|
HOME sách TIỂU SỬ BẢN TIN H̀NH ẢNH thIỀN BÀI VỞ THƠ gifts TẾT 2006 BOOKS MAGAZINES
|
1_ Tạo t́nh huynh đệ đại đồng trong nhân loại không phân biệt ṇi giống, giai cấp, tôn giáo, tín ngưỡng và nam nữ. 2_ Khuyến khích nghiên cứu, đối chiếu khoa học, triết học, và tôn giáo. 3_ Nghiên cứu những luật tự nhiên chưa giải thích được và những quyền năng c̣n ẩn tàng nơi con người. |
|
|
NGUYỄN HỮU KIỆT dịch trích từ quyển HỒI KƯ của H. S. OLCOTT
Trong chuyến đi Ba Nại La, một buổi sáng chúng tôi ngồi thuyền lướt trên mặt nước sông Hằng, và bận về chúng tôi cho thuyền thả trôi dọc theo bờ sông để ngắm nh́n cảnh tượng độc đáo của hàng muôn ngh́n tín đồ Ấn giáo sùng tín xuống tắm dưới sông vào buổi sáng sớm. Hằng ngh́n tín đồ lũ lượt đi xuống những bậc tam cấp của những thang xây bằng đá ven bờ sông. Họ ngồi kiết già nhập định trên những bục gỗ có mái che bằng lá dừa, hoặc đứng dưới sông, mực nước vừa chí đầu gối, chắp tay lẩm nhẩm đọc kinh cầu nguyện. Vài người giặt giũ y phục trên những bậc thang bằng đá. Những nhà tu khổ hạnh ḿnh trần bôi tro thánh biểu hiện ḍng tu hay môn phái của họ. Những phụ nữ lấy bùa lau chùi và đánh bóng những b́nh đựng nước bằng đồng cho đến khi sáng chói như vàng mới múc đầy nước sông Hằng vào b́nh rồi cắp vào bên hông, thong thả đi lên bờ. Những nhóm người khác tiến đến khu vực hỏa táng, tại đây xác người chết được thiêu trên đống lửa hồng, trong khi những tử thi khác chờ đến lượt ḿnh. Ánh nắng mặt trời ban mai chiếu sáng rực trên những b́nh đựng nước bằng đồng của các cô gái Ấn, làm nổi bật màu sắc ḷe loẹt trên y phục đỏ thắm của họ, cùng những khăn vấn đầu màu mè sặc sỡ của bọn đàn ông. Những đám quần chúng đông đảo lũ lượt nối tiếp nhau lên xuống không ngớt trên những nấc thang tam cấp rộng răi từ mặt nước sông đưa lên đến mặt đường lộ của thành phố tấp nập ồn ào. Trong khi đó, những chiếc thuyền h́nh dáng lạ mắt với lái thuyền chạm h́nh con công từ từ lướt trên ḍng sông. Cảnh tượng ấy thật không đâu có, ngoài ra ở thánh địa Ba Nại La vào những buổi sáng sớm. Điều làm cho nó gây một ấn tượng sâu xa hơn nữa là cũng một cảnh tượng ấy vẫn tái diễn hằng ngày kể từ những thế hệ xa xưa nhất. Những ǵ người ta nh́n thấy ngày hôm nay, vẫn đă từng diễn ra kể từ khi đấng hóa thân Krishna xuất hiện giữa loài người. Nhưng nó sẽ c̣n tồn tại bao lâu nữa th́ không ai có thể nói trước. Bàn tay tàn phá của Thời gian đă tác động trên những dinh thự lầu đài trên bờ sông. Vài ngôi dinh cơ đồ sộ nguy nga nhất và vài khu vực trên những bậc thang tam cấp bằng đá đă loang lở, sụp đổ. Những ngôi kiến trúc to lớn, nền tảng bị lung lay v́ những cơn ngập lụt của nước sông Hằng lên cao, đă ngả nghiêng xiêu vẹo, hoặc sụp xuống dưới mặt nước. Những tảng vôi, hồ đă rơi xuống từ những vách tường loang lở của các ngôi dinh thự để lộ ra ngoài những viên gạch đỏ. Một ngôi đền Hồi giáo vĩ đại mà những bầu tṛn và tháp nhọn nhô lên cao như có vẻ ngự trị khắp vùng được xây bằng những tảng đá của những ngôi đền Ấn giáo cổ mà đoàn quân xâm lược Hồi đă phá hủy. Khu hỏa táng là một nơi xác xơ tiêu điều, tại đó những đống củi lửa thiêu xác được chất lên trên những đống gạch ngói hoang tàn. Tôi có cảm tưởng rằng những tín đồ Ấn giáo xuống sông tắm gội mỗi buổi sáng, dường như làm những nghi thức tôn giáo này một cách hời hợt cẩu thả cho có h́nh thức thế thôi, chứ không phải do động lực thúc đẩy sâu xa của ḷng sùng tín chân thành.
