|
HOME sách TIỂU SỬ BẢN TIN H̀NH ẢNH thIỀN BÀI VỞ THƠ gifts TẾT 2006 BOOKS MAGAZINES
|
Con Đường
Trung Đạo The Middle Way Radha Burnier bản dịch Như Hải 2008 |
|
|
Nói về Con Đường Trung Đao dường như là một cách thích hợp để vinh danh những nhà sáng lập hội TTH bởi cả hai đều là Phật tử đă phát nguyện giữ Ngũ Giới Cấm, và tuyên bố công khai chính họ là Phật tử. Họ không phải là Phật tử theo nghĩa thông thường của từ ngữ, nhưng lại theo cách mà ông Sinnet đă dùng chữ này trong tác phẩm Esoteric Buddhism ( Phật Giáo Bí Truyền) của ông, nhưng đúng hơn nó được viết với một chữ "d" Budhism hoặc Budhi, mang ư nghĩa là trí huệ cao hơn. Từ ngữ "Trung Đạo" được gắn bó rất nhiều với Phật giáo và những lời giáo huấn các Phật tử. Nó là một từ phổ biến mà vị đại sư cũng là triết gia thánh thiện Nagarjuna (Long Thọ Bồ Tát) sống trong thế kỷ thứ hai thường dùng, và ngài đă giải thích chi tiết khái niệm con đường "trung đạo" này. Nhưng chính khái niệm này, chứ không phải theo từ ngữ, đă có từ lâu rồi. Thí dụ như trong Áo Nghĩa Thư đă đề cập đến "con đường mỏng như lưỡi dao cạo", một con đường mà các bạn phải đi thẳng hướng về phía trước một cách cẩn thận và không được lạc bước đây đó. Có lẽ, nhóm chữ "lối đi thẳng và con đường hẹp" cũng diễn đạt được khả năng t́m ra những ư tưởng tương tự trong các tôn giáo khác của thế giới. Con đường mỏng như lưỡi dao cạo gợi ư cho chúng ta thấy rằng có những sự nguy hiểm; nguy hiểm bởi rời xa hoặc thất bại về phương diện này hay phương diện khác. Nó giống điều mà người làm xiếc thực hiện khi họ đi trên sợi dây. Người ta phải duy tŕ một sự thăng bằng hoàn toàn để đi dọc theo con đường đó. Nó giống như tư tưởng mà Thomas à Kempis đă tŕnh bày khi nói rằng nó thiết yếu rời bỏ mọi mục đích khác ngoại trừ cái mục đích duy nhất của cuộc hành tŕnh hướng về ánh sáng minh triết, sự Vĩnh Cữu. Tất cả chúng ta những người quen thuộc với cuốn Dưới Chân Thầy đều biết rằng chương "Ḷng Từ Ái" có nguồn gốc từ một lời dạy nói về sự tha thiết muốn giải thoát. Từ ngữ Bắc phạn mumukshutva (được dịch là "ḷng ham muốn giải thoát") nói về nó như là một quyết tâm duy nhất, xa ĺa tất cả các mục đích ngoại trừ một mục đích t́m kiếm "chân lư – sự vĩnh hằng." Nghe đến nhóm từ "con đường mỏng như lưỡi dao cạo," người ta có thể nghĩ rằng nó nguy hiểm nhất, nhưng nó lại an toàn nhất trong tất cả những con đường bởi v́ nó là nơi mà sự thăng bằng hoàn hảo được duy tŕ, và v́ lẽ đó có một sự an toàn trọn vẹn. Nó là một con đường mà nơi đó hết sức b́nh yên. Một con đường nơi mà có sự hài ḥa tuyệt đối. Nếu bạn rời khỏi con đường đó, bạn sẽ bị lạc vào môi trường chung quanh và gặp những con đường khác, có thể là trái ngược, có thể là do dự, không dứt khoát, nhưng khi bạn đặt chân lên con đường trung đạo, th́ nó là con đường an toàn, bởi v́ nó chỉ có một mục tiêu duy nhất và trong đó sự hài ḥa có thể t́m thấy từ khởi đầu cho đến lúc cuối cùng. Trong những bức thư của các vị Chơn Sư có nói: "Chúng ta nhận ra rằng chỉ có một định luật duy nhất trong vũ trụ; luật của sự hài ḥa, luật của sự thăng bằng hoàn hảo". Trong Chí Tôn Ca (Bhagahavad Gita), có