|
HOME NHẬP MÔN sách TIỂU SỬ BẢN TIN H̀NH ẢNH thIỀN BÀI VỞ THƠ gifts TẾT 2006 QUEST MAGAZINES
|
|
|
T̀M ĐẾN DƯỚI CHƠN THẦY
Thoạt tiên, khi đọc đến tựa bài này có lẽ cũng có người
nghĩ ngay tới việc là ta sẽ t́m đọc quyển DƯỚI CHƠN THẦY của Krishnamurti.
Nghĩ như vậy thật đúng, v́ đối với những hội viên Thông Thiên Học muốn tu
tâm dưỡng tánh để tiến hóa đều chấp nhận quyển Dưới Chơn Thầy là quyển sách
gối đầu giường của ḿnh, bởi nó là lời của Chơn sư dạy cho ông và ông luôn
thực hành theo mỗi ngày để đạt một kết quả to lớn đến vậy. Đọc những sách
khác, hay ngay chính bộ Giáo Lư Bí Truyền hoặc Nữ thần
T́m cuốn sách Dưới Chơn Thầy đọc là đă quí, và c̣n quí
hơn nữa là làm sao ĐẾN được DƯỚI CHƠN THẦY.
Vậy ĐẾN là phải có lúc khởi hành, ra đi, như thế ta mới
có ĐẾN. Nói thế, chúng ta không phải chỉ đọc, học, mà phải HÀNH nữa. Đây là
điều kiện tiên quyết của người học Đạo muốn có tiến bộ. Nghiên cứu bản đồ
chỉ có được sự hiểu và biết con đường và nơi đến, nhưng chỉ là hiểu biết
suông. Chưa đi đến, kiến thức cũng chỉ
là kiến thức và chúng cũng chỉ là dữ liệu nằm trong trí óc thôi. Do vậy,
bước đầu, ta phải có sự THỰC HÀNH. Như
thế, nếu chưa có thực hành th́ những kiến thức, hiểu biết của ta về giáo lư
chưa thể giúp ta ĐẾN được. Kiến thức đôi khi gây cho ta cái ảo tưởng là ḿnh
đă ĐẾN được rồi. Điều này sẽ có ư nghĩa thật trọng đại khi nói đến sự tiến
hóa, sự tiến bộ, tŕnh độ thật sự, đích thực của một con người.
Có ĐI th́ mới có ĐẾN được DƯỚI CHƠN THẦY. Không ĐI th́
tất cả chỉ là hăo huyền, ảo tưởng.
Khi ĐẾN DƯỚI CHƠN THẦY, ta sẽ được học trực trực tiếp như
Krishnamurti. Những điều ông học trong 15 phút rồi được viết lại trong vài
ḍng và những ḍng cô đọng ấy là quyển DƯỚI CHƠN THẦY của ta. Nhưng nếu ta
muốn được như thế th́ cũng phải có những điều kiện của nó. Đi đến được th́
cũng sẽ phải trải qua vô vàn gian khổ, mặc dù ta đă hiểu biết được con
đường, biết được những ǵ sẽ phải đối mặt để đi đến. Nếu không khởi đi th́
sự hiểu biết của ta cũng không giúp ta tiến bộ là bao nhưng lại c̣n dễ bị
gạt gẫm là ḿnh đă ĐẾN được rồi.
Khởi sự cho việc ĐẾN được DƯỚI CHƠN THẦY,
đầu tiên là quyển DƯỚI CHƠN THẦY cùa Krishnamurti và hổ trợ cho nó là những
sách sau: MUỐN VÀO HÀNG ĐỆ TỬ CHƠN SƯ của Krishnamurti, quyển SUY NGHĨ VỀ
QUYỂN DƯỚI CHƠN THẦY của G. S. Arundale và quyển Giảng lư DƯỚI CHƠN THẦY của
A. Besant và C. W. Leadbeater, quyển Những điểm chánh trong quyển DƯỚI CHƠN
THẦY và quyển TÔI HỌC DƯỚI CHƠN THẦY của Bạch Liên. Ta có bốn điều kiện quan
trọng được dạy là I. Phân Biện – II. Dứt Bỏ - III. Hạnh Kiểm Tốt – IV. Ḷng
Từ Ái. Tất cả những vấn đề có liên quan tới cuộc đời người đệ tử đều được
nhắc đến. Từ cách sanh hoạt của ba thể, điều lành điều dữ, phải hết sức ngay
thật, những phép thần thông, những ham muốn nhỏ nhen, sự nói hành, thói dị
đoan v.v. . . Trong quyển Toát Yếu DƯỚI CHƠN THẦY tác giả Bạch Liên viết:
“Dưới Chơn Thầy” dạy chúng ta bốn điều sau đây:
Lánh dữ.
