Không Tôn Giáo Nào Cao Hơn Chân Lư

 HOME T̀M HIỂU  NHẬP MÔN  sách  TIỂU SỬ   BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN  BÀI VỞ  THƠ   gifts  TẾT 2006  NỮ THẦN ISIS

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS

(ISIS UNVEILED)

Chìa khóa cốt lõi của những bí nhiệm xưa và nay

KHOA HỌC VÀ THẦN HỌC

Tác giả H. P. Blavatsky

Thư ký Thông tín Hội Thông Thiên Học

Bản Dịch : Chơn Như  2012

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS

“Đây là một tác phẩm tràn đầy Niềm tin”    MONTAIGNE

 

xem tiếp chương2  chương3

Xem tiếp các chương khác

 

QUYỂN I – KHOA HỌC

Tác giả xin kính dâng bộ sách này cho Hội Thông Thiên Học, được sáng lập ở New York, năm 1875 sau Công nguyên, ĐỂ HỘI NGHIÊN CỨU NHỮNG ĐỀ TÀI MÀ BỘ SÁCH BÀN TỚI

 

Chú Thích của Nhà Xuất bản

Ấn bản này là ấn bản in lại trung thực bộ sách Vén Màn Bí Mật Nữ Thần Isis thoạt đầu được xuất bản ở New York vào năm 1877. Phần Chỉ Mục đã được mở rộng nhất nhiều, lại có thêm một Phụ lục bao gồm Chỉ Mục về tài liệu tham khảo với những công trình và tác giả được trích dẫn cùng với hai bài báo do H.P.B bàn về việc viết bộ sách Vén Màn Bí Mật Nữ Thần Isis: “Các thuyết về Luân hồi và các vong linh” (1886) và “Các tác phẩm của tôi” (1891).

 

VÉN MÀN NỮ THẦN ISIS (*)[1]

ĐƯỢC VIẾT NHƯ THẾ NÀO

 

Nếu một bộ sách có thể được coi như đánh dấu một giai  đoạn lịch sử, th́ đó hẳn là bộ sách này. Xét về một phương đầu tiên của Darwin trên một phương diện khác. Cả hai đều là những gịng thủy triều lên cao trong trào lưu tư tưởng cận đại: mỗi bộ sách này đều có tác dụng tảo trừ những điều dị đoan sống sượng của khoa thần học và thay thế đức tin nơi phép lạ bằng sự tin tưởng nơi định luật thiên nhiên. Tuy vậy, trường hợp khởi đầu viết bộ sách này cũng rất đơn giản và b́nh thường chứ không có ǵ đặc biệt.

       Một ngày nọ vào mùa hè năm 1875, bà HPB đưa cho tôi xem vài tờ bản thảo của bà viết, và nói:

      “ Tôi viết cái này đêm hôm qua, do “ LỊNH DẠY “, nhưng để dùng làm ǵ th́ tôi không biết. Có thể dùng làm một bài báo, có thể để làm sách, cũng có thể để không làm ǵ cả. Tuy  nhiên, tôi viết v́ tuân lệnh dạy mà thôi.”

      Rồi đó, bà cất bản thảo đó vào một hộc tủ, và không nói ǵ đến nó nữa trong một thời gian. Nhưng ít tháng sau đó, bà đi Syracuse (New York) thăm hai người bạn mới là ông bà Corson, giáo sư trường Đại Học Cornell, và tiếp tục công việc viết lách. Bà viết thư cho tôi biết đó sẽ là quyển sách nói về lịch sử và triết học của các Đạo Phái phương Đông, và những mối tương quan giữa các Đạo Phái ấy với những môn phái của thời đại bấy giờ. Bà cho biết rằng bà viết về những vấn đề mà bà chưa bao giờ học, và chú thích những quyển sách mà bà chưa từng đọc qua trong đời bà. Bà cho biết thêm rằng, để kiểm chứng những điều bà viết, Giáo Sư Corson đă so sánh những đoạn chú thích của bà với những bộ sách cổ điển trong thư viện của trường Đại Học, th́ thấy là đúng.

      Khi bà trở về New York, bà không chăm chú lắm vào công việc này, mà chỉ viết một cách rời rạc, không liên tục. Nhưng độ một hay hai tháng sau việc thành lập Hội Thông Thiên Học, bà và tôi cùng thuê một ngôi nhà hai tầng ở đường 34th West, bà ở tầng dưới, tôi ở tầng lầu trên, từ đó trở đi công việc viết bộ Isis mới được thực hiện liên tục không gián đoạn cho đến khi hoàn thành vào năm 1877.

       Trong suốt cuộc đời bà, bà chưa từng viết văn viết sách bao giờ, tuy thế tôi không thấy một nhà văn hay nhà báo nào có thể làm việc một cách dẻo dai bền bỉ và hăng say như bà. Mỗi ngày, bà ngồi vào bàn viết từ sáng mai cho đến khuya, tôi với bà không bao giờ đi ngủ trước hai giờ sáng. Lúc ban ngày, tôi phải làm việc nghề nghiệp riêng của tôi, nhưng luôn luôn sau bữa cơm chiều là chúng tôi ngồi chung lại một bàn và làm việc chẳng khác nào như người ta làm giờ phụ trội để t́m sống, cho dến khi thân xác mỏi mệt bắt buộc chúng tôi phải nghỉ.

       Thật là một kinh nghiệm quư báu cho tôi. Trong khoảng gần hai năm đó, tôi đă học hỏi được rất nhiều điều mà đáng lẽ người ta phải dành trọn cả một đời người để đọc sách và suy gẫm mới có thể đạt được. Tôi không phải chỉ làm công việc của một người ghi chép hay sửa bài, mà bà làm cho tôi trở thành một cộng tác viên. Bà làm cho tôi phải sử dụng tất cả  những ǵ tôi đă đọc và suy tư, và kích thích bộ óc của tôi làm việc để t́m giải đáp cho những vấn đề mới mà bà đặt ra cho tôi trên địa hạt Huyền Môn và siêu h́nh. Những vấn đề này hoàn toàn vượt ngoài sự học hỏi và tầm kiến thức của tôi, mà tôi chỉ có thể hiểu được lần lần khi trực giác của tôi được khai mở và phát triển nhờ bởi phương pháp cưỡng ép đó.

       Bà không viết theo một chương tŕnh hay kế hoạch định sẵn, mà những ư kiến từ đâu tuôn tràn xuyên qua trí óc bà như gịng suối chảy không ngừng, trường lưu bất tận. Có khi  bà đang viết về đấng Phạm Thiên (Brahma), một lát sau đó bà đă xoay qua vấn đề hiện tượng diện khí của Babinet. Trong một lúc, bà trịnh trọng chú thích lời của Đạo Sư Porphyry, kế đó bà liền trích dẫn một đoạn văn rút trong một tờ báo hằng ngày, hay trong một tập văn thư mới in mà tôi vừa đem về nhà. Có khi bà đang ca tụng những đặc tính toàn thiện của Chân Sư, nhưng một lúc sau bà đă chuyển vận toàn lực để công kích nặng nề Giáo Sư Tyndall hay vài nhà học giả nào đó mà bà ghét nhất, bằng những cú búa nẩy lửa!

       Nếu bà không có một kế hoạch nhất định, phải chăng điều ấy chứng tỏ rằng công việc soạn sách này không phải do bà dự định từ trước, mà bà chỉ là một đường vận hà để cho trào lưu tư tưởng mới mẻ độc đáo này tác dộng ảnh hưởng đến t́nh trạng ứ đọng của sự sinh hoạt tâm linh đương thời? Như một phần việc huấn luyện cho tôi, thỉnh thoảng bà yêu cầu tôi viết một đoạn về một đề tài đặc biệt nào đó, và gợi ư cho tôi về những điểm quan trọng cần khai triển, hoặc bà để cho tôi tự viết lấy với sự cố gắng tối đa để sử dụng năng khiếu trực giác của tôi. Khi tôi đă viết xong, nếu đoạn văn ấy không được bà vừa ḷng, bà thường tỏ dấu bất măn bằng cách nói nặng lời, và gọi tôi bằng những danh từ không đẹp có tính cách khích động ḷng tự ái đến mức có thể giết người! Nhưng khi tôi định xé bỏ đoạn văn vô phước ấy, th́ bà liền giật ngay lấy từ trên tay tôi để dùng ở một chương khác sau khi đă sửa chữa lại vài chỗ, và tôi lại bắt tay vào việc.

      Kể từ ngày tên tuổi bà xuất hiện lần đầu tiên trên mặt báo Daily Graphic, năm 1874 và suốt thời gian lưu trú tại Mỹ Quốc, bà luôn luôn có khách đến viếng. Nếu trong số quan khách, ngẫu nhiên có người nào hiểu biết tinh tường về một vấn đề nào đó liên quan đến ngành hoạt động của bà, bà liền tiếp xúc riêng với người ấy và nếu có thể được, bà nhờ y viết lại những quan điểm hay kư ức của y trên giấy trắng mực đen để dùng trong quyển sách của bà. Trong số những trường hợp thuộc về loại này, có bài tường thuật của ông O’Sullivan về một cuộc biểu diễn phương thuật trong một buổi họp đàn tại Paris; sự diễn tả lư thú những cuộc lễ nhập môn huyền bí của giống dân Druses xứ Liban, cùng những bài vở hấp dẫn của Bác Sĩ A. Wilder, và nhiều người khác nữa đă đóng góp vào, làm cho bộ sách này càng tăng thêm phần giá trị với những tài liệu vô cùng dồi dào phong phú.

      Tôi biết một vị mục sư Do Thái đă từng trải qua nhiều giờ và nhiều đêm để thảo luận về Huyền Môn Kabala với bà, và nghe chính y thú nhận rằng tuy y đă từng khảo cứu phần bí truyền của tôn giáo y trong ba mươi năm, nhưng bà đă dạy y những điều mà y chưa từng nghĩ đến, và đă làm sáng tỏ những đoạn kinh mà chính những bậc thầy của y cũng không hiểu nổi! Vậy chứ những kiến thức thâm sâu huyền diệu đó, bà đă học được ở đâu, hồi nào, và do đâu mà có?

      Tất nhiên không phải do các bà quản gia đă dạy bà học hồi c̣n thơ ấu ở nước Nga; cũng không phải do một vị giáo sĩ hay thầy học nào quen thuộc trong gia đ́nh; cũng không phải bà đă học trên những chuyến tàu hay xe lửa trong khi bà đi châu du thiên hạ kể từ năm mười lăm tuổi; cũng không phải ở một trường trung học hay đại học nào, v́ bà không hề thi tốt nghiệp ở một trường học nào cả; cũng không phải ở những thư viện lớn trên thế giới. Nhận xét qua những cuộc đàm thoại và nhugn74 thói quen của bà trước khi bà bắt tay vào công việc trước tác khổng lồ này, th́ bà không hề học hỏi qua những vấn đề ấy bao giờ dù rằng xuất xứ từ đâu. Nhưng khi bà cần đến những tài liệu đó, th́ bà có sẵn, và trong những lúc cảm hứng dồi dào nhất, th́ bà làm cho những nhà thông thái phải khâm phục về kiến thức sâu rộng, cũng như bà làm cho cử tọa quan khách phải ngạc nhiên về tài hùng biện lưu loát cùng sự châm biếm hài hước và trí óc thông minh tế nhị của bà.

       Trong khi chúng tôi cùng làm việc chung, tôi sửa chữa mỗi chương bản thảo viết tay của bà nhiều lần, và mỗi chương  sắp chữ in; tôi viết nhiều đoạn giùm cho bà, thường là viết lại thành câu những ư nghĩ của bà cho đúng văn phạm Anh Ngữ; tôi giúp bà t́m những lời trích dẫn trong các sách, và làm những việc phụ thuộc khác. C̣n th́ quyển sách vốn là công tŕnh của bà, nói về việc làm trên phương diện hữu vi, thuộc cơi giới vật chất hữu h́nh, và bà phải nhận lănh tất cả về sự khen chê về những khuyết điểm hay ưu  điểm của nó.

       Bộ “ Vén Màn Isis “ đă ghi dấu một thế hệ lịch sử, và khi viết bộ sách ấy, bà cũng giúp cho tôi học hỏi được rất nhiều giáo lư Huyền Môn, và chuẩn bị cho tôi có đủ khả năng để hoạt động truyền bá giáo lư Thông Thiên Học trong trên hai mươi năm. Vậy bà HPB đă lấy tài liệu ở đâu để viết bộ sách đó, mà phần nhiều người ta không thể t́m thấy trong những sách vở ở các thư viện? Xin nói ngay rằng đó là do sự hỗ trợ của phần vô vi, một phần do sự giao cảm huyền diệu với các đấng Chân Sư, và một phần là do bà tra cứu tài liệu trong cơi vô h́nh, dược phản ảnh trên chất Tinh Quang (Akasha) hay Tiên Thiên Khí Ảnh, tức là kho Kư Ức của Thiên Nhiên trong Càn Khôn Vũ Trụ.

      Làm sao tôi biết được điều này? Đó là nhờ tôi đă cộng tác với bà trong hai năm để viết bộ “Vén Màn ISIS”, và nhiều năm sau nữa để soạn những bộ sách khác như “Giáo Lư Bí  Truyền” (Doctrine Secrète),v…v…

      Theo dơi mọi động tác của bà trong khi làm việc là một kinh nghiệm hiếm có và khó quên. Chúng tôi thường ngồi đối diện nhau bên một cái bàn lớn, và tôi có thể thấy rơ mọi cử chỉ của bà. Bà viết thao thao trên một trang giấy, bỗng nhiên  bà ngừng lại, ngước mặt lên nh́n vào không gian với đôi mắt trống không của nhà linh thị sử dụng cặp mắt thần, đoạn, bà thâu ngắn tầm nhăn quang như để nh́n vào một vật vô h́nh trong khoảng không ở trước mặt, và bắt đầu chép những ǵ bà đă thấy. Khi đă chép xong đoạn văn chú thích, đôi mắt bà trở lại khí sắc b́nh thường, và bà tiếp tục viết cho đến khi bà ngừng lại một lần nữa giống y như trước.

      Tôi c̣n nhớ rơ hai lần tôi được nh́n thấy và cầm trên tay những quyển sách lạ mà bà làm cho hiện h́nh trước mắt tôi để tôi kiểm chứng lại bản thảo, khi tôi từ chối không chịu phê nhận để đưa lên máy in v́ có chỗ tôi c̣n nghi ngờ là không đúng. Tôi nói:

      “ Tôi không thể phê nhận câu chú thích này, v́ tôi chắc là bà đă chép sai”. Bà nói:

     “Không sao, vậy là đúng; hăy cứ để nguyên như thế”.

     Tôi từ chối, sau cùng bà nói:

    “Vậy ông hăy ngồi yên trong một phút, để tôi tra lại”.

    Khi đó cái nh́n trống không lại xuất hiện trên cặp mắt bà; độ một lát, bà chỉ về phía cái kệ đặt nơi góc pḥng, và nói bằng một giọng trống rỗng:

     “Ḱa, nh́n xem”.

     Kế đó bà trở lại khí sắc b́nh thường:

    “Đấy, ở chỗ ấy đấy. Ông hăy tra lại xem!”

     Tôi bước lại chỗ cái kệ và thấy hai quyển sách lạ mà tôi biết chắc là trước đó không hề có trong nhà. Tôi phối kiểm câu chú thích của bà HPB với đoạn văn trong sách, chỉ cho bà thấy chỗ chép sai, sửa lại bản thảo, và theo lời bà yêu cầu, đem hai quyển sách để lại chỗ cũ. Tôi trở lại bàn ngồi làm  việc, và sau đó một lúc, tôi quay lại nh́n ngay chỗ cái kệ, th́ thấy hai quyển sách đă biến mất! Sau khi tôi kể lại chuyện này, những kẻ hoài nghi ngu dốt có thể nghi ngờ sự sáng suốt lành mạnh của tôi; tôi hy vọng nó sẽ hữu ích cho họ. Sự việc này lại tái diễn một lần thừ hai trong trường hợp tương tự, nhưng lần này quyển sách không biến mất mà vẫn c̣n ở lại với chúng tôi cho đến ngày nay.

 

----------

     

Bản nháp viết tay của bà HPB có nhiều khi rất khác biệt nhau một cách rơ rệt. Tuồng chữ của bà có một tính cách lạ lung đặc biệt, mà người nào đă từng quen đọc tuồng chữ ấy luôn luôn có thể nhận ra ngay là chữ viết của bà. Tuy nhiên, nếu quan sát kỹ lưỡng, người ta sẽ phát hiện ra ít nhất ba hay bốn lối viết khác nhau tuy rằng của một tuồng chữ và mỗi lối viết như thế kéo dài trên nhiều trang giấy, trước khi đổi qua lối viết khác.

     Một lối viết đó của bà HPB nét chữ rất nhỏ nhưng đều đặn; một lối khác nét đậm và tự do phóng túng; một lối khác nữa nét vừa phải và dễ đọc; và một lối nữa chữ viết rất tháu và khó đọc. Về cách hành văn cũng vậy, những lối chữ khác biệt như trên cũng kèm theo với sự sai biệt về văn phạm Anh Ngữ. Có khi tôi phải sửa chữa nhiều chỗ trong một gịng chữ, nhưng lại có khi tôi có thể thông qua suốt nhiều trang mà không cần sửa chữa một chữ nào. Hoàn toàn nhất là những trang bản thảo được viết thay cho bà trong khi bà ngủ. Một thí dụ điển h́nh là đoạn đầu của Chương nói về nền văn minh cổ Ai Cập ( Q.I, Ch. 14 ). Đêm đó, như thường lệ chúng tôi làm việc đến hai giờ sáng, cả hai đều mệt nhoài, bèn ngưng công việc để vừa hút thuốc vừa mạn đàm trước khi chia tay. Bà th́ hầu như ngủ gật ngay trên ghế bành, c̣n tôi chúc bà yên giấc và lui về pḥng tôi trên lầu. Sáng hôm sau, khi tôi đă ăn điểm tâm xong và bước xuống pḥng khách, bà đưa cho tôi xem một chồng bản thảo độ ba mươi đến bốn mươi trang giấy viết tay bằng tuồng chữ của bà, mà bà nói rằng của vị Chân Sư X…. viết cho bà đêm qua. Tập bản thảo đó hoàn toàn về tất cả mọi phương diện, và được đưa lên khuôn mà không cần phải duyệt xét lại.

      Có điều lạ, là mỗi lần có sự khác biệt những tuồng chữ viết như thế đều xảy ra sau khi bà HPB rời khơi pḥng độ một lúc, hay bước vào trạng thái xuất thần khi đó đôi mắt trống rỗng của bà nh́n vào cơi xa xăm nào và lại trở về trạng thái b́nh thường ngay sau đó. Ngoài ra, c̣n có một sự thay đổi rơ rệt về cá tính, tác phong, giọng nói, cử chỉ và trên hết mọi sự, về tính khí thất thường: khi bà rời khỏi pḥng, bà là một nhân vật như thế nào đó; một lát sau khi trở lại chỗ ngồi, bà lại là một nhân vật khác. Khác đây không phải nói là bà thay đổi cái thể xác hữu h́nh, mà khác về cử chỉ, tác phong, ngôn ngữ, cách điệu; cũng khác về sự linh mẫn của trí óc, về quan điểm đối với sự đời, khác về cách sử dụng Anh ngữ, và có điều này rất đặc biệt, là khác hẳn về khí chất: khi sáng sủa lành mạnh bà có vẻ từ bi, khả ái như thiên thần; và trong những cơn khủng hoảng thịnh nộ, th́ lại…trái ngược hẳn.

       Có khi tôi viết lại thành câu không đúng như ư bà muốn tŕnh bày, bà kiên nhẫn bỏ qua một cách ưu ái, vô tư; những lúc khác, v́ một lỗi lầm nhỏ nhặt không đáng kể, bà dường như nổi cơn thịnh nộ và muốn thủ tiêu tôi ngay tại chỗ! Những cơn bạo khí đó đôi khi có thể giải thích bởi t́nh trạng sức khỏe của bà, và đó chỉ là sự thường t́nh, nhưng lư do đó cũng không đủ vững để giải thích vài cơn giận dữ khác. B́nh phẩm về tính cách bất thường này của bà HPB, ông Sinnet (Phó Hội Trưởng Hội Thông Thiên Học) viết:

      “BÀ HẲN LÀ KHÔNG CÓ NHỮNG ĐỨC TÍNH MÀ NGƯỜI TA TRÔNG ĐỢI NƠI MỘT VỊ ĐẠO SƯ. LÀM SAO MÀ BÀ LẠI VỪA CÓ TINH THẦN CỦA MỘT TRIẾT GIA, TỪ BỎ CUỘC ĐỜI THẾ GIAN ĐỂ DỐC L̉NG TẦM ĐẠO, NHƯNG DỒNG THỜI LẠI CÓ THỂ   RƠI VÀO NHỮNG CƠN NÓNG GIẬN V̀ NHỮNG SỰ BỰC M̀NH NHỎ NHẶT KHÔNG ĐÂU, ĐÓ LÀ MỘT ĐIỀU BÍ HIỂM RẤT KHÓ HIỂU ĐỐI VỚI CHÚNG TA,V…V….”

       Tuy nhiên, hăy giả thiết rằng khi mà xác thân của bà được một bậc hiền giả thánh đức sử dụng, th́ nó bắt buộc phải hành động với sự b́nh tĩnh, điềm nhiên của nhà hiền giả, c̣n nếu không, th́ không, chừng đó điều bí hiểm kai đă được giải đáp. Chính bà đă diễn tả kinh nghiệm huyền linh này khi viết bộ “Vén Màn Isis”, trong một bức thư gởi về cho gia đ́nh như sau:

      “KHI TÔI VIẾT BỘ ISIS, TÔI VIẾT RẤT DỄ DÀNG ĐẾN NỖI ĐÓ KHÔNG PHẢI LÀ MỘT SỰ KHÓ NHỌC NỮA, MÀ LÀ MỘT ĐIỀU VUI THÍCH THẬT SỰ. CÓ G̀ ĐÂU MÀ NGƯỜI TA KHEN TẶNG TÔI? KHI ĐƯỢC LỆNH DẠY TÔI VIẾT,TÔI NGỒI XUỐNG VÀ VÂNG THEO LỜI, VÀ KHI ĐÓ TÔI CÓ THỂ VIẾT DỄ DÀNG VỀ BẤT CỨ VẤN ĐỀ G̀: SIÊU H̀NH HỌC, TÂM LƯ HỌC, TRIẾT HỌC, TÔN GIÁO, VẠN VẬT HỌC, TỰ NHIÊN HỌC, VÀ V…V….TÔI KHÔNG HỀ TỰ ĐẶT NGHI VẤN: “TÔI CÓ THỂ VIẾT VỀ VẤN ĐỀ NÀY CHĂNG?”, HAY LÀ: “TÔI CÓ ĐỦ SỨC VIẾT CHĂNG?”, MÀ TÔI CHỈ NGỒI XUỐNG VÀ VIẾT, VẬY THÔI. BỞI V̀ CÓ MỘT ĐẤNG TOÀN THÔNG, BIẾT HẾT CẢ MỌI SỰ, ĐỌC CHO TÔI VIẾT. ĐÓ LÀ SƯ PHỤ TÔI, VÀ ĐÔI KHI CŨNG CÓ NHỮNG VỊ CHÂN SƯ KHÁC NỮA MÀ TÔI ĐƯỢC BIẾT TRONG NHỮNG CHUYẾN ĐI NGAO DU THIÊN HẠ TỪ NHIỀU NĂM VỀ TRƯỚC…..MỖI KHI TÔI VIẾT VỀ MỘT ĐỀ TÀI MÀ TÔI CHỈ BIẾT ÍT, HOẶC KHÔNG BIẾT G̀ CẢ, TÔI BÈN KÊU GỌI ĐẾN CÁC NGÀI, VÀ MỘT VỊ CHÂN SƯ GIÚP NGUỒN CẢM HỨNG CHO TÔI, NGHĨA LÀ NGÀI ĐỂ CHO TÔI CHÉP NHỮNG G̀ TÔI NH̀N THẤY TRONG CÁC BỘ SÁCH CỔ TỰ HAY CHỮ IN HIỆN RA TRƯỚC MẮT TÔI TRONG KHÔNG GIAN, TRONG KHI ĐÓ TÔI HOÀN TOÀN THỨC TỈNH, VÀ KHÔNG HỀ MÊ MUỘI DẦU CHỈ TRONG CHỐC LÁT”.

      Có lần bà viết thư cho chị ruột bà ở Nga là bà Veracũng về vấn đề ấy như sau:

      “CHỊ CÓ THỂ KHÔNG TIN TÔI, NHƯNG TÔI CHO CHỊ BIẾT RẰNG KHI TÔI NÓI ĐIỀU NÀY, TÔI CHỈ NÓI SỰ THẬT. TÔI CHỈ BẬN RỘN, KHÔNG PHẢI VỚI BỘ “ VÉN MÀN ISIS “, MÀ CHÍNH LÀ VỚI NỮ THẦN ISIS VẬY. TÔI SỐNG TRONG MỘT CẢNH GIỚI MÊ LY TRƯỜNG CỬU, MỘT CUỘC SỐNG TRONG CẢNH GIỚI LINH ẢNH THƯỜNG XUYÊN LUÔN LUÔN THỨC TỈNH VỚI ĐÔI MẮT MỞ LỚN VÀ TUYỆT NHIÊN KHÔNG CÓ G̀ LÀM PHỈNH LỪA NHỮNG GIÁC QUAN CỦA TÔI! TÔI NGỒI VÀ THEO DƠI THƯỜNG XUYÊN VỊ NỮ THẦN AI CẬP. VÀ TRONG KHI NỮ THẦN PHƠI BÀY TRƯỚC MẮT TÔI CÁI Ư NGHĨA ẨN DẤU CỦA NHỮNG ĐIỀU BÍ NHIỆM ĐĂ BỊ MẤT ĐI TỪ LÂU ĐỜI, VÀ BỨC MÀN CHE DẤU CÀNG TRỞ NÊN MỎNG DẦN VÀ THƯA DẦN VỚI GIỜ PHÚT TRÔI QUA, RỒI TỪ TỪ RƠI XUỐNG TRƯỚC MẮT TÔI, TÔI NÍN THỞ TRONG CƠN KINH NGẠC VÀ KHÔNG C̉N TIN NƠI NHỮNG GIÁC QUAN CỦA TÔI!...

       ….TRONG NHIỀU NĂM LIÊN TIẾP, ĐỂ CHO TÔI KHÔNG QUÊN NHỮNG G̀ TÔI ĐĂ HỌC(*),[2] TÔI ĐƯỢC LÀM CHO THẤY THƯỜNG XUYÊN NGAY TRƯỚC MẮT TÔI TẤT CẢ NHỮNG G̀ TÔI CẦN THẤY.

      BẰNG CÁCH ĐÓ, BẤT CỨ NGÀY ĐÊM, NHỮNG H̀NH ẢNH CỦA QUÁ KHỨ LUÔN LUÔN ĐƯỢC TR̀NH DIỄN LINH ĐỘNG TRƯỚC NHĂN QUANG TÂM LINH CỦA TÔI. TỪ TỪ CHẬM RĂI, VÀ NỐI TIẾP NHAU TRONG IM LẶNG GIỐNG NHƯ NHỮNG H̀NH ẢNH CỦA MỘT CUỐN PHIM CHỚP BÓNG DIỆU HUYỀN, NHỮNG BIẾN CỐ LỊCH SỬ TỪ THẾ KỶ NÀY ĐẾN THẾ KỶ KHÁC XUẤT HIỆN NGAY TRƯỚC MẮT TÔI….TÔI ĐƯỢC KHUYẾN KHÍCH NỐI LIỀN NHỮNG THẾ HỆ ĐÓ VỚI VÀI BIẾN CỐ QUAN TRỌNG KHÁC, VÀ TÔI BIẾT RẰNG KHÔNG THỂ CÓ SỰ SAI LẦM. CÁC CHỦNG TỘC VÀ QUỐC GIA, NHỮNG XỨ SỞ VÀ THÀNH PHỐ CỦA MỘT THẾ KỶ QUÁ KHỨ NÀO ĐÓ XUẤT HIỆN, RỒI LU MỜ DẦN VÀ BIỆT TÍCH TRONG MỘT THẾ KỶ KHÁC MÀ THỜI ĐIỂM

CHÍNH XÁC ĐƯỢC CHÂN SƯ CHO TÔI BIẾT…..

       DĨ VĂNG MẬP MỜ CỦA THỜI CỔ XƯA BIẾN THÀNH NHỮNG THỜI KỲ LỊCH SỬ, NHỮNG HUYỀN THOẠI ĐƯỢC GIẢI  THÍCH BẰNG NHỮNG BIẾN CỐ VÀ NHÂN VẬT THẬT SỰ ĐĂ  TỪNG SỐNG TRONG CÁC THỜI KỲ ĐÓ; MỖI BIẾN CỐ QUAN TRỌNG VÀ THƯỜNG LÀ KHÔNG QUAN TRỌNG, MỖI CUỘC CÁCH MẠNG, MỘT TRANG MỚI LẬT QUA TRONG QUYỂN SÁCH CỦA ĐỜI NGƯỜI VÀ CỦA CÁC QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI ĐỀU LƯU LẠI DẤU VẾT NHƯ CHỤP ẢNH VÀ DƯỜNG NHƯ ĐƯỢC KHẮC IN TRONG TRÍ TÔI VỚI NHỮNG MÀU SẮC RƠ RỆT KHÔNG THỂ PHAI MỜ…

      …..TÔI NÓI MỘT CÁCH NGHIÊM CHỈNH CHO CHỊ BIẾT RẰNG TÔI ĐƯỢC TRỢ GIÚP. VÀ NGƯỜI TRỢ GIÚP TÔI ĐÓ LÀ SƯ PHỤ CỦA TÔI”.

      Trong một bức thư gởi về nhà cho bà cô ruột, bà cho biết rằng:

       “KHI SƯ PHỤ TÔI VẮNG MẶT V̀ BẬN RỘN VỚI NHỮNG CÔNG VIỆC KHÁC, NGÀI LÀM THỨC ĐỘNG CHÂN NGĂ CỦA TÔI ĐỂ VIẾT THAY CHO NGÀI…. NHỮNG LÚC ĐÓ, KHÔNG PHẢI LÀ TÔI VIẾT NỮA MÀ CHÂN NGĂ CỦA TÔI SUY TƯ VÀ VIẾT THAY CHO TÔI. CÔ THỬ NGHĨ XEM, TÔI ĐÂU CÓ HỌC LỰC UYÊN THÂM BAO GIỜ MÀ VIẾT ĐƯỢC NHỮNG VẤN ĐỀ ẤY. VẬY TH̀ NHỮNG KIẾN THỨC ĐÓ CỦA TÔI DO ĐÂU MÀ RA?......” Trong những thư khác gởi về cho gia đ́nh, bà cũng nh́n nhận rằng có những lúc bà được các Chân Sư mượn xác để viết giúp bà. Các ngài cũng dùng phương pháp đó để dạy Đạo cho tôi qua cửa miệng của bà, và đưa ra những giáo lư thâm sâu mà bà không hề biết được mảy may trong trạng thái b́nh thường. Chúng tôi đă cùng nhau làm việc trong nhiều tháng và đă sản xuất được trên 870 trang bản thảo, th́ một ngày nọ bà HPB hỏi tôi rằng, để thi hành ư muốn của Chân Sư, tôi có sẵn ḷng chăng để bắt đầu làm lại tất cả! Tôi c̣n nhớ rơ cơn xúc động mạnh mà việc ấy đă gây cho tôi, khi nghĩ rằng tất cả những tuần lễ nhọc nhằn lao khổ thức đêm làm việc, với bao nhiêu cơn song gió ồ ạt trên phương diện tinh thần, rốt cuộc chỉ là con số không! Tuy nhiên, v́ ḷng kính yêu và biết ơn của tôi đối với các đấng Chân Sư vốn tuyệt đối và vô biên, v́ các ngài đă cho tôi cái đặc ân cùng chia xẻ công việc của các ngài, nên tôi vui ḷng chấp nhận và chúng tôi lại bắt đầu làm lại hết tất cả. Quyết định ấy rất thuận lợi cho tôi, v́ nó chứng tỏ ḷng trung kiên và nhất trí của tôi với bà HPB, nên tôi được thọ lănh một phần thưởng tâm linh dồi dào. Những nguyên tắc Huyền Môn được các ngài giải thích cho tôi biết, vô  số những thí dụ điển h́nh được tŕnh bày cho tôi thấy bằng những hiện tượng thần thông, tôi được trợ giúp để tự ḿnh thí nghiệm lấy những điều đă học hỏi, được giao tiếp với nhiều vị Chân Sư, và nói chung, tôi được chuẩn bị đầy đủ cho một công việc đại sự lớn lao trong tương lai mà hồi ấy tôi không thể ngờ trước được, nhưng về sau đă trở thành một vấn đề lịch sử.

       Người ta thường nói thật là một điều rất lạ lung, và rất khó hiểu, khi thấy rằng trong số tất cả những người đă trợ giúp vào phong trào Thông Thiên Học, thường là với những hy sinh lớn lao nhất, tôi lại là người duy nhất được cái ân sủng có những mối liên hệ và tiếp xúc cá nhân với các đấng Chân Sư, đến nỗi sự hiện diện của các ngài vốn là một vấn đề mà tôi biết rơ một cách thật sự chảng khác nào như sự hiện hữu của những người trong gia đ́nh hay bạn bè thân quyến của tôi. Chính tôi cũng không giải thích được điều đó. Tôi biết những ǵ tôi biết, chứ không biết rằng tại sao nhiều bạn đồng môn của  tôi không được như vậy.

       Nhiều người đă nói cho tôi biết rằng họ đặt đức tin nơi các đấng Chân Sư nhờ bởi sự chứng minh chắc chắn và không thể nghi ngờ qua kinh nghiệm bản thân của tôi, nó cũng bổ  túc thêm vào những lời tuyên bố của bà HPB. Có lẽ tôi được cái đặc ân đó bởi v́ tôi phải phóng con thuyền Thông Thiên Học cùng với bà HPB cho các đấng Chân Sư của bà, và lái con thuyền đó xuyên qua bao nhiêu những cơn giông tố băo bùng, khi mà chỉ có một sự hiểu biết chắc chắn về cái căn bản lành mạnh của phong trào này mới có thể làm cho tôi bám sát lấy nhiệm sở và giữ vững vai tṛ của tôi cho đến cùng.

 

MỘT VÀI GIẢ THUYẾT

       Chúng ta hăy thử phân tích trạng thái tinh thần của bà HPB khi bà viết bộ sách “ VÉN MÀN ISIS “, để t́m cách giải thích những sự khác biệt rơ rệt về cá tính, tuồng chữ, và tâm trạng của bà như đă tường thuật ở trên.

      Tôi không thể chứng minh đến mức độ nào, bà HPB đă viết bộ sách trên qua cá tính phức tạp của bà, nhưng tôi nghĩ rằng có điều hiển nhiên và không thể chối căi là bà đă nghiền ngẫm và tiêu hóa tất cả những tài liệu trong đó cũng như nó là của chính bà viết ra, chứ không phải chỉ là những kiến thức mượn tạm từ bên ngoài.

       Thật không ǵ dễ bằng tránh né toàn bộ sự việc phân tích để t́m hiểu, và kết bè với những người cho rằng bà HPB được nguồn cảm hứng thiêng liêng, không hề có sự lỡ lầm, mâu thuẫn, sai sót hay sơ hở nào; nhưng tôi không thể làm như vậy, v́ tôi biết bà quá rơ, và chỉ muốn tŕnh bày sự thật.       Sau khi khảo sát về trường hợp này, người ta không khỏi nhận thấy rằng ít nhất có những giả thuyết sau đây được nêu ra:

      1. Bộ sách VÉN MÀN ISIS phải chăng được một vị Chân Sư đọc cho bà viết như một người thư kư biên chép lại một cách tỉ mỉ, cẩn thận và công phu?

      2. Do Chân Ngă của bà viết ra trong khi cơ thể bà bị hoàn toàn chế ngự?

      3. Bà viết trong trạng thái một người đồng tử được các đấng Chân Sư mượn xác?

      4. Dưới ảnh hưởng một phần của những trạng thái kể trên?     

      5. Như một đồng tử thông thường, chịu ảnh hưởng kiểm chế của những vong linh khuất mặt?

      6. Do nhiều cá tính tiềm ẩn và tác động luân phiên nhau của bà viết ra?           

      7. Bà chỉ là một phụ nữ b́nh thường như mọi người, không chịu một ảnh hưởng kiểm chế ám ảnh hay một nguồn cảm hứng tâm linh nào đến từ bên ngoài, trong trạng thái tỉnh táo thông thường, và không có ǵ khác biệt với bất cứ một nhà văn nào làm một công việc soạn sách thuộc loại này.

I

GIẢ THUYẾT THỨ BẢY

      

Chúng ta hăy bắt đầu với giả thuyết sau cùng. Mọi người sẽ thấy ngay rằng xét về tŕnh độ học thức và văn hóa của bà HPB , th́ bà không bao giờ có thể là một học giả uyên bác, hay một “ con mọt sách “. Những tập hồi kư về cuộc đời bà, do gia đ́nh bà truyền lại cho nhà viết tiểu sử bà là ông A.P.Sinnett, và cho tôi, cho thấy rằng hồi thuở thiếu thời, bà là một người học tṛ khó dạy, không hề thích đọc những loại sách vở đứng đắn, khô khan, không thích giao du với những người học rộng, cũng không hề bước chân đến các thư viện: bà vốn là mối hoang mang kinh khủng cho các bà quản gia, mối thất vọng cho họ hàng thân quyến, thích nổi loạn chống lại tất cả những sự g̣ bó chật hẹp của phong tục hay quy ước xă hội thông thường. Trong thời kỳ thơ ấu, bà thích làm bạn với những TINH LINH NGŨ HÀNH và những vong linh khuất mặt ở cơi âm, bà trải qua nhiều ngày và nhiều tuần như vậy để giao tiếp với họ. Bà cũng thường hay chơi những tṛ ngỗ nghịch, rắn mắt đối với người lớn, và nhờ có những năng khiếu thần thông ngay từ thuở nhỏ, nên có khi bà cũng nói phăng ra những điều bí mật riêng tư của họ làm cho họ phải giật ḿnh.

