Không Tôn Giáo Nào Cao Hơn Chân Lư

 HOME T̀M HIỂU  NHẬP MÔN  sách  TIỂU SỬ   BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN  BÀI VỞ  THƠ   gifts  TẾT 2006  QUEST  MAGAZINES

 

Sách Sưu Tầm

HỘI THÔNG THIÊN HỌC VIỆT NAM

CHI BỘ BÁC ÁI - TÂN CHÂU

NHƠN LOẠI TRÊN ĐỊA CẦU

CÁC GIỐNG DÂN

Sách tặng  - Tập 3  -  1972

 TẬP BA

CUNG CHÚC TÂN XUÂN

NHÂM TÝ  - 1972

Từ 1966 đến nay, tập sách tặng đã trải qua được sáu năm là nhờ quí vị Mộ Đạo và Anh, Chị, Em ủng hộ nhiệt liệt, chúng tôi xin chân thành cảm tạ.

        Nhơn dịp XUÂN về, toàn thể Anh, Chị, Em Hội viên CHI BỘ BÁC ÁI TÂN CHÂU xin cầu chúc quí vị bước sang năm mới hưởng được hoàn toàn CHÂN HẠNH PHÚC

KÍNH CHÚC

 

DÂN  XEN-TỜ  (CELTES)

Nhánh thứ Tư của giống dân Aryen (20.000 năm trước Tây Lịch)

 

        Vào thời kỳ nầy, giống dân chánh Aryen ở Trung Á-Châu gần suy tàn, nhưng Đức Bàn Cổ rán duy trì phẩm cách, quyền uy và nghị lực cho nguyên điểm của nhánh thứ Tư và nhánh thứ Năm. Lúc trước Ngài đã lựa vài gia đình có giáo dục nhất tại Đô thành, đem cho ở trong một thung lũng riêng biệt. Nhờ đó họ tạo thành một nhánh khác. Đức Bàn Cổ rèn luyện cho họ vài đức tánh mới mẻ, mở mang sức tưởng tượng và tri giác mỹ-thuật, khuyến khích rèn luyện văn chương, tài hùng biện, hội họa và âm nhạc.

        Ai có khiếu về nghệ thuật thì khỏi làm ruộng hay các công tác nặng nhọc khác. Họ được ở riêng để luyện tập thêm.

Đức Bàn-Cổ dạy cho dân chúng mở nhiệt tâm và trung thành với các vị lãnh đạo. Ngài cố gắng trong nhiều thế kỷ nên họ có những đức tánh đặc biệt nổi bật của dân Xen-tờ và còn mãi đến nay.

        Thung lũng nầy được tổ chức gần như một quốc gia độc lập và nghệ thuật được khuyến khích theo nhiều phương thế. Lần hồi nhánh dân nầy sanh kiêu căng và coi những phần tử khác là phàm tục, vì dân Celtes lịch sự, thanh nhã, có học thức và khéo léo.

        Sau khi nhánh thứ Ba đã di cư được 10.000 năm thì nhánh thứ Tư nầy được lịnh đi dọc theo biên giới phía Bắc của xứ Perse và chinh phục miền núi, mà ngày nay gọi là Caucase, có dân dã man và trộm cướp cư trú. Đức Bàn Cổ chẳng những được phép Vua xứ Perse cho tự do đi qua, cung cấp lương thực cho đoàn người quá đông đảo nầy, lại còn giúp thêm một đạo binh hùng cường để trừ nhóm sơn cước. Công việc của Ngài thật vất vả vì đánh tan các Bộ lạc thì rất dễ, nhưng thường bị họ đột kích để phục thù.

        Ban đầu nhánh dân nầy lập nghiệp tại khu Erivan, trên bờ hồ Sévanga. Khi dân số được khá đông đảo, họ tiêu diệt các bộ lạc khác, hoặc cho qui phục và chiếm cả vùng Géorgie và Mingrélie. Trong vòng 2.000 năm, họ chiếm luôn Arménie và Kourdistan rồi đến Phrygie, tóm thâu gần hết vùng Asie Mineure và Caucase. Họ trở thành một quốc gia cường thạnh.

        Nước của họ gồm những khu xa cách nhau, sự đi lại rất bất tiện, nên họ thành lập một liên bang chớ không phải một Đế-Quốc. Đến lúc họ khai thác tận bờ biển Địa-Trung-Hải, họ cũng vẫn xem Caucase là nơi quê hương của họ, thật ra đó là Trung-tâm thứ nhì đã đưa họ lên đài vinh quang.

        Lối 10.000 năm trước T.L. họ lại tiến bước qua hướng Tây, và chia thành nhiều bộ lạc. Họ lần đến Âu-Châu là nơi cư trú cuối cùng.

        Đoàn di cư còn bỏ lại một số lớn dân sự tiếp tục việc canh nông. Họ kết hôn với các giống dân khác. Con cháu của họ lai máu Xê-mít, bây giờ là Géorgien.

        Nhóm thứ nhất rời Tiểu-Á, (Asie Mineure) để sang Âu-Châu, thành lập dân Hy-lạp thái cổ (Grecs Archaiques) cũng gọi là Pélasge. Người Hy-lạp đầu tiên nầy làm Chúa đảo Chypre và Crête. Họ có thương thuyền to lớn đi khắp vùng. Một nền văn minh sáng chói nổi tiếng ở Crête trải qua cả ngàn năm, cho đến năm 2.000 trước T.L. cũng còn thịnh vượng.

        Nhiều thế kỷ đã qua, bờ biển Địa-Trung-Hải chia ra rất nhiều tiểu quốc. Hoàng Đế Poseidonis muốn thôn tính tất cả, nên huấn luyện một đạo binh đông đảo và một đội chiến thuyền mạnh mẽ. Ông chiếm đảo lớn Algérie, đánh phá bờ biển Tây-Ban-Nha, Bồ-Đào-Nha và Ý-Đại-Lợi, áp bức dân tình phải đầu phục. Ai-Cập vì chiến thuyền yếu kém nên sắp sửa đầu hàng.

        Nhưng thủy quân Hy-Lạp rất căm tức. Vì Hoàng-Đế Poseidonis chỉ dùng phân nửa chiến thuyền để đi tấn công nên bị Hy-Lạp  đánh chìm tất cả. Thuyền của dân Grec nhỏ hơn chiến hạm nặng nề của Poseidonis, nhưng chạy mau hơn và đi nước cạn dễ dàng. Thời tiết lại thuận tiện giúp dân Grec đánh tan tành thuyền địch.

        Còn phân nửa hạm đội, họ tấn công một lần nữa, nhưng lại bị bại trận luôn, mặc dầu kỳ nầy dân Grec cũng bị thiệt hại nặng. Hoàng Đế thoát thân, trốn lên đảo Sicile với một đoàn binh. Tin đồn hạm đội Poseidonis bị hủy diệt, khiến dân chúng các nước bại trận nổi lên phản công. Hoàng Đế Poseidonis phải mở đường máu, xuyên qua Ý-quốc để trốn về. Ông giả thường dân để qua khỏi miền Nam nước Pháp, rồi dùng thương thuyền để về xứ. Ông thề quyết sẽ trả thù dân Hy-Lạp, nhưng các bộ lạc trong đảo bất mãn, nổi lên và mộng viễn chinh xâm lược của ông không thành.

        Nhờ thắng được Hoàng Đế Poseidonis, nên người cổ Hy-Lạp được nổi danh, không đầy một thế kỷ, họ đã chiếm thêm nhiều nơi.

        Năm 9.564 trước T.L. một trận lụt kinh khủng dâng lên do đảo Poseidonis sụp xuống, hủy diệt một phần lớn các kiến trúc Hy-Lạp. Biển Gobi và biển Sahara trở thành Sa-mạc, gây ra một cuộc xáo trộn kinh khủng.

        Lời cầu cứu khẩn cấp thấu đến cao nguyên Caucase là vùng ít bị ảnh hưởng tai biến. Tức thì cuộc cứu tế được tổ chức rộng rãi.

        Các cuộc kiến thiết sơ khởi của dân Grec đều ở dọc bờ biển, dân chúng ở nội địa ít khi có tình thân thiện với người ở mé biển, mặc dầu các cấp Lãnh đạo Grec luôn luôn tỏ ra có cảm tình. Sau trận Đại-Hồng-Thủy tàn phá, một số ít người sống sót bị dân ở nội địa ngược dãi và bắt làm tôi mọi cho họ nữa.

        Sau khi đáy biển Sahara trồi lên thì nước tràn vào khoảng trống giữa Ai-Cập và Tunisie, bây giờ là Tripolitaine. Khi nước hạ xuống thì đảo Algérie dính liền lục địa, trở thành miền Bắc Phi-Châu. Hầu hết các đường thủy không còn đi được, nhưng thế lực dân Grec quá lớn, nên trong vài năm, tất cả các hải cảng ở Tiểu-Á đều hoạt động lại và tiểu hạm đội mới vượt biển để chiếm lại đất đai và giải thoát cư dân  Grec  nào còn bị ách ngoại bang. Dân Grec chiếm hết các bến tàu quan trọng dọc theo bờ biển mới, và việc thương mãi với Ai-Cập, hầu hết đã ở trong tay người Hy-Lạp. Địa Trung Hải là biển của người Hy-Lạp trong nhiều thế kỷ. Họ lại buôn bán sang miền Đông, đến Java lập một thuộc địa và liên lạc được một thời gian lâu. Về sau, người Phénicien và Carthaginois chia bớt mối lợi ở Địa-Trung-Hải của dân Hy-Lạp.

