|
HOME sách TIỂU SỬ BẢN TIN H̀NH ẢNH thIỀN BÀI VỞ THƠ gifts TẾT 2006 BOOKS MAGAZINES
|
CÔNG VIỆC CỦA CHƠN SƯ VÀ CÔNG VIỆC CỦA ĐỆ TỬ
|
|
Ta cần phải hiểu rơ đâu là công việc của Chơn sư và đâu là công việc của đệ tử để thấy rằng nếu người chí nguyện muốn làm đệ tử th́ phải tập thi hành những bổn phận nào cần kiếp. Người đệ tử thực thi những bổn phận hằng ngày ở cơi trần c̣n có thể tham gia vào công việc trên cơi Trung giới nữa. Chơn sư có cần phải viết những kinh sách để giáo huấn khi mà người đệ tử đă học được nhiều điều bí nhiệm nhưng cũng không được phép tiết lộ tất cả những điều ḿnh đă học cho thế gian? Ngoài ra, nếu Chơn sư có viết sách chắc chắn là những tác phẩm ấy phải viết những điều mà đệ tử chưa viết (v́ không được phép viết ra) như vậy các Ngài có phạm phải những ǵ không được phép tiết lộ? (Lời người trích )
Như đă giải thích ở trên, trong số những người đắc quả Chơn Tiên (Asekha), chỉ có một số ít c̣n lại ở thế gian với tư cách nhân viên Quần Tiên Hội, để d́u dắt sự tiến hóa trên quả Địa cầu theo như Thiên cơ đă định. Hiện thời có độ 50 hay 60 vị Chơn Tiên đảm nhiệm công việc nầy; sự hoạt động của các Ngài đă được bà Annie Besant diễn tả như sau trong một quyển sách nhỏ nhan đề “Các Đấng Chơn Sư”. “Các Ngài giúp đỡ bằng đủ mọi cách sự tiến hóa của nhân loại. Từ trên cơi giới cao siêu nhứt, các Ngài ban rải ánh sáng và sinh lực xuống khắp thế gian để cho muôn loài được hưởng thụ, chẳng khác nào như ánh nắng Mặt trời. Cũng như cơi giới hồng trần sống nhờ nguồn sinh lực của Thượng Đế do ngôi Mặt trời ban rải xuống thế gian, th́ cơi tâm linh cũng nhờ nguồn sinh lực đó do Quần Tiên Hội ban rải ra. Những Đấng Chơn sư đảm nhiệm về tôn giáo dùng những tôn giáo ấy làm kho chứa đựng thần lực của các Ngài ban xuống để phân phát cho các tín đồ của mọi tôn giáo. “Kế đó là công việc vĩ đại về mặt trí tuệ. Từ cơi Thượng thiên, các Đấng Chơn sư phóng ra những h́nh tư tưởng có thần lực rất mạnh để giúp nguồn cảm hứng cho những bậc thiên tài vĩ nhân trong thiên hạ, những người nầy sẽ bắt được luồng tư tưởng đó và đưa ra cho thế gian được hưởng thụ những kết quả tốt đẹp. Cũng trên địa hạt nầy, các Ngài gởi chỉ thị cho những vị đệ tử biết những công việc nào họ phải làm. “Trên cơi Hạ thiên, các Ngài phóng ra những h́nh tư tưởng có ảnh hưởng đến Hạ trí của con người, d́u dắt tư tưởng con người theo những đường hoạt động hữu ích cho thế gian. Các Ngài cũng dạy dỗ những linh hồn đang sống trên cơi Thượng giới. “Trên cơi Trung giới, sự hoạt động của các Ngài gồm có việc giúp đỡ những linh hồn vừa mới từ giả cơi trần, hướng dẫn và trông nom việc huấn luyện những đệ tử trẻ tuổi, và trợ giúp trong vô số những trường hợp cần được giúp đỡ. “Ở cơi phàm trần, các Ngài ḍ xét những trào lưu và thời cuộc thế giới; sửa đổi và diệt trừ những khuynh hướng bất hảo trong phạm vi mà luật thiên nhiên cho phép; giữ mực quân b́nh giữa những sức mạnh đối lập thuận và nghịch với sự tiến hóa, tăng cường điều thiện, giảm bớt điều ác. Các Ngài cũng hợp tác với những vị Thiên thần của các quốc gia, d́u dắt những sức mạnh tâm linh của nhân loại trong khi các Thiên thần d́u dắt sự tiến hóa về h́nh thể sắc tướng của muôn loài”. . .
