|
HOME sách TIỂU SỬ BẢN TIN H̀NH ẢNH thIỀN BÀI VỞ THƠ gifts TẾT 2006 BOOKS MAGAZINES
|
LUẬT NHƠN QUẢ? Tác giả: LEADBEATER
|
|
|
Có một lúc tôi rất ngạc nhiên được nghe nói các Chơn sư đều thoát khỏi sự chi phối của luật nhơn quả. Một vài kinh sách Ấn Độ c̣n nói các Ngài vượt cao hẳn lên trên. Tôi không hiểu điều nầy v́ tôi quan niệm luật nhơn quả giống các luật thiên nhiên khác như luật trọng lực chẳng hạn. Dầu chúng ta có bay lên được trên trời cao, chúng ta cũng chịu ảnh hưởng của luật nầy. V́ vậy, tôi nghĩ luật nhơn quả chi phối tất cả mọi người và có thế, chúng ta mới hưởng được nhân chúng ta gieo. Nếu các Chơn sư hành thiện đêm ngày mà không tạo quả th́ kết quả của những hành động cao đẹp của các Ngài sẽ như thế nào? Nhưng sau đó, lần lần tôi hiểu được vấn đề. Tôi tưởng nếu tôi tŕnh bày nó theo lối thấy của người có thần nhăn, nó sẽ dễ hiểu hơn. Ở các cơi trên, luật nhơn quả tác động như sau. Con người hiện ra là trung tâm của vô số h́nh cầu bao quanh, cái th́ gần cái th́ xa lớn tít mù. Mỗi tư tưởng, lời nói hay hành động dù tốt hay xấu đều phát ra một luồng khí lực, nó đến một h́nh cầu nào đó, chạm vào mặt bên trong của h́nh cầu rồi dội trở lại nơi phát xuất. Có lẽ bản chất của khí lực và thời gian nó quay về, định đoạt cái h́nh cầu nào nó sẽ va chạm. Luồng khí lực phát ra do một số hành động, đập vào những h́nh cầu nhỏ bên trong và quay trở lại rất mau. Những luồng khí lực khác chỉ dội lại khi chạm vào những h́nh cầu rất xa và chỉ về nơi phát xuất sau nhiều kiếp người. Tại sao thế? Chúng ta không hiểu rơ. Chúng ta chỉ biết chắc thế nào cũng dội lại và dội về đến trung tâm. Các luồng khí lực phát ra ngoại cảnh sẽ trở về với chúng ta như thế. Nhưng chúng ta c̣n liên kết với Thần minh ngay ở trung tâm bên trong chớ không phải bởi h́nh cầu bên ngoài. Khi chúng ta quay vào tâm, chúng ta có thể tiến lên Thượng Đế, và khi chúng ta hướng vào tâm tất cả khí lực của tư tưởng và ham muốn của chúng ta, khí lực nầy không trở về với chúng ta nữa mà tuôn vào nguồn khí lực vĩ đại của trời đất mà hằng ngày đức Thượng Đế xạ vào Vũ trụ để nuôi dưỡng muôn loài, vạn vật. Khí lực Thiêng liêng phát xuất từ trung tâm chớ không phải từ ngoại cảnh. Khi quan sát một nguyên tử vật chất, người có thần nhăn thấy cái th́ thu hút khí lực, cái th́ lại phát ra. Khí lực ấy phải đến từ một nguồn nào đó nhưng nó không vào bên nầy và ra ở bên kia. Nó phát hiện ngay ở trung tâm nguyên tử và chúng ta không biết nó từ đâu đến. Thật ra, nó đến từ một bề đo mà chúng ta không nhận thấy được. Con đường đưa ta đến Thượng Đế được đặt như thế, ngay trong ḷng vạn vật và người nào hướng tâm về Ngài trong lúc thi hành phận sự, khí lực ấy cũng được chuyển thẳng lên Ngài. Nói cách khác, nó không quay về người phát ra mà phóng thẳng lên nguồn thần lực thiêng liêng để ban rải khắp nơi. Con người phát ra nó không nhận một kết quả nào ở các cơi thấp nhưng mỗi khi y có một cố gắng vị tha như thế, y tiến một bước đến Chơn lư thiêng liêng và thể hiện nó nhiều hơn. Như vậy, nói y không nhận một kết quả nào là sai. Trong một vũ trụ bị chi phối chặt chẽ bởi luật trời, mỗi tác động đều luôn luôn tạo một kết quả, nhưng đây kết quả không biểu hiện ở ngoại cảnh và không buộc trói con người vào cơi trần. Theo chỗ tôi hiểu, đó là cách các Đấng Cao Cả thoát ra ṿng nhơn quả. Các Ngài được như thế là v́ các Ngài dành tất cả khí lực tâm linh để hành thiện nhân danh nhơn loại và với tư cách là một phần tử của nhơn loại. Kết quả ấy thuộc về nhơn loại chớ không phải là riêng của các Ngài. Chúng ta phải cố gắng hành động như thế trong tâm trạng vô ngă. Khi chúng ta có một hành động, dù cao đẹp cũng vậy, nếu chúng ta nói “Tôi làm việc nầy kết quả phải về tôi”, hay nếu chúng ta không nghĩ đến kết quả mà chỉ nói “Chính tôi làm việc nầy”, chúng ta sẽ hưởng kết quả đó. Và kết quả đó sẽ đến với cá nhơn ta và cột trói chúng ta vào cơi trần y như kết quả một hành động xấu. Nếu chúng ta quên cái ngă cá nhơn mà chỉ biết hành động như ḿnh là một phần tử của nhơn loại, nhơn loại sẽ hưởng kết quả ấy. Khi chúng ta hành động vị tha như thế, mỗi ngày chúng ta sẽ tiến gần trung tâm thiêng liêng của vạn vật. Thượng Đế hành động trong tinh thần ấy. Đối với Ngài, không có một tư tưởng riêng tư. Ngài hành động cho toàn thể vạn vật. Trong khi hành động nếu ta tưởng nhớ đến Ngài, kết quả sẽ hướng về thần lực thiêng liêng của Ngài và giải thoát chúng ta. Chúng ta sẽ biểu hiện Ngài càng ngày càng trọn vẹn và sự an lạc của Ngài sẽ đến với chúng ta, một sự an lạc mà tâm trí con người không sao tưởng tượng được.
Nguyễn văn Minh dịch Trích tạp chí ÁNH ĐẠO số 26 năm 1974
|
|
|
||
|
||
Để làm quen với
quan niệm của Thông Thiên Học mời các bạn đọc những tác phẩm
sau:
Thông
Thiên Học Khái Lược
|
||
|
||
|
||
|
HOME sách TIỂU SỬ BẢN TIN H̀NH ẢNH thIỀN BÀI VỞ THƠ gifts TẾT 2006 BOOKS MAGAZINES