|
HOME NHẬP MÔN sách TIỂU SỬ BẢN TIN H̀NH ẢNH thIỀN BÀI VỞ THƠ gifts TẾT 2006 QUEST MAGAZINES
|
BẠCH-LIÊN 1970 đánh máy : Thanh xuân
|
|
THÔNG-THIÊN-HỌC LÀ G̀? Thông-Thiên-Học thâm nhập vào Việt-nam từ năm 1923, và bắt đầu phổ biến vào năm 1928, tới nay 42 năm đă trôi qua. Tuy nhiên, vẫn c̣n nhiều người chưa biết Thông-Thiên-Học là ǵ? Cứ đinh ninh là một Tôn-giáo mới và hỏi nó có giải thoát cho con người được không? Vậy tôi xin giải đáp 3 nghi vấn. 1. Thông-Thiên-Học là ǵ? 2. Có phải là một Tôn-giáo mới không? 3. Có giải thoát cho con người được không?
I. THÔNG-THIÊN-HỌC LÀ G̀?
Thông-Thiên-Học vốn dịch chữ Théosophie của pháp mà chữ Théosophie
của pháp lại do chữ Hi-Lạp mà ra. Théos: Dieu: Thượng-Đế Sophia: Sagesse: Minh-Triết. Théosophia: Sagesse de Dieu ou Sagesse divine Minh-Triết của Thượng-Đế hay là Minh-Triết Thiêng-Liêng. AI ĐẶT RA DANH TỪ THÉOSOPHIA? _ KHÔNG AI BIẾT CẢ. AI DÙNG DANH TỪ THÉOSOPHIA ĐẦU TIÊN? Con người dùng danh từ Théosophia đầu tiên là nhà Đại Hiền Triết Hi-Lạp tên Ammonius, tục gọi là Saccas hay Ammonius Saccas ( Cuối thế kỷ thứ hai Tây lịch kỷ nguyên). Ngài dạy tại trường Alexandrie ( Ai-Cập) và sáng lập ra phái Tân Triết học Platon. Ba vị cao đồ của Ngài là: Plotin. Longin, và Origene. Nhưng măi tới thế kỷ thứ 13, danh từ Théosophia mới được thông dụng ở Tây phương, chớ không phải bà Blavatsky đặt ra chữ Théosophia.
DANH TỪ MINH TRIẾT THIÊNG LIÊNG ĐĂ CÓ TỪ NGÀN XƯA Tuy nhiên danh từ Minh Triết Thiêng-liêng đă có từ ngàn xưa bên Ấn-độ. Trong những kinh Ưu-bà-ni-sa-đà và Phệ Đà (Upanishads et Védas) người ta thường gặp danh từ Brahma Vidya. Chiết tự ra th́: Brahma : Dieu : Thượng-Đế. Vidya: Sagesse : Minh-Triết. Brahma Vidya : Sagesse de Dieu ou Sagesse divine. Brahma Vidya là Minh Triết của Đức Thượng-Đế hay là Minh-Triết Thiêng-Liêng. Tới đây chắc chắn quí bạn đă thấy mặc dầu danh từ Théosophia của Hi-Lạp đồng nghĩa với Brahma Vidya của Ấn-Độ song nó sanh ra sau lâu lắm, sau cả chục ngàn năm. Bao nhiêu đây cũng đủ chứng minh rằng: Chơn lư vẫn một và vị đặt ra danh từ Théosophia đă đắc đạo. Danh từ Thésophia dịch ra tiếng Việt là Thông-thiên-học là một sự miễn cưỡng, mặc dầu Thông-thiên-học có nghĩa là thông suốt lẽ trời.
Gọi nó là Đạo, đúng hơn. MINH-TRIẾT THIÊNG-LIÊNG LÀ G̀? Nói cho đúng Minh-Triết Thiêng-Liêng là một trạng thái của Ngôi thứ nh́ của Thượng-Đế. Đem dùng ở trần thế, nó có nghĩa là pháp môn của các Đấng Thiêng-Liêng cao că đă dự phần vào việc sanh hóa Thái Dương Hệ nầy dùng để đào tạo những vị phụ tá Thiên-cơ, những Đấng Cứu-Thế mà tùy theo cấp bực người đời gọi là Thánh-nhơn, Hiền-Triết, là Tiên là Phật là Bồ Tát, là Giáo-chủ vân vân. Các Ngài truyền dạy lại các tín-đồ đă được chọn lựa v́ hội đủ những điều kiện, trước nhứt là hạnh kiểm, do Luật Trời đă qui định, cho tới chừng nào mấy vị đệ tử nầy đắc đạo thành chánh quả như các Ngài vậy. Rồi cứ tiếp tục như thế từ hồi Thái-Dương-Hệ mới sanh ra cho tới ngày nay và mai sau nữa. Mối đạo không bao giờ dứt.
II. THÔNG-THIÊN-HỌC CÓ PHẢI LÀ TÔN-GIÁO MỚI KHÔNG?
Không_
Thông-Thiên-Học không phải là tôn-giáo mới như nhiều người đă lầm tưởng, nó
không có một vị Giáo-chủ, không có những tín điều, không có những cách lễ bái,
thờ phượng như các Tôn-giáo.
THÔNG-THIÊN-HỌC DẠY CÁI CHI? Thông-Thiên-Học dạy 3 điều đại khái sau đây : Một là : Lư do sanh hóa một Thái-Dương-Hệ. Hai là : Bản tánh Thiêng-Liêng của con người. Ba là : Sự tương quan giữa con người và vũ-trụ.
A. LƯ DO SANH HÓA THÁI-DƯƠNG-HỆ Thái-dương-Hệ của chúng ta sanh ra đây chỉ có một mục đích mà thôi, là đưa các loài vật, trước nhất là con người , lên tới bực siêu-phàm, toàn-năng , toàn thiện; được 5 lần điểm đạo, người ḿnh gọi là Chơn-tiên. Chơn-tiên không c̣n cái chi học hỏi và kinh-nghiệm trên dăy Địa-cầu nầy nữa. Ngài đă hoàn toàn thoát khỏi ṿng nghiệp quả Luân-hồi của Trần-thế.
SỰ TIẾN HÓA CỦA CON NGƯỜI Sự tiến hóa của con người từ bực thường nhơn cho tới địa vị siêu-phàm đ̣i hỏi một thời gian rất dài và rất lâu, từ năm, sáu trăm triệu năm sắp lên và cũng có thể tới cả ngàn triệu năm nếu con người bê tha không lo tu tỉnh. Con người phải lo học hỏi và kinh nghiệm những Luật-Trời hành động trong 5 cơi, bắt dưới kể lên th́ như vầy :
7.)Cơi thứ 7 là cơi Trần hay là Hạ-giới (Plan physique). 6.)Cơi thứ 6 là cơi Dục-giới hay là cơi Trung-giới (Plan Astral). 5.)Cơi thứ 5 là cơi Trí-tuệ hay là cơi Thượng-giới cũng gọi là Thiên-Đường(Plan mental). 4.)Cơi thứ 4 là cơi Bồ-Đề (Plan Bouddhique).
