Không Tôn Giáo Nào Cao Hơn Chân Lư

 HOME  sách   TIỂU SỬ    BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN    BÀI VỞ   THƠ   gifts   TẾT 2006  BOOKS  MAGAZINES


Kỳ Na Giáo, Tính Đơn nhất trong Dị biệt
và Ư thức Sinh thái mới.
(Jainism, Unity in Diversity, and the New Ecological Consciousness)
của Aida Rankin
bản dịch Như Hải 2008

 

 

 


 

 

 


 


 


 

 

 

 

H́nh ảnh có tác dụng mạnh gắn bó với truyền thống Kỳ Na giáo (Jain) cổ xưa của Ấn Độ là những nhà sư mặc đồ trắng với miếng vải che miệng, và khi họ di chuyển, họ quét đất phía trước bằng một cái chổi mềm mại. Những vật dụng này (vải che miệng và cái chổi) là những điều cảnh giác rơ ràng phản đối lại việc làm tổn thương bất cứ h́nh thức sự sống nào, cho dù rất bé nhỏ, trong lúc hít thở hay đi đứng. Chúng phản ảnh nguyên tắc iryasamiti của Kỳ Na giáo, nó có nghĩa là "hành động cẩn thận" hay "cẩn trọng trong lúc di chuyển." Những nhà sư khổ hạnh Kỳ Na giáo được yêu cầu chấp hành nguyên tắc đó theo sự dàn xếp hợp lư của nó. Điều này sẽ giúp cho họ phát triển sự ư thức cao hơn hướng về giác ngộ, hay là moksha - giải thoát, thoát khỏi vở kịch phổ quát của ràng buộc vật chất và chu kỳ sanh tử và tái sinh lập đi lập lại. Thêm vào đó những người dân b́nh thường cũng thực hành được hành động cẩn trọng, ngay dù trong một h́nh thức có khác, sự thực tập dường như cấp tiến khi nó được nh́n dưới mắt của người phương Tây chính thống. Những tín đồ Kỳ Na giáo sẽ tránh giết côn trùng hay đập chết những con ruồi chẳng hạn, thực hiện như người kiêng cử ăn chay, và cố gắng không làm nghề và hoạt động dính líu đến việc ngược đăi hay làm hại đến con người, tạo vật đồng loại, hay mọi thứ khác. 

Hành động cẩn trọng không chỉ tránh cư xử ngược đăi và làm hại mà nó c̣n vượt qua nhiều hơn nữa. Nó bao hàm đến việc xem xét những hậu quả - và cách quyết định, mục đích đằng sau – của tất cả mọi h́nh thức hoạt động. Theo Kỳ Na giáo, khái niệm hành động bao gồm luôn cả tư tưởng. Tư tưởng và ư nghĩ có thể làm hại hay nâng cao kẻ tư duy khi chúng là điểm khởi đầu cho tất cả hành động bạo hành hay làm tổn thương, cũng như tất cả hành động đẹp đẽ, đáng yêu và sáng tạo. Iryasamiti (cẩn trọng trong cử động) kết hợp chặt chẽ với ư tưởng tinh thần của ahimsa: bất bạo động hay không làm tổn thương sự sống. Điều này cũng vượt xa hơn sự kiêng cử đơn thuần. Nó nói về sự tu dưỡng một thái độ điềm tĩnh và một trạng thái b́nh thản qua việc thực hành maitri, t́nh thân hữu với vạn vật và nhận thức rằng sự vướng mắc với thế giới trần tục, như lợi lộc vật chất, quyền hành chính trị, hay thành công trong khoa bảng chỉ là những chuyện lặt vặt tạm thời không có ư nghĩa ǵ cả.

Hành động cẩn trọng được dựa trên sự thừa nhận bốn ư tưởng sau:

 

Mỗi sự sống - và điều này bao gồm mọi h́nh thức của sự sống -  là riêng biệt, đơn nhất và quư báu.

