngại nữa. Tôi không nói: hãy đừng có chúng, nhưng hãy xem chúng là thứ yếu mà thôi. Chủ yếu là chúng ta phải thật sự hy sinh và phải là người đệ tử chơn thành. Thế là trong vài ngày các bạn sẽ có được thái độ đúng đắn.
Trước khi trở thành người đệ tử được yêu nhất của Đức Phật, A Nan Đa đã sống nhiều kiếp toàn hảo và hy sinh liên tục. Với ông, bè bạn, cha mẹ, vân vân . . . không một ai đáng kể, chỉ có Đức Phật là đáng kể trên hết. Đức Phật là sự ham muốn to lớn duy nhứt, là lý tưởng của ông và thế là ông thành công, bởi vì ông chỉ có ham muốn một việc thôi: trở thành người đệ tử thương mến của Đức Phật.
Tất cả chúng ta đều có dịp để trở thành một nhân vật trên con đường tương tự như vậy và cũng như Đức Phật đã nói, việc đó chỉ tùy thuộc ở chúng ta mà thôi. Chúng ta cần phải có sự ham muốn và sự quyết tâm tiến tới. Chúng ta đã đi đến nửa triền núi. Dù thế nào, không phải Đức Thầy, cũng không phải ai khác có thể làm gì cho các bạn hơn nữa được, mà chỉ có giúp cho các bạn sự cảm hứng để tiến tới thôi. Nhưng các bạn hãy cần có thái độ đúng đắn, một tinh thần cởi mở, một thửa ruộng tâm trồng tỉa được, nơi đấy Ngài có thể sạ cấy thay vì là một thửa ruộng đóng kín, tràn đầy cỏ xấu và những phế vật. Các bạn chưa có trong các bạn tấm lòng khiêm tốn ấy, nó là ước muốn hy sinh, hiến dâng với tham vọng chiến thắng tất cả các chướng ngại.
Các bạn biết Shri Krishna nói: người nào sùng bái với sự hiểu biết, là người quí mến của Ngài. Chúng ta không phải là những nhà trí thức cao siêu, chúng ta chỉ có khả năng đến mức độ nào đấy ở việc làm trí thức. Phần đông nhiều người trong chúng ta, mãnh lực tác động là sự sùng tín và sự hâm mộ phát ra từ từ. Chúng ta có ít hay có nhiều ham muốn là tùy ý mình, nhưng nó không có một cách thường xuyên và không thống nhất chiều hướng. Nã Phá Luân là con người ích kỷ nhưng ông đã nói: “Tôi sẽ đoạt đến đấy, thế là ông đoạt được”. Chúa cũng đã nói, tôi sẽ đến đấy và Ngài cũng đến nơi. Họ đạt thành bởi nguyên do ở sự nhiệt tâm với lý tưởng và họ hy sinh cho nó, dẹp bỏ hết mọi tiện nghi, vui thích, vân vân…
Mỗi ngày chúng ta phải cảm thấy vui mừng tột độ để sống bởi vì chúng ta là những người được phụng sự Đấng Cao Cả. Các bạn không có trách nhiệm với chính bạn nhưng có trách nhiệm đối với Chơn sư. Nếu các bạn có thái độ đó, các bạn sẽ sớm trở thành các đệ tử. Không có gì đáng kể cả, nếu các bạn có tấm lòng hy sinh thật sự, nó không ngừng thúc đẩy các bạn tiến tới. Một người lúc nào miệng cũng nói đến mục tiêu, nhưng vẫn ở sau người khác, có lẽ cũng có ngày đến đấy, nhưng phải mất mười lăm hay hai chục năm, trái lại, người tiến tới bất kể chướng ngại, sẽ chóng thấy những cố gắng được phần thưởng thành công xứng đáng. Các bạn có tất cả những gì các bạn muốn: sức khoẻ, sự giúp đỡ cùng khuyến khích của những người chung quanh các bạn và không một phiền muộn nào của gia đình, vân vân…. Thế thì tất cả đều chỉ do ở chính các bạn mà thôi. Lúc nào các bạn có được thái độ của người đệ tử chơn thành, các bạn sẽ thấy sự khác biệt đến trong đời sống các bạn khi các bạn ở Úc châu hay ở Adyar.
Tôi đang đọc số báo Jubilé (Kỷ niệm ngũ thập chu niên) vừa xuất bản nói về cách thức mà bà Amma có thể tiếp tục tiến tới thật làm kinh ngạc. Bà luôn luôn thở không khí tinh khiết và có thể nói là bà đang say sưa nó. Bà không thở như chúng ta, lúc thì không khí ô nhiễm, lúc thì không khí trong sạch. Tôi có cảm giác và tôi còn tin chắc chắn là Đức Thầy thường hay gần chúng ta và Ngài có ban ân huệ cho chúng ta. Chơn ngã của chúng ta có thu nhận cảm giác ở trên cõi khác, nhưng cảm giác nầy chưa xuống đến tâm thức của thể xác để cho chúng ta được cái mãnh lực phi thường cũng như chúng ta có cảm gíác lúc gần bà Amma hay ông C.W.L. Chúng ta phải gắng công thực hiện việc nầy bất luận nơi nào cho dù chúng ta ở đâu. Khi chúng ta chơi giỡn, vui cười hoặc khóc lóc, chúng ta đều có trách nhiệm đối với Đức Thầy. Mỗi người của chúng ta như ngọn nến đang cháy trong tối, thế thì chúng ta phải tràn trề cảm xúc, vui vẻ và hạnh phúc trong đời sống.
Chúng ta chưa nhận thức rõ rệt cái gì chúng ta am hiểu, cái gì chúng ta có khả năng đảm đương và tất cả những cái gì cao thượng mà chúng ta có thể làm được nếu chúng ta muốn thực hiện.
Tinh thần chúng ta còn hư hỏng và bợn nhơ. Đó là cái nó cầm giữ chúng ta lại. Hãy như các nhà toán học họ phải gìn giữ tinh thần được thung dung và trong sạch. Chúng ta cần phải có cái thống nhất chiều hướng to lớn nhắm đến mục tiêu mà suốt ngày chúng ta phải “trông chừng cẩn thận”, cũng như trông chừng các con ngựa đua mà người ta huấn luyện. Giả sử Đức Thầy đến trò chuyện với chúng ta, tôi cảm thấy chúng ta chỉ có thể lường được rất ít tất cả mãnh lực và sự giúp đỡ phi thường mà Đức Thầy đem đến cho chúng ta.Chúng ta giống như các cơn lốc: không một chút yên tịnh trong con người chúng ta. Chúng ta luôn luôn nghĩ cho mình và cho sự tiến triển của mình. Chúng ta cần phải thật chăm chỉ và lanh lẹ để lúc nào chúng ta cũng sẵn sàng có đủ khả năng đối phó với các tình thế. Chúng ta chưa am tường được những gì chúng ta có khả năng làm được. Chúng ta lang thang như cừu cái lạc bầy không biết người chăn mình ở đâu. Cũng vì vậy, trong những ngày ở đây, việc quan trọng nhứt là tìm các khuyết điểm của mình và phá bỏ những bức rào cản ngăn chúng ta tiến tới, hầu đến Adyar hay Úc Châu chúng ta có thể lo sự việc quan trọng hơn, với cách diệt bỏ các bức rào cao hơn.
Có sự ham muốn học hành không cũng chưa đủ. Cần phải hiến một cái gì của chính mình và luôn luôn sẵn sàng là con người dễ thương. Một người dã man cũng có lòng ham muốn học tập, nhưng việc đấy không chưa đủ. Tinh thần và cảm xúc của chúng ta đều hẹp hòi, có giới hạn. Không phải chỉ trong sự tranh đấu mà chúng ta có thể nẩy nở đầy đủ và biết đánh giá sự việc. Mỗi ngày tôi có thay đổi, có khi ít có khi nhiều. Tôi sẵn sàng hiến bất luận cái gì của tôi để các bạn làm được như tôi. Tôi muốn chia sớt cùng các bạn sự thực hiện đó.
N.S.R.: Chúng tôi không thể bày tỏ cùng ông tất cả sự
biết ơn của chúng tôi để đáp lại những gì ông đem đến cho chúng tôi và
chúng tôi có thật ít để trao đổi lại cho ông ! Ông đã tạo nhiều điều
kiện thuận lợi cho sự tiến triển của chúng tôi và nếu chúng tôi không
có thay đổi nhiều, không phải vì thiếu hào hứng, nhưng có lẽ do chúng
tôi không đủ cố gắng. Riêng phần tôi, tôi không thể nói là mỗi ngày tôi
có thay đổi. Tôi thích có một ống nhiệt kế tâm linh để đo lường các
biến động thay đổi của chúng tôi. Nhưng tuy vậy, trong thâm tâm tôi, tôi
muốn có sự thay đổi được biểu lộ kết quả xác thực. Mấy người bạn
kia (của tôi) thì có thể trả lời với một sự quả quyết vững chắc hơn.
chương 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 cuối trang đầu trang krishnamurti
Chương X
KRISHNAJI: Hôm qua tôi suy nghĩ đến đặc ân tuyệt vời về sự có mặt tất cả chúng ta ở tại đây (tôi dùng từ đặc ân trong nghĩa chính của nó chứ không phải trong nghĩa thông thường). Chúng ta cũng như các búp hoa hồng, để nở chúng cần một chút thời gian, sức nóng và sự chăm sóc của người làm vườn. Chúng ta đang ở trong giai đoạn biến chuyển và chờ đợi. Lúc đang nở, búp hoa sẽ cho chúng ta thấy tất cả sự đẹp đẽ của nó, nhưng sự nở hoa nầy có thể được thúc nhanh hay bị trì trệ tùy theo mỗi hoa. Tôi tin tưởng tất cả chúng ta nhận thấy - phần tôi, hiện giờ tôi thấy rõ nhiều hơn lúc tôi mới đến đây - cái đặc ân tuyệt diệu ở khả năng đáp ứng với Đức Thầy tuy không được hoàn hảo lắm, và dù rằng chúng ta không đủ năng lực, tôi cảm thấy chúng ta sẽ đủ sức đảm đương trước các cảnh ngộ. Còn bao nhiêu sự việc trong người tôi cần phải làm cho nảy nở thêm lên, thế mà chúng ta làm việc quá ít và tôi cùng các bạn muốn đánh thức trong thâm tâm chúng ta sự hưởng ứng ấy !
Tất cả chúng ta đều đang trên con đường tiến hóa. Chúng ta tiến vì chúng ta có nhiều lúc gặp được chân hạnh phúc và cảm thấy có ngày chúng ta sẽ như Đức Thầy. Lấy một quyết định, có thể nói lúc chúng ta đang trong cơn hào hứng thì rất dễ, nhưng thật khác nhau xa khi khuất mắt, thế là đến lúc bị thử thách và rối lòng. Dĩ nhiên “hòn núi” vẫn còn đấy nhưng tạm thời nó có thể bị mây che lấp. Phần chúng ta, trong khi chúng ta còn trẻ, cái đặc ân định được giá trị của hạnh phúc và sự cảm hứng, nó giúp đỡ chúng ta tăng trưởng. Đấy là cái đặc ân vô tận vô biên. Thông thường thì chỉ vào khoảng bốn mươi tuổi người ta mới nhận thức được nguồn cảm hứng. Đối với chúng ta, tuy chúng ta còn trẻ, chúng ta đã gặp được nó, nếu để cho cái nhận thấy nầy giảm lần đi tức là mang tội phạm thượng và phản bội. Chúng ta có thể trở nên mù ḷa, chúng ta có thể chết, hay là bị điên dại và còn nhiều nguy biến khác có thể đến mà chúng ta không ngăn chận được; nhưng chúng ta không nên bỏ phế để cho sự nhận thấy nầy tự tàn tạ, bởi vì chúng ta phải mất hai hoặc ba kiếp người mới tìm lại được nó.
Thật là vô dụng cứ khoanh tay mà nói: “Hòn núi hãy đến với Mahomet” [3]. Hòn núi lại không đến. Chúng ta cũng như mọi người, không thể nào cho mình ưu thế hơn quả núi. Nhưng ai tìm được cảm hứng và tiếp tục tiến tới, là chắc chắn sẽ đi đến đỉnh vậy.
Tôi và các bạn, chúng ta có rất nhiều cơ hội to lớn đang trông chờ chúng ta ! Các bạn sẽ nhận thấy chúng trong vài năm tới đây, sau khi các bạn đã nếm cái mà người ta gọi là đau khổ. Cái mà tôi hoặc người khác nói ở đây cũng không có gì đáng quan trọng. Chủ yếu là hiểu biết phương pháp nào để các bạn làm việc ấy.