3.)Cơi thứ 3 là cơi Niết-Bàn (Plan Nirvanique
ou Nirvana). Mà cũng phải con người sanh ra tại quả Địa-cầu nầy mà thôi, con người phải qua 6 bầu hành tinh khác thuộc về dăy Địa-cầu chúng ta đặng mở mang sự hiểu biết về Luật sanh hóa và tiến hóa của vạn vật trên những thế gian khác nhau. Dăy Địa-cầu chúng ta gồm 7 bầu hành tinh kể ra sau đây :
1.)Bầu thứ nhứt A_ không có tên 2.)Bầu thứ nh́ B_ không có tên 3.)Bầu thứ ba C_ Hỏa-Tinh (Mars) 4.)Bầu thứ tư D_ Trái đất minh (Terre) 5.)Bầu thứ năm E_ Thủy-tinh (Mercure) 6.)Bầu thứ sáu F_ không có tên 7.)Bầu thứ bảy G_ không có tên
Trước hết con người sinh ra tại bầu thứ nhứt A đặng học hỏi kinh nghiệm. Hết bầu thứ nhứt A th́ qua bầu thứ nh́ B rồi mới tới bầu thứ ba C, bầu thứ tư D, bầu thứ năm E, bầu thứ sáu F, và bầu thứ bảy G. Trên mỗi bầu hành tinh đều có những bài học khác nhau. Khi đi giáp một ṿng gồm bảy hành tinh th́ gọi là trải qua một cuộc Tuần Huờn (Une Ronde). Con người phải đi qua 7 lần như vậy, nghĩa là hết 7 cuộc Tuần-Huờn mới có thể thuộc hết những bài phải học hỏi và trở nên một vị Siêu-phàm. Tôi xin lưu ư bạn điều nầy là : Danh từ con người mà tôi dùng đây là ám chỉ linh hồn hay là Chơn nhơn chớ không phải xác thân nầy hữu h́nh hữu hoại đâu. Khi con người qua ỡ bầu hành tinh nào th́ xác thân phải làm bằng chất khí đă cấu tạo ra bầu hành tinh đó, nhờ thế con người mới sống và hoạt động tại bầu đó được.
LUÂN-HỒI V́ thế con người phải đầu thai đi, đầu thai lại không biết mấy muôn lần như vậy. Con người thay h́nh đổi dạng măi, có kiếp làm đàn ông, có kiếp làm đàn bà chớ không phải giữ luôn một giống, hoặc nam, hoặc nữ, bỡi v́ mỗi kiếp mỗi giống đều có những bài học khác nhau, càng ngày càng khó khăn thêm, cũng như ban đầu ở ban Tiểu học, kế đó ban Trung học rồi mới lên tới bực Đại-học vậy.
NHÂN-QUẢ
Càng ngày càng có nhiều kinh-nghiệm th́ con
người càng trở nên khôn ngoan hơn trước v́ thấy rằng mỗi khi con người ch́u theo
ư muốn của ḿnh làm sái hoặc làm nghịch với Luật-Trời hay là Luật Công-b́nh và
nhân-ái th́ có sự phản động lại làm cho con người phải chịu đau khổ. Con người
phải lảnh lấy cái hậu quả không tốt đẹp của những hành động quấy quá của ḿnh.
BÊN KIA CỬA TỬ
Theo luật tiết-điệu, hết ngày th́ tới đêm,
hết đêm th́ trở lại ngày. Hết lúc làm việc th́ tới lúc nghĩ ngơi rồi làm việc
lại. Mỗi kiếp sau khi làm xong nhiệm vụ hay là trả quả xong rồi th́ con người
bỏ xác phàm tục gọi là chết.
B. BẢN TÁNH THIÊNG-LIÊNG CỦA CON NGƯỜI
C. SỰ TƯƠNG QUAN GIỮA CON NGƯỜI VÀ VŨ-TRỤ
Muốn giải sự tương quan giữa con người và
vũ-trụ th́ phải nói về :
BA NGÔI CỦA THƯỢNG-ĐẾ
Đức Thượng-đế (Dieu ou Logos Cosmique) hay là
Đức Thái-dương Thương-đế (Logos d’un systeme solaire) cũng phân làm 3 ngôi. 1. Ngôi thứ nhứt Ấn-giáo gọi là Brahma ( Phạn-vương ) Thiên-chúa-giáo gọi là Đức-chúa-cha(Dieu, le Pere) 2. Ngôi thứ nh́ Ấn-giáo gọi là Vishnou ( Quích-nu ) Thiên-chúa-giáo gọi là Đức-chúa con ( Dieu, le Fils ) 3. Ngôi thứ ba Ấn-giáo gọi là Shilva ( si-hoa) Thiên-chúa-giáo gọi là Đức-chúa-thánh-thần (Dieu, le Saint-Esprit)
TRẠNG THÁI BA NGÔI CỦA THƯỢNG-ĐẾ Trạng thái của ngôi thứ nhứt là : Ư-chí (Volonte) Trạng thái của ngôi thứ nh́ là : Minh-triết, Bác-ái (Sagesse Amour) Trạng thái của ngôi thứ ba là : Hoạt-động cũng gọi là Trí-tuệ sanh hóa (Activite ou Intelligence creatrice)
Ngôi thứ nh́ phân chia âm-dương, tinh-thần và
vật-chất, sự sống và h́nh thể. BA NGÔI CỦA CON NGƯỜI Con người cũng phân làm ba ngôi : 1) Ngôi thứ nhứt là Chơn-thần Monade. 2) Ngôi thứ nh́ là Chơn-nhơn Soi Superieur Individualite-ego. 3) Ngôi thứ ba là Phàm-nhơn-personnalite-Soi enferieur.
BA NGÔI CỦA CHƠN-NHƠN Chơn-nhơn cũng phân làm 3 ngôi : 1) Ngôi thứ nhứt Atma Ắt-ma. 2) Ngôi thứ nh́ Boud dhi Bồ-đề. 3) Ngôi thứ ba Manas Trí-tuệ.
TRẠNG TRÁI CỦA BA NGÔI CỦA CHƠN-NHƠN
NHỮNG CƠI TRỜI VÀ NHỮNG THỂ CỦA CON NGƯỜI DÙNG ĐẶNG TIẾN-HÓA
Trong chu kỳ nầy con người có 7 thể để học hỏi, kinh-nghiệm và hoạt động trong 5 cơi Trời, bắt dưới kể lên th́ như vầy:
Thể thứ bảy là xác-thân (Corps physique) và
Thể thứ sáu là cái Phách (Double étherique) để dùng tại cơi Trần bởi v́
chúng nó làm bằng chất khí đă cấu tạo ra cơi Trần. Xác-thân để hoạt-động, c̣n
cái phách để thu hút sanh lực prana vô ḿnh để kết hợp các tế bào và nuôi dưỡng
các cơ thể.
Thể thứ năm__Cái Vía__(Corps Astral) để dùng tại cơi Trung-giới hay là
Dục giới v́ nó làm bằng chất khí của cơi nầy.
Cái Vía cũng để biểu hiện những ư muốn và
t́nh-cảm.
Thể thứ tư là Hạ-Trí (Corps mental inferieur). Thể thứ ba là Thượng-trí (Corps mental superieur). Hai thể nầy dùng tại cơi Thượng giới hay là cơi Trí-tuệ bởi v́ chúng nó làm bằng chất khí của cơi nầy.
Hạ-trí sanh ra những tư-tưởng hữu h́nh, nó để học hỏi, phân biện, xét đoán, ghi nhớ, tưởng tượng. Thượng-trí để sanh ra những tư-tưởng thanh bai, trừu-tượng, vô h́nh.
Người ta gọi nó là Nhân-thể (Corps causal)
bởi v́ nó chứa đựng những nguyên nhân, ngày sau sanh ra những hậu quả. Thể thứ nh́ là thể Bồ-Đề (Corps Bouđhique) cũng gọi là Kim-thân, hay là thể Trực-giác.
Nó để dùng tại cơi Bồ Đề bởi v́ nó làm bằng
chất khí của cơi nầy. Thể thứ nhứt là thể của Atma cũng gọi là Tiên-thể hay là Thể Thiêng-liêng (Corps Atmique). Nó để dùng tại cơi Niết-Bàn. Bởi v́ nó làm bằng chất khí của cơi nầy. C̣n hai thể nữa để dùng tại cơi Đại-Niết-Bàn (Paranirvana) và Tối Đại-Niết-Bàn (Mahaparanirvana), phải tu hành tới bực Chơn-Tiên mới biết được.