 

Tất cả sự sống liên thông với nhau và phụ thuộc lẫn nhau.

 

Con người và sự liên hệ của họ chỉ là một bộ phận nhỏ của trái đất và vũ trụ; v́ lẽ đó, chúng ta nên tiếp cận với phần c̣n lại của sự hiện tồn bằng sự nhă nhặn và khiếm tốn.

 

 Trí tuệ con người phát triển đem đến cho con người năng lực phát triển tinh thần và khả năng giải thoát. Tuy nhiên trí tuệ này là con dao hai lưỡi v́ nó ban phát khả năng chọn lựa năng lực sáng tạo hay huỷ diệt, giác ngộ tinh thần hay vật chất thô tục, bất bạo động hay bạo động.


V́ thế, hành động cẩn trọng là một h́nh thức chọn lựa có ư thức việc gây hại tối thiểu và hành động theo hướng làm lợi cho những người khác, cả cho con người và những sinh linh khác không phải là con người.

Cây chổi và miếng băng trên miệng của những nhà sư khổ hạnh Kỳ Na giáo ứng dụng nguyên tắc di chuyển thận trọng về mặt chính xác mà khả năng con người có thể làm được. Chúng cũng làm cho những người dân b́nh thường nhận thức rơ hơn sự quan trọng về việc tôn trọng sự sống trong tất cả những chi tiết dị biệt của nó, được khám phá ra hàng thiên kỷ trước khi con người biết đến kính hiển vi, đó là những dạng sự sống nhỏ nhất dù mắt người không thấy vẫn có ư nghĩa sâu xa nhất. Sự di chuyển cẩn trọng bắt nguồn từ sự thấu hiểu rằng con người không tách biệt ra khỏi, bên trên hay vượt qua phần c̣n lại của thiên nhiên; hiểu rằng trái đất không hiện hữu cho chúng ta khai thác; hiểu rằng nguồn tài nguyên có giới hạn và hiểu rằng mạng lưới sự sống mảnh mai dễ vỡ v́ nó rất phức tạp. Nói cách khác, thực hành cẩn trọng trong hành động đáp ứng tốt bằng một nguyên tắc là nền tảng của ư thức bảo tồn màu xanh sinh thái xuất lộ, đó là: giảm bớt dấu chân môi trường sinh thái của chúng ta. (Mỗi bước chân ḿnh đi ít nhiều cũng có sự ảnh hưởng, tổn hại cho sinh thái chung quanh - Lời người dịch).

Ư tưởng rằng con người chịu trách nhiệm bảo tồn và che chở sự sống và ư tưởng rằng chúng ta dùng trí tuệ tác động với "mưa thiên nhiên", bắt nguồn từ sự giác ngộ tinh thần ít ra cũng nhiều như ư thức chính trị. Lư trí dùng làm nền tảng và khoa học chứng thực ư thức tự ngă của chúng ta như là một phần của thế giới thiên nhiên, một thế giới mà nó vượt qua khỏi giá trị tiền tệ bởi v́ nó duy tŕ tất cả sự sống. Kỳ Na giáo gọi nó là Jiva Daya - đồng nhất với tất cả sinh linh. Tương tự như vậy đối với người Mỹ Bản Xứ và Thổ Dân Úc, h́nh thái của tinh thần đầy quyền lực nhất và cổ xưa nhất này đang được phát hiện lại một cách chậm chạp bởi một nền văn minh thành thị, một nền văn ḿnh đă tiến đến mức giới hạn tiềm tàng của nó. Sự nhận thức rằng chúng ta nên bớt huỷ hoại, một cách cá nhân hay tập thể, chúng ta nên kết hợp tư lợi hợp lư với một nguyên tắc đạo đức về môi trường và công b́nh xă hội. Tất cả dù người ngoan cố nhất giờ đây cũng nhận ra rằng kiểu huỷ hoại hiện tại của chúng ta đă làm xói ṃn phẩm chất của sự sống con người rồi, và nếu tiếp tục có thể huỷ hoại sự sống trên trái đất. Văn hoá người tiêu dùng cũng huỷ diệt sinh thái tương quan của con người nữa. Sự tan vỡ cộng đồng, xă hội cá nhân hoá ảm đạm, hẹp ḥi "ném bóng một ḿnh", tội ác hung bạo ở trong nhà, sự xâm lược và bạo tàn ở nước ngoài tất cả bắt nguồn từ quan niệm quyền của con người vô hạn – ư tưởng mà chúng ta có thể và hẳn đă làm nhiều nữa. V́ lẽ đó, đối với Kỳ Na giáo, yêu cầu nhiều hơn này là một dấu hiệu thức tỉnh về giới hạn của con người hơn là sự tiến bộ, trong khi ở phương Tây, chúng ta thừa nhận nó lâu rồi. Nhiều thiên niên kỷ, người Kỳ Na Giáo đă thừa nhận rằng sống đơn giản hết sức ḿnh là ch́a khoá cho đời sống thăng bằng và toàn bích. Khi chúng ta phân biệt giữa nhu cầu xác thực và ham muốn phù phiếm, là chúng ta đang hành động cho lợi ích riêng và cũng là đang liên thông với điều ǵ lớn hơn chính chúng ta. 