Tôi không ngăn nổi tôi, là cứ đáo lại nhắc luôn cùng một điểm. Ý chí để đạt được lý tưởng của mình (trèo núi hay đến gần được Đức Thầy) tồn tại trong mỗi con người của chúng ta, nhưng vì quá yếu kém cho nên nó không có đủ khả năng để làm cho chúng ta thay đổi từ ngày nầy sang ngày khác. Sự thay đổi chỉ có từng chập và không cho phép chúng ta nói: “Tôi đã chiến thắng việc nầy, bây giờ tôi hãy khởi đầu việc khác”. Chúng ta hành động không đúng đường lối và cứ tiếp tục làm chín, mười lần mới ngưng. Việc nầy đối với chúng ta là hoàn toàn không thể được. Các bạn nói: “Việc nầy không sao cả”. Dĩ nhiên nó không sao nếu chúng ta nghĩ đến cuộc tiến hóa dài lâu của chúng ta, tuy nhiên nó cũng quan trọng, và là việc sống còn, vì nó chỉ rõ cho thấy thái độ của chúng ta.
Tất cả chúng ta đều muốn phục vụ Đức Thầy và xứng đáng được Đức Thầy thương mến. Chúng ta muốn biết Ngài một cách thân mật hơn và sống trong bầu không khí của Ngài; nhưng chúng ta không có thái độ cho phép chúng ta đánh giá được việc nầy nếu chúng ta sống chung cùng với Ngài. Các bạn không biết các bạn thiếu cái gì và các cơ hội mà các bạn mất đi hằng ngày. Điều nầy áp dụng cho các bạn hay cho tôi cũng vậy. Tôi không thuyết giáo các bạn như người đứng cao trên diễn đàn; nếu tôi là Krishna[4], trước khi rời nơi đây tôi chưa thật sự thu đạt được cái gì cả, tôi mất cái gì mà tôi không bao giờ tìm lại được. Sự việc nầy đối với các bạn thì cũng như vậy.
Làm sao các bạn biết được Đức Thầy không có ở đây trong lúc nầy ? Và dù trường hợp nầy có đi nữa nó không tạo sự khác biệt rõ rệt nếu chúng ta không đủ khả năng đáp ứng lại nó. Các bạn biết qui tắc huyền bí, không bao giờ một Đức Thầy nào đến mà không đem lại điều tốt đẹp. Tôi cảm thấy Ngài thường đến đây; cả bầu không khí thấm đầy nhiệt tâm và nơi đây thu hút sự lưu ý của Đức Thầy. Nhưng các bạn rút tỉa được gì ở sự có mặt của Ngài ?
Lợi ích gì khi hôm nay thở không khí trong sạch và ngày mai lại hít không khí ô uế ? Chúng ta không nên để lâu mới chịu thay đổi. Chúng ta mất cả thì giờ giữa lúc còn nhiều việc phải làm. Nếu chúng ta không qua chỗ sông cạn trong lúc thuận lợi, dù muốn dù không nước lớn sẽ không chờ đợi chúng ta. Sự tiến hóa không ngừng và chúng ta bị bỏ lại trên đường. Đây không phải là một sự hăm dọa, nhưng nó là việc dĩ nhiên. Thử tưởng tượng chúng ta ở vào thời xưa tại Ấn độ với Đức Phật và mỗi ngày Ngài giao cho chúng ta một nhiệm vụ phải thi hành mà chúng ta không có ý chí, cũng không có kiên nhẫn hoàn thành công việc. Chúng ta không thể nào trở thành đệ tử hay kẻ ngưỡng mộ chơn thành được. Một dịp may tuyệt vời sẽ qua mất dù rằng dịp khác sẽ đến cho chúng ta trong một kiếp sau. Sự việc nầy cũng thế cho mỗi người của chúng ta ở đây.
Tôi tiếp tục nói mãi cũng không dùng được việc gì. Các bạn hãy cần có cây đèn của các bạn, phải có gì để đốt sáng và mong muốn cho ánh sáng của các bạn lúc nào cũng chiếu rọi sáng chói và mạnh mẽ. Tôi rất lo sợ cho chúng ta thiếu một cái gì đấy. Cũng như tôi đã nói hôm qua, đây là lúc cởi bỏ tất cả các ti tiện hầu đến giờ phút ấn định chúng ta có sẵn thái độ đúng đắn và có khả năng học hỏi các sự việc to lớn. Một khi các bạn uống được nước tinh khiết ở nguồn suối đó, thì không có nước ở nguồn suối nào khác làm cho các bạn vừa lòng được. Thời gian thì cận kề mà các bạn phải tự tìm lấy nguồn suối, bởi vì không một ai chỉ cho các bạn. Chả khác gì các bạn nhờ người chỉ đường, rồi không theo con đường đã chỉ. Nếu rời Pergine mà các bạn không có thái độ như đã muốn, các bạn sẽ giậm chân một chỗ, các bạn sẽ không tiến tới và các bạn sẽ có một thái độ không nên có, khi các bạn đến với ông C.W.L. hay ở Adyar.
Các bạn biết cái gì là khuôn mẫu và các bạn hãy cố gắng làm sao cho thích hợp với nó, cái khuôn không bao giờ thay đổi, không một ai tránh được, dù là những nhân vật tiếng tăm nhất. Đây là lúc phải mềm mỏng và đạt cho được sự uyển chuyển cần thiết. Chúng ta hiểu rõ tất cả những gì liên quan đến sự việc đó, các Đức Thầy là thế nào, là tốt đẹp và vinh quang của lý tưởng chúng ta; chúng ta biết hâm mộ và lấy làm sung sướng tột cùng. Càng nếm cái hạnh phúc nầy thì các bạn lại càng ham muốn thêm lên, nhưng các bạn cũng cần phải tiến thêm nữa. Đức Thầy không chờ đợi chúng ta. Dù sao, chúng ta không quan trọng gì cả. Hằng triệu người ở thế giới cũng cần đến sự giúp đỡ của Ngài.
Mỗi phút, mỗi giây mà chúng ta không nhìn theo chiều hướng đúng là chúng ta quên mất lý tưởng của mình, tức là thời giờ bị mất đi. Chúng ta mù lòa cho đến không thấy được cái gì chúng ta lãnh hội được và cái gì mà chúng ta bị mất mát. Đó là một sự tạp nhạp không tháo g ỡ nổi và nó sẽ luôn luôn như vậy nếu chúng ta không học được sự phân biện. Muốn có sự phân biện thì phải có thái độ ước muốn. Đây không phải vấn đề giúp đỡ cá nhân giữa các bạn với tôi hay tôi với các bạn, nhưng đó là vấn đề giúp đỡ lẫn nhau. Tất cả chúng ta chỉ có một mục tiêu: trở thành đệ tử của Đức Thầy. Chúng ta càng đông chừng nào thì mỗi người của chúng ta càng thích thú chừng nấy. Tôi có thể vượt qua trước các bạn hay các bạn có thể tiến nhanh hơn tôi, việc nầy không đáng kể; tất cả chúng ta cần phải gắng công làm cho lý tưởng chúng ta trở nên thật đẹp, thật tuyệt vời mà trên thế giới chúng ta sẽ trở thành những người chỉ huy và những người gợi cảm hứng. Việc nầy quan trọng nhiều hơn việc chúng ta “đến bến giác”
Chúng ta hãy có sức mạnh cùng năng lực để tiến tới, dù cho có sương mù cũng cứ nhìn về phía trước. Cũng có thể ở Úc châu các bạn không thấy gì gọi là mới lạ. Nhưng các bạn phải có ham muốn học hỏi và vui hưởng tất cả những gì tốt đẹp. Dù rằng đêm bắt đầu tàn, các bạn cũng chưa thấy được thực tại trong tất cả cái vinh quang của nó. Các bạn không làm một cố sức tập thể. Thay vì cùng hướng chung về một mục tiêu, mỗi người lại đi một ngả.Trong con người chúng ta, chơn nhơn thì mạnh mẽ, phàm nhơn cũng mạnh nữa, nhưng chúng có những sự ham muốn khác nhau. Chúng ta không thấy rõ việc quan trọng là sự tìm cho được Chơn Sư và mọi việc đều cần phải hướng vào kết quả đó. Không nên giống trẻ nhỏ hay cũng như một số hội viên ở Adyar chỉ nhắm mắt nghe theo bà Amma và chả làm gì khác hơn. Chúng ta đã qua giai đoạn ấy nhưng chúng ta còn chưa làm chủ được chính mình - cái giai đoạn trung gian nầy thật rất quan trọng.
Nếu tôi nói với các bạn hôm qua có Đức Thầy ở đây (có, tôi cũng không nói): điều nầy có thể đem đến cho các bạn một xúc động, nhưng không đem lại cho các bạn nhiệt tình và cảm hứng cần phải có để hôm nay Ngài trở lại đây. Nếu chúng ta thật sự đã là người trưởng thành[5], các bạn không tin là Ngài đến đây hằng ngày sao ?
Chúng ta không đủ nhanh chóng đồng hóa các giáo lý mà người ta chỉ dạy chúng ta. Chủ yếu là đi thẳng đến mục tiêu, không dấn thân vào trong các con đường phụ. Dù cho chúng ta chỉ đi một mình hay với ai đó, cũng phải tiến tới không chần chờ gì cả. Nếu chúng ta có thái độ đó, chúng ta sẽ cảm thấy được lúc có Đức Thầy đến đây và các bạn sẽ biết cách nào để lợi dụng sự có mặt này hầu các bạn tự biến đổi theo hình ảnh Ngài.
Rất vô ích mà thương anh X hay anh Y nếu lòng tríu mến hay tình thương của chúng ta không gây ra điều gì trong con người ta. Chúng ta có thể nói yêu thích và ngắm nhìn quả núi; nhưng có sự khác biệt giữa người tiến hóa và người dã man, người tiến hóa có thể đến đỉnh núi còn người dã man thì chưa đủ khả năng. Sự ham muốn giống như quả núi, nó là điều quan trọng, sự ham muốn phải theo đuổi chúng ta và quấy rối chúng ta cho đến mức chúng ta trở thành lãnh đạm với tất cả những gì có thể làm mờ đi cái huy hoàng của lý tưởng chúng ta.
chương 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 cuối trang đầu trang krishnamurti
Chương XI
KRISHNAJI: Rạng đông xuất hiện trong đời sống chúng ta, và rạng đông nầy, nó là hạnh phúc vậy. Trong quyển Phúc âm của Đức Phật mà chúng ta đọc mỗi buổi sáng, các bạn đã để ý vai trò của A Nan Đa, người đệ tử quí mến của Phật. Chúng ta có thể tưởng tượng cái hạnh phúc tuyệt hảo của ông, và ông không thể có một nghĩ ngợi hay một ý tưởng nào về sự thối chí ngã lòng, bởi vì mặt trời của ông lúc nào cũng hiện diện. Chúng ta cần phải làm cho cái phẩm hạnh nầy nẩy nở nhiều hơn chúng ta đang làm bây giờ, chúng ta được vui sướng nhiều thêm lên để không còn chút lo phiền hay nản lòng nào cả. Chung qui như sau đây: Nếu chúng ta nản lòng, việc nầy chứng tỏ ra chúng ta chưa hiến dâng trọn vẹn cho Đức Thầy. Nó cũng chứng tỏ cái phàm ngã của chúng ta còn đấy. Các bạn có thể tưởng tượng các đệ tử chân thành cảm nhận lúc họ được gần bên Đức Thầy như thế nào. Không một gì cầm giữ họ được; phàm ngã của họ không còn được tự đặt ở phía trước, họ không còn cái tự hào tin tưởng là cao hơn Đức Thầy.
Nếu các bạn khởi xem với tầm mắt nầy, các bạn sẽ hiểu bởi vì chúng ta còn tùy thuộc ở phàm ngã tự cao tự phụ nên chúng ta không trọn vẹn hiến dâng cho Đức Thầy. Nếu tôi nói: tôi, Krishna, hoàn toàn sẵn sàng để tùy ý sử dụng của Đức Thầy, tôi có thể đạt đến trạng thái vui sướng tuyệt đỉnh, ở trạng thái mà không còn màng đến một sự vật gì nữa, ngoại trừ ý tưởng là đệ tử của Ngài. Một khi chúng ta có cái nhìn nầy, tất cả chúng ta - nhứt là các bạn trẻ trong nhóm của chúng ta - có khả năng luôn luôn tiến tới với sự vui sướng chứ không với sự khổ đau. Thêm nữa, nếu chúng ta hiểu biết thật sự - và sự hiểu biết nầy ở trong tâm chúng ta – thì nó chỉ tùy thuộc ở chúng ta để trở thành người đệ tử vô tư vô kỷ, chúng ta sẽ có cái hạnh phúc bao la đó nó quét sạch tất cả những gì trước nó và đem lại sự hài lòng hoàn hảo. Thật ra không thể nào diễn tả được và người ta chỉ có thể nhìn thấy hạnh phúc nầy là khi nào người ta tách rời hẳn phàm ngã để trở nên hoàn toàn vô tư về các phúc lộc có thể đến rất bất ngờ với chúng ta. Một khi các bạn có thái độ đó các bạn sẽ không bao giờ còn bị thối chí nản lòng và phàm ngã của các bạn sẽ vĩnh viễn trở thành kẻ bại trận. Theo thiển kiến của tôi, cái mà Đức Phật muốn nói: là cái hạnh phúc của Niết Bàn chỉ cảm biết được khi nào cái Ta thấp hèn đã tiêu tan. Chỉ đến lúc ấy con người mới thực hiện được các quyền năng ẩn tàng của mình. Không có cái gì ở thế giới nầy có thể làm cho chúng ta khổ sở được nếu chúng ta là đệ tử chân thành của Đức Thầy. Hạnh phúc thật sự phát sinh từ sự hiến dâng trọn vẹn bản thân mình. Đó là cách làm cho chúng ta tăng tiến, nhứt là cho những người trẻ trong nhóm chúng ta. Sự tiến triển không phải do cái đau khổ tạo ra.