Trong suốt cả thời gian liên hệ giữa chúng tôi, bà H. P. B. và tôi chưa bao giờ sống gần bên nhau một cách thân mật như trong chuyến du hành trên một chiếc thuyền trên con kinh đào Buckingham. Kinh đào này là một công tŕnh thủy lợi để cứu trợ cho hàng ngh́n nông dân bị mất mùa, đói kém trong một vụ thiên tai kinh khủng hồi thời kỳ Quận công Buckingham đảm nhiệm chức vụ Thống đốc tỉnh Madras. Từ trước đến giờ, chúng tôi vẫn sinh hoạt và làm việc chung với sự có mặt của các bạn bè thân hữu hay nói chung là “các đệ tam nhân”, nhưng trong dịp này chúng tôi sống riêng biệt trong một chiếc du thuyền, chỉ có đứa hầu Babula và vài người chèo thuyền theo phục dịch chúng tôi. Khoang thuyền được trang bị như một pḥng ca-bin nhỏ, hai bên là hai cái tủ nhỏ để đựng đồ hành trang, trên mặt có trải nệm để làm giường nằm. Ở giữa có một cái bàn xếp lại và treo lên nóc khoang. Phía ngoài là chỗ nấu bếp, có lu đựng nước uống, có mọi thứ tiện nghi tối thiểu và mọi thứ phẩm vật cần dùng trong khi đi đường. Khi có gió thổi th́ giương buồm lên cho thuyền lướt nhẹ trên mặt nước. Khi bị gió ngược th́ những phu chèo thuyền nhảy lên bờ, dùng dây cói buộc lên vai họ và kéo thuyền đi với một tốc lực độ 5 cây số một giờ. Theo sau chúng tôi, c̣n một chiếc thuyền khác chở vài bạn đạo thân tín nhất thuộc tỉnh Madras, trong số đó có bạn Iyalu Naidu, Công chức Sở Thuế vụ hồi hưu, một người có tấm ḷng vàng mà chúng tôi rất quí mến và hảnh diện mà được kết t́nh thân hữu với ông. Mục tiêu cuộc hành tŕnh bằng thủy đạo này là thị trấn Nellore, phải mất hai ngày đi thuyền mới tới nơi. Chúng tôi khởi hành lúc 7 giờ tối của một đêm trăng sáng, nhằm ngày 3/5/1882, trăng đă gần tṛn, thuyền lướt nhẹ trên mặt nước lặng yên và trong như bạc làm cho chúng tôi có cảm giác như đi vào cảnh mộng. Sau khi ra khỏi thành phố, không một tiếng động làm gián đoạn cái im lặng thâm trầm của miền đồng quê, trừ ra những tiếng kêu lẻ loi của những con chó rừng, những giọng nói th́ thầm của bọn phu chèo thuyền nói chuyện với nhau, và tiếng nước vỗ nhẹ vào hai be thuyền. Xuyên qua các cửa sổ, một ngọn gió đêm thổi vào mát rượi, đượm mùi ruộng lúa trổ hoa với hương vị đồng quê thật nhẹ nhàng bát ngát. Bà bạn tôi cùng ngồi thưởng thức cảnh vật êm đềm, tinh thần sảng khoái trong giờ phút nghỉ ngơi rất hiếm có này ngoài cuộc sống nhập thế vô cùng kích động, ồn ào, nhộn nhịp của chúng tôi. Chúng tôi chỉ nói rất ít, dưới ảnh hưởng mê ly đầy thi vị thần tiên của một đêm trăng Ấn Độ, và khi giờ đă khuya, sau cùng cũng đă phải chịu chia tay để nghỉ ngơi dưỡng sức. Nhờ có ngọn gió nồm từ hướng tây nam thổi mạnh, chiếc thuyền thẳng tiến suốt đêm, và lộ tŕnh của chúng tôi nhẹ nhàng êm ái, không chướng ngại. Trời vừa hừng sáng, thuyền tấp vào bờ để cho phu chèo thuyền nhúm lửa nấu cơm; các bạn hữu trong chiếc thuyền kia cũng cho thuyền đậu và qua với chúng tôi. Khi mọi người đă dùng bữa xong, chúng tôi lại tiếp tục lên đường, hai chiếc thuyền lướt nhẹ êm ru như những bóng ma. Bà H. P. B. và tôi bận rộn suốt ngày hôm