        Người dân Phénicien có dòng máu dân Xê-mít và Ăc-ca-den (nhánh thứ 5 và thứ 6, Ăt-Lăn) còn người Carthaginois là dân Akkadien lai Á-rạp và chút ít dòng máu người Mọi.

        Nhánh dân thứ Tư (Celtes) cứ tiếp tục di cư qua Âu-Châu nên khó mà chia ra từng đợt riêng biệt. Nếu người ta cho là dân Hy-Lạp cổ di cư đợt thứ nhất thì đoàn ở Albanie đi đợt thứ nhì, đoàn ở Ý-Đại-Lợi di cư đợt ba. Hai đoàn sau ở yên đó cho đến ngày nay.

        Rồi cách một khoảng thời gian sau, đoàn thứ tư có một sức hoạt động phi thường, các nhà nhân chủng học tân thời gọi là dân Celtes (Xen-tờ). Họ mở rộng bờ cõi lần lần lên miền Bắc Ý-Đại-Lợi, trọn cả nước Pháp, nước Bỉ, Anh Quốc, miền Tây Thụy-Sĩ và Đức Quốc ở phía Tây sông Rhin.

        Đoàn di cư thứ năm choán miền Bắc Phi-Châu. Đoàn nầy chung sống với đoàn thứ tư ở bán đảo Tây-Ban-Nha, sau 2 ngàn năm mới nhập với đoàn di cư thứ sáu để thành lập dân Irlande. Đoàn di cư thứ sáu từ Asie- Mineure lên miền Tây-Bắc, đến Scandinave lai giống với dân Tơ-Tông (nhánh thứ năm) rồi đi xuống Irlande nhập với đoàn di cư thứ năm, sử gọi họ là Tuatha de Danaan, và trình bày họ như thần thánh chớ không phải người.

        Dân Tuatha de Danaan rất đẹp, mặt trái xoan, da trắng, tóc thường sậm màu và mắt sâu màu xanh hoặc hơi tím. Có người tóc dợt hơn và mắt xám, nhưng mẫu người thứ nhất đông hơn, và ngày nay còn gặp họ ở Irlande. Họ rất khôn ngoan và có đạo đức. Thời kỳ họ thống trị ở đây là thời đại Hoàng-kim. Xứ Irlande là trung khu của một nền văn minh cao nhất và là trung tâm của Triết-học, trong khi đó thì Anh Quốc còn đầy rừng rậm và dân dã man. 

        Về sau dân Milésien ở Tây-Ban-Nha đến xâm lăng và thắng được dân Tuatha de Danaan, mặc dầu họ kém thông minh hơn, nhưng họ to lớn mạnh khỏe hơn và giỏi về tà thuật. Đầu họ tròn như quả cầu, diện mạo thô bạo và rất xấu xí, tóc đỏ hoe. Hiện nay dân nầy còn sót ở miền nam Irlande.

        Dân Anh-quốc thì kịch cợm và thực tế, còn dân Irlande thì đầy mơ mộng và giàu tưởng tượng. Người dân quê Anh-quốc bực trung sống hoàn toàn theo vật chất. Dân quê Irlande tầm thường, ở miền Nam và miền Tây thì thích đời sống mơ mộng. Tư tưởng của họ thường viễn vông, vì họ say mê các chuyện cổ tích hoặc lịch sử, các thánh, thần hay tiên nữ.

        Sau trận Đại-hồng-thủy năm 9.564 trước T.L, một số người Hy-Lạp cổ đến lập nghiệp ở Hellade. Thành phố Athènes đầu tiên được xây cất vào năm 8.000 trước T.L., còn thành phố Athènes mà sử ghi chép thì xây cất sau, cũng ngay chỗ cũ, lối 1000 năm trước T.L. và  đền  Parthenon thì được dựng lên năm 480 trước T.L.

        Nơi đây, Đức Mahagourou đến với nhánh dân thứ Tư, dưới danh hiệu là Orphée, sáng lập môn phái Huyền bí tuyệt diệu ở Hy-Lạp, Ngài đến đây vào năm 7.000 trước T.L. với tư cách một danh ca. Thường thường Ngài cư ngụ trong rừng, các đệ tử qui tụ chung quanh Ngài, thích đời sống thiên nhiên, xa lánh thị thành và các nơi đô hội.

        Ngài giáo hóa bằng lời ca và tiếng nhạc, với một nhạc cụ 5 dây, chắc nó là nguồn gốc sanh ra cây đờn thất-huyền của Apollon và dùng âm giai 5 giọng. Nhờ ca nhạc, Ngài sửa đổi thể Vía và Hạ-Trí của Đệ-tử, tinh-luyện nó và làm cho nó phát triển. Nhờ âm-nhạc, Ngài giúp cho Đệ-tử xuất hồn khỏi xác thịt và tự do hoạt động trên các cõi cao. Nhạc điệu của Ngài khác hẳn các loại âm thanh, nhờ lặp đi,lặp lại nhiều lần nên kết quả thâu thập được cũng tốt đẹp như giống dân chánh ở Ấn-Độ. Đức Orphée dùng nhạc điệu dịu dàng để kích thích các Luân-xa làm cho cái Phách trở nên linh hoạt.

        Ngài chỉ cho Đệ-tử thấy những quang cảnh sống động nhờ nhạc điệu tạo thành. Ngài dạy rằng Âm thanh ở trong vạn vật, nếu con người trở thành nguồn suối điều hòa thì SỰ ĐIỀU HÒA THIÊNG LIÊNG sẽ biểu lộ do con người và tất cả muôn loài vạn vật sẽ được vui mừng.

        Quanh Ngài, người ta tạo ra nhiều chuyện Thần Tiên và truyền ra khắp nơi. Ngài là Thần Thái-Dương, là Phoebus-Apollon và ở miền Bắc là Balder tuấn tú.

        Như thế, Đức Mahagourou đầu thai vào các nhánh dân liên tiếp lấy xác Vyâsa, Hermès, Zarathoustra và Orphée, Ngài dạy về giáo-lý Mặt trời, Ánh sáng, Lửa và Âm-Thinh, nhưng tất cả đều tượng trưng cho sự Sống duy nhất, tình Bác-Ái tuyệt đối.

        Từ Hellade, nhiều vị Đệ-tử sang Ai-Cập và kết bạn với các vị Sư Ánh Sáng nội tâm, có vài người sang Java.

        Gần 7.000 năm sau, Đức Mahagourou đến với dân cũ của Ngài, lần chót tại Ấn-Độ, trong xác thân Gautama Shidarta. Ngài đắc quả chánh đẳng chánh giác, và thành một vị PHẬT.

 

DÂN TƠ-TÔNG (TEUTONS)

Nhánh thứ Năm của giống Aryen.

 

        Trở lại năm 20.000 trước T.L. ta thấy nhánh thứ Năm được đào tạo đồng thời với nhánh thứ Tư, mặc dầu phương pháp khác nhau. Đức Bàn-Cổ đã để họ ở riêng trong một thung lũng, xa Đô-thành Đại-Kiều, phía Bắc biển Gobi (Qua-Bích). Dân nầy có lai giống những mẫu người tốt của nhánh thứ Ba ở Perse và người Xê-mít ở Á-Rập.

        Ngài chọn một cách đặc biệt những người nước da sáng sủa và to lớn, và khi Ngài đầu thai vào Xác thì các đặc-tính lộ ra rõ ràng. Chính Đức Bàn-Cổ phải đầu thai vào mỗi nhánh dân để sửa đổi hình dạng xác-thân đúng theo kiểu mẫu của Ngài định.

        Nhánh thứ Năm rất khỏe mạnh, dẻo dai, to lớn hơn nhánh thứ tư, vóc cao, da sáng, đầu hơi dài, tóc vàng hoe và mắt xanh.

        Đặc tính của nhánh thứ Năm nầy rất khác nhánh Celtes. Dân Tơ-Tông(Teutons) cứng đầu, nhẫn nại và nhiệt tâm. Họ không thích nghệ thuật mà ưa thực tế, làm nghề vất vả, ngôn ngữ đơn giản và ngay thẳng, cụ thể hơn là thơ mộng.

        Nhánh dân thứ Tư và thứ Năm (Celtes và Teutons) rời khỏi thung lũng của họ một lượt, vào năm 20.000 trước T.L. và đồng đi ngang qua xứ Perse, mặc dầu số-phận sau cùng của họ rất khác nhau.

        Nhánh thứ Năm không đông đảo, lần theo bờ biển Caspienne rồi lập nghiệp tại Daghestan và sanh sản thêm trong mấy ngàn năm. Họ đi theo triền núi phía Bắc Caucase và choán vùng Terek và Kouban.

        Sau trận lụt 9.564 trước T.L. một ngàn năm, họ đi xa để khai thác thế giới.

        Các đầm lầy ở Trung Âu-Châu bấy giờ đã có thể đến ở được. Nhóm di cư tiến về miền Tây Bắc, cho đến Cracovie (Ba-Lan) và ở đây nhiều ngàn năm. Bệnh hoạn lại phát sanh vì đất đai chưa thật khô. Từ trung tâm Cracovie nầy, đoàn di cư phân tán nhiều kỳ nữa. Kỳ thứ nhất, một nhóm dân Slavons đi về hướng Đông và hướng Bắc. Sau họ trở thành dân Nga tân thời. Nhóm khác đi về hướng Nam và ngày nay trở thành dân Croates, Serbes và Bosniaque. Kỳ thứ nhì dân Letton đổi chỗ, nhưng không đi xa và bây giờ là dân Letton, Lithuanien và Prussien. Kỳ thứ ba dân Germain, đặc biệt là Teutons tràn lan vùng Nam nước Đức, những người khác lên phía Bắc và trở thành dân Goths và Scandinave. 