Một cánh đồng khả năng rộng rãi bao la trải ra trước tinh thần đã thanh lọc bởi vì tinh thần nầy chỉ còn thấy mục tiêu phải đạt được mà thôi. Việc nầy chỉ rõ cái ham muốn duy nhất của chúng ta là giống như Chơn Sư và trước sự ham muốn nầy tất cả những tình cảm không lành mạnh, những lo âu và nhiều điều xấu khác đều tiêu tan. Tất cả trở thành hết sức giản dị, vì các bạn là người sùng bái và là đệ tử của Chơn Sư. Thật ra thì việc nầy tạo ra một sự khác biệt thật phi thường. Tôi không rõ đây là tầm mắt nhìn của người Đông Phương hay là tôi chỉ bày tỏ cái xác tín riêng biệt của tôi.
Tất cả những ai muốn tiến bộ phải có cái thái độ đó, dù cho chỉ có trong một ngày, để thử nghiệm, thì phần nhiệm vụ của y sẽ trở nên hết sức giản dị. Nó dễ dàng chẳng khác chi như chúng ta phủi bụi. Chúng ta chỉ ham muốn một việc thôi: tiến, liên tục tiến tới. Chúng ta cũng muốn làm cho những người khác được vui sướng, chúng ta lúc nào cũng tìm cách chia sớt cái hạnh phúc của chúng ta, không phải cái hạnh phúc ích kỷ mà chúng ta chỉ muốn gìn giữ cho chúng ta. Đấy là cái vui mà chúng ta muốn ban rải chung quanh chúng ta; đấy là Chúa đã được sinh trong lòng người đệ tử chân thành. Đấy là sự ham muốn làm cho tất cả có thể trở thành nguyên nhân đích thực của hạnh phúc chúng ta. Do đó mà hôm nay chúng ta có mặt ở đây để tìm hạnh phúc không cho chúng ta, mà để chia xẻ cùng các huynh đệ. Chúng ta cần phải cảm thấy có trách nhiệm, nhưng muốn thành tựu chúng ta cần phải quên mình. Đó là điều mà mỗi người của các bạn phải gắng sức và tôi biết các bạn sẽ đạt được việc nầy, bởi vì các bạn có sự ham muốn ấy. Các bạn cần phải tích cực hoạt động. Các bạn phải tiến bộ và mong muốn cho tất cả đều tiến bộ. Cũng như thế, khi các bạn nhìn ṭa lầu đài huy hoàng nầy, các bạn được hả dạ khi vừa chiêm ngưỡng. Cái hạnh phúc của bà Amma và của ông C.W.L.thì bất biến. Họ là những người đệ tử chân thành. Thật tình mà nói, các bạn nào rõ cái vui mừng, khi có khả năng xem thấy đâu đâu cái ta thấp hèn cũng vắng mặt ! Chúng ta cần phải quan sát tất cả các đại lộ, từ cái nầy sang cái khác, để tận diệt phàm ngã, nhưng nếu các bạn là người đệ tử ngồi “Dưới Chơn Thầy” thì sự xem xét các con đường khác nhau nầy không còn cần thiết nữa, các bạn nhận ra ngay chỉ có một con đường duy nhất: con đường của người đệ tử và tất cả những gì còn lại đều là hư ảo !
Một khi các bạn có cái thái độ đó, thì sự tiến bộ hay hạnh phúc của các bạn hoặc giả các bạn là “một nhân vật tiếng tăm” trên thế giới đi nữa thì những điều nầy không còn quan trọng, vì các bạn thuộc về Đức Thầy và các bạn không đòi hỏi gì hơn: những gì Đức Thầy muốn các bạn sẽ thi hành. Người ta có thể tưởng tượng ra được thời gian là bao nhiêu kiếp mà A Nan Đa đã tranh đấu mới đến được đấy. Mỗi người chúng ta đều có một dịp may để trở thành A Nan Đa, nhưng dĩ nhiên, không phải là đệ tử ưu tú. Tính lãnh đạm và hung dữ với kẻ khác không kích động chúng ta được nữa, bởi vì chúng ta đã phản chiếu chút ít sự hiểu biết và lòng từ bi của Đức Thầy. Lại còn một việc nữa. Các bạn để ý xem những người xa lạ đến viếng Đức Phật đều kính cẩn ngồi cách xa một bên, không ngay trước mặt Ngài. Đấy là cử chỉ Đông phương chứng tỏ sự cung kính. Riêng về tôi, tôi cảm thấy rất bất an khi tôi ngồi đối diện với bà Amma. Các bạn không có lối kính trọng đó ở Tây phương. Nếu ở tâm các bạn có sự cung kính thật sự đó thì các bạn không bao giờ thiếu lòng nhân từ với một ai cả. Lúc các bạn đến với bà Amma, các bạn lưu ý xem bà kính nể và đối xử tốt với các bạn như thế nào, bà xem các bạn cũng như một nhân vật tiếng tăm. Bà làm được việc ấy, vậy với chúng ta sự cần có thái độ đó nó rất quan trọng như thế nào.
Việc nầy cũng giúp cho các bạn có một sự bình tĩnh, một số phẩm cách. Tất cả những sự việc nầy đều quan trọng cả: chúng ta ngồi như thế nào, ăn mặc ra sao, tay chân ở tình trạng nào, tất cả đều có sự quan trọng bởi vì chúng ta là người đệ tử. Chúng ta không hờ hững hay bỏ bê một việc gì cả. Cử chỉ, hành động và lời nói của chúng ta, mọi việc phải cho hoàn hảo. Nhưng tôi tin chắc là A Nan Đa hết sức hạnh phúc, vui vẻ, hài lòng, vân vân..., ông không diệt trừ tất cả các phẩm cách đó.
Sự kính trọng không đồng nghĩa là tiêu diệt cái ta. Nó bao gồm sự quên mình hiến dâng trọn vẹn cho Đức Thầy. Nếu chúng ta còn trẻ mà không có những đức tánh nầy thì sẽ có sự chậm trễ khá nhiều. Chúng ta nên có tràn đầy sự kính trọng và sẵn sàng quì gối trước mặt cả ngàn người. Nếu chúng ta có sự kính trọng lẫn nhau và chúng ta ai ai cũng như bà Amma, thì tinh thần chúng ta sẽ được thanh lọc và chúng ta trở thành con người hoạt động và dễ thụ cảm. Chúng ta sẽ tìm được một mãnh lực mạnh hơn để giúp chúng ta có sự thúc giục cần thiết. Các bạn để ý xem ở Ấn độ chúng tôi rất sùng bái, việc nầy có lẽ không giúp được gì đáng kể, nhưng cùng lúc đó, sự kính trọng nầy là một mãnh lực. Có được tình cảm sâu đậm đó, có thể có nghĩa là các bạn đã hủy diệt được phàm ngã của mình và khi các bạn làm chủ được các bạn, lý tưởng các bạn là mục tiêu duy nhứt của các cố gắng của các bạn.
chương 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 cuối trang đầu trang krishnamurti
Chương XII
KRISHNAJI: Chúng ta chỉ ở đây năm ngày nữa, về phần tôi tôi tin rằng vừa chơi tôi cũng còn có thì giờ thực tập cho tiến bộ. Trong tất cả những người của chúng ta, N.S.R. chứng tỏ là người có tự chủ nhiều hơn hết và tôi là người kém nhứt.
Năm ngày chót nầy sẽ chỉ ra cho mỗi người chúng ta thấy sự kiểm soát thế nào cho mình chiến thắng lấy mình và cái gì đã học được từ ngày đến đây tới giờ. Ông C.W.L. đã nói những trò chơi đó là trò chơi trẻ con; đúng thế chúng ta trở thành trẻ con, trừ phi chúng ta không lưu ý vào trò chơi đó. Tinh thần của chúng ta được thư thái. Chúng ta thật sự không “có mặt” ở đây: người nầy thì quá kích thích, người kia thì không có để tâm lưu ý đầy đủ (vào trò chơi) và tiếp tục cắn móng tay và tiếp theo vân vân.... Trong những ngày cuối cùng mà chúng ta chung nhau ở đây, chúng ta hãy hoàn toàn tự chủ lấy mình. Riêng phần tôi, tôi quyết định sẽ như thế và tôi sẽ nung đúc các bạn ở phe tôi có sự yên tịnh. Hãy làm như thế và sẽ thấy đến điểm nào các bạn có thể tự thay đổi. Thật ra tôi tự trách lấy tôi trong lúc nầy. Tốt nhứt là luôn luôn nên thú nhận lỗi lầm vì chỉ phải đau khổ là cùng.
Từ nào đến giờ chúng ta xem thời gian Dự bị và những hạnh kiểm phải có, cũng như tánh khiêm tốn và sự sùng bái, theo lối nhìn của chúng ta chứ không phải của người nhìn từ đỉnh núi. Chúng ta tựa hồ như người trèo núi, không thấy xa phía trước mắt và không biết các chướng ngại sẽ đến.
Chúng ta cần phải học theo thái độ của Đức Thầy, từ trên chót núi nhìn xem chúng ta, nghĩa là Ngài biết khả năng chúng ta và người đệ tử của Ngài được trong sạch và sẵn sàng đáp ứng đến mức nào. Dù chúng ta có được điểm đạo đến bao nhiêu lần đi nữa, đối với Đức Thầy thì mỗi người của chúng ta đều ở trong thời gian Dự bị. Chung qui, chúng ta chưa được toàn thiện. Ngài quan sát chúng ta như mẹ trông nom con và cũng như thế, Ngài than van khi chúng ta vấp chân phải đá và nung đúc chúng ta trong những lúc khó khăn ở đời sống. Ngài nhìn chúng ta từ trên đỉnh cao của minh triết và từ bi để đưa tay cứu vớt. Nhưng bàn tay của Ngài cứu vớt chúng ta với điều kiện là chúng ta sẵn sàng tiếp nhận và phải rán cố gắng nhiều để hiểu biết sự việc. Tỷ dụ nếu chúng ta nóng giận, việc nầy chứng tỏ là chúng ta chưa tự kiểm soát mình được và chúng ta mất cả sự hữu ích, chúng ta quên sức mạnh của chúng ta ở nơi nào. Đức Thầy rất lưu tâm, Ngài nhọc lòng khi chúng ta hành động sái quấy và cảm thấy vô cùng hân hoan khi chúng ta hành động tốt đẹp. Các bạn thử tưởng tượng sự vui sướng của người mẹ lúc con làm được điều phải, và buồn phiền nếu hạnh kiểm nó xấu.
Nếu chúng ta có cái thái độ ấy thì tư tưởng và ý nghĩ của chúng ta sẽ sáng tỏ hơn và cụ thể hơn. Trong lúc nầy chúng ta không có trách nhiệm đối với chúng ta mà cũng không có đối với Đức Thầy nữa. Có lúc chúng ta ở về phía của Đức Thầy và sau đấy có lúc chúng ta tùy thuộc về cái phàm ngã hẹp hòi của chúng ta.... Cứ tiến thối mãi. Chúng ta không được học cách xem xét Đức Thầy hay lý tưởng của chúng ta, theo lối nhìn có trách nhiệm của chúng ta đối với Ngài như người đệ tử đối với Chơn Sư. Nếu tôi có cảm tình sâu đậm với một ai, thì tôi hết sức lưu ý không làm cho người ấy phật lòng bởi cách suy nghĩ và hành động của tôi. Đức Thầy làm tất cả mọi việc rất cẩn thận hơn chúng ta làm. Vậy chúng ta phải cảm nhận trách nhiệm của chúng ta trong việc làm dù nó bé nhỏ, thích thú cũng như phiền chán. Thế là chúng ta sẽ cảm thấy được những đau khổ và những vui sướng của người mẹ lo cho con.
Sự tiến bộ của chúng ta sẽ được mau lẹ ở mọi phương diện và mãi mãi nếu chúng ta gìn giữ hình ảnh Đức Thầy trong tâm chúng ta hầu để lòng từ bi của Ngài dìu dắt những hành động tốt của chúng ta và từ bi nầy cũng không ngừng cả trước những lỗi lầm của chúng ta. Chúng ta phải đặt mình ở đỉnh núi và quan sát các biến chuyển khác nhau đang tác động một cách ý thức hay vô ý thức trong con người chúng ta. Chúng ta tự giả sử rằng Đức Thầy, có hằng ngàn đứa con trên thế giới, làm thế nào có thời giờ chỉ những lỗi lầm của chúng ta và dìu dắt chúng ta từng bước ?