. . . Trước đây, tôi có nói rằng các đệ tử Chơn sư cũng là những người tập sự ở cơi hạ giới, họ được sử dụng như những trạm chuyển di thần lực, và cũng làm nhiều công việc trong mọi ngành hoạt động của nền văn minh nhân loại, tất cả những hoạt động nầy đều là một phần công việc của Chơn sư trên thế gian. Một phần lớn những công việc nầy cũng được thực hiện bởi những người thế gian đă từng hấp thụ được những nguồn cảm hứng hoặc tấm gương lành của những vị đệ tử; hoặc bởi những hội hay cơ quan mà các vị đệ tử đă giúp công xây dựng và giúp ảnh hưởng tinh thần. Thật ra, nhân loại sẽ bị thiệt tḥi nếu không có những ảnh hưởng nầy, mặc dầu họ không hề hay biết chi cả về cái nguồn gốc đă tạo nên những ảnh hưởng tốt đẹp đó. Các Chơn sư không thể bỏ phế những công việc vĩ đại của các Ngài để làm những công việc thấp thỏi hơn và dễ dàng hơn như đă kể trên, v́ nếu các Ngài làm như thế, th́ toàn thể cơ tiến hóa sẽ bị thiệt hại không ít. Thí dụ, đôi khi có người hỏi tại sao các Chơn sư không viết sách? Họ quên rằng các Chơn sư đang đảm nhiệm cả một cuộc tiến hóa của nhân loại trên thế gian. Các Ngài không thể bỏ phế công việc lớn lao đó để viết sách nói về một phần nào mà thôi của cái đại cuộc chung. Thật ra, nếu Chơn sư có thời giờ để viết sách và dùng hết năng lực của Ngài vào công việc đó, th́ quyển sách ấy chắc là phải hay hơn nhiều bất cứ quyển sách nào của thế gian. Nhưng nếu ở đời, tất cả mọi việc đều phải để cho những bậc Toàn năng làm hết, th́ chúng ta sẽ không có cơ hội nào để sử dụng những khả năng của ḿnh và đời sống của chúng ta ở thế gian sẽ không có ích lợi ǵ nữa! Một ngành hoạt động đă được các đệ tử Chơn sư tổ chức trên một qui mô rộng lớn trong thời gian gần đây, là việc phụng sự một cách thực tế trên cơi Trung giới, mà tôi đă nói đến trong quyển sách “Những Đấng Cứu Trợ Vô H́nh”. Phần quan trọng nhứt của công việc nầy là giúp đỡ những người vừa mới chết, khi bước qua cơi Trung giới th́ họ thường bị hoang mang, bỡ ngỡ, lạc loài và có khi đau khổ, nhứt là v́ thuở sanh tiền họ đă bị sợ hăi, dọa nạt bởi những chuyện quái đản rùng rợn về việc tra tấn kềm kẹp người chết dưới cơi Âm ty, do những giả thuyết sai lầm cùa một vài tôn giáo. Tuy công việc này đă được nêu ra từ mấy chục năm về trước, nhưng chỉ có trong Hội Thông Thiên Học là nhóm cứu trợ vô h́nh được thành lập có tổ chức và bắt tay vào việc. Lúc đầu nhóm nầy gồm có những người c̣n sống, quyết định dùng thời giờ của ḿnh trong giấc ngủ của thể xác để làm công việc đó; nhưng không bao lâu, họ qui tụ chung quanh họ một số đông những người đă chết nhưng chưa hề nghĩ đến công việc nầy bao giờ. Trước đó, những người mới bước qua cơi Trung giới phần nhiều đều tự xoay sở lấy, trừ phi họ được thân nhân tiếp đón và d́u dắt họ trong cuộc đời mới ở bên kia cửa Tử. Thí dụ một người mẹ đă chết vẫn c̣n trông nom những đứa con c̣n sống, và nếu một thời gian sau, có đứa con nào chết th́ người mẹ sẽ giúp đỡ người ấy bằng đủ mọi cách mà bà ấy có thể. Thường th́ những người tốt bụng trong số những người đă chết sẽ giúp cho những người khác những điều kinh nghiệm và hiểu biết của họ khi cần phải giúp đỡ. Ở những nền văn minh cổ, mà người ta có tập quán sống chung trong đại gia đ́nh th́ ít khi người ta không gặp một thân nhân cần đến sự giúp đỡ ở bên kia cửa Tử. Những kinh sách Ấn Độ thường nói đến tầm quan trọng của sự liên hệ gia đ́nh, và những bổn phận cùng sự liên lạc trong gia đ́nh vẫn c̣n tiếp tục trong những cơi vô h́nh sau khi chết. Đại khái, t́nh trạng ở cơi Trung giới cũng giống như một xứ không có bệnh viện, trường học hay công sở chi cả, nơi đó có nhiều người bị đau khổ, và trong những thời kỳ tai biến hay chiến tranh, th́ sự đau khổ ấy c̣n tăng lên rất nhiều.
