Không Tôn Giáo Nào Cao Hơn Chân Lư

 HOME T̀M HIỂU  NHẬP MÔN  sách  TIỂU SỬ   BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN  BÀI VỞ  THƠ   gifts  TẾT 2006  QUEST  MAGAZINES

 

Sách Sưu Tầm

HỘI THÔNG THIÊN HỌC VIỆT NAM

CHI BỘ BÁC ÁI - TÂN CHÂU

NHƠN LOẠI TRÊN ĐỊA CẦU

CÁC GIỐNG DÂN

Sách tặng  - Tập 1  -  1971

 

NHƠN LOẠI TRÊN ĐỊA CẦU

CÁC GIỐNG DÂN

--------

        Hiện tại trên Địa Cầu người ta chia các giống dân theo màu da, như da đen, da vàng, da trắng, v.v. . . và công nhận dân da trắng thông minh hơn hết, khôn ngoan hơn người xưa. Khoa học vật chất lại tiến bộ, họ phát minh được nhiều điều mới lạ đến nỗi dám đại ngôn là nhơn loại sẽ cướp quyền tạo hóa. Nhưng khi các nhà khảo cổ t́m gặp những di tích của thời kỳ xa xưa như các xác ướp c̣n nguyên vẹn, không rơ ướp bằng chất thuốc ǵ, những hột lúa ḿ trong các ngôi mộ cổ, đă mấy ngàn năm, đem ra gieo vẫn mọc lên tươi tốt. Các kiến trúc phi thường như những Kim-Tự-Tháp ở Ai Cập, đền Đế-Thiên Đế Thích ở Cao Miên, v.v. . . , người ta phải nói ngược lại là người xưa tài giỏi hơn người đời nay.

        Thật sự, nhơn loại hồi xưa chưa tiến hóa nhiều, nhưng khi mỗi giống dân ra đời th́ có các vị Tiên Thánh xuống Trần d́u dắt, chỉ dạy những điều cần thiết, nên ngày nay mới c̣n lưu lại một số ít kiến trúc phi thường, mầu nhiệm. Nhơn loại ban đầu th́ dă man ngu dốt, rồi sau mới tiến bộ lần lần từ tinh thần đến vật chất và càng ngày càng hiểu rộng, thông minh hơn trước. C̣n những di tích tinh xảo, huyền bí là do các vị Tiên Thánh xuống Trần cai trị, dạy dỗ, chỉ huy cho dân chúng tạo lập. Trí óc nhơn loại tầm thường không sao so sánh nổi với sự thông hiểu của các vị đă thoát ngoài ṿng Luân hồi, Nhân quả, đừng nói chi đến đấng Tối Cao. Khi nào các sự suy yếu, bệnh tật, răng long, đầu bạc, sự già, sự chết c̣n đến với nhơn loại, th́ con người c̣n thấy rơ là không sao qua được Luật Trời. Muốn có được những quyền năng như các vị Tiên, Thánh, con người phải trải qua 7 Cuộc Tuần Hoàn, nhưng bây giờ Linh Hồn nhơn loại tại Địa Cầu nầy mới đi qua xong 3 Cuộc Tuần Hoàn, và hiện chúng ta đang ở giữa Cuộc Tuần Hoàn thứ Tư. Hễ qua một Cuộc Tuần Hoàn, tức là qua một ṿng 7 bầu của một Dăy Hành Tinh, th́ Linh Hồn mở mang sáng suốt thêm lên nên xác thể cũng tiến lên, càng mảnh mai, đẹp đẽ, nhạy cảm hơn để tương xứng với Linh Hồn. (Xin xem kỹ lại quyển : Nguồn Gốc Nhơn Loại.)

        Dăy Địa Cầu tuy có 7 bầu, nhưng hai bầu A và G th́ bằng chất Thượng Thanh Khí thấp (Matière mentale inférieure), hai bầu B và F th́ bằng chất Thanh Khí (Matière astrale), nên mắt phàm không thấy được 4 bầu nầy; chỉ có 3 bầu: C (Hỏa Tinh), D (Địa Cầu), và E (Thủy Tinh) th́ bằng chất Hồng Trần, nên khoa Thiên Văn mới thấy được.