Vậy cho nên do những sự cố gắng của chúng ta hay do thái độ của chúng ta và sự hiến dâng trọn vẹn mà thu hút Đức Thầy chú ý đến chúng ta. Thật ra nếu chúng ta là những người phụng sự chân thành, thì Ngài sẽ chăm sóc chúng ta. Đức Thầy dìu dắt những ai có thái độ giản dị chất phác như trẻ thơ nhưng lại đủ khôn lớn để hiểu biết và làm được việc Ngài yêu cầu. Có cái thái độ đó, chúng ta là thành phần của Đức Thầy và chúng ta sẽ mất đi cái phàm ngã bé nhỏ của mình. Tinh thần và cảm xúc của chúng ta sẽ theo thái độ của Đức Thầy, việc nầy rất quan trọng lý do là sau nầy sẽ có nhiều người trong chúng ta phải làm công việc mà Ngài yêu cầu. Cái cảm giác về trách nhiệm đối với Ngài giúp chúng ta tránh được các phiền phức và các thành kiến, mà sau nầy có muốn chống lại nó chúng ta phải tranh đấu. Những khuyết điểm của chúng ta không quan trọng lắm nếu chúng ta hoàn toàn thuộc về Ngài.
J.N.: Tôi muốn nói điều mà tất cả chúng ta cảm thấy. Chúng ta chỉ còn vài ngày thôi, đến bây giờ thì chúng ta đã tẩy lọc không khí, nhặt đá, nhổ cỏ xấu, dọn sạch sẽ cánh đồng của chúng ta và chỉ giữ lại duy nhứt một cây có giá trị. Khi chúng ta rời Pergine, hãy trông chừng như thế nào cho cỏ xấu mới không mọc trở lại trên miếng đất của chúng ta. Sẽ thật khó cho chúng ta chỉ gìn giữ cái cây độc nhứt ấy. Sự thử thách đích thật sẽ đến khi nào các bạn đứng trước các công việc khác nhau trong đời, vì cỏ xấu chỉ bị diệt trừ sơ sài và có thể mọc lại. Lúc nào chúng ta cũng nên được bao trùm bằng lòng sùng tín mà chúng ta cảm nhận ở nơi đây. Bà Amma và ông C.W.L. luôn luôn sống trong bầu không khí sùng tín; họ chỉ có một bông hoa trong vườn hoa của họ thôi. Trong sáu tuần chúng ta quét dọn cánh đồng của chúng ta và thanh lọc không khí, phần công việc của chúng ta là sự gìn giữ chúng được liên tục như vậy. Không phải chỉ trong một ngày hay chỉ trong một năm mà chúng ta ước mong gìn giữ được thái độ sùng tín luôn luôn như bà A.B. và ông C.W.L. biểu lộ từ bốn chục năm nay.
Không một ai trong chúng ta thực hiện được cái mầm giống trong con người ta và các khả năng của nó chất chứa. Chúng ta có thể trở thành những vị La Hán trong kiếp nầy; vậy, kể từ ngày mai, chúng ta hãy sống như những vị La Hán. Thời kỳ Dự bị và Điểm đạo rồi sẽ tiếp đến. Đấng Cao Cả sẽ đến thưởng gấp ngàn lần cho các cố gắng nhỏ nhặt của chúng ta.
Hôm nay, mỗi người lấy một quyết định, nếu chúng ta có thể gìn giữ luôn luôn ý định nầy, chúng ta sẽ ở trên đường đạo đưa đến các Chơn Sư. Mỗi người của chúng ta dùng một phương cách; người thì tham thiền, kẻ thì chọn cách dấn thân tình nguyện, và kẻ thì vân vân.... Hãy cố sức gìn giữ sự tập trung đó nhắm vào mục tiêu mà chúng ta đã tìm được ở đây.
N.S.R.: Tôi xin bày tỏ cũng những ý kiến đó với cách khác; trong năm tuần chúng ta đã làm việc theo một chiều hướng mới, và cũng như la bàn đã quay về hướng Bắc, tinh thần của chúng ta xoay hẳn về Chơn Sư.
Chúng ta hiểu biết trong trường hợp nghi ngờ và không xác thực, chúng ta có thể nhờ đến các Chơn Sư. Các Ngài là những sự thật và không có gì giúp chúng ta hiểu biết sự thật hơn các buổi đàm luận như thế nầy. Chúng ta cảm thấy các Ngài muốn giúp chúng ta và sự giúp đỡ của các Ngài tùy thuộc ở sự phúc đáp của chúng ta.
Hãy gìn giữ trong tâm trí ý nghĩ của tất cả những gì chúng ta cảm nhận và suy tưởng, chúng ta hành động nhân danh Ngài.
Tôi xem như những ngày lưu trú ở đây là một đặc ân to lớn vì suốt năm
tuần là sự sung sướng nhất trong đời sống của tôi. Tôi có ý định đem
về với tôi tất cả cảm hứng mà tôi đã thu nhặt ở đây hầu để tạo nên
một công việc tốt lành. Không phải chỉ có ở Krishnaji tôi thu nhận
được những cảm hứng, mà còn ở các bạn nữa; đấy là lẽ dĩ nhiên ở
một cuộc nhóm họp như vầy. Có lẽ tôi thu nhận nhiều hơn tôi cho ra.
chương 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 cuối trang đầu trang krishnamurti
Chương XIII
KRISHNAJI: Theo tôi, dĩ nhiên các sự cố gắng mà chúng ta thực hiện để trở thành người đệ tử sẽ giúp chúng ta được dễ dàng khi Đức Chưởng Giáo đến với chúng ta. Sự có mặt của Ngài khuyến khích chúng ta làm những việc đại sự, và phần đông trong chúng ta sẽ được gọi để đóng những vai trò thật xác định trong công việc. Ngày hôm trước chúng ta đã xem sách biết Đức Phật có tiên đoán về sự lâm phàm của Đức Bồ Tát Maitreya: Danh hiệu của Ngài là Từ bi. Hầu hết chúng ta tin tưởng ở sự lâm phàm nầy và chúng ta chuẩn bị để phục vụ Ngài. Thế là chúng ta sẽ có trách nhiệm lớn lao, nhưng cũng có sự vui mừng vô biên.
N.S.R.: Khi Ngài đến với chúng ta, công việc của chúng ta sẽ rất khó khăn vì các lỗi lầm của chúng ta sẽ gấp trăm lần hơn. Rất khó chấp nhận cho chúng ta và cũng khó đặt mình ở tầm mắt của Ngài. Sự tập luyện hiện giờ của chúng ta sẽ là sự hữu ích to tát cho chúng ta, nhưng cũng hơi buồn khi nghĩ là sẽ có những người khác có nhiều khả năng hơn chúng ta và họ không phải là thành viên của hội Ngôi Sao; cũng có thể Ngài chọn những người phụng sự Ngài trong nhóm ấy hơn là trong nhóm chúng ta. Đừng thất vọng nếu sự việc đó xảy ra, chúng ta hãy vui lòng với cái phần ít sẽ ban cho chúng ta.
Tất cả chúng ta đang chịu đựng theo một chiều hướng mới. Trước chúng ta còn sự thử thách phải đối đầu: vậy hãy sẵn sàng dũng cảm chịu đựng. Chúng ta không biết được thái độ và những giáo lý của Ngài như thế nào, do đó chúng ta hãy mẫn cảm. Hãy tìm trong ta cái nguồn cảm hứng; toàn thể nhân loại sẽ cảm thấy sự bành trướng lương tâm khi Đức Chưởng Giáo đến. Chúng ta phải có khả năng chia xẻ cái hạnh phúc làm rung chuyển sự vui mừng cho cả tạo vật.
KRISHNAJI: Tôi muốn nói cùng các bạn một việc e là tôi lập lại và làm phiền các bạn. Chúng ta đã nói trong đời sống rất cần kíp lấy một quyết định và có một mục tiêu để chúng ta có thể đến. Đối với chúng ta mục tiêu nầy là Đức Thầy và phụng sự Đức Chưởng Giáo. Chúng ta không thể đạt được kết quả vừa ở thế giới tâm linh và vừa luôn ở ngoài đời. Nếu chúng ta muốn có tiếng tăm để ai ai cũng biết mình và thành công trên cõi phàm trần, các bạn hãy chọn con đường này, nhưng không một ai trong chúng ta ở đây có sự ước muốn đó.
Hãy gặp phải thử thách để chúng ta thấu rõ cường độ và sức mạnh của sự ham muốn của chúng ta, mà nó đẩy chúng ta đến mục tiêu. Đừng nên quên rằng không chỉ những lỗi nhỏ nhặt của chúng ta sẽ trở thành gấp trăm lần, mà còn cũng như thế đối với mỗi hành động nhỏ bé về từ thiện, và về mỗi chiến thắng cỏn con đã thu đạt. Đối với chúng ta, chúng ta không bị chận đứng vì những khó khăn như tình dục, tiền bạc, danh vọng, vân vân.... Như vậy có thể nói là chúng ta phải thắt lưng chịu đựng và chỉ đi thẳng đến mục tiêu. Tất cả chúng ta đã quyết định tận đáy lòng là trở nên những người đệ tử chân thành, những người tuyệt diệu để thay mặt cho Đức Thầy trên thế gian.
Sự ham muốn nầy, liên tục tái diễn, nối kết với các cố gắng không thay đổi, sẽ cho phép chúng ta tiến tới. Chúng ta là người có nhân cách và tư cách xét đoán sâu sắc; chúng ta là những người tình nguyện. Nếu chúng ta muốn tiến, chúng ta phải rán cố gắng cho đến kiệt sức tới cuối ngày. Hiện giờ quyết định của chúng ta chưa cho phép chúng ta đi từ thung lũng nầy sang thung lũng khác, chúng ta còn ở luôn một chỗ và cũng chỉ thấy có một phong cảnh mà thôi. Nếu chúng ta có thể quyết thắng được cái khó khăn đầu tiên để hầu đến cái kế tiếp, thì sự hiểu biết và tầm nhìn của chúng ta sẽ được nới rộng thêm. Ngày hôm trước chúng ta nỗ lực cố gắng nhiều lên và có kết quả tiến bộ chắc chắn, ngày hôm sau chúng ta làm kém đi và rơi vào tình trạng thối lui; chúng ta tiến bộ theo cách con ốc sên. Đấy không phải là sự tiến bộ do kết quả của sự nhiệt tâm, của sự kính trọng, của cảm tình chân thật. Sự thương mến nồng nàn mà chúng ta cảm thấy với người nào đấy, nó là động lực thúc đẩy chúng ta làm cho người đó được vui sướng. Nếu các bạn sống trong một ngôi nhà sang trọng, ở trong một con đường đẹp đẽ, và các bạn lại có một vườn hoa xinh xắn với nắng ấm áp, trong khi đấy người mà các bạn thương yêu lại ở nơi ngoại ô buồn tẻ, không thấy mặt trời và thiếu đủ tiện nghi, cái muốn cố nhiên của các bạn là đem lại cho người ấy những gì đang thiếu thốn. Những tình cảm nầy không phải ở bề ngoài, thiển bạc. Vài người trong chúng ta có cái nhìn nầy, họ biết vườn hoa ấy ở đâu và nơi nào có hoa hồng và ánh nắng mặt trời. Những người nầy tự nhiên tìm cách chia sớt cái gì họ hiểu biết và họ đã thấy.
Mỗi người của chúng ta cần phải là một ánh sáng. Ta phải học tập và cho ra (bố thí). Càng gần Chơn Sư thì càng cảm thấy cần hiểu biết và cần chia sớt với kẻ khác cái gì ta có và tất cả những cảm tình của chúng ta nên thật nồng nhiệt. Thế là ta học được cái có thể cho, đó là tình thương chân thật.
Khi Đức Chưởng Giáo đến đây, tất cả chúng ta sẽ ở gần Ngài. Chúng ta có thể hiểu rõ cái mỹ lệ và cái quang vinh của Ngài, đồng thời thử tìm hiểu cặn kẻ những giáo lý của Ngài.
Về phần chúng ta cái đặc ân là những người tiền phong, hiểu biết cái gì sẽ tới, sẵn sàng chụp lấy các cơ hội đến với chúng ta. Mỗi người không thể trở thành đệ tử ưu tú, nhưng cũng có thể là người được quí chuộng của người đệ tử nầy. Chúng ta không có quyền nói: “Tôi không có được diễm phúc đó”, và tưởng tượng rằng chúng ta quá bé nhỏ. Hằng ngày hãy lấy quyết định không lay chuyển, là tìm vườn hoa đó và muốn vậy phải tranh đấu từ sớm mai đến chiều. Chúng ta sẽ không đến đấy chậm trễ đâu nếu chúng ta có sự ham muốn nhiệt thành.
Ở Ấn độ, những người luyện Hatha Yoga hành hạ xác thể họ, việc nầy còn hơn những sự cố gắng nhỏ nhen và thất bại nhỏ nhặt của chúng ta. Nếu chúng ta thất bại, chúng ta hãy thất bại trong các việc đại sự có tầm quan trọng, nhưng trong lúc nầy chúng ta lại bại trận trước các hoàn cảnh tựa trò đùa của trẻ con và nhỏ mọn.
