Không Tôn Giáo Nào Cao Hơn Chân Lư

 HOME  sách   TIỂU SỬ    BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN    BÀI VỞ   THƠ   gifts   TẾT 2006  BOOKS  MAGAZINES


NHỮNG ĐIỀU KIỆN CỦA GIAI ĐOẠN LÀM ĐỆ TỬ

 

của G. S. ARUNDALE

trích trong cuốn SUY NGHĨ VỀ QUYỂN DƯỚI CHƠN THẦY

 

 

 


 

 

 


 


 


 

 

 

 

Giờ đây ta xét tới những đức tính cần được thực hành nếu chúng ta muốn có cái quyền năng phụng sự đặc biệt chỉ được ban cho tất cả những người nào được gia nhập vào Quần Tiên Hội khi trải qua cuộc Điểm đạo thứ nhất. Ở đây tôi có thể nhận xét đúng đắn rằng các Bí pháp của Hi lạp và La mă mà bạn thấy đă được viết rất nhiều trong những quyển sách cổ cũng như trong Hội Tam Điểm hiện đại đều chỉ là những sự bắt chước sơ sài của chính nghi lễ thực sự và những sự khảo thí mà ứng viên phải trải qua. Các Bí pháp Cổ truyền nhất là dưới dạng thuần khiết quả thật đ̣i hỏi tín đồ phải có những đức tính rất xác định không giống như những đức tính mà chúng ta sắp bàn tới. Hội Tam Điểm thời nay có ít sinh hoạt tâm linh đến nỗi người ta chỉ tôn trọng nó do nó có nguồn gốc từ xa xưa và do hoạt động từ thiện; nhưng ngay cả Hội Tam Điểm cũng chỉ thu nhận làm hội viên những người nào xét ra là có danh tiếng không bị hoen ố. Và khi đến đâu cũng nằng nặc đ̣i phải có đức tính, phải có nghi lễ, phải có sự trao truyền một số năng lực th́ người ta ắt phải cố gắng nhớ ra rằng có những nghi thức thực sự gắn liền với các quyền năng có thực giúp cho ta nhập vào Hội đoàn Huynh đệ vốn là hạt nhân trên cơi tâm linh của một t́nh huynh đệ mà một ngày nào đó sẽ tồn tại nơi ngoại giới.

 

BỐN NGUYÊN TẮC SỐNG

 

Các điều kiện mà Chơn sư nêu ra là (1) Phân biện, (2) Vô dục, (3) Hạnh kiểm tốt, và (4) T́nh thương; ở đây Ngài chọn dùng cách phân loại của Đông phương, có lẽ v́ nó đặc biệt hấp dẫn đối với sự hiểu biết của học tṛ Ấn Độ. Nên nhớ rằng trong mỗi tôn giáo người ta đều đề cập tới đại Đạo mà các cuộc Điểm đạo lần lượt chỉ là các giai đoạn và trong mỗi tôn giáo người ta đều thấy có liệt kê những đức tính mà chỉ có nó mới giúp người ta bước trên Thánh đạo được. Trong quyển Ki Tô giáo Bí truyền bà Besant đă truy nguyên cho chúng ta thấy thuật ngữ Ki Tô giáo ám chỉ đủ thứ cuộc Điểm đạo và những điều kiện dẫn tới đó, tôi xin giới thiệu với bạn đọc những ǵ mà bà nói về đề tài này. Cũng vậy, các tôn giáo khác đều đưa ra thông tin giống nhau nhưng chúng ta chọn dùng cách phân loại Ấn Độ mà Chơn sư đă nêu ra, một phần v́ rơ ràng là chúng ta có thể dễ dàng hiểu được nó, bất kể chúng ta thuộc về tôn giáo nào, và một phần v́ giá trị thực tế của nó đă được chứng tỏ qua sự thật là những người khác đă theo gót Alcyone bước qua Cửa Đạo v́ đặt những nỗ lực của ḿnh trên cơ sở lời khuyên mà họ nhận được từ quyển Dưới Chơn Thầy. V́ vậy đừng nghĩ rằng bạn đang nghiên cứu một điều ǵ đó không áp dụng được vào thực tế. Những huấn điều trong quyển sách nhỏ này đă được đem ra thực hành trong đời sống hằng ngày hiện nay bởi những người tương đối b́nh thường, và họ đă t́m đường về được Thánh đạo. Lại nữa, nên nhớ rằng việc thực hành hoàn hảo những huấn điều này chỉ có thể đạt được bởi bậc đă trải qua cuộc Điểm đạo lớn ban cho Ngài quả vị Chơn sư.