        Xác thể của 7 loài ở Hành Tinh nào th́ sẽ được tạo bằng chất khí của bầu đó, cho nên ở bầu A và G nó được tạo bằng chất Thượng Thanh Khí thấp, nhơn loại hoạt động trong thể Hạ Trí chớ không cần Vía và Xác Thịt; tại bầu E và F, tạo bằng chất Thanh Khí th́ nhơn loại hoạt động trong thể Vía, và tại các bầu C (Hỏa Tinh), D (Địa Cầu), E (Thủy Tinh), nhơn loại mới có Xác thân Vật chất để hoạt động tại cơi Trần.

        Nơi đây, chúng tôi chỉ nói chuyện nhơn loại tại Địa Cầu, c̣n về bầu Hỏa Tinh và Thủy Tinh, khi có dịp chúng tôi sẽ nói đến.

        Hiện giờ, Linh Hồn nhơn loại đang sinh hoạt tại Địa Cầu, đây là lần thứ tư. Ba lần trước th́ thuộc về ba Cuộc Tuần Hoàn đă qua, xác thịt nhơn loại không giống như h́nh dạng ngày nay.

 

CUỘC TUẦN HOÀN THỨ NHỨT

(Tại Địa Cầu)

 

        Vật Chất ở Địa Cầu cứng lần lần, nhưng nhiệt độ quá cao; có những hồ, ao, biển cả và những đám mưa kim loại tuôn xuống. Địa cầu c̣n là một bầu lửa, bùn śnh đang sôi. Nhơn loại lúc bấy giờ đang hoạt động trong một xác thân bằng chất dĩ thái, giống như một lùm mây, trôi nổi b́nh bồng. Họ rút thêm chất hơi và dĩ thái bao quanh ḿnh. Họ hút những chất khí đang sôi để làm vật thực. Họ sanh hóa bằng cách phân thân và sống rất lâu. Không khí nóng trên 3.500 độ.

 

CUỘC TUẦN HOÀN THỨ NH̀

 

        Khi Hồn Nhơn loại trở lại Địa Cầu lần thứ nh́, th́ nhiệt độ ở Địa Cầu sụt xuống rất thấp; loại đồng thau hồi trước là chất lỏng, nay lần lần đặc lại. Có một lớp đất mỏng bao phủ ở gần hai đầu Địa Cầu. Xác thân nhơn loại cũng đông đặc lại như chất keo, nên biến đổi h́nh dạng rất dễ dàng. Bà Blavatsky gọi nó là những ổ bánh nho, v́ nó có những cục u kỳ dị nhô lên để dùng làm tay chơn. Lúc đầu mấy cục u nầy ló ra ḷng tḥng rồi thun vô, như tác động của con vi trùng amibe, đến sau nó không thun vô nữa. Nhiều người thân xác c̣n nhẹ nhàng, tinh vi đến nỗi có thể bay lượn trên bầu không khí nặng nề lúc đó. Những người khác th́ lăn tṛn để đi tới chớ không ḅ trườn, nhưng chẳng có ai đứng được nếu không có sự giúp đỡ. Phía trên thân ḿnh có một cái miệng để hút vật thực. Thường thường, nó bám vào ḿnh đồng chủng để hút như đỉa hút máu. Kẻ nào bị nó hút th́ chỉ c̣n cái bộng và chết luôn. Họ có bàn tay như tấm ván. Khi vui mừng th́ kêu vang lên như tiếng kèn.

        Lần hồi h́nh dạng xác thân bớt kỳ dị, họ biết ḅ trên mặt đất như con sâu; đến sau, ở gần vùng Bắc cực, con người có tay chân rơ rệt, nhưng chưa đi đứng được và tỏ ra có chút ít khôn ngoan.

        Họ được một vị Barishad gom lại một ḥn đảo, dạy cho họ ăn cỏ chớ không hút máu đồng loại nữa. Họ bắt đầu mở vị giác. Dưới đáy lỗ miệng lần lần sâu xuống và trở thành bao tử. Khi có vật ǵ không hạp mà lọt vào miệng th́ bao tử lộn ngược lên cho vật đó lọt ra ngoài và họ không đau đớn ǵ cả.