        Sử sách cận đại có cho ta biết sự suy kém của dân Scandinave ở miền Normandie, dân Goths ở miền Nam Âu-Châu và sự phân tán của nhánh thứ Năm di cư sang Úc Châu, Bắc Mỹ Châu, sự thiết lập uy- quyền ở Ấn-Độ là nơi đã đào tạo ra giống dân chánh thứ Năm, Aryen.

        Nhánh dân thứ Năm (Tơ-Tông) còn phải tiếp tục xây dựng phần đất lan rộng khắp hoàn cầu theo như tiền nhơn của họ đã phác họa.

        Lần lượt theo thời gian, Quốc gia vĩ đại của nhánh dân nầy sẽ đến tuyệt đỉnh, các vị thiên tài sẽ đầu thai vào để nâng cao sự vinh quang về văn học và khoa học  cho đến khi vượt qua khỏi mức tiến bộ của 4 nhánh trước và đạt đến trình độ phi thường cao hơn dân Ắt-Lăn nữa.

        Thánh ngữ của giống dân chánh thứ Năm (Aryen) là AUM (đọc Ôm), và thánh ngữ của dân Ắt-Lăn là TAU (đọc Tô). Người ta cho biết những Thánh ngữ là tiếng gồm có một chữ, riêng thuộc cho mỗi giống dân chánh, chính là một danh từ thiêng-liêng.

        Mỗi giống dân chánh phải khai triển một đức tánh riêng. Giống dân chánh thứ NĂM phải mở HẠ-TRÍ, tìm hiểu sâu xa những sự khác biệt trong vạn vật. Khi người mở Trí đầy đủ thì người ta bình tĩnh để ghi nhớ các sự khác biệt và nhận định cái nào có giá trị hơn cả. Khi Hạ-Trí còn kém như hiện nay, chúng ta thường tìm những sự khác biệt không phải để học mà để phản đối nhau, hoặc phá rầy những người không đồng ý kiến với mình. Đến một ngày kia, dĩ nhiên chúng ta sẽ tiến lên cao hơn nữa. Dân Aryen còn kém, việc làm chủ giác quan, họ mở rộng sức mạnh lý-trí mà người Ấn-Độ gọi là CHIT hay là TRÍ HUỆ.

 

DÂN ARYEN SUY BẠI Ở ẤN-ĐỘ

 

        Từ 40.000 đến 20.000 năm trước T.L. dân chánh Aryen lần lần xuống dốc. Bấy giờ Đức Bàn Cổ và các Phụ-tá bận đầu thai vào các nhánh dân phụ. Đế-quốc thuộc Đô thành Đại-Kiều (Ville du Pont) đã thâu hẹp lại. Dân Mông Cổ và Touranien lấy lại sự độc lập. Dân chúng không kiến thiết nữa, họ ở trong những lâu đài đổ nát của ông bà. Các Linh hồn tấn hóa cao cũng đi đầu thai vào các nhánh dân phụ nên nền văn minh của dân chánh phải suy tàn lần lần. Thương mãi gần như không có, chỉ còn trồng tỉa và chăn nuôi.

        Năm 18.800 trước T.L. công việc đào tạo các nhánh dân phụ đã xong, Đức Bàn-Cổ trở lại lo cho giống dân chánh ở Ấn-Độ. Văn minh Ấn-Độ do gốc Ắt Lăn, nhưng nó đã chìm sâu trong sự xa hoa cực độ, nhu nhược. Những người thượng lưu gốc Toltec thì vô tình và lo tìm sự vui sướng. Những điểu tốt đẹp chỉ còn sót trong văn chương và một phần lớn khẩu truyền về khoa học Huyền-Bí đều được giữ gìn dành cho sự nghiệp tương lai. Tài sản trong nước bị hoang phí và không còn óc chiến đấu nữa.

        Thế là cần phải dời toàn thể giống dân ra khỏi Trung Á-Châu vì các lý do sau đây:

        1/- Bạch-Ngọc-Kinh phải được tĩnh mịch đặc biệt.

        2/- Ấn-Độ phải được đồng hóa Aryen.

        3/- Dân sự được bảo vệ khỏi cuộc Đại Hồng Thủy gần kề, nó sẽ thay đổi to tát vùng Trung Á-Châu. 

        Năm 18.875 trước T.L. Đức Mars dắt dân chúng của Ngài vào Ấn-Độ, theo ý định của Đức Bàn-Cổ. Ngài được sự tiếp đãi nồng hậu của Viraj, là vua miền Bắc Ấn, mang tên Podishpar. Đức Mars gả con gái cho con trai của Podishpar, nên sự thân thiện càng thắt chặt. Miền Nam Ấn Độ thì Đức Saturne cai trị, mang tên là Huyaranda hoặc Lahira. Đức Sourya là nhà Sư tối cao trong nước lấy tên là Byar-Sha, đã biết trước  nhóm  di cư  nầy sẽ đến nên vua tiếp rước họ nồng hậu. Đức Sourya gọi người ngoại quốc mũi quặm từ Bắc đến có nhiều hạnh kiểm tốt cần thiết trong Đạo-đức và sẽ giữ gìn làm di sản. Những người nhận lãnh được món quà nầy sẽ trở thành các nhà Sư và là tổ tiên của giai cấp Bà-La-Môn ở Ấn-Độ miền Nam. Những người khác kết hôn với quí tộc Tôn Téc và lần hồi đồng hóa dân Aryen trong giai cấp cao. Sau, con trai thứ của Đức Mars lên ngôi vua. Từ đây người ta gọi dân di cư nầy là nhánh thứ nhất (Indo Aryen) như đã nói ở trước.

        Đến năm 13.500 trước T.L. dân Aryen Ấn-Độ miền Nam lãnh trách nhiệm ở Ai-Cập theo lịnh của Thiên-Đình. Dưới quyền điều khiển của Đức Mars, đoàn người đi xuống đảo Tích Lan, vượt Hồng-hải (Mer rouge, lúc đó chỉ là một cái vịnh nhỏ) và đến Ai-Cập. Nền văn minh ở đây cũng đã cao, Đức Sourya lúc nầy là Đại Sư ở Ai-Cập, nên khuyên vua Pharaon tiếp rước đoàn di cư và sau lại gả con gái cho Đức Mars và chỉ định Đức Mars kế vị cho Ngài. Khi Pharaon tạ thế thì ở đây thành ra Triều Đại Aryen và trị vì vẻ vang được cả ngàn năm, cho đến chừng Poseidonis bị chìm mất, dân Ai Cập bị nước lụt đuổi họ lên miền núi. Không bao lâu nước rút xuống thì xứ Ai-Cập lần lần trở lại phồn thịnh như cũ.

        Ở Ai-Cập, máu Aryen thấm nhập vào nhiều bộ lạc Đông Phi. Đức Bàn Cổ cũng đưa các kiều dân Ấn-Độ sang Java, Úc Châu và các đảo Polynésie.

        Vụ loạn lạc năm 9.564 trước T.L. làm đổ nát Đô-Thành Đại-Kiều và tàn phá một số lớn các đền thờ ở Bạch-Đảo. Nhóm di cư chót không sang được Ấn-Độ dễ dàng. Họ phải ở trễ lại Afganistan và Balouchistan, cả vài ngàn năm và phần đông bị dân Mông-Cổ sát hại.

        Muốn ngăn ngừa dòng máu Aryen khỏi bị tiêu mất trong đại đa số dân Ắt-Lăn và Lê-muy-ri, Đức Bàn-Cổ lại cấm dân Aryen kết hôn với ngoại tộc. Vì mục đích nầy nên năm 80.000 trước T.L. Ngài tổ chức hệ thống giai cấp. Ban đầu có 3 giai cấp :

        1/- Bà-La-Môn  hay  là  Aryen  thuần-túy, da trắng.

        2/- Rajan hay là Aryano Tôn-téc, da đỏ.

        3/- Vish, hay là Aryano Mông-Cổ, da vàng. Đến sau những người không có dòng máu Aryen thì gọi là Shoudras (Su-tra).

        Năm 2.200 trước T.L.một chiến tướng Mông-Cổ xuất hiện, dẫn binh đi tàn sát tất cả dân chúng nào mà họ gặp ở Á-Châu.

        Gần một thế kỷ sau, dân Aryen ở thung lũng kéo hết về xứ Perse. Họ dùng ngôn ngữ Zend (Ba Tư) và việc họ đến đây trễ, giải thích tình trạng phi-thường của xứ sở và giai đoạn chót của Hỏa Giáo. Nhánh dân thứ Ba còn sống sót sau lúc ly loạn cũng về nhập chung ở xứ Perse, thành ra dân Ba-Tư sau cùng.

 

NHÁNH THỨ SÁU

CỦA GIỐNG ARYEN

 

        Nhánh thứ SÁU nầy đã bắt đầu sanh ra mau lẹ ở Úc-Châu và Mỹ Châu, (chưa có tên). Có vài người cô lập, ở rải rác trong các xứ rất xưa. Những người bị chết trong trận giặc sau cùng, đã đầu thai lại. Người nào thuộc về nhánh dân mới mà còn ở tại các xứ cũ phải đương đầu với nhiều khó khăn, vì áp lực của quan niệm xa xưa và thói quen cổ hủ.

