I - SỰ ĐỊNH TRÍ
Sự thiền định thường có ba
mục tiêu. Sự định trí, sự tham thiền và sự chiêm ngưỡng; c̣n có thể chia ra làm
nhiều mục tiêu nhỏ hơn nữa mà ở đây chúng ta không cần nói đến. Tuy nhiên học
viên phải nhớ rằng sự tham thiền là một khoa học cần phải cố gắng suốt đời mới
làm được v́ vậy y chẳng nên hy vọng đi đến mức chiêm ngưỡng ngay ở lúc đầu.
Định trí nghĩa là hướng cái
trí vào một tư tưởng rồi giữ cho cái trí cứ ở măi trên tư tưởng ấy. Ông
PATANJALI, tác giả những câu Châm Ngôn cổ điển, định nghĩa pháp môn Du Già như
là “sự ngăn cấm không cho tư tưởng thay đổi”.
Người ta có thể lấy định
nghĩa này mà áp dụng cho sự định trí, tuy rằng PATANJALI, c̣n đi xa hơn thế
trong ư nghĩ của ông, để bao gồm cả sự tiêu hủy cái khả năng có thể tạo ra những
h́nh ảnh làm bằng chất trí và mọi dấu hiệu rơ rệt khác của tư tưởng, như thế là
đi từ giai đoạn định trí thông thường đến sự chiêm ngưỡng.
Vậy th́ muốn có thể định trí
được, cần phải làm chủ cái trí và do sự luyện tập mà lần lần học được cách thu
nhỏ phạm vi hoạt động của nó cho đến khi có thể định nó vào một vấn đề duy nhất
mà thôi. Người ta lựa chọn một tư tưởng hay một vật nào đó để định trí vào, và ở
bước đầu tiên người ta phải loại bỏ tất cả các điều ǵ khác ra ngoài cái trí,
phải loại cái làn sóng của tư tưởng xa lạ đối với đề tài này khi chúng lần lần
hiện ra trong trí, giống như những h́nh ảnh lấp loáng của màn hát bóng vậy. Ở
trong những giai đoạn đầu th́ phần nhiều học viên phải tập luyện theo cái cách
cứ loại bỏ măi những tư tưởng và đấy là một cách rèn luyện rất tốt, nên tập
nhiều. Nhưng c̣n có một phương pháp khác hợp lư hơn, để có thể định trí được: ta
hăy hết sức thích thú đề tài, hăy đắm ḿnh vào đó cho đến nỗi mọi tư tưởng khác
phải biến đi trong trí. Điều này chúng ta vẫn thường làm luôn trong đời sống
hằng ngày mà không biết, v́ đă quá quen thuộc đi rồi : khi cần viết một lá thư,
tính toán sổ sách, quyết định một điều ǵ quan hệ, khi phải giải quyết một vấn
đề th́ trí ta bị những sự việc đó thu hút hoàn toàn cho đến nỗi ta ở trong trạng
thái định trí ít hay nhiều. Học viên phải tập được cách định trí như vậy mỗi khi
y muốn và cái phương pháp tốt nhất để thành công là nên tập nhận xét và chú ư
vào những đồ vật ở ngoại giới.
A- Định Trí vào đồ vật ở ngoại giới
Học viên hăy lấy bất cứ một
đồ vật nào, một cây viết, một tờ giấy chậm, một bông hoa, một lá cây, rồi y hăy
ghi nhớ lấy tất cả chi tiết bên ngoài về h́nh thể, cách cấu tạo mà thường không
ai để ư đến, y hăy kê khai và xếp loại các đặc tính và rồi y sẽ thấy ngay rằng
đấy là một sự luyện tập rất thích thú. Nếu y có thể lấy tư tưởng mà phân tách
hay tổng hợp cái cách chế tạo hay phát triển của đồ vật th́ lại c̣n hứng thú hơn
nữa. Thật ra th́ trong thiên nhiên, không có cái ǵ gọi là đáng nhàm chán cả;
khi ta nhàm chán một cái ǵ, đó thường do lỗi tại ta không biết cách chú ư nên
ta không thưởng thức vẻ kỳ diệu cùng sự đẹp đẽ của vật đó.