Bạn chỉ đang cố gắng nhập vào Sân Thánh điện tức là đạo tràng của Chơn sư; v́ vậy thật là điên rồ khi trông mong rằng giờ đây bạn hoàn thành được điều mà bạn chỉ có thể thực hiện được sau nhiều kiếp. Hăy cứ tiếp tục cố gắng và nên nhớ rằng một sự thành tựu c̣n lâu mới đạt tới mức hoàn hảo cũng đủ đưa bạn tới chơn của Chơn sư  rồi. Khi bà Besant nói trong Lời nói đầu theo đó ta phải sống theo giáo huấn th́ tôi nghĩ rằng bà ngụ ư ta phải nghiêm chỉnh đối với nó và tập trung về nó. Mọi sinh hoạt của ta đều bất toàn nhưng ta càng tha thiết bao nhiều th́ nó càng ít bất toàn bấy nhiêu. Nhiều người viết cho Alcyone bảo rằng ông ban cho thế gian giáo huấn thật hay ho nhưng hầu hết mọi người chỉ sử dụng được nó qua việc mong ước rằng những người khác quan tâm tới nó nhiều hơn chính họ. Sống theo một tiêu chuẩn nào đó th́ chúng ta đâu dễ ǵ bị dao động đối với nó, và khi lời khuyên có giá trị được nêu ra cho ta th́ ta tưởng tượng rằng ḿnh đang hết sức để tuân theo nó. Các bạn trẻ thân mến của tôi ơi, mong rằng các bạn sẽ nỗ lực mạnh mẽ hơn nữa, và bạn sẽ cố gắng nhận ra được rằng người ta đang nêu ra cho bạn một tiêu chuẩn cao hơn để phấn đấu hướng về nó, và do đó bạn phải duyệt lại những ư tưởng, thái độ và hành động của ḿnh theo sự minh giải mà bạn có được. Hăy tích cực nghiên cứu quyển sách này, noi theo phương pháp của chính Alcyone là “sống” với giáo huấn của Chơn sư bằng cách xét tới nhiều điều, từng điều một, và thực hành chúng trong những thời gian nhất định.

 

SỰ PHÂN BIỆN

 

Hai hoặc ba trang trong quyển sách này bận tâm tới việc nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phân biệt giữa những người thật hiểu biết và những người không được như vậy. Một số bạn có thể thắc mắc tại sao Chơn sư lại khăng khăng nói tới một sự kiện hiển nhiên như thế. Cố nhiên là “chỉ có hai loại người, hiểu biết và người không hiểu biết”. Đây là một vấn đề đơn giản về mặt lư luận. Tuy nhiên thực ra th́ sự thật hiển nhiên này nói chung không hề được ứng dụng, ngay cả bởi những kẻ lẽ ra nên biết nó và nếu bạn không bắt đầu ứng dụng nó trong quan hệ với ngoại giới th́ bạn ắt không tiến bộ nhiều hướng về Thánh đạo mà bạn muốn đặt chân trên đó. Người nào biết đều có khả năng phân biện. Phân biện ở đây nghĩa là ǵ ? Sự hiểu biết khiến người ta có thể phân biệt những điều vốn phù du, vô thường và điều vốn trường tồn, vĩnh hằng. Chơn sư có dạy: “Những kẻ không hiểu biết làm việc để có được của cải hoặc quyền lực, nhưng những thứ đó cùng lắm cũng chỉ dùng được trong một kiếp thôi và v́ vậy không có thực”. Và sau này Ngài c̣n mở rộng định nghĩa đó bằng cách nêu rơ rằng: “Ta phải phân biện giữa điều đúng và điều sai, điều quan trọng và điều không quan trọng, điều hữu ích và điều vô ích, điều chân thực và điều giả dối, điều ích kỷ và điều không ích kỷ”. Như vậy bạn thấy rằng đức tính phân biện này tham gia vào sinh hoạt hằng ngày của mỗi người trong chúng ta.