CON NGƯỜI LÀ TIỂU-THIÊN-ĐỊA
Bởi con người là Chơn-Thần, có đủ quyền năng của Đức-Thượng-Đế mặc dầu chưa hoàn toàn khai mở và xử dụng và cũng bởi những thể của con người dùng đều làm bằng chất khí đă cấu tạo ra những cơi của Thái-dương-hệ cho nên các Thánh kinh trên Địa-Cầu mới gọi con người là Tiểu-Thiên-Địa và đồng công nhận rằng: có sự tương quan giữa con người và Vũ-trụ. Thật đúng như vậy.
III. THÔNG-THIÊN-HỌC CÓ GIẢI THOÁT CHO CON NGƯỜI ĐƯỢC KHÔNG?
Các nhà Đạo học uyên-thâm đều biết rằng có hai con đường đắt đến mục tiêu của Đức Thái-Dương Thượng-Đế đă định sẳn cho con người trong Tiểu Vũ-trụ của chúng ta, nhiều kinh sách đă nói bóng dáng về hai con đường nầy.
CON ĐƯỜNG THỨ NHỨT Con đường thứ nhứt đi ṿng quanh khu ốc 7 lần như vậy mới tới chót núi, nơi đó có một ṭa Thánh-Điện ngày đêm chiếu ra muôn Đạo Kim-Quang. Con đường nầy rộng thinh thinh, rất mát mẽ và êm dịu vô cùng. Hai bên ṭng bá sum-sê, cỏ hoa tươi tốt phô bày hương sắc để quyến rủ khách lữ hành. Những người hành hương đều dừng chơn lại để thưởng thức những thú vui vô tận. Họ trửng giởn, nô-đùa, hái bông, bắt bướm, nằm dài trên những bải cỏ xanh, thả hồn theo mộng, chớ không thiết tha với sự tiến bộ của họ. Họ thích nghỉ ngơi hơn là bước đi. Trong một thời gian mấy trăm triệu năm, trải qua muôn kiếp luân-hồi mà họ chưa đi tới Ṭa Thánh-Điện ở mút con đường.
CON ĐƯỜNG THỨ NH̀ Con đường thứ nh́ rất chật hẹp, gồ-ghề, dốc đứng, đầy những đá lởm chởm bén như lưỡi dao cạo; hai bên th́ vực sâu hố thẩm, nếu không khéo bước th́ đứt chơn và té lên, té xuống. Con đường nầy rất vắng-vẻ, từ thế-hệ nầy qua thế-hệ kia, người ta chỉ thấy vài ba nhóm người hành hương đi lai rai trên những chặng đường trống trơn. Họ cố gắng leo trèo mệt nhọc, nhưng không bao giờ năn ḷng. Trong một thời gian sau, lối ba bốn chục kiếp, họ đi tới Ṭa Thánh Điện trước chúng bạn đồng hành chọn lựa con đường thứ nhứt êm đẹp hơn. Hai con đường nầy là hai con đường nào? Thông-Thiên-Học dạy rằng: Con đường thứ nhứt là con đường Đời, con đường tấn hóa b́nh thường của nhơn-loại, tràn ngập những khách hành-hương. Nó dài lắm. Dường như chạy tới tận chơn trời. Đi theo con đường nầy rất dễ dàng nhưng thường bị thất bại. Con đường thứ nh́ là con đường tắt, dắt dẫn đến cửa Điểm-Đạo, người ta gọi là con đường Đạo. Ít ai muốn đi theo con đường nầy, v́ nó bắt buộc khách lữ hành phải trường trai, khổ hạnh, tu tâm, khắc kỷ, giờ phút nào cũng phải chiến đấu với bản thân cho tới chừng nào được hoàn toàn tự chủ. Cứ cho ra măi mà không thâu vô, chỉ lo phụng sự mà không đ̣i hỏi công đức hay cầu xin lợi lộc cho ḿnh. Con đường nầy là con đường hy sanh. Băn ngă thấp hèn, dứt bỏ hạnh phúc phù du, giả tạo, cái mà tất cả người đều quí chuộng, triều mến, đặng bước vào cửa Đạo.
TẠI SAO PHẢI BƯỚC VÀO CỬA ĐẠO Phải bước vào cửa Đạo bởi v́ trong đó mới có sự dạy dỗ về Cơ Tiến-hóa đúng với sự thật. Người ta giải cho sanh-viên biết lần lần tất cả những sự bí mật của Tạo-công về sự sanh hóa các loài vật trên dăy Địa-cầu. Có những phương pháp luyện tập đặng mở mang và xử dụng những quyền-năng c̣n tiềm tàng trong ḿnh. Những quyền-năng nầy biến đổi con người thành ra một vị Tiểu-Thượng-Đế, toàn năng, toàn thiện, toàn giác để phụ-tá Thiên-cơ, trong một thời gian ngắn ngủi chín, mười ngàn năm, thay v́ phải chờ đợi năm, sáu trăm triệu năm như người thường mới phát triển tột bực được. Bước vào cửa Đạo tức là thâu ngắn con đường hành-hương của ḿnh.
MUỐN BƯỚC VÀO CỬA ĐẠO PHẢI HỘI ĐỦ NHỮNG ĐIỀU KIỆN NÀO Muốn bước vào cửa Đạo, kẻ chí-nguyện phải hội đủ bốn đức tánh đă giải rành rẽ trong hai quyển: Dưới Chơn-Thầy (Aux pieds du Maitre) và Con đường của người Đệ-Tử (Le sentier du disciple ấy là: 1) Đức tánh thứ nhất: Phân-biện 2) Đức tánh thứ nh́: Đoạn-tuyệt 3) Đức tánh thứ ba: Hạnh-kiểm tốt. Ấn-giáo gọi là Shatsampatti (6 tánh tốt) 4) Đức tánh thứ tư: Ḷng từ-ái. Ấn-giáo gọi là Moumouksha: muốn được giải-thoát.
ĐIỂM ĐẠO LẦN THỨ NHỨT (1ere Initiation) Thí sanh phải phát triển bốn đức tánh nầy tới một mức độ do Luật-Trời qui định mới được điểm đạo lần thứ nhứt. Vị đệ-tử được điểm-đạo lần thứ nhứt, Phật-giáo gọi là Sotapanna- Tu-đà-Huờn có nghĩa là nhập-lưu, tiếng pháp là Entre dans le courant. Anh đă vào ḍng tiến hóa của những bực siêu-phạm. Ấn-giáo gọi anh là Parivrajaka- Người đi ta bà, Vô trú.
ĐIỂM ĐẠO LẦN THỨ NH̀ (2e Initiation) Vị Tu-Đà-Huờn phải chặt đứt 3 xiềng xích hay là 3 chướng ngại sau nầy mới được điểm-đạo lần thứ nh́ Chướng ngại thứ nhứt-- Phàm nhơn là ảo ảnh. Chướng ngại thứ nh́-- Hoài nghi hay là mơ hồ (không tin có Luân-Hồi Nhân-quả), Chướng ngại thứ ba-- Mê-tín Dị-đoan. Vị Đệ-tử được điểm-đạo lần thứ nh́, Phật-giáo gọi là Sakridagamin Tư-đà-hàm hay là Nhứt Lai. Anh chỉ trở lại thế gian một lần nữa mà thôi, bởi v́ kiếp sau anh lên tới địa vị La-Hán và được quyền ở lại cơi Bồ-Đề tu luyện, khỏi xuống trần đầu thai nữa. Ấn-giáo gọi anh là Koutichaka, nghĩa là người đă dựng được một túp lều.