        Họ sanh sản bằng cách nảy chồi. Một cục u mọc trên xác thân, ít lâu sau rớt ra và sống độc lập thành một người khác.

        Sự hiểu biết của họ c̣n bông lông và mơ hồ.

        Hết Cuộc Tuần Hoàn thứ hai nầy, con người mới thành người thiệt thọ. Bầu không khí nặng nề và ngộp thở, giúp cho thảo mộc phát triển mau lẹ. Nhiều loại cỏ to và cao đến 12 thước, mọc sum sê dưới bùn nóng, thành những khu rừng rậm. Loại thảo mộc nầy sau chôn vùi xuống đất, đến nay thành ra những lớp than đá.

        Vào cuối Cuộc Tuần Hoàn nầy, một phần trái đất đă nhô lên, cứng rắn và ấm áp. Người ta nghe những tiếng kêu rắc rắc to lớn, có lẽ là do sự co rút của đất cát, và mỗi ngọn núi là một hỏa diệm sơn đang cháy.

 

CUỘC TUẦN HOÀN THỨ BA

 

        Đến Cuộc Tuần Hoàn thứ ba, tại Địa Cầu, Xác thân con người lần lần giống với Xác thân hiện nay, nhưng to lớn, giềnh giàng, thô kịch. V́ mới tập đứng nên đi chưa vững, khi bị rượt hay sợ hoảng th́ ngă xuống và chạy bốn cẳng. Thân ḿnh bắt đầu mọc lông mao và lông tơ. Mắt nhỏ và dang xa nhau, nên họ có thể ḍm ngang được dễ dàng. Hàm dưới thật to, gần như không có trán và giống như cuộn thịt dồi. Đầu ngă ra sau một cách kỳ lạ. Cánh tay thật dài. Bàn tay, bàn chân to lớn và dị kỳ. Gót chân dài ra sau nên đi tới đi lui đều dễ dàng, mau lẹ, nhờ có con mắt thứ ba mọc phía sau đầu. Ngày nay nó đă ẩn vào trong, biến thành cái hạch tại đỉnh đầu, gọi là Tùng-quả-tuyến (glande pinéale).

        Thời kỳ nầy con người mới mở lư trí nhưng chỉ về t́nh dục và bản năng. Họ chưa biết dùng lửa và chưa biết đếm. Họ ăn thịt thứ nhớt lầy thuộc loài ḅ sát, nhưng họ cũng đào thứ nấm mọc dưới đất để ăn.

        Giữa Cuộc Tuần Hoàn thứ ba, khi nhơn loại sanh sản thêm đông, chiếm được nửa mặt Địa cầu, th́ bắt đầu phân chia nam nữ. Lúc bấy giờ, Đức Bàn Cổ mới đưa một nhóm Linh Hồn nhơn loại ở bầu D của dăy Nguyệt Tinh đến đầu thai vào giống người nói trên.

        Lần lần lớp con cháu không giống lớp trước, h́nh vóc nhỏ hơn, sớ thịt khít khao hơn, màu da cũng sáng hơn, tạo thành hai giống người.

        Họ thường gây ra chiến tranh với nhau. Giống người to lớn t́m thế bắt người nhỏ vóc để ăn thịt. C̣n giống người nhỏ khôn ngoan hơn, nên không bao lâu, họ thắng được người vóc to và cai trị được tất cả dân nầy.                                                    

        Trong Cuộc Tuần Hoàn thứ 3 nầy, tốp Thú thứ hai được đầu thai làm nhơn loại. Thuở ấy, thú vật đều có vảy, loài chim cũng có vảy chớ không có lông vũ. H́nh dạng không giống bây giờ, dường như thân ḿnh loại thú nầy ráp vào đầu loại thú kia. Chúng nó nửa chim, nửa loài ḅ sát, thật lạ kỳ.

        Địa cầu cũng chưa ổn định, c̣n xảy ra những cuộc động đất và núi lửa phun lên. Đời sống rất khó khăn. H́nh trạng đất đai rất khác lạ. Núi dường như quá cao không thể tưởng tượng nổi. Những thác nước hùng vĩ phi thường. Những cơn gió trốt mạnh mẽ thường xảy ra.