Đừng nghĩ rằng Chơn sư đang chê trách những kẻ không hiểu biết. Vô minh không phải là một tội ác, nó chỉ là một giai đoạn của sự tăng trưởng và chính bạn cũng trở thành một người không hiểu biết khi bạn sốt ruột với sự vô minh. Nhưng trong khi bạn không chê trách, thậm chí không thương xót th́ ít ra bạn cũng có thể phân biệt được giữa điều vô minh và điều vốn là sự hiểu biết; để cho bản thân bạn không phạm phải sai lầm và có thể giúp đỡ những người kém hiểu biết hơn ḿnh. Mọi sự biểu biết đều tương đối, và bạn ắt phải nhớ tới những lời của Chơn sư: “Cho dù con đă khôn ngoan đến đâu đi nữa, th́ trên Con Đường này con cũng c̣n nhiều điều cần phải học hỏi”. Những người hiểu biết hơn bạn vốn hoàn toàn kiên nhẫn với sự hiểu biết mà bạn có được, nhưng lại là sự vô minh so với minh triết của bạn. Bạn biết rằng sự ḥa lẫn hiểu biết với vô minh mà bạn có được chính là sự trộn lẫn thích hợp cho giai đoạn tiến hóa của ḿnh, khiến cho bạn có thể giúp đỡ hữu hiệu nhiều người c̣n ở tŕnh độ thấp hơn nữa. Nhưng cho dù bạn có tin chắc vào việc ḿnh không thể sai lầm th́ những người minh triết hơn bạn sẽ chẳng bao giờ để cho bạn ảnh hưởng tới họ về tư tưởng và hành động, ngoại trừ trong những vấn đề đặc biệt mà bạn đă thu thập được thông tin chính xác hơn họ. Cũng giống như vậy, bạn phải cẩn thận đừng sa vào cái ảo tưởng cho rằng bởi v́ bất kỳ người nào nói một cách quả quyết cho nên y phải đúng. Bạn phải vận dụng sự phân biện của ḿnh. Nhiều người rất lười biếng và sống bám vào những tư tưởng đến với ḿnh từ bên ngoài mà không chịu vận dụng khả năng của ḿnh để xác định xem điều nào phải chấp nhận và điều nào phải vứt bỏ. “Chính thống giáo” là tên gọi cho sự lười biếng này, “tập tục, qui ước” là những tên gọi khác. Tôi tập hợp những thứ này dưới tựa đề “lười biếng” v́ bạn ắt lười biếng nếu bạn để cho ḿnh đi theo cái lối ṃn nhẵn thín mà đa số loài người đi trên đó. Nếu Chơn sư nói tới “Thánh đạo” th́ đó v́ nó là “Thánh đạo” chứ không phải một con đường; v́ có ít người bước trên đó. Mặt khác, trong khi dùng sự phân biện bạn nên nhớ rằng kiến thức hạn hẹp của những người không hiểu biết lại có thể thích hợp cho việc dạy dỗ những người c̣n kém tiến hóa hơn họ nữa. Chẳng hạn như Chơn sư bảo ta rằng không có nghi lễ nào là cần thiết v́ vậy chúng ta có thể làm việc mà không cần nghi lễ. Nhưng đối với một số người th́ nghi lễ có thể là cần thiết và ắt là không phân biện khi ta suy nghĩ một cách khinh bỉ về những người đánh giá cao nghi lễ, hoặc những tu sĩ cứ nhồi sọ nghi lễ. Bạn hăy để cho người khác tăng trưởng theo kiểu thích hợp với họ. Có điều là bạn đừng tưởng tượng rằng v́ “mọi người” suy nghĩ theo một kiểu đặc thù nào đó th́ bạn cũng phải suy nghĩ theo kiểu đó; bạn cũng đừng suy nghĩ lười biếng đến nỗi mà bởi v́ một số người quả quyết rằng họ đúng và nhấn mạnh như vậy cho nên bạn để cho ḿnh chịu ảnh hưởng của một bản chất cương quyết hơn bạn. Suy tư sắc sảo và độc lập là một đặc điểm cốt yếu trong tính t́nh của kẻ muốn bước trên Thánh đạo, v́ cho dù Chơn sư trợ giúp cho y nhiều đến đâu đi nữa th́ về lâu về dài, tảng đá chắc chắn của y phải dựa vào Thượng Đế nội tâm và sẽ có lúc người học đạo phải bước trên Thánh đạo khi mọi sự trợ giúp bên ngoài dường như đều không thể được và y bắt buộc phải rút ra sức mạnh từ bên trong. Cuối cùng tôi xin nhận xét rằng bạn không nên hấp tấp kết luận ḿnh phải thề bỏ hoàn toàn tất cả những ǵ mà ḿnh không c̣n cần thiết nữa. Có thể bạn có bổn phận phải tham dự những nghi lễ v́ ích lợi của những người khác vẫn c̣n cần tới chúng. Có thể bổn phận của bạn là phải khoác lấy nhiều tập quán, qui ước và chính thống giáo, nhưng đó chỉ là v́ ích lợi của những người khác. Bổn phận trước hết của bạn là phụng sự, và bạn ắt không phải là một người thầy thành công nếu bạn không thay đổi cách giáo huấn của ḿnh để thích ứng với trí thông minh của lớp học. Tuy nhiên bạn ắt không phải là người thầy thành công nếu kiến thức của bạn không vượt xa kiến thức của lớp học, và trong khi bạn có thể tự ḿnh sử dụng những cây nạn để chỉ cho một người què cách tự đứng vững th́ không v́ vậy mà bạn lại cũng sử dụng chúng vào những dịp khác. Nếu bạn hạn chế ḿnh bên trong những h́nh thức đă lỗi thời (trừ trường hợp để trợ giúp) th́ bạn quả thật là lười biếng; nhưng những người nào không c̣n cần tới những h́nh thức đó th́ lại không phải là lười biếng. Như vậy, trong khi bản thân bạn cần tránh lười biếng th́ bạn nên nhớ rằng những người khác có thể tạm thời được cứu chuộc qua điều mà đối với bạn là sự ngưng trệ, và bạn sẽ chu cấp cho nhu cầu của họ bằng cách ban cho họ điều sẽ giúp họ nhiều nhất.