Thật lấy làm thích thú lúc được vui sướng và có thể yêu thương mọi người, mọi vật: yêu thương mỗi cái hoa, mỗi cái cây, mỗi con vật, mỗi viên đá mà chúng ta gặp thấy trên đường. Bước đầu, chúng ta yêu thương các người lân cận, tiếp đến luôn luôn nới rộng vòng tình cảm của chúng ta, chúng ta sẽ kết thúc với tình thương bao gồm tất cả. Chơn Sư có hàng ngàn đệ tử trên khắp thế giới, Ngài có khả năng chú ý đến mỗi người và ban rải cảm tình cần thiết cho họ, để cho họ không có cảm tưởng là bị bỏ quên: và sự việc nầy còn xác thực hơn nhiều nếu là của Đức Chưởng Giáo.
Nếu chúng ta có khả năng nghĩ đến sự việc nầy trong vài phút mỗi ngày, chúng ta sẽ có cảm tưởng là được tắm rửa mát mẻ sau một ngày mệt nhọc. Các bạn không tưởng tượng được cái khác biệt đó ra thế nào - và tất cả sự việc nầy chỉ tùy thuộc ở quyết định và những cố gắng của các bạn. Một tí lỗi lầm bé nhỏ mà chúng ta vấp phải, đối với chúng ta nó là bài học mà mai kia chúng ta không thể phạm được nữa. Hãy tưởng tượng là các bạn đang đứng trước mặt Chơn Sư: các bạn không tin rằng các bạn sẽ cố hết sức giữ mình sao ? Những xúc động, ý tưởng, tình cảm và trí tuệ của các bạn sẽ luôn luôn thức tỉnh để không làm gì có thể phật lòng Đức Thầy. Chúng ta không ý thức sự việc nầy, vậy hãy thận trọng để ý là bất cứ lúc nào chúng ta cũng phải ở trong trường hợp như thế. Tôi tin chắc chắn rằng Đức Thầy lưu tâm đến những gì chúng ta làm và khuyến khích chúng ta liên tục. Cái nó ngăn cản chúng ta tiến tới nhanh chóng là sự lười biếng của chúng ta, với một tí kiên nhẫn chúng ta hãy tự quán xét mình. Các bạn nên tự đặt câu hỏi đó. Phần tôi, tôi biết thế nào là câu trả lời mà tôi có. Không phải là chúng ta luôn luôn giữ thế cẩn thận. Ông C.W.L. cứ không ngừng nhắc đi nhắc lại cho chúng tôi từ sớm đến chiều là không nên để lỡ tay một lỗi mọn nào cả, sự chú ý của chúng tôi phải thật thức tỉnh và thật nhanh lẹ khi mà chúng tôi làm điều không xứng đáng là người đệ tử, chúng tôi phải tự nhận thấy điều ấy và chấm dứt nó ngay.
Một hay hai người trong chúng tôi có thấy Đức Thầy và biết sự vui mừng thế nào và hạnh phúc ra sao của người có được cái gặp gỡ nầy. Việc đó làm cho sự ham muốn đến gần Ngài tăng lên gấp trăm lần. Chúng tôi rất ăn năn và xấu hổ khi chúng tôi biết mình mù quáng không rõ được rằng lúc nào Đức Thầy cũng ở luôn luôn bên cạnh chúng tôi.
J.N.: Ở đây mỗi người có mỗi cách lấy vài quyết định. Các bạn không tin sự hữu ích mỗi ngày nên lập lại quyết định đó cho thật thấm nhuần sao ?
KRISHNAJI: Mỗi người phải làm việc đó mỗi ngày ở một giờ nhất định. Khởi sự từ bây giờ chúng ta hãy xem nhóm mình như cấu tạo chỉ có một thể một. Vậy giữa chúng ta hãy không có sự ganh tỵ, không có tình cảm xấu xa nào cả. Các bạn không biết thế nào là sự vui mừng khi tìm được tình bằng hữu chân thật sao. Ở Luân đôn (phần đông chúng ta sẽ lưu trú ở đấy trong một tháng), nếu được, chúng ta sẽ cố sức, nhóm lại hằng ngày để tham thiền hay làm việc gì đấy hầu duy trì sự hợp nhất nầy.
Đêm vừa qua có việc xảy ra cho tôi. Tôi đi nằm và đôi mắt đã nhắm. Các bạn có biết cũng như trong giấc mộng một vài khi người ta thấy những đồ vật một cách rõ ràng và nhận ra được. Thế là trong tâm trí của tôi, tôi thấy Chơn Sư. Tôi bị một kích động bất ngờ và tôi thích các bạn cũng có cái kinh nghiệm đó để các bạn hiểu biết là sự việc đó làm cho các bạn cực kỳ vui sướng đến mức độ nào.
Tôi tin chắc rằng tương lai chúng ta đã vạch sẵn và không có việc gì xảy đến cho chúng ta mà không có quyết định trước. Nếu chúng ta tách ra, sự việc nầy là lỗi ở nơi chúng ta. Nếu chúng ta còn ở trên Con Đường Thánh Thiện mà Ngài đã vạch sẵn cho chúng ta thì tất cả đều sẽ tốt lành và chúng ta sẽ nhận được những gì mà người đệ tử có thể mong muốn. Chúng ta sẽ có cái hạnh phúc sớm được thấy và hiểu biết Chơn Sư.
chương 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 cuối trang đầu trang krishnamurti
Chương XIV
KRISHNAJI: Chúng ta chỉ còn ở đây đúng hai ngày nữa. Tôi không biết cảm tưởng của các bạn như thế nào; cá nhân tôi dường như chúng ta mới bắt đầu vài việc, dường như chúng ta chớm thấy kết quả các nổ lực của chúng ta. Đối với tất cả chúng ta đã quyết định trước hết là trở thành đệ tử của Đức Thầy, điều quan trọng là chúng ta “học cho ra” theo ý nghĩa cho ra mà Đức Phật giảng dạy: “có sự ham muốn học hỏi”
Sự gắng sức do chúng ta đưa ra, chúng ta phải thắp ngọn đèn của chúng ta. Nhưng chúng ta phải luôn luôn giữ lại một chút tình cảm “hài hước” để chúng ta đùa vui lấy chúng ta; chúng ta nên phân biện giữa cái gì có tầm quan trọng và cái gì không có.... Nói một cách khác, chúng ta phải thu đạt được sự thăng bằng - thăng bằng ở ý chí, ở các điều ham muốn, ở các sự cố gắng. Các bạn sẽ thấy là không phải hễ bao giờ sự muốn học hỏi còn thiếu trong con người chúng ta thì sự thăng bằng cho phép chúng ta dung hòa sự hiểu biết đó với các hoạt động của chúng ta. Nếu chúng ta đến với Đức Phật cũng như các đệ tử của Ngài, nghĩa là nếu chúng ta có thể nâng trình độ của chúng ta đến cấp đẳng ấy. Ngài sẽ bảo chúng ta phải diệt trừ cái phàm ngã, phải vất bỏ tất cả các ham muốn và chỉ có sự tự cố gắng mới cho phép mình có thể đạt đến Niết Bàn. Hãy xét đoán sự việc nầy do chúng ta tìm thấy trong sách vở, chắc chắn là Ngài khuyên bảo chúng ta như vậy. Không nghi ngờ gì cả, có lẽ chúng ta nản chí vì chỉ có một chút mới lạ về giáo lý nầy mà thôi. Chúng ta cần phải đem ra thực hành những qui tắc đó trong từng chi tiết nhỏ nhặt của chúng. Mỗi tương lai phải được nghiên cứu tỉ mỉ trước khi chúng ta có thể biết được cái thật giản dị để thi hành. Chúng ta giống như bà nầy một chút, lần đầu tiên thấy Vực đá khổng lồ Grand Canyon bà la to: “Tưởng sao ! Chứ có thế thôi à” Tôi tưởng đấy có lẽ là cảm nghĩ của chúng ta cũng như vậy. Thửa ruộng của chúng ta phải được cày xới thật kỹ để chúng ta có thể gieo trồng bất luận cây trái gì. Đấy là lối của tôi giải thích “muốn học hỏi”.
Lúc Đức Chưởng Giáo lâm phàm, Ngài cũng chỉ dạy chúng ta những gì chúng ta đã nghe, còn phần chúng ta là phải hiểu sâu rộng giáo lý của Ngài và chứng tỏ sự nhiệt tâm cần thiết đem ra thực hành từng chi tiết dù chúng nhỏ nhặt.
Trong một nhóm học hay một chi hội, phần đông những hội viên nghe giảng, nhưng không đem ra thực hành các chân lý mà họ đã nghe, lý do là họ vẫn còn tập trung nhiều vào con người họ. Họ tự đặt mình theo lối nhìn của một người luôn luôn nghĩ hay tìm lấy được cho y cái gì mà y có thể rút tỉa ở giáo lý đã học hỏi. Nếu Đức Chưởng Giáo lâm phàm có lẽ các người đấy đến nghe và nói: “Thật là một cuộc nhóm họp kỳ diệu đáo để !” nhưng rồi chỉ đến thế là cùng.
Các bạn có nhớ sau khi Đức Phật nói: “Các ngươi hãy là ngọn đèn của mình”, rồi Ngài tiếp tục dạy là cần phải diệt trừ hết cả ham muốn riêng cho mình - thí dụ như muốn tiến bộ hay muốn đạt đến Niết Bàn - và tuy nhiên phải gìn giữ sự ham muốn học tập. Cũng như các đệ tử của Ngài, Ngài giảng dạy giáo lý đó và dĩ nhiên Ngài biết họ sẽ thi hành tận lực với khả năng của họ và cung hiến tất cả những gì họ có.
Khi người ta trưng bày một bức tranh tuyệt đẹp, ngắm nhìn nó thì không có nghĩa lý gì cả nếu không nhận thấy có sự hân hoan và sự say mê nảy sinh trong con người của chúng ta. Nếu chúng ta thật muốn học tập, thế thì cũng như ông C.W.L. thường nói, chúng ta không bao giờ thiếu cơ hội để học. Ngược lại, thì việc đó chứng tỏ rằng thái độ của chúng ta chưa được đúng như thái độ phải có. Giả sử Đức Thầy sẽ đến chiều hôm nay, hay hiện tại bây giờ và bảo mỗi người của chúng ta làm một việc mà Ngài muốn xem chúng ta làm, thế là, trừ phi tinh thần chúng ta phải được hoàn toàn trong sạch, vô tư và phải tràn đầy sự ham muốn học hỏi, bằng không chúng ta không thể đáp lại lời Ngài và lời gọi của Ngài cũng không có âm vang gì. Chúng ta thấy tất cả các Đấng Giáo chủ đòi hỏi đệ tử các Ngài có một khả năng hiểu biết nào đấy hầu để theo các Ngài với sự tin cậy triệt để. Óc phê bình, khi nó nảy nở quá độ, làm ngăn cản sự đánh giá hay khen ngợi cái gì đấy. Tất cả các bạn đều biết sự việc nầy là một thành phần của đời sống hằng ngày của chúng ta. Tuy nhiên, nếu thửa ruộng của chúng ta không trồng tỉa gì được, chân lý tốt đẹp nhứt cũng sẽ bị chết ngột vì cỏ xấu lấn áp. Không chỉ chúng ta muốn gặp con Đường Huyền Môn và các Đức Thầy, mà hơn hết còn phải tìm cho được một tinh thần biết đánh giá và cảm phục nữa. Khi Đức Thầy thốt lời, Ngài không lập lại cái gì Ngài đã nói, vì Ngài không có thì giờ. Việc đó cũng như các bạn đến một người đang quá bận việc để đặt một câu hỏi tầm thường. Tôi cảm thấy các bạn phải tăng cường, mỗi lúc càng nhiều hơn trước, sự cố sức, sự ham muốn và hơn hết là sự ham muốn học hỏi với những ai mà các bạn giao thiệp, dù rằng người ấy là người làm vườn, anh đầu bếp hay Đức Thầy, và không có giới hạn chỉ ở một nguồn gốc thôi. Chúng ta không đủ trình độ khá tiến bộ để chỉ có thể thu nhận huấn lệnh của Đức Thầy mà thôi. Chúng ta hãy tìm kiếm khắp nơi mà dò hỏi và hãy tìm thấy được mỗi bài học trong mỗi viên đá.
Đối với ông C.W.L. cũng như thế. Ông ta chỉ ra một đường lối, lúc ấy các bạn có thể cho là quá tầm thường và phi lý, và cũng không để ý việc ấy nữa. Nhưng bốn năm ngày sau các bạn sẽ tự bụng bảo rằng: “Mình quá ngốc mà không chụp lấy cơ hội !” Trong những sách vở Huyền môn chúng ta đã đọc thấy: “Đức Thầy không bao giờ nói hai lần.” Nếu chúng ta không có sự ham muốn học hỏi, cái gì Ngài nói được lập lại hai lần cũng vô ích. Tôi không nói phải chấp nhận một cách mù quáng những ý kiến mà chúng ta bắt gặp, nhưng chúng ta là người ham học ở mọi người chứ không chỉ ở Đức Thầy mà thôi.