Muốn dễ định trí, ta hăy tập
nói to lên tất cả những tư tưởng hiện ra trong trí; thí dụ : “
cây viết này màu đen;
ở một vài chỗ nó phản chiếu ánh sáng tự nơi cửa sổ chiếu đến, cây viết này h́nh
ống tṛn, dài mười lăm phân tây, trên mặt nó có những sọc chéo : h́nh vẽ có
những đường nét rất khít nhau, trông giống như những nhánh cây. . .”, tùy theo ư
muốn của ḿnh.
Theo cách đó, học viên học
được cách loại bỏ ra khỏi trí ḿnh cái thế giới rộng răi bên ngoài để tự giam
ḿnh trong một thế giới nhỏ bé hơn mà chính y đă lựa chọn. Khi y thành công th́
lúc đó y đă tương đối biết định trí ở một mức nào rồi, v́ dĩ nhiên là c̣n sót
lại nhiều tư tưởng tạp nhạp khác lởn vởn trong óc , tuy rằng tất cả đều liên
quan đến cây viết này. V́ nói lớn tiếng nên y đă làm cho ḍng tư tưởng chảy chậm
lại và ngăn cản không cho cái trí ra khỏi đề tài. Do sự luyện tập học viên sẽ
lần lần học được cách thu hẹp hơn nữa cái phạm vi của tư tưởng ḿnh, măi cho đến
khi có thể thật định trí vào một điểm duy nhất.
Sự luyện tập nói trên có
phần nào giống một bài tập thể thao; cần phải cố gắng thật nhiều và ngoài ra nó
c̣n có vẻ khô khan, đáng nhàm chán v́ nó không khêu gợi mối xúc cảm nào cả.
V́ thế nên cùng trong một
lúc, chúng ta có thể tập một lối định trí khác nữa, nhưng trước khi miêu tả
phương pháp này, cần phải nói rằng học viên phải khá thành thạo về cách tập định
trí như trên đă nói. Học viên phải khá khéo léo trong cách luyện tập nói trên,
rồi mới có thể thành công trong việc nhắm mắt mà tưởng tượng ra đồ vật làm sao
cho thật đúng sự thực (visualisation) : đó là cái khả năng có thể vẽ lại trong
trí ḿnh một đồ vật nào đó, với tất cả những chi tiết, tuy ta không có sẵn ngay
vật ấy ở trước mắt. Ngoài ra, sự tưởng tượng làm sao cho đúng này là một phần cố
hữu cần thiết cho rất nhiều công việc mà những sinh viên thành thạo về các cách
thức huyền bí học cần phải làm; thí dụ như tự ư tạo ra những h́nh tư tưởng hay
là tạo ra những dấu hiệu trong chất trí khi đang hành lễ.
V́ vậy người học viên thật
đứng đắn sẽ không bỏ bê ngành hoạt động này, lấy cớ rằng nó khó khăn và đ̣i hỏi
nhiều cố gắng. Y phải học ngay cách vẽ trong trí h́nh dáng những đồ vật, học
nhận xét và coi kỹ rất tỉ mỉ một đồ vật rồi nhắm mắt lại, cố gắng vẽ ra h́nh ảnh
của vật ấy trong trí ḿnh.
B- Định Trí Khi THAM THIỀN VỀ MỘT ĐỨC
TÍNH
Cái phương pháp thứ hai mà
chúng tôi vừa nói th́ thường chủ trương sự định trí vào một tư tưởng chứ không
phải vào một đồ vật hữu h́nh. Nếu học viên lựa chọn một đức tính để tham thiền
th́ có điều ích lợi là y khêu gợi được ở nơi ḿnh tấm ḷng hứng khởi và ḷng mộ
đạo, đây là một điểm rất quan hệ trong những giai đoạn luyện tập đầu tiên; sự
bền chí và kiên nhẫn của học viên được mang ra thử thách rất nhiều. Hơn thế nữa,
kết quả của sự cố gắng này là làm cho cái đức tính đang tập luyện được thấm
nhuần vào tính nết của học viên. Ở trường hợp này th́ sự định trí chỉ nhắm vào
t́nh cảm và không c̣n có tính cách hoàn toàn thuộc về lư trí nữa. Học viên cố
gắng tạo ra ở nơi ḿnh cái đức tính mà y đă lựa chọn, thí dụ như ḷng thiện cảm,
và khi y cứ dùng sức mạnh của ư chí mà tŕ chí măi vào cái tính tốt duy nhất đó,
th́ rồi với thời gian, y sẽ thành công và cảm thấy ḿnh quả thật là có ḷng
thiện cảm. Tập trung cảm t́nh của ḿnh vào một điểm duy nhất th́ dễ dàng hơn là
tập trung tư tưởng ḿnh vào đó, v́ tư tưởng th́ tinh vi, tế nhị hơn, hiếu động
hơn và khó cầm giữ hơn; nhưng nếu ta thành công tập trung rốt ráo cảm t́nh lại,
th́ rồi cái trí cũng theo đó mà được tập trung lại một phần nào.