 

SỰ HIỂU BIẾT CHÂN THỰC

 

Thế mà đâu là cái sự hiểu biết làm cho bạn nổi bật lên so với những người không hiểu biết ? Tôi đă bảo bạn rằng nó phần nào cốt ở việc có thể phân biệt được giữa điều vốn phù du và điều vốn trường tồn. Thật vậy, trong suốt quyển sách nhỏ này, Chơn sư liên tục giải thích cho chúng ta qua việc đối chiếu tương phản điều có thực khác với điều không thực ra sao. Chẳng hạn như: “Con phải phân biệt giữa điều ích kỷ và điều không ích kỷ”, “đừng tỏ ra giận dữ hoặc sốt ruột”, đừng bao giờ để cho con cảm thấy buồn hoặc nản ḷng”. Tại sao vậy ? Bởi v́ nếu bạn cảm thấy giận dữ, sốt ruột hoặc nản ḷng th́ bạn nhất thời đang sống với một điều ǵ đó thế nào cũng qua đi, c̣n về lâu về dài th́ sự thanh thản và hoan hỉ mới mang bạn tới mục đích. V́ vậy ta thấy một phần lời giải đáp cho câu hỏi của tôi chính là việc nghiên cứu những điều tương phản này. Nhưng Chơn sư cũng nêu rơ rằng “điều thật sự quan trọng là việc hiểu biết Thiên cơ dành cho loài người”. Dĩ nhiên là mọi đức tính mà bạn cần đạt được đều là một phần Thiên cơ dành cho loài người. Nhưng đạt được đức tính là v́ một chủ đích nào đó. “Đó là v́ Thượng Đế có một Thiên cơ tức là Cơ tiến hóa”, và những đức tính mà bạn dần dần xây đấp vào trong bản tính của ḿnh được dự trù để tẩy trược nó sao cho nó có thể “ḥa nhịp với Vô hạn”, hài ḥa với công tŕnh thiên nhiên của Thượng Đế. Các định luật trong thiên nhiên đều là các qui tắc tiến hóa, là dấu hiệu cho thấy Thượng Đế trở nên hữu ngă thức nơi mỗi điểm linh quang và bạn phải hiểu được những định luật này để có thể “đứng về phía Thượng Đế, về phe với điều thiện chống lại điều ác, làm việc để tiến hóa chứ không phải để phục vụ ḷng ích kỷ”. Thế gian đă biết được một số những định luật này. Chúng ta nói tới các định luật của khoa học, luật của nghệ thuật, luật của văn chương: chúng ta có biết luật của hấp dẫn và những định luật khác liên quan tới vật chất. Sớm muộn ǵ th́ bạn cũng phải học những định luật này, nếu không ở kiếp này th́ cũng ở kiếp khác; đó là v́ bạn không thể trợ giúp hoàn hảo nếu bạn không biết những định luật để cho Thượng Đế phát triển. Nhưng hiện nay chúng ta không liên can ǵ tới những định luật đặc thù này v́ Chơn sư hướng dẫn chúng ta bên trong thay v́ từ bên ngoài. Trước hết ta hăy học một điều ǵ đó về những định luật của tinh thần rồi ta sẽ thấy những định luật về vật chất chẳng qua chỉ là phản ánh những định luật tinh thần dưới một dạng thô hơn. Khi hiểu được nền tảng của cuộc sống tâm linh th́ bạn ắt dễ dàng làm quen hơn nhiều với những nguyên lư của nghệ thuật và khoa học theo như ta biết hiện nay. Hơn nữa thế gian sẽ ban cho bạn những nguyên lư nghệ thuật và khoa học. C̣n ngoại trừ có lẽ chỉ trong triết học Ấn Độ th́ cho đến nay chẳng có bao nhiêu khoa học về linh hồn xứng đáng với tên gọi đó.