Tiếp đấy, chúng ta phải cho ra cái gì của chính mình. Tất cả chúng ta có cái ham muốn ấy. Đó mới là một tặng vật tự nguyện và vui lòng cung hiến thì mới đáng kể bởi nó chỉ cho thấy ta đã hy sinh quên mình để sống cho kẻ khác và do đó là để sống cho Đức Thầy. Tôi và các bạn có rất nhiều điều mà chúng ta có khả năng cho được ! Chúng ta sẽ trở thành các vị thầy nếu chúng ta làm nảy nở khả năng giúp đỡ và phụng sự tất cả mọi người, không gìn giữ lại một cái gì cho mình cả. Việc khó khăn là sự kiểm soát mình, là sự bày tỏ tình thân ái và lòng nhiệt tâm như thế nào để gọi là ban cho tất cả mà không chờ người ta phải đến hỏi mình. Đấy mới là lòng hy sinh chơn thật. Tất cả chúng ta đều có điều nầy một cách tiềm tàng, nhưng chúng ta không có can đảm thử làm để đạt mục tiêu của mình, cứ e sợ mình lầm đường lạc lối.
Chúng ta ai ai cũng có lòng yêu thương và cảm tình ở thâm tâm, cũng có lòng ngưỡng mộ và sự kính trọng thúc đẩy chúng ta yêu mến và theo dõi lý tưởng của mình. Nếu chúng ta dám hiến dâng các sự việc nầy cho Chơn Sư thì chúng ta cũng có thể ban các sự việc nầy cho những ai ở chung quanh ta. Không phải Chơn Sư đòi hỏi chúng ta một việc gì, nhưng chúng ta không thể làm gì khác hơn là hiến dâng cho Ngài sự tận tuy và lòng tôn kính, sau đấy chúng ta cũng có sự ham muốn y như vậy đối với kẻ khác. Khi chúng ta thấy được cái gì gọi là kỳ diệu, tỷ như thế, sự kích thích tức khắc phải chia sớt với người khác cái gì mà chúng ta tự cảm nhận được. Chơn lý ở trong tâm của chúng ta, vậy tự chúng ta hãy giải phóng chúng. Nếu chúng ta đủ khả năng, chúng ta sẽ đạt được mục tiêu của mình, chúng ta sẽ đến đỉnh núi.
Phàm ngã của chúng ta còn quá mạnh, nó ngăn cản chúng ta tiến tới, vì mỗi bước tiến tới, phàm ngã đòi hỏi một sự giải thích. Chúng ta không thể hình dung được đời sống của chúng ta ra sao, nếu chúng ta không tính toán mà cứ cho ra: sự tận tụy, tình thương và lòng tôn kính không một hạn chế nào cả, cái phàm ngã hẹp hòi của chúng ta sẽ bị quên lãng đi và nó không còn gây ảnh hưởng đến các ý nghĩ và hành động của chúng ta nữa. Tia lửa Linh quang ở trong mỗi con người của chúng ta có thể cho thêm sức mạnh và sự bền lòng để hoàn thành sự cố gắng đó. Nếu chúng ta muốn biến đổi tia lửa trở thành ngọn lửa, Chơn Sư sẽ không bao giờ ngần ngại đến giúp chúng ta. Chúng ta cố công leo lên bờ dốc thật đứng, nhưng với một ý chí và một quyết định ít chắc chắn làm cho chúng ta luôn luôn mất mục tiêu đã nhắm. Tuy nhiên sự việc nầy thật đơn giản ! Nếu các bạn muốn tiến bộ và được đến gần Chơn Sư, các bạn cần phải áp dụng thái độ hoàn toàn quên mình và tư tưởng vô ngã. Sau nữa, các bạn phải có tình thương, sự sùng tín và thăng bằng. Thế là các bạn gần đạt đến mục tiêu.
Thay vì như vậy, chúng ta bị lạc trong mê lộ và chúng ta cũng không hiểu thật ra là chúng ta muốn tìm gì. Cái mà chúng ta muốn, đấy là Con Đường Thánh Thiện đơn sơ và thẳng lối chứ không phải là một triết lý và một siêu hình học. Nếu chúng ta bền lòng, chúng ta sẽ thấy các khó khăn tiêu tan và các cửa thiên cung cũng sẽ mở rộng trước chúng ta. Tâm trí của chúng ta rất phức tạp cho đến đổi chúng ta không thể thấy một chơn lý đơn giản mà không bị sai lệch. Lấy tỷ dụ ở một đệ tử chân thật, sự cần thiết là vất bỏ cái ta thấp hèn. Không có gì phải thêm hay bớt nữa. Hãy xem xét mỗi kẹt góc của bản tánh các bạn để săn đuổi cái ta riêng tư và thế là các bạn sẽ đạt đến Niết Bàn, trạng thái Phật; Đức Phật đã phải chịu khổ quá đổi vì sự không hiểu của các người Bà La Môn ở thời kỳ ấy, họ tìm chân lý nhưng lạc trên đường đầy rối rắm. Đức Phật muốn tìm Con Đường Thánh Thiện ngay thẳng, đơn sơ, rõ ràng, một Con Đường mà tất cả ai ai cũng có thể theo được.
Chúng ta không bao giờ chịu theo con đường thật ngắn để đến mục tiêu của chúng ta. Chúng ta nghĩ là đã diệt trừ được cái ta thấp hèn trong một lỗi lầm và thình lình chúng ta thấy nó xuất hiện từ trong hóc hẻm ẩn khuất nào đấy của con người chúng ta và chúng ta phải bắt đầu lại cuộc chiến đấu. Một ngày nào đấy nó sẽ tái xuất hiện ở nơi khác và do đó chúng ta mất thì giờ. Nếu chúng ta có một tinh thần sáng suốt và có một quyết định không lay chuyển thì chúng ta có thể diệt trừ cái ta thấp hèn một lần một và bất luận ở hoàn cảnh nào.
Đấy cũng như những người đi Adyar để tìm Chơn Sư và họ không nhìn ra người nào cao cả hơn họ. Chúng ta không thể nhận thấy sự cao cả của Chơn Sư, nó quá tầm thông hiểu của chúng ta. Đối với những người đệ tử chơn thành cũng như chúng ta cố sức thực hiện, điều kiện thứ nhứt là phải hoàn toàn quên mình. Tự quan sát lấy mình, các bạn sẽ cảm thấy lập tức khi cái ta thấp hèn xuất hiện, các bạn không cần Đức Thầy hay một người nào khác đến để nói các bạn điều đó. Các bạn hãy như ánh sáng và từ ngày nầy sang ngày nọ hãy càng sáng tỏ nhiều thêm lên. Ngày nào chúng ta không đánh bóng cây đèn của chúng ta thế là ngày hôm sau cây đèn sẽ mờ ố.
Xin các bạn đừng nghĩ là tôi có ý muốn làm các bạn nản lòng, đấy không phải ý định của tôi. Các bạn không nên ngừng theo dõi các cố gắng trong chiều hướng thuận lợi và theo con đường ít trắc trở. Các bạn gặp không biết bao nhiêu dịp may khi các bạn đi Úc châu. Càng lợi dụng những cơ hội thì sự tiến bộ của các bạn càng nhanh chóng. Các bạn phải học tập nhưng đồng thời cũng phải sửa mình và tiến tới trước nữa. Tuy thế không nên luôn luôn nghĩ đến sự tiến bộ của các bạn. Ai mà lúc nào cũng để ý đến sự tiến bộ của riêng mình thì dù có muôn ngàn công sức cố gắng cũng không thể đạt được mục tiêu.
chương 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 cuối trang đầu trang krishnamurti
Chương XV
KRISHNAJI: Tôi tin những người Tây Phương không hiểu rõ cái gì mà người ta nghĩ về đức tin. Ở Ấn độ, đấy là việc tự nhiên. Nếu các bạn theo một ông Thầy, các bạn xem Thầy cũng như người tiến bộ hơn mình và cái ham muốn tự nhiên của các bạn là theo Thầy và nghe lời Thầy không chút do dự. Nhưng nếu chúng ta xem nhóm Nội Môn hay những nhóm khác bao gồm phần đông là người Âu Châu; chúng ta thấy họ có nhiều khó khăn để nghe theo vị đoàn trưởng của họ. Họ không hiểu đức tin nầy giúp họ bỏ sự xét đoán tư riêng để chăm chỉ khảo sát kỹ càng các huấn lịnh của Chơn sư họ. Nếu các bạn có đức tin đó, thế là các xét đoán riêng tư của các bạn đều nhượng bộ trước sự xét đoán của Đức Thầy, sự tiến hóa của Ngài cao hơn các bạn quá nhiều. Đức Thầy ở trên đỉnh núi còn các bạn đang ở thung lũng. Do đó Ngài là người thấy mặt trời trước nhứt. Vậy các bạn hãy có đức tin tự nhiên như các trẻ con tin cha mẹ chúng có nhiều kinh nghiệm hơn chúng. Cũng cái đức tin ấy được xây dựng vững chắc ở lòng ta và giúp chúng ta có sự thôi thúc cần thiết cho sự tiến bộ của mình. Dĩ nhiên không một ai đòi hỏi chúng ta phải theo một cách mù quáng; nhưng trong huyền bí học cũng nên tạm thời chấp nhận vài giáo lý xem là đúng, ngoại trừ lương tâm chúng ta phản đối. Cũng nên tin sự hiện hữu của các Đức Thầy dù rằng sự hiện hữu nầy không thể chứng minh theo những cách thức thông thường được. Dù nếu các bạn có thể thấy các Ngài hôm nay, sau nầy có thể các bạn có cảm tưởng là mình bị lừa và cũng như thế về sau: các bạn cần phải có đức tin tự nhiên để nó giúp cho các bạn một sức mạnh phi thường.
Hãy xem những người cùng một lòng với bà Amma. Đức tin của họ đặt nơi bà thật là sâu đậm, họ theo bà đến tận cùng dù ở đầu non hay chót núi. Nhưng trong những người cùng một lòng nầy cũng có người vẫn luôn luôn nghi ngờ bà. Nếu các bạn chấp nhận bà như chưởng giáo của các bạn thì các bạn phải theo bà bất luận nơi đâu mà bà đi đến. Nếu có gì các bạn không hiểu, hãy ngưng sự xét đoán của các bạn và không nên lập tức kết án. Thông thường có một thời gian trôi qua trước khi con người đồng hóa được một chơn lý. Thật ít người biết giữ gìn thận trọng lời xét đoán của họ, thế mà họ muốn trở thành những đệ tử !
Trở lại cũng vấn đề nầy, nếu các bạn không có lòng tin tuyệt đối ở Đức Thầy, dù cho các bạn không thấy Ngài hoặc giả nếu các bạn có thấy Ngài, phàm ngã của các bạn lại ưu thế hơn thì cái xét đoán cá nhân của các bạn xem như thật trọng hệ hơn của Đức Thầy. Ở trường hợp nầy các bạn thiếu sự sùng tín và tôn kính. Hoặc là các Đức Thầy hiện hữu hoặc là không có. Nếu hiện hữu, đức tin của chúng ta đối với các Ngài phải thật sâu đậm để chúng ta có thể nói: “Có mấy điều tôi không hiểu được nhưng vì Ngài thông hiểu cao siêu hơn tôi, Ngài nói sự việc đó có, tôi sẵn lòng chấp nhận cái nội dung và các điều khảo sát như là đúng thật. Làm thế nào các bạn biết là có xứ Ấn độ ? Những ai trong chúng ta chưa đi đến đấy tuy nhiên cũng phải tin là có xứ Ấn độ”.
Các Đức Thầy có thật. Đấy là về phần chúng ta phải tìm các Ngài, phải trèo non lội suối, cho đến lúc các Đức Thầy gặp chúng ta, vì mỗi cố gắng dù bé nhỏ của chúng ta cũng làm cho các Ngài chú ý. Trong đêm tối ngọn lửa chập chờn cũng trông thấy được. Đức Thầy biết tất cả. Chúng ta cần rán sức thực hiện sao cho cái Chơn ngã của chúng ta luôn luôn hiện diện trước Đức Thầy.
Nếu không thể có đức tin như vậy, chúng ta nên làm như những ai đã nghe lời Đức Phật và nghĩ: “Tôi không tin Ngài, nhưng tôi sẽ rán sức tìm hiểu những giáo lý của Ngài”
Nếu chúng ta không có lòng tin các Đức Thầy, thì ít ra hãy tin tưởng ở giáo lý của các Ngài.
Mấy sự việc nầy có tầm quan trọng to lớn vì tất cả phẩm hạnh, tất cả hành động tốt hay xấu, chúng chỉ rõ cái thái độ của các bạn có. Các vị đã được điểm đạo còn có thể có nhiều khuyết điểm thường rất dễ thấy, nhưng các vị nầy có một thái độ vô ngã và họ có thể nói: “Có lẽ các bạn hữu lý còn phần tôi có lẽ là sai”. Chúng ta không có sự ích kỷ thì nó cho chúng ta một sức mạnh phi thường, sự hữu ích của các bạn ở trên đời tùy thuộc ở việc nầy. Phần đông các sự ham muốn do lòng ích kỷ nảy sinh ra. Chúng ta có thể nói “Diệt trừ các sự ham muốn” và dĩ nhiên hãy diệt trừ chúng nếu chúng nảy sinh do ở lòng ích kỷ như nó thường xảy ra, nhưng nếu chúng ta muốn làm nảy nở khả năng của con người hữu ích, chúng ta phải có những sự ham muốn nào chỉ bắt nguồn ở lòng hoàn toàn vô tư lợi. Càng suy nghĩ nhiều, người ta càng thấy sức mạnh của nhà huyền môn chân thật không nằm trong sự ham muốn tiến triển cá nhân mà là trong nguyện vọng được giống Đức Thầy. Nếu chúng ta có cái ham muốn đó, hãy dò thử tận đáy lòng mình và hãy xem nó có còn dấu vết ích kỷ nào không. Tham vọng vì ích kỷ ngăn trở tất cả tiến bộ trên đường Huyền môn. Nhưng nếu các bạn ước mong được tiến triển vì các bạn có đầy lòng ham muốn giúp đỡ người và vì các bạn cảm phục cái đẹp đẽ và trọng đại của thiên cơ, thì tất cả cửa thiên đình sẽ mở chờ các bạn. Lúc nào mà còn một chút mảy may ích kỷ len vào trong hành động và trong ý định của chúng ta thì chúng ta không tránh khỏi bị kềm giữ xa những đỉnh cao. Nếu các bạn là người ích kỷ thì làm sao Đức Thầy có thể cảm hóa được các bạn và làm cho các bạn biết được những ý kiến và giáo lý của Ngài ?