nhiều định nghĩa về yoga và một trong những định nghĩa rất nổi tiếng của yoga là sự thăng bằng. Yoga là sự b́nh yên không ǵ lay chuyển được mà con người có thể đạt đến nó nếu người ta đặt chân lên đúng đường. Yoga là một sự ư thức về cái hài ḥa tuyệt vời. Thực vậy, vũ trụ tự nó ở trong trạng thái hài ḥa đó. Trong những đối thoại giữa J. Krishnamurti với David Baum, ông phát biểu một câu khá kinh ngạc rằng vũ trụ ở trong một trạng thái thiền định. Nghĩa là một trạng thái trong đó có sự hài ḥa toàn diện, sự b́nh yên hoàn toàn và một phúc lạc hoàn hảo. Nếu không th́ sự tham thiền không thể có được. Có một sự thăng bằng khắp vũ trụ. Ngài Martin Rees, nhà khoa học lỗi lạc của Thiên Văn Học Hoàng Gia Anh, tŕnh bày trong tác phẩm Chỉ Sáu Con Số (Just Six Numbers) của ông: Những Lực Sâu kín tạo Dáng cho Vũ trụ, trong đó có loại lực quân b́nh này hay sự thăng bằng trong chính vũ trụ. Theo ông, sáu con số này, chúng hoặc là con số cực nhỏ hoặc là con số cực lớn, biểu thị cho những lực khác nhau trong vũ trụ, nhưng tất cả lực này đều hiện hữu trong một trạng thái thăng bằng. Nó thật tương tự với tư tưởng Phương Đông, đó là ba loại gunas, hay là ba loại lực tác động xuyên qua (sự biểu lộ) hiện thể. Khi nó ở trong một trạng thái thăng bằng, nó được gọi sattva (hài ḥa) tinh thần hay chân lư. Ngài Martin Rees muốn nói rằng qua nhiều thời đại, lực hút đă tồn tại ở trong một trạng thái thăng bằng chính xác với lực bành trướng. Nếu lực hút quá lớn th́ vũ trụ sụp xuống không c̣n ǵ cả. Nếu lực bành trướng quá lớn th́ vũ trụ nở bung ra thành không có ǵ hết. Nhưng cả hai điều trên chẳng xảy ra. Vũ trụ vẫn duy tŕ trong trạng thái thăng bằng cực kỳ chính xác. Trong truyền thống Ấn Độ, người ta gọi ngôi hai của thượng đế là Vishnu. Ngài là Đấng duy tŕ, nghĩa là người chủ quản bảo tồn sự thăng bằng trong vũ trụ. Khi có loại thăng bằng này rồi th́ có một sự hợp nhất mọi đối kháng. Nếu không có sự hợp nhất như vậy th́ không thể nào có sự thăng bằng, v́ thế khi sự thăng bằng đó bị dao động một chút th́ thế giới nhị nguyên xuất hiện và rồi th́ tiếp tục trên con đường muôn dạng, vạn thù. Chỉ khi nào chúng ta đi đến chỗ nhận thức được rằng vạn thù không khác ǵ với nhất bổn, lúc đó chúng ta có thể thực sự kinh nghiệm được điều ǵ đó kỳ diệu của Thượng Đế. Chúng ta đừng nên suy nghĩ về nhất bổn và vạn thù, mà chúng ta hăy bắt đầu suy nghĩ về vạn thù như là nhất bổn và nhất bổn như là vạn thù. Thật khó cho chúng ta biết về loại thăng bằng đó và về sự hiện hữu của cái nhất bổn không thể nào phá vỡ trong một thế giới vạn thù này. Chỉ khi chúng ta đạt đến chỗ nhận thức rằng vạn thù không khác ǵ nhất bổn th́ khi đó chúng ta mới có thể thực sự kinh nghiệm điều ǵ đó kỳ diệu của Thượng đế - sự hiện hữu của một thực tại duy nhất ở khắp mọi nơi. Tôi tin rằng chúng ta đừng nên suy nghĩ về vạn thù và nhất bổn mà hăy bắt đầu nghĩ về vạn thù là nhất bổn, và nhất bổn là vạn thù. Chúng giống y như những thí dụ dưới đây. Một đóa hoa hay bất cứ đóa hoa nào được cấu tạo bằng nhiều phần khác nhau, nhưng chúng vẫn là một (một sự hợp nhất). Ngàn cánh hoa sen là môt biểu tượng