Làm lành.
Rửa ḷng cho Trong sạch
Phụng sự với tính cách vô tư lợi.
Và:
Muốn Phụng Sự đắc lực và vô tư lợi th́ Hạnh Kiểm phải Thật Tốt.
·
Muốn cho Hạnh Kiểm Thật Tốt th́ phải Đoạn Tuyệt những sự ham muốn
quấy quá, thấp hèn.
·
Mà muốn Đoạn Tuyệt những sự ham muốn quấy quá, thấp hèn th́ phải biết Phân
Biện, tức là hiểu rơ cái nào dữ, cái nào lành; cái nào tà, cái nào chánh;
cái nào hữu ích nhiều, cái nào hữu ích ít.
·
Sống theo những lời dạy trong quyển “Dưới Chơn Thầy” tức là cầm vận mạng của
ḿnh trong tay và tương lai sẽ được bảo đảm.
·
Con
đường chúng ta phải đi để ĐẾN ấy là CON ĐƯỜNG CỦA NGƯỜI ĐỆ TỬ sẽ giúp ta đi
đến DƯỚI CHƠN THẦY.
Và không ǵ bằng ta hăy nghiên cứu quyển MUỐN VÀO HÀNG ĐỆ
TỬ CHƠN SƯ do chính Krishnamurti trả lời về
những đức tánh cần phải có trước khi
trở thành đệ tử nhập môn như sau đây:
1.
Vị tha
hay quên ḿnh
2.
Thật nhiều t́nh cảm cao quí
3.
Một t́nh thân thiện bao la
Và phương tiện duy nhất để đạt được sự tiếp xúc thật sự
và cá nhân với Đức Thầy là quên ḿnh.
Tới đây lại có những vấn đề khác hiện ra cho ta. Đó là
THẦY, ĐỆ TỬ và CON ĐƯỜNG CỦA NGƯỜI ĐỆ TỬ. Có những giai đoạn cho Người chí
nguyện tiến bước để được làm Đệ tử. Từ Đệ tử nhập môn, Đệ tử Chính thức, đến
Con của Thầy rồi mới hết giai đoạn làm Đệ tử để nhập lưu vào Thánh đạo.
Thánh đạo là một con đường dài dằng dặc để cho con người tiến bước. Đạt bốn
bậc Tứ thánh rồi giải thoát làm một vị Chơn tiên, con đường thật diệu vợi.
Thánh đạo là con đường, hành tŕnh mà một linh hồn phải trải nghiệm. Và
những điều vừa nêu đưa ta đến việc phải t́m biết về vấn đề người Đệ tử,
Thánh đạo và Chơn sư.
Để hiểu rơ những vấn đề này, trong giáo lư Thông Thiên
Học có nói đến một cách tổng quát nhưng chi tiết trong quyển CHƠN SƯ và
THÁNH ĐẠO của C. W. Leadbeater. CÁC CHƠN SƯ của A. Besant. Rồi cụ thể hơn ta
có hai quyển CON ĐƯỜNG CỦA NGƯỜI ĐỆ TỬ của A. Besant và CON ĐƯỜNG CỦA NGƯỜI
ĐỆ TỬ của Clara M. Codd. CHƠN SƯ và ĐỆ TỬ của Bạch Liên v.v. . .
Qua những quyển sách này,
ta sẽ biết rơ để giúp cho việc thực hành được dễ dàng. Dù qua trải nghiệm
của những người đă từng diện kiến và học hỏi với các Chơn sư hay chỉ dùng
những lư luận ta cũng phải chấp nhận việc có hiện hữu các Chơn sư, kể từ khi
bà H. P. Blavatsky tuyên bố là hiển nhiên. Ngoài rất nhiều công việc khác,
các ngài c̣n lo việc dạy dỗ các đệ tử để có thêm người phụ giúp vào công
việc của các ngài. Nhưng có một việc mà ta hay hiểu lầm là Chơn sư đă viết
sách để dạy dỗ. Lời của ngài dạy dỗ cho Krishnamurti chỉ được Krishnamurti
ghi tóm tắt lại thành ra quyển DƯỚI CHƠN THẦY chứ không do chính ngài viết
ra. Ta thấy điều này rơ ràng hơn trong quyển CHƠN SƯ và THÁNH ĐẠO của C. W.