Ư thức kết hợp là nền tảng của người Kỳ Na giáo nổi lên từ sự tỉnh thức rằng mọi sự sống là duy nhất và cá nhân là tối thượng. Đối với người quen với lối lư luận phương Tây "hoặc là / hay là", th́ điều này dường như nghịch lư. Sau cùng, chúng ta cũng kết hợp được chủ nghĩa cá nhân, theo lối "bowling alone" chơi một ḿnh, kết hợp được những người tự lực gian khổ, hay ngay cả “cái vị kỷ” của Ayn Rand (nhà văn nữ, trường phái khách quan). Tư tưởng phương Tây gắn bó sự nối kết bằng sự phụ trợ và chúng ta tin rằng chúng ta phải tiếp tục chọn lựa giữa hai nguyên tắc này. Kỳ Na giáo, dựa vào "cả hai/ và "thay v́ "hoặc là/hay là" nh́n vấn đề bằng thuật ngữ phức tạp, đa diện hơn. Nó tiến tới một quan niệm chủ nghĩa cá nhân và sự tự do cá nhân hoàn toàn hơn trong đó sự đáp ứng cá nhân đồng hoá với sự kiềm chế và trách nhiệm xă hội; trong khi đó th́ sự tham lam và chủ nghĩa khoái lạc huỷ diệt cái bản ngă đích thực. Hơn nữa, khái niệm "thuộc về xă hội và xă hội" mở rộng ra tới thú vật và hệ sinh thái cũng như tới con người. Ư tưởng về bản ngă của Kỳ Na giáo khác hoàn toàn triệt để với phương Tây. Thay v́ đơn thuần là một cá thể trong sự hiện tồn của con người, theo giáo huấn của Kỳ Na giáo th́ bản ngă lại là một yếu tố liên tục giữa những sự hiện tồn, nó được định hướng bởi những kiếp trước mà những tiền kiếp này nối nhịp cho nguyên một chuỗi dài tiến hoá, và bây giờ tạo sự quyết định và chọn lựa những ǵ ảnh hưởng cho kiếp vị lai. V́ lẽ đó, sự tự giác ngộ liên quan đến một sự thông hiểu về sự tiến hoá tinh thần và sự di truyền kèm theo một ư thức đơn nhất trong dị biệt. Mỗi bản ngă th́ b́nh đẳng, trong đó mỗi bản ngă là một phần của cùng một tiến tŕnh và đều trên cùng một cuộc hành tŕnh hướng về ư thức, giác ngộ cao hơn. 