ĐIỂM-ĐẠO LẦN THỨ BA (3e Initiation) Giữa hai kỳ điểm-đạo, lần thứ nh́ và lần thứ ba không có chướng ngại nào phải dứt bỏ. Tuy nhiên vị Tu-đà-hàm phải lo phát triển những đức tánh đả có càng ngày càng thêm rộng lớn, nhứt là tánh Khiêm-tốn. Phải tận tâm, tận lực giúp đời và sống một đời sống tinh-thần nghĩa là biết ḿnh chẵng những là một với Thượng-Đế mà cũng c̣n là một với chúng sanh, từ loài kim thạch, thảo mộc, cầm thú, cho tới con người. Đúng công phu rồi th́ anh được điểm-đạo lần thứ Ba. Phật-giáo gọi vị đệ-tử được điểm đạo lần thứ Ba là Anagamin-A-na-hàm--- Bất Lai, nghĩa là anh không trở lại thế gian nữa. Nội kiếp nầy anh lên tới địa vị La-Hán khỏi phải tái sanh. Ấn-giáo gọi anh là Hamsa Thiên-Hạc. Tục truyền rằng đứng trước một chậu đựng sữa pha nước, con Hạc biết phân-biệt cái nào là sữa, cái nào là nước.
ĐIỂM-ĐẠO LẦN THỨ TƯ (4e Initiation) Vị A-na-hàm phải chặt đứt hai chướng ngại sau nầy mới được điểm-đạo lần thứ tư, 4 Chướng ngại thứ tư Dục t́nh do giác quan sanh ra hay là Dục vọng Hồng-trần. 5 Chướng ngại thứ năm Oán-ghét, thù hận. Mới nghe qua th́ ta lấy làm lạ lắm. Tu hành tới bực nầy rồi mà c̣n oán ghét, giận hờn, đắm mê sắc dục ư ? Nhưng vật-chất có quyền-năng quyến rủ lạ thường, nếu ơ hờ th́ sẽ sa vào cạm bẩy. Phải đề pḥng từ chút mới được. Vị đệ-tử được 4 lần điểm-đạo, Phật-giáo gọi là Arhat La-Hán có nghĩa là Đại-Đức Tôn-giả.
ĐIỂM-ĐẠO LẦN THỨ NĂM (5e Initiation) Vị La-Hán mới đi có phân nữa Đường-Đạo Ngài c̣n phải lo chặt đứt 5 chướng ngại chót là: Chướng ngại thứ sáu Muốn sống trong cơi hữu h́nh. Chướng ngại thứ bảy Muốn sống trong cơi vô h́nh. Chướng ngại thứ tám Kiêu-căng. Chướng ngại thứ chín Tâm trí c̣n xao động. Chướng ngại thứ mười Vô-minh. Mười chướng ngại nầy Phật-Giáo gọi là Samyo Jana. Phá tan bức màn vô-minh rồi vị La-Hán trở nên hoàn toàn sáng suốt. Ngài không c̣n cái chi học hỏi trong dăy địa-cầu nầy nữa. Ngài được 5 lần Điểm-Đạo làm một vị Siêu-phàm. Phật-giáo gọi Ngài là A-sơ-ca (Aseka). Aseka có nghĩa là không c̣n làm đệ-tử nữa. Ấn-giáo gọi là Jivanmoukta, nghĩa là Linh-hồn đă được giải-thoát. Bực trung vị Tu-đà-hườn phải đầu thai 7 kiếp mới lên tới bực La-Hán và vị La-Hán cũng phải tu luyện trong 7 kiếp nữa mới làm được một vị Chơn-Tiên. Tất cả là mười bốn kiếp, song thời gian nầy có thể thâu ngắn lại. Ở đây, tôi chỉ nói một cách tổng quát mà thôi, c̣n nhiều chi tiết khác nữa, phải vào cữa Đạo rồi mới hiểu. Tuy nhiên muốn làm sáng tỏ vấn đề tôi cũng phải nói vài lời về câu chuyện: Điểm-đạo là ǵ? Điểm-đạo tại đâu?
Ai
điểm-đạo? ĐIỂM-ĐẠO LÀ G̀? Điểm đạo là chỉ máy huyền-vi, nói một cách bóng dáng là giao ch́a khóa mở cửa cơi Trời. Điểm-đạo cũng có nghĩa là khởi đầu một cuộc đời mới trong đó Phàm-nhơn lần lần trở nên phản ảnh của Chơn-nhơn và Chơn-nhơn bắt đầu vận dụng những quyền-năng của Chơn-thần.
Sau mỗi kỳ Điểm-đạo tâm thức đều mở rộng hơn trước rất nhiều, vị đệ-tử thành một
người mới. ĐIỂM-ĐẠO TẠI ĐÂU? Điểm-đạo lần thứ nhứt tại cơi Trung-giới. Điểm-đạo lần thứ nh́ tại cơi Hạ-Thiên gồm 4 cảnh thấp của cơi Thượng-giới hay là cơi Trí-Tuệ. Điểm-đạo lần thứ ba tại cơi Thượng-Thiên gồm 3 cảnh cao của Thượng-giới hay là cơi Trí-Tuệ. Điểm-đạo lần thứ tư tại cơi Bồ-đề. Điểm-đạo lần thứ năm tại cơi Niết-Bàn. Điểm-đạo lần thứ sáu, thứ bảy, thứ tám ở mấy thế giới khác ngoài Địa-cầu của chúng ta.
AI ĐIỂM-ĐẠO? Tại quả địa-cầu của chúng ta chỉ có một Đấng Chí-Tôn được phép Điểm-đạo mà thôi, ấy là Đức Ngọc-Đế. Ngài là vua của quả Địa-Cầu nầy và chủ tể của Quần-Tiên-Hội. Ngài thay mặt cho Đức Thái-Dương Thượng-Đế đặng cai trị và coi sóc sự sanh hóa và sự tiến hóa của các loài vật cho đúng với cơ-Trời. Hào quang của các Ngài bao trùm quả Địa-cầu, không có một con kiến nào chết hay là một sự bất công nào xảy ra mà Ngài không hay biết. Nhưng Ngài để cho Luật Nhân-Quả định đoạt. Ngài là Đấng Duy Nhứt Chí-Tôn cầm quyền Điểm-đạo. Không có sự ưng thuận của Ngài, không một ai được thâu nhận vào Quần-Tiên-Hội. Nhưng trong hai kỳ điểm-đạo đầu tiên, lần thứ nhứt và lần thứ nh́, luôn luôn Ngài cậy Đức Bồ-Tát hay là một vị Đế-quân thay mặt Ngài, nhơn danh Ngài đặng Điểm-đạo.
BẢY ĐƯỜNG TIẾN HÓA TRƯỚC MẶT CHƠN-TIÊN Sự tiến hóa chấm dứt ở 5 lần Điểm đạo hay sao? Không. Trước mặt Chơn-Tiên có 7 đường tiến hóa khác nhau. Ngài được quyền chọn lựa con đường nào hạp với Ngài. 1) Hoặc Nhập Niết Bàn ở vào một trạng thái thiêng-liêng gọi là mặc áo Sam-bô-ga-cai-da (Sambhogakaya) không biết là cái chi v́ có nhiều nghĩa. 2) Hoặc Nhập vào Niết-Bàn rồi vài tỷ năm sau làm một vị Avatar hay là Hiện thân của Đức Thượng-Đế trong một Vủ-trụ khác, người ta gọi là mặc áo Đạt-ma-Cai-da (Dharmakaya). Phải chăng Phật-giáo gọi là Pháp-Thân. 3) Hoặc Vào hàng những vị Nirmanakaya (Niệt-ma-na-Cai-da) sanh ra thần-lực để cho Quần Tiên Hội dùng đặng độ đời. 4) Hoặc Dự vào việc thành lập dăy Hành-Tinh thứ năm để sau thay thế cho dăy Địa-Cầu chúng ta là dăy Hành-Tinh thứ tư. 5) Hoặc Vào Hàng các vị Đại-Thiên-Thần. 6) Hoặc Giữ xác phàm ở lại Trần lănh một nhiệm vụ trong Quần-Tiên-Hội đặng coi sóc sự tiến hóa của các loài vật. 7) Hoặc Vào Bộ Tham-Mưu của Đức Thái-Dương-Thượng-Đế đem chỉ dụ của Ngài khắp các dăy Hành-Tinh.