 

NHỮNG ĐỊNH LUẬT CỦA CUỘC SỐNG CAO THƯỢNG

 

Những linh hồn non nớt như chúng ta chỉ có thể biết chút ít về những định luật cao cả này (bà Besant gọi chúng là “những định luật của cuộc sống cao thượng) do đó tôi không hi vọng có thể liệt kê thậm chí một vài định luật. Nhưng Chơn sư đưa ra nhiều lời bóng gió về việc phải t́m chúng ở đâu, và những gợi ư của Ngài giúp ta có được một ư niệm tổng quát về cái định luật mà ta có thể trông mong t́m thấy. Ngài dạy rằng: “Tất cả đều là một, và chỉ điều nào mà Đấng Nhất Như muốn th́ mới có thể làm hài ḷng mọi người”. Đây là định luật về sự đơn nhất. “Tất cả đều là một”. V́ vậy “chỉ điều nào mà Đấng Nhất Như muốn th́ mới thật sự làm mọi người hài ḷng” – đây là định luật về một chủ đích chung. Chúng ta đang chia xẻ một t́nh huynh đệ chung và đang hướng về một mục tiêu chung. Nếu sự phân biện của bạn đă dẫn dắt bạn tới chỗ này th́ bạn đang đi đúng đường v́ Chơn sư có nói rằng: “Sự phân biện này là bước đầu tiên”. Hai định luật này trong bản thể của chúng ta cung cấp bí quyết của phát biểu: “Những kẻ nào ở về phía Thượng Đế đều biết tại sao ḿnh ở đây và ḿnh phải làm ǵ”. Họ ở đây v́ Thượng Đế nội tâm muốn họ ở đây, và họ biết điều ḿnh cần phải làm là phối hợp với những người khác nhằm cố gắng đạt tới mục tiêu chung. Tôi không gợi ư rằng sự hiểu biết của chúng ta về hai định luật này là minh bạch và dứt khoát. Chúng ta chỉ lờ mờ cảm thấy được chúng, và mục đích của việc phát triển các đức tính là khiến cho ta có thể hiểu rơ hơn. Tuy nhiên, khi ta càng gần với bản chất cao thượng của ḿnh bao nhiêu, càng gần tới cái bộ phận của Đấng Nhất Như ngự trong chúng ta bao nhiêu, th́ chúng ta càng chắc chắn bấy nhiêu về những định luật này cho dù đôi khi chúng ta có thể “hành động điên rồ và cố gắng phát minh ra những đường lối” cho chính ḿnh, những đường lối mà ta nghĩ rằng làm cho chính ḿnh hài ḷng.