       Bà không hề gia nhập một hội nghiên cứu khoa học hay khảo cứu bất cứ một ngành học thuật nào, và chưa từng viết sách. Bà chỉ đi t́m các vị pháp sư, phù thủy ở những xứ mọi rợ và bán khai, không phải để đọc sách vở ( không hề có ) của họ, mà để học hỏi về ngành tâm lư thực dụng. Nói tóm lại, bà không phải là một người ưa thích văn chương trước khi viết bộ VÉN MÀN ISIS.

    Những sự khác biệt và tương phản rơ rệt giữa những đoạn văn có khi vụng về lủng củng và có khi hầu như tuyệt tác của bà, chứng minh rằng không phải chỉ có một trí lực duy nhất tác động để viết bộ sách này. Những tuồng cữ khác nhau, sự sai biệt về cách suy luận, cách hành văn và những sắc thái khác biệt nhau của mỗi đoạn văn đều xác nhận điều đó.

                  

 II  GIẢ THUYẾT THỨ SÁU

     

Bây giờ chúng ta hăy xét đến giả thuyết thứ sáu, cho rằng quyển sách ấy được viết ra bởi nhiều cá tính khác nhau của bà HPB, hay nhiều tầng lớp tâm thức cá nhân của bà, có thể luân phiên nhau xuất hiện từ trạng thái tiềm ẩn để bước vào trạng thái hoạt động.

      Về vấn đề này, những sự khảo sát t́m ṭi của các giới liên hệ đương thời vẫn chưa tiến bộ đến mức giúp cho chúng ta có thể nói một cách dứt khoát. Trong quyển “ NHỮNG GIAI THOẠI TRONG CUỘC ĐỜI BÀ BLAVATSKY “, ông Sinnett có trích dẫn một đoạn văn của bà diễn tả một “ đời sống song đôi “ mà bà đă trải qua trong một cơn bệnh sốt khi bà c̣n là một thiếu nữ ở Mingrelia:

 

     MỖI KHI CÓ NGƯỜI GỌI TÊN TÔI, TÔI MỞ MẮT RA VÀ TRỞ LẠI BẢN THỂ HAY CÁ TÍNH CỦA CHÍNH TÔI, TRONG TỪNG CHI TIẾT. TUY NHIÊN, SAU ĐÓ KHI TÔI ĐƯỢC ĐỂ YÊN MỘT M̀NH, TÔI LẠI RƠI VÀO TRẠNG THÁI MỘNG MƠ THƯỜNG NHẬT CỦA TÔI, VÀ TÔI TRỞ THÀNH MỘT NGƯỜI KHÁC (BÀ HPB KHÔNG NÓI NGƯỜI ẤY LÀ AI )…..

      NHỮNG KHI TÔI ĐANG NÓI CHUYỆN TRONG CUỘC SỐNG MỘNG MƠ NÓI TRÊN, NẾU TÔI BỊ GIÁN ĐOẠN NỬA CHỪNG V̀ CÓ NGƯỜI GỌI TÊN TÔI, VÀO LÚC MÀ TÔI HAY NHỮNG NGƯỜI KHUẤT MẶT TRONG LÚC ĐÓ MỚI NÓI ĐƯỢC NỬA CÂU VÀ TÔI MỞ MẮT RA ĐỂ ĐÁP LỜI KÊU GỌI, TH̀ TÔI THƯỜNG TRẢ LỜI MỘT CÁCH RẤT SÁNG SUỐT VÀ HIỂU BIẾT TẤT CẢ MỌI SỰ, V̀ TÔI KHÔNG HỀ MÊ MUỘI. NHƯNG KHI TÔI VỪA NHẮM MẮT LẠI, TH̀ CÂU NÓI BỊ GIÁN ĐOẠN NỬA CHỪNG KHI NĂY, ĐƯỢC TIẾP TỤC BỞI “ CÁI NGĂ THỨ NH̀ “ CỦA TÔI, ĐÚNG VÀO CHỮ HAY CHÍ ĐẾN NỬA CHỮ MÀ CÂU NÓI BỊ NGẮT NGANG.

      KHI TÔI THỨC TỈNH VÀ TRỞ VỀ BẢN THỂ, TÔI NHỚ RƠ RẰNG TÔI LÀ AI TRONG CÁI BẢN NGĂ THỨ NH̀, CÙNG TẤT CẢ NHỮNG SỰ VIỆC XẢY RA VÀ TÔI ĐANG LÀM G̀ LÚC ẤY. KHI TÔI LÀ MỘT NGƯỜI KHÁC TRONG TRẠNG THÁI MỘNG MƠ, TH̀ TÔI LÀ CÁI NHÂN VẬT MÀ TÔI TRỞ THÀNH, VÀ TÔI KHÔNG HỀ BIẾT H .B. BLAVATSKY LÀ AI! KHI ẤY TÔI Ở MỘT XỨ HOÀN TOÀN XA LẠ, CÓ MỘT CÁ TÍNH HOÀN TOÀN KHÁC HẲN, VÀ KHÔNG CÓ LIÊN HỆ G̀ ĐẾN ĐỜI SỐNG CỦA TÔI TRONG HIỆN TẠI”.

     Xét về những sự việc kể trên, người ta có thể nói rằng nhân vật HPB duy nhất, chính là cái thực thể tâm linh ngự trong cái xác phàm của bà, c̣n cái “người khác” kia vốn không phải bà HPB, mà chỉ là một thực thể khác có một mối liên quan bí hiểm không giải thích được, với bà và xác phàm của bà. Thật vậy, người ta được biết có những trường hợp mà cái NGĂ THỨ NH̀ biểu lộ những sở thích và tài năng hoàn toàn xa lạ đối với cái NGĂ b́nh thường của đương sự. Giáo Sư Barrett có thuật chuyện người con trai của một vị linh mục ở khu vực bắc Luân Đôn, sau một cơn bệnh nặng, bèn trở nên hai nhân vật khác nhau. Cái “ngă thứ nh́” không biết đến cha mẹ của y, không nhớ những việc quá khứ, tự gọi ḿnh bằng một cái tên khác, và điều đáng kể hơn nữa, là y phát triển tài năng về âm nhạc, mà trước đó y không hề có chút nào.

      Có nhiều trường hợp mà cái “ngă thứ nh́” thay chân cái ngă b́nh thường, tự gọi bằng một cái tên khác và có một trí nhớ đặc biệt về những kinh nghiệm riêng của nó. Trong trường hợp cô Lurancy Vennum mà mọi người đều biết, thể xác của cô hoàn toàn bị chế ngự bởi linh hồn thoát xác của một thiếu nữ khác tên Mary Roff, cô này đă chết từ mười hai năm trước. Dưới sự thay hồn đổi xác này, cá tính của cô Vennum hoàn toàn khác biệt hẳn khi xưa. Cô nhớ rơ tất cả những ǵ đă xảy ra trong đời của cô Mary Roff trước khi cô này qua đời, nhưng c̣n chính những cha mẹ, người thân quyến và bạn bè của cô lại trở nên những người hoàn toàn xa lạ. Hiện tượng này kéo dài gần bốn tháng. Việc nhập xác này đối với cô Mary Roff lại rất tự nhiên đến nỗi cô không thấy ǵ khác biệt với cái thể xác của chính cô khi cô sinh ra đời gần ba mươi năm về trước.

      Ngoài ra, người ta c̣n thuật chuyện cái “ngă thứ nh́” của một cô gái tên Mary Reynold, xuất hiện từ năm cô mười tám tuổi và kéo dài đến bốn mươi ba năm cho đến khi cô thọ được đến sáu mươi mốt tuổi, xen với những giai đoạn trung gian khi cô trở về trạng thái b́nh thường. Trong khoảng hai mươi lăm năm cuối cùng của cuộc đời, cô hoàn toàn ở trong trạng thái bất thường của cái “ngă thứ nh́”, trong khi đó cái ngă b́nh thường, tức con người thật của cô, đă bị xóa bỏ. Có  điều lạ lung là tất cả những ǵ cô biết trong cái “ngă thứ nh́” đều đă sở đắc được trong trạng thái đó. Cô bắt đầu cái đời sống thứ nh́ này vào năm cô mười tám tuổi (tuổi của thể xác), không hề biết tới Mary Reynold là ai và quên hết tất cả quá khứ; trạng thái thứ nh́ của cô chính là trạng thái của một trẻ sơ sinh. Tất cả những ǵ c̣n sót lại của dĩ văng, là cô chỉ biết thốt ra một vài tiếng, mà cô không hiểu ư nghĩa ǵ cả cho đến khi cô được dạy cho biết ư nghĩa của những chữ đó. Tôi có đọc sách và biết được ít nhiều về vấn đề đa h́nh đa dạng trong con người, nhưng không thấy có trường hợp nào mà cái ngă hay nhân vật thứ nh́ có thể chú thích những đoạn văn trong các sách, hay nói những tiếng ngoại ngữ mà chính đương sự không hề biết trong trạng thái b́nh thường. Tôi biết một nhà bác học ở Anh Quốc, đă quên hẳn tiếng mẹ đẻ v́ sống ở nước ngoài từ năm mười một tuổi mà không nói, hay nghe ai nói thứ tiếng ấy. Đến năm hai mươi chin tuổi, y mới bắt đầu học lại tiếng mẹ đẻ bằng cách dạy sinh ngữ và tự điển. Tuy nhiên, trong khi y cố gắng vật lộn với những nguyên tắc sơ đẳng của ngôn ngữ ấy, th́ y lại nói trôi chảy trong giấc ngủ. Nhưng trong trường hợp này, sự thông hiểu ngôn ngữ của y chỉ đắm ch́m trong cơi tiềm thức, hay kư ức ẩn tàng.

       Có trường hợp quen thuộc của một người nữ tỳ ngâm thơ ngoại ngữ trong trạng thái thụy du (đi trong giấc ngủ) và cũngthốt lên những câu văn Do Thái mà cô đă nghe một người chủ cũ ca vang lên từ nhiều năm trước.

       Nhưng không ai có thể đưa ra bằng chứng nào chỉ rằng bà HPB đă từng khảo cứu về những vấn đề bà viết trong bộ sách VÉN MÀN ISIS. Nếu bà không cố ư “đạo văn” một cách ư thức và cũng không hề học hỏi những vấn đề ấy bao giờ th́ làm sao những kiến thức đó có thể đến với bà trên giả thuyết rằng bộ sách ấy được viết bởi một HPB thứ nh́ hay HPB thứ ba?

Ở đây, tôi chỉ muốn tạm cứu xét vấn đề đa h́nh đa dạng của con người trên giả thuyết rằng bà HPB có thể viết bộ sách VÉN MÀN ISIS với không có sự trợ giúp nào khác hơn là những cá tính riêng của bà. Bởi đó, chúng ta không cần phải đi sâu hơn vào một vấn đề mà muốn hiểu biết rơ người ta phải tham khảo những giáo lư Huyền Môn của Ấn Độ.

       Đạo lư cổ truyền của Ấn Độ dạy rằng Chân Ngă con người có khả năng thấy và biết tất cả khi y đă trút bỏ cái gánh nặng của bức màn che ám cuối cùng thuộc về tâm thức vật chất hồng trần. Và cái kiến thức đó sẽ đến với y một cách  tuần tự khi mà những lớp màn xác thịt trọng trược càng ngày   càng được vén lên.

      Trường hợp giáo chủ Hồi Giáo Mahomet vốn là một người thất học, lại có thể viết bộ Thánh Kinh Koran bằng chữ Ả Rập thuần túy, là một phép lạ lớn nhất chưa từng thấy. Đó là một  bằng chứng chỉ rằng Chân Ngă tâm linh của ông đă biểu lộ xuyên qua những chướng ngại của thể xác vật chất và trực tiếp thu nhận những kiến thức siêu việt từ cái nguồn gốc huyền diệu thuộc về cơi trên.

       Nếu bà HPB là một tu sĩ khổ hạnh chủ trị được cái phàm ngă và bộ óc suy luận của bà, nếu bà có thể viết Anh Ngữ thuần túy mà không hề sở đắc nó từ trước, nếu bà soạn bộ VÉN MÀN ISIS theo một kế hoạch rơ rang nhất định thay v́ sắp đặt các tài liệu một cách lộn xộn thiếu trật tự như bà đă làm, th́ tôi đă có thể nghĩ như trên và coi bộ sách quư giá ấy như một công tŕnh sáng tạo bởi cái Chân Ngă siêu việt của bà. Nhưng trên thực tế, tôi không thể làm như vậy, và tôi phải thông qua vấn đề ấy để xét qua những giả thuyết khác.

III

GIẢ THUYẾT THỨ NĂM

      

 Giả thuyết kế đó là phải chăng bà HPB viết bộ VÉN MÀN ISIS với tư cách một người đồng tử thông thường, nghĩa là dưới sự kiểm chế của những vong linh người chết? Tôi quả quyết rằng không. Nếu quả như vậy, th́ cái vong linh chế ngự thể xác của bà hẳn là tác động một cách khác hẳn với mọi thứ quyền năng đă được ghi nhận trong các sách vở, mà tôi đă từng chứng kiến trong nhiều năm kinh nghiệm và khảo cứu về phong trào Thần Linh Học. Tôi đă được biết nhiều đồng tử thuộc đủ mọi loại: đồng tử giáng ngôn, giáng bút, xuất thần, chữa bệnh, linh thị, làm các hiện tượng v…v….Tôi đă theo dơi cách làm việc của họ, tham dự các cuộc họp đàn và quan sát những triệu chứng nhập đồng của họ. Nhưng trường hợp của bà HPB hoàn toàn khác hẳn. Hầu hết tất cả những ǵ họ đă  làm bà đều có thể làm được tùy ư muốn, bất cứ ngày đêm, không cần phải họp đàn, chọn thành phần tham dự, hay áp đặt những điều kiện thông thường.

      Ngoài ra, tôi c̣n có bằng chứng rằng ít nhất vài Nhân Vật hợp tác với chúng tôi là những Người c̣n sống do bởi tôi đă nh́n thấy các Ngài trong thể xác phàm ở Ấn Độ, sau khi đă nh́n thấy các Ngài trong Thể Vía ở những nơi khác bên Âu  Mỹ, và tôi cũng đă nói chuyện với các Ngài. Các Ngài cho tôi biết rằng các Ngài không phải là những vong linh, mà là những người sống cùng tôi, và mỗi vị trong các Ngài đều có những đặc tính và khả năng riêng, nói tóm lại, là có cá tính riêng. Những quyền năng mà các Ngài đă sở đắc được, có ngày tôi cũng sẽ có; sớm hay muộn là tùy ở nơi tôi. Tôi không nên trông đợi một đặc ân nào, mà cũng như các Ngài, tôi phải tiến từng bước bằng sự cố gắng cá nhân.

      Một trong những vị cao cả nhất là bậc Thầy của hai vị Chân Sư mà quần chúng đă có dịp nghe nói đến, đă dạy tôi trong một bức thư đề ngày 22 tháng 6 năm 1875, như sau:

      “THỜI GIỜ ĐĂ ĐẾN ĐỂ CHO CON BIẾT TA LÀ AI. TA KHÔNG PHẢI LÀ MỘT LINH HỒN ĐĂ THOÁT XÁC, HỠI ĐỆ TỬ, MÀ LÀ MỘT NGƯỜI SỐNG, CÓ NHỮNG QUYỀN NĂNG MÀ CÓ NGÀY CON CŨNG SẼ ĐẠT TỚI. TA KHÔNG THỂ TIẾP XÚC VỚI CON BẰNG CÁCH NÀO KHÁC HƠN LÀ BẰNG TINH THẦN, V̀ HIỆN THỜI CHÚNG TA Ở CÁCH XA NHAU ĐẾN HẰNG NGÀN DẶM. HĂY KIÊN NHẪN VÀ LẠC QUAN, HỠI NGƯỜI PHỤNG SỰ TRUNG KIÊN CỦA QUẦN TIÊN HỘI THIÊNG LIÊNG! CON HĂY TIẾP TỤC CỐ GẮNG LÀM VIỆC, V̀ ĐỨC TỰ TIN LÀ YẾU TỐ MẠNH MẼ NHẤT ĐƯA ĐẾN SỰ THÀNH CÔNG. HĂY GIÚP ĐỠ NHỮNG KẺ THIẾU THỐN RỒI CHÍNH CON SẼ ĐƯỢC GIÚP ĐỠ, THEO SỰ TÁC ĐỘNG TRƯỜNG KỲ VÀ BẤT BIẾN CỦA LUẬT NHÂN QUẢ.”

      Như độc giả nhận thấy, Luật Nhân Quả đă được dạy cho tôi hầu như ngay từ lúc bắt đầu sự liên hệ giữa tôi với bà HPB và với các đấng Chân Sư.

      Tuy nhiên, mặc dù các sự việc kể trên chúng tôi đă được sự hợp tác của ít nhất một người khuất mặt, vốn là linh hốn của một trong những triết gia lỗi lạc nhất của thời cận đại, đă từng làm vẻ vang cho xứ sở ông và là một bông hoa ưu tú của nhân loại. Ông ta là một tín hữu của triết phái Platon (Bá Lạp Đồ) và tôi nghe nói rằng ông ta say mê học hỏi đến nỗi ông không thể tách rời khỏi quả Địa Cầu, mà ngồi trong một thư viện do ông tạo ra bằng tư tưởng trên cơi Trung Giới, đắm ch́m trong những cơn suy gẫm triết lư, quên hẳn gịng trôi chảy của thời gian, và chỉ nghĩ đến việc xoay chuyển trí óc con người theo chiều hướng đạo đức tâm linh. Nguyện vọng ấy không thu hút ông ta tái sinh trở lại cơi trần, mà thúc đẩy ông đi t́m những người có chí nguyện giống như các Chân Sư và đệ tử, muốn làm việc để truyền bá Chân Lư và bài trừ mê tín dị đoan. Tôi được ông cho biết rằng ông ta là một người tinh khiết và vô kỷ đến nỗi ông được sự kính nể của tất cả các vị Chân Sư. V́ không được can thiệp vào nghiệp quả của ông, nên các Ngài chỉ có thể để cho ông tự lực công phu để tự giải thoát khỏi những ảo ảnh của cơi Trung Giới, hầu tiến bước lên cơi tinh thần và tâm linh thuần túy theo đà tiến hóa tự nhiên. Phấn trí tuệ của ông được vận dụng mănh liệt vào việc suy luận triết lư đến nỗi phần tâm linh đă tạm thời bị tê liệt.

       Trong khi đó, th́ ông ta xuất hiện, sẵn sàng cộng tác với bà HPB để viết bộ sách lịch sử này, và đă đóng góp rất nhiều công lao vào những tiết mục có liên quan đến vấn đề triết học. Ông ta không có hiện h́nh để ngồi vào bàn viết với chúng tôi, cũng không mượn xác bà HPB như một đồng tử, mà chỉ nói chuyện với bà trên phương diện huyền linh, suốt nhiều giờ liên tiếp. Trong những cuộc giao tiếp đó, ông đọc cho bà viết, nhắc nhở bà về những loại sách nào cần phải chú thích, trả lời những câu hỏi của tôi về các vấn đề chi tiết, huấn dụ cho tôi về những vấn đề nguyên tắc, và đóng vai tṛ của một người thứ ba trong nhóm chúng tôi.

       Có lần  ông ta cho tôi bức chân dung của ông, một họa thô sơ vẽ bằng bút ch́ màu trên một tờ giấy mỏng, và đôi khi ông cũng có gởi cho tôi một thông điệp ngắn (bằng cách phóng xuất qua không gian) để nhắn nhủ tôi về vài việc riêng tư. Nói chung th́ mối liên hệ giữa ông với hai chúng tôi là một sự giao tiếp rất dịu dàng, thân mật với một người anh cả và một người thầy vô cùng uyên bác. Ông không hề nói một lời nào chỉ rằng ông tự coi như một vong linh khuất mặt, khác hơn một người sống và tôi nghe nói rằng ông ta vẫn không biết là ḿnh đă chết.

       Mặc dầu bác bỏ giả thuyết cho rằng bà HPB viết bộ VÉN MÀN ISIS với tư cách một đồng tử “ bị kiểm chế “, nhưng chúng ta đă thấy rằng vài đoạn trong sách ấy thật sự đă được một vong linh khuất mặt đọc cho bà viết: đó là một nhân vật lạ kỳ và độc đáo, nhưng vẫn là một linh hồn đă thoát xác. Phương pháp làm việc với ông ta như đă nói ở trên thật đúng như bà đă diễn tả trong một bức thư gởi về cho gia đ́nh, để giải thích bằng cách nào bà viết bộ sách ấy mà không hề có sự học hỏi, đào luyện trí óc từ trước.

       “Khi tôi ĐƯỢC LỊNH phải viết, tôi ngồi xuống và tuân lịnh. Khi đó, tôi có thể viết dễ dàng về bất cứ vấn đề ǵ: Siêu h́nh, Tâm lư, Triết, Tôn giáo Vạn vật, v.. v…. Tại sao? Bởi v́ có MỘT VỊ BIẾT TẤT CẢ đọc cho tôi viết. Đó là Sư Phụ tôi, và thỉnh thoảng cũng có những vị khác nữa mà tôi được biết trong những chuyến du hành từ nhiều năm về trước”.

       Đó chính là việc ǵ đă xảy ra giữa bà và vị triết nhân già của môn phái Platon (Bá Lạp Đồ), nhưng ông takhong6 phải là “sư phụ” bà, mà cũng không phải bà đă gặp ông ta trong những chuyến du hành trước đây v́ ông ta đă chết trước khi bà sinh ra đời (trong kiếp này). Như vậy, vấn đề được nêu ra là phải chăng vị tín hữu phái Bá Lạp Đồ nói trên quả thật là một linh hồn thoát xác, hay là một vị Chân Sư đă sống trong cái thể xác đó và dường như đă chết vào ngày 1 tháng 9 nắm 1687 nhưng thật ra th́ không?

      Đó hẳn là một vấn đề khó giải đáp. Xét v́ hoàn toàn  không thấy có những triệu chứng thông thường của vấn đề mượn xác đồng tử và xét v́ bà HPB chỉ đóng vai tṛ của người biên chép những ǵ vị triết gia đọc cho bà viết, chẳng khác nào như sự quan hệ giữa một nữ bí thư với vị Chủ Nhân, trừ ra việc ông Chủ Nhân ấy tôi không nh́n thấy mà bà nh́n thấy, th́ đó có vẻ dường như chúng tôi tiếp xúc với một người sống hơn là với một linh hồn đă thoát xác. Ông ta không hẳn là một vị Chân Sư, nhưng gần như thế hơn là bất cứ môt vai tṛ nào khác. C̣n nói về công việc viết sách VÉN MÀN ISIS, th́ phần việc của ông cũng giống như những phần khác khi mà người đọc, hay người viết tùy trường hợp, là một vị Chân Sư (GIẢ THUYẾT SỐ MỘT). Tôi nói người đọc, hay NGƯỜI VIẾT, và điều này cần được giải thích thêm.

       Trên đây có nói rằng tuồng chữ của bà HPB có nhiều khi khác biệt nhau, và cũng lại có nhiều lối viết khác nhau của một tuồng chữ duy nhất. Mỗi lần thay đổi tuồng chữ như thế đều đi kèm với một sự khác biệt rơ rệt về cử chỉ, tác phong, sắc diện và khả năng văn chương của bà HPB. Khi bà tự lực cố gắng làm việc với khả năng của chính ḿnh, th́ điều đó rất dễ nhận thấy v́ nó biểu lộ qua cách hành văn lung túng, vụng về của một người mới tập sự viết lách, chưa được huấn luyện thuần thục về công tác này. Những khi đó th́ bản thảo của bà đưa qua cho tôi duyệt xét lại, có dẫy đầy những lỗi lầm sai sót, và sau khi nó được biến thành những trang có đầy những chỗ gạch nát, thêm bớt, những gịng xen kẽ, xóa bỏ, sửa chữa về chính tả và văn phạm, tôi phải đọc cho bà viết lại từ đầu (GIẢ THUYẾT SỐ BẢY).

      Không bao lâu, tôi được biết rằng những đấng Cao Cả khác cũng sử dụng thể xác của bà HPB để giáng ngôn, giáng bút. Mỗi lần mượn xác bà như vậy, các Ngài không hề nói rơ rằng: “Tôi là vị nọ….hay vị kia”, hay “Đây là Chân Sư A….hay B….”. Điều đó không cần thiết sau khi chúng tôi đă làm việc chung với nhau trong một thời gian khá lâu dài để tôi có thể trở thành quen thuộc với mỗi cử chỉ, động tác, ngôn ngữ, khí chất và xúc cảm của bà. Mỗi lần các vị luân phiên nhập xác của bà, là có sự thay đổi rơ rệt như ban ngày về tính khí, cử chỉ, thái độ, v…v….của bà như vừa kể trên. Mỗi lần bà rời khỏi pḥng đi ra ngoài một lát rồi trở vào, tôi chỉ cần quan sát sơ qua những nét mặt và tác phong, cử chỉ của bà một chút để có thể tự nhắc thầm rằng: “Đây là Chân Sư X…,hay Y…,hay Z…”, và sự phỏng đoán của tôi đă được xác nhận bởi những sự việc xảy ra sau đó.

      Một trong những đấng ấy, mà tôi đă có lần gặp gỡ trong xác phàm, có bộ râu cằm và râu mép dài xoắn lại với bộ ria ở hai bên má theo lối Rajput. Ngài có thói quen vuốt râu mép mỗi khi suy tư: ngài làm như vậy một cách tự nhiên vô ư thức. Có những khi bà HPB để cho cá tính của bà tan biến dần và trở thành một Nhân Vật khác. Khi đó, tôi ngồi trước mặt bà và nhận thấy bà đưa tay lên cằm rồi từ từ làm những động tác dường như kéo bộ râu mép (không có thật) và xoắn tới xoắn lui trong những ngón tay của bà, với đôi mắt đăm chiêu và cái nh́n xa vắng. Một lát sau đó, đôi mắt ấy mới thâu ngắn tầm nhăn quang để lưu ư đến sự vật chung quanh: Nhân Vật có râu mép ngước mặt lên, nhận thấy tôi đang chăm chú theo dơi động tác của ngài, bèn lật đật bỏ tay xuống, và tiếp tục viết.

      Một Nhân Vật khác lại rất ghét Anh Ngữ đến nỗi Ngài chỉ nói chuyện với tôi bằng tiếng Pháp. Ngài có năng khiếu về nghệ thuật và rất thích thú say mê những phát minh cơ khí.

      Một Nhân Vật khác nữa thỉnh thoảng cũng xuất hiện (qua thể xác bà HPB) vẽ nguệch ngoạc những h́nh ảnh bằng bút ch́, và giáng bút thành những bài thơ hàm xúc mùi Đạo Vị thanh cao.

       Mỗi Nhân Vật đó đều có những đặc tính riêng biệt rơ rệt, và người ta có thể nhận ra ngay là vị nào mượn xác bà HPB vào một lúc nhất định, cũng như ta có thể phân biệt những bạn bè quen thuộc của ta trong đời sống hằng ngày. Một vị hay cười nói vui vẻ, ưa thích nói những chuyện vui và hay châm biếm hài hước. Một vị khác nói năng dè dặt, nghiêm chỉnh và rất lịch lăm uyên bác. Một vị khác có tác phong trầm tĩnh, kiên nhẫn và sẵn sàng giúp đỡ một cách đầy hảo ư. Một vị khác nữa luôn luôn thử thách và đôi khi rất khó tính. Một Nhân Vật khuất mặt luôn luôn sẵn ḷng đưa ra những sự giải thích triết lư và khoa học về những vấn đề mà tôi phải viết bằng cách làm những hiện tượng lạ lung để chứng minh, c̣n đối với một Nhân Vật khác nữa th́ thậm chí tôi cũng không dám nêu những vấn đề ấy ra hỏi Ngài.

      Một đêm nọ, tôi bị “chỉnh” một cách đau đớn. Trước đó mấy hôm, tôi có đem về hai cây bút ch́ loại mềm và tốt để dùng, tôi đưa một cây cho bà HPB và giữ lại một cây. Bà HPB có cái tật rất xấu là hay mượn những đồ dụng cụ văn pḥng, bút mực, bút ch́, tẩy (gôm), dao, kéo, v… v…mà quên trả lại cho “ khổ chủ “! Một khi bà đă dùng xong, bà bỏ vào hộc tủ của bà rồi chúng cứ nằm yên trong đó, bất chấp những lời phản đối của “nạn nhân”! Đêm đó, Nhân Vật có tâm hồn nghệ sĩ “giáng lâm “. Ngài vừa ngồi vẽ một đầu người trên một tờ giấy vừa nói chuyện với tôi về một đầu đề nào đó, rồi ngài bảo tôi đưa cho ngài mượn một cây bút ch́ khác. Khi ấy một tư tưởng liền thoáng qua trong trí tôi:

      “Nếu ḿnh cho mượn cây bút ch́, nó sẽ nằm gọn trong hộc tủ của bà, rồi ḿnh sẽ không c̣n cây bút ch́ nào khác để dùng “ Tôi không nói ra, mà chỉ nghĩ trong trí thôi, nhưng Nhân Vật giáng lâm nh́n tôi bằng một cái nh́n châm biếm, đưa tay vói lấy cái giỏ đựng bút trên bàn, để cây bút ch́ của ngài trong đó, dùng ngón tay mân mê nó một lúc, rồi th́….ơ ḱa, lạ thay, đột nhiên xuất hiện trong giỏ một chục cây viết ch́ cùng một hiệu và cùng một phẩm chất với cây kia! Ngài không nói một lời, cũng không them nh́n vào mặt tôi, nhưng việc ấy làm cho máu trong người tôi nhảy vọt lên hai màng tang và tôi cảm thấy hổ thẹn như tôi chưa từng bị như thế bao giờ trong đời!

      Dù sao chăng nữa, tôi không nghĩ rằng tôi đáng bị “chơi” một vố nặng như thế, xét v́ cái tật hay chiếm đoạt văn pḥng phẩm bất trị của bà HPB!

       Mỗi khi mà một trong những Nhân Vật ấy “giáng lâm”, th́ tuồng chữ viết của bà HPB lại biểu lộ những nét đặc thù giống y như tuồng chữ của lần trước khi mà đến phiên chính Nhân Vật ấy xuống bút để góp phần vào công tŕnh viết nên bộ sách vĩ đại này. Những lần đó, ngài viết những tiết mục đặc biệt thuộc về những đề tài sở trường của ngài, và thay v́ bà HPB đóng vai tṛ một nữ bí thư biên chép, th́ khi đó bà đă trở nên chính Nhân Vật ấy (GIẢ THUYẾT SỐ BA). Hồi đó, nếu có ai cầm đưa cho tôi bất cứ một trang bản thảo viết tay nào của bộ VÉN MÀN ISIS, tôi có thể nói ngay một cách quả quyết rằng đó là do vị nào viết ra. Như vậy th́ linh hồn bà HPB đi đâu trong những lúc đó, khi mà các ngài thay phiên nhau mượn xác của bà? Đó là một vấn đề bí hiểm, mà không phải ai cũng được nói cho biết. Độ gần hai năm sau khi bộ sách được phát hành, bà HPB có giải thích cho những người thân quyến trong gia đ́nh bà biết được điều bí mật ấy: những khi đó linh hồn bà không c̣n ở trong xác phàm, mà dường như chỉ quanh quẩn ở gần bên, hoàn toàn ư thức được mọi việc xảy ra, và theo dơi mọi động tác của các Nhân Vật khuất mặt đang sử dụng thể xác của bà.

      Theo chỗ tôi hiểu, th́ bà cho các vị mượn xác cũng ví như người ta cho mượn một cái máy đánh chữ, và xuất hồn đi  làm công tác ở cơi trên về phần vô vi, trong khi đó một nhóm các vị Chân Sư luân phiên nhau sử dụng thể xác của bà để  làm việc. Khi biết rằng tôi có thể phân biệt các ngài (xuyên qua xác phàm của bà HPB) và nhận ra tính chất riêng của mỗi vị, đến mức tôi đă đặt cho mỗi vị một biệt danh để dễ kêu gọi trong những cuộc nói chuyện riêng giữa chúng tôi, các ngài thường trịnh trọng nghiêng đầu hoặc thân mật vẫy tay từ giă tôi mỗi khi sắp rời khỏi pḥng và nhường chỗ cho vị kế tiếp. Đôi khi các ngài cũng nói chuyện với tôi về mỗi vị Chân Sư cũng ví như bạn bè nói chuyện với nhau về những người vắng mặt, bởi đó tôi cũng được biết ít nhiều về đời tư của các ngài.

      Tôi cũng xin nói rơ là chí đến những đấng Chân Sư cao cả nhất cũng không bao giờ muốn được suy tôn như những bậc toàn trí, toàn năng hay không thể lầm lỗi. Các ngài không hề biểu lộ mảy may ư muốn được tôi tôn sùng, thờ kính hay coi như thiêng liêng những ǵ các ngài viết qua thể xác bà HPB, hoặc đọc cho bà viết. Tôi được khuyến khích chỉ nên coi các ngài như mọi người thường, những người tuy minh triết hơn  và tiến hóa hơn tôi bội phần, nhưng đó chỉ là bởi v́ các ngài đă đi trước tôi trên con đường tiến hóa tự nhiên.

      Trước đây, tôi có nói về những đoạn trong bộ sách “VÉN MÀN ISIS” do chính bà HPB đích thân viết ra, những đoạn ấy đương nhiên là không xuất sắc bằng những trang do các Chân Sư viết thay cho bà. Điều ấy rất dễ hiểu, v́ trước đó bà HPB không hề có sự hiểu biết về loại này, làm sao bà có thể viết một cách chính xác về những vấn đề siêu h́nh, huyền bí, đ̣i hỏi một học lực uyên thâm và những kiến thức Huyền Môn siêu đẳng.

     Trong trạng thái b́nh thường, có khi bà đọc một quyển sách nào đó, đánh dấu những phần làm cho bà chú ư, viết về những đề tài tham khảo, viết sai , sửa chữa, thảo luận về những vấn đề đó với tôi, nhờ tôi viết lại, trợ giúp phần trực giác của tôi, nhờ các bạn Đạo cung cấp tài liệu, và cứ tiếp tục viết với sự cố gắng tối đa, khi mà không có một vị Chân Sư nào xuất  hiện để đáp ứng những sự kêu gọi trợ giúp tâm linh của bà. Lẽ tất nhiên, các Chân Sư không phải lúc nào cũng đến với chúng tôi.

      Bà viết rất nhiều và đưa ra nhiều tài liệu quư giá, v́ bà có một khả năng văn chương thiên phú; những trang sách bà viết không bao giờ nhàm chán hay vô vị, và bà cũng giỏi tuyệt luân về ba thứ sinh ngữ khi nào có sự trợ giúp quyền năng đầy đủ về phần thiêng liêng. Bà viết thư cho một thân nhân biết rằng khi Sư Phụ mắc bận rộn công việc khác, ngài để lại cho bà một vật để thay thế, và khi đó, chính “ Chân Ngă sáng suốt “ của bà suy tư và viết cho bà (GIẢ THUYẾT SỐ HAI ). Tôi không thể có ư kiến ǵ về vấn đề này, v́ tôi chưa từng quan sát bà trong trạng thái đó. Tôi chỉ biết rơ bà dưới ba khía cạnh, tức là:

      1._ Trong trạng thái phàm ngă như một phụ nữ b́nh thường,     

      2._ Khi thể xác của bà được các Chân Sư sử dụng; và     

     3._ Như một người biên chép những ǵ các Chân Sư đọc cho bà viết.     Có nhiều khi bà không hề bị mượn xác, kiểm chế hay được đọc cho viết bởi một vị Chân Sư nào, mà chỉ là bà HPB trong trạng thái b́nh thường, vẫn cố gắng đến mức tối đa để thực hiện công tác giao phó cho bà và thi hành sứ mạng. Tuy nhiên, mặc dù có sự trợ giúp của những Trí Lực hỗn hợp tác động từ bên ngoài, bộ sách “VÉN MÀN ISIS” và những công tŕnh khác của bà HPB đều có phảng phất những nét đặc thù độc đáo biểu lộ cá tính đặc biệt của bà.

 

MỘT KHÍ CỤ ĐẶC BIỆT

I

       Xét qua những ǵ đă tŕnh bày trước đây, người ta phải hiểu như thế nào về việc soạn bộ sách VÉN MÀN ISIS, và về vai tṛ của bà HPB? Đó hiển nhiên là một công tŕnh tập thể, do sự đóng góp của nhiều tác giả khác nhau, chứ không phải chỉ có một ḿnh bà HPB. Sự nhận xét riêng của tôi về vấn đề này cũng hoàn toàn phù hợp với sự giải thích trong những bức thư của bà gởi về cho gia đ́nh. Bà cho biết rằng tất cả những đoạn sách nói về những vấn đề mà trước đây bà chưa hề quen thuộc, đều được một vị Chân Sư đọc cho bà viết, hoặc do Chân Ngă của bà tác động xuyên qua bộ óc và bàn tay bà để viết ra. Vấn đề này thật vô cùng phức tạp, và người ta sẽ không bao giờ biết rơ sự thật về mức độ đóng góp nhiều ít thế nào của mỗi thành phần tham dự.