CHƠN-TIÊN NHỮNG VỊ Ở LẠI CỎI TRẦN Những vị ở lại cơi Trần một mặt th́ lo thi hành nhiệm-vụ của ḿnh, một mặt th́ lo tu luyện thêm.
Khi được 6 lần điểm đạo th́ làm một vị Đế-Quân (Chohan) cai quản một cung, hoặc
lănh một nhiệm-vụ khác. Được 7 lần điểm-đạo th́ làm.
a) Hoặc một vị Bàn-Cổ (Manou) coi sóc sự sanh
hóa một giống dân.
Được 8 lần điểm-đạo th́ làm một vị Phật. a) Hoặc Độc-Giác-Phật (Pratyeka Bouddha)
b) Hoặc Phật-Đạo-Đức. Càng ngày càng lên cao, rồi tới một ngày kia, không biết mấy tỷ năm nữa, mỗi vị Chơn-Tiên sẽ thành một vị Thái-Dương Thượng-Đế và sẽ chọn lựa trên không gian vô tận một chỗ riêng biệt đặng sanh hóa một Thái-Dương-Hệ giống như Thái-Dương-Hệ của chúng ta vậy
TẠI SAO KHOA MINH-TRIẾT
THIÊNG-LIÊNG ĐEM RA PHỔ BIẾN.
Phải mau thức tỉnh quần chúng đặng cho ai nấy
đều biết bản tánh Thiêng-Liêng của ḿnh hầu quay về đường ngay nẻo thẳng, biết
thương yêu nhau, vùa giúp nhau và cùng nắm tay nhau đặng bước lên đài giác. LƯ DO THỨ NH̀ Năm 1975 một kỷ nguyên mới, Kỷ nguyên Huyền-bí Học hay là kỷ nguyên Tinh-thần sẽ mở màn, phải chuẩn bị ít nhứt là một thế-kỷ trước. Tưởng phải nói trắng ra là Thiên-Đ́nh đă sắp sẳn một chương tŕnh ghi trước những công việc phải thực hành trong một thời kỳ 10,000 năm và mỗi thế-kỷ đều có sự thay đổi mới cho hạp với cơ-Trời và giúp nhân loại tiến lên một bực.
LƯ DO THỨ BA
Lối 6 hay 700 năm nữa, một giống dân mới,
giống dân chánh thứ sáu (sixieme Race mère) sẽ ra đời. Giống dân nầy sẽ mở Bồ-đề-tâm hay là Trực
giác.
SỰ KHẢO CỨU THÔNG-THIÊN-HỌC ĐEM LẠI CHO QUÍ
BẠN
NHIỀU ĐIỀU HỬU ÍCH.
Sự khảo cứu Thông-Thiên-Học đem lại
cho quí bạn nhiều điều hửu ích, đại khái như sau đây: Một là: Biết được Cơ Trời là Luật Tiến-Hóa. Hai là: Thật con người là Chơn-Thần, bản tánh vốn thiêng-liêng. Ba là: Sanh ra cỏi Trần, con người có nhiệm-vụ mở khai Tâm-Trí cho điều ḥa đặng tiến mau đến mục tiêu đă định sẳn cho con người trong Thái-Dương-Hệ nầy tức là làm một vị siêu-phàm. Bốn là: Xác thân; ư muốn, tư tưởng không phải thật là con người. Chúng nó là những khí cụ của con người dùng đặng học hỏi, kinh nghiệm và Phụng-Sự. Năm là: Có những phương pháp tinh luyện chúng nó, làm chủ chúng nó, thay v́ đồng hóa với chúng nó sai khiến như bấy lâu nay. Rồi lần lần xử dụng được những quyền năng c̣n tiềm tàng trong ḿnh, như Thần-nhăn, Thiên-nhăn, Tiên-nhăn và Phật-nhăn đặng quan sát những cơi Trời. Sáu là: Về phương diện tuyệt đối, tất cả các giống dân tộc trên địa cầu, dầu cho sắc da khác nhau, đen hay đỏ, vàng hay trắng cũng vậy, đều là anh em bởi v́ cả thảy đồng là con Đức Thượng-Đế. Bảy là: Hiểu được ư nghĩa của các Thánh Kinh và biết rằng các Tôn-Giáo lớn đều do Đức-Bồ-Tát lập ra. Chúng nó tŕnh bày Chơn-Lư một cách khác nhau tùy theo tánh t́nh, phong tục và tŕnh độ tiến hóa về phương diện-trí-thức và tinh-thần của dân chúng trong một thời đại. Thế nên chúng nó là anh em v́ đồng chung một gốc. Tám là: Vài công việc của các Tiểu-Thần. Hiểu được 8 điểm đạo đại khái nầy th́ quí bạn cầm vận-mạng của quí bạn trong tay. Quí bạn tiến mau hay chậm tùy theo quí bạn cố gắng nhiều hay ít mà thôi. Sự thành công là vấn đề thời gian.
XIN HĂY THÍ NGHIỆM
Chúng tôi không hề bảo quí bạn hảy
tin chắc những giáo lư Thông-Thiên-Học, nhưng chúng tôi nói: quí bạn đả từng
quan sát cuộc đời, quí bạn hăy đọc những sách Thông-Thiên-Học rồi quí bạn suy
nghĩ coi những giáo-lư Thông-Thiên-Học có đúng với sự thật phần nào chăng?
I Quí bạn hăy ngồi yên lặng, đừng suy nghĩ chi hết trong hai phút thôi, chưa đầy một phút sau quí bạn đă nghe trong ḷng có tiếng nhắc nhở quí bạn làm việc nầy, việc kia, năm, sáu chuyện không ăn nhập vào nhau. Vậy th́ Tiếng nói đó của ai? chắc chắn nó không phải là của quí bạn, bởi v́ quí bạn không tưởng nhớ cái chi că. Mà nó cũng, không phải là tiếng nói của ngoại nhơn, bởi v́ nó ở trong ḷng quí bạn mà.Tiếng nói đó là tiếng nói của cái Trí của quí bạn Mà tại sao cái Trí làm như vậy? ấy tại cái Trí tánh rất lao chao, nó tưởng cái nầy rồi bắt qua cái kia, liền liền không ngớt. Nay quí bạn không tưởng chi hết tức là bắt nó định lại một chỗ, nó đâu có chịu ở yên, nó phải t́m lối thoát ra bằng cách dục quí bạn nhớ lại quá khứ. Có thí nghiệm nầy quí bạn mới biết quí bạn không phải là cái Trí và nhờ đó quí bạn mới hiểu muốn thành công trong sự Tham-Thiền th́ trước hết phải tập định Trí. Chưa làm chủ được cái Trí th́ không khi nào Tham-Thiền mà có hiệu quả tốt đẹp.
II SỰ THÍ NGHIỆM THỨ NH̀ Sự thí nghiệm thứ nh́ là: Những làn sóng-rung động truyền nhiễm và sự thí nghiệm thứ ba là Đào luyện tánh nết. Tôi xin chép lại những lời của Bà A. Besant dạy về 2 điểm đó như say đây.