II
SỰ THAM
THIỀN
Sau khi đă học hỏi như vậy
về sự định trí, bây giờ chúng ta có thể đi vào cái phần thứ hai của vấn đề,
nghĩa là sự tham thiền thực sự. Tham thiền nghĩa là xem xét về một vấn đề, xem
xét nó về đủ mọi mặt, đủ mọi h́nh thức, trong đủ mọi mối liên quan.
Thật ra th́ giai đoạn tham
thiền không tiếp theo ngay giai đoạn định trí vào một điểm duy nhất mà chúng ta
vừa nói ở trên: khi cái trí định lại được phần nào để xua đuổi ra ngoài mọi tư
tưởng xa lạ với vấn đề duy nhất được mang ra tham thiền ngay. Tuy nhiên, sự định
trí thật sự th́ cần thiết để có thể tiến tới mọi phương pháp tham thiền khác.
Nói vài ḍng về sự tham
thiền th́ không lợi ích ǵ, chúng ta hăy đi ngay vào vài phương pháp tham thiền
thực hành, như vậy bản chất và phương pháp của sự tham thiền được giảng giải rơ
ràng hơn là những lư thuyết suông.
Vừa rồi chúng ta đă nói đến
ḷng thiện cảm, vậy chúng ta hăy lấy đó làm đề tài tham thiền
A-
THAM THIỀN VỀ L̉NG THIỆN CẢM
Nên nghĩ rằng ḷng thiện cảm
cũng là một thuộc tính của lương tri Thượng Đế, đứng ngang hàng với mọi đức tính
khác. Rồi cố gắng hiểu cái bản chất và ḷng thiện cảm trong thế gian. Nên coi đó
như là một sức mạnh nối liền hai cá nhân riêng biệt. Khi so sánh ḷng thiện cảm
với t́nh thương th́ ta thấy ḷng thiện cảm bao gồm cái khả năng có thể hiểu biết
kẻ khác và đặt ḿnh vào địa vị kẻ khác; c̣n ở t́nh thương th́ không bắt buộc
phải có sự thông cảm đó, v́ t́nh thương có thể chỉ là một ư nồng nhiệt muốn hiến
ḿnh cho kẻ khác, và t́nh thương này sẽ trở nên hoàn hảo hơn khi một sự hiểu
biết đầy thiện cảm bổ túc cho nó. Ngoài ra, để nói cho rơ hơn, ḷng thiện cảm
phải có một duyên do bên trong thúc đẩy, đó là t́nh thương vậy.
Hăy tưởng tượng ḷng thiện
cảm của Thượng Đế được ban rải khắp thế gian nhờ sự trung gian của con Người Lư
Tưởng - Đức Christ hay Đức Chơn Sư - ḷng thiện cảm này nhắm bủa rải lên chính
Chơn Ngă của chúng ta.