       Cá tính của bà HPB là cái khuôn mà tất cả mọi chất liệu đóng góp đều được đổ vào; cái cá tính ấy do bởi những khí chất, đặc điểm và thói tật riêng của nó, tác dộng ảnh hưởng đến phần h́nh thức và sắc thái biểu lộ của những chất liệu này cả trên phương diện thể chất lẫn tinh thần.

       Những vị Chân Sư luân phiên nhau mượn xác bà HPB chỉ làm thay đổi tuồng chữ của bà, chứ không viết bằng tuồng chữ riêng của các ngài. Cũng y như thế, khi sử dụng bộ óc của bà HPB, các ngài bắt buộc phải để cho nó tô màu những tư tưởng của các ngài, và sắp đặt những lời lẽ ngôn từ của các ngài theo một cách thức cố định đặc biệt của nó. Cũng như ánh sáng ban ngày đi xuyên qua những cửa kiếng màu ở các Nhà Thờ trở nên nhuộm màu của những tấm kiếng ấy, th́ những tư tưởng do các Chân Sư chuyển đạt xuyên qua bộ óc lạ lùng của bà HPB cũng phải bị thay đổi uốn nắn theo cách hành văn và cách tŕnh bày tư tưởng quen thuộc riêng của bà.

      Sự đồng thanh khí tự nhiên về phương diện tinh thần trí năo giữa vị khuất mặt vô h́nh và người bị mượn xác càng chặt chẽ mật thiết, th́ sự kiểm chế càng dễ dàng hơn, văn chương lưu loát hơn, và bút pháp cũng điêu luyện hơn. Một thí dụ diển h́nh là tôi nhận thấy rằng những khi bà HPB lâm vào trạng thái nóng nảy đến cực điểm, th́ các Chân Sư ít khi mượn xác bà để làm việc trừ ra Sư Phụ của bà, v́ ư chí sắt thép của ngài c̣n mạnh mẽ hơn bà nhiều, c̣n những vị khác hiền ḥa hơn th́ luôn luôn tránh né chứ không lại gần.

      Lẽ tự nhiên, tôi hỏi rằng tại sao các Chân Sư không dùng biện pháp thường xuyên chế ngự cái khí chất táo tợn của bà, để làm cho bà luôn luôn trở thành một nhà hiền giả điềm đạm, trầm tĩnh như những khi bà được đặt dưới sự kiểm chế của vài đấng Cao Cả. Tôi được trả lời rằng một biện pháp như vậy chắc chắn sẽ làm cho bà chết bất ngờ v́ đứt gân máu trong óc. Thể xác của bà được sinh độngbởi một tinh thần dũng mănh táo cấp, một tính khí bạo tợn không hề bị kềm chế từ khi c̣n nhỏ, và nếu cái khí lực thặng dư thái quá đó không được để cho có lối thoát ra ngoài, th́ điều ấy hẳn phải đưa đến một hậu quả khốc hại.

      Đó là cái khí chất độc đáo của bà HPB, và bà đă có nhiều lần nói với tôi rằng bà không muốn bị chế ngự bởi bất cứ một quyền lực nào trên thế gian hay ngoài Trái Đất! Bà chỉ tôn kính các đấng Chân Sư, tuy nhiên thậm chí đối với các ngài, đôi khi bà cũng tỏ ra cương cường bất khuất đến nỗi, như đă nói ở trên, những vị có tính chất dịu dàng ôn ḥa hơn không thể, hay không chịu, đến gần bà. Bà cũng cho tôi biết rằng việc đặt ḿnh vào một trạng thái tinh thần thích nghi để có thể giao tiếp dễ dàng và thường xuyên với các Chân Sư, đă đ̣i hỏi ở nơi bà một sự cố gắng tự chủ ráo riết đến mức tuyệt vọng trong nhiều năm liên tiếp. Thật không có ai đă từng bước vào đường Đạo với những chướng ngại khó khăn hơn và một tinh thần khắc kỷ gian lao hơn nữa.

      Lẽ tất nhiên, một bộ óc dễ bị khích động như vậy không phải là một dụng cụ thích nghi để thi hành cái sứ mạng vô cùng tinh tế được giao phó cho bà, nhưng các Chân Sư cho tôi biết rằng đó là cái khí cụ tốt nhất hiện hữu, và các ngài phải tận dụng mọi khả năng của nó với sự cố gắng tối đa. Đối với các ngài, th́ bà là hiện thân của sự trung thành và ḷng sùng tín, sẵn sàng dám làm và dám chịu tất cả v́ đại nghĩa. Bẩm sinh với những quyền năng thần thông thiên phú vượt trội hẳn tất cả mọi người cùng thế hệ với bà, và với một tấm ḷng hứng khởi nhiệt thành bốc lửa hầu như đi đến chỗ cuồng tín, bà có đủ đức tính trung kiên, bền vững, nhất tâm bất loạn. Điều này, phối hợp với một sự dẻo dai bền bỉ về thể chất đến một mức độ phi thường, làm cho bà trở thành một khí cụ vô cùng đắc lực, tuy rằng không phải dễ dạy dễ bảo, và có một khí chất bất trắc dị thường.

     Có một lư do tối hậu khác v́ sao các Chân Sư không dám kềm chế bà HPB để bắt buộc tính nết bà phải trở nên thuần thục dịu dàngtheo lư tưởng của một vị Hiền giả điềm nhiên và trầm tĩnh. Đó là bởi v́ làm như vậy tức là can thiệp một cách bất hợp pháp vào Nghiệp Quả cá nhân của bà. Cũng như mọi người, bà có một số lượng nghiệp duyên ràng buộc do hậu quả của lịch tŕnh tiến hóa của linh hồn. Chính cái Nghiệp Quả đó làm cho bà tái sinh trở lại kiếp này với một xác thân người nữ luôn luôn khích động ồ ạt, và như vậy bà có cơ hội đạt tới sự tiến bộ tâm linh bằng cách phải chiến đấu trường kỳ để làm chủ lấy nó. Nếu các Chân Sư trực tiếp can thiệp vào t́nh trạng đó bằng cách kềm hăm cái khí chất hung bạo và xóa bỏ những sự thiếu sót khác trong tâm linh của bà, th́ việc ấy sẽ rất tai hại cho bà mà không làm cho bà được tiến hóa thêm chút nào: đó chẳng khác nào như đặt một người thụ cảm dưới sự chế ngự thường xuyên bằng ư chí của một nhà thôi miên, hay đặt một người bệnh dưới ảnh hưởng tê liệt trường kỳ của chất ma túy. Có những lúc mà thể xác của bà không được các Chân Sư mượn tạm để làm việc, hoặc trí óc bà không bận rộn để viết những ǵ các Chân Sư đọc cho bà viết. Ít nhất là tôi nghĩ như vậy, nhưng đôi khi tôi cũng nghi ngờ rằng không một ai trong chúng tôi, là những người cộng sự với bà, đă từng biết rơ bà HPB trong trạng thái b́nh thường! Biết đâu chúng ta chỉ có tiếp xúc với một cái xác phàm được sinh động giả tạo, mà linh hồn đă thoát ly đi mất trong trận chiến Mentana khi bà bị tử thương trầm trọng do năm vết đâm hiểm nghèo bằng vũ khí sắc bén, sau đó bà được vớt xác ra khỏi một cái hố sâu và coi như đă chết?

      Giả thuyết ấy không phải là hoàn toàn vô lư, bởi v́ có một sự kiện lịch sử tương tự đă từng xảy ra. Đó là trường hợp của cô Mary Reynold, mà linh hồn đă thoát xác trong khoảng thời gian bốn mươi hai năm, trong khi đó thể xác của cô bị chiếm đóng bởi một nhân vật khác không hề hay biết ǵ về những kinh nghiệm và kư ức của cô trong mười tám năm qua trước khi có sự thay hồn đổi xác này.

      C̣n nói về trường hợp bà HPB, tôi không cả quyết mà chỉ lư luận thôi, v́ tôi không dám nói một cách chắc nịch rằng một kỳ nữ như bà là ai. Bà thật là một nhân vật kỳ bí đầy những yếu tố mâu thuẫn trái ngược, tuyệt đối không thể sắp hạng hay phân loại như bất cứ một người nào trong chúng ta là những nhân vật thường t́nh, đến nỗi v́ bản tính thận trọng, tôi phải dè dặt không thể đưa ra một lư luận nào có tính cách đề quyết, khẳng định. Bất cứ điều ǵ bà đă nói với tôi hay với một người nào khác, đối với tôi thật không đáng kể bao nhiêu, bởi v́ đă từng sống chung và cùng đi công tác lưu động với bà những bao lâu nay, và vẫn có mặt trong bao nhiêu những cuộc hội kiến của bà với những người khác, tôi đă từng nghe bà kể những chuyện vô cùng mâu thuẫn về cuộc đời bà. Đó là bởi v́ một lư do nghiêm trọng. Một thái độ dễ dăi, cởi mở với người đối thoại có thể làm cho bà vô t́nh tiết lộ nơi cư trú và bản chất, cá tính của các đấng Chân Sư cho những kẻ thế nhân phàm tục, mà những ư đồ riêng tư, ích kỷ cùng những sự quấy rầy, phiền nhiễu của họ đă từng làm cho các nhà đạo sĩ Yogi phải lánh ḿnh t́m nơi ẩn trú trên non cao rừng thẳm.

      Để giải quyết sự khó khăn ấy, bà đă chọn lấy một lối thoát dễ dàng là tự phát ngôn mâu thuẫn với ḿnh để làm cho tâm trí người đối thoại bị hoang mang mờ mịt. Xin kể một thí dụ: Bà đă có thể nói dễ dàng cho ông Sinnett (Phó Hội Trưởng Hội Thông Thiên Học ) biết rằng khi bà t́m cách đột nhập vào xứ Tây Tạng hồi năm 1854 xuyên qua xứ Bhutan hay Népal, bà đă bị Đại Úy ( hiện nay là Thiếu Tướng) Murray, chỉ huy biên khu thuộc địa phận ấy, bắt trở lại và đem về giữ trong nhà làm bạn với vợ ông ta trong một tháng. Nhưng bà không bao giờ kể lại chuyện ấy, và không một ai trong số những bè bạn thân hữu của bà đă từng nghe nói về việc này. Măi về sau, ông Edge và tôi mới được nghe câu chuyện ấy do chính Thiếu Tướng Murray kể lại vào ngày 3 tháng 3 vừa qua trên chuyến xe lửa từ Nalhati đi Calcutta, và tôi đă cho đăng trong tạp chí của Hội.

       C̣n nói về tuổi tác của bà, th́ bà kể đủ mọi thứ chuyện,nó làm cho bà lên đến hai mươi, bốn mươi, chí đến sáu mươi và bảy mươi tuổi cao hơn tuổi thật của bà. Chúng tôi c̣n giữ những thư từ văn kiện về chuyện này do những khách viếng thăm và những phóng viên các báo tường thuật lại sau những cuộc hội kiến riêng với bà, trong nhiều buổi diện kiến mà chính tôi có tham dự. Để tự bào chữa, bà nói với tôi rằng những Nhân Vật giáng lâm và ngự trong thể xác của bà trong những dịp đó đều có tuổi tác y như thế, và thế là bà nói không có sai, trong khi người đối thoại chỉ nh́n thấy có cái thể xác của bà và tưởng rằng câu chuyện bà nói chỉ áp dụng cho cái xác phàm đó mà thôi!

 

II

      

Trên đây tôi có dùng chữ “ám ảnh” (obsession), nhưng tôi biết rơ sự thiếu sót ư nghĩa của nó trong trường hợp này. Cả hai danh từ “ám ảnh” (obsession) và “chiếm hữu” (possession) đều được dùng để nói lên sự quấy phá một người c̣n sống bởi ma quỷ hay những vong linh bất hảo. Một người bị ám ảnh (obsession) là người bị quấy phá, hay vây phủ, c̣n một người bị chiếm hữu (possession) là người bị tà ma quỷ mị nhập xác, kiểm chế, ngự trị. Tôi tự hỏi những vị cố đạo thời xưa không đặt ra một danh từ tốt đẹp hơn để chỉ việc chiếm hữu, kiểm chế, ngự trị, hay nhập xác một người bởi những thần linh hay vong linh tốt lành? Nhưng điều ấy không giúp cho chúng ta được bao nhiêu trừ khi chúng ta không biết đến những trường hợp mà đôi khi thể xác bà HPB bị những thực thể khác chiếm đóng. Câu chuyện sau đây sẽ cho thấy đến mức độ nào.

      Một buổi chiều mùa hạ, bà HPB và tôi cùng có mặt trong văn pḥng làm việc của chúng tôi tại New York. Trời chưa tối, nên chúng tôi chưa thắp đèn lên. Bà ngồi gần bên cửa sổ, c̣n tôi đứng. Bỗng nhiên tôi nghe bà nói:

      “Hăy nh́n xem để học”

     Tôi day đầu nh́n lại và thấy một đám mây mù bốc lên từ đầu và vai của bà. Trong chốc lát, nó tượng h́nh một vị Chân Sư, vị này về sau đă cho tôi cái khăn bịt đầu lịch sử của ngài, nhưng lúc ấy th́ chỉ là một h́nh bóng như sương mờ. Mải chăm chú nh́n hiện tượng ấy, tôi đứng yên không cử động. Cái bóng chỉ tượng h́nh có nửa phần trên thân ḿnh, rồi lu mờ dần và biến mất; nó có được thu hồi trở về bên trong thể xác bà HPB hay không, th́ tôi cũng không biết. Bà ngồi yên như pho tượng trong đôi ba phút, sau đó bà thở dài một cái, trở lại trạng thái b́nh thường, và hỏi tôi có thấy ǵ không. Khi tôi yêu cầu bà giải thích hiện tượng ấy, th́ bà từ chối và nói rằng tôi phải khai mở trực giác để t́m hiểu những hiện tượng của cái thế giới mà tôi đang sống. Bà chỉ có thể giúp đỡ bằng cách cho tôi xem thấy những hiện tượng nọ kia, rồi để cho tôi tự t́m hiểu lấy tùy khả năng của ḿnh.

      Nhiều nhân chứng đă có thấy một hiện tượng khác nữa, nó có thể hoặc không chứng minh rằng những thực thể khác đôi khi cũng đă nhập xác bà HPB. Trong năm lần khác nhau, một lần để làm vui ḷng một vị nữ khách, và một lần cho em gái tôi là Mitchell, bà HPB đă gom trên đầu một lọn tóc mịn màu nâu lợt và dợn song của bà, rồi lấy kéo cắt và đưa cho một người trong chúng tôi. Nhưng lọn tóc ấy khi cắt ra th́ nó lại thô cứng, thẳng tuột và đen như huyền chứ không c̣n dợn song hay quăn chút nào, tức là tóc của người phương Đông hay người châu Á chứ không giống chút nào như những lọn tóc mịn như tơ, màu nâu lợt và dợn song của bà. Tôi c̣n cất giữ hai lọn tóc cắt ra từ trên đầu bà, cả hai đều đen như huyền và thô cứng hơn tóc bà rất nhiều, nhưng có một lọn lại thô cứng hơn lọn kia một cách rơ rệt. Lọn trước là tóc của người Ai Cập, c̣n lọn sau là tóc của người Ấn Độ. Hiện tượng này c̣n có cách giải thích nào khác hơn là giả thiết rằng những người đàn ông có hai lọn tóc đó đă thật sự nhập xác bà HPB trong hai lần khác nhau khi mà những lọn tóc ấy được cắt ra?

      Vấn đề nhập xác một người c̣n sống, bởi những người cũng c̣n sống, tuy là một việc hoàn toàn xa lạ đối với người Tây Phương đến nỗi họ không có một danh từ nào trong ngôn ngữ của họ để chỉ việc đó, vốn đă được biết rơ và định nghĩa ở Ấn Độ. Người Ấn gọi hiện tượng đó là Àvesa, tức là việc chiếm hữu, nhập xác, ngự trị xác thân của một người sống. Hiện tượng đó có hai loại: khi người đạo sĩ xuất vía ra khỏi thể xác ḿnh và nhập vào xác một người khác, đó gọi là svarupàvesa; c̣n khi nào người đạo sĩ dùng ư chí của ḿnh để tác động ảnh hưởng hoặc chế ngự thể xác của người khác để làm những việc hoàn toàn vượt ra ngoài khả năng của người kia, thí dụ như nói một tiếng ngoại ngữ chưa từng học, hiểu được những ngành học thuật không hề quen biết, đột nhiên tàng h́nh trước mắt mọi người, biến thành một vật h́nh thù đáng sợ, chẳng hạn như một con rắn hay một thú dữ, v…v…, th́ đó gọi là saktyàvesa.

     Cái quyền năng đó chỉ áp dụng cho sự tác động tâm linh giữa hai người c̣n sống, hay sự “nhiếp” tư tưởng và gây nguồn cảm hứng cho một người sống bởi một thực thể tâm linh có tŕnh độ cao hơn, chứ nó không nên bị hạ thấp ư nghĩa để chỉ việc nhập xác một đồng tử bởi một vong hồn người chết để tạo nên các hiện tượng. Trường hợp sau này gọi là “gràhana”, và vong hồn người chết được gọi là “graham”. Danh từ này cũng được dùng để chỉ việc nhập xác một người sống bởi một TINH LINH NGŨ HÀNH. Hiện tượng này cũng có hai trường hợp khác nhau. Sự nhập xác ấy có thể:

     a) TÁC ĐỘNG TỰ NHIÊN, do sự thu hút, hấp dẫn một tinh linh đến với người đồng tử.

     b) TÁC ĐỘNG CƯỠNG CHẾ, do sự cưỡng ép bằng ư chí của một vị thuật sĩ hay phù thủy biết rơ những chân ngôn thần chú để sai khiến các loại âm binh.

      Chúng tôi thấy trong Thánh Kinh Pàncharàtra Pàdma-samhita Charyàpada của Ấn Độ, chương 24, có những huấn thị đầy đủ về sự thực hành thuật nhập xác ( Avesa ) như sau:

      “Nay ta dạy cho người biết, hỡi hành giả, phương pháp nhập xác một người khác….Cái thể xác ấy phải được tinh khiết, tươi tốt, độ trung niên, có tất cả những tính chất tốt và không bị những chứng ác bệnh do tội lỗi gây ra (như bệnh cùi, bệnh phong t́nh,v…v…).Xác thân ấy phải là của người Bà La Môn hay người Kshatriya (thuộc giai cấp quư tộc).Nó phải được đặt ở một nơi vắng vẻ,(để tránh nguy cơ bị gián đoạn trong khi thực hành các nghi thức),mặt ngửa lên trời và hai chân duỗi thẳng. Ngồi một bên, ngươi phải giữ tư thế YOGASANA (một tư thế của pháp môn Yoga), nhưng trước khi đó, hỡi hành giả, ngươi phải đă có tập luyện cái quyền năng tập trung tư tưởng vào một mục tiêu nhất định. Thần thức (jiva) vốn ngự ở chỗ VĨ LƯ QUAN tức là Luân Xa nơi Rún (nàbhichakra), nó sáng rực như mặt trời, có h́nh dáng như con hạc (hamsa) (*)[3] và di chuyển dọc theo những đường vận hà Idâ và Pingala. Sauk hi nó đă được tượng h́nh con hạc (*) bằng cách tập trung tư tưởng theo pháp môn Yoga, nó sẽ thoát ra do hai lỗ mũi, và như một con chim, nó sẽ phóng ra ngoài không gian. Ngươi phải tập cho quen phép này, là phóng luồng Sinh Khí (Prâna) cho bay lên tới ngọn cây, đưa nó đi xa một dặm, hay năm dặm, hay hơn nữa, rồi thu hồi nó trở về thể xác ngươi xuyên qua hai lỗ mũi, và trả nó lại vị trí cũ ở Luân Xa nơi Rún. Phép này phải được tập luyện hằng ngày cho đến khi đạt tới mức tuyệt hảo”.

     Kế đó, sau khi đă sở đắc được cái bí thuật đó rồi, người đạo sĩ có thể thực nghiệm phép nhập xác. Khi đă ngồi theo tư thế nói trên, y mới rút luồng sinh khí (Prâna-jiva) ra khỏi thể xác y, và đem nó vào cái thể xác đă chọn làm mục tiêu do nơi hai lỗ mũi, dẫn nó đi xuống măi cho đến khi nó lọt vào bí quyệt vĩ lư quan hăy c̣n bỏ trống, rồi trụ nó vào Luân Xa nơi Rún, để cho người chết được phục hồi sinh khí và làm cho người ta thấy rằng y đă sống lại.

     Mọi người đều biết câu chuyện nhà Hiền Giả Sankarâ đă phục sinh cho cái xác chết của vua Amaraka ở thành Amritapura, do Mâdhava, nhà chép tiểu sử của ông thuật lại. Để trả lời những câu hỏi của Mandana Misra phu nhân về khoa học Ái T́nh, mà ông hoàn toàn mù tịt v́ ông vẫn sống độc thân từ khi c̣n nhỏ, nhà Hiền Giả hẹn sẽ giải thích đáp trong ṿng một tháng. Kế đó, trong một chuyến đi ngao du với các đệ tử đến gần thành Amritapura, ông nh́n thấy cái xác chết của nhà vua đặt nằm dưới gốc cây, giữa một đám thần dân vây chung quanh đang than khóc. Nghĩ rằng đây là một cơ hội tốt để thâu thập những kiến thức về t́nh dục mà ông c̣n thiếu sót, Đạo Sư Shankara bèn giao cái thể xác của ông cho các đệ tử coi sóc, rồi xuất vía rồi nhập vào xác chết của vua, làm cho nó hồi sinh trở lại giữa sự reo mừng của đám cận thần ở chung quanh. Kế đó, Đạo Sư được đưa trở về kinh đô, và trong một thời gian đă trải qua cuộc sống b́nh thường của một ông vua giữa những phi tần cung nữ trong tam cung lục viện và sau cùng ông đă giải đáp những câu hỏi về ái t́nh.

     Bộ sách SANKARAVIJAYA của nhà chép tiểu sử Mâdhava viết như sau:

     “SAU KHI RÚT LUỒNG SINH KHÍ (PRÂNA VAYU) TỪ ĐẦU CÁC NGÓN CHÂN TRỞ LÊN CHO THOÁT RA NGOÀI XUYÊN QUA NÊ HUỜN CUNG, TỨC LUÂN XA TRÊN ĐỈNH ĐẦU (BRAHMARÂNDHRA), ĐẠO SƯ SHANKARA MỚI TỪ TỪ, TỪNG GIAI ĐOẠN CHẬM RĂI, NHẬP VÀO XÁC CHẾT CỦA NHÀ VUA DO NÊ HUỜN CUNG VÀ CHIẾM ĐÓNG TRỌN VẸN TỪ ĐẦU ĐẾN CHÂN”.

      Nhân dịp soạn lại tập hồ sơ cũ,tôi đă t́m thấy một trang nhật kư cũ trong đó có ghi lại một cuộc đối thoại giữa tôi với một vị Chân Sư có quốc tịch Hung Gia Lợi, đă mượn xác bà HPB buổi tối hôm đó. Trang nhật kư ấy viết như sau:

     “NGÀI LẤY TAY CHE MẶT VÀ HẠ THẤP BẤC ĐÈN ĐẶT TRÊN BÀN. TÔI HỎI NGÀI TẠI SAO? NGÀI NÓI RẰNG ÁNH SÁNG LÀ MỘT MĂNH LỰC VẬT CHẤT, NẾU ĐỂ LỌT VÀO MẮT CỦA MỘT THỂ XÁC BỊ MƯỢN TẠM, SẼ VA CHẠM ĐẾN THỂ VÍA CỦA NGƯỜI MƯỢN XÁC, GÂY CHO NÓ MỘT SỰ KHÍCH ĐỘNG MẠNH VÀ MỘT SỨC ĐẨY ĐỘT NGỘT ĐẾN MỨC LÀM CHO VÍA NGƯỜI MƯỢN XÁC CÓ THỂ BỊ ĐẨY BẬT RA NGOÀI. THẬM CHÍ NÓ C̉N CÓ THỂ LÀM CHO CÁI THỂ XÁC KIA BỊ TÊ LIỆT.

     KHI NHẬP XÁC MỘT NGƯỜI KHÁC, PHẢI RẤT VÔ CÙNG THẬN TRỌNG. NGƯỜI TA KHÔNG THỂ TỰ ĐỒNG HÓA VỚI CÁI THỂ XÁC ẤY MỘT CÁCH HOÀN TOÀN CHO ĐẾN KHI NÀO NHỮNG SỰ VẬN ĐỘNG TỰ NHIÊN VÔ THỨC CỦA NHỮNG BỘ MÁY TUẦN HOÀN, HÔ HẤP V…V…, ĐĂ ĐƯỢC ĐIỀU CHỈNH CHO THẬT ĂN KHỚP VỚI NHỮNG ĐỘNG TÁC TRONG CƠ THỂ CỦA NGƯỜI MƯỢN XÁC, MÀ CÁI THỂ XÁC CỦA NGƯỜI NÀY, DÙ Ở CÁCH ĐÓ BAO XA ĐẾN ĐÂU, VẪN CÓ LIÊN HỆ VÔ CÙNG MẬT THIẾT ĐẾN CÁI THỂ VÍA ĐĂ XUẤT RA.

    KHI ĐÓ, TÔI MỚI THẮP SÁNG NGỌN ĐÈN TREO LỦNG LẲNG TRÊN TRẦN NHÀ, NHƯNG CHÂN SƯ LIỀN CẦM LẤY MỘT TỜ NHẬT BÁO CHE TRÊN ĐỈNH ĐẦU. TÔI NGẠC NHIÊN VÀ YÊU CẦU NGÀI GIẢI THÍCH LƯ DO, TH̀ NGÀI CHO BIẾT RẰNG ĐỂ ÁNH SÁNG TỪ TRÊN CAO RỌI XUỐNG ĐỈNH ĐẦU LẠI C̉N NGUY HIỂM HƠN LÀ ĐỂ ÁNH SÁNG RỌI VÀO MẮT”.

    Hồi đó, tôi chưa biết ǵ về sáu bí huyệt hay Luân Xa trong thân thể con người. Tôi cũng không biết rằng Luân Xa quan trọng nhất trong những bí huyệt đó, tức Nê Huờn Cung (brahmarândhra), nằm ở dưới những xương sọ trên đỉnh đầu, và ở Ấn Độ, người ta có tục lệ chọc thủng cái xương sọ ở chỗ ấy khi đem hỏa tang xác chết để cho cái Vía người chết xuất ra được dễ dàng. Hơn nữa, lúc đó tôi cũng chưa đọc câu chuyện Đạo Sư Shankara xuất vía và nhập vào xác chết của ông vua xuyên qua Nê huờn Cung là cái cửa ngơ của linh hồn.

     Tôi chỉ nh́n thấy những động tác của vị Chân Sư, và cũng chưa hiểu rơ những lời giải thích của ngài tối hôm đó, nhưng bây giờ, với thời gian qua, điều bí hiểm đó đă được soi sáng và cả hai sự việc xảy ra ở New York và Amritapura đều có liên hệ hỗ tương với nhau. Qua sự việc sau này, và những giáo lư của Huyền Học Ấn Độ, người ta có thể hiểu dễ dàng hơn điều bí mật của sự việc trước. Trước kia th́ mọi sự có vẻ tối tăm mờ mịt, và thậm chí người ta cũng không có đến một danh từ để giải thích sự việc ấy, nhưng nay người ta có thể thấy rằng bất cứ người nào tinh thông pháp môn Yoga đều có thể nhập xác một người khác c̣n sống, khi mà thể Vía của người này đă xuất ra và cái thể xác trống trơn được đặt dưới việc sử dụng của những bạn bè thân hữu đến viếng. Tầm mức quan trọng của vấn đề này đối với việc mượn xác bà HPB thật đă hiển nhiên, như tôi sẽ cố gắng tŕnh bày trong phần kế tiếp.

 

III

    

Đây xin trở lại vấn đề mượn xác của bà HPB, trong đó có một bằng chứng luôn luôn xuất hiện làm cho người ta phải chú ư. Hăy xét trường hợp vị Chân Sư A hay B đă “giáng lâm” qua thể xác bà HPB độ một giờ hay lâu hơn, đă viết vài đoạn trong quyển “VÉN MÀN ISIS” hoặc đơn phương hoặc với sự cộng tác của tôi, và vào một lúc nhất định, đă nói một điều ǵ đó với tôi hoặc với một trong những vị khách có mặt. Th́nh ĺnh, bà (hay ngài?) ngừng nói chuyện, đứng dậy và, với một lời xin lỗi khách v́ một lư do nào đó, bèn rời khỏi pḥng trong giây lát. Sau đó bà trở lại, dáo dác nh́n quanh với đôi mắt bỡ ngỡ như một người lạ vừa bước vào một gian pḥng có đông người, vấn một điếu thuốc hút, và thốt ra những lời không có liên quan ǵ đến câu chuyện đă nói lúc năy. Bà tỏ vẻ lúng túng, không thể nối tiếp câu chuyện đang bỏ dở, hoặc nói vài câu trái ngược hẳn với những ǵ bà vừa mới khẳng định, và khi có người nhắc lại cho bà biết việc ấy, bà lấy làm bực ḿnh và thốt lên những lời nói nặng nề. Hoặc khi được nhắc lại rằng hồi năy bà đă nói như vậy như vậy, th́ bà có vẻ trầm ngâm nghĩ ngợi giây lát và nói: “Ờ nhỉ, xin lỗi ông…”, rồi tiếp tục nói về đề tài đang bỏ dở.

    Đôi khi bà có những sự thay đổi ư kiến như vậy mau như chớp, và v́ quên đi cái cá tính đa h́nh đa dạng của bà, chính tôi cũng đă lắm khi bực ḿnh về sự lư luận không nhất trí đó, khi bà mạnh dạn lên tiếng phủ nhận những điều mà bà đă tuyên bố một cách chắc chắn và rơ rang chỉ một lúc trước đó. Lần lần, tôi được giải thích cho biết rằng sau khi nhập xác một người khác (c̣n sống), cần phải có một thời gian ngắn để nối liền tâm thức của ḿnh với kư ức của nhân vật vừa xuất ra trước đó, chứ nếu không, mà cứ tiếp tục câu chuyện trước khi có sự điều chỉnh, th́ những sự lệch lạc như trên vẫn có thể xảy ra. Điều này phù hợp với những ǵ Chân Sư đă nói với tôi tại New York về vấn đề nhập xác, và với sự diễn tả cách thức mà Đạo Sư Shankara nhập vào cái xác chết của vua Amaraka như đă nói trong bộ sách SHAKARAVIJAYA(*):[4]

    “…Đạo Sư Shakara MỚI TỪ TỪ, TỪNG GIAI ĐOẠN CHẬM RĂI, nhập vào xác chết của nhà vua và chiếm đóng trọn vẹn từ đầu đến chân”.

    Sự giải thích về việc điều chỉnh từ từ từng giai đoạn những động tác sinh lư trong hai cơ thể cho điều ḥa tiết điệu và ăn khớp với nhau c̣n nới rộng đến sự điều chỉnh của hai tâm thức, và khi nào chưa có sự ḥa hợp hoàn toàn, th́ đương nhiên phải có sự lộn xộn về tư tưởng, lư luận và kư ức như tôi đă diễn tả ở trên, và như phần nhiều những vị quan khách đến viếng bà HPB đă phải lấy làm vô cùng ngạc nhiên sửng sốt.

     Thỉnh thoảng, khi chỉ có hai chúng tôi trong pḥng, th́ hoặc Nhân Vật sắp “thăng”, nói:

    “Ta phải giữ điều này lại trong óc để cho vị đến sau Ta có thể theo dơi…”,

    Hoặc Nhân Vật vừa giáng lâm, sau khi chào hỏi tôi bằng một lời thân mật, bèn hỏi tôi vấn đề đang thảo luận là vấn đề ǵ trước khi có sự “thuyên chuyển”.

    Trong những bức thư của các Chân Sư viết cho tôi về bà HPB, các ngài thường đề cập đến cái xác phàm của bà như một cái khí cụ mà một trong các ngài đang sở hữu và dùng tạm. Trong quyển Nhật Kư của tôi năm 1878, tôi nhận thấy một đoạn kư sự đề ngày 12 tháng 10 do bút tích của Chân Sư M. viết qua tuồng chữ của bà HPB như sau:

   “HPB mạn đàm với W. đến hai giờ sáng. W. tâm sự rằng y nh́n thấy nơi bà có đến BA CÁ TÍNH RƠ RỆT. Y BIẾT chắc như vậy, nhưng không muốn nói với Olcott về việc ấy, v́ y sợ rằng H.S. Olcott sẽ chế diễu y !!!”

    Những chữ gạch đít và những chấm than đều chép lại đúng y nguyên văn. Chữ “W.” là nói ông Wimbridge, lúc đó là khách của chúng tôi.

    Sở dĩ có đoạn văn do tay người khác viết trong tập Nhật Kư riêng của tôi, là v́ khi tôi rời khỏi New York v́ hoạt động nghề nghiệp, mà trong năm đó tôi phải đi vắng nhà đến nhiều lần, th́ bà HPB viết nhật kư thay cho tôi. Cái tên “HPB” cũng phải được hiểu là những Nhân Vật mượn xác của bà trong mỗi lần nhất định. Trong đoạn nhật kư ngày hôm sau (13 tháng 10), cũng do một bàn tay ấy viết,sau khi điểm danh bảy người khách đến viếng thăm hôm đó, có sự ghi nhận như sau về một vị khách có mặt:

    “Tiến Sĩ Pike nh́n thẳng vào mặt HPB nhiều lần, bèn giật ḿnh và nói rằng trên đời không có ai đă gây cho y một ấn tượng lạ lung như thế. Có khi y nhận thấy nơi HPB một thiếu nữ độ mười sáu tuổi, có khi đó là một bà già một trăm tuổi, một lần khác đó lại là một người đàn ông có râu!”

    Ngày 22 tháng 10, cũng một bàn tay ấy viết:

   “N. (một vị Chân Sư) thăng, nhường chỗ cho S. (một vị Chân Sư) nhập vào (thể xác bà HPB). Vị sau này đến với mật lệnh của ___(*)[5] dạy phải hoàn thành tất cả vào ngày mùng 1 tháng 12” ( để chúng tôi lên đường sang Ấn Độ)

    Đoạn nhật kư ngày 4 tháng 11, cũng một tuồng chữ ấy viết:

   “N. xuất ra, và M. giáng lâm với lệnh tối hậu của ____(*) dạy phải lên đường (sang Ấn Độ) từ ngày 15 đến 20 tháng 12 là trễ nhất”.

    Tôi cũng có nhận được nhiều thơ của các Chân Sư nói về bà HPB với tư cách cá nhân của bà, đôi khi nói rất thành thật về những đặc điểm của bà, cả tốt lẫn xấu. Có một lần, tôi được các Chân Sư, với những huấn lịnh viết tay, giao sứ mạng kín cho tôi đi đến một thành phố khác để tạo nên một vài diễn biến cần thiết cho sự tiến hóa tâm linh của bà. Tôi vẫn c̣n giữ bức văn kiện đó.

    Khi tôi đến tỉnh Rajputana năm 1879, tôi có nhận được một bức thư rất dài của các Chân Sư. Đó là một thông điệp đầy ḷng ưu ái, nhân từ, và nếu nó có liên quan đến cái đề mục của chúng ta bây giờ, th́ có lẽ tôi đă công bố trong sách này, để chứng minh tính chất cao siêu của sự trao đổi thơ từ giữa các Chân Sư với tôi trong nhiều năm liên tiếp. Chính trong bức thơ đặc biệt đó Chân Sư đă giải đáp thắc mắc khi tôi bày tỏ sự ước muốn rút lui ra khỏi cuộc đời thế tục và đi theo các ngài. Tôi được trả lời rằng:

   “Phương tiện duy nhất hiện có sẵn và ở trong tầm tay con để bước đến gần Chúng Ta là xuyên qua Hội Thông Thiên Học”

    Tức là cơ quan mà tôi được lịnh phải xây dựng, củng cố và phát triển. Tôi phải tập sống hoàn toàn vô kỷ, vị tha. Chân Sư nói thêm:

   “Không một ai trong Chúng Ta sống cho riêng ḿnh, mà tất cả đều sống cho nhân loại”.

    Đó là cái tinh thần rốt ráo, tối hậu, chứa đựng trong tất cả những lời giảng dạy của Chân Sư gởi cho tôi, và đó cũng là cái lư tưởng xuất hiện bàng bạc khắp nơi trong bộ sách “VÉN MÀN ISIS”.

    Giáo lư chứa đựng trong bộ sách này có thể tóm tắt đại lược như sau:

    “Con Người có một tính chất phức tạp, gồm cả hai phương diện cực đoan, một đàng là những thú tính thấp hèn, một đàng là tính chất thiêng liêng cao quư. Sự sống duy nhất chân thật và toàn mỹ, thoát ly khỏi mọi ảo giác, ngoài ṿng tục lụy, khổ đau, bởi v́ nơi đó không có sự Vô Minh, ấy là sự sinh hoạt tinh thần, tức của Chân Ngă.”

