Không Tôn Giáo Nào Cao Hơn Chân Lư

 HOME  sách   TIỂU SỬ   BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN  BÀI VỞ   THƠ   gifts   TẾT 2006  BOOKS  MAGAZINES

 

VÀI THUẬT CHỮA BỊNH NHIỆM MẦU

 

trích từ quyển THIÊN NHIÊN HUYỀN BÍ của NGUYỄN HỮU KIỆT

lược dịch quyển ISIS UNVEILED của H. P. BLAVATSKY

 

 

Từ những thời đại cổ xưa nhất, các triết gia đă từng biết rơ khả năng thần diệu của âm nhạc để chữa khỏi một vài chứng bịnh, nhất là những bịnh thuộc về loại thần kinh. Ông Kircher đề cao lối chữa bịnh này sau khi đă có kinh nghiệm bản thân về những ảnh hưởng tốt lành của âm nhạc, và có diễn tả tỉ mỉ loại nhạc cụ mà ông đă dùng. Loại nhạc cụ này gồm có năm cái ly bằng thủy tinh rất mỏng, sắp thành một hàng. Trong hai ly, có hai thứ rượu nho cường độ khác nhau, ly thứ ba đựng rượu mạnh, ly thứ tư đựng dầu ăn và thứ năm đựng nước. Ông cọ ngón tay lên miệng các ly và phát ra năm loại âm thanh rất du dương. Những âm thanh này có tác dụng xoa dịu thần kinh và làm tiêu tan mọi sự đau đớn; dường như làm cho chứng bịnh lui ra khỏi xác thân để ḥa lẫn với luồng sóng âm ba của tiếng nhạc và cả hai cùng nương nhau mà tan biến trong không gian. Hai ngh́n năm về trước, đạo sư Asclepiades cũng đă dùng âm nhạc để chữa bịnh thần kinh; ông thổi kèn để chữa bịnh đau gân háng, tiếng kèn kéo dài làm cho những đường gân rung động và mọi sự đau đớn đều tiêu tan. Triết gia Démocrite cũng xác nhận rằng nhiều chứng bịnh có thể được chữa khỏi bằng tiếng sáo trầm bỗng du dương. Mesmer đă dùng lại nhạc ly của ông Kircher diễn tả trên đây chữa bịnh bằng khoa nhân điện. Triết gia Maxwell, người Tô Cách Lan, đề nghị ông sẽ chứng minh cho các y viện thấy rằng với vài phương tiện sử dụng từ điển, ông sẽ chữa khỏi bất cứ chứng bịnh nào mà họ đă tuyệt vọng và coi như không thể chữa được, chẳng hạn như bịnh động kinh, bất lực, loạn trí, liệt bại, phù thủng và những chứng sốt kinh niên.

Mọi người đều nhớ câu chuyện quen thuộc trong Kinh Thánh về việc trục tà ra khỏi Saul. Đoạn ấy được thuật lại như sau: “Khi Saul bị vong nhập và ám ảnh, David lấy cây đờn thụ cầm (harpe) và gẩy lên những âm thanh réo rắc. Saul liền tươi tỉnh sắc mặt và trở lại trạng thái khỏe mạnh, b́nh thường, và vong ấy đă xuất . . .”

Trong quyển “Từ điển Y thuật”, ông Maxwell có tŕnh bày những quan niệm dưới đây, tất cả đều phù hợp tương tự với những giáo lư của các phái Luyện kim và huyền môn Kabala.

 

“Cái gọi là ‘linh hồn của thế giới’ hay Đại hồn Vũ trụ, là một sinh khí, cũng tế vi, tinh anh, nhẹ nhàng, thanh hư như ánh sáng vậy. Nó là cái tinh thần của sự sống, bàng bạc khắp nơi khắp chốn và ở đâu nó cũng vẫn y như thế . . . Mọi vật chất đều vô tri bất động, trừ phi nó được thấm nhuần cái tinh thần đó. Tinh thần này duy tŕ mọi vật ở vào trạng thái đặc biệt của nó. Trong thiên nhiên nó vốn thoát ly khỏi mọi chướng ngại và người nào biết cách phối hợp cái tinh thần đó với một thể xác điều ḥa, người ấy sẽ sở hữu một kho tàng vô giá quí báu nhất trần gian”.