Thế mà liệu chúng ta có bằng chứng ǵ về việc vận hành của hai định luật này ? Một là việc càng ngày càng đánh giá cao t́nh huynh đệ nhằm đưa tới sự an b́nh và hạnh phúc. Tôi không cần đưa ra những ví dụ từ ngoại giới v́ chính bạn cũng có thể nghĩ được nhiều ví dụ. Thế giới đang chầm chậm bước một cách không sai lầm trên con đường hướng về mục đích t́nh huynh đệ và v́ cuộc sống sẽ tốt hơn đối với những bước mà ta biết rằng Đấng Nhất Như đang muốn ta thực hiện. Vậy là một lần nữa căn cứ theo những phát biểu của các nhà nhân ái, thần bí gia, nhà thấu thị, những người sáng lập các phong trào nhằm mục đích truyền bá tinh thần huynh đệ, ta biết rằng những lúc có thực và do đó có được niềm vui lâu bền chỉ xảy ra khi người ta chia xẻ điều người ta đang là và đang có với những người khác. C̣n có ư thức về một sự sống rộng lớn hơn, về một tinh thần tự do hơn khi chúng ta chia xẻ với những người khác và khi chúng ta sống v́ những người khác. Con người ích kỷ không có được thú vui lâu bền do những hành vi ích kỷ, mặc dù chắc chắn là y có thể trải nghiệm những sự đê mê tạm thời mỗi khi thành công trong việc tự tư tự lợi. Nhưng những sự đam mê này lại được nối tiếp bằng phản ứng, và con người ích kỷ càng thu đoạt được nhiều th́ y càng ít thỏa măn, cho đến khi thất vọng v́ không thể thỏa măn những khao khát càng ngày càng tăng, y mưu t́m một con đường nào khác. Niềm vui chia xẻ khác hẳn với sự hân hoan thoáng qua khi chiếm đoạt mà gây thiệt hại cho người khác. Niềm vui chia xẻ không gây phản ứng và do đó không gây sự bất hạnh; nó mang lại một sự yên b́nh càng ngày càng tăng và một khả năng càng ngày càng cho ra thêm nữa. Sự không ích kỷ - nghĩa là làm việc v́ tự ngă lớn hơn thay v́ làm việc cho bản ngă nhỏ nhoi – tự nó là phần thưởng rồi, c̣n ḷng ích kỷ bao giờ cũng phải mưu t́m một phần thưởng ở bên ngoài ḿnh, và khi thời gian trôi qua th́ phần thưởng này càng ngày càng tuột khỏi tay ḿnh. Phải chăng những sự kiện này không phải là bằng chứng về sự thật của phát biểu “chỉ những ǵ mà Đấng Nhất Như muốn th́ mới có thể làm cho mọi người vui ḷng”, v́ ta càng sống cho một số nhiều hơn người khác th́ chẳng những ta càng hạnh phúc hơn mà c̣n nhờ đó ta biểu hiện được nhiều hơn Đấng Nhất Như vốn ngự nơi tất cả chúng ta ? Chúng ta càng tự đồng nhất hóa với Đấng Nhất Như th́ chúng ta càng trở nên hạnh phúc hơn.

 

PHỤNG SỰ LÀ CỐT LƠI CỦA HI SINH

 

Giờ đây ta hăy rán nh́n rơ hơn một chút bản chất của cái ư chí vốn cai trị thế giới này. Ta thấy ngay rằng ư chí của Đấng Nhất Như là một sự hi sinh triền miên, v́ sự hi sinh của chính chúng ta đưa ta tới gần Ngài hơn.

Không phải là việc vừa tự hi sinh vừa nuối tiếc, mà là việc vui vẻ hi sinh mặc dù chắc chắn là có đau khổ, v́ nếu không có sự tương phản đau khổ đó th́ niềm vui ắt là không được đẹp như thế. Đó là mọi sự hi sinh dù có muốn hay là không muốn. Người đầy tớ phục vụ nhu cầu của gia chủ, người buôn bán cung cấp thực phẩm cho ta, viên chức chính quyền quản trị quốc gia, thầy giáo dạy dỗ và học giả nghiên cứu – mọi người đều hằng ngày thực hiện sự hi sinh, và mức độ hạnh phúc nơi sự hi sinh đó xác định việc kẻ hi sinh gần gũi đến đâu đối với Đấng Nhất Như; Ngài đang hi sinh vĩ đại khi đang rèn luyện mỗi người trong chúng ta (vốn là một bộ phận của Ngài) trở nên hữu ngă thức về thiên tính của Ngài cũng như là thiên tính của chúng ta. Ở Đông phương người ta nhấn mạnh tới sự hiến tế và một phần của bổn phận chính qui hằng ngày bao gồm việc hiến tế cho các Tổ phụ, cho chư thiên, cho súc vật v.v. . . Dĩ nhiên ta không sống trên đời mà cứ nghĩ rằng mỗi hành vi là một sự hiến tế, v́ chúng ta đă  có thói quen xấu tưởng tượng rằng sự hiến tế đ̣i hỏi chúng ta phải chối bỏ một thú vui nào đó và như vậy chúng ta cố gắng né tránh sự hiến tế v́ e rằng niềm vui sống sẽ mất đi trong khi thật ra th́ tinh thần hiến tế chân chính mới mang lại sự an b́nh lâu dài cho chúng ta. “Chúng ta phải hi sinh v́ sự giáo dục của con ḿnh”, “Bạn phải hi sinh một điều nào đó nếu bạn muốn có được điều này hay điều kia”. Hi sinh chỉ có nghĩa là từ bỏ một điều ǵ đó thấp thỏi hơn chứ không bao giờ từ bỏ một điều ǵ đó cao thượng hơn, và nếu người đầy tớ của ta, viên chức của ta, thầy giáo của ta, học sinh của ta, thương nhân của ta và nhất là chính chúng ta sống trên đời mà mục đích chủ yếu là sự hi sinh – hiến tế phần thấp hèn trên bàn thờ của phần cao thượng – th́ công việc của ta ắt được thực hiện tốt hơn nhiều và thế gian ắt là một nơi mà ta có thể sống trong đó hạnh phúc hơn nhiều. Không có một việc buôn bán nào, không một nghề nghiệp nào, không một loại nghiệp vụ nào, không một hành vi nào cho dù nhỏ mọn đến đâu đi nữa mà lại không có được vẻ đẹp nếu nó được thực hiện theo tinh thần hi sinh chân chính, tức là hiến tế cho Đấng Chúa Tể. Đây quả thật là một nhiệm vụ khó khăn đối với tất cả chúng ta v́ chúng ta phải bắt đầu, và cách tốt nhất để mỗi ngày hoàn thành được một hành vi hi sinh hữu thức là một hành vi dứt khoát được thực hiện nhân danh và vinh danh Đấng Cao Cả Hi Sinh mà nhờ có sự hi sinh của Ngài chúng ta mới sống, vận động và hiện tồn được. Các Hướng đạo sinh có nói tới một “nghĩa cử”, những con Trai và con Gái của Thiên quốc đều ra lệnh phải có “một hành vi phụng sự mỗi ngày” – đây là những sự hi sinh chân chính, v́ phụng sự là cốt lơi của hi sinh.