đó với công việc trả lời thư từ c̣n ứ đọng và soạn bài vở cho tạp chí Theosophist, thỉnh thoảng cũng tạm ngưng để cùng nhau mạn đàm trong giây lát. Lẽ tất nhiên, đầu đề duy nhất của chúng tôi là t́nh h́nh và triển vọng của Hội Thông Thiên Học, và tác dụng rốt ráo khả hữu của những tư tưởng Đông phương mà chúng tôi đang truyền bá đối với dư luận quần chúng đương thời. Trên vấn đề này, chúng tôi cùng lạc quan đồng như nhau, và không một điểm nghi ngờ hay bất đồng quan niệm nào thoáng qua trong trí óc. Chính cái đức tin mănh liệt đó làm cho chúng tôi thản nhiên, b́nh tĩnh trước mọi biến cố tai ương và nghịch cảnh, nó có thể ngăn chận bước tiến hằng bao nhiêu lần trong cuộc đời hành Đạo của chúng tôi. Vài bạn đồng hành hiện hữu có lẽ không thỏa măn, nhưng quả thật là những sự tiên liệu nhằm vào ảnh hưởng của giáo lư Thông Thiên Học đối với trào lưu tư tưởng cận đại nhiều hơn là bàn về sự bành trướng khả hữu của Hội khắp trên thế giới: thật sự chúng tôi không hề trông đợi việc ấy có thể xảy ra. Cũng như khi rời khỏi New York đi Bombay, chúng tôi không hề mơ tưởng rằng Hội có thể mở Chi bộ cùng khắp Ấn Độ và Tích Lan, th́ bây giờ cũng y như thế, trên chiếc du thuyền lướt đi trong im lặng này, chúng tôi không hề nghĩ rằng Hội có thể tạo nên một cơn sôi động quần chúng để tổ chức các Chi bộ và thành lập những trung tâm truyền bá giáo lư Thông Thiên Học khắp nơi ở Châu Mỹ, Châu Âu; đừng nói chi đến Châu Úc, Châu Phi và Viễn Đông. Làm sao chúng tôi có thể nghĩ đến điều đó? Chúng tôi có thể trông cậy ở nơi ai? Ai là người dũng lực phi thường để có thể gánh lấy trên vai của ḿnh cái trách nhiệm nặng nề như thế? Bạn đọc nên nhớ rằng hồi đó chỉ mới là năm 1882, và ngoài Á Châu ra, chỉ có ba Chi bộ Thông Thiên Học trên thế giới (không kể trung tâm New York vẫn c̣n chưa được tổ chức lại). Chi bộ Luân Đôn và Chi bộ Gorfu (Hi Lạp) chỉ là những cơ quan bất động. Ông Judge đă đi sang Nam Mỹ để làm việc cho một Công ty khai thác mỏ bạc, và trụ sở Thông Thiên Học ở New York vẫn im ĺm không hoạt động. Chỉ c̣n có hai bạn già chúng tôi trên chiếc du thuyền này là nắm giữ giềng mối điều khiển mọi sự, và khoảnh đất dụng vơ của chúng tôi là phương Đông; cũng không hơn ǵ tôi, lúc ấy bà H. P. B. không hề biểu lộ khả năng tiên tri nào, nên chúng tôi vẫn làm việc và xây dựng nền tảng cho cái tương lai vĩ đại mà không người nào trong hai chúng tôi có thể nh́n thấy trước. Trong số hàng ngh́n hội viên Thông Thiên Học hiện tại, chắc hẳn có bao nhiêu người sẵn ḷng đổi lấy với hầu như bất cứ giá nào, tính tương thân đầm ấm mà bà H. P. B. dành cho tôi trong chuyến du hành bằng thuyền này. Điều làm cho chuyến đi này càng thú vị và lợi lạc hơn nữa là bà có sức khỏe tốt, tinh thần lên cao, và không có ǵ làm che ám bầu không khí vui tươi giữa t́nh bạn của chúng tôi. Chứ nếu không, th́ có lẽ tôi đă hầu như trở thành một kẻ bị nhốt trong chuồng cọp, làm bạn với một con sư tử cái trong Sở thú. Và như vậy, chắc hẳn là tôi đă phải nhảy lên bờ để đi bách bộ, hoặc chuyển sang thuyền kia