 

“Cái tinh thần đó là cái Thể đại đồng liên quan cùng khắp tất cả mười phương thế  giới và sinh hoạt thấm nhuần tất cả vạn vật. Người nào biết được cái tinh thần sinh hoạt đại đồng đó và sự áp dụng của nó, có thể tránh khỏi mọi bịnh tật”.

 

“Người nào biết sử dụng cái tinh thần đó và trụ nó vào một vật thể nhất định, sẽ thực hiện được mọi hiện tượng nhiệm mầu”.

 

“Người nào biết cách dùng cái tinh thần đó để tác động vào người khác, sẽ có thể chữa khỏi bịnh tật, dù cách biệt với đối tượng đến bao xa trong không gian”.

“Người nào biết cách tăng cường sinh khí của tiểu hồn bằng năng lực của Đại hồn Vũ trụ, sẽ có thể đạt tới trạng thái trường sinh bất tử”.

 

“Có một sự giao cảm, hỗn hợp giữa những chơn linh, những phóng phát dẫu cho chúng cách biệt xa nhau. Sự hỗn hợp, giao cảm đó là ǵ? Đó là sự phóng phát thường xuyên, bất tận, những tia năng lực của một thể xác này qua một thể xác khác”.

 

“Nhưng điều này không phải là không có những nguy cơ, hiểm họa của nó. Nhiều sự lạm dụng tai hại vẫn có thể xảy ra”.

 

Và bây giờ chúng ta hăy xét tới những sự lam dụng quyền năng từ điển của vài hạng đồng tử chữa bịnh.

Việc chữa bịnh, để có ư nghĩa xứng đáng với danh từ này, cần phải có đức tin nơi bịnh nhân, hay sức khỏe tráng kiện phối hợp với ư chí mạnh mẽ của ông thầy chữa bịnh. Với một ư chí mạnh mẽ, trợ giúp bởi đức tin, người ta có thể tự chữa khỏi hầu hết một chứng bịnh tật nào. Ngôi mộ một vị thánh, một xá lợi linh thiêng, một linh vật hộ phù, một liều thuốc vạn ứng, một lời tụng sám hối, hay một nghi lễ cúng vái thần linh hoặc việc đặt bàn tay truyền điện hay đọc chân ngôn thần chú v.v. . . điều nào cũng được cả. Đó là vấn đề chỉ tùy thuộc ở tâm t́nh, tính chất, dùng sự tưởng tượng để tự chữa bịnh lấy ḿnh. Trong hàng ngàn trường hợp, vị bác sĩ, giáo sĩ hay một xá lợi, được gán cho cái quyền năng chữa khỏi bịnh tật, mà thật ra đó chỉ là do tác động ư chí vô thức của người bịnh mà thôi. Đó là trường hợp người đàn bà bị chứng hoại huyết, vạch đường đi rẽ qua đám đông để nắm vạt áo của đức Jésus và liền được khỏi bịnh. Bà ta được cho biết là do bởi đức tin của bà. Ảnh hưởng của tinh thần đối với thể xác mạnh mẽ đến nỗi nó đă từng thực hiện những phép lạ nhiệm mầu trải qua mọi thời đại.

Salverte nói: “Biết bao nhiêu bịnh tật nan y đă được chữa khỏi th́nh ĺnh một cách thần diệu chỉ do sức tưởng tượng. Những y thư của chúng ta chứa đầy các sự kiện như vậy và được coi như những phép lạ”.