 

CHƠN NGĂ VÀ PHÀM NGĂ

 

Mọi sự hi sinh nếu có giá trị th́ phải là sự hi sinh có trật tự và chúng ta càng học về những định luật hi sinh th́ sự hi sinh của ta lại càng hữu hiệu. Thật vậy, một người có thẩm quyền về những nguyên tắc hi sinh có thể viết nhiều quyển sách về vấn đề này, và chúng ắt là những quyển sách hấp dẫn nhất. Nhưng trong phạm vi của những bài nói chuyện này, tôi phải hạn chế ḿnh vào một hay hai định luật đặc biệt của cuộc sống cao cả mà bạn đă cần tới.

Trước hết bổn phận chính của bạn là phải hiểu ra được rằng cá thể mà bạn gọi là “tôi” chỉ là một phần của cái “chơn ngă” vốn là một điểm linh quang trong ngọn lửa của Thượng Đế. Nói cách khác, có cái “tự ngă” vĩnh hằng tḥ một xúc tu vào ngoại giới để thu lượm được tất cả những ǵ mà ngoại giới có thể ban ra. Xúc tu đó không phải là “chơn ngă”, cũng như cái rễ không phải là trọn cả cái cây. Bạn c̣n có nhiều hơn mức làm cho tâm thức tỉnh táo của bạn linh hoạt trong xác phàm, và chính “bạn” vĩ đại hơn này mới dẫn dắt bạn có được những kinh nghiệm mà cuộc đời bạn trải qua. Bạn có thể gọi cái “bạn “ vĩ đại này là chơn ngă nếu muốn, nhưng bạn đừng đồng nhất hóa nó với các hạ thể mà nó phải sống trong đó. Chơn ngă chỉ muốn h́nh thức sinh hoạt tinh anh nhất không dựa dẫm theo những sự yếu kém của bạn, không chán nản khi bạn thất bại và nhất là trên cơi tồn tại của riêng ḿnh nó biết hết những ǵ mà “bạn” ở bên dưới này phải học hỏi. Nhiều người c̣n trẻ cứ nghĩ rằng chơn ngă ắt phải hài ḷng với sự hiểu biết của ḿnh. Nhưng sự hi sinh sẽ không hoàn chỉnh nếu tri thức không ở khắp mọi nơi, nếu thiên tính không hữu ngă thức nơi mọi bộ phận của ḿnh. Thượng Đế vốn toàn tri trên cơi của riêng ḿnh, nhưng Ngài muốn ngă thức của chính ḿnh phải làm thức tỉnh trên mọi cơi bản thể của Ngài sao cho chúng ta (những tế bào trong cơ thể  Ngài) trở nên tỉnh thức với thiên tính mà chúng ta chia xẻ và do chính hành vi tỉnh thức đó có thể trở thành chính Thượng Đế. Tuy nhiên trước hết chúng ta phải làm chủ được đủ thứ cấp độ vật chất từ mức cao nhất (vốn hầu như không phải là vật chất mà đúng ra là tinh thần) măi xuống tới vật chất cấu thành thể xác của ta, và có lẽ c̣n thấp hơn nữa.

