|
HOME NHẬP MÔN sách TIỂU SỬ BẢN TIN H̀NH ẢNH thIỀN BÀI VỞ THƠ gifts TẾT 2006 QUEST MAGAZINES
|
CON ĐƯỜNG CỦA NGƯỜI ĐỆ TỬ
(THE WAY OF THE DISCIPLE)
Tác giả :
CLARA M. CODD
Nhà Xuất bản Thông Thiên Học, Adyar, Madras 20, Ấn Độ
- năm
1964
|
|
Xin kính dâng mọi người tầm đạo trên khắp thế giới với những lời cầu chúc
tốt lành tŕu mến nhất.
“Miễn là chúng ta nói lên sự thật và bảo vệ nó vinh danh Thiên Chúa th́ ta
đâu có màng ǵ việc được hay mất cả thiên hạ. Đó là v́ kẻ nào thật sự dũng
cảm phục vụ Thiên Chúa trong mọi chuyện th́ kẻ ấy sẵn ḷng làm hết chuyện
này tới chuyện khác. Tôi không dám bảo ḿnh là cái loại người ấy mà chỉ mong
ước ḿnh sẽ đạt được như thế”.
Thánh TERESA ở
Những người phê b́nh có thể chỉ trích tôi là đă trích dẫn quá nhiều trong
quyển sách này. Nhưng tôi không xin lỗi về việc ấy. Những người minh triết
hơn đă phát biểu những điều gây cảm hứng cho tôi, thế là tôi cũng tŕnh bày
chúng cho người khác, hi vọng rằng chúng cũng gợi linh hứng cho họ. Do cứ đi
du hành miết trong nhiều năm cho nên tôi không truy nguyên được một vài câu
trích dẫn, nhưng tôi có thể đoan chắc với bạn đọc rằng chúng đều chân thực
và chính xác. Nếu có bạn đọc nào phát hiện ra được nguồn tham khảo chính xác
của chúng th́ xin báo cho tôi biết.
V́ thường xuyên tham chiếu tên tuổi của một số người cho nên tôi đă dùng chữ
đầu tiên để viết tắt ám chỉ Helena Petrovna Blavatsky, Charles Webster
Leadbeater, William Quan Judge và đôi khi cả Annie Besant nữa. Điều đó cũng
áp dụng cho những tác phẩm nổi tiếng như
Ánh Sáng Trên Đường Đạo, Tiếng Nói Vô
Thinh, Chí Tôn Ca, Giáo Lư Bí Truyền và Thư của các Chơn sư. Các trang
được trích dẫn từ hai tác phẩm cuối vừa nêu có trong những ấn bản trước.
MỤC LỤC
PHẦN I
HỘI ĐOÀN HUYNH ĐỆ NHỮNG CON NGƯỜI TOÀN BÍCH
Chương
I.
Bản chất của các Thánh sư
II.
Tri thức và Quyền năng trong Nội giới của ngài
III.
Một số Định luật của Hội đoàn Huynh
đệ Huyền bí
IV.
Các thành viên của Hội đoàn Huynh đệ mà người ta có ít nhiều biết tới
V.
Những Mối liên kết Bất diệt
VI.
Con đường Khoa học Bí nhiệm
PHẦN II
GIAI ĐOẠN LÀM ĐỆ TỬ
Tiết 1: Những Phẩm tính Bước
đầu.
I.
Động cơ thúc đẩy Đúng đắn
II.
“Thành thật và Vị tha”
III.
Can đảm và Quyết tâm
IV.
Trí tuệ
V.
Nhận thức Tinh thần
Tiết 2: Những Phẩm tính để được Điểm đạo
I.
Viveka – Giác ngộ
II.
Vairagya – Thăng bằng giữa các Cặp Đối đăi
III.
Shatsampatti – Sáu viên Ngọc quí của
cái Trí
1.
Sama: Kiểm soát được cái Trí
2.
Dama: Kiểm soát được Hành động
3.
Uparati: Để mặc cho người khác Tự biểu biện
4.
Titiksha: Để cho diễn biến theo Tự nhiên
5.
Samadhana: Toàn tâm toàn ư
6.
Shraddha: Đức tin
IV.
Mumukshatva – Hiệp nhất với mọi Sinh linh
V.
Điểm đạo
PHẦN III
PHỤC HỒI CÁC BÍ PHÁP
I.
Các Trường Bí truyền trong Quá khứ
II.
Sự Phục hồi các Bí pháp trong Tương lai
III.
Sự trở lại của các Pháp sư
Lời Bạt
Phụ Lục
PHẦN I
HỘI ĐOÀN HUYNH ĐỆ NHỮNG CON NGƯỜI TOÀN BÍCH
CHƯƠNG I
BẢN CHẤT CỦA THÁNH SƯ
H. P. Blavatsky đă phụng sự cho thế gian măi măi không thể tính toán được.
Bà đă phục hồi cho thế giới Tây phương tri thức về sự tồn tại của NHỮNG CON
NGƯỜI TOÀN BÍCH. Đông phương đă quên đi mất cái truyền thuyết lờ mờ và dài
đằng đẵng qua bao nhiêu thời đại về các đấng cao cả Rishis và Gurus. Đối với
con người mang nhiều hoài băo nhưng lại ưa xao lăng th́ không một lời lẽ nào
có thể ngụ ư được tầm quan trọng của tri thức ấy. Tôi chỉ có thể miêu tả
điều đó ngụ ư ra sao đối với tôi. Cách đây nhiều năm dài dằng dặc, lần đầu
tiên vào tuổi thanh xuân, tôi đă nghe thấy nó ngay sau khi cha tôi mất và
tất cả chúng tôi đều đi sang sống ở Thụy sĩ, tại thành phố lịch sử Geneva.
Một người bạn dẫn tôi tới nhà của vị Tổng lănh sự người Nga là Bá tước
Prozor để nghe diễn thuyết của Đại tá Henry Steel Olcott, vốn là một trong
các Sáng lập viên của Hội Thông Thiên Học. Tôi sẽ chẳng bao giờ quên được
cái buổi chiều hôm ấy bởi v́ nó làm thay đổi toàn bộ lộ tŕnh sinh hoạt
tương lai của ḿnh. Tôi chẳng biết ǵ về giáo huấn hoặc triết lư Thông Thiên
Học. Từ lâu rồi tôi đă bỏ Giáo hội Ki Tô và tự coi ḿnh là kẻ theo thuyết
Bất khả tri. Thế nhưng, khi tôi nghe Đại tá mô tả năm vị Thánh sư mà cá nhân
ông đă gặp bằng xương bằng thịt th́ tôi biết, không c̣n nghi ngờ ǵ nữa, là
ông đang nói thật. Trọn cả linh hồn tôi đáp ứng và tôi tự nhủ “Cố nhiên phải
có những người minh triết biết hết về cuộc đời và liệu nó đưa chúng ta đi
tới đâu”. Thế là tôi quyết định ngay rằng tôi sẽ chẳng bao giờ chùn bước cho
tới khi nào đă t́m được những người minh triết mặc dù phải tốn mất trọn cả
cuộc đời.
Đặc biệt có một đấng mà tâm hồn tôi hưởng ứng ngay tức khắc, cái sự trung
kiên ấy chưa bao giờ lung lay măi từ cái ngày xa xưa ấy cho đến nay. Đại tá
và ba người khác nữa đến tham quan Đền thờ Hoàng kim của những người Sikh
hiếu chiến ở
Lúc đó là khởi đầu của một cuộc đời hoàn toàn mới đối với tôi và nó xác định
trọn cả lộ tŕnh sinh hoạt tương lai của tôi. Chẳng bao lâu sau đó tôi gia
nhập Chi bộ Chánh Pháp ở Geneva
và khẩn cầu vị Chi Trưởng c̣n trẻ tuổi hăy cho tôi biết nhiều hơn nữa về các
Chơn sư Minh triết, lúc bấy giờ tôi gọi các ngài như vậy. Vào buổi sơ khai
của Hội th́ các ngài được gọi là Mahatmas, một thuật ngữ Bắc phạn có nghĩa
là “đại hồn”. Vị Chi Trưởng lắc đầu bảo rằng: “Chúng tôi chẳng bao giờ nói
tới các ngài”. Điều này cho thấy có sự khác biệt rất nhiều thái độ của hội
viên thời nay và lúc bấy giờ.
Măi cho tới khi chúng tôi trở về nước Anh, gặp gỡ bà Marie Russak và ông
James I. Wedgwood th́ cuối cùng ḷng mong muốn nhiệt thành của tôi mới được
thỏa măn. Sau đó không lâu th́ tôi được một trong những người bạn lớn nhất
mà tôi đă từng có, ông Joseph Bibby được biệt phái tới Adyar; ở đó tôi bắt
đầu hiểu biết trọn vẹn hơn về các ngài. Mỗi buổi chiều tối sau một ngày làm
việc, tất cả chúng tôi tụ tập lại trên “Nóc nhà” – khoảng không gian giữa
hai ṭa nhà chính của Tổng hành dinh – và bà Besant cùng với ông Leadbeater
(lúc bấy giờ ông đă là như vậy) trả lời những câu hỏi mà chúng tôi viết ra.
Như tôi có nói ở đâu đó, ông Leadbeater có thể khiến cho người ta rất thú vị
hài hước, nhưng một khía cạnh khác của ông lại rất thâm trầm kỳ diệu. Suốt
đời tôi chưa bao giờ nghe ai khác mô tả các Chơn sư Minh triết một cách đẹp
đẽ, kính cẩn và thuyết phục bằng ông ấy. Đôi khi sau những buổi họp như thế,
toàn thể chúng tôi như ở một thế giới khác siêu trần thế đến nỗi chúng tôi
không thể nói nên lời. Tôi có nhớ nhiều lần khi chúng tôi im lặng cùng nhau
đi xuống băi biển rồi ngồi ở đó trong một tiếng đồng hồ, chẳng nói năng ǵ
trước điều kỳ diệu ấy.
Thế nhưng có hai lỗi lầm mà các hội viên thỉnh thoảng mắc phải, một lỗi
thường xảy ra ở phương Đông, c̣n lỗi kia thường xảy ra ở phương Tây. Ở
phương Đông người ta đă từng hỏi tôi các Chơn sư có phải là những thần linh
cao cả như Vishnu hoặc Shiva chăng. Thế giới phương Tây lại đôi khi đi tới
kết luận rằng các ngài là “những người tiếp dẫn vong linh”. Ngay cả Đại tá
Olcott thoạt tiên cũng có ấn tượng như vậy về các ngài, có lẽ do sự thật là
ông gặp bà Blavatsky lần đầu tiên ở buổi lên đồng của Thần linh học mà ông
được cử tới đó để phúc tŕnh. Chơn sư Morya có viết thư cho ông với lời lẽ
sau đây: “Huynh đệ ơi, ta không phải là một vong linh đă thoát xác, ta là
một người c̣n sống; một ngày nào đó chính con cũng được dành cho những quyền
năng giống như thế nhờ vào Chi bộ của chúng ta trao truyền” (Hồi
Kư của Đại tá Olcott, I. trang 237).
Chơn sư không phải là một “thần linh”, cũng chẳng phải là một “vong linh
tiếp dẫn”. Thật vậy, sau này tôi sẽ chứng tỏ rằng ngài chẳng dính dáng ǵ
tới bất cứ dạng giao tiếp Thần linh học nào. Ngài là một con người, mặc dù
là một con người phát triển rất trọn vẹn, ở mức tiến hóa vượt xa hơn hẳn so
với mức của hầu hết chúng ta. Trong hành tŕnh tiến hóa dài dằng dặc của ta,
hiện thể tâm thức đầu tiên được phát triển là thể xác. Các giống dân rất sơ
khai phần lớn đều tham gia vào điều ấy. Giống dân Atlant thời xưa phát triển
cảm giác và xúc động mà hiện thể là thể vía tức thể thông linh. Giống dân
chiếm ưu thế thời nay là dân Aryen đang tham gia vào việc phát triển thể trí
và như vậy đang ở một mức nguy hiểm nào đấy v́ trong nhiều trường hợp cái
trí đang phát triển ắt vượt lên trước và có một số trường hợp lại phong bế
bản chất tâm linh mới nảy sinh. Một Chơn sư có nói tới nền văn minh của
chúng ta là nền văn minh “dựa độc quyền vào trí năng”. (Thư
của Chơn sư gửi cho A. P. Sinnett, trang 214. ấn bản kỳ nh́, năm 1948).
Trong một bức thư khác ngài có viết: “Thế th́ ở mức này, thế giới đầy dẫy
những thành quả của hoạt động trí năng c̣n
tâm linh lại suy đồi”. (Thư
của Chơn sư gửi cho A. P. Sinnett, trang 88).
Đây là mức trong quá tŕnh tiến hóa đi lên của ta mà ta đă đạt được và ta
rất dễ dàng thấy rằng thời nay sự thật trong phát biểu của H.P.Blavatsky cho
thấy cái trí không được tinh thần soi sáng th́ quả thực là ma quỉ nơi con
người. Nếu ta vượt qua cái mức nguy hiểm này mà không gây ra bất kỳ thảm họa
đè bẹp nào th́ ta sẽ dọn đường cho Căn chủng thứ Sáu vị lai, là giống dân
đầu tiên thật sự sáng suốt và mang tính tâm linh sinh ra trên hành tinh này.
Ta có thể quan sát thấy cũng diễn tŕnh ấy trong cuộc đời của một đứa trẻ mà
sinh hoạt trước khi chào đời cũng trải qua các loại h́nh tiền nhân loại.
“Thiên nhiên đi theo cùng một lối ṃn từ việc ‘sáng tạo’ ra một vũ trụ xuống
măi tới việc tạo ra một con muỗi”. (Thư
của Chơn sư gửi cho A. P. Sinnett, trang 70). Mọi người đều suy tư, cảm
xúc và hành động, đó là những cực nhân loại của Minh triết, T́nh thương và
Quyền năng Thượng Đế thuần khiết trong Vũ trụ. Nơi đứa trẻ sơ sinh cũng như
con người sơ khai th́ trước hết là hành động. Mọi người đều biết hoạt động
không ngừng của một đứa trẻ. Thế là y càng ngày càng bước vào tiếp xúc với
thế giới vật lư xung quanh ḿnh. Về sau th́ bản chất xúc động của y mới mở
ra rồi đến quyền năng trí tuệ trọn vẹn của ḿnh. Nếu ta muốn tiếp tục phép
so sánh tương tự ấy th́ ta có thể đối chiếu bước đầu ngự trị của tinh thần
với cái đức tính tổng hợp mà thời xưa gọi là minh triết.
Thế nhưng trong đại gia đ́nh nhân loại cũng như mọi đơn vị nhỏ bé của một
gia đ́nh cá nhân th́ chẳng ai có cùng tuổi với ai. Trong gia đ́nh nhân loại
không có ai cùng một tuổi của linh hồn. Một số người xuất lộ từ giai đoạn
đầu tiên được tiêu biểu bởi Căn chủng thứ Ba; nhưng người khác xuất lộ từ
giai đoạn thứ nh́ được tượng trưng bằng Căn chủng thứ Tư và nhiều người xuất
lộ trong giai đoạn thứ ba với nhiệm vụ đặc biệt của Căn chủng thứ Năm. Điều
này có nghĩa là trong khi chúng ta đă phát triển thể xác, hầu như tới mức
giới hạn khả năng của nó và phần đông chúng ta cũng đă phát triển tốt đẹp
bản ngă thông linh tức thể vía, trong nhiều trường hợp có thể hoạt động
thoải mái tách rời khỏi đối phần vật chất thể xác th́ ta vẫn c̣n chưa nối
kết hai tâm thức lại với nhau sao cho khi trở về với óc phàm, ta chỉ có thể
ghi khắc lên nó những kư ức mơ hồ và những biểu tượng chưa giải thích được
về một thế giới tinh vi hơn hầu như khôn tả.
Một số chúng ta cũng đă phát triển hiện thể tâm thức trí tuệ và thậm chí có
thể hoạt động trong đó độc lập với hai hiện thể kia cho dẫu ta không c̣n
“nhớ lại” được khi trở về với thể xác. Nhưng cho đến nay bản ngă thiêng
liêng của ta, tự ngă tâm linh của ta hầu như c̣n chưa được thức tỉnh, mặc dù
gần hết mọi người đều tiếp nhận được những lời tâm sự về “tính bất tử” xuất
phát từ cái cốt lơi sâu thẳm ấy trong bản thể của ta.
Chơn sư, Thánh sư đă phát triển hết
các hiện thể tâm thức của ḿnh và có thể hoạt động trọn vẹn trong mỗi hiện
thể tâm thức; hơn nữa, ngài c̣n nối kết được các tâm thức khác lại sao cho
ngài có thể hoạt động lên xuống
và đôi khi cùng một lúc tùy ư giữa các loại tâm thức ấy. Ngài không cần giữ
lại một thể xác nhưng một số trong Quần Tiên Hội vẫn giữ lại thể xác để tiếp
xúc với chúng ta trên cơi tồn tại này cũng như nơi nội giới và trợ giúp
chúng ta trong chừng mực của định luật thuộc thế giới của ngài cho phép như
vậy. Nhưng ngài vẫn là một con người minh triết, đầy quyền năng, từ bi và
thông cảm mặc dù có dáng vẻ như một con người trong chúng ta.
Tôi đă nhiều lần nghe ông Leadbeater mô tả những đặc trưng tổng quát của
ngài. Có một ngày ông bảo chúng tôi rằng: “Giả sử một Chơn sư sắp bước vào
căn pḥng này, điều này có khả năng nhưng không chắc chắn lắm. Bạn sẽ thấy
điều ǵ? Xét theo bề ngoài th́ bạn ắt chẳng thấy điều ǵ khác với chúng ta
v́ Chơn sư vẫn c̣n là một người.
Nhưng bạn ắt thấy một nhân vật trông thật rực rỡ, có tư cách, không nói
nhiều điều. Ngài ắt không có bệnh tật hoặc dị dạng v́ từ lâu rồi ngài đă
khắc phục được những Nghiệp báo như vậy và v́ ngài hiểu biết những định luật
về sức khỏe nhiều hơn chúng ta. Ông C.W.L. tiếp tục nói: “Tôi nghĩ rằng điều
khác nhau nhiều nhất ắt ở nơi ánh mắt biểu lộ của ngài”. (Có người nào đó đă
từng bảo rằng đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn. Sự phát triển huyền bí bộc lộ
qua đôi mắt cũng như qua âm sắc của giọng nói. Tiến sĩ Besant đă từng bảo
chúng tôi rằng quá khứ chúng ta biểu lộ qua miệng, c̣n tương lai biểu lộ qua
mắt).
Ông C.W.L. tiếp tục nói: “Có ba điều mà bạn ắt thấy qua đôi mắt của Chơn sư.
Trước hết bạn ắt thấy một tầm nh́n với mục đích rất cao, v́ tư tưởng của
Chơn sư bao giờ cũng bận bịu với những diễn biến lớn lao trên thế giới và
ngài chẳng bao giờ nghĩ tới bản thân. Điều này khiến cho mắt ngài lóng lánh
như sao và có tầm nh́n xa trông rộng. Thế rồi bạn ắt cũng thấy một ánh mắt
đầy ḷng hảo ư v́ Chơn sư cốt yếu là một người rất tử tế. Nhưng bạn đừng
tưởng rằng ngài rất nghiêm trang và không có óc hài hước. Ngài chẳng bao giờ
nói đùa một cách không tử tế hoặc khó chịu, mặc dù ngài đôi khi có thể chọc
nách một chút đối với một đệ tử nào tỏ ra quá nghiêm nghị”. (Điều này nhắc
tôi nhớ tới một phát biểu của Tiến sĩ Arundale rằng chúng ta không thể
nghiêm trọng hóa quá đáng cuộc đời, nhưng chúng ta có thể tự ḿnh quá nghiêm
nghị). Ông lại nói tiếp: “Thế rồi bạn ắt thấy một cái nh́n rất an b́nh sâu
sắc và không thể lay chuyển được bởi v́ Chơn sư biết rất rơ rằng rốt cuộc
th́ mọi người trong chúng ta đều sẽ trở về nhà”. (Ḍng sông lờ đờ nhất cũng
ngoằn ngoèo uốn khúc an toàn rồi đổ ra biển ở đâu đó). “Ngài ắt không nghi
ngờ ǵ về bất cứ điều nào khác, nhưng với ḷng từ bi ngài vẫn muốn cho chúng
ta tiến nhanh hơn một chút và không tự ḿnh gây chướng ngại cho ḿnh trên
đường đi”.
Có một điều ǵ đó giống như t́nh mẹ thương con đối với thái độ của một người
toàn bích xét đến thế gian. Cả Đức Phật lẫn Đức Ki Tô dùng dụ ngôn một con
gà mái với đàn gà con để miêu tả điều ấy. Kinh điển có chép rằng một ngày
kia Đức Thế Tôn nói với các môn đồ: “Bậc Như Lai sốt ruột quan sát đàn con
dại và tŕu mến chăm sóc cho chúng nh́n ra được sự thật. Khi một con gà mái
có tám – mười hoặc mười hai cái trứng để ấp ủ cho đúng mức th́ trong ḷng nó
nảy sinh ước muốn ‘ôi mong sao lũ gà con của ta sẽ dùng móng vuốt và mỏ của
ḿnh mổ toang cái vỏ trứng rồi xuất lộ an toàn trong ánh sáng’. Thế mà mọi
con gà con nhỏ nhoi ấy chắc chắn sẽ mổ cái vỏ trứng ra để xuất lộ an toàn
trong ánh sáng”. (Phúc âm của Đức
Phật, Tiến sĩ Paul Carus).
Đấng Ki Tô cũng dùng dụ ngôn ấy khi ngài than thở về số phận sắp tới của
thành
Ngài là một con người giống như chúng ta, khoác lấy một thể xác và sống một
sinh hoạt trên cơi trần. Thế nhưng ở nội giới, ngài vô cùng vượt xa chúng ta
về tŕnh độ phát triển và quyền năng. Khi ở trong thể xác, sự phát triển ấy
bộc lộ ra kém nhất. Xét về nhiều mặt th́ thể xác là một thứ cồng kềnh vướng
víu, hạn chế ngài. Thế nhưng ngài vẫn khoác lấy thể xác v́ lợi ích của chúng
ta, bằng không th́ ngài được tự do rồi. Khi ở trong thể xác cũng có khi ngài
mắc phải lầm lỗi mà chính ngài cũng đă xác nhận. Muốn ít nhiều không thể sai
lầm th́ ngài phải hiển lộ những quyền năng nội tâm của ḿnh. “Bạn thân mến,
chúng tôi không phải là những bậc “đại thánh” không thể sai lầm và tiên tri
được mọi thứ vào bất cứ lúc nào trong ngày: không ai trong các bạn đă học
được cách nhớ nhiều như thế”. (Thư
của Chơn sư gửi A. P. Sinnett, trang 364). Và ngài bảo rằng để hiển lộ
hết quyền năng Thánh sư trọn vẹn của ḿnh th́ ngài phải rời bỏ hoặc làm tê
liệt (nghĩa là phải chuyển sang trạng thái xuất thần thâm sâu – chú thích
của tác giả) thể xác của ḿnh.
Vốn là một người (không cách xa lắm) tŕnh độ cao siêu của Chơn sư, Chơn sư
K. H. cũng phát biểu như sau: “Bạn thân mến, người ta không hoàn toàn c̣n là
một người nữa mà cũng chẳng mất
đi tư cách của ḿnh khi đang là một
Thánh sư”. (Thư của Chơn sư gửi
A. P. Sinnett, trang 427). Cũng giống như con người, Chơn sư vẫn có
những luyến ái và ưa chuộng của con người mặc dù càng tiến xa trên Con đường
Huyền bí th́ ngài càng ít có khuynh hướng này. Ta phải nhớ rằng bản thân các
Chơn sư vẫn c̣n đang tiến hóa và tuyệt nhiên vẫn chưa đạt tới giai đoạn phát
triển khả hữu trong
Có một bức thư kỳ diệu mà Chơn sư M. viết cho ông Sinnett thay mặt cho Huynh
đệ của ḿnh là K.H. trong khi Chơn sư K.H. vắng mặt v́ đang trải qua quả vị
Đế quân. Nó thật tuyệt vời và cho thấy rơ xiết bao mối liên kết sâu sắc và
t́nh luyến ái nồng thắm gắn bó linh hồn của hai Chơn sư chịu trách nhiệm
chính về việc linh hứng thành lập Hội Thông Thiên Học mà tôi sẽ trích dẫn
phần lớn từ đấy.
Chơn sư M. không thích viết thư và cũng không giỏi tiếng Anh lắm, nhưng khi
Huynh đệ thân thương của ḿnh, ngài thường gọi là “huynh đệ thánh thiện” –
sắp đi ẩn cứ trong ba tháng để đạt quả vị Đế quân th́ Chơn sư K.H. có yêu
cầu huynh đệ M. của ḿnh phụ trách dùm những người liên lạc thư tín với ḿnh
trong khi ḿnh vắng mặt. Chơn sư M. có viết: “Khi quyết định đi ‘ẩn cư’, lúc
ra đi ngài có khẩn cầu ta: ‘Liệu bạn có để mắt tới công việc của tôi chăng,
liệu bạn có để cho nó đổ vỡ chăng?’ Ta đă hứa. Điều quan trọng là ta đă hứa
với ngài vào lúc ấy! Có một địa điểm nào đó không được nhắc tới đối với
người ngoài khi một cây cầu lắt lẻo với những cọng cỏ đan bện vào nhau được
bắc qua một vực sâu c̣n bên dưới là ḍng thác cuồn cuộn chảy. Thành viên can
đảm nhất của câu lạc bộ leo núi Alpe cũng chẳng dám đi qua v́ nó lắt lẻo như
một mạng nhện, có vẻ như bị thối
rữa và không tài nào băng qua được. Thế nhưng không phải như vậy đâu, kẻ nào
dám thử thách và thành công – y ắt thành công nếu quả thật y được phép - ắt
bước vào một thung lũng có phong cảnh đẹp mê ly đối với một người ở chốn
chúng ta và một số những người
trong đám chúng ta th́ không có
một thông điệp nào hoặc biên bản nào được ghi lại trong đám các nhà địa lư
Âu Tây về nơi ấy. Chỉ cách tu viện Lạt ma xưa cũ với khoảng cách ném một
tảng đá là một tháp cổ sừng sững bên trong ḷng nó có biết bao nhiêu thế hệ
Bồ tát đă thành chánh quả. Chính ở đây người bạn đang sống mà như đă chết
của con tạm yên nghỉ trong lúc này – huynh đệ của ta ơi, đó là ánh sáng của
linh hồn ta . . .” (Thư của Chơn sư
gửi A. P. Sinnett, trang 219). Mức độ sâu sắc trong t́nh yêu thánh thiện
của Chơn sư M. đối với huynh đệ K.H. của ḿnh thật rành rành qua những lời
khác mà ngài viết cho ông Sinnett: “Thậm chí gió trong sa mạc cũng không
khiến ta lắng nghe một lời nói th́ thào chống lại người hiện nay đang tạm
yên nghỉ” (Thư của Chơn sư gửi A. P.
Sinnett, trang 375).
Quyền năng bác ái của một Chơn sư vốn vô cùng thuần khiết và vị tha hơn, và
ít mang tính chiếm hữu hơn so với chúng ta. Chơn sư K.H. có viết: “Trong khi
khả năng quan sát mà một số chúng ta có được theo tŕnh độ của ḿnh chắc
chắn mang lại một tầm nh́n rộng lớn hơn, một tính nhân bản, vô tư đậm nét và
quăng bác hơn đối với toàn thể nhân loại cũng như tất cả chúng sinh, thay v́
tập trung và giới hạn t́nh luyến ái của ḿnh vào một giống người được ưu ái
– thế nhưng ít người trong chúng ta cho đến nay giải thoát ḿnh khỏi ảnh
hưởng của mối liên hệ trần tục đến mức không thụ cảm được ở nhiều mức độ
khác nhau đối với những vui sướng, xúc động và quyền lợi cao siêu của cộng
đồng nhân loại. Cho đến khi sự giải thoát tối hậu đă tái hấp thụ được
Chơn ngă th́ nó ắt
phải ư thức được về những sự đồng
cảm thuần khiết nhất được khơi dậy do những tác động thẩm mỹ của nghệ thuật
cao cấp; những sợi dây mềm mại nhất của nó vẫn đáp ứng với lời kêu gọi của
những ràng buộc cao quí nhất và thánh thiện nhất nơi
con người. Dĩ nhiên càng tiến gần
tới đích giải thoát th́ điều này càng ít xảy ra cho đến khi đạt tới đỉnh cao
th́ mọi xúc cảm cá nhân thuần túy của con người – những liên hệ máu mủ và
t́nh bạn, ḷng yêu nước và ḷng ưu ái chủng tộc – mọi thứ đều biến mất để
ḥa lẫn vào một xúc cảm nhất như đại đồng thế giới, xúc cảm duy nhất chân
chính và thánh thiện, xúc cảm duy nhất vị tha và Vĩnh hằng – đó là T́nh
thương, T́nh Bác ái Bao la đối với nhân loại –
xét Chung”.(Thư
của Chơn sư gửi A. P. Sinnett, trang 32)
Cũng trong bức thư này Chơn sư tiếp tục nói: “Ta vẫn c̣n bị thu hút về phía
một số người hơn là về phía những
người khác, và ḷng nhân ái . . . chưa bao giờ làm thui chột nơi ta, hoặc là
sự ưu ái cá biệt về t́nh bạn, t́nh thương – đối với người thân cận của ḿnh
– hoặc xúc cảm nồng thắm t́nh yêu nước đối với tổ quốc mà ta đă nhập thể lần
cuối cùng trong đó” (tức nước Ấn Độ, chú thích của tác giả) (Thư
của Chơn sư gửi A. P. Sinnett, trang 33).
Như vậy, Chơn sư là một người rất huy hoàng, đáp ứng rất trau chuốt với mọi
sự dễ thương cả về tâm hồn lẫn thể xác. Tôi đă từng một lần nghe ông C.W.L.
bảo rằng các ngài là những vị quân tử nhất – theo nghĩa chân chính của từ
ngữ này – đă từng tồn tại. Ta có thể coi các ngài là những bậc Huynh trưởng
thân thương và kỳ diệu. Cũng giống như một người em c̣n nhỏ thường sùng bái
một người anh cả như một bậc anh hùng, cũng vậy ta có thể ngưỡng mộ và hoàn
toàn tin cậy vào các bậc Huynh trưởng. Đó là v́ các ngài quả thật vô cùng
đáng tin cậy xét về ḷng vô ngă mà Chơn sư D.K. đă bảo rằng đó chính là t́nh
thương toàn bích, sự thông cảm, từ bi và kiên nhẫn của các ngài, ḷng trung
kiên với những định luật trong thế giới của các ngài – đó là “những định
luật bất di bất dịch mà không ai có thể lùi bước một khi mệnh lệnh đă được
thốt ra” (Thư của Chơn sư gửi A. P.
Sinnett, trang 351) – c̣n đối với những lời quân tử nhất ngôn th́: “Ta
không dám hứa v́ ta chưa bao giờ nuốt lời” (Thư
của Chơn sư gửi A. P. Sinnett, trang 286), ḷng biết ơn của ngài th́:
“Chúng ta không có thói xấu là bội bạc”. (Thư
của Chơn sư gửi A. P. Sinnett, trang 9) cũng như sự ngay thẳng và chân
thành của các ngài. Các ngài chân thực và
chân chính đến nỗi các ngài cũng
đánh giá cao những đức tính ấy nơi những người mà các ngài gặp gỡ khi đó là
sự ngay thẳng chân thành và tử tế chứ không phải là bằng mặt mà không bằng
ḷng.
Chơn sư có bảo ông Sinnett rằng điều mà ông viết có được “chính nghĩa của sự
thẳng thắn trung thực”. (Thư của Chơn
sư gửi A. P. Sinnett, trang 271). Trong bức thư nổi tiếng gửi ông
C.W.L., Chơn sư M. có viết: “Bản chất của y có thể không phải là kính cẩn mà
cũng chẳng có ai tuyệt nhiên đ̣i hỏi hoặc màng tới điều ấy!” (Thư
của Chơn sư gửi A. P. Sinnett, trang 269). Và lại nữa, khi nói tới một
hoạt động viên lỗi lạc trong buổi đầu, Chơn sư M. có nói rằng Thượng cấp của
ḿnh c̣n “ít quan tâm tới bất kỳ biểu hiện bên ngoài – hoặc thậm chí bên
trong nào – hoặc xúc cảm bất kính đối với các ‘Thánh sư’. Mong sao bà hăy
làm tṛn bổn phận của ḿnh với Hội, hăy trung thực với các nguyên tắc của
ḿnh th́ sớm muộn ǵ mọi thứ khác sẽ đến”. (Thư
của Chơn sư gửi A. P. Sinnett, trang 403).
Mặc dù cảm kích sâu sắc trước cái gọi là “khuynh hướng sùng bái anh hùng”
biểu lộ qua ông Sinnett, Chơn sư K.H. vẫn viết rằng: “Nếu con muốn tiếp tục
nghiên cứu về huyền bí học . . . th́ con hăy học cách trung kiên với Ư niệm
tuyệt đối hơn là trung thành với bản ngă đáng thương của ta”.(Thư
của Chơn sư gửi A. P. Sinnett, trang 323). Ḷng trung kiên của Chơn sư
th́ không ai lấy được. Một khi ngài đă chấp nhận một đệ tử th́ Chơn sư chẳng
bao giờ quên hoặc không đếm xỉa tới y cho dẫu y có thể đi lang bạt trong
nhiều kiếp. Chơn sư M. có viết cho ông Sinnett: “Ta vẫn sẽ là
người bạn chân thực của con mặc
dù con có ngoảnh mặt đi đối với ta vào một ngày nào đấy”.
Cùng với những đặc trưng sáng chói này lại có một ḷng khiêm tốn tuyệt vời.
Chơn sư K.H. có viết: “Cái bản ngă đáng thương của ta” và ngài thường kết
thúc một bức thư bằng những lời lẽ như sau: “Xin con hăy chấp nhận sự ban
phước không tương xứng của ta”.
Thật là những người cao thượng và ngay thẳng biết dường nào! Đối với bất kỳ
ai có thể phác họa được một chút xíu chân dung của các ngài th́ tự khắc xuất
lộ chẳng điều ǵ khác hơn là những xúc cảm, hoan hỉ, kính cẩn và tin cậy.
Chúng ta dơi theo lời hứa hẹn tương lai của nhân loại nơi các ngài. Nếu các
ngài vẫn ở cương vị chỉ huy th́ mọi chuyện rốt cuộc ắt phải tốt đẹp. Tiến sĩ
Besant viết một đoạn ngắn rất nhiệt thành về việc yêu thương Chơn sư có
nghĩa là ǵ. Và tất cả chúng ta đều có thể yêu thương ngài nếu nó là một
t́nh thương không đ̣i trả lại ǵ. Ngài yêu thương mỗi người trong chúng ta
c̣n nhiều hơn mức chúng ta có thể yêu thương ngài. Một thánh kinh cổ truyền
của Ấn Độ nói cho ta biết rằng Chơn sư yêu thương mỗi con người c̣n hơn bà
mẹ yêu thương đứa con trai đầu ḷng của ḿnh. Đây là một dụ ngôn tuyệt vời
xuất phát từ một xứ vốn ca tụng t́nh mẫu tử. Theo lời kinh thánh của Ki Tô
giáo th́: “Chúng ta yêu thương ngài v́ ngài trước hết đă yêu thương chúng
ta”. (Thư của Thánh John I,
4:19). Sau đây là lời của Besant:
“Thế mà trong mối quan hệ này c̣n thân thương đối với một số các bạn hơn cả
mối quan hệ giữa đệ tử và Chơn sư, có một điều ǵ đó dường như đan bện lại
thành ra một sợi chỉ hoàng kim tức dây t́nh thương nối kết đủ thứ t́nh
thương mà trải qua nhiều kiếp đă gắn liền xung quanh tâm hồn chúng ta liên
quan tới những người mà ta có quan hệ mật thiết là cha, mẹ, anh em trai, chị
em gái, chồng, vợ, bạn bè. Thế nhưng nếu bạn có thể ḥa lẫn những thứ ấy
thành ra một t́nh thương duy nhất vốn tôn kính người cha, vốn đeo bám và cảm
thấy sự dịu dàng âu yếm của người mẹ, vốn có t́nh đồng chí của anh chị em,
mối liên hệ sâu sắc của người bạn; nếu ta có thể ḥa lẫn hết những thứ này
lại thành ra một sợi dây lớn duy nhất t́nh thương rồi nhân bội chúng lên cả
ngàn lần th́ ta ắt biết được một điều ǵ đó về t́nh thương vốn liên kết Chơn
sư với đệ tử. Mọi t́nh thương trên trần thế được khiến cho toàn bích, thuần
khiết, nồng thắm và đẹp đẽ, chẳng bao giờ thiếu sót bất cứ điều ǵ, chẳng
bao giờ thiếu niềm tin, sức mạnh, sự âu yếm, sự hữu dụng và ḷng từ bi, sức
mạnh cứu vớt, đây là sự ràng buộc toàn bích duy nhất mà mọi sự ràng buộc
trên trần thế chẳng qua chỉ là phản ảnh, đó là ánh sáng t́nh thương toàn
bích duy nhất mà Chơn sư có được để cho đệ tử và hạ cố tới y. Nếu bạn có thể
ḥa lẫn tất cả những t́nh thương cá biệt này lại để ngưỡng mộ th́ bạn ắt có
thể lĩnh hội được một ư niệm nào đấy về việc thế nào là yêu thương một Chơn
sư”.
Ở đâu đó Robert Browning có bảo rằng “Ngài ở đấy” trong mọi t́nh thương trên
trần thế .
CHƯƠNG II
TRI THỨC VÀ QUYỀN NĂNG TRONG NỘI GIỚI CỦA NGÀI
Chính nơi các nội giới tinh vi hơn th́ Chơn sư mới là bậc Cao đồ. Các thế
giới này đều mở ra đối với ngài và ngài điều khiển được những lực tinh vi
của chúng. Ngài đă hoàn tất được điều mô tả trong quyển
Tiếng Nói Vô Thinh: “Hăy giúp đỡ
thiên nhiên và tác động lên nó th́ thiên nhiên sẽ coi bạn là một trong những
người sáng tạo ra ḿnh và vâng lời bạn. Nó sẽ mở rộng ra trước mắt bạn những
cánh cổng của nội tâm trinh nguyên thuần khiết của nó. Khi không bị bàn tay
vật chất làm vấy bẩn, nó chỉ bộc lộ kho báu của ḿnh cho con mắt của Tinh
Thần – con mắt không bao giờ khép kín, con mắt không bị che đi với mọi giới
trong thiên nhiên”. Chơn sư K.H. có viết: “Chúng tôi chỉ tuân theo và
mô phỏng lại y hệt thiên nhiên
khi nó vận hành”. (Thư của Chơn sư
gửi A. P. Sinnett, trang 22).
Thế nhưng chẳng có điều ǵ là siêu tự nhiên. Mọi tri thức và quyền năng của
Chơn sư đều hoàn toàn tự nhiên, mầm mống của chúng vốn sẵn có và ẩn tàng nơi
mọi người. “Chúng tôi làm việc bằng những phương tiện và định luật thiên
nhiên chứ không phải siêu tự nhiên”. (Thư
của Chơn sư gửi A. P. Sinnett, trang 1). Và những phương tiện này chính
là “quyền năng siêu phàm nhập thánh nơi con người, là những điều khả hữu bao
hàm trong thiên nhiên”. (Thư của Chơn
sư gửi A. P. Sinnett, trang 2).
Chúng ta đă thật sự đối kháng với đề tài huyền bí học và thực chất của nó.
Đó không phải là điều mà H.P.B.
gọi là “các thuật huyền bí” chẳng hạn như Chiêm tinh học, Linh số học, Thuật
coi chỉ tay v.v. . . mà ngày nay càng ngày càng thông dụng, nó luôn luôn đă
có trong các giống dân thời sơ khai và người nông dân chất phác thậm chí cả
loài vật cũng chia xẻ điều ấy. Sự khác nhau được mô tả rơ ràng trong quyển
Tiếng Nói Vô Thinh: “Những giáo
huấn này dành cho những kẻ không biết tới nguy cơ của thần thông hạ đẳng”.
Thế rồi H.P.B. b́nh luận rằng: “Từ ngữ
Tôi nhớ C.W.L. có từng một lần mô tả cho tôi Chơn sư đă huấn luyện ông mở
thần nhăn như thế nào. Chơn sư dạy cho ông một bài tham thiền đặc biệt, nó
nhanh chóng khai mở sự nhạy cảm thần thông c̣n phôi thai của ông. Khi tôi
hỏi tại sao ông không dạy bài tham thiền ấy cho các môn đồ đặc biệt của ḿnh
th́ ông trả lời: “Bởi v́ tôi đă hứa với Chơn sư là tôi sẽ chẳng bao giờ dạy
cho ai khác”. Có khi Chơn sư K.H. đến giám sát và có khi là Chơn sư D.K. Các
ngài yêu cầu ông mô tả điều mà ông nh́n thấy. Chơn sư bảo: “Ồ, không phải
đâu, hăy nh́n cho sâu sắc hơn, hăy bỏ qua yếu tố phàm ngă”. Đó là v́ bởi một
chút xíu thành kiến hoặc thiên kiến của người thấu thị, thậm chí chính y
cũng không có ư thức về nó, đều bóp méo hoặc làm xuyên tạc điều mà y nh́n
thấy. V́ thế cho nên h́nh ảnh chân
chính chỉ có thể đạt được với những ai đă tỉnh giấc, đă hiệp nhất với
nguyên khí thiêng liêng trong bản thân.
Chơn sư có viết cho ông Sinnett: “Con thật chí lư khi đề cập tới ‘Tri thức
Chân thực’ và ‘Nguyên nhân Chân thực’ trong câu thơ được trích dẫn nói tới
cơi cao nhất của sự giác ngộ tâm linh; cái ‘sự u minh lớn lao’ mà bậc
‘Siddha’ toàn bích rốt cuộc ḥa nhập vào đấy chính là
“U minh Tuyệt đối” mà cũng là
Ánh sáng Tuyệt đối. Tri thức Chân
chính (Chân đế) được nói tới ở đây không phải là một trạng thái trí tuệ mà
là một trạng thái tinh thần hàm ư Chủ thể Tri thức và Đối tượng Tri thức đă
hoàn toàn hiệp nhất với nhau”. (Thư
của Chơn sư gửi A. P. Sinnett, trang 373). Kiến thức của loài người (tục
đế) chỉ đi ṿng ṿng c̣n chân đế là sự hiệp nhất trực tiếp và trọn vẹn của
Chủ thể Tri thức (năng tri) với đối tượng tri thức (sở tri), v́ vậy có được
sự tiếp xúc và hưởng ứng trọn vẹn của nội giới. Chơn sư lại viết rằng: “Việc
nhận ra những giai đoạn cao siêu trong bản thể con người trên hành tinh này
không thể đạt được chỉ bằng cách thu lượm kiến thức. Những quyển sách với
thông tin được kiến tạo hoàn toàn nhất cũng không thể tiết lộ cho con người
sinh hoạt nơi các cơi cao. Người ta phải biết được những sự kiện tinh thần
qua trải nghiệm cá nhân và do quan sát thật sự . . . (Thư
của Chơn sư gửi A. P. Sinnett, trang 64).
Và những quyền năng ấy phải được thủ đắc bằng sự phát triển và siêu việt cá
nhân. Chúng không thể được “ban cấp” cho bất cứ ai. “Qui tắc bất di bất dịch
là con người muốn đạt được quyền năng nào th́
đích thân y phải thủ đắc nó”. (Thư
của Chơn sư gửi A. P. Sinnett, trang 65). Và người ta chỉ thủ đắc được
chúng nhờ vào một cái trí và một tâm hồn đă được tẩy trược, đă phát triển và
được kiểm soát trọn vẹn. “Chính dựa trên cái bề mặt tĩnh lặng và b́nh thản
của một cái trí không bị xáo động th́ những linh ảnh thu lượm được từ cơi vô
h́nh mới biểu diễn được trên cơi hữu h́nh . . . Những tia sáng chớp lóe đột
ngột đă góp phần giải quyết được biết bao nhiêu vấn đề nho nhỏ và chỉ có
chúng mới có thể mang lại sự thật cho con mắt của linh hồn”. (Thư
của Chơn sư gửi A. P. Sinnett, trang 64).
Thần bí gia Đông phương gọi Huyền bí học là
Gupta Vidya, tức là Tri thức Bí
nhiệm. Nó không hề bí nhiệm theo nghĩa bị cố t́nh giữ lại mà do có cùng một
t́nh huống như phép tính vi phân vốn huyền bí hoặc ẩn tàng với kẻ nào chỉ
vừa mới học được bảng cửu chương. Đó không phải là một mớ tri thức mà người
ta có thể trao truyền bằng đường lối truyền miệng hoặc chữ viết. Nó nảy sinh
nơi con người tỉ lệ với sự tăng trưởng và khả năng đáp ứng tinh vi với mọi
sinh hoạt. Đó là v́ nó là khoa học về
sự sống chứ không chỉ là khoa học về những hiện thân vật chất của sự
sống; nó trở thành sở hữu của người thấu thị khi bản thể y có thể lĩnh hội
và hưởng ứng với những mức độ hiện tồn càng ngày càng tinh vi và tinh tế
hơn. H.P.B. đă định nghĩa nó rất chính xác trong một bài báo xưa cũ của Tạp
chí Lucifer: “Huyền bí học không
phải là pháp thuật mặc dù pháp thuật là một trong những công cụ của nó.
Huyền bí học không phải là việc có được thần thông cho dù về thông linh hay
trí năng, mặc dù cả hai đều phục vụ cho nó. Huyền bí học cũng không phải là
việc theo đuổi hạnh phúc như con người hiểu từ ngữ này bởi v́ bước đầu tiên
là sự hi sinh c̣n bước kế tiếp là sự xả bỏ”. Thế rồi bà bảo cho chúng ta
biết nó thật sự là ǵ: “Huyền bí học là khoa học về sự sống, là nghệ thuật
sống”.
Đó quả thật là chơn lư về thiên nhiên, về bản chất cấu tạo và định luật phát
triển của mọi sinh hoạt trong thái dương hệ và vượt ngoài thái dương hệ. Nó
thật sự cho ta thấy ta là ai, tại sao ta lại ở đây, ta đang đi về đâu và do
vậy ta nên làm ǵ; v́ thế cho nên nó chẳng những có tầm quan trọng về tinh
thần mà c̣n có giá trị thực tiễn đối với mọi người. Chơn sư K.H. có viết:
“Quả thật, những chân lư và bí nhiệm của Huyền bí học tạo thành một lớp
những điều mang tầm quan trọng tinh thần cao siêu nhất, vừa sâu sắc lại vừa
thực tiễn đối với thế giới nói chung . . . v́ những ư niệm này đề cập tới
những đề tài trọng đại nhất. Chúng ta không nghiên cứu những hiện tượng nơi
cơi trần mà nghiên cứu những ư niệm phổ quát trong vũ trụ, v́ muốn hiểu được
những hiện tượng trên cơi trần th́ trước hết là phải hiểu được những ư niệm
phổ quát trong vũ trụ. Chúng đề cập tới địa vị chân thực của con người trong
vũ trụ kể cả những kiếp trước và kiếp vị lại của y, nguồn gốc và số phận tối
hậu của y, quan hệ của điều hữu hoại với điều bất diệt, của điều vô thường
với điều vĩnh hằng, của điều hữu hạn với điều vô hạn; đó là những ư niệm
rộng lớn hơn, cao cả hơn, bao quát hơn thừa nhận sự ngự trị của Định luật
Bất di Bất dịch phổ biến khắp thế giới, bất biến và thường trụ mà liên quan
tới nó chỉ có một Hiện tại VĨNH HẰNG, trong khi đối với kẻ phàm phu chưa
được điểm đạo th́ thời gian là quá khứ hoặc tương lai liên quan tới sự tồn
tại hữu hạn của y ở trên cái hạt bụi vật chất này. Đây là điều mà chúng tôi
nghiên cứu và nhiều người đă giải quyết được”. (Thư
của Chơn sư gửi A. P. Sinnett, trang 23- 24). Và Chơn sư có dạy rằng:
“Người Âu Tây nhờ việc nghiên cứu và tham thiền có thể đạt được trong một
chừng mực nhỏ bé nào đấy” năng lực hiểu biết này”. (Thư
của Chơn sư gửi A. P. Sinnett, trang 29).
Người ta có thể cứ nhấn mạnh măi rằng tri thức huyền bí không bao giờ có thể
được truyền thụ qua giấy trắng mực đen hoặc qua khẩu truyền hoặc qua một
loạt bài giảng. Bằng cách ấy ta có thể khuyến cáo hoặc giảng huấn những điều
có giá trị và gợi hứng nhưng không phải là
Gupta Vidya chân chính. Điều này
linh hồn ngộ được khi xuất ra khỏi xác vào ban đêm hoặc thông qua
Antahkarana là mối liên kết (một
khi đă được h́nh thành) giữa linh hồn với đối phần thiêng liêng hơn. Có một
bộ phận nào đó trên cơi thông linh nơi giáo huấn như thế dễ truyền thụ hơn
cho linh hồn đă tạm thời thoát xác mà
Ánh Sáng Trên Đường Đạo gọi là “Pḥng Học Tập”. “Sự nhớ lại” thông
thường nhất trong bộ óc phàm đó là một đền thờ rộng lớn của Hi Lạp có những
bậc thoai thoải dẫn từ trên những cột trụ xuống trong khi bên trong dường
như có những sảnh đường với những bức tường lấp lánh ánh sáng màu tím, trên
đó những bức tranh, từ ngữ và biểu tượng cứ hiện ra rồi biến mất.
Bậc Cao đồ phải phát triển th́ mới có được Tri thức Bí nhiệm. Chơn sư có
viết: “Bậc Cao đồ là tinh hoa hiếm hoi của một thế hệ những người điều tra
và để trở thành một cao đồ, ngài phải tuân theo sự thôi thúc nội tâm của
linh hồn bất chấp sự cân nhắc thận trọng của khoa học thế tục hoặc sự khôn
ngoan lơi đời”. (Thư của Chơn sư gửi
A. P. Sinnett, trang 6). Ta hăy chú ư việc nhấn mạnh tới trí tuệ và ư
chí. Trí tuệ không phải là trí năng. Một người trí thức có thể chỉ là một kẻ
thu thập và biết sắp xếp các dữ liệu. Trí tuệ là một phẩm chất của tinh
thần, là năng lực lĩnh hội và thấu hiểu điều cốt lơi bản thể. Nó đạt tột
đỉnh nơi cái gọi là trực giác, tức khả năng hiểu biết của tự ngă thiêng
liêng khi cầu nối Tự ngă ấy với hiện thể tạm bợ đă được kiến tạo và vượt
qua. Cái khía cạnh hoài băo hướng thượng này của
Manas tức cái trí được H.P.B. mô
tả là “Manas đă tẩy trược khỏi ngă chấp”.
Ánh Sáng Trên Đường Đạo mô tả nó
tuyệt vời như sau: “Mỗi người là con đường, là sự thật, là sự sống đối với
bản thân. Nhưng y chỉ đạt được như vậy khi y đă nắm chắc được trọn cả cá
tính của ḿnh và nhờ vào ư chí tinh thần đă tỉnh thức, y nhận ra được cá
tính này không phải là tự ngă mà là một điều ḿnh tạo ra một cách đau khổ để
sử dụng cho chính ḿnh, nhờ vậy đạt được mục đích khi từ từ phát triển trí
tuệ nhằm đạt tới một sự sống vượt ngoài cá tính”.
Đoạn cuối cùng này có rất nhiều ư nghĩa sâu sắc. Con đường, sự thật, sự sống
chính là thiên tính, tinh thần nội giới. Thánh đạo của nó chính là
Antahkarana, là con đường nối
liền linh hồn với Tinh thần, là Manas hoài băo hướng về Chơn ngă. Chính v́
vậy mà H.P.B. khuyên các môn sinh hăy ‘gom bốn nguyên khí thấp lại, cột nó
vào một trạng thái cao siêu hơn. Y nên tập trung vào trạng thái cao nhất
này, cố gắng đừng cho thể xác và trí năng kéo ḿnh xuống hoặc lôi tuột ḿnh
đi . . . Y nên luôn luôn sống với lư tưởng ấy”. Patanjali có mô tả về ư chí
tinh thần được tỉnh thức khi ông viết: “Ư chí được sử dụng đúng đắn là sự
tinh tấn kiên tŕ trụ vào bản thể tinh thần”.
Như vậy, sự thật, minh triết, sự thấu hiểu vạn vật là phẩm tính của tự ngă
thiêng liêng của ta vốn ở bên trong. Nó không thể được ban cấp hoặc ban
tặng. Ta không thể thật sự diễn tả được nó nên lời. “Một khi ta đă định
nghĩa lư tưởng bằng lời lẽ th́ nó mất đi thực chất; một khi ta đă h́nh dung
ra một ư niệm siêu h́nh th́ ta đă vật chất hóa cái thần của nó. H́nh tượng
có thể chỉ được dùng như những nấc thang để leo lên tường thành, là cái
thang mà ta phải bỏ đi một khi chân ta đă đặt lên thành lũy”. (Giáo
Lư Bí Truyền, III, H.P.B. ấn bản kỳ 3). H.P.B. có nói: “Chân đế chỉ
thuộc về Tinh thần và ở nơi Tinh thần thôi, ta không thể đạt được nó bằng
cách nào khác ngoại trừ thông qua cơi thượng trí, cơi duy nhất mà từ đó ta
có thể thâm nhập được vào những chiều sâu thẳm của Tuyệt đối tính thấm nhuần
vạn vật” (Giáo Lư Bí Truyền, III,
trang 453). Đây là Khoa học Bí nhiệm mà cái trí nơi con người không thể lĩnh
hội được khi vượt qua cái trí. Bản thân cái trí không được tinh thần soi
sáng chỉ “giết chết Thực tại.” Một Cao đồ có viết: “Trí năng tự nó không
phải là toàn năng, muốn ‘di sơn đảo hải’ trước hết nó phải tiếp nhận sự sống
và ánh sáng của nguyên khí cao hơn ḿnh là Tinh thần.” (Thư
của Chơn sư gửi A. P. Sinnett, trang 365). Khi nói tới một người điều
tra, Chơn sư có viết rằng y “là một ví dụ thêm nữa về việc ngay cả một trí
năng siêu phàm cũng dễ dàng tự lừa gạt ḿnh về những vấn đề huyền bí qua
sự hăo huyền do chính ḿnh gây
ra”. (Thư của Chơn sư gửi A. P.
Sinnett, trang 385).
“Đó là sự phối ngẫu của Nous (Atma, Buddhi) với Manas, sự hiệp nhất mà Ư chí
và Tư tưởng hợp làm một để được phú cho những quyền năng thiêng liêng”. (Giáo
Lư Bí Truyền, III, trang 472). Một trong những quyền năng thiêng liêng
này được gọi là Kriyashakti trong
tiếng Bắc phạn, đó là quyền năng tổ hợp tư tưởng với ư chí. H.P.B. có bảo
rằng: “Bước đầu tiên hướng về sự thành tựu
Kriyashakti là phải dùng óc tưởng
tượng. Tưởng tượng ra một sự vật là dứt khoát sáng tạo ra một mô h́nh của
điều mà ḿnh muốn với đủ mọi chi tiết hoàn hảo. Bấy giờ Ư chí bước vào tác
động, nhờ thế h́nh tướng được chuyển ra ngoại giới”. (Giáo
Lư Bí Truyền, III, trang 561). “Đây chính là
Kriyashakti, quyền năng tạo ra
những h́nh tướng nơi ngoại giới nhờ vào mănh lực của sự Tạo ư và Ư chí tác
động lên Vật chất vô h́nh bất diệt”. (Giáo
Lư Bí Truyền, III, trang 470). Nhờ vào quyền năng này, H.P.B. đă tạo ra
nhiều hiện tượng lạ trên cơi trần, chẳng hạn như tạo ra cái tách và đĩa đựng
tách thứ mười ba trong một cuộc đi dă ngoại. Bản thân tôi đă chứng kiến
những hiện tượng lạ tương tự nơi các đạo sĩ Yoga Ấn Độ. Một số người ắt bảo
đó là siêu tự nhiên, nhưng H.P.B. cho biết: “Các Huyền bí gia chúng tôi
không tin vào những hiện tượng siêu tự nhiên và các Chơn sư ph́ cười trước
từ ngữ ‘phép lạ’. . . Nguồn gốc và cơ sở của nó vốn ở nơi Tinh thần và Tư
tưởng, cho dù ở trên cơi thuần túy thiêng liêng hay là thuần túy trần tục”.
(Giáo Lư Bí Truyền, III, trang
471). Và trong một bức thư Chơn sư K.H. có nói: “Ngài phải mất nhiều năm dài
dằng dặc mới trở thành một cao đồ toàn bích, nhưng rốt cuộc ngài cũng trở
thành một Chơn sư. Những điều ẩn tàng đă trở nên rành rành, ngài măi măi
quên mất những ǵ gọi là phép lạ và điều bí nhiệm. Ngài biết cách điều khiển
thần lực theo hướng này hoặc hướng kia để tạo ra cái tác dụng như mong
muốn”. (Thư của Chơn sư gửi A. P.
Sinnett, trang 144).
Nếu muốn, Chơn sư có thể thấy điều đang diễn tiến ở bất cứ nơi đâu trên thế
giới, hoặc là thông qua các đệ tử hoặc là độc lập với họ. Ngài gợi ư rằng
ông Sinnett “hăy mưu t́m và tạo ra trước mắt ḿnh toàn thể quang phổ của mặt
trời được phân giải thành 14 màu trong lăng kính (7 màu bổ sung cho 7 màu
kia) bởi v́ chỉ có ánh sáng huyền bí ấy th́ con mới có thể nh́n thấy ta ở
cách xa giống như ta đang nh́n thấy con hiện nay”. (Thư
của Chơn sư gửi A. P. Sinnett, trang 30). Và Chơn sư M. có viết: “Bây
giờ ngay lúc này ta có được toàn thể bức tranh về bộ óc của F. ngay trước
mắt ta”. (Thư của Chơn sư gửi A. P.
Sinnett, trang 299). Chơn sư K.H. cũng viết: “Chính ta đă lắng nghe cuộc
đàm đạo sau đây” và ngài cũng nói tới việc “thoáng nh́n vào t́nh trạng bên
trong đầu Olcott khi đọc thư của C.C.M.”. Ngài cũng có thể nh́n vào bất cứ
nơi đâu trong khi đang khoác lấy một thể tinh vi vô h́nh đối với chúng ta.
Ngài cho biết rằng nhờ vậy, ngài đă nhiều lần tham quan các buổi họp của
Hội.
Nếu cần thiết ngài cũng có thể khiến cho người khác nghe thấy giọng của ḿnh
mặc dù ngài có thể đang ở cách xa ngàn dặm. Và hầu hết mọi bức thư của ngài
đều được “phóng hiện”. Ngài có viết thư cho ông Sinnett rằng: “Con nên nhớ
những bức thư này của ta không hề được viết
bằng tay mà đều được gây
ấn tượng hoặc phóng hiện, thế rồi
mới sửa lỗi”. (Thư của Chơn sư gửi A.
P. Sinnett, trang 19). “Ta phải
suy đi nghĩ lại, chụp h́nh mọi từ ngữ và câu văn kỹ lưỡng trong óc ḿnh
trước khi lập lại nó bằng cách phóng hiện”. (Thư
của Chơn sư gửi A. P. Sinnett, trang 22). “Và môn đồ trung kiên của ta,
‘kẻ bị truất quyền thừa kế’ (Chơn sư D.K.) chỉ việc sao chép tư tưởng của
ta, thỉnh thoảng mới có những lỗi”. . . “Ta phải giải thích cho con một chút
về phương thức phóng hiện này.
Những thí nghiệm mới đây của Hội Khảo Cứu Tâm Linh ắt giúp con hiểu được
nhiều điều về cơ sở lư luận của ‘phép điện báo trí tuệ’ này . . . Người thao
tác chú ư nghiêm ngặt, c̣n ‘người đọc’ và nhận ấn tượng th́ hoàn toàn tiếp
thu thụ động. Nếu bất cứ điều kiện nào bị xáo trộn th́ kết quả tương ứng
cũng bất toàn. ‘Người đọc’ không nh́n thấy h́nh ảnh xuất hiện trong bộ óc
của ‘người gửi điện báo’ mà thấy nó xuất lộ trong óc của chính ḿnh. Khi tư
tưởng của người đọc bị tâm viên ư mă th́ ḍng thông linh ấy bị ngắt quăng,
sự giao tiếp bị gián đoạn và không mạch lạc”. (Thư
của Chơn sư gửi A. P. Sinnett, trang 422-423). H.P.B. có bảo ông Sinnett
rằng ngoại trừ một vài câu cao siêu c̣n không một bức thư nào mà ông Sinnett
nhận được lại do chính tay Chơn sư viết ra.
Bà giải thích cho ông Charles Johnston về cơ sở lư luận của việc phóng hiện
các bức thư khi ông gặp bà lần đầu tiên ở Luân Đôn. “Ông đă có bao giờ thực
nghiệm về chuyển di tư tưởng chưa? Nếu có th́ ông ắt nhận xét thấy rằng
người tiếp nhận h́nh ảnh tâm trí rất thường dùng tư tưởng của chính ḿnh để
tô điểm cho nó hoặc thậm chí thêm mắm thêm muối vào một chút, và chính điều
này xảy ra khi có sự chuyển di tư tưởng hoàn toàn chân thực. Tốt thôi, đó là
một điều nào đấy giống như việc phóng hiện các bức thư. Một trong các Chơn
sư của chúng ta, có lẽ không biết tiếng Anh và dĩ nhiên không biết viết
tiếng Anh, muốn phóng hiện một bức thư để trả lời một thắc mắc được gửi đến
cho ḿnh bằng thần giao cách cảm. Cứ cho rằng ngài đang ở Tây Tạng trong khi
tôi đang ở
Nếu muốn, Chơn sư cũng có thể hiện h́nh ra trên cơi trần nhưng chính ngài có
nói rằng điều này gây tổn hao thần lực nội giới của ḿnh rất nhiều. Ông
Sinnett rất băn khoăn mong muốn Chơn sư hiện h́nh ra với ḿnh và Chơn sư
viết cho ông: “Nếu đêm nào con cũng có được linh ảnh th́ chẳng bao lâu sau
con ắt chẳng ‘quí chuộng’ ǵ nó nữa. Nhưng có một lư do c̣n trọng đại hơn là
tại sao ta không nên thỏa măn cho con điều ấy v́ nó làm hao phí sức lực của
chúng ta. Bởi v́ ta hoặc bất kỳ ai trong chúng ta đều có thể thường giao
tiếp với con hoặc là qua những giấc mơ, những ấn tượng khi c̣n thức, những
bức thư hoặc thăm viếng cá nhân qua thể tinh vi – cho nên việc giao tiếp sẽ
được thực hiện như thế”. (Thư của
Chơn sư gửi A. P. Sinnett, trang 17).
Nhưng Chơn sư cảnh cáo ông Sinnett là ông có thể không thích điều mà ḿnh
nh́n thấy: “Con thân mến, con có dám chắc rằng cái ấn tượng dễ chịu mà hiện
nay con có thể có được do liên
lạc thư tín với ta, lại không tức khắc tiêu tan ngay khi con nh́n thấy ta?”
(Thư của Chơn sư gửi A. P. Sinnett,
trang 15). Tôi c̣n nhớ Tiến sĩ Besant đă nói với chúng tôi về đề tài này. Bà
bảo rằng bà không dám chắc nhiều người trong chúng ta sẽ ra sao nếu chúng ta
thấy Chơn sư bằng xương bằng thịt, v́ họ đều là những người đầy cá tính có
đủ mọi tính t́nh và thói lập dị của riêng ḿnh. Trong bất cứ trường hợp nào
Chơn sư cũng thường không xuất hiện ngoại trừ đối với các đệ tử đă được điểm
đạo: “Nếu y chưa đạt tới mức bất thối trên đường huyền bí học do đă thệ
nguyện không bao giờ cắt đứt quan hệ với chúng ta th́ chúng ta chẳng bao giờ
- ngoại trừ những trường hợp cực kỳ quan trọng – đến viếng thăm y hoặc thậm
chí bước qua ngưỡng cửa nhà y với dáng vẻ bằng xương bằng thịt”. (Thư
của Chơn sư gửi A. P. Sinnett, trang 8–9).
Trong đời ḿnh, tôi biết có năm người đă từng nh́n thấy Chơn sư bằng xương
bằng thịt: Đại tá Olcott, ông Leadbeater và ba người nữa; một người là y tá
chăm sóc cho Đại tá Olcott lúc ông đau ốm sắp từ trần và có mặt khi ba Chơn
sư đến viếng thăm Đại tá khi đang hấp hối. Bà kể cho chúng tôi nghe chuyện
ấy khi tôi lần đầu tiên có mặt ở Adyar. V́ những lư do riêng, đôi khi các
ngài cũng xuất hiện hoặc là trong cơ thể của chính ḿnh như trường hợp Đại
tá gặp Chơn sư K.H. nhân dịp ông tham quan đền thờ đạo Sikh ở
Như tôi có nói trước kia, một thể xác ít nhiều đều gây vướng víu cho Chơn sư
và chắc chắn quyền năng của ngài bị hạn chế khi sử dụng thể xác. H.P.B. có
bảo chúng tôi rằng bậc Cao đồ vô thượng khi ở trong một thể xác mới đều phải
phấn đấu khắc phục nó và cảm thấy thật khó chế ngự nó.” (Giáo
Lư Bí Truyền, III, trang 570). Một Chơn sư có thể giữ cho thể xác không
có dấu hiệu bị già nua, bệnh tật trong một thời kỳ rất dài, nhưng khi ngài
phải khoác lấy một thể xác mới tinh th́ ngài vẫn phải trải qua trở lại mọi
giai đoạn trên con đường huyền bí bên trong thể xác ấy để thích ứng với nó.
“Những năng khiếu trí tuệ hoặc trí năng hoặc kiến thức trừu tượng vẫn bám
theo điểm đạo đồ trong kiếp nhập thể mới, nhưng ngài phải thủ đắc trở lại
các thần thông bằng cách trải qua mọi giai đoạn liên tiếp”. (Giáo
Lư Bí Truyền, III, trang 386). H.P.B. lại c̣n nói tiếp: “Khi Chơn ngă đă
tiếp thu mọi ánh sáng của Bồ đề th́ nó cũng tiếp thu mọi ánh sáng của Atma,
v́ Bồ đề chỉ là hiện thể và thế là bộ ba (Chơn ngă tức Manas, Atma, Buddhi)
bèn hiệp nhất. Khi điều này được thực chứng th́ ta có một Chơn sư
đích thực nhưng c̣n có một thể
xác . . . Xét về các hiện thể của Chơn sư th́ thể xác của ngài chỉ là hăo
huyền, v́ thế cho nên không già đi, không có vết nhăn v.v. . .” (Giáo
Lư Bí Truyền, III, trang 572). Chơn sư thường bảo thể xác như là “cái
bóng”.
Chơn sư K.H. có viết: “Bậc Tchang
Chub (một Cao đồ nhờ khả năng tri thức và giác ngộ của linh hồn, không
c̣n bị đọa phải chuyển kiếp một cách VÔ Ư THỨC) – nếu muốn và thay v́ chỉ
tái sinh sau khi thể xác chết th́ có thể tái sinh luân hồi đi luân hồi lại
trong khi c̣n sống. Ngài có được khả năng chọn cho bản thân những thể xác
mới – cho dù ở trên hành tinh này hoặc trên bất kỳ hành tinh nào khác –
trong khi vẫn đang ở trong thể xác cũ mà ngài thường bảo tồn v́ những mục
đích riêng của ḿnh”. (Thư của Chơn
sư gửi cho A. P. Sinnett, trang 285).
Trong quyển Giáo Lư Bí Truyền,
III, trang 539, bà H.P.B. cũng viết rằng: “Bậc Cao đồ chánh đạo không phải
lúc nào trước hết đều có trí năng phát triển . . . chính sự thanh khiết của
Chơn sư, t́nh thương b́nh đẳng của ngài với mọi chúng sinh, việc ngài cộng
tác với Thiên nhiên, với Nghiệp báo, với ‘Thượng Đế nội tâm’ mới mang lại
cho ngài những quyền năng. Trí năng không thôi chỉ tạo ra một nhà Tà thuật.
V́ chỉ mở trí không thôi ắt kèm theo ḷng ngă mạn và ích kỷ; chỉ có trí
cộng với tâm th́ mới đưa con
người lên cao được. Chính tính linh tức tâm mới ngăn ngừa được ḷng ngă mạn
và hiếu danh”.
Tôi thiết tưởng việc Chơn sư có khả năng tạo ra những bản sao thể xác của
chính ḿnh đă giải thích được những sự xuất hiện huyền bí được tường tŕnh
từ khắp mọi mặt trận trong cuộc thế chiến thứ nhất mà thiên hạ gọi là “Đồng
chí mặc bộ đồ Trắng”. Cá nhân tôi có gặp hai quân nhân đă nh́n thấy và tiếp
xúc với ngài, họ kể cho tôi nghe tỉ mỉ về cùng một câu chuyện. Trong tập
sách nhỏ Thông Thiên Học đến với tôi
như thế nào, ông Leadbeater có mô tả rất hay về một Chơn sư bằng xương
bằng thịt.
Chơn sư cũng có thể hoạt động thông qua các hiện thể của các đệ tử nhập môn
một cách rất thân thiết và đặc thù. Đệ tử nhập môn có các hiện thể liên kết
với các hiện thể của Chơn sư một cách rất khăng khít. Đôi khi người ta bảo
rằng đệ tử là tiền đồn tâm thức của Chơn sư. Thần kinh hệ của chính chúng ta
có hai bộ dây thần kinh, một bộ mang tới cho ta những ấn tượng từ ngoại giới
thông qua các dây thần kinh cảm
giác. Nhờ những ấn tượng cảm giác này ta mới tạo ra được những khái niệm
trong tâm trí. Chúng ta tác động lên môi trường xung quanh thông qua một bộ
khác là các dây thần kinh vận động. Thông qua các dây thần kinh cảm giác của
đệ tử, Chơn sư chẳng những có thể quan sát được người và vật trong nội bộ
tâm thức của chính đệ tử mà c̣n quan sát được một môi trường rộng lớn hơn so
với mức kẻ c̣n non yếu về sinh hoạt huyền bí có thể lĩnh hội được cho bản
thân. Chẳng những đó là một môi trường rộng lớn hơn mà c̣n là một địa hạt vô
cùng thâm thúy hơn giống như một kính viễn vọng nh́n lên trời và một kính
hiển vi nh́n xung quanh. Đó là khía cạnh tiêu cực mà đệ tử có thể hoặc không
thể biết điều này đang diễn ra thông qua ḿnh. Xét về khía cạnh tích cực th́
Chơn sư có thể tỏa ra nhiều ảnh hưởng hỗ trợ và củng cố
thông qua các hiện thể của đệ tử,
cũng lại ở một mức độ xa rộng hơn nhiều so với mức đệ tử có thể biết được.
Nhưng chúng ta không nên nghĩ đệ tử cứ việc thụ động để cho Chơn sư muốn làm
ǵ th́ làm thông qua các hiện thể của ḿnh. Chơn sư không thể làm được điều
ấy. Tiến sĩ Besant có từng nói cho chúng tôi biết về đề tài này. Bà bảo rằng
Chơn sư không thể tỏa ra bất cứ điều ǵ mà ḿnh muốn thông qua người đệ tử.
Ngài chỉ có thể làm gia tăng ghê gớm điều mà
chính người đệ tử đă có gốc rễ
rồi. Chính v́ thế mà ngài sử dụng nhiều đệ tử khác nhau cho nhiều mục đích
khác nhau, chỉ sử dụng cái mà họ vốn sẵn có th́ ngài mới
có thể từ đó tỏa ra được và ngài
lờ đi cái mà họ không sẵn có. Thế là một đệ tử tự nhiên phải hết sức quyết
tâm. Chơn sư mới tăng cường thật nhiều điều ấy để gợi cảm hứng và khích lệ
những người khác ở gần người đệ tử ấy. Một đệ tử khác có thể là một ngôi sao
sáng chói về ḷng từ bi. Bây giờ Chơn sư sẽ sử dụng y để an ủi và ủy lạo
nhiều linh hồn đang mỏi mệt. Có điều mà ta cần phải nhận thấy ở đây là việc
tiếp xúc với nhân loại thông qua đệ tử rất có giá trị đối với Chơn sư. Tiến
sĩ Besant đă từng cho chúng tôi biết rằng hai người đều sẵn sàng để làm đệ
tử, một người tiếp xúc rộng răi với thiên hạ c̣n người kia th́ lại biệt lập,
Chơn sư ắt chọn người giao tiếp rộng răi hơn.
Chơn sư K.H. có tŕnh bày đề tài này theo một cách hơi khác: “Giữa đệ tử và
Chơn sư, thầy và tṛ, ắt dần dần tạo ra một mối liên kết khăng khít hơn; bởi
v́ sự hoán đổi về thông linh được điều tiết một cách khoa học . . . Cũng
giống như nước trong một thùng phi đầy chảy vào một thùng phi rỗng theo
nguyên tắc b́nh thông nhau, cũng giống như sớm muộn ǵ cả hai đều đạt tới
mức nước chung tùy theo năng lực của ống dẫn nước; cũng vậy tri thức của
Chơn sư tràn vào đệ tử và đệ tử đạt được mức của Chơn sư theo năng lực tiếp
thu của ḿnh. Cùng lúc đó đệ tử vốn là ḍng tiến hóa cá thể riêng biệt, vô
h́nh trung sẽ truyền đạt cho Chơn sư phẩm chất trí năng mà ḿnh đă tích lũy
được. Chơn sư hấp thụ kiến thức của
đệ tử; và nếu có một vấn đề ngôn ngữ mà Chơn sư không biết th́ Chơn sư
sẽ tiếp thu hết công tŕnh tích lũy về ngôn ngữ của đệ tử nguyên xi cả về
mặt thành ngữ cũng như mọi mặt khác ngài không muốn mất công sàng lọc và kết
cấu lại những cụm từ ấy khi sử dụng” (Bức thư số 30 của các Chơn sư Minh
triết, quyển I của C.
Jinarajadasa).
Tôi có thể tŕnh bày hai ví dụ về sự
tương quan này giữa Chơn sư với đệ tử. Một ngày kia ở
Manor tại Sydney nước Úc, ông Leadbeater có mô tả cho chúng tôi cách
thức ông quan sát thấy một điều ǵ đó bất thường xảy ra trong hào quang của
một đệ tử c̣n trẻ vốn cũng là đệ tử nhập môn. Khi khảo cứu vấn đề này ông
mới phát hiện ra rằng Chơn sư đang sử dụng các hiện thể của người đệ tử
thiếu niên ấy nhằm chỉ đạo một người khác đang bị lạc trong vùng đất chưa
khai phá ở Úc v́ sinh hoạt thiên nhiên ở đó khá thù địch với người văn minh.
Bất cứ thành kiến thủ cựu nào cũng ngăn cản Chơn sư ít ra không sử dụng được
đệ tử theo kiểu ấy. Có một đêm kia, Chơn sư đang nói chuyện với đệ tử về
điều này. Ngài nhắc tôi một trường hợp điển h́nh là có một đệ tử Ấn Độ nào
đấy có thành kiến thâm căn cố đế trọng nam khinh nữ. Chơn sư gửi tới cho y
một tư tưởng đánh giá cao phái nữ. Nó trở lại giống như cái boomerang, không
thể t́m được sự đáp ứng nào. Chơn sư chỉ biết mỉm cười.
Kiến thức của ngài về thiên hạ mở rộng ra một phạm vi rất quăng bác. Có một
dịp các nhà lănh đạo Thông Thiên Học đang cân nhắc xem ḿnh nên nhờ ai làm
một việc nào đấy. Giọng Chơn sư M. vang lên: “Hăy giao việc ấy cho ông . .
.”, đây là một hội viên vô danh tiểu tốt mà các vị lănh đạo chẳng bao giờ
nghĩ tới. Việc ấy được giao cho y và y hoàn thành mỹ măn. Tiến sĩ Besant nói
“Tôi cho quí vị biết điều này để chứng tỏ rằng Chơn sư thật sự biết về mọi
người trong chúng ta nhiều hơn đến cỡ nào”.
Các Chơn sư càng ngày càng hoạt động trên nội giới nhiều hơn ngoại giới.
Năng lực của các cơi nội giới liên tiếp có tác dụng vô cùng lớn hơn năng
lượng trên cơi trần. Các Chơn sư phần lớn làm việc liên quan tới
nguyên nhân và bỏ mặc hậu quả cho
tác động của luật Nghiệp Quả; “Các cơi trung gian vốn chỉ là những h́nh bóng
của Cơi Nguyên Nhân được phóng chiếu ra”. (Thư
của Chơn sư gửi A. P. Sinnett, trang 48). Ngài gọi khoa học linh thiêng
“chủ yếu là khoa học về các hậu quả do nguyên nhân gây ra và các nguyên nhân
gây ra hậu quả”. (Thư của Chơn sư gửi
A. P. Sinnett, trang 52). Nhờ hiểu biết như vậy, có khi Chơn sư có thể
tiên tri được. Trong những bức thư, có khi ngài nói bóng gió về số phận sắp
tới của một vài quốc gia. “Chúng tôi tự cho rằng ḿnh biết nhiều nguyên nhân
bí nhiệm của các diễn biến hơn so với thế nhân quí vị”. (Thư
của Chơn sư gửi A. P. Sinnett, trang 251). Theo một cách thức rất sơ
khai th́ ta cũng có thể làm điều ǵ đó giống như Chơn sư khi ra sức đánh giá
được các diễn biến một cách đúng đắn. Chẳng hạn như các trận thế chiến tàn
phá rất nhiều thật ra không phải là hậu quả của thuật ngoại giao. Gốc rễ
thực sự của xáo trộn này vốn ở nơi sự vô minh của con người, ḷng hăi sợ và
tham lam gây ra sự hỗn loạn về kinh tế với các quốc gia ganh tị lẫn nhau.
Tri thức sâu sắc hơn này cũng có thể khiến cho các ngài có thể biết một cá
thể nhiều hơn bất kỳ ai khác. Ông Sinnett chưa bao giờ đánh giá được trọn
vẹn về Đại tá và bà H.P.B. Chơn sư có viết về bà như sau: “Con không thể
biết bà như chúng ta, v́ vậy không ai trong các con có thể xét đoán bà một
cách vô tư hoặc chính xác. Con chỉ thấy bề ngoài của sự việc và điều mà con
gọi là ‘đức tính’ chỉ là biểu kiến, chúng ta chỉ xét đoán sau khi đă thăm ḍ
đối tượng tới mức sâu thẳm nhất và thường bỏ qua những dáng vẻ bên ngoài” (Thư
của Chơn sư gửi A. P. Sinnett, trang 314). Chơn sư không trông mong
người khác sẽ nh́n thấy được như ḿnh: “Con nh́n ở
bên ngoài c̣n ta nh́n thấy ở
bên trong”. Và lại nữa: “Quí ông
thân mến, chúng tôi luôn luôn xét đoán con người theo động cơ thúc đẩy và
tác dụng đạo đức trong hành động của họ: v́ chúng tôi không coi trọng các
tiêu chuẩn giả tạo và thành kiến của thế gian” (Thư
của Chơn sư gửi A. P. Sinnett, trang 386). Chơn sư M. có viết thư cho
ông Sinnett và bảo rằng: “Chúng ta chẳng dính dáng ǵ tới con người ‘hữu
h́nh’. Đối với chúng ta, y chỉ là một bức màn che mắt kẻ phàm phu mà chúng
ta th́ đang quan tâm tới
Chơn ngă với sự tiến hóa của nó”.
(Thư của Chơn sư gửi A. P. Sinnett,
trang 259-260).
Điều này được chứng tỏ trong trường hợp một kẻ thô lỗ mà ông Sinnett không
màng tới. Đệ tử của Chơn sư K.H., nay là Chơn sư D.K. có viết: “Một ông
Bennett nào đó ở Mỹ chẳng bao lâu nữa sẽ tới Bombay; con có thể nhận thấy
mặc dù ông ta có vẻ là người tỉnh lẻ trong quốc gia mà con rất ghét và ông
ta cũng có thiên hướng vô đạo, nhưng đây là một trong những tác nhân của
chúng ta (chính ông ta cũng chẳng biết) để thi hành kế hoạch giải phóng tư
tưởng Tây phương ra khỏi những tín điều dị đoan”. (Thư
của Chơn sư gửi A. P. Sinnett, trang 249). Kế đó Chơn sư M. có viết:
“Con chỉ thấy Bennett không rửa tay, móng tay cáu ghét, ăn nói thô lỗ và đối
với con, nói chung có vẻ không thơm tho ǵ . . . Ít có ai chịu đau khổ - đau
khổ một cách bất công như y, và ít có ai có được một tâm hồn tử tế, vị tha
và chân thực hơn y . . . Bennett dơ dáy lại cao hơn hẳn nhà quí tộc Hume xét
về mặt đạo đức cũng như con cao
hơn Người mang vác của ḿnh. . .
B – là một người thẳng thắn và có tâm hồn thành thực, ngoài ra c̣n là
người có sự dũng cảm đạo đức ghê gớm thậm chí có thể là một thánh tử v́ đạo.
Chơn sư K.H. yêu mến những người như thế . . . Bạn thân mến, có một mùi đạo
đức cũng như có một mùi thể chất bốc ra từ một người nào đó. Mùi cam ngọt
ngào ở bên trong lớp vỏ thưa
ngài: hăy rán nh́n vào bên trong những hộp đựng ngọc quí chứ đừng trông cậy
vào những thứ nằm trên nắp hộp. . .
Người này là một kẻ thẳng thắn
và rất tha thiết không hẳn là một thiên thần . . . nhưng cũng là thiên thần
ở bên ngoài vũ trụ khởi nguyên luận của ta; chúng ta rất hân hạnh có được sự
trợ giúp của những người ngay thẳng và dũng cảm như thế mặc dù dơ dáy”. (Thư
của Chơn sư gửi A. P. Sinnett, trang 260-261) .
Điều này cũng chứng tỏ rằng các Chơn sư có nhiều “tác nhân” thuộc đủ mọi
loại trong thế giới loài người. Ông C.W.L. có lần bảo tôi là một “Điểm đạo
đồ” không phải là hội viên Thông Thiên Học nhưng đă giúp rất nhiều việc cho
căn nhà dành cho những trẻ con bị bỏ rơi và đi lạc của bác sĩ Barnado bằng
cách đi kèm chúng tới Canada và Úc để tận mắt chứng kiến chúng được định cư
hạnh phúc. Các Chơn sư có thể tạm thời sử dụng bất cứ người nào ngay thẳng,
có tâm hồn trong sáng và thành thật trong một chừng mực nào đó làm việc v́
phúc lợi và hạnh phúc của loài người. Bằng cách này các Chơn sư đặc biệt gây
ảnh hưởng lên lộ tŕnh của các diễn biến bằng cách gợi cảm hứng đến mức tối
đa cho những vĩ nhân nắm giữ những chức vụ mấu chốt, chẳng hạn như Thủ
tướng, các nhà thuyết pháp đại tài, văn sĩ và những nhà hoạt động. Ta thấy
rơ điều này trong cuộc thế chiến vừa qua, ngài Winston Churchill đă nhận
được cảm hứng như thế. Bản thân ông có ư thức về điều ấy v́ ông có nói vào
năm 1942: “Thỉnh thoảng tôi lại có một cảm xúc – thật vậy tôi có cảm xúc
thật mạnh mẽ - cảm thấy có ǵ đó can thiệp vào. Tôi muốn nhấn mạnh rằng đôi
khi tôi có cảm xúc là một bàn tay chỉ đạo đă can thiệp. Tôi có cảm tưởng là
chúng tôi có một người giám sát bảo vệ bởi v́ chúng tôi phục vụ cho một
chính nghĩa vĩ đại và chừng nào chúng tôi c̣n trung thành phục vụ cho chính
nghĩa ấy th́ chúng tôi c̣n được bảo vệ giám sát”.
Chơn sư có những tác nhân thuộc đủ mọi cấp và đủ mọi loại, hầu hết đều hoàn
toàn không có ư thức về sự kiện ấy. Ngài có nói ở đâu đó rằng ngài có thể dễ
dàng dẹp bỏ từ khí khó chịu gây ra do cáu bẩn của thể xác, nhưng ngài không
thể từ bỏ từ khí bất hảo trong các hiện thể tâm thức cao hơn. Ḷng ngă mạn
tâm linh, tham vọng và động cơ thúc đẩy cá nhân trên đường đạo nguy hiểm hơn
nhiều so với những tham vọng và ham muốn lặt vặt của kẻ phàm phu. Ngài có
viết: “Phàm ngă ưa chấp ngă, ḷng hiếu danh và ngă mạn được ấp ủ trong các
nguyên khí cao vô cùng nguy hiểm
hơn cũng những khuyết điểm ấy vốn chỉ sẵn có trong bản chất thể xác hạ đẳng
của con người”. (Thư của Chơn sư gửi
A. P. Sinnett, trang359). “Có những người mặc dù bề ngoài chưa từng tỏ
ra có dấu hiệu ích kỷ nhưng lại vô cùng ích kỷ về các hoài băo tâm linh
trong nội giới” (Thư của Chơn sư gửi
A. P. Sinnett, trang 360). “Bạn hỡi, hăy coi chừng ḷng Ngă mạn và Ngă
chấp, hai trong số những cạm bẫy tồi tệ nhất chực chờ kẻ nào mưu t́m việc
leo lên con đường Tri thức và Tính linh cao siêu” (Thư
của Chơn sư gửi A. P. Sinnett, trang 369). Tất cả chúng ta đều xét đoán
khá tồi về bản chất con người v́ chúng ta ít biết xiết bao về Chơn nhơn. Tôi
c̣n nhớ ông C.W.L. có lần bảo cho chúng tôi biết bằng một cách diễn tả hóm
hỉnh của ông rằng có một số người bày hết hàng hóa ra trong cửa tiệm của
ḿnh c̣n những người khác không phô bày bao nhiêu ra trước mắt mọi người.
Chơn sư nh́n thấy những ǵ thật sự có trong đó.
Có một lần đă lâu rồi, bà Besant có thuyết tŕnh cho chúng tôi ở Adyar về
cách thức các Chơn sư hoạt động trên các cơi khác nhau của thiên nhiên. Công
việc của các ngài ít thực hiện ở cơi trần này.
Ngài ắt hoàn toàn mất thời giờ khi
thuyết tŕnh hoặc viết sách. Công việc như thế được dành cho các đệ tử.
Trên cơi cao nhất tức cơi Atma, hiện thể của Chơn sư là một nguyên tử và bao
trùm trọn cơi ấy. Điều này nghe ra thật ngớ ngẩn nhưng đó không phải là việc
miêu tả sự thật mà là dụ ngôn về một điều tuyệt vời khôn tả và không hiểu
được nằm hoàn toàn ngoài tầm không gian và thời gian theo như tâm thức ta
mường tượng. Trên đó mỗi Chơn sư là một tụ điểm cho quyền năng mầu nhiệm của
cơi này và ở trạng thái bức xạ triền miên.
Trên cơi Bồ đề - là lớp màn mỏng đầu tiên của các cơi “có h́nh tướng”, Chơn
sư hoạt động thông qua các nhóm có tổ chức có thể nói là có “linh hồn”trên
cơi ấy chẳng hạn như các tôn giáo lớn, Hội Thông Thiên Học và mọi đoàn thể
tận hiến cho phúc lợi và hạnh phúc của loài người. Có thể nói là chúng tạo
thành “cái chén thánh” mà Chơn sư tuôn đổ vào đó rượu nho sự sống để ban
phước và linh hứng.
Trên cơi thượng trí, ngài tạo ra các lực tư tưởng cũng như truyền đạt các ư
niệm và ước muốn cho các đệ tử đă được điểm đạo. Bấy giờ các đệ tử có bổn
phận đưa xung lực phát khởi ấy vào thể hạ trí của ḿnh, rồi vào trong trí óc
phàm của ḿnh, diễn tả nó bằng thuật ngữ của chính ḿnh. Dĩ nhiên ở đây ta
dễ thấy rằng điều này đôi khi hay bị thuyết giải sai lạc cũng như sự thật là
cách diễn giải bộc lộ đặc trưng của người đệ tử.
Trên cơi hạ trí, ngài lại tạo ra những h́nh tư tưởng thích hợp để cho các
tâm trí cụ thể phàm phu hấp thụ rồi ngài đặt những h́nh tư tưởng ấy vào các
ḍng tư tưởng trên thế giới. Một tâm trí nào đang ṃ mẫm hoặc hoài băo về
những sự thật mà ngài diễn tả ắt thu hút được những điều ấy và có ư thức là
đột nhiên đại ngộ. Trường hợp đang xét xảy ra khi những tư tưởng gia tiên
tiến ṃ mẫm hướng về sự thật Tiến hóa. H́nh tư tưởng của Chơn sư được tiếp
nhận cùng một lúc bởi Charles Darwin và Alfred Rusell Wallace.
Các ngài cũng dạy dỗ những kẻ ở trạng thái Devachan, nhất là những kẻ trong
buổi sinh thời đă tạo ra một h́nh tư tưởng của một Chơn sư Minh triết. Cùng
lúc bấy giờ trong giờ người tầm đạo tham thiền, Chơn sư sẽ phóng ra “tiếng
nói” của ḿnh, điều này không ngụ ư là một âm thanh người ta nghe được bằng
thần nhĩ, mà đó là một điều thố lộ có thể có dạng một ấn tượng đẹp đẽ hoặc
một sự đinh ninh đột ngột, hoặc thậm chí là một nụ mỉm cười thiêng liêng.
Trong khi tham thiền, các Chơn sư tập trung nghĩ tới nhiều người, ban cho
mỗi người đúng cái điều giúp cho y nhiều nhất, chẳng hạn như có các huynh
trưởng cá biệt ra sức phát triển Chơn
ngă của những cá thể khác nhau mà không hoàn toàn áp đặt ư chí của ḿnh
lên ư chí người khác (v́ điều này bị cấm) . . .” (Thư
của Chơn sư gửi A. P. Sinnett, trang 49). Trên cơi trung giới, công việc
của các ngài cũng bị hạn chế càng ngày càng nhiều. Trên đó các ngài thường
giúp cho người chết, dạy dỗ cho các đệ tử c̣n non nớt và giúp cho những
trường hợp cần giúp.
Tâm thức của Chơn sư luôn luôn nhớ tới đệ tử ngay cả khi không cố t́nh nh́n
theo hướng ấy. Một trong những học tṛ lớn tuổi của C.W.L. có tường thuật
cho tôi một câu chuyện mà y chứng kiến xảy ra rất nhiều năm về trước khi đi
du hành ở Ấn Độ với thầy ḿnh. Một vị vua nào đấy đă nhường quyền sử dụng
tạm thời một trong các cung điện của ḿnh cho ông C.W.L. và hai học tṛ bé
trai mà ông dẫn theo. Vua có một đường xe lửa riêng dẫn tới cung điện. Có
một ngày, cả ba người vừa ra khỏi xe ngựa, dừng kế bên cạnh đường rầy khi
ông C.W.L. băng ngang qua đường đi tới một cửa hàng ở địa phương để lấy một
cái đồng hồ lớn đă bỏ ở đấy để sửa chữa. Ông khệ nệ vác về cái đồng hồ lớn
và một nải chuối to kếch xù. V́ mang vác nặng nề như vậy khiến ông chẳng
thấy được một cái hố sâu nằm ngay giữa đường rầy nên bị sụp xuống hố. Đúng
lúc ấy th́ xe lửa đang quẹo vào góc quanh của đường rầy. Đang hoảng sợ trước
điều có vẻ rất có thể xảy ra th́ đứa bé thấy cơ thể của ông C.W.L. bị bắn
tung lên như vọt ra khỏi chiếc ná rồi đáp xuống an toàn bên cạnh đường rầy.
Khi lên xe ông C.W.L. bảo rằng: “Tội quá! Tội quá! Sự lơ đễnh của tôi đă làm
cho Chơn sư tốn hao biết bao nhiêu thần lực”.