của sự kiện là có thể có vô số về những điều khác nhau, nhưng từ quan điểm thực tại, tất cả những cánh hoa tạo nên bộ phận của một đóa hoa. Theo truyền thống của Phật tử, họ cũng nói về vũ trụ xuất hiện như là một đóa hoa sen lớn. Chữ "ngàn" không có nghĩa đen là ngàn, nó chỉ có nghĩa là vô số, không đếm được. Người Phật tử cũng nói rằng nơi đầu mỗi cánh hoa sen đó có một vị Phật đang ngồi. Điều này biểu tượng hóa rằng từ tất cả những hướng khác đó một người có thể tiến đến một trạng thái giác ngộ viên măn. Trong thiên nhiên, chúng ta thấy rằng hầu như khắp mọi nơi đều có một sự tăng trưởng, có một sự thăng bằng. Nó không những chỉ là các lực của vũ trụ được thăng bằng, mà mọi vật phát triển cũng trong một cách thăng bằng nữa. Bà Blavatsky đă đề cập đến trong một bài viết của bà rằng một đứa bé bắt đầu là một phôi thai rất nhỏ không phát triển nhất định trước hết là chân, rồi đến mũi, và đến phần khác. Đứa bé phát triển theo cách toàn diện cùng một lúc và trong một dạng hoàn hảo. Điều khác lạ nữa là tất cả mọi vật đều biết khi nào sự tăng trưởng nên dừng lại. Cây dừa là một thí dụ rất hay. Nó mọc lên cao độ chừng 17 hay 18 bộ, và nó duy tŕ sự thăng bằng của nó. Nó biết khi nào nó nên ngừng tăng trưởng để không bị ngă đổ xuống. Trong nhiều hiện tượng của thiên nhiên đều có sự toàn bộ này - sự pha trộn hài ḥa của tất cả các thành phần, nhưng chúng ta không thể thấy sự biểu hiện của nó v́ tâm trí của chúng ta ở trong trạng thái nhị nguyên. Tâm trí chúng ta được chia làm hai phần khác nhau và Chí Tôn Ca nói về một tâm thức vượt lên hoàn toàn bên trên tất cả cái nhị nguyên và dị biệt vạn thù. Đó là Con Đường Trung Đạo. Chúng ta không thể nghĩ về ánh sáng mà không có bóng tối hay nghĩ về bóng tối mà không có ánh sáng. Khi chúng ta dùng từ sung sướng th́ ẩn tàng trong đó là sự thiếu vắng nỗi đau và ngược lại. Mọi việc dường như hoặc là tốt hoặc là xấu, nhưng tất cả những điều đó là một phần của thế giới mộng ảo, hay là Maya, cơi hăo huyền. Mọi việc đều không tốt hay xấu. Mọi việc là những ǵ nó là. Chúng không sung sướng hay đau khổ. Chúng là những ǵ chúng là. Trong khi đó, tâm trí chúng ta cảm nhận những ǵ chúng ta kinh nghiệm hoặc là sung sướng hay đau khổ, thích hay không thích, hấp dẫn hay không hấp dẫn – v́ thế nó ở ngay hiện tại trong con người chúng ta, trong đầu óc chúng ta, điều mà chúng ta đă tạo ra nhị nguyên và phân chia. Do đó, chúng ta gây ra một sự mất thăng bằng trong chính chúng ta và cho tất cả môi trường chung quanh chúng ta. V́ vũ trụ ở trong trạng thái thiền định nghĩa là một sự hài ḥa hoàn toàn và định luật hài ḥa là định luật quan trọng nhất trong tất cả các định luật và bao gồm các định luật nên vũ trụ cũng tạo ra việc phục hồi sự hài ḥa bất cứ nơi nào nó bị phá vỡ - đó là Định Luật Nghiệp Quả, Karma. Bà Blavatsky giải thích rằng Định Luật Nghiệp Quả không phải là một sự trừng phạt. Định Luật Nghiệp Quả là một năng lực hữu ích tạo ra hay phục hồi sự hài ḥa mọi lúc, chẳng hạn như, khi nào con người gây ra những sự khó khăn bởi v́ họ thấy mọi việc theo lối nhị nguyên và phân hoá, chia rẽ. V́ lẽ đó, con đường