để làm bạn với Iyalu Naidu. Ôi! H. P. B. người bạn đáng thương, bạn đồng môn, người cộng tác, người hướng dẫn của tôi; không ai có thể làm khổ tôi hơn bà trong những cơn giông tố ồ ạt và cũng không ai dễ mến và đáng yêu hơn trong những khi tinh thần lên cao, bà có một tác phong đằm thắm dịu dàng. Tôi tin rằng chúng tôi đă từng làm việc chung với nhau trong những kiếp trước, tôi cũng tin rằng chúng tôi sẽ c̣n hợp tác với nhau trong những kiếp tương lai v́ mục đích phụng sự nhân loại. Chúng tôi đến Nellore lúc 11 giờ khuya và được tiếp đón trọng hậu. Một ngôi biệt thự to lớn đă được trang hoàng lịch sự để cho phái đoán chúng tôi tạm trú, và tuy giờ đă khuya, tôi c̣n phải đáp từ hai bài diễn văn, một bằng tiếng Phạn và một bằng tiếng Anh, sau đó chúng tôi mới lui về pḥng nghỉ ngơi, ai nấy đều thấm mệt. Từ ngày hôm sau trở đi chúng tôi lại bắt đầu chương tŕnh hoạt động thông thường như mọi cuộc viếng thăm ở những nơi khác; một buổi thuyết pháp trước một cử tọa đông đảo, ngày kế đó dành cho công việc soạn bài vở tạp chí và thu nhận hội viên mới; chiều đến một phái đoàn học giả ưu tú về môn Phạn ngữ đến viếng và chất vấn chúng tôi về đạo lư, và đến 11 giờ khuya, chúng tôi chánh thức thành lập Chi bộ Thông Thiên Học tại Nellore. Kế đó chúng tôi tiếp tục chuyến đi đến Mypaud, rồi đi Guntur, và cứ như thế chương tŕnh hành sự của chúng tôi lại tái diễn như trên.
-0-0-0-0-0-
Trong những chuyến đi công tác đạo sự khắp nơi ở Ấn Độ và Tích Lan, tôi đă tham quan nhiều địa điểm, khảo sát nhân vật và khí hậu của từng miền, để chọn lựa một nơi thích hợp nhất hầu có thiết lập một Tổng Bản Dinh trường cửu cho Hội Thông Thiên Học Thế giới. Nhiều dinh cơ tốt đẹp đă được cung hiến cho chúng tôi ở Tích Lan mà khỏi phải trả tiền thuê mướn; đảo Tích Lan lại có nhiều phong cảnh đẹp rất hấp dẫn đối với những ai muốn t́m một chỗ định cư trên đất Á Châu. Nó cũng có những khía cạnh bất lợi, như vị trí cô lập đối với Ấn Độ, những tổn phí về bưu điện và tŕnh độ trí thức lạc hậu của dân chúng nói chung, những điều bất lợi đó đă làm nghiêng lệch đ̣n cân và làm cho chúng tôi chọn xứ Ấn Độ. Tuy nhiên cho đến nay chúng tôi vẫn chưa t́m được một nơi nào vừa ư và chưa có một kế hoạch nào nhất định. Trong một dịp đến Madras, vài bạn đạo đề nghị với chúng tôi hăy đi xem một khu bất động sản có thể mua được với giá rẻ. Chúng tôi được đưa đến khu ngoại ô Adyar, và vừa xem qua chúng tôi biết ngay đó là nơi cư trú thích hợp mà ḿnh muốn t́m. Ngôi dinh cơ đồ sộ, những ngôi biệt thự lớn nhỏ dựa bờ sông cùng những dăy nhà phụ thuộc, vườn cây to bóng mát, những cây đa cổ thụ và rừng thông trên bờ biển, làm cho khu này càng vắng vẻ u tịch, có thể dùng làm một nơi ẩn cư lư tưởng với một phong vị thần tiên. Giá tiền phải trả là 9.000 ru-pi, tức là độ 600 Anh kim, quả thật rẻ, hầu như là một giá tượng trưng và chúng tôi quyết định mua. Một bạn đạo ứng trước một phần tiền, số c̣n lại do một bạn đạo khác đứng ra vay mượn với những điều kiện thật dễ dàng. Một thông tri được lập tức công bố để kêu