Và đây cũng là trường hợp với những đệ tử trong kiếp trước tái sinh trở lại,
ngay cả khi họ chưa ư thức được mối liên hệ đó trong kiếp này. Có những ví
dụ đáng kể của việc này xảy ra trong kiếp hiện tại của cả bà Besant lẫn ông
C.W.L. Có lúc bà Besant được chuyên chở một cách huyền bí khi thể xác được
rút ra khỏi một đám đông nguy hiểm để đưa tới một đường phố yên b́nh, và
cũng có khi bà đang tuyệt vọng định uống thuộc độc tự tử th́ bà nghe một
giọng nói mà sau đó bà nhận ra là giọng nói của Chơn sư M. bảo bà rằng:
“Thật là hèn nhát, kẻ đă từng mơ ḿnh là thánh tử đạo mà không thể chịu đựng
được một vài năm ngắn ngủi đau khổ”. Và một lần nữa, trong sinh hoạt buổi
đầu của C.W.L., khi ông đi về nhà qua đường phố Luân Đôn vào một đêm tối,
lúc ông vừa băng qua một cửa ra vào và một thanh chống sút ra sắp rớt xuống
th́ có một giọng nói mà không nh́n thấy người nào, cảnh báo ông hăy nhảy
tránh sang một bên.
Các Chơn sư cũng theo dơi những khuynh hướng diễn tiến trên thế giới, hóa
giải (đôi khi thông qua chính cơ thể của ḿnh) những khuynh hướng độc hại
trong mức độ Thiên luật cho phép, có khi dĩ độc trị độc, thế là cố gắng duy
tŕ được sự thăng bằng quyền lực. Bà H.P.B. có một lần đi bộ với Chơn sư của
bà dọc theo một con đường lởm chởm đá ở Tây Tạng, ngài vấp chân vào một tảng
đá, lủng một lỗ, máu tuôn chảy, H.P.B. lấy làm sửng sốt khi một đấng cao cả
như vậy mà lại chịu những tai nạn tầm thường như thế. Bà lại c̣n ngẩn ngơ
hơn nữa khi ngài đưa tay vuốt qua vết thương th́ nó lại lành lặn như cũ.
Hoặc là bà có nêu thắc mắc hay là ngài đọc được tư tưởng của bà cho nên ngài
giải thích rằng vào lúc ấy trong tâm thức của ngài thấy trên thế giới có một
điều ǵ đó đang xảy ra ắt gây tai họa lớn cho nhiều người nên ngài đánh lạc
hướng, trút nó lên bản thân ḿnh và điều này gây bất tiện chút ít cho chính
ngài, nhưng những người khác đỡ bị thảm họa hơn (mặc dù họ hoàn toàn không
tránh thoát được) so với trường hợp ngài không gánh bớt nghiệp cho họ.
Điều này minh họa cho một trong nhiều cách thức mà Chơn sư tạo thành “Bức
tường Bảo vệ” được quyển Tiếng Nói Vô
Thinh trang 254 nhắc tới: “Giáo lư có dạy rằng những nỗ lực tích lũy của
nhiều thế hệ lâu dài các đạo sĩ Yoga, chư Thánh và các Chơn sư . . . có thể
nói đă tạo ra bức vách bảo vệ xung quanh nhân loại, nó che chắn cho loài
người khỏi bị những điều tồi tệ hơn nữa trong cơi vô h́nh”. Theo cách diễn
tả thi vị của quyển kinh nho nhỏ này th́, các ngài “đă tự nguyện sống qua
các Kiếp (Kalpas) tương lai, những thời kỳ mà thiên hạ chẳng hề biết ơn và
chẳng nhận thức được ḿnh; các ngài là một ḥn đá được hàn gắn vào vô vàn
ḥn đá khác để tạo thành “Bức tường Bảo vệ” . . . Được nhiều Chơn sư Bác ái
tự xây dựng nên do chịu những khổ h́nh và do đổ máu đông cứng lại nên bức
vách ấy che chắn cho nhân loại, bảo vệ cho loài người khỏi bị khốn khổ và
phiền năo thêm nữa”. (Tiếng Nói Vô
Thinh, trang 205).
Lại nữa, cũng trong bài phỏng vấn với
ông Johnston được trích dẫn như nêu trên (Tuyển Tập của bà H.P.B.
tập VIII, trang 400-402.) , H.P.B. có nói tới một vài Chơn sư
thuộc nhiều giống dân và một Chi bộ ở miền Nam Mỹ như sau: “Có một vài thành
viên của Chi bộ đi từ trung tâm này sang trung tâm kia để giữ cho đường liên
lạc giữa các trung tâm không bị gián đoạn. Nhưng các ngài luôn luôn giao
tiếp theo những cách khác nhau . . . ở mức c̣n cao hơn nữa. Các ngài có một
cuộc sống và quyền năng chung”. (Ông C.W.L. gọi tâm thức hợp nhất này là
“biển tâm thức chói sáng của Quần Tiên Hội”). “Khi các ngài vượt lên về tính
linh th́ các ngài cũng vượt lên sự khác nhau về chủng tộc đối với nhân loại
phàm phu của ta. Chuỗi tiến hóa này là liên tục. Các Chơn sư tất nhiên cần
thiết trong thiên nhiên cũng như siêu thiên nhiên. Các ngài là mối liên kết
giữa loài người với chư thần linh; các ‘thần linh’ này là linh hồn của các
Cao đồ và Chơn sư thuộc các giống dân và thời đại đă qua cứ thế măi lên tới
ngưỡng cửa Niết Bàn. Tính liên tục ấy không gián đoạn”.
Khi ông
Ông bèn hỏi tiếp các ngài dẫn dắt linh hồn của loài người ra sao, th́ bà trả
lời: “Bằng nhiều cách nhưng chủ yếu là dạy trực tiếp cho linh hồn của họ
trong thế giới tinh thần. Nhưng điều này ông khó ḷng hiểu được. Mặc dù vậy
ta vẫn hiểu rơ được điều ấy. Vào một vài thời kỳ chính qui, các ngài cố gắng
ban ra cho thế giới nói chung một sự hiểu biết đúng đắn về những sự việc
tinh thần. [Điều này rất hiển nhiên trong khuynh hướng tư tưởng tôn giáo
thời nay – chú thích của tác giả]. Một trong số Chơn sư giáng lâm để dạy dỗ
quần chúng rồi được truyền thống truyền thừa là Giáo chủ của một tôn giáo.
Krishna là một bậc đạo sư như thế, Zoroaster cũng vậy; Đức Phật và Shankara
Acharya, bậc đại hiền triết của
“Nhưng đó không phải là công việc duy nhất của các Chơn sư. Trong những chu
kỳ ngắn hơn nhiều, các ngài biệt phái một sứ giả cố gắng dạy dỗ thế gian.
Một thời kỳ như thế đă xảy ra vào phần tư cuối cùng của mỗi thế kỷ và Hội
Thông Thiên Học tiêu biểu cho công tŕnh ấy vào thời kỳ này”.
Ông nói: “Nó đă làm ǵ ích lợi cho loài người?” Bà trả lời: “Nếu bạn biết
được những định luật về sự sống th́ bạn có ích lợi ǵ không? Nó có giúp cho
bạn tránh thoát được bệnh tật và tử vong không? Được thôi, có một căn bệnh
của linh hồn và một sự chết của linh hồn. Chỉ có giáo lư chân chính về Sự
Sống mới có thể chữa trị được điều ấy”.
Các Chơn sư cũng làm việc với các Thiên thần quốc gia, những Thiên thần Hộ
mệnh này bản thân họ thu tóm thần lực, hướng dẫn thần lực tâm linh giống như
ta điều khiển lực vật chất, các ngài chọn lựa và bác bỏ những tác nhân chính
trong vở tuồng của loài người; nếu có thể được th́ gây ảnh hưởng lên các hội
đồng của loài người, gây linh hứng cho các lănh tụ có thể chịu cảm hứng cung
cấp những xung lực cần thiết theo đúng hướng. Người ta phỏng đoán rằng Chơn
sư là ông hoàng Rákóczy có điều
ǵ đó dính dáng tới việc uốn nắn Tuyên ngôn Độc lập của nước Mỹ và điều này
thật hiển nhiên về tác động và tác phẩm của ngài khi Benjamin Franklin có
thể được liệt kê là một trong các môn đồ của ngài. Hai đệ tử khác ở thời kỳ
sau này một chút mà ta có biết là Benjamin Disraeli và tác giả Bulwer
Lytton. Disraeli được chọn lựa hoặc là chọn một đời sinh hoạt công khai hoặc
là sinh hoạt ẩn mật nhưng phát triển về huyền bí. Ông đă chọn sinh hoạt công
khai mặc dù sau đó lại hối tiếc.
Ông C.W.L. có cho chúng tôi biết rằng Bulwer Lytton thường đến dùng cơm tối
với thân phụ của ông và có một dịp khi ông là một cậu bé, ông chạy vội xuống
pḥng ăn để lấy cắp một viên kẹo trên bàn trước khi khách tới. Ông kinh hăi
khi nghe tiếng cha ḿnh và khách quí đă đến tận cửa ra vào pḥng ăn. Không
thể trốn kịp ông bèn chui xuống gầm bàn và đành chịu nằm bẹp ở đó suốt bữa
ăn. Ông cho chúng tôi biết rằng ông đă bị trừng phạt xứng đáng! Đó là khi
dùng cơm tối xong, Lytton và thân phụ của ông mỗi người lại ngồi xuống bên
cạnh ḷ sưởi. Bulwer Lytton đặt hai bức thư lên trên tủ đựng ly tách rồi lại
ngồi xuống bên ḷ sưởi; ông vẫy tay về phía hai bức thư th́ ngay tức khắc
theo một cách tự nguyện chúng bèn nhảy phóc khỏi chiếc tủ và lướt dọc theo
sàn nhà chạy thẳng tới chân ông. Thằng bé con nằm mọp dưới gầm bàn bị một
phen sợ phát khiếp!
-----------------------
Ta nên kết thúc chương dài dằng dặc này bằng một bảng liệt kê ngắn gọn một
số Siddhis tức thần thông do vị thánh hiền thưở trước là Patanjali miêu tả
một số chúng nghe như những chuyện thần tiên thời xưa. Thật vậy, tôi tin
rằng những chuyện cổ tích là những nét chạm khắc ẩn dụ che giấu các sự kiện
huyền bí. Và chúng ta ắt cũng nhớ tới chuyện “
Biết được quá khứ vị lai; biết được âm thanh ngôn ngữ của tất cả chúng sanh;
biết được kiếp trước; hiểu thấu những h́nh tư tưởng và tư tưởng của người
khác (“và Chúa Jesus biết được tư tưởng của họ”
Matt 9:4); có khả năng tàng h́nh,
(Chúa Jesus “đi qua giữa họ” Luke
4:30); biết được giờ chết của ḿnh; biết được mọi cơi, mọi hệ tinh cầu và
chuyển động của các ngôi sao; biết được cấu trúc của cơ thể; không c̣n đói
khát nữa (xem trường hợp của Thérèse Neumann); không biến đổi; có linh ảnh
về các Đấng Toàn Bích; biết được Chơn nhơn nội tâm; tỏa sáng kỳ diệu, ngay
cả thể xác cũng vậy; nhờ quyền năng của Tiên Thiên Khí (Akasha) có được khả
năng nghe tiếng nói tâm linh; đằng vân; cơ thể hoàn hảo về vẻ đẹp và sức
mạnh; làm chủ được vật chất và khống chế được mọi trạng thái hiện tồn và tâm
thức.
Kinh điển Ấn Độ cũng liệt kê quyền năng của Thánh sư, chẳng hạn như trực
giác về bản chất của bất kỳ sự vật nào; tâm thức hiện diện khắp mọi nơi; tùy
ư khoác lấy bất kỳ h́nh tướng nào cũng như có thể khiến cho nó tàng h́nh;
nghe và thấy được ở khoảng cách xa; đọc được tư tưởng; biết được trạng thái
của con người và tiền căn của y; biết được tâm trí và tâm hồn của vạn vật;
biết được quá khứ và chung cuộc của ḍng Sống tiến hóa.
“Mức độ điểm đạo của Thánh sư đánh dấu bảy tŕnh độ mà ngài phát hiện được
bí nhiệm về các nguyên khí thất bội trong thiên nhiên, nơi con người và khơi
hoạt được những quyền năng c̣n đang yên ngủ của y”. (Thư
của Chơn sư gửi A. P. Sinnett, trang 99).
“Thiên nhiên đi theo cùng một lối ṃn từ việc ‘sáng tạo’ ra một vũ trụ xuống
măi tới việc sáng tạo ra một con muỗi”. (Thư
của Chơn sư gửi A. P. Sinnett, trang 70).
CHƯƠNG III
MỘT SỐ ĐỊNH LUẬT CỦA HỘI ĐOÀN HUYNH ĐỆ HUYỀN BÍ
(QUẦN TIÊN HỘI)
Ta hoàn toàn không dễ ǵ nhận ra được hành động của Chơn sư bị chi phối bởi
định luật bất biến và bất di bất
dịch. Chơn sư K.H. có viết cho ông Sinnett: “Không một ai trong các con đă
từng có được một ư niệm chính xác hoặc là về các ‘Chơn sư’ hoặc là về các
định luật Huyền bí học dẫn dắt các ngài”. (Thư
của Chơn sư gửi A. P. Sinnett, trang 363).
Chơn sư M. đă từng yêu cầu ông Sinnett nhắc nhở Chi bộ của ông hiểu thấu
được rằng ngài là tác nhân của
Nghiệp báo chứ không phải là người
cầm cân nhân quả. Ta chỉ cần suy nghĩ một chút cũng thấy như vậy, v́ cái
gọi là Định luật Vĩ đại mà Đông phương gọi là “Nhân Quả” nghĩa là “tác động
và phản tác động”
mà khoa học gọi là “lực và phản lực” liệu có thể là ǵ nếu chẳng phải là ư
chí vĩ đại và chủ đích của Vũ trụ, luôn luôn vận động (theo cách diễn tả của
Emerson) hướng về chí phúc tối hậu và thành tựu cho mọi sinh linh? Đó là cái
“Diễn biến Thiêng liêng xa vời mà toàn thể cơ sáng tạo đều vận hành về phía
đó”. Theo thuật ngữ tôn giáo th́ ta có thể gọi nó là “Ư chí của Thượng Đế”.
Liệu Ư chí Bác ái Bất diệt ấy có thể ngụ ư điều ác cho chúng ta chăng? Tuyệt
nhiên không? Nhưng ta có thể kêu toáng lên rằng trên thế giới có biết bao
nhiêu điều ác! Đúng vậy, nhưng nó chủ yếu do con người tạo ra. Chơn sư có
dạy: “Điều ác không tồn tại tự thân
nó mà chẳng qua chỉ là thiếu vắng điều thiện và nó chỉ tồn tại cho kẻ nào bị
biến thành nạn nhân của nó. Nó tiến triển do hai nguyên nhân và nó là một
nguyên nhân độc lập trong thiên nhiên chẳng khác ǵ điều thiện. Thiên nhiên
cũng chẳng thiện cũng chẳng ác, nó chỉ tuân theo những định luật bất di bất
dịch khi nó hoặc là ban cấp sự sống và niềm vui hoặc là nó gây ra đau khổ và
chết chóc, tiêu diệt những ǵ mà ḿnh đă tạo ra. Thiên nhiên có thể dĩ độc
trị độc và định luật của nó đều ban thưởng cho mọi điều đau khổ . . . Điều
ác thật sự bắt nguồn từ trí thông minh của con người và nguồn gốc của nó
hoàn toàn ở nơi con người biết lư luận đă tách ḿnh ra khỏi Thiên nhiên. Thế
th́ loài người mới là cội nguồn chân thực của điều ác. Điều ác là điều thiện
đi đến mức quá quắc, là sản phẩm của ḷng ích kỷ và tham lam của loài người.
Nếu suy nghĩ cho sâu sắc th́ con ắt phát hiện ra rằng ngoại trừ sự chết –
đây không phải là điều ác mà là một định luật cần thiết – cùng với những tai
nạn ắt luôn luôn được tưởng thưởng trong một kiếp sống vị lai,
nguồn gốc của mọi điều ác cho dù
là lớn hay nhỏ đều ở nơi hành động của con người, ở nơi con người có trí
thông minh khiến cho y trở thành tác nhân duy nhất có tự do ư chí trong
Thiên nhiên” (Thư của Chơn sư gửi A.
P. Sinnett, trang 56-57).
Khi điên đảo trong vở tuồng “các cặp đối đăi”, con người lại được phú cho tự
do ư chí, tha hồ lựa chọn sao cho y có thể học “cách tự nguyện chọn điều
thiện và bác bỏ điều ác” để rồi cuối cùng vươn lên tới cái T́nh thương căn
bản vốn vượt ngoài tầm của cả hai cái gọi là thiện hoặc ác. Ta có thể nhớ
tới lời lẽ tuyệt vời của Robert Browning: “Điều ác là số không, là chẳng có
ǵ hết, là sự im lặng hàm ư âm thanh trong đấy”.
T́nh thương là quyền năng thống nhất xây dựng của vũ trụ. Điều đối nghịch
với nó tức là ḷng ghét, là tiêu diệt lẫn nhau. Thế th́ bởi v́ vũ trụ vẫn
tiếp tục con đường hài ḥa mỹ lệ của ḿnh cho nên T́nh thương
phải ở trong tận tâm can và chủ
đích của nó. Điều ác có một chủ đích vũ trụ trong sự an bài vạn vật, thậm
chí có những hiện thân tối cao của điều ác là các Huynh đệ bóng tối của Tà
thuật, của Tả đạo. Trong kinh điển Ấn Độ có một câu chuyện kỳ diệu. Nó phác
họa cách thức mà pháp luân – vốn làm chuyển động đại dương tồn tại – được
phát động bởi cả các thiện thần là chư Thiên lẫn các ác thần là chư A tu la.
Một đằng đẩy pháp luân theo hướng này th́ một đằng lại kéo pháp luân theo
hướng ngược lại, nhưng cả hai đều khiến nó luân hồi.
Con người bất tử mới thật sự là chúng ta vốn chẳng bao giờ có tiêu diệt; mọi
điều xảy ra cho y, thậm chí thật là tang thương, tai hại, khủng khiếp, đều
là v́ sự cực lạc và sự toàn bích trong tương lai của ta. V́ thế nói cho thật
nghiêm xác th́ không có điều ǵ gọi là “Nghiệp xấu”. Mọi chuyện đều vận hành
với nhau v́ điều thiện tối hậu.
Luật Tác động và Phản tác động bắt đầu từ bao giờ? Vào ngay lúc vũ trụ sơ
sinh, khi thoạt đầu các cực Tinh thần và Vật chất, Sự sống và H́nh tướng
tách ra và biến dị th́ bắt đầu có mối quan hệ giữa những bộ phận riêng rẽ.
Theo như Chơn sư K.H. tŕnh bày: “Triết lư của chúng ta . . . chủ yếu là
khoa học về các hậu quả do các nguyên nhân gây ra và khoa học về các nguyên
nhân gây ra hậu quả”. (Thư của Chơn
sư gửi A. P. Sinnett, trang 52). Ư chí Vũ trụ có được tác nhân và hiện
thân của ḿnh nơi những Con người Toàn bích. Các ngài cứ lập đi lập lại điều
ấy. Chơn sư M. có viết: “Thiên luật là ĐỊNH LUẬT đối với chúng ta và không
một thế lực nào có thể khiến cho chúng ta bớt đi một chút xíu hoặc mảy may
nào trong bổn phận của ḿnh”. (Thư
của Chơn sư gửi A. P. Sinnett, trang 256). Và ngài bảo rằng ngài đă,
đang và luôn luôn rất có thể sẽ là “nô lệ” cho bổn phận ấy. V́ thế cho nên
Chơn sư K.H. mới viết rằng: “Chúng ta không có điều ưu ái, không phá lệ”. (Thư
của Chơn sư gửi A. P. Sinnett, trang 341).
Cũng v́ thế mà các ngài không bao giờ “can thiệp” vào sự vận hành của Thiên
luật Vĩ đại, hoặc là đối với bản thân ḿnh hoặc là đối với những người khác
hoặc là đối với những quốc gia khác.
Tiếng Nói Vô Thinh có nói : “Hăy dạy cho thiên hạ biết tránh mọi nguyên
nhân; . . . c̣n con sẽ để cho đợt sóng lăn tăn của hậu quả đi theo lộ tŕnh
của nó”.(Tiếng Nói Vô Thinh trang
170). Thế th́ ta ắt thấy rơ rằng tại sao Quần Tiên Hội không thể - tôi
thường bị vặn hỏi như vậy – ngăn cản được các trận thế chiến. Nếu sự vô minh
của loài người và những hậu quả của nó là sợ hăi, ích kỷ và tham lam, tạo ra
hậu quả tác hại như vậy th́ Quần Tiên Hội không thể ngăn cản được hoặc làm
cho nó lệch hướng bằng bất cứ cách nào.
Chơn sư cũng không thể làm như vậy đối với đệ tử. Chơn sư M. có viết như sau
về một chuyện rắc rối lớn gây phiền phức cho bà H.P.B.: “Bà rất đau khổ và
ta cũng không thể nào giúp bà v́ mọi thứ ấy đều là hậu quả của những nguyên
nhân không thể tránh được. Đó là
Huyền bí học trong Thông Thiên Học”. (Thư
của Chơn sư gửi A. P. Sinnett, trang 256). Chơn sư chỉ
có thể làm được trong trường hợp
đệ tử hoàn toàn tận hiến và toàn tâm toàn ư, đó là bố trí lại diễn tiến tiếp
nối tŕnh tự của một vài diễn biến Nghiệp quả chứ không bao giờ ngài có thể
hủy bỏ được chúng.
Khi hoạt động theo Thiên luật, Chơn sư rất minh triết không thúc đẩy các
diễn biến dồn dập nhanh lên. Chơn sư M. có viết như sau: “Thế giới không hề
được tạo ra chỉ nội trong một ngày . . . Cứ để cho cơ tiến hóa đi hết lộ
tŕnh tự nhiên của nó kẻo ta sẽ khiến cho nó bị lệch lạc và tạo ra những con
quái vật khi giả định rằng ḿnh đang chỉ đạo nó”. (Thư
của Chơn sư gửi A. P. Sinnett, trang 272). Ngay cả trong sự phát triển
của đệ tử, Chơn sư cũng không dùng áp lực tối đa để đốt cháy giai đoạn.
“Không thể đạt được thiên nhăn và thiên nhĩ chỉ trong một kiếp sống ngắn
ngủi”. (Tiếng Nói Vô Thinh, trang
165).
Mặc dù sự thật là các ngài “có thể phân biệt được những diễn biến tương lai”
nhưng các ngài “bị cấm không được dùng thần thông để can thiệp vào
Nghiệp quả quốc gia”. (Thư
của Chơn sư gửi A. P. Sinnett, trang 384). Các ngài cũng không được phép
dùng thần thông “cho đến khi mọi
phương tiện thông thường đă được
thử dùng và không kết quả”. (Thư của
Chơn sư gửi A. P. Sinnett, trang16).
Chơn sư rất tôn trọng sự tự do ư chí của mỗi chúng sinh. Luật của thế giới
các ngài chống lại việc ra lệnh, chỉ đạo hoặc bảo cho người khác – kể cả đệ
tử - phải làm ǵ. Chơn sư K.H. có viết: “Chỉ có các Chơn sư do những định
luật minh triết không thể vi phạm được mới bị cấm hoàn toàn đặt ư chí bạc
nhược của người khác (của một con người bẩm sinh đă có tự do ư chí) tuân
theo ư chí của ḿnh. Phương thức xúc tiến sự việc khống chế ư chí người khác
là cách mà các ‘Huynh đệ Bóng tối’ ưa dùng”. (Thư
của Chơn sư gửi A. P. Sinnett, trang 40). Có lần ngài đă giải thích lư
do cho ông Leadbeater: “Nếu ta bắt buộc phải
yêu cầu con làm điều này hoặc
điều khác thay v́ chỉ khuyên nhủ thôi th́ ắt ta chịu trách nhiệm về mọi hậu
quả phát sinh do bước tiến ấy, c̣n con chỉ được một công trạng thứ yếu thôi.
Cứ suy nghĩ th́ con ắt hiểu sự thật đúng là như vậy”. (Thư
của các Chơn sư Minh triết, Jinarajadasa biên soạn, quyển 1, bức thư số
7). Ở đây có một bài học dành cho nhiều người trong chúng ta. Những kẻ nhanh
nhẩu đoản vốn thích chỉ đạo sinh hoạt của người khác th́ do chính cái nguyên
nhân về những quyết định và hành vi ấy ắt chiêu dụ những hậu quả Nghiệp báo
trong các kiếp tương lai, chỉ chuốc lấy những chuyện rắc rối về sau.
Ngay cả trong trường hợp những đệ tử đă được điểm đạo hoặc chưa được điểm
đạo, Chơn sư cũng tránh không quyết định thay cho họ hoặc thậm chí khuyến dụ
họ quá nhiều. Chơn sư có dạy: “Đối với cuộc điểm đạo tối hậu và tối cao th́
mọi đệ tử đều bị bỏ mặc cho ḿnh tự lo liệu lấy. Chúng ta phải chiến đấu
trong trận chiến của chính ḿnh và cái ngạn ngữ bậc cao đồ
trở thành chứ không
bị chế tác đúng theo từng chữ một. Bởi v́ mỗi người trong chúng ta đều
là đấng sáng tạo, tự ḿnh gây ra
nguyên nhân dẫn tới những
hậu quả này hay
hậu quả khác, cho nên chúng ta
phải gặt hái những điều mà chúng ta đă gieo trồng.
Đệ tử của chúng ta chỉ được hỗ trợ
khi họ ngây thơ không biết tới những nguyên nhân gây rắc rối cho họ, khi
những nguyên nhân ấy do những ảnh hưởng ngoại lai sinh ra. Sinh hoạt và sự
phấn đấu đến quả vị Chơn sư ắt
dễ dàng xiết bao nếu tất cả chúng ta đều có những phu hốt rác đi theo sau để
quét sạch mọi hậu quả mà chúng ta
đă tạo ra do chính ḿnh hấp tấp và hiu hiu tự đắc”. (Thư
của Chơn sư gửi A. P. Sinnett, trang 309-310).
Thật dễ hiểu tại sao thiên luật lại như vậy. Liệu có cách nào khác hơn chăng
ngoài việc trắc nghiệm và thành tựu giúp cho quyền năng phán đoán, giác ngộ
và tự nguyện chọn lựa của con người được triển khai ra? Trong chuyện thần
thoại thời xưa mang tính vũ trụ về Vườn Địa Đàng linh hồn mới sinh ra do ăn
trái cây tri thức thiện và ác – diễn tả theo Đông phương là do điên đảo
trong “các cặp đối đăi” – th́ nó mới có thể giúp cho tự ḿnh ư thức và động
cơ tự ḿnh thúc đẩy tiến hóa được. Tường thuật theo Thánh kinh th́ nhờ vậy
nó mới học được cách tự nguyện
chọn điều thiện và vứt bỏ điều ác.
Chơn sư thậm chí c̣n không bảo cho H.P.B. và Đại tá Olcott biết chính xác là
họ phải làm ǵ. Ngài viết: “Những vị sáng lập không hề cầu nguyện Đấng
thiêng liêng nào trong buổi đầu của Hội Thông Thiên Học, từ đó trở đi cũng
không cầu viện ai. Liệu chúng ta có trợ giúp cho những vị Sáng lập không?
Không đâu, họ được trợ giúp do linh hứng của chính ḿnh về ḷng tự tin và
được trợ sức nhờ họ biết tôn trong nhân quyền”. Và ngài lại c̣n viết: “Chúng
ta đề nghị chứ không bao giờ
ra lệnh. Nhưng chúng ta có gây
ảnh hưởng lên cá nhân”. (Thư của Chơn
sư gửi A. P. Sinnett, trang 271). Và khi nói tới H.P.B., Chơn sư có
viết: “Theo thông lệ của chúng ta th́ Chơn sư M. không được phép cấm bà đi
theo một lộ tŕnh như thế và nói nhiều lời như vậy”. (Thư
của Chơn sư gửi A. P. Sinnett, trang 312).
Các Huynh trưởng không bao giờ
gửi thông điệp qua các đồng cốt của thần linh học. Khi viết thư thừa lệnh
Chơn sư K.H., Chơn sư D.K. có cảnh báo ông Sinnett v́ ngay từ thời kỳ đầu,
những nhà thần nhăn và đồng cốt được ban cho những thông điệp của các Chơn
sư rồi họ rêu rao là ḿnh đă nh́n thấy và tiếp xúc với các ngài. Dáng vẻ bên
ngoài của các ngài có thể dễ dàng bị giả mạo ở phía bên kia cửa tử. V́ vậy,
Chơn sư D.K. có nói vốn thừa biết rằng những diễn tiến như thế có thể dẫn
nhiều người Thông Thiên Học tới mức sai lầm xiết bao, cho nên thầy của Chơn
sư D.K. là Chơn sư K.H. đă quyết định đưa ra những nghị quyết sau đây: “Từ
nay trở đi, bất cứ người đồng cốt hoặc thấu thị nào cảm thấy có khuynh hướng
rêu rao là ḿnh đă được diện kiến hoặc đàm đạo hoặc tiếp kiến Thầy của tôi
th́ người ấy phải minh chứng cho lời rêu rao của ḿnh bằng cách ghi phía
trước phát biểu của ḿnh BA MẬT NGỮ mà Thầy của tôi sẽ phổ biến cho ông
A.O.Hume và A.P.Sinnett giữ cho thật kỹ . . . Rất tiếc là Thầy của tôi bắt
buộc phải dùng bước đi này v́ tiếc thay mới vừa đây những sự tự lừa gạt ḿnh
đă trở nên phổ biến xiết bao khiến phải nhanh chóng kiểm soát t́nh h́nh” (Thư
của Chơn sư gửi A. P. Sinnett, trang 544).
Chơn sư không chống lại thuật đồng cốt
chân chính và chính ngài có mô tả
sự khác nhau giữa chân và giả: “Chúng ta không chống lại Thần linh học
chân chính mà chỉ chống lại thuật
đồng cốt không hề biết phân biệt nhất là sự hiện h́nh trên cơi trần, hiện
h́nh ra vật chất và chiếm xác trong lúc xuất thần. (Thư
của Chơn sư gửi A. P. Sinnett, trang 113-114). Đằng sau những sự biểu lộ
này là điều mà Chơn sư cũng nêu ra giống như H.P.B. đă thường lật tẩy nó.
Ngài giải thích rằng chỉ có Chơn ngă nơi mỗi người là bất tử chứ phàm ngă vô
thường th́ không và cái mà Thần linh học thường tiếp xúc với chẳng qua chỉ
là lớp vỏ lột xác của phàm ngă đă quá cố, nhất thời được làm cho linh hoạt,
có một cuộc sống vờ vịt dựa vào sinh lực của chính người đồng cốt cũng như
trong một mức độ nhỏ nào đấy (theo giáo sư Crawford là 5%) sinh lực của mọi
người có mặt trong buổi lên đồng. Ngài viết: “Và bây giờ con ắt hiểu tại sao
chúng ta cực lực chống lại Thần linh học và thuật đồng cốt”. (Thư
của Chơn sư gửi A. P. Sinnett, trang 113). Bản thân Thần linh học đă
tiến bộ nhảy vọt từ cái thời sơ khai ấy và hiện nay nó có một hệ thống tư
tưởng rất giống như hệ thống của chúng ta. Đôi khi Chơn sư cũng cho phép có
sự lừa gạt ấy. Ngài viết: “Có thể xảy ra sự việc là v́ mục đích của chính
chúng ta, các đồng cốt và âm ma của chúng được bỏ mặc cho tha hồ chẳng những
đóng vai các ‘Huynh trưởng’ mà c̣n
mạo nhận thủ bút của chúng ta nữa” (Thư
của Chơn sư gửi cho A. P. Sinnett, trang 419). Nếu muốn, Chơn sư luôn
luôn có thể giao tiếp với bất cứ ai, đôi khi bằng cách phóng hiện mà gọi là
phép “điện báo trí tuệ”. Ngài cũng viết rằng “người đồng cốt và đệ tử ngược
hẳn lại nhau, người đệ tử hành động một cách hữu thức”. (Thư
của Chơn sư gửi A. P. Sinnett, trang 424), c̣n người đồng cốt hành động
một cách vô ư thức. Đây là một đề tài quan trọng mà ta cần bàn dông dài vào
thời nay khi biết bao nhiêu đồng cốt và nhà thần nhăn đang đưa ra các thông
điệp và chỉ dụ nhân danh nhiều thành viên khác nhau trong cộng đồng Thánh
sư. Thật là dị thường khi những điều hăo huyền như vậy lại phát triển nhanh
chóng như thế. Trong lộ tŕnh hành hương, bản thân tôi đă gặp nhiều người tự
xưng là thánh sư, điểm đạo đồ, nhiều người c̣n rêu rao ḿnh có quả vị thánh
sư rất cao. Chẳng hạn như nếu ta tin theo th́ tôi đă từng gặp nhiều người là
hiện thân của Đấng Ki Tô cũng như Đức Mẹ Maria và nhiều vị Thánh tông đồ;
tôi cũng gặp những người phụ nữ rất biết điều rêu rao ḿnh là mẹ của Đấng Ki
Tô phục lâm (đôi khi chính chồng của họ cũng tin điều ấy) cũng như là hiện
thân của các Chơn sư chúng ta mà huyền bí học biết rơ. Ḷng cả tin của thiên
hạ làm tôi cũng sững sờ. Đó là v́ trong hầu hết mọi trường hợp này th́ tôi
thấy có những thiện nam tín nữ hiến ḿnh đi theo những bản ngă dẫn dắt sai
lạc ấy. Tôi cũng đă từng gặp những thành viên của nhóm Tả đạo và các môn đồ
của họ, nhưng tôi sẽ không viết về điều đó.
Có nhiều nhà thần nhăn hoàn toàn chân thành nhưng không lăo luyện đă trao
truyền những thông điệp và giáo huấn giả vờ như thể là xuất phát từ các Chơn
sư Minh triết. Khi tôi lần đầu tiên gặp gỡ những nhà thần nhăn và đồng cốt
th́ tôi chịu ấn tượng ghê gớm. Nhưng kinh nghiệm về lâu về dài đă dạy cho
tôi biết rằng phải cực kỳ thận trọng đối với
bất kỳ lời phát biểu hoặc linh
ảnh nào của nhà thông linh. Một nhà thông linh bẩm sinh mà tôi biết rất rơ ở
Nam Phi, đồng thời cũng có tính t́nh và óc phân biệt phải trái phát triển
đáng kể thường bảo tôi rằng theo kinh nghiệm của chính ḿnh th́ bà phát hiện
ra rằng hầu hết dáng vẻ bên ngoài của cơi thông linh đều là “nói dối”. Cơi
Trung giới được H.P.B. gọi là “thế giới đại hăo huyền” và bà bảo rằng:
“Không một nụ hoa nào được ngắt ra từ cơi ấy rồi mang xuống cơi trần mà lại
không có một con rắn cuộn ḿnh xung quanh cuống hoa”. Ở đây bà đang b́nh
luận về những lời trong quyển Tiếng
Nói Vô Thinh (trang 123), nó gọi cơi Trung giới là Pḥng Học Tập và dạy
rằng: “Trong đó Linh hồn sẽ t́m thấy hoa cuộc đời nở ngát hương thơm nhưng
bên dưới mỗi đóa hoa đều có một con rắn cuộn ḿnh ở đó”. Chỉ bằng cách đạt
được sự giác ngộ của cơi cao tức cơi tinh thần th́ ta mới có thể thấu hiểu
và đánh giá đúng đắn được hiện tượng này.
Một nhà thấu thị muốn nh́n thấy chính xác th́ phải được rèn luyện lâu dài và
nghiêm túc cũng như phải được điểm đạo. Đặc biệt điều này c̣n phải tùy thuộc
vào sự thanh khiết vị tha của người có nghiệp cảm. Chơn sư có viết: “Nhiều
sự liên giao trong cơi nội giới
tinh thần – hầu hết là khi những người có nghiệp cảm, có tâm trí thanh khiết
– nhưng người đồng cốt chưa được điểm
đạo khó ḷng mà ghi khắc vào tâm trí ḿnh những h́nh ảnh chân thực và
chính xác về điều mà ḿnh nh́n thấy và nghe thấy”. (Thư
của Chơn sư gửi A. P. Sinnett, trang 101). Lại nữa, ngài viết rằng: “Có
những kẻ hữu thức và những kẻ khác vô
ư thức – những người Đồng cốt mù quáng thuộc về nhóm hữu ư c̣n những
người có nghiệp cảm thuộc về nhóm vô ư thức. Nếu không được rèn luyện chính
qui và điểm đạo liên quan tới thần nhăn về những sự vật và những điều được
giả định là tiết lộ cho người trong mọi thời đại từ Socrate xuống măi tới
Swedenborg . . . th́ không một nhà thấu thị hoặc nhà thần nhĩ tự ḿnh học
hỏi lại có thể nh́n thấy hoặc nghe thấy
hoàn toàn chính xác. (Thư
của Chơn sư gửi A. P. Sinnett, trang 255).
Ta cũng dễ hiểu lư do của điều này. Dù là hữu thức hoặc vô thức – hầu hết là
vô ư thức - th́ tất cả đều đang
tạo ra và phóng ra vô số “h́nh tư tưởng”. Như Chơn sư có dạy, chúng ta đều
thả vào trong ḍng tư tưởng không gian của ḿnh cả đống các sáng tạo tư
tưởng, là một thế giới gồm những kư ức, hi vọng và mơ ước. Nhà thấu thị
không lăo luyện thường tiếp xúc với thế giới này thông qua cái cửa sổ đă
nhuốm màu sắc trạng thái thông linh của chính y. Chỉ một chút xíu mơ ước nó
cũng định h́nh ở đó. Một tư tưởng như thế có thể được một tinh linh Thiên
nhiên làm linh hoạt, nó vốn không có ư thức đạo đức, không cảm thấy đúng
hoặc sai như chúng ta cho nên xuất hiện như một thiên thần ánh sáng, nói cho
ta đúng cái điều mà ta muốn nghe. Ông C.W.L. luôn luôn khuyến cáo chúng ta
là nên thận trọng về bất kỳ linh ảnh hoặc tiếng nói nào
nịnh hót chúng ta.
Tôi đă xét qua biết bao nhiêu “thông điệp” tự xưng là do các “Chơn sư”, biết
bao nhiêu giáo huấn có thẩm quyền từ mọi loại chỉ dụ nhưng rất hiếm khi một
Chơn sư làm cái loại công việc ấy. Thậm chí ngài c̣n không thích được người
khác trích dẫn (Xin ngài thứ lỗi cho con về điều ấy). Ngài có lần đă viết
thư cho ông Sinnett như sau: “Con có thể dùng luận chứng nhưng đừng dùng tới
thẩm quyền hoặc tên tuổi của ta” (Thư
của Chơn sư gửi A. P. Sinnett, trang 415). Điều tối kỵ của một Chơn sư
Minh triết hoặc đệ tử của ngài là bị biến thành nguồn sấm truyền không thể
sai lầm.
Tôi c̣n nhớ cách đây đă lâu có một hội viên phát hiện rằng ḿnh có thể có cơ
bút. Về phần ḿnh th́ tôi nghĩ rằng cơ bút thường tiết lộ phần tiềm thức của
cá nhân. Bà bắt đầu thu lượm được những thông điệp từ bên kia cửa tử. Rốt
cuộc lại đi tới mức giả định rằng có các cao đồ đang viết qua bàn tay của
bà, nhất là người ta giả định rằng đó là Chơn sư Hilarion, Chưởng quản Cung
5 trong Cơ Tiến Hóa. Mọi sự giao tiếp đều kết thúc bằng cụm từ “Hilarion đă
nói như thế”. Bà rất đắc chí khoe nó với tôi. Tôi bảo: “Nhưng bạn thân mến
ơi, thông điệp này nghe ra không giống như một Chơn sư Minh triết. Không một
Cao đồ nào lại huênh hoang như thế”. Các ngài là tột đỉnh của ḷng khiêm hạ.
Chơn sư K.H. khi viết thư cho ông Sinnett đều kết thúc bằng cụm từ “Hăy nhận
nơi đây sự ban phước tồi tàn của ta”. Bà đâu có chịu lắng nghe lời tôi. Thế
là giờ đây mọi chuyện cứ tiếp nối c̣n hơn nữa. Chẳng những Chơn sư Hilarion
viết thông điệp và giáo huấn mà bây giờ thông điệp và giáo huấn lại bắt đầu
xuất phát từ đấng Đạo sư Thế gian, Đức Di Lặc, Đấng Ki Tô. Bao giờ cũng có
những người nhiệt thành tin vào sự giao tiếp ấy và một nhà quí tộc trong Chi
bộ chịu ấn tượng sâu sắc đến nỗi ông bỏ tiền ra in ấn và cho lưu hành các
thông điệp này. Kết quả cuối cùng cũng giống như biết bao nhiêu những trường
hợp tương tự khác mà tôi đă từng biết. Hai năm sau, tôi lại có dịp tiếp cận
với bà và ḍ hỏi về người viết cơ bút. Các hội viên bảo tôi rằng: “Bạn không
nghe ǵ sao? Chúng tôi đă đưa bà ấy đi nhà thương điên rồi.”
Một trường hợp tương tự cũng xảy ra với tôi ở Mỹ. Bà ta là một thành viên
của Trường Bí giáo và lẽ ra phải biết nhiều hơn nữa. Bà đă phát triển thuật
cơ bút, vậy là đă mở cửa cho những ảnh hưởng chẳng ai biết được xuất phát từ
cơi thông linh – đó là những lực tồi tệ nhất, gian tà nhất, ở gần cơi hồng
trần nhất – và hoàn toàn bị chúng kiểm soát. Bà mất ngủ hoàn toàn và bị bắt
buộc làm đủ thứ chuyện kỳ quặc. May thay bà là một phụ nữ cương nghị và quả
cảm. Tôi chữa trị cho bà bằng những phương thức mà tôi có được nhờ trực giác
nhưng không mô tả ở đây. Tôi không thể không long trọng cảnh báo các bạn đọc
đừng có thực hành những chuyện ấy và đừng cho mượn xác đối với
bất cứ ảnh hưởng nào xuất phát từ
bên ngoài. Hầu như không thể có chuyện Chơn sư mượn xác như vậy. Chơn sư gọi
đó là “thuật thần bí bị dẫn dắt lệch lạc, chỉ đạo sai trái”. Muốn đẩy lùi
những ảnh hưởng bất hảo nho nhỏ th́ có hai câu thần chú ngắn gọn cực kỳ có
hiệu quả là Linh từ tức hồng danh của Đấng Khôn Tả ở phương Đông và công
thức cổ truyền “Nhân danh Cha” ở phương Tây.
Ta không nên cứ khăng khăng ṭ ṃ về cách làm việc của các Huynh đệ Bóng
tối. Hầu hết chúng ta không đủ quan trọng để thu hút sự chú ư của họ. Nhưng
nói chung, nếu họ có thể gieo rắc sự bất tín, thất vọng và bất ḥa trong đám
chúng ta th́ chắc chắn họ sẽ làm điều ấy. Nghe đâu các đệ tử Chơn sư giống
như các ngón tay trên một bàn tay. Điều ǵ ảnh hưởng tới một người ắt ảnh
hưởng tới tất cả. Nếu một người thành công th́ tất cả cũng thành công. T́nh
thương và sự hợp tác hoàn toàn thân hữu chiếm ưu thế. Điều này không dễ dàng
ǵ đối với kẻ vị kỷ và v́ thế có mặc cảm tự ti, nhưng đó là yêu cầu y cần
phải vươn tới v́ đó là sự bảo vệ chân chính cho mọi cuộc tấn công của các
Huynh đệ Bóng tối. Thậm chí chúng ta không nên sợ hoặc ghét các Huynh đệ
Bóng tối v́ họ đóng một vai tṛ cần thiết được công nhận trong cơ cấu tổ
chức của Thiên nhiên.
Các Huynh trưởng không bao giờ chứng minh thần thông của ḿnh hoặc sự tồn
tại của ḿnh. Ông Sinnett nôn nóng muốn Chơn sư làm một điều dường như là
phép lạ bằng cách làm một bản sao tờ báo mà ông Sinnett biên tập ở Luân Đôn
vào cùng một ngày với ngày nó được phát hành ở Ấn Độ. Ông cảm thấy rằng lúc
bấy giờ một nửa Luân Đôn ắt bị “cải đạo”. Chơn sư không đồng ư và bảo rằng
“không thể quan niệm được” điều ấy. Ngài giải thích cho ông Sinnett biết
rằng chẳng những nó là phù phiếm trong giai đoạn tiến hóa hiện nay trên thế
giới mà về lâu về dài thế gian cũng trở mặt xé xác ông ra. Ngài viết: “Con
trách ta v́ quá kín đáo” thế nhưng ta biết một điều ǵ đó về bản chất con
người v́ kinh nghiệm trong hàng thế kỷ - thật vậy hàng thời đại dài dằng dặc
– đă dạy ta biết như vậy. Và ta biết rằng chừng nào khoa học c̣n có điều ǵ
đó cần phải học và một bóng ma chủ nghĩa giáo điều tôn giáo c̣n lởn vởn
trong tâm hồn đại chúng th́ ta c̣n phải chinh phục những thành kiến của thế
gian từng bước một chứ không được vội vả”. (Thư
của Chơn sư gửi A. P. Sinnett, trang 34).
Việc hiển lộng thần thông chưa bao giờ thuyết phục rốt ráo được bất cứ ai và
làm như thế ắt đi ngược lại những Luật lệ của Quần Tiên Hội. Nhiều vị La Hán
thời Đức Phật đă phát triển được thần thông, nhưng ngài chưa bao giờ cho
phép họ hiển lộng. Bản thân tôi có gặp hai người tham dự đúng cái buổi dă
ngoại mà H.P.B. tạo ra hiện tượng lạ là cái tách và đĩa đựng tách thứ 13.
Ngày nay ta vẫn có thể thấy chúng ở Adyar không phân biệt được với 12 cái
kia. Nhưng liệu những người báo tin cho tôi có bị ấn tượng ǵ không? Tuyệt
nhiên không. Cả hai đều bảo tôi rằng dĩ nhiên bà H.P.B. biết điều ǵ sẽ xảy
ra và phái một người nào đó tới đấy trước để chôn cái tách và đĩa đựng tách
ở chỗ mà sau đó chúng được đào lên! Phải chăng cũng sự thật ấy đă hiển hiện
biểu kiến trong câu chuyện Kinh thánh về Lazarus? Khi người giàu đang ở dưới
địa ngục cầu nguyện sao cho Lazarus được biệt phái từ trong ḷng Abraham lên
cơi trần để cảnh báo những huynh đệ c̣n sống th́ Abraham trả lời: “Họ chẳng
bị thuyết phục đâu mặc dù người này đă được cải tử hoàn sinh”. (Thánh
thư Luca 16:31). Tôi có nghe nói rằng H.P.B. được phép hiển lộng một vài
thần thông nho nhỏ để thu hút sự chú ư tới phong trào vào thời kỳ đầu.
Cũng là trái phép khi một Cao đồ sử dụng thần thông v́ ích lợi của chính
ḿnh, ngay cả khi cứu mạng sống của ḿnh. Điều này cũng lại được phản ánh
song hành trong Kinh thánh qua những lời nhận xét chế nhạo của giới tu sĩ:
“Ông ấy cứu nhân độ thế mà lại không cứu được bản thân”. (Thánh
thư Mathieu 27:42). Luật lệ này cũng hiển nhiên trong câu chuyện buồn
cười về bức thư của ông Sinnett và con dê. Tôi đă có lần hỏi ông C.W.L. cách
thức mà ông Sinnett chuyển thư cho Chơn sư. Liệu Chơn sư có một địa chỉ bưu
điện không? Ông C.W.L. bảo tôi rằng: “Chơn sư có một đệ tử làm quản thủ thư
viện cho vị Đại vương ở
Câu chuyện nêu trên cũng cho thấy óc hài hước mà chẳng Chơn sư nào không có.
Một Chơn sư Minh triết không bao giờ hiềm khích đối với bất cứ ai hoặc diễn
biến nào. Chơn sư viết: “Ta đă tuyên thệ làm ‘La
Hán’ và ta có thể trả thù hoặc giúp người khác trả thù”. (Thư
của Chơn sư gửi A. P. Sinnett, trang 253). Ngài bảo rằng “trả thù là
không thánh thiện”, nhưng có quyền
bảo vệ bất cứ ai bị buộc tội bất công.
Các Huynh trưởng là những người biết ơn nhất trên thế giới. Chơn sư K.H.
nồng nhiệt nói với ông Sinnett về “sự thôi thúc mà cá nhân ông đă dành cho
Chính nghĩa được chúng ta yêu thích” (Thư
của Chơn sư gửi A. P. Sinnett, trang 249). Điều này có lẽ thật rơ ràng
đối với mọi người nghĩ rằng ḷng biết ơn là một đức tính thuộc về một tŕnh
độ tiến hóa rất cao. Do đó một người sơ khai thường không có ḷng biết ơn. Y
coi ḷng từ bi hoặc tử tế là dấu hiệu nhu nhược.
Chơn sư cũng hoàn toàn trung thành với những thành viên khác của Quần Tiên
Hội, với những luật lệ trong thế giới của ngài và với lời mà ngài đă hứa.
Ngài viết thư cho ông Sinnett: “Ta không thích hứa hẹn điều mà v́ nhiều lư
do khác nhau ta không thể thực
thi được”. (Thư của Chơn sư gửi A. P.
Sinnett, trang 17). Và lại nữa: “Ta không dám hứa v́ ta chẳng bao giờ
nuốt lời”. (Thư của Chơn sư gửi A. P.
Sinnett, trang 286). Và nếu Chơn sư đă từng một lần nhận người nào làm
đệ tử th́ sau đó trong bất kỳ t́nh huống nào ngài cũng chẳng bao giờ bỏ rơi
y. Đệ tử ấy có thể đi lang thang trong nhiều kiếp nhưng tư tưởng của Chơn sư
luôn luôn theo đuổi y cho đến khi mà y “sẽ trở lại bằng tiếng khóc than
tuyệt vọng và đau khổ xuất phát từ phàm ngă bị ruồng bỏ.(Ánh
Sáng Trên Đường Đạo).
Nhưng cùng với ḷng trung thành tuyệt đối này th́ lại có một sự hoàn toàn tự
do trong phán đoán cá nhân. Bà Besant có một lần cho chúng tôi biết rằng bậc
Thánh sư thật sự là chính ḿnh hơn hẳn so với bất cứ ai trong chúng ta. Chơn
sư hoàn toàn là chính ḿnh và không sợ nói điều mà chính ḿnh suy nghĩ. Bà
cũng cho chúng tôi biết nếu tham dự một buổi họp của Quần Tiên Hội, chúng
tôi ắt hoàn toàn sửng sốt trước sự bất đồng ư kiến và quan điểm của đủ mọi
loại thành viên. Trong buổi học th́ các thành viên non trẻ nhất được phát
biểu trước tiên. Mặc dù có lẽ khác nhau rất nhiều về ư kiến, một khi đă
quyết định kế hoạch làm việc th́ mọi người đều hợp tác một cách trung thành
cho dẫu họ có thể không coi đó là kế hoạch tốt nhất. Điều này xảy ra khi
trong một buổi họp nghe đâu diễn ra thường kỳ mỗi 7 năm một lần, Chơn sư
K.H. được Chơn sư M. hậu thuẫn, muốn làm một điều ǵ đó đặc biệt để soi sáng
cho “sự tối tăm của phương Tây”. Trong buổi họp ấy nhiều Huynh trưởng cảm
thấy thời gian chưa đến lúc chín muồi. Và H.P.B. cho chúng tôi biết rằng một
người phát biểu ư kiến ấy mạnh mẽ nhất là một Chơn sư người Anh mà trong
kiếp quá khứ đă từng là một Thẩm phán cao cấp. Chơn sư K.H. có viết: “Huynh
trưởng của tôi và tôi là những người duy nhất trong Quần Tiên Hội có ư định
truyền bá giáo lư”. (Thư của Chơn sư
gửi A. P. Sinnett, trang 367). Và ngài cũng bảo rằng “ngoại trừ Chơn sư
M. th́ không một ai trong các Huynh đệ của ta giúp ta trong công việc này,
ngay cả vị Huynh trưởng người Hi Lạp nửa Âu nửa Á (Chơn sư Hilarion). (Thư
của Chơn sư gửi A. P. Sinnett, trang 64). Lại nữa, ngài bảo rằng: “Công
việc lại rất càng khó khăn hơn khi ta là một người đơn độc cày cấy trong
cánh đồng”. (Thư của Chơn sư gửi A.
P. Sinnett, trang 39). Tuy nhiên, Chơn sư M. có viết: “Mọi người cũng
đều đồng ư làm thử. Tuy nhiên mọi người qui định rằng cuộc thí nghiệm phải
được thực hiện độc lập với sự quản trị cá nhân của chúng ta; chúng ta được
can thiệp một cách bất b́nh thường. Theo khuôn khổ ấy, chúng ta thấy ở Mỹ có
một người nổi lên làm thủ lĩnh, một người có ḷng dũng cảm đạo đức rất
nhiều, vị tha và c̣n nhiều đức tính khác nữa. Y c̣n lâu mới đạt tới mức tối
ưu, nhưng y là người khá nhất sẵn có [có đủ Nghiệp quả cần thiết, chú thích
của tác giả]. Chúng ta kết hợp với y một người phụ nữ có những năng khiếu kỳ
diệu phi thường nhất [thể xác mang tính thông linh nhiều nhất đă từng sinh
ra trên cả thế giới trong ṿng 200 năm vừa qua, chú thích của tác giả]. Tổ
hợp lại th́ bà ta cũng có nhiều khiếm khuyết cá nhân nhưng không có người
thứ hai nào trong buổi sinh thời của bà thích hợp với công việc ấy. Chúng ta
biệt phái bà đi Mỹ, kết hợp họ lại với nhau để bắt đầu thí nghiệm. Ngay từ
đầu bà ta lẫn ông ấy đều được nói cho hiểu rằng vấn đề hoàn toàn tùy thuộc
vào họ. Và cả hai đều tự nguyện xin thí nghiệm . . . giống như các chí
nguyện quân v́ một sự Hi vọng dường như là Tuyệt vọng. (Thư
của Chơn sư gửi A. P. Sinnett, trang 263).
Vũ trụ là kết quả của Định luật không suy suyển. Trọn cả Thiên nhiên đều
tuân theo những luật tối sơ ấy và giới siêu nhân loại cũng trung thành vâng
lời. Chỉ có con người là không vâng lời và v́ vậy mới chuốc lấy khổ đau. Y
có được cái đặc quyền ấy để cho y có thể hữu ngă thức và tự do thúc đẩy.
Những định luật của Thiên nhiên là những “Giới điều của Thượng Đế” chân
chính. H.P.B. bảo rằng đó là “dấu ấn của trí tuệ Thượng Đế ghi khắc lên vật
chất”. Ư chí ấy luôn luôn được thực hiện trên “Trời” và một
ngày nào đó nó cũng sẽ được thực hiện dưới đất để chấm dứt đau khổ và
phiền năo, để có được cực lạc bất diệt.
CHƯƠNG IV
CÁC THÀNH VIÊN CỦA HỘI ĐOÀN HUYNH ĐỆ
MÀ NGƯỜI TA CÓ ÍT NHIỀU BIẾT TỚI.
Có một thời mà đại chúng chẳng biết ǵ về sự tồn tại của những Con người
Toàn bích. Thời ấy đă qua đi; ngày nay hầu hết mọi người trên thế giới đều
biết điều này bằng một cách nào đó. H.P.B. đôi khi cay đắng hối tiếc rằng bà
đă tiết lộ danh tánh và tường tŕnh về các ngài. Một tờ báo buổi chiều ở
Luân Đôn đă chế nhạo rất nhiều các “Mahatmas” của Thông Thiên Học theo cách
gọi lúc bấy giờ.
Các Chơn sư được biết nhiều nhất là hai Chơn sư gợi hứng cho việc lập ra Hội
Thông Thiên Học, đó là Chơn sư M. và Chơn sư K.H. Những chữ đầu tiên này
tượng trưng cho những tên gọi mà các ngài chọn dùng để cho thiên hạ biết
tới, nhưng tôi hoài nghi chẳng biết đó có phải là tên thật chăng. Bà Besant
đă có lần cho chúng tôi biết rằng chỉ có các đệ tử mới biết được tên thật
của các ngài, đó là các “quyền lực từ”. Thời xưa không ai dùng tên tuổi của
ḿnh một cách sơ xuất; một câu sấm truyền cổ của
Ít có điều ǵ mô tả về hai Chơn sư này trong các bức thư của Chơn sư và
trong các tác phẩm của H.P.B. Có lẽ ta có thể có một bức tranh tổng hợp bằng
cách ghép chúng lại với nhau. Chẳng hạn như Chơn sư K.H. nói về Chơn sư M.
là “huynh trưởng kềnh càng của tôi”, “huynh trưởng thân thương nhưng rất
bướng bỉnh của tôi”, “huynh trưởng độc ác lúc nào cũng cười cợt”. Nhưng ngài
cũng nói tới “tính sống sượng tự
nhiên của Chơn sư M. bất cứ khi nào ngài nói hoặc viết một cách nghiêm túc”.
Điều này có lẽ là v́ Chơn sư đă là một ông vua trị v́ và là chiến sĩ trong
kiếp hiện tại. Trong một bức thư khác ngài có viết tôn kính tuyệt vời về
tính t́nh của Chơn sư. Ông Sinnett đă gọi Chơn sư là “một loại bạn bè hách
dịch” và trong một bức thư gửi ông Hume, Chơn sư K.H. có viết: “Con ắt khó
ḷng (nếu có) có thể đánh giá cao được tính t́nh như của Chơn sư Morya: đây
là một người càng nghiêm khắc với bản thân, với những khuyết điểm của chính
ḿnh bao nhiêu th́ lại càng khoan dung với những khuyết điểm của người khác
bấy nhiêu, không phải trên đầu môi
chót lưỡi mà trên chính tâm khảm và trên những xúc cảm thâm sâu của ḿnh
bởi v́ trong khi sẵn sàng nói toạc vào mặt con bất cứ điều ǵ ngài nghĩ về
con th́ ngài vẫn là một người bạn trung kiên với con hơn cả chính ta, ta
thường do dự không muốn xúc phạm tới t́nh cảm của bất cứ ai ngay cả khi nói
ra lời lẽ đúng thật nghiêm xác nhất”. (Thư
của Chơn sư gửi A. P. Sinnett, trang 233).
Rơ ràng là Chơn sư K.H. rất yêu mến và trân trọng Chơn sư M. Ngài bảo ông
Sinnett rằng “Chơn sư M. tốt hơn và có nhiều quyền năng hơn ta”. (Thư
của Chơn sư gửi A. P. Sinnett, trang 65). Chơn sư M. biết rất ít tiếng
Anh và ngài tự giới thiệu rằng ḿnh “không phải là một học giả uyên bác như
Huynh đệ K.H. thánh thiện của ta”. Damodar Mavalankar cho chúng tôi biết
rằng điều Chơn sư “ghét nhất trên đời là viết thư”. Khi Chơn sư K.H. đi ẩn
cư để trải qua cuộc Điểm đạo Đế quân và khẩn cầu huynh đệ của ḿnh tiếp quản
dùm việc liên lạc thư tín th́ Chơn sư M. kết thúc một bức thư rất dài gửi
cho ông Sinnett bằng những lời lẽ sau đây: “Ta kết thúc bức thư dài nhất mà
ta đă từng viết trong đời ḿnh; nhưng v́ ta viết thư thay cho Chơn sư K.H.
nên ta vẫn măn nguyện”. (Thư của Chơn
sư gửi A. P. Sinnett, trang 228).
H.P.B. gọi Chơn sư là “Thủ trưởng”, một thuật ngữ mà bà học được của Đại tá
Olcott, ông c̣n gọi những Chơn sư một cách bất kính như là “những cậu bé” và
Chơn sư có viết: “Chúng ta không thể hoàn toàn là “những cậu bé” – trích dẫn
cách diễn tả bất kính của Olcott. (Thư
của Chơn sư gửi A. P. Sinnett, trang 32).
H.P.B. thoạt tiên gặp Chơn sư bằng xương bằng thịt ở Luân Đôn khi Nữ hoàng
Một trong những điều mô tả hay ho nhất về Chơn sư này là do Charles Johnston
tường tŕnh trong bài phỏng vấn của ông với bà H.P.B. ở Luân Đôn. Bà cho ông
xem bức tranh sơn dầu mà Herr Schmiechen vẽ theo sự linh hứng của Chơn sư và
hiện nay nó đang ở Adyar. Chơn sư K.H. đă bảo chúng tôi rằng bức tranh được
vẽ do bàn tay thông linh của Chơn sư đặt trên đầu họa sĩ và thường nắm cả
cánh tay của ông. Đó là bức tranh giống Chơn sư nhất mà chúng ta có được.
Ông Johnston có viết: “Nếu có bao giờ tôi từng thấy vẻ kính cẩn thật sự trên
khuôn mặt một người th́ đó chính là trên khuôn mặt bà ta khi bà nói tới sư
phụ của ḿnh. Bà bảo ngài là một người Rajput bẩm sinh, một trong những
giống dân chiến sĩ xưa cũ ở sa mạc Ấn Độ, quốc gia xinh đẹp nhất và trang
nhă nhất trên thế giới. Thầy của bà là một người có vóc dáng khổng lồ cao
tới 6,8 bộ Anh, một loại người có nét đẹp nam tính siêu phàm. Ngay cả trong
bức tranh cũng có sự mê hoặc và quyền lực mầu nhiệm, sự cương nghị thậm chí
sự quyết liệt trên khuôn mặt; đôi mắt đen sáng rực nh́n đăm đăm vào bạn
khiến bạn mất b́nh tĩnh; những nét nổi bật màu đồng thau, râu tóc đen mượt –
tất cả đều nói lên một cá tính siêu tuyệt, đúng là vị thần Zeus đang tràn
đầy sức mạnh của tuổi trưởng thành. Tôi có hỏi bà một câu nào đó về tuổi tác
của ngài th́ bà trả lời: “Bạn thân mến, tôi không thể nói cho bạn chính xác
bởi v́ tôi cũng không biết. Nhưng tôi sẽ kể cho bạn nghe chuyện này. Tôi gặp
ngài khi tôi mới tṛn đôi mươi vào năm 1851. Lúc bấy giờ ngài đang tràn đầy
nét trưởng thành. Giờ đây tôi đă là một bà già nhưng ngài chẳng già đi thêm
một ngày nào. Ngài vẫn c̣n phơi phới tuổi thanh niên. Tôi chỉ có thể nói
được như vậy thôi. Bạn có thể tự rút ra kết luận của ḿnh.
Ông vặn hỏi bà “Liệu các Chơn sư có t́m ra thuốc trường sinh chăng?” H.P.B.
trả lời nghiêm túc: “Đó không phải là chuyện hoang đường đâu”. “Đó chỉ là
bức màn che một quá tŕnh huyền bí thật sự, đẩy lùi tuổi già và sự suy kiệt
trong những thời kỳ dường như là hoang đường, v́ thế tôi ắt không nhắc tới
nó. Bí quyết là như sau: Mỗi người đàn ông cũng có một tuổi bắt đầu suy yếu
45-60 khi y gần đất xa trời; nếu y đă phung phí sinh lực của ḿnh th́ y ắt
không thoát khỏi lưỡi hái của tử thần; nhưng nếu y sống theo thiên luật th́
y có thể vượt qua tuổi đó và cứ tiếp tục sống trong thể xác ấy hầu như vô
hạn”. (Tuyển tập H.P.B.,
quyển VIII, trang 399-400).
Vào thời kỳ đầu của Hội, có lúc người ta thường nghi ngờ và chế nhạo ư tưởng
về các Chơn sư. V́ thế có hai đệ tử đă nh́n thấy các ngài bằng xương bằng
thịt bèn viết một bài tường tŕnh ngắn. Một người tầm đạo Ấn Độ tên là
Ramaswamier có mô tả Chơn sư M. Y
đang cố gắng xâm nhập vào Tây Tạng qua lớp áo của kẻ hành hương đi t́m Sư
phụ, khi y thấy một kỵ sĩ đơn độc phi nước đại về phía ḿnh. Lúc kỵ sĩ tới
gần th́ Ramaswamier nhận ra ngài và tâm hồn y tràn ngập sự tôn kính và niềm
vui khôn tả. Chơn sư ôn tồn nói với y những lời tử tế, bảo y đừng đi thêm
nữa kẻo sẽ chịu nhiều phiền năo và y nên kiên nhẫn chờ đợi, nếu y muốn trở
thành một đệ tử thực thụ. Y thấy Chơn sư biết rất ít tiếng Anh và nói chuyện
với ḿnh bằng tiếng Tamil. Y mô tả Chơn sư là đẹp trai phi thường, cao lớn,
oai vệ, nước da sẫm màu hơn Chơn sư K.H., râu đen cụt lũn và tóc dài xỏa
xuống tận ngực. Ngài mặc áo dài và đội mũ theo thông lệ của phái “mũ Vàng
Tây Tạng”. Sau hơn một giờ khi Chơn sư đă rời y, Ramaswamier vẫn c̣n đứng
như trời trồng ở chỗ ấy, hạnh phúc quá khiến y không nói được nên lời.
Tôi đă thường nghe ông C.W.L mô tả dáng vẻ cũng của Chơn sư ấy lúc ngài xuất
hiện trên bao lơn ở Adyar khi bà H.P.B. đau nặng. Đại tá, ông Cooper Oakley
và ông C.W.L. đang ngồi nói chuyện với nhau khi Chơn sư đi nhanh vào trong
pḥng, chào họ rồi đi thẳng vào buồng H.P.B., họ nghe giọng ngài nói chuyện
với bà. Thế rồi ngài lại đi ra, chào họ một lần nữa rồi biến mất. Sau đó họ
nghe bà H.P.B. gọi bà Cooper Oakley mà suốt thời gian ấy bà này ngủ ngon
lành trên cái trường kỷ v́ quá mệt mỏi trong lúc chăm sóc bệnh của bà
H.P.B., và v́ vậy đă bỏ lở cơ hội lớn này. Bây giờ tôi tŕnh bày sự việc qua
chính lời của bà H.P.B.: “Nhưng tôi sẽ chẳng bao giờ - tôi cũng chẳng thể
nào nếu tôi muốn – quên được cái đêm đáng nhớ ngàn đời ấy trong cuộc khủng
hoảng đau ốm của tôi, khi Chơn sư, trước lúc yêu cầu có một lời hứa nào đó,
đă tiết lộ cho tôi những chuyện mà tôi cần biết để cam kết với ngài về công
việc mà ngài nhờ tôi (chứ không
ra lệnh v́ ngài có quyền) làm
dùm”. Tôi nghĩ rằng lúc bấy giờ Chơn sư yêu cầu bà hoặc là được nhắm mắt
buông tay hoặc là sống thêm hai năm nữa để giúp thêm một công việc ǵ đó nữa
cho ngài. Và trong ṿng hai năm ấy bà đă viết bộ
Giáo Lư Bí Truyền. Ḷng sùng tín
hoàn toàn của bà thật là nổi bật. Bà viết trong một bức thư: “Mặc dù có rất
nhiều khuyết điểm, v́ lư do ấy, tôi vẫn được Chơn sư bảo vệ trong suốt 35
năm và hơn nữa, măi từ năm 1851 khi tôi lần đầu tiên nh́n thấy ngài bằng
xương bằng thịt. Tôi chưa từng một lần chối bỏ hoặc thậm chí nghi ngờ ngài
ngay cả chỉ thầm nghĩ thôi”. Mối liên kết giữa Chơn sư M. và bà H.P.B. đă
được tạo lập từ lâu rồi vào thời Atlantis xa xưa. Trong những kiếp quá khứ,
Chơn sư thường là một vị Vua hoặc một chiến sĩ oanh liệt. Có một kiếp ngài
là vị Pharaoh nổi tiếng của Ai Cập, là Đại đế Rameses. Có một điều kỳ diệu
về Chơn sư này là suốt mọi kiếp ấy ngài chưa bao giờ là đàn bà và – đây là
một hiện tượng rất hiếm có trong cơ tiến hóa.
Mối liên kết giữa Chơn sư M. và K.H. thật là sâu sắc và mầu nhiệm phi
thường. Nó đều được tạo lập từ lâu lắm rồi v́ Chơn sư K.H. thường là vợ của
Chơn sư M. Chơn sư M. nói về Huynh đệ của ḿnh bằng những lời lẽ rất âu yếm
và cảm động. Nhiều lần ngài nói tới “Huynh đệ Thánh thiện của ta”; ngài bảo
ông Sinnett rằng: “Con có thể có một năng khiếu nào đấy v́ con biết đánh giá
cao người bạn và huynh đệ thân thương của ta . . . Phước thay cho kẻ nào
biết được Chơn sư Koothoomi và phước thay cho kẻ nào trân trọng ngài”. (Thư
của Chơn sư gửi A. P. Sinnett, trang 439). Và ngài c̣n nói “Chơn sư K.H.
muốn, th́ đó là luật tắc đối với chúng ta”. Khi ngài tiếp quản việc liên lạc
thư tín của Chơn sư K.H. trong thời kỳ huynh đệ của ḿnh đi “ẩn cư” th́ ngài
nói “huynh đệ của ta, ánh sáng của linh hồn ta” (Thư
của Chơn sư gửi A. P. Sinnett, trang 219).
Chơn sư K.H. có lẽ là Chơn sư được thế giới phương Tây biết nhiều nhất. Ngài
chẳng những nói tiếng Anh lưu loát mà c̣n nói tiếng Pháp trôi chảy nữa.
Thỉnh thoảng ngài lại trích dẫn những câu tục ngữ Pháp trong thư của ḿnh,
Chơn sư M. bảo ngài đă bị “Tây hóa”, c̣n tôi nghĩ rằng ngài cũng biết tiếng
Đức nữa. Vào năm 1847, chú của ngài (ngài có nhắc tới chú trong một bức thư
v́ ông đă cứu ngài thoát khỏi một sự cám dỗ ghê gớm) cho ngài đi học ở Đại
học
Có lẽ v́ ngài đă chứng kiến phương Tây trong những khu ổ chuột như vậy cho
nên tôi luôn luôn nghĩ rằng Chơn sư K.H. mới là người thật sự gây linh hứng
nhiều nhất cho Hội Thông Thiên Học. Trong những bức thư ngài dường như rất
nôn nóng muốn cho Hội được thành tựu. Ngài gọi mục đích căn bản của Hội
Thông Thiên Học là “chính nghĩa mà ta sống v́ nó”. (Thư
của Chơn sư gửi A. P. Sinnett, trang 427), “Trận chiến của phe Ánh sáng
chống lại phe Bóng tối” (Thư của Chơn
sư gửi A. P. Sinnett, trang 39). Ngài cảm ơn đi cảm ơn lại ông Sinnett
v́ “cá nhân con đă dành sự đôn đốc cho Chính nghĩa mà chúng ta yêu quí” (Thư
của Chơn sư gửi A. P. Sinnett, trang 249) và ngài gọi hội viên Thông
Thiên Học là các chiến sĩ v́ một “niềm hi vọng đầy tuyệt vọng”. (Thư
của Chơn sư gửi A. P. Sinnett, trang 263).
Vài năm sau th́ Chơn sư là ông Hoàng Rákóczy bắt đầu chú ư tới Hội, ngài c̣n
được gia nhập hàng ngũ bởi Chơn sư Jesus vốn là cộng tác viên của ngài ở
phương Tây. Và theo lời bà Besant bảo chúng tôi th́ vài năm sau nữa, toàn
thể Quần Tiên Hội chính thức chấp nhận Hội là một công cụ đặc biệt để thực
thi công tŕnh của Quần Tiên Hội.
Chơn sư K.H. mang xác một người Ấn Độ xứ
Trong một thư khác gửi ông Sinnett, bà kể cho ông nghe một giấc mơ tức linh
ảnh sống động mà bà vừa trải qua: “Tôi đi ngủ và có một linh ảnh phi thường
nhất. Tôi đă hoài công kêu gọi các Chơn sư – các ngài không đến khi tôi đang
tỉnh thức, nhưng bây giờ lúc tôi ngủ th́ tôi thấy cả hai Chơn sư. Tôi lại
(một phong cảnh cách đây nhiều năm) ở trong nhà Chơn sư K.H. – tôi đang ngồi
ở xó nhà trên một cái chiếu, c̣n ngài đang bước vào buồng trong bộ y phục
của kỵ sĩ và Chơn sư nói chuyện với ai đó ở đằng sau cửa ra vào. ‘Con
nhớ là không thể được’ – tôi mở miệng nói để trả lời một câu hỏi của
Ngài về một bà cô đă qua đời. Ngài mỉm cười bảo: “Con nói tiếng Anh mới tức
cười làm sao”. [Thoạt đầu tiếng Anh của H.P.B. không giỏi lắm và có âm sắc
người
“Thế rồi cũng giấc mơ của ḿnh, ba
tháng sau khi tôi được cảm nhận trong linh ảnh ấy, tôi đang đứng trước
Chơn sư K.H. gần cái ṭa nhà cũ nơi mà ngài nh́n xuống và v́ Chơn sư không
có ở nhà cho nên tôi đưa cho ngài một vài câu mà tôi đang nghiên cứu bằng
tiếng Senzar [Ngôn ngữ linh thiêng được đưa từ Kim tinh xuống; tiếng Bắc
phạn, tiếng ‘Devanagari’ bắt nguồn từ đấy, chú thích của tác giả], tôi đưa
vào trong buồng của chị ngài và nhờ ngài cho tôi biết tôi dịch có đúng
không, rồi tôi đưa cho ngài một mẩu giấy có viết những câu ấy bằng tiếng
Anh. Ngài cầm lên đọc, sửa cách thuyết giải, đọc lại rồi bảo ‘Bây giờ tiếng
Anh đă khá hơn rồi – con hăy cố gắng
lượm lặt ra từ đầu của ta ngay cả một chút tiếng Anh mà ta có biết. Rồi
ngài đặt bàn tay lên trán của tôi ở vùng kư ức, day day ngón tay lên đó
(thậm chí tôi thấy hơi đau một chút và tôi c̣n trải nghiệm được sự run rẩy,
lạnh toát người), từ đó trở đi Ngài đều day day vào trán tôi mỗi ngày trong
ṿng hai tháng trời. Phong cảnh lại thay đổi và tôi lại ra đi với Sư phụ,
ngài lại biệt phái tôi trở về Âu châu. Tôi chào từ biệt chị của ngài và cháu
của ngài cùng tất cả các đệ tử. Tôi lắng nghe điều Chơn sư nói với tôi. Thế
rồi đến lời chia tay của Chơn sư K.H., ngài luôn luôn cười x̣a với tôi và
bảo rằng: “Được lắm, nếu con chưa học được nhiều điều về Khoa học Linh
thiêng và Huyền bí học thực tiễn – ai
dám trông mong một NGƯỜI PHỤ NỮ được như vậy - th́ ít ra con cũng học
được một chút tiếng Anh. Ngài cười x̣a, bây giờ con
chỉ nói tiếng Anh tệ hơn ta một chút
thôi”. (Thư
của Chơn sư gửi A. P. Sinnett, trang 478-479).
Damodar Mavalankar cũng mô tả Chơn sư K.H. Ông viết: “Ở đây tôi thấy có một
người sống động đứng trước ḿnh, cũng những đặc điểm ấy mặc dù oai vệ hơn
nhiều xét về dáng vẻ và phong cách so với khi tôi thường nh́n thấy ngài
trong bức chân dung mà bà Blavatsky sở hữu. Tôi có hân hạnh được biệt phái
và được phép viếng thăm một Đạo tràng linh thiêng nơi tôi ở lại trong vài
ngày với hội đoàn thánh thiện gồm nhiều người chắc chắn là Chơn sư ở Hi mă
lạp sơn và các đệ tử. Ở đó chẳng những tôi gặp vị Sư phụ Thiên thần thân
thương của ḿnh cũng là thầy của Đại tá Olcott mà c̣n gặp nhiều vị khác
trong Quần Tiên Hội; tôi thấy Sư phụ thân thương của ḿnh chẳng những là một
người c̣n sống mà thực ra c̣n là một người trẻ trung khi so sánh với một vài
vị khác trong hội đoàn thánh thiện, có điều ngài tử tế hơn nhiều và đôi khi
có những lời nhận xét và đàm đạo vui vẻ tuyệt vời.
H.P.B. lại viết thư về một người nào đấy đă gọi các Huynh trưởng và Chơn sư
K.H. là ích kỷ: “Chúa ơi! Ông ấy dám gọi Chơn sư K.H.- con người vĩ đại
nhất, cao thượng nhất và thanh khiết nhất là ích kỷ. Đây là một người chân
thực nhất và tốt đẹp nhất chưa bao giờ sống bên ngoài thành lũy của Đạo
tràng; mặc dù c̣n trẻ, ngài đă có thể trở thành Đế Quân và Bồ Tát toàn bích
từ lâu rồi nếu không phải thật sự v́ ḷng từ bi thiêng liêng đối với thế
gian”. Bà c̣n nói: “Chơn sư K.H. quá tốt, quá nhân đạo, tích cực và c̣n tử
tế nữa cho nên điều này có thể gây hại cho ngài”. Bà lại nói: “Đó là Nghiệp
quả của Chơn sư. Nếu bạn chưa bao giờ nghĩ tới việc ngài có thể đau khổ như
thế nào trong quăng đời làm người
để chứng quả vị Chơn sư th́ bạn c̣n phải học một điều ǵ đấy. Đức Văn Minh
Đại Đế có “cảnh báo ngài” và ngài đáp: “Con xin sẵn ḷng”. Ngài c̣n bảo ngài
rất vui. Ngài chưa phải là Mehnoor [trong tiểu thuyết của Bulwer Lytton, chú
thích của tác giả] không phải là cái cây đă chết khô và nếu ngài cứ phải đau
khổ đi đau khổ lại th́ ngài vẫn cứ làm như vậy bởi v́ ngài biết rằng điều
thiện chân thật bắt nguồn từ mọi đau khổ v́ nhân loại”.
Điều mà ta không thể nhận thức được đầy đủ là Chơn sư phải trả giá như thế
nào v́ những lỗi lầm của đệ tử và v́ những thăng trầm của bất cứ chính nghĩa
nào mà ngài đă phát khởi hoặc linh hứng. Ngài viết như vậy trong một bức
thư: “Đây là cái Giá phải trả
cho mọi chuyện và mọi sự thật của bất
cứ ai, và trong trường hợp này CHÚNG TA xin trả giá” (Thư
của Chơn sư gửi A. P. Sinnett, trang). V́ sự điên rồ, sự mù quáng, sự
thiếu trung thành của chúng ta mà Chơn sư nhất là Chơn sư K.H. – trên cương
vị người đứng mũi chịu sào cho công tŕnh này – đă phải trả giá. H.P.B. có
viết: “Bạn bảo bạn bị mất tiền . . . Tất cả chúng tôi sẽ c̣n mất cả ngàn lần
hơn nữa nếu toan tính tối thượng cuối cùng của Chơn sư thất bại, v́ trong
trường hợp ấy chắc chắn là chúng tôi sẽ mất ngài. Tôi
biết như vậy và bạn phải sẵn sàng
chuẩn bị tinh thần. Chẳng bao giờ ngài chường mặt ra hoặc giao tiếp với bất
cứ ai trong quí vị. . . Ngài sẽ ch́m trong quên lăng chẳng ai biết, bạn đâu
có biết ngài cảm thấy ra sao chứ tôi th́ tôi
biết đấy. Ngài chẳng bao giờ hé
răng nói một lời nào với tôi về bức thư của bạn, nhưng nhân vật
cặp bài trùng là Chơn sư D.K. có
nói và Chơn sư nói đúng những lời mà bữa nay tôi nói với bạn”.
Trong những kiếp quá khứ Chơn sư thường là một tu sĩ hoặc một thầy giáo. Có
một kiếp ngài là nhà đại hiền triết Pythagore, sinh ở Samos, Hi Lạp, vào
khoảng năm 500 trước Công nguyên. Ngài đi tới Ai Cập và được khai tâm điểm
đạo ở đấy, ngài ở lại
Ngài cưới một nữ tu sĩ thờ thần Apollo và con gái của ngài là Damos đă bảo
tồn được công tŕnh của ngài. Ngài dạy đức tính chung, đặc biệt nói tới
những mối quan hệ chung và riêng cùng với những bổn phận, nhưng đối với môn
đồ th́ ngài dạy rất kỹ lưỡng và áp dụng kỷ luật nghiêm ngặt. Các đạo sinh sơ
cơ phải giữ im lặng trong hai năm và một câu nói thường được lưu truyền
trong đám họ “đó là lời ngài”. Ngài dạy cho họ nghiên cứu Thiên nhiên và
những nguyên tắc căn bản. Ngài coi âm nhạc chẳng những là một nghệ thuật mà
c̣n là một khoa học liên kết với thiên văn học; ngài bảo rằng các hành tinh
chuyển động tạo ra các cung bậc. Ngài dạy về sự luân hồi và sự hoàn thiện
con người, sự tồn tại của T́nh Huynh Đệ với “đức tính” là hài ḥa với Thượng
Đế. Tín đồ của ngài nổi bật nhờ sự tự chủ, tâm hồn thanh khiết, có lương tâm
và sinh hoạt ngay thẳng. Môn đồ phái Pythagore đều quân tử nhất ngôn.
Chính trong kiếp này ông C.W.L. lần đầu tiên trở thành đệ tử của Pythagore.
Ông thực hiện một cuộc du hành khá nguy hiểm từ
Chơn sư cũng từng là một tu sĩ trong đền thờ Agadé, Hi Lạp, vào lúc ấy bà
Besant là Trinh nữ Đồng cốt chính, rồi về sau này c̣n là Flamen của thần
Jupiter ở La Mă. Vào thời La Mă sơ khai dưới chế độ Cộng ḥa, tu sĩ đoàn là
một đoàn thể cực kỳ có thế lực. Trung tâm của nó là Trường Giáo Sĩ (nghĩa
đen của nó là những người bắc cầu) chịu trách nhiệm quản trị Luật của Thượng
Đế tức dân luật chi phối những mối quan hệ của cộng đồng với những bổn phận
được chính thức công nhận. Vị chức trưởng tràng là vị Bắc cầu Vô thượng, một
tước hiệu cho đến nay các vị Giáo hoàng vẫn c̣n giữ được. Các Flamen và các
Trinh nữ Đồng cốt đều do vị Trưởng tràng này chọn lựa và giữ chức vụ suốt
đời. Flamen Dialis, ông được gọi như vậy, được coi là một người rất linh
thiêng. Ông có quyền – đôi khi các Trinh nữ Đồng cốt cũng có quyền ấy – ân
xá cho một kẻ phạm trọng tội nếu ông gặp y trên đường ra pháp trường ở bất
cứ trường hợp nào trong ngày ấy. Cuộc hôn nhân của ông cũng suốt đời với
người vợ là tu sĩ đồng môn. Nữ tu sĩ Flamenica Dialis phụ giúp chồng trong
các bổn phận tôn giáo và khi bà từ trần th́ ông phải thôi việc. Cũng trong
kiếp này Chơn sư có gặp một tiền kiếp của ông Sinnett. Trong một bức thư,
Chơn sư nói bóng gió với ông Sinnett về điều này. Ngài viết: “A.P.Sinnett
đâu phải là một ‘sự sáng chế
mới tinh’. Y là con đẻ do phàm
ngă trước kia của ḿnh tạo ra; ḍng dơi
Nhân quả mà y biết gồm Nonius
Asprena vốn là Lănh sự của Hoàng đế Domitian (năm 94 sau Công nguyên) cùng
với Arricinus Clementus và bạn của
Flamen Dialis thời ấy (Flamen Dialis là bậc thượng tế của thần Jupiter
và là thủ lĩnh các Flamen) hoặc chính các Flamen ấy – điều này giải thích
cho việc A.P.Sinnett đột nhiên lại đâm ra ưa thích thần bí học”. (Thư
của Chơn sư gửi A. P. Sinnett, trang 175).
H.P.B. có nhắc tới việc Chơn sư bước đi trong bộ y phục kỵ sĩ. Ngài cưỡi
ngựa rất nhiều và đang có hoặc đă có cách đây không lâu lắm, một con ngựa
tuyệt đẹp sắc hồng. Ngài có nhắc tới một dịp mà ngài cưỡi ngựa suốt chín
ngày và một dịp khác khi “thể xác ngài rất mệt mỏi do cưỡi ngựa liên tiếp 48
tiếng đồng hồ”. Trong một bức tranh nhỏ do Chơn sư D.K. vẽ cho bà H.P.B. về
cái thung lũng nơi Chơn sư M. và Chơn sư K.H. đang sống ở đó – bức tranh này
hiện nay c̣n ở Adyar – ta có thể thấy Chơn sư M. ở bên trái cưỡi trên lưng
ngựa.
Chơn sư Djual Khool, khi các lănh tụ Thông Thiên Học lần đầu tiên biết tới
ngài vốn là đệ tử trưởng tràng của Chơn sư K.H. Nhưng chẳng bao lâu sau đó,
ngài chứng quả vị Chơn sư và hiện nay là Chơn sư chính pḥ tá Chơn sư K.H.
Ngài là một người Tây Tạng đă khá cao tuổi khi chứng quả vị này cho nên
gương mặt ngài vẫn c̣n đượm một nét khá thô. Chính ngài lần đầu tiên nêu ra
vấn đề bảy Cung lớn, tức Đường lối Tiến hóa để dạy cho ông C.W.L. và những
người khác ở Adyar. Tôi nghe nói thoạt tiên đó là một bí mật lớn, nhưng hiện
nay kiến thức về các Cung đă là tài sản chung. Nhưng hiển nhiên Chơn sư K.H.
nhắc tới các Cung trước, v́ trong một bức thư gửi ông Sinnett ngài có dạy:
“Chúng ta chia các khoáng vật (cũng như các giới khác trong thiên nhiên)
theo tính chất huyền bí của chúng, nghĩa là theo tỉ lệ tương đối của bảy
nguyên khí vũ trụ mà chúng bao hàm. . . Ta khuyên con nên nghiên cứu rốt ráo
bảy nguyên khí của con người và như vậy phân chia các khoáng vật tương ứng
thành ra các lớp lớn. Chẳng hạn như nhóm khoáng vật trầm tích ắt tương ứng
với cơ thể tổng hợp (nói về mặt hóa học) của con người tức nguyên khí thứ
nhất của y; nhóm khoáng vật hữu cơ tương ứng với nguyên khí thứ hai (một số
người gọi đó là nguyên khí thứ ba) tức Jiva . . . Con phải vận dụng trực
giác của chính ḿnh trong việc ấy”. (Thư
của Chơn sư gửi A. P. Sinnett, trang 79-80).
Bảy Cung có liên quan tới bảy Nguyên khí của con người. Ta rất khó ḷng xác
định được Cung căn bản của một người chừng nào y c̣n chưa tiến hóa trên
Thánh đạo khi nó biểu lộ qua sự bố trí màu sắc trong Thể Nguyên Nhân. Ta có
đủ mọi Cung, một Cung là nốt chủ âm và cũng có một Cung thứ cấp giống như
nốt chủ âm và âm áp dưới của âm giai. Có một yếu tố khác cần phải xét đến,
đó là mặc dù Chơn ngă xuất lộ trong cơ tiến hóa theo một Cung duy nhất và
giữ măi suốt thời gian tiến hóa nếu nó không tự nguyện đổi Cung, song các
nguyên khí thấp có thể là hiện thân của các Cung khác chiếm ưu thế. Vậy là
Chơn ngă Cung hai có thể tạm thời làm linh hoạt một thể xác Cung một v.v. .
. Điều này có lẽ giải thích được những yếu tố xung đột nhau mà ta quan sát
thấy nơi một số người, v́ một số Cung đồng cảm với nhau nhiều hơn các Cung
khác.
Vị Chơn sư kế tiếp quan tâm tới Hội Thông Thiên Học là ông Hoàng Rákóczy,
nghe đâu ngài sống ở một nơi nào đó thuộc vùng
Vào thế kỷ 16, ngài xuất hiện là Christian Rosenkreutz, nhà quí tộc người
Đức, được linh hứng bằng một tham vọng cao cả là cải tạo thế giới, ngài sống
phần lớn thời gian trà trộn với người Bà la môn, ở Jerusalem, Damascus và Ai
Cập để mưu t́m Minh triết Ngàn đời. Khi trở về Đức ngài sáng lập ra Hội Hoa
Hồng Thập Tự, một ḍng tu ít nhiều kín, thoạt tiên chỉ bao gồm vài hội viên,
hội họp trong một căn nhà do chính ngài dựng nên tên là Ṭa nhà của Chúa
Thánh Thần. Ngài biến mất và thiên hạ bảo rằng ngài đă chết, nhưng tin đồn
lại ngụ ư khác đi.
Ngài tái xuất hiện vào thế kỷ 15, là một nhà chỉ huy quân đội vĩ đại và
Nhiếp chính (ngài từ chối được phong vương) Hunyadi Janos. Ngài đánh đuổi
người Thổ nhĩ kỳ ra khỏi xứ Hung gia lợi và ngay cả ngày nay ngài vẫn được
coi là một trong các anh hùng quốc gia. Ngày nay lâu đài lớn mà ngài xây
dựng ở Vadja Hunyad vẫn c̣n nguyên vẹn và được bảo tồn là dinh thự quốc gia.
(Một số lớn chúng tôi đă thuê một chuyến xe lửa đặc biệt đưa chúng tôi từ
Nghị viện Âu châu ở
Vào thế kỷ 16, ngài xuất hiện là Robert Fludd, một y sĩ người Anh, hội viên
Hoa Hồng Thập Tự được giáo dục ở trường Thánh John, đại học Cambridge, rồi
sau đó đi du hành khắp Âu châu để học về y khoa. Ngài được mô tả là một thần
bí gia tôn giáo có những quan điểm tôn giáo khá phiếm thần bênh vực cho Hội
Hoa Hồng Thập Tự và có viết nhiều sách vở.
Một trong những kiếp quan trọng nhất của ngài là kiếp kế tiếp khi ngài sinh
ra vào thế kỷ 17 là Francis Bacon, có lẽ là thiên tài vĩ đại nhất mà ta đă
từng thấy xuất hiện trên diễn trường thế giới. (Nghe đâu trong kiếp này ngài
chứng quả vị điểm đạo La Hán thứ tư và trong kiếp kế tiếp ngài chứng quả vị
Chơn sư thực thụ). Ngài nhập học Đại học Cambridge lúc mới 13 tuổi và tiến
bộ đáng ngạc nhiên đến nỗi lúc mới 16 tuổi ngài đă viết bài chống lại triết
thuyết của Aristote lúc bấy giờ đang thống trị triết học kinh viện. Vốn là
một triết gia duy tâm từ thuở nhỏ, ngài viết rằng ḿnh tự xét “sinh ra để
mang ích lợi lại cho loài người”. Trong một bức thư gửi cho người chú ngài
có viết: “Cháu đă tiếp thu mọi kiến thức trong tầm tay và nếu cháu có thể
gạn đục khơi trong hai loại sâu mọt, trong đó một loại gồm những tṛ căi cọ
vớ vẩn tính toán và nói lải nhải, c̣n loại kia th́ mù quáng thực nghiệm theo
những truyền thuyết nghe lỏm và những tṛ bịp bợm nên phạm phải biết bao
nhiêu điều rắc rối phá hoại th́ cháu hi vọng rằng cháu sẽ du nhập được những
điều quan sát cần mẫn, những kết luận cơ sở, những phát minh có lợi và những
khám phá bổ ích – đó là trạng thái tốt nhất cháu có được trong tầm tay”.
Ư niệm tạo ra Phúc lợi v́ ích lợi của loài người do khám phá ra sự thật lại
được phối hợp với ḷng mong muốn thực tiễn phụng sự cho tổ quốc, làm được
điều đó cho Giáo hội, tất cả đều ḥa quyện nơi ngài. Mấu chốt cuộc đời của
Bacon chính là không ngừng phấn đấu cho ba cứu cánh ấy. Trí năng của ngài
thật sắc sảo và nh́n xa trông rộng, ngài nhanh trí nhưng lại cẩn thận, biết
suy nghĩ, làm việc có phương pháp, không bị thành kiến, đă thế lại có một
bẩm tính rất dễ thương. Ngoài những bài tiểu luận đầy minh triết, súc tích
th́ đóng góp nổi bật của ngài cho nhân loại chính là những vở kịch nổi tiếng
của Shakespeare. Bằng chứng của việc ngài mới chính là tác giả của những vở
kịch ấy đối với tôi mang tính thuyết phục đến nỗi tôi chẳng cần đem ra bàn
luận ở đây mà chỉ cần nói rằng bản thân những vở kịch chứa đầy tri thức
huyền bí, minh triết bác học và sự quen thuộc với triều đ́nh vương giả. Có
một thời ngài ở trong Triều đ́nh Pháp và rất có thể là ngài đă phải ḷng
Công chúa Marguerite ở Valois, sau này Công chúa trở thành Nữ hoàng
Việc ngài bị buộc tội hối lộ dưới triều vua James là một âm mưu của kẻ thù
ám hại ngài. Trong một bức thư cuối cùng để lại làm di chúc, ngài viết rằng
ḿnh “đă cố gắng dạy cho loài người minh triết qua một lớp vỏ bị khinh
thường”, điều này rơ rệt ám chỉ các vở kịch. Ngài quả thực là cha đẻ của Hội
Tam Điểm hiện đại; tôi tin chắc rằng ngoài những mục đích khác ra ngài đă cố
gắng dùng Hội Tam Điểm để biểu thị h́nh thức Chính quyền lư tưởng.