Khi đă tiến đến mức độ này
rồi, học viên phải do một ước nguyện mănh liệt và có hiệu quả mà đắm ḿnh vào
cái ḍng ảnh hưởng tuyệt vời này phát sinh tự nơi Đức Chơn Sư và như thế y được
tiếp xúc ngay với Đấng mà y thờ phụng (có thể rằng lúc đó y đạt được trạng thái
của sự chiêm ngưỡng). Lúc đó, y phải nghĩ đến sự thực hành ḷng thiện cảm trong
đời sống hàng ngày, trong khi y giao tiếp với bạn bè thân yêu, cũng như với
những kẻ mà y cần phải đối đăi một cách ḥa thuận hơn, y hăy lần lượt tưởng
tượng ra mỗi người bạn và ban rải cho mỗi người cái ảnh hưởng thiện cảm tự cơi
cao đă bủa rải xuống cho y. Dưới đây, c̣n có cách tham thiền khác, khó hơn dành
cho những ai không thể định trí lâu vào tư tưởng duy nhất
B-
THAM THIỀN ĐỂ NỚI RỘNG LƯƠNG TRI
Học viên phải nâng cao tư
tưởng ḿnh lên và nh́n ngắm sự rộng răi bao la của vũ trụ. H́nh ảnh bầu trời đầy
sao, cái ánh sáng êm dịu của buổi hoàng hôn hay cái ư niệm về vũ trụ càn khôn
được chứa đựng trong hạt nguyên tử vô cùng nhỏ bé; các điều đó sẽ giúp y trong
việc nâng cao tư tưởng lên; khi muốn lên cao, nếu y muốn th́ y có thể theo
phương pháp nói trên, đi từ thể thấp đến thể cao hơn (xác, vía, trí . . .). Rồi
nhờ một ước nguyện tối cao, y hăy hướng tư tưởng lên Đức Thái Dương Thượng Đế và
tưởng rằng toàn thể Thái Dương Hệ đều nằm trong ranh giới của lương tri Ngài : “
Chúng ta sống, cử động, và tồn tại ở nơi Bản Thể Ngài”. Rồi y sẽ hướng tư tưởng
vào cái ư niệm đă được nói đến trong tập sách nhỏ này của bà Annie Besant : “
Những trạng thái
của tâm hồn” (On Moods) [5]. Dĩ nhiên là người ta cứ tưởng tượng rằng
những nhân viên cao cấp nhất trong Quần Thiên Hội th́ rất xa cách chúng ta, cái
nguyện vọng rụt rè của chúng ta khó ḷng mà tiếp xúc được với các Ngài, v́ các
Ngài rất xa lạ đối với những chuyện bé nhỏ vụn vặt của con người : sự thật th́
trái ngược lại, v́ chúng ta thường được tiếp xúc một cách chặc chẽ nhất với
Lương tri của Thượng Đế bao gồm vạn vật.
Học viên hăy tự giúp ḿnh
bằng cách tưởng tượng rằng khi cái xu hướng tinh thần càng nảy nở nơi y th́ cái
ṿng hào quang nơi y cũng được lớn lên lần lần. Y hăy tưởng tượng đến ṿng hào
quang của con người tầm thường, ṿng hào quang của những người học tṛ và đệ tử
đă được điểm đạo, ṿng hào quang của Chơn Sư và những sự tiếp xúc chặt chẽ giữa
lương tri Chơn Sư và lương tri các đệ tử Ngài, cùng với những kẻ khác mà Ngài
hằng giúp đỡ; học viên hăy nghĩ đến hào quang của Đức Phật; theo tục truyền th́
hào quang này rộng đến tám cây số xa chỗ Đức Phật đang ngồi. Do tư tưởng, y lần
lần đi lên cao như vậy, rồi sau cùng có thể tưởng tượng đến Đấng Cao Cả mà hào
quang hay phạm vi của lương tri Ngài bao gồm cả toàn thể địa cầu của chúng ta,
và một Đấng Cao Cả hơn thế nữa th́ có hào quang bao trùm suốt cả Thái Dương Hệ
chúng ta. Thật là rất đúng khi ta nói rằng mỗi việc làm, mỗi tư tưởng của chúng
ta đều là một thành phần của chính Ngài; trí nhớ của chúng ta cũng là một phần
trí nhớ Ngài, v́ trí nhớ này không phải chỉ gồm có những kỷ niệm mà thôi; nó c̣n
có thể tiếp xúc với những h́nh ảnh làm bằng chất Tiên thiên khí (clichés
akashiques) trong thiên nhiên nơi đó Thượng Đế tự biểu lộ.
