Không Tôn Giáo Nào Cao Hơn Chân Lư

 HOME T̀M HIỂU  NHẬP MÔN  sách  TIỂU SỬ   BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN  BÀI VỞ  THƠ   gifts  TẾT 2006  QUEST  MAGAZINES

 

 

TOÁT YẾU “DƯỚI CHƠN THẦY”

Tác giả : BẠCH LIÊN
1974

TOÁT YẾU “DƯỚI CHƠN THẦY”

 

“DƯỚI CHƠN THẦY” DẠY ĐẠI ĐỊNH

Tầm Đạo là t́m những quyền năng biến đổi Con Người ra một vị Siêu Phàm, trước ngày giờ đă định sẵn cho nhơn loại trong Vũ trụ nầy, chớ không phải luyện tập những phép thần thông như sai thần, khiến quỉ, kêu mưa, hú gió, xuất vía, xuất hồn.

Quyền năng đó vốn ở trong ḿnh con người. Ấy là Tâm Thức phát triển càng ngày càng thêm rộng lớn và cao siêu.

Muốn mở mang Tâm Thức th́ trước nhứt phải lo Rửa Sạch Phàm Tâm, phải Tự Chủ, phải Khắc Kỷ, phải chế ngự ba Thể : Thân, Vía, Trí, phải Tinh Luyện chúng rồi lo Phụng Sự với Tấm Ḷng Vị Tha.

“Dưới Chơn Thầy” là một quyển sách Đạo quí báu nhứt trên đời, khuôn khổ tuy nhỏ mà những lời dạy trong đó có một tầm mức quan trọng và rộng lớn vô cùng. Nó nói một chút ít về mặt lư thuyết, nhưng đề cập rất nhiều về phương diện thực hành. Nó chỉ cho các bạn đọc giả biết những điểm chánh liên quan với nhau và rất cần thiết cho sự tu tâm luyện tánh như sau đây:

1) - Trời có một cái Cơ mà Cơ đó là sự tiến hóa. Vậy th́ Con Người sanh ra cơi Trần đặng tiến hóa.

2) -  Muốn tiến hóa phải dẹp những chướng ngại dựng lên đặng cản trở bước đường của Hành Giả.

3) - Những chướng ngại đó là những tánh xấu của ba Thể: Thân, Vía, Trí mà Phật Giáo gọi là Tam Độc: Tham, Sân, Si. Chúng là những ảo ảnh, án mắt Con Người không cho thấy sự thật.

4) - Phương pháp diệt trừ những chướng ngại là mỗi giờ, mỗi phút phải hết sức chú ư vào những Tư Tưởng, Ư Muốn, Lời Nói và Việc Làm đặng hướng dẫn chúng vào Con Đường Từ Thiện và Chơn Chánh hầu Phụng Sự được một cách Hữu Hiệu và Vô Tư Lợi.

5) - Thế th́ “Dưới Chơn Thầy” dắt quí bạn đi từ chỗ “Định” đến chỗ “Đại Định” và “Sống Thiền” bằng cách Hành Động mà quí bạn không ngờ vực chút nào.

Nói một cách khác “Dưới Chơn Thầy” dạy quí bạn “Tu” [1] trong Sự Hành Động ở giữa chốn Phồn Hoa Đô Hội, khỏi vào Chùa Tụng Kinh Niệm Phật.

6) - Có Hành Động quí bạn mới thấy rơ những chỗ khuyết điểm đặng bồi bổ, rồi lần lần trở nên khôn ngoan và cao thượng hơn trước.

7) - Như vậy “Đại Định” và “Sống Thiền” bằng sự Hành Động Khai Sáng cho quí bạn mau hơn là việc ngồi trầm tư mặc tưởng mỗi ngày 2 lần, mỗi lần nửa giờ, cả năm như vậy mà chung cuộc không đem lại kết quả tốt đẹp như Hành Giả mong muốn.

Nói cho đúng lư, dầu cho đọc cả chục quyển “Thiền Luận” và “Tịnh” vài chục năm mà không t́m ra Mối, không biết Định Trí, không biết Tư Tưởng và Ư Muốn Không Tốt do đâu sanh ra và Phương Pháp Sửa Trị chúng th́ cũng hoài công vô ích. Mới vừa ngồi xuống th́ Tâm đă loạn động, nhớ Đông, nhớ Tây, muốn làm cái nầy, toan bỏ cái kia, hối tiếc những việc đă qua và lo nghĩ những điều sẽ tới, quên phứt vấn đề chánh phải giải quyết đây. Rốt cuộc có thâu thập được cái chi tốt đẹp đâu mà gọi là Ngộ.

Một vị La Hán có nói: “Ai thật hành đúng một trăm phần trăm những lời dạy trong quyển Dưới Chơn Thầy th́ người đó sẽ là một vị Siêu Phàm”.