Kiếp cuối cùng mà người ta biết về ngài là khi ngài xuất hiện trong triều
đ́nh vua Louis XVI năm 1743. Ngài tự xưng là Bá tước Saint Germain, nhưng
chẳng ai biết ngài ở đâu ra hoặc sống như thế nào. Danh hiệu mà ngài tự xưng
là dịch theo tiếng Pháp của nguyên ngữ La tinh nghĩa là “Huynh Đệ Thánh
Thiện”. Ngài là bạn nối khố của Đức Vua và Hoàng hậu Marie Antoinette xấu
số. Có nhiều huyền thoại liên quan tới ngài, một số có bản chất nói xấu.
Phần tường tŕnh hay nhất về ngài là tác phẩm
Cuộc đời của Bá tước Saint Germain
do Isabel Cooper Oakley viết ra. Nó được biên soạn chủ yếu theo hồi kư của
Nữ Bá tước d’ Adhémar, một thị t́ thân cận với Hoàng hậu. Nghe đâu ngài có
dáng vẻ thanh cao và khôi ngô đỉnh đạt, ngài có nhiều thành tích, trong số
đó có việc nói được năm thứ tiếng lưu loát. Ngài cũng lừng danh là nhà luyện
kim đan và thầy thuốc. Ngài luôn luôn ăn riêng và chỉ đến dự tiệc của Hoàng
cung nếu được phép ngồi chơi mà không chấm mút món ǵ.
Nữ Bá tước mô tả về ngài trong hồi kư như sau: “Thoạt nh́n là khuôn mặt của
ngài đă khiến người ta choáng váng. Tóc ngài đen nhánh, tóc ngài vừa dịu
dàng lại vừa như xuyên suốt ḷng người. Ôi! Đôi mắt mới tuyệt làm sao! Tôi
chưa thấy ở đâu có cặp mắt nào sánh kịp. Ngài có vẻ vào khoảng từ 40 tới 45
tuổi”. Nhưng một mệnh phụ già ở triều đ́nh nhận ra rằng ngài trông giống hệt
như trước đó 40 năm khi bà gặp ngài ở thành
Sau đây là Landgrave ở Hesse, ông này là một trong các môn đồ của ngài và
viết về ngài như sau: “Ngài có lẽ là một trong những triết gia vĩ đại nhất
đă từng sống trên đời, là bằng hữu của loài người, ngài mong sao có tiền
cũng chỉ là để bố thí cho người nghèo, ngài là người bạn của thú vật, tâm
hồn ngài chỉ quan tâm tới hạnh phúc của người khác”.
Ngài có nhiều môn đồ, trong số đó có Bá tước Cagliostro trứ danh. Người sáng
lập ra Nghi thức Ai Cập Bí Truyền. Cách đây nhiều năm, trong chuyến du hành
đầu tiên tới Ấn Độ, tôi có gặp một thành viên của phái Nghi thức ấy, y có
nói cho tôi biết một chút về nó vốn vẫn c̣n thực hành ở đâu đó. Tôi luôn
luôn có cảm tưởng rằng Benjamin Franklin là một môn đồ khác của ngài, có lẽ
chính ông cũng không biết v́ có truyền thuyết là Chơn sư dính dáng ǵ đó tới
việc h́nh thành Hiến chương Tự do của Mỹ. C̣n Franklin có viết mộ chí của
chính ḿnh, rơ ràng chứng tỏ ông tin vào sự luân hồi. Mộ chí như sau:
“Thân thể của Benjamin Franklin, Chủ nhà in,
Giống như tấm b́a của một quyển sách cũ,
Nội dung đă bị hao ṃn,
Chữ khắc và mạ vàng đă bị lột sạch.
Năm trơ ra đây, làm mồi cho sâu bọ.
Nhưng công tŕnh này sẽ chẳng mất đi đâu,
V́ ông tin rằng nó lại sẽ xuất hiện một lần nữa,
Trong một ấn bản mới nhă nhặn hơn,
Do chính Tác giả hiệu đính và sửa chữa.
Tôi đă từng gặp nhiều người, nghe đâu là hậu thân của Bá tước Cagliostro
lừng danh bị trù ẻo rất nhiều, nhưng tôi có thể nói ai là hậu thân thực v́
chính ông có bảo tôi đó là người coi chỉ tay nổi tiếng “Cheiro”, là nghệ
danh của Bá tước Hamon, một người Ái nhĩ lan được Giáo hoàng phong tước. Tôi
đă từng trải qua một buổi chiều đàm đạo với ông, ông bảo tôi rằng vào lúc
thanh xuân, ông đă sống một thời gian lâu dài với các Chơn sư tại vùng Đồi
Nilgiri ở Ấn Độ và ông đă gặp bà Blavatsky. Bà thường hối thúc ông gia nhập
Hội Thông Thiên Học, nhưng ông bảo rằng một cách nào đó th́ chẳng bao giờ
được. Bà lại bảo ông: “Ông nên gia nhập Hội v́ kiếp trước ông là
Cagliostro”.
Tôi cũng thắc mắc Chơn sư Rákóczy có phải là Hoàng tử Áo bí nhiệm John hay
chăng, nghe đâu trong chiến tranh hoặc sau khi chiến tranh ngài đă mất tích
ngoài biển khơi. Tôi đă từng có lần đọc hồi kư của một trong các Công chúa
Áo và bà mô tả một sứ mệnh đặc biệt mà bà đảm đương cho ngài. Ngài bảo bà
rằng ngài sắp biến mất nhưng ngài sẽ trở lại khi tổ quốc cần. Trong tờ báo
cũ Tin tức Luân đôn Minh họa có
một bức ảnh Hoàng đế Franz Joseph đang rửa chân cho 12 người nghèo vào ngày
Thứ Năm trước lễ Phục sinh. Xung quanh vua là triều đ́nh, trong số đó có hai
Hiệp sĩ xứ
Vị đồng hành với ngài là Chơn sư Jesus, nghe đâu hiện nay sống trà trộn với
người Druses ở vùng núi
Trong kiếp sau kiếp ngài được đấng Ki Tô tức bậc Đạo sư Thế gian tiếp điển
th́ ngài tái sinh thành bậc thi thố thần thông là Apollonius ở Tyana. Nghe
đâu ngài đă làm cho người chết sống lại. Cha mẹ ngài thuộc một ḍng dơi rất
xưa và rất giàu có. Ngay từ buổi thiếu thời ngài đă chứng tỏ ḿnh có trí tuệ
siêu phàm và mặt mũi cũng khôi ngô tuấn tú. Khi lên 14 tuổi ngài được biệt
phái tới
Vị “Huynh trưởng nửa Âu nửa Á” xứ Hi Lạp, Chơn sư Hilarion đă trợ giúp cho
thế giới rất nhiều bằng cách ban cho thế gian quyển kinh vô giá
Ánh Sáng Trên Đường Đạo thông qua
bà Mabel Collins. Nó bao gồm những bài b́nh luận của chính ngài
cũng như lời b́nh luận của Chơn sư xứ
Các Chơn sư thuộc về nhiều quốc tịch. Có hai hoặc ba Chơn sư mang xác người
Anh. Chơn sư K.H. cho ông Sinnett biết rằng “Có một nhóm hoặc phân bộ riêng
biệt trong Quần Tiên Hội tham gia vào những tiếp cận ngẫu nhiên và rất hiếm
có thuộc một giống dân và ḍng máu khác, các ngài đưa qua ngưỡng cửa của Đại
úy Remington và hai người Anh khác nội trong thế kỷ này”. (Thư
của Chơn sư gửi A. P. Sinnett, trang 19). Có một vị kư tên là “Robert
More” cùng với hai Chơn sư khác gửi một bức thư chung cho Đại tá Olcott. Ba
Chơn sư này dường như thuộc về một Trung tâm khác của Quần Tiên Hội đặt căn
cứ ở Ai Cập. Và trong một bức thư Chơn sư K.H. có nêu rơ: “Ngay cả hiện nay
cũng có ba Trung tâm của Quần Tiên Hội đang tồn tại, cách xa nhau về mặt địa
lư và khác hẳn nhau về mặt công
truyền – giáo lư bí truyền vẫn đồng nhất về thực chất mặc dù khác nhau
về thuật ngữ; tất cả cùng đều nhắm vào một mục tiêu lớn nhưng không có hai
Trung tâm nào dường như đồng
thuận về chi tiết thủ tục”. (Thư của
Chơn sư gửi A. P. Sinnett, trang 399). Nghe đâu hai Chơn sư người Anh là
các kiếp luân hồi của ngài Thomas More, vị đại thần minh triết và đức hạnh
của vua Henry VIII, thà chịu làm thánh tử v́ đạo hơn là từ bỏ các nguyên tắc
của ḿnh; cùng với nhà thơ Henry Vaughan, người viết ra một số bài thơ thần
bí rất dễ thương. Một kiếp trước Chơn sư xứ
Chúng ta không luôn luôn thừa nhận rằng mỗi Căn chủng đều tạo ra loại h́nh
Chơn sư của riêng ḿnh. Các Chơn sư của chúng ta thuộc các Cao đồ của Giống
dân thứ Năm, nhưng các Chơn sư thuộc Giống dân thứ Tư vẫn c̣n tồn tại. Khi
Quần Tiên Hội có một nỗ lực đặc biệt vào cuối thế kỷ 19 quyết định chiến đấu
chống lại sự mê tín dị đoan và thuyết duy vật đang tăng trưởng của phương
Tây, th́ các Chơn sư thuộc Giống thứ Tư vốn có Tổng hành dinh ở Nam Mỹ cũng
đồng ư trợ giúp và phong trào Thần linh học được khai trương phần lớn là do
sự linh hứng của các ngài. V́ những người mọi da đỏ là những tàn tích cuối
cùng đang tiêu ṃn của cái đă từng một thời là giống dân oanh liệt nhất
thuộc Châu Atlantis thời xưa, tức dân Toltec cho nên nhiều vong linh tiếp
dẫn đều là người da đỏ. Dân Toltec đă chinh phục Ai Cập làm thuộc địa, xây
dựng Kim tự tháp và con nhân sư.
H.P.B. đă từng bảo rằng bà dự tính viết quyển ba bộ
Giáo Lư Bí Truyền phác họa và
truy nguyên cuộc đời của các đại Điểm đạo đồ xuyên suốt nhiều thế kỷ. Bà đề
cập tới một số vị mà lịch sử cho biết: Thánh Phao lô, Plato, Paracelsus, Van
Helmont, Pica di Mirandola. Nhưng bà không sống được đến lúc hoàn thành công
tŕnh này.
Các Chơn sư luôn luôn t́m thấy những người mà ngài có thể huấn luyện. Chẳng
ai đă từng bị bỏ qua. Ông C.W.L. có cho chúng tôi biết làm thế nào mà trong
buổi đầu giai đoạn làm đệ tử ông có một người bạn nối khố ở Tích Lan, bậc
Thượng tế Sumangala, vốn là một người tốt bụng và thánh thiện đến nỗi ông
nghĩ Chơn sư chắc chắn đă bỏ qua người này. Thế là ông thực hiện điều mà ông
bảo sau này ḿnh ắt chẳng bao giờ làm như vậy khi đă minh triết hơn. Ông mạo
muội gợi ư với Chơn sư về người ấy, ngài mỉm cười nâng ông lên một cơi tâm
thức cao mà bản thân ông chẳng bao giờ có thể đạt tới được. Ở cơi đó ta có
thể tŕnh bày tượng trưng mọi linh hồn con người giống như những đoàn sáng
như sao vào ban đêm. Khi linh hồn người này chói sáng hơn một chút so với
những người khác th́ Chơn sư nghiên cứu, có lẽ giám sát y trong một hai
kiếp. Thế rồi ngài tự nhủ rằng: “Chúng ta sẽ luôn luôn t́m thấy những người
chí nguyện để thay thế cho những lính canh đă mỏi mệt”. (Thư
của Chơn sư gửi A. P. Sinnett, trang 215). Một trong những yếu tố của
việc chọn lựa là những mối liên kết bất diệt được tạo ra trong những kiếp
trước. Một số những mối liên kết này ắt sẽ được xem xét ở chương sắp tới.
Mặc dù không phải là Chơn sư, H.P.B. vẫn là một đệ tử đă được điểm đạo và có
thể là đúng chỗ khi tôi kết thúc chương này bằng ba lời miêu tả bà của những
người cá nhân có biết bà. Bài miêu tả đầu tiên là của Charles Johnston, một
nhà Đông phương học dịch kinh tiếng Bắc phạn sang tiếng Anh. “Có một điều
trong nhân cách của bà, phong thái của bà, ánh sáng và uy lực trong đôi mắt
của bà nói lên một đời sống thâm sâu và rộng lớn, không cần phải có những
phép lạ nho nhỏ để biện minh cho nó v́ bản thân nó đă là phép lạ rồi. Đó là
một điều vĩ đại nhất về bà và nó lúc nào cũng như lúc nấy: Ư thức về một thế
giới rộng lớn hơn, về những quyền năng thâm thúy hơn, về sức mạnh vô h́nh.
Đối với những người hài ḥa với thiên tài dũng mănh của bà th́ điều này xuất
hiện thành ra một sự khai thị và lực thôi thúc để đi theo con đường bà vạch
ra . . . Khi đă nói xong lời cuối cùng th́ bà c̣n vĩ đại hơn bất kỳ tác phẩm
nào của ḿnh, bà c̣n đầy tràn quyền năng sống động hơn ngay cả những tác
phẩm mầu nhiệm của ḿnh . . . Tuyệt hảo hơn hết là ư chí của bà mang theo
một ư thức, một niềm xác tính về tính bất tử. Chỉ nội sự có mặt của bà cũng
chứng minh cho sức mạnh tràn trề trong linh hồn bà. Cái ư thức về quyền năng
cá tính này không phải là điều mà người ta cảm thấy khi có mặt một nhân cách
vĩ đại nào đấy, người này không chế biến những người xung quanh thành ra nhỏ
bé ti tiện . . . Đó đúng hơn là ư thức về một thực tại thâm căn cố đế . . .
một tinh thần được xây dựng trên chính những điều sâu thẳm của Thiên nhiên
và xuống tận tới những chu kỳ vĩnh hằng nguyên sơ của Sự Thật . . . C̣n một
khía cạnh nữa . . . bộc lộ ra chậm chạp hơn – đó là sự giác ngộ vĩ đại và
xuyên suốt của linh hồn bà. Có thể nói người ta bị mê mẩn bởi một nhân cách
đồng cảm và bị ru ngủ trấn an bởi cảm tưởng có một quyền năng thăng bằng . .
. Cho đến khi đột nhiên có sự thay đổi tư tưởng nào đấy hoặc sự thay đổi cảm
tưởng khiến cho người ta sáng mắt ra và nhận thấy sự có mặt của một người an
trú nơi vĩnh hằng . . . Bà
khẳng định linh hồn ḿnh bằng một sức mạnh vô song; bà giảng dạy về thực tại
tinh thần bằng một sức mạnh siêu việt, bằng cách sinh hoạt trên đời này và
biểu lộ các năng lượng của một người bất tử. Bà vươn ra với sức mạnh ào ào
như thác đổ để chống lại những đám mây hắc ám và độc hại của điều ác và sự
vô minh đang bao trùm và đầu độc cuộc sống loài người, những vết rạn nứt
trong đám lê dân mà từ trên cao ta có thể thoáng thấy được màu xanh lơ,
chứng minh cho sự vĩ đại của quyền năng đang tách rời họ ra. Bà là một nhân
cách có tầm cỡ rộng lớn đến nỗi phân chia thế gian ra thành những kẻ ủng hộ
ḿnh và chống đối ḿnh chứ không để cho ai lửng lơ ở giữa; muốn trắc nghiệm
sức mạnh trong bản chất của bà th́ đó chính là nếm trải việc kẻ thù của bà
ghét cay ghét đắng, c̣n bạn hữu của bà lại nồng nàn tận tụy yêu thương bà.
Vốn là một tinh thần bất tử, bà có đủ dũng cảm để sống như một tinh thần bất
tử. . . Bà thường xuyên vươn lên đứng trên những thực tại của bản chất tâm
linh . . . và quyền năng khống chế này cùng với ánh sáng nội tâm trong trẻo
này được hiệp nhất với một bản chất vô cùng tử tế, cực kỳ dịu dàng và hết
sức quên ḿnh, đồng thời tha thứ cho những điều sai trái. Không một điều ǵ
nơi bà đáng chú ư hơn, không một điều ǵ thật sự làm cho bà nổi bật là một
trong những người được ưu tuyển hơn là cái tính t́nh rất khiêm tốn của bà. .
. Sự khiêm tốn này không chỉ là giả vờ giả vịt . . . mà là biểu hiện chân
thành sâu sắc của chính bản chất bà . . . Một người đứng bên cạnh bà vốn
b́nh thản và tịch lặng khi chết, chẳng bao giờ có thể tin được rằng cái
quyền năng huy hoàng ấy không c̣n nữa . . . một quyền năng giống như bà
không thể bị sự chết làm tiêu diệt được, và một linh hồn vĩ đại như bà chẳng
bao giờ dứt bặt”.
Bây giờ tới một lời tán dương về bà của Đại tá H.S.Olcott vốn là bạn đồng sự
và người cùng sáng lập Hội với bà: “Bà thật vĩ đại theo nghĩa không thể nào
nghi ngờ được sự hoàn toàn vị tha trong công tŕnh của bà với công chúng;
trong lúc bà phấn khởi th́ bản ngă bà bị ch́m đắm vào ḷng mong ước muốn phổ
truyền tri thức và làm theo lệnh của Sư phụ. Bà chẳng bao giờ bán rẻ kho tri
thức huyền bí phong phú của ḿnh, cũng chẳng mặc cả việc giáo huấn v́ lợi
ích cá nhân. Bà tự đánh giá cuộc đời ḿnh là không một điều ǵ bù đắp lại
ḷng phụng sự và bà ắt vui ḷng phụng sự như bất cứ thánh tử v́ đạo nào nếu
dường như có dịp bà phải hi sinh. Bà đă mang theo những khuynh hướng và nét
đặc trưng này từ một chuỗi những kiếp lâu dài trong đó bà (và chúng tôi)
trong một số kiếp đă dấn thân vào việc phụng sự giống như vậy; đó là những
khía cạnh trong cá tính của bà, cao thượng, cao cả, lư tưởng một cách trung
thành, đáng giá trị, không để ai tôn thờ ḿnh – v́ chẳng người nào ắt trở
thành nguyên nhân cho sự sùng bái nô lệ - nhưng khuyến khích người ta có
hoài băo giống như bà”.
Và cuối cùng là lời khen của Chơn sư K.H. Ngài giải thích cái đường lối kỳ
quặc và bản chất dễ kích động của H.P.B. bằng cách bảo ông Sinnett rằng:
“T́nh trạng này của bà có liên quan mật thiết tới việc bà được huấn luyện
huyền bí ở Tây Tạng và v́ bà được biệt phái một ḿnh thâm nhập vào thế gian
để dần dần dọn đường cho những người khác. Sau gần một thế kỷ sục sạo vô ích
hoài công, các thủ trưởng của chúng ta phải lợi dụng cơ hội duy nhất này để
biệt phái một thân xác người Âu
Tây sang xứ sở Âu Tây để đóng vai một cầu nối giữa xứ sở ấy với xứ sở của
chính chúng ta . . . Thế mà không một người nam hay nữ nào, trừ phi là điểm
đạo đồ “cấp 5” có thể rời ngoại biên của
Bod-Las rồi trở lại thâm nhập thế
gian trong t́nh trạng toàn vẹn y nguyên . . . Ít nhất phải có một người
trong số bảy cận vệ ở lại đằng sau để tạo thành đường liên lạc, đường truyền
cần thiết”. (Thư của Chơn sư gửi A.
P. Sinnett, trang 203). Ngài c̣n viết ở đâu đó: “Con chẳng bao giờ biết
được bà như chúng ta, v́ vậy không một ai trong các con có thể phán đoán bà
một cách vô tư hoặc chính xác. Con chỉ nh́n thấy phiến diện của sự vật và
cái con gọi là ‘đức hạnh’ chẳng qua chỉ là vẻ bề ngoài; chúng ta chỉ xét
đoán sau khi đă ḍ t́m đối tượng ấy tới chiều đo thăm thẳm nhất, và thường
bỏ mặc cho những dáng vẻ bên ngoài tha hồ khoe hương sắc. Theo ư con th́
H.P.B. đối với những kẻ nào thích bà bất chấp bà ra sao đi nữa cùng lắm cũng
chỉ là một phụ nữ kỳ quặc, lạ lùng, một câu đố về tâm lư: bốc đồng và tốt
bụng, thế nhưng không thoát khỏi thói xấu là thiếu thành thực. Mặt khác,
chúng tôi thấy bên dưới cái lớp vỏ lập dị và điên khùng ấy, có một sự minh
triết sâu sắc trong Tự ngă nội giới
của bà mà các con chưa bao giờ tự ḿnh có thể nhận thức được . . . Đó là
những nét đặc trưng cho bản chất nội tâm tế nhị và thanh bai nhất của bà”. (Thư
của Chơn sư gửi A. P. Sinnett, trang 314).
CHƯƠNG V
NHỮNG MỐI LIÊN KẾT BẤT DIỆT
Những mối liên kết đời đời không bao giờ có thể đứt găy đều được các Chơn
ngă bất tử tạo thành qua các hành vi hi sinh, vô cùng tận tụy hoặc yêu mến
phụng sự lâu dài. Chuyện kể rằng một ngày kia
có một người vợ rất yêu thương đến gặp Đức Phật. Bà thưa: “Bạch Đức Thế Tôn,
xin ngài cho con biết con phải làm ǵ để chắc chắn rằng con sẽ ở măi bên
người chồng thân thương của ḿnh trong mọi kiếp vị lai?” Đức Thế Tôn bảo bà
rằng nếu bà tiếp tục yêu thương bất chấp mọi thứ và tha thứ mọi chuyện cho
chồng th́ bà ắt tạo nên một mối liên kết chẳng bao giờ bị đứt găy được. Giữa
Đức Phật và Đấng Ki Tô đă có một mối liên kết như thế được tạo ra cách đây
cả thiên niên kỷ khi cả hai c̣n là kẻ phàm phu trên dăy Nguyệt tinh. Giữa
Chơn sư M. và Chơn sư K.H. cũng như vậy.
Giữa H.P.B., Đại tá và Sư phụ chung của họ là Chơn sư M. cũng có một mối
ràng buộc khác. Nó đă được tạo lập cách đây một thời kỳ rất lâu rồi khi đấng
hiện nay là Chơn sư th́ lúc bấy giờ là hoàng đế ở một nơi nào đó thuộc châu
Atlantis mà thủ đô được gọi là “Kim môn thành” v́ một trong những cổng lớn
của nó làm bằng vàng dát. Trên vùng cao của thành thị này có cung điện hoàng
gia với một khoảnh đất rộng lớn, nơi đó cậu con trai nhỏ hoàng thái tử -
kiếp trước của H.P.B. – thường chơi giỡn nô đùa. Những kẻ âm mưu thủ ác từ
nơi khác ở Atlantis luôn luôn ŕnh ṃ để ám sát hoặc bắt cóc hoàng thái tử
c̣n nhỏ. Thế là cậu bé phải có một vệ sĩ là một người lính canh thô lổ nhưng
rất tận tụy trung thành trong đoàn cấm vệ quân.
Một ngày kia, những kẻ âm mưu ùa vào vườn, ra sức tấn công hoàng tử, nhưng
người vệ sĩ chiến đấu anh dũng đến nỗi y xoay xở đỡ gạt được sự công kích
cho đến khi quân tiếp viện đến nơi. Nhưng tới lúc ấy th́ y cũng máu me đầy
người v́ bị những vết thương chí tử. Người ta khiên y vào hoàng cung rồi đặt
y dưới chân hoàng đế. Đức vua âu yếm nh́n y trang trọng. Ngài bảo: “Bây giờ
đă có sự ràng buộc giữa chúng ta do con đă đổ máu v́ ta và con trai của ta.
Con hăy nói lên nguyện vọng của ḿnh th́ ta sẽ chuẩn y”. Nhưng người chiến
sĩ thô lổ nhưng hết sức tận tụy chỉ muốn có mỗi một điều là y sẽ ở măi măi
bên cạnh Sư phụ và hoàng thái tử mọi kiếp vị lai. V́ thế nó đă chứng tỏ rằng
đây là lư do Chơn sư chọn Đại tá Olcott: “Y c̣n lâu mới là người tốt nhất
nhưng y là kẻ tốt nhất sẵn có lúc này” – Đại tá có được “Nghiệp báo” thuận
lợi nhất đối với những vị đang nhập thể.
H.P.B. cũng kề vai sát cánh với Chơn sư là ông Hoàng trong cuộc cách mạng
Pháp. Tôi nghe nói rằng bà đă thất bại trong một phương diện nào đó và để bù
lại bà khẩn cầu trong kiếp này được giao phó cho một công tác gian nan hơn.
Bà Besant có lần hỏi Chơn sư M. sự ràng buộc giữa bà và Sư phụ đă được tạo
lập ra sao? Chơn sư cho bà thấy một h́nh ảnh thông linh với một cô gái nhỏ
sơ khai âu yếm đẩy qua đẩy lại cậu em c̣n sơ sinh trong một cái vơng làm
bằng da thú treo đu đưa trong cái lều của người dân thời sơ khai. Bà cũng hi
sinh đời ḿnh để bảo vệ ngài khi bà c̣n là một con thú trên dăy Nguyệt tinh,
chính hành vi hi sinh này mang lại linh hồn bất tử khiến bà biệt lập ngă
tính thành người.
Một mối ràng buộc kỳ diệu được tạo ra giữa Đức Di Lạc (Đấng Ki Tô) và J.
Krishnamurti cách đây đă lâu rồi ở Ấn Độ. Lúc bấy giờ Kirshnamurti c̣n là
một cô gái nhỏ Maharani ḿnh dây mà niềm vui và tự hào chính yếu là đứa con
trai sơ sinh của ḿnh vốn là tiền kiếp của Đức Di Lạc. Họ ở trong một cung
điện lớn, chủ yếu làm bằng gỗ. Một ngày kia cung điện bốc lửa và cháy dữ dội
v́ gỗ rất khô. Mọi người ù té chạy ra khỏi chỗ ấy, quên bẵng mất đi vị hoàng
tử sơ sinh đang loay hoay trong cái nôi trên gác. Bà mẹ nhỏ chạy tới chứng
kiến cảnh tượng này. Con tôi đâu rồi? Mọi người ngơ ngác nh́n nhau. Bà mẹ
chạy ù lên cầu thang đang bốc cháy. Sau khi bọc đứa con trong cái xà rông
của ḿnh, bà lại thoăn thoắt chạy xuống, tóc bà bén lửa c̣n bàn chân cháy
bỏng trên những nấc thang đang bốc lửa. Khi bà xuống tới chỗ an toàn th́ bà
hầu như hết cách chữa nhưng đứa trẻ sơ sinh đă được cứu sống. Đêm hôm ấy khi
bà trút hơi thở cuối cùng thoát ra khỏi cái xác đang oằn oại đau đớn th́ bà
thấy bên cạnh ḿnh có một người thật kỳ diệu. Ngài nói với bà: “Hôm nay con
đă mất mạng v́ ta. Một ngày nào đó trong tương lai xa xăm, ta sẽ lại yêu cầu
con xả thân v́ ta một lần nữa để cho toàn thể thế gian được ban phước”.
Chơn sư K.H. vô cùng kiên nhẫn và yêu thương ông Sinnett không điều ǵ xóa
bỏ được. Điều ấy đă bắt nguồn từ một thời kỳ xa xưa cách đây lâu rồi khi ông
Sinnett là một nhà quí tộc ở cổ Ai Cập dưới triều một trong các Pharaoh. Ai
Cập bị ngoại bang xâm lược và trong đoàn quân xâm lăng ấy có một người chiến
sĩ trẻ vốn là kiếp trước của Chơn sư K.H. Y bị bắt làm tù b́nh cùng với
những người khác. Tôi không dám chắc nhưng tôi thiết tưởng rằng người Ai Cập
thời xưa chắc hẳn hành hạ hoặc giết chết tù binh của ḿnh. Dù sao đi nữa th́
nhà quí tộc Ai Cập cũng rất thương người tù binh trẻ đặc biệt này cho nên
mới tiếp nhận y vào nhà riêng của ḿnh, giữ y được an toàn cho đến khi cuối
trận chiến và rồi gửi y hồi hương. Biết bao nhiêu thời đại lâu dài sau đó,
Chơn sư gặp lại người bạn cũ qua con người của ông Sinnett và nhớ lại ơn cứu
mạng mà ḿnh c̣n thiếu nợ ông.
Như ta có nói ở trên, bà Cooper Oakley có viết về tiểu sử của Bá tước Saint
Germain. Để thu thập tài liệu bà đi du hành đông tây, nam bắc, khảo cứu
không biết bao nhiêu chuyện. Nhưng trong kiếp Chơn sư là Hunyadi Janos, bà
là người vợ rất mực tận tụy với chồng và ḷng tận tụy ấy bà vẫn c̣n giữ
được. Tôi nghe nói rằng bà và bà van Hook đă tới thăm lâu đài ở Vadja Hunyad
và sống một thời gian ở lân cận đó với hi vọng nh́n thấy được Chơn sư. Họ
không thành công, nhưng khi họ rời chỗ này th́ bà Cooper Oakley nhận được
một bức thư của Chơn sư cung cấp cho bà một địa chỉ để viết thư cho ngài. Và
tôi cũng nghe nói rằng khi bà hấp hối th́ Chơn sư có đến viếng thăm bà. Rất
hiếm khi Chơn sư đến viếng thăm ngay cả đệ tử của ḿnh bằng xương bằng thịt.
Tôi có biết hai trường hợp điều này thật sự xảy ra. Những đặc quyền ấy đều
là do Nghiệp quả trong quá khứ và đều là do Nghiệp lực. Một mối ràng buộc
phục vụ và yêu thương chân chính giữa hai con người thôi hoặc thậm chí giữa
một con thú thông minh và người chủ mà nó tôn thờ, một ngày kia có thể nở rộ
thành ra sự ràng buộc tuyệt vời giữa Chơn sư và đệ tử.
CHƯƠNG VI
CON ĐƯỜNG KHOA HỌC BÍ NHIỆM
Tôi đă gọi chương này là Con Đường Khoa Học Bí nhiệm v́ trong bài nổi tiếng
Những Nấc Thang Vàng mà Chơn sư
M. ban cho H.P.B., th́ từ ngữ nguyên văn là “Khoa Học Bí Nhiệm”, dịch chính
xác từ ngữ Bắc phạn Gupta Vidya.
Từ ngữ này được biến thành “Khoa Học Linh Thiêng” khi được phổ truyền. Đây
là con đường “huyền bí” chân chính. Con đường thần bí là con đường an toàn
dành cho hầu hết những linh hồn đang tăng trưởng và được bà Besant mô tả là
con đường chạy ṿng quanh núi
trong tác phẩm Trước Thềm Thánh Điện
của bà. Đây là đường lối chậm chạp, b́nh thường, an toàn, tăng trưởng và
phát triển từ từ trải qua nhiều kiếp và v́ vậy đa số mọi người đều đi theo
đường ấy.
Con Đường Khoa Học Bí Nhiệm là con đường dốc đứng chạy thẳng lên đỉnh núi.
Đây là một đường lối đặc biệt chỉ thích hợp cho một vài bản chất đă chuẩn bị
sẵn sàng. Hai đường lối này được mô tả ở phần giữa của quyển
Tiếng Nói Vô Thinh (Các câu thơ
179-187 và 194, ấn bản năm 1944). Trong đó chúng được gọi là Con Đường Rộng
Mở và Con Đường Bí Nhiệm. “Hỡi đệ tử, Đường Đạo chỉ có một, thế nhưng có hai
đầu mút . . . Ở đầu mút này là cực lạc ngay tức khắc c̣n đầu mút kia là cực
lạc bị tŕ hoăn . . . Con đường đầu tiên đưa tới mục tiêu c̣n con đường thứ
nh́ đưa tới sự Hành hạ Bản thân . . . Con Đường Rộng Mở đưa tới thay đổi bất
biến – tức Niết Bàn, trạng thái vinh diệu Tuyệt Đối, chí phước, bất khả tư
nghị đối với con người. Như vậy, Con Đường thứ nhất là giải thoát. Nhưng Con
Đường thứ nh́ đưa vị La Hán tới sự khốn khổ tâm trí khôn tả, khốn khổ cho kẻ
c̣n sống mà như đă Chết. [Những người không biết tới minh triết và sự thật
bí truyền được gọi là c̣n sống mà như đă chết, chú thích của tác giả] và
thật là đáng thương, không được giúp đỡ cho những kẻ chịu Nghiệp báo phiền
năo, Nghiệp quả ấy chư Thánh hiền cũng không dám gánh vác . . . Con Đường Bí
Nhiệm cũng đưa tới chí phước của Bát Niết Bàn nhưng vào lúc kết thúc A tăng
kỳ kiếp, người ta đạt được và mất đi (từ chối) Niết Bàn do ḷng thương xót
vô tận và ḷng từ bi đối với thế giới của những kẻ phàm phu si mê . . . Xem
này! Mục tiêu chí phước và Con Đường Khổ Năo dài dằng dặc ở đầu mút xa nhất.
Hỡi người tầm đạo, con không thể chọn bất cứ con đường nào đi đến sự phiền
năo xuyên suốt những chu kỳ sắp tới!”.
Người ta có thể thắc mắc: Tại sao lại có
hai con đường này. Con đường thứ
nh́ tồn tại v́ mục đích ǵ? T. Subba Row, một đệ tử của Chơn sư M. đă trả
lời thắc mắc này trong một tác phẩm được xuất bản vào thời kỳ đầu của Hội
với tựa đề Các Tác Phẩm Bí Truyền.
Trong đó ông bảo rằng: “Triết lư này [triết lư miền
Đây là Con Đường Mở Rộng mà các vị Đạo sư Thế gian tuyên cáo cho bậc thứ
dân, cho cái gọi là “kẻ phàm phu”, một từ ngữ có nguồn gốc La tinh là
pro tức là trước và
fanum tức đền thờ, nghĩa là đứng
trước Nội Điện tức là ngoại môn. Nó được đấng Ki Tô miêu tả là “con đường mở
rộng đưa tới sự hủy diệt” tức là v́ vậy dường như mất trí nhớ về quá khứ
trong một kiếp mới sinh ra. “Con đường hẹp và cánh cổng hẹp” là con đường
thứ nh́ và mỗi thế hệ nào đó cũng chỉ thấy có được một ít người.
Thế rồi Subba Row tiếp tục: “Con đường kia là con đường dốc đứng huyền bí
học trải qua một loạt các cuộc điểm đạo . . . Sự tiến bộ huyền bí, sự tăng
trưởng dọc theo con đường này được Chơn sư thực hiện bằng cách điều động đủ
thứ lực huyền bí xuyên qua đệ tử khiến cho y có thể nói là đạt được sớm sủa
sự hiểu biết về bản chất tinh thần của ḿnh và đạt được những quyền năng mà
xét về mặt đạo đức y không có quyền đạt được ở mức độ tiến hóa hiện nay”. (Các
Tác phẩm Bí Truyền, trang 113). Ta ắt thấy rằng trên con đường
này th́ sự chăm sóc và quan tâm
của Chơn sư thật là cần thiết. Mọi sự điểm đạo đều là cưỡng chế mở rộng của
tâm thức và mở rộng những kênh dẫn để cho năng lượng thiêng liêng trào
xuống. Những năng lượng này, vốn giống như điện, nên mang tính vô ngă và
trung tính, có tác dụng tùy thuộc vào kênh dẫn mà nó chảy qua v́ những mục
tiêu đặc biệt. V́ thế cho nên cần phải có sự thanh khiết hoàn toàn trước khi
sử dụng được chúng một cách có ích lợi và nơi một kẻ có bản chất chưa hoàn
toàn được tẩy trược th́ có nguy cơ tăng cường những sự thôi thúc thấp hèn,
nhất là bản chất t́nh dục của thể xác.
Subba Row lại viết tiếp: “Trong t́nh huống ấy, có thể xảy ra việc đệ tử mất
thăng bằng đạo đức và sa vào con đường
dugpa nghĩa là phe bóng tối, tả
đạo. Thánh đạo luôn luôn được gọi là “nhỏ hẹp, mỏng như lưỡi dao cạo”, sự
khác nhau giữa pháp sư chánh đạo và tà đạo chủ yếu là do động cơ thúc đẩy vị
tha hay vị kỷ. V́ thế Subba Row nói tiếp: “Con đường này hết sức nguy hiểm
đối với kẻ nào không nắm giữ bùa hộ mệnh; lá bùa này là ḷng tận tụy hoàn
toàn vị tha, quên ḿnh, xả thân đối với phúc lợi tôn giáo của nhân loại. Sự
xả thân này không phải là tạm bợ thế tục mà phải đời đời bất tận với mục
tiêu là sự giác ngộ tôn giáo [mang tính tinh thần, chú thích của tác giả]
của nhân loại”. (Các Tác phẩm Bí
truyền, trang 113-114). Đây là con đường bí nhiệm, “con đường xả bỏ”,
“con đường khốn khổ”, nó được gọi như vậy v́ nhận thức tâm linh đă được khơi
hoạt của người đệ tử cho y thấy sự tối tăm về tinh thần mà hầu hết mọi người
sống trong đó. Ánh Sáng Trên Đường
Đạo nói tới sự bơ vơ của những kẻ chẳng nh́n thấy ánh sáng mà linh hồn
đang u ám buồn bả sâu sắc” (trang 22). Và như vậy nó nhắc kẻ sơ cơ nhớ lại
rằng “tội lỗi và sự nhục nhă của thế gian chính là tội lỗi và sự ô nhục của
chính con; v́ con là một phần của thế gian, nghiệp báo của con dính mắc
không thể tháo gở ra khỏi Cộng nghiệp của thế gian” (trang 15). “Con đừng
chê trách họ. Con đừng lẫn tránh họ mà phải cố gắng gánh vác một chút nghiệp
quả nặng nề của trần gian; con hăy trợ giúp cho một vài cánh tay dũng mănh
đang gh́ kéo lại sức mạnh của gian tà, khiến cho chúng không chiến thắng
hoàn toàn” (trang 22). Điều này nêu ra lư do thứ hai tại sao con đường này
là con đường khốn khổ, chẳng những v́ điều tâm hồn của Chơn sư phải liên tục
chứng kiến mà c̣n v́ phải chịu đựng nơi bản thân những đau khổ và phiền năo
của loài người do ngài đă trở thành một ḥn đá trong cái “Bức vách Bảo vệ”
che chở cho nhân loại khỏi những bi kịch lớn lao hơn; nhưng bức vách này lại
c̣n bao quanh cái phần dễ thương của cơi trí tuệ được gọi là Devachan, tức
trú sở của chư Thiên nơi mà mọi linh hồn của con người đều được hưởng cực
lạc sau khi chết. Cơ thể ngoại giới và nội giới của Chơn sư đều là những ḷ
luyện để tiếp nhận và chuyển hóa nhiều ḍng lực bất hạnh và gian tà do kẻ vô
minh sinh ra. Đây là ư nghĩa của những lời lẽ thảm thiết trong quyển
Tiếng Nói Vô Thinh (câu kinh 293)
cho ta biết rằng Bức vách Bảo vệ được “dựng nên bằng sự hành hạ các ngài do
máu các ngài đông cứng lại”.
Dọc theo con đường xả bỏ ấy có ba bước chính. Một là: “sống v́ ích lợi của
nhân loại”. Người ta không thể bước trên con đường này nếu không có động cơ
thúc đẩy ấy vốn thanh khiết và không ô nhiễm, thậm chí không có một dấu vết
nào trong tiềm thức về ḷng mong muốn tự tư tự lợi thuộc bất cứ loại nào cả
nội giới lẫn ngoại giới. Trong một bức thư kỳ diệu gửi cho ông Judge, Chơn
sư K.H. có dạy rằng: “Con phải sống v́ người khác và cùng với người khác chứ
không phải v́ bản thân hoặc tự tư tự lợi”. Điều này cũng lại xác nhận rằng
đó là “một sự tận tụy hoàn toàn vị tha, quên ḿnh, xả thân” v́ ích lợi của
mọi người, tuyệt nhiên không phân biệt chủng tộc, tín ngưỡng, màu da hoặc
giới tính. H.P.B. tŕnh bày nó như sau: “Huyền bí học chân chính là sự đại
xả bỏ bản ngă một cách vô điều kiện và tuyệt đối cả về tư tưởng lẫn hành
động. Y sống không phải v́ bản thân mà v́ thế giới. Đệ tử c̣n chưa được nhập
môn thực thụ khi phàm ngă của y chưa biến mất, khi y trở thành chỉ c̣n là
một lực mang lại phúc lợi trong thiên thiên. Không thể vận dụng được lực
tinh thần nếu nơi người thao tác
c̣n sót lại chút ít dấu vết của ḷng ích kỷ. Các quyền năng và thần lực của
tinh thần chỉ sẵn có đối với kẻ có tâm hồn thanh khiết và đây chính là pháp
thuật thiêng liêng”. (Tuyển tập H.P.B.,
quyển IX, trang 234).
Bà lại viết rằng: “Kẻ nào muốn lợi dụng minh triết của Trí tuệ Thượng Đế th́
kẻ đó phải đạt được nó thông qua toàn
thể nhân loại không phân biệt chủng tộc, màu da, tôn giáo hoặc địa vị xă
hội. Chỉ có ḷng vị tha chứ không
phải ḷng vị kỷ ngay cả trong
quan niệm cao cả và hợp lư nhất, mới có thể dẫn dắt đơn vị tới mức ḥa lẫn
tiểu ngă vào Đại ngă. Đệ tử chân chính của Huyền bí học chân chính phải tận
tụy với những nhu cầu và công
tŕnh này nếu y muốn đạt được Tri thức Minh triết của Thượng Đế. (Tuyển
tập H.P.B., quyển IX, trang 260).
Đây chính là lời giải đáp cho gợi ư của ông Sinnett đối với Chơn sư là các
nhà khoa học lớn xứng đáng được ngài quan tâm hơn bậc thứ dân. Chơn sư bảo
rằng chẳng ai có thể yêu sách được điều ǵ đối với Chơn sư, nhưng “người ta
có thể tạo ra sự hấp dẫn không
thể cưỡng được khiến các ngài phải chú ư, chỉ có điều chúng phải mang tính
tâm trí chứ không phải trí tuệ và trí thức”. Ngài viết: “Không
điều ǵ thu hút chúng ta tới bất kỳ kẻ nào nơi ngoại giới trừ ra tính
linh đang tiến hóa của y. Y có thể có sự hiểu biết của Bacon hoặc Aristote,
thế nhưng cái ḍng thần lực của y thậm chí cũng chẳng gây được một ảnh hưởng
nhẹ như lông hồng nào lên chúng ta nếu năng lực của y chỉ hạn chế trong phạm
vi Manas. Quyền năng tối thượng
vốn ở nơi Bồ đề; nó tiềm tàng khi
chỉ liên kết với Atman thôi, nhưng chủ động và không cưỡng lại được khi
tinh hoa của ‘Manas’ khơi hoạt,
và khi không một cặn bă nào của Manas trộn lẫn với cái tinh hoa thuần khiết
ấy để tŕ kéo nó xuống qua bản chất hữu hạn.
Manas đơn thuần vốn thuộc loại hạ
đẳng và mang tính trần tục; v́ vậy các vĩ nhân cũng chỉ coi như là con số
không trên diễn trường thế giới nơi mà sự cao cả được đo lường theo tiêu
chuẩn phát triển tinh thần”.(Thư của
Chơn sư gửi A. P. Sinnett, trang 341-432). Đây là “tiếng nói” có thể
thốt nên lời khi có mặt Chơn sư và được
nghe thấy bởi v́ nó “đă mất đi
khả năng gây thương tổn” và v́ vậy “đă đạt được khả năng trợ giúp người
khác”.
Bước thứ nh́ là “thực hiện 6 đức tính vinh quang” ba la mật (paramitas) tức
lục độ ba la mật, chúng đồng nghĩa với Bát Chánh Đạo của Đức Phật và Chín
Mối Phước Báu trong Bài Giảng trên Núi của đấng Ki Tô. (Nhân tiện xin nói,
ta có thể lưu ư thấy rằng “núi” hoặc “đồi” luôn luôn là biểu tượng của các
trạng thái tâm thức cao cả). “Ai sẽ leo lên đồi của Chúa? hoặc ai sẽ đứng
nơi thánh điện của ngài? Kẻ nào có bàn tay sạch sẽ và một tâm hồn thanh
khiết”. (Thánh Vịnh, 24:3-4).
Độ ba la mật thứ nhất là Bố thí ba la
mật (Dana) nói chung được dịch là ḷng từ thiện hoặc t́nh thương. Nhưng
ngữ căn da có nghĩa là “bố thí”,
cho ra, do đó ta cũng có thể cho rằng đó là tinh thần đời đời cho ra thay v́
gom vào, đây là dấu hiệu trung tâm của tinh thần ấy, là bản chất của
Nivritti Marga, Con đường Phản bổn
Hoàn nguyên, ngược lại với tinh thần của
Con Đường Nhất bổn tán Vạn thù,
Pravritti Marga khi các hiện thể tâm thức tăng trưởng bằng cách thu gom.
Mọi hệ thống Yoga đều bắt đầu bằng t́nh thương,
ahimsa tức là tâm vô hại. Và
Patanjali bảo rằng: “Trước mặt bậc đă hoàn toàn có tâm vô hại th́ mọi oán
thù đều ngưng bặt”.
Kế đó là Tŕ giới, Shila, thanh
khiết, đạo đức, “trong sáng về tâm hồn”, “kẻ có thể thấy được Thượng Đế” nhờ
dứt bặt được mọi ngă chấp, chính ngă chấp đă che kín Linh ảnh về Thượng Đế.
Sự thanh khiết được nói tới ở đây không phải là đạo đức thông thường do con
người dựng nên. Nó thật sự nghĩa là tâm hồn hoàn toàn chất phác, hoàn toàn
sùng tín khiến cho trọn bản ngă con người trở nên tràn đầy ánh sáng. Một tấm
vải trắng tinh v́ nó hoàn toàn
trong trắng. Một vết mực ắt phá vỡ sự toàn vẹn ấy (cùng ngữ căn với “sự
thánh thiện”) mà chính điều ấy khiến cho nó trở thành một “bản ngă bị chia
chẻ”. Sự toàn tâm toàn ư này giữ cho con người tiến đều đều trên con đường
đă chọn. “Một con người ḷng dạ ngă nghiêng th́ đi đâu cũng lông bông bất
ổn”. (Phúc âm của thánh James
1:8).
Nhẫn nhục ba la mật, Kshanti,
kiên nhẫn, dứt bặt mọi sự hiềm khích. Một huyền bí gia không bao giờ hiềm
khích về bất cứ điều ǵ. Y chia xẻ ḷng kiên nhẫn của Thiên nhiên vốn không
có sự hấp tấp, háo hức, chụp giựt của ḷng ham muốn phàm ngă. Thánh
Catherine ở
Vairagya,
dửng dưng với vui sướng và đau khổ, sự giác ngộ được triển khai nhờ sự dửng
dưng thiêng liêng ấy, nó vốn là cốt lơi của đức tính này.
Virya,
tinh tấn ba la mật, dũng mănh, cương nghị, có mục đích, ư chí thiêng liêng.
Nhập định,
là con đường thiền định nội giới, v́ “con đường” này ở bên trong chúng ta,
chính là chúng ta đang phát
triển, đang nở hoa.
Minh triết,
tri thức và minh triết tinh thần vốn là thành quả của sự phát triển trực
giác.
Bước vĩ đại thứ ba chỉ đạt được vào lúc kết thúc của Thánh đạo. “Đạt được
chí phước của Niết Bàn rồi lại xả bỏ nó là bước cuối cùng tối cao - vô
thượng trên Con đường Xả bỏ”. (Tiếng
Nói Vô Thinh, trang 145). Trên Con đường Bí nhiệm người ta xả bỏ, từ bỏ
đi từ bỏ lại trong không biết bao nhiêu thời đại trạng thái Niết Bàn với mọi
sự vinh quang và cực lạc của nó, bởi v́ nhập Niết Bàn hoàn toàn nhập diệt
tận chánh định, đời đời quên hết Thế gian và nhân loại”. (Tiếng
Nói Vô Thinh, trang 186). “Xả bỏ Niết Bàn” không phải là chuyện dễ làm.
Theo một ư nghĩa lớn lao hơn nhiều, nó có thể so sánh với việc xả bỏ
Devachan (sinh hoạt cơi trời). Một đệ tử bước vào Thánh đạo có thể xả bỏ
Devachan. Lúc bấy giờ y bỏ qua những quyền năng và chí phước được thêm vào
lẽ ra thu hoạch được qua những năm tháng dài dằng dặc nơi Devachan. Thay v́
đến với y th́ những phước báu này được chia xẻ cho toàn thể nhân loại. Bấy
giờ y tái sinh nhanh chóng, đem theo cũng cái thể vía và thể trí mà y đă bỏ
trong kiếp trước, v́ vậy thường là mang theo phần lớn kư ức của kiếp vừa
qua. Đó là một hành động hi sinh v́ chỉ được thực hiện khi diễn biến trên
cơi trần quan trọng đến nỗi cần có thêm sự trợ giúp khẩn cấp.
Khi bà Besant lần đầu tiên cho chúng tôi biết một số hội viên Thông Thiên
Học chưa được điểm đạo có thể “tái sinh ngay” để giúp cho sự phát triển
Giống dân phụ thứ 6 của Giống dân chánh thứ 5 th́ việc bàn tán về tái sinh
ngay trong nội bộ các hội viên Thông Thiên Học bổng trở thành chủ đề thời
thượng. Thế rồi bà Besant lại phải can thiệp. Bà bảo rằng chúng ta tự ḿnh
không có quyền chối bỏ Devachan, bởi v́ sau khi chết các lực đưa đẩy con
người tới đó mạnh đến nỗi cần phải có quyền năng của một Chơn sư th́ mới có
thể gọi là “ngắt mạch” ta ra khỏi sự đưa đẩy ấy, và Chơn sư ắt chẳng làm như
vậy nếu ngài không chắc chắn một cách hữu lư rằng việc ngài tiêu tốn năng
lượng ắt đáng công cho việc phụng sự nhân loại. Thế mà mấu chốt là ở chỗ
này: Năng lượng thu hút Chơn sư nhập Niết Bàn c̣n
vô cùng lớn hơn thế nữa. Làm sao
ngài có thể chống cự lại cái sức hút ghê gớm ấy nếu con đường dài dằng dặc
từ đầu chí cuối Thánh đạo, ngài không xây dựng vào chính bản chất của ḿnh
cái cốt lơi và cái thói quen xả bỏ tự ư ấy. V́ yêu thương chúng ta Chơn sư
đă trở lại, xả bỏ cực lạc trên cơi trời và chấp nhận những sự khốn khổ của
kiếp phù sinh khiến cho ngài trà trộn trong chúng ta vô số thời đại để trợ
giúp, hỗ trợ, an ủi, soi sáng cho những linh hồn u mê của con người trong
mức độ Thiên luật cho phép.
Từ lúc chính thức bắt đầu Thánh đạo, khi nhập lưu trong cuộc Điểm đạo thứ
Nhất nghe đâu phải mất bảy kiếp tính tới cuộc Điểm đạo La Hán thứ Tư, nghe
đâu cũng phải mất bảy kiếp nữa tính tới quả vị Chơn sư, vị chi là 14 kiếp.
Thế nhưng ta không nên xét phát biểu ấy theo nghĩa đen. Nó tùy thuộc vào
cường độ, v́ trong nội giới thời gian không có giá trị giống như ngoại giới
dưới đây. H.P.B. bảo ta rằng, nghe đâu “tập sự” làm Chơn sư phải mất bảy
năm, nhưng nó cũng có nghĩa là bảy phút hoặc bảy kiếp.
Bước đầu tiên trên Thánh đạo là khi linh hồn có một “thiên phú” tức ơn gọi,
điều này nghĩa là nghe một lời kêu gọi trong nội tâm, tự nguyện muốn trở về
nhà với sự tận hiến hoàn toàn v́ phúc lợi của mọi người. Thế rồi khi đă tới
lúc chín muồi sẽ có sự dự bị nhập môn, thực thụ, rồi điểm đạo. Từ ngữ “điểm
đạo” nghĩa là bắt đầu, khai tâm. Đó là cánh cổng nhận ta vào chính Thánh
đạo. Trong cái nghi thức vĩ đại lần thứ nhất ấy, thể nguyên nhân của người
đệ tử - từ lúc biệt lập ngă tính thoát khỏi giới động vật chuyển kiếp làm
người, đó là kho chứa thường tồn mọi trải nghiệm tinh thần của con người –
bị hủy diệt. Khi từ các cơi tinh thần trở lại, đệ tử tạo ra một thể nguyên
nhân mới, nhưng từ nay trở đi các trải nghiệm sống được hấp thụ vào thể Bồ
đề được tạo dựng mới, đó là “đấng Ki Tô trong nội tâm, niềm hi vọng vinh
quang” và sự tiếp xúc giữa phàm ngă và Chơn ngă mở rộng. Sự tiếp xúc ấy
không c̣n là một sợi chỉ vàng xao xuyến mà là một cái phễu mở rộng chuyển
giao ngay tức khắc sự siêu hóa sinh hoạt của con người. Đây là một lư do tại
sao một Điểm đạo đồ có thể xả bỏ
Devachan và tái sinh nhanh chóng. Quá tŕnh lâu dài đồng hóa b́nh thường
diễn ra trên cơi Trời th́ trong một chừng mực nào đó diễn ra ngay khi y c̣n
sống nơi ngoại giới. Giờ đây y đă gia nhập Hồn khóm tâm thức của Quần Tiên
Hội mà C.W.L. ví như một “Biển Chói Sáng”. Thần lực của Quần Tiên Hội tuôn
đổ qua y trong chừng mực mà y có thể tỏa chúng ra xung quanh. Sự hiện diện
của một Điểm đạo đồ là một lực chữa trị.
Cuộc Điểm đạo thứ Nhất diễn ra trên cơi Trung giới khi đệ tử thoát xác trong
lúc ngủ. Nếu là người có nghiệp cảm, y có thể ghi nhận một điều ǵ đó về sự
mỹ lệ của nó vào bộ óc tỉnh thức của ḿnh. Nhưng có những Điểm đạo đồ tuyệt
nhiên không có kư ức trong óc phàm. Cuộc Điểm đạo thứ Nh́ diễn ra trên cơi
trí tuệ. Rất có thể là cuộc điểm đạo này cũng không được ghi nhớ trên cơi
trần. Trong cả hai cuộc Điểm đạo này, Đấng Điểm đạo là một Thánh sư được ủy
quyền của vị Thủ lĩnh Quần Tiên Hội tức Thánh Vương, bậc Thánh Sư từ Kim
tinh xuống giúp thành lập Quần Tiên Hội trên trái đất cách đây 6 triệu rưỡi
năm, Kim tinh tiến hóa trước chúng ta và Quần Tiên Hội tồn tại Vĩnh Hằng.
Cuộc Điểm đạo thứ Ba diễn ra trên cơi Thượng trí và cuộc Điểm đạo thứ Tư
diễn ra trên cơi Bồ đề. Cả hai cuộc Điểm đạo này được đích thân Đấng Thánh
Vương ở Shamballa chủ tŕ. Cuộc Điểm đạo thứ Năm mang lại quả vị Chơn sư
không do ai đứng ra Điểm đạo. Ngài tự tu, tự chứng. Ở mức này ngài từ bờ bên
kia trở lại và toàn thể Thiên nhiên rộn ràng với sự xao xuyến hoan hỉ . . .
Từ cái xoáy lực thăm thẳm khôn ḍ . . . mà người Chiến thắng tắm ḿnh trong
đó, tiếng nói vô thinh của toàn thể thiên nhiên qua hàng ngàn cung bậc trổi
lên tuyên cáo: Hoan hỉ thay cho ngài, hỡi con người của cơi Ta bà, một hành
giả đă ‘đáo bỉ ngạn’, đă từ bờ bên kia trở về. Một vị La Hán mới đă ra đời”.
(Tiếng Nói Vô Thinh, trang 281,
312-315).
H.P.B. có nói: “Cơi Ta bà là trái đất của ta, được gọi rất đúng là địa ngục
và Trường phái bí truyền gọi nó là địa ngục lớn nhất. Giáo lư bí truyền
không hề biết một địa ngục hoặc nơi chốn trừng phạt nào khác hơn là một hành
tinh có người ở tức trái đất”.
Giờ đây ta thấy hiển nhiên tại sao
lại có tồn tại Con đường Bí nhiệm. Subba Row bảo rằng: “Ta không được kết
luận rằng . . . huyền bí học coi quả vị Chơn sư và việc điểm đạo là một nhầm
lẫn, là một sự cưỡng đoạt thô bạo và nguy hiểm các chức năng của thiên nhiên.
Huyền giai các Chơn sư cũng là một sản phẩm của thiên nhiên chính xác như
một cái cây: nó có một mục đích, chức năng xác định và cần thiết trong việc
phát triển của loài người. Chức năng này là mở rộng con đường đi lên, thông
qua đó ánh sáng và sự chỉ đạo giáng xuống; nếu không có nó nhân loại ắt cần
phải tiến từ bước một bằng phương pháp thử thách và sự thất bại theo mọi
hướng thật là mệt mỏi và bất tận cho đến khi t́nh cờ nó may mắn thể hiện con
đường đúng đắn. . . Chức năng huyền giai các Chơn sư là cung ứng các bậc đạo
sư cho đại khối nhân loại đang lỡ bước”. (Các
Tác phẩm Bí truyền, trang 113).
Con người thuộc về con đường nào? Ta lại trích dẫn Subba Row: “Chỉ một ít có
bản chất được đặc biệt tổ chức là thích ứng với con đường này . . . V́ vậy
tốt hơn không nên mưu t́m con đường đệ tử; nếu người ta thích hợp với nó th́
Nghiệp báo của y dẫn dắt y một cách âm thầm không thể sai lạc; đó là v́ con
đường huyền bí học t́m kiếm đệ tử và ắt thế nào cũng t́m thấy y khi con
người thích hợp đă hiện diện”. (Các
Tác phẩm Bí truyền, trang 113-114).
Thế nhưng tôi thiết tưởng rằng nhiều nhà Thông Thiên Học đều thuộc về con
đường này một cách hữu ư hoặc vô ư thức. Tự ngă thiêng liêng của họ đă quyết
định điều này từ lâu rồi. Cũng trên con đường này, ta trở nên “hiệp nhất với
Thượng Đế”. Khi các vị đại Thánh và các đạo sĩ Yoga làm như vậy, điều này có
nghĩa là các ngài đă hiệp nhất trong tâm thức với Tự ngă thiêng liêng của
ḿnh. Từ thành tích ấy đến mức nhập Niết Bàn vẫn c̣n một chặng đường dài
dằng dặc. Một người trên Con đường Bí nhiệm cũng phải hiệp nhất với Tự ngă
thiêng liêng của ḿnh trước khi y có thể giúp ích nhiều hơn cho Sư phụ hoặc
ư thức rốt ráo về chính ḿnh. Chỉ bằng cách càng thêm có ư thức về cái Tự
ngă nội giới Tâm linh ấy th́ Khoa học Bí nhiệm mới mở ra cho sự ḍ xét và
hiểu biết của chính y cùng với Tri thức Bí nhiệm tức Bản thể vốn giải thích,
làm vinh danh và hiển hiện cái vẻ đẹp, ư nghĩa, mục tiêu và những định luật
của cuộc sống. Đau khổ đối với bản thân – không c̣n nữa đối với bậc Giác ngộ,
v́ ngài đă dứt bặt Vô minh cho nên không gây ra “tội lỗi” nữa. Tôi thiết
tưởng chính Coventry Patmore đă viết: “Hỡi con người, nên biết rằng nguồn
gốc tội lỗi nơi chính ngươi, chính là việc không biết được Thiên tính của
bản thân ḿnh”. Đối với bậc Cao đồ th́ không có tội lỗi mà chỉ có sự thiếu
tăng trưởng. Ngài không c̣n bị ràng buộc bởi bất cứ loại hạn chế nào nữa
ngoại trừ những thứ mà ngài sẵn ḷng chịu đựng và chấp nhận v́ t́nh thương
đối với con người. Biết bao nhiêu niềm vui, niềm an ủi hơn nữa có thể đến
với những con người trên trần thế đầy phiền năo này bởi v́ các ngài từ bờ
bên kia trở lại do chưa bao giờ bưng tai bịt mắt trước toàn thể sự kêu khóc
của thế gian.
Liệu ta có gia nhập đoàn thể này chăng, liệu ta có tự hành hạ ḿnh để cho
những người khác được giải thoát nhanh chóng hơn chăng? Liệu ta có cống hiến
một giọt máu trong tim ḿnh, một giây lát trong quỹ thời gian của ḿnh, một
tặng phẩm mà ta đă triển khai được từ quá khứ xét v́ tương lai tự do và hoan
hỉ của con người hay chăng? Thế th́ bây giờ tôi xin nói cho bạn biết rằng
muốn làm đệ tử th́ con người phải chinh phục được mọi điều ấy chứ không phải
được ban tặng dưới dạng một đặc ân và tôi sẽ cố gắng hết sức ḿnh để miêu tả
điều mà tôi đă ngụ ư trong phần thứ nh́ của quyển sách này.
PHẦN II
GIAI ĐOẠN LÀM ĐỆ TỬ
Tiết 1
NHỮNG ĐỨC TÍNH BƯỚC ĐẦU
QUI LUẬT CỦA CÁC NGƯỜI TẦM ĐẠO
1. Sức khỏe thể xác hoàn hảo.
2. Tinh thần minh mẫn và một thể xác trong sạch.
3. Có mục đích không ích kỷ: ḷng từ
thiện đối với mọi chúng sinh: thương
xót mọi chúng hữu t́nh.
4. Chân thực và tin tưởng không lay chuyển vào luật Nhân Quả, độc lập với sự
can thiệp của bất cứ quyền năng nào trong Thiên nhiên, đây là một định luật
mà lộ tŕnh của nó không bị cản trở bởi bất cứ tác nhân nào, cũng không bị
làm cho lệch hướng do lời cầu nguyện hoặc những nghi thức ngoại môn nào xoa
dịu.
5. Ḷng can đảm không nao núng trong mọi trường hợp khẩn cấp ngay cả khi
tính mạng bị lâm nguy.
6. Nhận thức trực giác về bản thể của chính ḿnh vốn là hiện thể của Quán
Thế Âm biểu lộ tức là Atma thiêng liêng (Tinh thần).
7. B́nh thản, dửng dưng song trân trọng đúng mức mọi điều cấu thành ngoại
giới phù du trong liên quan tới các cơi vô h́nh.
Ít ra đây là những điều cần khuyên nhủ cho người mưu cầu trở thành đệ tử
thực thụ ngoại trừ trường hợp duy nhất là điều đầu tiên trong những trường
hợp hiếm có và ngoại lệ có thể được châm chước, c̣n mỗi một trong những điều
nêu trên đều luôn luôn phải được chú trọng và mọi điều phải được ít nhiều do
đệ tử tự lực chứ không cầu tha lực trước khi y có thể thật sự bị khảo đảo. (Vén
Màn Bí Mật Nữ Thần Isis, quyển IV trong bộ kinh Kiu ti).
NHỮNG NẤC THANG VÀNG
(Chơn sư M. mô tả cho H.P.B.)
Một đời sống thanh bạch, một tâm trí cởi mở, một tâm hồn trong sáng, một trí
năng tha thiết, một nhận thức tâm linh không bị che mờ, sẵn sàng đưa ra và
tiếp thu lời khuyên cũng như lời giáo huấn, ư thức bổn phận trung thành với
thầy, sẵn ḷng nghe theo mệnh lệnh của chân lư một khi đă tin tưởng và tin
rằng thầy đă đạt chân lư, can đảm chịu đựng điều bất công cho cá nhân, can
đảm tuyên bố các nguyên tắc, anh dũng bảo vệ những người bị tấn công một
cách hàm oan và thường xuyên quan tâm tới lư tưởng tiến bộ và hoàn thiện
loài người mà Khoa học Bí nhiệm đă miêu tả - đó là những nấc thang vàng dẫn
lên những bước mà người học đạo có thể leo lên tới tận Đền thờ Minh triết
Thiêng liêng.
CHƯƠNG I
ĐỘNG CƠ THÚC ĐẨY ĐÚNG ĐẮN
Đối với nhiều người, một khi họ đă lĩnh hội được thật sự có tồn tại các bậc
Huynh trưởng huy hoàng của loài người th́ ngay lập tức họ có thắc mắc: “Tôi
biết làm sao để t́m được ngài? Các ngài đang ở đâu?” Thắc mắc ấy cũng nảy
sinh trong tâm hồn tôi khi lần đầu tiên Đại tá Olcott miêu tả năm đấng mà
ông đă gặp bằng xương bằng thịt. Tôi có biết những người cố gắng xâm nhập
vào Tây Tạng và những người khác nghĩ bằng cách sống ở một trung tâm thiêng
liêng nào đấy họ ắt có một vị thế thuận lợi hơn để biến tâm niệm của ḿnh
thành hiện thực. Điều này hoàn toàn sai trái. Ta có thể t́m thấy Chơn sư ở
ngay chỗ đứng của ḿnh v́ sự tiếp xúc đầu tiên có thể được mô tả là siêu
giác quan và thần giao cách cảm. Không một người tầm đạo nào đă từng bị bỏ
qua, nhất là y có động cơ thúc đẩy đúng đắn. Về vấn đề này Chơn sư bị chi
phối bởi những luật lệ nghiêm ngặt và bất di bất dịch. Tôi xin trích dẫn lời
Chơn sư K.H. nói với C.W.L. trong bức thư nổi tiếng mà ta có thể gọi là
“Hiến chương về Giai đoạn làm Đệ tử”: “Việc chấp nhận bất cứ ai làm đệ tử
không lệ thuộc vào ư chí cá nhân của ta. Điều này chỉ có thể là kết quả công
trạng cá nhân của người ấy đă được vận dụng theo chiều hướng đó”. (Thư
của Chơn sư Minh triết, quyển I do ông Jinarajadasa biên tập, Bức thư số
7). Ngay cả sự kiện Chơn sư có ḷng ưu ái đối với một người nào đấy cũng
không ảnh hưởng tới vấn đề này. Do việc ông Sinnett đă phụng sự Chơn sư một
cách rất tử tế và đắc lực trong các kiếp quá khứ, lần này ông lại được tiếp
xúc với ngài. Chơn sư âu yếm gọi ông là “đệ tử tại gia của ta”. Ngài nói
bóng gió về cách thức ông có thể trở thành đệ tử thực thụ, nhưng xét theo
biểu kiến người bạn của ta chưa bao giờ hiểu ra điều ấy, cho nên trong kiếp
này không đạt được địa vị đó”.
Công đức cá nhân của ta nghĩa là tŕnh độ phát triển mà ta đă đạt được và
Nghiệp Quả mà ta đă mang theo từ quá khứ. Ta chẳng thể biết được điều ấy
nhưng Chơn sư lại biết được. Tôi đă từng kể câu chuyện Chơn sư nâng ông
C.W.L. lên một cơi tâm thức rất cao rồi chỉ cho ông cách thức quan sát sự
tăng trưởng linh hồn của con người giống như các ngôi sao có nhiều độ lớn
khác nhau. Mấu chốt cho mỗi người trong chúng ta là điều ǵ khiến cho ánh
sáng linh hồn ta chói rạng? Hoặc dùng một dụ ngôn khác th́ đâu là tiếng nói
mà Chơn sư nghe được trong thế giới của ḿnh? Đó không phải là tiếng nói của
trí năng v́ Chơn sư K.H. có bảo ông Judge rằng ngài coi tiếng nói của trí
năng cũng mang tính vật chất như tiếng nói của thể xác. Ông Sinnett có ư
kiến là thật phí thời gian khi phổ truyền cho đám thứ dân phàm phu. Chơn sư
dạy ông “Con phạm tội chống lại quần chúng”. (Thư
của Chơn sư gửi A. P. Sinnett, trang 239).
Vậy th́ tính linh là ǵ, bởi v́ trong thế giới tinh thần người ta chỉ nghe
được tiếng nói của tinh thần đă thức tỉnh nơi con người? Tôi có thể đưa ra
ba định nghĩa nhưng ta phải xuyên qua hàng rào ngôn ngữ để lĩnh hội được
thực tại ẩn đằng sau đó. Bà Besant dạy ta rằng đó là khả năng trực giác được
tính nhất như của mọi sự sống. Bà bảo ta rằng có hai điều thường bị nhầm lẫn
là tính linh. Một điều là ḷng mộ đạo. Người ta có thể cực kỳ mộ đạo và sặc
mùi tôn giáo nhưng tuyệt nhiên không có một chút tính linh nào. C̣n người
khác lại nhầm lẫn thần thông với tính linh. Việc nh́n thấy một vật trên cơi
trung giới chẳng thật sự có tính linh ǵ hơn là việc nh́n thấy một vật trên
cơi trần.
H.P.B. bảo rằng “tính linh không phải là điều ta thường hiểu qua các từ ngữ
‘đức hạnh’ hoặc ‘thiện’. Đó là khả năng nhận thức được bản thể tinh thần
không h́nh tướng”; việc càng ngày càng bén nhạy với mọi sự sống. Giáo sư
Radhakrishnan viết rằng: “Thượng Đế là Sự Sống bản thể. Nhận thức được sự
kiện này chính là Tâm thức Tính linh”.
Nó có nghĩa là một phẩm chất nhạy bén, tinh vi từ bên trong phát ra, một
“bầu hào quang” tan ḥa thành ra chân không và không bị điều kiện hóa bởi
một ŕa mép đă chết cứng. “Cái ŕa mép” này nhốt con người trong ngục tù
những ư tưởng hoặc quyền lợi của chính ḿnh thường do hai nguyên nhân sau
đây – hoặc là một cái trí cứng ngắc hoặc là lúc nào cũng chỉ nghĩ đến ḿnh.
V́ thế cho nên Chơn sư nhấn mạnh tới việc cần có một “tâm trí cởi mở”.
Nguyên nhân khác bắt nguồn từ sự kiện cái trí biết h́nh dung và biết lư luận
chính là hang ổ của Ahamkara tức
“Ngă chấp”. Chẳng một điều ǵ làm thui chột đáp ứng với cuộc sống và thực
tại hơn là cái năng lực này bị đẩy lên mức quá trớn. Con người cực lực qui
ngă chẳng hề hưởng ứng với những nhu cầu và xúc cảm của những người khác, v́
vậy thế nào cũng bất hạnh. Trên con đường thực chứng thiên tính của chính
ḿnh hoặc thậm chí những sự tinh tấn rời rạc lúc đầu để trở nên “chỉnh hợp
với điều Vô hạn”, ta đều gặp một kẻ thù duy nhất đó là ngă chấp của chính
ḿnh. Nhưng ta cũng đừng nên khắc khe quá đáng khi chê trách bản thân về
điều ấy. Đó là v́ trong nhiều kiếp trên Con đường Nhất bổn tán Vạn thù,
Pravritti Marga, cái ư thức về
Bản ngă, Ahamkara, về của “tôi và chính tôi” đă đóng vai tṛ là một bảo vệ
giống như cái vỏ trứng vây quanh con gà con đang lớn lên, giúp cho Phần
Thiêng Liêng có thể xác lập được một trung tâm cá tính mạnh mẽ, nhờ vậy một
ngày nào đó nó mới có thể phá bỏ cái lớp bảo vệ ấy đi mà vẫn c̣n là một
trung tâm tỏa ra quyền năng và ánh sáng không có một chu vi giới hạn nào.
Trên Con đường Nhất bổn tán Vạn thù – bởi v́
pra có nghĩa là “đi ra”, hướng
ngoại – các hiện thể tâm thức của tương lai đều tiến hóa do mong muốn của
Tinh thần tiếp xúc được vật chất tức h́nh tướng (nguyên lư hạn chế).
Katha Upanishad
có dạy: “Đấng Tự Tại (Điểm Linh Quang tức hạt giống của Thiên tính) xuyên
qua các giác quan để đi ra ngoài; v́ thế cho nên
Jiva
(sự sống đă biệt lập ngă tính đối
với Tinh thần Vũ trụ) mưu t́m bản ngă ngoại giới chứ không phải Tự ngă nội
tâm. Chí Tôn Ca (đề mục 15 câu
kinh 7) cũng nói như vậy: “Một phần Tự ngă của Chính Ta biến đổi thành ra
Tinh thần Bất tử trong thế giới sự sống, thu hút xung quanh ḿnh các giác
quan mà cái trí là giác quan thứ 6 bị vây bũa trong Vật chất.
Trong bốn tập sách nhỏ bất hủ viết về Yoga, nhà hiền triết Patanjali có dạy
“Chủ thể tri kiến (Năng tri, tức Đấng Bất tử) là tri thức thuần túy (Gnosis,
tức tầm nh́n). Mặc dù thuần túy nó vẫn nh́n qua lớp vỏ (môi trường) của cái
trí”. Chính sự chú tâm hướng ngoại ấy của Tự ngă đă triển khai ra các hiện
thể tâm thức. Khi tiến tŕnh này gần hoàn tất th́ Tự ngă Bất tử bắt đầu
nhiệm vụ tẩy trược và qui nhất các hiện thể này – trí, tâm và thân – về
Chính ḿnh rồi chuyển chú tâm hướng về Cội nguồn Thiêng liêng, đó là
Nivritti Marga, tức Con đường
Phản bổn Hoàn nguyên.
Trên con đường này lớp vỏ bảo vệ ngă chấp bị phá vỡ, tâm thức đâm ra huyền
đồng với mọi sự sống trong khi vẫn c̣n giữ được trung tâm của riêng ḿnh. V́
thế cho nên, cái Trí chưa được tẩy trược mới là chúa tể bóp nghẹt Thực tại.
(Tiếng Nói Vô Thinh, trang 4).
Khi dùng một dụ ngôn khác ta thấy dụ ngôn của H.P.B. là “nhịp cầu” giữa
tâm thức thế tục tạm bợ của con người với tâm thức Vĩnh hằng được xây dựng
bởi cái trí đă được tẩy trược hết ngă chấp. Đây không phải là chuyện ngày
một ngày hai, biết đâu chừng phải nhiều kiếp mới thành tựu được. Đây là cuộc
Hành hương vĩ đại của Linh hồn, chu kỳ tiến hóa cho tinh thần nơi con người.
Mọi chuyện đều tăng trưởng theo chu kỳ. Ngày nối tiếp ngày, mùa xuân này nối
tiếp mùa xuân kia, kiếp sống này trên đường đời nối kiếp sống kia cho đến
khi chu kỳ lớn hơn hết được hoàn tất và Tinh thần trở về với Thượng Đế đă
ban nó ra, “Khi cái được rút ra từ Thái uyên vô biên lại Trở về nhà”.
(Tennyson). Từ trạng thái nguyên sơ không biết hoặc ngây thơ vô tội nó ăn
trái Cây tri thức thiện ác, nghĩa là chịu ảnh hưởng liên miên của các “cặp
đối đăi”, nhờ thế mới phát triển được ngă thức và sự tự thúc đẩy; khi đă đến
lúc chín muồi th́ nó lại ăn trái cây khác là cây bất tử hữu thức.
Từ Bắc phạn Vritti có nghĩa đại
khái là “bước sóng”. Mọi h́nh tướng và hiện tượng trong Thiên nhiên đều là
các “bước sóng” (nguyên lư hạn chế) mà mắt phàm có thể nh́n thấy được hoặc
không nh́n thấy được. Có lẽ giờ đây ta có thể hiểu được định nghĩa về tính
linh của H.P.B. “khả năng nhận thức được bản thể tâm linh vô h́nh tướng”.
Tôi thiết tưởng nó cũng ngụ ư là vượt lên trên các cặp đối đăi và thiết
tưởng cuối cùng không chịu ảnh hưởng của chúng. Các cặp đối đăi vốn không có
thực. Chúng tồn tại để giúp ta phát triển ngă thức. Trong thế giới Thực tại
không có thiện ác, linh thiêng và thế tục, mà chỉ có một quyền năng duy nhất
vĩnh hằng, vinh diệu, thánh thiện, dũng mănh, mang lại cho con người thành
tựu tối hậu chí phước.
Nhưng ta không thể diệt ngă chấp bằng cách chiến đấu chống lại nó. Điều này
chỉ tăng cường nó thôi. Tốt hơn ta nên “siêu việt” được nó. Ta đừng nghĩ quá
nhiều về bản thân nữa, cũng đừng chăm chăm tới điều xảy ra cho cái bản ngă
nhỏ bé của ḿnh mà thay vào đó hăy nghĩ nhiều hơn tới điều “cao cả, cao
thượng, mỹ lệ, vốn là h́nh bóng của Thượng Đế trên trần thế” (Mazzini). Phép
tham thiền cổ điển của Đức Phật (Tứ vô lượng tâm) cho ta biết: Trước hết hăy
điều chỉnh tâm hồn ta sao cho ta mong cầu hạnh phúc và phúc lợi cho mọi
chúng sinh, thậm chí kể cả hạnh phúc của kẻ thù ta nữa (Từ). Thế rồi ta hăy
h́nh dung sống động mọi sự phiền năo và tật nguyện của những người khác cho
đến khi một ḷng thương cảm sâu sắc làm chấn động tâm hồn ta (Bi). Rồi ta
lại nghĩ tới mọi niềm vui và sự thịnh vượng của những người khác hân hoan
với vận may của họ (Hỉ). Cuối cùng ta dùng tư tưởng vượt lên trên yêu và
ghét, đầy đủ và thiếu thốn, thành công và thất bại v.v. . . lặng ngắm số
phận của chính ḿnh với ḷng b́nh thản vô tư và sự b́nh tĩnh tuyệt vời (Xả).
Nếu ta có thể thành tựu được điều này chân thực th́ cái khuôn khổ tâm trí ấy
sẽ giải thoát ta khỏi nhiều nỗi đau xé tâm can. Ta sẽ không màng người nào
là bậc danh nhân hoặc là kẻ vô danh tiểu tốt hay chính bản thân ta có phải
là một danh nhân hoặc kẻ vô danh tiểu tốt hay chăng. Chơn sư dạy sự tăng
trưởng tính linh ắt khiến cho ta “không màng việc ta đang yếu hay mạnh, thất
học hay có học”. Theo tầm nh́n của tinh thần th́ không có lớn hoặc nhỏ. Mọi
thứ đều thân thương, mọi chuyện đều quan trọng.
Như vậy, bây giờ ta mới có thể hiểu được đâu là tiếng nói mà người ta có thể
nghe thấy trong thế giới của Chơn sư. “Trước khi có thể thốt nên lời trước
mặt Chơn sư, th́ người ta phải mất khả năng làm thương tổn người khác. Trước
khi linh hồn có thể đứng trước mặt Chơn sư th́ nó phải ngập chân trong máu
của con tim”. (Ánh Sáng Trên Đường
Đạo, trang 11). Đó là t́nh thương nhân loại chân chính, thật ra là
thương tất cả chúng sinh. Tôi không nghĩ nó phải là một cảm giác đầy xúc
động, nó c̣n hơn là một mong muốn thật thà cho vạn vật đều được hạnh phúc và
đầy phúc lợi. “Chính cha ông chúng ta v́ muốn cho cả thế giới được hạnh phúc
cho nên mới được giải thoát”.
Chơn sư có dạy bước đầu tiên hết là “một đời sống trong sạch, một tâm hồn
thanh khiết”. Thế nào là thanh khiết? Tôi không nghĩ nó dính dáng ǵ tới đạo
đức thế gian. Ư nghĩa chân thực của nó là sự toàn tâm toàn ư, tư tưởng và
mục đích đơn thuần không có chỗ đứng cho bản ngă hoặc tuyệt nhiên v́ ích lợi
của bản ngă ấy cả về mặt vật chất lẫn tinh thần.
Bất cứ động cơ thúc đẩy ích kỷ
nào v́ những chuyện cao siêu hay nhỏ mọn đều làm hoen ố cái lư tưởng ấy.
Chơn sư K.H. có viết thư cho ông Sinnett: “Sự cân nhắc chính yếu và đầu tiên
khiến chúng tôi chấp nhận hoặc bác bỏ thỉnh nguyện của con là ở nơi động cơ
thúc đẩy nội tâm khiến cho con mưu cầu giáo huấn của chúng ta và theo một ư
nghĩa nào đó sự dẫn dắt của chúng ta . . . Thế th́ theo ư chúng ta, những
động cơ thúc đẩy mà xét theo quan điểm thế tục là chân thành và đáng chú ư
nghiêm túc th́ có vẻ là ích kỷ .
. . Chúng ích kỷ v́ con phải biết rằng mục tiêu chính của Hội Thông Thiên
Học không phải là thỏa măn những hoài băo cá nhân mà là để phục vụ đồng loại
. . . Có lẽ con ắt trân trọng ngụ ư của chúng ta hơn khi ta cho con biết
rằng theo quan điểm của ta th́ những hoài băo cao siêu nhất v́ phúc lợi của
nhân loại ắt bị hoen ố bởi ḷng ích kỷ nếu trong tâm trí của nhà nhân ái có
lởn vởn cái bóng dáng tự tư tự lợi hoặc khuynh hướng làm điều sai trái ngay
cả khi bản thân ḿnh cũng không có ư thức về điều ấy”. (Thư
của Chơn sư gửi A. P. Sinnett, trang 7-8).
Những điều thật sự chỉ mang tính cá nhân nơi ta đó là động cơ thúc đẩy, sự
giác ngộ và chủ đích của ta, và những điều này phải hoàn toàn hướng về phúc
lợi của cái sự sống tinh thần nhất như
vốn là sự sống chân thật duy nhất của ta. Chẳng ai có thể sống hoặc chết
chỉ mỗi một ḿnh thôi. Người ta bao giờ cũng bị ràng buộc với mọi mảnh
thiêng liêng khác vốn đang phấn đấu kề vai sát cánh với ḿnh và tạo thành
giống dân mà ḿnh thuộc về. H.P.B. có nói: “Theo một định luật huyền bí th́
không ai vươn cao hơn những khiếm khuyết cá nhân của ḿnh mà không nâng lên
– cho dù điều này nhỏ bé xiết bao – toàn bộ đoàn thể mà y là một bộ phận bất
khả phân ly. Cũng giống như vậy, không ai có thể gây tội lỗi hoặc chịu đựng
những hậu quả của tội lỗi riêng một ḿnh thôi. Thật vậy không có chuyện ǵ
là riêng rẻ; và phương cách gần nhất đối với cái trạng thái ích kỷ mà định
luật cuộc sống cho phép đó là thông qua ư định hoặc động cơ thúc đẩy. Chơn
sư K.H. có viết: “Chúng ta t́m cách khiến cho người ta hi sinh phàm ngă của
ḿnh – một tia chớp lóe phù du – v́ phúc lợi của trọn cả loài người, bởi thế
cho nên cũng v́ Chơn ngă Bất tử
của ḿnh”. (Thư của Chơn sư gửi A. P.
Sinnett, trang 231).
Như vậy, ta hăy phát triển động cơ thúc đẩy đúng đắn, thậm chí ta chẳng cần
biết liệu ta có thánh thiện hoặc minh triết hay chăng
. “Kẻ nào nghĩ ḿnh thánh thiện hơn người khác, kẻ nào ngă mạn v́ thấy
chính ḿnh không có thói xấu hoặc thói rồ dại th́ kẻ ấy không thể làm đệ tử
được. Con người phải sống như trẻ thơ trước khi y có thể nhập vào Thiên
giới”. (H.P.B.) Ta nên nhớ rằng tham vọng tâm linh và ham muốn ích kỷ c̣n
nguy hiểm hơn gấp bội so với những đối thể trần tục của ḿnh. Chơn sư K.H.
có viết: “Cho dù người ta có thích hợp về mặt thông linh và sinh lư để hưởng
ứng một sự tuyển trạch như thế
đến đâu đi chăng nữa, nếu không có ḷng vị tha tâm linh cũng như nơi thể
chất th́ về lâu về dài một đệ tử cho dù đă được tuyển lựa hay chưa, đều ắt
phải tiêu vong”.
Chơn sư cũng nói một điều ǵ tương tự như vậy qua những lời lẽ rất đơn giản
trong quyển Dưới Chơn Thầy: “Nhưng
có một số người từ bỏ việc theo đuổi những mục đích trần tục chỉ để được lên
tới cơi Trời hoặc để cho cá nhân ḿnh thoát khỏi ṿng luân hồi; con không
được mắc phải sai lầm như thế”. Vậy là H.P.B. cũng lại nói: “Huyền bí gia
chân chính không mưu t́m kiến thức hoặc sự tăng trưởng hoặc hạnh phúc hoặc
quyền lực cho bản thân. . .”
Ánh Sáng Trên Đường Đạo
cho ta biết cần phải “ham muốn kịch liệt” rồi bảo rằng điều mà ta nên muốn
là tích lũy tài nguyên cho cái tinh thần sự sống nhất như vốn là Chơn ngă
duy nhất của ta. Động cơ thúc đẩy chân chính của ta là ǵ? Phải chăng việc
nghĩ tới vẻ đẹp, sự kỳ diệu và sự chắc mẫm an toàn khi sống với Chơn sư đă
thu hút chúng ta? Phải chăng là việc một ngày kia ta sẽ có được những quyền
năng mà người khác không có được? Ánh
Sáng Trên Đường Đạo (trang 18) có nói: “Con hăy dừng lại và suy nghĩ một
lúc. Phải chăng con đang mong cầu thánh đạo hay trong tầm nh́n của con có
một viễn cảnh mơ hồ về những đỉnh cao vút mà chính con phải bắt thang leo
lên và một tương lai huy hoàng mà con đang hoạch định? Con hăy liệu hồn
. . . Con phải mưu cầu thánh đạo v́ chính thánh đạo chứ không dính
dáng ǵ tới việc con sẽ bước chân trên đó”.
Chẳng những ta phải có ḷng vị tha mà phải có biết bao nhiêu ḷng dũng cảm,
sự ngay thẳng, hoàn toàn thành thật và đầy tin tưởng. Đây là một con đường
dành cho những con người đúng theo nghĩa của Chơn nhơn, chứ không phải dành
cho những kẻ c̣n non nớt về tâm linh. Chơn sư tiếp tục nói với ông Sinnett:
“Vậy là giả sử con phải tới đây giống như hai người đồng hương với con đă
tới - như bà B và ông O; giả sử
con phải từ bỏ tất cả v́ sự thật; phải vất vả mệt mỏi trong nhiều năm tháng
trên con đường gian khó; không nao núng trước những chướng ngại, vững vàng
trước mọi cám dỗ; giả sử con phải trung kiên ôm ấp trong tâm ḿnh những điều
bí mật được phó thác cho con coi như một điều phải trắc nghiệm; con cũng
phải dùng hết nghị lực của ḿnh để làm việc và truyền bá chân lư một cách vị
tha để khuyến khích người ta suy tư và sinh hoạt đúng đắn”. (Thư
của Chơn sư gửi A. P. Sinnett, trang
9). Chơn sư có viết: “Ta có
thể tiến tới gần con hơn nữa, nhưng con phải thu hút ta bằng một tâm hồn đă
được tẩy trược và một ư chí đang phát triển dần dần”. (Thư
của Chơn sư gửi A. P. Sinnett, trang 266).
Có một ngạn ngữ xưa cũ bảo rằng khi đệ tử đă sẵn sàng th́ Chơn sư ắt xuất
hiện. Khi ánh sáng của y chói sáng, khi tiếng nói của y vang lên th́ “theo
định luật của chúng ta th́ cần phải tiếp cận một người như thế cho dù chỉ có
một ánh sáng leo lét nhất của Như lai Phật tính bên trong y”. (Thư
của Chơn sư gửi A. P. Sinnett, trang 268).
CHƯƠNG II
HĂY THÀNH THẬT VÀ VỊ THA
Có một bức thư trong Tuyển Tập của ông Jinarajadasa tức quyển
Thư của các Chơn sư Minh triết,
quyển I mà như tôi có nói, nó có thể được mô tả là “Hiến chương về Giai đoạn
làm Đệ tử”. Đó là bức thư số 7 trong quyển sách này. Tôi nghe nói kể từ khi
nhận được bức thư ấy, ông C.W.L. chưa bao giờ rời xa nó, ông để nó trong một
quyển sách bỏ túi, nhét vào cái túi ở trước ngực, c̣n ban đêm ông bỏ vào một
cái bao nhỏ bằng lụa mà ông cột ở đầu giường.
Ở đạo viện Manor, tại Sydney nước Úc, chúng tôi thường có một khách viếng
thăm vào dịp lễ Giáng sinh; đây là một ông già quí tộc từ vùng đảo lân cận
đến thăm; khi c̣n trẻ ông là một thiếu nhi trong ca đoàn cùng với người anh
em ở nhà thờ New Forest, nơi ông C.W.L. là cha xứ. Ông kể cho chúng tôi nghe
chuyện bức thư đến tay C.W.L. và có tác dụng ra sao. Có một lúc ông C.W.L.
quan tâm tới thần linh học. Thật vậy, khi tôi biết ông th́ tôi nghĩ rằng ông
có thiện cảm hơn nhiều đối với thần linh học khi so sánh với bà Besant. Ông
bảo chúng tôi rằng ông thường có nhiều người đồng tử nổi tiếng đến thăm giáo
xứ và ông thuật lại nhiều chuyện về họ.
Thế rồi một ngày kia ông vớ được những quyển sách của ông Sinnett trong đó
có sao chép lại những bức thư mà Chơn sư gửi cho ông Sinnett. Điều này khiến
cho C.W.L. chú ư. Ông hỏi người đồng tử William Eglinton là “liệu vong linh
tiếp dẫn đồng tử” tên là “Ernest” có biết về sự tồn tại của các Chơn sư
không và liệu vong linh có thể chuyển giao một bức thư cho một Chơn sư chăng
nếu bức thư được giao phó cho người đồng tử? Người đồng tử quả quyết rằng
“vong linh tiếp dẫn Ernest” có thể làm được điều ấy. Thế là ông viết bức thư
cho Chơn sư rồi giao bức thư ấy cho Eglinton.
Vài tháng sau ông được bức thư phúc đáp qua đường bưu điện. Chơn sư bảo ông
rằng bức thư chưa bao giờ đến tay ngài và “chắc cũng không có khả năng ấy
xét v́ bản chất của người sứ giả, nhưng ngài vẫn biết rất rơ những ǵ được
viết ra trong ấy. Chơn sư bảo ông rằng
không cần đi sang Ấn Độ, người đệ
tử có thể trải qua giai đoạn dự bị ở bất cứ nơi đâu. Ngài cũng có bảo ông
rằng nhận một người làm đệ tử “không tùy thuộc vào ư chí cá nhân của ta”. Ở
đâu đó tôi đă nói rằng Chơn sư bị thiên luật khống chế ở cơi này cũng như ở
nhiều cơi khác. Chơn sư nói tiếp: “Việc nhận làm đệ tử chỉ có thể là kết quả
công trạng cá nhân của người ta và tinh thần theo chiều hướng ấy”.
Thế rồi ngài tiếp tục nói bóng gió thêm nữa với ông C.W.L.: “Con vẫn có thể
chọn việc bắt buộc bất kỳ Chơn sư
nào phải nhận con”. Hiển nhiên việc nhấn mạnh tới từ ngữ “bắt buộc” bằng
cách gạch dưới đă kích thích ư chí của ông Leadbeater một cách tinh vi.
Nhưng Chơn sư tiếp tục giải thích là ông phải làm điều ấy ra sao. “Con hăy
làm những điều tốt đẹp nhân danh ngài và v́ t́nh thương nhân loại; con hăy
thanh khiết và quyết tâm trên con đường công chính (theo như luật của ta đặt
ra); con hăy ngay thẳng và vị tha; con hăy quên ḿnh và chỉ nhớ tới ích lợi
của những người khác th́ con ắt bắt
buộc Chơn sư phải chấp nhận ḿnh.
Ở đây có một hai điều cần chú ư. Từ lâu rồi tôi đă thấy rằng Quần Tiên Hội
không xem xét đức tính và thói xấu giống như kiểu chúng ta nhận định. Các
ngài không chỉ bị ràng buộc bởi đạo đức nhân tạo do con người qui định mà
các ngài c̣n bị ràng buộc bởi trực giác từ bi về Tinh thần đă tỉnh thức. Và
những từ ngữ mà tôi dùng làm tiêu đề cho chương này “Hăy thành thật và vị
tha” nêu ra hai đức tính sờ sờ ngay trước mắt Chơn sư v́ chúng ngụ ư sự suy
yếu của một kẻ thù duy nhất của tính linh đó là ngă chấp,
Ahamkara.