Lúc ấy học viên sẽ nghĩ đến
vài ba tính tốt mà người ta có thể coi như là các thuộc tính của Thượng Đế được
biểu lộ xuyên qua vũ trụ của Ngài - tính Công b́nh, sự Mỹ lệ, t́nh Thương yêu. Y
sẽ tưởng tượng xem tính Công b́nh này của Thượng Đế Tối Cao tự biểu lộ ở nơi
những định luật bất di dịch của thiên nhiên, định luật giữ ǵn năng lực, định lư
của ông NEWTON chủ trương rằng sự hành động và sự phản động th́ mạnh yếu bằng
nhau và đi ngược chiều nhau. Học viên hăy nghĩ đến ḷng tin thực sự về Nhân quả
phải biết rằng kẻ nào giơ tay giáng mạnh đánh ta một cái th́ chính là cái dĩ
văng của ta được sống trở lại đó và nhờ những tư tưởng ấy, y hăy b́nh thản chịu
đựng những ǵ xảy ra với y hiện giờ hay có thể xảy ra sau này. Y cũng hăy nghĩ
đến vô số những sự giao thiệp trói buộc người này với người khác, đến cái lưới
Trời nó là Thiên cơ trong Vũ trụ, và y hăy nh́n thấy cái định luật bất di dịch
của sự công bằng tuyệt đối ở nơi những mối giao tiếp rắc rối phức tạp đó.
Rồi đi vào phạm vi của sự Mỹ
lệ, y có thể học hỏi về sự toàn hảo của Cơ Trời, cái Cơ của Thượng Đế, Ngài là
vị Kiến Trúc Sư Cao Cả gây dựng Vũ trụ, rồi y hăy xem xét một cách hết sức chăm
chú tất cả vạn vật thiên nhiên đă được tạo ra và y sẽ có thể nhận thấy cái tính
phổ biến đại đồng của cái vẻ Mỹ lệ hay Điều ḥa của Đấng Tối Cao.
Rồi y hăy rời bỏ cái vẻ đẹp
của Thiên nhiên, y đừng nh́n ngắm nó nữa và hăy nh́n ngắm cái vẻ đẹp trong các
việc làm của con người, có thể dùng trí tưởng tượng mà bay lên cao và ngắm các
tác phẩm mỹ thuật của con người rất gần cận với phạm vi Mỹ lệ Thiêng liêng của
Thượng Đế . V́ thật ra những vật liệu mà bàn tay của nhà nghệ sĩ đă nhào nặn nên,
th́ cũng chứa đựng những quyền năng Thiêng liêng của Thượng Đế trong Thiên nhiên.
Cho nên về âm nhạc, các âm thanh kết hợp lại thành những ṭa lâu đài hùng vĩ,
phản chiếu xuyên qua biết bao nhiêu màu sắc, những nguồn thần lực khuôn mẫu của
Thiên nhiên, nhờ sự trung gian của các Thiên Thần Âm Nhạc, tỏ lộ cho con người
thấy mănh lực của Tiếng Thánh Ngữ Ẩn Tàng và giúp con người đi trở về nước Thiên
Đàng tức là Di Sản Thiêng Liêng của y.
Tất cả những mối giao thiệp
của con người tràn đầy t́nh thương yêu, tŕu mến đều phát sinh tự tấm ḷng từ bi
của Đấng Tối Cao. Đối với con mắt của tinh thần th́ vẻ đẹp của người đàn bà
không khêu gợi những dục vọng ô trược, nhưng lại khiến ta kính trọng ở nơi nàng
một đứa con của Thượng Đế và một phản ảnh của cái vẻ Mỹ Lệ Tối Cao của Ngài.
Trong khắp vũ trụ, chỉ có một t́nh thương yêu duy nhất mà thôi, Thượng Đế Đấng
Từ Phụ Thiêng Liêng, mang giao phó t́nh thương này cho các con của Ngài giữ ǵn,
đó là cái thần lực nguyên thủy duy nhất; trong cái trạng thái sáng tạo sơ khai
của nó, th́ nó đă phát sinh ra vô số h́nh hài, và ở trong trạng thái cao siêu
nhất của nó, th́ nó đă hợp nhất các linh hồn lại bằng cách thu hút chúng vào sự
hợp nhất và sự duy nhất của Đời Sống Độc Nhất Vô Nhị.