    Bộ sách ấy giúp cho con người có một đời sống trong sạch, cao thượng; nó giúp cho sự mở trí và khai mở ḷng từ bi bác ái đối với muôn loài vạn vật; nó chỉ cho người đời thấy con đường Đạo diệu huyền. Con đường Đạo ấy luôn luôn mở rộng cho những người thiện chí, khôn ngoan và dung cảm. Bộ sách ấy cũng truy nguyên tất cả mọi kiến thức và hiểu biết của chúng ta hiện nay đến những nguồn gốc xa xưa của thời thái cổ; nó cũng khẳng định sự hiện diện luôn luôn hằng có từ xưa đến nay của các đấng Chân Sư và của khoa học Huyền Môn; nó c̣n đem đến cho chúng ta một nguồn khích lệ và một lư tưởng cao siêu để cho chúng ta cố gắng đạt tới, ngơ hầu có thể thực hiện sự tiến hóa tâm linh của ḿnh.

    Khi bộ “VÉN MÀN ISIS” vừa xuất bản, nó đă gây khích động trong quần chúng đến mức bản in đầu tiên năm ngàn cuốn đă bán hết sạch trong ṿng mười ngày. Tiến Sĩ Shelton Mackenzie, một trong những nhà phê b́nh tài ba nhất thời đó, viết rằng:

   “Đó là một trong những công tŕnh dáng kể nhất về tư tưởng xuất chúng, công phu sưu tầm tỉ mỉ, và cách tŕnh bày đạo lư, triết học bao gồm một học lực uyên thâm, quảng bá chưa từng thấy từ nhiều năm nay”.(Phila. Press, 9.1.1887).

    Nhà phê b́nh văn nghệ của nhật báo New York Herald ra ngày 30 tháng 9 năm 1877 nói rằng:

   “Những tâm hồn tự do độc lập sẽ hoan nghinh công tŕnh mới xuất bản này như một sự đóng góp sáng giá nhất vào nền văn chương Đạo Lư”.

    Ông viết tiếp:

   “Với những đặc điểm lạ lùng, những luận điệu phong phú, táo tợn, và những đề mục dồi dào bất tận mà tác giả đă triển khai một cách vô cùng linh hoạt và hấp dẫn, bộ sách này là một công tŕnh sáng tạo độc đáo phi thường của thế hệ”.

    Một sự kiện cụ thể là bộ sách “VÉN MÀN ISIS” nay đă trở nên một tác phẩm cổ điển khuôn mẫu, nó đă được tái bản nhiều lần, và hiện nay, sau một thời gian mười bảy năm đă trôi qua, vẫn đang được nhu cầu ở khắp nơi trên thế giới. Một tác giả Mỹ đă phát biểu ư kiến mà tôi cho là đúng nhất, khi ông nói rằng:

   “Đó là một bộ sách bao gồm cả một cuộc cách mạng tư tưởng trong đó”.

 

PHỤ LỤC SỐ 3

Tác giả Alexander Wilder

Trích từ báo Từ Ngữ, số tháng 5, năm 1908

 

“Đôi khi người ta nghi vấn về quyền tác giả của bộ “Vén Màn Bí Mật Nữ Thần Isis”. Một số người rêu rao rằng mình chính là tác giả. Có một cá nhân đáng làm chứng nhất trong số những người có sự hiểu biết riêng tư về quyền tác giả ấy, đó là học sĩ bác sĩ Alexander Wilder, vốn là môn đồ phái Plato có nhiều năng lực nhất. Mặc dù ngày nay đã 85 tuổi, ông vẫn còn bồng bột như thời thanh xuân, vẫn còn cái hào khí trí tuệ của tuổi trưởng thành cùng với mọi bầu nhiệt huyết của phái Plato của mình”.

H.W.P.

 

Một buổi sáng vào mùa thu năm 1876, tôi đọc thấy trong tờ báo Diễn đàn Nữu Ước có đề cập tới một tác phẩm đang được xuất bản với tựa đề là “Pháp Thuật” và bàn tới những đề tài bí nhiệm. Vì bản thân trước kia có lưu ý tới những đề tài này cho nên tôi viết thư tới địa chỉ được trình bày trong báo và nhận được một thư hồi âm của bà Hardinge Britton. Ngoài việc giải đáp thắc mắc của tôi, bà còn cho tôi biết về việc tạo lập Hội Thông Thiên Học lúc bấy giờ đang diễn ra. Nhưng tôi không theo đuổi manh mối ấy. Tôi đâm ra ghê tởm những lời tự xưng tự mọc của các cá nhân cho mình có quyền năng cao siêu và những tên tuổi không thông dụng chẳng thu hút gì được tôi. Tuy nhiên vài tuần sau khi biết rằng quyển sách ấy đã ấn loát xong thì tôi gọi điện thoại tới bà Britton để nhận được một bản in. Bà nói rõ rằng tác giả không nêu danh tính và cũng không đòi tôi phải trả tiền mà lại ngợi khen tôi về tài năng trí thức là một điều ǵ đó phi thường trong địa hạt này. Quyển sách rất thú vị đối với tôi, chứa nhiều khuôn vàng thước ngọc quí giá liên quan tới những vấn đề bí mật. Tiếc thay không có chỉ mục và việc thiếu chỉ mục khiến cho người tìm học cảm thấy quyển sách mất giá trị hết một nửa. Trong quyển sách không có ám chỉ nào tới Hội Thông Thiên Học và tôi cũng chẳng tò mò muốn biết về cái tổ chức ấy.

Vào lúc đó tôi đang biên tập nhiều ấn phẩm cho ông J. W. Bouton, một người bán sách ở New York; tôi ưa diễn thuyết và đóng góp bài vở cho một hay hai tờ báo. Tôi dẹp sang một bên những sự cam kết và liên kết khác. Tôi chỉ vừa nghe nói về bà Blavatsky nhưng chẳng có gì liên quan tới Thông Thiên Học hoặc đề tài khác mà tôi có biết chút ít. Người ta mô tả bà là tự giới thiệu mình với người quen trên cương vị một “nữ quí tộc người Nga bon chen”, và tác phong của bà thu hút sự chú ư của nhiều người. Vào lúc đó người ta chẳng phát giác được điều ǵ thêm nữa.

Vài tháng sau, vào một buổi chiều thoải mái đầu mùa thu, tôi đang ở một ḿnh trong nhà. Chuông reo lên và tôi ra tận cửa đáp lại. Đại tá Henry S. Olcott xuất hiện ở đó có một chuyện vặt cần gặp tôi. Tôi không nhận ra ông v́ tôi chưa bao giờ có dịp làm quen với ông, nhưng ông vốn có công việc chính quyền với một trong những người chủ của tôi trước đó nhiều năm, cho nên từ dạo ấy có biết tôi. Tuy nhiên ông không ngờ rằng tôi lại quan tâm tới những đề tài không thông thường, vì tôi đă thành công khiến cho mọi người chẳng ai biết đến mình ngay cả những kẻ nào hằng ngày giao tiếp với tôi và cứ tưởng rằng họ biết tỏng về tôi. Việc phục vụ lâu dài trong ngành báo chí, có quan hệ thân mật với giới công quyền, tích cực tham gia vào những vấn đề chính trị, dường như đã đóng kín mọi cơn đam mê nồng nhiệt về sự suy đoán thần bí khiến chẳng ai nhận ra, cũng như luôn cả đam mê về triết học siêu việt. Tôi nghĩ rằng bản thân Đại tá Olcott cũng khá sửng sốt.

Ông Bouton đã chỉ dẫn ông đến kiếm tôi. Bà Blavatsky đã biên soạn xong một tác phẩm về các đề tài huyền bí và triết học; ông Bouton được yêu cầu đảm nhiệm việc việc xuất bản tác phẩm ấy. Tôi cũng chẳng bao giờ hiểu rõ tại sao người ta lại chỉ dẫn ông đến kiếm tôi. Vài ngày trước đó ông Bouton đã du hành sang nước Anh và tôi đã viếng thăm ông nhiều lần, ngay cả khi từ Newark ghé sang tiễn ông đi buổi sáng mà ông khởi hành. Thế nhưng ông chẳng hề nói với tôi một lời nào về bản thảo ấy. Liệu ông ta có thật sự trông mong tôi đọc bản thảo hay là ông ta chỉ cố gắng né tránh việc làm điều gì đó với nó mà không thật sự thẳng thừng từ chối? Bây giờ tôi có khuynh hướng nghĩ rằng ông chỉ dẫn Đại tá Olcott đến kiếm tôi để tránh việc phải từ chối. Tuy nhiên vào lúc đó thì tôi lại giả định rằng mặc dù phương thức tiến hành không phải của một doanh nhân, song ông Bouton thật sự có ư định là tôi nên xem xét tác phẩm ấy và tôi đồng ý đảm nhận nhiệm vụ ấy.

Đây quả thật là một tài liệu đồ sộ và phô bày công trình khảo cứu trong một địa hạt rất rộng, đòi hỏi phải có sự cần cù, quen thuộc với nhiều chủ đề khác nhau, cũng như có ư định đối xử công bằng với người viết. Xét vì mình có nghĩa vụ đạo đức, hành động vì lợi ích của ông Bouton, tôi tỏ ra không ưu ái gì quá mức, mà tôi tin rằng sự công bằng cần phải như thế. Tôi coi là ḿnh có bổn phận nghiêm khắc. Khi tường trình với ông, tôi nêu rõ rằng bản thảo là một sản phẩm được nghiên cứu công phu và trong chừng mực liên quan tới tư tưởng hiện hành th́ bản thảo có tính chất cách mạng, nhưng tôi nói thêm rằng tôi thấy nó dài quá cho nên nếu xuất bản thì chẳng có lời.

Tuy nhiên ông Bouton hiện nay lại đồng ý xuất bản tác phẩm ấy. Tôi chưa bao giờ biết những điều khoản ràng buộc nhưng những diễn biến sau đó khiến tôi giả định rằng người ta cũng chẳng cân nhắc kỹ lưỡng các điều khoản ràng buộc. Ông có được bản quyền nhân danh bản thân khiến ông có thể kiểm soát được giá cả, và sau đó ông từ chối mọi lời đề nghị chuyển quyền sở hữu cho tác giả hoặc cắt giảm bớt cho chi phí rẻ đi. Ông lại giao bản thảo sang cho tôi với huấn lệnh là cắt xén đi sao cho nó càng ngắn càng tốt. Đây là việc có quyền tha hồ quyết định nhưng chẳng dễ chịu chút nào. Thật khó lòng mà công bằng khi người ta chỉ hành động vì lợi ích của nhà xuất bản mà lại có được một quyền hành đến mức đó đối với tác phẩm của một tác giả. Tuy nhiên tôi cũng đảm nhận nhiệm vụ ấy. Trong khi rút gọn tác phẩm lại, hễ có dịp là tôi giữ nguyên tư tưởng của tác giả bằng một ngôn ngữ rành mạch, chỉ cắt bỏ đi những thuật ngữ và vấn đề nào xét ra có vẻ thừa thải và không cần thiết cho mục đích chính. Bằng cách này tôi đã cắt xén đi khá nhiều đủ để chứa đầy trong một quyển sách có tầm cỡ đáng kể. Khi làm như vậy tôi chỉ cân nhắc điều mà tôi giả sử là lợi ích của ông Bouton, và tin rằng ông muốn như vậy còn tôi chỉ làm theo lệnh ông. Nhưng đó tỏ ra chỉ là một “việc lao động vất vả vì tình yêu”.

Đại tá Olcott rất muốn tôi làm quen với bà Blavatsky. Ông dường như đánh giá bà rất cao gần tới mức sùng bái và cho rằng bất cứ ai có dịp được biết bà ắt phài là một ưu ái hiếm có. Tôi hầu như không thể chia xẻ được cái bầu nhiệt huyết ấy. Vì tự nhiên là ngần ngại không muốn làm quen thêm nữa và lại đang đóng vai trò kẻ phê bình bản thảo của bà cho nên do dự trong một thời gian dài. Tuy nhiên rốt cuộc thì tôi cũng bỏ qua những điều cân nhắc ấy để tháp tùng ông đi tới cơ ngơi của hai người tại đường Phố 47. Đó là một “khu nhà phố” theo cái kiểu chỗ ở chẳng giống như một căn nhà giờ đây đang lan tỏa khắp đô thị đông dân, và thay thế cho mối quan hệ gia đình truyền thống bất cứ nơi đâu mà nó còn chiếm ưu thế. Dinh cơ mà hai người sống ở đó đã được “cải biến” theo mục đích ấy, họ ở trong một dãy phòng chung cư thuộc tầng trên lầu. Trong trường hợp này thì gia đình bao gồm nhiều cá nhân với những công việc khác nhau. Họ thường gặp nhau vào lúc ăn cơm cùng với những người khác ở đâu đó ngẫu nhiên tới ghé thăm.

Phòng ăn được trang bị theo kiểu đơn giản, không giả vờ bắt chước bất cứ điều gì khác thường hoặc phi thường. Có lẽ tôi phải nói thêm rằng về sau th́ tình huống này đã bị thay đổi hoàn toàn. Mùa thu năm 1879 có đặc trưng là những tán lá cây sặc sỡ mà tôi chưa bao giờ được quan sát từ đó trở đi. Nhiều cuộc dã ngoại đi thăm những khu vườn xung quanh đó giúp người ta mang về những chiếc lá có màu sắc với mục đích để trang trí. Bằng cách này một trong những người nội trú ở khu nhà phố ấy, một người nước ngoài có liên quan tới nhóm huynh đệ Thông Thiên Học đã kiếm được một số lớn lá cây và khởi sự dùng chúng để trang điểm cho phòng ăn. Bà tạo ra nhiều hình dưới dạng huy hiệu mà chính yếu là biểu tượng tam giác kép. Thế rồi bà nối tiếp bằng một phong cảnh Đông phương chạy suốt chiều dài của khu chung cư. Ở đó người ta thấy có hình con voi, con khỉ và những con vật khác cùng với một người đang đứng im như thể chiêm ngưỡng phong cảnh. Sự trang trí này còn mãi qua mùa đông cho tới khi những người trong nhà chia tay nhau. Thế rồi tôi mang nó theo về Newark rồi lắp đặt nó vào một sảnh đường. Nó tồn tại ở đây trong nhiều năm. Khi ông G. R. S. Mead đến viếng thăm tôi thì nó vẫn còn ở đó. Về sau tôi gửi nó cho cô Caroline Hancock ở Sacramento và đến lượt cô trình bày nó cho Hội Thông Thiên Học ở San Fransico. Chắc chắn là từ lâu rồi nó đã chịu số phận của những đồ đạc bị mục nát. Nhưng ngay từ thời sơ khai nó đã nổi tiếng bởi được khách viếng thăm ngưỡng mộ v́ quan niệm khéo léo và tân kỳ, có nhiều tờ báo xuất bản bài mô tả nó.

Văn phòng mà bà Blavatsky sống và làm việc trong đó được bài trí theo một kiểu kỳ quặc và rất thô sơ. Đó là một căn phòng lớn ở mặt tiền, ngay ở bên phía kế cận đường phố, được thắp sáng đầy đủ. Ở giữa căn phòng là “phòng riêng” của bà, một nơi được rào lại cả ba phía bằng những vách ngăn tạm bợ trong đó có bàn viết và những kệ đựng sách. Bà bố trí nó sao cho thuận tiện đến mức độc nhất vô nhị. Trong cái khuôn viên ấy bà chỉ cần thò tay ra là lấy được một quyển sách, một tờ báo hoặc món đồ nào khác mà bà đang cần. Nơi chốn ấy không phù hợp với một ý thức thẩm mỹ linh hoạt ngoại trừ theo quan điểm cổ điển của Hi Lạp, theo đó mỹ lệ là thích ứng được với mục đích, cho nên mọi điều mỹ lệ chắc chắn là thuận lợi và gọn ghẽ. Bà Blavatsky làm vương làm tướng ở nơi chốn này, ra lệnh, đưa ra những phán xét, tiến hành việc liên lạc bằng thư tín, tiếp khách và viết ra bản thảo của quyển sách.

Xét về phong cách hoặc vẻ mặt th́ bà chẳng giống gì với điều mà tôi mong đợi. Bà cao nhưng lại không cân đối, nét mặt bà mang dáng vẻ và phô bày đặc trưng của một người đã từng thấy nhiều, nghĩ nhiều, đi lại nhiều và trải nghiệm nhiều. Gương mặt bà nhắc tôi nhớ tới lời mô tả mà Hippocrate viết về giống dân Scyths, giống dân mà có lẽ bà thoát thai từ đó. Tôi thấy mình không đủ khả năng mô tả y phục của bà, thật ra thì tôi chẳng bao giờ để ý cho nên làm sao mà nhớ nổi. Tôi là đàn ông cho nên ít khi săm soi xiêm y của phụ nữ. Tôi chỉ chú ý tới cá nhân và nếu người đó ăn mặc không khác hẳn phong cách thời thượng thì tôi chẳng thể nào nói về cách ăn mặc đó một cách thông minh hoặc dễ hiểu. Tôi có thể nói là bà ăn mặc chỉnh tề. Dáng vẻ của bà chắc chắn là gây nhiều ấn tượng, nhưng bà tuyệt nhiên không thô lỗ, vụng về hoặc mất dạy. Mặt khác bà tỏ ra có văn hóa, quen thuộc với những phong cách của xã hội thanh lịch nhất cũng như phép xã giao chân chính. Bà phát biểu ý kiến một cách táo bạo và quả quyết nhưng lại không sỗ sàng. Dễ dàng nhận thấy rằng bà không chịu khép mình trong khuôn khổ hạn hẹp của nền giáo dục thông thường đối với phụ nữ; bà biết rất nhiều đề tài và có thể thoải mái thuyết trình về chúng.

Xét về nhiều chi tiết th́ tôi giả sử rằng mình chưa bao giờ hiểu được bà một cách khá nhiều hoặc đầy đủ. Có lẽ điều này vượt xa mức mà tôi sẵn lòng thừa nhận. Tôi có nghe nói bà từng biểu diễn thần thông về những diễn biến phi thường có thể được coi là phép lạ. Cũng giống như Hamlet, tôi tin rằng trên trời dưới đất có nhiều điều hơn mức những người khôn ngoan thuộc thời đại này sẵn lòng tn tưởng. Nhưng bà Blavatsky chẳng bao giờ rêu rao với tôi như thế. Chúng tôi luôn luôn đàm đạo về những đề tài quen thuộc với cả đôi bên, với tư cách là những cá nhân trên một bình diện chung. Đại tá Olcott thường nói với tôi coi đó là việc có một cơ hội lớn, nhưng bản thân bà chẳng ra vẻ làm phách chút nào. Tôi cũng chưa bao giờ trông thấy hoặc biết tới bất kỳ điều nào như thế xảy ra với bất kỳ người nào khác.

Tuy nhiên bà có tuyên bố rằng mình có giao tiếp với những nhân vật được gọi là “các Huynh Trưởng” và đôi khi bà nói bóng gió là có dùng một tác nhân hoặc những phương tiện tương tự như cái gọi là “thần giao cách cảm”. Chẳng cần chứng tỏ hoặc khăng khăng cho rằng cái phương tiện truyền thông này đã được biết tới hoặc thậm chí được tiến hành từ thời xa xưa. Ở Đông phương người ta biết rõ về Khabar. Tôi giả sử rằng có một điều kiện quan trọng cho khả năng duy trì sự giao tiếp ấy, đó là việc kiêng cử mọi sự kích thích nhân tạo, chẳng hạn như ăn thịt, uống rượu hoặc dùng các chất gây nghiện khác. Tôi không cho những thứ đó đặc biệt là không hợp đạo đức nhưng tôi phỏng đoán rằng việc điều độ như thế là thiết yếu để cho người ta triển khai trọn vẹn được những quyền năng trí tuệ và năng lực tinh thần được tha hồ tung hoành không bị cản trở hoặc ô nhiễm do ảnh hưởng của những thứ thấp hèn. Nhưng chẳng hề thấy bà Blavatsky tu khổ hạnh như thế. Bàn ăn của bà được cấp dưỡng đầy đủ mặc dù không thừa mứa theo một cách thức chẳng khác gì bàn ăn của những người nội trợ khác. Ngoài ra bà còn tha hồ hút thuốc lá và hễ có dịp là bà lại hút thuốc. Tôi chưa bao giờ thấy có bằng chứng nào cho rằng những điều đó làm xáo trộn hoặc tuyệt nhiên gây cản trở cho sự nhạy bén hoặc hoạt động trí tuệ của bà.

Lần đầu tiên tôi đến thăm thì bà tiếp đãi rất lịch sự và thậm chí thân thiện nữa. Bà dường như làm quen ngay tức khắc được với tôi. Bà nói về những đoạn rút ngắn mà tôi đóng góp cho bản thảo của bà, không tiếc lời ca tụng những điều tôi làm quá mức mà nó xứng đáng. Bà tuyên bố: “Mấy thứ mà ông cắt bỏ đi toàn là chuyện vớ vẩn”. Chắc chắn là tôi cũng không xét đoán nghiệt ngã như thế. Tôi không bới lông tìm vết mà chỉ tìm biết xem nên cô đọng bản thảo ra sao mà không ảnh hưởng tới mục đích chung. Có những trường hợp khác mà qui tắc của tôi là rà soát kỹ bản thảo chưa in ra theo kiểu bới lông tìm vết, nhưng khi nó đă được in ra rồi thì tôi chỉ tìm xem ư nghĩa và công trạng của nó ra sao. Song le trong trường hợp này thì tôi chỉ nhắm mục đích rút gọn tác phẩm mà không làm hỏng nó. Tuy nhiên tôi xin nói rõ là, thật ra khi xuất bản tác phẩm này, sau khi ông Bouton đă bắt đầu làm việc rồi mà bà Blavatsky vẫn cứ tiếp tục viết thêm đề tài này đề tài nọ và tôi nghĩ rằng khá nhiều điều trong quyển II được viết vào lúc đó. Tôi chẳng nhớ được gì nhiều về điều này, ngoại trừ những bản in thử thời kỳ sau.

Chẳng dễ gì mà tìm ra một tựa đề thích hợp cho ấn phẩm ấy. Tôi không nhớ là người ta có đề nghị tôi phục vụ cho vấn đề ấy không. Và chắc chắn là cũng chẳng đáng đề nghị yêu cầu như thế. Đây là một địa hạt mà tôi đặc biệt yếu kém. Tôi cũng chẳng nghĩ ra được một tên gọi nào ngoại lệ đáng được chọn dùng.

Ông Bouton lại có năng lực đặc biệt về điều ấy. Ông là một người có tài cung cấp trong thế giới bán sách nhưng ông có năng khiếu kinh doanh hơn là có ý thức thích đáng. Có lần ông xuất bản bộ khảo luận của Hiệp sĩ R. Payane bàn về Nghệ thuật Cổ truyền và có thêm vào những bức tranh có liên quan tới thần thoại Ấn độ và hoàn toàn xa lạ với đề tài ấy. Tác phẩm này của bà Blavatsky phần lớn dựa vào giả thuyết về thời kỳ tiền sử của giống dân Aryen ở Ấn Độ, trong thời kỳ đó ta khó lòng mà nói được rằng việc vén màn hoặc che màn Nữ thần Isis đóng một vai trò đặc biệt nào. Ngược lại, đó là việc biểu diễn đầy kịch tính đặc biệt liên quan tới tôn giáo và minh triết của Ai Cập, có lẽ là liên kết với những sự tàn ác của các vị vua Hyksos ở Syria. Chắc chắn là những vấn đề thuộc kho tàng học thuật Ai Cập phải được xem xét bằng những ngòi bút khác hơn những gì được dùng để viết ra tác phẩm “Vén Màn Bí Mật Nữ Thần Isis”.

Sau khi tác phẩm đã được in ra và thương mại hóa th́ người ta có bàn luận về quyền tác giả thật sự. Nhiều người không sẵn lòng thừa nhận bà Blavatsky có đủ thông tin hoặc có khả năng trí thức để tạo ra một sản phẩm như thế. Quả thật là có những phụ nữ như Frances Burney đã soạn ra những bài nhạc diễm tình được đánh giá rất cao. Cô Farley đã thành công khi làm nhạc trưởng trình bày bản “Cung hiến Lowell”. Mary Somerwill đã viết về Khoa học Vật lý, còn Harriet Martineau viết về Khoa Kinh tế Chính trị học.

Tôi nghe nói một giáo sĩ ở New York, thuộc Giáo hội Chính thống Hi Lạp Nga đã khẳng định rằng tôi mới thật sự là tác giả. Tuy nhiên bản tường trình ấy chẳng lan rộng được bao nhiêu. Nó cũng bị bác bỏ theo cái cách mà ông Henry Ward Beecher đã quá cố chặn đứng một bản tường trình tương tự. Ông bảo chúng tôi rằng khi quyển Túp lều của chú Tom được xuất bản thì có nhiều người cứ khắng khăng cho rằng chính mình chứ không phải bà Stowe là tác giả quyển ấy. Ông Beecher nói: “Thế rồi tôi viết bài Norwood hoàn toàn giải quyết được vấn đề ấy. Cũng thế, chẳng ai quen thuộc với cách hành văn của tôi mà lại gán cho tôi là tác giả quyển Vén Màn Bí Mật Nữ Thần Isis.

Tôi cũng do dự vì được người ta đánh giá cao theo ý nghĩa nổi tiếng là người biên tập tác phẩm này. Quả thật sau khi ông đồng ý làm người xuất bản th́ tôi được yêu cầu đọc bản in thử để đoan chắc rằng nhà in đã in chính xác những từ tiếng Hebrew và những thuật ngữ khác thuộc về những ngôn ngữ khác, nhưng tôi đâu có thêm vào điều gì và tôi cũng chẳng nhớ liệu mình có đánh bạo kiểm soát bất cứ thứ gì được đóng góp cho tác phẩm hay chăng. Nếu không có kiến thức và sự chuẩn y của bà thì hành động như thế ắt là dễ sợ.

Trong khi bà dấn thân viết tác phẩm này th́ bà có nhiều quyển sách liên quan tới đủ mọi đề tài, hiển nhiên là để bà tham khảo. Có tác phẩm của Jacolliot viết về Ấn Độ, tác phẩm của Bunsen viết về Ai Cập, quyển Lịch sử Pháp thuật của Ennermoser và những người khác. Bản thân tôi có viết đủ thứ tài liệu về nhiều đề tài khác nhau cho Tạp chí Não Tướng Học và các tạp chí khác thế mà bà cũng kiếm được nhiều tác phẩm ấy. Chúng tôi thường thảo luận về các chủ đề và đủ thứ đặc trưng của chúng vì bà là một người đàm đạo thượng hạng, am tường mọi vấn đề mà chúng tôi trao đổi. Bà nói tiếng Anh lưu loát như người hoàn toàn quen thuộc với nó và thường suy nghĩ bằng tiếng Anh. Điều này dường như thể tôi đang nói chuyện với bất cứ người nào mà tôi quen biết. Bà sẵn sàng tiếp nhận ý tưởng được phát biểu để rồi bộc lộ tư tưởng của chính mình một cách minh bạch, ngắn gọn và thường rắn rỏi. Một số từ mà bà dùng có những đặc trưng biểu thị nguồn gốc của chúng. Bất cứ thứ gì mà bà không tán thành hoặc coi trọng thì bà nhanh chóng bác bỏ là “chuyện vớ vẩn”. Tôi chưa bao giờ nghe nói hoặc gặp từ ngữ này ở bất cứ nơi nào khác. Ngay cả những đề án hoặc dự án của Đại tá Olcott cũng không thoát khỏi sự gay gắt ấy và thật ra ông cũng thường bị bà phê phán chua cay. Lúc đó thì ông bực tức nhưng ngoại trừ việc phản ứng ngắn gọn ngay tức thời thì dường như ông không để bụng hậm hực.

Xét về tính chân thực trong vấn đề quyền tác giả th́ người ta có lần kể cho tôi nghe một câu chuyện mà một số người đã tưởng tượng là có liên quan trực tiếp tới vấn đề này. Tôi giả sử rằng đây chính là dịp để cho nhiều bức thư gửi đến tôi bàn về đề tài ấy. Người báo tin cho tôi là bà Elizabeth Thompson đã quá cố ở Boston. Bà Thompson là người phụ nữ giàu sang, có nhiều chủ trương đầy nhã ý nhưng có máu khoái điều mới lạ và ít nhiều mơ mộng, đeo đuổi hết chuyện này sang chuyện khác và dễ được tâng bốc nịnh bợ. Chẳng hạn như bà tặng tiền bạc giúp cho trường y khoa tổ chức nhiều khóa học giảng bài rồi lại để cho sự việc đó chìm xuồng; bà trả tiền để xây dựng một nhà nguyện dành cho khóa học Trường hè về Trết lý ở Concord, thế rồi bà lại đâm ra chán cái công việc ấy; bà giúp bác sĩ Newbrough có tiền để in quyển thánh kinh mới Oahspe, và sử dụng ông họa sĩ Frank Carpenter để vẽ bức tranh Tổng thống Lincoln cùng với phòng làm việc của ông để bà tặng cho Quốc hội. Của cải mà chồng bà để thừa kế cho bà trở thành miếng mồi ngon cho đủ thứ ăn bám mò tới kiếm bà và khéo léo nịnh bợ thường giống như câu thần chú “Vừng ơi hãy mở cửa ra”, chắc chắn là chỉ để tìm cách móc túi bà. Nhưng bà nhanh chóng bỏ rơi hết người này tới người khác.

Có một thời gian ngắn bà bị thu hút về phía bà Blavatsky. Điều này cũng gây khá nhiều ngạc nhiên vì thật khó mà tưởng tượng rằng bà Blavatsky lại đi nịnh bợ bất cứ ai. Bà đã từng không ngần ngại bảo cho Henry Ward Beecher rằng ông không phải là một nhà giáo trung thực trước công luận khi ông đạt đỉnh cao được dân chúng ngưỡng mộ.

Do đó có thể nghi vấn chẳng biết bà Thompson có hoàn toàn thành thật hay chăng. Tôi nhớ có lần gặp được bà một ngày kia vào dịp dùng cơm tối trong khu nhà phố. Một phát biểu mà tôi thốt ra được Đại tá Olcott gán cho “Ánh sáng tinh tú”.

Vài ngày sau, khi tôi tiễn chân bà Thompson thì bà hỏi ý kiến tôi theo cái kiểu tạo ấn tượng cho tôi thấy rằng bà hầu như không được thẳng thắn trong mối quan hệ với gia đình Thông Thiên Học.

Khoảng một năm sau đó, gia đình Thông Thiên Học rời New Yord đi Ấn Độ. Bà Thompson trở thành một người tham gia vào gia đình của bác sĩ Newbrough ở số 34 đường phố phía Tây. Ông ấy đang nỗ lực cho lưu hành quyển “thánh kinh mới” của ḿnh. Tôi ghé thăm đó một ngày kia do lởi mời và khi biết rằng bà có những căn phòng riêng trong tòa nhà ấy thì tôi có tới thăm bà để tò lòng tôn kính. Trong khi đàm đạo, chúng tôi có nhắc tới bà Blavatsky và bà Thompson có nói nguyên văn như sau:

“Nếu bà Blavatsky đến tận cửa này thì tôi sẽ ôm hôn bà thắm thiết. Nhưng đồng thời tôi lại tin rằng bà ấy hoàn toàn phỉnh gạt”.

Thế rồi bà kể lại câu chuyện sau đây: Nam tước Palm, là một nhà quí tộc người Đức đã sống một thời gian ở xứ sở này và chết ở bệnh viện Roosevelt. Ông đã dành nhiều chú tâm tới những đề tài bí hiểm và có viết về những đề tài ấy. Ông chơi thân với nhóm người ở đường phố thứ 47 và tặng lại tài sản cho họ nhưng phải bảo đảm rằng xác ông sẽ được đem thiêu. Trong nhà dường như có một người phụ nữ trở nên không thân thiện và sẵn sàng phát biểu bừa bãi. Bà bảo bà Thompson rằng sau khi Nam tước chết thì bà ở với bà Blavatsky để khám xét những gì đựng trong rương của Nam tước. Người phụ nữ ấy bảo rằng một trong những rương có chứa đầy bản thảo. Bà Blavatsky đọc lướt qua một vài trang bản thảo rồi vội vã đóng nắp rương lại cố gắng đánh lạc hướng chú ý của mọi người.

Hiển nhiên bà Thompson tin rằng bản thảo đó là tài liệu để viết tác phẩm Vén Màn Bí Mật Nữ Thần Isis. Chắc chắn là bà cố gắng gây cho tôi ấn tượng ấy. Nhưng tôi không ưa nghe những lời bóng gió và cũng chẳng thích người khác giả định rằng tôi hàm ý nói điều mà tôi không nói huỵch toẹt ra. Việc nói bóng gió khó lòng là một thói quen đáng tôn trọng; đó chỉ là việc né tránh và thường là chỉ giả vờ có biết một điều gì đó vượt ngoài mức được truyền đạt trực tiếp. Tôi chẳng bao giờ dùng tới cái câu chuyện ấy và chỉ kể lại cho bác sĩ R. B. Westbrook ở Philadelphia và kể cho Đại tá Olcott khi ông gặp tôi lần kế tiếp ở New York.

Nhiều người đã viết thư làm ra như thể tôi có biết một đều ǵ đó gây mất uy tín cho sự thành thật của bà Blavatsky, và việc bộ Vén Màn Bí Mật Nữ Thần Isis quả thật là tân kỳ. Tôi xin trả lời rằng bà luôn luôn đối xử công tâm với tôi, và tôi không có bẩm tính nói về bà không tử tế. Tôi luôn luôn ngụ ý tránh việc bợ đỡ hoặc cả tin, nhưng tôi ắt không báo đáp việc đối xử công bằng qua việc nói xấu hoặc không thân thiện với người khác.

Người ta dễ dàng nhận thấy rằng thật ra không đủ bằng chứng để bảo đảm việc gán quyền tác giả của bộ Vén Màn Bí Mật Nữ Thần Isis cho Nam tước Palm. Tôi chẳng biết liệu ông có thể viết tiếng Anh lưu loát hay chăng v́ ông sinh trưởng ở nước ngoài. Người ta đâu có biết liệu bản thảo trong cái rương được viết để xuất bản hay chỉ là một dạng sách thích hợp nào thôi. Thật vậy, tôi chưa bao giờ được biết liệu ông ấy có trù tính làm việc đó hay chăng, thậm chí liệu ông có đủ khả năng làm việc đó hay chăng. Mọi điều đó cần phải được xét cho là đương nhiên thì ta mới bắt đầu có thể giả định rằng có sự giả mạo về quyền tác giả.

Tôi biết chắc rằng bản thảo mà tôi xử trí là do bà Blavatsky viết bằng tay ra. Bất cứ ai quen thuộc với bà mà có đọc quyển đầu tiên trong bộ Vén Màn Bí Mật Nữ Thần Isis đều chẳng khó khăn gì mà nhận ra rằng bà là tác giả. Bản thảo ấy mặc dù đồ sộ nhưng đâu có đủ bao la để chứa gọn trong một cái rương lớn chất đầy giấy tờ đã viết sẵn. Ngoài ra một quyển thứ ba hoặc thậm chí còn nhiều hơn nữa đối với những gì được xuất bản đã do bà Blavatsky viết ra sau khi ông Bouton bắt tay vào việc đem in tác phẩm ấy. Bà tuyệt nhiên không phải là chuyên gia về việc soạn tài liệu. Bà vá víu và thay đổi luôn tạo ra một bản kê rất đồ sộ những điều cần “chỉnh lý”. Đúng ra bà chưa bao giờ thật sự hoàn chỉnh tác phẩm ấy cho đến khi nhà xuất bản bảo bà phải ngưng lại (nhà xuất bản có tuyên bố với tôi như thế).

Người ta muốn tôi đọc bản in thử. Tôi không có thẩm quyền đọc cho viết hoặc thậm chí gợi ý điều phải được bao gồm trong tác phẩm này và tôi cũng chẳng nhớ mình có một lần nào chấp nhận ngoại lệ ấy chăng. Bà có mô tả một phép chữa bệnh nào đó mà xét theo biểu kiến là tán thành việc dùng thủy ngân làm một yếu tố chữa bệnh. Suốt đời tôi vẫn có ác cảm với cái loại thuốc ấy. Tôi đã từng thấy nhiều cá nhân thiệt mạng vì dùng thủy ngân làm thuốc còn những người khác thì bị què quặt một cách tuyệt vọng. Lời phản đối của tôi có thể đã buộc bà bớt đi lời tán dương thuốc ấy.

Bà luôn luôn đối xử lịch sự với tôi. Khi bà phải làm việc hối hả nhất hoặc khi bà đã chán ngán khách viếng thăm th́ bà ra lệnh cho người gác cửa xua đuổi mọi khách ghé thăm. Cái lệnh ấy được nói đi nói lại với tôi nhiều lần nhưng hễ khi bà nghe tiếng tôi gọi th́ bà lại gọi vói ra ngoài để chịu tiếp tôi. Điều này xảy ra khi cuộc ghé thăm không phải là chuyện kinh doanh. Bà sẵn sàng trò chuyện và am tường về bất cứ chủ đề nào cho dù nó bí hiểm đến đâu đi chăng nữa. Ít người nào trên mọi ngã đường đời mà lại được trang bị đầy đủ tài liệu để đàm đạo như thế. Ngay cả Đại tá Olcott (vốn tuyệt nhiên không hèn kém hoặc tầm thường) cũng không bì với bà được ngoại trừ trong nghề nghiệp chuyên môn của chính ông.