Không dễ ǵ thật sự ngay thẳng, nhất là đối với bản thân. Thế Vía và Thể Trí
– các hiện thể tư tưởng và dục vọng của tâm thức vẫn thường nằm trong tầm
tay của mỗi người và lừa gạt người ta. Cái trí bao giờ cũng đưa ra đủ lư lẽ
nghe có vẻ đúng và hay ho tại sao ta nên làm điều mà bản chất dục vọng thôi
thúc ta làm. Tôi cũng thường rất thú vị khi quan sát quá tŕnh tư tưởng của
chính ḿnh về chuyện ấy. V́ thế H.P.B. có bảo rằng chúng ta “thường xuyên tự
lừa gạt ḿnh”.
Muốn hoàn toàn ngay thẳng th́ ta phải hoàn toàn chân thực và không thể thành
tựu được điều ấy nếu ta bị ràng buộc quá nhiều về mặt xúc động trong khi
nghiên cứu và cân nhắc xem liệu
ta tốt hay xấu, khôn ngoan hay khờ dại v.v. . . Một trong những tác dụng của
tính linh đang tăng trưởng là bớt đi sự ăn năn và lo âu. Cả hai đều ngụ ư
thiếu nghị lực trong lúc hiện tiền và ở công việc ngay trong tầm tay. Ăn năn
nghĩa là quyền năng của linh hồn hướng về một diễn biến nào đó trong quá
khứ, c̣n lo âu nghĩa là quyền năng ấy lại hướng về một tác dụng tưởng tượng
nào đó trong tương lai. Ông C.W.L. rất hóm hỉnh về điều ấy. Ông trích dẫn
câu ngạn ngữ nổi tiếng đừng băng qua cầu trước khi bạn đi tới cây cầu và câu
tục ngữ cổ xưa là “10 năm nữa th́ nó cũng thế thôi”. Ông bảo: “Được thôi,
nếu đến lúc đó mà nó cũng như vậy th́ ngay bây giờ nó cũng thế thôi”.
H.P.B. cho ta biết rằng gốc rễ của sự ăn năn là chấp ngă, c̣n gốc rễ của sự
lo âu là e sợ về một điều nào đó ḿnh chưa biết trong óc tưởng tượng. E sợ
nghĩa là phàm ngă dội lại trước điều mà nó không muốn có hoặc nghi ngờ liệu
nó có nhận được điều mà nó muốn hay chăng. V́ thế mà nhà hiền triết
Patanjali mới bảo rằng phải vượt qua cả yêu và ghét vốn là một “cặp đối đăi”
khác. “Thánh đạo” là trung đạo giữa các cặp đối đăi. Chính v́ thế mà nó được
mô tả là “mỏng như lưỡi dao cạo”, là “con đường thẳng và hẹp” bởi v́ trên đó
đệ tử phải học cái sự điềm nhiên thiêng liêng giúp cho y siêu việt được sự
tàn khốc của các cặp đối đăi.
Đức Sri
Nhưng thành thật với bản thân đ̣i hỏi phải có khá nhiều ḷng can đảm, khiêm
tốn và vị tha. Có lẽ ta có thể gọi nó là hoàn toàn chân thành. Patanjali bảo
rằng vị đạo sĩ Yoga nào đă trở nên hoàn toàn chân thực th́ “lời lẽ và hành
vi của y tràn đầy quyền lực”.
Thiên hạ thường bảo rằng “tôi không đủ tốt bụng” hoặc “tôi không đủ khôn
khéo” để mưu t́m con đường này. “Tôi sẽ đợi cho đến khi tôi khôn khéo hoặc
thánh thiện hơn”. Hoặc họ ắt bảo rằng ḿnh phải chờ đợi cho đến khi hoàn
cảnh thuận lợi hơn. Thế mà sự thật th́ tuyệt nhiên không thành vấn đề việc
ta có khôn khéo hoặc thánh thiện đến đâu nếu ta có thiên tư nghĩa là “nghe
được một tiếng nói” trong nội tâm tức là có ơn gọi. “Hăy xem này! Tôi đứng
trước cửa và gơ cửa, chẳng biết có ai nghe được giọng nói của tôi chăng”.
Điều này không ngụ ư rằng có bất kỳ dạng thần nhăn hoặc thần nhĩ nào, mà đó
là sự thôi thúc, sự vươn lên của tinh thần con người háo hức trở về phụng
sự. Cái tiếng nói ấy không liên quan ǵ tới việc liệu ta có khôn khéo hoặc
“tiên tiến” hay chăng. Nếu có th́ ta cũng “phải tiếp tục từ ngay chỗ này”.
Không có một con đường nào khác. Và chúng ta phải lên đường “ở ngay chỗ đứng
của ḿnh không một lư lẽ biện bạch” xem ta là ai và ta đang ở đâu. Không có
một khởi điểm nào khác.
Điều này được tiêu biểu trong dụ ngôn về Đứa Con Hoang Đàng, một ẩn dụ tiêu
biểu cho cuộc hành tŕnh của linh hồn từ vô tư sang toàn tri, là con đường
tiến hóa vĩ đại Nhất bổn tán Vạn thù và Vạn thù qui Nhất bổn. Thoạt tiên đứa
con quên mất quyền trưởng thượng của ḿnh nơi “xứ lạ quê người” tức cơi hồng
trần, bị “chôn vùi trong xác thịt v́ tội lỗi của ḿnh” (theo cách diễn tả
của Plato). Nhưng có một điều ǵ đó trong hồn người không bao giờ bị tắt
ngúm, cái mà tôi gọi là “bản năng trở về nhà” của tinh thần con người, cái
ḷng ham muốn sâu thẳm trong tiềm thức mong t́m ra trở lại và hiệp nhất với
Chân Thiện Mỹ. Rốt cuộc th́ nó bắt đầu trồi lên ư thức, lúc bấy giờ đứa con
tự nhủ rằng: “Tôi sẽ vươn lên để đi về nhà Cha tôi”. Và trong khi nó c̣n
ngàn trùng xa cách th́ cha nó đă nh́n thấy nó và vội vă đi tới gặp nó.
Thượng Đế bao giờ cũng hạ cố đến con người nếu con người có hoài băo thăng
lên với Thượng Đế. Thánh James có nói: “Con hăy tiến gần đến Thượng Đế th́
ngài cũng tiến gần tới con”. Và điều này cũng đúng với Chơn sư. Miễn là con
người trung kiên với lư tưởng mà y chỉ lờ mờ thấy được th́ Chơn sư cũng biết
được và từ từ sẽ thu hút y về ngài theo như định luật cho phép.
Thật là sai trái khi chờ cho đến khi “hoàn cảnh thuận lợi hơn”. Hoàn cảnh
của ta tuyệt nhiên không quan trọng v́ không một hoàn cảnh thuộc bất cứ bản
chất nào lại là một chướng ngại thật sự. H.P.B. đă viết ra những lời rất
thích đáng ở đây. Khi bị chất vấn liệu một người không có phương tiện sinh
tồn độc lập có thể có hoài băo làm đệ tử được chăng. Bà trả lời: “Làm đệ tử
chẳng dính dáng ǵ tới phương tiện mưu sinh hoặc bất cứ thứ ǵ thuộc loại
ấy, bởi v́ người ta có thể tách rời tâm trí ḿnh hoàn toàn ra khỏi thể xác
và môi trường xung quanh. Làm đệ tử là một
trạng thái của tâm trí chứ không
phải là một sinh hoạt theo những qui tắc chặt chẽ trên cơi trần. Điều này
đặc biệt áp dụng cho giai đoạn đầu là đệ tử dự bị”.
Có một dạo bà c̣n viết: “Liệu giáo lư bí truyền có dính dáng ǵ tới con
người ngoại giới? Một người lính có thể phải đeo bám cái gác canh của ḿnh
giống như một con hà đeo bám vào cái tàu, thế nhưng Chơn ngă của người lính
vẫn tự do đi tới bất cứ nơi đâu mà nó muốn và suy nghĩ điều mà nó thích
nhất. Một người có phương tiện độc lập, không bị ràng buộc bởi bất cứ nhiệm
vụ nào ắt có thể đi ta bà rao giảng Thông Thiên Học giống như nhà truyền
giáo. Một người bị bổn phận ràng buộc vào một chỗ không có quyền bỏ bổn phận
này để làm tṛn bổn phận khác cho dù bổn phận khác có cao cả đến đâu đi
chăng nữa; bởi v́ bổn phận đầu tiên mà huyền bí học giảng dạy đó là hăy thực
thi bổn phận của ḿnh không nao núng cho dù đó là bất cứ bổn phận nào”. Mọi
hoàn cảnh đều có thể được xoay chuyển phục vụ cho mục đích của tinh thần.
Trên Thánh đạo không có một chướng ngại nào khác hơn là cái phàm ngă nhỏ
nhen của chính con người.
Và lắng nghe tiếng nói của tinh thần không phải là lắng nghe tiếng nói của
cái phàm ngă ấy với mọi nhu cầu nhỏ nhen và ḷng háo danh hăo huyền của nó.
Ta có thể nghe thấy một lời hưởng ứng chân thật và ngay thẳng với tiếng nói
của tinh thần ấy trong thế giới của Chơn sư. Chơn sư có thể nghe thấy tiếng
nói của tinh thần đang thức tỉnh nơi con người chứ không phải tiếng nói của
cái trí khôn khéo hoặc bản chất ham muốn của phàm ngă.
Chơn sư có dạy: “Con hăy quên đi Bản ngă của ḿnh mà chỉ nhớ tới ích lợi của
những người khác”. Đây chính là cái động cơ thúc đẩy đúng đắn mà chúng ta đă
bàn tới ở chương trước. Ta hăy thẳng thắn về điều này. Liệu ta có muốn uy
quyền xét về mặt hữu thức hoặc vô thức chăng? Liệu ta có mưu t́m thông tin
hấp dẫn mà ta không thể kiếm được ở đâu khác chăng? Liệu ta có t́m một ư
thức an toàn v́ muốn được chắc ăn trong tầm tay của Chơn sư suốt mọi kiếp vị
lai hay chăng? Liệu ta có muốn thuộc về một nhóm đặc quyền khiến cho ta có
thể cao siêu hơn kẻ phàm phu hay chăng? Liệu ta có muốn đạt được và hiển lộ
thần thông, được các lănh tụ ủng hộ và được người khác trân trọng hay chăng?
Ta hăy thẳng thắn xem có thật như vậy chăng?
Nhưng cũng đừng để cho ta sa vào “mặc cảm tội lỗi’, nó chỉ là ngă chấp đảo
ngược lại. Thánh Thérèse ở Lisieux có nói với những người sơ cơ: “Nếu con
sẵn ḷng an tâm chịu đựng sự thử thách là bất măn với chính ḿnh th́ con sẽ
hiến dâng cho Thầy Thiêng liêng của ḿnh một chỗ đứng trong tâm hồn ḿnh”.
Bản ngă xúc động và trí năng của ta không phải là ta thật mà chỉ là những
công cụ của ta và ta nên coi chúng là những dụng cụ cần phải mài dũa cho sắc
bén và cải tiến nếu cần. V́ vậy ta đừng khen hoặc chê bản thân hoặc để cho
bất kỳ ai khác khen chê ta về vần đề ấy. Ta hăy cố gắng
t́m hiểu. Ta phải hiểu cho ra cấu
tạo của chính ḿnh, nó cũng giống như cấu tạo của bất cứ ai khác v́ vậy có
thể gọi là “bản chất con người”. Thượng Đế không yêu cầu ta phải xét đoán.
Đấng Ki Tô có dạy: “Đừng xét đoán”. Nhưng ngài dạy rằng nếu ngài có xét đoán
th́ đó không phải v́ ngài đến để
làm theo ư riêng của ḿnh mà v́ đó là Ư chí của Đấng đă biệt phái ngài đến.
Đây là tầm nh́n chân thật của một con người đă hoàn toàn hiệp nhất với
thiêng liêng bất tử, chỉ Tự ngă ấy mới có thể xét đoán chân thực bởi v́ nó
hoàn toàn vô ngă và hoàn toàn vô ngă có nghĩa là hoàn toàn bác ái. “Chúa có
dạy ta sẽ báo phục, ta sẽ báo đáp”, điều này có nghĩa là định luật của
Thượng Đế báo đáp đầy đủ, tức luật Nghiệp quả, tức Ư chí của Thượng Đế đang
tác động. Định luật Vĩ đại ấy đang uốn nắn sinh linh hướng về những diễn
biến thiêng liêng xa xăm mà “toàn thể cơ sáng tạo đang vận động” hướng về
đó.
Cuộc sống là vấn đề tăng trưởng từ từ. Linh hồn con người đang tăng trưởng
như một đóa hoa lớn lên. Liệu người làm vườn có làm cho nó lớn lên được
chăng? Y chỉ có thể giúp cho nó được chút ít. Chẳng ai có thể giúp ta bằng
Chơn ngă dễ thương và cao siêu của chính ta kể cả Chơn sư nữa. “Chẳng một
điều ǵ đang được thể hiện, chẳng một điều ǵ có ư thức về sự chia cắt,
chẳng một điều ǵ không vĩnh hằng mà có thể trợ giúp được con”. (Ánh
Sáng Trên Đường Đạo). Ta hăy suy nghĩ, h́nh dung (luôn luôn nhớ rằng mọi
h́nh tư tưởng không phải là một
vật tự thân mà là một kênh dẫn để cho Thực tại vô h́nh tướng chiếu sáng qua
đó). Ta hăy thực hành mọi điều thu hút ta tới
gần Đấng Vĩnh Hằng hơn cũng như tới gần đồng loại của ta hơn, mọi lư
tưởng dễ thương, đẹp đẽ và vui tươi vốn làm xao xuyến tâm hồn chứ không chỉ
thỏa măn được cái đầu. Đó là v́ tâm hồn vốn gần gũi với Chơn sư hơn cái đầu.
Tâm thức tinh thần ngự nơi luân xa hoàng kim gần tim trong khi tâm thức trí
năng ở trên đầu. “Ta phải tăng trưởng như đóa hoa lớn lên một cách vô ư
thức, nhưng tha thiết muốn mở tâm hồn ra trong bầu không khí thoáng đăng.
Như vậy con phải dấn bước để mở tâm hồn ra trước đấng vĩnh hằng. Nhưng chính
đấng vĩnh hằng phải thu hút sức mạnh và vẻ đẹp của con chứ không phải là ham
muốn tăng trưởng. Đó là v́ trong trường hợp này th́ con phát triển trong sự
huy hoàng của thanh khiết c̣n trong trường hợp kia th́ ḷng con cứng rắn lại
do cái đam mê dữ dội mang tầm vóc phàm ngă”. (Ánh
Sáng Trên Đường Đạo, 16). Biết bao nhiêu người tốt đă làm như thế.
Chẳng dễ ǵ mà quên được ḿnh. Chính cái sự kiện ta bắt tay vào việc đă ngụ
ư là nghĩ tới bản thân rồi. Có lẽ cách tốt nhất là ta phải trau dồi sự quan
tâm tới mọi sinh linh và mọi môi trường sống. Lúc bấy giờ th́ tư tưởng về
“bản ngă” mới trơn tuột đi. Sự quan tâm và thiện chí sẽ làm cho nó biến mất.
Hăy cảnh giác về những điều yêu và ghét cá nhân. Nói chung th́ chúng hoàn
toàn phi lư. Kẻ nào trên thế gian thường giúp người mà ḿnh thích th́ thường
đối xử bất công với những người mà ḿnh không thích. Nhưng nếu có thể được
th́ kẻ rắp ranh làm đệ tử phải giúp tất cả mọi người và tất cả chúng sinh
không hề phân biệt chút nào.
Chẳng bao giờ nên nảy sinh ra cái óc hạ cố. Chúng ta không trợ giúp bởi v́
ta cảm thấy ḿnh có đức hạnh hoặc muốn trở nên có đức hạnh. Nói cho đúng hơn
ta hạnh phúc khi có một mẩu nhỏ công việc của Chơn sư đến với ta để được
thực hiện, “nhân danh ngài và v́ t́nh thương nhân loại”. Thật vậy, như
Krishnaji nói với chúng ta, chúng ta không
thật sự có một đức tính chừng nào
ta chưa hoàn toàn không có ư thức là ḿnh có đức tính ấy! Tính tự măn, hợm
hĩnh, khinh khỉnh, đều hoàn toàn xa lạ với sinh hoạt tâm linh chân chính vốn
trong sáng, chân thực và thanh thản. Có một sự đạo đức giả hữu ư và một sự
đạo đức giả vô ư thức. V́ nôn nóng muốn bản thân ḿnh có đức hạnh, có lẽ đôi
khi chiều theo một chút cảm tưởng phức cảm tự tôn, chúng ta nói những điều
mà ta không thật sự ngụ ư cho nên ta trở nên những “kẻ đạo đức giả” về tâm
linh. Chơn sư không trân trọng một t́nh cảm không hoàn toàn ngay thẳng, ngài
cũng không chê trách hoặc né tránh những kẻ rơ ràng là hoàn toàn không có
một vài đức tính.
Tính tốt và minh triết là những chuyện cao cả, nhưng nếu chúng tạo ra sự ngă
mạn và ư thức chia rẽ đối với phần nhân loại c̣n lại th́ chúng chỉ là con
rắn bản ngă tái xuất hiện dưới một dạng tinh vi hơn. Nếu trích dẫn Krishnaji
một lần nữa th́ vào lúc mà ta cảm thấy ḿnh tự tôn th́ lúc ấy tính linh của
ta không c̣n tồn tại nữa.
CHƯƠNG III
L̉NG CAN
ĐẢM VÀ QUYẾT TÂM
Đây là con đường của tự ngă đă trưởng thành chứ không phải con đường của
linh hồn c̣n ấu trĩ. Một số người nghĩ rằng Chơn sư cầm tay người tầm đạo
huấn luyện cho có nhiều tri thức, dạy y cách phát triển thần thông cũng như
bảo vệ y khỏi bị tai nạn và rắc rối, ngăn ngừa y không phạm lỗi lầm. Nhưng
sự thật th́ ngược hẳn lại. Điều mà Chơn sư gọi là “quyền năng
thần thánh hóa nơi con người cũng
như những khả năng ẩn tàng trong thiên nhiên. (Thư
của Chơn sư gửi A. P. Sinnett, trang 2) không bao giờ được ban cấp hoặc
truyền thụ từ bên ngoài. Chúng luôn luôn là kết quả nỗ lực tăng trưởng của
con người. Và chúng phải được bản thân y thủ đắc. “Qui tắc sắt đá là người
ta muốn có được quyền năng nào th́
bản thân y phải thủ đắc nó”. (Thư
của Chơn sư gửi A. P. Sinnett, trang 65). Chơn sư cũng tuyệt nhiên không
thể can thiệp chút nào vào biệt nghiệp của đệ tử; “các bậc hiền triết không
dám đụng tới Nghiệp quả”. (Tiếng Nói
Vô Thinh, câu kinh 184).
Muốn hiểu chính xác Luật Nhân Quả tức Luật Tác Động và Phản Tác Động, lực và
phản lực, th́ ta phải thật sự hiểu nó là ǵ. Nó không bao giờ có thể bị hủy
bỏ, biến đổi hoặc né tránh. Toàn thể vũ trụ là sự biểu lộ ra bên ngoài của
định luật phổ biến toàn thế giới. Mọi nguyên nhân – nghĩa là việc tiêu tốn
năng lượng trên bất kỳ cơi nào trong bản thể ta: cơi trần, cơi trung giới,
cơi trí tuệ, cơi tâm linh – mang lại hậu quả tất yếu và chính xác của nó vào
một lúc nào đó và ở một nơi chốn nào đó. Như tôi có nói trước kia, trong
Vén Màn Bí Mật Nữ Thần Isis,
H.P.B. có cho ta biết rằng các “Định luật của Thiên nhiên là dấu ấn của Trí
tuệ Thượng Đế ghi khắc lên vật chất. Đây là “những huấn điều chân thực của
Thượng Đế”. Nếu tuân theo chúng ta sẽ gặt hái được hạnh phúc và quyền năng.
Nếu không tuân theo chúng – cho dù ta chẳng biết chúng – ta sẽ chuốc lấy sự
phiền năo, bệnh tật và tử vong.
Ta thường có thói quen nói tới “Nghiệp xấu” khi một hậu quả khó chịu hoặc
đau khổ xảy ra. Đôi khi ta thắc mắc chẳng biết ḿnh đă làm ǵ mà phải chịu
nghiệp xấu ấy? Nhưng thật ra đối với vấn đề này chẳng hề có Nghiệp xấu hoặc
Nghiệp tốt mà chỉ có những định luật bất di bất dịch hướng về những diễn
biến thiêng liêng. Một trong những điều đầu tiên mà người tầm đạo học biết
là phải đồng nhất hóa ḿnh với những định luật phổ biến trong vũ trụ cả nơi
số phận của chính ḿnh lẫn nơi số phận của những người khác, như vậy để cho
ư chí của chính ḿnh tuân phục Ư chí của Đấng đă tạo ra ḿnh. Điều này không
ngụ ư là thuyết định mệnh hoặc cam chịu mù quáng mà là nỗ lực không ngừng
t́m hiểu và hợp tác với các lực tiến hóa trong Thiên nhiên. “Con hăy trợ
giúp Thiên nhiên và tiến lên cùng với nó”. (Tiếng
Nói Vô Thinh, câu 66). Không điều ǵ xảy ra mà nằm ngoài Thiên luật.
Nhưng điều này không ngụ ư là ta cứ phó mặc cho mọi chuyện lộng hành theo
như thái độ mà người Đông phương đôi khi chấp nhận. Chính sự kiện ta đang ở
đây và có thể giúp sức ngụ ư rằng ta có thiên chức trợ giúp. Đó là một phần
trong Nghiệp quả của người khác? Nhưng nó cũng có nghĩa là ta chịu đựng số
phận của chính ḿnh một cách ngay thẳng không phàn nàn.
Lại nữa, khi bước trên con đường Huyền bí học, ngay cả ở ŕa mép ngoài cùng
nhất th́ ta cũng kích động những Quả báo lớn lao. Đó là v́ trọn cả năng
lượng của con người giờ đây được hướng vào một kênh dẫn duy nhất, kết quả
vừa mănh liệt lại vừa ngay tức khắc. Nếu ta dùng một ẩn dụ thô thiển th́
điều này giống như một cánh đồng có nhiều kênh dẫn nho nhỏ. Nếu ta đào một
con kênh rồi dẫn nước vào những kênh nhỏ th́ kết quả là cơn lũ ấy có thể
xoay chuyển một guồng tát nước. Cuộc đời của người đệ tử bị rút ngắn lại qua
những nỗ lực nhằm tăng trưởng thường đầy dẫy những vấn đề, những diễn biến
bất ngờ mà y phải đối phó và làm chủ, xét theo biểu kiến là đơn thương độc
mă. Điều này đ̣i hỏi phải có ḷng can đảm ghê gớm. V́ vậy, mọi người tầm đạo
nên t́m cách vận dụng nơi chính bản thân ḿnh ḷng can đảm được dự trữ ở
những độ sâu thẳm nhất.
Có lẽ ta có thể bắt đầu bằng cách huấn luyện ḿnh nhằm chịu đựng một mức độ
thiếu tiện nghi nào đấy. Tôi không gợi y theo gương của một số vị thánh Ki
Tô giáo, sự khổ hạnh cực đoan của họ đă hủy diệt tính hữu dụng của cơ thể
họ. Nhưng ta phải giữ cho linh hoạt cái khả năng tinh tấn, chịu thương chịu
khó. Ngày nay ta đang trở nên càng ngày càng xa hoa và say đắm tiện nghi.
Nếu người ta muốn đạt tới đỉnh cao th́ y phải học cách xả thân. Tiến sĩ
Cronin có kể chuyện về thời thơ ấu của nhà vật lư nổi tiếng Nikola Tesla.
Ông kể cho Tiến sĩ Cronin biết rằng ông bắt đầu sự nghiệp từ năm 12 tuổi.
Nếu bất cứ ai cho ông bánh kẹo th́ ông bèn đem cho người khác. Nếu có một
nhiệm vụ hoặc một bài tập mà ông không ưa th́ ông làm cho bằng được bất chấp
ông phải chịu đau khổ đến đâu đi chăng nữa. Ông bảo rằng “thế là khi năm
tháng trôi qua th́ sự xung đột ấy bèn chấm dứt. Mong ước và ư chí của tôi
đạt hiệp nhất”. Hầu hết mọi người đều bị ham muốn chi phối. Họ muốn cái ǵ
th́ phải có cho bằng được dẫu
trời có sập đi chăng nữa! Nhưng kẻ nào sống buông thả với bản thân như vậy
th́ chẳng bao giờ đạt được Thiên quốc.
Khi đương đầu với những vấn đề của cuộc sống, ta hăy vận dụng tối đa năng
lực của ḿnh bao gồm sự giác ngộ và ư chí của
chính ḿnh. Phải chăng là chúng
ta không nên đôi khi mưu t́m sự giác ngộ từ những người bạn minh triết hơn
và lăo luyện hơn, nhưng rốt cuộc đó phải là quyết định, ư chí của
chính ta. Sự giác ngộ, quyết
định, tự chủ với một mục đích thông tuệ, vị tha, là thành quả của sự tinh
tấn của chính ta chứ chẳng bao giờ là kết quả của việc mù quáng nghe theo
những lời khuyên của người khác. H.P.B. có nói: “Trước hết là hăy theo sự
thôi thúc tự nhiên rồi mới tới những nỗ lực tự biên tự diễn đă được Nghiệp
quả kiểm soát. Chơn sư chịu sự chi phối của Ư chí Thượng Đế. Nó cũng đă trở
thành ư chí của chính ngài, nhưng sự biến đổi ấy chẳng bao giờ có thể đạt
được nếu tầm nh́n và ư chí của ngài chưa hoàn toàn phát triển. “Mỗi người
hoàn toàn là con đường, là sự thật, là sự sống của chính ḿnh. Nhưng y chỉ
đạt được như vậy khi y đă nắm vững toàn bộ cá tính của ḿnh và nhờ vào ư chí
thiêng liêng đă được tỉnh thức y nhận thấy cá tính này không phải là chính
ḿnh mà chỉ là một điều ḿnh đă mất công tạo ra cho chính ḿnh sử dụng và
nhờ vậy ḿnh có được mục đích để khi sự tăng trưởng dần dần phát triển trí
tuệ th́ ḿnh sẽ đạt được một cuộc sống vượt ngoài tầm cá tính”. (Ánh
Sáng Trên Đường Đạo, 19-20).
Nhưng những kẻ nhút nhát ắt bảo thế lỡ chúng ta lỗi lầm th́ sao? Kẻ nào chưa
bao giờ lầm lỡ th́ kẻ ấy chẳng bao giờ làm nên tích sự ǵ. Con đường này là
con đường cá nhân phải thử thách và sai lầm th́ thỉnh thoảng sai là chuyện
b́nh thường. Ta không thể tránh được việc lầm lỗi, nhưng lầm lỗi thật sự
không thành vấn đề nếu ta đủ can đảm để học được những hậu quả của nó. Chỉ
bằng cách này th́ ta mới có thể khơi dậy và phát triển được năng lực trực
ngộ và quyết định. Chính v́ thế ngay cả đối với các đệ tử thực thụ, Chơn sư
cũng chẳng thể quyết định thay cho họ hoặc chỉ đạo đường lối phát triển cho
họ. Cùng lắm th́ ngài cũng chỉ có thể đưa ra một lời bóng gió nếu đệ tử đủ
giác ngộ để hiểu và có đủ ư chí để hành động theo lời bóng gió ấy.
Mà nếu có lỡ thất bại th́ đâu đă hết. Bà Besant đă từng một lần dạy rằng:
“Mọi sự toan tính chân thành sớm muộn ǵ cũng đạt được phần thưởng của
ḿnh”. Ta phải chịu đựng những sự thử thách này với một ḷng can đảm không
nao núng. “Hỡi ứng viên điểm đạo, hăy kiên nhẫn v́ kẻ nào không sợ thất bại
th́ kẻ ấy không tranh thủ sự thành công”. (Tiếng
Nói Vô Thinh, câu 137). Cũng giống như sự kiên tŕ, kiên nhẫn là một
khía cạnh của ư chí: “Con hăy kiên tŕ như kẻ làm việc nhẫn nhục măi măi đời
đời”. (Tiếng Nói Vô Thinh, câu
138).
Chơn sư Hilarion đă từng có lần viết rằng sự can đảm là một phẩm tính của Tự
ngă Bất tử, nó vốn biết ḿnh không chết và không thể bị tiêu diệt. Can đảm
dĩ nhiên là không thuộc về phàm ngă v́ do bản chất cố hữu, phàm ngă mưu t́m
sự tự vệ và bản năng sinh tồn. Muốn hành động can đảm th́ phải triệu thỉnh
một số sức mạnh của Chơn ngă, tức Con của Thượng Đế nội tâm. Vào một lúc
khủng hoảng lớn lao nào đấy mang tính quyết định, nhiều người khám phá thấy
bản thân có một sức mạnh mà ḿnh chưa hề biết là ḿnh sở hữu. Nó xuất phát
từ việc “Linh hồn con đăm đăm dơi mắt nh́n lên ngôi sao mà tia sáng của nó
chính là con”. (Tiếng Nói Vô Thinh,
câu 137).
Một số bạn đọc có thể thắc mắc tại sao những yêu cầu sơ bộ trên con đường
huyền bí học lại hầu như độc quyền nói tới bản chất đạo đức chứ không nói
tới sự phát triển thần thông. Trong thời kỳ Căn chủng trước, các Chơn sư của
giống dân Atlant yêu cầu ứng viên điểm đạo phải nhạy bén với thông linh.
Nhưng người ta phát hiện thấy rằng nếu không có trước đó sự phát triển vững
chắc bản chất đạo đức th́ việc phát triển thần thông ắt gây nhiều khó khăn
và tai họa ghê gớm. V́ vậy dưới thời Đức Phật và chư La Hàn trong giai đoạn
chánh pháp, các điều kiện được thay đổi và các phẩm tính đạo đức được điển
chế hóa. Chơn sư K.H. có nói bóng gió tới những tai họa khủng khiếp có thể
xảy ra cho bất cứ ai “chụp giựt những quyền năng bị cấm đoán trước khi bản
chất đạo đức của ḿnh đă phát triển tới mức thích hợp để hiển lộng thần
thông ấy”. (Thư của Chơn sư gửi A. P.
Sinnett, trang 340-341). Cũng trong một bức thư gửi cho một người tầm
đạo khác, Chơn sư K.H. đă viết: “Con đừng ao ước được làm đệ tử . . . Kẻ nào
không trong sáng như trẻ thơ th́ tốt hơn đừng ham làm đệ tử”.
Có lẽ ở đây ta nên lập lại một điều ǵ đó mà tôi đă nói ở đâu đấy liên quan
tới huyền bí học và thuật đồng cốt. Mặc dù thỉnh thoảng của có nhiều giao
tiếp hoàn toàn linh hứng và hay ho thông qua một người đồng cốt hoặc cơ bút,
nhưng đó chưa bao giờ là một công
tŕnh của một Chơn sư chính thống. Các thực thể bên kia cửa tử rất khôn khéo
tá danh các đấng cao cả, thậm chí đóng vai các Chơn sư. Trong suốt cuộc đời
dài dằng dặc của ḿnh, tôi đă có quá nhiều kinh nghiệm về những điều khủng
khiếp có thể xảy ra. Biết bao nhiêu người đă t́m đến tôi xin được giải thoát
khỏi một ảnh hưởng nguy hiểm đang khống chế ḿnh. Thỉnh thoảng tôi cũng có
thể giúp được họ nhưng đáng tiếc thường th́ không. Ta phải kiên quyết chống
lại bất cứ ảnh hưởng ngoại lai
nào. Sự đáp ứng tâm linh xuất phát từ trong sâu thẳm linh hồn của chính con
người và Chơn sư có thể giao tiếp với
cái Đó – Tiếng nói Chơn ngă của chính con người – bằng “sự thẩm thấu”
hoặc sự tăng cường của một rung động cao siêu.
Điều tồi tệ nhất khi phát triển thần thông là thường xuyên tăng cường ngă
chấp, cả do tự thân ḿnh lẫn do sự nịnh bợ của những người khác. Điều này tô
điểm, xuyên tạc làm méo mó mọi điều mà y “nh́n thấy”. Nó giống như nh́n đời
qua một khung kính cửa sổ màu. Thế giới bên ngoài cũng bị nhuộm màu như thế.
Mắt của linh hồn vốn có thể nh́n thấy chân thực th́ hoàn toàn vô ngă giống
như nh́n qua một khung kính cửa sổ trắng trong suốt.
Việc tăng cường ngă chấp rất nguy hiểm trên con đường huyền bí học. Rốt cuộc
nó có thể dẫn một con người vào “Tả đạo”, con đường này ắt đưa người ta tới
sự tiêu diệt cuối cùng, thậm chí sau cả triệu năm thủ ác. Sự khác nhau giữa
các Cao đồ Chánh đạo và Tả đạo chủ yếu là ở
động cơ thúc đẩy. Cao đồ Tả đạo
thủ đắc thần thông và kiến thức tới một chừng mực nào đó nhưng tất cả đều
phục vụ cho quyền lợi ích kỷ của ḿnh. Cao đồ Chánh đạo cũng làm như thế và
nhiều hơn nữa để phụng sự cho tiến bộ và hạnh phúc của chúng sinh. Trên Tả
đạo ta không thể đạt được Minh triết và Chân lư tối hậu.
Ánh Sáng Trên Đường Đạo gọi ngă
chấp và động cơ thúc đẩy cá nhân là “cỏ dại mọc tràn lan”. Quyển kinh ấy có
nêu rơ rằng ngă chấp và động cơ thúc đẩy cá nhân có thể ấp ủ trong tâm hồn
người đệ tử sùng tín cũng như kẻ phàm phu. Nhưng nó vô cùng nguy hiểm hơn
khi ở trong đó mặc dù nó là một yếu tố cần thiết cho cơ tiến hóa của kẻ phàm
phu. Nếu không có tham vọng, không có động cơ thúc đẩy cá nhân th́ y không
có sáng kiến và cuộc đời thật là vô nghĩa. Chừng nào tham vọng ấy c̣n chưa
gây tổn hại cho người khác th́ nó c̣n trợ giúp cho sự tăng trưởng của y.
Thuật đồng cốt thường tăng cường điều này và mang tính
thụ động, trong khi quả vị Chơn
sư bao giờ cũng tích cực chủ
động. Chơn sư có viết về một người đồng cốt đầy triển vọng vốn bị vong linh
tiếp dẫn ḿnh hành hạ: “Chúng ắt chẳng bao giờ trở lại nếu y đă thành công
chinh phục được chúng bằng cách khẳng định Ư CHÍ độc lập của chính ḿnh
. . . Thuật đồng cốt thật bất b́nh thường. Khi phát triển thêm nữa
khiến cho điều bất b́nh thường nhường chỗ cho điều tự nhiên th́ những
vong linh tiếp dẫn bị đánh bạt
đi, không cần tới sự vâng lời thụ động nữa, lúc bấy giờ người đồng tử học
cách sử dụng ư chí của ḿnh, vận dụng quyền năng của chính ḿnh để trở thành
một cao đồ. Quá tŕnh này là tiến tŕnh phát triển và kẻ sơ cơ phải đi hết
con đường ấy. Chừng nào y c̣n trải qua sự xuất thần năm th́ mười họa, chừng
đó y không thể là một cao đồ”. (Thư
của Chơn sư gửi A. P. Sinnett, trang 43).
Tôi cũng phải cảnh báo bạn đọc rằng “Khoa học Huyền bí
không phải là khoa học mà ta có
thể trao truyền những bí quyết qua một thông báo đột ngột được viết trên
giấy trắng mực đen hoặc thậm chí truyền khẩu. . . Sự thật là chừng nào kẻ sơ
cơ chưa đạt được điều kiện cần thiết cho mức Giác ngộ mà ḿnh có quyền đạt
được một cách thích hợp nếu không
phải là hầu hết mọi Bí quyết
đều không thể trao truyền được.
Khả năng tiếp thu phải tương đương với ḷng mong ước được giáo huấn. Sự giác
ngộ phải xuất phát từ bên trong.
Cho đến khi giác ngộ nội tâm th́ không một phù phép bùa chú nào,
không một dụng cụ với nghi thức lố lăng nào, không một sự thảo luận hoặc đọc
sách vở huyền bí siêu h́nh nào, không một sự sám hối tự nguyện nào có thể
mang lại sự giác ngộ ấy”. (Thư của
Chơn sư gửi A. P. Sinnett, trang 282-283). Nhiều thông tin thú vị và hữu
ích có thể thu lượm được qua giấy trắng mực đen hoặc ngôn từ truyền khẩu
nhưng sự thật và sự kiện tinh thần th́ không bao giờ có thể đạt được như
vậy. Ta cũng không thể dạy dỗ huyền bí học chân chính để thu lợi lộc tài
chính. Bất cứ đạo sư nào đ̣i tiền mới trợ giúp tinh thần đều là đi ngược lại
thiên luật.
Không rơ chỉ có sự can đảm độc lập lớn lao và ư chí mới là cần thiết chăng?
Thế c̣n một trí tuệ sắc sảo có cần được thêm vào đó chăng? Nhưng tôi sẽ viết
về điều này ở chương kế tiếp. Bây giờ ta hăy xét tới ư chí mà H.P.B. bảo
rằng sẽ biến thành hiện thực những đối tượng mà óc tưởng tượng đă phác họa.
Ư chí có nhiều khía cạnh; can đảm, quyết tâm, kiên tŕ v.v. . . Nhưng trước
hết nó luôn luôn nhắm vào bản thân chứ không áp đặt lên người khác. Điều mà
đôi khi v́ vô minh ta coi là ư chí th́ thật ra chỉ là ḷng ngă mạn có động
cơ thúc đẩy ào ào là ham muốn cá nhân. Quyền năng ư chí của một người được
đo lường bởi điều mà y có thể thực hiện đối với bản thân chứ không phải bởi
điều mà y áp đặt lên người khác, trừ phi y được hiệu triệu để lănh đạo một
chính sách nào đấy dù hay hoặc dở. Đó là năng lực giữ vững một mục đích,
không điên đảo, bất chấp sự chế nhạo, thất bại và đau khổ cho bản thân ḿnh.
Nơi người tầm đạo chân chính mục đích ấy là mục đích cao thượng về tinh thần
mà Patanjali đă mô tả rất hay khi nêu rơ rằng: “Việc sử dụng ư chí đúng đắn
là thường xuyên tinh tấn để an trụ vào bản thể tinh thần, bao giờ cũng hằng
nhớ rằng ḿnh là Đấng Bất Tử chứ không phải là cái phàm ngă phù du mà Chơn
sư gọi là “h́nh bóng”.
Ḷng can đảm và ư chí là hai khía cạnh của cùng một đức tính v́ cần có can
đảm để tinh tấn, giữ vững định hướng, đương đầu với những thử thách và đau
khổ trên con đường mà ư chí đă chọn lựa ḿnh phải theo. Cái con đường đă
được chọn lựa mà ḿnh phải đi theo không điên đảo vốn giống như sợi chỉ vàng
liên tục đưa một người đi xuyên qua nhiều cuộc tử sinh cho đến khi rốt cuộc
nó đưa y tới thành tựu tối hậu vinh quang về Tri thức và Quyền năng để trợ
giúp cho chúng sinh qua sự Minh triết và Bác ái. Theo lời của thi sĩ thần bí
gia William Blake th́: “Tôi sẽ đưa cho bạn đầu mút của một sợi chỉ vàng, bạn
chỉ việc quấn nó lại thành một quả banh. Nó sẽ dẫn bạn tới cổng Thiên đường
và tới bức tường thành
Chơn sư K.H. có dạy ông Sinnett như sau: “Người ta phải có được một tâm hồn
và một linh hồn sắt thép không bao giờ nao núng về quyết tâm, thế nhưng lại
nhu ḿ và nhă nhặn, khiêm tốn, v́ đă phong bế tâm hồn ḿnh với mọi đam mê
của con người vốn sẽ đưa ta tới sự gian tà”. Chơn sư hỏi người bạn đang tầm
đạo của ḿnh: “Con có tất cả những thứ ấy chăng?”. (Thư
của Chơn sư gửi A. P. Sinnett, trang 352).
CHƯƠNG IV
TRÍ TUỆ
Hai bước trên Những Nấc Thang Vàng là “một tâm trí cởi mở, một trí năng tha
thiết”. Không ai cố chấp về bất kỳ quan niệm nào mà lại có thể trở thành một
huyền bí gia. Y phải cởi mở về mọi mặt. Tôi đă đề cập tới cách thức các ư
tưởng định kiến và quyền lợi ích kỷ tạo thành những “lớp vỏ” tức là những
ŕa mép đă bị chết cứng lại trong vùng bức xạ tức “hào quang” của con người.
Bất kỳ thành kiến nào cho dẫu nó tạo ra việc hào quang bị chết cứng lại th́
ít ra xét về mặt đó nó cũng khiến cho người ta hoàn toàn vô cảm. Bà Besant
đă từng một lần đàm đạo với một trong các Chơn sư
về chính đề tài này. Việc suy nghĩ cứng nhắc gây ra điều ấy cho thể
trí của tâm thức, động cơ thúc đẩy và ham muốn ích kỷ hoặc vị kỷ cũng gây ra
điều đó cho thể xúc động. Như tôi có nói trước kia, Chơn sư có thể tăng thêm
ḍng bức xạ trong hào quang của con người, nhưng ngài không thể làm được như
vậy nếu cái ŕa mép đă bị chết cứng lại, v́ làm như thế ắt gây tai hại cho
tâm lư của người đệ tử. V́ thế cho nên nếu có thể được ta khôn ngoan gột bỏ
những thành kiến, những ư kiến khư khư và đầy định kiến. Chúng ta đừng chắc
mẫm rằng ḿnh biết hoặc về vấn đề đó có bất kỳ ai khác biết chắc chắn. Ta
đừng coi thẩm quyền là “luật của người Medes và người Ba tư”. Ta nên giữ cho
ḿnh được linh hoạt. Hăy luôn luôn sẵn sàng thay đổi một ư kiến tạm thời nếu
bị lư trí, kinh nghiệm hoặc sự hiểu biết thêm nữa dường như đ̣i hỏi nó.
Trong vũ trụ này chẳng ai là không thể sai lầm. Đ̣i hỏi việc không thể sai
lầm chính là thú nhận sự yếu đuối của ḿnh. Ta hăy học tập, học măi, học về
cuộc sống và cố gắng t́m hiểu nó. Ta hăy tự ḿnh suy nghĩ và coi chừng cái
sự lười biếng và ưa thoải mái theo khuynh hướng tự nhiên của con người nó
thôi thúc ta mưu t́m cái ghế thoải mái đầy thẩm quyền. Những linh hồn chưa
trưởng thành cần sự nâng đỡ và an ủi của một thẩm quyền đầy uy tín. Nhưng kẻ
rắp ranh làm huyền bí gia không phải là một
người bạc nhược hoặc một linh hồn chưa trưởng thành. Y phải định h́nh
cuộc sống của chính ḿnh, tự ḿnh quyết định, tạo ra những nguyên tắc hành
động của chính ḿnh, đứng vững trên đôi bàn chân của ḿnh cho dù phải trả
giá đau khổ xiết bao cho bản thân.
Ở đây tôi xin chen vào một câu thơ của ngài Richard Burton, tác giả bài thơ
“Ngàn lẻ một đêm ở Ả rập”.
Hăy làm điều mà óc trưởng thành của con yêu cầu con làm,
Chứ không cần ai khác ngoài chính ḿnh kỳ vọng được hoan nghênh;
Kẻ nào sống cao thượng nhất th́ chết cũng thanh cao nhất,
Y đă tạo ra và giữ vững những qui luật do chính ḿnh lập nên.”
Ta hăy đối chiếu ư tưởng nêu trên với những lời lẽ của H.P.B. trong bộ
Giáo Lư Bí Truyền, nó cho biết
rằng một con người toàn bích không phải do người khác đào tạo nên mà ngài
trở nên toàn bích do những “nỗ
lực tự ḿnh phát khởi và tự ḿnh tuân theo, được kiểm soát theo nghiệp quả,
thế rồi thăng lên qua mọi cấp độ trí tuệ từ
manas thấp nhất cho tới
manas cao nhất” (Lời Nói Đầu
trong bộ Giáo Lư Bí Truyền). Hiển
nhiên các lực ly tâm và hướng tâm trong Thiên nhiên đă được linh hồn từ mức
cái trí phàm tục bám lấy những sự kiện lên mức cái trí cao cả siêu h́nh.
Để đạt tới cái sự sống thiêng liêng ấy và hiệp nhất với nó, con người phải
thăng lên qua “mọi mức độ trí tuệ”. Đây là vấn đề tăng trưởng từ từ và tuần
tự. Nhưng những dấu hiệu ám chỉ tính bất tử đă có từ lâu rồi trước khi ta đă
đạt được thành tựu ấy. Ta không thể đạt tới cái Thượng trí vô ngă, viên dung
bằng cách tưởng tượng rằng ḿnh lên tới đó. Ta t́m thấy được Thượng trí qua
hoài băo và sự tăng trưởng đều đều, từ từ;
Antahkarana tức “cầu liên lạc”
được tạo thành do manas tức cái
trí hoài băo hướng thượng, dần dần đă được tẩy trược đối với bất kỳ dấu vết
ngă chấp nào. Điều này dĩ nhiên là tự ngă thiêng liêng đă thôi thúc từ bên
trong khiến cho con người chịu “tiêu diệt” bản ngă nhỏ nhoi để học cách phân
biệt tiếng nói bất tử với những tiếng nói có thể sai lầm thuộc về bản chất
bất toàn của chính ḿnh.
H.P.B. viết như sau: “Sự xả thân chỉ có thể đạt được đối với những người nào
đă học cách tự biết ḿnh; có một sự vang vọng không thể sai lầm của tiếng
nói nội tâm của chính ḿnh – đó là tiếng nói của ham muốn hoặc đam mê ích kỷ
- bị lầm lẫn với tiếng nói của sự linh hứng thiêng liêng hoặc một sự hiệu
triệu của Chơn sư, mà người ta không bao giờ được quyền lẫn lộn hai tiếng
nói ấy”. Thế mà người có nghiệp cảm chưa trưởng thành hoặc chưa được tẩy
trược thường hay lẫn lộn hai thứ tiếng nói ấy xiết bao!
Bà cũng viết rằng “sự tự tri thuộc loại không thể đạt được bởi cái mà con
người thường gọi là “tự phân tích”. Ta không thể đạt được nó qua lư luận
hoặc bất kỳ quá tŕnh trí năo nào, bởi v́ đó là việc thức tỉnh ư thức về bản
chất thiêng liêng của con người”. (Tạp
chí Lucifer, quyển 1, số 2, tháng 10 năm 1887, trang 89). Trong bộ
Giáo Lư Bí Truyền, H.P.B. có mô
tả quá tŕnh tạo ra cái “cầu nối” này tức phương tiện giao tiếp giữa “hạ
trí” và “thượng trí” như sau: “Ta có thể h́nh dung Manas là một tam giác
thượng nối với tam giác hạ bằng một đường mảnh mai liên kết
hai tam giác với nhau. Đây chính là
Antahkarana, con đường hoặc cầu
thông thương được dùng làm mối liên kết giữa phàm nhơn mà óc phàm chịu ảnh
hưởng của hạ trí đầy thú tính nối liền với Chơn ngă tức Con người Thiêng
liêng”. (Giáo Lư Bí Truyền, III,
trang 511).
Trí tuệ nghĩa là ǵ? Nó không giống như trí thức. Một người trí thức nghĩa
là người đă thu thập được rất nhiều “sự kiện’, đă sắp xếp chúng có hệ thống
trong trí của chính ḿnh và có thể truy xuất chúng khi cần thiết qua ngôn từ
hoặc giấy trắng mực đen. Nhưng thỉnh thoảng những người khôn khéo thuộc loại
ấy vẫn có thể ngu đần một cách đáng kinh ngạc. Trí tuệ là một quyền năng
tinh thần, là Manas được tinh thần soi sáng. Trí năng tăng trưởng qua sự so
sánh đối chiếu, c̣n trí tuệ phát triển qua việc mưu t́m những nguyên lư căn
bản qui nhất các định luật. Trí tuệ mang lại sự sáng suốt mà Chơn sư K.H.
bảo rằng đó “không phải là một năng khiếu mà là một khả năng chung cho mọi
người trong vũ trụ”. (Thư của Chơn sư
gửi A. P. Sinnett, trang 455).
Một cái trí lăo luyện quen làm việc có phương pháp là một tài nguyên quí báu
cho sinh hoạt của con người. Cái trí được đào sâu, củng cố và tăng cường
bằng việc suy tư đều đều và điều này được phản ánh qua bộ óc vốn cũng phát
triển như thế. Kẻ rắp ranh làm huyền bí gia suy tư, nghiên cứu, tham thiền,
suy đi gẫm lại v.v. . . Một trong bước khởi đầu của khoa Yoga theo Patanjali
là phải suy tư và nghiên cứu sâu sắc.
Một trong những năng lực quan trọng của cái trí là óc tưởng tượng, tức là
quan năng tạo ra h́nh ảnh. Quan năng này liên tục – cho dù hữu thức hoặc vô
thức – tạo ra những “h́nh tư tưởng” vốn tồn tại chừng nào mà cái lực nguyên
thủy sản sinh ra h́nh tư tưởng vẫn sống c̣n, trừ phi nó lại được tiếp tục
vun bồi thêm mới nữa. Thế là mọi người trong chúng ta đều tạo ra một thế
giới vô h́nh của chính ḿnh luẩn quẩn quanh ḿnh. Cái thế giới vô h́nh này
có một tác dụng rất mạnh đến với thế giới hữu h́nh của ta, nhất là đối với
bản thân ta. Chơn sư K.H. có
viết cho ông Sinnett như sau: “Mọi tư tưởng của con người trong quá tŕnh
tiến hóa đều được chuyển vào nội giới để trở thành một thực thể hoạt động
bằng cách kết hợp hoặc có thể gọi là hỗn hợp với một tinh linh ngũ hành,
nghĩa là với một trong những lực bán thông tuệ thuộc các giới trong thiên
nhiên. Nó sống sót một thời gian dài hoặc ngắn tỉ lệ với cường độ nguyên
thủy của hoạt động trí năo sản sinh ra nó. Vậy là một tư tưởng tốt tiếp tục
tồn tại dưới dạng một quyền năng hoạt động ban phước, c̣n một tư tưởng xấu
tiếp tục tồn tại dưới dạng một con quỉ giáng họa. Thế là con người liên tục
lấp đầy ḍng thần lực trong không gian bằng một thế giới của chính ḿnh ken
đặc sản phẩm của những điều hoang tưởng, ham muốn, thôi thúc và đam mê của
chính ḿnh; ḍng thần lực này phản tác động lên bất kỳ tổ chức thần kinh
nhạy cảm nào bước vào tiếp xúc với nó, tỉ lệ với cường độ năng động của nó.
. . Chơn sư tạo ra những h́nh tướng này một cách hữu thức c̣n những người
khác phóng chúng ra một cách vô ư thức”. (Thế
giới Huyền bí, trang 89-90, ấn bản năm 1895).
Nhà thấu thị chưa lăo luyện thường nhầm lẫn các h́nh tư tưởng này là những
thực tại, những thực thể độc lập, thế là một kẻ điều tra lại được xác nhận
về những điều mà chính ḿnh đang “ấp ủ mơ ước thành tựu”. Một trong những
“thử thách” của cuộc Điểm đạo là phải bộc lộ những năng lực phân biệt được
một h́nh tư tưởng với một thực thể độc lập.
Năng lực tạo ra h́nh ảnh này của chúng ta là sức rất mạnh, có ảnh hưởng tới
thân phận và sinh hoạt thường nhật của ta nhiều hơn mức mọi người nhận ra
được. Wordsworth gọi nó là “quyền năng sáng tạo của cái trí khiến cho ta xây
dựng nên cái thực chất của chính ḿnh”. Thi sĩ Spenser thời nữ hoàng
Những quan niệm và h́nh ảnh trong cái trí của ta câu thúc ta như một tù
nhân. Không một h́nh tư tưởng nào là chân thực về bất cứ điều ǵ, chỉ có
biểu tượng của nó – mặc dù đó là
một sự thật vô h́nh không nắm bắt được mới có thể chiếu sáng
qua h́nh tư tưởng. Ta không được
nhầm lẫn h́nh tư tưởng của chính ḿnh với một thực tại tối hậu. H.P.B. lại
dạy rằng: “Các quan niệm xuất hiện khiến ta có thể đào luyện nên sự vật.
Chúng h́nh thành nên các h́nh tư tưởng. Điều này không biểu diễn được Thực
tại. Các h́nh tư tưởng rồi sẽ phôi phai đi. Ta hăy tác động lên điều không
bị dính mắc thế rồi những tia sáng leo lét vô h́nh tướng khác sẽ xuất hiện
làm nảy sinh ra những bức tranh lớn lao hơn. Rốt cuộc người t́m học sẽ nhập
vào an trú trong thế giới VÔ SẮC TƯỚNG mà mọi h́nh tướng đều là phản chiếu
của nó”.
Như vậy, cái trí sáng tạo ra h́nh tư tưởng, các biểu tượng. Một biểu tượng
chân chính – theo gợi ư từ nguyên tiếng Hi Lạp của từ ngữ này – là một kim
chỉ báo, một bảng chỉ đường biểu diễn nơi mà ta có thể phân biệt được (nếu
ta có trực giác theo dơi nó) một điều ǵ đó của Thực tại mà biểu tượng mô
tả.
Trí năng là một người đầy tớ đắc lực nhưng là một ông chủ tồi tệ; quyển
Tiếng Nói Vô Thinh gọi nó là “kẻ
giết chết Thực tại”. Như vậy, Chơn sư lại viết thư cho ông Sinnett như sau:
“Con HĂY CỐ GẮNG minh tâm khắc cốt cái sự thật thâm thúy là trí năng tự nó
không đủ năng lực, muốn ‘di sơn đảo hải’ th́ trước hết nó phải tiếp nhận sự
sống và ánh sáng xuất phát từ nguyên khí cao hơn của nó là Tinh thần”. (Thư
của Chơn sư gửi A. P. Sinnett, trang 356). Khuynh hướng hiện nay của
giống dân này là tôn vinh trí năng và cực lực tiến gần trí thức. Nhưng trong
trạng thái chưa được soi sáng th́ trí năng chẳng bao giờ t́m thấy Thượng Đế.
Theo lời của Annie Besant th́: “Chính cái tâm đă được tẩy trược chứ không
phải cái trí đầy ắp thành kiến mới đưa ta tới dưới chơn Đức Thầy”.
H.P.B. cũng lại bảo: “Điều kiện tiên quyết chủ yếu để đạt được Tự tri là
T́nh thương thuần túy”. (Tạp chí Nhà
Thông Thiên Học, số tháng 8 năm 1889, trang 363). Nhưng như vậy T́nh
thương là ǵ? Tôi chẳng nghĩ nó dính dáng ǵ tới sự đa t́nh hoặc xúc động
mang tính chiếm hữu. Tôi đă phát hiện ra rằng những người đa t́nh đều rất
ích kỷ và độc ác. Krishnamurti có nói, bạn không thể nói tới t́nh thương v́
đó là một trạng thái tự tại. Chơn sư D.K. có dạy: “T́nh thương theo nghĩa bí
truyền, thực ra là sự thông cảm qua nhận thức”. Ta hăy trích dẫn Annie
Besant một lần nữa: “T́nh thương vốn lớn lao hơn trí tuệ. Bản chất của t́nh
thương và bản chất của Thượng Đế ḥa lẫn với nhau mật thiết đến nỗi kẻ nào
yêu thương huynh đệ ḿnh th́ chẳng bao lâu sau sẽ yêu thương Thượng Đế”.
Như vậy ta hăy phát triển quyền năng của cái trí, đừng để nó lừa gạt ḿnh mà
hăy dồn hết nó cho việc phụng sự cao thượng. “Một cái trí cởi mở, một trí
năng tha thiết” là những công cụ hữu ích để phụng sự Chơn sư. Đó là những
bước cần thiết trên cái thang thăng thượng v́ cho đến nay không một kẻ thiếu
trí tuệ nào có thể trở thành đệ tử. Nhưng một khi đă thật sự được siêu việt
th́ con người được dẫn dắt từ điều đă biết tới điều Chưa biết, từ cái hữu
h́nh tới cái Vô h́nh. Và Thánh Paul có dạy “cái vô h́nh tự thân nó là bằng
chứng của những điều ta chưa thấy được”. (Thánh
thư Hebrews 11:1) và “những sự việc ta nh́n thấy được vốn mang tính thế
tục, tạm bợ, c̣n những sự việc mà ta không nh́n thấy được mới là vĩnh hằng”.
(Thư thứ II gửi tín hữu Cor.
4:18).
CHƯƠNG V
NHẬN THỨC TÂM LINH
Đây là sự chuẩn bị tinh vi và tế nhị dọn đường cho sự giác ngộ chân chính
vốn là kết quả của một tâm hồn đă được tẩy trược, một tư tưởng sâu sắc và
kiên định. Một khía cạnh của điều ấy chính là tham thiền, nhưng đề tài này
đă trở nên mốt thời thượng đến nỗi nó hầu như đă trở thành một cái bẫy đầy
mánh khóe. Có lẽ việc mô tả hay nhất về tham thiền – dù sao đi nữa cũng ở
giai đoạn đầu – là câu chuyện Mẹ của Chúa trong Kinh thánh Tân Ước. Khi có
những điều mầu nhiệm xảy ra xung quanh bà và xảy ra cho bà, trong khi những
người khác ngẩn ngơ bàn tán xôn xao th́ Đức Mẹ Marie lặng lẽ “giữ kín mọi
điều này và suy đi gẫm lại chúng
trong tâm hồn ḿnh”. (Phúc âm của
Thánh Luca 2:19).
Có một từ rất hay là “suy đi gẫm lại” mà Tiến sĩ Arundale rất thích. Đó là
một dạng thiền sơ khai dễ nhất và lành mạnh nhất. Kinh Cựu Ước có bảo ta
“hăy suy gẫm con đường đi của ḿnh để cho mọi con đường được xác lập”. (Thánh
thư Châm ngôn 4:26). Thành tựu của việc tham thiền tùy thuộc vào sự chân
thành vô ngă, thanh khiết và trong sáng của tâm hồn. Thật là không lành mạnh
khi tham thiền với mục đích ích kỷ để có được quyền năng, kiến thức, sự tiện
nghi và an toàn cho bản thân. Ta cứ suy nghĩ cho kỹ lưỡng th́ từ từ sự hiểu
biết không cần cố gắng mới xuất hiện.
Ta hăy suy nghĩ cho kỹ về cuộc đời, về những vấn đề và diễn biến trong cuộc
sống, về những tư tưởng huy hoàng mà ta có thể đọc trong sách hoặc nghe ai
nói. Nhận thức tinh thần không phải là sự lĩnh hội theo trí năng, nói cho
đúng hơn đó là việc cảm nhận được các “giá trị”, các nguyên lư phổ biến
trong vũ trụ, các ư nghĩa vĩnh hằng. Mỗi ngày, ta dành một thời gian ngắn để
“suy nghĩ cho kỹ lưỡng” th́ điều này ắt tạo ra những thay đổi lớn lao về
tính t́nh và quan niệm. Nó ắt tạo ra “đôi mắt đăm đăm dơi theo tiến bộ của
loài người và hoàn thiện con người mà Khoa học bí nhiệm mô tả”. Lư tưởng này
phải trở thành mục đích toàn tâm toàn ư và khuynh hướng của trọn cả con
người.
Các hệ thống tham thiền sử dụng rất nhiều óc tưởng tượng lăo luyện. Óc tưởng
tượng chưa lăo luyện mà Patanjali gọi là “sự hoang tưởng” có thể phá hoại
cuộc sống con người. Thánh Ignatius ở Loyola đặc biệt sử dụng óc tưởng
tượng, khuyên giáo dân hăy phác họa linh hoạt những diễn biến trong cuộc đời
Đấng Ki Tô, đặt ḿnh vào đám đông vây quanh Ngài rồi rốt cuộc quên hết mọi
chuyện, ngoại trừ chỉ mỗi một Chúa thôi. Óc tưởng tượng có kiểm soát là một
quyền năng sáng tạo mầu nhiệm, v́ như Chơn sư có nêu rơ, mọi tư tưởng của ta
đều trở thành một thực thể ở phía bên kia cơi hữu h́nh, ảnh hưởng tới bản
thân ta và những người khác cả tốt lẫn xấu. Một h́nh tư tưởng nếu không có
tính cách cao cả và được chú ư kiên tŕ th́ thường thường không sống sót
được thật lâu trừ phi ta lại củng cố nó bằng cách tiếp tục nghĩ tới nó.
Những con “ma cám dỗ của kẻ nghiện rượu hoặc kẻ ham nhục dục chẳng hạn, đều
là những tạo vật do chính y tạo ra ngay cả khi được tạm thời làm linh hoạt
bởi những tạo vật dưới nhân loại ở phía bên kia cửa tử. Tương tự như vậy,
một h́nh tư tưởng huy hoàng chẳng hạn như của Đấng Ki Tô hoặc một Chơn sư
Minh triết có thể đóng vai tṛ tác nhân cho ư thức của ḿnh nếu người ta
muốn như vậy. Ta có thể dễ dàng hiểu điều này xảy ra như thế nào. Bức h́nh
của một người thân thương cho dẫu đă quá cố từ lâu rồi nếu được ta nh́n đăm
đăm tŕu mến và nh́n đi nh́n lại trong một khoảng thời gian th́ ắt đâm ra
“sống động”. Điều này có nghĩa là một mối quan hệ đă được xác lập giữa linh
hồn của người được yêu thương và linh hồn của người đang suy tư yêu thương.
Bức h́nh đă trở thành phương tiện để cho một luồng từ khí tinh vi xuất hiện.
Đây là cơ sở lư luận của những bức tượng và những đồ vật linh thánh, di tích
của chư Thánh v.v. . . mặc dù ta không nên ngoa ngoắc quá bằng không con
người đâm ra nô lệ cho chúng.
Có một sự thật mà ta cần nhớ là tương tự như vậy, một h́nh tư tưởng có thể
đâm ra được từ điển hóa. Chẳng hạn như một tín đồ h́nh dung ra ảnh của Chúa
mà ḿnh tôn thờ. Việc bức tranh h́nh dung ấy có giống chân dung nguyên thủy
hay chăng tuyệt nhiên không quan trọng. Tư tưởng không ngừng hướng về nó giữ
cho nó hiện diện sống động. Rất có thể là một ḍng thần lực hưởng ứng nào
đấy sẽ đạt tới tín đồ thông qua
bức tranh trong nội tâm của ḿnh.
Chính Chơn sư cũng nói tới điều ấy. Ngài dạy rằng: “Điều thật khó khắc phục
là ghi nhận được Chơn ngă trên cơi trần”. Muốn thực hiện được điều này th́
óc phàm phải trống rỗng mọi tư tưởng, ngoại trừ tư tưởng thuộc tâm thức cao
siêu. “Con hăy rán đặt ḿnh vào một trạng thái như thế, chẳng cảm thấy điều
ǵ xảy ra cho thể xác; thật vậy, con hăy tách rời chính ḿnh ra khỏi thể
xác”. Thế rồi ngài cảnh báo chúng ta: “Nếu khi toan tính như vậy con cảm
thấy có bất cứ điều ǵ, bất cứ ảnh hưởng ngoại lai nào tác động lên ḿnh th́
con hăy tức khắc ngưng tập trung vào đó”. Ta không được trở thành một đồng
cốt. Thế rồi ngài dạy ta hăy nghĩ tới Chơn sư là một người sống động trong
nội giới của ḿnh, tạo ra một h́nh ảnh của Chơn sư trong cái đền thờ vàng là
luân xa ở trái tim sao cho ta mất hết mọi ư thức về sự tồn tại của thể xác
trong từng tư tưởng của ta. Đó là v́ tư tưởng về Chơn sư là sự bảo vệ an
toàn nhất cho ta chống lại các ma h́nh nhập xác v.v. . . Tất cả chúng ta đều
tạo ra một h́nh tư tưởng về Chơn sư trong tinh tú quang. Có thể là người ta
đang đến gần Thánh đạo th́ Chơn sư ắt “phóng ra tiếng nói của ḿnh”, điều
này không ngụ ư là bất kỳ dạng thần nhĩ nào mà là một ấn tượng sâu sắc. Hoặc
nó có thể có kết quả ấy là một ấn tượng xuất phát từ Chơn ngă Bất tử của
chính người ấy.
Ở đây th́ tác phẩm “Vài qui tắc nhật hành” của bà H.P.B. thật là thích đáng.
Bà dạy rằng “Bạn hăy suy gẫm suốt ngày và đêm về việc tất cả môi trường xung
quanh bạn và bạn đều không phải là thực tại. . . Điều si mê căn bản lớn lao
đầu tiên mà bạn phải khắc phục, đó là việc đồng nhất hóa chính ḿnh với thể
xác. Hăy bắt đầu bằng cách nghĩ rằng cái thể xác này chẳng có ǵ khác hơn là
một căn nhà mà ḿnh phải tạm trú một thời gian ở đó, thế rồi bạn sẽ chẳng
bao giờ chiều theo những cám dỗ của nó nữa. . . Sau những nỗ lực bước đầu
bạn phải bắt đầu cảm thấy tâm hồn ḿnh trống rỗng như chẳng có thứ ǵ trong
ấy, điều này thật là khôn tả, nhưng đừng có sợ mà hăy coi điều ấy là ánh
b́nh minh dịu dàng báo hiệu mặt trời Cực lạc Tinh thần đang mọc lên. Sầu
muộn không phải là điều ác. Bạn đừng than thở, điều có vẻ là đau khổ và
chướng ngại th́ thật ra thường là những nỗ lực huyền bí mà thiên nhiên trợ
giúp cho công việc của bạn nếu bạn có thể đối phó thích đáng với chúng. Bạn
hăy nh́n mọi hoàn cảnh sống với ḷng biết ơn của một kẻ đang t́m học”. (Thông
Thiên Học Tinh tuyển, số 3 quyển 2 năm 1889).
Thế giới nội tâm do ta tưởng tượng và suy nghĩ ra được các nhà tâm lư học
gọi là “tiềm thức”. Đó là thế giới thông linh nếu ta có giác quan nh́n rơ
được nó và đó là “Pḥng” thứ Nh́ trong
Tiếng Nói Vô Thinh, tác phẩm này
khuyến cáo ta đừng quan trọng hóa quá đáng những h́nh tướng hăo huyền của
nó. Điều mấu chốt mà ta cần phải nhớ ở đây là mọi h́nh tư tưởng thông linh
do chính ta tạo ra – cho dù kỳ diệu và gợi hứng đến đâu đi chăng nữa –
không phải là bản thân Thực tại
mà là những biểu tượng của Thực tại ấy. Biểu tượng càng chân thực bao nhiêu
th́ bức xạ của Thực tại càng có thể đạt tới được người tầm đạo bấy nhiêu.
H́nh tư tưởng này do chính ta tạo ra cũng chế định sinh hoạt trên cơi trời
của ta sau khi chết. Cái trí chỉ có thể tŕnh bày sự thật dưới dạng
biểu tượng chứ chẳng bao giờ phân
biệt được sự thật. Quyền năng phân biệt được sự thật vượt trên mức cái trí
và cầu nối để hiện thực hóa điều ấy là cái trí có nhiều hoài băo được hoàn
toàn tẩy trược khỏi mọi tư tưởng qui ngă. Ta chẳng bao giờ có thể mô tả nên
lời cảnh tượng và thực tại của tâm thức tinh thần. Dean Inge có viết: “Điều
mà ta có thể mô tả và trao truyền không phải là bản thân của linh ảnh mà là
những biểu tượng bất cập giúp cho nhà thấu thị cố gắng bảo tồn nó qua kư
ức”.
Những biểu tượng tức h́nh tư tưởng này dần dần phai lạt đi khi ta đạt được
tâm thức cao siêu hơn. Dean tiếp tục nói: “Nhưng những trải nghiệm như thế -
nói cho đúng hơn nó xâm chiếm con người hơn là bị con người chiếm hữu – có
bản chất cũng phù du như ánh sáng vinh diệu của buổi hoàng hôn. . .
Ngôn ngữ vốn không được tạo ra cho những mục đích như thế, thất bại
thảm hại khi muốn mô phỏng lại ngay cả chỉ là những phản ánh leo lét của
chúng”. Có người đă từng một lần bảo rằng diễn tả những trải nghiệm trong
nội tâm của ḿnh tức là đánh mất những trải nghiệm ấy.
Trong tác phẩm “Những suy nghiệm về Cuộc đời”, bác sĩ Alexis Carrel có nói:
“Linh hồn ở giữa đêm đen của lư trí vượt thoát ra khỏi thời gian và không
gian; bằng một tiến tŕnh mà bản thân các Thần bí gia vĩ đại cũng chưa bao
giờ mô tả được, linh hồn hiệp nhất với cái nền tảng khôn tả của vạn vật”.
Trong quyển Thần bí học Tây phương,
tác giả Công giáo, Dom Cuthbert Butler có viết: “Sự hồi tưởng cốt ở việc
cố gắng xua đuổi khỏi tâm trí mọi h́nh ảnh và tư tưởng về các vật ngoại
giới, mọi nhận thức của giác quan và mọi tư tưởng về tạo vật, thế rồi những
quá tŕnh lư luận của trí năng cũng im bặt và bằng cách vận dụng sự trừu
xuất ấy ta tạo ra một sự đơn độc trong đó linh hồn có thể vận hành với những
quan năng mang tính tinh thần nhiều nhất. Sự nội quan là việc định trí vào
bộ phận cao siêu nhất và sâu thẳm nhất của chính ḿnh”.
Đây chính là Pḥng Ba trong Tiếng Nói
Vô Thinh, tức Pḥng Minh Triết, nguồn gốc vĩnh hằng của sự toàn tri vượt
ra ngoài phạm vi pḥng minh
triết. Pḥng thứ Nhất tức Pḥng Vô minh, là chính cuộc sống trên trần thế
này nó được gọi là vô minh bởi v́ không điều ǵ ở đây trong thế giới hiện
tượng (hiện tượng chỉ có nghĩa là bề ngoài) dường như nó có vẻ như vậy, và
H.P.B. bảo rằng ta thường xuyên tự lừa dối ḿnh qua đó. Nếu ta muốn băng
ngang qua nó một cách an toàn th́ ta phải học cách không được nhầm lẫn những
vui sướng trần gian với ánh sáng của mặt trời sự sống bản thể. Như tôi có
nhận xét, Pḥng thứ Nh́ là thế giới thông linh, thế giới của những h́nh tư
tưởng và h́nh dục vọng, là mức đầu tiên trong “tiềm thức”. Ở đây ta học được
nhiều điều v́ thế nó được gọi là Pḥng Học Tập, nhưng ta chẳng bao giờ học
được sự thật chân chính về các sự vật. Ta được cảnh báo đừng t́m kiếm Sư phụ
ở đây. Ngài chỉ ngự nơi mức thứ Ba tức là thế giới Tinh thần nơi “ánh sáng
chân lư chiếu diệu với vinh quang không mờ tối đi được”. Và kinh có dạy
người tầm đạo: “Hỡi đệ tử, điều ǵ không do ai tạo ra đều ngự nơi chính
ngươi v́ nó có trong pḥng này”; muốn ḥa lẫn hai ánh sáng này trở lại th́
ta phải siêu việt được mọi h́nh ảnh của giác quan.
Đây là một dạng rất cao cấp của tham thiền mà người Ấn Độ gọi một cách dễ
thương là Samadhi; c̣n người Âu
Tây gọi đó là Xuất thần. Nó xảy ra một cách đột ngột: “Thiên quốc không xuất
hiện do sự quan sát”. (Phúc âm theo
thánh Luca 17:20). Trong quyển
Thực tại Nội tâm, Paul Bruton có viết: “Đó không phải là việc sự thật
càng ngày càng ló dạng dần dần. Sự Mưu cầu ấy là đột ngột tái sinh vào Thiên
quốc và một khi nó xảy ra th́ như sét đánh ngang tai . . . Khi bạn đă xả bỏ
bản ngă để đạt tới sự thật th́ bạn không c̣n chủ động nữa mà được tác động
lên; bạn không c̣n thốt nên lời mà được mượn lời để thốt ra. Nó có nghĩa là
một Đại hồn đă t́m được một tụ điểm và một lối thoát trong cái thế giới vật
chất mà nó chưa t́m được trước kia”. H.P.B. bảo rằng Chơn ngă vẫn hằng mong
tuôn đổ xuống đại biểu của ḿnh ở dưới này, thế nhưng nó đành bất lực chừng
nào mà phàm ngă c̣n được “tôn thờ sùng bái”. Trong tác phẩm
Tâm thức Vũ trụ, Tiến sĩ Bucke mô
tả trực giác tinh thần bằng những thuật ngữ giống như vậy.
Tôi không thể không trích dẫn những lời lẽ hay ho của thánh Augustine được
viết trong Lời thú tội của ḿnh.
Ông cầu nguyện: “Lạy Thượng Đế, xin ngài hăy giúp con nhận thức được Ngài;
giúp con nhận thức được chính ḿnh. Đó là v́ khi hiểu được ngài con ắt biết
được chính ḿnh. Và một khi con hiểu được bản thân th́ con ắt biết được
Ngài. Như vậy, lạy Thượng Đế, con van xin Ngài hăy cho con khám phá được bản
thân”. Thế rồi ông đi “tới những địa hạt” và nơi chốn rộng răi trong kư ức
của ḿnh, nơi có các kho báu chứa vô số ảnh tượng . . . Trong đó có tích trữ
bất cứ thứ ǵ mà ta nghĩ ra. Trong cái không gian được cân đong đo đếm ấy
cũng có tích trữ những ǵ ghi chép lại xúc động của tôi . . . Tôi từng bước
được dẫn lên cao đi từ cơ thể lên tới linh hồn vốn nhận thức nhờ vào các
giác quan của thể xác; rồi từ đó đi tới quan năng nội giới của linh hồn mà
các giác quan của cơ thể báo cáo cho quan năng ấy biết những sự vật nơi
ngoại giới . . . Thế rồi lại
lên tới quan năng lư luận mà kiến thức do các giác quan thể xác nhận thức
được đều qui chiếu về sự phán đoán của quan năng này. Và khi quan năng này
cũng ở bên trong, tôi thấy ḿnh không thể biến đổi được th́ nó tự vươn ḿnh
lên tới trí tuệ của chính ḿnh, triệt thoái tư tưởng ra khỏi kinh nghiệm,
rút bản thân trừu xuất ra khỏi mớ hổ lốn những ảnh hưởng mâu thuẫn của giác
quan sao cho nó có thể t́m thấy ánh sáng đó là ǵ, nó tắm ḿnh trong ánh
sáng ấy khi nó kêu vang lên không c̣n nghi ngờ ǵ nữa cái bất biến thật đáng
ưa thích hơn cái vô thường; do đó nó cũng biết rằng Cái Đó là Thường trụ và
như thế qua một sự liếc nh́n chớp nhoáng khiến người ta run sợ, nó đạt tới
CÁI ĐÓ HẰNG HỮU”.
Và c̣n một câu trích dẫn nữa của Plotinus thân thương: “Linh ảnh về điều
Thiện chỉ tỏa chiếu trong chừng mực mà nhà thấu thị có thể nhận được ánh
quang huy của trí tuệ lưu nhập. . . Y quên bén đi mọi cảm giác và vận động
của thể xác, thế mà y vẫn c̣n
hằng hữu”.
Và điều này nhắc ta nhớ tới một trong các giáo huấn của Krishnaji: Bằng cách
thường xuyên quan sát cực kỳ vô ngă những tư tưởng và xúc động, người ta
phát hiện ra hết lớp này tới lớp khác của ư thức và vô thức; thế rồi cái trí
lặng im đi, ch́m đắm trong linh ảnh sáng ngời về Vĩnh hằng ngay ở chiều sâu
thẳm của chúng sinh. H.P.B. bảo rằng “cầu nguyện chân chính là nhập định về
mọi sự vật linh thiêng, về ứng dụng của chúng cho bản thân ta”. Bà cũng bảo
rằng: “Mọi tư tưởng như thế phải được đan bện mật thiết với một tâm thức về
Bản thể Thiêng liêng Tối cao mà vạn vật đều bắt nguồn từ đấy”. (Tạp
chí Thánh đạo, số tháng 7 năm 1889, trang 109).
Các bạn ơi, hăy suy gẫm có hoài băo, đạo tâm, hăy sống đầy đức tin, hăy trở
nên càng ngày càng “chỉnh hợp với Vô hạn”, bởi v́ ta càng có thể làm được
như vậy th́ ta càng hữu dụng hơn cho Sư phụ mà ḷng ta hằng ao ước. Ta không
bao giờ quên được Vĩnh hằng, chẳng bao giờ quên được Sư phụ vốn là hiện thân
của Vĩnh hằng, cũng chẳng bao giờ quên được chúng sinh phấn đấu chen vai sát
cánh cạnh chúng ta trên con đường đi tới bờ bên kia.
Trong bộ Giáo Lư Bí Truyền, quyển
III, trang 259, H.P.B. có viết: “Cuối cùng, ta hăy nhớ kỹ cái tâm thức mà
mặc dù con không thấy được Chơn sư ngay bên cạnh giường ḿnh, không nghe
được một tiếng th́ thào nhỏ xíu trong tịch lặng của đêm đen yên tĩnh, thế
nhưng Quyền năng Thiêng liêng vẫn ở xung quanh con, Ánh sáng linh thánh vẫn
đang chiếu sáng cho con trong giờ phút tinh thần con đang cần có hoài băo
đạo tâm.
Tiết 2
NHỮNG PHẨM TÍNH ĐỂ ĐƯỢC ĐIỂM ĐẠO
CHƯƠNG I
VIVEKA – GIÁC NGỘ
SANKARACHARYA: Hăy phân biệt điều Vĩnh hằng với điều phù du, điều thường trụ
với điều vô thường, hăy tin chắc rằng vũ trụ vật chất là hăo huyền, c̣n
Brahma (Thượng Đế) là thực tại duy nhất.
PHẬT TỬ: Mở ra cánh cửa tâm trí.
KI TÔ HỮU: “Hăy t́m th́ con sẽ t́m gặp được”. (Phúc âm theo thánh Mathieu
7:7)
THÁNH THƯ KIU TI: Nhận thức trực giác ḿnh là hiện thể của Đấng Quán Thế Âm
đang biểu lộ tức Atma Thiêng liêng.
CHƠN SƯ K.H.: “Sự phân biệt giữa điều chân thật và điều không thực đưa người
ta bước vào Thánh đạo (Dưới Chơn Thầy).
THÁNH PHAO LỒ: “Nhưng con người sống theo tự nhiên không tiếp nhận được
những sự vật của Thần khí Thượng Đế: v́ những sự vật ấy là chuyện điên khùng
đối với y: y cũng không thể biết được
những điều ấy v́ chỉ có tinh thần mới nhận biết được chúng” (Thư thứ
nhất gửi tín hữu Cor. 2:14).
ANNIE BESANT: “Sự phân biệt giữa Nhất bổn và Vạn thù, giữa sự sống và h́nh
tướng, dẹp bỏ những yếu tố vô thường nơi tự ngă và những thứ khác th́ mới
phấn đấu thấy được điều Thường trụ trong vạn vật”.
Từ ngàn đời nay, Quần Tiên Hội đă đ̣i hỏi người tầm đạo phải có được những
nét đặc trưng của tính t́nh. Chúng được Đức Phật điển chế hóa, c̣n bậc đại
đạo sư kế nghiệp ngài là Sankaracharya có miêu tả trong bộ khảo luận ngắn
Minh Châu bửu giám. Chúng được
viết bằng tiếng Bắc phạn, nhưng trong kinh điển của Phật giáo chúng được
dịch sang tiếng
Rơ ràng nếu cái trí của một người mà không thể thoáng thấy được mục tiêu cần
thành tựu – cho dẫu nó có mơ hồ đến đâu đi chăng nữa – th́ y ắt chẳng bao
giờ tiến một bước nào hướng về mục tiêu ấy. Việc có thể thoáng thấy được nó
tức thấy được ánh sáng cuối đường hầm th́ tôi gọi là Giác ngộ. Ngay lúc khởi
đầu “Những Nấc Thang Vàng” do Chơn sư trao truyền cho H.P.B. ta thấy có
những từ ngữ sau đây: “một tâm trí cởi mở, một trí năng tha thiết, một nhận
thức tinh thần không bị che mờ”. Cái trí cố chấp với những thành kiến, giáo
điều, những h́nh tư tưởng cứng ngắc, có lẽ đă được nhồi sọ ngay từ thời thơ
ấu và vẫn c̣n cầm tù con người th́ cái trí ấy chẳng bao giờ phân biệt được
con đường dẫn tới quả vị Chơn sư. Người ta phải thoáng
thấy trước khi có thể tiến một
bước theo chiều hướng đó. “Linh hồn phải không bị câu thúc, các ước muốn
phải được tự do”. (Ánh Sáng Trên
Đường Đạo). Ở đây không có chỗ cho những giáo điều đầy thẩm quyền của
một Giáo hội. Chỉ có một đấng duy
nhất mà người tầm đạo phải hoàn toàn trung thành với ngài, y phải tuân theo
sự dẫn dắt của ngài vô điều kiện và toàn tâm toàn ư nếu y có thể nghe được
lời dẫn dắt ấy. Đó là Tiếng nói của Thiên tính nội tâm, cánh cửa dẫn tới Cái
Đó mà Tiếng Nói Vô Thinh gọi là
A lai da, Đại hồn, Hồn vũ trụ.
Nhưng muốn nghe được nó và không nhầm lẫn nó với tiếng nói của những đam mê,
ham muốn và mơ ước của chính ḿnh khỏi lẫn lộn với mệnh lệnh của Thượng Đế,
th́ đây mới là mấu chốt của vấn đề. Nhưng người ta có thể thắc mắc, thế
chẳng lẽ người tầm đạo lại không nên vâng lời Sư phụ hay sao? Rất hiếm khi
Chơn sư ra lệnh trực tiếp. Chơn sư K.H. có viết thư cho ông Sinnett: “Con
hăy học cách trung thành với Ư niệm tuyệt đối hơn là trung thành với cái bản
ngă tồi tàn của ta”. (Thư của Chơn sư
gửi A. P. Sinnett, trang 323-324). Nếu có khi nào “tiếng nói” ấy thốt
nên lời mà ta “nghe” được th́ ta phải tuyệt đối trung thành với nó kẻo nó
không nói lần thứ hai.
Khả năng “nghe thấy” nó thật sự có nghĩa là phát triển được nhận thức tinh
thần bằng trực giác, điều này lại có nghĩa là khơi hoạt được ư thức về bản
chất thiêng liêng nơi con người.
Đối với kẻ nào hoàn toàn tha thiết và sẵn ḷng xả thân cầu đạo th́ không thể
có sự thỏa hiệp. Được ăn cả ngă
về không. Đây là ư nghĩa của Mối Phước thứ Sáu đối với Ki Tô hữu trong Tám
Mối Phước theo Bài giảng trên Núi: “Phước cho kẻ nào có tâm hồn thanh khiết
v́ y sẽ thấy được Thượng Đế”. Có tâm hồn thanh khiết nghĩa là tuyệt đối toàn
tâm toàn ư, tận hiến mọi sức lực của chính ḿnh cho việc cầu đạo vĩ đại ấy
và dù hữu thức hay vô thức, lúc nào đi đứng nằm ngồi cũng đều hướng về mục
đích ấy”. Ta “mưu t́m” với trí thông tuệ và tâm hồn thanh khiết để cho một
ngày kia ta có thể vươn lên tới thế giới
vượt ngoài tầm trí tuệ.
Việc cầu đạo này vốn ở trong nội tâm, con đường cầu đạo thật dài nhưng nếu
ta trung kiên với nó th́ nó sẽ đưa linh hồn ta tới đích trải qua nhiều kiếp
sinh tử luân hồi. Quyển Ánh Sáng Trên
Đường Đạo gọi tâm thức thiêng liêng ấy là Bài ca Cuộc Sống và nó bảo
người tầm đạo phải lắng nghe Bài ca ấy. Ta không lắng nghe bằng đôi tai phàm
mà bằng sự đáp ứng tinh vi đang từ từ thức tỉnh trong tâm hồn. Nó bảo ta
phải nh́n sâu hơn vào bản thân ḿnh và nh́n vào tâm hồn con người một cách
thông tuệ v́ trí thông tuệ vốn vô tư và vạn vật đều có thể được thông hiểu
bằng cái trí ấy. Nhưng chỉ có thể được chừng nào những ràng buộc của phàm
ngă với mọi điều yêu và ghét, mọi thành kiến và bất đắc chí đă được nới lỏng
ra th́ tâm thức mới học được cách đồng nhất hóa ḿnh với Đấng Vĩnh Hằng nội
tâm và như vậy có thể tách rời khỏi phàm ngă; lúc bấy giờ mới có sự thông
hiểu và quyền năng dẫn dắt nó.
Như vậy bước đầu tiên là phải mưu t́m và mưu t́m bằng một cái trí vị tha mới
mẻ, hồn nhiên, không bị bế tắc. Nếu ta mưu t́m th́ bao giờ ta cũng t́m thấy.
Chẳng ai bước một bước hướng về thiên tính nội tâm mà cái Tự ngă Thiêng
liêng ấy lại không tiến về phía y để đáp trả. Y phải t́m thấy nó bằng sự
ngưỡng mộ và t́nh thương vô ngă chứ không phải bằng sự chụp giựt của phàm
ngă v́ ham muốn có một địa vị cho phàm ngă. Chẳng ai có thể thêm được một
chút hào quang nào vào cái địa vị thần thánh của ḿnh. Chỉ có Hồng ân của
Thượng Đế mới làm được điều ấy và Hồng ân của Thượng Đế mới là nguồn gốc
chân thực của Minh triết, giác ngộ, hành động toàn bích. Điều này giải thích
cho lời lẽ của Thánh John: “Y không thể phạm tội bởi v́ y do Thượng Đế sinh
ra”. (Thư của Thánh John, số I,
39).
Trên đường đạo người đệ tử phấn đấu để hiểu được mọi chúng sinh, những ư
nghĩa mờ tối của nó và con đường phát triển tự nhiên của nó. Nhiều cộng đồng
tôn giáo thực hiện phép tự kiểm. Điều ấy cũng tốt thôi nếu không có óc chỉ
chăm chăm vào bản ngă mà bản ngă ấy là phàm ngă nhỏ nhen. Tâm trí, tâm hồn
và thể xác của ta chẳng qua chỉ là những công cụ giúp cho Chơn ngă của ta
phát triển, chúng phải được coi là một đề tài cần được trải nghiệm và thực
hiện nghiêm túc. Nhưng chúng không thật sự là ta mặc dù ta đă hoàn toàn đồng
nhất hóa ḿnh với chúng từ biết bao lâu nay. Bây giờ ta phải nới lỏng những
sự câu thúc ấy. Ta phải mưu cầu cái sự sống bản thể của vạn vật chứ không
phải một chút xíu sự sống nhỏ nhen của ta.
Sankaracharya mô tả sự “giác ngộ” ấy là Thượng Đế Phân biện trong vũ trụ
biết được điều vĩnh hằng khác với điều phù du tạm bợ. Đó là một quan năng mà
ta có thể phát triển được và H.P.B có mô tả việc đạt được quan năng đó như
sau:
“Điều kiện tiên quyết để đạt được sự tự tri là phải ư thức sâu sắc về sự vô
minh, phải cảm nhận bằng hết tâm hồn ḿnh là chính ḿnh
không ngừng tự lừa gạt ḿnh.
“Điều thiết yếu thứ nh́ là phải tin chắc hơn nữa rằng nhờ tinh tấn ta có thể
đạt được tri thức ấy – tri thức chắc chắn theo trực giác.
“Điều thiết yếu thứ ba và quan trọng nhất là một quyết tâm bất khuất nhằm
thủ đắc và giáp mặt với tri thức ấy.
“Sự tự tri thuộc loại ấy không thể đạt được bằng cái mà người ta thường gọi
là “tự phân tâm”. Ta không đạt được nó bằng cách lư luận hoặc bất kỳ quá
tŕnh trí năo nào bởi v́ chính đó là việc ta đă thức tỉnh trước ư thức về
bản chất Thiêng liêng nơi con người.
“Đạt được sự tự tri ấy là một thành tựu c̣n vĩ đại hơn cả việc quán thông
ngũ hành hoặc thấu suốt vị lai”. (Tạp
chí Lucifer, số tháng 10 năm 1887 trong
Tuyển tập H. P. Blavatsky, quyển
VIII, trang 108).
Ở đây có một hai điều ta cần chú ư. Ki Tô hữu bảo rằng con người sinh ra đă
có nguyên tội tức tội tổ tông. Kinh điển Ấn giáo từ bi hơn nêu rơ rằng con
người bị Vô minh (Avidya) nguyên
thủy cho nên không có được tri thức đúng đắn. Tri thức chân thực chỉ thuộc
về y khi bản chất tinh thần thâm thúy của chính y đă bộc lộ. Khi giáng trần
y đă sinh ra trong một thế giới vô minh, là Pḥng đầu tiên mà
Tiếng Nói Vô Thinh gọi là “Pḥng
Vô Minh” và mọi người hoặc mọi xác phàm đều phải chết trong đó. Tôi nghĩ
rằng nó mang tên ấy bởi v́ đây là một thế giới hiện tượng chứ không phải một
thế giới bản thể; một thế giới hậu quả hơn là thế giới nguyên nhân. Và cái
“dáng vẻ bề ngoài” ấy cứ đời đời thay đổi từ lúc này sang lúc khác, chẳng
điều ǵ cứ măi măi như vậy, y nguyên từ giây này sang giây khác. Chính cơ
thể ta cứ biến đổi từ lúc này sang lúc khác. Đây là thế giới vô thường chứ
không phải thế giới Thường trụ. Đây là thế giới của điều tạm bợ phù du chứ
không phải của điều Vĩnh hằng. Đây là thế giới của vạn thù biến dịch chứ
không phải là thế giới của Nhất bổn bất di bất dịch, mặc dù Nhất bổn ẩn đằng
sau Vạn thù. Cũng giống như đáy sâu của đại dương vẫn im lặng và b́nh an bên
dưới mặt biển đang sôi động, thế giới của Thực tại ẩn bên dưới thế giới của
điều không thực. Cứ nh́n theo bề mặt bên ngoài th́ ta không ngừng bị lừa gạt
hoàn toàn, chính việc phân biệt được cái sự lừa gạt ấy và sự thật ẩn đằng
sau đó giúp cho ta phát triển được sự giác ngộ.
Điều kiện thiết yếu thứ nh́ hàm ư là “đức tin”. Bất cứ sự thoáng thấy ánh
sáng cuối đường hầm nào cũng giúp ta có đức tin như thế. Ta “biết” – bằng
cái mà Chơn sư gọi là “vô sự trí” – rằng sự thật là thế đấy và thế là ta có
được đức tin cần thiết để mưu t́m. Do có đức tin mới sinh ra quyết tâm bất
khuất. Thánh Teresa ở
H.P.B. bảo rằng tri thức tinh thần không thể đạt được bằng những phương pháp
trí năng b́nh thường chẳng hạn như tự phân tích. Tôi thiết tưởng rằng ở đây
ta có mấu chốt để hiểu được một điều ǵ đó mà Krishnaji có đề cập đến. Ông
rất thường nói tới tri thức vô ngă không chọn lựa về những quá tŕnh tư
tưởng, xúc cảm của ta. Việc chơn ngă quan sát phàm ngă một cách hoàn toàn vô
ngă là một h́nh thức cao siêu của yoga. Toàn bộ quá tŕnh của tâm trí và xúc
động được từ từ quan sát và thấu hiểu từng lớp một, từ cái ư thức cạn cợt
thường nhật cho tới cái lớp “tiềm thức” sâu nhất. Đây không phải là sự phân
tích b́nh thường. Động cơ thúc đầy của nó khác hẳn. Trong sự tự phân tích
b́nh thường, phàm ngă đang xét đoán phàm ngă theo quan điểm chê khen, được
mất. C̣n tôi cảm nhận rằng cái sự tự tri thức của Krishnaji là sự thông hiểu
vô ngă về mọi chúng sinh cho đến khi đạt được chính Sự Sống Bản Thể.
H.P.B. bảo rằng đạt được sự tri thức này là thành tựu lớn hơn hết, lớn hơn
hẳn và cao cả hơn hẳn cái gọi là “các thuật huyền bí” thông dụng. Đấng Ki Tô
có dạy: “Ít có ai t́m thấy nó”.