III -
SỰ CHIÊM NGƯỠNG
(Contemplation)
Mới thoạt đầu th́ những cách
tham thiền mà chúng ta vừa mới nói ở trên có thể chỉ là những cách luyện tập có
tính cách lư trí, chúng có hứng thú nhiều hay ít đối với người mới bắt đầu muốn
học tham thiền, đó là tùy theo khuynh hướng và bản chất của học viên; những sự
tập luyện như thế có thể khêu gợi t́nh cảm đến một mức độ nào. Nhưng khi y càng
kiên tâm cố gắng và đi sâu hơn nữa vào những vẻ kỳ diệu và sự đẹp đẽ của những ư
niệm cao cả mà y đang chiêm ngưỡng th́ rồi lần lần y sẽ hoạch đắc được phần nào
cái kinh nghiệm tinh thần cá nhân nó bắt được một cái cầu chạy ngang qua vực
thẳm ngăn cách con người khoa học với con người Minh Triết, và rồi y sẽ cảm nhận
được phần nào sự an lạc nội tâm, sự hứng khởi của tâm hồn mà Thánh ALPHONSE DE
LIGUORI đă nói khi Ngài định nghĩa “Sự tham thiền giống như một ḷ lửa đầy ơn
phước trong đó những linh hồn được bừng cháy v́ T́nh Thương yêu Thiêng Liêng của
Thượng Đế”. Sự tham thiền làm điều ḥa những thể của chúng ta (chúng ta thường
làm việc với các thể ấy, sự tham thiền cũng khiến cho ánh sáng của tinh thần bủa
rải xuống để soi sáng những góc cạnh tối tăm của lương tri ta trong khi ta thức
chớ không ngủ. Sự tham thiền khiến cho phàm ngă ta bớt xao động kể cả trí khôn,
những mối xúc động cùng sự hoạt động không ngừng của khối óc và khi làm cho các
thể thấp rung động theo cùng một điệu nhịp, th́ sự tham thiền cũng khiến cho
Chơn nhơn ảnh hưởng đến Phàm nhơn. Khi học viên càng đi xa măi như thế để càng
có nhiều kinh nghiệm tinh thần, th́ y sẽ thấy mở rộng ra trước mắt nhiều trạng
thái tâm linh khác nữa.
Y giữ cho nguyện vọng của y
được gắn chặt với lư tưởng y, rồi y sẽ lần lần nhận thức được cái ảnh hưởng của
lư tưởng này bủa rải lên y; và nếu y hết sức cố gắng để đi lên tới Đấng mà y
hằng mộ mến th́ cánh cửa Thiên Đàng sẽ hé mở trong chốc lát : y sẽ được hợp nhất
với lư tưởng của y và khi thực hiện được lư tưởng này rồi th́ sự chói chang huy
hoàng sẽ chảy tràn trề vào y. Đó là những giai đoạn của sự Chiêm Ngưỡng và sự
hợp nhất. Chiêm ngưỡng là sự cố gắng để vươn lên cao, sau khi đă vượt khỏi những
h́nh ảnh cụ thể của cái trí; c̣n sự hợp nhất là sự thực hiện được cái trạng thái
xuất thần khi những giới hạn của Phàm ngă và cả cho đến cái bóng mờ của sự chia
rẽ đều bị tiêu tan đi trong sự hợp nhất hoàn toàn giữa mục tiêu và kẻ đi t́m
kiếm. Không sao có thể miêu tả một các tỉ mỉ hơn những kinh nghiệm như thế, v́
chúng vượt khỏi mọi khả năng của ngôn ngữ. Những từ ngữ th́ có thể được sử dụng
như những tấm bảng dùng để chỉ đường, để chỉ dạy về đường dẫn tới những cảnh huy
hoàng tuyệt diệu và để chỉ dẫn phương hướng cho kẻ hành hương biết lối mà tiến
bước thôi.
HẾT
Thông Thiên Học là Khoa Học của
linh hồn.
Thông Thiên Học là Minh Triết Cổ Truyền được tŕnh bày lại theo thời
đại hiện nay
Phương
pháp có khác nhau, tư tưởng có khác nhau, cách thức có khác nhau,
th́ việc làm của chúng ta mới linh động chớ không suy giảm, miễn
hành vi ấy có t́nh thương dẩn dắt và ḷng nhân ái xét soi. (Annie
Besant)
xem tiếp
Hội Thông Thiên Học là một tổ chức quốc
tế, với ư nghĩa rộng răi của từ, mà hội viên thuộc tất cả các giống
dân, tín ngưỡng và ư kiến khác nhau nhưng họ hợp tác làm việc với
nhau cùng chung một mục đích:
sự tiến bộ của nhân loại -
Nhưng với danh nghĩa
là Hội, Hội
hoàn toàn không thuộc
về
bất cứ
quốc gia nào hoặc
đảng phái chính trị nào.