Vì tin rằng phần chính yếu trong tác phẩm không đủ hấp dẫn đối với người mua sách cho nên tôi khuyến cáo bà nên bao gồm trong đó những bài tường trình về những chuyện mầu nhiệm mà bà đã quan sát thấy ở Ấn Độ. Nhưng bà khăng khăng từ chối làm như thế và bảo rằng các “Huynh trưởng” không cho phép. Đây là một phiên tòa mà tôi không thể nghi vấn; vì sự khôn ngoan của tôi về vấn đề này chỉ là thói khôn vặt ở nơi chợ búa. Nhưng bà sẵn sàng luôn luôn nghe những điều buộc tôi phải nói hoặc là liên quan tới tác phẩm của bà hoặc là về những vấn đề triết lý hay là những đề tài của đời sống thường ngày. Khi nhà in đã sắp chữ được hết mọi thứ thì người ta sử dụng tôi để biên soạn chỉ mục. Người khác ắt phải thẩm định xem liệu tôi có làm điều đó trung thực hay chăng. V́ tác giả thì được trả tiền, còn nhà xuất bản không chịu ứng trước một xu cho mọi thứ mà tôi làm về vấn đề này mặc dù vẫn cẩn thận tính hết mọi thứ thu được do việc bán sách, cho nên đó chẳng qua chỉ là việc thừa nhận điều cần phải làm.

Cuối cùng thì tác phẩm cũng hoàn tất và bộ Vén Màn Bí Mật Nữ Thần Isis được phát hành đúng kỳ hạn. Cả nhà bắt đầu một lần nữa dọn dẹp để rời New York. Bà Blavatsky đi đến Sở Nhập Tịch và ở đó bà trở thành công dân Mỹ. Điều này làm tôi sửng sốt, một phần vì tôi đã biết bà dự tính rời bỏ xứ sở này thường xuyên và một phần vì bà thoải mái chỉ trích phương thức làm ăn và nền chính trị của chúng tôi. Bà giải thích rằng nước Mỹ có một chính quyền tốt nhất thế giới. Có thể có những vấn đề luật pháp rắc rối mà tôi cũng chẳng biết nữa. Đại tá Olcott là một luật sư có tài và được nhà cầm quyền ở Washington sử dụng để moi móc những sự vi phạm pháp luật mà người ta giả định, ông biết việc gì cần thiết để cho người nước ngoài tự vệ. Vì sau khi đến Ấn Độ cả nhóm đã trở thành đối tượng nghi ngờ có thể làm gián điệp cho Chính quyền nước Nga, nên rất có thể là thật khôn ngoan khi phòng hờ như vậy.

Sau khi tới Bombay thì bà Blavatsky có nhiều lần viết thư cho tôi. Bà nói về nhiều đề tài thú vị đối với một học viên về tôn giáo đối chiếu chẳng hạn như tôi, thư của bà vừa là thứ giải trí vừa là thứ để học. Nhưng khi thời gian trôi qua thì những nhiệm vụ mới đã thay thế cho những hồi ức xưa cũ. Có những biến cố xảy ra chẳng hạn như việc cắt đứt quan hệ với Dayananda, là thủ lãnh của Arya Samaj, liên minh không tự nhiên của những người Mỹ đối với những bậc tiền bối theo đạo Tin lành, họ chẳng thích bất cứ ai đàn áp đức tin tôn giáo của họ. Tuy nhiên, Tạp chí Nhà Thông Thiên Học vẫn đều đều gởi đến cho tôi và tôi vẫn bảo quản nó từ số đầu tiên. Việc này có thể giúp tôi theo dõi nhóm người Thông Thiên Học ấy để xem họ làm gì mãi cho tới khi hết đời sinh hoạt trên trần thế kiếp này.

 

LỜI NÓI ĐẦU

Tác phẩm giờ đây được đệ trình cho công luận phán xét là thành quả việc quen biết khá thân mật với các bậc cao đồ Đông phương để nghiên cứu khoa học của các ngài. Nó được hiến dâng cho những người nào sẵn lòng chấp nhận sự thật dù phát hiện nó ở bất cứ nơi đâu và bảo vệ sự thật ấy ngay cả khi phải đương đầu với thành kiến thông tục. Đó là một toan tính dành giúp cho học viên dò tìm được những nguyên tắc có tầm sống còn vốn là nền tảng của các hệ thống triết học thời xưa.

Tác phẩm này được viết ra hết sức chân thành. Nó có ngụ ý muốn đem lại sự công bằng nói ra sự thật mà không mang ác ý hoặc thành kiến. Nhưng nó không nương tay đối với những sai lầm đã được sùng bái và cũng không nễ vì thẩm quyền bị tiếm đoạt. Nó đòi hỏi phải phục hồi một quá khứ  bị cưỡng đoạt vì việc tín nhiệm những thành tựu của quá khứ ấy đã bị kềm hảm quá lâu dài. Nó kêu gọi phải tước bỏ những bộ áo đi vay mượn và minh oan cho những danh tiếng lẫy lừng nhưng bị vu khống. Sự chỉ trích của nó không nhắm tới bất kỳ dạng sùng bái nào, tín ngưỡng tôn giáo nào, giả thuyết khoa học nào mà không theo đúng tinh thần nêu trên. Con người và các phe phái, giáo phái và trường phái chẳng qua chỉ là phù du đối với thời buổi ngày nay trên thế giới. Chỉ có SỰ THẬT chễm chệ trên tảng đá rắn chắc mới là vĩnh hằng và tối cao.

Chúng tôi không tin vào Pháp thuật vốn siêu việt sự hiểu biết và năng lực của tâm trí con người, cũng không tin vào “phép lạ” cho dù của thần linh hay ma quỉ nếu pháp thuật hay phép lạ đó hàm ý sự vi phạm những định luật của thiên nhiên đã được thiết lập từ ngàn đời. Tuy nhiên chúng tôi chấp nhận lời nói của tác giả thiên tài của Festus, theo đó tâm hồn con người chưa hoàn toàn được bộc lộ hết, và chúng ta chưa bao giờ đạt được hoặc thậm chí hiểu được quyền năng của nó. Liệu có quá đáng chăng khi tin rằng con người phải phát triển được sự nhạy cảm mới mẻ và quan hệ mật thiết với thiên nhiên? Phép lý luận về tiến hóa phải giảng dạy được rất nhiều nếu ta đẩy nó tới những kết luận chính đáng. Nếu ở đâu đó, theo đường lối thăng lên từ thực vật hay khi một linh hồn được tiến hóa lên tới mức con người cao thượng nhất vì được phú cho những phẩm chất trí tuệ, thì cũng chẳng có chi là phi lý khi suy luận và tin rằng một năng khiếu nhận thức cũng đang tăng trưởng nơi con người khiến cho y có thể nhận ra được những sự kiện và sự thật thậm chí vượt ngoài tầm hiểu biết của ta. Thế nhưng  chúng tôi cũng không ngần ngại lời khẳng định của Biffé, theo đó “điều cốt yếu bao giờ cũng vẫn như thế. Cho dù chúng ta khoét một khối đá hoa cương để che giấu cái pho tượng trong khối đá đó hoặc chồng chất hết tảng đá này lên tảng đá kia ở bên ngoài cho tới khi hoàn tất được đền thờ, thì kết quả MỚI của ta chỉ là một ý tưởng cũ kỹ. Điều mới nhất trong mọi sự thật vĩnh hằng ắt có sứ mệnh với một nửa linh hồn kia gắn bó với điều vĩnh hằng xưa nhất”.

Khi cách đây nhiều năm, chúng tôi lần đầu tiên du hành sang phương Đông để thám hiểm thâm cung những thánh điện bị bỏ hoang của nó thì có hai thắc mắc đầy phiền não cứ lẩn quẩn đè nặng lên tư tưởng chúng tôi: Thượng Đế ở đâu, ngài là AI hoặc là cái gì? Có ai đă từng thấy TINH THẦN BẤT TỬ của con người khiến cho ngài có thể đoan chắc với bản thể mình về tính bất tử của con người hay chăng?

Chính trong khi băn khoăn nhiều nhất để giải quyết những vấn đề gây rối trí này, chúng tôi tiếp xúc một vài người được phú cho những quyền năng huyền bí và sự hiểu biết sâu sắc đến nỗi chúng tôi có thể thật sự gọi các ngài là các bậc hiền triết ở Đông phương. Chúng tôi sẳn sàng lắng nghe lời giáo huấn của các ngài. Các ngài chứng tỏ cho chúng tôi thấy rằng bằng cách phối hợp khoa học với tôn giáo th́ người ta có thể chứng minh được sự tồn tại của Thượng Đế và tính bất tử của tinh thần con người giống như giải một bài toán hình học Euclide vậy. Lần đầu tiên chúng tôi nhận được lời xác quyết rằng triết học Đông phương không dành một chỗ đứng nào khác cho một niềm tin không giống như việc tin tuyệt đối và không nao núng vào sự toàn năng của chơn ngã bất tử nơi chính con người. Chúng tôi được dạy rằng sự toàn năng này bắt nguồn từ sự tương cận của tinh thần con người với Hồn Vũ Trụ tức Thượng Đế. Các ngài bảo rằng ta chẳng bao giờ chứng tỏ được Thượng Đế nếu không nhờ vào tinh thần con người. Tinh thần con người chứng minh được tinh thần Thượng Đế, cũng giống như một giọt nước chứng tỏ cái cội nguồn mà nó phải xuất phát từ đó. Cứ bảo một người chưa bao giờ nhìn thấy nước rằng có một đại dương nước th́ hoặc là y phải chấp nhận nó dựa trên đức tin hoặc là y bác bỏ nó hoàn toàn. Nhưng nếu người ta nhỏ xuống trên bàn tay y một giọt nước th́ bấy giờ y có một sự kiện mà từ đó y có thể suy ra được mọi thứ còn lại. Sau đó th́ y có thể từng bước hiểu ra được rằng có tồn tại một đại dương vô biên và sâu thăm thẳm chứa đầy nước. Y không bao giờ còn cần tới đức tin mù quáng nữa; y đã thay đổi nó bằng sự HIỂU BIẾT. Khi người ta chứng kiến một kẻ phàm phu phô diễn được những năng lực ghê gớm, kiểm soát được các lực thiên nhiên và mở rộng tầm nhìn sang thế giới vong linh th́ cái trí biết suy tư ắt choáng váng với sự tin chắc rằng nếu Chơn ngă của một người có thể làm được nhiều điều như vậy thì năng lực của CHA TINH THẦN ắt phải tương đối rộng lớn hơn, cũng giống như trọn cả đại dương so với một giọt nước xét về mặt dung lượng và mãnh lực. Không có một điều gì có thể được tạo ra từ hư vô cho nên khi chứng tỏ được linh hồn con người qua những quyền năng mầu nhiệm của nó th́ bạn cũng chứng tỏ được Thượng Đế!

Trong công trình nghiên cứu của chúng tôi, những điều bí nhiệm tỏ ra không còn bí nhiệm nữa. Những tên tuổi và nơi chốn mà đối với tâm trí người Tây phương chỉ có thể xuất phát từ chuyện ngụ ngôn của Đông phương, lại tỏ ra là những thực tại. Chúng tôi kính cẩn đưa tinh thần lọt vào trong đền thờ nữ thần Isis; vén lên bức màn của “đấng đang, đã và sẽ tồn tại” ở Saïs; nhìn xuyên qua bức màn bị vén lên để thấy Thâm cung Thánh điện ở Jerusalem; và thậm chí còn tham vấn bên trong các hang động đã từng tồn tại bên dưới thánh điện Bath Kol bí nhiệm. Con gái của Diệu Âm đã đáp lời từ cái ngai từ bi bên trong bức màn che ấy [[6]] ; và khoa học, thần học, mọi giả thuyết của con người cũng như mọi quan niệm xuất phát từ sự hiểu biết bất toàn sẽ mãi mãi mất đi tính thẩm quyền của nó trước tầm nhìn của chúng tôi. Thượng Đế sống động duy nhất đã phán bảo qua sấm truyền của ngài tức là con người và chúng tôi đă thỏa mãn. Kiến thức ấy thật là vô giá; nó đã chỉ bị che khuất đối với những kẻ nào bỏ qua nó, chế nhạo nó hoặc chối bỏ sự tồn tại của nó.

Chúng tôi rất e ngại sự phê phán, chỉ trích và có lẽ cả sự thù địch của những người nào như thế, mặc dù những chướng ngại cản đường chúng tôi không hề xuất phát từ việc bằng chứng có căn cứ hay những sự kiện trong lịch sử đã được chứng thực hoặc công chúng mà tôi ngỏ lời với lại thiếu óc phân biệt phải trái thông thường. Ta có thể thấy rõ tư tưởng hiện đại đang trôi giạt theo hướng phóng khoáng về tôn giáo cũng như về khoa học. Mỗi ngày trôi qua đều khiến cho những kẻ phản động tiến gần hơn tới mức họ bắt buộc để cho thẩm quyền độc đoán qui phục lương tâm của công chúng, cái thẩm quyền độc đoán đó họ đã hưởng thụ và vận dụng từ biết bao lâu nay. Khi Giáo hoàng có thể đi đến mức cực đoan nổi giận bài xích tất cả những kẻ nào bênh vực cho tự do ngôn luận và báo chí hoặc khăng khăng đòi rằng khi dân luật và giáo luật xung đột với nhau thì dân luật phải thắng thế hoặc bất cứ phương pháp giáo huấn nào chỉ thuần là thế tục thôi cũng đều có thể được ủng hộ [[7]]; còn ông Tyndall với tư cách phát ngôn viên của khoa học thế kỷ 19 tuyên bố rằng: “Ta có thể xác định lập trường bất di bất dịch của khoa học trong một vài từ sau đây: chúng tôi đòi hỏi và sẽ giằng lại từ trong tay thần học trọn cả địa hạt lý thuyết vũ trụ học” [[8]]; thì ta cũng chẳng khó khăn gì trong việc tiên đoán kết thúc của chuyện đó.

Biết bao nhiêu thế kỷ phục tùng đã không hoàn toàn làm đông giá được cái bầu nhiệt huyết của con người thành ra các tinh thể xung quanh hạt nhân tín ngưỡng mù quáng; và thế kỷ 19 đang chứng kiến sự đụng độ của kẻ khổng lồ khi y vứt sợi dây xiềng xích của người tí hon và leo lên chân mình. Ngay cả cộng đồng giáo phái Tin lành ở Anh và Mỹ giờ đây cũng dấn thân vào việc duyệt lại bản văn của các Sấm truyền cũng sẽ bắt buộc phải chứng tỏ nguồn gốc và công trạng của chính bản văn ấy. Cái ngày mà các giáo điều áp chế lên con người đã sắp tới lúc cáo chung rồi.

Vậy thì tác phẩm của chúng tôi là sự biện bạch cho việc công nhận triết thuyết của Hermes tức Tôn giáo Minh triết đại đồng thế giới thời xưa với vai trò là chìa khóa duy nhất khả hữu về điều Tuyệt đối trong khoa học và thần học. Để chứng tỏ rằng chúng tôi tuyệt nhiên không lờ đi tầm quan trọng trong công trình của mình, chúng tôi xin nói trước rằng thật là không kỳ lạ nếu lớp người sau đây lại câu kết với nhau để chống lại chúng tôi:

Những Ki Tô hữu nào thấy chúng tôi đang nghi vấn về bằng chứng cho sự đúng đắn trong đức tin của họ.

Những khoa học gia nào tự cho là mình cùng với Giáo hội Công giáo La Mã được vơ đũa cả nắm xếp vào loại không thể sai lầm được và một số trường hợp đặc biệt có những nhà hiền triết và những triết gia của thế giới cổ truyền lại được xếp loại cao hơn chính họ.

Những nhà khoa học ngụy tạo cố nhiên là sẽ tố cáo chúng tôi điên cuồng.

Những nhân viên Giáo hội phóng khoáng và những người tư tưởng Tự do thấy rằng chúng tôi không chấp nhận điều mà họ làm song đòi hỏi phải công nhận trọn cả sự thật.

Những nhà văn và đủ thứ người có thẩm quyền che giấu đức tin thật sự của mình do kiêng nễ thành kiến thông tục.

Những bọn con buôn và những kẻ sống ký sinh qua giới báo chí, họ làm nó bị bại hoại còn hơn cả vương quyền gây hại cho nó, họ làm ô danh một nghề cao quí khi thấy quá dễ dàng trong việc chế nhạo những sự kiện quá mầu nhiệm mà họ không hiểu nổi; đối với họ giá cả của một đoạn báo còn nhiều hơn giá trị của ḷng chân thành. Có nhiều người sẽ phê phán trung thực, nhưng cũng có nhiều người không phê phán trung thực được.

Tuy nhiên chúng tôi trông mong ở tương lai.

Cuộc đấu tranh giờ đây đang tiếp diễn giữa một bên là lương tâm công luận còn một bên là đám phản động đã phát triển được một cung bậc tư tưởng lành mạnh hơn. Cuối cùng thì hầu như nó sẽ có kết quả là lật đổ được sai lầm để cho Sự Thật chiến thắng. Chúng tôi xin lập lại một lần nữa. Chúng tôi đang lao động vất vả vì một ngày mai tươi sáng hơn.

Thế nhưng khi chúng tôi xét tới sự chống đối cay đắng mà chúng tôi phải đương đầu th́ còn ai có thẩm quyền hơn chúng tôi khi bước vào đấu trường mà lại khắc lên trên cái khiên mộc của ḿnh lời tung hô của dũng sĩ giác đấu La Mã đối với hoàng đế Cæsar: KẺ TỬ TỘI XIN CHÀO ĐỨC HOÀNG ĐẾ.

New York tháng 9 năm 1877.

 

MỤC LỤC [[9]]

Chú thích của Nhà Xuất bản

Lời Nói Đầu

ĐỨNG TRƯỚC BỨC MÀN.

- Những điều giả định đầy giáo điều của khoa học hiện đại và Thần học.

- Triết thuyết Platon cung ứng thuyết trung dung duy nhất.

- Duyệt lại các hệ thống triết học thời xưa.

- Một bản thảo của Syria bàn về Simon Magus

- Chú giải các thuật ngữ được dùng trong quyển sách này.

 

QUYỂN I

KHOA HỌC HIỆN ĐẠI “KHÔNG THỂ SAI LẦM”

CHƯƠNG I

NHỮNG ĐIỀU CŨ ĐƯỢC MANG TÊN GỌI MỚI.

- Kinh Kabala của Đông phương.

- Các truyền thuyết xưa được sự nghiên cứu hiện đại ủng hộ.

- Sự tiến bộ của loài người được ghi dấu qua các chu kỳ.

- Khoa học bí truyền thời xưa.

- Sự vô giá của bộ kinh Phệ đà.

- Sự cắt xén những quyển Thánh kinh Do Thái giáo trong khi dịch thuật.

- Pháp thuật luôn luôn được coi là một khoa học thiêng liêng.

- Thành tựu của các cao đồ pháp thuật và giả thuyết của những kẻ hiện đại chỉ biết dèm pha.

- Con người khao khát được bất tử.

CHƯƠNG II

CÁC HIỆN TƯỢNG PHÉP LẠ VÀ THẦN LỰC.

- Sự nô dịch của xã hội.

- Thành kiến và sự ngu tín của các nhà khoa học.

- Họ bị các hiện tượng thông linh săn đuổi.

- Các bí thuật đã thất truyền.

- Ý chí của con người là chủ lực trong các thần lực.

- Những điều tổng quát hóa hời hợt của các nhà bác học người Pháp.

- Các hiện tượng đồng cốt được gán cho cái gì.

- Quan hệ của chúng với tội ác.

CHƯƠNG III

KẺ MÙ DẮT NGƯỜI ĐUI

- Sự trích dẫn của Huxley phái sinh từ Orohippus.

- Hệ thống của Comte và các môn đồ.

- Các nhà duy vật Luân Đôn.

- Những bộ áo thầy tu đi vay mượn.

- Vũ trụ ngoại giới là phân thân của vũ trụ nội giới.

CHƯƠNG IV

CÁC THUYẾT LIÊN QUAN TỚI NHỮNG HIỆN TƯỢNG THÔNG LINH

- Thuyết của Gasparin.

-          ..       Thury.

-          ..       Mousseaux; Mirville.

-          ..       Babinet.

-          ..       Houdin.

-          ..       các ông Royer và Jobart de Lamballe.

Hai anh em sinh đôi – “trí não vô thức” và “truyền âm nhập mật vô thức”.

- Thuyết của Crookes.

-         ..        Faraday.

-         ..        Chevreuil.

- Mendeleyeff đã ủy thác điều gỉ vào năm 1876.

- Sự mù quáng của linh hồn.

CHƯƠNG V

CHẤT ETHER, TỨC “ÁNH SÁNG TINH TÚ”

- Là một lực bản sơ duy nhất nhưng có nhiều tương quan.

- Còn một chút xíu nữa là Tyndall đã có một khám phá lớn.

- Không thể có phép lạ.

- Bản chất của nguyên thể chất.

- Việc thuyết giải một số huyền thoại thời xưa.

- Sự thí nghiệm của các fakirs.

- Sự tiến hóa trong thuyết ẩn dụ của Ấn Độ.

CHƯƠNG VI

CÁC HIỆN TƯỢNG THÔNG LINH VẬT THỂ.

. Chúng ta chịu ơn Paracelsus.

. Thuật thôi miên Mesmer – nguồn gốc, sự tiếp thu, tiềm năng.

- “Thuật trắc tâm”.

- Thời gian, Không gian, Vĩnh hằng.

- Việc chuyển năng lượng từ vũ trụ hữu hình sang vũ trụ vô hình.

- Các thí nghiệm của Crookes và thuyết của Cox.

CHƯƠNG VII

CÁC NGUYÊN TỐ, TINH LINH NGŨ HÀNH VÀ ÂM MA.

- Sức hút và đẩy phổ biến khắp nơi trong mọi giới thuộc thiên nhiên.

- Các hiện tượng thông linh tùy thuộc vào môi trường vật thể xung quanh.

- Những quan sát ở Xiêm la.

- Âm nhạc trong các bệnh rối loạn thần kinh.

- “Linh hồn của thế giới” và các tiềm năng của nó.

- Chữa bệnh bằng cách chạm vào người và những nhà chữa bệnh theo kiểu đó.

- “Diakka” và những loài ma quỉ tồi tàn của Prophyry.

- Cây đèn không dập tắt được.

- Thời nay chẳng ai biết tới sinh lực.

- Thuyết tương quan lực đã xưa lắm rồi.

- Pháp thuật được tin tưởng phổ biến ở khắp nơi.

CHƯƠNG VIII

MỘT SỐ ĐIỀU BÍ NHIỆM CỦA THIÊN NHIÊN

- Liệu các hành tinh có ảnh hưởng tới số phận của con người chăng?

- Đoạn văn rất kỳ bí của Hermes.

- Vật chất không chịu đứng yên.

- Lời tiên tri của Nostradamus đã hoàn thành.

- Sự đồng cảm giữa các hành tinh và cây cối.

- Ấn Độ có biết tới các tính chất của màu sắc.

- “Những điều trùng hợp” là phương thuốc trị bá bệnh của khoa học hiện đại.

- Mặt trăng và thủy triều.

- Những rối loạn về đạo đức và tâm trí lan tràn như bệnh dịch.

- Chư thần trong đền thờ Chư Thần chỉ là các lực thiên nhiên.

- Bằng chứng về quyền năng pháp thuật của Pythagoras.

- Các chủng loại vô hình của không gian tinh vi.

- “Tứ diệu đề” của Phật giáo.

CHƯƠNG IX

CÁC HIỆN TƯỢNG TUẦN HOÀN

- Ý nghĩa của thành ngữ “lớp áo bằng da”.

- Sự tuyển trạch tự nhiên và kết quả của nó.

- “Vòng tất yếu” của người Ai Cập.

- Các giống dân Tiền Adam.

- Tinh thần giáng xuống vật chất.

- Bản chất ba ngôi của con người.

- Các tạo vật thấp nhất trên thang tồn tại.

- Mô tả đặc biệt các tinh linh ngũ hành.

- Proclus bàn về các sinh linh trong bầu không khí.

- Các tinh linh ngũ hành được gọi bằng nhiều tên khác nhau.

- Quan điểm của Swedenborg về sự chết của linh hồn.

- Những hồn người vướng vòng tục lụy.

- Những đồng cốt không trong sạch và các “vong linh hướng dẫn”.

- Thuật trắc tâm trợ giúp cho việc khảo cứu khoa học.

CHƯƠNG X

CHƠN NHƠN VÀ PHÀM NHƠN

- Cha Félix tố cáo các nhà khoa học.

- “Điều bất khả tư nghị”.

- Nguy cơ của những kẻ sơ cơ trục triệu ma quỉ.

- Lares và Lemures.

- Bí mật của các đền thờ Ấn Độ.

- Sự luân hồi.

- Thuật phù thủy và các nhà phù thủy.

- Sự xuất thần do uống nước Soma linh thiêng.

- Một vài “u hồn” rất dễ bị tổn thương.

- Thí nghiệm của Clearchus đối với một đứa bé trai đang ngủ.

- Tác giả chứng kiến một thử nghiệm pháp thuật ở Ấn Độ.

- Trường hợp Cevennois.

CHƯƠNG XI

CÁC KỲ TÍCH VỀ VẬT THỂ VÀ TÂM LÝ

- Con người có đạt được việc không bị tổn thương.

- Phóng chiếu thần lực của ý chí.

- Không bị nhiễm nọc độc của rắn.

- Dùng âm nhạc để làm mê mẫn loài rắn.

- Bàn về các hiện tượng quái thai.

- Người ta thú nhận rằng chưa thăm dò được địa hạt tâm lý.

- Những sự nuối tiếc thất vọng của Berzelius.

- Biến dòng sông thành máu là một hiện tượng của giới thực vật.

CHƯƠNG XII

“VỰC THẲM KHÔNG VƯỢT QUA ĐƯỢC”.

- Các nhà khoa học thú nhận là mình dốt nát.

- Đền thờ Chư thần của chủ nghĩa hư vô.

- Cấu tạo tam bội của lửa.

- Định nghĩa bản năng và lý trí.

- Triết thuyết của Kỳ Na giáo Ấn Độ.

- Lemprière cố tình biểu diễn sai lạc.

- Anh hồn của con người không bất tử.

- Các kiếp luân hồi của Đức Phật.

- Các bức tranh mặt trời và mặt trăng trong pháp thuật Tây Tạng.

- Giải thích hiện tượng ma cà rồng.

- Trò ảo thuật ở Bengal.

CHƯƠNG XIII

THỰC TẠI VÀ HÃO HUYỀN

- Cơ sở lý luận của bùa.

- Những điều bí nhiệm còn chưa giải thích được.

- Cuộc thực nghiệm pháp thuật ở Bengal.

- Các thành tích đáng ngạc nhiên của Chibh Chondor.

- Trò leo dây của Ấn Độ chỉ là ảo giác.

- Hồi sinh các vị fakirs bị chôn sống.

- Giới hạn của những tiềm sinh (tạm ngưng sống).

- Thuật đồng cốt hoàn toàn đối lập với thuật cao đồ.

- Các “vong linh hiện hình” nghĩa là gì?

- Shudāla Mādan.

- Triết lý của thuật khinh thân.

- Thuốc trường sinh và nước cam lồ dung môi vạn năng.

CHƯƠNG XIV

MINH TRIẾT CỦA AI CẬP

- Cội nguồn của dân Ai Cập.

- Các công trình tạo tác hùng vĩ của họ.

- Vùng đất thời xưa của các Pharaon.

- Các dinh thự ở Nilot rất xa xưa.

- Các thuật chiến tranh và hòa bình.

- Thần thoại và di tích ở Mê hi cô.

- Chúng rất giống với nguồn gốc Ai Cập.

- Thánh Moise là một tu sĩ của Osiris.

- Những bài học mà các di tích ở Xiêm la dạy cho ta.

- Thập giá chữ Tau của Ai Cập ở Palenque.

CHƯƠNG XV

ẤN ĐỘ LÀ CÁI NÔI CỦA LOÀI NGƯỜI

- Đạt được “giáo lý bí nhiệm”.

- Hai di tích thuộc quyền sở hữu của một học giả nổi tiếng Nam phạn.

- Người Ấn Độ bo bo giữ độc quyền.

- Lydia Maria Child bàn về khoa biểu tượng của tượng dương vật.

- Thời đại kinh Phệ Đà và Đức Bàn Cổ.

- Truyền thuyết về các giống dân tiền hồng thủy.

- Châu Atlantis và các dân cư của nó.

- Các di tích ở Peru.

- Sa mạc Gobi và những bí mật của nó.

- Các huyền thoại Tây Tạng và Trung Hoa.

- Pháp sư trợ giúp chứ không cản trở thiên nhiên.

- Mẹ Ấn Độ truyền thừa triết học, tôn giáo, nghệ thuật và khoa học cho hậu thế.

 

ĐỨNG TRƯỚC BỨC MÀN.

 

Joan- Hãy phất cao ngọn cờ phấp phới trên những bức tường!

                                        Vua Henry VI. Hồi IV

“Cuộc đời của tôi đã được dành trọn cho việc nghiên cứu con người, số phận và hạnh phúc của y”.

                     J. M. BUCHANAN, Bác sĩ Y khoa

               Tác phẩm Phác họa các Bài thuyết trình về Nhân loại học.

 

Như chúng tôi được biết đã 19 thế kỷ trôi qua từ khi cái đêm đen của Ngoại đạo và Tà giáo lần đầu tiên bị xua tan bởi ánh sáng thiêng liêng của Ki Tô giáo; và đã hai thế kỷ mới trôi qua từ khi ngọn đèn sáng rỡ của Khoa học Hiện đại bắt đầu soi sáng cho bóng tối vô minh của biết bao thời đại. Trong phạm vi những thời kỳ liên tiếp đó, chúng ta bị bắt buộc phải tin rằng đã xảy ra sự tiến bộ thật sự về đạo đức cũng như tri thức của loài người. Các nhà triết học thời xưa cũng quá đủ đối với các thế hệ đương đại nhưng họ lại dốt nát so với các nhà khoa học hiện nay.

Luân lý của Ngoại đạo có lẽ cũng đáp ứng được nhu cầu của những người thất học thời xưa, nhưng chỉ khi “Ngôi sao sáng rực ở Bethlehem” giáng lâm thì người ta mới thấy rõ được con đường chân chính của đạo đức toàn bích và con đường giải thoát. Xưa kia thì thú tính là qui luật còn đức tính và tính linh là ngoại lệ. Ngày nay kẻ trì độn nhất cũng có thể đọc hiểu được ý chí của Thượng Đế qua lời của Ngài được thiên khải; con người được cổ võ để trở nên thánh thiện và đang càng ngày càng tốt hơn.

Sau đây là một lời giả định: Sự thật ra sao? Một đằng là giáo đoàn thiếu tính linh, đầy giáo điều thường khi lại trụy lạc nữa với một bè lũ giáo phái ba tôn giáo lớn đánh nhau, thay vì hợp nhất thì chỉ bất hòa, thay v́ chứng minh thì chỉ có giáo điều với những nhà thuyết pháp mê đắm thú vui giác quan, với giáo dân đạo đức giả và ngu tín chỉ mưu cầu khoái lạc và của cải, bị những thúc bách tàn bạo của qui luật sống đời thường muốn tỏ ra là ḿnh khả kính trong khi lòng chân thành và lòng sùng đạo chân chính chỉ là ngoại lệ. Một đằng thì các giả thuyết của khoa học chỉ là những lâu đài xây trên bãi cát; không đồng ý được với nhau về bất cứ vấn đề nào; cãi cọ đầy hiềm khích và ganh tị; nói chung là trôi giạt về phía chủ nghĩa duy vật. Một trận đánh giáp lá cà một mất một còn giữa Khoa học và Thần học để tranh nhau việc không thể sai lầm. Đây là “một cuộc xung đột ngàn đời”.

Ở Rome, tòa thánh tự phong của Ki Tô giáo, vị kế nghiệp ngai của thánh Peter đang làm tổn hại cho trật tự xã hội với một mạng lưới vô hình nhưng có mặt khắp nơi của những tác nhân ngu tín, xúi bẫy họ làm cách mạng ở Âu châu để chiếm được quyền tối cao về cả thế quyền lẫn thần quyền. Ta thấy đấng tự xưng là “Giáo hoàng phó tế của đấng Ki Tô” lại sát cánh với những người Hồi giáo chống Ki Tô để chống lại một quốc gia Ki Tô giáo khác, công khai cầu khẩn Thượng Đế ban phước cho những người nào qua hàng thế kỷ đã đứng vững dùng lửa máu và kiếm gươm để tự cho mình là đấng Ki Tô, sứ giả của Thượng Đế! Ở Berlin – một trong những nơi học thức nhất – các vị giáo sư khoa học chính xác hiện đại ngoảnh mặt quay lưng với những kết quả khoe khoang là đã khai sáng được từ thời sau Galileo, lại đang lặng lẽ dập tắt ngọn nến ở Florentine vĩ đại; tóm lại thì họ đang tìm cách chứng tỏ hệ thống nhật tâm ngay cả khi trái đất vẫn đang quay, nhưng những giấc mơ của các nhà khoa học bị hão huyền ấy mà Newton là một kẻ mơ mộng, còn mọi nhà thiên văn học quá khứ và hiện tại chẳng qua chỉ là những kẻ biết khéo léo tính toán về những bài toán không kiểm chứng được [[10]].

Giữa hai kẻ khổng lồ đang xung đột nhau ấy – tức là Khoa học và Thần học - th́ công chúng đâm ra hoang mang, nhanh chóng mất niềm tin vào tính bất tử nơi phàm ngã của con người, mất hết niềm tin vào bất kỳ loại thần linh nào và nhanh chóng xuống cấp chỉ còn sống giống như một con thú.  Đây là bức tranh đương đại được soi sáng bởi ánh mặt trời chính ngọ của cái kỷ nguyên Ki Tô giáo và kỷ nguyên khoa học này!

Liệu có thật sự công bằng chăng khi kết án ném đá những tác giả khiêm tốn và ôn nhu nhất vì họ đã hoàn toàn bác bỏ thẩm quyền của hai đối thủ nêu trên? Liệu ta có bắt buộc phải chấp nhận câu châm ngôn chân chính của thế kỷ này qua lời tuyên bố của Horace Greeley không: “Tôi không dè dặt chấp nhận quan điểm của bất cứ ai dù người đó còn sống hay đã chết”? [[11]] Dù sao đi nữa thì đó cũng là châm ngôn của chúng tôi và chúng tôi ngụ ý nguyên tắc đó sẽ thường xuyên dẫn dắt chúng tôi qua suốt tác phẩm này.

Trong số nhiều hậu quả phi thường của thế kỷ ta, có một tín ngưỡng kỳ lạ của cái gọi là các nhà Thần linh học đã vươn lên trong đám tàn tích nghiêng ngã của các tôn giáo tự phong là mình được thiên khải và các triết thuyết duy vật; thế nhưng chỉ có nó mới hiến ra một chỗ trú khả dĩ cuối cùng để thỏa hiệp giữa đôi bên. Cái bóng ma chẳng ai trông thấy được này ngay từ thời tiền-Ki tô không được thế kỷ thực chứng và chính chắn của chúng ta nhiệt liệt hoan nghênh; điều này cũng chẳng có ǵ đáng ngạc nhiên. Thời thế đă đổi thay rất kỳ lạ; chỉ mới gần đây thôi, một nhà thuyết pháp nổi tiếng ở Brooklyn đã sắc sảo nhận xét trong một bài giảng rằng nếu Chúa Giê su mà có trở lại biểu diễn trên đường phố New York giống như ngài đã từng biểu diễn trên đường phố Jerusalem thì ngài ắt thấy mình bị nhốt vào nhà tù của những Ngôi mộ [[12]] Thế thì liệu Thần linh học có thể trông mong cái loại nghênh đón nào? Cũng đúng thôi, kẻ xa lạ kỳ quặc ấy thoạt nhìn dường như chẳng có gì hấp dẫn và cũng chẳng có gì đầy triển vọng. Nó chẳng có hình thù gì và lại cục mịch giống như một đứa trẻ được bảy cô bảo mẫu xúm xít lại chăm nom thì đến khi hết tuổi dậy thì nó ắt tỏ ra què quặc không được lành lặn như người khác. Kẻ thù của nó thì hằng hà sa số, còn bạn bè và người bảo trợ cho nó thì đếm được trên đầu ngón tay. Nhưng thế nghĩa là sao chứ? Biết bao giờ thì người ta mới chấp nhận sự thật một cách tiên nghiệm? Đó là vì những kẻ cổ xúy cho Thần linh học trong khi cuồng tín đã thổi phồng lên những phẩm tính của mình và bưng tai bịt mắt trước những khuyết điểm của mình cho nên không bào chữa được việc người ta nghi ngờ về tính thực tại của mình. Làm sao chúng ta có thể ngụy tạo được khi chúng ta chẳng có một mô hình nào để bắt chước theo đó mà ngụy tạo. Bản thân sự cuồng tín của các nhà Thần linh học cũng là bằng chứng cho việc các hiện tượng phép lạ của họ là có thật và có thể xảy ra được. Họ cung cấp cho ta những sự kiện mà ta có thể khảo cứu chứ không phải những điều khẳng định mà ta phải tin dù không có chứng minh. Hàng triệu những người nam nữ có lý trí đâu có dễ ǵ mà sa vào một ảo giác tập thể như thế. Do đó trong khi giáo đoàn căn cứ theo sự giải thích của riêng mình về Thánh kinh và khoa học căn cứ vào bộ Luật do mình tự tạo ra về những khả năng trong thiên nhiên; cả hai đều từ chối không lắng nghe Thần linh học một cách công tâm thì khoa học thật sự và tôn giáo chân chính đều im lặng và nghiêm trang chờ đợi những sự phát biểu thêm nữa.