Nhưng nếu người bịnh không có đức tin th́ sao? Nếu y có một thể chất thụ cảm với trạng thái tiêu cực, và nếu người chữa bịnh có sức khỏe tốt, cường tráng, tích cực và cương nghị, y có thể dùng ư chí mạnh mẽ đó đẩy lui chứng bịnh. Người này hữu thức hay vô thức sử dụng nguồn khí lực thiên nhiên và tăng cường ư chí của ḿnh với khí lực tinh hoa của Trời đất, và lập lại sự quân b́nh đă bị đảo lộn trong hào quang của người bịnh. Y có thể dùng một thập tự giá để trợ lực như Gassner đă làm; hoặc đặt hai bàn tay truyền điển phối hợp với ư chí như Zouave Yacob, hoặc như nhà chữa bịnh trứ danh Newton của Mỹ, ông này đă từng chữa khỏi hàng ngàn bịnh nhân, hoặc dùng lời nói truyền lịnh như đức Jésus và vài vị tông đồ. Nhưng bí quyết sử dụng trong mỗi trường hợp vẫn y như nhau.

 

NHỮNG HẬU QUẢ TAI HẠI

 

Trong tất cả những trường hợp đó, bịnh chữa khỏi thật sự, hoàn toàn và không có những hậu quả di hại. Nhưng nếu một người tự ḿnh đă mắc bịnh mà lại muốn chữa bịnh cho người khác, y chẳng những thất bại mà c̣n truyền bịnh cho ngưới kia và rút mất sinh lực của người ấy.

Các nhà chăn nuôi cho chúng ta biết rằng không nên để những súc vật trẻ ở chung lộn với những súc vật già nua, và những vị y sĩ khôn ngoan ngăn cấm những người lớn để cho những trẻ ấu nhi ngủ trên giường của họ. Truyện tích cổ Do Thái nói rằng khi vua David đă già yếu, ông ta sống chung chạ với một người c̣n son trẻ và nhờ đó ông ta có thể hấp thụ sinh lực của người này để tăng cường sinh lực của ḿnh. Bà nữ hoàng nước Nga, trong những năm cuối cùng của đời bà, đă bị suy nhược đến nỗi những viên ngự y khuyên bà nên để cho một cô gái đồng quê trẻ trung và khỏe mạnh ngủ chung với bà mỗi đêm. Nhà nữ linh thị Prevorst là bà Hauffé nói rằng bà bảo tồn sự sống chỉ nhờ những luồng từ khí phóng phát ra bởi những người ở chung quanh bà, sự có mặt của bà làm cho những luồng từ khí này được phóng phát ra một cách nhanh chóng lạ thường (Vampirism). Nhà nữ linh thị này hiển nhiên là một người thu hút từ điển và sinh lực của những người khá đầy đủ sức khỏe để chuyển qua cho bà luồng sinh khí của họ. Những người này, không ít th́ nhiều, đều bị ảnh hưởng do sự tiêu hao sinh lực.

Các nhà hiền triết cổ và Paracelse cũng đă chữa bịnh bằng cách đặt một bộ phận lành mạnh vào chỗ cơ thể bị đau yếu, và trong những tác phẩm về y học của Paracelse, lư thuyết trên của những bậc triết gia cổ đă được nêu ra một cách táo bạo và dứt khoát. Nếu một người mắc bịnh dù là đồng tử hay không mà toan chữa bịnh cho người khác, y có thể c̣n đủ sức khỏe để làm cho những bịnh của người kia rời khỏi vị trí hiện tại, và chẳng bao lâu nó sẽ xuất hiện trở lại ở một vị trí khác; trong thời kỳ trung gian người bịnh kia tưởng là ḿnh đă được chữa khỏi.

Nhưng việc ǵ sẽ xảy ra nếu chính người chữa bịnh lại mắc bịnh về tinh thần? Việc ấy có thể đưa đến những hậu quả vô cùng tai hại không thể kể xiết; v́ chữa một cơn bịnh của thể xác c̣n dễ dàng hơn là tẩy sạch một tâm hồn bị ô nhiễm bởi một cơn bịnh tinh thần. Những sự bí nhiệm của các hiện tượng ở Norzine, Cévennes và của các nhà tu sĩ phái Jansénistes, vẫn c̣n là một điều bí hiểm lớn đối với các nhà sinh lư học cũng như tâm lư học. Nếu khả năng tiên tri, cũng như các chứng động kinh và loạn trí, có thể “truyền nhiễm” cho người khác th́ mọi thói hư tật xấu cũng thế. Trong trường hợp đó, người chữa bịnh truyền cho người bịnh, bấy giờ là nạn nhân của y, cái chất độc tinh thần nó phá hoại tâm hồn và trí năo của người này. Bản tay đụng chạm của y là một sự ô nhiễm, cái nh́n của y là một sự xúc phạm. Người bịnh thụ cảm không có cách nào để tự bảo vệ chống lại sự tác hại đó. Người chữa bịnh hoàn toàn chế ngự đối tượng dưới quyền năng độc hại của y cũng như con rắn nhiếp phục một con chim nhỏ yếu. Một người “đồng tử chữa bịnh” lại có thể gây nên những tai hại vô cùng lớn lao và ngày nay hạng người đó rất nhiều có thể đếm tới hàng trăm.