        Nhiều hội-viên Thông-Thiên-Học đã đầu thai vào nhánh dân mới nầy, trong khi đó thì những người khác muốn ở lại trong nhánh thứ Năm để giúp dân chúng được hoàn thiện. Những vị khác theo cận kề các bực kỳ tài để tu đến mức cực điểm.

        Khi một nhánh dân mới ra đời thì phải sửa đổi thân xác, cảm tình và trí thức để hợp với trình độ tiến hóa. Đức Bàn-Cổ đã dùng sức mạnh Ý-CHÍ và TƯ-TƯỞNG để sửa đổi xác thịt của trẻ con khi thuận tiện. Những vị Đệ-Tử Tiên, đã được lịnh lo huấn luyện trẻ nhỏ cho hợp với nhánh dân mới. Công nghiệp nầy ngày nay chưa đáng giá gì, nhưng sau vài thế kỷ nữa, nó sẽ tiến tới tột độ, cho đến khi nhánh thứ Sáu được rạng danh kỳ diệu, trong khi đó nhánh thứ Năm cũng còn tiếp tục tiến bộ đến mức cuối cùng.

        Nhánh thứ Sáu sẽ sanh ra từ trong dân chúng nhánh thứ Năm. Các đặc tánh mới, cần thiết, sẽ phát triển lần lượt, tánh nầy rồi tánh kia trong các Linh Hồn, và phải cần nhiều kiếp mới xong. Xác thân nhánh dân nầy sẽ không đồng một kiểu mẫu. Họ thuộc về dân có đầu dài, nhưng người thì tóc vàng hoe, người thì tóc sậm, con mắt xanh hoặc nâu. Nếu đặc điểm về tình cảm cao thượng và trí thông minh của họ là trọng yếu, người ta cũng còn xét thấy được họ ở thể xác, như: Bàn tay và bàn chân tuyệt đẹp, ngón tay thon thon, phao móng tay hình bầu dục. Làn da sáng và mịn màng. Nhìn ngang một bên mặt thấy có 3 kiểu mẫu: 1/- Gương mặt trái xoan rõ ràng và trán cao. 2/- Mặt kém vẻ trái xoan hơn, trán rộng. 3/- và một mẫu người rất ít gặp là người có chỏm đầu ngắn(brachycéphale) nghĩa là bề rộng cái sọ được bằng 4 phần 5 bê dài. Nếu ai để ý thì rất dễ nhận ra nhánh dân nầy.

        Năm 1923, Đại-Úy Pape viết một bức thơ cho Hội-Đoàn Anh Quốc về vấn đề giống dân mới lai Úc-Mỹ, có nhấn mạnh mấy điểm nầy: “Phần trên cái đầu, từ trán trở lên thì tròn, tóc và làn da đều mịn màng, cặp mắt sáng long lanh và thông minh, nhưng không to lắm, chơn mày nổi cao. Gương mặt hơi như ba góc, nhưng không nhọn. Nết na dịu hiền, điều độ và cao thượng. Trẻ nhỏ thuộc giống dân mới nầy có đầy lòng thiện cảm, từ bi, trực giác nhuệ-mẫn, thành thật, nhạy cảm, rất công bình, sốt sắng giúp người chớ không phải nói đẩy đưa bề ngoài. Họ rất ghét những món ăn thiếu tinh khiết và không bao giờ có tánh thèm khát, ham ăn. Đây là những trẻ khác thường, phải cần có giáo sư thiện cảm và thông hiểu để dìu dắt”.

        Đặc tánh của nhánh dân thứ Sáu là sẵn sàng để hợp nhất, tức tánh tốt mà chúng ta gọi là TÌNH HUYNH ĐỆ , bao hàm lòng Từ-bi và sự hy sinh. Điều cần kíp là mở các tánh tốt của Tâm-Linh chớ không đòi hỏi nhiều về trí thức, vì Tâm Linh thì hiệp nhứt, còn trí thức thì chia rẽ. Họ có kiến thức rộng rãi và lòng bao dung vô cùng. Các điều nào hẹp hòi, cố chấp, các điều nào  làm chia rẽ kẻ nầy xa những kẻ khác, điều nào đánh dấu sự dị dồng, đều phản lại thuyết Tâm-Lý-Học mới nầy.

        Thần kinh hệ của họ sẽ rất tinh vi, dĩ nhiên không phải là tánh chất bệnh hoạn. Tuy nhiên, vì sự tinh vi đó nên dễ bị thương tổn và đụng chạm. Như thế trẻ nhỏ dễ mất bình tĩnh và sẽ đau khổ một cách lạ thường. Vậy giống dân mới cần có một hoàn cảnh êm ái, dịu dàng, vui tươi hơn cảnh ta thường thấy ở các Đô-thị. Những cuộc đấu tranh, sự chống đối của các giai cấp, những sự cạnh tranh thương mãi, đều làm hại sự phát triển của loại thần-kinh-hệ mới nầy.

        Trong nhánh dân thứ Sáu mới nầy, các công tác sẽ theo sự hiệp nhứt của nhiều người đồng mục tiêu chớ không phải một kẻ dùng bạo lực để ép dân chúng phải theo ý mình. Những vị cầm đầu sẽ dìu dắt kẻ khác theo lòng thương mến, cảm tình và sự thông hiểu. Họ có thể dung hòa các ý kiến và các tánh nết, họ có thể qui tụ quanh họ các phần tử khác nhau và làm cho hiệp nhứt.

        Tánh nhu nhược thường hay nổi nóng của nhánh thứ Năm là nguồn gốc sự thiếu nhẫn nại, nay trở thành tánh dịu hiền và bảo vệ. Tình cảm yêu đương và bạc nhược kèm theo tánh chất hèn hạ kém sáng suốt không phải là lòng từ-bi. Lòng từ bi thật sự là phải giúp đỡ, có cảm tình vì biết rõ, phương thuốc chữa trị nhờ sự thông suốt đưa đến.

        Nhánh thứ Sáu sẽ có vài phép thần thông, cho nên hạch mũi sẽ phát triển và giúp con người mở được một giác quan phụ là nhận biết các mối cảm xúc của thể Vía trong khi còn thức. Đại để chúng ta có thể nói là nhánh dân thứ Sáu Aryen có trực giác và Minh-triết, nhờ hợp nhứt được trí thức của nhánh thứ Năm và cảm xúc của nhánh thứ Tư. Phần đông Linh-Hồn đầu thai vào nhánh thứ Sáu là hội-viên Thông-Thiên-Học. Mục đích chánh không phải là mở trí, mặc dầu nó cũng quan trọng, mà là mở vài sự đáp ứng với ảnh hưởng cõi Bồ-Đề. Vậy trực giác của lòng từ ái sẽ nảy sanh sự điều hòa và tình Huynh-Đệ để sau sẽ dùng Trí-huệ đã mở mang đó đặng xây dựng một nền văn minh mới theo một lý tưởng mới. Hội Thông-Thiên-Học có liên quan mật thiết với các cõi trên, nên nó sẽ rất nhạy cảm với các ảnh hưởng của thần lực mà Đức Chưởng-Giáo phóng ra khi Ngài giáng lâm. Hội thâu nhận trước nhứt thần lực rất dồi dào, nên nó có sức thúc đẩy mới để đưa nhơn loại tiến lên. Công tác sẽ cứ phát triển và tràn lan ra mạnh mẽ cũng như tình Huynh-Đệ càng mở rộng. Chừng nhánh thứ Sáu tiến bộ cao rồi thì nhánh thứ Bảy của Aryen mới sanh ra.

        Đến khi nhánh thứ Bảy Aryen tàn rồi thì công tác về giống dân chánh thứ Năm Aryen mới xong. Đức Bàn-Cổ Vaivasvata, Đức Bồ-Tát Di-Lạc (Maitreya) và Đức Văn-Minh Đại-Đế sẽ mãn nhiệm kỳ. Các Ngài sẽ được 8 lần Điểm-Đạo và lên cấp bực PHẬT.

 

GIỐNG DÂN CHÁNH THỨ SÁU VÀ THỨ BẢY.

 

        Theo Thiên-Cơ thì nhánh thứ Sáu của giống dân chánh thứ Năm Aryen sẽ sanh ra giống dân chánh thứ Sáu (6è race mère).

        Giống dân chánh nầy sẽ ngẫu nhiên chiếm một lục địa, hiện mới nổi lên chậm chạp, mảnh đất nầy rồi đến mảnh kia trong Thái-Bình-Dương. Trong nhiều ngàn năm nữa thì Bắc Mỹ-Châu sẽ bị phân cắt ra nhiều mảnh. Giải đất cực Tây của Huê-Kỳ là nơi khởi sanh giống dân chánh thứ Sáu, sẽ trở thành miền cực Đông của Tân-Lục-Địa.

        Trong khi một thiểu số dân sẽ là căn nguyên của giống dân mới thì giống dân chánh thứ Năm Aryen đã tiến lên đến cực độ. Tất cả vẻ tráng lệ, tất cả vinh quang trên Trần thế đều gom về cho họ. Giống dân mới sẽ là một nhóm khốn khổ trước mắt thiên hạ, một đoàn người gàn, một lòng nhiệt tâm mù quáng đối với các Lãnh tụ của họ.

        Hoàng Đế Mars, - ngày nay là Đức Đế-quân Moria - sẽ là Đức Bàn-Cổ của Giống dân Chánh thứ Sáu và Đức Mercure, hiện tại là Đức Đế-Quân Kout Houmi, sẽ lãnh chức vị Bồ-Tát Chưởng -Giáo.