Những người Kỳ Na giáo từ xưa đến giờ đều biết rằng tính đại đồng thấm nhuần sự sống. Mỗi cá nhân - con người, thú vật, cây cỏ, hay vi sinh vật - đều chứa một jiva, theo thuật ngữ của Kỳ Na giáo nó là một đơn vị của năng lượng sự sống, một đơn tử sự sống, hơi giống như ư tưởng phương Tây về một linh hồn. Mỗi jiva (sự sống) th́ đều trên cùng một cuộc hành tŕnh tinh thần giống nhau, dù cho nó có ư thức hay không ư thức về điều này. Không giống như hầu hết những truyền thống của người Phật tử hay phái Vedanta, con đường của Kỳ Na giáo không dẫn đến sự hủy diệt hay sự siêu nghiệm của bản ngă. Moksha (giải thoát) là sự nhận thức bản ngă đầy đủ nhất, sự trở lại của bản ngă về điểm nguyên thuỷ của nó như là sự ư thức thuần khiết, nơi mà nó giữ lại đặc tính cá nhân của nó. Tất cả những đặc tính mà nó thu thập dọc theo con đường đi đến giác ngộ là hiện thân của nghiệp quả, một phần của quá tŕnh tự t́m hiểu, khám phá bản ngă, đó là sự tiến hoá tinh thần. Sự bận tâm thuộc vật thể là một sự lầm lẫn về jiva, sức sống với ajiva mà ajiva là tất cả những ǵ không sinh động, và không chứa đựng linh hồn. Sự phá hoại của con người, bao gồm cả sự huỷ diệt môi trường nổi lên từ sự quyến luyến với một ajiva và điều này đi đến chỗ sai lầm về ư thức tối thượng vượt qua khỏi thiên nhiên, gần giống như là ảo giác về sự ưu việt của sắc dân. Trái lại Jiva Daya thừa nhận sức mạnh của sự sống nó được chứa trong mỗi đồng loại chúng ta. Dù rằng có tính đơn nhất, mỗi jiva có cùng những đặc tính thiết yếu giống như là của chính chúng ta và mỗi jiva đều trong cùng t́nh trạng vận hành xuyên qua ṿng luân hồi, ṿng sinh, tử và tái sinh.

Chính điều hiểu biết về những đặc tính đóng góp và những lợi ích chung này chúng đă dẫn dắt Mahavira, người Anh Hùng Vĩ Đại của Kỳ Na giáo và cùng thời với Đức Phật Cồ Đàm, đi đến chỗ giác ngộ rằng "tử tế với chúng sinh là tử tế với chính ḿnh" và giác ngộ điều tương phản là "khi bạn có ư định đánh đập, làm tổn thương, lăng mạ, dày ṿ, hành hạ, tra khảo, nô dịch hoá, hay giết hại kẻ khác là bạn tự làm cho chính ḿnh vậy." Chắc chắn điều này là một thông điệp sinh thái cho thời đại chúng ta, vượt qua sự bảo tồn đơn thuần hay sự bảo vệ kể cả việc bác bỏ tất cả niềm tin mù quáng, cố chấp và bạo động trong sự tương quan của con người, cũng như sự tương quan giữa con người và tạo vật đồng loại. Chính họ đă nhấn mạnh tới sự tương quan giữa tư tưởng oán ghét và hành vi bạo động mà giáo huấn Kỳ Na giáo đă công nhận về sự tương quan giữa sự bóc lột và bạo hành trong loài người - kể cả việc chênh lệch lợi tức quá nhiều và sự chênh lệch về giáo dục và chăm sóc sức khỏe - tạo ra những điều kiện tâm lư cho sự bạo động chống lại mọi thứ. Nói một cách khác, sự quư trọng mọi thứ và những sự sống đa dạng của nó được liên kết cộng tác toàn diện giữa loài người và sự mưu cầu công bằng xă hội và kinh tế. 