Trọn cả vấn đề hiện tượng phép lạ dựa vào việc hiểu biết đúng đắn những triết lý cổ xưa. Thế thì trong khi bối rối chúng tôi biết hướng về ai nếu không phải là các nhà hiền triết thời xưa vì các nhà hiền triết thời nay lấy cớ là mê tín dị đoan cho nên từ chối không chịu giải thích cho chúng tôi hiểu? Nếu chúng tôi hỏi họ, họ biết gì về khoa học và tôn giáo chân chính; không phải chỉ về những vấn đề chi tiết tủn mủn mà về mọi quan điểm phóng khoáng của hai thứ chân lý bài trùng này – chúng rất mạnh mẽ khi hợp nhất với nhau nhưng lại yếu đuối xiết bao khi tách rời khỏi nhau. Ngoài ra chúng tôi thấy mình có thể có lợi khi so sánh cái khoa học hiện đại huênh hoang này với sự vô minh thời xưa, so sánh cái Thần học hiện đại đã được cải thiện này với “giáo lý bí nhiệm” của tôn giáo đại đồng thế giới thời xưa. Do đó chúng tôi có thể tìm ra một mảnh đất trung dung mà chúng tôi có thể đạt tới và mang lại lợi ích cho đôi bên.

Chỉ có triết học của Plato (vốn là toát yếu cầu kỳ nhất của hệ thống bí hiểm thuộc cổ Ấn độ) mới có thể cung ứng cho chúng ta mảnh đất trung dung này. Mặc dù Plato đã mất được 22 thế kỷ ¼, song những đầu óc vĩ đại trên thế giới vẫn còn bận tâm với những tác phẩm của ông. Ông là người thuyết giải thế giới theo ý nghĩa rộng lớn nhất của từ này. Và mọi triết gia vĩ đại nhất thuộc kỷ nguyên tiền-Ki Tô đều phản ánh trung thực trong tác phẩm của mình thần linh học của các triết gia Phệ đà vốn đã sống hàng ngàn năm trước thời đại mình và cách diễn đạt siêu hình của nó. Ta ắt thấy Vyasa. Djiminy, Kapila, Vrihaspati và Sumati cũng như biết bao người khác đã truyền đạt dấu ấn không phai nhòa được của mình cho Plato và trường phái của ông xuyên qua các thế kỷ trung gian. Như vậy mới bảo đảm được sự suy diễn của Plato và các nhà hiền triết cổ Ấn Độ đều tiết lộ cùng một loại minh triết. Nếu cơn chấn động của thời gian vẫn còn làm sống sót nó thì cái minh triết này chẳng lẽ không thể là thiêng liêng và vĩnh hằng hay sao?

Plato dạy dỗ về sự công bằng vốn là nền tảng của linh hồn người có sự công bằng và là phúc lợi lớn nhất của y. “Tỉ lệ với trí năng của mình, con người đã thừa nhận những đòi hỏi siêu việt của ông”. Thế nhưng những nhà bình luận về ông hầu như đều nhất trí rằng họ cảm thấy dội với mọi đoạn văn hàm ý rằng siêu hình học của ông dựa trên một nền tảng vững chắc chứ không phải trên những quan niệm lý tưởng.

Nhưng Plato không thể chấp nhận một triết lý không có những hoài bão tâm linh; đối với ông thì triết lý và tâm linh là một. Đó là v́ nhà hiền triết thời cổ Hi Lạp chỉ có một mục tiêu duy nhất để đạt tới: tri thức chân thỰc. Y chỉ coi là các triết gia chân chính khi những người nào tìm hiểu về sự thật mà có điều tri thức về điều thật sự tồn tại đối nghịch với điều chỉ là bề ngoài; tri thức về điều luôn luôn tồn tại đối nghịch với điều chỉ phù du tạm bợ; và tri thức về điều vốn tồn tại thường trụ đối nghịch với điều cứ tiêu trưởng luân phiên được phát triển rồi lại bị hủy diệt. “Vượt ngoài mọi kiếp tồn tại hữu hạn và những nguyên nhân thứ cấp, mọi định luật, ý tưởng và nguyên lý, có một trí THôNG tuệ hoặc tâm trí (Nous tức tinh thần) nguyên khí bản sơ của mọi nguyên khí, Ý tưởng Tối cao mà mọi ý tưởng khác đều dựa vào đó; bậc Quân vương và đấng Ban bố Pháp luật cho vũ trụ; nguyên chất tối hậu từ đó phái sinh ra bản thể và thực thể của vạn vật. Nguyên nhân đầu tiên và hữu hiệu của mọi trật tự hài hòa và mỹ lệ, tuyệt diệu và tốt đẹp, thấm nhuần vũ trụ; do tối hảo và ưu việt cho nên nguyên nhân đó được gọi là Điều Thiện Tối cao, Thượng Đế, ‘Chúa tể Muôn loài’ [[13]]. Ngài không phải là sự thật cũng như là trí thông minh mà là “cha của nó”. Mặc dù các giác quan thể xác của ta không thể nhận biết được bản thể vĩnh hằng này của các sự vật, song tâm trí của những người nào không cố tình trì độn đều có thể lĩnh hội được nó. Chúa Giê su có dạy những đệ tử ưu tú của ḿnh như sau: “Ta sẽ ban cho các con biết được sự bí nhiệm của nước Thiên chúa, nhưng ta sẽ không ban điều đó cho công chúng . . . Vì vậy ta nói với họ bằng dụ ngôn hoặc ẩn dụ; vì họ có mắt cũng như mù, có tai cũng như điếc cho nên họ có hiểu ǵ đâu”[[14]].

Porphyry thuộc trường phái Tân Platon có đoan chắc với ta rằng triết lý của Plato được giảng dạy và minh họa trong các bí pháp. Nhiều người đã thắc mắc và thậm chí chối bỏ điều này; trong tác phẩm Aglaophomus, Lobeck đã đi đến mức cực đoan khi biểu diễn những cơn hoan lạc thiêng liêng chẳng khá gì hơn một pha trình diễn rỗng tuếch để thu hút óc tưởng tượng. Điều này dường như thể trong vòng hơn 20 thế kỷ thành Athens và nước Hi Lạp cứ mỗi 5 năm thì lại lui tới Eleusis để chứng kiến một trò hề tôn giáo trang trọng! Augustine là đức Cha giám mục ở Hippo đã giải quyết những điều khẳng định ấy. Ông tuyên bố rằng học thuyết của các môn đồ Plato ở Alexandria là giáo lý bí truyền nguyên thủy của những môn đồ đầu tiên của Plato, ông còn mô tả Plotinus là Plato tái thế. Ông cũng giải thích động cơ thúc đẩy của vị triết gia vĩ đại nhằm che giấu ý nghĩa bên trong của điều mà ḿnh giảng dạy [[15]] .

Còn về phần các thần thoại thì trong tác phẩm Gorgias và Phœdon, Plato có tuyên bố đó là những công cụ của những sự thật lớn lao rất đáng mực mưu cầu. Nhưng các nhà bình luận ít giao tiếp với bậc đại triết gia đến nỗi họ bắt buộc phải thừa nhận rằng họ mù tịt chẳng biết “phần học thuyết chấm dứt ở đâu và phần thần thoại bắt đầu ở đâu”. Plato đã xua tan niềm mê tín dị đoan thông tục liên quan tới pháp thuật và ma quỉ, ông đã triển khai những ý niệm quá lố về thời gian biến nó thành các thuyết hợp lý và các quan niệm siêu hình. Có lẽ những thứ này không hoàn toàn phù hợp với phương pháp lý luận qui nạp mà Aristotle đã xác lập; tuy nhiên chúng thỏa đáng đến mức cao nhất đối với những người nào lĩnh hội được sự tồn tại của cái năng lực cao siêu là giác ngộ tức tuệ giác, vốn được coi là một tiêu chuẩn để nhận biết sự thật.

Khi đặt mọi nền tảng học thuyết của mình trên sự tồn tại của Trí tuệ Tối cao, Plato có dạy rằng Nous tức tinh thần, tức hồn lý trí của con người được “Cha Thiêng Liêng sản sinh ra”, nó có bản chất tương cận hoặc thậm chí đồng chất với Thiên tính và nó có thể chứng kiến những thực tại vĩnh hằng. Năng lực chiêm ngưỡng thực tại theo kiểu trực tiếp và ngay trước mắt chỉ thuộc về Thượng Đế thôi; hoài bão có được sự hiểu biết như vậy cấu thành cái thực sự được ngụ ý qua từ triết lý tức là yêu quí minh triết. Yêu sự thật vốn cố hữu nơi yêu điều thiện, và nó chiếm ưu thế hơn mọi ham muốn của linh hồn, làm cho linh hồn được tẩy trược và đồng hóa với phần thiêng liêng, như vậy chi phối được mọi hành vi của cá thể, nó nâng con người lên tới việc tham gia và hiệp thông với Thiên tính, phục hồi y cho giống như Thượng Đế. Trong tác phẩm Theœtetus, Plato có bảo rằng “Sự bay bổng này cốt là trở nên giống như Thượng Đế và sự đồng hóa này là trở nên công chính và thánh thiện cùng với sự minh triết”.

Người ta luôn luôn quả quyết rằng nền tảng của sự đồng hóa này là sự tồn tại trước của tinh thần tức Nous. Trong ẩn dụ về cổ xe và những con ngựa có cánh được trình bày trong Phœdrus, ông biểu diễn bản chất thông linh có tính phức hợp bao gồm hai phần: phần thumos tức epithumetic được tạo ra từ nguyên chất của thế giới hiện tượng; còn phần thumocides, có bản chất liên kết với thế giới vĩnh hằng. Cuộc sống trên trần thế hiện nay là một sự sa đọa và trừng phạt. Linh hồn ở trong “nấm mồ mà ta gọi là thể xác” và trong trạng thái nhập xác trước khi có được giới luật do giáo dục thì noëtic, yếu tố tinh thần, vẫn “yên ngủ”. Như vậy sự sống là một giấc mơ hơn là một thực tại. Cũng giống như những kẻ bị tù ở trong cái hang dưới đất được mô tả trong tác phẩm Nước Cộng Hòa vốn quay lưng về phía ánh sáng, chúng ta chỉ nhận thức được cái bóng của sự vật và nghĩ rằng những cái bóng này là các thực tại có thật. Chẳng lẽ cái ý tưởng này về Maya tức điều hão huyền của các giác quan trong sinh hoạt trên cõi trần lại không phải là một đặc điểm nổi bật trong triết lý Phật giáo hay sao? Nhưng nếu chúng ta không hoàn toàn phục tùng bản chất đầy dục lạc thì những cái bóng đó cũng gợi ra nơi ta hoài niệm về cái thế giới cao siêu mà chúng ta từng một lần ở nơi đó. “Tinh thần nội tại vẫn nhớ lờ mờ và mơ màng về trạng thái cực lạc trước khi sinh ra, cũng như một sự khao khát dự báo theo bản năng là nó sẽ trở lại”. Đó là phạm vi giới luật của triết học nhằm giải thoát nó ra khỏi sự nô lệ cho giác quan, và nâng nó lên tới thiên giới của tư tưởng thuần túy để có được tầm nhìn về chân, thiện, mỹ vĩnh hằng. Trong tác phẩm Theœtetus, Plato có bảo rằng: “Linh hồn không thể nhập vào hình tướng của một con người nếu nó chưa bao giờ thấy được sự thật. Đây là việc nhớ lại những điều mà linh hồn ta trước kia đã thấy khi đồng hành với Đấng thiêng liêng, bất chấp những sự việc mà giờ đây ta bảo rằng đang hiện hữu, chỉ ngước mắt nhìn lên điều vốn thực sự tồn tại. Vì sao chỉ có nous tức tinh thần của triết gia hoặc người tìm hiểu thật sự cao cấp mới được chấp cánh bay lên; bởi vì y đã vận dụng hết năng lực của mình để ghi khắc những điều này vào tâm trí, việc chiêm nghiệm những điều đó khiến cho nó trở nên thiêng liêng. Bằng cách vận dụng đúng đắn những sự vật này mà nó nhớ lại từ kiếp trước, bằng cách thường xuyên tự hoàn thiện ḿnh với các bí pháp hoàn hảo, con người trở nên thật sự toàn bích, là một điểm đạo đồ của minh triết thiêng liêng”.

Vì thế cho nên ta mới hiểu được tại sao những phong cảnh cao siêu nơi Bí pháp đều luôn luôn xảy ra vào ban đêm. Cuộc sống của tinh thần nội tại là sự chết của bản chất ngoại giới, và đêm đen của cõi trần xác định ngày của cơi tâm linh. Do đó Dionysos tức mặt trời vào ban đêm đã được tôn thờ nhiều hơn Helios, là tinh cầu đó vào ban ngày. Trong các Bí pháp có trình bày tượng trưng điều kiện tồn tại trước của tinh thần và linh hồn, tinh thần và linh hồn lướt qua sống trên cõi trần và cõi Âm ty với những sự khốn khổ trong kiếp sống đó th́ linh hồn mới được tẩy trược, mới khôi phục lại được sự cực lạc thiêng liêng để hiệp nhất trở lại với tinh thần. Theon ở Smyrna đã khéo léo so sánh giới luật của triết học với những nghi thức của thần bí, ông bảo rằng: “Ta có thể gọi triết học là sự  khai tâm vào điều bí nhiệm chân chính và giáo huấn về những Bí pháp chân chính. Sự khai tâm này có năm phần: I., sự tẩy trược sơ bộ; II., chấp nhận cho gia nhập vào các nghi thức bí mật; III., khải huyền, khai thị; IV., phong chức hoặc tấn phong; V., điều thứ năm là sản phẩm của tất cả những điều trên, đó là tình bằng hữu và sự hiệp thông bên trong với Thượng Đế, hưởng thụ được cái sự cực lạc vốn bắt nguồn từ việc giao tiếp thân mật với các thực thể thiêng liêng . . . Plato gọi epopteia, sự khai thị cá nhân là việc hoàn toàn chiêm ngưỡng các sự vật mà ta lĩnh hội được bằng trực giác về các sự thật và ư tưởng tuyệt đối. Ông cũng coi việc quấn băng trên đầu và đội vương miện là việc tương tự như thẩm quyền mà bất cứ người nào tiếp nhận từ vị huấn sư của ḿnh nhằm dẫn dắt người khác cũng chiêm nghiệm được như thế. Cấp năm là sự cực lạc hoàn hảo nhất bắt nguồn từ vị huấn sư (và do đó theo Plato) việc đồng hóa với thiên tính đến mức tối đa nơi loài người” [[16]] .

Thuyết của Plato là như thế. Ralph Waldo Emerson có nói rằng: “Xuất phát từ Plato có đủ mọi thứ mà các nhà tư tưởng vẫn còn viết lách và bàn luận về chúng”. Ông đã hấp thu được học thức thuộc thời đại mình ở Hi Lạp từ Philolaus cho tới Socrates; rồi tới Pythagoras ở Ý; rồi thì điều mà ông tìm được từ Ai Cập và Đông phương. Ông bác học đến nỗi mọi triết thuyết Âu Á đều có trong học thuyết của ông; ngoài khả năng tu dưỡng và chiêm nghiệm, ông còn có thêm bản chất và phẩm tính của một nhà thơ.

Các môn đồ của Plato thường bám sát lấy các thuyết tâm lý của ông. Tuy nhiên nhiều người như Xenocrates đã đánh bạo có những suy đoán táo tợn hơn. Speusippus, vốn là cháu và người nối nghiệp vị đại triết gia, là tác giả của quyển Giải tích Số, một bộ khảo luận về các con Số theo Pythagoras. Ta không thấy trong tác phẩm Các cuộc Đối thoại có một số những điều suy đoán của ông ấy; nhưng vì ông là người lắng nghe những bài thuyết trình không được viết ra của Plato cho nên phán đoán của Enfield chắc chắn là chính xác, theo đó ông chẳng khác gì thầy của ḿnh. Hiển nhiên, mặc dù không đích danh thì ông chính là kẻ đối địch mà Aristotle đã chỉ trích, khi ông tự cho là trích dẫn lập luận của Plato chống lại học thuyết của Pythagoras, theo đó bản thân vạn vật đều là những con số hoặc đúng hơn là không tách rời khỏi ý tưởng về những con số. Ông đặc biệt cố gắng chứng tỏ rằng học thuyết của Plato về những ý tưởng có bản chất khác với học thuyết của Pythagoras, theo đó ông giả định rằng những con số và các độ lớn tồn tại độc lập với những sự vật. Ông cũng quả quyết Plato dạy rằng không thể có tri thức chân thực nếu ta không đưa đối tượng của tri thức đó vượt ra ngoài hoặc vượt lên trên mức độ cảm nhận theo cảm quan.

Nhưng Aristotle không phải là một nhân chứng đáng tin cậy. Ông trình bày sai lệch về Plato và hầu như lại biếm họa các học thuyết của Pythagoras. Có một điều luật để thuyết giải sẽ dẫn dắt chúng ta trong việc khảo sát mọi ý kiến triết học: “Khi tác động tất yếu theo luật của riêng mình, tâm trí con người bắt buộc phải ấp ủ cùng một ý tưởng căn bản, và tâm hồn con người phải lưu luyến với cùng một xúc cảm trải qua mọi thời đại”. Chắc chắn là Pythagoras đã khơi dậy sự đồng cảm tri thức sâu sắc nhất trong thời đại của mình, và học thuyết của ông đã gây ảnh hưởng mạnh mẽ lên tâm trí của Plato. Ý tưởng chủ yếu của ông là có một nguyên lý thường trụ, đơn nhất ẩn bên dưới mọi hình tướng, mọi sự thay đổi và mọi hiện tượng khác của vũ trụ. Aristotle quả quyết rằng ông có dạy “những con số là những nguyên thể đầu tiên của mọi thực thể”. Ritter đã diễn tả ý kiến cho rằng ta nên coi công thức của Pythagoras dưới dạng biểu tượng và điều này chắc chắn là chính xác. Aristotle tiếp tục liên kết những con số này với “những hình tướng” và “ý tưởng” của Plato. Thậm chí ông tuyên bố Plato có dạy rằng “các hình tướng đều là những con số” và “các ý tưởng đều tồn tại thực chất là những thực thể có thật”. Thế nhưng Plato đâu có dạy như vậy. Ông tuyên bố rằng nguyên nhân tối hậu là Điều thiện Tối cao. “Các ý tưởng là những đối tượng thuộc quan niệm thuần túy của lý trí con người, và chúng là thuộc tính của Lý trí Thượng Đế” [[17]] . Ông cũng chưa bao giờ bảo rằng “hình tướng là những con số”. Ta có thể tìm thấy điều ông giảng dạy ở tác phẩm Timœus: “Thượng Đế tạo ra những sự vật khi chúng thoạt tiên xuất lộ tùy theo các hình tướng và con số”.

Khoa học hiện đại có công nhận rằng mọi định luật cao siêu của thiên nhiên đều có dạng một phát biểu định lượng. Đây có lẽ là việc bày tỏ minh bạch hơn và khẳng định rõ ràng hơn về học thuyết của Pythagoras. Những con số được coi là biểu diễn tốt nhất cho những định luật hài âm vốn thấm nhuần vũ trụ. Chúng ta cũng biết rằng trong hóa học, học thuyết về nguyên tử và các định luật hóa hợp quả thật và có thể nói là được định nghĩa tùy tiện bằng những con số. Ông W. Archer Butler có diễn tả điều đó như sau: “Vậy là thông qua mọi bộ môn của mình, thế giới vốn là một môn số học sống động đang phát triển và một môn hình học đang tĩnh tại”.

Chìa khóa cho những giáo điều của Pythagoras vốn là công thức chung về đơn chất trong đa dạng, nhất bổn tán vạn thù và thấm nhuần vạn thù. Nói tóm lại đây là giáo lý cổ truyền về sự phân thân. Ngay cả thánh tông đồ Paul cũng chấp nhận là nó đúng sự thật: “Vạn vật đều xuất phát từ ngài, thông qua ngài và ở nơi ngài”. Như ta có thể thấy qua đoạn trích dẫn sau đây, câu nêu trên hoàn toàn thuần túy thuộc về Ấn giáo và Bà la môn giáo:

“Khi chu kỳ hoại không – Pralaya – đã hết thời hạn thì Đấng Cao Cả – Para-Atma tức Para-Purusha – Đấng Chí Tôn tồn tại tự thân, vạn vật đều xuất phát từ ngài, thông qua ngài, đã, đang và sẽ tồn tại  . . . đều tan biến để được phân thân từ thực chất của chính ngài thành ra đủ thứ tạo vật” (Manava Dharma Sastra, quyển I, câu kinh 6 và 7).

Thập nguyên thần bí 1+2+3+4=10 là một cách để diễn tả ý tưởng này. Một là Thượng Đế, Hai là vật chất, Ba là tổ hợp của Đơn nguyên và Lưỡng nguyên tham dự vào bản chất của cả hai, do đó là thế giới hiện tượng; Tứ nguyên tức hình tướng hoàn hảo diễn tả sự trống rỗng của vạn vật; còn Thập nguyên tức tổng thể vạn vật, bao gồm trọn cả càn khôn. Vũ trụ là tổ hợp của một ngàn nguyên tố, thế nhưng là biểu hiện của chỉ một tinh thần thôi – đó là một khối hỗn mang đối với giác quan nhưng là một càn khôn hài hòa đối với lý trí.

Trọn cả sự tổ hợp bao gồm những con số lũy tiến nơi ý tưởng sáng tạo đều thuộc về Ấn giáo. Đấng tồn tại tự thân (Đấng Tự Tại Swayambhu tức Swayambhuva tức Chơn như theo cách gọi của một số người) vốn nhất như. Tự bản thân ngài phân thân ra năng lực sáng tạo tức Brahma tức Purusha (tức nam tính thiêng liêng) và một trở thành Hai; từ Lưỡng nguyên đó vốn kết hợp nguyên thể thuần túy trí thức với nguyên thể vật chất, có triển khai ra một nguyên thể thứ ba tức là Viradj, thế giới hiện tượng. Từ tam vị nhất thể vô hình và không thể hiểu nổi này tức ba ngôi của Bà la môn giáo mới triển khai ra tam nguyên thứ nhì biểu diễn ba năng lực: sáng tạo, bảo tồn và biến hóa. Ba năng lực này được tiêu biểu qua Brahma, Vishnu và Siva, nhưng chúng lại mãi mãi được hòa lẫn thành một. Nhất nguyên, Brahma hoặc theo kinh Phệ đà gọi là Tridandi, là Thượng Đế biểu lộ ra tam bội, khai sinh ra thánh ngữ Aum biểu tượng, tức là ba ngôi toát yếu. Chỉ có nhờ vào ba ngôi này bao giờ cũng chủ động và nắm bắt được với mọi giác quan của ta thì Nhất nguyên vô hình và không ai biết được mới có thể biểu lộ được cho thế giới của kẻ phàm phu. Khi ngài trở thành Sarira tức là khi ngài khoác lấy một hình tướng hữu hình th́ ngài tiêu biểu cho mọi nguyên khí của vật chất, mọi mầm mống của sự sống, lúc đó ngài là Purusha, Thượng Đế ba mặt tức quyền năng tam bội, là bản thể của tam nguyên trong kinh Phệ đà. “Xin các đấng Brahma hãy biết tới Âm tiết thiêng liêng (Aum) tức là ba linh từ của Savitri và hãy đọc kinh Phệ đà hằng ngày”. (Đức Bàn Cổ, iv, câu kinh 125).

“Sau khi đã tạo ra vũ trụ, Ngài vốn có quyền năng không ai hiểu được lại biến mất vì bị hấp thu vào Linh hồn Tối cao . . . Sau khi đã triệt thoái vào trong bóng tối bản sơ thì Linh hồn lớn vẫn ở bên trong điều không ai biết được, và không có mọi hình tướng . . .

“Khi đã lại hợp nhất các nguyên thể ngũ hành tinh vi thì nó lại được dẫn nhập vào hoặc là một chủng tử thực vật hoặc là một mầm mống động vật và ở mỗi thứ này thì nó đều khoác lấy một hình tướng mới”.

“Chính vì thế mà bằng cách luân phiên thức rồi ngủ, Đấng Bất Di Bất Dịch khiến cho mọi tạo vật đang tồn tại cứ sống rồi lại chết đi mãi, cứ hoạt động rồi lại trơ lì”. (Đức Bàn Cổ , i, câu kinh 50 và những câu kinh khác).

Người nào đã nghiên cứu Pythagoras và những suy đoán của ông về Đơn nguyên Monad (sau khi đã phân thân ra Lưỡng nguyên thì nó bèn triệt thoái vào trong im lặng và đen tối, như vậy tạo ra Tam nguyên) đều có thể ngộ ra được  nguồn gốc triết lý của nhà đại Hiền triết ở Samos và sau ông là triết lý của Socrates và Plato.

Speusippus dường như đã dạy rằng hồn thông linh vốn bất tử cũng giống như tinh thần tức hồn thuần túy và ta sẽ chứng tỏ lập luận của ông thêm nữa. Cũng giống như Philolaus và Aristotle khi thảo luận về linh hồn; ông cũng biến hậu thiên khí (æther) thành ra một nguyên tố sao cho có năm nguyên tố chính tương ứng với năm hình đều đặn trong Hình học. Điều này cũng trở thành một học thuyết của trường phái Alexandria [[18]]. Thật vậy trong các học thuyết của môn đồ trường phái này có nhiều điều không xuất hiện trong các công trình của các môn đồ phái Plato xưa hơn, nhưng chắc chắn về thực chất th́ chính triết gia ấy phải dạy dỗ nó, nhưng vì ông thường kín tiếng cho nên nó không được ủy quyền để viết v́ quá bí hiểm cho nên không thể xuất bản lung tung. Cũng giống như vị đại sư phụ của mình Speusippus và sau đó là Xenocrates đều chủ trương rằng anima mundi tức hồn thế giới, không phải là Đấng Thiêng Liêng mà là một sự biểu lộ. Các triết gia đó chẳng bao giờ quan niệm Đấng Nhất Như là một bản chất thú tính [[19]]. Đấng Nhất Như nguyên thủy  không tồn tại theo như ta hiểu về thuật ngữ này. Chừng nào ngài chưa hiệp nhất với vạn hữu thì sự tồn tại do phân thân (đơn nguyên và lưỡng nguyên) còn phải được tạo ra. Điều được tôn vinh – là một điều ǵ đó được biểu lộ ngự nơi trung tâm cũng như chu vi, nhưng đó chỉ là phản ánh của Đấng Thiêng Liêng – đó chính là Hồn Thế Giới [[20]]. Trong học thuyết này ta thấy có cái thần của Phật giáo Bí truyền.

Ý tưởng của con người về Thượng Đế chính là cái hình ảnh ánh sáng chói lòa mà y thấy phản chiếu trong cái gương lõm của linh hồn chính mình; thế nhưng đây không phải là Thượng Đế mà chỉ là sự phản chiếu của Ngài. Sự vinh quang của Ngài có ở đó, nhưng đó chỉ là ánh sáng của Tinh thần chính Ngài mà con người trông thấy, và đó là tất cả những gì y có thể chấp nhận được khi chứng kiến. Cái gương càng rõ thì hình ảnh của Thượng Đế càng trong sáng. Nhưng cùng trong lúc đó thì ta không thể chứng kiến được ngoại giới. Nơi bậc đạo sĩ Yoga đang xuất thần, nơi nhà Thấu thị đã giác ngộ, tinh thần sẽ chiếu sáng giống như mặt trời lúc chính ngọ, nơi nạn nhân bị bại hoại vì bị trần thế thu hút, sự chói sáng đó biến mất vì cái gương bị những vết vật chất làm mờ tối đi. Những người như thế chối bỏ Thượng Đế  của mình và sẵn lòng dẹp bỏ linh hồn của con người ngay trong chớp mắt.

không có thượng đế, không có linh hồn ư? Thật là một tư tưởng hủy diệt dễ sợ! Cơn ác mộng làm cho kẻ cuồng loạn nổi điên lên trở thành một kẻ Vô thần; nó trình bày trước tầm nhìn sôi nổi của y một đoàn không ngừng ghê gớm những điểm linh quang vũ trụ lướt qua mà không do ai tạo ra; tự xuất hiện, tự tồn tại và tự phát triển; cái Bản ngã này lại Ngã vì nó chẳng là ǵ cả và chẳng là ai cả; nó trôi nổi tiến lên phía trước mà chẳng xuất phát từ đâu, nó bị thôi thúc không do Nguyên nhân nào cả vì không hề có nguyên nhân và nó cũng xông tới chẳng biết chỗ nào nữa. Và điều này diễn ra trong một vòng Vĩnh hằng mù quáng, trơ lì và không có nguyên nhân. Thậm chí cái quan niệm sai lầm ấy còn ghê gớm hơn khi đem so sánh với Niết Bàn trong Phật giáo! Trước Niết Bàn còn có vô số sự biến hóa tâm linh và những sự chuyển kiếp, trong đó thực thể không hề mất đi ý thức cá biệt của chính mình hết một giây nào, và nó có thể tồn tại trong hàng triệu thời đại trước khi đạt tới cái Hư Vô Tối Hậu.

Mặc dù một số người đã coi Speusippus là thấp kém hơn Aristotle, song le thế gian chịu ơn ông v́ đã định nghĩa và xiển dương nhiều điều mà Plato đã bỏ mặc cho lờ mờ trong học thuyết của mình về điều Cảm nhận được và điều Lý tưởng. Câu châm ngôn của ông là: “Ta biết được điều Phi vật chất nhờ vào tư tưởng khoa học, ta biết được điều có tính Vật chất nhờ vào nhận thức khoa học”[[21]].

Xenocrates có xiển dương nhiều giáo huấn và thuyết bất thành văn của sư phụ mình. Ông cũng chấp nhận học thuyết của Pythagoras, hệ thống những con số và toán học của Pythagoras được đánh giá cao nhất. Vì chỉ công nhận có ba mức độ hiểu biết: Tư tưởng, Nhận thức và Trực quan (tức hiểu biết do Trực giác); cho nên y khiến tư tưởng bận rộn với mọi thứ vượt ngoài tầm các cõi trời; Nhận thức lo về những sự vật trong các cõi trời và Trực giác lo về chính các cõi trời.

Ta lại thấy những thuyết này hầu như với ngôn ngữ giống hệt như thế trong Manava-Dharma-Shastra khi nó nói về sự sáng tạo con người: “Ngài (Đấng Tối Cao) rút ra từ bản thể chính ḿnh cái thần khí bất tử vốn không bị diệt vong nơi thực thể và ngài ban cho linh hồn của thực thể ấy cái ngã thức Ahancara để làm kẻ dẫn đạo tối cao”. Thế rồi ngài ban cho linh hồn của thực thể ấy (con người) trí năng được tạo thành từ ba phẩm chất cùng với năm cơ quan để nhận thức bên ngoài”.

Ba phẩm chất này là Trí tuệ, Lương tâm và Ý chí tương ứng với Tư tưởng, Nhận thức và Trực quan của Xenocrates. Speusippus đã phát triển thêm nữa mối quan hệ của các con số với những ý tưởng và Xenocrates còn đạt hơn nữa; ông vượt qua Plato khi định nghĩa học thuyết về các Độ lớn không thể phân chia được. Khi qui giản chúng về những nguyên tố bản sơ lý tưởng, ông chứng tỏ rằng mọi hình và mọi dạng đều bắt nguồn từ đường nhỏ nhất không phân chia được. Hiển nhiên là Xenocrates chấp nhận cùng một thuyết giống như Plato liên quan tới hồn người (được giả sử là một con số), mặc dù Aristotle phản đối điều này cũng như mọi giáo huấn khác của triết gia ấy [[22]]. Đây là kết luận hiển nhiên mà nhiều học thuyết của Plato đã được trình bày truyền khẩu, cho dù nó chứng tỏ rằng chính Xenocrates chứ không phải Plato mới là người đầu tiên khai sáng ra thuyết về các độ lớn không phân chia được. Ông cho Linh hồn phái sinh từ Lưỡng nguyên bản sơ và gọi nó là một con số tự thân vận động[[23]]. Theophrastus nhận xét rằng ông đã du nhập và loại bỏ thuyết Linh hồn này nhiều hơn bất kỳ môn đồ Plato nào khác. Ông xây dựng học thuyết vũ trụ luận dựa vào đó và chứng tỏ rằng ở mỗi phần trong không gian vũ trụ đều tất yếu có tồn tại một loạt liên tiếp và lũy tiến các thực thể sinh động biết suy tư và thuộc về tâm linh[[24]]. Đối với ông, Hồn Người là một hợp thể với những tính chất tâm linh nhất của Đơn nguyên và Lưỡng nguyên vì có những nguyên khí cao nhất của cả hai. Giống như Plato và Prodicus, nếu ông đề cập tới các Nguyên tố coi là những Quyền năng Thiêng liêng, và gọi chúng là thần linh thì ông cũng như những người khác không gắn liền ý tưởng nhân hình với tên gọi ấy. Krische nhận xét rằng ông chỉ gọi chúng là thần linh sao cho các quyền năng ngũ hành này không bị lẫn lộn với loài ma quỉ của cõi âm ty (Âm ma) [[25]]. Vì Hồn Thế Giới thấm nhuần trọn cả Vũ trụ cho nên ngay cả những con thú cũng phải có nơi mình một điều ǵ đó thiêng liêng [[26]] . Đây cũng là giáo lý của các Phật tử và môn đồ Hermes; còn Đức Bàn Cổ phú một linh hồn cho ngay cả loài cây và những cọng cỏ mảnh mai nhất.

Theo thuyết này thì loài thần linh là những thực thể trung gian giữa mức hoàn hảo của đấng thiêng liêng và đầy tội lỗi của loài người [[27]], và ông chia chúng ra thành các lớp, mỗi lớp lại được chia nhỏ thành nhiều phân lớp. Nhưng ông có phát biểu rõ ràng rằng hồn cá thể hoặc hồn cá nhân là thần hộ mệnh chủ đạo của mỗi người và không một thần linh nào có nhiều quyền năng đối với chúng ta hơn là vị thần hộ mệnh ấy. Như vậy Daimonion của Socrates là thần linh hoặc Thực thể Thiêng liêng linh hứng cho y trọn cả đời. Điều này còn tùy thuộc vào việc con người mở hoặc đóng nhận thức của mình đối với Diệu âm thiêng liêng. Cũng giống như Speusippus, ông gán tính bất tử cho tâm tức là thể thông linh, là hồn phi thuần lý. Nhưng một số triết gia Hermes đã dạy rằng linh hồn chỉ tồn tại liên tục riêng biệt chừng nào nó còn có bất kỳ hạt vật chất trần tục nào được nhập thể nơi nó khi nó băng qua các cõi; khi nó đã được tẩy trược hoàn toàn th́ các hạt vật chất bị tiêu diệt chỉ còn tinh hoa của linh hồn hòa lẫn với tinh thần thiêng liêng (hồn Thuần lý) và từ đó trở đi cả hai đã hiệp nhất.

Zeller nêu rõ rằng Xenocrates cấm ăn mặn (thịt động vật) không phải vì ông thấy những con thú có điều ǵ đó tương cận với con người khi ông gán cho chúng ý thức lờ mờ về Thượng Đế mà vì “lý do ngược lại kẻo sự phi lý của hồn thú nhờ vậy có thể gây ảnh hưởng nào đó lên chúng ta” [[28]]. Nhưng chúng tôi tin rằng đúng hơn là vì, cũng giống như Pythagoras, ông có sư phụ và gương điển hình của mình là các bậc hiền triết Ấn Độ. Cicero mô tả Xenocrates coi thường mọi thứ ngoại trừ đức hạnh cao nhất [[29]] và mô tả tính tình của ông là không có tì vết và rất nghiêm khắc khổ hạnh [[30]] . “Để giải thoát chúng ta khỏi sự phục tùng việc tồn tại bằng giác quan, muốn chinh phục được những yếu tố của người Khổng lồ nơi bản chất trần tục của ta thông qua bản chất thiêng liêng th́ đó là vấn đề của chúng ta”. Zeller có khiến ông dạy rằng: “Sự thanh khiết ngay cả qua những điều ao ước thầm kín nhất trong tâm hồn ta chính là bổn phận lớn nhất và chỉ có triết học cũng như việc khai tâm vào các Bí pháp mới giúp ta thành tựu được mục đích này” [[31]].

Crantor, là một triết gia khác có liên quan tới thời kỳ đầu của Hàn lâm học viện Plato, quan niệm hồn người được tạo ra từ bản chất nguyên sơ của vạn vật: Đơn nguyên tức một và Lưỡng nguyên tức hai. Plutarch có nói dông dài về triết gia này; cũng giống như sư phụ ḿnh, ông tin rằng hồn người được phân phối nơi các cơ thể trần tục là bị lưu đày và trừng phạt.

Herakleides (mặc dù một số nhà phê bình không tin là ông bám sát triết lý bản sơ của Plato) cũng dạy khoa luân lý như thế [[32]] . Zeller trình bày ông với chúng ta là giống như Hicetas và Ecphantus, ông có truyền thụ học thuyết của Pythagoras  về việc trái đất quay vòng quanh trục trong một ngày đêm, còn các định tinh thì bất động, nhưng Zeller có nói thêm rằng ông không biết trái đất quay vòng quanh mặt trời mỗi một năm và cũng không biết hệ nhật tâm [[33]] . Nhưng chúng ta có đủ bằng chứng cho rằng trong các Bí pháp có dạy về hệ nhật tâm và Socrates chết vì thuyết vô thần nghĩa là vì truyền bá cái kiến thức linh thiêng ấy. Herakleides chấp nhận trọn vẹn quan điểm của Pythagoras và Plato về hồn người cùng với những năng lực và năng khiếu của nó. Ông mô tả nó là một bản thể sáng chói, rất tinh anh. Ông khẳng định rằng linh hồn ở nơi ngân hà trước khi “giáng sinh” tồn tại dưới dạng hạ nguyệt tinh. Thần linh hoặc tinh linh của ông là những cơ thể giống như dạng hơi và không khí.