        Hội Thông - Thiên - Học, ngoài mục đích chính là truyền bá khắp nơi các Chơn-lý của Huyền-Bí-Học, lại còn trù định gom góp những người xứng đáng, đã chú ý về Huyền-bí-học và đã có những đức tánh hơi đặc biệt để trợ giúp Đức Bàn-Cổ thành lập giống dân mới. Vậy cần nhứt là tập cho được tánh TỰ-CHỦ đúng đắn, gồm có sự HY-SINH cao cả cùng hoàn toàn tin cậy sự Minh-Triết của các Lãnh-Tụ.

        Những học-giả Huyền-bí-học biết rằng: nhờ Huệ-nhãn mà ta có thể thấy được sự vị-lai, cũng có khi thấy được nhiều chi tiết. Đức Giám-Mục C.W.  Leadbeater quả quyết rằng: nhờ nhãn quang mà Ngài thấy được một phần lớn các yếu kiện để thành lập giống dân chánh thứ Sáu.

        Trong quyển” L’Homme, d’où il vient, où il va (Con người từ đâu đến và đi về đâu)”, Ngài đã tường thuật vô cùng lý thú và thật đầy đủ những điều Ngài đã thấy. Tại đây chúng tôi chỉ xin tóm lược ít điều cốt yếu.

        “Giống dân chánh thứ Sáu sẽ lập căn cứ tại Californie, trong vòng 700 năm nữa. Một khu vực cộng đồng rộng lớn và đẹp đẽ sẽ được đặt dưới quyền trông nom của Đức Bàn-Cổ và các vị Phụ tá. Người ta sẽ xây dựng ở đây những lâu đài lộng lẫy gồm một đền thờ ở trung tâm cùng những dinh thự rộng lớn để làm thư-viện, bảo tàng viện và những phòng hội họp. Chung quanh còn có lối 400 biệt thự. Người ta trang bị một số lớn máy móc phức tạp, nhưng dân chúng học tập rất mau thông thạo, để rồi tự chế tạo và sửa chữa các vật dụng cần thiết. Như thế họ trở nên hoàn toàn tự túc và độc lập. Nhưng dân chúng trong khu vực cộng đồng vẫn liên lạc với khắp thế giới và luôn luôn tìm hiểu rành rẽ tất cả các sự khám phá và phát minh mới, cùng những sự cải thiện các máy móc.

        Đức Bàn Cổ cũng đầu thai ở đây để đào tạo và giúp cho Xác thân dân chúng được đúng theo kiểu mẫu đã định cho giống dân chánh thứ Sáu. Trong vòng 150 năm sau, dân số sẽ lên đến 100 ngàn người, hầu hết là con cháu của Đức Bàn-Cổ. Chính Đức Bàn-Cổ có 12 người con và mỗi người sanh ra dưới một cung Hoàng-Đạo riêng biệt. Gia đình đông con là Luật chung vì dân nầy không có người chết trẻ.

        Khu vực cộng đồng đóng thuế pháp định cho Chánh phủ Quốc gia để dân cư được yên ổn tự quyết tự túc. Quần chúng ở vùng lân cận rất kính mến và cho rằng đời sống ở đây rất đẹp đẽ và thú vị, mặc dầu sự khổ tu có thể là ít cần thiết và còn xa lạ đối với họ. Người ta được tự do lui tới viếng thăm nhau, nhưng người trong khu vực không được phép kết hôn với người ngoài.

        Dân sự ở đây được tuyển chọn thật kỹ lưỡng trong các dân đã chọn lựa khi trước. Họ hiểu biết rõ ràng công vụ của vị Lãnh tụ tức là Đức Bàn-Cổ nên họ hoàn toàn trung thành và biết là họ đang tạo thành một giống dân mới. Họ tron tin nơi Đức Bàn Cổ, họ quen sống vị-tha để tận tâm thi hành theo ý-chí.

        Uy quyền của Đức Bàn-Cổ thì tuyệt đối. Nhóm Phụ tá gồm có 12 vị Đệ tử cao, có vài vị đã đắc quả Chơn-Tiên. Người ta lo thí nghiệm không ngừng để đem sự hạnh phúc và lợi ích cho dân chúng. Ở đây không có tòa án, không có lính cảnh sát vì không có kẻ sát nhơn hay hung dữ, cướp giựt. Chỉ có một hình phạt là trục xuất ra khỏi lãnh vực, nhưng không hề có ai để bị phạt. Mỗi người đều có được ít nhiều thần thông nên tất cả đều biết rõ tác dụng của thần lực mà họ nhận được và sự mở mang vô cùng cao cả của Đức Bàn-Cổ cũng như các vị Lãnh tụ khác.

        Những dòng tư tưởng Đạo-Đức là giáo lý mà hiện nay ta gọi là Thông-Thiên-Học. Nhiều điểm mà ngày nay chúng ta mới hiểu sơ sài thì chừng đó họ sẽ thông hiểu hoàn toàn và thâm sâu. Đời sống sau khi bỏ xác và bản chất các cõi cao là những đầu đề để học hỏi kinh nghiệm của mọi người. Một số người chuyên về triết học bực cao và siêu hình học, nhưng phần đông thì tỏ lòng mộ Đạo-Đức ở các đền thờ. Họ rất thực tế. Đối với họ thì Khoa-học và Tôn-giáo hoàn toàn hòa hợp với nhau, cùng đồng một mục tiêu là phụng sự quốc gia.

        Các Thiên Thần thường đến với họ và giúp đỡ trong đời sống Đạo-đức. Nhờ sự liên lạc thường xuyên và lời giáo huấn của Thiên-thần, họ tiến bộ rất lẹ. Các vị Thiên-thần luôn luôn làm việc dưới quyền của một vị Đại Sư mà hiện giờ là Đức Đế-Quân Kout Houmi. Ngài có trách nhiệm kiểm soát về Tôn-giáo và Giáo-dục. Các đền thờ chia ra làm 4 loại, hạp với 4 đức tánh : 1/- Lòng THÂN ÁI (Affection), 2/- Lòng SÙNG TÍN (la Dévotion), 3/- TRÍ HUỆ (l’Intellect) và 4/- THIỆN CẢM  (la Sympathie).

        Mục-đích là làm biểu lộ rõ ràng đức tánh hiển nhiên của mỗi người hạp với đức tánh của Đức Thượng-Đế. Mỗi nghi thức có mục tiêu tập luyện tín đồ đến một kết quả nhứt định đã dự liệu. Những ngày hành lễ mỗi năm, hoặc nhiều năm một lần đã truyền dạy kỹ càng để họ thi hành đúng đắn theo trình độ của Hội Thánh hầu nâng cao lý tưởng Tín-đồ.

        1/- Đền thờ màu đỏ sậm (cramoisi) chuyên dùng tạo lòng THÂN ÁI, người ta thường dùng các màu sắc có ảnh hưởng đến thể Vía và Kim-thân của tín đồ. Đền thờ nầy hình tròn và một phần lớn để lộ-thiên. Tín-đồ ngồi trên mặt đất, nhắm mắt và tưởng tượng lần lượt các màu sắc, mỗi người theo một thứ tự riêng biệt. Hành vi nầy, mở đầu buổi lễ cầu nguyện để cho thân được yên tịnh, tập trung tư tưởng và điều hòa cùng vạn vật. Kế đó Thiên-Thần hiện ra hình người, dung mạo phi thường, mặc y phục màu đỏ thẵm. Ngài hiện hình trên chót tháp làm bằng những sợi chỉ vàng bạc kết lại, dựng ở giữa đền thờ. Trên đầu Ngài tỏa ra một vừng hào quang chói rạng những màu sắc tiêu biểu một tư tưởng để Ngài tăng thêm thần lực cho cuộc lễ đặc biệt. Thật là rõ ràng cũng như Ngài hiện hình cho người dự lễ đều thấy. 

        Mỗi Tín-đồ cũng tạo ra một vừng màu sắc như Thiên-Thần song nhỏ hơn và phóng lên cao trước mặt Ngài. Thiên-Thần bèn phát ra một luồng ảnh hưởng xẹt đến Tín-đồ để nâng cao tinh thần họ. Lúc đó các Thiên-Thần ở cơi cao cũng đồng phóng xuống một luồng từ điện nhập vào, hóa thành một vùng hào quang màu đỏ sậm rộng lớn bao trùm cả nhóm Tín-đồ và kích thích mối cảm động, khiến cho t́nh THÂN ÁI của mỗi người tăng cao tột độ. Thủ lănh các Thiên-Thần thâu thập các luồng thân ái như thế ở khắp nơi làm thành một con sông BÁC ÁI vĩ đại hiệp nhứt với thiêng liêng, tức th́ Đức Thượng-Đế đáp ứng, ban rải Ân-huệ rất dồi dào cho Tín-đồ nhờ trung gian vị Thủ Lănh Thiên-Thần. Đó là cách hành lễ hằng ngày, chẳng những có ảnh hưởng tốt đẹp cho Tín-đồ mà c̣n tràn lan các xứ lân cận nữa. Cũng có khi Thiên-Thần thuyết pháp bằng màu sắc, không nói lên một lời nào, chỉ phóng ra những màu sắc đủ loại và biểu lộ các hiệu năng của t́nh thương đối với kẻ khác. Trong lúc làm lễ, người ta đốt các thứ hương trầm để cảm kích các thể-phách.