Đối với con người thế kỷ 21, bước đầu tiên tiến về sự tương quan hài hoà hơn nữa với hành tinh là chấp nhận một thái độ không bạo động và đặt lại vấn đề sự ưu tiên sai lầm khi kết hợp với chủ nghĩa duy vật, một sự chuyển đổi ưu tiên từ  một jiva ngược trở lại cội nguồn sự sống. Biết rằng jiva hiện diện trong khắp mọi vật đang sống, thở, và di chuyển từ bốn phương hướng về một chế độ dân chủ tinh thần của chúng sinh, trong đó mỗi dạng sự sống có vị trí riêng của nó, có vai tṛ tuyệt đối thiết yếu riêng của nó và quan điểm hợp lệ riêng của nó. Khái niệm quyền lợi và trách nhiệm con người cũng mở rộng ra đến tất cả sự sống, khi chúng vượt qua giới hạn giống ṇi, giai cấp, phái tính và niềm tin. Kỳ Na giáo nhận biết được nguyên lư đa sinh học và cho nó một kích thước tinh thần. 

Quan niệm của Kỳ Na giáo về nghiệp quả cũng khác biệt với những truyền thống Ấn Độ khác. Đối với người Kỳ Na giáo th́ nghiệp quả, cũng như Phật giáo và Ấn Độ giáo, là định luật nhân quả của vũ trụ. Trong vũ trụ, tất cả hành động đều liên kết lẫn nhau và những hành vi của chính chúng ta ảnh hưởng đến tương lai chúng ta nhiều y như đời sống hiện nay của chúng ta. Nhưng ư nghĩa chính của nghiệp quả trong Kỳ Na giáo là một thực thể, có thực, được h́nh thành từ những hạt nhỏ của vật chất tinh vi, chúng dính chặt vào jiva (sự sống) và giam giữ nó vào trong thế giới vật chất. Nghiệp quả là một sự trói buộc về vật chất cũng nhiều như một tiến tŕnh tinh thần. Khi đă đạt được giải thoát (moksha) rồi, nó hiểu như là một sự giải phóng khỏi vật chất, thoát ra khỏi sự ràng buộc của nghiệp quả đă đè nặng linh hồn và đưa linh hồn vào cạm bẫy bằng những sự bận tâm về vật chất. H́nh ảnh lột da "con rắn bất tử" của người Ki tô giáo có âm vang ở nơi đây. Những hạt nghiệp quả cũng có một ảnh hưởng lờ mờ, không rơ trên jiva. Những hạt này làm giảm sự rơ ràng của tầm nh́n của jiva và che khuất tri thức của chính jiva. 

Theo Kỳ Na giáo, cũng như theo vật lư hiện đại, mọi vật trong vũ trụ đều tuần hoàn, tuân theo chu kỳ. Không có thần linh sáng tạo hay Nguyên nhân Đầu tiên – thay thế vũ trụ - và cùng với vũ trụ, sự sống - tự phóng phát và trải qua liên tục những chu kỳ thăng giáng, utsarpini và avasarpini, chúng kéo dài hàng triệu năm, và chia làm nhiều thời đại vốn được ví như là những chiếc nan của một bánh xe. Mỗi jiva cũng tự phóng phát như một đơn vị ư thức thuần khiết. Nhưng sự vận chuyển hay rung động làm cho jiva dính mắc vào nghiệp quả. Những hạt nghiệp quả bao bọc jiva làm cho nó, jiva, vướng mắc vào ṿng luân hồi, khiến jiva tái sanh măi cho đến khi nào nó đạt giác ngộ và trở lại điểm ban đầu như một jiva toàn tri, không bợn nhơ. Đời sống giản dị và tránh những xa xỉ không cần thiết làm thức tỉnh con người về tinh thần ngày càng gần hơn với lư tưởng, giúp họ hiểu được sự nghiêm khắc của những người tu khổ hạnh Kỳ Na giáo và hiểu sự hạn chế được phô bày bởi ngay cả những người dân dă khoẻ mạnh nhất. Người dân dă bị buộc dùng sức khoẻ của họ cho lợi ích của những người khác, những thú vật, cũng như nhân loại. Họ biết một cách rơ ràng rằng cái đặc ân, như trí huệ con người, mang theo nó những sự hiểm nguy về vật chất, và biết rơ rằng sự tái sinh thuận lợi nhất là một người tu khổ hạnh, người tiến đến gần sát chỗ giải thoát khỏi những trói buộc của nghiệp quả. 