Như vậy bước đầu tiên hướng tới việc t́m ra Chơn ngă là phải coi thể xác
không phải là chúng ta, chỉ là
căn nhà ta tạm trú trong đó hay quần áo mà ta mặc hoặc con ngựa mà ta cưỡi
như Chơn sư K.H. có diễn tả trong quyển
Dưới Chơn Thầy. Con ngựa mà ta
cưỡi là ví dụ so sánh hay hơn hết v́ cơ thể ta là một vật sống động có một
sinh hoạt tinh linh ngũ hành thoáng qua của riêng nó độc lập với sinh hoạt
của ta. Giả sử ta không thể đi đâu ngoại trừ việc cưỡi ngựa th́ ta ắt phải
chăm sóc con ngựa ấy; cho nó ăn, tắm rửa cho nó và thao luyện nó đúng mức
biết dường nào. Cũng thế ta đối xử với những cơ thể ta như những thứ có giá
trị, nhưng ta không đồng nhất hóa tâm thức của ḿnh với chúng. Một tác dụng
không đáng mong muốn của việc thường đồng nhất hóa mật thiết ghê gớm tâm
thức ta với thể xác là nó gây ảnh hưởng lên bức xạ thông linh xuyên suốt vấn
đề đi kè kè với tư tưởng và xúc động của ta. Việc nghĩ rằng ta là thể xác ắt
thu rút bức xạ của “hào quang” và tập trung quá nhiều vật chất thông linh
bên dưới chu vi của da, gây ra sự nghẽn mạch thông linh và hơi bị căng thẳng
thần kinh. Nhiều người hầu như có bức xạ thông linh không đủ rộng.
“Thánh đạo” bao giờ cũng thế, đều phải phát hiện ra Chơn nhơn nội tâm. Mọi
thứ khác đều phải đi sau việc ấy. Như vậy
Viveka là sự phân biện thông tuệ
và nhận thức tinh thần, c̣n hệ quả của nó là
Vairagya tức là việc kiên định do
Viveka đứng trước tác động của các “cặp đối đăi”. Mục tiêu
Viveka là điều được tŕnh bày
trong lời cầu nguyện của vua Solomon, “do đó xin hăy ban cho nô bộc của
ngươi một tâm hồn thông cảm”. Khi ta bắt đầu thông hiểu bản thân và thông
cảm với người khác mà không khen chê th́ có lẽ ta mới bắt đầu nghe được
tiếng nói dịu dàng mà ta hằng ao ước muốn nghe. Nhờ tư duy, hoài băo, tham
thiền, quyết tâm; thế giới thiêng liêng và các phẩm tính của nó mới từ từ
bắt đầu lộ ra. Nhưng không có ẩn dụ nào có thể mô tả được cái sự giác ngộ
thiêng liêng ấy. Nó vốn nằm ngoài tầm óc tưởng tượng của con người v́ cái
trí con người chưa bao giờ biết được điều ǵ giống như nó với vẻ mỹ lệ, vững
chắc và sự thật vinh quang của nó.
“Tôi không phải là thể xác này, nó vốn thuộc về thế giới h́nh bóng; tôi
không phải là những ham muốn ảnh hưởng tới thể xác; tôi không phải là những
tư tưởng đầy tràn trong cái trí của tôi; tôi cũng chẳng phải là chính cái
trí. Tôi là Ngọn lửa Thiêng liêng trong tâm hồn ḿnh, nó vốn vĩnh hằng, bất
diệt, vô h́nh. Tự ngă, tinh thần trong tâm hồn tôi chói sáng hơn mặt trời,
tinh khiết hơn tuyết, vi tế hơn chất dĩ thái”.
CHƯƠNG II
VAIRAGYA – THĂNG BẰNG GIỮA CÁC CẶP ĐỐI ĐĂI
SANKARACHARYA: Dửng dưng với những
thành quả của hành động cả ở trên đời lẫn bên kia cửa tử.
PHẬT TỬ: Chuẩn bị hành động.
THÁNH THƯ KIU TI: B́nh tĩnh, dửng dưng với những đánh giá đúng đắn được mọi
thứ cấu thành ngoại giới phù du liên quan đến các cơi vô h́nh.
KI TÔ HỮU: “Phước cho kẻ có tâm hồn nghèo khó v́ thiên quốc là của y.
CHƠN SƯ K.H.: “Điều kiện tiên quyết ở ngay cả một đạo sĩ fakir đơn thuần là
y phải tự rèn luyện ḿnh để vẫn dửng dưng với đau khổ trong tâm hồn cũng như
đau khổ về thể xác. (Thư của Chơn sư
gửi A. P. Sinnett, trang 224). Chơn sư cũng gọi đức tính này là “Vô
dục”.
Tác phẩm NOI GƯƠNG CHÚA: “Phước cho những kẻ có tâm hồn chất phác v́ họ sẽ
được nhiều sự an b́nh. Bởi v́ họ đặt mục tiêu hoàn toàn nghiên cứu, chế ngự
mọi ham muốn trần tục nơi bản thân cho nên họ có thể toàn tâm toàn ư đeo bám
theo Thượng Đế”.
Vairagya
đôi khi được gọi là sự dửng dưng xuất thế. Nó có nghĩa là khả năng giữ được
sự thanh thản và kiên định trong mọi hoàn cảnh bởi v́ linh hồn đang trở nên
đồng nhất hóa với Đấng Bất Tử nội tâm cho nên hoàn toàn không chịu ảnh hưởng
của những thăng trầm trong cuộc sống theo cách tŕnh bày của
Uttara Gita. Tôi ưa dùng ví dụ
tương tự là ḥn đá, Tảng đá Ngàn đời nội tâm. Nó vẫn kiên định và trơ trơ ra
đấy trong khi các đợt sóng của hoàn cảnh biến dịch lướt qua nó. Đôi khi nó
bị nhấn ch́m, nhưng nó lại ló ra được lau rửa sạch sẽ.
Người ta bảo Thánh đạo “mỏng như lưỡi dao cạo”. Trong biểu tượng học của Ki
Tô giáo th́ người ta bảo đường đạo vốn là “khung cửa hẹp dẫn vào cuộc sống”.
Tại sao vậy? Bởi v́ linh hồn của huyền bí gia đă hoàn toàn thăng bằng giữa
các “cặp đối đăi” đến đỗi nó giống như một sợi tóc.
Mọi điều trong vũ trụ
đều quay lại với chính ḿnh. Chính v́ thế biểu tượng hoàn chỉnh nhất
là ṿng tṛn. Ngay cả một hành tinh, một vũ trụ cũng phải tuân theo định
luật tuần hoàn vĩnh hằng này. V́ thế trong cuộc hành hương của linh hồn có
hai “ṿng cung” lớn theo cách diễn tả của Plato, hoặc theo ngôn ngữ của Đông
phương th́ ta có Con đường Ra đi (Nhất bổn tán Vạn thù)
Pravritti Marga và Con đường Trở
về (Vạn thù qui Nhất bổn) Nivritti
Marga. Trên con đường Nhất bổn tán Vạn thù điểm Linh quang của Thượng Đế
chưa phát triển, ngây thơ, “chưa biết ǵ hết”, ăn trái Cây tri thức thiện
ác; hoặc lại nữa theo cách tŕnh bày của Đông phương th́ nó điên đảo trong
ṿng ảnh hưởng của các cặp đối đăi. Nhờ vào phương pháp này, các năng lực
c̣n yên ngủ của linh hồn từ từ được khơi hoạt và triển khai ra, y trở nên
hữu ngă thức và có cái động cơ thúc đẩy tự tư tự lợi. Ta vẫn c̣n điên đảo
trong ṿng ảnh hưởng của các
cặp đối đăi th́ ta c̣n có quyền chọn lựa. Lại nữa tại sao vậy? Để cho ta có
thể học cách chọn lựa điều thiện
và bác bỏ điều ác.
Trên con đường Vạn thù qui Nhất bổn, nhất là sau khi tâm thức tinh thần đă
thức tỉnh – bản chất Ki Tô đă giáng sinh nơi con người – th́ y đâm ra không
c̣n chịu ảnh hưởng của các cặp đối đăi này nữa. Trên con đường thăng bằng
nhỏ hẹp ấy, y tiến gần tới cái Cây thứ nh́, cây bất tử hữu thức, cây Hằng
sống. Các Thiên thần Cherubim tay cầm lưỡi gươm bốc lửa chận đường, Cherubim
chính là Chơn ngă, Thượng Đế nội tâm của con người.
Ánh Sáng Trên Đường Đạo gọi đó là
“chiến sĩ nội tâm” và bảo rằng: “Nó chính là con, nhưng vô cùng minh triết
và dũng mănh hơn con . . . Một khi nó đă thâm nhập vào con
để trở thành chiến sĩ th́ nó ắt chẳng bao giờ bỏ mặc con giữa chợ và
vào cái ngày an b́nh vĩ đại th́ nó ắt hiệp nhất với con” (trang 30-31).
Chính v́ thế mà tôi đă gọi Vairagya
là sự thăng bằng giữa các cặp đối đăi. Người ta chỉ có thể thành tựu
được nó bằng cách đăm đăm nh́n vào Đấng Bất Tử nội tâm của linh hồn, đây là
một trạng thái không có thưởng mà cũng không bị phạt. “Giờ đây con hăy học
biết rằng không có điều ǵ chữa trị cho ḷng ham muốn, chẳng có việc thích
được thưởng, chẳng có việc khốn khổ v́ ao ước, ngoại trừ việc mắt đăm đăm
nh́n, tai dỏng lên nghe điều mắt không thấy và tai không nghe được” (Ánh
Sáng Trên Đường Đạo)
nghĩa là điều đó
vượt ngoài tầm lĩnh hội của giác quan và cái trí. C̣n
Chí Tôn Ca có dạy: “Ḷng luyến ái
và ghét sợ đối với những đối tượng của giác quan ắt đeo bám vào các giác
quan, đừng có ai chịu sự chi phối của ḷng yêu ghét ấy; v́ đó là những
chướng ngại trên đường đạo”. (III.34)
Điều khiến cho ta bị điên đảo trong ṿng ảnh hưởng của các cặp đối đăi chính
là ḷng ham muốn thành quả của phàm ngă hoặc sự sợ sệt hậu quả cũng của phàm
ngă. Do đó Chí Tôn Ca dạy người
đệ tử: “Con chỉ việc hành động thôi chứ đừng bao giờ v́ kết quả của hành
động”. (III:47). Người đệ tử làm điều ǵ cần phải làm hoàn toàn, bất chấp
hậu quả đối với bản thân ḿnh.
Thoạt tiên việc xả bỏ những thành quả hành động của ḿnh tạo ra một thế giới
u ám chẳng ai buồn có sáng kiến. Nhưng chẳng bao lâu sau sự an b́nh lại ló
dạng và sáng kiến cao cấp xuất hiện. Sáng kiến cao cấp ấy là cái ǵ vậy? Và
lúc đó ta muốn cái ǵ? Ham muốn là động cơ thúc đẩy để ta sống khía cạnh cao
siêu của nó là ư chí. Tôi xin trích dẫn điều mà H.P.B. viết trong
Tạp chí Lucifer số tháng 10 năm
1887: “Ư chí là độc quyền của con người trên cơi tâm thức này (những con thú
có động cơ thúc đẩy là ham muốn bầy đàn mang tính bản năng, chú thích của
tác giả). Ư chí phân biệt con người với con thú v́ con thú chỉ có ham muốn
theo bản năng thôi.
“Theo ư nghĩa ứng dụng rộng răi nhất th́ ham muốn là lực sáng tạo duy nhất
trong Vũ trụ. Với nghĩa đó th́ ta không phân biệt được ham muốn với Ư chí,
nhưng loài người chúng ta chưa bao giờ biết được ham muốn dưới dạng này
trong khi ta vẫn c̣n chỉ là kẻ
phàm phu. V́ vậy ở đây ta coi Ư chí đối lập với Ham muốn.
“Như vậy Ư chí là con đẻ của Đấng Thiêng Liêng, Thượng Đế nơi con người; c̣n
Ham muốn là động cơ thúc đẩy của sinh hoạt thú tính.
“Hầu hết mọi người lặn hụp trong ham muốn và sống theo ham muốn, lầm lẫn nó
là ư chí. Nhưng kẻ nào muốn thành tựu th́ phải phân biệt ư chí với ham muốn
và đặt ư chí lên ngai chúa tể v́ ham muốn vốn bất ổn và thay đổi xoành
xoạch, c̣n ư chí th́ ổn định và trước sau như một.
“Cả ư chí và ham muốn đều là đấng
sáng tạo tuyệt đối, tạo ra chính con người và môi trường xung quanh y.
Nhưng ư chí sáng tạo một cách thông tuệ, c̣n ham muốn sáng tạo một cách mù
quáng và vô ư thức. V́ vậy con người thường biến ḿnh thành h́nh ảnh của
những ham muốn, trừ phi y tự sáng tạo ḿnh giống như Đấng Thiêng Liêng nhờ
vào ư chí vốn là con đẻ của ánh sáng.
“Nhiệm vụ của y gồm có hai mặt; một là khơi dậy ư chí, củng cố nó qua việc
vận dụng và chinh phục, biến nó thành vị chúa tể tuyệt đối trong bản thể;
hai là tẩy trược ham muốn song hành với điều nêu trên.
“Tri thức và Ư chí là những phương tiện để thành tựu được sự tẩy trược ấy”.
(Tuyển Tập H.P.B., quyển VIII,
trang 109).
Bà dạy ta cách làm được điều ấy. “Khi ham muốn chỉ dành cho điều thuần túy
trừu tượng – khi nó đă mất hết mọi dấu vết hoặc hơi hám “bản ngă” – th́ nó
đă trở nên thanh khiết.
“Bước đầu tiên hướng về sự thanh khiết này là phải dẹp bỏ ham muốn những
điều thuộc vật chất, v́ chỉ có phàm ngă biệt lập mới
có thể hưởng thụ được điều ấy.
“Bước thứ nh́ là không c̣n ham muốn cho bản thân ngay cả những điều trừu
tượng như uy quyền, tri thức, t́nh ái, hạnh phúc hoặc tiếng tăm; bởi v́ xét
cho cùng chúng chẳng qua vẫn là ích kỷ.
Bản thân cuộc sống ắt dạy ta những bài học này; bởi v́ mọi đối tượng ấy của
ham muốn đến lúc thành tựu được đều tỏ ra là trái đắng của Tử hải. Ta học
được rất nhiều điều do kinh nghiệm như vậy. Nhận thức trực giác lĩnh hội
được cái sự thật tích cực, theo
đó ta chỉ thỏa măn với điều vô hạn; ư chí biến ḷng xác tín ấy thành một sự
kiện hiện thực trong tâm thức cho đến khi rốt cuộc mọi ham muốn đều tập
trung vào Đấng Vĩnh Hằng.
(Tuyển Tập H.P.B., quyển VIII,
trang 129).
Tôi phải trích dẫn thêm một đoạn nữa của H.P.B.: “Ta không thể đạt được hạnh
phúc trên trần thế. Ở đây, ta chỉ có cánh cổng dẫn vào sảnh đường u minh và
chỉ khi ta mở cổng bước vào nơi chốn thật sự sống động, bước vào pḥng tiếp
tân của sự hằng sống th́ ta mới thấy được ánh sáng. Cho dù ta gọi đó là
Thiên đường, Niết bàn hay Swarga th́ cũng thế thôi: danh xưng không quan
trọng. Nhưng v́ phần Nguyên khí Thiêng liêng th́ nó vốn Nhất Như và chỉ có
một Ánh sáng nhất như, cho dù đủ thứ sự u mê trên trần thế có thể hiểu nó
theo nhiều cách khác nhau đến đâu đi chăng nữa. Ta hăy kiên nhẫn chờ cho tới
ngày ta được sinh ra trở lại thật sự tốt đẹp nhất”.
Lại nữa, đâu là ham muốn đúng đắn?
Ánh Sáng Trên Đường Đạo trả lời khi nó bảo ta “hăy ham muốn nồng nhiệt”
và nhất là “ham muốn những điều sở hữu”. Nó tiếp tục dạy rằng những điều sở
hữu đáng ham muốn phải thuộc về linh hồn thanh khiết của con người v́ vậy
cũng thuộc về mọi linh hồn khác. Và nó dạy đệ tử hăy “khát khao” những điều
sở hữu tinh thần cao thượng ấy đến mức mà đệ tử có thể tích lũy tài nguyên
cho cái tinh thần hằng sống hiệp nhất ấy vốn là sự sống chân chính duy nhất
của ḿnh.
Sự an b́nh mà y có được là sự an b́nh bất khả tư nghị đối với con người.
Chơn sư K.H. có dạy: “Mọi ham muốn đều ràng buộc cho dù đối tượng của nó có
thể cao siêu đến đâu đi chăng nữa”. V́ thế
Chí Tôn Ca có dạy như sau: “Nhờ
xả bỏ mới có được an b́nh”. Sự an b́nh ấy có nghĩa là Chơn ngă đă giáng
xuống và theo lời dạy của Đấng Chí Tôn Sri Krishna th́ một người như thế
“thật là thân thương đối với ta”.
“Khi mọi sự câu thúc trong tâm hồn đều bị phá vỡ ở đây trên trần thế, th́
cái kẻ phàm phu này mới có sự bất tử” (Katha
Upanishad). Trong tác phẩm Thiên
đường của Dante có một đoạn rất dễ thương. Theo sự hướng dẫn của
Beatrice, Dante thấy ở Tầng Trời thứ Nhất có một nữ tu sĩ c̣n trẻ đă xuất
thế và lập gia đ́nh, vậy là đă vi phạm lời khấn nguyện về luyến ái. Chính v́
vậy cô không bao giờ đạt được tới tầng trời nào cao hơn và Dante hỏi cô liệu
việc biết như vậy có làm hoen ố hạnh phúc của cô chăng? Cô mỉm cười đáp:
“Tôi thấy ông chẳng hiểu ǵ về bản chất của t́nh yêu khiến cho ta không thể
ham muốn điều ǵ mà T́nh yêu của Thiên Chúa không ban cho ta, bởi v́
sự An b́nh của ta ở nơi Ư Chúa”.
Tiến sĩ Annie Besant trong buổi khai trương một sảnh đường Thông Thiên Học
đă từng bảo rằng: “Suốt cả một cuộc đời dài, bà đă đi đến kết luận rằng
chẳng có chuyện ǵ trên đời này mà thật sự sai trái, bởi v́ ở bất cứ lúc nào
chuyện ǵ có thể làm được th́ người ta đă làm rồi, và ngay cả cái điều xét
theo biểu kiến th́ đầy ác ư cũng chỉ là việc chỉnh đốn lại một điều ǵ khác
nữa. Như vậy, về lâu về dài th́ người ta học được một loại măn nguyện thiêng
liêng nó không ngăn cản ta tinh tấn mà ngăn ngừa ta khỏi lo âu. Thế là việc
tin rằng thế gian đang đều đều tiến tới những khả năng và quyền năng mới cho
nên người ta có thể vận dụng hết sức lực của ḿnh mà không bị suy suyển do
sự lo âu không cần thiết”.
Sự lo âu và lo lắng không thuộc về sinh hoạt huyền bí. Chúng làm hao tổn
sinh lực lẽ ra nên được hoàn toàn tập trung vào bổn phận ngay lúc ấy. V́ thế
Chơn sư M. có một lần đă trích dẫn cho ông Judge: “Con đừng nuối tiếc điều
ǵ, đừng bao giờ hối tiếc mà hăy dùng lưỡi gươm tri thức chặt đứt mọi nỗi
nghi ngờ”. Bản thân ông Judge có một lần đă khuyên học tṛ của ḿnh hăy coi
mỗi hoàn cảnh đúng là điều mà ḿnh hằng mong muốn.
V́ thế người đệ tử vẫn thanh thản trong mọi thăng trầm của cuộc sống dù
thành công hay thất bại, hạnh phúc hay phiền năo, bởi v́ linh hồn y đang đăm
đăm nh́n vào Đấng Thân Thương cho dù y h́nh dung đấng này dưới dạng lư tưởng
là Chơn sư hoặc Đấng Tối Cao trong Thiên nhiên đối với chúng ta. Tôi xin
trích dẫn thêm một đoạn rất hay ho của H.P.B.: “Sự hài ḥa là qui luật của
Cuộc Sống, c̣n sự bất ḥa là h́nh bóng của nó, từ đó mới sinh ra đau khổ mà
đau khổ dạy cho tâm thức bừng tỉnh.
Do biết vui buồn, sung sướng và đau khổ th́ linh hồn mới biết được chính
ḿnh; thế rồi bắt đầu học những định luật của sự sống để cho nó có thể giải
quyết được sự bất ḥa và khôi phục lại sự hài ḥa.
“Cặp mắt minh triết giống như đáy sâu của đại dương, trong đó chẳng có buồn
vui ǵ hết; v́ vậy tâm hồn của huyền bí gia phải dũng mănh hơn niềm vui và
vĩ đại hơn nỗi buồn.
CHƯƠNG III
SATSAMPATTI – SÁU VIÊN NGỌC QUÍ CỦA CÁI TRÍ
1. Sama: Kiểm soát cái trí
Đây là những điều kiện của cái trí tiếp theo sau thái độ mà hai điều kiện
trước đă đạt được, việc thành tựu nó cấu thành
Sadhana tức Tŕnh độ thứ Ba trên
Con đường Đệ tử Dự bị. Chơn sư K.H. gọi chúng là Sáu Điều Ứng Xử. Các Phật
tử gọi chúng là Chủ ư tới Cách Ứng Xử. Điều đầu tiên vốn sinh ra năm điều
c̣n lại, đó là Sama tức
Shama, việc kiểm soát tư tưởng.
Sankaracharya mô tả nó là định trí không xao lăng lên một đối tượng nhận
thức nghĩa là không để cho cái trí phóng dật theo bất kỳ loại tư tưởng nào
khác hơn là
1.
Lắng nghe điều mà các bậc hiền triết
nói về Tinh thần.
2.
Suy gẫm về điều ấy.
3.
Tham thiền về điều ấy.
“Sama
là việc ức chế giác quan nội giới được gọi là
Manas”.
Điều này chắc ta nhớ tới một trong những lời của Thánh Bernad ở Clairvaux:
“Một ngày kia khi tôi bận bịu làm việc tay chân và bắt đầu xét tới việc thao
dượt con người hướng về tinh thần th́ tôi thấy trong tư tưởng của ḿnh có
bốn bước cần phải thăng tiến: đọc kinh, tham thiền, cầu nguyện và chiêm
niệm. Đây là nấc thang ở tu viện kín đưa từ trần thế lên tới thiên đường”.
Patanjali bảo rằng có ba điều sơ bộ đối với Khoa học Yoga chân thực:
1.
Toàn tâm toàn ư và nhiệt thành tự tu thân.
2.
Suy tư và nghiên cứu thâm thúy.
3. Hoàn toàn tận tụy sùng tín Đấng Tối Cao, biến Ngài thành động cơ
thúc đẩy mọi hành động của ḿnh. Một bậc hiền triết Ấn Độ thời xưa dạy rằng
trong bốn loại tâm trí chính th́ chỉ có hai loại thích hợp cho khoa Yoga. Có
cái trí “tâm viên ư mă” cứ nhảy nhót từ tư tưởng này sang tư tưởng kia và
không thể cố định sự chú ư vào bất cứ điều ǵ lâu dài. Thế rồi lại có cái
trí “bối rối”, bị tác động và thậm chí bị những cơn xúc động trồi lên kiểm
soát. Hai loại trí này không thích hợp cho khoa Yoga. Hai loại trí c̣n lại
có thể thực hành khoa Yoga; cái trí bị ám ảnh bởi một ư tưởng nhưng tốt hơn
nữa là cái trí quán triệt được ư tưởng ấy.
Ta ở vào tŕnh độ phát triển trên thế giới khi đa số loài người c̣n bị xúc
động chi phối; một số người bị ám ảnh bởi một ư tưởng để trở thành kẻ cuồng
tín. Nhưng kẻ thật sự thích hợp với khoa Yoga là kẻ vượt lên trên, như vậy
là quán được mọi ư tưởng.
Patanjali soi sáng cho ta rất nhiều về đề tài kiểm soát cái trí. Ông xét ba
yếu tố: bộ óc, cái trí sử dụng bộ óc và Chơn ngă Bất tử “nh́n cḥng chọc qua
lớp vỏ cái trí”. Các tế bào thần kinh trong bộ óc giống như những phím đàn
của chiếc dương cầm đối với nhạc sĩ. Âm nhạc không có trong đàn dương cầm mà
có trong tâm hồn của người chơi đàn, nhưng nghệ sĩ biểu diễn cần có những
phím đàn để biểu hiện bản ngă âm nhạc của ḿnh. Cây đàn giúp nghệ sĩ biểu
hiện ra nhưng đồng thời cũng hạn chế y. Và nếu nhạc cụ bị hư hỏng hoặc kém
chất lượng th́ không một nhạc sĩ nào có thể bộc lộ tài năng của ḿnh thỏa
đáng. Chẳng hạn như một người bị thiểu năng tâm thần th́ linh hồn bị hạn chế
ghê gớm trong kiếp ấy.
Patanjali mô tả mọi quá tŕnh tư tưởng là các “vrittis”
mà ta có thể dịch là “rung động” hoặc “bước sóng”. Ông dạy rằng ta thành tựu
được khoa Yoga tức hiệp nhất được với Đại hồn nhờ kiểm soát các bước sóng
này và cuối cùng làm cho chúng hoàn toàn ngưng bặt. Lúc bấy giờ cái trí
giống như mặt hồ gương tĩnh lặng có thể phản chiếu Đấng Bất Tử ở bên trên và
lúc bấy giờ con người sống theo thực tướng của ḿnh, biết được chân tánh của
ḿnh.
Làm thế nào đạt được như vậy bởi v́ mọi người đều thừa biết rằng tư tưởng
của ta lung tung biết dường nào? Khi ta thử toan tính kiểm soát chúng th́ ta
ở vào vị thế của một người đứng quan sát xe cộ băng ngang qua ḿnh. Chừng
nào y c̣n chạy theo xe cộ th́ y vẫn không biết tới cái luồng chuyển động ấy.
Nhưng nếu y đứng im th́ nó sẽ ùa ngang qua y. Patanjali trả lời thắc mắc này
cũng giống như Đức Chí Tôn Sri Krishna trả lời cho Arjuna trong
Chí Tôn Ca: Hoàng tử bảo rằng tư
tưởng nhanh đến nỗi ông thấy thật khó mà kiểm soát được tư tưởng giống như
khó nắm bắt được gió. Và Đấng Chí Tôn trả lời rằng người ta
có thể kiểm soát được tư tưởng
bằng cách “thường xuyên thực hành và vô dục”. Hầu hết tâm trạng đều được
kích động bởi những sự vướng mắc về xúc động, v́ thế cho nên việc thực hành
Viveka và
Vairagya mới có tác dụng hữu
hiệu. Các giác quan báo cáo cho tâm thức, lúc bấy giờ tâm thức mới tạo ra
các h́nh ảnh và khái niệm. “Thấy” được những h́nh ảnh này nghĩa là quyền
năng h́nh dung và một mức độ cao cấp của quyền năng này biểu thị đă gần tới
mức phát triển thông linh.
Chúng ta, tức tâm thức, quả thật là một tù nhân bị giam giữ trong căn nhà
thể xác – Plato gọi nó là bị chôn vùi trong “nhà mồ” thể xác – và mọi điều
ta biết về thế giới xung quanh chính là cái được báo cáo cho ta thông qua
các cửa sổ giác quan về thể chất và thông linh. Ta có thể so sánh những khái
niệm tâm trí đào luyện ra từ những thứ ấy với những cửa sổ trên nóc ngôi nhà
tù. H.P.B. cho ta biết rằng theo thời gian th́ những khái niệm này mở rộng
ra cho đến khi cuối cùng ta thoát khỏi nhà tù và đến giáp mặt với toàn thể
bầu trời.
Tiếng Nói Vô Thinh
cho ta biết rằng kẻ nào muốn nghe “Tiếng nói” của Vũ trụ th́ phải học bản
chất của Dharana, là sự cực lực
định trí và tham thiền mà không bị những h́nh ảnh tâm trí lừa gạt, v́ “cái
trí chỉ là kẻ giết chết Thực tại”. Chư Thánh cho ta biết rằng cái trí không
thể lĩnh hội được “Thượng Đế”. Ngài vốn vượt ngoài tầm cái trí.
Như ta đă nhận xét trước kia, óc tưởng tượng là một phẩm tính rất mạnh mẽ
của cái trí. Vào bất cứ lúc nào th́ ta cũng chỉ là toàn bộ các tư tưởng
không hơn không kém, theo như cả Shakespeare lẫn Epictetus bảo với chúng ta.
Cái trí là ánh sáng, là cơ quan “nh́n thấy” trong nội tâm, điều này vốn hiển
nhiên qua từ ngữ thông dụng: “Ồ, tôi hiểu được ông ngụ ư muốn nói ǵ rồi”.
Chúng ta có thể so sánh nó với một loại đèn lồng dẫn dắt con người trên con
đường tối tăm. Một số người có những đèn lồng lớn hơn và sáng hơn hẳn so với
người khác, nhưng cái đèn lồng nhỏ nhất cũng đủ cho ta thấy bước kế tiếp.
Khi ta rọi ánh sáng của cái trí về phía đằng sau, chiếu xuống con đường mà
ta vừa băng ngang qua th́ ta thấy những h́nh ảnh được gọi là kư ức và một
trong những bước trong Bát Chánh Đạo của Đức Phật chính là “Chánh Niệm”.
Chánh Niệm không phải là nhớ những điều sỉ nhục và thất bại mà là ghi nhớ
những điều quan trọng ấp ủ trong tâm hồn.
Thế nhưng cứ ngoái lại nh́n về phía sau quá nhiều ắt gây phương hại cho sự
tiến bộ của ta. Ta không được cứ nh́n măi về phía đằng sau kẻo ta bị vấp
ngă. “Con hăy tiêu diệt hết mọi kư ức về kinh nghiệm đă qua. Đừng nh́n về
phía đằng sau kẻo con sẽ bị lạc lối”. (Tiếng
Nói Vô Thinh, trang 75).
Khi ta rọi ánh sáng của cái trí về phía trước,
đón đầu ḍng thời gian th́ ta sẽ
thấy cái ǵ? Cái trí c̣n tạo ra nhiều h́nh ảnh hơn nữa, nhưng những thứ ấy
chưa trở thành hiện thực. Đó là cái lư tưởng, ham muốn, ước mơ. Một lư tưởng
nếu đúng là sự phóng hiện của Chơn ngă Bất tử, của “Đấng Ki Tô nội tâm”, ắt
thu hút ta bằng một một lực không thể cưỡng chế lại được. Bậc kiểu mẫu vĩ
đại về tính linh có dạy: “Và ta, nếu ta được nâng lên khỏi trần thế th́ ta
sẽ thu hút mọi người lên với ta”
(Phúc âm của Thánh John, 10:12).
Đây chính là sự nhập định.
Nhưng giả sử ta để cho ánh sáng tâm trí ḿnh yên nghỉ, an b́nh, tịch lặng
nơi một tư tưởng hoặc một vấn đề ngay trước mắt nào đấy th́ đó chính là sự
định trí. Và nếu ta tiếp tục lộ tŕnh tư tưởng mà không có tư tưởng ngoại
lai khác xen vào th́ đó chính là tham thiền. Có biết bao quyển sách đă từng
được viết ra về đề tài này, một số hữu dụng hơn những quyển sách khác. Không
có một sự mô tả hoàn toàn hoàn hảo nào về sự tham thiền nhập định. Một trong
những điều mô tả hay nhất là tác phẩm “Lâu đài Nội tâm” của Thánh Teresa.
Đây là một vấn đề mang tính cá biệt rất lớn v́ bản thân linh hồn con người
là “Thánh đạo” và mọi linh hồn đều có bản chất độc nhất vô nhị. Ta chỉ có
thể học tham thiền bằng cách thực hành tham thiền. Aristote có dạy rằng:
“Cách duy nhất để học đánh đàn harp là thực hành chơi đàn harp’’. Trong
những lúc đơn độc hoặc thậm chí khi ở trên xe bus chật ních người, linh hồn
vẫn có thể mưu t́m sự giác ngộ một cách ung dung, thoải mái và có chủ đích,
không nhất thiết phải bị căng thẳng, cưỡng chế thái quá hoặc nôn nóng nỗ lực
hùng hục làm. Sự tham thiền là bắt đầu con đường đi vào nội tâm. Tất cả
chúng ta đều lấp đầy ḍng tư tưởng không gian ḿnh bằng cả đống những tạo
vật do tư tưởng ta gây ra. Mặc dù do chính ta tạo ra, chúng lúc nào cũng vây
quanh và ảnh hưởng tới ta. Các nhà tâm lư học gọi thế giới nội tâm này là
tiềm thức. Ta dùng tư tưởng để thâm nhập vào nó, làm quen với nó và vân du
trong đó. Nhưng thế giới Thực tại c̣n ở sâu hơn nữa, vượt ngoài tầm tư tưởng
và mọi h́nh ảnh tư tưởng, đó là “Pḥng Minh Triết”.
Thế nhưng các h́nh tướng vẫn hữu dụng theo cách thức của riêng chúng và
chính Chơn sư cũng bảo ta phải biết cách sử dụng chúng. Ở đâu đó, Goeth có
nói rằng trong tôn giáo chỉ có hai loại ư tưởng, một là ư tưởng h́nh dung
Thượng Đế dưới dạng h́nh tướng đẹp đẽ nhất, c̣n hai là ư tưởng nghĩ rằng
Đấng Vĩnh Hằng là vô sắc tướng, nhưng chỉ vô sắc tướng với các giác quan ở
dưới đây thôi. Do đó Đấng Chí Tôn Krishna bảo Arjuna rằng việc h́nh dung
thành h́nh tướng là cách thức dễ nhất và tốt nhất đối với hầu hết mọi người.
Mỗi buổi sáng nếu có thể được ta hăy dùng một thời gian ngắn để lập nên một
nhịp điệu đạt tới mức chi phối trọn cả ngày ấy, khi tịch lặng và đơn độc th́
cái trí và tâm hồn có thể mưu t́m và suy gẫm, học cách đáp ứng với những
mănh lực vô h́nh. Vào nhiều lúc trong ngày th́ ta hăy để cho tâm hồn bay
bổng lên trời. Ta hăy chiêm nghiệm trọn cả cuộc sống với sự đồng cảm kính
cẩn và yêu thương, v́ cuộc sống chính là Thượng Đế và những diễn biến trong
đó là Ư chí của Ngài đang tác động. Vị Cha già Causade có bảo rằng: “Các bổn
phận vào mỗi lúc đều là những h́nh bóng che khuất tác động của Thượng Đế”.
Tiếng Nói Vô Thinh
bảo rằng linh hồn giống như một con chim bị nhốt trong lồng câm lặng không
hót được. Mọi chắn song của cái lồng đều phải từ từ bị phá vỡ - đó là mọi
ham muốn và thành kiến nhỏ nhen của phàm ngă vốn cầm tù linh hồn – th́ con
Chim Thượng Đế mới được giải thoát và học cách bay lượn trở lại. Khi giống
như con chim sơn ca nó bay lên đủ cao th́ đôi cánh nó sẽ vỗ đều đều, được
bầu khí quyển nâng lên mới sinh ra sự tịch lặng của cơi trời. Trong sự an
b́nh vượt ngoài tầm hiểu biết của mọi người ấy th́ Thượng Đế mới giáng xuống
con người qua Hồng ân Thiên Chúa v́ linh hồn không thể đ̣i hỏi hoặc lĩnh hội
được nó, linh hồn chỉ có thể chuẩn bị cái chén thánh để tiếp nhận Rượu Nho
Hằng Sống.
2.
Dama: Kiểm soát Hành động
SANKARACHARYA: Kềm chế năm cơ quan nhận thức và năm cơ quan hành động để cho
chúng chẳng có ǵ khác hơn là các công cụ của Đấng Tối Cao.
PHẬT TỬ:Thanh khiết trong thân nghiệp và khẩu nghiệp.
CHÍ TÔN CA: “Bất cứ điều ǵ mà con làm, bất cứ thứ ǵ mà con ăn, bất cứ điều
ǵ mà con hiến dâng, bất cứ thứ ǵ mà con cho ra, bất cứ điều ǵ mà con tu
khổ hạnh . . . th́ con hăy làm điều ấy coi như để tận hiến cho Ta”. (IX.
27-28).
CHƠN SƯ K.H.: “Đừng có thêm bổn phận thế gian, hăy làm hết mọi thứ “v́ ích
lợi của Ngài”.
FRANCES R. HAVERGAL: “Xin Chúa hăy nhận sự sống của con để nó được tận hiến
cho Ngài”.
Annie Besant có bảo thái độ này là Con Đường Vương Đạo, nếu trong huyền bí
học có một con đường như thế.
Rơ ràng là cái trí đă được kiểm soát ắt thể hiện thành hành động có kiểm
soát. Đây là sự thật ẩn đằng sau câu châm ngôn quen thuộc bảo rằng trước khi
nói hăy uốn lưỡi mười lần. Lời nói là hành động trên cơi trần đưa kết quả
xuống tới tận cơi trần trong khi động cơ thúc đẩy ẩn đằng sau chỉ tác động
nơi nội giới. Cái trí đă được kiểm soát chủ yếu có nghĩa là cái trí ấy không
đồng nhất hóa ḿnh với thể xác nữa, do đó nó biết sử dụng chứ không lạm dụng
các cơ quan hành động của thể xác. Kinh điển Ấn Độ nói rất chi li về sự hiểu
biết và kiểm soát các cơ quan cảm giác và nhận thức tức
Indriyas. Nhưng đây là một điều
vụn vặt xa vời cho nên tâm trí người Âu Tây không dễ ǵ lĩnh hội được; xét
theo công truyền, th́ đó là các cơ quan cảm giác, nhận thức và hành động;
c̣n xét theo bí truyền th́ đó là những giác quan nội giới tương ứng với
chúng. Ta không được quên rằng thể xác có liên hệ mật thiết với và chịu ảnh
hưởng của những quyền năng và thân phận của linh hồn, đến lượt những quyền
năng này lại ảnh hưởng tới t́nh huống trong nội tâm. Thể xác là một sự vật
sống động và nhạy cảm, mặc dù nó không thật sự là chúng ta; và trong khi
đang giao tiếp linh hoạt với linh hồn th́ nó cũng phản chiếu và ảnh hưởng
hết mức tới quyền năng và thân phận của đối tác.
Thể xác là một sự vật rất kỳ diệu. Cả Kinh thánh lẫn Shakespeare đều ca ngợi
sự mầu nhiệm của nó. Các cơ quan và đám rối thần kinh tinh xảo của nó có
liên quan với các quyền năng và thần lực của Đại thiên địa tức vũ trụ. Mọi
điều này vốn thuộc về một khoa học vĩ đại và bí mật, nhưng xét theo mục đích
nhỏ nhoi của ḿnh th́ trước khi muốn kiểm soát hành vi th́ ta phải có tư
tưởng b́nh tĩnh và vị tha.
Ta nên thực thi hoàn hảo bất cứ hành động nào. Huyền bí học không có chỗ
đứng cho hành động lười biếng, lề mề, không hữu hiệu. Một Chơn sư dạy rằng
trong Thánh kinh có nói rất nhiều điều về huyền bí học như sau: “Bất cứ điều
ǵ tay con t́m cách thực hiện th́ con phải làm điều ấy hết sức ḿnh”. (Thánh
thư giáo sĩ 9:10). Đó là một dạng định trí. H.P.B có dạy ta rằng bước
đầu tiên trong thuật định trí là phải cố định toàn thể chú ư của ḿnh vào
bất cứ điều ǵ mà ḿnh đang làm và bất kể hành động ấy là ǵ. Ông già George
Herbert đă ca ngâm như sau: “Ai quét một căn pḥng theo luật lệ của Ngài,
th́ phải làm điều ấy thành một hành động tốt đẹp”.
H.P.B. cũng đă dạy ta rằng bổn phận đầu tiên trong huyền bí học là phải làm
tṛn bổn phận của ḿnh dù đó là bổn phận ǵ đi chăng nữa. Nếu chúng
ta đảm nhiệm những nghĩa vụ th́ ta phải hoàn thành chúng một cách hoàn hảo.
Không ai có thể đến dưới chơn Thầy mà lại né tránh hoặc lẫn tránh trách
nhiệm của ḿnh. Một Chơn sư đă từng dạy rằng kẻ nào né tránh chỉ một trách
nhiệm thôi cũng không thể trở thành đệ tử; nhưng y không nên đảm đương thêm
những trách nhiệm trần thế mới nữa. Khi đă đến lúc chín muồi th́ tối thắng
Nhân quả thường phá tan cái chuỗi xích diễn biến. H.P.B. khuyến cáo bà
Besant đừng nối kết lại những ràng buộc mà Nghiệp báo đă phá vỡ cho bà.
Chúng ta phải dành nó cho Sự Sống của Thượng Đế tác động. Browning có ca
ngâm như sau: “Đến đúng lúc tốt đẹp của ngày”, c̣n Shakespeare cũng phản ánh
cùng một tư tưởng ấy qua vở kịch Vua Lear như sau:
“Thế rồi mọi thứ đều chín muồi”,
Hỡi Thượng Đế, con đường của Ngài chứ không phải của con,
Cho dù nó có tối tăm đến đâu đi chăng nữa;
Th́ xin ngài hăy đưa tay dẫn dắt con,
Ngài hăy chọn lựa cho con, con đường của riêng ḿnh”.
Mục tiêu và phương hướng trong cuộc sống nằm trong tay Sự Sống Vĩnh Hằng.
Bổn phận của ta là tiến từng bước một, gọn ghẽ, toàn tâm toàn ư, dũng cảm.
Những diễn biến thông thường trong cuộc đời của người tầm đạo đều khoác lấy
một sắc thái thiêng liêng. Đồng loại của y đều là những mảnh vụn điểm linh
quang của Thượng Đế đang quờ quạng phấn đấu trong bóng tối bên cạnh y; họ
cần được thông cảm đến mức tối đa và y luôn luôn sẵn sàng vươn tay ra hướng
về họ để trợ giúp. Những diễn biến trong cuộc đời, thậm chí chỉ là những
diễn biến nhỏ nhặt đều chứa đầy ư nghĩa v́ y biết rằng đó là Tiếng Nói của
Sự Sống vĩnh hằng ngỏ lời với linh hồn ḿnh. H.P.B. có bảo rằng trong cuộc
đời của người đệ tử không có một diễn biến nào là vô nghĩa và có khi diễn
biến nhỏ nhặt nhất lại đầy ư nghĩa nhất. V́ thế cho nên bà khuyên chúng ta
phải suy nghĩ kỹ về những diễn biến trong cuộc đời ḿnh, cố gắng rút ra một
ư nghĩa của chúng, nghiên cứu chúng để xem chúng có thông điệp ǵ dành cho
sự tăng trưởng của linh hồn ta. Đó là v́ Sự Sống vĩnh hằng chính là Thượng
Đế, mà Thượng Đế lại là T́nh Thương chỉ tác động để cho tương lai ta được
viên măn và cực lạc. Như vậy, dần dần ta mới học được cách đọc hiểu quyển Sổ
Bộ Đời vĩ đại. Việc này c̣n quan trọng hơn nhiều so với việc đọc bất cứ
quyển sách nào được in ra mặc dù việc đọc sách in cũng có thể giúp ta đọc
hiểu Quyển Sổ Bộ Đời lớn hơn.
Liệu ta có chống lại một vấn đề nào không? Ta làm thế nào mà tăng trưởng
được nếu ta chưa bao giờ đối phó với bất cứ vấn đề ǵ. Liệu ta có thích một
điều ǵ đó hơn thế chăng? Có lẽ chỉ Sự Sống vĩnh hằng là biết hơn cả. Có một
cơ hội phụng sự xảy ra. Liệu ta có đảm đương điều đó chăng? Có một người nào
đấy rất thành thật nêu ra sự phản ánh trung thực bởi cái nh́n đăm đăm làm ta
giật ḿnh. Liệu ta có tức tối, chối bỏ điều
ấy hoặc trả thù hay chăng? Hay là ta sẽ hoàn toàn vui vẻ v́ nhờ vậy ta được
mang tới một góc nh́n khác mà chưa bao giờ điều đó xảy ra cho ta? Bây giờ
tôi có thể nh́n lại cuộc đời ḿnh và thấy nhiều chuyện thô lỗ, thậm chí
không tử tế, mà người ta đă từng nói với tôi thực ra đều có cơ sở vững chắc.
Nhưng liệu ta có tử tế chăng? Hay là ta cứ nổi nóng, ghen tuông, lười biếng,
lợi dụng những xung lực rộng lượng? Chơn sư K.H. đă từng viết cho một đệ tử
nhập môn như sau: “Con ơi, điều an ủi lớn nhất và bổn phận trước hết trên
đời này không phải là gây ra đau khổ mà là tránh gây ra đau khổ cho con
người hay con thú”. Nếu ta có bị tổn thương sự qui ngă của ḿnh th́ điều đó
cũng tốt thôi. Cô bé Thérèse ở Lisieux đă từng viết rằng nếu người ta ở ngay
dưới chân chiếc thang mà không thể leo lên được nữa th́ thật là b́nh an, bởi
v́ đâu có ai ganh tị với ta hoặc muốn dành chỗ của ta.
Như vậy bước đầu tiên trên Những Nấc Thang Vàng là “một cuộc sống trong
sạch, cuộc sống lành mạnh, vị tha, viên măn. Nhưng ta hăy dừng lại một lúc
để suy nghĩ về tư tưởng vị tha. Một kẻ nhu nhược, gió chiều nào che chiều
nấy, không phải là vị tha. Chơn
sư K.H. tŕnh bày điều này rất hay như sau: “Con hăy vững như bàn thạch xét
về đúng và sai, hăy luôn luôn chiều ư người khác trong những chuyện
không quan trọng. Biết bao nhiêu
lần ta đă từng thấy trên đời này có sự bất ḥa, bạn bè chia tay nhau, nhà
tan cửa nát, thế mà mọi chuyện ấy đều không thật sự quan trọng! Kẻ “phàm
phu” thổi phồng chuyện tầm thường, suy tôn nó lên thành chuyện vĩnh hằng.
Những người như thế đang mù quáng bị thôi thúc bởi ḷng thèm khát của chính
ḿnh, muốn thống trị người khác bằng ư chí của phàm nhơn ḿnh.
Chơn sư cũng dạy rằng: “Con phải từ bỏ mọi ham muốn sở hữu . . . sẵn sàng
chia tay với bất cứ thứ ǵ và mọi điều ǵ”. Bà Besant đă từng dạy chúng tôi
rằng khi bà xét thấy ḿnh đang tỏ ra quá dính mắc vào bất cứ thứ ǵ th́ bà
bèn xả bỏ. Epictetus có một cách để đối phó với nỗi đau mất mát. Ông yêu cầu
nạn nhân hăy nghĩ rằng ḿnh đă “trả lại nó”. Ngay cả khi một người bạn đau
buồn v́ mất một đứa con gái thân thương th́ ông cũng bảo rằng: “Ồ bạn ơi!
Hăy tự nhủ rằng tôi đă trả nó lại cho chư thần linh thân thương”.
Kẻ nào không có ngă chấp th́ không thể bị thật sự tổn thương. Cách đây nhiều
năm, tôi có biết một người sống cuộc đời rất thánh thiện và dễ thương. Ông
bảo tôi rằng: “Tôi chưa bao giờ bị tổn thương. Nếu có ai nói hoặc làm điều
ǵ đấy có thể gây tổn thương cho tôi th́ tôi lại tự nhủ Fabrizio, ngươi có
tồn tại đâu. V́ vậy làm sao ngươi bị tổn thương được?”.
Hăy có những tư tưởng thanh thản, cao thượng và dễ thương th́ chắc chắn
chúng sẽ có kết quả là một hành động đẹp đẽ vốn b́nh thản, có kiểm soát,
không hấp tấp. Chơn sư yêu cầu một đệ tử trẻ tuổi hăy nghĩ xem y sẽ làm một
công việc ra sao nếu y biết Chơn sư sắp tới giám sát? Ta nên làm mọi việc
của ḿnh đúng theo những phương cách đẹp đẽ ấy.
Đức tính này được gọi là Dama
trong tiếng Bắc phạn và da có
nghĩa là cho ra. Thế th́ chúng ta cho ai mọi hành vi và thành tích của ḿnh?
Ta cho đồng loại của ḿnh nhân danh Đấng Thân Thương. Chơn sư K.H. có viết
thư cho ông C.W.L. “Con hăy làm điều tốt nhân danh ngài và v́ t́nh thương
nhân loại”.
3.
Uparati:
Hăy để mặc cho người khác tự biểu hiện
SANKARACHARYA: Một t́nh huống không tùy thuộc vào ngoại giới.
PHẬT TỬ: Dẹp hết mọi sự ngu tín và mê tín dị đoan.
ANNIE BESANT: Hăy đặt gốc rễ nơi Nhất nguyên, hăy chấp nhận mọi thứ theo
thực tướng của chúng, không tán thành cũng không lên án – hăy học cách không
xét đoán.
Phẩm tính này thường được dịch là “Khoan dung”, nhưng ở đây có một sự thiếu
xác tín nào đấy bởi v́ việc giả định là khoan dung có thể chẳng có ǵ khác
hơn là sự dửng dưng khinh khỉnh. Nếu ta bỏ công phu suy nghĩ kỹ về đức tính
này th́ ắt là gặt hái được nhiều điều đáng kể. Bản thân tôi mô tả nó là hăy
để cho “người khác được thoải mái tự nhiên”. Đây là một trong những thái độ
khó khăn nhất của cái trí, bởi v́ những kẻ nào ưa can thiệp, cải tạo, cải
hóa người khác đều chắc mẫm rằng ḿnh biết điều ǵ tốt nhất cho người khác
và họ đâm ra rất công phẩn nếu thiên hạ không chấp nhận và nghe theo lời
khuyên của ḿnh.
Điều này lại xác nhận bản chất qui ngă của con người.
Mọi mối quan hệ què quặt với tha
nhân và cuộc đời đều bắt nguồn từ óc qui ngă ấy. Chính v́ thế mà tôi thường
bảo rằng ngă chấp nơi con người, “cái tôi” và “cái của tôi” là ḥn đá duy
nhất thật sự làm ta vấp ngă trên con đường tiến tới thiên tính của chính
ḿnh. Đó là v́ thiên tính của ta, “linh hồn thuần khiết” của ta vốn đều hiệp
nhất với mọi linh hồn thuần khiết khác; sự đẹp đẽ và dễ thương của Thượng Đế
trên đời này đang ngóng chờ sự thống nhất của mọi linh hồn thuần khiết để nó
trở thành đặc tính của linh hồn. H.P.B. có dạy rằng người tầm đạo cuối cùng
đạt tới một thái độ tâm trí chẳng phải là yêu (theo nghĩa mà Patanjali gọi
là “luyến ái quá độ”), chẳng phải là ghét (dội lại quá độ), chẳng phải là
thờ ơ. Và mọi “đức tính” đều là thành quả của minh triết (tức tâm thức cao
siêu của thiên tính) v́ các đức tính ấy đều bắt nguồn từ việc cá thể huyền
đồng theo trực giác với tha nhân, cho dẫu phàm ngă của y không hề biết tới
nó. Điều này lại nhắc tôi nhớ tới một phát biểu nổi tiếng khác là ta nên đặt
ḿnh vào địa vị người khác để nh́n thấy như
người khác nh́n thấy, đây là một
quyền năng của tinh thần mà mọi Chơn sư đều có.
Khi ta có thể nh́n thấy như người khác nh́n thấy trong một chừng mực nào đó
th́ ta ắt không thể phạm phải sai lầm là ra sức áp đặt quan niệm của ḿnh
lên người khác, hoặc kết tội y là “sai bét” khi quan niệm của y không khớp
với quan niệm của ta. Đó chẳng những là vẻ đẹp của vũ trụ đồng nhất với Chơn
ngă của ta mà là mọi tội lỗi và nỗi ô nhục của thế gian cũng chính là của ta
luôn. Ánh Sáng Trên Đường Đạo có
cho ta biết rằng hễ ta vứt bỏ cái váy đi th́ tức là ta đă mời gọi cái váy ô
nhục ấy đến cho bản thân ta trong một kiếp khác. Một trong những nhiệm vụ
của các Con người Toàn bích, thậm chí của các đệ tử, là phải “gánh vác một
chút Nghiệp quả nặng nề của thế gian”. Không phải là bằng cách chê trách nó,
khinh thường nó, chối bỏ nó, mà là bằng cách kề vai gánh vác lấy nó như đấng
Ki Tô đă làm. Trong cuộc đời của người đệ tử, không một điều ǵ là xa lạ, là
đáng dội lại, là ngoại lai theo như linh ảnh của Thánh Peter cho biết. Sự
thông cảm và ḷng từ bi của Thượng Đế bao giờ cũng sáng ngời trong tâm hồn
Chơn sư. Và Chơn sư K.H. có dạy, chừng nào ta chưa đạt tới sự thông cảm của
Thượng Đế th́ “tốt hơn ta nên lầm lạc khi đứng về phía ḷng từ bi”. Biết bao
nhiêu lần một người đă mất niềm tin vào chính ḿnh mà lại phục hồi niềm tin
ấy chỉ v́ bạn của y vẫn c̣n tin tưởng và tin cậy vào chính y?
Chúng ta có thể thấy được điều hay ho nhất hoặc ta có thể thấy được điều tồi
tệ nhất nơi mọi người; đó phần lớn chỉ là thói quen của cái Trí. Nhiều người
có thói quen chỉ nh́n thấy điều tồi tệ nhất, chẳng những bới lông t́m vết mà
c̣n hí hửng với điều ấy. Người tồi tệ nhất trên thế gian vẫn c̣n có một điều
ǵ đấy nơi bản thân y là tốt đẹp. Tôi c̣n nhớ trường hợp một kẻ sát nhân đặc
biệt tàn bạo. Kẻ bị kết án ấy có một cô con gái nhỏ rất ngưỡng mộ ông và ông
cũng rất yêu thương nó. Một trong những người tử tế nhất mà tôi đă từng biết
lại là một kẻ bại hoại về t́nh dục. Bất kể một người có vẻ gian tà đến đâu
xét theo biểu kiến th́ luôn luôn vẫn có Thượng Đế ở nơi y, cho dù nó bị chôn
chặt trong ấy và cách tốt nhất để giúp cho người đó là t́m cách đạt được vị
Thượng Đế ấy, đánh thức tỉnh ngài trong nội tâm y. Một người bạn của tôi đă
trải qua đêm cuối cùng trong cuộc đời một kẻ sát nhân c̣n trẻ tuổi bị kết án
tử h́nh và đang bị giam giữ. Y không lắng nghe linh mục tuyên úy hoặc vị
Thống đốc mà b́nh thản bước qua bên kia cửa tử với một câu thơ trên môi ḿnh
và được ghi khắc trong tâm hồn do bạn tôi truyền dạy cho y từ trong
Chí Tôn Ca.
“Con có thể trợ giúp huynh đệ ḿnh thông qua cái mà con có chung với y, đó
là Sự Sống của Thượng Đế . . .
Con hăy học cách đánh thức Sự Sống ấy nơi y, học cách hiệu triệu Sự Sống ấy
nơi y, th́ y sẽ cứu được huynh đệ ḿnh khỏi làm sai” (Dưới
Chơn Thầy). Không phải bằng những sự thật rành rành, không phải bằng
những lời khuyên hoặc bằng lời giáo huấn dài ḍng mà là bằng một thái độ của
tâm hồn cháy bỏng ḷng từ bi; đó không phải là sự đa cảm vốn là sự giả trang
nhu nhược và đầy tai hại của t́nh thương.
Ta hăy để cho mọi người được tự nhiên thoải mái. Công việc của ta là rất
hiếm khi can thiệp. Nếu ta cảm thấy bị thôi thúc phải can thiệp, đam mê ham
muốn bày tỏ ư kiến của riêng ḿnh, ham cải tạo th́ ta hăy nên nhớ điều mà
Starr Daily – bút danh của một người bị kết án tù chung thân vốn đă t́m ra
chơn ngă bị giam giữ - viết như sau: “Có một xúc cảm ích kỷ gây tổn thương
cho người khác. Nó thường được gọi là t́nh yêu. Đó chẳng qua chỉ là bóng
dáng của đấng làm phép lạ. Cũng giống như khoa học, nghệ thuật và sự phát
minh chẳng muốn cải tạo một ai, t́nh thương cũng giống như vậy. Chính v́
không muốn cải tạo người khác cho nên nó mới cảm hóa được người ta. Chính v́
để cho người khác được tự do cho nên t́nh thương mới duy tŕ được lâu bền.
Một người bạn là một người biết thương yêu người khác. Y không lên mặt cao
đạo, bới lỗi, kết án. Y giải phóng và chính những điều mà y giải phóng th́ y
duy tŕ được quan hệ lâu bền. Bạn không thể có điều ǵ nếu bạn không chịu
vứt bỏ đi điều khác. Bạn không thể giải thoát khỏi cái điều mà bạn khư khư
bám lấy. Khư khư bám lấy điều ǵ là lệ thuộc vào điều ấy. Điều mà bạn giải
thoát th́ nó sẽ thuộc về bạn lâu bền. Bạn không lệ thuộc vào nó, v́ bạn đứng
ở phía t́nh thương . . . Mọi điều ở dưới mức t́nh thương đều bao vây và chèn
ép người ta. Chúng gây sức ép, tấn công và làm thương tổn. T́nh thương là
Thực tại, là đấng Giải phóng, là đấng làm phép lạ. Bằng cách khiến cho người
khác được vui vẻ th́ bạn đă cho họ nếm trước thiên đường trên trần thế”. (Giải
thoát của Starr Daily).
Đôi khi t́nh phụ tử và t́nh mẫu tử cũng thuộc loại bấu víu, đeo bám. Ta hăy
đọc một trong những câu chuyện hay nhất trên thế gian,
Sorrel và Con Trai, của Warwick
Deeping. Đây là một bản tường tŕnh kỳ diệu về t́nh phụ tử vốn thật là rộng
lượng, hoàn toàn vị tha, minh triết và do đó đă có được phần thưởng của kẻ
minh triết, được hưởng ứng bằng t́nh thương hoàn toàn đáng tin cậy.
Thế gian ắt khác xiết bao nếu minh triết và ḷng từ bi luôn luôn chế ngự.
Trước hết ta phải minh triết kẻo ḷng từ bi có thể thoái hóa thành thói xấu
đa cảm đa t́nh. Mặt kia của minh triết là bác ái, c̣n t́nh thương vị tha
đồng thời vừa gây cảm hứng vừa sản sinh ra minh triết.
Kinh điển Phật giáo gọi đức tính này là không ngu tín và mê tín dị đoan. Cả
hai thói xấu này phải được siêu việt trước khi ta có thể được Điểm đạo lần
thứ Nh́. Quyển Từ điển Chamber định nghĩa ngu tín là “hết ḷng với một tín
điều hoặc phe phái đặc biệt một cách mù quáng và ngoan cố”. Nó do một thành
kiến sắt đá gây ra và một người nào muốn hiệp nhất với tất cả chúng sinh th́
phải không có thành kiến. Thông
thường th́ thành kiến do người lớn nhồi sọ cho trẻ con. Linh hồn của một kẻ
dũng mănh và độc lập thường bác bỏ thành kiến này khi y trưởng thành. Đối
với một nhà thần nhăn lăo luyện th́ những sự ngu tín này biểu lộ thành những
đốm chết cứng trong hào quang thể trí – một loại “mụn cóc” làm ngăn cản ḍng
chảy năng lượng của Thượng Đế từ trên xuống. Chúng lại sinh ra mê tín dị
đoan. Nhiều giáo điều và công thức tôn giáo đă chết cứng thời xưa th́ ngày
nay lại trở thành mê tín dị đoan. Tôi c̣n nhớ một câu chuyện tức cười mà bà
Besant đă kể cho chúng tôi nghe cách đây nhiều năm dài. Một học giả hiền
triết có một con mèo mà ông rất cưng. Nhưng mỗi khi ông tọa thiền th́ con
mèo cưng ấy lại xán vào ḷng ông. V́ vậy ông đành buộc nó vào chân giường
khi ḿnh ngồi thiền. Các đệ tử chú ư thấy chuyện ấy nhưng v́ rất kính trọng
thầy nên không dám hỏi lư do tại sao. Sau khi thầy từ trần, đám đệ tử mỗi
khi bắt đầu ngồi thiền lại kiếm đâu đó một con mèo rồi lại cũng cột nó vào
chân giường ḿnh!
Khuynh hướng này cũng là “bản chất thường t́nh của con người” và rốt cuộc
đưa tới sự thoái hóa rồi diệt vong của một tín điều tôn giáo. Khi các vị T́
khưu hỏi Đức Phật tôn giáo của ngài sẽ truyền được lâu bao nhiêu, th́ ngài
trả lời: “Nếu mọi chuyện thuận lợi th́ có lẽ được 1000 năm”. Benjamin Kidd
có một điều ǵ đó rất thích đáng để nói về vấn đề này. Ông bảo rằng các hệ
thống tôn giáo và các nền văn minh đều cùng nhau thịnh vượng rồi suy thoái,
v́ tôn giáo cung ứng cái khuôn trí tuệ cho nền văn minh mới chớm nở tuôn đổ
vào.
Nhưng không một huyền bí gia nào bị ràng buộc bởi bất cứ tôn giáo đặc thù
nào mặc dù cá nhân y có thể ưa một hai tôn giáo này hơn các tôn giáo khác. Y
cũng không hề bị ràng buộc bởi bất cứ loại tín ngưỡng hoặc nghi lễ tôn giáo
nào. Nếu y thuộc cái loại h́nh đặc thù ấy th́ y sẽ sử dụng nghi lễ coi là
một phương pháp hợp khoa học để cung ứng “bầu hào quang” và khơi dậy sự trợ
giúp vô h́nh của Deva tức giới Thiên thần, nhưng y chẳng bao giờ coi nghi lễ
là cần thiết cho sự đánh thức và phát triển tâm thức tinh thần.
Y cũng tuyệt nhiên không bị ràng buộc bởi một h́nh thức mới mẻ hầu như mang
tính tôn giáo là một đảng chính trị lớn. Y thuộc về thế giới và tất cả chúng
sinh không loại trừ một ai, v́ vậy y hoàn toàn thoát khỏi mọi sự ngu tín và
mê tín dị đoan. Chơn sư mô tả các giáo điều, tín điều và nghi lễ là những
đường kẽ nằm ngang giúp cho đứa trẻ tập viết, nhưng khi nó lớn lên th́ nó
phải bỏ đi những đường kẻ nằm ngang ấy. Nó phải luôn luôn măi măi không chịu
những sự ràng buộc chèn ép ấy.
4. Titiksha: Cứ để mặc cho mọi việc diễn biến theo tự nhiên
SANKARACHARYA: Chịu đựng mọi đau khổ và phiền năo mà không nghĩ tới việc trả
thù, bác bỏ hay than văn.
PHẬT TỬ: Nhẫn nhục.
CHƠN SƯ K.H.: Vui vẻ, sẵn ḷng chia tay với mọi thứ và bất cứ điều ǵ mà
Nghiệp báo có thể tước lấy của ta.
H.P.B.: Cực kỳ dửng dưng với điều được gọi là vui sướng hoặc đau khổ.
ANNIE BESANT: Sức mạnh thầm lặng giúp ta có thể chịu đựng mọi cơn chấn động,
mọi sự tŕ hoăn.
TIẾNG NÓI VÔ THINH:
“Hỡi ứng viên, con hăy kiên nhẫn v́ kẻ nào không sợ thất bại th́ kẻ ấy cũng
không tranh thủ thành công”. (137).
THÁNH CATHERINE ở
Tôi đă gọi nó là “cứ để cho mọi việc diễn tiến tự nhiên” hoặc kiên định
trong mọi t́nh huống. Thật dễ hiểu là thái độ tâm trí này phần lớn là kết
quả của việc phát triển Viveka và
Vairagya. Ở đây cũng đúng chỗ để
thắc mắc xem các diễn biến là ǵ? Và thế nào là luật Nhân quả gây ra các
diễn biến ấy?
Các diễn biến là hậu quả của các Định luật Thiên nhiên, nói theo danh từ tôn
giáo th́ Định luật Thiên nhiên là Ư chí của Thượng Đế. Chúng vốn bất di bất
dịch, chẳng bao giờ thay đổi. Cách đây hàng triệu năm chúng cũng tác động y
hệt như ngày nay. Cả triệu năm sau này th́ chúng cũng thế thôi. Theo lời
Kinh thánh th́ Thiên Chúa “không hề thay đổi, chẳng hề sáng nắng chiều mưa”
(Thánh James 1:17). “Đó là v́
dưới mắt ngài th́ một ngàn năm năm cũng chỉ mới là ngày hôm qua” (Thánh
Vịnh 90:4). Cứ thế măi, ngày hôm qua, ngày hôm nay và đời đời như vậy” (Thánh
thư Hebreux 13:8). Sự chắc chắn vĩnh hằng của ta vốn ở nơi các định luật
ấy. “Thượng Đế” không hề đổi ư. Nếu ta hiểu và tuân theo những định luật này
th́ ta ắt gặt hái được sự an b́nh và viên măn. Nếu do vô minh và nhu nhược,
ta không tuân theo định luật th́ ta ắt chuốc lấy bệnh tật rồi chết chóc.
Ngày nay mọi người đều quen thuộc với một số định luật về sức khỏe. Khi ta
tuân theo những qui luật ấy th́ ta có được nghị lực, niềm vui và không bị
đau đớn trong sinh hoạt; khi ta không tuân theo những qui luật ấy th́ ta bị
khốn khổ rồi rốt cuộc chết. Hậu quả có thể phải nhiều năm mới xảy ra, nhưng
chắc chắn nó sẽ xảy ra. “Hăy tin chắc rằng tội lỗi của con sẽ trở lại tóm
bắt con”. (Thánh thư Số mục,
32-33).
Tiến thêm một bước nữa ta hăy ngộ ra được rằng trong bản thể xúc động và tâm
trí của ta cũng có định luật bất di bất dịch. Năng lượng được phóng ra ở bất
cứ cơi tồn tại nào đều tạo ra kết quả thích hợp của nó trên cơi ấy và những
cơi khác. Khoa học đă gọi tác dụng của Định luật vượt trên hết các Định luật
này là “tác động và phản tác động”, “lực và phản lực”. Nhờ sự phổ biến giáo
huấn của khoa học, loài người đă bắt đầu ít nhiều “biết về định luật”. Chúng
ta đang trở nên biết về định luật của cả cơi tâm lư và tinh thần nữa. Các
bậc đại Đạo sư từ Lăo tử xuống tới Đức Phật đều mô phỏng đối thể tinh thần
bằng lời lẽ giống hệt như vậy, chẳng hạn như Đấng Ki Tô dạy: “Điều ǵ con
muốn người khác làm cho ḿnh th́ con hăy làm cho người khác: v́ đó là định
luật của các đấng tiên tri” (Phúc âm
theo thánh Mathieu 7:12). “Con đừng xét đoán kẻo con sẽ bị xét đoán. Đó
là v́ con xét đoán người khác ra sao th́ người ta cũng xét đoán con như vậy;
con cân, đong, đo, đếm người khác như thế nào th́ người ta cũng cân, đong,
đo, đếm con như vậy”. (Phúc âm theo
Thánh Mathieu 7:1). Điều này đă được gọi là Qui tắc Vàng và mọi kinh
điển trên thế giới đều xiển dương nó.
Định luật tác động và phản tác động chi phối thế giới gồm ba phần là thân,
tâm và trí. Một khi tư tưởng được sinh ra, một khi xúc cảm được tạo ra, một
khi lời nói được thốt ra hoặc một hành vi được làm ra th́ một lực đă được
phóng vào vũ trụ mà ta không thể thu hồi lại được. Và bởi v́ nó được sản
sinh ra theo quan điểm cá nhân cho nên tất yếu một ngày nào đấy ở một nơi
nào đó nó sẽ trở về với người sinh ra nó. Có thể là ngày mai hoặc 10 năm nữa
hoặc hoặc vài kiếp nữa tùy theo bản chất và sức mạnh của lực được phóng ra
nhưng nhất định nó thế nào nó cũng trở lại. “Con hăy ném bánh ḿ lên ḍng
nước [cuộc đời hằng trôi chảy]: bởi v́ sau nhiều ngày con sẽ t́m lại thấy
nó”. (Thánh thư giáo sĩ 11:1).
Bởi v́ chúng ta tác động theo quan điểm cá nhân phàm ngă trong biết bao
nhiêu kiếp cho nên tất cả chúng ta đều sinh ra một khối lượng phản động vô
cùng lớn. Các Đấng Lipika tức
Nghiệp quả Tinh quân, tức Thiên thần Ghi Sổ Bộ Đời theo thuật ngữ của Ki Tô
giáo, ghi chép một bản tường tŕnh hầu như chính xác theo toán học về những
lực đă sản sinh ra ấy. Bản thân ta cũng ghi chép chúng vào bất cứ lúc nào.
Cũng dễ hiểu cách thức thực hiện điều ấy. Ta biết rằng không thể có một
chuyển động nào hoặc sự tiêu phí thần lực nào mà không sinh ra một kết quả
tương ứng và thần lực ấy được phóng ra thành những ṿng tṛn nhịp nhàng. Khi
ta nói th́ giọng nói của ta tạo ra những ṿng tṛn tuần hoàn theo nhịp điệu
trong không khí. Tai ta đă được thích ứng để tiếp thu những ṿng tṛn ấy cho
nên ta mới “nghe thấy”. Nhưng khi ta suy nghĩ hoặc cảm xúc th́ sự việc cũng
xảy ra giống hệt như thế. Lúc bấy giờ các ṿng tṛn tuần hoàn theo nhịp điệu
được phóng ra trong một loại vật chất tinh vi hơn mà các giác quan của thể
xác không nh́n thấy được, nhưng chúng vẫn có thực và thậm chí có tác dụng
c̣n mạnh hơn những đối thể của chúng trên cơi trần.
Thế mà mọi rung động vật lư đều lập nên một nhịp điệu tương ứng trong thế
giới thông linh bao xung quanh ta. Ta hăy h́nh dung một hành vi, một lời nói
hoặc một tư tưởng vang dội hết cơi này sang cơi khác lồng vào nó cho đến khi
nó đạt tới cái nền tảng tối hậu của vật chất được gọi là Tiên thiên khí
(Akasha), ở đó hằng hữu Tiên thiên kư ảnh. Bằng cách này ta tự tay viết nên
số phận tương lai của chính ḿnh. Các Nghiệp quả Tinh quân không coi ta là
cá nhân. Các ngài chỉ thấy những thần lực được sản sinh ra mà các ngài có
nhiệm vụ phải hóa giải để tạo ra sự thăng bằng trở lại.
Thánh Phao lồ gọi luật tác động và phản tác động này là “luật về tội lỗi và
sự chết”. Nhưng “tội lỗi” ǵ mới được chứ? Từ lâu rồi huyền bí gia đă ngộ ra
được rằng không hề có tội lỗi theo như ta thường hiểu mà chỉ có “sự thiếu
phát triển”. “Nguyên tội tổ tông” duy nhất mà tất cả chúng ta đều chịu đựng
là “thiếu tri thức đúng đắn”, mà vô minh ấy lại bắt nguồn từ sự thiếu phát
triển. Liệu đứa trẻ con có được tri thức và kinh nghiệm của cha nó chăng?
Chính từ ngữ tội lỗi trong tiếng Hebrew nguyên bản không hàm ư là một điều
ǵ đó đáng chê trách mà chân ư nghĩa của nó dường như thể là một người bắn
cung nhắm vào bia nhưng v́ bất tài nên đă bắn lệch hồng tâm. Như vậy, do vô
ḿnh và thiếu kinh nghiệm con người phạm tội và phải trả giá cho sự lỗi lầm
ấy bằng sự đau khổ, đắng cay. Nhưng sự đau khổ ấy không hề tiêu diệt y mà
chỉ chữa trị cho y. Nhờ vậy người bác sĩ giải phẫu trên trời đă chữa được
căn bệnh mù nguyên thủy. “Sự gian ác của chính con sẽ sửa phạt con và sự tái
phạm của con sẽ quở trách con”. (Thánh
thư Jemiria 2:19). Kết quả của mọi việc không tuân theo những định luật
lớn trong thiên nhiên đều là đau khổ, nhưng H.P.B. gọi đau khổ là “ông Thầy
đánh thức được tâm ta”. Ta hăy suy nghĩ một lúc xem sao? Liệu có cái loại
thế giới nào không có tội lỗi và phiền năo? Lúc bấy giờ tất cả chúng ta sẽ
là một loại người máy chứ chẳng bao giờ Đứa Con của Đấng Tối Cao tự biên tự
diễn. Bà Besant đă từng một lần bảo tôi: “Khi tôi nh́n lại suốt một quăng
đời dài th́ bây giờ tôi sẵn ḷng bỏ hết mọi niềm vui nhưng tôi không chịu bỏ
đi một nỗi phiền năo của ḿnh bởi v́ tôi học hỏi được nhiều nhất từ mớ phiền
năo ấy”. Cổ nhân người Celt có nói tới một người chịu đau khổ rất nhiều là
một kẻ đang tu tâm dưỡng tánh. Thi sĩ Keats đau khổ rất nhiều và ông có viết
thư cho người bạn như sau: “Bạn có hiểu chăng một thế giới đau khổ và rắc
rối cần thiết xiết bao để dạy dỗ cho trí thông minh biến nó thành một linh
hồn?”
Định luật “tội lỗi và chết chóc” chỉ chi phối phàm ngă khi người ta đạt tới
Con đường Phản bổn Hoàn nguyên th́ người ta bắt đầu siêu việt phàm ngă và
định luật cho ra thay v́ vơ vào bắt đầu tác động; nhờ đó Tinh thần thức tỉnh
chiếu sáng ra một ánh quang huy bao trùm vạn vật, đă có một định luật khác
thay thế cho nó. Đó là v́ định luật của Tinh thần hằng sống nơi Đấng Jesus
Ki Tô đă giúp cho tôi giải thoát khỏi luật tội lỗi và chết chóc”. (Thư
gửi Roma 8:2). Từ nay trở đi linh hồn hiệp nhất với mọi chúng sinh và
các phản ứng của phàm ngă không c̣n ư nghĩa ǵ đối với nó nữa. Nhờ đă vượt
lên trên tác động của luật Nghiệp quả cho nên giờ đây linh hồn có thể hiểu
được phương thức vận hành của nó. “Người ta chưa nghiên cứu được phương thức
vận hành thật sự của luật Nghiệp quả nếu đệ tử chưa đạt tới mức những phương
thức ấy không c̣n ảnh hưởng tới ḿnh nữa. Điểm đạo đồ có quyền đ̣i hỏi bí
mật thiên nhiên và biết được qui luật chi phối sự sống của con người. Y đạt
được quyền này bằng cách thoát ra khỏi những giới hạn của thiên nhiên và
giải thoát ḿnh ra khỏi những qui luật chi phối cuộc sống của con người. Y
đă trở thành một bộ phận của yếu tố thiêng liêng được công nhận và không c̣n
chịu ảnh hưởng của cái tạm bợ phù du nữa. Lúc bấy giờ y mới biết được những
định luật chi phối t́nh huống tạm bợ phù du”. (Ánh
Sáng Trên Đường Đạo, phần nói về Nghiệp quả).
Có ba loại phản ứng theo phàm ngă. Có những phản ứng nhỏ mọn theo kiểu
“thanh toán tại chỗ” trong sinh hoạt hằng ngày. Bị “đau răng” không phải là
do kiếp trước, đó là quả báo nhăn tiền ngay trong kiếp này. Những diễn biến
Nghiệp quả xuất phát từ kiếp trước đều là những diễn biến mang tính bước
ngoặt bất ngờ xảy ra trong cuộc sống của hầu hết mọi người. Những diễn biến
này có thể được biểu thị qua một lá số tử vi được lập thành chính xác. Đó là
những phản tác động mà những Nghiệp quả Tinh quân đă chọn sẵn để cho Chơn
ngă luân hồi phải đối phó trong kiếp tới, nó bao gồm chủng tộc, địa vị trong
cuộc sống, cha mẹ, anh chị em và những cơ hội hoặc tai họa bất ngờ. Xin
trích dẫn kinh Coran: “Số phận của mỗi người đă được treo kè kè ngay cổ y
vào lúc ra đời”.
Thế rồi có một loại thứ ba là
Sanchita tức Nghiệp báo “tích lũy”. Thứ này bao gồm những phản tác động
nặng nề xuất phát từ một quá khứ lâu dài nhưng bị các đấng Thiên thần Ghi Sổ
Bộ Đời (Nam Tào Bắc Đẩu) tŕ hoăn lại cho đến khi Chơn ngă đă đủ mạnh để học
hỏi được một điều ǵ đấy từ đó: “Thượng Đế là đấng trung tín, ngài ắt không
để cho con phải chịu cám dỗ nhiều hơn mức con chịu đựng nổi”. (Thư
thứ nhất gửi tín hữu Cor. 10:13). Nghiệp quả tích lũy này bao gồm những
phản tác động nặng nề đối với nhiều hành vi phản xă hội của ta trong quá khứ
vô minh khi tŕnh độ phát triển tinh thần của ta c̣n kém xa bây giờ. Nếu có
giáng xuống ngay tức khắc lên linh hồn c̣n non nớt th́ nó ắt đè bẹp y. V́
thế cho nên thật là từ bi khi tŕ hoăn nó cho đến lúc linh hồn đă đủ dũng
mănh để chẳng những không bị đè bẹp mà c̣n được nó tẩy trược nữa. Chính v́
thế mà Thượng Đế được ví như một “ngọn lửa thanh tẩy”.
Nhưng khi người ta chuyển chú tâm sang Thánh đạo, tiến tới quả vị Chơn sư
th́ toàn bộ cái sức mạnh của quá khứ ấy phải được thanh toán th́ ngài mới
giải thoát được. Quyết tâm thật sự của ngài giống như một lời thỉnh nguyên
dâng lên các Nghiệp quả Tinh quân và các Nghiệp quả Tinh quân đáp ứng bằng
cách ban cho ngài nhiều hơn Nghiệp quá khứ ấy để chỉnh sửa lại. Đây là một
định luật huyền bí trong huyền bí học cho thấy tại sao người tốt bụng và
thanh khiết lại dường như rất thường bị những tai họa không đáng có với
ḿnh, đó cũng là lư do tại sao cần phải có ḷng quả cảm vô biên trên con
đường nhồi quả này. H.P.B có nói: “Điều mà huyền bí gia chân chính mưu cầu
không phải là kiến thức, sự tăng trưởng, hạnh phúc hoặc uy quyền cho bản
thân; mà là trở nên có ư thức
rằng sự hài ḥa của điều ḿnh là một thành viên đă bị phá vỡ nơi ngoại giới
th́ ḿnh phải mưu t́m phương tiện để biến sự bất ḥa ấy thành ra sự hài ḥa
cao hơn nữa”.
Và Giáo Lư Bí Truyền có dạy:
“Chính con người đă hoạch định và tạo ra các nguyên nhân, c̣n luật Nghiệp
báo điều chỉnh các hậu quả; sự điều chỉnh ấy không phải là một tác động mà
là sự hài ḥa của vũ trụ bao giờ cũng có khuynh hướng trở lại vị thế nguyên
thủy giống như một cái cành cây bị uốn cong quá mức về phía này th́ sẽ bật
ngược trở lại với một sức mạnh tương ứng” (Giáo
Lư Bí Truyền, quyển II, trang 319).
Thế mà đâu là những diễn biến của cuộc đời đúng như chúng đă xảy ra? Đó đều
là sản phẩm của Định luật cao cả vốn là ư chí của vũ trụ vận động hướng về
một diễn biến thiêng liêng xa vời nào đấy. Khi nhận ra được điều này th́
người đệ tử làm hết sức ḿnh để cộng tác với nó bằng cách thật thanh thản và
kiên định trong mọi hoàn cảnh thăng trầm của cuộc đời. Y không than khóc
trước một số phận bất lợi. Y phấn đấu để “t́m hiểu” và vận dụng mọi hoàn
cảnh mưu cầu lợi ích cho tha nhân và phát triển những đặc trưng chân chính
của bản thân. Vị Tu viện trưởng già người Pháp, Đức Cha Causade có bảo rằng
Thượng Đế ngỏ lời với con người y như ngài luôn luôn làm thế. Ngài ngỏ lời
với con người qua những diễn biến trong sinh hoạt hằng ngày và ngỏ lời với
các quốc gia qua những diễn biến mang tầm vóc vũ trụ. Trong một bức thư
riêng H.P.B. có viết như sau: “Trong cuộc đời của mỗi Thông Thiên Học giả
hoàn toàn tha thiết đều có một
chuỗi xích nhân quả liên miên”.
Bà viết tiếp: “Chẳng ai trong quí vị đă từng nghĩ tới việc quan sát, nghiên
cứu rồi lợi dụng những bài học bao hàm trong đó, cái lưới trời lồng lộng
được đan bện xung quanh mỗi người trong quí vị, thế nhưng cái mạng lưới vô
h́nh ấy vẫn cứ sờ sờ ra (trước mắt kẻ nào biết nh́n cách vận hành của nó) y
một quyển sách mở ngỏ, linh thiêng trong ánh sáng thần bí bao xung quanh quí
vị mà quí vị có thể học được,
thật vậy, thậm chí những người chưa có quan năng thần nhăn nữa cũng vẫn học
được.
Chẳng biết tại sao quí vị lại chưa bao giờ theo dơi (ngay cả đă được trợ
giúp bằng những quan năng lư luận và quan năng của óc phàm chứ chưa nói tới
cái trí vô sư thuộc tinh thần) những điều ghi chép thường nhật trong sinh
hoạt của mọi người quí vị, những diễn biến nhỏ nhặt vốn là quyển kinh sống
động cho quí vị học? . . . Tôi biết rằng Chơn sư đă đẩy nhanh (mà không can
thiệp vào Nghiệp quả) và trong trường hợp khác lại tŕ hoăn một số diễn biến
cùng với những điều bất ngờ trong cuộc đời của tất cả quí vị nào muốn tha
thiết và chân chính. Nếu quí vị chú ư tới những diễn biến nhỏ nhặt và ngẫu
nhiên ấy th́ chỉ nội sự vận hành của chúng thôi cũng có thể tiết lộ cho quí
vị thấy một bàn tay vô h́nh đang dẫn dắt quí vị.
“Qui tắc trước hết trong sinh hoạt hằng ngày của một học viên Huyền bí học
là không bao giờ rời chú tâm khỏi những hoàn cảnh nhỏ nhặt nhất có thể xảy
ra trong cuộc đời của chính ḿnh cũng như các bạn đồng nghiệp khác . . . cho
dù hoàn cảnh ấy có liên quan hay chăng tới những đeo đuổi tâm linh của ḿnh
. . . Bạn nên thực hiện điều này ít ra là mỗi tuần một lần. . . Đó là v́ một
khi được so sánh và tổng kết th́ những diễn biến này – những diễn biến tầm
phào nhất thường là những diễn biến soi sáng nhất - ắt tiết lộ cho bạn nhận
thức được lộ tŕnh mà bạn phải đi theo . . . Nó tập trung chú tâm lên những
định luật chi phối các diễn biến đơn giản nhất trong cuộc sống . . . Nó thu
hút chú tâm ra khỏi những sự việc ắt chỉ can thiệp vào việc rèn luyện trí
tuệ; nó làm bén nhạy và phát triển trực giác khiến cho bạn dần dần nhạy cảm
hơn với những thay đổi nhỏ nhất trong ảnh hưởng tâm linh của bậc Đạo sư.
Mỗi khi có một học viên tha thiết muốn gia nhập Hội Thông Thiên Học th́
trong cuộc đời y chẳng có một hoàn cảnh nào là vô nghĩa hoặc tầm phào bởi v́
mỗi hoàn cảnh là một liên kết được cố ư xếp đặt vào trong chuỗi diễn biến ắt
phải đưa y tới trước Cánh Cổng Vàng. Mỗi bước tiến – mỗi người mà y gặp gỡ,
mọi lời nói được thốt ra, đều có thể là một lời được cố ư đưa vào trong ngôn
ngữ thuộc ngày ấy với mục đích cung cấp một tầm quan trọng nào đó cho chương
sổ bộ đời mà nó thuộc về và đó là một ư nghĩa nghiệp báo nào đấy trong quyển
sổ bộ đời”.
Đây là những lời lẽ mầu nhiệm, chúng nhắc tôi nhớ tới những lời tương tự mà
bà Besant đă từng nhắc tới. Một người nào đó đă hỏi bà làm thế nào mà họ có
thể biết được Chơn sư muốn họ làm ǵ? Bà trả lời: “Hăy quan sát hoàn cảnh
của bạn, v́ nếu bạn đă hoàn toàn hiến ḿnh cho việc phụng sự Chơn sư th́ bạn
đă cung cấp cho ngài một đặc quyền nào đó – không phải để thay đổi Nghiệp
quả của bạn v́ ngài chẳng bao giờ làm như vậy – mà sắp xếp lại một vài diễn
biến trong đó”.
Cuộc đời, nhất là cuộc đời hiến dâng thật là mầu nhiệm, quan trọng và vinh
quang xiết bao bất kể nó ở trong hoàn cảnh nào, bởi v́ chính Tiếng nói của
Thượng Đế và Chơn sư dẫn dắt chúng ta. Trong bức thư xuất sắc của Chơn sư
K.H. gửi cho ông Judge, ngài cũng nói như vậy: “Mong sao đức tin (vốn là vô
sư trí) sẽ dẫn dắt con trải qua cuộc sống giống như con chim bay trong không
trung – một cách chẳng nghi ngờ ǵ hết”.
Uparati
và Titiksha chúng là ǵ nếu chẳng
phải là để cho con người được hạnh phúc và hoan hỉ khi sống theo thực chất
của ḿnh và cũng là để cho các diễn biến xảy ra tự nhiên?
5. Samadhana:Toàn tâm toàn ư
SANKARACHARYA: Thường xuyên định trí vào Tinh thần thuần khiết.
PHẬT TỬ: Chánh niệm
KI TÔ HỮU: “Nếu mắt con là chất phác th́ trọn cả cơ thể con sẽ tràn ngập ánh
sáng”. (Phúc âm theo thánh Mathieu 6:22)
CHƠN SƯ K.H.: Một mục đích duy nhất (Nhất tâm)
H.P.B.: “Người đệ tử phải đặt hết mọi ham muốn của ḿnh tập trung vào việc
thủ đắc tinh thần sao cho toàn bộ khuynh hướng trong bản chất của y đều đi
theo chiều hướng đó”.
T́nh đơn nhất này của chủ đích thật sự cấu thành cái “sự chất phác của tâm
hồn” khiến cho con người “thấy được Thượng Đế”. Và làm thế nào mà ta mô tả
được cái mục đích nhất tâm ấy. Đó chắc chắn không phài là mục đích của phàm
nhơn mà là mục đích của Đấng Vĩnh Hằng nội tâm, nó điều động toàn thể thần
lực trong bản chất con người đi theo
một chiều duy nhất, hướng về sự thực chứng Vĩnh Hằng và Thiên Tính. Sự
an bài toàn lực ấy tạo ra những Nghiệp quả lớn lao. Trong đời của một người
hoàn toàn hiến dâng th́ các diễn biến xảy ra nhanh chóng và rơ ràng với
quyền năng gia tăng. Ta có thể thấy sự kiện này ngay cả trong cuộc đời của
một kẻ phàm phu đầy tham vọng với chủ đích và ư chí không nao núng. Khi được
hướng lên trời th́ đó không phải là ư chí chiếm hữu, thành tựu, vươn tới mà
là việc linh hồn mở ra một sự dễ thương và chân thật khi nó lờ mờ cảm thấy.
Sự thực chứng nghĩa là biến Thực tại thành Sự Thật. Thực tại là Sự Sống Nhất
Như, là Tâm thức Nhất như ẩn trong Tâm Sự Sống. Với trọn cả sức lực trong
bản thể, tâm và trí của người tầm đạo đều hướng về đó và điều này trở thành
thái độ quen thuộc của ḿnh cho dù đang thức hay ngủ.
Những diễn biến thông lệ trong cuộc đời đều có được một ư nghĩa khác, chúng
có tầm quan trọng bớt đi. Biết bao nhiêu người bị xáo trộn về những chuyện
rất lặt vặt. Người rắp ranh làm huyền bí gia có thái độ đầy triết lư về
những sự lo âu nhỏ nhặt và những mất mát trong đời sống hằng ngày. Y cũng
không phạm lỗi lầm nghĩ rằng bất cứ điều ấy đều có thể cản trở sự tăng
trưởng của ḿnh. Chơn sư K.H. có viết như sau: “Việc giàu hay nghèo, thuộc
giới thượng lưu hay hạ lưu đều không ảnh hưởng ǵ tới nó, v́ tất cả đều là
Nghiệp quả. . . Chính con người nội
giới, tính linh, sự soi sáng cho óc phàm nhờ vào ánh sáng của trí tuệ
tinh thần tức thiêng liêng mới là sự thử thách”. (Thư
của Chơn sư gửi A. P. Sinnett, trang 120).
Như vậy ta nên nhớ - nhất là trong buổi đầu của giai đoạn làm đệ tử - rằng
môi trường xung quanh và các diễn biến không quan trọng, v́ “đường đạo” là
vấn đề thái độ của tâm trí chứ không phải hoàn cảnh ngoại giới. Người tầm
đạo sinh hoạt giống như bất kỳ người nào khác với cùng bổn phận và hoàn cảnh
như người khác, nhưng y có thái độ khác hẳn đối với những thứ ấy. V́ cuộc
đời của y đă tận hiến cho Chơn sư
và Sự Sống Bản Thể vốn là Thượng Đế, cho nên mọi bổn phận đều được
làm tṛn theo đúng cá nhân và hoàn hảo. Đức Chí Tôn Sri Krishna đă mô tả rất
hay khía cạnh này của Karma Yoga: “Con làm bất cứ điều ǵ, thực hành bất cứ
phép khổ hạnh nào . . . th́ con hăy làm điều ấy coi như tận hiến cho Ta”. (Chí
Tôn Ca, 27-28).
Y ngộ ra được rằng ḿnh là một khớp răng nhỏ trong bánh xe Sự Sống Vũ Trụ và
y làm việc đến với ḿnh theo khả năng của ḿnh. Sự Sống Thiêng Liêng của
Thượng Đế có ở trong mọi điều huy hoàng cũng như ở trong “tṛ bạc bịp”. Do
đó, công việc của y cho dù thấp hèn hay buồn tẻ đến đâu đi chăng nữa th́
cũng đều là công việc của Chúa và là một phần trong hoạt động của vũ trụ.
Đối với hoạt động của vũ trụ th́ chẳng có ǵ lớn hoặc nhỏ, cao hoặc thấp.
Một thái độ như thế mang lại sự b́nh an cho tâm trí. Mọi thứ đều là Sự Sống
của Thượng Đế, mọi thứ đều thuộc về Ngài. “Con sẽ giữ cho
ngài được hoàn toàn an b́nh, tâm
trí ngài ắt sẽ an trụ
vào con”. (Thánh
thư Isaiah 26:3). Đối với chuyện đó không có sự độc quyền v́ mọi vật đều
được bao hàm trong đó. Nó giống như phép tham thiền cổ điển của Đức Phật –
trước hết là Từ, Bi rồi Hỉ và cuối cùng kết quả của ba thứ đó là Xả: hoàn
toàn dửng dưng, thanh thản với số phận và hoàn cảnh của chính ḿnh. Theo như
Chơn sư gọi th́ nhất tâm có nghĩa là kiên định không thiên lệch về một trong
các cặp đối đăi. Kẻ nào có được đức tính ấy th́ sẽ được ban cấp cho mọi thứ,
c̣n kẻ nào không có đức tính ấy th́ sẽ bị tước đoạt mất ngay cả những ǵ
ḿnh đang sở hữu.
Trong quyển Sự Trang điểm của phép
phối ngẫu Tinh thần, thần bí gia xứ Flemish, Jan Ruysbroek có diễn tả
thái độ toàn tâm toàn ư ấy và kết quả của nó thật tuyệt vời. Ông viết: “Mọi
nghĩa cử cho dù nhỏ nhặt đến đâu đi nữa, nếu được hướng lên Thượng Đế với
một ư hướng chất phác ắt gia tăng Tính Giống như Thượng Đế nơi ta và đào sâu
nơi ta ḍng chảy của sự sống vĩnh hằng.
Sự định hướng chất phác tụ tập lại qua tính đơn nhất của Tinh thần mọi quyền
năng tản mác của linh hồn để nối kết Tinh thần với Thượng Đế. Chính sự chất
phác này đă đưa tất cả trở về với Thượng Đế và khiến cho các đức tính của ta
được tận hiến cho Ngài.