        2/- Trong các đền thờ màu xanh dương chuyên dùng về ḷng Sùng-Tín, người ta hoạt động, nhứt là bằng âm thanh. Sự phát triển thường rất giống như ở đền thờ màu đỏ sậm, âm nhạc dùng để làm yếu tố chế ngự thay cho màu sắc. Mỗi người đem theo một thứ đàn đă được truyền từ điện, tương tự như một phong cầm tṛn và dây bằng kim loại sáng chói. Người ta đàn để thâu hút ảnh hưởng tâm linh cơi trên. Cảnh vật chung quanh thấm nhuần từ điện của Thần Âm-Nhạc. Mỗi âm thanh cứ tăng gia như thế và mỗi giọng đàn tạo một vùng âm điệu điều ḥa rộng lớn, cao, thấp, dịu dàng và đẹp đẽ nhứt trần gian. Các nghi lễ của đền thờ màu xanh dương cảm nhiễm được cái Vía và Kim Thân của Tín-đồ.

        3/- Trong đền thờ màu vàng chuyên luyện Trí-Huệ, có những lễ nghi để tạo những h́nh tư tưởng có tác dụng cảm động đến thể Hạ-Trí và Nhân-Thể của Tín-đồ đang mài miệt theo tinh thần cao cả. Nhờ kích thích trí năo, ban đầu Tín-đồ thông hiểu bao quát, rồi mở được trực giác. Có người xuất hồn ra khỏi Xác, nhiều kẻ khác sang qua Đại-định.

        Trong các đền thờ nầy, người ta lo luyện Ư-Chí và có kết quả là nhờ Nhân-Thể (corps causal) phát triển mạnh mẽ. Ư-Chí cũng chế ngự Hạ-Trí và luôn cả óc xác thịt, mặc dầu nó đă cao hơn trí óc của giống dân chánh thứ Năm.

        4/- Đền thờ màu xanh lá cây chuyên lo về thiện cảm, có thể xem là tương đương với Pháp Môn Hành-động (Karma Yoga), cũng như đền thờ màu xanh dương và màu đỏ sậm biểu dương Pháp môn Sùng-Tín (Bhakti Yoga), c̣n đền thờ màu vàng tương đương với Pháp môn Minh-Triết (Jnâni Yoga).

        Các nghi thức trong Đền màu xanh lá cây có liên quan với sự cần mẫn hành động. Tín đồ chuẩn bị kế hoạch để giúp đời nhiều cách. Đền thờ đặt dưới quyền các vị Thần chuyên cải tạo.

        Tùy theo cách làm việc của Tín-đồ mà thu hút các Thiên-Thần đồng chí hướng. Không có sự sai biệt về việc tiến bộ của Tín-đồ thuộc các Đền thờ khác loại. Cũng có khi Tín-đồ ở loại Đền thờ nầy đến viếng Đền thờ phái khác. Có người không đến Đền thờ nào cả, nhưng không phải là họ bị coi là thiếu Đạo-Đức hay là thua kém các Tín-đồ ngoan đạo nhiệt thành nhứt. Đó là tùy tánh chất mỗi người. Ai nấy đều khoan dung tột bực và hoàn toàn tự do.

        Đức Đế-Quân Kout Houmi lănh trách nhiệm trông nom đời sống tín ngưỡng và giáo-dục trong khu vực. Ngài lần lượt viếng tất cả các đền thờ và thay thế vị Thiên-Thần hữu trách.

        Trong lănh thổ người ta chú trọng đặc biệt về giáo-dục. Muốn cho công tác được dễ dàng, người ta dùng đủ các vật bổ-trợ như màu sắc, ánh sáng, âm thinh, h́nh thể, điện khí. Các vị Thiên-Thần điều khiển các vị Ngũ-hành để giúp vào công tác một phần quan-trọng. Các vị giáo sư đều có Thần-nhăn. Các Thiên-Thần cũng thường hiện h́nh đặng dạy dỗ. Dân chúng sau khi chết th́ đầu thai lại liền, phần đông nhớ được việc kiếp trước, như thế, những trẻ con bé thơ cũng ư thức được tôn chỉ của lănh thổ và cố gắng sớm theo chiều hướng của Xác thân mới.

        Người ta bận tâm lo mở mang sáng tác và dạy cách thực hành đúng đắn về thị giác. Toán học trở thành rất đơn giản nhờ bảng tính sẵn hoặc máy tính. Chánh tả thành Ngữ âm học, chữ viết rất giống tốc kư nên người ta viết nhanh hơn nói chuyện. Ngôn ngữ th́ dùng Anh văn đă biến cải. Không ai cần học Sử kư, Địa lư chỉ học về các giống dân và những nét đặc biệt. Chương tŕnh học đường có tánh cách thực dụng triệt để.

        Đứa trẻ 12 tuổi thường nhớ tất cả các điều đă học ở tiền kiếp. Người ta dùng bùa để giúp trẻ khôi phục trí nhớ các kiếp trước.

        Người ta tổ chức những buổi lễ dành cho trẻ em tại các đền thờ. Chúng nó hát và chơi những khí cụ để thi hành những cuộc tiến bộ ưu mỹ. Chúng cũng diễn tṛ nơi một khoảng trống về các hành tinh vận chuyển chung quanh mặt trời. Chúng nó rất vui thích chơi như thế mà cũng hiểu rơ là chúng nó đang hành lễ. Một điệu khiêu vũ khác ám chỉ sự di chuyển đời sống từ dăy Nguyệt Tinh sang qua dăy Địa cầu. Tất cả các giáo lư đều được ghi sâu vào trí năo trẻ con bằng phương pháp vừa chơi vừa hành lễ. Các em mặc y phục màu thanh lịch và sáng chói, chúng tập được những sự thao diễn phức tạp phải lắm công phu nhưng đầy cảm hứng. Như thế giáo dục và tôn giáo đă hiệp nhứt không thể tách rời được.

        Các quan hệ gia đ́nh đều có sự thỏa thuận trước. Người chết thường là do ư ḿnh muốn, khi thấy không c̣n hữu ích cho đời nữa. Chỉ trừ trường hợp rủi ro, dân chúng đều chết già, bệnh hoạn dường như không c̣n nữa, nên đến 80 tuổi chưa có vẻ già nua, thường là sống ngoài trăm tuổi.

        Khi người nào thấy sức khỏe suy kém th́ y lựa chọn cha mẹ nào thích hạp cho kiếp tới của ḿnh. Nếu những người nầy bằng ḷng th́ trao cho họ giữ một hộ phù riêng của y, để y luyến ái mà đầu thai lại ở đây. Hộ phù cá nhơn nầy thường là một món nữ trang đă thấm nhuần từ điện của y. Khi y muốn chết th́ y dùng ư chí để bước sang qua thế giới bên kia dễ dàng trong một giấc ngủ êm ái.

        Rất thường khi họ đến ở tại nhà của cha mẹ tương lai rồi chết tại đó. Không có cuộc lễ ma chay lúc tống táng. Bạn thân cũng không tụ họp đưa đón. Xác chết nhờ chất toan thủy và một thứ điện lực nghiền nát ra bụi mịn và xám.

        Giống dân chánh thứ Sáu tự do lựa chọn số phận kiếp sau của ḿnh. Có vài trường hợp rất hiếm, Đức Bàn-Cổ mới sửa đổi kế hoạch nầy khi Ngài không bằng ḷng. Thường thường kẻ làm cha mẹ sắp xếp để sanh 10 hoặc 12 đứa con, và số con, trai gái bằng nhau. Trung b́nh, hai, ba năm mới sanh một lần và sự sanh đôi, sanh ba cũng không ít. Không có ai gầy ṃn, suy nhược hoặc tàn tật. Trẻ nhỏ sởn sơ không bị bệnh hoạn hay chết non.

        Ngày nay người ta thương mến nhau rồi cưới gả v́ sự sanh tồn, nhưng ở đây th́ bổn phận đối với lănh thổ đứng đầu, trên tất cả ưa thích riêng tư. Người ta không c̣n t́nh dục tầm thường và chỉ có cuộc kết hôn khi Đức Bàn-Cổ đồng ư. Vợ chồng có mục đích là sanh con để có Xác thân cho Linh-hồn nhập vào tiến hóa. Lắm khi, cặp vợ chồng mới định kết hôn th́ đă có hai, ba linh-hồn chờ đợi để đầu thai vào làm con. Tục đa thê đă mất hẳn và không có sự ly-hôn.

        Điều vinh-hạnh nhất là được sanh vào gia đ́nh Đức Bàn-Cổ, dĩ nhiên là do Ngài chọn lựa kẻ làm con cháu.

        Giống dân chánh thứ Sáu là dân da trắng,  mặc dầu có người tóc và cặp mắt

màu sậm. Đàn ông cao hơn một thước tám và đàn bà kém to lớn hơn chút ít. Tất cả đều có bắp thịt rắn chắc và cân đối. Khi tuổi đă cao, họ vẫn giữ được phong thái thung dung, gọn gàng và đầy vẻ đẹp duyên dáng. Mỗi tiểu bang đều có Đền thờ, trường học, dinh thự công cộng, gồm thành những cḥm biệt trang, ở cách xa nhau và rải rác trong các hoa viên và vườn tược.

        Các nhà và kiến trúc khác th́ thường thường trống trải. Người ta có thể làm những b́nh phong bằng chất trong suốt, che giữa các khoảng cột. Nóc nhà th́ tṛn, đủ kiểu và đủ cở. Khắp nhà không có góc v́ các pḥng đều tṛn hoặc h́nh thuẩn. Nhà nào cũng chưng nhiều bông hoa và h́nh tượng. Nơi nào cũng có sẵn nước. Ban đêm, trên nóc nhà đèn chiếu sáng trưng và đủ màu.