Trong tác phẩm Epinomis có trình bày đầy đủ học thuyết về những con số của Pythagoras liên quan tới các tạo vật. Trên cương vị là một môn đồ Plato chân chính, tác giả quả quyết rằng ta chỉ có thể đạt được minh triết bằng cách tìm hiểu rốt ráo về bản chất huyền bí của sự sáng tạo; chỉ bằng cách đó thì ta mới bảo đảm có kiếp sống cực lạc sau khi chết. Trong bộ khảo luận này người ta suy đoán rất nhiều về tính bất tử của linh hồn; nhưng tác giả của nó có nói thêm rằng ta chỉ có thể đạt được tri thức này nhờ hoàn toàn thấu hiểu được những con số; đó là v́ con người không thể phân biệt được đường thẳng với đường cong thì ắt chưa bao giờ có được minh triết đủ để chứng minh toán học được về điều vô hình; điều này nghĩa là chúng ta phải chắc mẫm về sự tồn tại khách quan của anh hồn (thể tinh vi) trước khi chúng ta học biết rằng chúng ta có một tinh thần thiêng liêng và bất tử. Iamblichus cũng nói giống như thế; vả lại ông còn nói thêm rằng đó là một điều bí mật thuộc về cuộc điểm đạo cao nhất. Ông bảo rằng Quyền năng Thiêng liêng cảm thấy phẫn nộ với “những kẻ không biểu lộ được thành phần của icostagonus” nghĩa là những người đưa ra phương pháp khiến cho một hình khối 12 mặt nội tiếp được trong một hình cầu [[34]].

Cái ý tưởng “những con số” đều có đức hạnh cao nhất luôn luôn tạo ra điều tốt đẹp và không bao giờ gây ra điều xấu xa; nó nhằm nói tới sự công bình, tính tình bình thản và mọi điều hài hòa. Khi tác giả nói tới mỗi ngôi sao đều là một hồn cá thể thì ông chỉ ngụ ý rằng người Ấn Độ khai tâm còn các môn đồ Hermes đã dạy dỗ trước và sau ông, theo đó mỗi ngôi sao đều là một thiên thể độc lập giống như hành tinh trái đất có một linh hồn của riêng mình, mỗi nguyên tử vật chất đều thấm nhuần luồng du nhập thiêng liêng của hồn thế giới. Nó thở hít và sống động; nó cảm nhận và đau khổ cũng như vui hưởng cuộc sống trên quãng đường du hành của mình. Liệu có nhà vạn vật học nào sẵn ḷng tranh cãi điều này dựa vào bằng chứng xác đáng hay chăng? Do đó ta phải coi các thiên thể là hình ảnh của các chư thần linh tham gia vào quyền năng nơi bản chất ấy; và mặc dù các thần linh không bất tử về thực thể linh hồn, song tác nhân của họ trong cơ cấu tổ chức vũ trụ vẫn có quyền được tôn vinh thiêng liêng, giống như ta tôn vinh các tiểu thần linh. Ý tưởng này thật là minh bạch và người ta quả thật phải có ác ý lắm mới trình bày sai lệch nó được. Nếu tác giả của Epinomis đặt các vị hỏa thần này cao hơn loài thú, loài cây cỏ và ngay cả loài người nữa (tất cả những thứ này đều là các tạo vật trần tục nên được ông xếp vào địa vị thấp kém) th́ ai có thể chứng tỏ được rằng ông sai hoàn toàn? Quả thật người ta cần phải thâm nhập vào chiều sâu khoa siêu hình học  trừu tượng thuộc các triết lý thời xưa thì mới hiểu được rằng xét cho cùng th́ đủ thứ hiện thân trong cái quan niệm của triết lý ấy đều dựa vào việc lĩnh hội đồng nhất về bản chất của Nguyên nhân Bản sơ cùng với những thuộc tính và phương pháp của nó.

Lại nữa khi tác giả của quyển Epinomis chen vào giữa các thần linh cao nhất và thấp nhất này (các linh hồn có hiện thân) ba lớp thần linh và khiến cho vũ trụ chứa đầy các thực thể vô hình th́ ông lại còn hợp lý hơn các nhà khoa học hiện đại khi họ cho rằng giữa hai cực đoan đó có một chỗ đứt đoạn rộng lớn về thực thể và là sân chơi của các lực mù quáng. Trong số ba lớp này thì hai lớp đầu tiên vốn vô hình, thân thể của họ toàn bằng chất dĩ thái và lửa (các chơn linh hành tinh); các thần linh thuộc lớp thứ ba khoác lấy các cơ thể dạng hơi; họ thường vô hình nhưng đôi khi trở nên cụ thể để cho ta thấy được trong một vài giây. Đây là các thần linh trần tục tức anh hồn của ta.

Nếu các học thuyết này được nghiên cứu theo phép tương tự dựa vào nguyên tắc tương ứng thì xưa kia nó đã dẫn dắt các môn đồ phái cổ truyền, giờ đây nó có thể dẫn dắt các môn đồ trường phái hiện đại từng bước tiến tới việc giải quyết được các điều bí nhiệm lớn nhất. Khi đứng trên bờ vực thẳm tối đen ngăn cách thế giới tâm linh với thế giới vật lý, khoa học hiện đại mắt nhắm nghiền, mặt ngoảnh đi tuyên bố rằng vực thẳm này là không có đáy và không thể vượt qua được, mặc dù nó vẫn cầm trên tay một ngọn đuốc mà chỉ cần thả xuống thấp một ít thôi, xuống dưới vực sâu thì nó cũng chứng tỏ được là mình đang lầm lỗi. Nhưng người kiên nhẫn tìm học triết lý của Hermes đã xây dựng được một cái cầu bắc ngang qua vực thẳm này.

Trong tác phẩm Các Mảnh vụn Khoa học, Tyndall có buồn bã thú nhận như sau: “Nếu bạn hỏi tôi xem liệu khoa học đã giải quyết, hay hiện nay rất có thể giải quyết được vấn đề của vũ trụ hay chưa, thì tôi phải lắc đầu hoài nghi”. Nếu sau khi nghĩ lại mà ông có cải chính mãi sau này và đoan chắc với thính giả rằng bằng chứng thực nghiệm đã giúp ông khám phá ra “sự hứa hẹn và mãnh lực của mọi phẩm tính sự sống” trong cái vật chất bị bao trùm đầy tủi nhục ấy thì ông chỉ nói đùa thôi. Thật khó cho giáo sư Tyndall đưa ra được bất kỳ bằng chứng tối hậu và không thể bác bỏ được về điều mà mình khẳng định, cũng khó khăn như vậy Job xỏ cái móc câu vào lỗ mũi của con quái vật dưới nước.

 

QUYỂN I

KHOA HỌC HIỆN ĐẠI “KHÔNG THỂ SAI LẦM”

BỨC MÀN CHE NỮ THẦN ISIS

PHẦN I. KHOA HỌC

 

CHƯƠNG I

NHỮNG ĐIỀU CŨ ĐƯỢC MANG TÊN GỌI MỚI.

- Kinh Kabala của Đông phương.

- Các truyền thuyết xưa được sự nghiên cứu hiện đại ủng hộ.

- Sự tiến bộ của loài người được ghi dấu qua các chu kỳ.

- Khoa học bí truyền thời xưa.

- Sự vô giá của bộ kinh Phệ đà.

- Sự cắt xén những quyển Thánh kinh Do Thái giáo trong khi dịch thuật.

- Pháp thuật luôn luôn được coi là một khoa học thiêng liêng.

- Thành tựu của các cao đồ pháp thuật và giả thuyết của những kẻ hiện đại chỉ biết dèm pha.

- Con người khao khát được bất tử.

 

CHƯƠNG I

“Ta là Chơn ngã”

Một câu châm ngôn của triết học Hermes

 

“Chúng ta bắt đầu khảo cứu nơi mà sự suy đoán hiện đại đã co vòi lại v́ mất niềm tin. Và đối với chúng ta những yếu tố thông thường trong khoa học là những thứ mà các bậc hiền triết ngày nay khinh thường là điều hoang tưởng hoặc tuyệt vọng, vì đó là những điều bí nhiệm khôn dò”.

Tác phẩm Zanoni của BULWER.

 

 

Ở đâu đó trong thế giới rộng rãi này có tồn tại một quyển Cổ thư – xưa đến nổi mà những nhà buôn đồ cổ thời nay có thể cân nhắc trên những trang giấy của nó biết bao nhiêu thời gian vẫn không hoàn toàn đồng ý được với nhau về bản chất của loại kết cấu mà nó được viết trên đó. Nó là bản sao duy nhất của nguyên bản mà giờ đây còn tồn tại. Tài liệu xưa nhất bằng tiếng Hebrew bàn về học thuật huyền bí (Siphra Dznieouta) được biên soạn từ bản sao này vào lúc mà bản sao ấy đã được xem xét theo sự minh giải của một di tích văn học. Một trong những hình minh họa trong đó biểu diễn Bản thể Thiêng liêng là phân thân của ADAM [[35]] giống như một cung chói sáng tiến ra để tạo thành vòng tròn; thế rồi sau khi đã đạt tới điểm cao nhất trên chu vi thì Điều Vinh Diệu khôn tả đó vòng xuống trở lại quay về trần thế, mang theo một loại người cao hơn đi vào vòng xoáy. Khi nó càng ngày càng tới gần hành tinh ta thì Phân thân càng ngày càng lu mờ cho đến khi tiếp đất th́ nó tối đen như đêm ba mươi.

Một điều xác tín, dựa trên bảy ngàn năm, kinh nghiệm – người ta giả định như vậy[[36]] đã được các triết gia Hermes của mọi thời đại ấp ủ cho rằng sớm muộn gì thì do tội lỗi vật chất cũng trở nên thô trược hơn so với lúc con người mới được tạo ra; vào lúc khởi thủy cơ thể con người có bản chất bán tinh anh; trước khi sa đọa loài người thoải mái giao tiếp với các vũ trụ giờ đây không còn ai nhìn thấy nữa. Nhưng từ lúc đó trở đi, vật chất đã trở thành hàng rào khủng khiếp ngăn cách chúng ta với thế giới tinh thần. Truyền thuyết nội môn xưa nhất cũng dạy rằng trước khi có Adam thần bí đã có nhiều giống người sống rồi chết đi, mỗi giống người lần lượt nhường chỗ cho giống người khác. Liệu những giống người trước đó này có hoàn hảo hơn chăng? Liệu có giống người nào thuộc về giống người có cánh mà Plato đề cập tới trong tác phẩm Phœdrus hay chăng? Khoa học có thẩm quyền đặc biệt giải quyết vấn đề này. Các hang động ở Pháp và di chỉ của thời kỳ đồ đá cung ứng một khởi điểm để ta bắt đầu.

Khi chu kỳ tiếp diễn thì mắt người càng ngày càng mở ra cho đến khi y đâm ra biết được về “điều thiện” và “điều ác” cũng như bản thân các đấng Elohim. Sau khi đạt tới tột đỉnh thì chu kỳ bắt đầu đi xuống. Khi vòng cung đạt tới một mức nào đó khiến cho nó song song với một đường cố định trên cõi trần tục thì con người được thiên nhiên cung cấp cho “lớp áo bằng da” và Thiên Chúa “đã mặc quần áo đó cho họ”.

Ta có thể truy nguyên cũng niềm tin này (về sự tồn tại trước đó của một giống người có tính linh hơn hẳn so với giống người mà giờ đây ta thuộc về) tới tận những truyền thuyết xa xưa nhất của hầu hết mọi dân tộc. Trong bản thảo cổ truyền Quiché mà Brasseur de Bourbourg xuất bản tức là quyển Popol Vuh, người ta đề cập tới những người đầu tiên là giống dân có thể ăn nói, lý luận, với tầm nhìn vô hạn, và biết ngay tức khắc mọi chuyện. Theo Philo Judæus bầu không khí chứa đầy một tập đoàn vô hình các Chơn linh, một số bất tử và không tàn ác, còn một số hữu hoại và độc hại. “Chúng ta thoát thai từ các con của El và chúng ta lại trở thành các con của El”. Và phát biểu dứt khoát của một tín đồ Ngộ đạo vô danh viết quyển Phúc âm theo thánh John cho rằng “biết bao nhiêu người tiếp nhận Ngài” nghĩa là thực tế tuân theo giáo lý bí truyền của Chúa Giê su đều “trở thành con của Thiên Chúa” (I, 12) cũng nêu lên niềm tin ấy. Bậc Thầy có kêu lên rằng “các con không biết mình là thần linh ư?” Trong tác phẩm Phœdrus, Plato có mô tả tuyệt vời trạng thái mà con người đã từng đạt được và y sẽ lại trở thành như thế: trước và sau khi “bị cắt cụt mất cánh” khi “y sống giữa các thần linh, bản thân y là vị thần linh trong thế giới lồng lộng trên không”. Từ thời kỳ xa xưa nhất các triết thuyết tôn giáo đều có dạy rằng trọn cả vũ trụ chứa đầy các thực thể thiêng liêng và tâm linh thuộc đủ mọi giống người. Theo thời gian, một trong những giống người này tiến hóa ra thành ADAM, người nguyên thủy.

Trong huyền thoại, người Kalmuck và một số bộ tộc ở Tây bá lợi á cũng mô tả những tạo vật sơ khai hơn so với giống người hiện nay. Họ bảo rằng các thực thể này hầu như có kiến thức vô biên và rất dũng cảm thậm chí đến mức đe dọa nổi loạn chống lại vị Chơn linh đại Thủ lãnh. Để trừng phạt sự tự phụ của họ khiến cho họ biết thế nào là khiêm tốn, vị thủ lãnh giam nhốt họ trong những thể xác và thế là bị các giác quan khống chế. Họ chỉ có thể thoát ra khỏi những thể xác này qua một thời kỳ lâu dài ăn năn, tự tẩy rửa và tự phát triển. Họ nghĩ rằng các Shamans của họ đôi khi có được những thần thông mà xưa kia mọi người đều có.

Thư viện Astor ở New York mới đây được bổ sung bản sao bộ Khảo luận Y khoa viết vào thế kỷ 16 trước Công nguyên (chính xác là năm 1552 trước Công nguyên), theo niên đại học thường được chấp nhận th́ đây là thời kỳ thánh Moses mới có 21 tuổi. Nguyên bản được viết trên vỏ cây bên trong của Cây gió Cyperus; giáo sư Schenk ở Leipsig đã tuyên bố rằng nó không chỉ trung thực mà còn là bản hoàn hảo nhất ông đã từng thấy. Nó bao gồm một tờ chiếc giấy gió màu vàng nâu có phẩm chất tốt nhất, rộng 3 tấc, dài 20 mét và tạo thành một cuộn sách được chia thành 110 trang, tất cả đều được đánh số cẩn thận. Nhà khảo cổ học Ebers đã mua được nó ở Ai Cập vào năm 1872-1873 từ tay “một người Ả Rập sung túc ở Luxor”. Khi bình luận về trường hợp này báo Diễn đàn New York có nói: Tài liệu bằng giấy gió đó có “bằng chứng nội tại là một trong 6 quyển Sách Hermes về Y học do Clement ở Alexandria đặt tên”.

Ban biên tập có nói thêm rằng: “Vào thời Iamblichus, năm 363 sau Công nguyên, các lễ sư Ai Cập có trưng bày 42 quyển sách mà họ gán cho Hermes (Thuti). Theo tác giả đó thì trong số những quyển sách ấy có 36 quyển bao hàm lịch sử về mọi kiến thức của loài người; 6 quyển cuối cùng bàn về giải phẫu cơ thể học, bệnh lý học, bệnh nhãn khoa, dụng cụ phẫu thuật và thuốc men [[37]] . Tài liệu Giấy gió Ebers rõ ràng là một trong các tác phẩm cổ truyền của Hermes”.

Nếu tia sáng soi rọi cho khoa học cổ truyền của Ai Cập do nhà khảo cổ học người Đức ngẫu nhiên gặp một người Ả Rập “sung túc ở Luxor” thì làm sao ta có thể biết được ánh sáng mặt trời nào sẽ rọi vào những hang động tối tăm của lịch sử do sự gặp gỡ cũng ngẫu nhiên giữa một người Ai Cập giàu có nào khác và một người mạo hiểm tìm học về thời cổ nào khác.

Những khám phá của khoa học hiện đại không bất đồng với những truyền thuyết xưa nhất cho rằng loài người có nguồn gốc xa xưa không thể tin nổi. Trong vòng vài năm vừa qua địa chất học (trước kia chỉ thừa nhận rằng ta chỉ có thể truy nguyên con người đến tận đệ tam kỷ) đã tìm ra những bằng chứng không phản bác được theo đó con người tồn tại trước cả thời Băng hà cuối cùng ở Âu châu – hơn 250 ngàn năm! Đối với Thần học của các Giáo phụ th́ đây là một khối cứng ngắc khó lòng phá vỡ được nhưng là một sự thật được các triết gia thời xưa chấp nhận.

 

**************************

 

Bất kỳ môn đồ Kinh Kabala nào quen thuộc với hệ thống số và hình học của Pythgoras đều có thể chứng minh được rằng quan niệm siêu hình của Plato vốn dựa vào những nguyên lý toán học nghiêm xác nhất. Tác phẩm Magicon có nói: “Toán học chân chính là một điều ǵ đó liên quan tới mọi khoa học cao cấp; còn toán học thông thường chẳng qua chỉ là một bóng ma lừa gạt và tính không thể sai lầm của nó vốn được tâng bốc quá lời chỉ bắt nguồn từ việc nền tảng của nó là những tư liệu, điều kiện và những điều qui chế như thế”. Khoa học gia nào tin rằng mình chọn theo phương pháp Aristotle chỉ v́ mình bò khi không chịu chạy từ việc chứng tỏ cái riêng dẫn tới cái chung. Khoa học gia ấy đã vinh danh cho phương pháp triết học qui nạp này và đã bác bỏ triết học của Plato mà họ coi là thiếu thực chất. Giáo sư Draper phàn nàn rằng những nhà thần bí suy đoán như Amonius Saccas và Plotinus đã thế chỗ cho “các nhà triết học nghiêm khắc của các bảo tàng viện cổ xưa” [[38]]. Ông quên rằng môn hình học là môn duy nhất trong các khoa học đi từ cái chung đến cái riêng, cho nên chính là phương pháp mà Plato sử dụng trong triết học của mình. Chừng nào khoa học chính xác còn hạn chế việc quan sát vào những tình huống vật lý và tiến hành theo kiểu Aristotle th́ nó chắc chắn là không thể sai lầm. Tuy nhiên mặc dù thế giới vật chất vốn vô biên đối với chúng ta, song nó vẫn còn hữu hạn, thế là cái thuyết duy vật mãi mãi đi cái vòng lẩn quẩn không thể bay vút lên cao hơn mức chu vi vòng tròn ấy cho phép. Chỉ có thuyết số học về vũ trụ của Pythagoras học được của các đạo trưởng Ai Cập mới có thể dung hòa được hai đơn vị tinh thần và vật chất, khiến cho mỗi đơn vị chứng tỏ được đơn vị kia về mặt toán học.

Những con số linh thiêng của vũ trụ qua các tổ hợp bí truyền giải quyết được bài toán lớn, giải thích được thuyết bức xạ và chu kỳ phân thân. Trước khi phát triển thành các bậc cao hơn th́ các bậc thấp hơn phải phân thân từ các bậc tâm linh cao hơn nữa để rồi khi đạt tới mức bước ngoặt th́ nó lại được tái hấp thụ vào vô cực.

Cũng như mọi thứ khác trong cái thế giới tiến hóa đời đời này, sinh lý học phải chịu sự xoay vòng tuần hoàn. Cũng như giờ đây nó dường như khó lòng xuất lộ khỏi cái bóng của vòng cung dưới thấp; cũng vậy, một ngày kia nó có thể tỏ ra là đã ở điểm cao nhất trên chu vi vòng tròn vào cái thời sớm hơn hẳn thời của Pythagoras.

Mochus là người ở xứ Sidon, nhà sinh lý học và giáo sư giải phẫu cơ thể học đã lừng danh rất lâu trước thời nhà hiền triết ở Samos, còn nhà hiền triết ở Samos lại nhận được những giáo huấn linh thiêng của các môn đồ và hậu duệ. Pythagoras là nhà triết học thuần túy am hiểu sâu sắc về những hiện tượng thâm thúy của thiên nhiên, là nhà quí tộc thừa kế kho học thức cổ truyền với mục đích vĩ đại là giải thoát linh hồn ra khỏi vòng xiềng xích của giác quan và buộc nó  phải thực chứng được quyền năng của mình, phải sống vĩnh hằng trong ký ức của con người.

Bức màn bí mật thâm sâu không thể xuyên thấu đã che phủ lên môn khoa học được giảng dạy trong thánh điện. Đây là nguyên nhân khiến cho người thời nay đánh giá thấp các triết lý cổ truyền. Ngay cả Plato và Philo Judæus cũng bị nhiều nhà bình luận buộc tội là tiền hậu bất nhất một cách phi lý trong khi rõ ràng là bản thiết kế làm nền tảng cho mê lộ với những điều mâu thuẫn siêu hình đã gây rối trí xiết bao cho người đọc tác phẩm Timæus. Nhưng liệu có một nhà xiển dương triết học cổ điển nào đã từng đọc Plato mà hiểu ông chăng? Đây là vấn đề được bảo đảm là đúng qua phần phê phán mà ta thấy nơi những tác giả như Stalbaüm, Schleirmarcher, Ficinus (bản dịch tiếng La tinh), Heindorf, Sydenham, Buttmann, Taylor và Burges, chứ đừng nói tới những người có ít thẩm quyền hơn. Việc nhà triết học người Hi Lạp ngầm ám chỉ những điều bí truyền rõ rệt là đã làm rối trí những nhà bình luận này đến mức tối đa. Họ chẳng những trân tráo lạnh lùng gợi ý rằng một số đoạn khó hiểu hiển nhiên là ngụ ý khác đi mà họ còn dám liều mạng sửa văn khác đi nữa. Dòng chữ của Orpheus:

 

“Trong bài hát thì thứ tự của giống dân thứ sáu đã kết thúc”

 

chỉ có thể được thuyết giải là ám chỉ giống dân thứ sáu đã tiến hóa liên tiếp qua các cõi [[39]] . Burges có viết: “ . . . hiển nhiên là nó đã được rút ra từ một vũ trụ khởi nguyên luận trong đó người ta bịa đặt rằng con người được sáng tạo ra sau cùng” [[40]]. Chẳng lẽ cái người đảm đương việc biên tập tác phẩm của người khác mà ít ra lại không hiểu nổi ngụ ý của tác giả hay sao?

Thật vậy, ngay cả những người ít có thành kiến nhất trong các nhà phê bình hiện đại nói chung dường như đều cho rằng các triết gia thời xưa thiếu những kiến thức sâu sắc và rốt ráo về khoa học chính xác mà thế kỷ hiện nay của chúng ta đang khoe khoang xiết bao. Thậm chí người ta còn nghi vấn chẳng biết các triết gia thời xưa có hiểu được chăng cái nguyên lý khoa học căn bản: không một điều gì có thể được tạo ra từ hư vô. Nếu họ phỏng đoán rằng vật chất có tính bất diệt – theo các nhà bình luận ấy – th́ đó không phải là hậu quả của một công thức đã được xác lập mà chỉ là do lý luận theo trực giác và bằng phép tương tự.

Chúng tôi có ý kiến ngược lại. Những điều suy đoán của các triết gia ấy về vật chất vẫn được bỏ ngỏ cho công luận phê phán: nhưng giáo huấn của họ về những sự việc tâm linh có tính bí truyền sâu sắc. Như vậy vì đã thệ nguyện giữ bí mật và kín miệng đối với những đề tài bí hiểm của tôn giáo bao gồm quan hệ giữa tinh thần với vật chất, cho nên họ cạnh tranh với nhau bằng những phương pháp khéo léo để che giấu đi ý kiến thực của mình.

Các nhà khoa học đã chế nhạo rất nhiều, còn các nhà thần học đã bác bỏ thuyết Chuyển kiếp, thế nhưng nếu ta hiểu đúng được nó khi áp dụng vào tính bất diệt của vật chất và tính bất tử của tinh thần thì ta ắt nhận thức được rằng đó là một quan niệm cao siêu. Tại sao trước tiên ta không xem xét vấn đề này theo quan điểm của cổ nhân rồi mới dám cả gan dèm pha những người giảng dạy nó?

Việc giải thích vấn đề lớn là thời gian vĩnh hằng không thuộc về lãnh vực mê tín dị đoan theo tôn giáo cũng như duy vật thô thiển. Sự hài hòa và đồng dạng toán học của cơ tiến hóa lưỡng bội (tâm linh và thể chất) chỉ được minh giải qua những con số vạn năng của Pythagoras, ông đã xây dựng hệ thống của mình hoàn toàn trên cái gọi là “ngôn ngữ âm luật” trong kinh Phệ đà của Ấn Độ. Chỉ mới gần đây thì một trong những học giả nhiệt thành nhất về tiếng Bắc phạn là Martin Haug mới đảm đương việc dịch thuật Aitareya Brahmanam của bộ Rig Phệ đà. Mãi cho tới lúc đó chẳng ai biết gì về nó; những lời giải thích ấy đã biểu thị không thể chối cãi sự đồng nhất của hệ thống Pythagoras và Bà la môn giáo. Trong cả hai hệ thống này đều rút ra ý nghĩa bí truyền từ con số: trong hệ thống Pythagoras có mối quan hệ thần bí của mọi con số với mọi điều mà trí người có thể hiểu được; trong hệ thống Bà la môn giáo người ta rút ra ý nghĩa bí truyền từ số âm tiết tạo nên mỗi câu thơ trong các Mantras thần chú. Plato là môn đồ nhiệt thành của Pythagoras đã thực chứng hoàn toàn được điều đó đến nỗi ông chủ trương rằng hình khối 12 mặt là hình kỷ hà mà Đấng Hóa Công sử dụng để kiến tạo nên vũ trụ. Một số hình này có ý nghĩa đặc biệt long trọng. Chẳng hạn như số 4 (hình khối 12 mặt là gấp 3 lần số 4) được môn đồ Pythagoras coi là linh thiêng. Chính hình vuông toàn bích (trong đó không có một đường biên nào vượt hơn đường biên khác chỉ một điểm nhỏ theo chiều dài), nó là biểu hiệu của sự công bằng đạo đức và sự bình đẳng thiêng liêng được biểu diễn bằng hình học. Mọi quyền năng và mọi bản đại hòa tấu có bản chất tâm linh và thể chất đều nội tiếp trong hình vuông toàn bích và hồng danh khôn tả của Ngài (hồng danh này không thể thốt nên lời bằng cách nào khác) được thay thế bằng con số 4 linh thiêng ấy, nó là lời thề ràng buộc long trọng đối với các thần bí gia thời xưa là Tứ linh tự.

Nếu ta giải thích rành mạch và đối chiếu thuyết chuyển kiếp của Pythagoras với thuyết tiến hóa hiện đại thì ta ắt thấy nó cung cấp mọi “mắt xích còn thiếu” cho cái chuỗi xích tiến hóa hiện đại. Nhưng có ai trong đám khoa học gia chúng ta mà lại chịu mất thời giờ quí báu về những trò ngông cuồng đó của cổ nhân. Mặc dù có bằng chứng ngược lại, song họ chẳng những chối bỏ việc các quốc gia thời cổ sơ có kiến thức chắc chắn về hệ thống Nhật tâm mà còn bác bỏ việc các triết gia thời xưa có thể biết điều đó. “Bedes Đáng Kính”, Augustines và Lactantii dường như do dốt nát đầy giáo điều đã bóp nghẹt mọi niềm tin vào các nhà thần học xưa hơn thời kỳ thế kỷ tiền-Ki Tô. Nhưng giờ đây ngôn ngữ học đã làm quen nhiều hơn với kho tài liệu tiếng Bắc phạn, cho nên phần nào giúp ta bào chữa được cho họ đứng trước những lời buộc tội bất công. Chẳng hạn như trong kinh Phệ đà ta thấy có bằng chứng chắc chắn cho rằng ngay từ năm 2.000 trước Công nguyên, các nhà hiền triết và học giả Ấn Độ ắt đã quen thuộc với việc trái đất hình tròn cũng như hệ thống Nhật tâm. Vì thế cho nên Pythagoras và Plato đều biết rõ sự thật thiên văn này; đó là v́ Pythagoras đã thu lượm được kiến thức nơi Ấn Độ hoặc từ những người đã ở Ấn Độ, còn Plato chỉ trung thành phản ánh lại giáo huấn của Pythagoras. Chúng tôi xin trích dẫn hai đoạn trong Aitareya Brahmana:

Trong “Thần chú về Con rắn” [[41]] , Brahmana tuyên bố như sau: Thần chú này được Nữ hoàng loài Rắn, Sarpa-rājni, chứng kiến, vì trái đất là Nữ hoàng của loài Rắn do nó là mẹ đứng đầu mọi thứ biết vận động. Thoạt tiên trái đất chỉ có một cái đầu tròn không có tóc (hói) nghĩa là không có cây cối. Thế rồi nó quan niệm ra thần chú này mang lại cho kẻ nào biết thần chú ấy quyền năng có được bất kỳ hình tướng nào mà ḿnh muốn. Nó “phát âm ra thần chú” nghĩa là hiến tế cho chư thần linh và do đó tức khắc có một dáng vẻ sặc sỡ, nó đâm ra thiên biến vạn hóa, có thể tạo ra bất kỳ hình tướng nào mà ḿnh muốn, biến đổi từ hình tướng này sang hình tướng khác. Thần chú này bắt đầu bằng cụm từ: “Ayam gaūh priśnir akramīt (x., 189).

Việc mô tả trái đất có dạng một cái đầu tròn và trọc lóc thoạt tiên là mềm và chỉ trở nên cứng do được thần Vâyu tức là thần gió phà hơi vào, việc đó bắt buộc gợi ra ý tưởng rằng tác giả của các thánh thư Phệ đà đã có biết trái đất hình tròn hoặc hình cầu; hơn nữa nó thoạt tiên là một khối dạng keo và dần dần mới nguội lại do ảnh hưởng của gió và thời gian. Kiến thức của họ về việc trái đất hình cầu; và giờ đây ta còn có bằng chứng để dựa vào đó mà khẳng định là người Ấn Độ đã hoàn toàn quen thuộc với hệ thống Nhật tâm, ít ra cũng từ 2.000 năm trước Công nguyên.

Cũng trong bộ khảo luận đó, vị lễ sư Hotar được dạy cách lập lại các kinh Shastras và cách giải thích hiện tượng mặt trời mọc và mặt trời lặn. Kinh dạy: “Các Agnishtoma là vị thần linh đốt cháy. Mặt trời chưa bao giờ mọc cũng như chưa bao giờ lặn. Khi người ta nghĩ mặt trời lặn thì không phải như vậy, họ đã nhầm lẫn. Đó là v́ sau khi đạt tới lúc tận cùng của một ngày thì mặt trời tạo ra hai tác dụng đối nghịch khiến cho điều ở bên dưới trở thành đêm, còn điều ở phía bên trên trở thành ngày. Khi thiên hạ tin rằng mặt trời mọc vào buổi sáng th́ nó chỉ làm như sau: sau khi đã đạt tới điểm tận cùng của đêm th́ bản thân nó tạo ra hai tác dụng đối nghịch, biến điều ở bên dưới thành ngày và điều ở phía bên kia thành đêm. Thật ra mặt trời không bao giờ lặn, nó cũng chẳng lặn đối với ai đã biết như thế” [[42]] .

Câu này có tính kết luận đến mức ngay cả dịch giả của bộ Rig Phệ đà là Tiến sĩ Haug cũng bắt buộc phải nhận xét như vậy. Ông bảo rằng đoạn này bao hàm việc “chối bỏ có sự tồn tại của hiện tượng mặt trời mọc và mặt trời lặn”, và tác giả giả định rằng mặt trời “vẫn luôn luôn ở vị trí trên cao” [[43]] .

Ở một trong những tác phẩm Nivids xưa nhất, Rishi Kutsa, là một bậc hiền triết Ấn Độ thời xa xưa nhất đã giải thích ẩn dụ về những định luật đầu tiên dành cho các thiên thể. Đó là v́ việc làm “điều mà ḿnh không nên làm” nên Anāhit  (Anaïtis tức Nana là Kim tinh của người Ba Tư) biểu diễn trái đất trong huyền thoại mới bị kết án phải quay xung quanh mặt trời. Các Sattras tức những khóa hiến tế [[44]] chứng tỏ chắc chắn rằng rất sớm, vào khoảng thế kỷ 18 hoặc 20 trước Công nguyên, th́ người Ấn Độ đã tiến bộ rất nhiều về khoa học thiên văn. Các Sattras kéo dài một năm và chẳng qua chỉ là “bắt chước lộ trình hằng năm của mặt trời”. Ông Haug có nói rằng chúng được chia ra thành hai bộ phận riêng biệt, mỗi bộ phận bao gồm 6 tháng, mỗi tháng 30 ngày; giữa hai bộ phận này là Vishuvan (đường xích đạo, tức lúc chính ngọ) chia trọn cả Sattras ra thành hai nửa. v.v. . . [[45]] . Mặc dù học giả này gán cho việc trước tác đa số bộ Brahmanas vào thời kỳ 1400 tới 1200 năm trước Công nguyên, song ông có ý kiến cho rằng bài thánh ca xưa nhất có thể được ấn định vào ngay lúc bắt đầu kho tài liệu kinh Phệ đà vào giữa năm 2400 và 2000 trước Công nguyên. Ông thấy chẳng có lý do gì để coi kinh Phệ đà là kém phần xưa cũ hơn các thánh thư của Trung Hoa. V́ Kinh Thư và các bài hiến tế trong Kinh Thi đã được chứng tỏ là xưa cũ tới mức 2200 năm trước Công nguyên, cho nên chẳng bao lâu nữa các nhà ngôn ngữ học ắt phải bắt buộc thừa nhận rằng người Ấn Độ thời tiền hồng thủy là bậc thầy về kiến thức thiên văn.

Dù sao đi nữa, có những sự kiện chứng tỏ rằng một số phép tính toán thiên văn vẫn chính xác đối với người Chaldea vào thời Julius Cæsar cũng giống như thời nay. Khi nhà chinh phục ấy cải cách lịch thì người ta thấy dương lịch thường dùng tương ứng rất ít với mùa màng đến nỗi mà mùa hè đã lẫn lộn vào những tháng mùa thu, còn các tháng mùa thu lại nhập nhằng vào ngay giữa mùa đông. Chính Sosigenes, là nhà thiên văn học người Chaldea đã phục hồi được trật tự từ cái mớ hỗn độn ấy bằng cách đẩy lùi ngày 25 tháng 3 lui lại 90 ngày, do đó khiến cho tương ứng với điểm xuân phân; và cũng chính Sosigenes đã ấn định độ dài của các tháng giống như chúng vẫn còn như vậy hiện nay.

Ở Châu Mỹ, đạo quân Motezuman đã phát hiện ra rằng lịch của người Aztecs qui cho mỗi tháng con số bằng nhau về ngày và tuần lễ. Mức độ cực kỳ chính xác trong phép tính toán thiên văn của họ lớn đến nỗi những phép kiểm chứng sau này không phát hiện ra được họ tính sai, còn người Âu Châu đổ bộ lên Mễ tây cơ năm 1519 th́ tính theo lịch của Cæsar đã đi sớm gần 11 ngày so với thời gian chính xác.

Chúng ta biết ơn những bản dịch chính xác vô giá của bộ kinh Phệ đà và những khảo cứu cá nhân của Tiến sĩ Haug vì chúng bổ chứng cho những lời khẳng định của các triết gia Hermes. Ta có thể dễ dàng chứng minh được thời kỳ Zarathustra Spitama (Zoroaster) xa xưa khôn tả. Bộ Brahmanas mà ông Haug gán cho là đã có từ 4000 năm nay mô tả sự đấu tranh tôn giáo giữa những người Ấn Độ thời xưa sống vào thời tiền-Phệ đà và người Ba Tư.

 

********************

 

Người ta gán cho rằng pháp thuật là một khoa học linh thiêng giúp ta tham dự vào các thuộc tính của Thượng Đế. Philo Judæus có nói rằng: “Nó tiết lộ các thao tác của thiên nhiên và giúp ta chiêm ngưỡng được những quyền năng thiên thể” [[46]] . Vào thời sau này, việc nó bị lạm dụng và thoái hóa thành ra thuật phù thủy khiến nó nói chung bị ghê tởm. Do đó ta chỉ bàn tới pháp thuật ở vào quá khứ xa xưa trong thời kỳ mà mọi tôn giáo chân chính đều dựa trên cơ sở hiểu biết các quyền năng huyền bí của thiên nhiên. Giai cấp giáo sĩ ở cổ Ba Tư không hề lập nên pháp thuật như người ta thường nghĩ mà chính các pháp sư Magi mới sáng lập ra pháp thuật, tên gọi của họ phái sinh từ pháp thuật. Mobeds, là các lễ sư của Bái Hỏa giáo – những người Ghebers cổ truyền – ngay cả thời nay cũng được gọi là Magoï trong thổ ngữ Pehlvi [[47]] . Pháp thuật xuất hiện trên thế giới cùng với những giống người xa xưa nhất. Cassien có nhắc tới một bộ khảo luận nổi tiếng vào thế kỷ thứ 4 và 5 mà người ta tin là của Ham, con trai của Noah, đến lượt Noah lừng danh là đã tiếp nhận bộ khảo luận đó từ Jared, là hậu duệ đời thứ tư của Seth tức con trai của Adam [[48]] .