Trong mọi hành động trên đời, ta phải bám lấy sự chất phác ấy, phải trau dồi
và thực hành nó hơn mọi thứ khác. Chính đức tính này đưa con người tới trước
mặt Thượng Đế, mang lại ánh sáng và sự can đảm, giải thoát y khỏi mọi nỗi sợ
hăi hăo huyền và vô căn cứ ngay cả ngày hôm nay lẫn vào Ngày Phán Xét. Chính
Chúa đă nói tới đôi mắt chất phác ấy mang lại ánh sáng cho trọn cả cơ thể,
trọn cả cuộc đời hoạt động và giải thoát ta ra khỏi chốn gian tà . . . cuối
cùng chính tính chất phác ấy mang lại toàn thể hoạt động sống c̣n của ta
dâng lên cho Thượng Đế , uốn nắn ta giống như Ngài một cách trung thực hơn
nữa từ giờ này sang giờ khác.
6. Shradha: Đức tin
SANKARACHARYA: Tin tưởng cực kỳ mănh liệt vào giáo huấn và vào Sư phụ.
PHẬT TỬ: Tín
CHƠN SƯ K.H.: Tin tưởng, tin cậy vào Chơn sư và vào bản thân ḿnh
Trong bức thư nổi tiếng gửi ông Judge, Chơn sư K.H. có định nghĩa “đức tin”
một cách tuyệt vời. Ngài viết: “Con đừng trông mong kết quả, đó chỉ là một
dạng quyền lực, khi tinh tấn con chỉ cầu mong đạt tới gần hơn trung tâm sự
sống (trung tâm này ở vũ trụ cũng giống như ở bản thân con) vốn khiến cho
con không mang tới việc liệu ḿnh mạnh hay yếu, có học hay thất học . . .
Con hăy hít vào cái thần khí của sự sống cao cả đang rộn ràng trong tất cả
chúng ta và mong sao đức tin (vốn là vô sư trí) sẽ dẫn dắt con trải qua cuộc
đời giống như một con chim bay giữa không trung với niềm tin tuyệt đối”.
Chơn sư đặt đức tin dựa vào cái ǵ? Đó không phải là tính cả tin, mù quáng,
mà trong bức thư cuối cùng gởi cho Tiến sĩ Besant ngài bảo nó chỉ “sinh ra
đạo đức giả”. Đó cũng không phải là việc quả quyết đầy giáo điều về bất kỳ
tín ngưỡng nào. Tôi biết có những người bảo tôi rằng Thượng Đế đă ban cho họ
thiên hướng tín ngưỡng ngụ ư là họ có khả năng tin được những điều không thể
có được. Chỉ có mỗi một điều mà chúng ta nên tin tuyệt đối đó là phải tin
Tiếng nói của Thiên tính thuộc chính ta, đó là “vô sư trí”, vốn là mệnh lệnh
của tự ngă sâu thẳm của ta. Muốn “nghe” được tiếng nói ấy ta phải gở bỏ
nhiều lớp thành kiến, tín ngưỡng, giáo điều và công thức theo truyền thuyết.
Người ta đă gieo rắc sự khủng bố và tàn ác khiếp sợ chỉ bằng cách áp đặt lên
người khác một tín ngưỡng đầy giáo điều đến nỗi các lănh tụ và các huấn sư
đều nhồi sọ niềm tin sợ hăi và sự lo âu hăo huyền v́ vô minh và v́ mù quáng
giống như kẻ mù dắt lũ đui.
Bên ngoài bản thân ta không có đấng cứu thế. H.P.B. có nói: “Có một định
luật vĩnh hằng là không có một quyền năng nào bên ngoài con người có thể cứu
chuộc được y”. Rốt cuộc th́ chẳng ai cứu chuộc được ta ngoại trừ Tinh thần
ta đă thức tỉnh mà thánh Phao lồ gọi là “đấng Christ nơi các bạn, niềm hi
vọng vinh quang”. Tiếng Nói Vô Thinh
(250) có dạy: “Mọi thứ nơi con người đều vô thường ngoại trừ bản thể
thuần khiết sáng chói A lại da”, nó được gọi là “Sư phụ duy nhất”;
Tiếng Nói Vô Thinh c̣n cho ta
biết rằng “Ánh sáng từ Sư phụ DUY NHẤT, Ánh sáng duy nhất của Tinh thần
không hề phai lạt, phóng ra chùm tia sáng chói lọi ngay từ lúc đầu chiếu lên
đệ tử. Các tia của nó xuyên xỏ qua đám mây vật chất mờ tối nhất” (80). Ta
hăy cố linh cảm điều mà ta thật sự
biết trong thâm tâm. Và mặc dù lập luận về nó thật là điên rồ và chẳng có
ích lợi ǵ hết, nhưng trong im lặng ta có thể biết được ḿnh đặt sự tin cậy
dựa vào đâu.
Chẳng lẽ ta không đặt sự tin cậy vào chính Sự Sống Bản Thể mà Giáo sư
Radhakrishnan gọi là “Thượng Đế”. Sự sống vốn vĩnh hằng và bản thể sâu kín
nhất của ta luôn luôn là một bộ phận của nó và Sự Sống ấy đang tuôn chảy
hướng về sự cực lạc vị lai của ta. Trên bề mặt sự sống ấy dường như thường
là một bi kịch nhưng trong thâm tâm đó là một bài ca vĩnh hằng.
Ánh Sáng Trên Đường Đạo bảo Điểm
đạo đồ hăy lắng nghe Bài ca Sự sống ấy mầu nhiệm xiết bao trước hết của
những ǵ trong nội tâm ḿnh, v́ khi y đă nghe được nó trong nội tâm th́ y ắt
có thể nhận ra được nó nơi những người khác nữa. Và nó đ̣i hỏi ta phải dùng
cái trí năng tha thiết và cái nhận thức tinh thần không bị che phủ - mà Chơn
sư có nhắc tới – để nghiên cứu nó.
Điểm đạo đồ dùng cái trí tuệ thuần khiết ấy nghiên cứu tâm hồn của mọi người
và sự sống thường xuyên biến động xung quanh ḿnh bởi v́ nó được tạo thành
tâm hồn của mọi người. Ta sẽ lợi ích nhiều nếu suy gẫm về phát biểu ấy. Đôi
khi tôi gọi huyền bí gia là “siêu tâm lư gia” v́ y chuyên nghiên cứu về tâm
hồn con người, về những động cơ thúc đẩy, những ham muốn và những khao khát
thâm căn cố đế mang tính phổ quát làm xao xuyến tâm hồn của con người cho
đến nay c̣n ấu trĩ và chậm phát triển, nên thường bị dắt vào chốn đau khổ.
Mục đích đầu tiên của huyền bí gia là phải hiểu được nhân loại và tâm hồn
của người khác chứ không phải thủ đắc những tri thức khác thường và hoặc có
được địa vị tinh thần cho cá nhân.
Ta phải hết sức kiên nhẫn trông chờ sự ló dạng của điều hiểu biết tối cao ấy
và phải mưu t́m việc phát triển nó một cách kiên tŕ vô ngă. Những xét đoán
chớp nhoáng không phải là nó; thật vậy, nó khó ḷng là bất cứ xét đoán nào.
Người Pháp có một ngạn ngữ bảo rằng: thông cảm tất cả là tha thứ cho tất cả.
Như vậy về lâu về dài, Điểm đạo đồ mới học được cách đọc hiểu trọn cả quyển
Sổ Bộ Đời.
Như vậy, nhờ có đức tin ta mới tin cậy vào cuộc sống, mới mạnh dạn ôm gh́
Cuộc Sống vào ḷng, đó cũng là đưa tay ra cho các Chơn sư về Cuộc Sống nắm
giữ. Bà Besant gọi đó là một cuộc thám hiểm vào một xứ chưa ai biết. Tôi xin
kết thúc tiết ngắn gọn này qua lời lẽ của bà ngỏ lời với một hội nghị thanh
niên Ấn Độ: “Đừng quên rằng cuộc sống chỉ có thể trở thành linh hứng cao cả
khiến ta sống đúng đắn nếu ta ôm choàng lấy nó một cách dũng cảm và kiên
cường như một cuộc phiêu lưu huy hoàng, trong đó ta lên đường tiến vào một
xứ sở chưa ai biết, giáp mặt với nhiều hiểm nguy, gặp gỡ nhiều niềm vui, t́m
ra nhiều đồng chí, thắng trận cũng nhiều mà bại trận cũng không ít”.
Có lẽ bại trận là bài học c̣n lớn lao hơn cả thắng trận nữa. Tôi nhớ có lần
đọc những lời thú tội của một kẻ nghiện ma túy đă t́m được con đường hoàn
lương. Y bảo người phóng viên giúp y viết sách là sự phiền năo xảy ra với
mọi người nhưng chỉ có một số ít người mới khám phá được rằng đó là ân sủng
của Thượng Đế. Bạn hăy tin cậy vào Sự Sống bản thể và các Chơn sư hằng sống.
Lúc bấy giờ bạn mới ngă vào ḷng Thượng Đế chứ không sa vào tầm tay của kẻ
phàm phu.
CHƯƠNG IV
MUMUKSHATVA – HIỆP NHẤT VỚI MỌI CHÚNG SINH
SANKARACHARYA: Hoài băo muốn biết Chơn ngă của ḿnh.
PHẬT TỬ: Theo tŕnh tự thiên nhiên (tiếp nối sự phát triển của những thứ
khác).
KI TÔ HỮU: “Phước thay cho kẻ nào có tâm hồn trong sạch v́ họ sẽ thấy được
Thượng Đế”.
CHƠN SƯ K.H.: T́nh thương. “Trong tất cả mọi đức tính cần có, t́nh thương là
quan trọng nhất v́ nó đủ mạnh nơi một người th́ nó ắt bắt buộc y phải có
được mọi đức tính khác, và mọi đức tính khác mà không có nó th́ chẳng bao
giờ đầy đủ. Người ta thường dịch nó là ḷng ham muốn kịch liệt giải thoát
ṿng sinh tử luân hồi và hiệp nhất với Thượng Đế . . . Quả thật đó là ư chí
muốn hiệp nhất với Thượng Đế để
cho v́ t́nh yêu thương sâu sắc đối với Ngài khiến con có thể hành động cùng
với Ngài, giống như chính Ngài đang làm việc ấy”.
Chơn sư K.H. dạy bà ANNIE BESANT: “Mong sao ḷng sùng tín và việc phụng sự
đối với Tinh thần Tối Cao ấy nó là một điều mà mỗi người chỉ là một bộ phận
của nó”.
THÁNH PHAO LỒ: “Tôi đang sống; thế nhưng không phải tôi mà chính đấng Ki Tô
sống nơi tôi”. (Thư gửi tín hữu
Galilé 2:20)
Lời Sấm truyền ở đền thờ Delphe có dạy: “Hăy biết chính ḿnh nhiên hậu mới
biết được Thượng Đế và Vũ trụ”. Ngay cả thể xác của con người cũng là một
kho chứa biểu tượng học mô tả các lực của vũ trụ qua những biểu tượng vi mô.
Nhưng tự ngă vốn bộc lộ đấng Vô hạn không phải là cái bản ngă biểu tượng bên
ngoài mà là cái bản thể thuần khiết Thiên tính ẩn sâu bên trong.
Theo thuật ngữ thần học th́ đó có thể gọi là ḷng mong muốn hiệp nhất với
mọi chúng sinh nghĩa là với mọi người và mọi sinh linh. Sự thực chứng này là
“t́nh thương” mà Krishnamurti có nhắc tới. Nó ở ngay chính gốc rễ của bản
thể ta, là điều cuối cùng, “nguyên bản” nơi ta. Muốn đạt tới nó ta phải bóc
gở và hiểu thấu từng lớp một tư tưởng và ham muốn cùng với mọi ảnh tượng của
chúng. Ta không thể sáng tạo ra nó. Nó
tự tại. Tôi không nghĩ rằng t́nh
thương chỉ là sự hấp dẫn về xúc động. Krishnaji đă từng nói: “Bạn không thể
suy nghĩ về t́nh thương, đó là sự
tự tại”, và ông cho ta biết rằng nó tự tại khi mọi bản ngă và tư tưởng đă
dứt bặt. Trong một cuộc phỏng vấn với Rom Landau ông có nói: “chẳng có ai mà
tôi không ưa. Bạn có bao giờ thấy tôi hướng t́nh thương của ḿnh tới một
người nào đó, tăng cường ở đây rồi làm suy yếu nó ở chỗ kia? T́nh thương đại
khái cũng giống như màu da của tôi, âm điệu trong giọng nói của tôi, bất kể
tôi đang làm ǵ đi chăng nữa . . . Nhưng đó không phải là sự thờ ơ, đó chỉ
là một xúc cảm yêu thương thường xuyên ở cùng tôi và tôi không thể không ban
nó cho bất cứ ai đến tiếp xúc với tôi”.
Plato cũng nhắc nhở tôi qua câu nói sau đây: “Loài người đă gọi T́nh yêu là
Eros, bởi v́ Eros có cánh; chư thần linh gọi t́nh thương là Pteros, v́
Pteros có đức tính là ban cấp đôi cánh”.
Ta không thể sáng tạo ra nó nhưng ta có thể t́m thấy nó và để cho nó chiếu
sáng đến nỗi mọi người đều được ban phước. Tôi có biết và có nhớ một điều ǵ
đó về cái T́nh thương ấy của Thượng Đế - Agapé – qua buổi học mầu nhiệm ở
Benares cách đây nhiều năm dài khi Krishnaji được tiếp điển. Lúc bấy giờ tôi
dường như tạm thời nh́n thấy qua đôi mắt của Đấng Ki Tô, Phật Di Lặc, bậc
Đạo sư Thế gian, và lúc bấy giờ tôi biết rằng đối với Ngài không có một chút
ư thức phân biệt nào, không có lớn hoặc nhỏ, không có quan trọng hoặc chẳng
quan trọng. Tất cả đều quan trọng như nhau, đều thân thiết như nhau. T́nh
thương vốn vô phân biệt. T́nh thương là hiệp nhất với mọi chúng sinh. Thánh
John quả thật có bảo rằng: “Kẻ nào nói ḿnh yêu thương Thượng Đế mà lại ghét
huynh đệ ḿnh th́ kẻ ấy nói láo”.
Tôi nghĩ rằng mô tả hay nhất về
Mumukshatva là lời của Chơn sư trong bức thư cuối cùng gởi bà Besant mà
tôi đă trích dẫn: “Mong sao ḷng sùng tín và phụng sự chỉ dành cho cái Tinh
thần Tối cao mà mỗi người trong chúng ta chỉ là một bộ phận của nó”. Và Chơn
sư có dạy ông Judge rằng chính sự thực chứng ấy “khiến cho con không màng
liệu ḿnh mạnh hay yếu, có học hay thất học”. Những chuyện này không quan
trọng dưới mắt Tinh thần v́ Thực tại Thiêng liêng vốn vượt ngoài tầm các cặp
đối đăi và chẳng phải một trong hai thứ ấy. Chỉ thiện thôi không đủ đưa ta
lên thiên đàng mặc dù nó khiến ta thoải mái tạo ra một cuộc sống tương lai
hạnh phúc. Chơn sư K.H. có viết thư cho cô Francesca Arundale: “Chỉ điều
thiện thôi th́ không đủ”. Và có dịp khác Chơn sư cũng dạy: “Chúng tôi không
mưu t́m việc tạo ra những người thiện mà mưu t́m những quyền năng tinh thần
mạnh mẽ v́ điều thiện”. Thánh Augustine có nói sự thanh khiết là một đức
tính tiêu cực, chủ yếu có giá trị là điều kiện để được soi sáng. Như tôi đă
từng phát biểu, thanh khiết thực ra là toàn tâm toàn ư, nhất tâm và Thực tâm
ắt bộc lộ ra với thái độ ấy.
Linh hồn con người vươn lên tới điều mà ḿnh tôn thờ và từ ngữ “tôn thờ” ngụ
ư là điều y đánh giá cao mà y đă dâng trọn cả tâm hồn. Nếu cho dù hữu ư hoặc
vô ư thức mà y bám khư khư lấy tư tưởng của phàm ngă th́ y chỉ thực chứng
được điều phù du vô thường. Chỉ có Đấng Vĩnh Hằng mới thu hút sức mạnh và vẻ
đẹp của y. Ta có thể phác họa Đấng Vĩnh Hằng một cách lờ mờ theo biểu tượng
nhưng không đúng sự thật. Biểu tượng ắt tùy theo bản chất và tŕnh độ phát
triển của ta. Có lẽ ta có thể h́nh dung Đấng thiêng liêng qua một dụ ngôn
trừu tượng chẳng hạn như T́nh thương, Sự thực, Vẻ đẹp v.v. . .
Đó không phải là Ngài, nhưng một tia sáng đáp ứng có thể chói sáng
thông qua đó.
Ta không thể thật sự h́nh dung được Thực tại. Nó “hoàn toàn vượt ngoài tầm
óc tưởng tượng của con người”. Điều này cũng giống như yêu cầu một con gà
con bên trong vỏ trứng h́nh dung một thế giới mà nó chưa bao giờ nh́n thấy
hoặc một đóa hoa trong nụ chưa nở rộ ra. “Ta không thể mô tả Thực tại bằng
bất cứ ẩn dụ nào. Nhưng ta có thể cảm nhận, mưu t́m và mong ước nó”. (Ánh
Sáng Trên Đường Đạo, 24). “Ta hăy mưu cầu nó bằng cách nghiên cứu những
định luật tự tại, những định luật Thiên nhiên, những định luật siêu tự nhiên
và ta hăy mưu t́m nó bằng cách khiến cho linh hồn tuân phục sâu sắc ngôi sao
mờ nhạt cháy bừng bên trong. Khi con quan sát và tôn thờ nó một cách
kiên định th́ ánh sáng của nó sẽ tăng trưởng mạnh mẽ hơn . . . Và khi cuối
cùng con phát hiện ra ánh sáng của nó th́ ánh sáng ấy đột nhiên sẽ trở thành
vô lượng quang”. (20-21).
Tất cả chúng ta ắt hữu dụng hơn biết bao cho Chơn sư nếu chúng ta thực chứng
được cái Tự ngă Thiêng liêng ấy. Lúc bấy giờ Điểm đạo đồ giống như một cây
bút trong tay Thượng Đế mà tư tưởng của Ngài có thể tuôn chảy thông qua đó,
t́m thấy cho ḿnh một biểu hiện ở dưới đây mà nếu không có cây bút th́ không
thể có tư tưởng được”. [ Mỗi hồn người có tính cách độc nhất vô nhị đến nỗi
có một điều ǵ đó chỉ có thể được nói ra thông qua linh hồn này chứ không
thể được nói ra thông qua linh hồn kia. Chú thích của tác giả]. Thế nhưng
đồng thời y cũng là một cây bút lửa sống động tuôn ra tỏa chiếu cho thế giới
T́nh thương của Thượng Đế đang tràn ngập tâm hồn y”. (Dưới
Chơn Thầy). Thế là Điểm đạo đồ ban phước cho mọi chúng sinh ở bất cứ nơi
đâu mà ḿnh đi tới.
Theo như từ ngữ này gợi ư th́ Điểm đạo đồ là người đă Nhập lưu và bắt đầu
cuộc tiến hóa thăng thượng. Thoạt tiên y chỉ là “đứa trẻ” và phải tăng
trưởng lên tới mức đầy đủ địa vị tâm linh. Điều này phải mất nhiều kiếp; nói
đại khái th́ nghe đâu từ cuộc Điểm đạo Nhập lưu (lần thứ Nhất) tới cuộc Điểm
đạo lần thứ Tư, La Hán, phải
trải qua bảy kiếp. Thế rồi c̣n phải mất thêm bảy kiếp nữa mới tới quả vị
Chơn Tiên (Aseka), Điểm đạo lần thứ Năm. Những tính toán này không được chắc
chắn lắm. Đúng như H.P.B. đă từng nói, “bảy năm dự bị” có thể có nghĩa là
bảy kiếp hoặc bảy phút.
Tiến sĩ Arundale có lần bảo rằng chúng ta nên liên tục diễn tả mọi sự vật
khác đi để cho không bị ngôn từ thôi miên. Sau đây là một cách xác định bốn
Đức tính lớn.
I. Phân biện được Đấng Nhất Như tức điều quan trọng đời đời so với điều chỉ
tạm thời quan trọng.
II. Tuân phục Đấng Tối Cao, dùng ư chí ḿnh để phụng sự Ngài.
III. 1- Đặt hết tư tưởng vào
Ngài và thế giới của Ngài.
2- Làm hết mọi điều Nhân danh Ngài và v́ t́nh thương nhân loại.
3- Chấp nhận mọi người đúng với thực chất của họ.
4- Chấp nhận các diễn biến đúng như chúng xảy ra.
5- Kiên định không nao núng,
6- Tin tưởng chắc chắn,
IV. Kiên định tiến gần tới Đấng Vĩnh Hằng, mưu t́m việc hiệp nhất với mọi
chúng sinh – đó chính là T́nh Thương.
“Chỉ có mỗi một con đường đi tới Cánh Cổng ấy, nhưng đó không phải là t́nh
yêu cháy bỏng dục vọng mà là T́nh Thương An B́nh”. (Fiona Macleod).
CHƯƠNG V
ĐIỂM ĐẠO
Như ta đă nêu rơ trước kia, từ ngữ Điểm đạo nghĩa là “khai tâm”, (bắt đầu),
một bước tiến đầu tiên. Dọc theo con đường cao cả và nhỏ hẹp lên tới quả vị
Chơn sư, có năm tŕnh độ quan trọng và mỗi tŕnh độ diễn ra trên một cơi c̣n
tinh vi hơn nữa của thiên nhiên. Cuộc Điểm đạo thứ Nhất diễn ra trên cơi
trung giới. Khi được diễn dịch
thành ra sự thấu hiểu trên cơi trần th́ đó là một buổi lễ long trọng trong
đó một vài quyền năng được ban cấp và một “tâm ấn” được trao truyền.
Bậc Chơn sư giáo huấn y – có thể trong vài kiếp – đă từng quan sát và giúp
đỡ ứng viên điểm đạo. Khi Chơn sư xét thấy y đă sẵn sàng th́ ngài giới thiệu
y cho toàn thể Quần Tiên Hội để được Điểm đạo, điều này khiến y trở thành
một thành viên cấp dưới của Quần Tiên Hội. Phải có một Chơn sư Minh triết
nữa đỡ đầu cho ứng viên và khi cử hành nghi lễ long trọng th́ Chơn sư này
cũng giúp cho ứng viên tiến lên.
Trên trần thế có nhiểu địa điểm có thể cử hành những nghi lễ này, mặc dù dĩ
nhiên ở trên các đối phần của cơi trung giới. Những thánh địa ấy ở nơi rất
xa xôi hẻo lánh và rất thiêng liêng. Thời gian được chọn lựa thường là vào
lúc trăng tṛn. Lúc bấy giờ t́nh huống thông linh thuận lợi nhất, bắt đầu
hai ngày trước trăng tṛn và chấm dứt hai ngày sau đó.
Một trong các Chơn sư được bậc Thánh vương của Thế gian, thủ lĩnh của Quần
Tiên Hội, ủy quyền đại diện; thủ lĩnh Quần Tiên Hội là một trong bốn bậc Cao
đồ vẫn c̣n ở lại đây trong nhóm những vị đă từ Kim tinh đến giúp chúng ta
cách đây sáu triệu rưỡi năm để thành lập Quần Tiên Hội trên trái đất – Chơn
sư ấy đóng vai Đạo trưởng. Ứng viên đă thoát xác được dẫn sư và bảo sư (Chơn
sư tiến cử và Chơn sư bảo lĩnh giới thiệu lên mọi người). Bậc Đạo trưởng hỏi
ứng viên liệu y có thật sự muốn gia nhập Quần Tiên Hội hay chăng, “Quần Tiên
Hội này tồn tại từ chu kỳ thành trụ này sang chu kỳ thành trụ khác”.
Ứng viên phải được “trắc nghiệm”. Một vài bộ luận huyền bí mô tả những cuộc
trắc nghiệm này là theo tứ đại: đất, nước, gió, lửa,; nhưng thật ra đó là
trắc nghiệm tâm linh. Ta phải nhớ rằng trên cơi thông linh th́ những phản
ứng xúc động của ta sống động và hồn nhiên hơn rất nhiều. Người ta phóng
chiếu ra những h́nh ảnh rất sống động trên ngoại giới của cơi trung giới và
ghi nhận phản ứng theo bản năng của ứng viên. Trong trường hợp một Điểm đạo
đồ mà tôi có biết th́ h́nh ảnh biểu diễn ấy là một đứa trẻ đang khóc lóc.
Trong trường hợp một người khác th́ đó là một kẻ thù không đội trời chung
của y.
Nếu cuộc trắc nghiệm này tỏ ra thỏa đáng th́ tiếp theo sau đây là điều mà
Chi bộ Tam Điểm gọi là “Thiên Chức”, trong đó vị Đạo trưởng nhắc lại cho ứng
viên nhớ những mục tiêu và công tŕnh của Quần Tiên Hội. Thế rồi tới lúc
long trọng của trọn cả nghi lễ. Bậc Đạo trưởng đứng lên quay mặt về phương
Đông, nh́n về phía trung tâm thánh thiện của hành tinh mà kho tài liệu huyền
bí gia gọi là Shamballah. Bậc
Thánh vương ngự nơi đây trong một thể xác không do phụ nữ sinh ra mà được
hiện h́nh khi cần thiết, v́ thế cho nên đời đời thanh xuân và chói lọi. Có
lẽ h́nh ảnh gần nhất mà ta có thể h́nh dung về Ngài với vầng hào quang chói
sáng quanh bộ tóc cắt ngắn là một điều ǵ đó giống như bức tranh của Watts.
Một người đă từng diện kiến Ngài bảo tôi rằng nhiều ngày sau khi ấy, y thật
khó ḷng chịu đựng được việc nh́n thấy những chuyện trên trần thế v́ lúc bấy
giờ những chuyện ấy có vẻ u ám xiết bao. “Hào quang” rộng lớn bằng cả thế
giới v́ thế cho nên thật đúng theo nghĩa đen là “Chúng ta sống, di động và
tồn tại bên trong Ngài”. (Công vụ các
Tông đồ 17:28). Tâm thức cao cả của Ngài ở khắp mọi nơi, “không một con
chim sẻ nào rơi xuống đất” mà Ngài không biết. Không một linh hồn nào có thể
trở thành nhân viên của Quần Tiên Hội mà không được Ngài phê chuẩn và đến
lúc đó th́ người ta mới nhận biết được ư chí của Ngài. Tŕnh bày bằng một
lời lẽ ít nhiếu bất cập, bậc Đạo trưởng nói đại khái như sau: “Hỡi đấng Chúa
Tể của Sự Sống, Ánh Sáng và Vinh Quang, phải chăng con làm điều này Nhân
danh Ngài và v́ Ngài?” (Chơn sư và
Thánh đạo của C.W.L. trang 175).
Lời phúc đáp chuẩn thuận của đấng Thánh vương là một ngôi sao ánh sáng màu
xanh lơ như điện lóe sáng lên trên đầu vị Đạo trưởng. Điều này có nghĩa là
vào lúc ấy, tâm thức của bậc Thánh vương an trụ nơi đó. Một Tia từ ngôi sao
ấy nhập vào luân xa ở tim của Đạo trưởng rồi từ đấy chiếu sáng luân xa tim
của ứng viên. Do ảnh hưởng luồng từ điển rạng ngời ấy hào quang của ứng viên
bừng sáng lên và trong một lúc xảy ra việc mầu nhiệm là thiên tính của chính
y giáng xuống. Bậc Đạo trưởng tŕ niệm lời chuẩn thuận: “Nhân danh Đấng Điểm
đạo Độc tôn mà Ngôi sao đang tỏa chiếu bên trên chúng ta, Ta tiếp nhận con
vào Quần Tiên Hội Hằng Sống”.
“Tâm ấn” được trao truyền cho y. Đó là một phương thức quan niệm về cuộc đời
và tôi nhớ rằng ông C.W.L. có bảo chúng tôi khi được truyền tâm ấn, ông lấy
làm lạ là tại sao trước kia chưa bao giờ ông nh́n đời qua cặp mắt ấy.
Hành vi cuối cùng thật là rất đẹp đẽ. Tân Điểm đạo đồ quay mặt về phía thế
gian, phóng ra cho mọi chúng sinh – v́ hiện nay y có quyền làm như thế - sự
ban phước của Quần Tiên Hội. Không một sinh linh nào không tiếp nhận được nó
mặc dù chúng có thể không ư thức được sự tiếp nhận ấy. Có một lần tôi hỏi bà
Besant, chúng sinh cảm thấy sự ban phước như thế nào th́ bà trả lời là một
đứa con nít chơi đùa dưới ánh nắng mặt trời có thể cảm thấy một niềm vui xao
xuyến rộn ràng, c̣n một bệnh nhân đau đớn trên giường bệnh nhất thời cảm
thấy nỗi đau giảm đi. Bằng cách như vậy, Quần Tiên Hội cũng gánh vác được
một chút Nghiệp quả nặng nề của thế gian. Một Điểm đạo đồ thường là một
người chữa trị vô ư thức bởi v́ sự hài ḥa tuôn ra từ y và nguyên nhân của
nhiều bệnh tật là sự thiếu hài ḥa. Một trong sáu dấu hiệu của Người Toàn
Bích là khi có mặt người ấy th́ xảy ra sự chữa trị không cố ư.
Cuộc Điểm đạo thứ Nh́ diễn ra trên cơi trí tuệ. Nếu phàm ngă có chút ít
nghiệp cảm thông linh th́ y có thể ghi nhận được nơi óc phàm một loại kư ức
nào đó về cuộc Điểm đạo thứ Nhất, nhưng tôi không nghĩ rằng có thể có kư ức
nào khác. Hai cuộc Điểm đạo đầu tiên được chủ tŕ do bậc Chơn sư được vị
Thánh vương ủy quyền làm Đạo trưởng. Hai cuộc Điểm đạo kế tiếp do đích thân
đấng Thánh vương chủ tŕ tại Shamballah. Cuộc Điểm đạo thứ Năm khiến người
ta trở thành bậc Chơn Tiên không do ai chủ tŕ. Ngài tự tu tự chứng.
Thánh đạo cao cả này măi măi ở bên trong nội giới cho nên không thể thực sự
mô tả được. Trong mức độ có thể được th́ ông C.W.L. đă tŕnh bày nó trong
quyển sách nổi tiếng Chơn sư và Thánh
đạo mà những đoạn trích yếu hay ho nêu trên được rút ra từ đấy. Nhưng
ngay cả khi làm như vậy th́ việc mô tả ít nhiều mang tính gần đúng và bị vật
chất hóa. Tôi nghi ngờ chẳng biết liệu có bao giờ miêu tả được chúng thỏa
đáng chăng. Tất cả chúng ta tha hồ dùng óc tưởng tượng của ḿnh mà vẽ vời ra
chúng. Không một óc phàm nào có thể bao quát được cơi thiên đường, cùng lắm
cũng chỉ là lờ mờ thoáng thấy được thực tại khôn lường của nó.
PHẦN II
GIAI ĐOẠN LÀM ĐỆ TỬ
Tiết 1
NHỮNG ĐỨC TÍNH BƯỚC ĐẦU
QUI LUẬT CỦA CÁC NGƯỜI TẦM ĐẠO
1. Sức khỏe thể xác hoàn hảo.
2. Tinh thần minh mẫn và một thể xác trong sạch.
3. Có mục đích không ích kỷ: ḷng từ
thiện đối với mọi chúng sinh: thương
xót mọi chúng hữu t́nh.
4. Chân thực và tin tưởng không lay chuyển vào luật Nhân Quả, độc lập với sự
can thiệp của bất cứ quyền năng nào trong Thiên nhiên, đây là một định luật
mà lộ tŕnh của nó không bị cản trở bởi bất cứ tác nhân nào, cũng không bị
làm cho lệch hướng do lời cầu nguyện hoặc những nghi thức ngoại môn nào xoa
dịu.
5. Ḷng can đảm không nao núng trong mọi trường hợp khẩn cấp ngay cả khi
tính mạng bị lâm nguy.
6. Nhận thức trực giác về bản thể của chính ḿnh vốn là hiện thể của Quán
Thế Âm biểu lộ tức là Atma thiêng liêng (Tinh thần).
7. B́nh thản, dửng dưng song trân trọng đúng mức mọi điều cấu thành ngoại
giới phù du trong liên quan tới các cơi vô h́nh.
Ít ra đây là những điều cần khuyên nhủ cho người mưu cầu trở thành đệ tử
thực thụ ngoại trừ trường hợp duy nhất là điều đầu tiên trong những trường
hợp hiếm có và ngoại lệ có thể được châm chước, c̣n mỗi một trong những điều
nêu trên đều luôn luôn phải được chú trọng và mọi điều phải được ít nhiều do
đệ tử tự lực chứ không cầu tha lực trước khi y có thể thật sự bị khảo đảo. (Vén
Màn Bí Mật Nữ Thần Isis, quyển IV trong bộ kinh Kiu ti).
NHỮNG NẤC THANG VÀNG
(Chơn sư M. mô tả cho H.P.B.)
Một đời sống thanh bạch, một tâm trí cởi mở, một tâm hồn trong sáng, một trí
năng tha thiết, một nhận thức tâm linh không bị che mờ, sẵn sàng đưa ra và
tiếp thu lời khuyên cũng như lời giáo huấn, ư thức bổn phận trung thành với
thầy, sẵn ḷng nghe theo mệnh lệnh của chân lư một khi đă tin tưởng và tin
rằng thầy đă đạt chân lư, can đảm chịu đựng điều bất công cho cá nhân, can
đảm tuyên bố các nguyên tắc, anh dũng bảo vệ những người bị tấn công một
cách hàm oan và thường xuyên quan tâm tới lư tưởng tiến bộ và hoàn thiện
loài người mà Khoa học Bí nhiệm đă miêu tả - đó là những nấc thang vàng dẫn
lên những bước mà người học đạo có thể leo lên tới tận Đền thờ Minh triết
Thiêng liêng.
CHƯƠNG I
ĐỘNG CƠ THÚC ĐẨY ĐÚNG ĐẮN
Đối với nhiều người, một khi họ đă lĩnh hội được thật sự có tồn tại các bậc
Huynh trưởng huy hoàng của loài người th́ ngay lập tức họ có thắc mắc: “Tôi
biết làm sao để t́m được ngài? Các ngài đang ở đâu?” Thắc mắc ấy cũng nảy
sinh trong tâm hồn tôi khi lần đầu tiên Đại tá Olcott miêu tả năm đấng mà
ông đă gặp bằng xương bằng thịt. Tôi có biết những người cố gắng xâm nhập
vào Tây Tạng và những người khác nghĩ bằng cách sống ở một trung tâm thiêng
liêng nào đấy họ ắt có một vị thế thuận lợi hơn để biến tâm niệm của ḿnh
thành hiện thực. Điều này hoàn toàn sai trái. Ta có thể t́m thấy Chơn sư ở
ngay chỗ đứng của ḿnh v́ sự tiếp xúc đầu tiên có thể được mô tả là siêu
giác quan và thần giao cách cảm. Không một người tầm đạo nào đă từng bị bỏ
qua, nhất là y có động cơ thúc đẩy đúng đắn. Về vấn đề này Chơn sư bị chi
phối bởi những luật lệ nghiêm ngặt và bất di bất dịch. Tôi xin trích dẫn lời
Chơn sư K.H. nói với C.W.L. trong bức thư nổi tiếng mà ta có thể gọi là
“Hiến chương về Giai đoạn làm Đệ tử”: “Việc chấp nhận bất cứ ai làm đệ tử
không lệ thuộc vào ư chí cá nhân của ta. Điều này chỉ có thể là kết quả công
trạng cá nhân của người ấy đă được vận dụng theo chiều hướng đó”. (Thư
của Chơn sư Minh triết, quyển I do ông Jinarajadasa biên tập, Bức thư số
7). Ngay cả sự kiện Chơn sư có ḷng ưu ái đối với một người nào đấy cũng
không ảnh hưởng tới vấn đề này. Do việc ông Sinnett đă phụng sự Chơn sư một
cách rất tử tế và đắc lực trong các kiếp quá khứ, lần này ông lại được tiếp
xúc với ngài. Chơn sư âu yếm gọi ông là “đệ tử tại gia của ta”. Ngài nói
bóng gió về cách thức ông có thể trở thành đệ tử thực thụ, nhưng xét theo
biểu kiến người bạn của ta chưa bao giờ hiểu ra điều ấy, cho nên trong kiếp
này không đạt được địa vị đó”.
Công đức cá nhân của ta nghĩa là tŕnh độ phát triển mà ta đă đạt được và
Nghiệp Quả mà ta đă mang theo từ quá khứ. Ta chẳng thể biết được điều ấy
nhưng Chơn sư lại biết được. Tôi đă từng kể câu chuyện Chơn sư nâng ông
C.W.L. lên một cơi tâm thức rất cao rồi chỉ cho ông cách thức quan sát sự
tăng trưởng linh hồn của con người giống như các ngôi sao có nhiều độ lớn
khác nhau. Mấu chốt cho mỗi người trong chúng ta là điều ǵ khiến cho ánh
sáng linh hồn ta chói rạng? Hoặc dùng một dụ ngôn khác th́ đâu là tiếng nói
mà Chơn sư nghe được trong thế giới của ḿnh? Đó không phải là tiếng nói của
trí năng v́ Chơn sư K.H. có bảo ông Judge rằng ngài coi tiếng nói của trí
năng cũng mang tính vật chất như tiếng nói của thể xác. Ông Sinnett có ư
kiến là thật phí thời gian khi phổ truyền cho đám thứ dân phàm phu. Chơn sư
dạy ông “Con phạm tội chống lại quần chúng”. (Thư
của Chơn sư gửi A. P. Sinnett, trang 239).
Vậy th́ tính linh là ǵ, bởi v́ trong thế giới tinh thần người ta chỉ nghe
được tiếng nói của tinh thần đă thức tỉnh nơi con người? Tôi có thể đưa ra
ba định nghĩa nhưng ta phải xuyên qua hàng rào ngôn ngữ để lĩnh hội được
thực tại ẩn đằng sau đó. Bà Besant dạy ta rằng đó là khả năng trực giác được
tính nhất như của mọi sự sống. Bà bảo ta rằng có hai điều thường bị nhầm lẫn
là tính linh. Một điều là ḷng mộ đạo. Người ta có thể cực kỳ mộ đạo và sặc
mùi tôn giáo nhưng tuyệt nhiên không có một chút tính linh nào. C̣n người
khác lại nhầm lẫn thần thông với tính linh. Việc nh́n thấy một vật trên cơi
trung giới chẳng thật sự có tính linh ǵ hơn là việc nh́n thấy một vật trên
cơi trần.
H.P.B. bảo rằng “tính linh không phải là điều ta thường hiểu qua các từ ngữ
‘đức hạnh’ hoặc ‘thiện’. Đó là khả năng nhận thức được bản thể tinh thần
không h́nh tướng”; việc càng ngày càng bén nhạy với mọi sự sống. Giáo sư
Radhakrishnan viết rằng: “Thượng Đế là Sự Sống bản thể. Nhận thức được sự
kiện này chính là Tâm thức Tính linh”.
Nó có nghĩa là một phẩm chất nhạy bén, tinh vi từ bên trong phát ra, một
“bầu hào quang” tan ḥa thành ra chân không và không bị điều kiện hóa bởi
một ŕa mép đă chết cứng. “Cái ŕa mép” này nhốt con người trong ngục tù
những ư tưởng hoặc quyền lợi của chính ḿnh thường do hai nguyên nhân sau
đây – hoặc là một cái trí cứng ngắc hoặc là lúc nào cũng chỉ nghĩ đến ḿnh.
V́ thế cho nên Chơn sư nhấn mạnh tới việc cần có một “tâm trí cởi mở”.
Nguyên nhân khác bắt nguồn từ sự kiện cái trí biết h́nh dung và biết lư luận
chính là hang ổ của Ahamkara tức “Ngă chấp”. Chẳng một điều ǵ làm thui chột đáp ứng với
cuộc sống và thực tại hơn là cái năng lực này bị đẩy lên mức quá trớn. Con
người cực lực qui ngă chẳng hề hưởng ứng với những nhu cầu và xúc cảm của
những người khác, v́ vậy thế nào cũng bất hạnh. Trên con đường thực chứng
thiên tính của chính ḿnh hoặc thậm chí những sự tinh tấn rời rạc lúc đầu để
trở nên “chỉnh hợp với điều Vô hạn”, ta đều gặp một kẻ thù duy nhất đó là
ngă chấp của chính ḿnh. Nhưng ta cũng đừng nên khắc khe quá đáng khi chê
trách bản thân về điều ấy. Đó là v́ trong nhiều kiếp trên Con đường Nhất bổn
tán Vạn thù, Pravritti Marga, cái
ư thức về Bản ngă, Ahamkara, về của “tôi và chính tôi” đă đóng vai tṛ là
một bảo vệ giống như cái vỏ trứng vây quanh con gà con đang lớn lên, giúp
cho Phần Thiêng Liêng có thể xác lập được một trung tâm cá tính mạnh mẽ, nhờ
vậy một ngày nào đó nó mới có thể phá bỏ cái lớp bảo vệ ấy đi mà vẫn c̣n là
một trung tâm tỏa ra quyền năng và ánh sáng không có một chu vi giới hạn
nào. Trên Con đường Nhất bổn tán Vạn thù – bởi v́
pra có nghĩa là “đi ra”, hướng
ngoại – các hiện thể tâm thức của tương lai đều tiến hóa do mong muốn của
Tinh thần tiếp xúc được vật chất tức h́nh tướng (nguyên lư hạn chế).
Katha Upanishad có dạy: “Đấng Tự Tại
(Điểm Linh Quang tức hạt giống của Thiên tính) xuyên qua các giác quan để đi
ra ngoài; v́ thế cho nên Jiva
(sự sống đă biệt lập ngă tính đối với Tinh thần Vũ trụ) mưu t́m bản
ngă ngoại giới chứ không phải Tự ngă nội tâm.
Chí Tôn Ca (đề mục 15 câu kinh 7) cũng nói như vậy: “Một phần Tự ngă
của Chính Ta biến đổi thành ra Tinh thần Bất tử trong thế giới sự sống, thu
hút xung quanh ḿnh các giác quan mà cái trí là giác quan thứ 6 bị vây bũa
trong Vật chất.
Trong bốn tập sách nhỏ bất hủ viết về Yoga, nhà hiền triết Patanjali có dạy
“Chủ thể tri kiến (Năng tri, tức Đấng Bất tử) là tri thức thuần túy (Gnosis,
tức tầm nh́n). Mặc dù thuần túy nó vẫn nh́n qua lớp vỏ (môi trường) của cái
trí”. Chính sự chú tâm hướng ngoại ấy của Tự ngă đă triển khai ra các hiện
thể tâm thức. Khi tiến tŕnh này gần hoàn tất th́ Tự ngă Bất tử bắt đầu
nhiệm vụ tẩy trược và qui nhất các hiện thể này – trí, tâm và thân – về
Chính ḿnh rồi chuyển chú tâm hướng về Cội nguồn Thiêng liêng, đó là
Nivritti Marga, tức Con đường Phản
bổn Hoàn nguyên.
Trên con đường này lớp vỏ bảo vệ ngă chấp bị phá vỡ, tâm thức đâm ra huyền
đồng với mọi sự sống trong khi vẫn c̣n giữ được trung tâm của riêng ḿnh. V́
thế cho nên, cái Trí chưa được tẩy trược mới là chúa tể bóp nghẹt Thực tại.
(Tiếng Nói Vô Thinh, trang 4).
Khi dùng một dụ ngôn khác ta thấy dụ ngôn của H.P.B. là “nhịp cầu” giữa
tâm thức thế tục tạm bợ của con người với tâm thức Vĩnh hằng được xây dựng
bởi cái trí đă được tẩy trược hết ngă chấp. Đây không phải là chuyện ngày
một ngày hai, biết đâu chừng phải nhiều kiếp mới thành tựu được. Đây là cuộc
Hành hương vĩ đại của Linh hồn, chu kỳ tiến hóa cho tinh thần nơi con người.
Mọi chuyện đều tăng trưởng theo chu kỳ. Ngày nối tiếp ngày, mùa xuân này nối
tiếp mùa xuân kia, kiếp sống này trên đường đời nối kiếp sống kia cho đến
khi chu kỳ lớn hơn hết được hoàn tất và Tinh thần trở về với Thượng Đế đă
ban nó ra, “Khi cái được rút ra từ Thái uyên vô biên lại Trở về nhà”.
(Tennyson). Từ trạng thái nguyên sơ không biết hoặc ngây thơ vô tội nó ăn
trái Cây tri thức thiện ác, nghĩa là chịu ảnh hưởng liên miên của các “cặp
đối đăi”, nhờ thế mới phát triển được ngă thức và sự tự thúc đẩy; khi đă đến
lúc chín muồi th́ nó lại ăn trái cây khác là cây bất tử hữu thức.
Từ Bắc phạn Vritti có nghĩa đại
khái là “bước sóng”. Mọi h́nh tướng và hiện tượng trong Thiên nhiên đều là
các “bước sóng” (nguyên lư hạn chế) mà mắt phàm có thể nh́n thấy được hoặc
không nh́n thấy được. Có lẽ giờ đây ta có thể hiểu được định nghĩa về tính
linh của H.P.B. “khả năng nhận thức được bản thể tâm linh vô h́nh tướng”.
Tôi thiết tưởng nó cũng ngụ ư là vượt lên trên các cặp đối đăi và thiết
tưởng cuối cùng không chịu ảnh hưởng của chúng. Các cặp đối đăi vốn không có
thực. Chúng tồn tại để giúp ta phát triển ngă thức. Trong thế giới Thực tại
không có thiện ác, linh thiêng và thế tục, mà chỉ có một quyền năng duy nhất
vĩnh hằng, vinh diệu, thánh thiện, dũng mănh, mang lại cho con người thành
tựu tối hậu chí phước.
Nhưng ta không thể diệt ngă chấp bằng cách chiến đấu chống lại nó. Điều này
chỉ tăng cường nó thôi. Tốt hơn ta nên “siêu việt” được nó. Ta đừng nghĩ quá
nhiều về bản thân nữa, cũng đừng chăm chăm tới điều xảy ra cho cái bản ngă
nhỏ bé của ḿnh mà thay vào đó hăy nghĩ nhiều hơn tới điều “cao cả, cao
thượng, mỹ lệ, vốn là h́nh bóng của Thượng Đế trên trần thế” (Mazzini). Phép
tham thiền cổ điển của Đức Phật (Tứ vô lượng tâm) cho ta biết: Trước hết hăy
điều chỉnh tâm hồn ta sao cho ta mong cầu hạnh phúc và phúc lợi cho mọi
chúng sinh, thậm chí kể cả hạnh phúc của kẻ thù ta nữa (Từ). Thế rồi ta hăy
h́nh dung sống động mọi sự phiền năo và tật nguyện của những người khác cho
đến khi một ḷng thương cảm sâu sắc làm chấn động tâm hồn ta (Bi). Rồi ta
lại nghĩ tới mọi niềm vui và sự thịnh vượng của những người khác hân hoan
với vận may của họ (Hỉ). Cuối cùng ta dùng tư tưởng vượt lên trên yêu và
ghét, đầy đủ và thiếu thốn, thành công và thất bại v.v. . . lặng ngắm số
phận của chính ḿnh với ḷng b́nh thản vô tư và sự b́nh tĩnh tuyệt vời (Xả).
Nếu ta có thể thành tựu được điều này chân thực th́ cái khuôn khổ tâm trí ấy
sẽ giải thoát ta khỏi nhiều nỗi đau xé tâm can. Ta sẽ không màng người nào
là bậc danh nhân hoặc là kẻ vô danh tiểu tốt hay chính bản thân ta có phải
là một danh nhân hoặc kẻ vô danh tiểu tốt hay chăng. Chơn sư dạy sự tăng
trưởng tính linh ắt khiến cho ta “không màng việc ta đang yếu hay mạnh, thất
học hay có học”. Theo tầm nh́n của tinh thần th́ không có lớn hoặc nhỏ. Mọi
thứ đều thân thương, mọi chuyện đều quan trọng.
Như vậy, bây giờ ta mới có thể hiểu được đâu là tiếng nói mà người ta có thể
nghe thấy trong thế giới của Chơn sư. “Trước khi có thể thốt nên lời trước
mặt Chơn sư, th́ người ta phải mất khả năng làm thương tổn người khác. Trước
khi linh hồn có thể đứng trước mặt Chơn sư th́ nó phải ngập chân trong máu
của con tim”. (Ánh Sáng Trên Đường Đạo,
trang 11). Đó là t́nh thương nhân loại chân chính, thật ra là thương tất cả
chúng sinh. Tôi không nghĩ nó phải là một cảm giác đầy xúc động, nó c̣n hơn
là một mong muốn thật thà cho vạn vật đều được hạnh phúc và đầy phúc lợi.
“Chính cha ông chúng ta v́ muốn cho cả thế giới được hạnh phúc cho nên mới
được giải thoát”.
Chơn sư có dạy bước đầu tiên hết là “một đời sống trong sạch, một tâm hồn
thanh khiết”. Thế nào là thanh khiết? Tôi không nghĩ nó dính dáng ǵ tới đạo
đức thế gian. Ư nghĩa chân thực của nó là sự toàn tâm toàn ư, tư tưởng và
mục đích đơn thuần không có chỗ đứng cho bản ngă hoặc tuyệt nhiên v́ ích lợi
của bản ngă ấy cả về mặt vật chất lẫn tinh thần.
Bất cứ động cơ thúc đẩy ích kỷ nào
v́ những chuyện cao siêu hay nhỏ mọn đều làm hoen ố cái lư tưởng ấy. Chơn sư
K.H. có viết thư cho ông Sinnett: “Sự cân nhắc chính yếu và đầu tiên khiến
chúng tôi chấp nhận hoặc bác bỏ thỉnh nguyện của con là ở nơi động cơ thúc
đẩy nội tâm khiến cho con mưu cầu giáo huấn của chúng ta và theo một ư nghĩa
nào đó sự dẫn dắt của chúng ta . . . Thế th́ theo ư chúng ta, những động cơ
thúc đẩy mà xét theo quan điểm thế tục là chân thành và đáng chú ư nghiêm
túc th́ có vẻ là ích kỷ . . .
Chúng ích kỷ v́ con phải biết rằng mục tiêu chính của Hội Thông Thiên Học
không phải là thỏa măn những hoài băo cá nhân mà là để phục vụ đồng loại . .
. Có lẽ con ắt trân trọng ngụ ư của chúng ta hơn khi ta cho con biết rằng
theo quan điểm của ta th́ những hoài băo cao siêu nhất v́ phúc lợi của nhân
loại ắt bị hoen ố bởi ḷng ích kỷ nếu trong tâm trí của nhà nhân ái có lởn
vởn cái bóng dáng tự tư tự lợi hoặc khuynh hướng làm điều sai trái ngay cả
khi bản thân ḿnh cũng không có ư thức về điều ấy”. (Thư
của Chơn sư gửi A. P. Sinnett, trang 7-8).
Những điều thật sự chỉ mang tính cá nhân nơi ta đó là động cơ thúc đẩy, sự
giác ngộ và chủ đích của ta, và những điều này phải hoàn toàn hướng về phúc
lợi của cái sự sống tinh thần nhất như
vốn là sự sống chân thật duy nhất của ta. Chẳng ai có thể sống hoặc chết
chỉ mỗi một ḿnh thôi. Người ta bao giờ cũng bị ràng buộc với mọi mảnh
thiêng liêng khác vốn đang phấn đấu kề vai sát cánh với ḿnh và tạo thành
giống dân mà ḿnh thuộc về. H.P.B. có nói: “Theo một định luật huyền bí th́
không ai vươn cao hơn những khiếm khuyết cá nhân của ḿnh mà không nâng lên
– cho dù điều này nhỏ bé xiết bao – toàn bộ đoàn thể mà y là một bộ phận bất
khả phân ly. Cũng giống như vậy, không ai có thể gây tội lỗi hoặc chịu đựng
những hậu quả của tội lỗi riêng một ḿnh thôi. Thật vậy không có chuyện ǵ
là riêng rẻ; và phương cách gần nhất đối với cái trạng thái ích kỷ mà định
luật cuộc sống cho phép đó là thông qua ư định hoặc động cơ thúc đẩy. Chơn
sư K.H. có viết: “Chúng ta t́m cách khiến cho người ta hi sinh phàm ngă của
ḿnh – một tia chớp lóe phù du – v́ phúc lợi của trọn cả loài người, bởi thế
cho nên cũng v́ Chơn ngă Bất tử của ḿnh”. (Thư của
Chơn sư gửi A. P. Sinnett, trang 231).
Như vậy, ta hăy phát triển động cơ thúc đẩy đúng đắn, thậm chí ta chẳng cần
biết liệu ta có thánh thiện hoặc minh triết hay chăng
. “Kẻ nào nghĩ ḿnh thánh thiện hơn người khác, kẻ nào ngă mạn v́ thấy
chính ḿnh không có thói xấu hoặc thói rồ dại th́ kẻ ấy không thể làm đệ tử
được. Con người phải sống như trẻ thơ trước khi y có thể nhập vào Thiên
giới”. (H.P.B.) Ta nên nhớ rằng tham vọng tâm linh và ham muốn ích kỷ c̣n
nguy hiểm hơn gấp bội so với những đối thể trần tục của ḿnh. Chơn sư K.H.
có viết: “Cho dù người ta có thích hợp về mặt thông linh và sinh lư để hưởng
ứng một sự tuyển trạch như thế đến
đâu đi chăng nữa, nếu không có ḷng vị tha tâm linh cũng như nơi thể chất
th́ về lâu về dài một đệ tử cho dù đă được tuyển lựa hay chưa, đều ắt phải
tiêu vong”.
Chơn sư cũng nói một điều ǵ tương tự như vậy qua những lời lẽ rất đơn giản
trong quyển Dưới Chơn Thầy: “Nhưng
có một số người từ bỏ việc theo đuổi những mục đích trần tục chỉ để được lên
tới cơi Trời hoặc để cho cá nhân ḿnh thoát khỏi ṿng luân hồi; con không
được mắc phải sai lầm như thế”. Vậy là H.P.B. cũng lại nói: “Huyền bí gia
chân chính không mưu t́m kiến thức hoặc sự tăng trưởng hoặc hạnh phúc hoặc
quyền lực cho bản thân. . .”
Ánh Sáng Trên Đường Đạo
cho ta biết cần phải “ham muốn kịch liệt” rồi bảo rằng điều mà ta nên muốn
là tích lũy tài nguyên cho cái tinh thần sự sống nhất như vốn là Chơn ngă
duy nhất của ta. Động cơ thúc đẩy chân chính của ta là ǵ? Phải chăng việc
nghĩ tới vẻ đẹp, sự kỳ diệu và sự chắc mẫm an toàn khi sống với Chơn sư đă
thu hút chúng ta? Phải chăng là việc một ngày kia ta sẽ có được những quyền
năng mà người khác không có được? Ánh
Sáng Trên Đường Đạo (trang 18) có nói: “Con hăy dừng lại và suy nghĩ một
lúc. Phải chăng con đang mong cầu thánh đạo hay trong tầm nh́n của con có
một viễn cảnh mơ hồ về những đỉnh cao vút mà chính con phải bắt thang leo
lên và một tương lai huy hoàng mà con đang hoạch định? Con hăy liệu hồn
. . . Con phải mưu cầu thánh đạo v́ chính thánh đạo chứ không dính
dáng ǵ tới việc con sẽ bước chân trên đó”.
Chẳng những ta phải có ḷng vị tha mà phải có biết bao nhiêu ḷng dũng cảm,
sự ngay thẳng, hoàn toàn thành thật và đầy tin tưởng. Đây là một con đường
dành cho những con người đúng theo nghĩa của Chơn nhơn, chứ không phải dành
cho những kẻ c̣n non nớt về tâm linh. Chơn sư tiếp tục nói với ông Sinnett:
“Vậy là giả sử con phải tới đây giống như hai người đồng hương với con đă
tới - như bà B và ông O; giả sử
con phải từ bỏ tất cả v́ sự thật; phải vất vả mệt mỏi trong nhiều năm tháng
trên con đường gian khó; không nao núng trước những chướng ngại, vững vàng
trước mọi cám dỗ; giả sử con phải trung kiên ôm ấp trong tâm ḿnh những điều
bí mật được phó thác cho con coi như một điều phải trắc nghiệm; con cũng
phải dùng hết nghị lực của ḿnh để làm việc và truyền bá chân lư một cách vị
tha để khuyến khích người ta suy tư và sinh hoạt đúng đắn”. (Thư
của Chơn sư gửi A. P. Sinnett, trang
9). Chơn sư có viết: “Ta có
thể tiến tới gần con hơn nữa, nhưng con phải thu hút ta bằng một tâm hồn đă
được tẩy trược và một ư chí đang phát triển dần dần”. (Thư
của Chơn sư gửi A. P. Sinnett, trang 266).
Có một ngạn ngữ xưa cũ bảo rằng khi đệ tử đă sẵn sàng th́ Chơn sư ắt xuất
hiện. Khi ánh sáng của y chói sáng, khi tiếng nói của y vang lên th́ “theo
định luật của chúng ta th́ cần phải tiếp cận một người như thế cho dù chỉ có
một ánh sáng leo lét nhất của Như lai Phật tính bên trong y”. (Thư
của Chơn sư gửi A. P. Sinnett, trang 268).
CHƯƠNG II
HĂY THÀNH THẬT VÀ VỊ THA
Có một bức thư trong Tuyển Tập của ông Jinarajadasa tức quyển
Thư của các Chơn sư Minh triết, quyển I mà như tôi có nói, nó có thể
được mô tả là “Hiến chương về Giai đoạn làm Đệ tử”. Đó là bức thư số 7 trong
quyển sách này. Tôi nghe nói kể từ khi nhận được bức thư ấy, ông C.W.L. chưa
bao giờ rời xa nó, ông để nó trong một quyển sách bỏ túi, nhét vào cái túi ở
trước ngực, c̣n ban đêm ông bỏ vào một cái bao nhỏ bằng lụa mà ông cột ở đầu
giường.
Ở đạo viện Manor, tại Sydney nước Úc, chúng tôi thường có một khách viếng
thăm vào dịp lễ Giáng sinh; đây là một ông già quí tộc từ vùng đảo lân cận
đến thăm; khi c̣n trẻ ông là một thiếu nhi trong ca đoàn cùng với người anh
em ở nhà thờ New Forest, nơi ông C.W.L. là cha xứ. Ông kể cho chúng tôi nghe
chuyện bức thư đến tay C.W.L. và có tác dụng ra sao. Có một lúc ông C.W.L.
quan tâm tới thần linh học. Thật vậy, khi tôi biết ông th́ tôi nghĩ rằng ông
có thiện cảm hơn nhiều đối với thần linh học khi so sánh với bà Besant. Ông
bảo chúng tôi rằng ông thường có nhiều người đồng tử nổi tiếng đến thăm giáo
xứ và ông thuật lại nhiều chuyện về họ.
Thế rồi một ngày kia ông vớ được những quyển sách của ông Sinnett trong đó
có sao chép lại những bức thư mà Chơn sư gửi cho ông Sinnett. Điều này khiến
cho C.W.L. chú ư. Ông hỏi người đồng tử William Eglinton là “liệu vong linh
tiếp dẫn đồng tử” tên là “Ernest” có biết về sự tồn tại của các Chơn sư
không và liệu vong linh có thể chuyển giao một bức thư cho một Chơn sư chăng
nếu bức thư được giao phó cho người đồng tử? Người đồng tử quả quyết rằng
“vong linh tiếp dẫn Ernest” có thể làm được điều ấy. Thế là ông viết bức thư
cho Chơn sư rồi giao bức thư ấy cho Eglinton.
Vài tháng sau ông được bức thư phúc đáp qua đường bưu điện. Chơn sư bảo ông
rằng bức thư chưa bao giờ đến tay ngài và “chắc cũng không có khả năng ấy
xét v́ bản chất của người sứ giả, nhưng ngài vẫn biết rất rơ những ǵ được
viết ra trong ấy. Chơn sư bảo ông rằng
không cần đi sang Ấn Độ, người đệ tử có thể trải qua giai đoạn dự bị ở
bất cứ nơi đâu. Ngài cũng có bảo ông rằng nhận một người làm đệ tử “không
tùy thuộc vào ư chí cá nhân của ta”. Ở đâu đó tôi đă nói rằng Chơn sư bị
thiên luật khống chế ở cơi này cũng như ở nhiều cơi khác. Chơn sư nói tiếp:
“Việc nhận làm đệ tử chỉ có thể là kết quả công trạng cá nhân của người ta
và tinh thần theo chiều hướng ấy”.
Thế rồi ngài tiếp tục nói bóng gió thêm nữa với ông C.W.L.: “Con vẫn có thể
chọn việc bắt buộc bất kỳ Chơn sư
nào phải nhận con”. Hiển nhiên việc nhấn mạnh tới từ ngữ “bắt buộc” bằng
cách gạch dưới đă kích thích ư chí của ông Leadbeater một cách tinh vi.
Nhưng Chơn sư tiếp tục giải thích là ông phải làm điều ấy ra sao. “Con hăy
làm những điều tốt đẹp nhân danh ngài và v́ t́nh thương nhân loại; con hăy
thanh khiết và quyết tâm trên con đường công chính (theo như luật của ta đặt
ra); con hăy ngay thẳng và vị tha; con hăy quên ḿnh và chỉ nhớ tới ích lợi
của những người khác th́ con ắt bắt
buộc Chơn sư phải chấp nhận ḿnh.
Ở đây có một hai điều cần chú ư. Từ lâu rồi tôi đă thấy rằng Quần Tiên Hội
không xem xét đức tính và thói xấu giống như kiểu chúng ta nhận định. Các
ngài không chỉ bị ràng buộc bởi đạo đức nhân tạo do con người qui định mà
các ngài c̣n bị ràng buộc bởi trực giác từ bi về Tinh thần đă tỉnh thức. Và
những từ ngữ mà tôi dùng làm tiêu đề cho chương này “Hăy thành thật và vị
tha” nêu ra hai đức tính sờ sờ ngay trước mắt Chơn sư v́ chúng ngụ ư sự suy
yếu của một kẻ thù duy nhất của tính linh đó là ngă chấp,
Ahamkara.
Không dễ ǵ thật sự ngay thẳng, nhất là đối với bản thân. Thế Vía và Thể Trí
– các hiện thể tư tưởng và dục vọng của tâm thức vẫn thường nằm trong tầm
tay của mỗi người và lừa gạt người ta. Cái trí bao giờ cũng đưa ra đủ lư lẽ
nghe có vẻ đúng và hay ho tại sao ta nên làm điều mà bản chất dục vọng thôi
thúc ta làm. Tôi cũng thường rất thú vị khi quan sát quá tŕnh tư tưởng của
chính ḿnh về chuyện ấy. V́ thế H.P.B. có bảo rằng chúng ta “thường xuyên tự
lừa gạt ḿnh”.
Muốn hoàn toàn ngay thẳng th́ ta phải hoàn toàn chân thực và không thể thành
tựu được điều ấy nếu ta bị ràng buộc quá nhiều về mặt xúc động trong khi
nghiên cứu và cân nhắc xem liệu ta
tốt hay xấu, khôn ngoan hay khờ dại v.v. . . Một trong những tác dụng của
tính linh đang tăng trưởng là bớt đi sự ăn năn và lo âu. Cả hai đều ngụ ư
thiếu nghị lực trong lúc hiện tiền và ở công việc ngay trong tầm tay. Ăn năn
nghĩa là quyền năng của linh hồn hướng về một diễn biến nào đó trong quá
khứ, c̣n lo âu nghĩa là quyền năng ấy lại hướng về một tác dụng tưởng tượng
nào đó trong tương lai. Ông C.W.L. rất hóm hỉnh về điều ấy. Ông trích dẫn
câu ngạn ngữ nổi tiếng đừng băng qua cầu trước khi bạn đi tới cây cầu và câu
tục ngữ cổ xưa là “10 năm nữa th́ nó cũng thế thôi”. Ông bảo: “Được thôi,
nếu đến lúc đó mà nó cũng như vậy th́ ngay bây giờ nó cũng thế thôi”.
H.P.B. cho ta biết rằng gốc rễ của sự ăn năn là chấp ngă, c̣n gốc rễ của sự
lo âu là e sợ về một điều nào đó ḿnh chưa biết trong óc tưởng tượng. E sợ
nghĩa là phàm ngă dội lại trước điều mà nó không muốn có hoặc nghi ngờ liệu
nó có nhận được điều mà nó muốn hay chăng. V́ thế mà nhà hiền triết
Patanjali mới bảo rằng phải vượt qua cả yêu và ghét vốn là một “cặp đối đăi”
khác. “Thánh đạo” là trung đạo giữa các cặp đối đăi. Chính v́ thế mà nó được
mô tả là “mỏng như lưỡi dao cạo”, là “con đường thẳng và hẹp” bởi v́ trên đó
đệ tử phải học cái sự điềm nhiên thiêng liêng giúp cho y siêu việt được sự
tàn khốc của các cặp đối đăi.
Đức Sri
Nhưng thành thật với bản thân đ̣i hỏi phải có khá nhiều ḷng can đảm, khiêm
tốn và vị tha. Có lẽ ta có thể gọi nó là hoàn toàn chân thành. Patanjali bảo
rằng vị đạo sĩ Yoga nào đă trở nên hoàn toàn chân thực th́ “lời lẽ và hành
vi của y tràn đầy quyền lực”.
Thiên hạ thường bảo rằng “tôi không đủ tốt bụng” hoặc “tôi không đủ khôn
khéo” để mưu t́m con đường này. “Tôi sẽ đợi cho đến khi tôi khôn khéo hoặc
thánh thiện hơn”. Hoặc họ ắt bảo rằng ḿnh phải chờ đợi cho đến khi hoàn
cảnh thuận lợi hơn. Thế mà sự thật th́ tuyệt nhiên không thành vấn đề việc
ta có khôn khéo hoặc thánh thiện đến đâu nếu ta có thiên tư nghĩa là “nghe
được một tiếng nói” trong nội tâm tức là có ơn gọi. “Hăy xem này! Tôi đứng
trước cửa và gơ cửa, chẳng biết có ai nghe được giọng nói của tôi chăng”.
Điều này không ngụ ư rằng có bất kỳ dạng thần nhăn hoặc thần nhĩ nào, mà đó
là sự thôi thúc, sự vươn lên của tinh thần con người háo hức trở về phụng
sự. Cái tiếng nói ấy không liên quan ǵ tới việc liệu ta có khôn khéo hoặc
“tiên tiến” hay chăng. Nếu có th́ ta cũng “phải tiếp tục từ ngay chỗ này”.
Không có một con đường nào khác. Và chúng ta phải lên đường “ở ngay chỗ đứng
của ḿnh không một lư lẽ biện bạch” xem ta là ai và ta đang ở đâu. Không có
một khởi điểm nào khác.
Điều này được tiêu biểu trong dụ ngôn về Đứa Con Hoang Đàng, một ẩn dụ tiêu
biểu cho cuộc hành tŕnh của linh hồn từ vô tư sang toàn tri, là con đường
tiến hóa vĩ đại Nhất bổn tán Vạn thù và Vạn thù qui Nhất bổn. Thoạt tiên đứa
con quên mất quyền trưởng thượng của ḿnh nơi “xứ lạ quê người” tức cơi hồng
trần, bị “chôn vùi trong xác thịt v́ tội lỗi của ḿnh” (theo cách diễn tả
của Plato). Nhưng có một điều ǵ đó trong hồn người không bao giờ bị tắt
ngúm, cái mà tôi gọi là “bản năng trở về nhà” của tinh thần con người, cái
ḷng ham muốn sâu thẳm trong tiềm thức mong t́m ra trở lại và hiệp nhất với
Chân Thiện Mỹ. Rốt cuộc th́ nó bắt đầu trồi lên ư thức, lúc bấy giờ đứa con
tự nhủ rằng: “Tôi sẽ vươn lên để đi về nhà Cha tôi”. Và trong khi nó c̣n
ngàn trùng xa cách th́ cha nó đă nh́n thấy nó và vội vă đi tới gặp nó.
Thượng Đế bao giờ cũng hạ cố đến con người nếu con người có hoài băo thăng
lên với Thượng Đế. Thánh James có nói: “Con hăy tiến gần đến Thượng Đế th́
ngài cũng tiến gần tới con”. Và điều này cũng đúng với Chơn sư. Miễn là con
người trung kiên với lư tưởng mà y chỉ lờ mờ thấy được th́ Chơn sư cũng biết
được và từ từ sẽ thu hút y về ngài theo như định luật cho phép.
Thật là sai trái khi chờ cho đến khi “hoàn cảnh thuận lợi hơn”. Hoàn cảnh
của ta tuyệt nhiên không quan trọng v́ không một hoàn cảnh thuộc bất cứ bản
chất nào lại là một chướng ngại thật sự. H.P.B. đă viết ra những lời rất
thích đáng ở đây. Khi bị chất vấn liệu một người không có phương tiện sinh
tồn độc lập có thể có hoài băo làm đệ tử được chăng. Bà trả lời: “Làm đệ tử
chẳng dính dáng ǵ tới phương tiện mưu sinh hoặc bất cứ thứ ǵ thuộc loại
ấy, bởi v́ người ta có thể tách rời tâm trí ḿnh hoàn toàn ra khỏi thể xác
và môi trường xung quanh. Làm đệ tử là một
trạng thái của tâm trí chứ không
phải là một sinh hoạt theo những qui tắc chặt chẽ trên cơi trần. Điều này
đặc biệt áp dụng cho giai đoạn đầu là đệ tử dự bị”.
Có một dạo bà c̣n viết: “Liệu giáo lư bí truyền có dính dáng ǵ tới con
người ngoại giới? Một người lính có thể phải đeo bám cái gác canh của ḿnh
giống như một con hà đeo bám vào cái tàu, thế nhưng Chơn ngă của người lính
vẫn tự do đi tới bất cứ nơi đâu mà nó muốn và suy nghĩ điều mà nó thích
nhất. Một người có phương tiện độc lập, không bị ràng buộc bởi bất cứ nhiệm
vụ nào ắt có thể đi ta bà rao giảng Thông Thiên Học giống như nhà truyền
giáo. Một người bị bổn phận ràng buộc vào một chỗ không có quyền bỏ bổn phận
này để làm tṛn bổn phận khác cho dù bổn phận khác có cao cả đến đâu đi
chăng nữa; bởi v́ bổn phận đầu tiên mà huyền bí học giảng dạy đó là hăy thực
thi bổn phận của ḿnh không nao núng cho dù đó là bất cứ bổn phận nào”. Mọi
hoàn cảnh đều có thể được xoay chuyển phục vụ cho mục đích của tinh thần.
Trên Thánh đạo không có một chướng ngại nào khác hơn là cái phàm ngă nhỏ
nhen của chính con người.
Và lắng nghe tiếng nói của tinh thần không phải là lắng nghe tiếng nói của
cái phàm ngă ấy với mọi nhu cầu nhỏ nhen và ḷng háo danh hăo huyền của nó.
Ta có thể nghe thấy một lời hưởng ứng chân thật và ngay thẳng với tiếng nói
của tinh thần ấy trong thế giới của Chơn sư. Chơn sư có thể nghe thấy tiếng
nói của tinh thần đang thức tỉnh nơi con người chứ không phải tiếng nói của
cái trí khôn khéo hoặc bản chất ham muốn của phàm ngă.
Chơn sư có dạy: “Con hăy quên đi Bản ngă của ḿnh mà chỉ nhớ tới ích lợi của
những người khác”. Đây chính là cái động cơ thúc đẩy đúng đắn mà chúng ta đă
bàn tới ở chương trước. Ta hăy thẳng thắn về điều này. Liệu ta có muốn uy
quyền xét về mặt hữu thức hoặc vô thức chăng? Liệu ta có mưu t́m thông tin
hấp dẫn mà ta không thể kiếm được ở đâu khác chăng? Liệu ta có t́m một ư
thức an toàn v́ muốn được chắc ăn trong tầm tay của Chơn sư suốt mọi kiếp vị
lai hay chăng? Liệu ta có muốn thuộc về một nhóm đặc quyền khiến cho ta có
thể cao siêu hơn kẻ phàm phu hay chăng? Liệu ta có muốn đạt được và hiển lộ
thần thông, được các lănh tụ ủng hộ và được người khác trân trọng hay chăng?
Ta hăy thẳng thắn xem có thật như vậy chăng?
Nhưng cũng đừng để cho ta sa vào “mặc cảm tội lỗi’, nó chỉ là ngă chấp đảo
ngược lại. Thánh Thérèse ở Lisieux có nói với những người sơ cơ: “Nếu con
sẵn ḷng an tâm chịu đựng sự thử thách là bất măn với chính ḿnh th́ con sẽ
hiến dâng cho Thầy Thiêng liêng của ḿnh một chỗ đứng trong tâm hồn ḿnh”.
Bản ngă xúc động và trí năng của ta không phải là ta thật mà chỉ là những
công cụ của ta và ta nên coi chúng là những dụng cụ cần phải mài dũa cho sắc
bén và cải tiến nếu cần. V́ vậy ta đừng khen hoặc chê bản thân hoặc để cho
bất kỳ ai khác khen chê ta về vần đề ấy. Ta hăy cố gắng
t́m hiểu. Ta phải hiểu cho ra cấu
tạo của chính ḿnh, nó cũng giống như cấu tạo của bất cứ ai khác v́ vậy có
thể gọi là “bản chất con người”. Thượng Đế không yêu cầu ta phải xét đoán.
Đấng Ki Tô có dạy: “Đừng xét đoán”. Nhưng ngài dạy rằng nếu ngài có xét đoán
th́ đó không phải v́ ngài đến để
làm theo ư riêng của ḿnh mà v́ đó là Ư chí của Đấng đă biệt phái ngài đến.
Đây là tầm nh́n chân thật của một con người đă hoàn toàn hiệp nhất với
thiêng liêng bất tử, chỉ Tự ngă ấy mới có thể xét đoán chân thực bởi v́ nó
hoàn toàn vô ngă và hoàn toàn vô ngă có nghĩa là hoàn toàn bác ái. “Chúa có
dạy ta sẽ báo phục, ta sẽ báo đáp”, điều này có nghĩa là định luật của
Thượng Đế báo đáp đầy đủ, tức luật Nghiệp quả, tức Ư chí của Thượng Đế đang
tác động. Định luật Vĩ đại ấy đang uốn nắn sinh linh hướng về những diễn
biến thiêng liêng xa xăm mà “toàn thể cơ sáng tạo đang vận động” hướng về
đó.
Cuộc sống là vấn đề tăng trưởng từ từ. Linh hồn con người đang tăng trưởng
như một đóa hoa lớn lên. Liệu người làm vườn có làm cho nó lớn lên được
chăng? Y chỉ có thể giúp cho nó được chút ít. Chẳng ai có thể giúp ta bằng
Chơn ngă dễ thương và cao siêu của chính ta kể cả Chơn sư nữa. “Chẳng một
điều ǵ đang được thể hiện, chẳng một điều ǵ có ư thức về sự chia cắt,
chẳng một điều ǵ không vĩnh hằng mà có thể trợ giúp được con”. (Ánh
Sáng Trên Đường Đạo). Ta hăy suy nghĩ, h́nh dung (luôn luôn nhớ rằng mọi
h́nh tư tưởng không phải là một
vật tự thân mà là một kênh dẫn để cho Thực tại vô h́nh tướng chiếu sáng qua
đó). Ta hăy thực hành mọi điều thu hút ta tới
gần Đấng Vĩnh Hằng hơn cũng như tới gần đồng loại của ta hơn, mọi lư
tưởng dễ thương, đẹp đẽ và vui tươi vốn làm xao xuyến tâm hồn chứ không chỉ
thỏa măn được cái đầu. Đó là v́ tâm hồn vốn gần gũi với Chơn sư hơn cái đầu.
Tâm thức tinh thần ngự nơi luân xa hoàng kim gần tim trong khi tâm thức trí
năng ở trên đầu. “Ta phải tăng trưởng như đóa hoa lớn lên một cách vô ư
thức, nhưng tha thiết muốn mở tâm hồn ra trong bầu không khí thoáng đăng.
Như vậy con phải dấn bước để mở tâm hồn ra trước đấng vĩnh hằng. Nhưng chính
đấng vĩnh hằng phải thu hút sức mạnh và vẻ đẹp của con chứ không phải là ham
muốn tăng trưởng. Đó là v́ trong trường hợp này th́ con phát triển trong sự
huy hoàng của thanh khiết c̣n trong trường hợp kia th́ ḷng con cứng rắn lại
do cái đam mê dữ dội mang tầm vóc phàm ngă”. (Ánh
Sáng Trên Đường Đạo, 16). Biết bao nhiêu người tốt đă làm như thế.
Chẳng dễ ǵ mà quên được ḿnh. Chính cái sự kiện ta bắt tay vào việc đă ngụ
ư là nghĩ tới bản thân rồi. Có lẽ cách tốt nhất là ta phải trau dồi sự quan
tâm tới mọi sinh linh và mọi môi trường sống. Lúc bấy giờ th́ tư tưởng về
“bản ngă” mới trơn tuột đi. Sự quan tâm và thiện chí sẽ làm cho nó biến mất.
Hăy cảnh giác về những điều yêu và ghét cá nhân. Nói chung th́ chúng hoàn
toàn phi lư. Kẻ nào trên thế gian thường giúp người mà ḿnh thích th́ thường
đối xử bất công với những người mà ḿnh không thích. Nhưng nếu có thể được
th́ kẻ rắp ranh làm đệ tử phải giúp tất cả mọi người và tất cả chúng sinh
không hề phân biệt chút nào.
Chẳng bao giờ nên nảy sinh ra cái óc hạ cố. Chúng ta không trợ giúp bởi v́
ta cảm thấy ḿnh có đức hạnh hoặc muốn trở nên có đức hạnh. Nói cho đúng hơn
ta hạnh phúc khi có một mẩu nhỏ công việc của Chơn sư đến với ta để được
thực hiện, “nhân danh ngài và v́ t́nh thương nhân loại”. Thật vậy, như
Krishnaji nói với chúng ta, chúng ta không
thật sự có một đức tính chừng nào
ta chưa hoàn toàn không có ư thức là ḿnh có đức tính ấy! Tính tự măn, hợm
hĩnh, khinh khỉnh, đều hoàn toàn xa lạ với sinh hoạt tâm linh chân chính vốn
trong sáng, chân thực và thanh thản. Có một sự đạo đức giả hữu ư và một sự
đạo đức giả vô ư thức. V́ nôn nóng muốn bản thân ḿnh có đức hạnh, có lẽ đôi
khi chiều theo một chút cảm tưởng phức cảm tự tôn, chúng ta nói những điều
mà ta không thật sự ngụ ư cho nên ta trở nên những “kẻ đạo đức giả” về tâm
linh. Chơn sư không trân trọng một t́nh cảm không hoàn toàn ngay thẳng, ngài
cũng không chê trách hoặc né tránh những kẻ rơ ràng là hoàn toàn không có
một vài đức tính.
Tính tốt và minh triết là những chuyện cao cả, nhưng nếu chúng tạo ra sự ngă
mạn và ư thức chia rẽ đối với phần nhân loại c̣n lại th́ chúng chỉ là con
rắn bản ngă tái xuất hiện dưới một dạng tinh vi hơn. Nếu trích dẫn Krishnaji
một lần nữa th́ vào lúc mà ta cảm thấy ḿnh tự tôn th́ lúc ấy tính linh của
ta không c̣n tồn tại nữa.
CHƯƠNG III
L̉NG CAN
ĐẢM VÀ QUYẾT
TÂM
Đây là con đường của tự ngă đă trưởng thành chứ không phải con đường của
linh hồn c̣n ấu trĩ. Một số người nghĩ rằng Chơn sư cầm tay người tầm đạo
huấn luyện cho có nhiều tri thức, dạy y cách phát triển thần thông cũng như
bảo vệ y khỏi bị tai nạn và rắc rối, ngăn ngừa y không phạm lỗi lầm. Nhưng
sự thật th́ ngược hẳn lại. Điều mà Chơn sư gọi là “quyền năng
thần thánh hóa nơi con người cũng
như những khả năng ẩn tàng trong thiên nhiên. (Thư
của Chơn sư gửi A. P. Sinnett, trang 2) không bao giờ được ban cấp hoặc
truyền thụ từ bên ngoài. Chúng luôn luôn là kết quả nỗ lực tăng trưởng của
con người. Và chúng phải được bản thân y thủ đắc. “Qui tắc sắt đá là người
ta muốn có được quyền năng nào th́ bản
thân y phải thủ đắc nó”. (Thư của
Chơn sư gửi A. P. Sinnett, trang 65). Chơn sư cũng tuyệt nhiên không thể
can thiệp chút nào vào biệt nghiệp của đệ tử; “các bậc hiền triết không dám
đụng tới Nghiệp quả”. (Tiếng Nói Vô
Thinh, câu kinh 184).
Muốn hiểu chính xác Luật Nhân Quả tức Luật Tác Động và Phản Tác Động, lực và
phản lực, th́ ta phải thật sự hiểu nó là ǵ. Nó không bao giờ có thể bị hủy
bỏ, biến đổi hoặc né tránh. Toàn thể vũ trụ là sự biểu lộ ra bên ngoài của
định luật phổ biến toàn thế giới. Mọi nguyên nhân – nghĩa là việc tiêu tốn
năng lượng trên bất kỳ cơi nào trong bản thể ta: cơi trần, cơi trung giới,
cơi trí tuệ, cơi tâm linh – mang lại hậu quả tất yếu và chính xác của nó vào
một lúc nào đó và ở một nơi chốn nào đó. Như tôi có nói trước kia, trong
Vén Màn Bí Mật Nữ Thần Isis, H.P.B. có cho ta biết rằng các “Định
luật của Thiên nhiên là dấu ấn của Trí tuệ Thượng Đế ghi khắc lên vật chất.
Đây là “những huấn điều chân thực của Thượng Đế”. Nếu tuân theo chúng ta sẽ
gặt hái được hạnh phúc và quyền năng. Nếu không tuân theo chúng – cho dù ta
chẳng biết chúng – ta sẽ chuốc lấy sự phiền năo, bệnh tật và tử vong.
Ta thường có thói quen nói tới “Nghiệp xấu” khi một hậu quả khó chịu hoặc
đau khổ xảy ra. Đôi khi ta thắc mắc chẳng biết ḿnh đă làm ǵ mà phải chịu
nghiệp xấu ấy? Nhưng thật ra đối với vấn đề này chẳng hề có Nghiệp xấu hoặc
Nghiệp tốt mà chỉ có những định luật bất di bất dịch hướng về những diễn
biến thiêng liêng. Một trong những điều đầu tiên mà người tầm đạo học biết
là phải đồng nhất hóa ḿnh với những định luật phổ biến trong vũ trụ cả nơi
số phận của chính ḿnh lẫn nơi số phận của những người khác, như vậy để cho
ư chí của chính ḿnh tuân phục Ư chí của Đấng đă tạo ra ḿnh. Điều này không
ngụ ư là thuyết định mệnh hoặc cam chịu mù quáng mà là nỗ lực không ngừng
t́m hiểu và hợp tác với các lực tiến hóa trong Thiên nhiên. “Con hăy trợ
giúp Thiên nhiên và tiến lên cùng với nó”. (Tiếng
Nói Vô Thinh, câu 66). Không điều ǵ xảy ra mà nằm ngoài Thiên luật.
Nhưng điều này không ngụ ư là ta cứ phó mặc cho mọi chuyện lộng hành theo
như thái độ mà người Đông phương đôi khi chấp nhận. Chính sự kiện ta đang ở
đây và có thể giúp sức ngụ ư rằng ta có thiên chức trợ giúp. Đó là một phần
trong Nghiệp quả của người khác? Nhưng nó cũng có nghĩa là ta chịu đựng số
phận của chính ḿnh một cách ngay thẳng không phàn nàn.
Lại nữa, khi bước trên con đường Huyền bí học, ngay cả ở ŕa mép ngoài cùng
nhất th́ ta cũng kích động những Quả báo lớn lao. Đó là v́ trọn cả năng
lượng của con người giờ đây được hướng vào một kênh dẫn duy nhất, kết quả
vừa mănh liệt lại vừa ngay tức khắc. Nếu ta dùng một ẩn dụ thô thiển th́
điều này giống như một cánh đồng có nhiều kênh dẫn nho nhỏ. Nếu ta đào một
con kênh rồi dẫn nước vào những kênh nhỏ th́ kết quả là cơn lũ ấy có thể
xoay chuyển một guồng tát nước. Cuộc đời của người đệ tử bị rút ngắn lại qua
những nỗ lực nhằm tăng trưởng thường đầy dẫy những vấn đề, những diễn biến
bất ngờ mà y phải đối phó và làm chủ, xét theo biểu kiến là đơn thương độc
mă. Điều này đ̣i hỏi phải có ḷng can đảm ghê gớm. V́ vậy, mọi người tầm đạo
nên t́m cách vận dụng nơi chính bản thân ḿnh ḷng can đảm được dự trữ ở
những độ sâu thẳm nhất.
Có lẽ ta có thể bắt đầu bằng cách huấn luyện ḿnh nhằm chịu đựng một mức độ
thiếu tiện nghi nào đấy. Tôi không gợi y theo gương của một số vị thánh Ki
Tô giáo, sự khổ hạnh cực đoan của họ đă hủy diệt tính hữu dụng của cơ thể
họ. Nhưng ta phải giữ cho linh hoạt cái khả năng tinh tấn, chịu thương chịu
khó. Ngày nay ta đang trở nên càng ngày càng xa hoa và say đắm tiện nghi.
Nếu người ta muốn đạt tới đỉnh cao th́ y phải học cách xả thân. Tiến sĩ
Cronin có kể chuyện về thời thơ ấu của nhà vật lư nổi tiếng Nikola Tesla.
Ông kể cho Tiến sĩ Cronin biết rằng ông bắt đầu sự nghiệp từ năm 12 tuổi.
Nếu bất cứ ai cho ông bánh kẹo th́ ông bèn đem cho người khác. Nếu có một
nhiệm vụ hoặc một bài tập mà ông không ưa th́ ông làm cho bằng được bất chấp
ông phải chịu đau khổ đến đâu đi chăng nữa. Ông bảo rằng “thế là khi năm
tháng trôi qua th́ sự xung đột ấy bèn chấm dứt. Mong ước và ư chí của tôi
đạt hiệp nhất”. Hầu hết mọi người đều bị ham muốn chi phối. Họ muốn cái ǵ
th́ phải có cho bằng được dẫu trời
có sập đi chăng nữa! Nhưng kẻ nào sống buông thả với bản thân như vậy th́
chẳng bao giờ đạt được Thiên quốc.
Khi đương đầu với những vấn đề của cuộc sống, ta hăy vận dụng tối đa năng
lực của ḿnh bao gồm sự giác ngộ và ư chí của
chính ḿnh. Phải chăng là chúng ta
không nên đôi khi mưu t́m sự giác ngộ từ những người bạn minh triết hơn và
lăo luyện hơn, nhưng rốt cuộc đó phải là quyết định, ư chí của
chính ta. Sự giác ngộ, quyết định,
tự chủ với một mục đích thông tuệ, vị tha, là thành quả của sự tinh tấn của
chính ta chứ chẳng bao giờ là kết quả của việc mù quáng nghe theo những lời
khuyên của người khác. H.P.B. có nói: “Trước hết là hăy theo sự thôi thúc tự
nhiên rồi mới tới những nỗ lực tự biên tự diễn đă được Nghiệp quả kiểm soát.
Chơn sư chịu sự chi phối của Ư chí Thượng Đế. Nó cũng đă trở thành ư chí của
chính ngài, nhưng sự biến đổi ấy chẳng bao giờ có thể đạt được nếu tầm nh́n
và ư chí của ngài chưa hoàn toàn phát triển. “Mỗi người hoàn toàn là con
đường, là sự thật, là sự sống của chính ḿnh. Nhưng y chỉ đạt được như vậy
khi y đă nắm vững toàn bộ cá tính của ḿnh và nhờ vào ư chí thiêng liêng đă
được tỉnh thức y nhận thấy cá tính này không phải là chính ḿnh mà chỉ là
một điều ḿnh đă mất công tạo ra cho chính ḿnh sử dụng và nhờ vậy ḿnh có
được mục đích để khi sự tăng trưởng dần dần phát triển trí tuệ th́ ḿnh sẽ
đạt được một cuộc sống vượt ngoài tầm cá tính”. (Ánh
Sáng Trên Đường Đạo, 19-20).
Nhưng những kẻ nhút nhát ắt bảo thế lỡ chúng ta lỗi lầm th́ sao? Kẻ nào chưa
bao giờ lầm lỡ th́ kẻ ấy chẳng bao giờ làm nên tích sự ǵ. Con đường này là
con đường cá nhân phải thử thách và sai lầm th́ thỉnh thoảng sai là chuyện
b́nh thường. Ta không thể tránh được việc lầm lỗi, nhưng lầm lỗi thật sự
không thành vấn đề nếu ta đủ can đảm để học được những hậu quả của nó. Chỉ
bằng cách này th́ ta mới có thể khơi dậy và phát triển được năng lực trực
ngộ và quyết định. Chính v́ thế ngay cả đối với các đệ tử thực thụ, Chơn sư
cũng chẳng thể quyết định thay cho họ hoặc chỉ đạo đường lối phát triển cho
họ. Cùng lắm th́ ngài cũng chỉ có thể đưa ra một lời bóng gió nếu đệ tử đủ
giác ngộ để hiểu và có đủ ư chí để hành động theo lời bóng gió ấy.
Mà nếu có lỡ thất bại th́ đâu đă hết. Bà Besant đă từng một lần dạy rằng:
“Mọi sự toan tính chân thành sớm muộn ǵ cũng đạt được phần thưởng của
ḿnh”. Ta phải chịu đựng những sự thử thách này với một ḷng can đảm không
nao núng. “Hỡi ứng viên điểm đạo, hăy kiên nhẫn v́ kẻ nào không sợ thất bại
th́ kẻ ấy không tranh thủ sự thành công”. (Tiếng
Nói Vô Thinh, câu 137). Cũng giống như sự kiên tŕ, kiên nhẫn là một
khía cạnh của ư chí: “Con hăy kiên tŕ như kẻ làm việc nhẫn nhục măi măi đời
đời”. (Tiếng Nói Vô Thinh, câu 138).
Chơn sư Hilarion đă từng có lần viết rằng sự can đảm là một phẩm tính của Tự
ngă Bất tử, nó vốn biết ḿnh không chết và không thể bị tiêu diệt. Can đảm
dĩ nhiên là không thuộc về phàm ngă v́ do bản chất cố hữu, phàm ngă mưu t́m
sự tự vệ và bản năng sinh tồn. Muốn hành động can đảm th́ phải triệu thỉnh
một số sức mạnh của Chơn ngă, tức Con của Thượng Đế nội tâm. Vào một lúc
khủng hoảng lớn lao nào đấy mang tính quyết định, nhiều người khám phá thấy
bản thân có một sức mạnh mà ḿnh chưa hề biết là ḿnh sở hữu. Nó xuất phát
từ việc “Linh hồn con đăm đăm dơi mắt nh́n lên ngôi sao mà tia sáng của nó
chính là con”. (Tiếng Nói Vô Thinh, câu
137).
Một số bạn đọc có thể thắc mắc tại sao những yêu cầu sơ bộ trên con đường
huyền bí học lại hầu như độc quyền nói tới bản chất đạo đức chứ không nói
tới sự phát triển thần thông. Trong thời kỳ Căn chủng trước, các Chơn sư của
giống dân Atlant yêu cầu ứng viên điểm đạo phải nhạy bén với thông linh.
Nhưng người ta phát hiện thấy rằng nếu không có trước đó sự phát triển vững
chắc bản chất đạo đức th́ việc phát triển thần thông ắt gây nhiều khó khăn
và tai họa ghê gớm. V́ vậy dưới thời Đức Phật và chư La Hàn trong giai đoạn
chánh pháp, các điều kiện được thay đổi và các phẩm tính đạo đức được điển
chế hóa. Chơn sư K.H. có nói bóng gió tới những tai họa khủng khiếp có thể
xảy ra cho bất cứ ai “chụp giựt những quyền năng bị cấm đoán trước khi bản
chất đạo đức của ḿnh đă phát triển tới mức thích hợp để hiển lộng thần
thông ấy”. (Thư của Chơn sư gửi A. P.
Sinnett, trang 340-341). Cũng trong một bức thư gửi cho một người tầm
đạo khác, Chơn sư K.H. đă viết: “Con đừng ao ước được làm đệ tử . . . Kẻ nào
không trong sáng như trẻ thơ th́ tốt hơn đừng ham làm đệ tử”.