        Trong nhà rất ít bàn ghế, người ta ngồi hoặc nằm trên những chiếc gối đặt trên mặt đất lót đá cẩm thạch hoặc cẩn xen loại đá bóng láng khác. Y phục giản dị và đẹp đẽ, hơi giống y phục của người Ấn hay Hy-lạp cổ, may toàn bằng vải. Nam nữ không phân biệt, đều mặc đồ sáng chói. Đầu để trần và đi chơn không.

        Giống dân chánh thứ Sáu đều ăn chay trường, và thường dùng bữa nơi nhà hàng lộ thiên. Họ ăn nhiều trái cây của họ sản xuất, rất dồi dào, có khi dùng thức ăn làm sẵn đủ thứ mùi vị thơm tho. Người ta lọc rất nhiều nước biển để phân phát cho dân chúng dùng không hề thiếu. Người ta cũng thêm vào chất hóa học để làm cho nước lọc được mát mẻ, sôi bọt và giải khát.

        Mỗi nhà đều có một bộ Bách khoa toàn thơ c̣n tiếp nối măi, gồm có phần trích yếu các sự việc quen thuộc, tŕnh bày thật vắn tắt và tinh tường. Ở thư viện địa phương thuộc mỗi Đền thờ, th́ bộ Bách-khoa toàn-thơ c̣n đầy đủ hơn nữa. Trong thư-viện Trung ương, người ta c̣n thấy có những quyển sách nguyên bản viết bằng Cổ-ngữ.

        Nhựt báo th́ được thay thế bằng thứ máy gồm có điện thoại và máy ghi chép và in liền thành những trang sách để bổ túc cho quyển toàn-thơ.

        Có khi Đức Bàn-Cổ ban bố những sắc lệnh hay tin tức, Ngài nói tại Đền thờ chánh và lời nói của Ngài đồng thời được truyền đạt đến các Đền thờ khác.

        Sự nghiên cứu về thú vật và thảo mộc không c̣n làm hại đến chúng nó nữa. Chỉ dùng thần-nhăn để xem xét, học hỏi. V́ dân chúng không có bệnh hoạn nên không cần bệnh viện. Khoa-học, Thiên-văn học tiến bộ ngoài sức tưởng tượng của chúng ta. Kết quả thâu thập được nhờ sức mạnh trực tiếp của Ư-Chí. Các vị Ngũ-hành cũng hăng hái giúp vào sự sinh-hoạt của dân.

        Một số tin tức, thông cáo, loan đi bằng phương pháp thần-giao cách-cảm. Lănh thổ cộng đồng được tự túc, chỉ c̣n nhập cảng những bản-thảo xưa, những sách và mỹ-thuật phẩm. Người ta mua các thứ nầy bằng tiền bạc của du khách từ nước ngoài đến chơi, đem xài tại đây, v́ dân trong xứ không dùng tiền bạc để mua bán với nhau. Người ta dùng thuật luyện-kim để chế các đồ nữ trang và vàng ṛng, rồi có khi cũng dùng nữ trang và vàng ṛng nầy để đổi chác lấy đồ nhập cảng.

        Mỗi người tự do chọn lănh công tác chung cho xứ sở. Việc giáo dục được miễn phí, nhưng người ta chỉ chấp thuận cho vào Đại-học những ai có thể thâu thập được sự lợi ích và sự cần thiết cho công tác mà y quyết định thi hành. 

        Mỗi người nhận một số ‘Bông’(bon) để đổi lấy thức ăn và y-phục. Máy móc thật hoàn hảo, chạy êm ru.

        Thời kỳ nầy, khắp hoàn cầu không dùng hơi nóng (Chaleur) để tạo động lực chạy máy. Trước hết, nước lă có sẵn sàng khắp mặt đất để tạo ra điển khí và được chuyển đi đến các nơi thật xa mà không hao mất. Phương cách nầy sau được đổi bằng một phương pháp mới, dùng năng lực của nguyên tử hồng-trần mà ông Keely đă gọi là ‘Force dynasphérique’. Động lực nầy được phân phát vô thường cho khắp nơi và nhiều vô hạn để mọi người tự do sử dụng vào mọi công việc. Như thế không c̣n sự dơ bẩn nữa. Các nhà máy cũng sạch sẽ, đẹp đẽ như tư gia.

        Mỗi người chỉ phải làm việc ba giờ mỗi ngày là đủ bổn phận. Các máy móc cứ

chạy măi gần như là tự động. Trong các cao lâu, người ta thiết lập một hệ thống luân phiên cho nhân viên. Việc làm bếp cũng có thể gọi là tự động, v́ chỉ nhấn một nút điện hay vặn máy chỉnh-lựu là xong. Không c̣n công việc nào dơ dáy hay thô tục nữa. Không công tác nào bị cho là hèn hạ nữa. Công việc hầm mỏ bị bỏ luôn, v́ những món cần thiết đều tạo bằng phép luyện kim. Người ta chế được nhiều loại hợp kim mới.

        Công việc đồng áng đều do máy móc thi hành và cũng gần như tự động. Cho đến các loại máy cũng do máy móc khác chế tạo. Về rác rến, đồ dơ th́ mỗi nhà có máy chế biến hóa học nghiền nát ra thành bột xám giống như tro. Không c̣n kẻ đi làm mướn, v́ không có việc ǵ phải thuê kẻ làm. Khi cần th́ người ta giúp lẫn nhau. Theo nguyên tắc trong xứ th́ tất cả công việc đều làm không lănh tiền công, nên rất ít có tư sản.

        Lối giao thông th́ ít có lộ nhỏ mà rất nhiều Đại lộ xuyên qua các công viên. Ḷng đường lót bằng đá láng bóng đẹp đẽ như cẩm thạch và kê dính liền như có một tấm đá. Cũng có đường lót bằng đá hường dợt, hoặc màu lục tươi sáng. Mỗi sáng, người ta cho nước chảy tràn trề khắp các đường để cho nó sạch sẽ. V́ khắp nơi đều là cỏ và đá láng bóng, nên dân chúng đi chân không. Tuy nhiên trước cửa mỗi nhà đều có để một chậu đầy nước để rửa chân cho mát trước khi vô nhà.

        Mỗi nhà có nhiều xe nhẹ nhàng làm bằng những sợi kim loại, tương tợ như xe chỡ bệnh nhân, chạy rất mau và êm ái. Động lực chạy máy tự nhiên là do năng lực công cộng (énergie universelle) ở khắp nơi. Muốn có thêm năng lực để chạy máy th́ lấy thêm tại một ṿi phân phối. Rất ít khi phải chở chuyên nặng nề. Mặc dầu có nơi dùng máy bay, nhưng người trong xứ khinh bỉ cách đi lại bằng phi cơ v́ họ cảm thấy rằng mọi người đều phải biết đi xa bằng thể Vía. Trong trường học có môn dạy về việc sử dụng thể Vía.

        Khí hậu ở xứ nầy rất tốt v́ không có mùa đông. Bông hoa đều được trồng ở khắp nơi.

        Thời kỳ nầy, dân chúng khắp hoàn cầu đều tiến bộ vô cùng. Âu-Châu trở thành một Liên bang có chánh quyền trung-ương do Đại diện các xứ xử lư.

        Vua các nước thay phiên để làm Chủ-Tịch. Các sự thay đổi nầy do Ngài Jules César thực hành trong ṿng cuối thế kỷ 20, khi Ngài đầu thai lại,- phù hợp với sự Giáng sanh của Đức Chưởng-Giáo của giống dân chánh thứ Sáu. Đức César khuyến dụ hết thảy các nước băi bỏ chiến tranh và dùng tiền bạc đă dự trù cho quân bị, để cải-thiện xă hội, xóa bỏ các cḥi tranh bẩn thỉu, chỉnh trang tất cả thành thị. Chung quanh Ngài có một nhóm người đầy đủ tài năng để cộng tác như: Nă-Phá-Luân, Scipion l’Africain, Akbar, và nhiều vị khác đầu thai lại.

        Trước khi mở cuộc hội-nghị Liên bang đầu tiên, Đức César thiết lập một ngôi đền tṛn, có rất nhiều cửa để tất cả các thủ lănh có thể vào một lượt, tránh việc vị nầy có quyền đi trước vị kia.

        Công việc nầy mở một kỷ nguyên mới, được đánh dấu do sự Giáng-Lâm và sự truyền-giáo của Đức CHƯỞNG-GIÁO. Khắp hoàn cầu chỉ có một Tôn-giáo duy nhứt. Tất cả đều được cải thiện mọi mặt. Chỉ c̣n một số ít quân-nhân lo việc cảnh sát. Không c̣n sự nghèo đói nữa. Cḥi tranh, nhà lá được thay thế bằng hoa viên và vườn tược. Anh ngữ được sửa đổi để dùng khắp hoàn cầu, viết theo tốc kư. Sách in bằng giấy xanh lá cây lợt, mực th́ màu xanh dương sậm, v́ các màu nầy ít làm mệt mắt hơn chữ đen giấy trắng.

        Đời sống văn minh thấm nhuần khắp hoàn cầu, không nơi nào c̣n dă man nữa. Không nước nào sợ bị xâm lấn, không ai nghi ngờ lẫn nhau, mà đối xử với t́nh Huynh-Đệ.