phục hồi và duy tŕ sự hài ḥa từ lúc khởi đầu đến lúc kết thúc là con đường tốt nhất và đó chính là Con Đường Trung Đạo. Lâu rồi, trước cả Long Thọ Bồ Tát, Đức Phật đă thuyết pháp lần đầu gần thành Lộc Uyển nơi đó ngài nói rằng con người nên tránh tất cả sự thái quá, nhất là những người muốn đặt chân trên con đường tinh thần. Trong thời của ngài và ngay cả thời nay, có nhiều người thực hành khổ hạnh thái quá; bằng cách đứng nhiều năm với một cánh tay giơ lên cho đến khi nó teo lại, hay bằng cách nằm trên bàn chông. Đức Phật nói loại khổ hạnh thái quá không có ích lợi ǵ. Mặt khác, nếu có sự say mê hưởng thụ - trở nên đắm mê vui sướng – th́ điều này cũng cần phải tránh. Không được trói buộc vào sự hưởng thụ, cũng không chống cự , phản kháng lại với những ǵ đau khổ. Nếu nghiệp quả gây ra đau khổ cho chúng ta, có lẽ điều quan trọng là nghĩ về sự mất thăng bằng đă được gây ra như thế nào hơn là chống đối lại nghiệp quả. Trong Tiếng Nói Vô Thinh có nói "đừng nổi giận với nghiệp quả". Chúng ta có thể nào chấp nhận nghiệp quả bằng một sự tưởng niệm, với tâm trí cảnh giác và với cái nh́n khôn ngoan, trí tuệ vào những ǵ nằm bên dưới nghiệp quả đó? Đức Thế Tôn đă nói về việc không đam mê và tránh khổ hạnh. Trong khi thể xác phải được bảo tồn và chăm sóc, nếu chúng ta đặt vào nó sự chú ư quá nhiều, nó trở nên một loại lo lắng cho bản thân. Nếu chúng ta chú ư quá nhiều đến mọi vật chung quanh chúng ta th́ nó trở thành chủ nghĩa duy vật. Dù rằng thể xác cần phải được chăm sóc, chúng ta không được làm quá sức nó, bởi v́ ngự bên trong thể xác, vốn có những quyền năng mà qua thể xác chúng được khai mở . Ngài nói về điều này và nếu truyền thống là điều được tin cậy, th́ ngài cũng nói nhiều lần về một sự thăng bằng nội tâm của thực thể tâm lư. Tôi không thích dùng chữ "tâm trí" nó dường như tách biệt sự ham muốn và tư tưởng. Mặt khác, trong tiếng Bắc phạn, manas chứng tỏ rằng sự phức hợp của ham muốn và suy nghĩ, nó là điều mà chúng ta thực sự hành xử. Có câu chuyện về một người tên là Sona, y sinh ra trong một gia đ́nh giàu có nhưng sau khi nghe Đức Phật giảng, y tuân theo lời dạy và trở nên miệt mài thực hành tất cả các giới luật. Sự nhiệt t́nh của y quá mănh liệt đến nổi y đi lên đi xuống con đường gần nhà cho đến khi rách nát cả chân và con đường giống như được một người đồ tễ lê bước . Ở nơi xa, Đức Phật thấy tất cả điều này và ngài nhận ra rằng Sona rất thành thật, nhưng y làm tất cả điều này thái quá. Sona hết ḷng hiến dâng, nhưng y không biết làm thế nào để duy tŕ được sự thăng bằng, v́ thế, Đức Phật quyết định đến chỗ Sona cư ngụ. Trong khi đó, Sona bắt đầu suy nghĩ, "Tôi đang làm rất siêng năng theo những ǵ Đức Phật dạy, nhưng dường như tôi đi không đến đâu và không tiến bộ. Điều ǵ sẽ đến nếu tôi quay lại nhà nơi mà sự giàu có đang chờ đợi tôi? Tôi có thể sử dụng sự giàu có đó giúp đỡ người khác thay v́ làm một sư cố gắng mà dường như không có kết quả ǵ ở đây." Khi Đức Phật gặp y, ngài nói "Sona, không phải con đang suy nghĩ điều này hay sao? Con đang suy nghĩ trở lại đời sống trần tục phải không?" Sona trả lời, "Vâng, con đang nghĩ như vậy bởi v́ con thực hành không có kết quả." Và Đức Phật nói, "Trước khi con trở thành một nhà sư, con là một nhạc sĩ giỏi. Con đàn rất hay, nhất là đàn dây và khi những sợi dây đàn bị căng con có thể đàn hay được không?" Sona trả lời, "Không, dĩ nhiên là không.". "Khi những sợi dây đàn quá chùng con có thể đàn hay được không?" "Không, con không thể đàn hay được." Đức Phật dạy y bằng cách nói: "Thực hành tinh thần cũng y như vậy; nếu con quá háo hức để đạt được mục đích của ḿnh, để tới một chốn nào đó, th́ nó giống như lên dây đàn quá căng và rồi con sẽ thất bại." Thật là thú vị khi t́m thấy điều ǵ đó tương tự trong những lá thư của các vị Chân Sư. Ngài nói rằng: " Hăy nhớ, sự quá lo âu mong đợi không chỉ làm mệt mỏi mà c̣n nguy hiểm". Mỗi cái đập của trái tim nhanh hơn, nhiệt tâm hơn sẽ hứng chịu không biết bao nhiêu mệt nhọc suốt cuộc đời. Người mưu t́m sự hiểu biết đừng đắm đuối trong t́nh cảm và tham vọng." Ở đây, chúng ta có thể suy nghĩ về kinh nghiệm thường t́nh của chúng ta. Nếu chúng ta quá lo lắng t́m kiếm hạnh phúc, chúng ta sẽ không bao giờ t́m thấy hạnh phúc. Sự lo lắng là một h́nh thức của sự bất hạnh, đau khổ, v́ thế bạn thực sư đang đi lầm đường. Nếu bạn tự cố gắng thật nhiều để khám phá sự b́nh an th́ sự b́nh an sẽ không bao giờ đến với bạn bởi v́ sự cố gắng là một sự xáo động. Nếu bạn quá háo hức để tự hiểu chính ḿnh th́ bạn có thể trở thành người ích kỷ lo lắng cho chính ḿnh. Sự quá háo hức hay quá lo lắng không đáng khao khát. Đó là lư do tại sao người ta nói: Đừng lo lắng để trở thành đệ tử của một vị chân sư tâm linh. Bạn hăy làm tốt công việc, thanh lọc t́nh yêu thương của bạn, hướng về một đời sống thánh thiện, và những ǵ đáng tưởng thưởng sẽ đến với bạn. Đức Long Thọ Bồ Tát nói rằng nếu bạn nh́n điều ǵ đó hay lắng nghe điều ǵ đó, th́ đừng chối bỏ hay chấp nhận nó ngay. Chẳng có sự chối bỏ hay chấp nhận nào là đáng ham muốn. Bạn có thể quan sát một cách hồn nhiên không? Một tâm trí không chối bỏ hay chấp nhận là một tâm trí tĩnh lặng. Đây là một phần quan trọng về sự thông hiểu Con Đường Đạo của Thông Thiên Học. Riêng sự việc này – cũng xứng đáng rồi - là điều mang đến phần thưởng, dù bạn không yêu cầu cũng được tưởng thưởng. Có lẽ, không cần nghĩ phần thưởng sẽ là ǵ. Hăy làm công việc và mọi sự vốn theo định luật sẽ xảy đến. Các bạn đừng háo hức tiến bộ hay giác ngộ, tuy nhiên hăy đợi cho đúng lúc và tự làm cho ḿnh xứng đáng. Con Đường Trung Đạo hàm ư tất cả các điều này. Mất thăng bằng bởi v́ quá háo hức hay v́ quá chậm chạp sẽ làm chúng ta bị đ́nh trệ. Do đó, sự biếng nhác và lừ đừ là điều đừng ham muốn. Cùng lúc đó, sự ham muốn hời hợt đặt chân lên đường đạo, cùng sự lo lắng - sự háo hức, ḷng mong muốn không ngừng đạt được một chốn nào đó bằng sự biệt lệ - cũng trở nên một h́nh thức mới của tham vọng. Những điều như thế là mối nguy hiểm mà chúng có thể xảy ra khi đặt chân trên đường đạo. Con Đường Trung Đạo ở giữa những cái ǵ? Chân Sư tiếp tục nói rằng người đặt chân trên Đường đạo không được ham muốn cho dù ham muốn một cách quá nghiêm túc hay quá nhiệt t́nh với mục đích mà y muốn đạt được, nói