Nhưng, như chúng tôi đă nói ở trên, vẫn có những nhà chữa bịnh chân chính, có khả năng thần diệu, đă nổi tiếng trong lịch sử loài người.

Nói chung, th́ các bậc hiền triết, thức giả cổ kim, kể từ Pythagore đến Eliphas Levi, từ vị cao cả nhất đến vị khiêm tốn nhất, tất cả đều dạy rằng quyền năng phương thuật thần diệu không bao giờ sở đắc được bởi những kẻ phàm phu, bị lệ thuộc những dục vọng thấp hèn. Chỉ có những tâm hồn thanh tịnh, thuần khiết mới thông công với Thượng Đế và vận dụng được những khả năng thiêng liêng? Chỉ có những người như thế mới có quyền năng chữa lành bịnh tật của thể xác, và được sự d́u dắt, trợ giúp của những ‘sức mạnh vô h́nh’. Chỉ có những người ấy mới đem lại sự b́nh an cho những tâm hồn bấn loạn và an ủi kẻ đồng loại khổ đau, bởi v́ nước tịnh thủy cam lồ hàn gắn mọi vết đau thương phải đến từ nguồn suối trong lành, không mảy bợn nhơ, nhiễm độc. Chùm nho tươi ngon lành không mọc trên bờ gai góc, cũng như cây đắng không thể sinh trái ngọt. Với tất cả những điều kể trên, nền phương thuật không có ǵ vượt ra ngoài tự nhiên; nó là một khoa học và chí đến quyền năng ‘trục vong, đuổi tà’ cũng là một ngành của khoa ấy, mà các bậc đạo gia thời cổ đă từng dụng công đặc biệt nghiên cứu. Trong quyển ‘Bí thuật cổ xưa’ Josephus nói: “Phép thuật đuổi tà ra khỏi thể xác người bị vong nhập là một khoa học hữu ích và lành mạnh đối với con người”.

 

HẾT


 

Thông Thiên Học là Khoa Học của linh hồn.

Thông Thiên Học là Minh Triết Cổ Truyền được tŕnh bày lại theo thời đại hiện nay
 

Phương pháp có khác nhau, tư tưởng có khác nhau, cách thức có khác nhau, th́ việc làm của chúng ta mới linh động chớ không suy giảm, miễn hành vi ấy có t́nh thương dẩn dắt và ḷng nhân ái xét soi. (Annie  Besant)

xem tiếp


Hội Thông Thiên Học là một tổ chức quốc tế, với ư nghĩa rộng răi của từ, mà hội viên thuộc tất cả các giống dân, tín ngưỡng và ư kiến khác nhau nhưng họ hợp tác làm việc với nhau cùng chung một mục đích: sự tiến bộ của nhân loại - Nhưng với danh nghĩa là Hội, Hội hoàn toàn không thuộc về bất cứ quốc gia nào hoặc đảng phái chính trị nào.

Về phương diện Hội, họ chỉ có thể hành động tập thể cho các vấn đề chung có liên quan với Thông Thiên Học; về phương diện cá nhân, họ được hoàn toàn tự do để theo tư tưởng và hành động chính trị riêng biệt, miễn hành động đó đừng đi ngược lại nguyên lư của Thông Thiên Học và không có điều hại nào cho chính Hội Thông Thiên Học.
(Bí Quyết Thông Thiên Học, H. P. B
.)


Nếu mọi viên sỏi đều trở thành một viên hồng ngọc vô giá th́ viên sỏi và hồng ngọc ắt có giá trị giống như nhau.

Mọi người đều nghĩ rằng sự khôn ngoan của ḿnh là hoàn hảo, cũng như mọi bà mẹ đều cho rằng con của ḿnh là đẹp nhất.

“Con tôi là của tôi, tài sản này là của tôi”: một kẻ điên rồ bị giằn vật v́ những tư tưởng như thế. Bản thân y c̣n chưa thuộc về y chứ đừng nói tới con cái và của cải.

Bánh xe hi sinh có trục là T́nh Thương, lốp là Hành Động và căm là T́nh Huynh Đệ.

Thông Thiên Học không phải là việc thu tóm quyền lực dù là về mặt thông linh hay trí tuệ, mặc dù cả hai quyền năng đó đều phục vụ cho Thông Thiên Học.

Thông Thiên Học cũng theo đuổi hạnh phúc như người ta thường hiểu về từ ngữ này. Đó là v́ bước đầu tiên của nó là sự hi sinh, c̣n bước thứ nh́ là sự từ bỏ.

Thông Thiên Học là khoa học về sự sống, là nghệ thuật sống.

Thông Thiên Học là hiện thể của tinh thần mang lại sự sống; do đó không một điều ǵ mang tính giáo điều có thể thuộc về Thông Thiên Học.

Ngay cả trong rừng rậm cô liêu, tội lỗi vẫn chiến thắng kẻ không thánh thiện; kềm chế được giác quan ở ngay chính nhà ḿnh mới là tu khổ hạnh vậy.(Châu Ngọc Đông Phương)


Xin dắt tôi từ cõi gỉa đến cõi CHƠN,
Xin dắt tôi từ chỗ tối tăm đến nơi SÁNG SUỐT,
Xin dắt tôi từ cửa tử đến cõi TRƯỜNG SANH BẤT TỬ.
(Dưới Chơn Thầy)


Cái Trí là tay đại phá hoại Sự Thật. (Tiếng Nói Vô Thinh)


Ngươi hãy tiêu diệt lòng tham vọng, nhưng hãy làm việc như những kẻ lòng đầy tham vọng.
Ngươi hãy tiêu diệt lòng ham sống, nhưng hãy tôn trọng sự sống.
Ngươi hãy tiêu diệt lòng ham muốn sự tiện nghi, nhưng hãy sung sướng như những kẻ chỉ sống để hưởng lạc thú.


5.- Hãy diệt mọi ý thức chia rẽ. (Kill out all sense of separateness)

Chú giải : Bạn chớ tưởng là bạn có thể sống riêng biệt với những kẻ hung dữ, hạng người điên dại. Họ chính là bạn đó, mặc dầu họ ở trình độ kém hơn người bạn hoặc vị Thầy của bạn. Nhưng nếu bạn để nảy sinh cái ý nghĩ bạn không liên đới với một điều nào hoặc một tội lỗi nào tức là bạn tạo ra một nghiệp quả, nó sẽ buộc bạn vào điều đó hoặc người đó, cho đến ngày nào tâm hồn bạn nhận thấy rằng nó không thể sống riêng rẽ được. Bạn hãy nhớ rằng tội lỗi và nhục nhã của đời là tội lỗi và nhục nhã của bạn, bởi vì bạn là một phần tử của thế gian; nghiệp quả của bạn dệt chung và không thể tách rời Đại Nghiệp Quả được. Trước khi bạn được giác ngộ, bạn phải trải qua mọi chỗ dơ cũng như chỗ sạch. Như thế bạn hăy nhớ rằng cái áo dơ mà bây giờ con nhờm gớm có thể là cái áo của bạn bữa qua hoặc bữa mai. Nếu bạn tỏ vẻ ghê sợ, th́ khi nó đặt lên vai bạn, nó sẽ càng bó chặt lấy bạn hơn. Kẻ nào có ḷng tự kiêu về đức hạnh của ḿnh tức là dọn cho ḿnh một chỗ trong vũng bùn nhơ. Bạn tránh, v́ đó là điều nên tránh chớ chẳng phải để giữ cho bạn được trong sạch.
(Ánh Sáng Trên Đường Đạo) xem tiếp