Ta biết tên thánh Moses vì ông có hiểu biết mẹ của nữ hoàng Ai Cập, là Thermuthis, bà cứu ông khỏi chết đuối trên dòng sông Nile. Bản thân vợ của vua Pharaoh [[49]] , Batria, cũng là một điểm đạo đồ, còn tín đồ Do Thái chịu ơn bà v́ có bậc đạo sư “đã học được mọi minh triết của người Ai Cập, có lời lẽ và hành vi dũng mãnh” [[50]] . Thánh tử vì đạo Justin dựa vào thẩm quyền của Trogus Pompeius chứng tỏ rằng Joseph đã hiểu biết rất nhiều về pháp thuật nhờ học được của các lễ sư cao cấp Ai Cập [[51]] .

Cổ nhân biết nhiều về một vài môn khoa học so với các nhà bác học hiện đại vẫn còn chưa khám phá hết. Mặc dù nhiều người vẫn ngần ngại thú nhận, song nhiều khoa học gia đã công nhận rằng: “Trình độ kiến thức khoa học có được vào thời kỳ xã hội sơ khai vĩ đại hơn nhiều so với mức những người hiện đại sẵn lòng công nhận”. Tiến sĩ A. Todd Thomson, là biên tập của tác phẩm Khoa học Huyền bí của Salverte có nói như vậy; ông còn nói thêm: “Nhưng kiến thức đó chỉ được hạn chế trong các đền thờ đã bị cẩn thận che khuất khỏi cặp mắt soi bói của dân chúng và tương phản với giới lễ sư”. Khi nói tới kinh Kabala, nhà bác học Franz von Baader có nhận xét rằng: “Chẳng những việc cứu chuộc và khoa minh triết của ta mà bản thân khoa học của ta cũng do người Do Thái truyền lại”. Nhưng tại sao không nói hết câu cho độc giả biết người Do Thái có được minh triết do ai truyền thừa?

Origen (vốn đã thuộc về trường phái Alexandria của các môn đồ Plato) tuyên bố rằng thánh Moses ngoài việc giảng huấn về giao ước còn truyền thụ một số bí mật rất quan trọng “từ vùng sâu thẳm ẩn tàng trong định luật” trao lại cho 70 môn đồ lão thành. Ông ra lệnh cho họ chỉ truyền thụ những bí mật này cho người nào mà họ thấy xứng đáng.

Thánh Jerome gọi các tín đồ Do Thái ở Tiberias và Lydda là các bậc huấn sư duy nhất về cách thuyết giải thần bí. Cuối cùng Ennemoser nhấn mạnh tới ý kiến theo đó “các tác phẩm của Dionysius Areopagita rành rành là dựa cơ sở trên kinh Kabala của Do Thái giáo”. Khi chúng ta xét tới việc các môn đồ phái Ngộ đạo tức các Ki Tô hữu sơ khai chẳng qua chỉ là tín đồ của phái Essenes thời xưa mang một danh hiệu mới, thì sự kiện này cũng chẳng có gì lấy làm lạ. Giáo sư Molitor tưởng thưởng xứng đáng kinh Kabala. Ông nói:

“Đã qua rồi cái thời tiền hậu bất nhất và hời hợt cả trong thần học lẫn trong khoa học; và vì thuyết duy lý cách mạng ấy chẳng để lại ǵ ngoại trừ sự rỗng tuếch của chính mình, sau khi đã hủy hoại mọi thứ tích cực, cho nên giờ đây đã đến lúc ta lại chú ư tới cái sự khải huyền bí nhiệm vốn là động cơ thúc đẩy linh hoạt ắt phải mang lại sự cứu chuộc cho ta . . . Các Bí pháp của Do Thái thời xưa (vốn bao hàm mọi bí nhiệm của Do Thái thời nay đã được đặc biệt tính toán để đặt kết cấu thần học dựa trên những nguyên lý minh triết thiêng liêng sâu sắc nhất và có được một nền tảng vững chắc cho mọi khoa học lý tưởng. Nó ắt mở ra một con đường mới . . . cho cái mê lộ tối tăm của các thần thoại, điều bí nhiệm và cấu tạo của các quốc gia ban sơ. Chỉ trong các truyền thuyết này mới có bao hàm hệ thống các trường phái nhà tiên tri; nhà tiên tri Samuel không tìm thấy mà chỉ phục hồi lại hệ thống này; nó có cứu cánh chẳng có gì khác hơn là đưa các học giả tới minh triết và tri thức cao nhất khi họ tỏ ra xứng đáng và khai tâm họ vào các điều bí nhiệm sâu xa hơn. Được xếp vào loại điều bí nhiệm này là pháp thuật, nó có bản chất lưỡng tính: pháp thuật thiêng liêng và pháp thuật gian tà tức tà thuật. Mỗi một trong các loại pháp thuật này lại được chia thành hai loại nhỏ: loại chủ động và loại thụ động; trong loại chủ động con người cố gắng giao tiếp với thế giới để học được những điều ẩn tàng; trong loại thụ động y cố gắng đạt quyền năng khống chế các tinh linh; trong loại chủ động y thực thi những hành vi tốt đẹp và mang lại phúc lợi, trong loại thụ động y thực hiện mọi thứ hành động ma quỉ và thiếu tự nhiên” [[52]] .

Giới giáo sĩ của ba đoàn thể Ki Tô giáo nổi bật nhất là Chính thống giáo Hi Lạp, Công giáo La Mã và Tin Lành đều tỏ ý phản đối mọi hiện tượng tâm linh biểu lộ qua cái gọi là “đồng cốt”. Thật vậy chỉ có một thời kỳ rất ngắn đã trôi qua từ khi cả Giáo hội Công giáo La Mã lẫn Tin Lành đều thiêu đốt, treo cổ và thậm chí còn giết hại mọi nạn nhân chới với mà các vong linh – đôi khi là các lực thiên nhiên mù quáng và cho đến nay chưa giải thích được – biểu lộ thông qua cơ thể họ. Đứng đầu ba giáo hội này và nổi bật nhất là Giáo hội La Mã. Bàn tay nó đã đỏ thắm máu vô tội của vô số nạn nhân đã bị đổ ra nhân danh thiên tính giống như-Moloch đang cầm đầu đức tin của nó. Nó sẵn sàng và sốt sắng bắt đầu lại. Nhưng nó bị bó chân bó tay do cái tinh thần tiến bộ và tự do tôn giáo thuộc thế kỷ 19 mà ngày nào nó cũng chửi rủa và xúc phạm. Chính thống giáo Nga-Hi Lạp thân thiện nhất và giống như-Đức Ki Tô v́ có đức tin sơ khai, đơn giản, mặc dù mù quáng. Bất chấp sự thật thực tế không có sự hợp nhất nào giữa các giáo hội Hi Lạp và La Tinh và cả hai đã chia tay nhau từ cách đây nhiều thế kỷ. Song Đức Giáo hoàng La Mã dường như thường xuyên phớt lờ sự kiện ấy bằng một cách trơ trẽn nhất có thể được. Giáo hội La Mã đã nhận vơ về mình cái quyền quản hạt chẳng những đối với các xứ sở trong phạm vi giáo xứ của Chính thống giáo mà còn đối với mọi tín đồ Tin Lành nữa. Giáo sư Draper có nói rằng: “Giáo hội cứ khăng khăng cho rằng nhà nước chẳng có quyền đối với bất cứ điều gì mà Giáo  hội tuyên bố trong địa hạt quản trị của mình và Tin Lành chỉ là phái nổi loạn tuyệt nhiên chẳng có quyền gì hết; ngay cả ở các giáo xứ trong cộng đồng Tin Lành thì vị giám mục Công giáo vẫn là vị chủ chiên tâm linh hợp pháp duy nhất[[53]]. Những sắc lệnh không ai buồn chú ý tới, những bức thư chỉ dụ của Giáo hoàng chẳng ai thèm đọc, những lời mời đọc dự công hội đại kết chẳng ai buồn đếm xỉa, những việc rút phép thông công bị người ta chế nhạo – tất cả những thứ đó dường như chẳng làm ai nao núng. Sự kiên trì của họ chỉ ăn khớp với sự trơ tráo của họ thôi. Vào năm 1864, người ta đã đạt tới đỉnh cao phi lý khi Giáo hoàng Pius thứ IX đã rút phép thông công và công khai trút lên Nga hoàng sự mạ lỵ coi đó là kẻ ly giáo bị trục xuất ra khỏi lòng của Hội thánh Mẹ [[54]] . Từ khi nước Nga được Ki Tô hóa cách đây 1000 năm, các vị tổ tiên cũng như bản thân Nga hoàng chưa bao giờ đồng ý gia nhập Công giáo La Mã. Tại sao không đòi hỏi quyền quản hạt của Giáo hội đối với các Phật tử ở Tây Tạng hay là bóng dáng của những Hyk-Sos thời xưa?

Hiện tượng đồng cốt đã biểu hiện mọi lúc ở Nga cũng như ở mọi xứ sở khác. Thế lực này phớt lờ những sự dị biệt về tôn giáo, nó cười nhạo quốc tịch và xâm lấn bất kỳ cá nhân nào mà không được mời gọi, cho dù đó là một vị quân vương đứng đầu nước hay một kẻ ăn xin nghèo nàn.

Ngay cả vị Phó tế của Thiên Chúa hiện nay tức bản thân Giáo hoàng Pius thứ IX cũng không thoát khỏi tay người khách không mời mà đến. Trong vòng 50 năm vừa qua người ta biết rằng Đức Giáo hoàng đã chịu nhiều cơn chứng rất dị thường. Trong nội bộ Tòa thánh Vatican thì người ta bảo đó là các linh ảnh về Thiên Chúa, còn ngoài phạm vi Tòa thánh thì giới y sĩ bảo đó là các cơn động kinh; và theo tin đồn của dân chúng thì người ta gán cho nó là bị ma ám thuộc loại Peruggia, Castelfidardo và Mentana!

 

“Đèn bật lên thì màu xanh; thế mà giờ đây nó tắt ngúm như tối đêm ba mươi

Những giọt mồ hôi lạnh sợ hãi toát lên trên da thịt run rẩy của tôi

Thiết tưởng vong hồn của những người mà tôi đã khiến cho họ bị giết hại

Đã trở lại. . .” [[55]]

 

Ông hoàng Hohenlohe rất nổi tiếng vào phần tư đầu tiên trong thế kỷ hiện nay về quyền năng chữa bệnh, bản thân ông cũng là một đồng cốt vĩ đại. Thật vậy, những hiện tượng và quyền năng ấy không thuộc về thời đại hoặc xứ sở đặc biệt nào. Chúng tạo thành một phần các thuộc tính tâm lý của con người tức Tiểu vũ trụ.

Trong hàng thế kỷ các Klikouchy [[56]] , Yourodevoÿ [[57]] và những tạo vật khốn khổ khác đã bị những bệnh kỳ lạ mà giới giáo sĩ Nga và giới bình dân gán cho là bị ma quỉ ám. Những người ấy bu đầy lối vào nhà thờ chính, không dám liều mình len vào trong kẻo đám ma quỉ ương ngạnh kiểm soát họ có thể vật họ xuống đất. Voroneg, Kiew, Kazan và mọi đô thị đều có những di tích thông thần của các vị thánh đã được phong thánh, những nơi ấy đều đầy dẫy những đồng cốt vô ý thức. Người ta có thể luôn luôn tìm thấy một số những người ấy tụ tập thành những nhóm dị hợm lãng vãng nơi cổng và cửa ngõ. Vào những giai đoạn nào trong khi thi hành thánh lễ  Misa của vị giáo sĩ chủ lễ, chẳng hạn như khi có xuất hiện các bí tích hoặc bắt đầu cầu nguyện và đồng ca bài “Ejey Cheroúvim”, thì những kẻ nửa điên nửa đồng cốt này bắt đầu gáy như gà, sủa như chó, rống như bò và rống như lừa, rồi cuối cùng bò lăn bò càn ra trong những cơn co giật dễ sợ. Lời giải thích mộ đạo là “kẻ không trong sạch không thể chịu đựng được lời cầu nguyện thiêng liêng”. Xúc động vì ḷng trắc ẩn, một số tâm hồn từ thiện tìm cách phục hồi chức năng cho những kẻ bị bệnh và bố thí cho họ. Đôi khi một vị linh mục được mời tới để trục tà ma, trong diễn biến ấy hoặc là ông hành lễ vì lòng từ thiện và tình thương hoặc là vì viễn ảnh cám dỗ kiếm được tiền bạc chỉ có 20 xu Nga tùy theo những xung lực Ki Tô giáo của ông. Nhưng các tạo vật khốn khổ ấy – họ chỉ là đồng cốt đôi khi cái cơn đó chân thực th́ họ tiên tri được và thấy được linh ảnh [[58]] – họ chưa bao giờ bị quấy nhiễu vì sự bất hạnh của mình. Tại sao giới giáo sĩ lại ngược đãi họ hoặc thiên hạ ghét bỏ, tố cáo họ là đám phù thủy đáng bị nguyền rủa? Óc phân biệt phải trái bình thường và công lý ắt chắc chắn gợi ý rằng nếu có ai phải bị trừng phạt thì đó dứt khoát không phải là những nạn nhân không tự lo liệu được cho mình mà loài ma quỉ bị gán cho việc kiểm soát hành động của họ. Điều tồi tệ nhất xảy ra cho bệnh nhân đó là khi vị linh mục rưới đẫm nước thánh lên bệnh nhân khiến cho tạo vật khốn khổ ấy bị cảm lạnh. Nếu nước thánh tỏ ra vô hiệu lực thì kẻ Klikoucha đó bị bỏ mặc cho ý chí của Thượng Đế và được chăm sóc bằng tình thương và lòng trắc ẩn. Cho dù mê tín và mù quáng thì một đức tin được chỉ đạo dựa trên những nguyên tắc đó chắc chắn vẫn đáng được kính trọng và không thể xúc phạm tới con người hoặc Thượng Đế chân chính. Các tín đồ Công giáo La Mã, thứ đến là các giáo sĩ Tin Lành – ngoại trừ một số nhà tư tưởng lỗi lạc nhất trong đám họ – đều không được như thế cho nên mục đích của chúng tôi là nêu ra nghi vấn trong tác phẩm này. Chúng tôi muốn biết họ dựa vào cơ sở nào mà đối xử với các nhà thần linh học và môn đồ kinh Kabala, người Ấn Độ và Trung Quốc theo cách họ vẫn làm tức là tố cáo những người Ấn Độ và Trung Quốc này cùng với những người không theo đạo – là sản phẩm do chính họ tạo ra – đến nỗi nhiều kẻ bị kết án tù đày phải chịu ngọn lửa hỏa ngục thiêu đốt mãi không bao giờ tắt.

Chúng tôi tuyệt nhiên không thấy có tư tưởng bất kính nào – chứ đừng nói đến phạm thượng – đối với Quyền năng Thiêng liêng làm cho vạn vật (hữu hình và vô hình) hiện hữu. Chúng tôi thậm chí chẳng dám nghĩ tới sự uy nghi và hoàn hảo vô biên của nó. Chúng tôi chỉ cần biết rằng Nó tồn tại và rất minh triết. Chỉ cần biết rằng chúng tôi cũng có một Điểm Linh Quang mang bản thể của Nó giống như mọi đồng loại khác. Quyền năng tối cao mà chúng tôi kính trọng vốn vô biên và vô tận; đó là MẶT TRỜI TÂM LINH TRUNG ƯƠNG” vĩ đại mà chúng tôi bị bao quanh bởi những thuộc tính của nó và những tác dụng hữu hình của Ý CHÍ ấy mà không ai nghe thấy được; đó là Thượng Đế của cổ nhân cũng như của các nhà thấu thị thời nay. Ta chỉ có thể nghiên cứu được bản chất của ngài nơi những thế giới mà SẮC LỆNH dũng mãnh của ngài đã tạo ra. Ta chỉ truy nguyên được sự khải huyền của ngài qua ngón tay của chính ngài chỉ vào những hình bất diệt về sự hài hòa trong vũ trụ trên bề mặt của Càn khôn. Đó là cái phúc âm duy nhất không thể SAI LẦM mà chúng tôi công nhận.

Khi nói tới các nhà địa lý thời xưa trong tác phẩm Theseus, Plutarch có nhận xét rằng họ “chèn vào những bờ mép trong bản đồ của họ những phần trên thế giới mà họ chẳng biết gì, họ ghi thêm các chú thích bên lề với nội dung là bên ngoài bờ mép bản đồ chẳng có gì ngoại trừ những sa mạc đầy cát với những con thú hoang và những đầm lầy không ai tới gần được”. Liệu các nhà thần học và khoa học của chúng ta có làm giống như thế chăng? Trong khi nhà thần học nhét đầy thiên thần hoặc ma quỉ vào thế giới vô hình thì các triết gia lại cố gắng thuyết phục các môn đồ rằng ở đâu không có vật chất thì ở đó chỉ là hư vô.

Biết bao nhiêu những kẻ thâm căn cố đế mặc dù theo thuyết duy vật lại thuộc về các Chi bộ Tam Điểm? Các huynh đệ Hoa Hồng Thập Tự (những thần bí gia thực hành của thời trung cổ) vẫn còn sống sót nhưng chỉ hữu danh vô thực thôi. Họ có thể “nhỏ lệ trước ngôi mộ của bậc Thầy đáng kính là Hiram Abiff”, nhưng họ sẽ hoài công mưu tìm cái nơi đúng thực “có cành cây sim”. Chỉ còn lại chữ nghĩa bút sa gà chết, còn cái thần của bản văn đã biến đi mất rồi. Họ giống như dàn đồng ca người Anh hoặc người Đức trong vở nhạc kịch của Ý mãi tới hồi bốn trong vở Ernani mới xuống hầm mộ của Charlemagne hát lên cái âm mưu của mình bằng một ngôn ngữ mà họ chẳng biết gì hết. Như vậy nếu muốn, mỗi đêm các vị hiệp sĩ thời nay của Mái vòm Linh thiêng có thể “đi xuyên qua chín mái vòm để xuống tận trong ruột trái đất” mà họ “chẳng bao giờ phát hiện được Châu thổ linh thiêng của Enoch”. Các “ngài Hiệp sĩ ở Thung lũng phía Nam” cũng như “Thung lũng phía Bắc” có thể cố gắng đoan chắc với mình rằng “sự giác ngộ ló dạng với tâm trí của mình” khi ḿnh tiến bộ về thuật Tam Điểm, “bức màn mê tín, chuyên chế, tàn bạo” v.v. . . không còn che khuất tầm nhìn của tâm trí mình nữa. Nhưng đây toàn là những lời rỗng tuếch chừng nào họ còn phớt lờ bà mẹ Pháp thuật và ngoảnh mặt quay lưng với chị em sinh đôi của bà tức là Thần linh học. Thật vậy, hỡi các “Ngài Hiệp sĩ ở Đông phương”, các ngài có thể “rời bỏ trạm yên nghỉ của mình và ngồi bệch xuống sàn với thái độ đau buồn gục đầu vào bàn tay” vì các ngài đã khiến cho số phận của mình phải tham khóc đầy tang tóc. Từ khi Phillipe le Bel đã tiêu diệt các Hiệp sĩ ở Đền thờ th́ chẳng còn ai dám xuất hiện để xua tan nỗi nghi ngờ của các ngài bất chấp mọi lời rêu rao ngược lại. Quả thật các ngài là “những kẻ lang thang ra khỏi Jerusalem đi tìm cái kho tàng đã bị mất của vùng thánh địa”. Các ngài đã tìm ra chưa? Tiếc thay là chưa, vì thánh điện ấy đã bị phàm tục hóa; những cột trụ minh triết, dũng mãnh và mỹ lệ đã bị hủy hoại. Từ nay trở đi, “các ngài phải lang thang trong đêm tối” và “viễn du trong sự khiêm hạ” giữa núi rừng để đi tìm cái “linh từ đã thất truyền”. “Các ngài vẫn cứ tiếp tục đi” nhưng sẽ chẳng bao giờ tìm được chừng nào cuộc hành hương của các ngài còn bị hạn chế vào bảy hoặc ngay cả bảy lần bảy; bởi vì các ngài “đang du hành trong đêm tối” và bóng đen này chỉ có thể bị xua tan bởi ánh sáng của ngọn đuốc chân lý chói lòa mà chỉ có mỗi đám hậu duệ chân chính của Ormasd đang giương cao. Chỉ có họ mới dạy cho các ngài cách phát âm đúng đắn của hồng danh được khải huyền cho Enoch, Jacob và thánh Moses. “Các ngài cứ tiếp tục đi”, cho đến khi vị R. S. W. của các ngài học được cách nhân 333 thay vì 666 thì lại bắn trúng con số Con thú trong kinh Khải huyền, lúc đó các ngài mới có thể thận trọng mà hành động “một cách kín đáo”.

 

********************

 

Loài người có một sự khao khát bẩm sinh không thể đè nén được và phải được thỏa mãn trong bất kỳ tôn giáo nào thay thế cho cái thần học đầy giáo điều, không được ai chứng minh và cũng chẳng ai chứng minh nổi trong thời đại Ki Tô giáo của chúng ta. Đây là lòng khao khát mưu tìm bằng chứng về sự bất tử. Ngài Thomas Browne đã diễn tả điều đó như sau: “thật đáng buồn cho con người khi bảo rằng y đă tới số rồi, chẳng còn một trạng thái tương lai nào nữa  và điều đó dường như diễn tiến tới mức nếu không như vậy thì tất cả hóa ra là rỗng tuếch”. Nếu có bất kỳ tôn giáo nào đề nghị cung cấp những bằng chứng bất tử dưới dạng những sự kiện khoa học, và nếu cái hệ thống được xác lập ấy được thúc đẩy theo phương án củng cố các giáo điều của mình bằng những sự kiện như thế th́ cái lòng sùng kính và mến mộ đối với giáo hội Ki Tô ắt sẽ là không còn nữa. Nhiều Ki Tô hữu thánh thiện đã bắt buộc phải công nhận rằng không có uyên nguyên chân thực nào giúp ta bảo đảm được một trạng thái tương lai mà con người có thể nương tựa vào đó. Làm sao một niềm tin như thế có thể đứng vững được qua vô số thời đại, nếu trong mọi quốc gia cho dù văn minh hay dã man thì con người cũng được phép có chứng minh về sự kiện ấy? Chẳng lẽ chính sự tồn tại của một niềm tin như thế không đủ là bằng chứng cho thấy cả triết gia biết suy nghĩ lẫn kẻ dã man không có lư trí đều bắt buộc phải công nhận bằng chứng của giác quan mình hay sao? Nếu trong những trường hợp riêng rẽ, ảo giác về ma có thể là kết quả của những nguyên nhân vật lý th́ mặt khác trong hàng ngàn trường hợp hiện hình ra thành người để trò chuyện với nhiều cá nhân cùng một lúc, tập thể họ đều trông thấy và nghe thấy sự hiện hình đó thì chẳng lẽ tất cả đều bị loạn trí hay sao?

Các tư tưởng gia vĩ đại nhất của Hi Lạp và La Mã đều coi những vấn đề đó là những sự kiện đã được chứng minh. Họ phân biệt những thứ hiện hình ra bằng những tên gọi vong hồn, linh hồn và u hồn: vong hồn giáng xuống Âm phủ sau khi cá nhân chết; linh hồn tức tinh thần thanh khiết thăng lên thiên đường; còn cái u hồn bức rức (vong hồn vẫn còn vướng vòng tục lụy) lẩn quẩn quanh ngôi mộ vì sức hút của vật chất và sự ưa thích xác phàm vẫn chiếm ưu thế nơi nó và ngăn cản nó thăng lên các cõi cao.

Ovid khi nhắc tới cấu tạo tam bội của phần hồn có nói rằng:

Xác phàm nằm trong lòng đất, u hồn lẩn quẩn quanh mộ, vong hồn rớt xuống âm phủ, còn linh hồn mưu tìm thiên giới.”

Nhưng tất cả những định nghĩa như thế phải được triết học phân tích cẩn thận. Quá nhiều tư tưởng gia chúng ta không thấy rằng trong ngôn ngữ có rất nhiều biến đổi cách dùng từ theo ẩn dụ và hiển nhiên là đầy bí mật của các tác giả Thần bí thời xưa, họ thường có bổn phận không được tiết lộ những bí mật long trọng của thánh điện, cho nên tiếc thay đã làm lầm lạc các nhà dịch thuật và bình luận. Dịch giả đọc hiểu câu chữ của các nhà luyện kim đan thời trung cổ theo nghĩa đen; ngay cả học giả hiện đại cũng thường hiểu lầm khoa biểu tượng học ẩn giấu của Plato. Một ngày nào đó, họ có thể học biết được rành mạch hơn th́ mới vỡ lẽ ra rằng triết học thời xưa cũng như triết học thời nay đều thực hành phương pháp thiết yếu cực đoan: ngay từ những thời kỳ đầu của con người, những sự thật căn bản về mọi điều mà ta được phép biết trên trần thế đều được cao đồ giữ an toàn trong thánh điện; những sự khác nhau về tín điều và phép thực hành tôn giáo đều chỉ là bề ngoài; những người canh giữ sự thiên khải nguyên sơ và đã giải quyết được mọi bài toán trong phạm vi của trí người hiểu được đều liên kết với nhau qua một tổ chức tam điểm đại đồng thế giới về khoa học và triết học tạo thành một dây xích liền một khúc vòng quanh quả địa cầu. Ngôn ngữ học và tâm lý học cần phải tìm cho ra cái đầu mút của sợi dây xích ấy. Nếu tìm được thì nó sẽ nhận biết được rằng chỉ cần nới lỏng được một mắt xích trong cái hệ thống tôn giáo cổ xưa ấy thì ta có thể tháo gở được cái chuỗi dây xích bí nhiệm ấy.

Việc lơ là và giữ kỹ những bằng chứng ấy đã đẩy những người có đầu óc lỗi lạc như Hare và Wallace cùng với những người đầy quyền lực khác vào hội đoàn Thần linh học hiện đại. Đồng thời nó lại bắt buộc những người khác bẩm sinh không có trực giác tâm linh phải sa vào chủ nghĩa duy vật thô thiển núp dưới nhiều tên gọi khác nhau.

Nhưng chúng tôi chẳng thấy có ích lợi gì mà theo đuổi đề tài này thêm nữa. Đó là vì mặc dù theo ý kiến của hầu hết những người đương đại, chỉ có một ngày tràn đầy học thức trong cái ánh sáng nhá nhem ấy có những triết gia cổ xưa còn trong cái ánh sáng chói lọi giữa trưa của ngày ấy cũng có mọi triết gia thời nay của ta; và mặc dù bằng chứng của hàng chục tư tưởng gia thời xưa và thời trung cổ đã tỏ ra vô giá trị đối với các nhà thực nghiệm thời nay dường như thể thế giới chỉ mới khai sinh ra từ năm thứ nhất sau Công nguyên và mọi kiến thức đều mới được phát triển gần đây th́ chúng tôi cũng chẳng hề mất hi vọng hoặc mất can đảm. Bây giờ là lúc thuận tiện hơn bao giờ hết để duyệt lại các triết lý cổ xưa. Các nhà khảo cổ học, ngôn ngữ học, thiên văn học, hóa học và vật lý học đang càng ngày càng tiến gần đến mức họ bắt buộc phải xét tới các triết lý cổ. Khoa học vật lý đã đạt tới sự giới hạn của sự thám hiểm; thần học theo giáo điều thấy động cơ linh hứng cho mình đã khô cạn. Nếu chúng tôi không đánh giá lầm dấu hiệu th́ đã gần tới lúc thế giới nhận được bằng chứng cho thấy chỉ có tôn giáo cổ truyền mới hài hòa với thiên nhiên và chỉ có khoa học cổ truyền mới bao trùm được mọi thứ mà ta có thể biết được. Những bí mật đã giấu kín lâu nay có thể được tiết lộ; những quyển sách đã bị quên lãng lâu nay và những nghệ thuật đă bị thất truyền từ bao đời nay có thể lại được đưa ra trước ánh sáng; những sách bằng giấy gió và bằng da mỏng có tầm quan trọng vô giá có thể mở ra trong tay những người tự cho là mình vớ được chúng từ các xác ướp hoặc chạm phải chúng trong những hầm mộ bị chôn giấu; những bảng biểu và cột trụ với những thứ điêu khắc khải huyền sẽ làm sững sờ các nhà thần thoại và làm băn khoăn các nhà khoa học cũng có thể được khai quật và thuyết minh. Ai mà biết được tương lai sẽ xảy ra điều gì? Chẳng bao lâu nữa một kỷ nguyên tỉnh ngộ và tái thiết sẽ bắt đầu, thậm chí nó đã bắt đầu rồi. Chu kỳ này hầu như đã đi hết đoạn đường của nó, một chu kỳ mới sắp bắt đầu và những trang sử mới trong tương lai có thể chứa đầy bằng chứng và chứng minh hùng hồn rằng

 

“Nếu ta có thể tin được tổ tiên,

Thì các Chơn linh đã giáng lâm để đàm đạo với con người,

Và dạy cho y bí mật về thế giới mà chưa ai biết”.

xem tiếp chương 2

xem tiếp các chương khác


 [1] (*) Hồi Kư Olcott - ISIS UNVILED: Bộ sách đầu tiên của bà HPB, đă được trích dịch một vài đoạn nhan đề “Thiên Nhiên Huyền Bí”.

[2]  Với Chân Sư bên xứ Tây Tạng.

[3] Hamsa: danh từ ẩn dụ của Huyền Học Ấn Độ, ngụ ư Tinh Thần hay Tiểu Linh Quang. Huyền thoại Ấn Độ cho rằng con hạc có khả năng gạn lọc sữa với nước, ngụ ư Tinh Thần con người vốn Toàn Năng, biết phân biệt Thực Hư, Chân Giả

[4] (*) Các nhà Đông Phương học ưu tú nhất đều coi bộ sách này như một ngụy thư thời cổ. Tôi chú thích sách ấy ở đây chỉ với ư định diễn tả phương pháp nhập xác mà thôi.

[5] (*) Mật hiệu của Tập Đoàn Tiên Thánh phân bộ Á Châu.

[[6]] Lightfoot quả quyết với chúng ta rằng Diệu Âm ấy đã được sử dụng từ thời xưa để làm bằng chứng cho cõi trời . “nó quả thật do pháp thuật thực hiện” (quyển ii, trang 128). Người ta thường dùng thuật ngữ pháp thuật để diễn tả theo kiểu ngạo mạn chỉ vì người ta đă và vẫn còn chưa hiểu được nó. Mục đích của tác phẩm này là điều chỉnh lại những ý kiến sai lầm về “pháp thuật”.

[[7]] Chỉ dụ của Giáo hoàng năm 1864

[[8]] Các Mảnh vụn Khoa học

[[9]] Xin cáo lỗi. Vì tác phẩm dày trên 1200 trang, để tranh thủ có được cái thoáng nhìn toàn cảnh tác phẩm đồ sộ này, mỗi chương, chúng tôi chỉ trích tuyển một số đề mục. Sau này chúng tôi sẽ trở lại để hoàn thiện tác phẩm.  

[[10]] Xem Chương cuối của tác phẩm này trang 622.

[[11]] Hồi ức về một cuộc sống bận rộn, trang 147.

[[12]] Henry Ward Beecher.

[[13]] Cocker: “Ki Tô giáo và triết học Hi Lạp”, xi, trang 377.

[[14]] Phúc âm theo thánh Matthew, xiii, 11-13.

[[15]] “Sự buộc tội vô thần, du nhập những thần linh ngoại lai và làm thoái hóa giới thanh niên thành Athens đã được đưa ra chống lại Socrates cũng được biện minh phổ biến cho Plato nhằm che giấu cách thuyết pháp bí hiểm trong học thuyết của ông. Chắc chắn là ngôn ngữ kỳ cục hoặc ‘tiếng lóng’ của các nhà luyện kim đan cũng được dùng với mục đích như thế. Ngục tù, ghế tra tấn và bó roi được Ki Tô hữu sử dụng mà không áy náy lương tâm, nhất là tín đồ Công giáo La Mã chống lại tất cả những người nào thậm chí chỉ giảng dạy khoa học thiên nhiên trái ngược với những thuyết mà Giáo hội chủ trương. Giáo hoàng Gregory vĩ đại thậm chí còn cấm dùng ngữ pháp La tinh v́ coi đó là ngoại đạo. Sự xúc phạm của Socrates bao gồm việc khai thị cho các môn đồ giáo lý bí ẩn liên quan tới chư thần linh vốn được dạy trong các Bí pháp và là một tội lỗi chính yếu. Ông cũng bị Aristophanes tố cáo là đã du nhập vị thần linh mới Dinos vào nước Cộng hòa với vai trò là hóa công và đấng Chúa tể của vũ trụ thái dương. Hệ thống Nhật tâm cũng là một học thuyết của các Bí pháp; do đó khi môn đồ phái Pythagoras là Aristarchus công khai dạy nó thì Cleanthes tuyên bố rằng người Hi Lạp phải yêu cầu ông ấy giải thích và đã kết án ông vì tội chống lại chư thần linh”. (“Plutarch”). Nhưng Socrates chưa bao giờ được điểm đạo vì thế cho nên ông chẳng tiết lộ điều gì vốn đã từng được truyền thụ cho ông.

[[16]] Xem Thomas Taylor: “Các Bí pháp ở Eleusis và Tửu thần”, trang 47. New York: J.W. Bouton, 1875.

[[17]] Cousin: “Lịch sử Triết học”, quyển I; ix.

[[18]] “Số học, Thần học”, trang 62: “Bàn về các con Số của Pythagoras”.

[[19]] Tác phẩm “Parmenid” của Plato, 141 E.

[[20]] Xem Stobœus “Chiết trung Tinh tuyển”, i, 862.

[[21]] Sextus, tác phẩm “Toán học”, vii, 145.

[[22]] “Siêu hình học”, 407, a.3.

[[23]] Phụ lục của tác phẩm “Timæus”

[[24]] Stobœus: “Chiết trung Tinh tuyển”, I, 62.

[[25]]  Krische: “Forsch.”, trang 322, v.v. . . 

[[26]] Clem: “Alex. Stro” v, 590.

[[27]] Plutarch, tác phẩm De Isid, chương 25, trang 360.

[[28]] Tác phẩm Alt. Akademie

[[29]] “Tusc.” V., 18,51.

[[30]] Như trên. Tham chiếu trang 559.

[[31]] Trong tác phẩm “Plato und die Alt Akademie”.

[[32]] Ad. Zeller trong tác phẩm “Philos. Der Griech”.

[[33]] Trong tác phẩm “Plato und die Alt Akademie”.

[[34]] Hình khối 12 mặt là một trong năm hình khối của Hình học.

[[35]] Tên gọi này được dùng theo nghĩa của từ ngữ Hi Lạp

[[36]] Các truyền thuyết của môn đồ Kinh Kabala Đông phương cho rằng khoa học của mình xưa hơn khoa học đó. Các nhà khoa học thời nay có thể nghi ngờ và bác bỏ điều khẳng định ấy nhưng họ không thể chứng minh được là nó sai.

[[37]] Clement ở Alexandria khẳng định rằng vào thời mình các lễ sư Ai Cập có 42 quyển Sách Giáo Luật.

[[38]] Cuộc xung đột giữa “Khoa học và Tôn giáo”, chương 1.

[[39]] Ở một chỗ khác chúng tôi sẽ giải thích khá tỉ mỉ triết lý của Hermes về sự tiến hóa của các tinh cầu và nhiều giống dân trên đó.

[[40]] J. Burges, tác phẩm “Những tác phẩm của Plato”, trang 207, phần chú thích.

[[41]] Rút ra từ bản văn tiếng Bắc phạn của Aitareya Brahmanam, trong bộ Rig Phệ đà, V, chương ii, câu thơ 23.

[[42]] Aitareya Brahmanam, quyển iii, chương v, trang 44.

[[43]] Aitareya Brahmanam, quyển ii, trang 242.

[[44]] Aitareya Brahmanam, quyển iv.

[[45]] Aitareya Brahmanam, quyển iv.

[[46]] Philo Jud. “De Specialibus Legibus”.

[[47]] Zend Avesta, quyển ii, trang 506.

[[48]] Cassian: “Hội thảo”, quyển i, trang 21.

[[49]] “Bàn về Cuộc đời và cái Chết của thánh Moses”, trang 199.

[[50]] Công vụ các Tông đồ, vii, 22.

[[51]] Justin, xxxvi, 2.

[[52]] Molitor: “Triết lý của Lịch sử và Truyền thống”. Bản dịch của Howitt, trang 285.

[[53]] “Xung đột giữa Tôn giáo và Khoa học”, trang 239.

[[54]] Xem “Garette du Midi” và “Thế giới”, số ngày 3 tháng Năm, 1864.

[[55]] Shakespear: “Richard III”

[[56]] Theo sát nghĩa là những kẻ thét lên hoặc tru tréo.

[[57]] Những kẻ dở điên, những tên đần độn.

[[58]] Nhưng trường hợp đó không phải luôn luôn như vậy, vì một số trong đám ăn mày thường xuyên buôn bán có lời về chuyện này.

 

 HOME T̀M HIỂU  NHẬP MÔN  sách  TIỂU SỬ   BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN  BÀI VỞ  THƠ   gifts  TẾT 2006  NỮ THẦN ISIS