một cách khác đi chính sự mong ước đó sẽ tŕ hoăn hay ngay cả ngăn cản khả năng thực hiện của nó. Giáo huấn của Đức Long Thọ Bồ Tát vào thời đó là một điều ǵ rất mới, bởi v́ ngài nói về lối đi này là một lối tĩnh lặng, một lối nắm bắt điều ǵ khi nó tới. Ngài nói rằng nếu bạn nh́n vào điều ǵ đó hay lắng nghe điều ǵ đó, đừng ngay lập tức bác bỏ hay chấp nhận nó. Chẳng có sự bác bỏ hay chấp nhận nào đáng ham muốn cả. Bạn có thể quan sát một cách hồn nhiên không? Chúng ta có thể thấy rằng có nhiều trạng thái tâm trí đi ngược với lời dạy này. Một tâm trí không chấp nhận hay bác bỏ là một tâm trí tĩnh lặng. Nó đang nh́n, nó đang phản ánh, đang cố gắng đào sâu vào sự việc, trong khi đó nó không đi đến một kết luận nào. Điều này là điều mà Krishnamurti đề cập tới hay nói đến - đừng đi đến kết luận. Đừng bảo làm điều này thế kia thế nọ hay làm thế này thế nọ sẽ sai. Có lẽ, nó dường như sai với bạn, nhưng hăy chờ và quan sát. Hăy quan sát một cách đồng cảm bằng cách nh́n và lắng nghe mà không có kết luận, không có phê b́nh, và luôn luôn duy tŕ một sự b́nh lặng. Trong những lá thư của Chân Sư có dạy rằng nó là tâm trí phẳng lặng không gợn sóng, một tâm trí đi ngang qua cuộc đời mà không muốn bất cứ thứ ǵ, cũng không quyết định bất cứ điều ǵ - ngoại trừ trong một trạng thái thực dụng, nhưng chúng ta không nói về điều đó – mà bằng cách giữ nguyên mọi việc, để cho mọi việc là điều ǵ tự nó là; đừng cố nhào nặn chúng, và thay đổi chúng cho phù hợp với điều chúng ta thích hay không thích. Phải là một sự trống rỗng trong đó. Ngay cả khi nếu chúng ta thử nó một thời gian ngắn thôi, chúng ta sẽ thấy rằng nhiều thứ trong trí, manas, được rủ bỏ một cách hồn nhiên và tâm trí trở nên bớt nặng nề, tự do, lĩnh hội được bên trong mọi việc – lĩnh hội được sự thật.
So sánh điều này
với những ǵ xảy ra cho một hạt giống mà bạn trồng trong đất. Nếu
ngay bây giờ và một lần nữa bạn đào nó lên để xem hạt giống đang
tăng trưởng th́ nó sẽ không bao giờ tăng trưởng. Tương tự như vậy,
nếu bạn thấy chân lư bằng vài lời được nói hay được viết ra th́ đừng
cố theo đuổi nó bằng cái trí nhỏ nhoi của bạn. Hăy nhận lấy nó một
cách yên lặng, hăy chú tâm đến nó. Cố gắng tỉnh thức nhiều hơn bởi
v́ nếu bạn cố gắng tác động tới nó quá nhiều th́ lập tức đưa nó vào
trong thực tế theo ư riêng của bạn, chân lư có thể biến mất. Hăy để
cho chân lư giữ nguyên trong tâm của bạn y như bạn để cho hạt giống
giữ nguyên trong ḷng đất, để tư nó tăng trưởng. Tất cả điều mà
chúng ta có thể làm là cung cấp đúng điều kiện cho hạt giống tăng
trưởng. Tương tự như vậy, chân lư sẽ phản ảnh chính nó trong một tâm
trí tĩnh lặng, trong môt tâm trí trống không và thuần khiết, và khi
tâm trí hoạt động, chúng ta có thể để cho nó như vậy và không để
cho nó có tham vọng đi xa hơn để học biết nhiều hơn. HẾT HOME sách TIỂU SỬ BẢN TIN H̀NH ẢNH thIỀN BÀI VỞ THƠ gifts TẾT 2006 BOOKS MAGAZINES |
|
|
||
|
||
Để làm quen với
quan niệm của Thông Thiên Học mời các bạn đọc những tác phẩm
sau:
Thông
Thiên Học Khái Lược
|
||
|
||
|
||
|
HOME sách TIỂU SỬ BẢN TIN H̀NH ẢNH thIỀN BÀI VỞ THƠ gifts TẾT 2006 BOOKS MAGAZINES