Không khác nào quyển “Thánh Ca Bhagavad Gita”, quyển “Dưới Chơn Thầy” dạy Karma Yoga, tức là Yoga của Con Đường Hành Động, những điều mà ai ai cũng có thể thật hành được, không nhiều th́ ít, nếu cố gắng và bền chí.

Quả thật, trong chu kỳ nầy, tự chủ là một việc cực kỳ khó khăn, nhưng không phải là không thế làm đặng, nếu con người cương quyết. “Chí công mài sắt, chầy ngày nên kim”.

Cho hay, nếu Đắc Đạo thành Chánh Quả dễ như trở bàn tay, th́ Ngôi vị Chơn Tiên không có giá trị ǵ hết.

TOÁT YẾU VỀ BỐN ĐỨC TÁNH

“Dưới Chơn Thầy” dạy chúng ta bốn điều sau đây:

Một là: Lánh Dữ.

Hai là: Làm Lành.

Ba là: Rửa Ḷng cho Trong Sạch.

Bốn là: Phụng Sự với tánh cách Vô Tư Lợi.

4 ĐỨC TÁNH: PHÂN BIỆN, ĐOẠN TUYỆT, HẠNH KIỂM TỐT VÀ PHỤNG SỰ VÔ TƯ LỢI ĐỀU LIÊN QUAN MẬTTHIẾT VỚI NHAU.

1) – Về Đức Tánh Phân Biện.

Trước nhứt, Con Người phải Tự Biết Ḿnh. Phải Biết Ḿnh là Chơn Thần, chớ không phải là Xác Thân hữu h́nh, hữu hoại nầy và cũng phải biết Con Người xuống Trần đặng tiến hóa. Muốn tiến hóa phải thực hành đúng theo Thiên Cơ. Phải lánh dữ và làm lành. Mà muốn làm lành th́ phải biết cái nào phải, cái nào quấy; cái nào tà, cái nào chánh; cái nào hữu ích nhiều, cái nào hữu ích ít. Tức là Phải Biết Phân Biện.

2) – Về Đức Tánh Đoạn Tuyệt.

Phân Biện được rồi mới tập dứt bỏ những cái giả tạm, những ư muốn đê tiện, thấp hèn, quyến rủ Con Người vào đường tội lỗi và buộc trói Con Người vào bánh xe Luân Hồi, từ kiếp nầy qua kiếp kia. Phải t́m Cái Vỉnh Viễn, Trường Tồn và loại ra những cái phù du, mộng ảo chỉ để dùng trong một kiếp người mà thôi.

Đây mới thật là Chơn Thành Đoạn Tuyệt.

3) – Về Hạnh Kiểm Tốt.

Phân Biện và Đoạn Tuyệt được rồi mới thấy: Muốn thành một người hoàn toàn th́ Tâm và Trí phải mở mang đầy đủ một lượt với nhau. Tư Tưởng, Ư Muốn, Lời Nói và Việc Làm phải ở dưới quyền điều khiển của Con Người. Chúng phải hết sức Chơn Chánh và hướng về Con Đường Từ Thiện. Nói một cách khác là Hạnh Kiểm phải Thật Tốt.

4) – Về Đức Tánh Phụng Sự.

Có Hạnh Kiểm Tốt rồi mới Phụng Sự đắc lực và vô tư lợi.

Tất cả những hành động phải xây dựng hạnh phúc cho nhân loại.

NÓI TÓM LẠI

Muốn Phụng Sự đắc lực và vô tư lợi th́ Hạnh Kiểm phải Thật Tốt.

Muốn cho Hạnh Kiểm Thật Tốt th́ phải Đoạn Tuyệt những sự ham muốn quấy quá, thấp hèn.

Mà muốn Đoạn Tuyệt những sự ham muốn quấy quá, thấp hèn th́ phải biết Phân Biện, tức là hiểu rơ cái nào dữ, cái nào lành; cái nào tà, cái nào chánh; cái nào hữu ích nhiều, cái nào hữu ích ít.

Sống theo những lời dạy trong quyển “Dưới Chơn Thầy” tức là cầm vận mạng của ḿnh trong tay và tương lai sẽ được bảo đảm.


[1] Tục rằng :

NHỨT TU THỊ.

NHỊ TU NON.

rất đúng.

Lăn lóc với đời mà giữ ḷng trong sạch, không bị Sắc, Tài, Danh, Lợi cám dỗ mới thật là Chơn Tu.

Trái lại, nếu chưa dập tắt lửa ḷng mà ẩn ḿnh nơi non cao động thẳm, không bị những sự thử thách khuấy rối th́ rất ung dung, tự tại. Tu như vậy rất dễ, nhưng khi trở ra thành thị th́ e cho sự vấp ngă sẽ khó tránh khỏi.

 

 HOME T̀M HIỂU  NHẬP MÔN  sách  TIỂU SỬ   BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN  BÀI VỞ  THƠ   gifts  TẾT 2006  QUEST  MAGAZINES