NHỮNG LÀN SÓNG RUNG-ĐỘNG TRUYỀN-NHIỄM Chư huynh hăy nhớ lại những kinh nghiệm của ḿnh. Chư huynh gặp một người vui vẻ sung-sướng chư huyn liền nói: Khi người nầy bước vào thật giống như một tia sáng mặt trời chiếu rạng. Một người khác đến gần chư huynh, mang theo ḿnh một đám mây u-uất buồn chán. Tất cả chúng ta đều phát buồn và chán nản. Tại sao vậy? Tất cả những điều nầy đều có một lư do. Sự vui hay sự buồn đều hay lây, chúng tăng tiến giống như một mầm bệnh hay một sức khỏe cường tráng. Tất cả những ǵ khiến cho vật chất rung động th́ đều có tính cách hay lây v́ những sự rung-động của vật-chất vẫn được tái diển và làm nổi dậy những cảm xúc tương tự nơi khác. Đây là một thí dụ cuối cùng. Chư huynh gặp một người có tánh xấu hay tức giận. Trong trường hợp nầy, chư huynh có bao giờ để ư thấy rằng ḿnh bị lây, chư huynh cũng tức giận, tuy rằng trước đó chư huynh rất thơ thới và đầy thiện chí hay không? Những làn rung động của cái vía của người nầy đả truyền sang chư huynh và khiến chư huynh tức giận nổi cáu.
TẠI SAO PHẢI LẤY ÂN ĐÁP OÁN V́ thế cho nên những vị Đại-Giáo-Chủ thường khuyên chư huynh lấy ân đáp oán, lấy t́nh thương yêu mà đáp lại ḷng thù-hận. Nếu một con người kia tới chư huynh mà trong ḷng rất thù-hận chư huynh, và nếu chư huynh cũng rất thù-hận y, th́ những làn sống thù-hận nầy v́ giống nhau nên trợ sức cho nhau và trở nên mảnh liệt tàn bạo. Sự tức giận khêu gợi sự tức giận, ḷng thù-hận nầy sanh ḷng thù-hận, hai người sẽ cải lộn với nhau và có thể trở thành những kẻ thù địch đời đời. Bởi thế cho nên mỗi vị Đại Giáo-Chủ khuyên ta rằng: Các con đừng đem cái ác mà trả lại cho cái ác, các con hăy đem cái lành mà đáp lại cái ác Đức-Phật có nói Lấy oán trả oán th́ oán không dứt, lấy ơn trả oán th́ oán mới tiêu. Đức Chúa Ki-Tô dạy chư huynh phải chúc phước lành cho những kẻ oán ghét chư huynh. Ấy đó thánh huấn của các vị Đại Minh-Triết, Giáo-chủ nhân loại ban ra vốn có lư do khoa học. Vừa mới đây một người có tánh hoài nghi nói với tôi rằng: Tại sao tôi lại lấy ân đáp oán. Như vậy thật là phi lư. Tôi không bàn cải với y trên quan điểm Đạo đức. Tôi chỉ tŕnh bày cho y thấy cái kết quả cụ thể, khiến cho y chú ư đến những làn rung động của sự tức giận và những làn rung-động đối lập phát sinh tự ḷng thương yêu; tôi cắt nghĩa cho y rơ v́ làm sao những làn sóng yêu thương dập tắt được những làn sóng thù hận, tránh được những sự cải vả và mang lại niềm ḥa khí. Lúc đó y trả lời rằng: Ơi bây giờ Bà nói đúng lư, tôi mới hiểu rơ tại sao tôi phải dĩ ơn báo oán. Vậy phải nhớ điều nầy, chư huynh có thể tự ư ḿnh mở mang những cảm t́nh tốt đẹp, thanh cao và do đó mà giúp những kẻ khác chiến thắng được những cảm t́nh xấu xa thấp hèn của họ. Chư huynh có thể trở thành một nguồn ân huệ, làm cho người tức giận nguôi ngoai, người quạu quọ dịu giọng, chư huynh ban rải xung quanh ḿnh sự hài ḷng an phận, nhiều hạnh phúc, nỗi vui mừng bằng cách tuân theo định-luật thiên nhiên vửng vàng và không bị vi phản. Trước khi chấm dứt đề tài nầy, tôi phải nói cho chư huynh biết cái trách nhiệm của chư huynh đối với kẻ khác. Không những một mối cảm xúc tốt lành làm nổi dậy nơi chư huynh một làn rung-động của thanh khí mà nó c̣n lan ra chung quanh và cảm đến cái vía của kẻ khác. Mối cảm xúc xấu xa cũng tác động như vậy. Vậy th́ không phải tự chủ ở bề ngoài mà thôi dằn xuống, không ngó, không nh́n một cách giận dữ, không ăn nói quạu quọ, không phát sanh một cử chỉ đe dọa, cũng chưa đủ đâu, chư huynh phải trừ tận gốc rể cái tánh giận dữ hảy c̣n tiềm tàng mặc dầu không thấy được. Do những dục vọng, những sự đấm mê của chư huynh, chư huynh nhiểm xă hội và ngay lúc đó chư huynh phải chịu trách nhiệm về cái ảnh hưởng mà chư huynh ban rải ra. (Trích trong quyễn Đời Sống Huyền bí của Con Người trương 38 39-40.)
III SỰ THÍ NGHIỆM THỨ BA TẬP RÈN TÁNH NẾT Theo một định-luật Thiên-Nhiên, khi trí khôn chú ư vào một đức tính nào th́ đức tánh đó sẽ dần dần thành một phần tử của tánh nết ḿnh; về sau đức tánh nầy biểu lộ ra một cách tự động, không khó nhọc chút nào. Vậy một người có thể tự ư ḿnh mà xây dựng tánh nết ḿnh một cách thích đáng chỉ cần phải hành động đúng với luật đó, tuân theo nó và kiên tâm tŕ chí tùy theo những sự kinh nghiệm đ̣i hỏi. Đây là phương pháp phải theo. Chư huynh hảy t́m hiểu tánh nết ḿnh, và chư huynh hảy ngưng lại ở một nhược điểm của ḿnh như thiếu thành thực, hèn nhát, hay nóng giận, hoặc một tật xấu hay là một thói xấu tệ hại nào đó. Khi chư huynh thấy rằng ḿnh thường sa ngă trước tật xấu xa đó, thí dụ nếu một người làm trái ư chư huynh th́ chư huynh nổi giận, nếu chư huynh phải đương đầu với một sự nguy hiểm, th́ chư huynh tỏ ra hèn nhát, nếu gặp sự khó khăn th́ chư huynh lại nói dối để thoát thân; chư huynh hảy dẹp tất cả mọi việc ấy qua một bên và đừng nghĩ đến chúng nữa. Chư huynh hăy nhấn mạnh vào cái tánh tốt đối lập là đừng bao giờ nghĩ đến tật xấu nữa. Mỗi khi cái Trí trụ vào một nhược điểm nào th́ nhược điểm đó sẽ tăng trưởng, v́ tư tưởng đă thêm sức cho nó; nó c̣n măi; thay v́ biến mất đi. Dẫu chư huynh chỉ hối tiếc thôi th́ sinh lực của tư tưởng cũng khiến cho nhược điểm hóa ra mạnh mẽ; sự hối tiếc của chư huynh tăng cường cho nhược điểm và làm cho nó bám chặt vào tánh nết ḿnh. Hăy để nó ở lại phía sau. Đừng bao giờ chư huynh để cho Trí ḿnh ngưng lại nơi đó cả, dù chỉ trong một lát thôi, nhưng chư huynh hăy nghĩ đến tánh tốt đối lập lại. Chỉ th́nh ĺnh nghĩ đến tánh tốt th́ không đủ đâu. Mỗi sáng khi ngủ dậy, trước khi đi ra ngoài và xen lẫn với người đời, chư huynh hăy định trí trong năm ba phút vào tánh tốt mà chư huynh muốn xây dựng, tùy theo cái sức chú ư của ḿnh.