Về phương diện Hội, họ chỉ có thể hành động tập thể cho các vấn đề
chung có liên quan với Thông Thiên Học; về phương diện cá nhân, họ
được hoàn toàn tự do để theo tư tưởng và hành động chính trị riêng
biệt, miễn hành động đó đừng đi ngược lại nguyên lư của Thông Thiên
Học và không có điều hại nào cho chính Hội Thông Thiên Học.
(Bí Quyết Thông Thiên Học, H. P. B.)
Nếu mọi viên sỏi đều trở thành một viên hồng
ngọc vô giá th́ viên sỏi và hồng ngọc ắt có giá trị giống như nhau.
Mọi người đều nghĩ rằng sự khôn ngoan của ḿnh là hoàn hảo, cũng như
mọi bà mẹ đều cho rằng con của ḿnh là đẹp nhất.
“Con tôi là của tôi, tài sản này là của tôi”: một kẻ điên rồ bị
giằn vật v́ những tư tưởng như thế. Bản thân y c̣n chưa thuộc về y
chứ đừng nói tới con cái và của cải.
Bánh xe hi sinh có trục là T́nh Thương, lốp là Hành Động và căm là
T́nh Huynh Đệ.
Thông Thiên Học không phải là việc thu tóm quyền lực dù là về mặt
thông linh hay trí tuệ, mặc dù cả hai quyền năng đó đều phục vụ cho
Thông Thiên Học.
Thông Thiên Học cũng theo đuổi hạnh phúc như người ta thường hiểu về
từ ngữ này. Đó là v́ bước đầu tiên của nó là sự hi sinh, c̣n bước
thứ nh́ là sự từ bỏ.
Thông Thiên Học là khoa học về sự sống, là nghệ thuật sống.
Thông Thiên Học là hiện thể của tinh thần mang lại sự sống; do đó
không một điều ǵ mang tính giáo điều có thể thuộc về Thông Thiên
Học.
Ngay cả trong rừng rậm cô liêu, tội lỗi vẫn chiến thắng kẻ không
thánh thiện; kềm chế được giác quan ở ngay chính nhà ḿnh mới là tu
khổ hạnh vậy.(Châu Ngọc Đông Phương)
Xin dắt tôi từ cõi
gỉa đến cõi CHƠN,
Xin dắt tôi từ chỗ tối tăm đến nơi SÁNG SUỐT,
Xin dắt tôi từ cửa tử đến cõi TRƯỜNG SANH BẤT TỬ.
(Dưới Chơn Thầy)
Cái Trí là tay đại phá hoại Sự Thật. (Tiếng Nói Vô Thinh)
Ngươi hãy tiêu diệt lòng tham vọng, nhưng hãy làm việc như
những kẻ lòng đầy tham vọng.
Ngươi hãy tiêu diệt lòng ham sống, nhưng hãy tôn trọng sự
sống.
Ngươi hãy tiêu diệt lòng ham muốn sự tiện nghi, nhưng hãy
sung sướng như những kẻ chỉ sống để hưởng lạc thú.
5.- Hãy diệt mọi ý thức chia rẽ. (Kill out all sense of
separateness)
Chú giải : Bạn chớ tưởng là bạn có thể sống riêng biệt với
những kẻ hung dữ, hạng người điên dại. Họ chính là bạn đó, mặc
dầu họ ở trình độ kém hơn người bạn hoặc vị Thầy của bạn.
Nhưng nếu bạn để nảy sinh cái ý nghĩ bạn không liên đới với
một điều nào hoặc một tội lỗi nào tức là bạn tạo ra một nghiệp
quả, nó sẽ buộc bạn vào điều đó hoặc người đó, cho đến ngày
nào tâm hồn bạn nhận thấy rằng nó không thể sống riêng rẽ
được. Bạn hãy nhớ rằng tội lỗi và nhục nhã của đời là
tội lỗi và nhục nhã của bạn, bởi vì bạn là một phần tử
của thế gian; nghiệp quả của bạn dệt chung và không thể tách
rời Đại Nghiệp Quả được. Trước khi bạn được giác ngộ, bạn phải
trải qua mọi chỗ dơ cũng như chỗ sạch. Như thế bạn hăy nhớ rằng cái
áo dơ mà bây giờ con nhờm gớm có thể là cái áo của bạn bữa qua hoặc
bữa mai. Nếu bạn tỏ vẻ ghê sợ, th́ khi nó đặt lên vai bạn, nó sẽ
càng bó chặt lấy bạn hơn. Kẻ nào có ḷng tự kiêu về đức hạnh của
ḿnh tức là dọn cho ḿnh một chỗ trong vũng bùn nhơ. Bạn tránh, v́
đó là điều nên tránh chớ chẳng phải để giữ cho bạn được trong sạch.