Chúng ta thường nghe nói “Hãy tìm tôi”. Đức Thầy ở đó, nếu chỉ các bạn có thể thấy được. Ngài ẩn sau tất cả các ham muốn, các tham vọng, việc làm, lúc nghỉ ngơi, những hành động và những tư tưởng của chúng ta. Đức Thầy chi phối và choán đầy cả cuộc đời chúng ta. Thế là tất cả những gì phụ thuộc, tất cả phẩm hạnh vô ích sẽ tự rơi rụng như lá vàng mùa thu. Nếu các bạn có thể có cái thái độ đó, các bạn sẽ là MỘT với các Đấng Cao Cả.
chương 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 cuối trang đầu trang krishnamurti
Chương XVI
KRISNHJI: Hôm nay là buổi nói chuyện cuối cùng, tốt nhứt nên tóm lược tất cả lý do sự có mặt tại đây và mục tiêu của các cố gắng ở những ngày vừa qua của chúng ta.
Tôi tin chắc một ngày kia, một trong những vị Chơn Sư sẽ thu nhận các bạn vào hàng đệ tử dự bị, đấy là điều chính yếu mà các bạn muốn tiến tới để được gần bên các Ngài. Chúng ta phải có một ham muốn phối hợp với những sự cố gắng kiên trì và luôn luôn tiếp diễn chứ không là tánh biến đổi vô thường nay vầy mai khác.
Dĩ nhiên chúng ta cần phải tạo tánh dứt bỏ và quên cả những ham muốn có tính cách cá nhân, hầu tìm các Chơn Sư để phụng sự. Quên mình hay vô kỷ cũng phải thu đạt được một số hạnh kiểm cần thiết mà chúng ta đang thiếu và bỏ đi những gì vô ích đã có trong người. Phần nhược điểm phải được loại bỏ không cho chúng bén lai trở lại cả trong lúc chúng ta đau yếu hay mệt nhọc.
Theo tôi, việc trước nhất là phá hủy phàm ngã bằng cách khảo sát và đặt ở mỗi cửa một lính gác không cho tánh ích kỷ xâm nhập vào. Chúng ta thấy sự thiếu sót ấy ở bẩm tánh của chúng ta như thế nào ! Tuy nhiên thái độ nầy kém hơn các hạnh kiểm cần có để rút ngắn con đường cách biệt giữa chúng ta và các Ngài, nhưng nó cũng xuất phát từ vài hạnh kiểm căn bản mà ra.
Nếu chúng ta ích kỷ, chúng ta nên tin chắc là không thế nào đạt được sự tiến bộ và khi chúng ta thả trôi dòng tư tưởng theo các việc nhỏ cũng như các việc to để nghĩ riêng tư cho mình, thì đấy chỉ gây cho chúng ta sự chậm trễ. Phàm ngã thấp hèn ẩn trốn trong mỗi người của chúng ta, phần đông nó thống trị được nhiều người. Cần phải đào xới, khám phá và không do dự hối tiếc nhổ rễ, bứng gốc, diệt trừ nó vĩnh viễn. Nếu chúng ta không tranh đấu ngay trong lúc chúng ta còn trẻ, đầy hăng hái, để đến lúc chúng ta muốn bay nhảy thì tánh ích kỷ sẽ chẳng khác gì tảng đá to cột ở chân, sau nầy khó mà tháo gỡ được. Tâm vô kỷ, vô ngã là phẩm hạnh đầu tiên người đệ tử phải có. Đức Thầy không thể hướng dẫn và cũng không cảm hóa chúng ta được nếu chúng ta thiếu kém yêu thương và thân ái. Ích kỷ trong những sự việc nhỏ cũng tội lỗi với Thượng Đế và Đức Thầy, sự việc nầy không hiển nhiên cho mọi người hiểu thấu. Ông C W. Leadbeater nhắc đi nhắc lại, Nitya và tôi, từ sáng đến chiều: chúng tôi là đệ tử của Đức Thầy, chúng tôi không được có các tư tưởng ích kỷ.
Mỗi người phải bắt tay vào việc, hành động một cách sáng suốt, đuổi cái ngã thấp hèn ra khỏi chúng ta. Người ích kỷ không thể tiến bộ được ở đường đạo hạnh vì nó không phải con đường của anh ta. Người nào trung thực, cởi mở, trong sạch, không một chút ích kỷ sẽ tiến bộ rất chóng. Hầu hết chúng ta đi đâu cũng sống trong bầu không khí căng thẳng và bất mãn, chúng ta không có cái nhìn tuyệt diệu và cũng không nhận định nổi kết quả của sự hy sinh sẽ tạo ra những khả năng bao la dường nào. Chúng ta nên thành ngọn gió Bấc, mát mẽ và đầy sinh khí. Đừng giậm chân một chỗ. Đừng bao giờ quên vấn đề ích kỷ: các bạn không thể nhận thức được sự ích kỷ, nó đột xuất rất bất ngờ trong lúc chúng ta không trông đợi. Quên nó, các bạn sẽ là người ích kỷ dù các bạn không tin mình như thế. Càng chạy nhanh chừng nào bạn càng dễ vấp ngã chừng nấy, cũng do ích kỷ mà người ta thường hay thất bại trên đường tâm linh. Về phần chúng ta, từ đỉnh núi nhìn thấy được rõ hơn, được xa hơn, vậy phải thật thận trọng và phải diệt bỏ hẳn tánh ích kỷ đi. Được vậy thì cửa trời sẽ mở rộng trước chúng ta.
Hoàn toàn không ích kỷ, vô tư, quên mình và còn nhiều phẩm hạnh khác cần phải có:
1- Tình Thân ái
Tình thân ái bao gồm tình thương tất cả mọi người và là khả năng bày tỏ cảm tình nồng hậu với một người nào đó. Không phải cùng đi, cùng nắm tay nhau là chứng tỏ tình thân ái. Ở đây có nghĩa là các bạn muốn tặng cái gì tuyệt hảo nhứt của chính bạn.
Đôi khi chúng ta tự cảm thấy đối với vài người, chúng ta không thể cọng tác được, nhưng chúng ta cũng phải có cảm tình cùng tất cả. Chúng ta chưa có khả năng phản ứng tự động với người có cảm tình với chúng ta, chúng ta cần phải đáp ứng lập tức và trả lại cả trăm lần hơn mối cảm tình chúng ta đã nhận. Mặc dù người bày tỏ những cảm tình của họ với mình không phải làm như thế với ước vọng là được hồi đáp, nhưng về phần chúng ta, chúng ta phải đầy tràn tình thương; thay vì cho ra cái gì tuyệt hảo của mình, chúng ta lại vô tình chỉ nghĩ cho bản ngã mà thôi hoặc chỉ nghĩ đến bản tính của tình cảm là cùng. Ai ai cũng đều có tình thương, thậm chí như tình thương thấp nhứt là tình thương giới tính. Chúng ta phải đủ sức, đủ khả năng làm sáng tỏ tình thương như ngọn hải đăng không lay động trước bão tố hoặc là để nó chập chờn lắc qua lắc lại như lửa ngọn nến trước cơn gió !
Nếu chúng ta muốn đặt chân trên đường Đạo, ít nhứt là phải thật thận trọng lưu tâm đến nó, dầu có thể là bạn có cuộc sống rất cô đơn cũng vậy. Ở đời, ai ai cũng quan tâm đến việc mình phải thi hành và không ai nghĩ đến cá nhân khác.
Do đấy, nếu chúng ta không biết thích nghi với việc làm thì sẽ có người khác nhận lãnh việc, rồi ta sẽ tự cảm thấy mình bị lẻ loi. Vì vậy, ta cần phải thật lưu tâm. Đến lúc nào chúng ta dứt bỏ được đường đời và đã đi được nửa đường tâm linh chúng ta sẽ tự thấy có cảm giác hết sức cô đơn và chúng ta sẽ loại trừ các xúc động để không còn đau khổ. Như thế là chúng ta diệt trừ đóa hồng tươi đẹp (các cảm xúc) sớm quá, rồi chúng ta sẽ phải khởi công lại. Hãy canh chừng kỹ sự việc nầy, để tập chúng ta có thói quen hằng ngày, thì nên luôn luôn ban rải tình cảm thân ái.
2 - Sự Thanh khiết
Chúng ta phải hoàn toàn tuyệt đối trong sạch và càng tiến tới là càng phải trong sạch thêm lên. Phần đông chúng ta ước muốn được có cảm tình của những ai mà mình mến thương. Càng thương nhiều chúng ta càng phải kiểm soát kỹ lưỡng phàm nhơn của chúng ta, vì cảm tình mà ḥa lẫn với ích kỷ sẽ không còn tinh khiết nữa. Các tình cảm của chúng ta phải được hoàn toàn trong sạch nếu chúng ta muốn trở thành một hóa thân Từ Bi. Những gì vừa nói trên thật quá đơn giản và rõ ràng, tuy thế chúng ta có thể quên mất đi và chúng ta sẽ trở thành con người phức tạp cứ nghĩ đến trăm việc vô ích, vô dụng.
3 - Sự Thiện cảm
Nếu các bạn có cảm tình thật sự với ai đấy, tức các bạn có tình thân ái nó thúc giục các bạn biếu tặng người ấy món quà bạn có trong tay hay sẽ có. Dù không ai hỏi xin các bạn gì cả, ít ra các bạn hãy cho một cái nhìn thân mật, biểu lộ qua cử chỉ thiện chí và cách thế hành động của các bạn. Hãy luôn luôn có thái độ vừa kể để lúc nào trí nhàn rảnh thì tâm các bạn sẽ nhắc lại những việc phải làm ấy. Các hạnh kiểm kể trên có sẵn trong mỗi con người nhưng chúng ta đánh rơi mất cả cũng chỉ vì ích kỷ và tham vọng gây ra.
Cảm tình, kính trọng, nhiệt tâm tiếp nối kề nhau. Người nào có ít cảm tình thì thiếu kém luôn sự kính trọng, vì sự hảnh diện của y làm y không thể biết sự cao cả của người khác. Nếu các bạn nhận thức được việc ấy thì các bạn sẽ khao khát hướng dẫn và kiểm soát thân xác các bạn. Các bạn chưa từng thấy một bông hoa đầy cát bụi được lau sạch sau trận mưa gió hay sao ? Vườn hoa của chúng ta cần phải được nhổ cỏ, trở đất; thay vì làm những việc như thế, chúng ta tuôn rải chung quanh ta đủ thứ loại dơ bẩn.
4 - Tánh Thứ tự
Các bạn phải có thứ tự vì thứ tự tượng trưng cho tư cách của các bạn. Hãy ăn mặc đàng hoàng, sạch sẽ và có sức khỏe dồi dào để được giống như Đức Thầy. Tinh thần và trí óc cẩu thả chỉ đánh dấu sự thiếu kém ước mong thành người hữu ích. Nhưng ước vọng hay ý tưởng các bạn cũng không phải chỉ có ở bề ngoài hào nhoáng. Tôi muốn là người ăn mặc tử tế nhất vì Đức Thầy ăn mặc rất tử tế. Cách thức chúng ta chải tóc, lối chúng ta mang giày, dáng đi tướng đứng của chúng ta, mỗi chi tiết nhỏ nhặt đều có tầm quan trọng của nó. Ông C. W. Leadbeater quở trách chúng tôi khi chúng tôi không cột kỹ dây giày hay là đầu bù tóc rối. Chung qui, hiển nhiên là không thấy nó quan trọng nhưng mà nó thật quan trọng ở lúc khởi đầu,và còn quan trọng nhiều hơn các bạn tin tưởng nữa. Gìn giữ xác thể trong sạch và sức khỏe dồi dào để đáp lại tình thương của Đức Thầy. Tinh thần lẫn cả xác thể bạn tồn tại để làm dụng cụ cho Đức Thầy. Xác thể bạn cần có sự rung động, cần phải khoẻ mạnh và đồng thời cũng cần phải được nhạy cảm. Không nên để nó mềm yếu như cọng rau luộc, không dai bền. Lối sống, nụ cười, lời nói và hành động tất cả đều có sự quan trọng của nó. Chúng ta ước vọng đi đến đỉnh núi nhưng chúng ta còn chưa biết cột dây giày ! Các bạn muốn Đức Thầy đến gần bên chúng ta với cách nào, nếu tinh thần, tình cảm và toàn thân chúng ta giống như cơn gió lốc.