TẬP TÁNH KIÊN NHẨN Mỗi sáng chư huynh hăy làm như vậy một cách kiên nhẫn, đừng nghỉ một ngày nào cả; nếu không th́ h́nh tư tưởng mà chư huynh muốn có sẽ tan ra và hườn lại chất Thượng thanh khí (1. Thượng thanh khí là chất khí làm cỏi Trí tuệ hay là Thượng giới) như trước. Rồi mỗi ngày, một cách tự nhiên, chư huynh lại phạm vào cái lỗi mà chư huynh đang t́m cách sửa chửa; chư huynh đừng lo chi điều đó, chư huynh cứ tiếp tục định trí mỗi buổi sáng chư huynh hăy tập trung tư tưởng vào tánh tốt mà chư huynh muốn có. Thí dụ chư huynh đang t́m cách hoạch đắc tánh kiên nhẫn, buỗi sáng chư huynh nghĩ đến tánh đó, nếu có ai làm cho chư huynh bực ḿnh, chư huynh sẽ đáp lại một cách quạu quọ, nhưng khi đang trả lời, chư huynh bổng nghĩ rằng: Ôi, tôi muốn được kiên nhẫn biết bao. Điều nầy không quan hệ ǵ cả. Khi nào chư huynh đả tham-thiền về tánh kiên-nhẫn được bốn năm ngày, th́ ngay khi lời nói tức giận tự miệng chư huynh sắp thốt ra, chư huynh tự nhủ: Tôi muốn kiên nhẫn. Chư huynh cứ tiếp tục một cách bền chí, và chẳng bao lâu, cái tư tưởng kiên-nhẫn, sẽ hiện ra trước khi câu trả lời sắc bén được thốt ra. Cứ bền chí mà tiếp tục như thế đi, kết quả sẽ thu thập được nhanh hay chậm là tùy theo sự chú ư của chư huynh, tùy theo quyền lực của tư-tưởng chư huynh, nhưng chẳng sớm th́ muộn tánh hay tức giận sẽ biến mất và sẽ có tánh kiên-nhẫn thay thế vào. Chư huynh sẽ nhận thấy rằng chư huynh tự động lấy sự kiên-nhẫn mà đáp lại, sự khiêu khích, lấy sự dịu dàng mà đáp lại sự tức giận. Chư huynh đă xây dựng nơi ḿnh tánh tốt mong muốn. Chư huynh có thể tham thiền nhiều cách, chư huynh tùy theo sự khéo léo của ḿnh mà tự phát họa cho ḿnh một chương tŕnh. Khi c̣n trẻ, tôi rất hay tức giận nên một trong những phương-pháp ưa thích của tôi là cố gắng làm tượng trưng cho tánh kiên-nhẫn; trong khi tôi tham-thiền, chư huynh không bao giờ gặp một vị Thánh-Mẫu nào như tôi vậy. Dù ở ngoài giờ tham-thiền ra, tánh tôi như thế nào đi nữa, nhưng trong giờ tham-thiền đó, tôi là một người hoàn toàn triệt để, tuyệt đối kiên-nhẫn. Trong trí, tôi tưởng tượng xung quanh tôi có đủ những hạng người đáng ghét, những người đáng bực ḿnh nhứt mà tôi đă biết; rồi trong trí tưởng tượng tôi phát họa một cách quá đáng những cử chỉ khiêu khích của họ; và cùng một lúc tôi cũng t́m cách tăng tưởng tánh kiên-nhẫn của tôi theo cái đà đó. Tôi tưởng tượng trong trí một tấn bi kịch nhỏ trong đó người ta làm hết cách để chọc giận tôi, tôi trả lời những sự khiêu khích đó như là một Griselda (1. Griselda là người đàn bà gương mẫu về đức kiên nhẫn và vâng lời ch́u lụy chồng. Bà là vợ của hẩu tước Saluzzio. Hẩu tước bắt bà làm những công việc khổ sở mệt nhọc, Bà luôn luôn tuân theo không bao giờ than van hay oán trách. Trong cuốn Decameron của Boccacio và cuốn Canterbury Tales của nhà văn hào Chaucer cũng có thuật lại chuyện nầy. Giang sơn dễ ĐỔI- tánh nết khó THAY. Nếu không biết phương pháp rèn luyện th́ e cho trọn một đời người cũng chưa tập được một tánh tốt, mà cũng trọn một đời người chưa bỏ được một tánh xấu. Ta nên suy nghĩ về điều nầy cho lắm, kẻo tới già th́ đă muộn rồi, không c̣n ngày giờ đặng sửa đổi nữa. Chớ đợi tới già mới niệm Phật, Thiếu chi mồ trẻ đă qua đời.) kim thời. Sau một thời gian, tôi nhận thấy rằng khi tôi gặp những người đó, họ không c̣n có thể làm cho tôi nổi giận được nữa. Tôi tự hỏi rằng: Sao trước kia tôi lại cho rằng họ là những người đáng ghét. Một cách vô tâm, nhờ những cố gắng của tôi, tánh kiên-nhẫn đă trở thành một phần tử cố hữu cữa hạnh kiểm tôi rồi. Mỗi người trong chư huynh đều có thể làm như vậy. Chư huynh hăy làm thử coi, v́ một kinh nghiệm bé nhỏ do chư huynh làm c̣n có giá trị bằng một trăm bài diển thuyết được nghe trong sự ngờ vực, không tin là đúng. V́ định luật là bất di bất dịch th́ lẽ tự nhiên thế nào chư huynh cũng thành công. Theo lối đó chư huynh có thể hoạch đắc hết tánh tốt này đến tánh tốt nọ, cứ chú ư đến mổi nét đặc biệt cho đến khi chư huynh thấy rằng ḿnh giống với lư tưởng của ḿnh thêm được đôi chút; tuy bây giờ chư huynh hăy c̣n xa lư tưởng nhưng rồi chư huynh cũng biết rằng ḿnh đang leo lên núi, lư tưởng ở trên đỉnh núi đang chiếu sáng rực rở và v́ thế cho nên chư huynh không chịu dừng bước ở chân núi. Tôi không đủ thời giờ để đưa ra những thí dụ khác nữa. (Trích trong quyển Đời Sống Huyền Bí của Con Người, trương 61 62-63-64). Trong quyển Con đường của Người Đệ-Tử, Bà A. Besant có nói về cách tinh luyện những sự dục vọng thấp hèn của con người. Bà có đưa ra ba thí dụ như:
1) Sự nóng giận 2) T́nh yêu 3) Sự tham lam.
NHỮNG SÁCH THÔNG-THIÊN-HỌC NÊN XEM
Muốn khảo cứu Thông-Thiên-Học, bạn hăy lựa chọn những sách sau đây tùy theo sở thích của quí bạn.
A_ VỀ PHƯƠNG DIỆN TỔNG-QUÁT NHỮNG SÁCH CHỬ PHÁP Muốn hiểu sự thành lập Hội Thông-Thiên-Học Quốc-Tế-Histoire authentique de la Societe Théosophique-Olcott (3 volumes)
B- BÊN KIA CỬA TỬ
1.-L’autre côte de la mort. Leadbeater 2.—Le Plan astral ---
3.-Le monde céleste 1.—Introduction au Yoga A. Besant 2.—Le Pouvoir de la pensee. ---
D-HỌC CÁCH THAM-THIỀN 1. La Méditation à l’usage des commencants Wedgwood.
Đ MUỐN BIẾT HÓA HỌC HUYỀN BÍ 1.—La Chimie occulte. A. Besant et Leadbeater
E CÁC TÔN-GIÁO ĐỐI CHIẾU VỚI NHAU
1.—Precis universel de religion et de morale. A. Besant.
1.—L’occultisme dans le nature. 2 tomes—Leadbeater 2.-Le côte cache des choses. 2 tomes-- ----
1.—Aux Pieds du Maitre 2.—La voix du Silence 3.—La Lumiere sur le Sentier 4.—Commentaires sur Aux Pieds du Maitre. 5.—Commentaires sur la Voix du silence, 6.—Commentaires sur la Lumiere sur le Sentier. 7.—Vers le Temple. A.Besant. 8.—Le sentier du disciole. A. Besant. 9.—Les Maitres et le Sentier. Leadbeater. 10.—Le serviteur. Lazenby.
H-MUỐN BIẾT THẦN NHĂN LÀ G̀?