(Ánh Sáng Trên Đường Đạo)
xem tiếp
58. Bạn không thể nào đi
trên đường Đạo, nếu chính bạn chưa trở nên con Đường đó (32).
59. Hãy để cho Hồn bạn lắng tai nghe mọi tiếng đau khổ, như bông sen nở
lớn để hứng ánh sáng mặt trời buổi ban mai.
60. Bạn chớ để nắng gắt làm khô một giọt nước mắt đau khổ nào, trước
khi bạn lau ráo lụy cho cặp mắt của người buồn khổ.
61. Bạn hãy để cho tất cả nước mắt của thế gian rơi vào lòng bạn,
đọng lại ở tim bạn, chớ không khi nào chùi đi, trước khi nguyên nhân gây
đau khổ tiêu tan.
62. Hỡi con người có tấm lòng từ bi, những giọt nước mắt đó là
những suối nước tưới mát cánh đồng từ thiện bất diệt. “Chính nơi
miếng đất đó trổ được bông nửa đêm của Phật (33), thứ bông này còn
khó tìm, khó gặp hơn bông cây Vogay. Đó là hột giống để thoát ly
đường sanh tử. Nó tách riêng vị La Hán ra ngoài vòng tranh đấu và tham
vọng, nó dắt người băng ngang qua những cánh đồng của Thực Tại để
đến nơi an lạc, chân phúc, chỉ thấy được nơi cõi Tịch Mịch, Hư Vô. (Tiếng
Nói Vô Thinh) xem tiếp
Bạn hãy nhớ rằng:
mọi việc khổ não trên thế gian đều là tạm thời, bổn phận của
bạn phải luôn luôn vui vẻ và giữ ḷng thanh tịnh.
Bởi vì chính bạn với Đường Đạo
phải trở nên một. Đường Đạo tức là bạn. Bạn bước trên Đường Đạo mà không cần
nghĩ tới nó, và bạn cũng không thể rời nó được nữa. Bạn là Chơn Thần, bạn đă
quyết định như vậy. Nếu bạn lìa bỏ nó tức là bạn lìa bỏ chính bạn vậy.
Có minh triết bạn mới có thể giúp
đời, c̣n ư chí để dắt dẫn sự minh triết, và từ ái lại gây ra ư chí. Ấy là
những điều kiện mà bạn cần phải có. Ư chí, minh triết, từ ái là ba trạng
thái của Đức Thượng Đế. Nếu bạn muốn hiến ḿnh phụng sự Ngài, th́ bạn phải
biểu lộ ba trạng thái ấy trong thế gian này. (Dưới Chân Thầy)
xem tiếp
Để làm quen với quan niệm của
Thông Thiên Học mời các bạn đọc những tác phẩm sau:
Thông
Thiên Học Dẫn Giải
Thông
Thiên Học Khái Lược
Thông Thiên Học Giảng
Lược
Thông Thiên Học
Là Ǵ
Chân Nhân Và Các Hạ Thể (đang soạn)
Những Tài Liệu Nghiên Cứu :
Dưới Chân Thầy
Bí
Quyết Thông Thiên Học
Giáo Lư Bí Truyền (đang soạn)
Nữ Thần Isis Lộ Diện (đang soạn)
Books
Magazines
THÔNG THIÊN HỌC THẾ GIỚI
THÔNGTHIÊN
HỌC HOA
kỲ
Hội Thông Thiên Học Được Thành Lập 7-11-1875
Bởi Bà Helena Petrovna Blavatsky Và Ông Henry Steel Olcott
The Theosophical Society Adyar, Chennai 600020, India Phone: 91-44-4912815
Bản quyền Copyright @
www.thongthienhoc.com 2001
Mọi bản sao hay trích dẫn kính xin quí vị đề rơ nơi xuất xứ chân thành cám
ơn.
Xin giữ nguyên bản. Mọi sự liên hệ xin liệc lạc e-mail sau:
nhusee@yahoo.com
|