        Tôn giáo mới được truyền bá sâu rộng và có ảnh hưởng mạnh mẽ, giáo lư hoàn toàn khoa học, nên không có sự chống đối nữa. Cơ quan từ-thiện trở thành vô dụng v́ không c̣n ai khổ sở. Trung Hoa không thay đổi văn hóa, nhưng bề ngoài có nhiều cái sửa. Xứ Ấn-Độ không c̣n bị nạn đói. Xứ Tây-Tạng mở rộng cửa cho người ngoại quốc tới lui.

        Hội Thông-Thiên-Học vẫn tồn tại, nhưng chuyên về mục đích thứ HAI và thứ BA, v́ mục đích thứ NHẤT, T́nh HUYNH-ĐỆ đă tiến tới Đại-Đồng. Hội có một viện Đại-học Trung-ương rộng lớn và nhiều chi nhánh khắp hoàn-cầu. Trụ sở Trung-ương tại Adyar xây cất lại thành đền đài lộng lẫy, nóc tṛn vĩ-đại, một phần lớn đền chánh giống như Tai Mahâl. Một khu vực dành riêng cho hóa học huyền-bí, nhà cửa đẹp đẽ.

        Bộ Giáo-lư bí-truyền vẫn c̣n tồn tại, nhưng đă dịch ra quốc-tế ngữ. Hội Thông-Thiên-Học thành lập một khu vực khác biệt với khoa học thế-giới. Hội có một đặc sắc mà các nơi khác không có truyền dạy. Hội xuất bản rất nhiều sách và bảo tồn lợi ích cho các Tôn giáo cũ và các sự việc xưa. Đại-Tá Olcott đầu thai lại ở Californie, là vị Phụ tá cho Đức Bàn-Cổ và là Hội Trưởng danh dự của Hội Thông-Thiên-Học. Cách vài năm th́ Ngài đến viếng Trụ sở Trung-ương một lần.

        Không kể việc hầu hết cả trăm ngàn dân sự trong khu vực cộng đồng, mỗi người đă trải qua Hội Thông-Thiên-Học, nhưng ở đây cũng c̣n đông đảo để tiếp tục công tác Adyar.

        Trong lănh thổ cộng-đồng cũng c̣n hạng người thông minh hoạt-bát nhất, linh-hồn phát minh phong phú nhất và những bậc tài năng khác nhau. Nhưng tất cả sẽ vô ích nếu thiếu sự vâng lời lẹ làng và hoàn toàn tin cậy Chơn-Sư đang sắp đặt mọi việc theo chương tŕnh và chăm sóc cẩn thận. Người trong khu vực cộng đồng, sau khi bỏ xác th́ đầu thai lại liền, không ngừng nghỉ và cố gắng sửa đổi xác thân cho đúng theo kiểu mẫu của Đức Bàn-Cổ đă định. Đó là một công tác khó khăn và cực nhọc, nhưng rất khẩn thiết để đào tạo một mẫu người mới cho giống dân chánh. Ai cũng có thể làm được. Những điều kể trên là bước đầu của giống dân chánh thứ Sáu mà thôi. Chúng ta chưa biết được c̣n bao lâu nữa Mỹ Châu sẽ bị phân chia từng mảnh bởi động đất và hỏa sơn phun lửa, rồi giữa Thái-B́nh-Dương nổi lên một lục địa mới, là nơi cư trú của giống dân thứ Sáu, gần đúng ngay chỗ của Châu Lémurie

khi xưa.

        Giống dân chánh thứ Sáu cũng sẽ có 7 nhánh phụ, và nhánh thứ Bảy của giống dân nầy sẽ được tuyển chọn để thành lập giống dân chánh thứ Bảy. Đó là công vụ của Đức Bàn-Cổ của giống dân chánh thứ Bảy, và giống dân nầy cũng sẽ lần lượt có 7 nhánh. Chưa có ai hiểu được chút nào về công tác nầy. Giống dân chánh thứ Bảy chuyên lo mở SAT hay là đời sống tinh-khiết, một trạng thái của THƯỢNG-ĐẾ, cũng có thể hiểu là đồng nghĩa như CHA, Đấng SÁNG-TẠO và PHÁ-HỦY.

        Khi nhánh thứ Bảy của giống dân chánh thứ Bảy đă làm xong phận sự, Linh-hồn 7 loài trên Địa cầu sẽ chuyển sang bầu Thủy-Tinh (Mercure), chỉ c̣n những người thi rớt ở lại, sống theo Nội-cảnh tuần-hoàn (Ronde intérieure). Đời sống ở bầu Thủy-Tinh ít thiên về vật chất. Tŕnh độ ư-thức mở rộng hơn, v́, dầu nhơn loại tầm thường cũng có Minh-Nhăn (Vision éthérique).

        Rồi từ bầu Thủy-Tinh, Hồn các loài sẽ sang qua bầu F, rồi bầu G. Chừng xong  rồi sẽ bắt đầu Cuộc tuần-hoàn thứ Năm từ bầu A. Kế tiếp là Cuộc tuần-hoàn thứ Sáu, rồi đến Cuộc tuần-hoàn thứ Bảy.

        Măn Cuộc tuần-hoàn thứ Bảy, dăy Địa-cầu nầy sẽ lần lần tan ră, một phần năm nhơn loại sẽ được giải thoát, tức là đắc quả CHƠN-TIÊN, c̣n bao nhiêu phải chờ dăy Địa-cầu thứ Năm thành lập xong sẽ qua đó học tập nữa cho đến khi giải thoát.   

 

PHỤ LỤC

 

CHÚNG TA CÓ THỂ ĐẦU THAI VÀO GIỐNG DÂN CHÁNH THỨ SÁU?

 

        Khi đọc xong đời sống của nhánh dân phụ thứ Sáu của giống dân chánh thứ Năm Aryen, và giống dân chánh thứ Sáu, chắc chắn quí vị cũng như chúng tôi, không ai là không muốn được đầu thai vào các dân tộc nầy, v́ nó tốt đẹp quá, sung sướng quá !!!

        Nhưng có lẽ quí vị lại thở dài và than rằng: 700 năm nữa, c̣n lâu lắm. Vả lại hiện giờ ḿnh sanh trong dân tộc da vàng, tức là nhánh thứ 7 của giống dân Ắt-lăn th́ biết chừng nào ḿnh mới được sanh vào các giống dân cao hơn (thứ 5 và thứ 6) ?

        Xin các bạn đừng lo, v́ Huyền-Bí-Học cho biết, chúng ta có thể đi lẹ hơn lệ thường, nếu chúng ta cố gắng tạo cho ḿnh có đủ một số điều kiện cần thiết, th́ được sanh vào các giống dân mới đă nói trên. Đó là những HẠNH KIỂM TỐT và HY SANH.

        Chúng ta chẳng khác nào các Sinh viên tự do đang học lớp 9 Trung học. Nếu muốn vượt bực để thi Tú-tài I và vào học lớp 12, chúng ta có thể không cần vào trường, học đủ 2 năm của lớp 10 và 11, mà chúng ta theo thầy dạy luyện thi và chuyên tâm học tập một thời gian ngắn th́ đầy đủ chương tŕnh của 2 lớp ấy để ta thi Tú-tài I và vào học lớp 12.

        700 năm nữa, tuy thấy lâu, nhưng người tu hành chơn chánh, có tâm đạo, sau khi bỏ xác th́ được hưởng cảnh thanh nhàn tại cơi Hạ-Thiên cả một, hai ngàn năm, khi đầu thai trở lại Trần, kiếp sau, th́ thấy đă trể lắm rồi.

        Vậy, nếu muốn kiếp sau được nhập vào giống dân thứ Sáu th́ bây giờ chúng ta phải bền chí, chuyên cần nghiên cứu và thực hành những bài học của các nhánh dân Aryen để tạo cho ḿnh có đủ điều kiện, xứng đáng vào giống dân mới, nhứt là t́nh HUYNH-ĐỆ ĐẠI-ĐỒNG.

        Những điều kiện đó đă được tŕnh bày rành rẽ trong quyển DƯỚI CHƠN THẦY, cũng như quyển CON ĐƯỜNG CỦA NGƯỜI ĐỆ TỬ hay quyển CÁC VỊ PH̉ TRỢ VÔ H̀NH.

        Đó là những HẠNH KIỂM TỐT mà vị Đệ-tử phải tập luyện cho được. Nếu chúng ta bền chí, học tập nhiệt thành, trau giồi các đức tánh tốt th́ chắc chắn sẽ được măn nguyện.

VẠN VẬT THÁI B̀NH

TRÚC LÂM và  TRI-THIỆN

 

MỤC ĐÍCH

CỦA HỘI THÔNG-THIÊN-HỌC

------

        1/- Xây dựng t́nh HUYNH-ĐỆ ĐẠI ĐỒNG giữa nhân loại, không phân biệt ṇi giống, giai cấp, nam, nữ hoặc tín ngưỡng.

 

        2/- Khuyến khích sự nghiên cứu đối chiếu các Tôn giáo, Triết học và Khoa học.

 

        3/- Nghiên cứu những Luật Thiên Nhiên chưa giải thích được và những quyền năng ẩn tàng ở trong con người.

 

        Vị nào chỉ tán đồng một mục đích thứ nhất cũng có thể được nhận làm hội viên.

Tân Châu, ngày 22/01/1972

 

 

 HOME T̀M HIỂU  NHẬP MÔN  sách  TIỂU SỬ   BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN  BÀI VỞ  THƠ   gifts  TẾT 2006  QUEST  MAGAZINES