Sự ràng buộc của nghiệp quả không nhất thiết phải là một điều kiện lâu bền và không dùng như cái cớ cho thuyết định mệnh hay chủ nghĩa bi quan, yếm thế. Trái lại, nó cho chúng ta cơ hội để tự nắm lấy quyền kiểm soát sinh hoạt chính ḿnh ở hiện tại cũng như tương lai, cơ hội phá vỡ những mô h́nh tiêu cực, và suy nghĩ lại những ưu tiên của chúng ta. Ở những cấp độ chính trị, cá nhân, những mục đích này đều giống hệt với những điều thuộc về phong trào sinh thái. Triết lư màu xanh sinh thái, không giống như giáo thuyết tiền định chẳng hạn như chủ nghĩa tự do mới và chủ nghĩa Mác xít, có ư thức cá nhân như điểm khởi đầu của nó. Trong thế giới quan của Kỳ Na giáo, sự giảm thiểu ảnh hưởng của nghiệp quả th́ giống y như sự giảm thiểu sự tiêu dùng vật chất và bỏ đi sự ham mê. Sự đam mê vật chất của con người phổ biến rộng rải đă huỷ hoại đi ư thức bản ngă đích thực và làm tổn hại hành tinh. Sự đam mê mà chủ nghĩa duy vật chủ xướng nảy sinh ra sự hạn chế suy nghĩ của chúng ta và đưa chúng ta vào vị thế phiến diện, một mặt, chẳng hạn như chủ nghĩa cuồng tín tham lam. Đạt được giảm thiểu nghiệp quả là nhờ hành động cẩn thận, và nhờ vào nguyên tắc aprigraha, hay không vị kỷ. Điều này nghĩa là đánh giá cẩn thận những đ̣i hỏi vật chất của chúng ta, tuy nhiên nó cũng bao hàm một thái độ mới về tâm trí, qua đó con người, tạo vật, và những dạng thức thiên nhiên khác chung quanh chúng ta, được đánh giá đúng thực trạng riêng của chúng, thay v́ chỉ thấy nó như là đối tượng để kiểm soát, để thống trị hay đàn áp. 

Không vị kỷ c̣n có nghĩa nhiều hơn thế nữa, v́ nó đ̣i hỏi chúng ta phải giải quyết cho hết những tâm trí hổn độn của chúng ta nữa. Những sự ham muốn về trí tuệ, tinh thần cũng là nghiệp quả như những sự ràng buộc về vật chất. Một trong những h́nh thức phá hoại nhất của nghiệp quả được biết là mohanija, nghiệp quả ảo tưởng. Nó được kết hợp bằng một niềm tin chân lư tuyệt đối và sự ham muốn áp đặt chân lư đó lên người khác. Sự tuyên bố hạn chế rằng "hoặc là bạn cùng phía với chúng tôi, hoặc là bạn nghịch lại với chúng tôi" là một thí dụ rơ ràng của nghiệp quả ảo tưởng, như là những hành động của những kẻ khủng bố và sự tuyên bố cuồng tín của những người chính thống, khiến cho niềm tin mà họ quả quyết vốn là mẫu mực. Nghiệp quả ảo tưởng dẫn dắt tới mittyatva, một cái nh́n thế giới bị xuyên tạc hay phiến diện, nó ảnh hưởng đến sự tiến bộ của tinh thần bên trong sự sống này và ảnh hưởng đến triển vọng, tiền đồ của một sự tái sinh thuận lợi, tốt lành. Mittyatva là sự tự tôn của loài người, chúng nới rộng phạm vi từ những h́nh thức tự cao của sự khăng khăng đúng đắn chính trị vốn chúng thường làm đau ḷng những người mà họ có ư muốn giúp, v́ ảo tưởng về sự thống trị của chúng ta trên thiên nhiên. Hạnh kiểm chừng mực, t́nh thân hữu với vạn vật, và sự tu dưỡng một tâm trí b́nh an và thanh tịnh th́ tất cả điều này sẽ làm nhẹ đi gánh nặng của nghiệp quả, để cuối cùng nghiệp quả cũng biến mất khi những sự đam mê ảo tưởng được từ bỏ. 