Có lẽ ở đây ta nên lập lại một điều ǵ đó mà tôi đă nói ở đâu đấy liên quan
tới huyền bí học và thuật đồng cốt. Mặc dù thỉnh thoảng của có nhiều giao
tiếp hoàn toàn linh hứng và hay ho thông qua một người đồng cốt hoặc cơ bút,
nhưng đó chưa bao giờ là một công
tŕnh của một Chơn sư chính thống. Các thực thể bên kia cửa tử rất khôn khéo
tá danh các đấng cao cả, thậm chí đóng vai các Chơn sư. Trong suốt cuộc đời
dài dằng dặc của ḿnh, tôi đă có quá nhiều kinh nghiệm về những điều khủng
khiếp có thể xảy ra. Biết bao nhiêu người đă t́m đến tôi xin được giải thoát
khỏi một ảnh hưởng nguy hiểm đang khống chế ḿnh. Thỉnh thoảng tôi cũng có
thể giúp được họ nhưng đáng tiếc thường th́ không. Ta phải kiên quyết chống
lại bất cứ ảnh hưởng ngoại lai nào. Sự đáp ứng tâm linh xuất phát từ
trong sâu thẳm linh hồn của chính con người và Chơn sư có thể giao tiếp với
cái Đó – Tiếng nói Chơn ngă của
chính con người – bằng “sự thẩm thấu” hoặc sự tăng cường của một rung động
cao siêu.
Điều tồi tệ nhất khi phát triển thần thông là thường xuyên tăng cường ngă
chấp, cả do tự thân ḿnh lẫn do sự nịnh bợ của những người khác. Điều này tô
điểm, xuyên tạc làm méo mó mọi điều mà y “nh́n thấy”. Nó giống như nh́n đời
qua một khung kính cửa sổ màu. Thế giới bên ngoài cũng bị nhuộm màu như thế.
Mắt của linh hồn vốn có thể nh́n thấy chân thực th́ hoàn toàn vô ngă giống
như nh́n qua một khung kính cửa sổ trắng trong suốt.
Việc tăng cường ngă chấp rất nguy hiểm trên con đường huyền bí học. Rốt cuộc
nó có thể dẫn một con người vào “Tả đạo”, con đường này ắt đưa người ta tới
sự tiêu diệt cuối cùng, thậm chí sau cả triệu năm thủ ác. Sự khác nhau giữa
các Cao đồ Chánh đạo và Tả đạo chủ yếu là ở
động cơ thúc đẩy. Cao đồ Tả đạo
thủ đắc thần thông và kiến thức tới một chừng mực nào đó nhưng tất cả đều
phục vụ cho quyền lợi ích kỷ của ḿnh. Cao đồ Chánh đạo cũng làm như thế và
nhiều hơn nữa để phụng sự cho tiến bộ và hạnh phúc của chúng sinh. Trên Tả
đạo ta không thể đạt được Minh triết và Chân lư tối hậu.
Ánh Sáng Trên Đường Đạo gọi ngă
chấp và động cơ thúc đẩy cá nhân là “cỏ dại mọc tràn lan”. Quyển kinh ấy có
nêu rơ rằng ngă chấp và động cơ thúc đẩy cá nhân có thể ấp ủ trong tâm hồn
người đệ tử sùng tín cũng như kẻ phàm phu. Nhưng nó vô cùng nguy hiểm hơn
khi ở trong đó mặc dù nó là một yếu tố cần thiết cho cơ tiến hóa của kẻ phàm
phu. Nếu không có tham vọng, không có động cơ thúc đẩy cá nhân th́ y không
có sáng kiến và cuộc đời thật là vô nghĩa. Chừng nào tham vọng ấy c̣n chưa
gây tổn hại cho người khác th́ nó c̣n trợ giúp cho sự tăng trưởng của y.
Thuật đồng cốt thường tăng cường điều này và mang tính
thụ động, trong khi quả vị Chơn sư
bao giờ cũng tích cực chủ động. Chơn sư có viết về một người đồng cốt đầy triển
vọng vốn bị vong linh tiếp dẫn ḿnh hành hạ: “Chúng ắt chẳng bao giờ trở lại
nếu y đă thành công chinh phục được chúng bằng cách khẳng định Ư CHÍ độc lập
của chính ḿnh . . . Thuật đồng
cốt thật bất b́nh thường. Khi phát triển thêm nữa khiến cho điều bất b́nh
thường nhường chỗ cho điều tự nhiên th́ những
vong linh tiếp dẫn bị đánh bạt đi,
không cần tới sự vâng lời thụ động nữa, lúc bấy giờ người đồng tử học cách
sử dụng ư chí của ḿnh, vận dụng quyền năng của chính ḿnh để trở thành một
cao đồ. Quá tŕnh này là tiến tŕnh phát triển và kẻ sơ cơ phải đi hết con
đường ấy. Chừng nào y c̣n trải qua sự xuất thần năm th́ mười họa, chừng đó y
không thể là một cao đồ”. (Thư của Chơn sư gửi A. P. Sinnett, trang 43).
Tôi cũng phải cảnh báo bạn đọc rằng “Khoa học Huyền bí
không phải là khoa học mà ta có
thể trao truyền những bí quyết qua một thông báo đột ngột được viết trên
giấy trắng mực đen hoặc thậm chí truyền khẩu. . . Sự thật là chừng nào kẻ sơ
cơ chưa đạt được điều kiện cần thiết cho mức Giác ngộ mà ḿnh có quyền đạt
được một cách thích hợp nếu không phải là hầu hết mọi
Bí quyết đều không thể trao truyền
được. Khả năng tiếp thu phải tương đương với ḷng mong ước được giáo huấn.
Sự giác ngộ phải xuất phát từ bên
trong. Cho đến khi giác ngộ nội tâm th́ không một phù phép bùa chú nào,
không một dụng cụ với nghi thức lố lăng nào, không một sự thảo luận hoặc đọc
sách vở huyền bí siêu h́nh nào, không một sự sám hối tự nguyện nào có thể
mang lại sự giác ngộ ấy”. (Thư của
Chơn sư gửi A. P. Sinnett, trang 282-283). Nhiều thông tin thú vị và hữu
ích có thể thu lượm được qua giấy trắng mực đen hoặc ngôn từ truyền khẩu
nhưng sự thật và sự kiện tinh thần th́ không bao giờ có thể đạt được như
vậy. Ta cũng không thể dạy dỗ huyền bí học chân chính để thu lợi lộc tài
chính. Bất cứ đạo sư nào đ̣i tiền mới trợ giúp tinh thần đều là đi ngược lại
thiên luật.
Không rơ chỉ có sự can đảm độc lập lớn lao và ư chí mới là cần thiết chăng?
Thế c̣n một trí tuệ sắc sảo có cần được thêm vào đó chăng? Nhưng tôi sẽ viết
về điều này ở chương kế tiếp. Bây giờ ta hăy xét tới ư chí mà H.P.B. bảo
rằng sẽ biến thành hiện thực những đối tượng mà óc tưởng tượng đă phác họa.
Ư chí có nhiều khía cạnh; can đảm, quyết tâm, kiên tŕ v.v. . . Nhưng trước
hết nó luôn luôn nhắm vào bản thân chứ không áp đặt lên người khác. Điều mà
đôi khi v́ vô minh ta coi là ư chí th́ thật ra chỉ là ḷng ngă mạn có động
cơ thúc đẩy ào ào là ham muốn cá nhân. Quyền năng ư chí của một người được
đo lường bởi điều mà y có thể thực hiện đối với bản thân chứ không phải bởi
điều mà y áp đặt lên người khác, trừ phi y được hiệu triệu để lănh đạo một
chính sách nào đấy dù hay hoặc dở. Đó là năng lực giữ vững một mục đích,
không điên đảo, bất chấp sự chế nhạo, thất bại và đau khổ cho bản thân ḿnh.
Nơi người tầm đạo chân chính mục đích ấy là mục đích cao thượng về tinh thần
mà Patanjali đă mô tả rất hay khi nêu rơ rằng: “Việc sử dụng ư chí đúng đắn
là thường xuyên tinh tấn để an trụ vào bản thể tinh thần, bao giờ cũng hằng
nhớ rằng ḿnh là Đấng Bất Tử chứ không phải là cái phàm ngă phù du mà Chơn
sư gọi là “h́nh bóng”.
Ḷng can đảm và ư chí là hai khía cạnh của cùng một đức tính v́ cần có can
đảm để tinh tấn, giữ vững định hướng, đương đầu với những thử thách và đau
khổ trên con đường mà ư chí đă chọn lựa ḿnh phải theo. Cái con đường đă
được chọn lựa mà ḿnh phải đi theo không điên đảo vốn giống như sợi chỉ vàng
liên tục đưa một người đi xuyên qua nhiều cuộc tử sinh cho đến khi rốt cuộc
nó đưa y tới thành tựu tối hậu vinh quang về Tri thức và Quyền năng để trợ
giúp cho chúng sinh qua sự Minh triết và Bác ái. Theo lời của thi sĩ thần bí
gia William Blake th́: “Tôi sẽ đưa cho bạn đầu mút của một sợi chỉ vàng, bạn
chỉ việc quấn nó lại thành một quả banh. Nó sẽ dẫn bạn tới cổng Thiên đường
và tới bức tường thành
Chơn sư K.H. có dạy ông Sinnett như sau: “Người ta phải có được một tâm hồn
và một linh hồn sắt thép không bao giờ nao núng về quyết tâm, thế nhưng lại
nhu ḿ và nhă nhặn, khiêm tốn, v́ đă phong bế tâm hồn ḿnh với mọi đam mê
của con người vốn sẽ đưa ta tới sự gian tà”. Chơn sư hỏi người bạn đang tầm
đạo của ḿnh: “Con có tất cả những thứ ấy chăng?”. (Thư
của Chơn sư gửi A. P. Sinnett, trang 352).
CHƯƠNG IV
TRÍ TUỆ
Hai bước trên Những Nấc Thang Vàng là “một tâm trí cởi mở, một trí năng tha
thiết”. Không ai cố chấp về bất kỳ quan niệm nào mà lại có thể trở thành một
huyền bí gia. Y phải cởi mở về mọi mặt. Tôi đă đề cập tới cách thức các ư
tưởng định kiến và quyền lợi ích kỷ tạo thành những “lớp vỏ” tức là những
ŕa mép đă bị chết cứng lại trong vùng bức xạ tức “hào quang” của con người.
Bất kỳ thành kiến nào cho dẫu nó tạo ra việc hào quang bị chết cứng lại th́
ít ra xét về mặt đó nó cũng khiến cho người ta hoàn toàn vô cảm. Bà Besant
đă từng một lần đàm đạo với một trong các Chơn sư
về chính đề tài này. Việc suy nghĩ cứng nhắc gây ra điều ấy cho thể
trí của tâm thức, động cơ thúc đẩy và ham muốn ích kỷ hoặc vị kỷ cũng gây ra
điều đó cho thể xúc động. Như tôi có nói trước kia, Chơn sư có thể tăng thêm
ḍng bức xạ trong hào quang của con người, nhưng ngài không thể làm được như
vậy nếu cái ŕa mép đă bị chết cứng lại, v́ làm như thế ắt gây tai hại cho
tâm lư của người đệ tử. V́ thế cho nên nếu có thể được ta khôn ngoan gột bỏ
những thành kiến, những ư kiến khư khư và đầy định kiến. Chúng ta đừng chắc
mẫm rằng ḿnh biết hoặc về vấn đề đó có bất kỳ ai khác biết chắc chắn. Ta
đừng coi thẩm quyền là “luật của người Medes và người Ba tư”. Ta nên giữ cho
ḿnh được linh hoạt. Hăy luôn luôn sẵn sàng thay đổi một ư kiến tạm thời nếu
bị lư trí, kinh nghiệm hoặc sự hiểu biết thêm nữa dường như đ̣i hỏi nó.
Trong vũ trụ này chẳng ai là không thể sai lầm. Đ̣i hỏi việc không thể sai
lầm chính là thú nhận sự yếu đuối của ḿnh. Ta hăy học tập, học măi, học về
cuộc sống và cố gắng t́m hiểu nó. Ta hăy tự ḿnh suy nghĩ và coi chừng cái
sự lười biếng và ưa thoải mái theo khuynh hướng tự nhiên của con người nó
thôi thúc ta mưu t́m cái ghế thoải mái đầy thẩm quyền. Những linh hồn chưa
trưởng thành cần sự nâng đỡ và an ủi của một thẩm quyền đầy uy tín. Nhưng kẻ
rắp ranh làm huyền bí gia không phải là một
người bạc nhược hoặc một linh hồn chưa trưởng thành. Y phải định h́nh
cuộc sống của chính ḿnh, tự ḿnh quyết định, tạo ra những nguyên tắc hành
động của chính ḿnh, đứng vững trên đôi bàn chân của ḿnh cho dù phải trả
giá đau khổ xiết bao cho bản thân.
Ở đây tôi xin chen vào một câu thơ của ngài Richard Burton, tác giả bài thơ
“Ngàn lẻ một đêm ở Ả rập”.
Hăy làm điều mà óc trưởng thành của con yêu cầu con làm,
Chứ không cần ai khác ngoài chính ḿnh kỳ vọng được hoan nghênh;
Kẻ nào sống cao thượng nhất th́ chết cũng thanh cao nhất,
Y đă tạo ra và giữ vững những qui luật do chính ḿnh lập nên.”
Ta hăy đối chiếu ư tưởng nêu trên với những lời lẽ của H.P.B. trong bộ
Giáo Lư Bí Truyền, nó cho biết rằng một con người toàn bích không
phải do người khác đào tạo nên mà ngài
trở nên toàn bích do những “nỗ lực tự ḿnh phát khởi và tự ḿnh tuân
theo, được kiểm soát theo nghiệp quả, thế rồi thăng lên qua mọi cấp độ trí
tuệ từ manas thấp nhất cho tới
manas cao nhất” (Lời Nói Đầu trong
bộ Giáo Lư Bí Truyền). Hiển nhiên
các lực ly tâm và hướng tâm trong Thiên nhiên đă được linh hồn từ mức cái
trí phàm tục bám lấy những sự kiện lên mức cái trí cao cả siêu h́nh.
Để đạt tới cái sự sống thiêng liêng ấy và hiệp nhất với nó, con người phải
thăng lên qua “mọi mức độ trí tuệ”. Đây là vấn đề tăng trưởng từ từ và tuần
tự. Nhưng những dấu hiệu ám chỉ tính bất tử đă có từ lâu rồi trước khi ta đă
đạt được thành tựu ấy. Ta không thể đạt tới cái Thượng trí vô ngă, viên dung
bằng cách tưởng tượng rằng ḿnh lên tới đó. Ta t́m thấy được Thượng trí qua
hoài băo và sự tăng trưởng đều đều, từ từ;
Antahkarana tức “cầu liên lạc”
được tạo thành do manas tức cái
trí hoài băo hướng thượng, dần dần đă được tẩy trược đối với bất kỳ dấu vết
ngă chấp nào. Điều này dĩ nhiên là tự ngă thiêng liêng đă thôi thúc từ bên
trong khiến cho con người chịu “tiêu diệt” bản ngă nhỏ nhoi để học cách phân
biệt tiếng nói bất tử với những tiếng nói có thể sai lầm thuộc về bản chất
bất toàn của chính ḿnh.
H.P.B. viết như sau: “Sự xả thân chỉ có thể đạt được đối với những người nào
đă học cách tự biết ḿnh; có một sự vang vọng không thể sai lầm của tiếng
nói nội tâm của chính ḿnh – đó là tiếng nói của ham muốn hoặc đam mê ích kỷ
- bị lầm lẫn với tiếng nói của sự linh hứng thiêng liêng hoặc một sự hiệu
triệu của Chơn sư, mà người ta không bao giờ được quyền lẫn lộn hai tiếng
nói ấy”. Thế mà người có nghiệp cảm chưa trưởng thành hoặc chưa được tẩy
trược thường hay lẫn lộn hai thứ tiếng nói ấy xiết bao!
Bà cũng viết rằng “sự tự tri thuộc loại không thể đạt được bởi cái mà con
người thường gọi là “tự phân tích”. Ta không thể đạt được nó qua lư luận
hoặc bất kỳ quá tŕnh trí năo nào, bởi v́ đó là việc thức tỉnh ư thức về bản
chất thiêng liêng của con người”. (Tạp
chí Lucifer, quyển 1, số 2, tháng 10 năm 1887, trang 89). Trong bộ
Giáo Lư Bí Truyền, H.P.B. có mô tả
quá tŕnh tạo ra cái “cầu nối” này tức phương tiện giao tiếp giữa “hạ trí”
và “thượng trí” như sau: “Ta có thể h́nh dung Manas là một tam giác thượng
nối với tam giác hạ bằng một đường mảnh mai liên kết
hai tam giác với nhau. Đây chính là
Antahkarana, con đường hoặc cầu
thông thương được dùng làm mối liên kết giữa phàm nhơn mà óc phàm chịu ảnh
hưởng của hạ trí đầy thú tính nối liền với Chơn ngă tức Con người Thiêng
liêng”. (Giáo Lư Bí Truyền, III,
trang 511).
Trí tuệ nghĩa là ǵ? Nó không giống như trí thức. Một người trí thức nghĩa
là người đă thu thập được rất nhiều “sự kiện’, đă sắp xếp chúng có hệ thống
trong trí của chính ḿnh và có thể truy xuất chúng khi cần thiết qua ngôn từ
hoặc giấy trắng mực đen. Nhưng thỉnh thoảng những người khôn khéo thuộc loại
ấy vẫn có thể ngu đần một cách đáng kinh ngạc. Trí tuệ là một quyền năng
tinh thần, là Manas được tinh thần soi sáng. Trí năng tăng trưởng qua sự so
sánh đối chiếu, c̣n trí tuệ phát triển qua việc mưu t́m những nguyên lư căn
bản qui nhất các định luật. Trí tuệ mang lại sự sáng suốt mà Chơn sư K.H.
bảo rằng đó “không phải là một năng khiếu mà là một khả năng chung cho mọi
người trong vũ trụ”. (Thư của Chơn sư gửi A. P. Sinnett, trang 455).
Một cái trí lăo luyện quen làm việc có phương pháp là một tài nguyên quí báu
cho sinh hoạt của con người. Cái trí được đào sâu, củng cố và tăng cường
bằng việc suy tư đều đều và điều này được phản ánh qua bộ óc vốn cũng phát
triển như thế. Kẻ rắp ranh làm huyền bí gia suy tư, nghiên cứu, tham thiền,
suy đi gẫm lại v.v. . . Một trong bước khởi đầu của khoa Yoga theo Patanjali
là phải suy tư và nghiên cứu sâu sắc.
Một trong những năng lực quan trọng của cái trí là óc tưởng tượng, tức là
quan năng tạo ra h́nh ảnh. Quan năng này liên tục – cho dù hữu thức hoặc vô
thức – tạo ra những “h́nh tư tưởng” vốn tồn tại chừng nào mà cái lực nguyên
thủy sản sinh ra h́nh tư tưởng vẫn sống c̣n, trừ phi nó lại được tiếp tục
vun bồi thêm mới nữa. Thế là mọi người trong chúng ta đều tạo ra một thế
giới vô h́nh của chính ḿnh luẩn quẩn quanh ḿnh. Cái thế giới vô h́nh này
có một tác dụng rất mạnh đến với thế giới hữu h́nh của ta, nhất là đối với
bản thân ta. Chơn sư K.H. có
viết cho ông Sinnett như sau: “Mọi tư tưởng của con người trong quá tŕnh
tiến hóa đều được chuyển vào nội giới để trở thành một thực thể hoạt động
bằng cách kết hợp hoặc có thể gọi là hỗn hợp với một tinh linh ngũ hành,
nghĩa là với một trong những lực bán thông tuệ thuộc các giới trong thiên
nhiên. Nó sống sót một thời gian dài hoặc ngắn tỉ lệ với cường độ nguyên
thủy của hoạt động trí năo sản sinh ra nó. Vậy là một tư tưởng tốt tiếp tục
tồn tại dưới dạng một quyền năng hoạt động ban phước, c̣n một tư tưởng xấu
tiếp tục tồn tại dưới dạng một con quỉ giáng họa. Thế là con người liên tục
lấp đầy ḍng thần lực trong không gian bằng một thế giới của chính ḿnh ken
đặc sản phẩm của những điều hoang tưởng, ham muốn, thôi thúc và đam mê của
chính ḿnh; ḍng thần lực này phản tác động lên bất kỳ tổ chức thần kinh
nhạy cảm nào bước vào tiếp xúc với nó, tỉ lệ với cường độ năng động của nó.
. . Chơn sư tạo ra những h́nh tướng này một cách hữu thức c̣n những người
khác phóng chúng ra một cách vô ư thức”. (Thế
giới Huyền bí, trang 89-90, ấn bản năm 1895).
Nhà thấu thị chưa lăo luyện thường nhầm lẫn các h́nh tư tưởng này là những
thực tại, những thực thể độc lập, thế là một kẻ điều tra lại được xác nhận
về những điều mà chính ḿnh đang “ấp ủ mơ ước thành tựu”. Một trong những
“thử thách” của cuộc Điểm đạo là phải bộc lộ những năng lực phân biệt được
một h́nh tư tưởng với một thực thể độc lập.
Năng lực tạo ra h́nh ảnh này của chúng ta là sức rất mạnh, có ảnh hưởng tới
thân phận và sinh hoạt thường nhật của ta nhiều hơn mức mọi người nhận ra
được. Wordsworth gọi nó là “quyền năng sáng tạo của cái trí khiến cho ta xây
dựng nên cái thực chất của chính ḿnh”. Thi sĩ Spenser thời nữ hoàng
Những quan niệm và h́nh ảnh trong cái trí của ta câu thúc ta như một tù
nhân. Không một h́nh tư tưởng nào là chân thực về bất cứ điều ǵ, chỉ có
biểu tượng của nó – mặc dù đó là một sự thật vô h́nh không nắm bắt
được mới có thể chiếu sáng qua
h́nh tư tưởng. Ta không được nhầm lẫn h́nh tư tưởng của chính ḿnh với một
thực tại tối hậu. H.P.B. lại dạy rằng: “Các quan niệm xuất hiện khiến ta có
thể đào luyện nên sự vật. Chúng h́nh thành nên các h́nh tư tưởng. Điều này
không biểu diễn được Thực tại. Các h́nh tư tưởng rồi sẽ phôi phai đi. Ta hăy
tác động lên điều không bị dính mắc thế rồi những tia sáng leo lét vô h́nh
tướng khác sẽ xuất hiện làm nảy sinh ra những bức tranh lớn lao hơn. Rốt
cuộc người t́m học sẽ nhập vào an trú trong thế giới VÔ SẮC TƯỚNG mà mọi
h́nh tướng đều là phản chiếu của nó”.
Như vậy, cái trí sáng tạo ra h́nh tư tưởng, các biểu tượng. Một biểu tượng
chân chính – theo gợi ư từ nguyên tiếng Hi Lạp của từ ngữ này – là một kim
chỉ báo, một bảng chỉ đường biểu diễn nơi mà ta có thể phân biệt được (nếu
ta có trực giác theo dơi nó) một điều ǵ đó của Thực tại mà biểu tượng mô
tả.
Trí năng là một người đầy tớ đắc lực nhưng là một ông chủ tồi tệ; quyển
Tiếng Nói Vô Thinh gọi nó là “kẻ giết chết Thực tại”. Như vậy, Chơn
sư lại viết thư cho ông Sinnett như sau: “Con HĂY CỐ GẮNG minh tâm khắc cốt
cái sự thật thâm thúy là trí năng tự nó không đủ năng lực, muốn ‘di sơn đảo
hải’ th́ trước hết nó phải tiếp nhận sự sống và ánh sáng xuất phát từ nguyên
khí cao hơn của nó là Tinh thần”. (Thư
của Chơn sư gửi A. P. Sinnett, trang 356). Khuynh hướng hiện nay của
giống dân này là tôn vinh trí năng và cực lực tiến gần trí thức. Nhưng trong
trạng thái chưa được soi sáng th́ trí năng chẳng bao giờ t́m thấy Thượng Đế.
Theo lời của Annie Besant th́: “Chính cái tâm đă được tẩy trược chứ không
phải cái trí đầy ắp thành kiến mới đưa ta tới dưới chơn Đức Thầy”.
H.P.B. cũng lại bảo: “Điều kiện tiên quyết chủ yếu để đạt được Tự tri là
T́nh thương thuần túy”. (Tạp chí Nhà
Thông Thiên Học, số tháng 8 năm 1889, trang 363). Nhưng như vậy T́nh
thương là ǵ? Tôi chẳng nghĩ nó dính dáng ǵ tới sự đa t́nh hoặc xúc động
mang tính chiếm hữu. Tôi đă phát hiện ra rằng những người đa t́nh đều rất
ích kỷ và độc ác. Krishnamurti có nói, bạn không thể nói tới t́nh thương v́
đó là một trạng thái tự tại. Chơn sư D.K. có dạy: “T́nh thương theo nghĩa bí
truyền, thực ra là sự thông cảm qua nhận thức”. Ta hăy trích dẫn Annie
Besant một lần nữa: “T́nh thương vốn lớn lao hơn trí tuệ. Bản chất của t́nh
thương và bản chất của Thượng Đế ḥa lẫn với nhau mật thiết đến nỗi kẻ nào
yêu thương huynh đệ ḿnh th́ chẳng bao lâu sau sẽ yêu thương Thượng Đế”.
Như vậy ta hăy phát triển quyền năng của cái trí, đừng để nó lừa gạt ḿnh mà
hăy dồn hết nó cho việc phụng sự cao thượng. “Một cái trí cởi mở, một trí
năng tha thiết” là những công cụ hữu ích để phụng sự Chơn sư. Đó là những
bước cần thiết trên cái thang thăng thượng v́ cho đến nay không một kẻ thiếu
trí tuệ nào có thể trở thành đệ tử. Nhưng một khi đă thật sự được siêu việt
th́ con người được dẫn dắt từ điều đă biết tới điều Chưa biết, từ cái hữu
h́nh tới cái Vô h́nh. Và Thánh Paul có dạy “cái vô h́nh tự thân nó là bằng
chứng của những điều ta chưa thấy được”. (Thánh
thư Hebrews 11:1) và “những sự việc ta nh́n thấy được vốn mang tính thế
tục, tạm bợ, c̣n những sự việc mà ta không nh́n thấy được mới là vĩnh hằng”.
(Thư thứ II gửi tín hữu Cor.
4:18).
CHƯƠNG V
NHẬN THỨC TÂM LINH
Đây là sự chuẩn bị tinh vi và tế nhị dọn đường cho sự giác ngộ chân chính
vốn là kết quả của một tâm hồn đă được tẩy trược, một tư tưởng sâu sắc và
kiên định. Một khía cạnh của điều ấy chính là tham thiền, nhưng đề tài này
đă trở nên mốt thời thượng đến nỗi nó hầu như đă trở thành một cái bẫy đầy
mánh khóe. Có lẽ việc mô tả hay nhất về tham thiền – dù sao đi nữa cũng ở
giai đoạn đầu – là câu chuyện Mẹ của Chúa trong Kinh thánh Tân Ước. Khi có
những điều mầu nhiệm xảy ra xung quanh bà và xảy ra cho bà, trong khi những
người khác ngẩn ngơ bàn tán xôn xao th́ Đức Mẹ Marie lặng lẽ “giữ kín mọi
điều này và suy đi gẫm lại chúng trong tâm hồn ḿnh”. (Phúc
âm của Thánh Luca 2:19).
Có một từ rất hay là “suy đi gẫm lại” mà Tiến sĩ Arundale rất thích. Đó là
một dạng thiền sơ khai dễ nhất và lành mạnh nhất. Kinh Cựu Ước có bảo ta
“hăy suy gẫm con đường đi của ḿnh để cho mọi con đường được xác lập”. (Thánh
thư Châm ngôn 4:26). Thành tựu của việc tham thiền tùy thuộc vào sự chân
thành vô ngă, thanh khiết và trong sáng của tâm hồn. Thật là không lành mạnh
khi tham thiền với mục đích ích kỷ để có được quyền năng, kiến thức, sự tiện
nghi và an toàn cho bản thân. Ta cứ suy nghĩ cho kỹ lưỡng th́ từ từ sự hiểu
biết không cần cố gắng mới xuất hiện.
Ta hăy suy nghĩ cho kỹ về cuộc đời, về những vấn đề và diễn biến trong cuộc
sống, về những tư tưởng huy hoàng mà ta có thể đọc trong sách hoặc nghe ai
nói. Nhận thức tinh thần không phải là sự lĩnh hội theo trí năng, nói cho
đúng hơn đó là việc cảm nhận được các “giá trị”, các nguyên lư phổ biến
trong vũ trụ, các ư nghĩa vĩnh hằng. Mỗi ngày, ta dành một thời gian ngắn để
“suy nghĩ cho kỹ lưỡng” th́ điều này ắt tạo ra những thay đổi lớn lao về
tính t́nh và quan niệm. Nó ắt tạo ra “đôi mắt đăm đăm dơi theo tiến bộ của
loài người và hoàn thiện con người mà Khoa học bí nhiệm mô tả”. Lư tưởng này
phải trở thành mục đích toàn tâm toàn ư và khuynh hướng của trọn cả con
người.
Các hệ thống tham thiền sử dụng rất nhiều óc tưởng tượng lăo luyện. Óc tưởng
tượng chưa lăo luyện mà Patanjali gọi là “sự hoang tưởng” có thể phá hoại
cuộc sống con người. Thánh Ignatius ở Loyola đặc biệt sử dụng óc tưởng
tượng, khuyên giáo dân hăy phác họa linh hoạt những diễn biến trong cuộc đời
Đấng Ki Tô, đặt ḿnh vào đám đông vây quanh Ngài rồi rốt cuộc quên hết mọi
chuyện, ngoại trừ chỉ mỗi một Chúa thôi. Óc tưởng tượng có kiểm soát là một
quyền năng sáng tạo mầu nhiệm, v́ như Chơn sư có nêu rơ, mọi tư tưởng của ta
đều trở thành một thực thể ở phía bên kia cơi hữu h́nh, ảnh hưởng tới bản
thân ta và những người khác cả tốt lẫn xấu. Một h́nh tư tưởng nếu không có
tính cách cao cả và được chú ư kiên tŕ th́ thường thường không sống sót
được thật lâu trừ phi ta lại củng cố nó bằng cách tiếp tục nghĩ tới nó.
Những con “ma cám dỗ của kẻ nghiện rượu hoặc kẻ ham nhục dục chẳng hạn, đều
là những tạo vật do chính y tạo ra ngay cả khi được tạm thời làm linh hoạt
bởi những tạo vật dưới nhân loại ở phía bên kia cửa tử. Tương tự như vậy,
một h́nh tư tưởng huy hoàng chẳng hạn như của Đấng Ki Tô hoặc một Chơn sư
Minh triết có thể đóng vai tṛ tác nhân cho ư thức của ḿnh nếu người ta
muốn như vậy. Ta có thể dễ dàng hiểu điều này xảy ra như thế nào. Bức h́nh
của một người thân thương cho dẫu đă quá cố từ lâu rồi nếu được ta nh́n đăm
đăm tŕu mến và nh́n đi nh́n lại trong một khoảng thời gian th́ ắt đâm ra
“sống động”. Điều này có nghĩa là một mối quan hệ đă được xác lập giữa linh
hồn của người được yêu thương và linh hồn của người đang suy tư yêu thương.
Bức h́nh đă trở thành phương tiện để cho một luồng từ khí tinh vi xuất hiện.
Đây là cơ sở lư luận của những bức tượng và những đồ vật linh thánh, di tích
của chư Thánh v.v. . . mặc dù ta không nên ngoa ngoắc quá bằng không con
người đâm ra nô lệ cho chúng.
Có một sự thật mà ta cần nhớ là tương tự như vậy, một h́nh tư tưởng có thể
đâm ra được từ điển hóa. Chẳng hạn như một tín đồ h́nh dung ra ảnh của Chúa
mà ḿnh tôn thờ. Việc bức tranh h́nh dung ấy có giống chân dung nguyên thủy
hay chăng tuyệt nhiên không quan trọng. Tư tưởng không ngừng hướng về nó giữ
cho nó hiện diện sống động. Rất có thể là một ḍng thần lực hưởng ứng nào
đấy sẽ đạt tới tín đồ thông qua
bức tranh trong nội tâm của ḿnh.
Chính Chơn sư cũng nói tới điều ấy. Ngài dạy rằng: “Điều thật khó khắc phục
là ghi nhận được Chơn ngă trên cơi trần”. Muốn thực hiện được điều này th́
óc phàm phải trống rỗng mọi tư tưởng, ngoại trừ tư tưởng thuộc tâm thức cao
siêu. “Con hăy rán đặt ḿnh vào một trạng thái như thế, chẳng cảm thấy điều
ǵ xảy ra cho thể xác; thật vậy, con hăy tách rời chính ḿnh ra khỏi thể
xác”. Thế rồi ngài cảnh báo chúng ta: “Nếu khi toan tính như vậy con cảm
thấy có bất cứ điều ǵ, bất cứ ảnh hưởng ngoại lai nào tác động lên ḿnh th́
con hăy tức khắc ngưng tập trung vào đó”. Ta không được trở thành một đồng
cốt. Thế rồi ngài dạy ta hăy nghĩ tới Chơn sư là một người sống động trong
nội giới của ḿnh, tạo ra một h́nh ảnh của Chơn sư trong cái đền thờ vàng là
luân xa ở trái tim sao cho ta mất hết mọi ư thức về sự tồn tại của thể xác
trong từng tư tưởng của ta. Đó là v́ tư tưởng về Chơn sư là sự bảo vệ an
toàn nhất cho ta chống lại các ma h́nh nhập xác v.v. . . Tất cả chúng ta đều
tạo ra một h́nh tư tưởng về Chơn sư trong tinh tú quang. Có thể là người ta
đang đến gần Thánh đạo th́ Chơn sư ắt “phóng ra tiếng nói của ḿnh”, điều
này không ngụ ư là bất kỳ dạng thần nhĩ nào mà là một ấn tượng sâu sắc. Hoặc
nó có thể có kết quả ấy là một ấn tượng xuất phát từ Chơn ngă Bất tử của
chính người ấy.
Ở đây th́ tác phẩm “Vài qui tắc nhật hành” của bà H.P.B. thật là thích đáng.
Bà dạy rằng “Bạn hăy suy gẫm suốt ngày và đêm về việc tất cả môi trường xung
quanh bạn và bạn đều không phải là thực tại. . . Điều si mê căn bản lớn lao
đầu tiên mà bạn phải khắc phục, đó là việc đồng nhất hóa chính ḿnh với thể
xác. Hăy bắt đầu bằng cách nghĩ rằng cái thể xác này chẳng có ǵ khác hơn là
một căn nhà mà ḿnh phải tạm trú một thời gian ở đó, thế rồi bạn sẽ chẳng
bao giờ chiều theo những cám dỗ của nó nữa. . . Sau những nỗ lực bước đầu
bạn phải bắt đầu cảm thấy tâm hồn ḿnh trống rỗng như chẳng có thứ ǵ trong
ấy, điều này thật là khôn tả, nhưng đừng có sợ mà hăy coi điều ấy là ánh
b́nh minh dịu dàng báo hiệu mặt trời Cực lạc Tinh thần đang mọc lên. Sầu
muộn không phải là điều ác. Bạn đừng than thở, điều có vẻ là đau khổ và
chướng ngại th́ thật ra thường là những nỗ lực huyền bí mà thiên nhiên trợ
giúp cho công việc của bạn nếu bạn có thể đối phó thích đáng với chúng. Bạn
hăy nh́n mọi hoàn cảnh sống với ḷng biết ơn của một kẻ đang t́m học”. (Thông
Thiên Học Tinh tuyển, số 3 quyển 2 năm 1889).
Thế giới nội tâm do ta tưởng tượng và suy nghĩ ra được các nhà tâm lư học
gọi là “tiềm thức”. Đó là thế giới thông linh nếu ta có giác quan nh́n rơ
được nó và đó là “Pḥng” thứ Nh́ trong
Tiếng Nói Vô Thinh, tác phẩm này khuyến cáo ta đừng quan trọng hóa quá
đáng những h́nh tướng hăo huyền của nó. Điều mấu chốt mà ta cần phải nhớ ở
đây là mọi h́nh tư tưởng thông linh do chính ta tạo ra – cho dù kỳ diệu và
gợi hứng đến đâu đi chăng nữa – không
phải là bản thân Thực tại mà là những biểu tượng của Thực tại ấy. Biểu
tượng càng chân thực bao nhiêu th́ bức xạ của Thực tại càng có thể đạt tới
được người tầm đạo bấy nhiêu. H́nh tư tưởng này do chính ta tạo ra cũng chế
định sinh hoạt trên cơi trời của ta sau khi chết. Cái trí chỉ có thể tŕnh
bày sự thật dưới dạng biểu tượng chứ chẳng bao giờ phân biệt được sự thật. Quyền năng phân
biệt được sự thật vượt trên mức cái trí và cầu nối để hiện thực hóa điều ấy
là cái trí có nhiều hoài băo được hoàn toàn tẩy trược khỏi mọi tư tưởng qui
ngă. Ta chẳng bao giờ có thể mô tả nên lời cảnh tượng và thực tại của tâm
thức tinh thần. Dean Inge có viết: “Điều mà ta có thể mô tả và trao truyền
không phải là bản thân của linh ảnh mà là những biểu tượng bất cập giúp cho
nhà thấu thị cố gắng bảo tồn nó qua kư ức”.
Những biểu tượng tức h́nh tư tưởng này dần dần phai lạt đi khi ta đạt được
tâm thức cao siêu hơn. Dean tiếp tục nói: “Nhưng những trải nghiệm như thế -
nói cho đúng hơn nó xâm chiếm con người hơn là bị con người chiếm hữu – có
bản chất cũng phù du như ánh sáng vinh diệu của buổi hoàng hôn. . .
Ngôn ngữ vốn không được tạo ra cho những mục đích như thế, thất bại
thảm hại khi muốn mô phỏng lại ngay cả chỉ là những phản ánh leo lét của
chúng”. Có người đă từng một lần bảo rằng diễn tả những trải nghiệm trong
nội tâm của ḿnh tức là đánh mất những trải nghiệm ấy.
Trong tác phẩm “Những suy nghiệm về Cuộc đời”, bác sĩ Alexis Carrel có nói:
“Linh hồn ở giữa đêm đen của lư trí vượt thoát ra khỏi thời gian và không
gian; bằng một tiến tŕnh mà bản thân các Thần bí gia vĩ đại cũng chưa bao
giờ mô tả được, linh hồn hiệp nhất với cái nền tảng khôn tả của vạn vật”.
Trong quyển Thần bí học Tây phương,
tác giả Công giáo, Dom Cuthbert Butler có viết: “Sự hồi tưởng cốt ở việc
cố gắng xua đuổi khỏi tâm trí mọi h́nh ảnh và tư tưởng về các vật ngoại
giới, mọi nhận thức của giác quan và mọi tư tưởng về tạo vật, thế rồi những
quá tŕnh lư luận của trí năng cũng im bặt và bằng cách vận dụng sự trừu
xuất ấy ta tạo ra một sự đơn độc trong đó linh hồn có thể vận hành với những
quan năng mang tính tinh thần nhiều nhất. Sự nội quan là việc định trí vào
bộ phận cao siêu nhất và sâu thẳm nhất của chính ḿnh”.
Đây chính là Pḥng Ba trong Tiếng Nói
Vô Thinh, tức Pḥng Minh Triết, nguồn gốc vĩnh hằng của sự toàn tri vượt
ra ngoài phạm vi pḥng minh
triết. Pḥng thứ Nhất tức Pḥng Vô minh, là chính cuộc sống trên trần thế
này nó được gọi là vô minh bởi v́ không điều ǵ ở đây trong thế giới hiện
tượng (hiện tượng chỉ có nghĩa là bề ngoài) dường như nó có vẻ như vậy, và
H.P.B. bảo rằng ta thường xuyên tự lừa dối ḿnh qua đó. Nếu ta muốn băng
ngang qua nó một cách an toàn th́ ta phải học cách không được nhầm lẫn những
vui sướng trần gian với ánh sáng của mặt trời sự sống bản thể. Như tôi có
nhận xét, Pḥng thứ Nh́ là thế giới thông linh, thế giới của những h́nh tư
tưởng và h́nh dục vọng, là mức đầu tiên trong “tiềm thức”. Ở đây ta học được
nhiều điều v́ thế nó được gọi là Pḥng Học Tập, nhưng ta chẳng bao giờ học
được sự thật chân chính về các sự vật. Ta được cảnh báo đừng t́m kiếm Sư phụ
ở đây. Ngài chỉ ngự nơi mức thứ Ba tức là thế giới Tinh thần nơi “ánh sáng
chân lư chiếu diệu với vinh quang không mờ tối đi được”. Và kinh có dạy
người tầm đạo: “Hỡi đệ tử, điều ǵ không do ai tạo ra đều ngự nơi chính
ngươi v́ nó có trong pḥng này”; muốn ḥa lẫn hai ánh sáng này trở lại th́
ta phải siêu việt được mọi h́nh ảnh của giác quan.
Đây là một dạng rất cao cấp của tham thiền mà người Ấn Độ gọi một cách dễ
thương là Samadhi; c̣n người Âu
Tây gọi đó là Xuất thần. Nó xảy ra một cách đột ngột: “Thiên quốc không xuất
hiện do sự quan sát”. (Phúc âm theo
thánh Luca 17:20). Trong quyển
Thực tại Nội tâm, Paul Bruton có viết: “Đó không phải là việc sự thật
càng ngày càng ló dạng dần dần. Sự Mưu cầu ấy là đột ngột tái sinh vào Thiên
quốc và một khi nó xảy ra th́ như sét đánh ngang tai . . . Khi bạn đă xả bỏ
bản ngă để đạt tới sự thật th́ bạn không c̣n chủ động nữa mà được tác động
lên; bạn không c̣n thốt nên lời mà được mượn lời để thốt ra. Nó có nghĩa là
một Đại hồn đă t́m được một tụ điểm và một lối thoát trong cái thế giới vật
chất mà nó chưa t́m được trước kia”. H.P.B. bảo rằng Chơn ngă vẫn hằng mong
tuôn đổ xuống đại biểu của ḿnh ở dưới này, thế nhưng nó đành bất lực chừng
nào mà phàm ngă c̣n được “tôn thờ sùng bái”. Trong tác phẩm
Tâm thức Vũ trụ, Tiến sĩ Bucke mô
tả trực giác tinh thần bằng những thuật ngữ giống như vậy.
Tôi không thể không trích dẫn những lời lẽ hay ho của thánh Augustine được
viết trong Lời thú tội của ḿnh.
Ông cầu nguyện: “Lạy Thượng Đế, xin ngài hăy giúp con nhận thức được Ngài;
giúp con nhận thức được chính ḿnh. Đó là v́ khi hiểu được ngài con ắt biết
được chính ḿnh. Và một khi con hiểu được bản thân th́ con ắt biết được
Ngài. Như vậy, lạy Thượng Đế, con van xin Ngài hăy cho con khám phá được bản
thân”. Thế rồi ông đi “tới những địa hạt” và nơi chốn rộng răi trong kư ức
của ḿnh, nơi có các kho báu chứa vô số ảnh tượng . . . Trong đó có tích trữ
bất cứ thứ ǵ mà ta nghĩ ra. Trong cái không gian được cân đong đo đếm ấy
cũng có tích trữ những ǵ ghi chép lại xúc động của tôi . . . Tôi từng bước
được dẫn lên cao đi từ cơ thể lên tới linh hồn vốn nhận thức nhờ vào các
giác quan của thể xác; rồi từ đó đi tới quan năng nội giới của linh hồn mà
các giác quan của cơ thể báo cáo cho quan năng ấy biết những sự vật nơi
ngoại giới . . . Thế rồi lại lên
tới quan năng lư luận mà kiến thức do các giác quan thể xác nhận thức được
đều qui chiếu về sự phán đoán của quan năng này. Và khi quan năng này cũng ở
bên trong, tôi thấy ḿnh không thể biến đổi được th́ nó tự vươn ḿnh lên tới
trí tuệ của chính ḿnh, triệt thoái tư tưởng ra khỏi kinh nghiệm, rút bản
thân trừu xuất ra khỏi mớ hổ lốn những ảnh hưởng mâu thuẫn của giác quan sao
cho nó có thể t́m thấy ánh sáng đó là ǵ, nó tắm ḿnh trong ánh sáng ấy khi
nó kêu vang lên không c̣n nghi ngờ ǵ nữa cái bất biến thật đáng ưa thích
hơn cái vô thường; do đó nó cũng biết rằng Cái Đó là Thường trụ và như thế
qua một sự liếc nh́n chớp nhoáng khiến người ta run sợ, nó đạt tới CÁI ĐÓ
HẰNG HỮU”.
Và c̣n một câu trích dẫn nữa của Plotinus thân thương: “Linh ảnh về điều
Thiện chỉ tỏa chiếu trong chừng mực mà nhà thấu thị có thể nhận được ánh
quang huy của trí tuệ lưu nhập. . . Y quên bén đi mọi cảm giác và vận động
của thể xác, thế mà y vẫn c̣n hằng
hữu”.
Và điều này nhắc ta nhớ tới một trong các giáo huấn của Krishnaji: Bằng cách
thường xuyên quan sát cực kỳ vô ngă những tư tưởng và xúc động, người ta
phát hiện ra hết lớp này tới lớp khác của ư thức và vô thức; thế rồi cái trí
lặng im đi, ch́m đắm trong linh ảnh sáng ngời về Vĩnh hằng ngay ở chiều sâu
thẳm của chúng sinh. H.P.B. bảo rằng “cầu nguyện chân chính là nhập định về
mọi sự vật linh thiêng, về ứng dụng của chúng cho bản thân ta”. Bà cũng bảo
rằng: “Mọi tư tưởng như thế phải được đan bện mật thiết với một tâm thức về
Bản thể Thiêng liêng Tối cao mà vạn vật đều bắt nguồn từ đấy”. (Tạp
chí Thánh đạo, số tháng 7 năm 1889, trang 109).
Các bạn ơi, hăy suy gẫm có hoài băo, đạo tâm, hăy sống đầy đức tin, hăy trở
nên càng ngày càng “chỉnh hợp với Vô hạn”, bởi v́ ta càng có thể làm được
như vậy th́ ta càng hữu dụng hơn cho Sư phụ mà ḷng ta hằng ao ước. Ta không
bao giờ quên được Vĩnh hằng, chẳng bao giờ quên được Sư phụ vốn là hiện thân
của Vĩnh hằng, cũng chẳng bao giờ quên được chúng sinh phấn đấu chen vai sát
cánh cạnh chúng ta trên con đường đi tới bờ bên kia.
Trong bộ Giáo Lư Bí Truyền, quyển
III, trang 259, H.P.B. có viết: “Cuối cùng, ta hăy nhớ kỹ cái tâm thức mà
mặc dù con không thấy được Chơn sư ngay bên cạnh giường ḿnh, không nghe
được một tiếng th́ thào nhỏ xíu trong tịch lặng của đêm đen yên tĩnh, thế
nhưng Quyền năng Thiêng liêng vẫn ở xung quanh con, Ánh sáng linh thánh vẫn
đang chiếu sáng cho con trong giờ phút tinh thần con đang cần có hoài băo
đạo tâm.
Tiết 2
NHỮNG PHẨM TÍNH ĐỂ ĐƯỢC ĐIỂM ĐẠO
CHƯƠNG I
VIVEKA – GIÁC NGỘ
SANKARACHARYA: Hăy phân biệt điều Vĩnh hằng với điều phù du, điều thường trụ
với điều vô thường, hăy tin chắc rằng vũ trụ vật chất là hăo huyền, c̣n
Brahma (Thượng Đế) là thực tại duy nhất.
PHẬT TỬ: Mở ra cánh cửa tâm trí.
KI TÔ HỮU: “Hăy t́m th́ con sẽ t́m gặp được”. (Phúc âm theo thánh Mathieu
7:7)
THÁNH THƯ KIU TI: Nhận thức trực giác ḿnh là hiện thể của Đấng Quán Thế Âm
đang biểu lộ tức Atma Thiêng liêng.
CHƠN SƯ K.H.: “Sự phân biệt giữa điều chân thật và điều không thực đưa người
ta bước vào Thánh đạo (Dưới Chơn Thầy).
THÁNH PHAO LỒ: “Nhưng con người sống theo tự nhiên không tiếp nhận được
những sự vật của Thần khí Thượng Đế: v́ những sự vật ấy là chuyện điên khùng
đối với y: y cũng không thể biết được
những điều ấy v́ chỉ có tinh thần mới nhận biết được chúng” (Thư thứ
nhất gửi tín hữu Cor. 2:14).
ANNIE BESANT: “Sự phân biệt giữa Nhất bổn và Vạn thù, giữa sự sống và h́nh
tướng, dẹp bỏ những yếu tố vô thường nơi tự ngă và những thứ khác th́ mới
phấn đấu thấy được điều Thường trụ trong vạn vật”.
Từ ngàn đời nay, Quần Tiên Hội đă đ̣i hỏi người tầm đạo phải có được những
nét đặc trưng của tính t́nh. Chúng được Đức Phật điển chế hóa, c̣n bậc đại
đạo sư kế nghiệp ngài là Sankaracharya có miêu tả trong bộ khảo luận ngắn
Minh Châu bửu giám. Chúng được viết bằng tiếng Bắc phạn, nhưng trong
kinh điển của Phật giáo chúng được dịch sang tiếng
Rơ ràng nếu cái trí của một người mà không thể thoáng thấy được mục tiêu cần
thành tựu – cho dẫu nó có mơ hồ đến đâu đi chăng nữa – th́ y ắt chẳng bao
giờ tiến một bước nào hướng về mục tiêu ấy. Việc có thể thoáng thấy được nó
tức thấy được ánh sáng cuối đường hầm th́ tôi gọi là Giác ngộ. Ngay lúc khởi
đầu “Những Nấc Thang Vàng” do Chơn sư trao truyền cho H.P.B. ta thấy có
những từ ngữ sau đây: “một tâm trí cởi mở, một trí năng tha thiết, một nhận
thức tinh thần không bị che mờ”. Cái trí cố chấp với những thành kiến, giáo
điều, những h́nh tư tưởng cứng ngắc, có lẽ đă được nhồi sọ ngay từ thời thơ
ấu và vẫn c̣n cầm tù con người th́ cái trí ấy chẳng bao giờ phân biệt được
con đường dẫn tới quả vị Chơn sư. Người ta phải thoáng
thấy trước khi có thể tiến một
bước theo chiều hướng đó. “Linh hồn phải không bị câu thúc, các ước muốn
phải được tự do”. (Ánh Sáng Trên Đường
Đạo). Ở đây không có chỗ cho những giáo điều đầy thẩm quyền của một Giáo
hội. Chỉ có một đấng duy nhất mà
người tầm đạo phải hoàn toàn trung thành với ngài, y phải tuân theo sự dẫn
dắt của ngài vô điều kiện và toàn tâm toàn ư nếu y có thể nghe được lời dẫn
dắt ấy. Đó là Tiếng nói của Thiên tính nội tâm, cánh cửa dẫn tới Cái Đó mà
Tiếng Nói Vô Thinh gọi là A
lai da, Đại hồn, Hồn vũ trụ.
Nhưng muốn nghe được nó và không nhầm lẫn nó với tiếng nói của những đam mê,
ham muốn và mơ ước của chính ḿnh khỏi lẫn lộn với mệnh lệnh của Thượng Đế,
th́ đây mới là mấu chốt của vấn đề. Nhưng người ta có thể thắc mắc, thế
chẳng lẽ người tầm đạo lại không nên vâng lời Sư phụ hay sao? Rất hiếm khi
Chơn sư ra lệnh trực tiếp. Chơn sư K.H. có viết thư cho ông Sinnett: “Con
hăy học cách trung thành với Ư niệm tuyệt đối hơn là trung thành với cái bản
ngă tồi tàn của ta”. (Thư của Chơn sư
gửi A. P. Sinnett, trang 323-324). Nếu có khi nào “tiếng nói” ấy thốt
nên lời mà ta “nghe” được th́ ta phải tuyệt đối trung thành với nó kẻo nó
không nói lần thứ hai.
Khả năng “nghe thấy” nó thật sự có nghĩa là phát triển được nhận thức tinh
thần bằng trực giác, điều này lại có nghĩa là khơi hoạt được ư thức về bản
chất thiêng liêng nơi con người.
Đối với kẻ nào hoàn toàn tha thiết và sẵn ḷng xả thân cầu đạo th́ không thể
có sự thỏa hiệp. Được ăn cả ngă về
không. Đây là ư nghĩa của Mối Phước thứ Sáu đối với Ki Tô hữu trong Tám Mối
Phước theo Bài giảng trên Núi: “Phước cho kẻ nào có tâm hồn thanh khiết v́ y
sẽ thấy được Thượng Đế”. Có tâm hồn thanh khiết nghĩa là tuyệt đối toàn tâm
toàn ư, tận hiến mọi sức lực của chính ḿnh cho việc cầu đạo vĩ đại ấy và dù
hữu thức hay vô thức, lúc nào đi đứng nằm ngồi cũng đều hướng về mục đích
ấy”. Ta “mưu t́m” với trí thông tuệ và tâm hồn thanh khiết để cho một ngày
kia ta có thể vươn lên tới thế giới
vượt ngoài tầm trí tuệ.
Việc cầu đạo này vốn ở trong nội tâm, con đường cầu đạo thật dài nhưng nếu
ta trung kiên với nó th́ nó sẽ đưa linh hồn ta tới đích trải qua nhiều kiếp
sinh tử luân hồi. Quyển Ánh Sáng Trên
Đường Đạo gọi tâm thức thiêng liêng ấy là Bài ca Cuộc Sống và nó bảo
người tầm đạo phải lắng nghe Bài ca ấy. Ta không lắng nghe bằng đôi tai phàm
mà bằng sự đáp ứng tinh vi đang từ từ thức tỉnh trong tâm hồn. Nó bảo ta
phải nh́n sâu hơn vào bản thân ḿnh và nh́n vào tâm hồn con người một cách
thông tuệ v́ trí thông tuệ vốn vô tư và vạn vật đều có thể được thông hiểu
bằng cái trí ấy. Nhưng chỉ có thể được chừng nào những ràng buộc của phàm
ngă với mọi điều yêu và ghét, mọi thành kiến và bất đắc chí đă được nới lỏng
ra th́ tâm thức mới học được cách đồng nhất hóa ḿnh với Đấng Vĩnh Hằng nội
tâm và như vậy có thể tách rời khỏi phàm ngă; lúc bấy giờ mới có sự thông
hiểu và quyền năng dẫn dắt nó.
Như vậy bước đầu tiên là phải mưu t́m và mưu t́m bằng một cái trí vị tha mới
mẻ, hồn nhiên, không bị bế tắc. Nếu ta mưu t́m th́ bao giờ ta cũng t́m thấy.
Chẳng ai bước một bước hướng về thiên tính nội tâm mà cái Tự ngă Thiêng
liêng ấy lại không tiến về phía y để đáp trả. Y phải t́m thấy nó bằng sự
ngưỡng mộ và t́nh thương vô ngă chứ không phải bằng sự chụp giựt của phàm
ngă v́ ham muốn có một địa vị cho phàm ngă. Chẳng ai có thể thêm được một
chút hào quang nào vào cái địa vị thần thánh của ḿnh. Chỉ có Hồng ân của
Thượng Đế mới làm được điều ấy và Hồng ân của Thượng Đế mới là nguồn gốc
chân thực của Minh triết, giác ngộ, hành động toàn bích. Điều này giải thích
cho lời lẽ của Thánh John: “Y không thể phạm tội bởi v́ y do Thượng Đế sinh
ra”. (Thư của Thánh John, số I,
39).
Trên đường đạo người đệ tử phấn đấu để hiểu được mọi chúng sinh, những ư
nghĩa mờ tối của nó và con đường phát triển tự nhiên của nó. Nhiều cộng đồng
tôn giáo thực hiện phép tự kiểm. Điều ấy cũng tốt thôi nếu không có óc chỉ
chăm chăm vào bản ngă mà bản ngă ấy là phàm ngă nhỏ nhen. Tâm trí, tâm hồn
và thể xác của ta chẳng qua chỉ là những công cụ giúp cho Chơn ngă của ta
phát triển, chúng phải được coi là một đề tài cần được trải nghiệm và thực
hiện nghiêm túc. Nhưng chúng không thật sự là ta mặc dù ta đă hoàn toàn đồng
nhất hóa ḿnh với chúng từ biết bao lâu nay. Bây giờ ta phải nới lỏng những
sự câu thúc ấy. Ta phải mưu cầu cái sự sống bản thể của vạn vật chứ không
phải một chút xíu sự sống nhỏ nhen của ta.
Sankaracharya mô tả sự “giác ngộ” ấy là Thượng Đế Phân biện trong vũ trụ
biết được điều vĩnh hằng khác với điều phù du tạm bợ. Đó là một quan năng mà
ta có thể phát triển được và H.P.B có mô tả việc đạt được quan năng đó như
sau:
“Điều kiện tiên quyết để đạt được sự tự tri là phải ư thức sâu sắc về sự vô
minh, phải cảm nhận bằng hết tâm hồn ḿnh là chính ḿnh
không ngừng tự lừa gạt ḿnh.
“Điều thiết yếu thứ nh́ là phải tin chắc hơn nữa rằng nhờ tinh tấn ta có thể
đạt được tri thức ấy – tri thức chắc chắn theo trực giác.
“Điều thiết yếu thứ ba và quan trọng nhất là một quyết tâm bất khuất nhằm
thủ đắc và giáp mặt với tri thức ấy.
“Sự tự tri thuộc loại ấy không thể đạt được bằng cái mà người ta thường gọi
là “tự phân tâm”. Ta không đạt được nó bằng cách lư luận hoặc bất kỳ quá
tŕnh trí năo nào bởi v́ chính đó là việc ta đă thức tỉnh trước ư thức về
bản chất Thiêng liêng nơi con người.
“Đạt được sự tự tri ấy là một thành tựu c̣n vĩ đại hơn cả việc quán thông
ngũ hành hoặc thấu suốt vị lai”. (Tạp
chí Lucifer, số tháng 10 năm 1887 trong
Tuyển tập H. P. Blavatsky, quyển
VIII, trang 108).
Ở đây có một hai điều ta cần chú ư. Ki Tô hữu bảo rằng con người sinh ra đă
có nguyên tội tức tội tổ tông. Kinh điển Ấn giáo từ bi hơn nêu rơ rằng con
người bị Vô minh (Avidya) nguyên
thủy cho nên không có được tri thức đúng đắn. Tri thức chân thực chỉ thuộc
về y khi bản chất tinh thần thâm thúy của chính y đă bộc lộ. Khi giáng trần
y đă sinh ra trong một thế giới vô minh, là Pḥng đầu tiên mà
Tiếng Nói Vô Thinh gọi là “Pḥng
Vô Minh” và mọi người hoặc mọi xác phàm đều phải chết trong đó. Tôi nghĩ
rằng nó mang tên ấy bởi v́ đây là một thế giới hiện tượng chứ không phải một
thế giới bản thể; một thế giới hậu quả hơn là thế giới nguyên nhân. Và cái
“dáng vẻ bề ngoài” ấy cứ đời đời thay đổi từ lúc này sang lúc khác, chẳng
điều ǵ cứ măi măi như vậy, y nguyên từ giây này sang giây khác. Chính cơ
thể ta cứ biến đổi từ lúc này sang lúc khác. Đây là thế giới vô thường chứ
không phải thế giới Thường trụ. Đây là thế giới của điều tạm bợ phù du chứ
không phải của điều Vĩnh hằng. Đây là thế giới của vạn thù biến dịch chứ
không phải là thế giới của Nhất bổn bất di bất dịch, mặc dù Nhất bổn ẩn đằng
sau Vạn thù. Cũng giống như đáy sâu của đại dương vẫn im lặng và b́nh an bên
dưới mặt biển đang sôi động, thế giới của Thực tại ẩn bên dưới thế giới của
điều không thực. Cứ nh́n theo bề mặt bên ngoài th́ ta không ngừng bị lừa gạt
hoàn toàn, chính việc phân biệt được cái sự lừa gạt ấy và sự thật ẩn đằng
sau đó giúp cho ta phát triển được sự giác ngộ.
Điều kiện thiết yếu thứ nh́ hàm ư là “đức tin”. Bất cứ sự thoáng thấy ánh
sáng cuối đường hầm nào cũng giúp ta có đức tin như thế. Ta “biết” – bằng
cái mà Chơn sư gọi là “vô sự trí” – rằng sự thật là thế đấy và thế là ta có
được đức tin cần thiết để mưu t́m. Do có đức tin mới sinh ra quyết tâm bất
khuất. Thánh Teresa ở
H.P.B. bảo rằng tri thức tinh thần không thể đạt được bằng những phương pháp
trí năng b́nh thường chẳng hạn như tự phân tích. Tôi thiết tưởng rằng ở đây
ta có mấu chốt để hiểu được một điều ǵ đó mà Krishnaji có đề cập đến. Ông
rất thường nói tới tri thức vô ngă không chọn lựa về những quá tŕnh tư
tưởng, xúc cảm của ta. Việc chơn ngă quan sát phàm ngă một cách hoàn toàn vô
ngă là một h́nh thức cao siêu của yoga. Toàn bộ quá tŕnh của tâm trí và xúc
động được từ từ quan sát và thấu hiểu từng lớp một, từ cái ư thức cạn cợt
thường nhật cho tới cái lớp “tiềm thức” sâu nhất. Đây không phải là sự phân
tích b́nh thường. Động cơ thúc đầy của nó khác hẳn. Trong sự tự phân tích
b́nh thường, phàm ngă đang xét đoán phàm ngă theo quan điểm chê khen, được
mất. C̣n tôi cảm nhận rằng cái sự tự tri thức của Krishnaji là sự thông hiểu
vô ngă về mọi chúng sinh cho đến khi đạt được chính Sự Sống Bản Thể.
H.P.B. bảo rằng đạt được sự tri thức này là thành tựu lớn hơn hết, lớn hơn
hẳn và cao cả hơn hẳn cái gọi là “các thuật huyền bí” thông dụng. Đấng Ki Tô
có dạy: “Ít có ai t́m thấy nó”.
Như vậy bước đầu tiên hướng tới việc t́m ra Chơn ngă là phải coi thể xác
không phải là chúng ta, chỉ là căn nhà ta tạm trú trong đó hay quần
áo mà ta mặc hoặc con ngựa mà ta cưỡi như Chơn sư K.H. có diễn tả trong
quyển Dưới Chơn Thầy. Con ngựa mà
ta cưỡi là ví dụ so sánh hay hơn hết v́ cơ thể ta là một vật sống động có
một sinh hoạt tinh linh ngũ hành thoáng qua của riêng nó độc lập với sinh
hoạt của ta. Giả sử ta không thể đi đâu ngoại trừ việc cưỡi ngựa th́ ta ắt
phải chăm sóc con ngựa ấy; cho nó ăn, tắm rửa cho nó và thao luyện nó đúng
mức biết dường nào. Cũng thế ta đối xử với những cơ thể ta như những thứ có
giá trị, nhưng ta không đồng nhất hóa tâm thức của ḿnh với chúng. Một tác
dụng không đáng mong muốn của việc thường đồng nhất hóa mật thiết ghê gớm
tâm thức ta với thể xác là nó gây ảnh hưởng lên bức xạ thông linh xuyên suốt
vấn đề đi kè kè với tư tưởng và xúc động của ta. Việc nghĩ rằng ta là thể
xác ắt thu rút bức xạ của “hào quang” và tập trung quá nhiều vật chất thông
linh bên dưới chu vi của da, gây ra sự nghẽn mạch thông linh và hơi bị căng
thẳng thần kinh. Nhiều người hầu như có bức xạ thông linh không đủ rộng.
“Thánh đạo” bao giờ cũng thế, đều phải phát hiện ra Chơn nhơn nội tâm. Mọi
thứ khác đều phải đi sau việc ấy. Như vậy
Viveka là sự phân biện thông tuệ
và nhận thức tinh thần, c̣n hệ quả của nó là
Vairagya tức là việc kiên định do
Viveka đứng trước tác động của các “cặp đối đăi”. Mục tiêu
Viveka là điều được tŕnh bày trong lời cầu nguyện của vua Solomon,
“do đó xin hăy ban cho nô bộc của ngươi một tâm hồn thông cảm”. Khi ta bắt
đầu thông hiểu bản thân và thông cảm với người khác mà không khen chê th́ có
lẽ ta mới bắt đầu nghe được tiếng nói dịu dàng mà ta hằng ao ước muốn nghe.
Nhờ tư duy, hoài băo, tham thiền, quyết tâm; thế giới thiêng liêng và các
phẩm tính của nó mới từ từ bắt đầu lộ ra. Nhưng không có ẩn dụ nào có thể mô
tả được cái sự giác ngộ thiêng liêng ấy. Nó vốn nằm ngoài tầm óc tưởng tượng
của con người v́ cái trí con người chưa bao giờ biết được điều ǵ giống như
nó với vẻ mỹ lệ, vững chắc và sự thật vinh quang của nó.
“Tôi không phải là thể xác này, nó vốn thuộc về thế giới h́nh bóng; tôi
không phải là những ham muốn ảnh hưởng tới thể xác; tôi không phải là những
tư tưởng đầy tràn trong cái trí của tôi; tôi cũng chẳng phải là chính cái
trí. Tôi là Ngọn lửa Thiêng liêng trong tâm hồn ḿnh, nó vốn vĩnh hằng, bất
diệt, vô h́nh. Tự ngă, tinh thần trong tâm hồn tôi chói sáng hơn mặt trời,
tinh khiết hơn tuyết, vi tế hơn chất dĩ thái”.
CHƯƠNG II
VAIRAGYA – THĂNG BẰNG GIỮA CÁC CẶP ĐỐI ĐĂI
SANKARACHARYA: Dửng dưng với những
thành quả của hành động cả ở trên đời lẫn bên kia cửa tử.
PHẬT TỬ: Chuẩn bị hành động.
THÁNH THƯ KIU TI: B́nh tĩnh, dửng dưng với những đánh giá đúng đắn được mọi
thứ cấu thành ngoại giới phù du liên quan đến các cơi vô h́nh.
KI TÔ HỮU: “Phước cho kẻ có tâm hồn nghèo khó v́ thiên quốc là của y.
CHƠN SƯ K.H.: “Điều kiện tiên quyết ở ngay cả một đạo sĩ fakir đơn thuần là
y phải tự rèn luyện ḿnh để vẫn dửng dưng với đau khổ trong tâm hồn cũng như
đau khổ về thể xác. (Thư của Chơn sư
gửi A. P. Sinnett, trang 224). Chơn sư cũng gọi đức tính này là “Vô
dục”.
Tác phẩm NOI GƯƠNG CHÚA: “Phước cho những kẻ có tâm hồn chất phác v́ họ sẽ
được nhiều sự an b́nh. Bởi v́ họ đặt mục tiêu hoàn toàn nghiên cứu, chế ngự
mọi ham muốn trần tục nơi bản thân cho nên họ có thể toàn tâm toàn ư đeo bám
theo Thượng Đế”.
Vairagya
đôi khi được gọi là sự
dửng dưng xuất thế. Nó có nghĩa là khả năng giữ được sự thanh thản và kiên
định trong mọi hoàn cảnh bởi v́ linh hồn đang trở nên đồng nhất hóa với Đấng
Bất Tử nội tâm cho nên hoàn toàn không chịu ảnh hưởng của những thăng trầm
trong cuộc sống theo cách tŕnh bày của
Uttara Gita. Tôi ưa dùng ví dụ
tương tự là ḥn đá, Tảng đá Ngàn đời nội tâm. Nó vẫn kiên định và trơ trơ ra
đấy trong khi các đợt sóng của hoàn cảnh biến dịch lướt qua nó. Đôi khi nó
bị nhấn ch́m, nhưng nó lại ló ra được lau rửa sạch sẽ.
Người ta bảo Thánh đạo “mỏng như lưỡi dao cạo”. Trong biểu tượng học của Ki
Tô giáo th́ người ta bảo đường đạo vốn là “khung cửa hẹp dẫn vào cuộc sống”.
Tại sao vậy? Bởi v́ linh hồn của huyền bí gia đă hoàn toàn thăng bằng giữa
các “cặp đối đăi” đến đỗi nó giống như một sợi tóc.
Mọi điều trong vũ trụ
đều quay lại với chính ḿnh. Chính v́ thế biểu tượng hoàn chỉnh nhất
là ṿng tṛn. Ngay cả một hành tinh, một vũ trụ cũng phải tuân theo định
luật tuần hoàn vĩnh hằng này. V́ thế trong cuộc hành hương của linh hồn có
hai “ṿng cung” lớn theo cách diễn tả của Plato, hoặc theo ngôn ngữ của Đông
phương th́ ta có Con đường Ra đi (Nhất bổn tán Vạn thù)
Pravritti Marga và Con đường Trở
về (Vạn thù qui Nhất bổn) Nivritti
Marga. Trên con đường Nhất bổn tán Vạn thù điểm Linh quang của Thượng Đế
chưa phát triển, ngây thơ, “chưa biết ǵ hết”, ăn trái Cây tri thức thiện
ác; hoặc lại nữa theo cách tŕnh bày của Đông phương th́ nó điên đảo trong
ṿng ảnh hưởng của các cặp đối đăi. Nhờ vào phương pháp này, các năng lực
c̣n yên ngủ của linh hồn từ từ được khơi hoạt và triển khai ra, y trở nên
hữu ngă thức và có cái động cơ thúc đẩy tự tư tự lợi. Ta vẫn c̣n điên đảo
trong ṿng ảnh hưởng của các cặp
đối đăi th́ ta c̣n có quyền chọn lựa. Lại nữa tại sao vậy? Để cho ta có thể
học cách chọn lựa điều thiện và bác bỏ điều ác.
Trên con đường Vạn thù qui Nhất bổn, nhất là sau khi tâm thức tinh thần đă
thức tỉnh – bản chất Ki Tô đă giáng sinh nơi con người – th́ y đâm ra không
c̣n chịu ảnh hưởng của các cặp đối đăi này nữa. Trên con đường thăng bằng
nhỏ hẹp ấy, y tiến gần tới cái Cây thứ nh́, cây bất tử hữu thức, cây Hằng
sống. Các Thiên thần Cherubim tay cầm lưỡi gươm bốc lửa chận đường, Cherubim
chính là Chơn ngă, Thượng Đế nội tâm của con người.
Ánh Sáng Trên Đường Đạo gọi đó là
“chiến sĩ nội tâm” và bảo rằng: “Nó chính là con, nhưng vô cùng minh triết
và dũng mănh hơn con . . . Một khi nó đă thâm nhập vào con
để trở thành chiến sĩ th́ nó ắt chẳng bao giờ bỏ mặc con giữa chợ và
vào cái ngày an b́nh vĩ đại th́ nó ắt hiệp nhất với con” (trang 30-31).
Chính v́ thế mà tôi đă gọi Vairagya
là sự thăng bằng giữa các cặp đối đăi. Người ta chỉ có thể thành tựu
được nó bằng cách đăm đăm nh́n vào Đấng Bất Tử nội tâm của linh hồn, đây là
một trạng thái không có thưởng mà cũng không bị phạt. “Giờ đây con hăy học
biết rằng không có điều ǵ chữa trị cho ḷng ham muốn, chẳng có việc thích
được thưởng, chẳng có việc khốn khổ v́ ao ước, ngoại trừ việc mắt đăm đăm
nh́n, tai dỏng lên nghe điều mắt không thấy và tai không nghe được” (Ánh
Sáng Trên Đường Đạo)
nghĩa là điều đó
vượt ngoài tầm lĩnh hội của giác quan và cái trí. C̣n
Chí Tôn Ca có dạy: “Ḷng luyến ái
và ghét sợ đối với những đối tượng của giác quan ắt đeo bám vào các giác
quan, đừng có ai chịu sự chi phối của ḷng yêu ghét ấy; v́ đó là những
chướng ngại trên đường đạo”. (III.34)
Điều khiến cho ta bị điên đảo trong ṿng ảnh hưởng của các cặp đối đăi chính
là ḷng ham muốn thành quả của phàm ngă hoặc sự sợ sệt hậu quả cũng của phàm
ngă. Do đó Chí Tôn Ca dạy người đệ
tử: “Con chỉ việc hành động thôi chứ đừng bao giờ v́ kết quả của hành động”.
(III:47). Người đệ tử làm điều ǵ cần phải làm hoàn toàn, bất chấp hậu quả
đối với bản thân ḿnh.
Thoạt tiên việc xả bỏ những thành quả hành động của ḿnh tạo ra một thế giới
u ám chẳng ai buồn có sáng kiến. Nhưng chẳng bao lâu sau sự an b́nh lại ló
dạng và sáng kiến cao cấp xuất hiện. Sáng kiến cao cấp ấy là cái ǵ vậy? Và
lúc đó ta muốn cái ǵ? Ham muốn là động cơ thúc đẩy để ta sống khía cạnh cao
siêu của nó là ư chí. Tôi xin trích dẫn điều mà H.P.B. viết trong
Tạp chí Lucifer số tháng 10 năm
1887: “Ư chí là độc quyền của con người trên cơi tâm thức này (những con thú
có động cơ thúc đẩy là ham muốn bầy đàn mang tính bản năng, chú thích của
tác giả). Ư chí phân biệt con người với con thú v́ con thú chỉ có ham muốn
theo bản năng thôi.
“Theo ư nghĩa ứng dụng rộng răi nhất th́ ham muốn là lực sáng tạo duy nhất
trong Vũ trụ. Với nghĩa đó th́ ta không phân biệt được ham muốn với Ư chí,
nhưng loài người chúng ta chưa bao giờ biết được ham muốn dưới dạng này
trong khi ta vẫn c̣n chỉ là kẻ
phàm phu. V́ vậy ở đây ta coi Ư chí đối lập với Ham muốn.
“Như vậy Ư chí là con đẻ của Đấng Thiêng Liêng, Thượng Đế nơi con người; c̣n
Ham muốn là động cơ thúc đẩy của sinh hoạt thú tính.
“Hầu hết mọi người lặn hụp trong ham muốn và sống theo ham muốn, lầm lẫn nó
là ư chí. Nhưng kẻ nào muốn thành tựu th́ phải phân biệt ư chí với ham muốn
và đặt ư chí lên ngai chúa tể v́ ham muốn vốn bất ổn và thay đổi xoành
xoạch, c̣n ư chí th́ ổn định và trước sau như một.
“Cả ư chí và ham muốn đều là đấng sáng
tạo tuyệt đối, tạo ra chính con người và môi trường xung quanh y. Nhưng
ư chí sáng tạo một cách thông tuệ, c̣n ham muốn sáng tạo một cách mù quáng
và vô ư thức. V́ vậy con người thường biến ḿnh thành h́nh ảnh của những ham
muốn, trừ phi y tự sáng tạo ḿnh giống như Đấng Thiêng Liêng nhờ vào ư chí
vốn là con đẻ của ánh sáng.
“Nhiệm vụ của y gồm có hai mặt; một là khơi dậy ư chí, củng cố nó qua việc
vận dụng và chinh phục, biến nó thành vị chúa tể tuyệt đối trong bản thể;
hai là tẩy trược ham muốn song hành với điều nêu trên.
“Tri thức và Ư chí là những phương tiện để thành tựu được sự tẩy trược ấy”.
(Tuyển Tập H.P.B., quyển VIII,
trang 109).
Bà dạy ta cách làm được điều ấy. “Khi ham muốn chỉ dành cho điều thuần túy
trừu tượng – khi nó đă mất hết mọi dấu vết hoặc hơi hám “bản ngă” – th́ nó
đă trở nên thanh khiết.
“Bước đầu tiên hướng về sự thanh khiết này là phải dẹp bỏ ham muốn những
điều thuộc vật chất, v́ chỉ có phàm ngă biệt lập mới
có thể hưởng thụ được điều ấy.
“Bước thứ nh́ là không c̣n ham muốn cho bản thân ngay cả những điều trừu
tượng như uy quyền, tri thức, t́nh ái, hạnh phúc hoặc tiếng tăm; bởi v́ xét
cho cùng chúng chẳng qua vẫn là ích kỷ.
Bản thân cuộc sống ắt dạy ta những bài học này; bởi v́ mọi đối tượng ấy của
ham muốn đến lúc thành tựu được đều tỏ ra là trái đắng của Tử hải. Ta học
được rất nhiều điều do kinh nghiệm như vậy. Nhận thức trực giác lĩnh hội
được cái sự thật tích cực, theo đó
ta chỉ thỏa măn với điều vô hạn; ư chí biến ḷng xác tín ấy thành một sự
kiện hiện thực trong tâm thức cho đến khi rốt cuộc mọi ham muốn đều tập
trung vào Đấng Vĩnh Hằng.
(Tuyển Tập H.P.B., quyển VIII,
trang 129).
Tôi phải trích dẫn thêm một đoạn nữa của H.P.B.: “Ta không thể đạt được hạnh
phúc trên trần thế. Ở đây, ta chỉ có cánh cổng dẫn vào sảnh đường u minh và
chỉ khi ta mở cổng bước vào nơi chốn thật sự sống động, bước vào pḥng tiếp
tân của sự hằng sống th́ ta mới thấy được ánh sáng. Cho dù ta gọi đó là
Thiên đường, Niết bàn hay Swarga th́ cũng thế thôi: danh xưng không quan
trọng. Nhưng v́ phần Nguyên khí Thiêng liêng th́ nó vốn Nhất Như và chỉ có
một Ánh sáng nhất như, cho dù đủ thứ sự u mê trên trần thế có thể hiểu nó
theo nhiều cách khác nhau đến đâu đi chăng nữa. Ta hăy kiên nhẫn chờ cho tới
ngày ta được sinh ra trở lại thật sự tốt đẹp nhất”.
Lại nữa, đâu là ham muốn đúng đắn? Ánh
Sáng Trên Đường Đạo trả lời khi nó bảo ta “hăy ham muốn nồng nhiệt” và
nhất là “ham muốn những điều sở hữu”. Nó tiếp tục dạy rằng những điều sở hữu
đáng ham muốn phải thuộc về linh hồn thanh khiết của con người v́ vậy cũng
thuộc về mọi linh hồn khác. Và nó dạy đệ tử hăy “khát khao” những điều sở
hữu tinh thần cao thượng ấy đến mức mà đệ tử có thể tích lũy tài nguyên cho
cái tinh thần hằng sống hiệp nhất ấy vốn là sự sống chân chính duy nhất của
ḿnh.
Sự an b́nh mà y có được là sự an b́nh bất khả tư nghị đối với con người.
Chơn sư K.H. có dạy: “Mọi ham muốn đều ràng buộc cho dù đối tượng của nó có
thể cao siêu đến đâu đi chăng nữa”. V́ thế
Chí Tôn Ca có dạy như sau: “Nhờ xả
bỏ mới có được an b́nh”. Sự an b́nh ấy có nghĩa là Chơn ngă đă giáng xuống
và theo lời dạy của Đấng Chí Tôn Sri Krishna th́ một người như thế “thật là
thân thương đối với ta”.
“Khi mọi sự câu thúc trong tâm hồn đều bị phá vỡ ở đây trên trần thế, th́
cái kẻ phàm phu này mới có sự bất tử” (Katha
Upanishad). Trong tác phẩm Thiên
đường của Dante có một đoạn rất dễ thương. Theo sự hướng dẫn của
Beatrice, Dante thấy ở Tầng Trời thứ Nhất có một nữ tu sĩ c̣n trẻ đă xuất
thế và lập gia đ́nh, vậy là đă vi phạm lời khấn nguyện về luyến ái. Chính v́
vậy cô không bao giờ đạt được tới tầng trời nào cao hơn và Dante hỏi cô liệu
việc biết như vậy có làm hoen ố hạnh phúc của cô chăng? Cô mỉm cười đáp:
“Tôi thấy ông chẳng hiểu ǵ về bản chất của t́nh yêu khiến cho ta không thể
ham muốn điều ǵ mà T́nh yêu của Thiên Chúa không ban cho ta, bởi v́
sự An b́nh của ta ở nơi Ư Chúa”.
Tiến sĩ Annie Besant trong buổi khai trương một sảnh đường Thông Thiên Học
đă từng bảo rằng: “Suốt cả một cuộc đời dài, bà đă đi đến kết luận rằng
chẳng có chuyện ǵ trên đời này mà thật sự sai trái, bởi v́ ở bất cứ lúc nào
chuyện ǵ có thể làm được th́ người ta đă làm rồi, và ngay cả cái điều xét
theo biểu kiến th́ đầy ác ư cũng chỉ là việc chỉnh đốn lại một điều ǵ khác
nữa. Như vậy, về lâu về dài th́ người ta học được một loại măn nguyện thiêng
liêng nó không ngăn cản ta tinh tấn mà ngăn ngừa ta khỏi lo âu. Thế là việc
tin rằng thế gian đang đều đều tiến tới những khả năng và quyền năng mới cho
nên người ta có thể vận dụng hết sức lực của ḿnh mà không bị suy suyển do
sự lo âu không cần thiết”.
Sự lo âu và lo lắng không thuộc về sinh hoạt huyền bí. Chúng làm hao tổn
sinh lực lẽ ra nên được hoàn toàn tập trung vào bổn phận ngay lúc ấy. V́ thế
Chơn sư M. có một lần đă trích dẫn cho ông Judge: “Con đừng nuối tiếc điều
ǵ, đừng bao giờ hối tiếc mà hăy dùng lưỡi gươm tri thức chặt đứt mọi nỗi
nghi ngờ”. Bản thân ông Judge có một lần đă khuyên học tṛ của ḿnh hăy coi
mỗi hoàn cảnh đúng là điều mà ḿnh hằng mong muốn.
V́ thế người đệ tử vẫn thanh thản trong mọi thăng trầm của cuộc sống dù
thành công hay thất bại, hạnh phúc hay phiền năo, bởi v́ linh hồn y đang đăm
đăm nh́n vào Đấng Thân Thương cho dù y h́nh dung đấng này dưới dạng lư tưởng
là Chơn sư hoặc Đấng Tối Cao trong Thiên nhiên đối với chúng ta. Tôi xin
trích dẫn thêm một đoạn rất hay ho của H.P.B.: “Sự hài ḥa là qui luật của
Cuộc Sống, c̣n sự bất ḥa là h́nh bóng của nó, từ đó mới sinh ra đau khổ mà
đau khổ dạy cho tâm thức bừng tỉnh.
Do biết vui buồn, sung sướng và đau khổ th́ linh hồn mới biết được chính
ḿnh; thế rồi bắt đầu học những định luật của sự sống để cho nó có thể giải
quyết được sự bất ḥa và khôi phục lại sự hài ḥa.
“Cặp mắt minh triết giống như đáy sâu của đại dương, trong đó chẳng có buồn
vui ǵ hết; v́ vậy tâm hồn của huyền bí gia phải dũng mănh hơn niềm vui và
vĩ đại hơn nỗi buồn.
CHƯƠNG III
SATSAMPATTI – SÁU VIÊN NGỌC QUÍ CỦA CÁI TRÍ
1. Sama: Kiểm soát cái trí
Đây là những điều kiện của cái trí tiếp theo sau thái độ mà hai điều kiện
trước đă đạt được, việc thành tựu nó cấu thành
Sadhana tức Tŕnh độ thứ Ba trên
Con đường Đệ tử Dự bị. Chơn sư K.H. gọi chúng là Sáu Điều Ứng Xử. Các Phật
tử gọi chúng là Chủ ư tới Cách Ứng Xử. Điều đầu tiên vốn sinh ra năm điều
c̣n lại, đó là Sama tức
Shama, việc kiểm soát tư tưởng.
Sankaracharya mô tả nó là định trí không xao lăng lên một đối tượng nhận
thức nghĩa là không để cho cái trí phóng dật theo bất kỳ loại tư tưởng nào
khác hơn là
1.
Lắng nghe điều mà các bậc hiền triết
nói về Tinh thần.
2.
Suy gẫm về điều ấy.
3.
Tham thiền về điều ấy.
“Sama là việc ức chế giác
quan nội giới được gọi là Manas”.
Điều này chắc ta nhớ tới một trong những lời của Thánh Bernad ở Clairvaux:
“Một ngày kia khi tôi bận bịu làm việc tay chân và bắt đầu xét tới việc thao
dượt con người hướng về tinh thần th́ tôi thấy trong tư tưởng của ḿnh có
bốn bước cần phải thăng tiến: đọc kinh, tham thiền, cầu nguyện và chiêm
niệm. Đây là nấc thang ở tu viện kín đưa từ trần thế lên tới thiên đường”.
Patanjali bảo rằng có ba điều sơ bộ đối với Khoa học Yoga chân thực:
1.
Toàn tâm toàn ư và nhiệt thành tự tu thân.
2.
Suy tư và nghiên cứu thâm thúy.
3. Hoàn toàn tận tụy sùng tín Đấng Tối Cao, biến Ngài thành động cơ
thúc đẩy mọi hành động của ḿnh. Một bậc hiền triết Ấn Độ thời xưa dạy rằng
trong bốn loại tâm trí chính th́ chỉ có hai loại thích hợp cho khoa Yoga. Có
cái trí “tâm viên ư mă” cứ nhảy nhót từ tư tưởng này sang tư tưởng kia và
không thể cố định sự chú ư vào bất cứ điều ǵ lâu dài. Thế rồi lại có cái
trí “bối rối”, bị tác động và thậm chí bị những cơn xúc động trồi lên kiểm
soát. Hai loại trí này không thích hợp cho khoa Yoga. Hai loại trí c̣n lại
có thể thực hành khoa Yoga; cái trí bị ám ảnh bởi một ư tưởng nhưng tốt hơn
nữa là cái trí quán triệt được ư tưởng ấy.
Ta ở vào tŕnh độ phát triển trên thế giới khi đa số loài người c̣n bị xúc
động chi phối; một số người bị ám ảnh bởi một ư tưởng để trở thành kẻ cuồng
tín. Nhưng kẻ thật sự thích hợp với khoa Yoga là kẻ vượt lên trên, như vậy
là quán được mọi ư tưởng.
Patanjali soi sáng cho ta rất nhiều về đề tài kiểm soát cái trí. Ông xét ba
yếu tố: bộ óc, cái trí sử dụng bộ óc và Chơn ngă Bất tử “nh́n cḥng chọc qua
lớp vỏ cái trí”. Các tế bào thần kinh trong bộ óc giống như những phím đàn
của chiếc dương cầm đối với nhạc sĩ. Âm nhạc không có trong đàn dương cầm mà
có trong tâm hồn của người chơi đàn, nhưng nghệ sĩ biểu diễn cần có những
phím đàn để biểu hiện bản ngă âm nhạc của ḿnh. Cây đàn giúp nghệ sĩ biểu
hiện ra nhưng đồng thời cũng hạn chế y. Và nếu nhạc cụ bị hư hỏng hoặc kém
chất lượng th́ không một nhạc sĩ nào có thể bộc lộ tài năng của ḿnh thỏa
đáng. Chẳng hạn như một người bị thiểu năng tâm thần th́ linh hồn bị hạn chế
ghê gớm trong kiếp ấy.
Patanjali mô tả mọi quá tŕnh tư tưởng là các “vrittis”
mà ta có thể dịch là “rung động” hoặc “bước sóng”. Ông dạy rằng ta thành tựu
được khoa Yoga tức hiệp nhất được với Đại hồn nhờ kiểm soát các bước sóng
này và cuối cùng làm cho chúng hoàn toàn ngưng bặt. Lúc bấy giờ cái trí
giống như mặt hồ gương tĩnh lặng có thể phản chiếu Đấng Bất Tử ở bên trên và
lúc bấy giờ con người sống theo thực tướng của ḿnh, biết được chân tánh của
ḿnh.
Làm thế nào đạt được như vậy bởi v́ mọi người đều thừa biết rằng tư tưởng
của ta lung tung biết dường nào? Khi ta thử toan tính kiểm soát chúng th́ ta
ở vào vị thế của một người đứng quan sát xe cộ băng ngang qua ḿnh. Chừng
nào y c̣n chạy theo xe cộ th́ y vẫn không biết tới cái luồng chuyển động ấy.
Nhưng nếu y đứng im th́ nó sẽ ùa ngang qua y. Patanjali trả lời thắc mắc này
cũng giống như Đức Chí Tôn Sri Krishna trả lời cho Arjuna trong
Chí Tôn Ca: Hoàng tử bảo rằng tư
tưởng nhanh đến nỗi ông thấy thật khó mà kiểm soát được tư tưởng giống như
khó nắm bắt được gió. Và Đấng Chí Tôn trả lời rằng người ta
có thể kiểm soát được tư tưởng
bằng cách “thường xuyên thực hành và vô dục”. Hầu hết tâm trạng đều được
kích động bởi những sự vướng mắc về xúc động, v́ thế cho nên việc thực hành
Viveka và
Vairagya mới có tác dụng hữu hiệu. Các giác quan báo cáo cho tâm
thức, lúc bấy giờ tâm thức mới tạo ra các h́nh ảnh và khái niệm. “Thấy” được
những h́nh ảnh này nghĩa là quyền năng h́nh dung và một mức độ cao cấp của
quyền năng này biểu thị đă gần tới mức phát triển thông linh.
Chúng ta, tức tâm thức, quả thật là một tù nhân bị giam giữ trong căn nhà
thể xác – Plato gọi nó là bị chôn vùi trong “nhà mồ” thể xác – và mọi điều
ta biết về thế giới xung quanh chính là cái được báo cáo cho ta thông qua
các cửa sổ giác quan về thể chất và thông linh. Ta có thể so sánh những khái
niệm tâm trí đào luyện ra từ những thứ ấy với những cửa sổ trên nóc ngôi nhà
tù. H.P.B. cho ta biết rằng theo thời gian th́ những khái niệm này mở rộng
ra cho đến khi cuối cùng ta thoát khỏi nhà tù và đến giáp mặt với toàn thể
bầu trời.
Tiếng Nói Vô Thinh
cho ta biết rằng
kẻ nào muốn nghe “Tiếng nói” của Vũ trụ th́ phải học bản chất của
Dharana, là sự cực lực định trí và tham thiền mà không bị những h́nh
ảnh tâm trí lừa gạt, v́ “cái trí chỉ là kẻ giết chết Thực tại”. Chư Thánh
cho ta biết rằng cái trí không thể lĩnh hội được “Thượng Đế”. Ngài vốn vượt
ngoài tầm cái trí.
Như ta đă nhận xét trước kia, óc tưởng tượng là một phẩm tính rất mạnh mẽ
của cái trí. Vào bất cứ lúc nào th́ ta cũng chỉ là toàn bộ các tư tưởng
không hơn không kém, theo như cả Shakespeare lẫn Epictetus bảo với chúng ta.
Cái trí là ánh sáng, là cơ quan “nh́n thấy” trong nội tâm, điều này vốn hiển
nhiên qua từ ngữ thông dụng: “Ồ, tôi hiểu được ông ngụ ư muốn nói ǵ rồi”.
Chúng ta có thể so sánh nó với một loại đèn lồng dẫn dắt con người trên con
đường tối tăm. Một số người có những đèn lồng lớn hơn và sáng hơn hẳn so với
người khác, nhưng cái đèn lồng nhỏ nhất cũng đủ cho ta thấy bước kế tiếp.
Khi ta rọi ánh sáng của cái trí về phía đằng sau, chiếu xuống con đường mà
ta vừa băng ngang qua th́ ta thấy những h́nh ảnh được gọi là kư ức và một
trong những bước trong Bát Chánh Đạo của Đức Phật chính là “Chánh Niệm”.
Chánh Niệm không phải là nhớ những điều sỉ nhục và thất bại mà là ghi nhớ
những điều quan trọng ấp ủ trong tâm hồn.
Thế nhưng cứ ngoái lại nh́n về phía sau quá nhiều ắt gây phương hại cho sự
tiến bộ của ta. Ta không được cứ nh́n măi về phía đằng sau kẻo ta bị vấp
ngă. “Con hăy tiêu diệt hết mọi kư ức về kinh nghiệm đă qua. Đừng nh́n về
phía đằng sau kẻo con sẽ bị lạc lối”. (Tiếng
Nói Vô Thinh, trang 75).
Khi ta rọi ánh sáng của cái trí về phía trước,
đón đầu ḍng thời gian th́ ta sẽ
thấy cái ǵ? Cái trí c̣n tạo ra nhiều h́nh ảnh hơn nữa, nhưng những thứ ấy
chưa trở thành hiện thực. Đó là cái lư tưởng, ham muốn, ước mơ. Một lư tưởng
nếu đúng là sự phóng hiện của Chơn ngă Bất tử, của “Đấng Ki Tô nội tâm”, ắt
thu hút ta bằng một một lực không thể cưỡng chế lại được. Bậc kiểu mẫu vĩ
đại về tính linh có dạy: “Và ta, nếu ta được nâng lên khỏi trần thế th́ ta
sẽ thu hút mọi người lên với ta” (Phúc
âm của Thánh John, 10:12). Đây chính là sự nhập định.