58. Bạn không thể nào đi trên đường Đạo, nếu chính bạn chưa trở nên con Đường đó (32).

59. Hãy để cho Hồn bạn lắng tai nghe mọi tiếng đau khổ, như bông sen nở lớn để hứng ánh sáng mặt trời buổi ban mai.

60. Bạn chớ để nắng gắt làm khô một giọt nước mắt đau khổ nào, trước khi bạn lau ráo lụy cho cặp mắt của người buồn khổ.

61. Bạn hãy để cho tất cả nước mắt của thế gian rơi vào lòng bạn, đọng lại ở tim bạn, chớ không khi nào chùi đi, trước khi nguyên nhân gây đau khổ tiêu tan.

62. Hỡi con người có tấm lòng từ bi, những giọt nước mắt đó là những suối nước tưới mát cánh đồng từ thiện bất diệt. “Chính nơi miếng đất đó trổ được bông nửa đêm của Phật (33), thứ bông này còn khó tìm, khó gặp hơn bông cây Vogay. Đó là hột giống để thoát ly đường sanh tử. Nó tách riêng vị La Hán ra ngoài vòng tranh đấu và tham vọng, nó dắt người băng ngang qua những cánh đồng của Thực Tại để đến nơi an lạc, chân phúc, chỉ thấy được nơi cõi Tịch Mịch, Hư Vô. (Tiếng Nói Vô Thinh)  xem tiếp


Bạn hãy nhớ rằng: mọi việc khổ não trên thế gian đều là tạm thời, bổn phận của bạn phải luôn luôn vui vẻ và giữ ḷng thanh tịnh.

Bởi vì chính bạn với Đường Đạo phải trở nên một. Đường Đạo tức là bạn. Bạn bước trên Đường Đạo mà không cần nghĩ tới nó, và bạn cũng không thể rời nó được nữa. Bạn là Chơn Thần, bạn đă quyết định như vậy. Nếu bạn lìa bỏ nó tức là bạn lìa bỏ chính bạn vậy.

Có minh triết bạn mới có thể giúp đời, c̣n ư chí để dắt dẫn sự minh triết, và từ ái lại gây ra ư chí. Ấy là những điều kiện mà bạn cần phải có. Ư chí, minh triết, từ ái là ba trạng thái của Đức Thượng Đế. Nếu bạn muốn hiến ḿnh phụng sự Ngài, th́ bạn phải biểu lộ ba trạng thái ấy trong thế gian này. (Dưới Chân Thầy)   xem tiếp


Để làm quen với  quan niệm của Thông Thiên Học  mời các bạn đọc những tác phẩm sau:
Thông Thiên Học Dẫn Giải

Thông Thiên Học Khái Lược
Thông Thiên Học Giảng Lược
Thông Thiên Học Là Ǵ

Chân Nhân Và  Các Hạ Thể 
Những Tài Liệu Nghiên Cứu :

Dưới Chân Thầy
Bí Quyết Thông Thiên Học
Giáo Lư Bí Truyền    (đang soạn)
Nữ Thần Isis Lộ Diện    (đang soạn)
Books
Magazines


THÔNG THIÊN HỌC THẾ GIỚI
THÔNGTHIÊN HỌC HOA kỲ


Hội Thông Thiên Học Được Thành Lập 7-11-1875
Bởi Bà Helena Petrovna Blavatsky Và Ông Henry Steel Olcott
  
The Theosophical Society Adyar, Chennai 600020, India Phone: 91-44-4912815 


Bản quyền   Copyright  @ www.thongthienhoc.com  2001
Mọi bản sao hay trích dẫn kính xin quí vị đề rơ nơi xuất xứ chân thành cám ơn.
Xin giữ nguyên bản. Mọi sự liên hệ xin  liên lạc e-mail sau:  
nhusee@yahoo.com

 

 HOME  sách   TIỂU SỬ    BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN    BÀI VỞ   THƠ   gifts   TẾT 2006  BOOKS  MAGAZINES