Trích quyển CHƠN SƯ VÀ THÁNH ĐẠO của C. W. LEADBEATER (Dịch giả NGUYỄN HỮU KIỆT) HẾT
Thông Thiên Học là Khoa Học của linh hồn.
Thông Thiên Học là Minh Triết Cổ Truyền được tŕnh bày lại theo thời
đại hiện nay Phương pháp có khác nhau, tư tưởng có khác nhau, cách thức có khác nhau, th́ việc làm của chúng ta mới linh động chớ không suy giảm, miễn hành vi ấy có t́nh thương dẩn dắt và ḷng nhân ái xét soi. (Annie Besant)
Hội Thông Thiên Học là một tổ chức quốc
tế, với ư nghĩa rộng răi của từ, mà hội viên thuộc tất cả các giống
dân, tín ngưỡng và ư kiến khác nhau nhưng họ hợp tác làm việc với
nhau cùng chung một mục đích:
sự tiến bộ của nhân loại -
Nhưng với danh nghĩa
là Hội, Hội
hoàn toàn không thuộc
về
bất cứ
quốc gia nào hoặc
đảng phái chính trị nào.
Nếu mọi viên sỏi đều trở thành một viên hồng
ngọc vô giá th́ viên sỏi và hồng ngọc ắt có giá trị giống như nhau.
Xin dắt tôi từ cõi
gỉa đến cõi CHƠN, Cái Trí là tay đại phá hoại Sự Thật. (Tiếng Nói Vô Thinh)
Bạn hãy nhớ rằng: mọi việc khổ não trên thế gian đều là tạm thời, bổn phận của bạn phải luôn luôn vui vẻ và giữ ḷng thanh tịnh. Bởi vì chính bạn với Đường Đạo phải trở nên một. Đường Đạo tức là bạn. Bạn bước trên Đường Đạo mà không cần nghĩ tới nó, và bạn cũng không thể rời nó được nữa. Bạn là Chơn Thần, bạn đă quyết định như vậy. Nếu bạn lìa bỏ nó tức là bạn lìa bỏ chính bạn vậy. Có minh triết bạn mới có thể giúp đời, c̣n ư chí để dắt dẫn sự minh triết, và từ ái lại gây ra ư chí. Ấy là những điều kiện mà bạn cần phải có. Ư chí, minh triết, từ ái là ba trạng thái của Đức Thượng Đế. Nếu bạn muốn hiến ḿnh phụng sự Ngài, th́ bạn phải biểu lộ ba trạng thái ấy trong thế gian này. (Dưới Chân Thầy) xem tiếp
Để làm quen với quan niệm của
Thông Thiên Học mời các bạn đọc những tác phẩm sau:
Thông
Thiên Học Khái Lược
Chân Nhân Và Các Hạ Thể
Dưới Chân Thầy
THÔNG THIÊN HỌC THẾ GIỚI
Hội Thông Thiên Học Được Thành Lập 7-11-1875
Bản quyền Copyright @
www.thongthienhoc.com 2001
|
HOME sách TIỂU SỬ BẢN TIN H̀NH ẢNH thIỀN BÀI VỞ THƠ gifts TẾT 2006 BOOKS MAGAZINES