Leadbeater. Nơi nói về Công việc của các Đệ tử, C. W. L có viết:
Các
Chơn sư không thể bỏ phế những công việc vĩ đại của các ngài để làm những
công việc thấp thỏi hơn và dễ dàng hơn như đă kể, nếu các ngài làm như thế
th́ toàn thể cơ tiến hóa sẽ bị thiệt hại không ít.
Đôi khi có vài người hỏi tại sao các Chơn sư không viết sách? Họ quên rằng
các Chơn sư đang đảm nhiệm cả một cuộc tiến hóa
của nhân loại trên thế gian. Các
ngài không thể bỏ công việc lớn lao đó để viết sách chỉ nói về một phần nào
đại cuộc nói chung mà thôi. Thật ra nếu Chơn sư có thời giờ để viết sách và
dùng hết năng lực của ngài vào việc đó th́ quyển sách ấy chắc chắn phải thật
hay hơn bất cứ quyển sách nào
của người thế gian viết. Ở đời nếu tất cả mọi việc đều để cho những người
toàn năng làm hết th́ chúng ta sẽ không có cơ hội sử dụng những khả năng của
ḿnh và đời sống của chúng ta ở thế gian sẽ không có ích lợi ǵ nữa.
Rốt lại, vấn đề ĐỆ TỬ, THÁNH ĐẠO và CHƠN SƯ sẽ được giải
quyết trong những quyển sách ta đă nghiên cứu. Chỉ c̣n lại việc là chúng ta
phải lên đường để T̀M ĐẾN DƯỚI CHƠN THẦY thôi.
Vậy nhất quyết là ta phải có sự khởi hành để ĐẾN DƯỚI
CHƠN THẦY và con đường duy nhất bắt buộc ta phải đi là CON ĐƯỜNG CÙA NGƯỜI
ĐỆ TỬ tức Thánh đạo, v́ nếu không được dạy dỗ th́ làm sao ta có được sự
thành công, bởi v́ theo lẽ thường học bất cứ điều ǵ ta cũng phải có Thầy
dạy, huống hồ cái học của ta là cái học tinh thần, cái học tâm linh. Một
lănh vực xa lạ với con người. Điển h́nh nhất, ta biết ngay cả trường hợp ông
C. W. L. được Chơn sư K.H. dạy dỗ rồi c̣n phải được Chơn sư D. K. trực tiếp
hướng dẫn thực hành nữa.
Tóm lại, T̀M ĐẾN DƯỚI
CHƠN THẦY là phải khổ công tu dưỡng. Khi người chí nguyện đă chuẩn bị đầy đủ
th́ Thầy sẽ đến dạy dỗ bởi v́ lúc ấy ta mới có đủ tŕnh độ để tiếp thu giáo
huấn một cách an toàn, c̣n bằng không th́ chỉ là ước mơ, ảo tưởng.
Để kết thúc những ḍng tản mạn này,
xin mượn lời của tác giả quyển Cơi NIẾT BÀN, là G.S. Arundale. (Đây là tác
phẩm ghi lại những hiểu biết, cảm xúc của tác giả về Niết Bàn). Có một lời
quả quyết độc đáo cho chúng ta. Để đạt cơi giới Niết Bàn cũng chỉ có một
cách duy nhất là thực hiện những điều trong quyển DƯỚI CHƠN THẦY dạy. Nơi
Chương V, trang 97 ông đă viết những ḍng sinh tử cho ta như sau đây:
“Chỉ
có mỗi một con đường, một con đường được tŕnh bày đơn giản nhất trong quyển
DƯỚI CHƠN THẦY, thể hiện những lời lẽ của một Đại Đạo sư do một Đệ tử ghi
chép. Ta cứ bắt đầu sống theo những huấn lệnh được đưa ra trong đấy th́ chỉ
cần mới bắt đầu thôi, chẳng bao lâu sau ta sẽ biết được Thiên đường là thế
nào. Mong sao không có ai khi đă biết được con đường mà lại c̣n quá điên rồ,
quá lười biếng không chịu đi trên con đường ấy”.
HOME sách TIỂU SỬ BẢN TIN H̀NH ẢNH thIỀN BÀI VỞ THƠ gifts TẾT 2006 QUEST MAGAZINES