gọi sự đóng góp của hội viên, và trong ṿng một năm sau tôi được hài ḷng mà có thể thanh toán ṣng phẳng khoản tiền vay mượn trên và nhận tờ bằng khoán bất động sản. Lư do khu đất này bán giá rẻ là bởi v́ chánh phủ vừa phóng một đường xe lửa từ Madras đến Uty, một thị trấn cao nguyên, khí hậu mát mẻ dưới chân dăy núi Nilgiri, làm thu ngắn lộ tŕnh và sự giao thông từ Madras lên miền núi chỉ mất có một ngày đường. Nhờ đó những viên chức cao cấp của chánh phủ Madras có thể định cư trên vùng cao nguyên sáu tháng mỗi năm để tránh khí hậu nóng nực của mùa hè, làm cho những dinh cơ đồ sộ của họ ở Madras bị xuống giá trên thị trường bất động sản. Khi trở về Bombay, chúng tôi bắt đầu lo dọn nhà, thu xếp ḥm xiểng, rương trắp, sách vở và đồ tư trang để di chuyển đến Madras. Chi bộ Thông Thiên Học ở Bombay có tổ chức một tiệc tiễn hành trọng thể để đưa chúng tôi lên đường. Ngày 17, chúng tôi đáp xe lửa đi Madras để định nơi cư trú tại Adyar. Khi đă yên nơi yên chỗ, Chân sư M. hằng ngày đều đích thân đến viếng bà H. P. B. tại nơi Trụ sở mới của chúng tôi. Năm 1883 là một trong những năm bận rộn nhất, lư thú nhất và bận rộn nhất trong lịch sử Hội Thông Thiên Học. Có 43 Chi bộ mới đă được thành lập, phần nhiều ở Ấn Độ và do tôi tổ chức. Những chuyến đi công tác của tôi đă trải qua trên 7.000 dặm đường (độ 12.000 cây số), có khi đi xe lửa, hoặc ngồi trên lưng voi, hoặc đi bằng xe ḅ. Bà H. P. B. và tôi thường cách biệt nhau, bà th́ ở nhà để coi sóc bài vở cho tạp chí Theosophist, c̣n tôi đi ta bà khắp nơi trên xứ Ấn Độ để thuyết pháp, chữa bịnh và thành lập những Chi bộ mới. Trong những tháng năm đầu, hằng đống thư từ được gửi đến Trụ sở Hội tại Adyar từ các nước Âu Mỹ, chứng tỏ rằng thế giới càng ngày càng chú trọng đến giáo lư Thông Thiên Học. Xét v́ cuộc đời của mỗi người trong chúng ta đều được cấu tạo bằng bao nhiêu những chuyện lặt vặt không đáng kể, và v́ tôi muốn cho câu chuyện tường thuật của tôi được hoàn toàn trung thực, nên đă kể lại nhiều chuyện nhỏ nhặt để bổ túc vào cái bối cảnh lịch sử của Hội Thông Thiên Học nói chung. Những chuyện tầm thường nhỏ nhặt đó cũng tŕnh bày chúng tôi, những nhà tiền phong khai sáng nên phong trào Thông Thiên Học, như những nhân vật sống cận nhân t́nh, tức là cũng sống như mọi người, chứ không phải là những nhân vật phi phàm như người ta thường suy tôn một cách quá đáng và thêu dệt thêm nhiều chuyện vô lư. Nếu bà H.P. B. đă viết những bộ sách hi hữu độc đáo đến mực độ siêu phàm, th́ hằng ngày bà cũng ăn sáng với hột gà chiên và tập Hồi Kư này chỉ tŕnh bày mỗi nhân vật dưới h́nh thức tả chân chứ không siêu việt hóa họ như một nhân vật lư tưởng. Bởi vậy, tôi cũng ghi lại một chi tiết nhỏ mà tôi cảm thấy khá thích thú vào lúc nó xảy ra, để làm cho tôi muốn ghi chép lại. Phía sau nhà của chúng tôi ở tại Adyar, có một con sông nhỏ, nó làm cho chúng tôi muốn bơi lội như chúng tôi vẫn có sở thích đó từ ngày xưa. Và thế là chúng tôi rủ nhau đi xuống sông, luôn cả bà H. P. B. Những người Âu ở láng giềng chắc hẳn là rất