5 - Sự thích nghi
Chúng ta cần có thứ tự nhưng dù sao cũng không để rơi vào bất cập và cũng không nên thái quá. Phải có thứ tự nhưng không phải làm để cho người ta nói mình là người có ngăn nắp. Hãy xem chừng đừng để tâm trí bạn trở thành tù nhân của một xã hội không cải cách. Cần phải có tinh thần cởi mở và dễ uốn nắn hầu tiếp nhận các quan niệm và cảm hứng mới của Đức Thầy. Phần tình cảm thì cũng phải như thế nữa.
6 - Sự Thăng bằng
Chúng ta không có bắp thịt to và không có nghị lực để thành vĩ nhân. Chúng ta dễ bị chán nản rồi liền đấy lại hăng hái ngay. Hôm nay sự việc đến với chúng ta như thế nầy, rồi mai lại thế khác. Chúng ta nản chí dễ dàng; nhưng nản chí là kẻ thù không đội trời chung, cản ngăn không cho chúng ta đến với Đức Thầy. Chúng giống như đám mây đen che lấp mặt trời làm u ám cả phong cảnh, chúng ta cần phải dẹp bỏ chúng. Ngày nào chúng ta cảm thấy buồn tẻ và hiu quạnh, tức nhiên chúng ta tiến rất chậm, còn nếu chúng ta có thái độ đúng đắn, chúng ta sẽ vui vẻ và sung sướng
7 - Sự nhã nhặn
Chúng ta không giống người học làm sang, màu mè, lối sống trộn lẫn lộn các tình cảm tốt, xấu và lưng chừng, lẫn lộn tích cực và tiêu cực. Đức Thầy không muốn có người đệ tử như thế. Ngài tìm ở nơi khác còn có mẫu người tốt hơn. Ngài muốn một người biết suy nghĩ: “Tôi sẵn sàng trở thành tất cả cái gì như ý Ngài muốn”. Nếu các bạn có cái thái độ ấy, các bạn có gần hết các phẩm hạnh cần yếu. Người đệ tử chân thật tìm lấy bài học hay lời giáo huấn trong mỗi cụm mây, mỗi luồng gió ở bầu trời xanh và y đến gần Đức Thầy với lối ấy. Các bạn có biết chúng ta còn thiếu cái gì không, khi mà chúng ta để cho các sự việc nhỏ bé tự tiện đến quấy rầy chúng ta. Hôm trước Đức Thầy có mặt với chúng ta trong một lúc, như thế mà ít người trong chúng ta biết hay nhận ra được Ngài. Thói quen hủ lậu là chỉ một việc thôi mà chúng ta cứ lặp đi lặp lại mãi để tự gây cái khổ cho mình và cho các người khác, rồi do đó chúng ta không có khả năng để nhận ra được một Chơn Sư khi Ngài ở gần chúng ta. Vài người trong chúng ta cũng chưa có gì ở phần sơ khởi của các hạnh cần thiết cho người đệ tử. Tất cả chúng ta đều có việc phải xác định như học hỏi, như bố thí, có nghĩa là hiến dâng: như tình thương, sự hy sinh và tất cả những gì cao quí mà chúng ta có. Cần nên học hỏi điều Đức Thầy muốn chúng ta hiểu rõ và không nên bận tâm vào các sự việc vô ích. Khi đã thu nhặt các kho tàng quí báu đó, chúng ta có thể tự tin vào chính mình và chúng ta sẽ trở thành ngọn đuốc soi đường cho chúng ta. Tựa hồ như chúng ta có một vườn hoa tươi đẹp để lúc mệt mỏi có thể nghỉ ngơi ở đấy.
8 - Phép Nội quán
Chúng ta chưa học để phân tách xác thể và linh hồn, giữa cái gì đẹp và cái gì xấu mà chúng ta lại muốn đến gần Đức Thầy.
Một ngày chúng ta quên phân biện các việc ấy là ngày đấy mất đi, ta có sống nhưng không làm việc cho Ngài, ta chỉ sống để thỏa thích cái phàm ngã nhỏ bé và ích kỷ thôi.
Phải vun phân tưới nước để các hoa thi nhau đơm bông nở nụ, phơi bày phần phẩm hạnh quí nhứt của chúng với các màu tươi thơm cực đẹp ở vườn. Những phẩm hạnh nầy tiềm ẩn trong chúng ta chỉ thiếu sự lộ diện mà thôi. Phải làm sao cho vườn hoa càng ngày càng đẹp thêm lên, tuyệt mỹ, ai ai cũng đến tán thưởng khen ngợi. Hiện giờ thì chưa một ai bận tâm đến sự tồn tại của nó và biết bạn có hoa đẹp hay không. Vậy các bạn cần phải tách phần tâm linh, như vườn hoa tươi với các bông đẹp: gồm xúc động trong sạch, ý tưởng cao thượng, tình cảm đáng quí, rời khỏi phần ích kỷ của phàm ngã ta. Nếu chúng ta không tách riêng chúng ra thì sau nầy phải mất nhiều năm mới có tánh phân biện và cũng nhiều năm hành động mới thực hiện có kết quả. Hai việc nầy thật giản dị và rõ như ban ngày nhưng vì chúng ta quên hành động để nó phát sinh làm mất thì giờ và năng lực. Mỗi sự gắng sức đúng theo chiều hướng đều đưa chúng ta đến gần chơn lý hơn.
Chúng ta sẽ tới nơi thật nhanh nếu chúng ta chỉ chăm chú nhìn vào mục tiêu để tiến tới thay vì dạo chơi hay bực tức chịu đựng. Chúng ta bỏ phế việc phải làm, cứ từ từ buông rơi thả lỏng các cố gắng rồi một ngày kia là dứt hẳn. Các dịp may trôi qua không bao giờ tái diễn, nên học làm sao phải nắm vững các sự thay đổi liên tục của con người. Lúc Đức Chưởng Giáo (le Grand Instructeur) lâm phàm mà chúng ta cảm thấy mệt mỏi và biếng nhác thì chúng ta sẽ trở thành vô dụng. Bên ngoài trời đẹp, còn chúng ta thì ngồi trong nhà cửa đóng then gài. Tất cả chúng ta đều cùng chung một trường hợp, hôm nay thở bầu không khí trong lành rồi ngày mai lại tự giam kín mình giữa bốn bức tường chật hẹp.
Chúng ta ai ai cũng thông minh sáng suốt, nhưng sự thông minh sẽ vô dụng nếu chúng ta không học cách nâng cao mình lên trên phàm ngã và vượt khỏi giới hạn phàm nhơn. Chúng ta cần phải có sự ham muốn, có khả năng và một quyết tâm luôn luôn ở lại trong vườn hầu chăm sóc các hoa : Tình thương, Sùng tín và Phụng sự lúc nào cũng được tinh khiết không một bợn nhơ ích kỷ.
Giờ đây các thử thách lớn lao sẽ đến để biết tài năng ở mỗi người của chúng ta. Đây là lúc phải tận dụng tinh thần, xúc cảm hầu trông nom vườn hoa đẹp hơn, không ngày nào bỏ vắng và cũng không giây phút nào ngưng nghỉ. Nhổ cỏ, bón phân, càng tô điểm cho vườn hoa đẹp lên thì càng hấp dẫn thêm. Ở đây cái đẹp tùy thuộc ở mỗi người của chúng ta, vậy chớ để mất giây phút nào cả. Các bạn chưa rõ là có nhiều sự việc tuyệt vời được dành lại và chừa cho chúng ta. Mỗi lần chúng ta thiếu sự phân biện tức chúng ta không thấy cái đẹp của hoa vậy.
Rốt cuộc, chúng ta có mặt nơi đây là để phụng sự Đức Chưởng Giáo lúc Ngài lâm phàm. Nếu chúng ta biết vun trồng vườn hoa, chúng ta sẽ trở nên các đóa hoa tuyệt mỹ, ban rải hương thơm khắp nơi chúng ta đặt chân đến, bất luận ở đâu, dù ở Londres hay Adyar hay Sydney hay Pergine hay ở hang cùng ngõ hẻm hoặc ngoại ô nghèo nàn nào. Hãy gìn giữ vườn hoa thật tươi đẹp hầu trở thành nơi chính điện của thánh đường xứng đáng với Đức Thầy và là nơi để các bè bạn, thân hữu và thậm chí đến người cừu địch, có thể đến nhóm họp với một thái độ thành khẩn và tôn sùng.
HẾT
chương 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 cuối trang đầu trang krishnamurti
trang nhà l trang sách l bản tin l thiền học l tiểu sử l trang thơ l h́nh ảnh l bài vở
NHỮNG GIÁO HÓA VÀ THỰC HIỆN CỦA KRISHNAMURTI
Ba chục năm đầu tiên của đời sống ông Krishnamurti, ngoại trừ lúc thơ ấu, ông được giáo dưỡng và trưởng thành trong gia đình T.T.H. Việc giáo dục được gồm cả trong lúc bà Annie Besant và linh mục Leadbeater ở Adyar và lúc Krishnamurti sang Âu Mỹ cho đến năm 1929.
Cũng như các nhân vật phi thường khác lúc ấy tuy còn trẻ nhưng quan điểm tư tưởng của ông đã được biểu minh rành rẽ. Sự việc này được chứng tỏ qua các cuộc diễn thuyết, đàm luận, nhóm họp tu học mà ông đã giảng dạy. Chúng ta có thể tóm lược giáo lý của Krishnamurti vào vài hàng dưới đây: giải thoát các cưỡng chế liên quan về chủng tộc, quốc tịch, tôn giáo, giai cấp, tục lệ và luôn cả sự hủy diệt cái phàm ngã con người là một phản ánh rõ rệt sự ích kỷ, ông cũng đã khuyên nên kiên trì tìm chơn lý v.v… và cũng chỉ giáo cho chúng ta tự dùng trí tuệ, trực giác và nếp sống đạo đức để trở thành một con người tự do, nghĩa là tự mình quyết định, vạch lấy con đường tương lai của mình.
Hội T.T.H. tạo tình huynh đệ đại đồng, dạy làm điều thiện, quên mình, chống mê tín dị đoan, giúp con người tiến bộ mau chóng trên con đường tâm linh. Tự do gia nhập hội để khảo cứu, đối chiếu triết lý với tính cách khoa học, và hội viên cũng được hoàn toàn tự do rời hội cũng như khi gia nhập.
Hội T.T.H. trường phái do bà Blavatsky và ông Olcott thành lập, trụ sở ở Adyar, Ấn độ, đã cho chúng ta một kết quả cụ thể, hiển nhiên về giáo lý của hội chứ không phải việc mơ hồ. Vậy chúng ta cũng nên đặt câu hỏi, ai là người tìm gặp ông Krishnamurti lần đầu tiên ? Ai là người quyết định lo tương lai của Krishnamurti. Nhưng sau khi trưởng thành, ông Krishnamurti chấp nhận tiếp tục cọng tác hay không là sự tự do lựa chọn tương lai và trách nhiệm của ông. Một người sau khi tốt nghiệp được tự do chọn lựa nơi làm và cách thức làm để ứng dụng và phát huy điều đã học.
Tái bản các lời giáo huấn của Krishnamurti với nguyện vọng nhắc lại thời kỳ sơ khởi của đời sống một huấn luyện viên “Phụng Sự Nhân Loại” đã phải học những gì và kết quả thành tựu ra sao. Thiết nghĩ chúng ta cũng cần nên học lại những gì ông Krishnamurti đã học và chỉ dạy lại cho chúng ta là quá đầy đủ. Nếu chúng ta hành động đúng theo lời giáo huấn của ông thì chắc chắn là sự thành công sẽ được bảo đảm mỹ mãn. Rốt lại, chúng ta nên thành thật tự hỏi lấy mình có thực hành được những gì phải thực hành theo giáo lý trong quyển Dưới Chơn Thầy hay “Muốn vào hàng đệ tử Chơn Sư” chưa. Đây là khuôn vàng thước ngọc để noi theo, để đánh giá bản thân mình, dành cho những người chí nguyện, cho đệ tử hoặc bậc Điểm Đạo. Có lẽ chúng ta chẳng nên có ảo tưởng về mình mà “thả mồi bắt bóng” !
Chương 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 cuối trang đầu trang krishnamurti
Chú Thích
[1] Hội trưởng TTH
[2] nghĩa của từ, tùy trường hợp: không tốt, không đúng, không lành
[3] Vị giáo chủ Hồi Giáo.
[4] Hóa thân của Vishnou (Trimurti, Ba Thượng đế: Brahmâ, cai quản sự Sáng lập vũ trụ, Vishnou, quản lý nguyên tắc Bảo tồn và Shiva trông nom nguyên tắc Hủy diệt)
[5] con người có tinh thần già giặn (LDG)
HOME sách TIỂU SỬ BẢN TIN H̀NH ẢNH thIỀN BÀI VỞ THƠ gifts TẾT 2006 QUEST MAGAZINES