Thanh lọc sự thôi thúc của cái trí tham lam và kiểm soát sự ham muốn sử dụng quyền hành tuỳ tiện là cả hai phần của việc thực hành bất bạo động. Ảnh hưởng nghiệp quả được giảm thiểu nhờ sự bất bạo động của tâm trí, chúng đạt được qua suy ngẫm và đời sống đơn giản, thừa nhận rằng chân lư là đa diện và vạn vật đang vận hành hướng về nó và hiểu rằng chỉ ở thời điểm giác ngộ nó mới có thể thông hiểu trọn vẹn thôi. Điểm khởi đầu cho ư thức màu xanh hay sinh thái th́ cũng tương tự, v́ nó tăng trưởng từ một hiểu biết nguyên thuỷ về sự phức tạp của hệ thống sự sống và sự tương tác vi tế giữa chúng. 

Những người Kỳ Na giáo cũng đồng t́nh với phong trào TTH về một nhận thức rằng không có ư tưởng cá nhân đơn lẻ nào có thể gói gọn được chân lư, và hiểu rằng sự t́m kiếm thông thường của chúng ta về sự giác ngộ vượt qua tất cả rào cản của niềm tin nhân tạo. Kỳ Na giáo gọi điều này là tiến đến anekaniavada, hay là đa diện. Họ biết rằng ánh sáng trong suốt của kim cương có thể được liếc nh́n qua nhiều mặt. Đỉnh của một ngọn núi có thể tiến đến bằng nhiều con đường, có đường th́ thẳng, có đường th́ cong, nhưng tất cả đều hướng về cùng một nơi. Sự đa diện tôn vinh cái dị biệt của sự sống và tư tưởng, nhưng nó vượt lên khỏi cái dị biệt để tiến tới nguồn sống chung. Có con đường nào phù hợp hơn ở thời buổi đáng quan tâm này mà trong đó hôm nay chúng ta t́m được chính ḿnh?

-------------

 

 

 


 

 

 


 


 


 


 

 

 

 

 

 


 

Để làm quen với  quan niệm của Thông Thiên Học  mời các bạn đọc những tác phẩm sau:
 

Thông Thiên Học Dẫn Giải

Thông Thiên Học Khái Lược
Thông Thiên Học Giảng Lược
Thông Thiên Học Là Ǵ

Chân Nhân Và  Các Hạ Thể 

 


Những Tài Liệu Nghiên Cứu :


Dưới Chân Thầy
Bí Quyết Thông Thiên Học
Giáo Lư Bí Truyền    (đang soạn)
Nữ Thần Isis Lộ Diện    (đang soạn)
Books
Magazines


THÔNG THIÊN HỌC THẾ GIỚI
THÔNGTHIÊN HỌC HOA kỲ


Hội Thông Thiên Học Được Thành Lập 7-11-1875
Bởi Bà Helena Petrovna Blavatsky Và Ông Henry Steel Olcott
  
The Theosophical Society Adyar, Chennai 600020, India Phone: 91-44-4912815 


Bản quyền   Copyright  @
www.thongthienhoc.com  2001
Mọi bản sao hay trích dẫn kính xin quí vị đề rơ nơi xuất xứ chân thành cám ơn.
Xin giữ nguyên bản. Mọi sự liên hệ xin  liên lạc e-mail sau:  
nhusee@yahoo.com

 

 HOME  sách   TIỂU SỬ    BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN    BÀI VỞ   THƠ   gifts   TẾT 2006  BOOKS  MAGAZINES