 

SỰ NỞ RỘ THIÊN TÍNH CỦA CHÚNG TA

 

Sau khi đă làm chủ được chúng, ta có thể vứt bỏ chúng từng chút một cho tới khi ta sống trên cơi tồn tại tâm linh cao nhất, trên cơi Thiên tính, chỉ xuất lộ khi gần đến lúc có hành động hi sinh cũng giống như hành động mà chính Thượng Đế hiện nay đang thực hiện. Điều này xảy ra trong tương lai vô lượng, nhưng nó thật chắc chắn – chắc chắn đến nỗi ngay cả ở giai đoạn tăng trưởng hiện nay ta cũng có thể nhận thấy rằng Thượng Đế bên trong ta, bản chất cao thượng của ta, đang dần dần làm chủ được những hạ thể mà nhờ đó Ngài bước vào tiếp xúc nhất định với các cơi thấp. Ngài làm việc hằng ngày, và trong khi sự tự chủ phải mất nhiều thời gian để thực hành, và các công cụ đâu phải lúc nào cũng vận hành như mong muốn, tuy nhiên ngày trôi qua th́ mỗi người trong chúng ta đều có một tiến bộ nào đó, và không có ai chậm chạp hoặc thoái hóa đến nỗi y không vượt lên theo mức độ khả năng của ḿnh. Nếu muốn, tôi muốn bạn nhớ cho rằng sự kiện củng cố một cách áp đảo này đến mức tối đa bên trong bạn th́ sự hoàn hảo chưa được phát triển, và nó là một cái mầm nụ hoa sẽ trở thành một đóa hoa. Nhưng nụ hoa ấy đă có ở đó rồi, và trong những giờ phút gây cấn nhất khi bạn cảm thấy rằng ḿnh đă hoàn toàn thất bại và có lẽ vô phương cứu văn th́ điều sẽ hoàn hảo vẫn c̣n ở lại với bạn và là nguồn gốc thường xuyên tạo ra sự nỗ lực mới mẻ khiến bạn tiếp tục sống cuộc đời cao thượng cho dù bạn làm ǵ đi chăng nữa. Có lẽ nói là khi bị đắm ch́m trong vật chất, bị bao quanh bởi những sự vật của giác quan th́ chúng ta đâm ra bối rối, tưởng tượng rằng ḿnh đắm ch́m trong ṿng xoáy của chúng. Nhưng vật chất bao xung quanh ta cấu tạo thành các hạ thể của ta và những đối tượng của giác quan – cho dù thuộc cơi trí tuệ, cơi trung giới hoặc cơi hồng trần – th́ bản thân chúng đều đang chờ được chế ngự. Bạn hăy làm chủ được chúng, hăy tỏa ra thiên tính của bạn lên trên chúng th́ chúng sẽ trở thành những quyền năng để cho bạn sử dụng thay v́ là những thần lực mà bạn phải chiến đấu và có lẽ bạn phải sợ hăi.

 

 

 

 

 


 

 

 


 


 


 


 

 

 

 

 

 


 

Để làm quen với  quan niệm của Thông Thiên Học  mời các bạn đọc những tác phẩm sau:
 

Thông Thiên Học Dẫn Giải

Thông Thiên Học Khái Lược
Thông Thiên Học Giảng Lược
Thông Thiên Học Là Ǵ

Chân Nhân Và  Các Hạ Thể 

 


Những Tài Liệu Nghiên Cứu :


Dưới Chân Thầy
Bí Quyết Thông Thiên Học
Giáo Lư Bí Truyền    (đang soạn)
Nữ Thần Isis Lộ Diện    (đang soạn)
Books
Magazines


THÔNG THIÊN HỌC THẾ GIỚI
THÔNGTHIÊN HỌC HOA kỲ


Hội Thông Thiên Học Được Thành Lập 7-11-1875
Bởi Bà Helena Petrovna Blavatsky Và Ông Henry Steel Olcott
  
The Theosophical Society Adyar, Chennai 600020, India Phone: 91-44-4912815 


Bản quyền   Copyright  @
www.thongthienhoc.com  2001
Mọi bản sao hay trích dẫn kính xin quí vị đề rơ nơi xuất xứ chân thành cám ơn.
Xin giữ nguyên bản. Mọi sự liên hệ xin  liên lạc e-mail sau:  
nhusee@yahoo.com

 

 HOME  sách   TIỂU SỬ    BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN    BÀI VỞ   THƠ   gifts   TẾT 2006  BOOKS  MAGAZINES