1.—De la Clirvoyance. Leadbeater
I- MUỐN HIỂU NHIỀU VỀ 4 THỂ PHÁCH, VÍA, HẠ-TRÍ,
THƯỢNG-TRÍ VÀ THÁI-DƯƠNG-HỆ 5 Quyển của A E. Powel 1.- Le double étherique 2.—Le corps astral. 3.—Le corps mental 4.—Le corps causal. 5.—Le systeme solaire.
Quí bạn giỏi Anh văn xin đọc những quyển nầy viết
bằng Anh văn bản chánh. Những quyển chữ Pháp là bản dịch. II. NHỮNG SÁCH VIỆT-VĂN ( SÁCH DỊCH) 1.Trước thềm Thánh-Điện. (Vers le Temple) A. Besant 2.Con đường của Người Đệ-Tử (Le Sentier du disciple). A. Besant 3.Đời sống Huyền Bí của Con Người (La vie occulte de l’homme) 4. Bí quyết của nhơn sanh (le secret de la Vie) 5. Vài điều khó khăn của đời sống nội tâm (Quelques difficltes de la vie interieure) 6. Quyền năng tư tưởng (le pouvoir de la pensee)---A. Besant 7.Thông-Thiên-Học khái lược. (Une esquisse de la Théosophie) Leadbeater. 8. Chơn nhơn và phàm nhơn (L’Ego et la Personnalite) 9. Chơn-Sư và Thánh-Đạo. (Les Maitres et le Sentier) Leadbeater 10. Nhơn danh Sư-Phụ (En son nom) Jinarajadasa. 11. Hoa và Vườn (Fleurs et Jardins) ----- 12. Dưới Chơn Thầy. 13. Tiếng nói vô thinh (La voix du silence) 14. Ánh sáng trên đường Đạo (La Lumiere sur le Sentier) 15. Những lời vàng ngọc (Trích dịch những diễn văn của Đức Sri-Ram) 16. Tư tưởng dành cho kẻ chí nguyện (Thoughts for aspirants) Sri-Ram 17. Tiên mắc Đọa (Dieux en exil) Van der Lew 18. Ánh Đạo Phương-Đông (La Lumiere de l’Asie) Edwin Arnold 19. Muốn được vào Hàng Đệ-Tử Chơn Sư. Krishnamurti. 20. Người Phụng Sự (Le Serviteur). ---Lazenby 21. Con Đường đi đến Chơn Tiên 22. Chơn Sư và Thánh-Thể 23. Đức Thầy thâu nhận Đệ-Tử 24. Lời dạy của Chơn-Sư
III. NHỮNG SÁCH VIỆT
1. Minh Triết Thiêng-Thiêng 5 quyển toát yếu 4 thể: Xác thân, Phách, Vía, và Trí. Quyển II: Bên kia của Tử. Quyển III: Luân-Hồi Quyển IV: Nhân-Quả Quyển V: Sự sanh hóa các giống dân trên dăy Địa cầu
2. Con người thác rồi về đâu? 3. Nhân-Quả 4. Đạo Lư thực hành (phương pháp luyện ḿnh đặng làm một vị Thiện nhân) Định trí-tham thiền và 12 đức tánh. 5. Nói chuyện với Ma (Chuyện Hồn Ma cô Katie King và nhà Bác-học William Crookes (Chuyện hồn ma 30 thủy thủ Nhựt ở Ma Lai. Chuyện hồn ma ở trường Quốc Học Huế) 6. Tại sao chúng tôi lập Hội Thông-Thiên-Học Việt-Nam. 7. Người Thông-Thiên-Học tiến tới cách nào? 8. Nhân-Quả và Đời Người
9. Đại Tá Olcott và sự Phục hưng của Phật
Giáo.
Nói tóm lại Thông-Thiên-Học là Khoa-học Tâm-Hồn, nó tiết lộ cho con người ba điều tối quan trọng như sau đây: Một là: Trời có một cái Cơ, Cơ đó là sự tiến hóa Hai là: Con người là Chơn Thần, một điểm Linh-Quang của Đức Thượng-Đế, sự phát triển của con người sẽ vô cùng tận, vô biên. Ba là: Có một con đường vắn tắt dắt dẫn con người đến mục tiêu của Đức Thái-Dương Thượng-Đế đă định sẵn cho con người trong Tiểu Vũ-Trụ nầy: Ấy là con Đường Đạo.
Vậy xin cầu những quyển kể ra trên đây giúp
ích được quí bạn phần nào trong công việc t́m hiểu lư do sanh hóa con người trên
Địa-Cầu và tầm kiếm con Đường Giải-Thoát.
Lành thay. Lành thay
Ví tham ngàn tứ muôn chung HẾT HOME NHẬP MÔN sách TIỂU SỬ BẢN TIN H̀NH ẢNH thIỀN BÀI VỞ THƠ gifts TẾT 2006 QUEST MAGAZINES
Thông Thiên Học là Khoa Học của linh hồn.
Thông Thiên Học là Minh Triết Cổ Truyền được tŕnh bày lại theo thời
đại hiện nay Phương pháp có khác nhau, tư tưởng có khác nhau, cách thức có khác nhau, th́ việc làm của chúng ta mới linh động chớ không suy giảm, miễn hành vi ấy có t́nh thương dẩn dắt và ḷng nhân ái xét soi. (Annie Besant)
Hội Thông Thiên Học là một tổ chức quốc
tế, với ư nghĩa rộng răi của từ, mà hội viên thuộc tất cả các giống
dân, tín ngưỡng và ư kiến khác nhau nhưng họ hợp tác làm việc với
nhau cùng chung một mục đích:
sự tiến bộ của nhân loại -
Nhưng với danh nghĩa
là Hội, Hội
hoàn toàn không thuộc
về
bất cứ
quốc gia nào hoặc
đảng phái chính trị nào.
Nếu mọi viên sỏi đều trở thành một viên hồng
ngọc vô giá th́ viên sỏi và hồng ngọc ắt có giá trị giống như nhau.
Xin dắt tôi từ cõi
gỉa đến cõi CHƠN, Cái Trí là tay đại phá hoại Sự Thật. (Tiếng Nói Vô Thinh)
Bạn hãy nhớ rằng: mọi việc khổ não trên thế gian đều là tạm thời, bổn phận của bạn phải luôn luôn vui vẻ và giữ ḷng thanh tịnh. Bởi vì chính bạn với Đường Đạo phải trở nên một. Đường Đạo tức là bạn. Bạn bước trên Đường Đạo mà không cần nghĩ tới nó, và bạn cũng không thể rời nó được nữa. Bạn là Chơn Thần, bạn đă quyết định như vậy. Nếu bạn lìa bỏ nó tức là bạn lìa bỏ chính bạn vậy. Có minh triết bạn mới có thể giúp đời, c̣n ư chí để dắt dẫn sự minh triết, và từ ái lại gây ra ư chí. Ấy là những điều kiện mà bạn cần phải có. Ư chí, minh triết, từ ái là ba trạng thái của Đức Thượng Đế. Nếu bạn muốn hiến ḿnh phụng sự Ngài, th́ bạn phải biểu lộ ba trạng thái ấy trong thế gian này. (Dưới Chân Thầy) xem tiếp
Để làm quen với quan niệm của
Thông Thiên Học mời các bạn đọc những tác phẩm sau:
Thông
Thiên Học Khái Lược Chân Nhân Và Các Hạ Thể (đang soạn)
Dưới Chân Thầy
THÔNG THIÊN HỌC THẾ GIỚI
Hội Thông Thiên Học Được Thành Lập 7-11-1875
Bản quyền Copyright @
www.thongthienhoc.com 2001
|
HOME NHẬP MÔN sách TIỂU SỬ BẢN TIN H̀NH ẢNH thIỀN BÀI VỞ THƠ gifts TẾT 2006 QUEST MAGAZINES