Nhưng giả sử ta để cho ánh sáng tâm trí ḿnh yên nghỉ, an b́nh, tịch lặng
nơi một tư tưởng hoặc một vấn đề ngay trước mắt nào đấy th́ đó chính là sự
định trí. Và nếu ta tiếp tục lộ tŕnh tư tưởng mà không có tư tưởng ngoại
lai khác xen vào th́ đó chính là tham thiền. Có biết bao quyển sách đă từng
được viết ra về đề tài này, một số hữu dụng hơn những quyển sách khác. Không
có một sự mô tả hoàn toàn hoàn hảo nào về sự tham thiền nhập định. Một trong
những điều mô tả hay nhất là tác phẩm “Lâu đài Nội tâm” của Thánh Teresa.
Đây là một vấn đề mang tính cá biệt rất lớn v́ bản thân linh hồn con người
là “Thánh đạo” và mọi linh hồn đều có bản chất độc nhất vô nhị. Ta chỉ có
thể học tham thiền bằng cách thực hành tham thiền. Aristote có dạy rằng:
“Cách duy nhất để học đánh đàn harp là thực hành chơi đàn harp’’. Trong
những lúc đơn độc hoặc thậm chí khi ở trên xe bus chật ních người, linh hồn
vẫn có thể mưu t́m sự giác ngộ một cách ung dung, thoải mái và có chủ đích,
không nhất thiết phải bị căng thẳng, cưỡng chế thái quá hoặc nôn nóng nỗ lực
hùng hục làm. Sự tham thiền là bắt đầu con đường đi vào nội tâm. Tất cả
chúng ta đều lấp đầy ḍng tư tưởng không gian ḿnh bằng cả đống những tạo
vật do tư tưởng ta gây ra. Mặc dù do chính ta tạo ra, chúng lúc nào cũng vây
quanh và ảnh hưởng tới ta. Các nhà tâm lư học gọi thế giới nội tâm này là
tiềm thức. Ta dùng tư tưởng để thâm nhập vào nó, làm quen với nó và vân du
trong đó. Nhưng thế giới Thực tại c̣n ở sâu hơn nữa, vượt ngoài tầm tư tưởng
và mọi h́nh ảnh tư tưởng, đó là “Pḥng Minh Triết”.
Thế nhưng các h́nh tướng vẫn hữu dụng theo cách thức của riêng chúng và
chính Chơn sư cũng bảo ta phải biết cách sử dụng chúng. Ở đâu đó, Goeth có
nói rằng trong tôn giáo chỉ có hai loại ư tưởng, một là ư tưởng h́nh dung
Thượng Đế dưới dạng h́nh tướng đẹp đẽ nhất, c̣n hai là ư tưởng nghĩ rằng
Đấng Vĩnh Hằng là vô sắc tướng, nhưng chỉ vô sắc tướng với các giác quan ở
dưới đây thôi. Do đó Đấng Chí Tôn Krishna bảo Arjuna rằng việc h́nh dung
thành h́nh tướng là cách thức dễ nhất và tốt nhất đối với hầu hết mọi người.
Mỗi buổi sáng nếu có thể được ta hăy dùng một thời gian ngắn để lập nên một
nhịp điệu đạt tới mức chi phối trọn cả ngày ấy, khi tịch lặng và đơn độc th́
cái trí và tâm hồn có thể mưu t́m và suy gẫm, học cách đáp ứng với những
mănh lực vô h́nh. Vào nhiều lúc trong ngày th́ ta hăy để cho tâm hồn bay
bổng lên trời. Ta hăy chiêm nghiệm trọn cả cuộc sống với sự đồng cảm kính
cẩn và yêu thương, v́ cuộc sống chính là Thượng Đế và những diễn biến trong
đó là Ư chí của Ngài đang tác động. Vị Cha già Causade có bảo rằng: “Các bổn
phận vào mỗi lúc đều là những h́nh bóng che khuất tác động của Thượng Đế”.
Tiếng Nói Vô Thinh
bảo rằng linh hồn
giống như một con chim bị nhốt trong lồng câm lặng không hót được. Mọi chắn
song của cái lồng đều phải từ từ bị phá vỡ - đó là mọi ham muốn và thành
kiến nhỏ nhen của phàm ngă vốn cầm tù linh hồn – th́ con Chim Thượng Đế mới
được giải thoát và học cách bay lượn trở lại. Khi giống như con chim sơn ca
nó bay lên đủ cao th́ đôi cánh nó sẽ vỗ đều đều, được bầu khí quyển nâng lên
mới sinh ra sự tịch lặng của cơi trời. Trong sự an b́nh vượt ngoài tầm hiểu
biết của mọi người ấy th́ Thượng Đế mới giáng xuống con người qua Hồng ân
Thiên Chúa v́ linh hồn không thể đ̣i hỏi hoặc lĩnh hội được nó, linh hồn chỉ
có thể chuẩn bị cái chén thánh để tiếp nhận Rượu Nho Hằng Sống.
2.
Dama: Kiểm soát Hành động
SANKARACHARYA: Kềm chế
năm cơ quan nhận thức và năm cơ quan hành động để cho chúng chẳng có ǵ khác
hơn là các công cụ của Đấng Tối Cao.
PHẬT TỬ:Thanh khiết
trong thân nghiệp và khẩu nghiệp.
CHÍ TÔN CA: “Bất cứ điều
ǵ mà con làm, bất cứ thứ ǵ mà con ăn, bất cứ điều ǵ mà con hiến dâng, bất
cứ thứ ǵ mà con cho ra, bất cứ điều ǵ mà con tu khổ hạnh . . . th́ con hăy
làm điều ấy coi như để tận hiến cho Ta”. (IX. 27-28).
CHƠN SƯ K.H.: “Đừng có
thêm bổn phận thế gian, hăy làm hết mọi thứ “v́ ích lợi của Ngài”.
FRANCES R. HAVERGAL:
“Xin Chúa hăy nhận sự sống của con để nó được tận hiến cho Ngài”.
Annie Besant có bảo thái độ này là Con Đường Vương Đạo, nếu trong huyền bí
học có một con đường như thế.
Rơ ràng là cái trí đă được kiểm soát ắt thể hiện thành hành động có kiểm
soát. Đây là sự thật ẩn đằng sau câu châm ngôn quen thuộc bảo rằng trước khi
nói hăy uốn lưỡi mười lần. Lời nói là hành động trên cơi trần đưa kết quả
xuống tới tận cơi trần trong khi động cơ thúc đẩy ẩn đằng sau chỉ tác động
nơi nội giới. Cái trí đă được kiểm soát chủ yếu có nghĩa là cái trí ấy không
đồng nhất hóa ḿnh với thể xác nữa, do đó nó biết sử dụng chứ không lạm dụng
các cơ quan hành động của thể xác. Kinh điển Ấn Độ nói rất chi li về sự hiểu
biết và kiểm soát các cơ quan cảm giác và nhận thức tức
Indriyas. Nhưng đây là một điều
vụn vặt xa vời cho nên tâm trí người Âu Tây không dễ ǵ lĩnh hội được; xét
theo công truyền, th́ đó là các cơ quan cảm giác, nhận thức và hành động;
c̣n xét theo bí truyền th́ đó là những giác quan nội giới tương ứng với
chúng. Ta không được quên rằng thể xác có liên hệ mật thiết với và chịu ảnh
hưởng của những quyền năng và thân phận của linh hồn, đến lượt những quyền
năng này lại ảnh hưởng tới t́nh huống trong nội tâm. Thể xác là một sự vật
sống động và nhạy cảm, mặc dù nó không thật sự là chúng ta; và trong khi
đang giao tiếp linh hoạt với linh hồn th́ nó cũng phản chiếu và ảnh hưởng
hết mức tới quyền năng và thân phận của đối tác.
Thể xác là một sự vật rất kỳ diệu. Cả Kinh thánh lẫn Shakespeare đều ca ngợi
sự mầu nhiệm của nó. Các cơ quan và đám rối thần kinh tinh xảo của nó có
liên quan với các quyền năng và thần lực của Đại thiên địa tức vũ trụ. Mọi
điều này vốn thuộc về một khoa học vĩ đại và bí mật, nhưng xét theo mục đích
nhỏ nhoi của ḿnh th́ trước khi muốn kiểm soát hành vi th́ ta phải có tư
tưởng b́nh tĩnh và vị tha.
Ta nên thực thi hoàn hảo bất cứ hành động nào. Huyền bí học không có chỗ
đứng cho hành động lười biếng, lề mề, không hữu hiệu. Một Chơn sư dạy rằng
trong Thánh kinh có nói rất nhiều điều về huyền bí học như sau: “Bất cứ điều
ǵ tay con t́m cách thực hiện th́ con phải làm điều ấy hết sức ḿnh”. (Thánh thư giáo sĩ 9:10). Đó là một dạng định trí. H.P.B có dạy ta
rằng bước đầu tiên trong thuật định trí là phải cố định toàn thể chú ư của
ḿnh vào bất cứ điều ǵ mà ḿnh đang làm và bất kể hành động ấy là ǵ. Ông
già George Herbert đă ca ngâm như sau: “Ai quét một căn pḥng theo luật lệ
của Ngài, th́ phải làm điều ấy thành một hành động tốt đẹp”.
H.P.B. cũng đă dạy ta rằng bổn phận đầu tiên trong huyền bí học là phải làm
tṛn bổn phận của ḿnh dù đó là bổn phận ǵ đi chăng nữa. Nếu chúng
ta đảm nhiệm những nghĩa vụ th́ ta phải hoàn thành chúng một cách hoàn hảo.
Không ai có thể đến dưới chơn Thầy mà lại né tránh hoặc lẫn tránh trách
nhiệm của ḿnh. Một Chơn sư đă từng dạy rằng kẻ nào né tránh chỉ một trách
nhiệm thôi cũng không thể trở thành đệ tử; nhưng y không nên đảm đương thêm
những trách nhiệm trần thế mới nữa. Khi đă đến lúc chín muồi th́ tối thắng
Nhân quả thường phá tan cái chuỗi xích diễn biến. H.P.B. khuyến cáo bà
Besant đừng nối kết lại những ràng buộc mà Nghiệp báo đă phá vỡ cho bà.
Chúng ta phải dành nó cho Sự Sống của Thượng Đế tác động. Browning có ca
ngâm như sau: “Đến đúng lúc tốt đẹp của ngày”, c̣n Shakespeare cũng phản ánh
cùng một tư tưởng ấy qua vở kịch Vua Lear như sau:
“Thế rồi mọi thứ đều chín muồi”,
Hỡi Thượng Đế, con đường của Ngài chứ không phải của con,
Cho dù nó có tối tăm đến đâu đi chăng nữa;
Th́ xin ngài hăy đưa tay dẫn dắt con,
Ngài hăy chọn lựa cho con, con đường của riêng ḿnh”.
Mục tiêu và phương hướng trong cuộc sống nằm trong tay Sự Sống Vĩnh Hằng.
Bổn phận của ta là tiến từng bước một, gọn ghẽ, toàn tâm toàn ư, dũng cảm.
Những diễn biến thông thường trong cuộc đời của người tầm đạo đều khoác lấy
một sắc thái thiêng liêng. Đồng loại của y đều là những mảnh vụn điểm linh
quang của Thượng Đế đang quờ quạng phấn đấu trong bóng tối bên cạnh y; họ
cần được thông cảm đến mức tối đa và y luôn luôn sẵn sàng vươn tay ra hướng
về họ để trợ giúp. Những diễn biến trong cuộc đời, thậm chí chỉ là những
diễn biến nhỏ nhặt đều chứa đầy ư nghĩa v́ y biết rằng đó là Tiếng Nói của
Sự Sống vĩnh hằng ngỏ lời với linh hồn ḿnh. H.P.B. có bảo rằng trong cuộc
đời của người đệ tử không có một diễn biến nào là vô nghĩa và có khi diễn
biến nhỏ nhặt nhất lại đầy ư nghĩa nhất. V́ thế cho nên bà khuyên chúng ta
phải suy nghĩ kỹ về những diễn biến trong cuộc đời ḿnh, cố gắng rút ra một
ư nghĩa của chúng, nghiên cứu chúng để xem chúng có thông điệp ǵ dành cho
sự tăng trưởng của linh hồn ta. Đó là v́ Sự Sống vĩnh hằng chính là Thượng
Đế, mà Thượng Đế lại là T́nh Thương chỉ tác động để cho tương lai ta được
viên măn và cực lạc. Như vậy, dần dần ta mới học được cách đọc hiểu quyển Sổ
Bộ Đời vĩ đại. Việc này c̣n quan trọng hơn nhiều so với việc đọc bất cứ
quyển sách nào được in ra mặc dù việc đọc sách in cũng có thể giúp ta đọc
hiểu Quyển Sổ Bộ Đời lớn hơn.
Liệu ta có chống lại một vấn đề nào không? Ta làm thế nào mà tăng trưởng
được nếu ta chưa bao giờ đối phó với bất cứ vấn đề ǵ. Liệu ta có thích một
điều ǵ đó hơn thế chăng? Có lẽ chỉ Sự Sống vĩnh hằng là biết hơn cả. Có một
cơ hội phụng sự xảy ra. Liệu ta có đảm đương điều đó chăng? Có một người nào
đấy rất thành thật nêu ra sự phản ánh trung thực bởi cái nh́n đăm đăm làm ta
giật ḿnh. Liệu ta có tức tối, chối bỏ điều
ấy hoặc trả thù hay chăng? Hay là ta sẽ hoàn toàn vui vẻ v́ nhờ vậy ta được
mang tới một góc nh́n khác mà chưa bao giờ điều đó xảy ra cho ta? Bây giờ
tôi có thể nh́n lại cuộc đời ḿnh và thấy nhiều chuyện thô lỗ, thậm chí
không tử tế, mà người ta đă từng nói với tôi thực ra đều có cơ sở vững chắc.
Nhưng liệu ta có tử tế chăng? Hay là ta cứ nổi nóng, ghen tuông, lười biếng,
lợi dụng những xung lực rộng lượng? Chơn sư K.H. đă từng viết cho một đệ tử
nhập môn như sau: “Con ơi, điều an ủi lớn nhất và bổn phận trước hết trên
đời này không phải là gây ra đau khổ mà là tránh gây ra đau khổ cho con
người hay con thú”. Nếu ta có bị tổn thương sự qui ngă của ḿnh th́ điều đó
cũng tốt thôi. Cô bé Thérèse ở Lisieux đă từng viết rằng nếu người ta ở ngay
dưới chân chiếc thang mà không thể leo lên được nữa th́ thật là b́nh an, bởi
v́ đâu có ai ganh tị với ta hoặc muốn dành chỗ của ta.
Như vậy bước đầu tiên trên Những Nấc Thang Vàng là “một cuộc sống trong
sạch, cuộc sống lành mạnh, vị tha, viên măn. Nhưng ta hăy dừng lại một lúc
để suy nghĩ về tư tưởng vị tha. Một kẻ nhu nhược, gió chiều nào che chiều
nấy, không phải là vị tha. Chơn sư K.H. tŕnh bày điều này rất hay như
sau: “Con hăy vững như bàn thạch xét về đúng và sai, hăy luôn luôn chiều ư
người khác trong những chuyện không
quan trọng. Biết bao nhiêu lần ta đă từng thấy trên đời này có sự bất
ḥa, bạn bè chia tay nhau, nhà tan cửa nát, thế mà mọi chuyện ấy đều không
thật sự quan trọng! Kẻ “phàm phu” thổi phồng chuyện tầm thường, suy tôn nó
lên thành chuyện vĩnh hằng. Những người như thế đang mù quáng bị thôi thúc
bởi ḷng thèm khát của chính ḿnh, muốn thống trị người khác bằng ư chí của
phàm nhơn ḿnh.
Chơn sư cũng dạy rằng: “Con phải từ bỏ mọi ham muốn sở hữu . . . sẵn sàng
chia tay với bất cứ thứ ǵ và mọi điều ǵ”. Bà Besant đă từng dạy chúng tôi
rằng khi bà xét thấy ḿnh đang tỏ ra quá dính mắc vào bất cứ thứ ǵ th́ bà
bèn xả bỏ. Epictetus có một cách để đối phó với nỗi đau mất mát. Ông yêu cầu
nạn nhân hăy nghĩ rằng ḿnh đă “trả lại nó”. Ngay cả khi một người bạn đau
buồn v́ mất một đứa con gái thân thương th́ ông cũng bảo rằng: “Ồ bạn ơi!
Hăy tự nhủ rằng tôi đă trả nó lại cho chư thần linh thân thương”.
Kẻ nào không có ngă chấp th́ không thể bị thật sự tổn thương. Cách đây nhiều
năm, tôi có biết một người sống cuộc đời rất thánh thiện và dễ thương. Ông
bảo tôi rằng: “Tôi chưa bao giờ bị tổn thương. Nếu có ai nói hoặc làm điều
ǵ đấy có thể gây tổn thương cho tôi th́ tôi lại tự nhủ Fabrizio, ngươi có
tồn tại đâu. V́ vậy làm sao ngươi bị tổn thương được?”.
Hăy có những tư tưởng thanh thản, cao thượng và dễ thương th́ chắc chắn
chúng sẽ có kết quả là một hành động đẹp đẽ vốn b́nh thản, có kiểm soát,
không hấp tấp. Chơn sư yêu cầu một đệ tử trẻ tuổi hăy nghĩ xem y sẽ làm một
công việc ra sao nếu y biết Chơn sư sắp tới giám sát? Ta nên làm mọi việc
của ḿnh đúng theo những phương cách đẹp đẽ ấy.
Đức tính này được gọi là Dama
trong tiếng Bắc phạn và da có
nghĩa là cho ra. Thế th́ chúng ta cho ai mọi hành vi và thành tích của ḿnh?
Ta cho đồng loại của ḿnh nhân danh Đấng Thân Thương. Chơn sư K.H. có viết
thư cho ông C.W.L. “Con hăy làm điều tốt nhân danh ngài và v́ t́nh thương
nhân loại”.
3.
Uparati:
Hăy để mặc cho người khác tự biểu hiện
SANKARACHARYA: Một t́nh huống không tùy thuộc vào ngoại giới.
PHẬT TỬ: Dẹp hết mọi sự ngu tín và mê tín dị đoan.
ANNIE BESANT: Hăy đặt gốc rễ nơi Nhất nguyên, hăy chấp nhận mọi thứ theo
thực tướng của chúng, không tán thành cũng không lên án – hăy học cách không
xét đoán.
Phẩm tính này thường được dịch là “Khoan dung”, nhưng ở đây có một sự thiếu
xác tín nào đấy bởi v́ việc giả định là khoan dung có thể chẳng có ǵ khác
hơn là sự dửng dưng khinh khỉnh. Nếu ta bỏ công phu suy nghĩ kỹ về đức tính
này th́ ắt là gặt hái được nhiều điều đáng kể. Bản thân tôi mô tả nó là hăy
để cho “người khác được thoải mái tự nhiên”. Đây là một trong những thái độ
khó khăn nhất của cái trí, bởi v́ những kẻ nào ưa can thiệp, cải tạo, cải
hóa người khác đều chắc mẫm rằng ḿnh biết điều ǵ tốt nhất cho người khác
và họ đâm ra rất công phẩn nếu thiên hạ không chấp nhận và nghe theo lời
khuyên của ḿnh.
Điều này lại xác nhận bản chất qui ngă của con người.
Mọi mối quan hệ què quặt với tha
nhân và cuộc đời đều bắt nguồn từ óc qui ngă ấy. Chính v́ thế mà tôi thường
bảo rằng ngă chấp nơi con người, “cái tôi” và “cái của tôi” là ḥn đá duy
nhất thật sự làm ta vấp ngă trên con đường tiến tới thiên tính của chính
ḿnh. Đó là v́ thiên tính của ta, “linh hồn thuần khiết” của ta vốn đều hiệp
nhất với mọi linh hồn thuần khiết khác; sự đẹp đẽ và dễ thương của Thượng Đế
trên đời này đang ngóng chờ sự thống nhất của mọi linh hồn thuần khiết để nó
trở thành đặc tính của linh hồn. H.P.B. có dạy rằng người tầm đạo cuối cùng
đạt tới một thái độ tâm trí chẳng phải là yêu (theo nghĩa mà Patanjali gọi
là “luyến ái quá độ”), chẳng phải là ghét (dội lại quá độ), chẳng phải là
thờ ơ. Và mọi “đức tính” đều là thành quả của minh triết (tức tâm thức cao
siêu của thiên tính) v́ các đức tính ấy đều bắt nguồn từ việc cá thể huyền
đồng theo trực giác với tha nhân, cho dẫu phàm ngă của y không hề biết tới
nó. Điều này lại nhắc tôi nhớ tới một phát biểu nổi tiếng khác là ta nên đặt
ḿnh vào địa vị người khác để nh́n thấy như
người khác nh́n thấy, đây là một
quyền năng của tinh thần mà mọi Chơn sư đều có.
Khi ta có thể nh́n thấy như người khác nh́n thấy trong một chừng mực nào đó
th́ ta ắt không thể phạm phải sai lầm là ra sức áp đặt quan niệm của ḿnh
lên người khác, hoặc kết tội y là “sai bét” khi quan niệm của y không khớp
với quan niệm của ta. Đó chẳng những là vẻ đẹp của vũ trụ đồng nhất với Chơn
ngă của ta mà là mọi tội lỗi và nỗi ô nhục của thế gian cũng chính là của ta
luôn. Ánh Sáng Trên Đường Đạo có cho ta biết rằng hễ ta vứt bỏ cái váy đi
th́ tức là ta đă mời gọi cái váy ô nhục ấy đến cho bản thân ta trong một
kiếp khác. Một trong những nhiệm vụ của các Con người Toàn bích, thậm chí
của các đệ tử, là phải “gánh vác một chút Nghiệp quả nặng nề của thế gian”.
Không phải là bằng cách chê trách nó, khinh thường nó, chối bỏ nó, mà là
bằng cách kề vai gánh vác lấy nó như đấng Ki Tô đă làm. Trong cuộc đời của
người đệ tử, không một điều ǵ là xa lạ, là đáng dội lại, là ngoại lai theo
như linh ảnh của Thánh Peter cho biết. Sự thông cảm và ḷng từ bi của Thượng
Đế bao giờ cũng sáng ngời trong tâm hồn Chơn sư. Và Chơn sư K.H. có dạy,
chừng nào ta chưa đạt tới sự thông cảm của Thượng Đế th́ “tốt hơn ta nên lầm
lạc khi đứng về phía ḷng từ bi”. Biết bao nhiêu lần một người đă mất niềm
tin vào chính ḿnh mà lại phục hồi niềm tin ấy chỉ v́ bạn của y vẫn c̣n tin
tưởng và tin cậy vào chính y?
Chúng ta có thể thấy được điều hay ho nhất hoặc ta có thể thấy được điều tồi
tệ nhất nơi mọi người; đó phần lớn chỉ là thói quen của cái Trí. Nhiều người
có thói quen chỉ nh́n thấy điều tồi tệ nhất, chẳng những bới lông t́m vết mà
c̣n hí hửng với điều ấy. Người tồi tệ nhất trên thế gian vẫn c̣n có một điều
ǵ đấy nơi bản thân y là tốt đẹp. Tôi c̣n nhớ trường hợp một kẻ sát nhân đặc
biệt tàn bạo. Kẻ bị kết án ấy có một cô con gái nhỏ rất ngưỡng mộ ông và ông
cũng rất yêu thương nó. Một trong những người tử tế nhất mà tôi đă từng biết
lại là một kẻ bại hoại về t́nh dục. Bất kể một người có vẻ gian tà đến đâu
xét theo biểu kiến th́ luôn luôn vẫn có Thượng Đế ở nơi y, cho dù nó bị chôn
chặt trong ấy và cách tốt nhất để giúp cho người đó là t́m cách đạt được vị
Thượng Đế ấy, đánh thức tỉnh ngài trong nội tâm y. Một người bạn của tôi đă
trải qua đêm cuối cùng trong cuộc đời một kẻ sát nhân c̣n trẻ tuổi bị kết án
tử h́nh và đang bị giam giữ. Y không lắng nghe linh mục tuyên úy hoặc vị
Thống đốc mà b́nh thản bước qua bên kia cửa tử với một câu thơ trên môi ḿnh
và được ghi khắc trong tâm hồn do bạn tôi truyền dạy cho y từ trong
Chí Tôn Ca.
“Con có thể trợ giúp huynh đệ ḿnh thông qua cái mà con có chung với y, đó
là Sự Sống của Thượng Đế . . .
Con hăy học cách đánh thức Sự Sống ấy nơi y, học cách hiệu triệu Sự Sống ấy
nơi y, th́ y sẽ cứu được huynh đệ ḿnh khỏi làm sai” (Dưới
Chơn Thầy). Không phải bằng những sự thật rành rành, không phải bằng
những lời khuyên hoặc bằng lời giáo huấn dài ḍng mà là bằng một thái độ của
tâm hồn cháy bỏng ḷng từ bi; đó không phải là sự đa cảm vốn là sự giả trang
nhu nhược và đầy tai hại của t́nh thương.
Ta hăy để cho mọi người được tự nhiên thoải mái. Công việc của ta là rất
hiếm khi can thiệp. Nếu ta cảm thấy bị thôi thúc phải can thiệp, đam mê ham
muốn bày tỏ ư kiến của riêng ḿnh, ham cải tạo th́ ta hăy nên nhớ điều mà
Starr Daily – bút danh của một người bị kết án tù chung thân vốn đă t́m ra
chơn ngă bị giam giữ - viết như sau: “Có một xúc cảm ích kỷ gây tổn thương
cho người khác. Nó thường được gọi là t́nh yêu. Đó chẳng qua chỉ là bóng
dáng của đấng làm phép lạ. Cũng giống như khoa học, nghệ thuật và sự phát
minh chẳng muốn cải tạo một ai, t́nh thương cũng giống như vậy. Chính v́
không muốn cải tạo người khác cho nên nó mới cảm hóa được người ta. Chính v́
để cho người khác được tự do cho nên t́nh thương mới duy tŕ được lâu bền.
Một người bạn là một người biết thương yêu người khác. Y không lên mặt cao
đạo, bới lỗi, kết án. Y giải phóng và chính những điều mà y giải phóng th́ y
duy tŕ được quan hệ lâu bền. Bạn không thể có điều ǵ nếu bạn không chịu
vứt bỏ đi điều khác. Bạn không thể giải thoát khỏi cái điều mà bạn khư khư
bám lấy. Khư khư bám lấy điều ǵ là lệ thuộc vào điều ấy. Điều mà bạn giải
thoát th́ nó sẽ thuộc về bạn lâu bền. Bạn không lệ thuộc vào nó, v́ bạn đứng
ở phía t́nh thương . . . Mọi điều ở dưới mức t́nh thương đều bao vây và chèn
ép người ta. Chúng gây sức ép, tấn công và làm thương tổn. T́nh thương là
Thực tại, là đấng Giải phóng, là đấng làm phép lạ. Bằng cách khiến cho người
khác được vui vẻ th́ bạn đă cho họ nếm trước thiên đường trên trần thế”. (Giải
thoát của Starr Daily).
Đôi khi t́nh phụ tử và t́nh mẫu tử cũng thuộc loại bấu víu, đeo bám. Ta hăy
đọc một trong những câu chuyện hay nhất trên thế gian,
Sorrel và Con Trai, của Warwick
Deeping. Đây là một bản tường tŕnh kỳ diệu về t́nh phụ tử vốn thật là rộng
lượng, hoàn toàn vị tha, minh triết và do đó đă có được phần thưởng của kẻ
minh triết, được hưởng ứng bằng t́nh thương hoàn toàn đáng tin cậy.
Thế gian ắt khác xiết bao nếu minh triết và ḷng từ bi luôn luôn chế ngự.
Trước hết ta phải minh triết kẻo ḷng từ bi có thể thoái hóa thành thói xấu
đa cảm đa t́nh. Mặt kia của minh triết là bác ái, c̣n t́nh thương vị tha
đồng thời vừa gây cảm hứng vừa sản sinh ra minh triết.
Kinh điển Phật giáo gọi đức tính này là không ngu tín và mê tín dị đoan. Cả
hai thói xấu này phải được siêu việt trước khi ta có thể được Điểm đạo lần
thứ Nh́. Quyển Từ điển Chamber định nghĩa ngu tín là “hết ḷng với một tín
điều hoặc phe phái đặc biệt một cách mù quáng và ngoan cố”. Nó do một thành
kiến sắt đá gây ra và một người nào muốn hiệp nhất với tất cả chúng sinh th́
phải không có thành kiến. Thông thường th́ thành kiến do người lớn nhồi
sọ cho trẻ con. Linh hồn của một kẻ dũng mănh và độc lập thường bác bỏ thành
kiến này khi y trưởng thành. Đối với một nhà thần nhăn lăo luyện th́ những
sự ngu tín này biểu lộ thành những đốm chết cứng trong hào quang thể trí –
một loại “mụn cóc” làm ngăn cản ḍng chảy năng lượng của Thượng Đế từ trên
xuống. Chúng lại sinh ra mê tín dị đoan. Nhiều giáo điều và công thức tôn
giáo đă chết cứng thời xưa th́ ngày nay lại trở thành mê tín dị đoan. Tôi
c̣n nhớ một câu chuyện tức cười mà bà Besant đă kể cho chúng tôi nghe cách
đây nhiều năm dài. Một học giả hiền triết có một con mèo mà ông rất cưng.
Nhưng mỗi khi ông tọa thiền th́ con mèo cưng ấy lại xán vào ḷng ông. V́ vậy
ông đành buộc nó vào chân giường khi ḿnh ngồi thiền. Các đệ tử chú ư thấy
chuyện ấy nhưng v́ rất kính trọng thầy nên không dám hỏi lư do tại sao. Sau
khi thầy từ trần, đám đệ tử mỗi khi bắt đầu ngồi thiền lại kiếm đâu đó một
con mèo rồi lại cũng cột nó vào chân giường ḿnh!
Khuynh hướng này cũng là “bản chất thường t́nh của con người” và rốt cuộc
đưa tới sự thoái hóa rồi diệt vong của một tín điều tôn giáo. Khi các vị T́
khưu hỏi Đức Phật tôn giáo của ngài sẽ truyền được lâu bao nhiêu, th́ ngài
trả lời: “Nếu mọi chuyện thuận lợi th́ có lẽ được 1000 năm”. Benjamin Kidd
có một điều ǵ đó rất thích đáng để nói về vấn đề này. Ông bảo rằng các hệ
thống tôn giáo và các nền văn minh đều cùng nhau thịnh vượng rồi suy thoái,
v́ tôn giáo cung ứng cái khuôn trí tuệ cho nền văn minh mới chớm nở tuôn đổ
vào.
Nhưng không một huyền bí gia nào bị ràng buộc bởi bất cứ tôn giáo đặc thù
nào mặc dù cá nhân y có thể ưa một hai tôn giáo này hơn các tôn giáo khác. Y
cũng không hề bị ràng buộc bởi bất cứ loại tín ngưỡng hoặc nghi lễ tôn giáo
nào. Nếu y thuộc cái loại h́nh đặc thù ấy th́ y sẽ sử dụng nghi lễ coi là
một phương pháp hợp khoa học để cung ứng “bầu hào quang” và khơi dậy sự trợ
giúp vô h́nh của Deva tức giới Thiên thần, nhưng y chẳng bao giờ coi nghi lễ
là cần thiết cho sự đánh thức và phát triển tâm thức tinh thần.
Y cũng tuyệt nhiên không bị ràng buộc bởi một h́nh thức mới mẻ hầu như mang
tính tôn giáo là một đảng chính trị lớn. Y thuộc về thế giới và tất cả chúng
sinh không loại trừ một ai, v́ vậy y hoàn toàn thoát khỏi mọi sự ngu tín và
mê tín dị đoan. Chơn sư mô tả các giáo điều, tín điều và nghi lễ là những
đường kẽ nằm ngang giúp cho đứa trẻ tập viết, nhưng khi nó lớn lên th́ nó
phải bỏ đi những đường kẻ nằm ngang ấy. Nó phải luôn luôn măi măi không chịu
những sự ràng buộc chèn ép ấy.
4. Titiksha: Cứ để mặc cho mọi việc diễn biến theo tự nhiên
SANKARACHARYA: Chịu đựng mọi đau khổ và phiền năo mà không nghĩ tới việc trả
thù, bác bỏ hay than văn.
PHẬT TỬ: Nhẫn nhục.
CHƠN SƯ K.H.: Vui vẻ, sẵn ḷng chia tay với mọi thứ và bất cứ điều ǵ mà
Nghiệp báo có thể tước lấy của ta.
H.P.B.: Cực kỳ dửng dưng với điều được gọi là vui sướng hoặc đau khổ.
ANNIE BESANT: Sức mạnh thầm lặng giúp ta có thể chịu đựng mọi cơn chấn động,
mọi sự tŕ hoăn.
TIẾNG NÓI VÔ THINH:
“Hỡi ứng viên,
con hăy kiên nhẫn v́ kẻ nào không sợ thất bại th́ kẻ ấy cũng không tranh thủ
thành công”. (137).
THÁNH CATHERINE ở
Tôi đă gọi nó là “cứ để cho mọi việc diễn tiến tự nhiên” hoặc kiên định
trong mọi t́nh huống. Thật dễ hiểu là thái độ tâm trí này phần lớn là kết
quả của việc phát triển Viveka và
Vairagya. Ở đây cũng đúng chỗ để thắc mắc xem các diễn biến là ǵ?
Và thế nào là luật Nhân quả gây ra các diễn biến ấy?
Các diễn biến là hậu quả của các Định luật Thiên nhiên, nói theo danh từ tôn
giáo th́ Định luật Thiên nhiên là Ư chí của Thượng Đế. Chúng vốn bất di bất
dịch, chẳng bao giờ thay đổi. Cách đây hàng triệu năm chúng cũng tác động y
hệt như ngày nay. Cả triệu năm sau này th́ chúng cũng thế thôi. Theo lời
Kinh thánh th́ Thiên Chúa “không hề thay đổi, chẳng hề sáng nắng chiều mưa”
(Thánh James 1:17). “Đó là v́ dưới mắt ngài th́ một ngàn năm năm cũng
chỉ mới là ngày hôm qua” (Thánh Vịnh
90:4). Cứ thế măi, ngày hôm qua, ngày hôm nay và đời đời như vậy” (Thánh
thư Hebreux 13:8). Sự chắc chắn vĩnh hằng của ta vốn ở nơi các định luật
ấy. “Thượng Đế” không hề đổi ư. Nếu ta hiểu và tuân theo những định luật này
th́ ta ắt gặt hái được sự an b́nh và viên măn. Nếu do vô minh và nhu nhược,
ta không tuân theo định luật th́ ta ắt chuốc lấy bệnh tật rồi chết chóc.
Ngày nay mọi người đều quen thuộc với một số định luật về sức khỏe. Khi ta
tuân theo những qui luật ấy th́ ta có được nghị lực, niềm vui và không bị
đau đớn trong sinh hoạt; khi ta không tuân theo những qui luật ấy th́ ta bị
khốn khổ rồi rốt cuộc chết. Hậu quả có thể phải nhiều năm mới xảy ra, nhưng
chắc chắn nó sẽ xảy ra. “Hăy tin chắc rằng tội lỗi của con sẽ trở lại tóm
bắt con”. (Thánh thư Số mục, 32-33).
Tiến thêm một bước nữa ta hăy ngộ ra được rằng trong bản thể xúc động và tâm
trí của ta cũng có định luật bất di bất dịch. Năng lượng được phóng ra ở bất
cứ cơi tồn tại nào đều tạo ra kết quả thích hợp của nó trên cơi ấy và những
cơi khác. Khoa học đă gọi tác dụng của Định luật vượt trên hết các Định luật
này là “tác động và phản tác động”, “lực và phản lực”. Nhờ sự phổ biến giáo
huấn của khoa học, loài người đă bắt đầu ít nhiều “biết về định luật”. Chúng
ta đang trở nên biết về định luật của cả cơi tâm lư và tinh thần nữa. Các
bậc đại Đạo sư từ Lăo tử xuống tới Đức Phật đều mô phỏng đối thể tinh thần
bằng lời lẽ giống hệt như vậy, chẳng hạn như Đấng Ki Tô dạy: “Điều ǵ con
muốn người khác làm cho ḿnh th́ con hăy làm cho người khác: v́ đó là định
luật của các đấng tiên tri” (Phúc âm
theo thánh Mathieu 7:12). “Con đừng xét đoán kẻo con sẽ bị xét đoán. Đó
là v́ con xét đoán người khác ra sao th́ người ta cũng xét đoán con như vậy;
con cân, đong, đo, đếm người khác như thế nào th́ người ta cũng cân, đong,
đo, đếm con như vậy”. (Phúc âm theo
Thánh Mathieu 7:1). Điều này đă được gọi là Qui tắc Vàng và mọi kinh
điển trên thế giới đều xiển dương nó.
Định luật tác động và phản tác động chi phối thế giới gồm ba phần là thân,
tâm và trí. Một khi tư tưởng được sinh ra, một khi xúc cảm được tạo ra, một
khi lời nói được thốt ra hoặc một hành vi được làm ra th́ một lực đă được
phóng vào vũ trụ mà ta không thể thu hồi lại được. Và bởi v́ nó được sản
sinh ra theo quan điểm cá nhân cho nên tất yếu một ngày nào đấy ở một nơi
nào đó nó sẽ trở về với người sinh ra nó. Có thể là ngày mai hoặc 10 năm nữa
hoặc hoặc vài kiếp nữa tùy theo bản chất và sức mạnh của lực được phóng ra
nhưng nhất định nó thế nào nó cũng trở lại. “Con hăy ném bánh ḿ lên ḍng
nước [cuộc đời hằng trôi chảy]: bởi v́ sau nhiều ngày con sẽ t́m lại thấy
nó”. (Thánh thư giáo sĩ 11:1).
Bởi v́ chúng ta tác động theo quan điểm cá nhân phàm ngă trong biết bao
nhiêu kiếp cho nên tất cả chúng ta đều sinh ra một khối lượng phản động vô
cùng lớn. Các Đấng Lipika tức
Nghiệp quả Tinh quân, tức Thiên thần Ghi Sổ Bộ Đời theo thuật ngữ của Ki Tô
giáo, ghi chép một bản tường tŕnh hầu như chính xác theo toán học về những
lực đă sản sinh ra ấy. Bản thân ta cũng ghi chép chúng vào bất cứ lúc nào.
Cũng dễ hiểu cách thức thực hiện điều ấy. Ta biết rằng không thể có một
chuyển động nào hoặc sự tiêu phí thần lực nào mà không sinh ra một kết quả
tương ứng và thần lực ấy được phóng ra thành những ṿng tṛn nhịp nhàng. Khi
ta nói th́ giọng nói của ta tạo ra những ṿng tṛn tuần hoàn theo nhịp điệu
trong không khí. Tai ta đă được thích ứng để tiếp thu những ṿng tṛn ấy cho
nên ta mới “nghe thấy”. Nhưng khi ta suy nghĩ hoặc cảm xúc th́ sự việc cũng
xảy ra giống hệt như thế. Lúc bấy giờ các ṿng tṛn tuần hoàn theo nhịp điệu
được phóng ra trong một loại vật chất tinh vi hơn mà các giác quan của thể
xác không nh́n thấy được, nhưng chúng vẫn có thực và thậm chí có tác dụng
c̣n mạnh hơn những đối thể của chúng trên cơi trần.
Thế mà mọi rung động vật lư đều lập nên một nhịp điệu tương ứng trong thế
giới thông linh bao xung quanh ta. Ta hăy h́nh dung một hành vi, một lời nói
hoặc một tư tưởng vang dội hết cơi này sang cơi khác lồng vào nó cho đến khi
nó đạt tới cái nền tảng tối hậu của vật chất được gọi là Tiên thiên khí
(Akasha), ở đó hằng hữu Tiên thiên kư ảnh. Bằng cách này ta tự tay viết nên
số phận tương lai của chính ḿnh. Các Nghiệp quả Tinh quân không coi ta là
cá nhân. Các ngài chỉ thấy những thần lực được sản sinh ra mà các ngài có
nhiệm vụ phải hóa giải để tạo ra sự thăng bằng trở lại.
Thánh Phao lồ gọi luật tác động và phản tác động này là “luật về tội lỗi và
sự chết”. Nhưng “tội lỗi” ǵ mới được chứ? Từ lâu rồi huyền bí gia đă ngộ ra
được rằng không hề có tội lỗi theo như ta thường hiểu mà chỉ có “sự thiếu
phát triển”. “Nguyên tội tổ tông” duy nhất mà tất cả chúng ta đều chịu đựng
là “thiếu tri thức đúng đắn”, mà vô minh ấy lại bắt nguồn từ sự thiếu phát
triển. Liệu đứa trẻ con có được tri thức và kinh nghiệm của cha nó chăng?
Chính từ ngữ tội lỗi trong tiếng Hebrew nguyên bản không hàm ư là một điều
ǵ đó đáng chê trách mà chân ư nghĩa của nó dường như thể là một người bắn
cung nhắm vào bia nhưng v́ bất tài nên đă bắn lệch hồng tâm. Như vậy, do vô
ḿnh và thiếu kinh nghiệm con người phạm tội và phải trả giá cho sự lỗi lầm
ấy bằng sự đau khổ, đắng cay. Nhưng sự đau khổ ấy không hề tiêu diệt y mà
chỉ chữa trị cho y. Nhờ vậy người bác sĩ giải phẫu trên trời đă chữa được
căn bệnh mù nguyên thủy. “Sự gian ác của chính con sẽ sửa phạt con và sự tái
phạm của con sẽ quở trách con”. (Thánh thư Jemiria 2:19). Kết quả của mọi việc không tuân theo những
định luật lớn trong thiên nhiên đều là đau khổ, nhưng H.P.B. gọi đau khổ là
“ông Thầy đánh thức được tâm ta”. Ta hăy suy nghĩ một lúc xem sao? Liệu có
cái loại thế giới nào không có tội lỗi và phiền năo? Lúc bấy giờ tất cả
chúng ta sẽ là một loại người máy chứ chẳng bao giờ Đứa Con của Đấng Tối Cao
tự biên tự diễn. Bà Besant đă từng một lần bảo tôi: “Khi tôi nh́n lại suốt
một quăng đời dài th́ bây giờ tôi sẵn ḷng bỏ hết mọi niềm vui nhưng tôi
không chịu bỏ đi một nỗi phiền năo của ḿnh bởi v́ tôi học hỏi được nhiều
nhất từ mớ phiền năo ấy”. Cổ nhân người Celt có nói tới một người chịu đau
khổ rất nhiều là một kẻ đang tu tâm dưỡng tánh. Thi sĩ Keats đau khổ rất
nhiều và ông có viết thư cho người bạn như sau: “Bạn có hiểu chăng một thế
giới đau khổ và rắc rối cần thiết xiết bao để dạy dỗ cho trí thông minh biến
nó thành một linh hồn?”
Định luật “tội lỗi và chết chóc” chỉ chi phối phàm ngă khi người ta đạt tới
Con đường Phản bổn Hoàn nguyên th́ người ta bắt đầu siêu việt phàm ngă và
định luật cho ra thay v́ vơ vào bắt đầu tác động; nhờ đó Tinh thần thức tỉnh
chiếu sáng ra một ánh quang huy bao trùm vạn vật, đă có một định luật khác
thay thế cho nó. Đó là v́ định luật của Tinh thần hằng sống nơi Đấng Jesus
Ki Tô đă giúp cho tôi giải thoát khỏi luật tội lỗi và chết chóc”. (Thư
gửi Roma 8:2). Từ nay trở đi linh hồn hiệp nhất với mọi chúng sinh và
các phản ứng của phàm ngă không c̣n ư nghĩa ǵ đối với nó nữa. Nhờ đă vượt
lên trên tác động của luật Nghiệp quả cho nên giờ đây linh hồn có thể hiểu
được phương thức vận hành của nó. “Người ta chưa nghiên cứu được phương thức
vận hành thật sự của luật Nghiệp quả nếu đệ tử chưa đạt tới mức những phương
thức ấy không c̣n ảnh hưởng tới ḿnh nữa. Điểm đạo đồ có quyền đ̣i hỏi bí
mật thiên nhiên và biết được qui luật chi phối sự sống của con người. Y đạt
được quyền này bằng cách thoát ra khỏi những giới hạn của thiên nhiên và
giải thoát ḿnh ra khỏi những qui luật chi phối cuộc sống của con người. Y
đă trở thành một bộ phận của yếu tố thiêng liêng được công nhận và không c̣n
chịu ảnh hưởng của cái tạm bợ phù du nữa. Lúc bấy giờ y mới biết được những
định luật chi phối t́nh huống tạm bợ phù du”. (Ánh
Sáng Trên Đường Đạo, phần nói về Nghiệp quả).
Có ba loại phản ứng theo phàm ngă. Có những phản ứng nhỏ mọn theo kiểu
“thanh toán tại chỗ” trong sinh hoạt hằng ngày. Bị “đau răng” không phải là
do kiếp trước, đó là quả báo nhăn tiền ngay trong kiếp này. Những diễn biến
Nghiệp quả xuất phát từ kiếp trước đều là những diễn biến mang tính bước
ngoặt bất ngờ xảy ra trong cuộc sống của hầu hết mọi người. Những diễn biến
này có thể được biểu thị qua một lá số tử vi được lập thành chính xác. Đó là
những phản tác động mà những Nghiệp quả Tinh quân đă chọn sẵn để cho Chơn
ngă luân hồi phải đối phó trong kiếp tới, nó bao gồm chủng tộc, địa vị trong
cuộc sống, cha mẹ, anh chị em và những cơ hội hoặc tai họa bất ngờ. Xin
trích dẫn kinh Coran: “Số phận của mỗi người đă được treo kè kè ngay cổ y
vào lúc ra đời”.
Thế rồi có một loại thứ ba là Sanchita
tức Nghiệp báo “tích lũy”. Thứ này bao gồm những phản tác động nặng nề xuất
phát từ một quá khứ lâu dài nhưng bị các đấng Thiên thần Ghi Sổ Bộ Đời (Nam
Tào Bắc Đẩu) tŕ hoăn lại cho đến khi Chơn ngă đă đủ mạnh để học hỏi được
một điều ǵ đấy từ đó: “Thượng Đế là đấng trung tín, ngài ắt không để cho
con phải chịu cám dỗ nhiều hơn mức con chịu đựng nổi”. (Thư
thứ nhất gửi tín hữu Cor. 10:13). Nghiệp quả tích lũy này bao gồm những
phản tác động nặng nề đối với nhiều hành vi phản xă hội của ta trong quá khứ
vô minh khi tŕnh độ phát triển tinh thần của ta c̣n kém xa bây giờ. Nếu có
giáng xuống ngay tức khắc lên linh hồn c̣n non nớt th́ nó ắt đè bẹp y. V́
thế cho nên thật là từ bi khi tŕ hoăn nó cho đến lúc linh hồn đă đủ dũng
mănh để chẳng những không bị đè bẹp mà c̣n được nó tẩy trược nữa. Chính v́
thế mà Thượng Đế được ví như một “ngọn lửa thanh tẩy”.
Nhưng khi người ta chuyển chú tâm sang Thánh đạo, tiến tới quả vị Chơn sư
th́ toàn bộ cái sức mạnh của quá khứ ấy phải được thanh toán th́ ngài mới
giải thoát được. Quyết tâm thật sự của ngài giống như một lời thỉnh nguyên
dâng lên các Nghiệp quả Tinh quân và các Nghiệp quả Tinh quân đáp ứng bằng
cách ban cho ngài nhiều hơn Nghiệp quá khứ ấy để chỉnh sửa lại. Đây là một
định luật huyền bí trong huyền bí học cho thấy tại sao người tốt bụng và
thanh khiết lại dường như rất thường bị những tai họa không đáng có với
ḿnh, đó cũng là lư do tại sao cần phải có ḷng quả cảm vô biên trên con
đường nhồi quả này. H.P.B có nói: “Điều mà huyền bí gia chân chính mưu cầu
không phải là kiến thức, sự tăng trưởng, hạnh phúc hoặc uy quyền cho bản
thân; mà là trở nên có ư thức rằng
sự hài ḥa của điều ḿnh là một thành viên đă bị phá vỡ nơi ngoại giới th́
ḿnh phải mưu t́m phương tiện để biến sự bất ḥa ấy thành ra sự hài ḥa cao
hơn nữa”.
Và Giáo Lư Bí Truyền có dạy:
“Chính con người đă hoạch định và tạo ra các nguyên nhân, c̣n luật Nghiệp
báo điều chỉnh các hậu quả; sự điều chỉnh ấy không phải là một tác động mà
là sự hài ḥa của vũ trụ bao giờ cũng có khuynh hướng trở lại vị thế nguyên
thủy giống như một cái cành cây bị uốn cong quá mức về phía này th́ sẽ bật
ngược trở lại với một sức mạnh tương ứng” (Giáo
Lư Bí Truyền, quyển II, trang 319).
Thế mà đâu là những diễn biến của cuộc đời đúng như chúng đă xảy ra? Đó đều
là sản phẩm của Định luật cao cả vốn là ư chí của vũ trụ vận động hướng về
một diễn biến thiêng liêng xa vời nào đấy. Khi nhận ra được điều này th́
người đệ tử làm hết sức ḿnh để cộng tác với nó bằng cách thật thanh thản và
kiên định trong mọi hoàn cảnh thăng trầm của cuộc đời. Y không than khóc
trước một số phận bất lợi. Y phấn đấu để “t́m hiểu” và vận dụng mọi hoàn
cảnh mưu cầu lợi ích cho tha nhân và phát triển những đặc trưng chân chính
của bản thân. Vị Tu viện trưởng già người Pháp, Đức Cha Causade có bảo rằng
Thượng Đế ngỏ lời với con người y như ngài luôn luôn làm thế. Ngài ngỏ lời
với con người qua những diễn biến trong sinh hoạt hằng ngày và ngỏ lời với
các quốc gia qua những diễn biến mang tầm vóc vũ trụ. Trong một bức thư
riêng H.P.B. có viết như sau: “Trong cuộc đời của mỗi Thông Thiên Học giả
hoàn toàn tha thiết đều có một
chuỗi xích nhân quả liên miên”.
Bà viết tiếp: “Chẳng ai trong quí vị đă từng nghĩ tới việc quan sát, nghiên
cứu rồi lợi dụng những bài học bao hàm trong đó, cái lưới trời lồng lộng
được đan bện xung quanh mỗi người trong quí vị, thế nhưng cái mạng lưới vô
h́nh ấy vẫn cứ sờ sờ ra (trước mắt kẻ nào biết nh́n cách vận hành của nó) y
một quyển sách mở ngỏ, linh thiêng trong ánh sáng thần bí bao xung quanh quí
vị mà quí vị có thể học được, thật
vậy, thậm chí những người chưa có quan năng thần nhăn nữa cũng vẫn học được.
Chẳng biết tại sao quí vị lại chưa bao giờ theo dơi (ngay cả đă được trợ
giúp bằng những quan năng lư luận và quan năng của óc phàm chứ chưa nói tới
cái trí vô sư thuộc tinh thần) những điều ghi chép thường nhật trong sinh
hoạt của mọi người quí vị, những diễn biến nhỏ nhặt vốn là quyển kinh sống
động cho quí vị học? . . . Tôi biết rằng Chơn sư đă đẩy nhanh (mà không can
thiệp vào Nghiệp quả) và trong trường hợp khác lại tŕ hoăn một số diễn biến
cùng với những điều bất ngờ trong cuộc đời của tất cả quí vị nào muốn tha
thiết và chân chính. Nếu quí vị chú ư tới những diễn biến nhỏ nhặt và ngẫu
nhiên ấy th́ chỉ nội sự vận hành của chúng thôi cũng có thể tiết lộ cho quí
vị thấy một bàn tay vô h́nh đang dẫn dắt quí vị.
“Qui tắc trước hết trong sinh hoạt hằng ngày của một học viên Huyền bí học
là không bao giờ rời chú tâm khỏi những hoàn cảnh nhỏ nhặt nhất có thể xảy
ra trong cuộc đời của chính ḿnh cũng như các bạn đồng nghiệp khác . . . cho
dù hoàn cảnh ấy có liên quan hay chăng tới những đeo đuổi tâm linh của ḿnh
. . . Bạn nên thực hiện điều này ít ra là mỗi tuần một lần. . . Đó là v́ một
khi được so sánh và tổng kết th́ những diễn biến này – những diễn biến tầm
phào nhất thường là những diễn biến soi sáng nhất - ắt tiết lộ cho bạn nhận
thức được lộ tŕnh mà bạn phải đi theo . . . Nó tập trung chú tâm lên những
định luật chi phối các diễn biến đơn giản nhất trong cuộc sống . . . Nó thu
hút chú tâm ra khỏi những sự việc ắt chỉ can thiệp vào việc rèn luyện trí
tuệ; nó làm bén nhạy và phát triển trực giác khiến cho bạn dần dần nhạy cảm
hơn với những thay đổi nhỏ nhất trong ảnh hưởng tâm linh của bậc Đạo sư.
Mỗi khi có một học viên tha thiết muốn gia nhập Hội Thông Thiên Học th́
trong cuộc đời y chẳng có một hoàn cảnh nào là vô nghĩa hoặc tầm phào bởi v́
mỗi hoàn cảnh là một liên kết được cố ư xếp đặt vào trong chuỗi diễn biến ắt
phải đưa y tới trước Cánh Cổng Vàng. Mỗi bước tiến – mỗi người mà y gặp gỡ,
mọi lời nói được thốt ra, đều có thể là một lời được cố ư đưa vào trong ngôn
ngữ thuộc ngày ấy với mục đích cung cấp một tầm quan trọng nào đó cho chương
sổ bộ đời mà nó thuộc về và đó là một ư nghĩa nghiệp báo nào đấy trong quyển
sổ bộ đời”.
Đây là những lời lẽ mầu nhiệm, chúng nhắc tôi nhớ tới những lời tương tự mà
bà Besant đă từng nhắc tới. Một người nào đó đă hỏi bà làm thế nào mà họ có
thể biết được Chơn sư muốn họ làm ǵ? Bà trả lời: “Hăy quan sát hoàn cảnh
của bạn, v́ nếu bạn đă hoàn toàn hiến ḿnh cho việc phụng sự Chơn sư th́ bạn
đă cung cấp cho ngài một đặc quyền nào đó – không phải để thay đổi Nghiệp
quả của bạn v́ ngài chẳng bao giờ làm như vậy – mà sắp xếp lại một vài diễn
biến trong đó”.
Cuộc đời, nhất là cuộc đời hiến dâng thật là mầu nhiệm, quan trọng và vinh
quang xiết bao bất kể nó ở trong hoàn cảnh nào, bởi v́ chính Tiếng nói của
Thượng Đế và Chơn sư dẫn dắt chúng ta. Trong bức thư xuất sắc của Chơn sư
K.H. gửi cho ông Judge, ngài cũng nói như vậy: “Mong sao đức tin (vốn là vô
sư trí) sẽ dẫn dắt con trải qua cuộc sống giống như con chim bay trong không
trung – một cách chẳng nghi ngờ ǵ hết”.
Uparati
và
Titiksha chúng là ǵ nếu chẳng
phải là để cho con người được hạnh phúc và hoan hỉ khi sống theo thực chất
của ḿnh và cũng là để cho các diễn biến xảy ra tự nhiên?
5. Samadhana:Toàn tâm toàn ư
SANKARACHARYA: Thường xuyên định trí vào Tinh thần thuần khiết.
PHẬT TỬ: Chánh niệm
KI TÔ HỮU: “Nếu mắt con là chất phác th́ trọn cả cơ thể con sẽ tràn ngập ánh
sáng”. (Phúc âm theo thánh Mathieu 6:22)
CHƠN SƯ K.H.: Một mục đích duy nhất (Nhất tâm)
H.P.B.: “Người đệ tử phải đặt hết mọi ham muốn của ḿnh tập trung vào việc
thủ đắc tinh thần sao cho toàn bộ khuynh hướng trong bản chất của y đều đi
theo chiều hướng đó”.
T́nh đơn nhất này của chủ đích thật sự cấu thành cái “sự chất phác của tâm
hồn” khiến cho con người “thấy được Thượng Đế”. Và làm thế nào mà ta mô tả
được cái mục đích nhất tâm ấy. Đó chắc chắn không phài là mục đích của phàm
nhơn mà là mục đích của Đấng Vĩnh Hằng nội tâm, nó điều động toàn thể thần
lực trong bản chất con người đi theo
một chiều duy nhất, hướng về sự thực chứng Vĩnh Hằng và Thiên Tính. Sự
an bài toàn lực ấy tạo ra những Nghiệp quả lớn lao. Trong đời của một người
hoàn toàn hiến dâng th́ các diễn biến xảy ra nhanh chóng và rơ ràng với
quyền năng gia tăng. Ta có thể thấy sự kiện này ngay cả trong cuộc đời của
một kẻ phàm phu đầy tham vọng với chủ đích và ư chí không nao núng. Khi được
hướng lên trời th́ đó không phải là ư chí chiếm hữu, thành tựu, vươn tới mà
là việc linh hồn mở ra một sự dễ thương và chân thật khi nó lờ mờ cảm thấy.
Sự thực chứng nghĩa là biến Thực tại thành Sự Thật. Thực tại là Sự Sống Nhất
Như, là Tâm thức Nhất như ẩn trong Tâm Sự Sống. Với trọn cả sức lực trong
bản thể, tâm và trí của người tầm đạo đều hướng về đó và điều này trở thành
thái độ quen thuộc của ḿnh cho dù đang thức hay ngủ.
Những diễn biến thông lệ trong cuộc đời đều có được một ư nghĩa khác, chúng
có tầm quan trọng bớt đi. Biết bao nhiêu người bị xáo trộn về những chuyện
rất lặt vặt. Người rắp ranh làm huyền bí gia có thái độ đầy triết lư về
những sự lo âu nhỏ nhặt và những mất mát trong đời sống hằng ngày. Y cũng
không phạm lỗi lầm nghĩ rằng bất cứ điều ấy đều có thể cản trở sự tăng
trưởng của ḿnh. Chơn sư K.H. có viết như sau: “Việc giàu hay nghèo, thuộc
giới thượng lưu hay hạ lưu đều không ảnh hưởng ǵ tới nó, v́ tất cả đều là
Nghiệp quả. . . Chính con người nội
giới, tính linh, sự soi sáng cho óc phàm nhờ vào ánh sáng của trí tuệ
tinh thần tức thiêng liêng mới là sự thử thách”. (Thư
của Chơn sư gửi A. P. Sinnett, trang 120).
Như vậy ta nên nhớ - nhất là trong buổi đầu của giai đoạn làm đệ tử - rằng
môi trường xung quanh và các diễn biến không quan trọng, v́ “đường đạo” là
vấn đề thái độ của tâm trí chứ không phải hoàn cảnh ngoại giới. Người tầm
đạo sinh hoạt giống như bất kỳ người nào khác với cùng bổn phận và hoàn cảnh
như người khác, nhưng y có thái độ khác hẳn đối với những thứ ấy. V́ cuộc
đời của y đă tận hiến cho Chơn sư
và Sự Sống Bản Thể vốn là Thượng Đế, cho nên mọi bổn phận đều được
làm tṛn theo đúng cá nhân và hoàn hảo. Đức Chí Tôn Sri Krishna đă mô tả rất
hay khía cạnh này của Karma Yoga: “Con làm bất cứ điều ǵ, thực hành bất cứ
phép khổ hạnh nào . . . th́ con hăy làm điều ấy coi như tận hiến cho Ta”. (Chí
Tôn Ca, 27-28).
Y ngộ ra được rằng ḿnh là một khớp răng nhỏ trong bánh xe Sự Sống Vũ Trụ và
y làm việc đến với ḿnh theo khả năng của ḿnh. Sự Sống Thiêng Liêng của
Thượng Đế có ở trong mọi điều huy hoàng cũng như ở trong “tṛ bạc bịp”. Do
đó, công việc của y cho dù thấp hèn hay buồn tẻ đến đâu đi chăng nữa th́
cũng đều là công việc của Chúa và là một phần trong hoạt động của vũ trụ.
Đối với hoạt động của vũ trụ th́ chẳng có ǵ lớn hoặc nhỏ, cao hoặc thấp.
Một thái độ như thế mang lại sự b́nh an cho tâm trí. Mọi thứ đều là Sự Sống
của Thượng Đế, mọi thứ đều thuộc về Ngài. “Con sẽ giữ cho
ngài được hoàn toàn an b́nh, tâm
trí ngài ắt sẽ an trụ
vào con”. (Thánh
thư Isaiah 26:3). Đối với chuyện đó không có sự độc quyền v́ mọi vật đều
được bao hàm trong đó. Nó giống như phép tham thiền cổ điển của Đức Phật –
trước hết là Từ, Bi rồi Hỉ và cuối cùng kết quả của ba thứ đó là Xả: hoàn
toàn dửng dưng, thanh thản với số phận và hoàn cảnh của chính ḿnh. Theo như
Chơn sư gọi th́ nhất tâm có nghĩa là kiên định không thiên lệch về một trong
các cặp đối đăi. Kẻ nào có được đức tính ấy th́ sẽ được ban cấp cho mọi thứ,
c̣n kẻ nào không có đức tính ấy th́ sẽ bị tước đoạt mất ngay cả những ǵ
ḿnh đang sở hữu.
Trong quyển Sự Trang điểm của phép
phối ngẫu Tinh thần, thần bí gia xứ Flemish, Jan Ruysbroek có diễn tả
thái độ toàn tâm toàn ư ấy và kết quả của nó thật tuyệt vời. Ông viết: “Mọi
nghĩa cử cho dù nhỏ nhặt đến đâu đi nữa, nếu được hướng lên Thượng Đế với
một ư hướng chất phác ắt gia tăng Tính Giống như Thượng Đế nơi ta và đào sâu
nơi ta ḍng chảy của sự sống vĩnh hằng.
Sự định hướng chất phác tụ tập lại qua tính đơn nhất của Tinh thần mọi quyền
năng tản mác của linh hồn để nối kết Tinh thần với Thượng Đế. Chính sự chất
phác này đă đưa tất cả trở về với Thượng Đế và khiến cho các đức tính của ta
được tận hiến cho Ngài.
Trong mọi hành động trên đời, ta phải bám lấy sự chất phác ấy, phải trau dồi
và thực hành nó hơn mọi thứ khác. Chính đức tính này đưa con người tới trước
mặt Thượng Đế, mang lại ánh sáng và sự can đảm, giải thoát y khỏi mọi nỗi sợ
hăi hăo huyền và vô căn cứ ngay cả ngày hôm nay lẫn vào Ngày Phán Xét. Chính
Chúa đă nói tới đôi mắt chất phác ấy mang lại ánh sáng cho trọn cả cơ thể,
trọn cả cuộc đời hoạt động và giải thoát ta ra khỏi chốn gian tà . . . cuối
cùng chính tính chất phác ấy mang lại toàn thể hoạt động sống c̣n của ta
dâng lên cho Thượng Đế , uốn nắn ta giống như Ngài một cách trung thực hơn
nữa từ giờ này sang giờ khác.
6. Shradha: Đức tin
SANKARACHARYA: Tin tưởng cực kỳ mănh liệt vào giáo huấn và vào Sư phụ.
PHẬT TỬ: Tín
CHƠN SƯ K.H.: Tin tưởng, tin cậy vào Chơn sư và vào bản thân ḿnh
Trong bức thư nổi tiếng gửi ông Judge, Chơn sư K.H. có định nghĩa “đức tin”
một cách tuyệt vời. Ngài viết: “Con đừng trông mong kết quả, đó chỉ là một
dạng quyền lực, khi tinh tấn con chỉ cầu mong đạt tới gần hơn trung tâm sự
sống (trung tâm này ở vũ trụ cũng giống như ở bản thân con) vốn khiến cho
con không mang tới việc liệu ḿnh mạnh hay yếu, có học hay thất học . . .
Con hăy hít vào cái thần khí của sự sống cao cả đang rộn ràng trong tất cả
chúng ta và mong sao đức tin (vốn là vô sư trí) sẽ dẫn dắt con trải qua cuộc
đời giống như một con chim bay giữa không trung với niềm tin tuyệt đối”.
Chơn sư đặt đức tin dựa vào cái ǵ? Đó không phải là tính cả tin, mù quáng,
mà trong bức thư cuối cùng gởi cho Tiến sĩ Besant ngài bảo nó chỉ “sinh ra
đạo đức giả”. Đó cũng không phải là việc quả quyết đầy giáo điều về bất kỳ
tín ngưỡng nào. Tôi biết có những người bảo tôi rằng Thượng Đế đă ban cho họ
thiên hướng tín ngưỡng ngụ ư là họ có khả năng tin được những điều không thể
có được. Chỉ có mỗi một điều mà chúng ta nên tin tuyệt đối đó là phải tin
Tiếng nói của Thiên tính thuộc chính ta, đó là “vô sư trí”, vốn là mệnh lệnh
của tự ngă sâu thẳm của ta. Muốn “nghe” được tiếng nói ấy ta phải gở bỏ
nhiều lớp thành kiến, tín ngưỡng, giáo điều và công thức theo truyền thuyết.
Người ta đă gieo rắc sự khủng bố và tàn ác khiếp sợ chỉ bằng cách áp đặt lên
người khác một tín ngưỡng đầy giáo điều đến nỗi các lănh tụ và các huấn sư
đều nhồi sọ niềm tin sợ hăi và sự lo âu hăo huyền v́ vô minh và v́ mù quáng
giống như kẻ mù dắt lũ đui.
Bên ngoài bản thân ta không có đấng cứu thế. H.P.B. có nói: “Có một định
luật vĩnh hằng là không có một quyền năng nào bên ngoài con người có thể cứu
chuộc được y”. Rốt cuộc th́ chẳng ai cứu chuộc được ta ngoại trừ Tinh thần
ta đă thức tỉnh mà thánh Phao lồ gọi là “đấng Christ nơi các bạn, niềm hi
vọng vinh quang”. Tiếng Nói Vô Thinh
(250) có dạy: “Mọi thứ nơi con người đều vô thường ngoại trừ bản thể
thuần khiết sáng chói A lại da”, nó được gọi là “Sư phụ duy nhất”;
Tiếng Nói Vô Thinh c̣n cho ta biết
rằng “Ánh sáng từ Sư phụ DUY NHẤT, Ánh sáng duy nhất của Tinh thần không hề
phai lạt, phóng ra chùm tia sáng chói lọi ngay từ lúc đầu chiếu lên đệ tử.
Các tia của nó xuyên xỏ qua đám mây vật chất mờ tối nhất” (80). Ta hăy cố
linh cảm điều mà ta thật sự biết
trong thâm tâm. Và mặc dù lập luận về nó thật là điên rồ và chẳng có ích lợi
ǵ hết, nhưng trong im lặng ta có thể biết được ḿnh đặt sự tin cậy dựa vào
đâu.
Chẳng lẽ ta không đặt sự tin cậy vào chính Sự Sống Bản Thể mà Giáo sư
Radhakrishnan gọi là “Thượng Đế”. Sự sống vốn vĩnh hằng và bản thể sâu kín
nhất của ta luôn luôn là một bộ phận của nó và Sự Sống ấy đang tuôn chảy
hướng về sự cực lạc vị lai của ta. Trên bề mặt sự sống ấy dường như thường
là một bi kịch nhưng trong thâm tâm đó là một bài ca vĩnh hằng.
Ánh Sáng Trên Đường Đạo bảo Điểm
đạo đồ hăy lắng nghe Bài ca Sự sống ấy mầu nhiệm xiết bao trước hết của
những ǵ trong nội tâm ḿnh, v́ khi y đă nghe được nó trong nội tâm th́ y ắt
có thể nhận ra được nó nơi những người khác nữa. Và nó đ̣i hỏi ta phải dùng
cái trí năng tha thiết và cái nhận thức tinh thần không bị che phủ - mà Chơn
sư có nhắc tới – để nghiên cứu nó.
Điểm đạo đồ dùng cái trí tuệ thuần khiết ấy nghiên cứu tâm hồn của mọi người
và sự sống thường xuyên biến động xung quanh ḿnh bởi v́ nó được tạo thành
tâm hồn của mọi người. Ta sẽ lợi ích nhiều nếu suy gẫm về phát biểu ấy. Đôi
khi tôi gọi huyền bí gia là “siêu tâm lư gia” v́ y chuyên nghiên cứu về tâm
hồn con người, về những động cơ thúc đẩy, những ham muốn và những khao khát
thâm căn cố đế mang tính phổ quát làm xao xuyến tâm hồn của con người cho
đến nay c̣n ấu trĩ và chậm phát triển, nên thường bị dắt vào chốn đau khổ.
Mục đích đầu tiên của huyền bí gia là phải hiểu được nhân loại và tâm hồn
của người khác chứ không phải thủ đắc những tri thức khác thường và hoặc có
được địa vị tinh thần cho cá nhân.
Ta phải hết sức kiên nhẫn trông chờ sự ló dạng của điều hiểu biết tối cao ấy
và phải mưu t́m việc phát triển nó một cách kiên tŕ vô ngă. Những xét đoán
chớp nhoáng không phải là nó; thật vậy, nó khó ḷng là bất cứ xét đoán nào.
Người Pháp có một ngạn ngữ bảo rằng: thông cảm tất cả là tha thứ cho tất cả.
Như vậy về lâu về dài, Điểm đạo đồ mới học được cách đọc hiểu trọn cả quyển
Sổ Bộ Đời.
Như vậy, nhờ có đức tin ta mới tin cậy vào cuộc sống, mới mạnh dạn ôm gh́
Cuộc Sống vào ḷng, đó cũng là đưa tay ra cho các Chơn sư về Cuộc Sống nắm
giữ. Bà Besant gọi đó là một cuộc thám hiểm vào một xứ chưa ai biết. Tôi xin
kết thúc tiết ngắn gọn này qua lời lẽ của bà ngỏ lời với một hội nghị thanh
niên Ấn Độ: “Đừng quên rằng cuộc sống chỉ có thể trở thành linh hứng cao cả
khiến ta sống đúng đắn nếu ta ôm choàng lấy nó một cách dũng cảm và kiên
cường như một cuộc phiêu lưu huy hoàng, trong đó ta lên đường tiến vào một
xứ sở chưa ai biết, giáp mặt với nhiều hiểm nguy, gặp gỡ nhiều niềm vui, t́m
ra nhiều đồng chí, thắng trận cũng nhiều mà bại trận cũng không ít”.
Có lẽ bại trận là bài học c̣n lớn lao hơn cả thắng trận nữa. Tôi nhớ có lần
đọc những lời thú tội của một kẻ nghiện ma túy đă t́m được con đường hoàn
lương. Y bảo người phóng viên giúp y viết sách là sự phiền năo xảy ra với
mọi người nhưng chỉ có một số ít người mới khám phá được rằng đó là ân sủng
của Thượng Đế. Bạn hăy tin cậy vào Sự Sống bản thể và các Chơn sư hằng sống.
Lúc bấy giờ bạn mới ngă vào ḷng Thượng Đế chứ không sa vào tầm tay của kẻ
phàm phu.
CHƯƠNG IV
MUMUKSHATVA – HIỆP NHẤT VỚI MỌI CHÚNG SINH
SANKARACHARYA: Hoài băo muốn biết Chơn ngă của ḿnh.
PHẬT TỬ: Theo tŕnh tự thiên nhiên (tiếp nối sự phát triển của những thứ
khác).
KI TÔ HỮU: “Phước thay cho kẻ nào có tâm hồn trong sạch v́ họ sẽ thấy được
Thượng Đế”.
CHƠN SƯ K.H.: T́nh thương. “Trong tất cả mọi đức tính cần có, t́nh thương là
quan trọng nhất v́ nó đủ mạnh nơi một người th́ nó ắt bắt buộc y phải có
được mọi đức tính khác, và mọi đức tính khác mà không có nó th́ chẳng bao
giờ đầy đủ. Người ta thường dịch nó là ḷng ham muốn kịch liệt giải thoát
ṿng sinh tử luân hồi và hiệp nhất với Thượng Đế . . . Quả thật đó là ư chí
muốn hiệp nhất với Thượng Đế để
cho v́ t́nh yêu thương sâu sắc đối với Ngài khiến con có thể hành động cùng
với Ngài, giống như chính Ngài đang làm việc ấy”.
Chơn sư K.H. dạy bà ANNIE BESANT: “Mong sao ḷng sùng tín và việc phụng sự
đối với Tinh thần Tối Cao ấy nó là một điều mà mỗi người chỉ là một bộ phận
của nó”.
THÁNH PHAO LỒ: “Tôi đang sống; thế nhưng không phải tôi mà chính đấng Ki Tô
sống nơi tôi”. (Thư gửi tín hữu Galilé
2:20)
Lời Sấm truyền ở đền thờ Delphe có dạy: “Hăy biết chính ḿnh nhiên hậu mới
biết được Thượng Đế và Vũ trụ”. Ngay cả thể xác của con người cũng là một
kho chứa biểu tượng học mô tả các lực của vũ trụ qua những biểu tượng vi mô.
Nhưng tự ngă vốn bộc lộ đấng Vô hạn không phải là cái bản ngă biểu tượng bên
ngoài mà là cái bản thể thuần khiết Thiên tính ẩn sâu bên trong.
Theo thuật ngữ thần học th́ đó có thể gọi là ḷng mong muốn hiệp nhất với
mọi chúng sinh nghĩa là với mọi người và mọi sinh linh. Sự thực chứng này là
“t́nh thương” mà Krishnamurti có nhắc tới. Nó ở ngay chính gốc rễ của bản
thể ta, là điều cuối cùng, “nguyên bản” nơi ta. Muốn đạt tới nó ta phải bóc
gở và hiểu thấu từng lớp một tư tưởng và ham muốn cùng với mọi ảnh tượng của
chúng. Ta không thể sáng tạo ra nó. Nó
tự tại. Tôi không nghĩ rằng t́nh thương chỉ là sự hấp dẫn về xúc động.
Krishnaji đă từng nói: “Bạn không thể
suy nghĩ về t́nh thương, đó là sự tự tại”, và ông cho ta biết rằng nó tự
tại khi mọi bản ngă và tư tưởng đă dứt bặt. Trong một cuộc phỏng vấn với Rom
Landau ông có nói: “chẳng có ai mà tôi không ưa. Bạn có bao giờ thấy tôi
hướng t́nh thương của ḿnh tới một người nào đó, tăng cường ở đây rồi làm
suy yếu nó ở chỗ kia? T́nh thương đại khái cũng giống như màu da của tôi, âm
điệu trong giọng nói của tôi, bất kể tôi đang làm ǵ đi chăng nữa . . .
Nhưng đó không phải là sự thờ ơ, đó chỉ là một xúc cảm yêu thương thường
xuyên ở cùng tôi và tôi không thể không ban nó cho bất cứ ai đến tiếp xúc
với tôi”.
Plato cũng nhắc nhở tôi qua câu nói sau đây: “Loài người đă gọi T́nh yêu là
Eros, bởi v́ Eros có cánh; chư thần linh gọi t́nh thương là Pteros, v́
Pteros có đức tính là ban cấp đôi cánh”.
Ta không thể sáng tạo ra nó nhưng ta có thể t́m thấy nó và để cho nó chiếu
sáng đến nỗi mọi người đều được ban phước. Tôi có biết và có nhớ một điều ǵ
đó về cái T́nh thương ấy của Thượng Đế - Agapé – qua buổi học mầu nhiệm ở
Benares cách đây nhiều năm dài khi Krishnaji được tiếp điển. Lúc bấy giờ tôi
dường như tạm thời nh́n thấy qua đôi mắt của Đấng Ki Tô, Phật Di Lặc, bậc
Đạo sư Thế gian, và lúc bấy giờ tôi biết rằng đối với Ngài không có một chút
ư thức phân biệt nào, không có lớn hoặc nhỏ, không có quan trọng hoặc chẳng
quan trọng. Tất cả đều quan trọng như nhau, đều thân thiết như nhau. T́nh
thương vốn vô phân biệt. T́nh thương là hiệp nhất với mọi chúng sinh. Thánh
John quả thật có bảo rằng: “Kẻ nào nói ḿnh yêu thương Thượng Đế mà lại ghét
huynh đệ ḿnh th́ kẻ ấy nói láo”.
Tôi nghĩ rằng mô tả hay nhất về
Mumukshatva là lời của Chơn sư trong bức thư cuối cùng gởi bà Besant mà
tôi đă trích dẫn: “Mong sao ḷng sùng tín và phụng sự chỉ dành cho cái Tinh
thần Tối cao mà mỗi người trong chúng ta chỉ là một bộ phận của nó”. Và Chơn
sư có dạy ông Judge rằng chính sự thực chứng ấy “khiến cho con không màng
liệu ḿnh mạnh hay yếu, có học hay thất học”. Những chuyện này không quan
trọng dưới mắt Tinh thần v́ Thực tại Thiêng liêng vốn vượt ngoài tầm các cặp
đối đăi và chẳng phải một trong hai thứ ấy. Chỉ thiện thôi không đủ đưa ta
lên thiên đàng mặc dù nó khiến ta thoải mái tạo ra một cuộc sống tương lai
hạnh phúc. Chơn sư K.H. có viết thư cho cô Francesca Arundale: “Chỉ điều
thiện thôi th́ không đủ”. Và có dịp khác Chơn sư cũng dạy: “Chúng tôi không
mưu t́m việc tạo ra những người thiện mà mưu t́m những quyền năng tinh thần
mạnh mẽ v́ điều thiện”. Thánh Augustine có nói sự thanh khiết là một đức
tính tiêu cực, chủ yếu có giá trị là điều kiện để được soi sáng. Như tôi đă
từng phát biểu, thanh khiết thực ra là toàn tâm toàn ư, nhất tâm và Thực tâm
ắt bộc lộ ra với thái độ ấy.
Linh hồn con người vươn lên tới điều mà ḿnh tôn thờ và từ ngữ “tôn thờ” ngụ
ư là điều y đánh giá cao mà y đă dâng trọn cả tâm hồn. Nếu cho dù hữu ư hoặc
vô ư thức mà y bám khư khư lấy tư tưởng của phàm ngă th́ y chỉ thực chứng
được điều phù du vô thường. Chỉ có Đấng Vĩnh Hằng mới thu hút sức mạnh và vẻ
đẹp của y. Ta có thể phác họa Đấng Vĩnh Hằng một cách lờ mờ theo biểu tượng
nhưng không đúng sự thật. Biểu tượng ắt tùy theo bản chất và tŕnh độ phát
triển của ta. Có lẽ ta có thể h́nh dung Đấng thiêng liêng qua một dụ ngôn
trừu tượng chẳng hạn như T́nh thương, Sự thực, Vẻ đẹp v.v. . .
Đó không phải là Ngài, nhưng một tia sáng đáp ứng có thể chói sáng
thông qua đó.
Ta không thể thật sự h́nh dung được Thực tại. Nó “hoàn toàn vượt ngoài tầm
óc tưởng tượng của con người”. Điều này cũng giống như yêu cầu một con gà
con bên trong vỏ trứng h́nh dung một thế giới mà nó chưa bao giờ nh́n thấy
hoặc một đóa hoa trong nụ chưa nở rộ ra. “Ta không thể mô tả Thực tại bằng
bất cứ ẩn dụ nào. Nhưng ta có thể cảm nhận, mưu t́m và mong ước nó”. (Ánh
Sáng Trên Đường Đạo, 24). “Ta hăy mưu cầu nó bằng cách nghiên cứu những
định luật tự tại, những định luật Thiên nhiên, những định luật siêu tự nhiên
và ta hăy mưu t́m nó bằng cách khiến cho linh hồn tuân phục sâu sắc ngôi sao
mờ nhạt cháy bừng bên trong. Khi con quan sát và tôn thờ nó một cách
kiên định th́ ánh sáng của nó sẽ tăng trưởng mạnh mẽ hơn . . . Và khi cuối
cùng con phát hiện ra ánh sáng của nó th́ ánh sáng ấy đột nhiên sẽ trở thành
vô lượng quang”. (20-21).
Tất cả chúng ta ắt hữu dụng hơn biết bao cho Chơn sư nếu chúng ta thực chứng
được cái Tự ngă Thiêng liêng ấy. Lúc bấy giờ Điểm đạo đồ giống như một cây
bút trong tay Thượng Đế mà tư tưởng của Ngài có thể tuôn chảy thông qua đó,
t́m thấy cho ḿnh một biểu hiện ở dưới đây mà nếu không có cây bút th́ không
thể có tư tưởng được”. [ Mỗi hồn người có tính cách độc nhất vô nhị đến nỗi
có một điều ǵ đó chỉ có thể được nói ra thông qua linh hồn này chứ không
thể được nói ra thông qua linh hồn kia. Chú thích của tác giả]. Thế nhưng
đồng thời y cũng là một cây bút lửa sống động tuôn ra tỏa chiếu cho thế giới
T́nh thương của Thượng Đế đang tràn ngập tâm hồn y”. (Dưới
Chơn Thầy). Thế là Điểm đạo đồ ban phước cho mọi chúng sinh ở bất cứ nơi
đâu mà ḿnh đi tới.
Theo như từ ngữ này gợi ư th́ Điểm đạo đồ là người đă Nhập lưu và bắt đầu
cuộc tiến hóa thăng thượng. Thoạt tiên y chỉ là “đứa trẻ” và phải tăng
trưởng lên tới mức đầy đủ địa vị tâm linh. Điều này phải mất nhiều kiếp; nói
đại khái th́ nghe đâu từ cuộc Điểm đạo Nhập lưu (lần thứ Nhất) tới cuộc Điểm
đạo lần thứ Tư, La Hán, phải
trải qua bảy kiếp. Thế rồi c̣n phải mất thêm bảy kiếp nữa mới tới quả vị
Chơn Tiên (Aseka), Điểm đạo lần thứ Năm. Những tính toán này không được chắc
chắn lắm. Đúng như H.P.B. đă từng nói, “bảy năm dự bị” có thể có nghĩa là
bảy kiếp hoặc bảy phút.
Tiến sĩ Arundale có lần bảo rằng chúng ta nên liên tục diễn tả mọi sự vật
khác đi để cho không bị ngôn từ thôi miên. Sau đây là một cách xác định bốn
Đức tính lớn.
I. Phân biện được Đấng Nhất Như tức điều quan trọng đời đời so với điều chỉ
tạm thời quan trọng.
II. Tuân phục Đấng Tối Cao, dùng ư chí ḿnh để phụng sự Ngài.
III. 1- Đặt hết tư tưởng vào
Ngài và thế giới của Ngài.
2- Làm hết mọi điều Nhân danh Ngài và v́ t́nh thương nhân loại.
3- Chấp nhận mọi người đúng với thực chất của họ.
4- Chấp nhận các diễn biến đúng như chúng xảy ra.
5- Kiên định không nao núng,
6- Tin tưởng chắc chắn,
IV. Kiên định tiến gần tới Đấng Vĩnh Hằng, mưu t́m việc hiệp nhất với mọi
chúng sinh – đó chính là T́nh Thương.
“Chỉ có mỗi một con đường đi tới Cánh Cổng ấy, nhưng đó không phải là t́nh
yêu cháy bỏng dục vọng mà là T́nh Thương An B́nh”. (Fiona Macleod).
CHƯƠNG V
ĐIỂM ĐẠO
Như ta đă nêu rơ trước kia, từ ngữ Điểm đạo nghĩa là “khai tâm”, (bắt đầu),
một bước tiến đầu tiên. Dọc theo con đường cao cả và nhỏ hẹp lên tới quả vị
Chơn sư, có năm tŕnh độ quan trọng và mỗi tŕnh độ diễn ra trên một cơi c̣n
tinh vi hơn nữa của thiên nhiên. Cuộc Điểm đạo thứ Nhất diễn ra trên cơi
trung giới. Khi được diễn dịch
thành ra sự thấu hiểu trên cơi trần th́ đó là một buổi lễ long trọng trong
đó một vài quyền năng được ban cấp và một “tâm ấn” được trao truyền.
Bậc Chơn sư giáo huấn y – có thể trong vài kiếp – đă từng quan sát và giúp
đỡ ứng viên điểm đạo. Khi Chơn sư xét thấy y đă sẵn sàng th́ ngài giới thiệu
y cho toàn thể Quần Tiên Hội để được Điểm đạo, điều này khiến y trở thành
một thành viên cấp dưới của Quần Tiên Hội. Phải có một Chơn sư Minh triết
nữa đỡ đầu cho ứng viên và khi cử hành nghi lễ long trọng th́ Chơn sư này
cũng giúp cho ứng viên tiến lên.
Trên trần thế có nhiểu địa điểm có thể cử hành những nghi lễ này, mặc dù dĩ
nhiên ở trên các đối phần của cơi trung giới. Những thánh địa ấy ở nơi rất
xa xôi hẻo lánh và rất thiêng liêng. Thời gian được chọn lựa thường là vào
lúc trăng tṛn. Lúc bấy giờ t́nh huống thông linh thuận lợi nhất, bắt đầu
hai ngày trước trăng tṛn và chấm dứt hai ngày sau đó.
Một trong các Chơn sư được bậc Thánh vương của Thế gian, thủ lĩnh của Quần
Tiên Hội, ủy quyền đại diện; thủ lĩnh Quần Tiên Hội là một trong bốn bậc Cao
đồ vẫn c̣n ở lại đây trong nhóm những vị đă từ Kim tinh đến giúp chúng ta
cách đây sáu triệu rưỡi năm để thành lập Quần Tiên Hội trên trái đất – Chơn
sư ấy đóng vai Đạo trưởng. Ứng viên đă thoát xác được dẫn sư và bảo sư (Chơn
sư tiến cử và Chơn sư bảo lĩnh giới thiệu lên mọi người). Bậc Đạo trưởng hỏi
ứng viên liệu y có thật sự muốn gia nhập Quần Tiên Hội hay chăng, “Quần Tiên
Hội này tồn tại từ chu kỳ thành trụ này sang chu kỳ thành trụ khác”.
Ứng viên phải được “trắc nghiệm”. Một vài bộ luận huyền bí mô tả những cuộc
trắc nghiệm này là theo tứ đại: đất, nước, gió, lửa,; nhưng thật ra đó là
trắc nghiệm tâm linh. Ta phải nhớ rằng trên cơi thông linh th́ những phản
ứng xúc động của ta sống động và hồn nhiên hơn rất nhiều. Người ta phóng
chiếu ra những h́nh ảnh rất sống động trên ngoại giới của cơi trung giới và
ghi nhận phản ứng theo bản năng của ứng viên. Trong trường hợp một Điểm đạo
đồ mà tôi có biết th́ h́nh ảnh biểu diễn ấy là một đứa trẻ đang khóc lóc.
Trong trường hợp một người khác th́ đó là một kẻ thù không đội trời chung
của y.
Nếu cuộc trắc nghiệm này tỏ ra thỏa đáng th́ tiếp theo sau đây là điều mà
Chi bộ Tam Điểm gọi là “Thiên Chức”, trong đó vị Đạo trưởng nhắc lại cho ứng
viên nhớ những mục tiêu và công tŕnh của Quần Tiên Hội. Thế rồi tới lúc
long trọng của trọn cả nghi lễ. Bậc Đạo trưởng đứng lên quay mặt về phương
Đông, nh́n về phía trung tâm thánh thiện của hành tinh mà kho tài liệu huyền
bí gia gọi là Shamballah. Bậc
Thánh vương ngự nơi đây trong một thể xác không do phụ nữ sinh ra mà được
hiện h́nh khi cần thiết, v́ thế cho nên đời đời thanh xuân và chói lọi. Có
lẽ h́nh ảnh gần nhất mà ta có thể h́nh dung về Ngài với vầng hào quang chói
sáng quanh bộ tóc cắt ngắn là một điều ǵ đó giống như bức tranh của Watts.
Một người đă từng diện kiến Ngài bảo tôi rằng nhiều ngày sau khi ấy, y thật
khó ḷng chịu đựng được việc nh́n thấy những chuyện trên trần thế v́ lúc bấy
giờ những chuyện ấy có vẻ u ám xiết bao. “Hào quang” rộng lớn bằng cả thế
giới v́ thế cho nên thật đúng theo nghĩa đen là “Chúng ta sống, di động và
tồn tại bên trong Ngài”. (Công vụ các Tông đồ 17:28). Tâm thức cao cả của Ngài ở khắp mọi nơi,
“không một con chim sẻ nào rơi xuống đất” mà Ngài không biết. Không một linh
hồn nào có thể trở thành nhân viên của Quần Tiên Hội mà không được Ngài phê
chuẩn và đến lúc đó th́ người ta mới nhận biết được ư chí của Ngài. Tŕnh
bày bằng một lời lẽ ít nhiếu bất cập, bậc Đạo trưởng nói đại khái như sau:
“Hỡi đấng Chúa Tể của Sự Sống, Ánh Sáng và Vinh Quang, phải chăng con làm
điều này Nhân danh Ngài và v́ Ngài?” (Chơn
sư và Thánh đạo của C.W.L. trang 175).
Lời phúc đáp chuẩn thuận của đấng Thánh vương là một ngôi sao ánh sáng màu
xanh lơ như điện lóe sáng lên trên đầu vị Đạo trưởng. Điều này có nghĩa là
vào lúc ấy, tâm thức của bậc Thánh vương an trụ nơi đó. Một Tia từ ngôi sao
ấy nhập vào luân xa ở tim của Đạo trưởng rồi từ đấy chiếu sáng luân xa tim
của ứng viên. Do ảnh hưởng luồng từ điển rạng ngời ấy hào quang của ứng viên
bừng sáng lên và trong một lúc xảy ra việc mầu nhiệm là thiên tính của chính
y giáng xuống. Bậc Đạo trưởng tŕ niệm lời chuẩn thuận: “Nhân danh Đấng Điểm
đạo Độc tôn mà Ngôi sao đang tỏa chiếu bên trên chúng ta, Ta tiếp nhận con
vào Quần Tiên Hội Hằng Sống”.
“Tâm ấn” được trao truyền cho y. Đó là một phương thức quan niệm về cuộc đời
và tôi nhớ rằng ông C.W.L. có bảo chúng tôi khi được truyền tâm ấn, ông lấy
làm lạ là tại sao trước kia chưa bao giờ ông nh́n đời qua cặp mắt ấy.
Hành vi cuối cùng thật là rất đẹp đẽ. Tân Điểm đạo đồ quay mặt về phía thế
gian, phóng ra cho mọi chúng sinh – v́ hiện nay y có quyền làm như thế - sự
ban phước của Quần Tiên Hội. Không một sinh linh nào không tiếp nhận được nó
mặc dù chúng có thể không ư thức được sự tiếp nhận ấy. Có một lần tôi hỏi bà
Besant, chúng sinh cảm thấy sự ban phước như thế nào th́ bà trả lời là một
đứa con nít chơi đùa dưới ánh nắng mặt trời có thể cảm thấy một niềm vui xao
xuyến rộn ràng, c̣n một bệnh nhân đau đớn trên giường bệnh nhất thời cảm
thấy nỗi đau giảm đi. Bằng cách như vậy, Quần Tiên Hội cũng gánh vác được
một chút Nghiệp quả nặng nề của thế gian. Một Điểm đạo đồ thường là một
người chữa trị vô ư thức bởi v́ sự hài ḥa tuôn ra từ y và nguyên nhân của
nhiều bệnh tật là sự thiếu hài ḥa. Một trong sáu dấu hiệu của Người Toàn
Bích là khi có mặt người ấy th́ xảy ra sự chữa trị không cố ư.
Cuộc Điểm đạo thứ Nh́ diễn ra trên cơi trí tuệ. Nếu phàm ngă có chút ít
nghiệp cảm thông linh th́ y có thể ghi nhận được nơi óc phàm một loại kư ức
nào đó về cuộc Điểm đạo thứ Nhất, nhưng tôi không nghĩ rằng có thể có kư ức
nào khác. Hai cuộc Điểm đạo đầu tiên được chủ tŕ do bậc Chơn sư được vị
Thánh vương ủy quyền làm Đạo trưởng. Hai cuộc Điểm đạo kế tiếp do đích thân
đấng Thánh vương chủ tŕ tại Shamballah. Cuộc Điểm đạo thứ Năm khiến người
ta trở thành bậc Chơn Tiên không do ai chủ tŕ. Ngài tự tu tự chứng.
Thánh đạo cao cả này măi măi ở bên trong nội giới cho nên không thể thực sự
mô tả được. Trong mức độ có thể được th́ ông C.W.L. đă tŕnh bày nó trong
quyển sách nổi tiếng Chơn sư và Thánh
đạo mà những đoạn trích yếu hay ho nêu trên được rút ra từ đấy. Nhưng
ngay cả khi làm như vậy th́ việc mô tả ít nhiều mang tính gần đúng và bị vật
chất hóa. Tôi nghi ngờ chẳng biết liệu có bao giờ miêu tả được chúng thỏa
đáng chăng. Tất cả chúng ta tha hồ dùng óc tưởng tượng của ḿnh mà vẽ vời ra
chúng. Không một óc phàm nào có thể bao quát được cơi thiên đường, cùng lắm
cũng chỉ là lờ mờ thoáng thấy được thực tại khôn lường của nó.
HOME sách TIỂU SỬ BẢN TIN H̀NH ẢNH thIỀN BÀI VỞ THƠ gifts TẾT 2006 QUEST MAGAZINES