ngạc nhiên mà thấy những người da trắng như chúng tôi, lại tắm chung với độ nửa chục người bổn xứ màu da sậm, cùng nhào xuống nước vẫy vùng và đùa giỡn với nhau một cách thân t́nh, cơ hồ như chúng tôi không tin rằng ḿnh thuộc về một chủng tộc cao quí hơn. Tôi chỉ dẫn cho bà bạn tôi tập bơi lội, hay nói đúng hơn, là tập làm động tác sao cho khỏi ch́m, và cũng chỉ luôn cho bạn Damodar thân mến, anh bạn trẻ này lại là một người rất nhát trong số những người sợ nước nhất mà tôi đă từng thấy. Y bắt đầu run rẩy lập cập khi mực nước mới ngập tới đầu gối, làm cho bà H. P. B. và tôi đều phóng tới y những lời mỉa mai, châm biếm. Tôi c̣n nhớ rơ sự việc ấy đă thay đổi ra sao. Tôi nói: “A ha! Anh muốn trở thành một Siêu nhân như thế nào khi mà anh không dám làm cho ướt chí đến cái đầu gối của anh”. Lúc đó, y không nói ǵ, nhưng ngày hôm sau, khi chúng tôi lại cùng nhau đi tắm, y phóng ḿnh xuống nước và lội ngang qua sông. Lời nói châm biếm của tôi không ngờ lại có tác dụng đặc biệt đối với y, và y quyết định rằng hôm ấy y phải lội hay là chết. Đó chính là cái bí quyết để trở thành một Siêu nhân. Hăy DẤN THÂN, đó là cái định luật để tiến hóa. Anh có thể thất bại năm chục lần hay năm trăm lần nếu cần, nhưng hăy cứ dấn thân tiến bước và tiến lên măi, nhất định không chịu lùi rồi sau cùng anh sẽ thành công. Thái độ “Bất Khả” không bao giờ xây dựng nên một người hay một bầu thế giới. HẾT --0—0—0—0--
Thông Thiên Học là Khoa Học của linh hồn.
Thông Thiên Học là Minh Triết Cổ Truyền được tŕnh bày lại theo thời
đại hiện nay Phương pháp có khác nhau, tư tưởng có khác nhau, cách thức có khác nhau, th́ việc làm của chúng ta mới linh động chớ không suy giảm, miễn hành vi ấy có t́nh thương dẩn dắt và ḷng nhân ái xét soi. (Annie Besant)
Hội Thông Thiên Học là một tổ chức quốc
tế, với ư nghĩa rộng răi của từ, mà hội viên thuộc tất cả các giống
dân, tín ngưỡng và ư kiến khác nhau nhưng họ hợp tác làm việc với
nhau cùng chung một mục đích:
sự tiến bộ của nhân loại -
Nhưng với danh nghĩa
là Hội, Hội
hoàn toàn không thuộc
về
bất cứ
quốc gia nào hoặc
đảng phái chính trị nào.
Xin dắt tôi từ cõi
gỉa đến cõi CHƠN,
Bạn hãy nhớ rằng: mọi việc khổ não trên thế gian đều là tạm thời, bổn phận của bạn phải luôn luôn vui vẻ và giữ ḷng thanh tịnh. Bởi vì chính bạn với Đường Đạo phải trở nên một. Đường Đạo tức là bạn. Bạn bước trên Đường Đạo mà không cần nghĩ tới nó, và bạn cũng không thể rời nó được nữa. Bạn là Chơn Thần, bạn đă quyết định như vậy. Nếu bạn lìa bỏ nó tức là bạn lìa bỏ chính bạn vậy. Có minh triết bạn mới có thể giúp đời, c̣n ư chí để dắt dẫn sự minh triết, và từ ái lại gây ra ư chí. Ấy là những điều kiện mà bạn cần phải có. Ư chí, minh triết, từ ái là ba trạng thái của Đức Thượng Đế. Nếu bạn muốn hiến ḿnh phụng sự Ngài, th́ bạn phải biểu lộ ba trạng thái ấy trong thế gian này. (Dưới Chân Thầy) xem tiếp
Thông
Thiên Học Khái Lược Chân Nhân Và Các Hạ Thể (đang soạn)
Dưới Chân Thầy |
|
|
||
|
HOME sách TIỂU SỬ BẢN TIN H̀NH ẢNH thIỀN BÀI VỞ THƠ gifts TẾT 2006 BOOKS MAGAZINES