        Giống dân chánh thứ nhứt và thứ nh́, xác thân chưa cứng rắn nên sanh sản bằng cách chia hai, thành hai người. Đến giống dân thứ ba nầy th́ sanh sản có nhiều cách như đâm chồi hoặc rịn ra chất nhựa như mồ hôi, khi đông đặc lại thành một người mới, hay noăn sanh, nghĩa là con người đă được tạo thành ở trong cái trứng. Nhơn loại lúc nầy c̣n là ái nam, chưa phân biệt rành nam, nữ, mặc  dầu có một bộ phận phát triển hơn bộ phận kia. Nhơn loại bắt đầu có văn hóa thô sơ.

 

CUỘC TUẦN HOÀN THỨ TƯ

 

        Khi Linh Hồn của 7 loài đi giáp ṿng thứ ba th́ được nghỉ một thời gian rồi khởi đi Cuộc Tuần Hoàn thứ Tư, cũng từ bầu A, B, rồi đến C là Hỏa Tinh. Khi đến bầu D là Địa Cầu lần thứ tư nầy th́ h́nh dạng 7 loài thay đổi khác trước rất nhiều. Hồn thú bây giờ không c̣n được đầu thai vào xác Nhơn loại nữa. Con Người bắt đầu bước vào đường Đạo và học ôn lại các điều đă học ở ba Cuộc Tuần Hoàn trước. Điều nầy cốt ư giúp các Linh hồn chậm bước có dịp để theo kịp đồng loại của ḿnh.

        Giống dân chánh thứ Nhứt ở trong cái Phách bằng dĩ thái chớ không có Xác thịt, để ôn lại bài học của Cuộc Tuần Hoàn thứ Nhứt. Giống dân chánh thứ Nh́ th́ giống h́nh ổ bánh nho, để ôn lại sự kinh nghiệm của Cuộc Tuần Hoàn thứ Hai.

        Giống dân chánh thứ Ba học ôn Cuộc Tuần Hoàn thứ Ba. Người ta có thể nói: Giống dân chánh thứ Tư mới thật hạp với Cuộc Tuần Hoàn thú Tư.

 

GIỐNG DÂN CHÁNH THỨ NHỨT

       

        Lúc ban đầu mặt Địa Cầu bị xáo trộn ghê gớm: núi ngă, đất động, hỏa sơn phun lửa, sóng biển to lớn phi thường, tuyết, băng, phún thạch to như núi rung chuyển. Khắp nơi, lửa cháy rực trời; bảo tố, ṿi rồng cuốn nước, gió lốc tàn phá cả mặt đất. Cảnh tượng hỗn độn như Cuộc Tuần Hoàn thứ Nhứt.

        Cảnh hỗn độn nầy cứ tiếp diễn không ngừng đến 200 triệu năm, sau đó mới có định kỳ và cách khoảng nhau rất lâu. (Giáo Lư Nhiệm Mầu III, trang 281).

        Trong ṿng 300 triệu năm, các vị Ngũ Hành phải bận lo tạo h́nh thể các loài Kim Thạch, Thảo Mộc và các Thú Cầm bực thấp. Các Ngài dùng các mảnh vỏ c̣n sót lại của 3 loài nầy hồi ba Cuộc Tuần Hoàn trước để tạo những h́nh thể mới tốt đẹp hơn. Do đó mới sanh ra đủ những quái vật tạp chủng, nửa người, nửa thú. Nhiều loài ḅ sát sanh ra h́nh dáng dị kỳ.

        Khi thời kỳ hỗn độn gần chấm dứt, vài vị Thần Barishads đến và đùa các h́nh thể thấp kém qua một bên để có chỗ cho loài người và các h́nh thể cao đẹp sinh sống.

        Vùng đất thứ nhứt nổi lên giữa Đại Dương, nước ấm áp và chuyển động. Đó là ngọn núi Mérou, người ta gọi là Poushkara, mặc dầu, thật ra là tên của Đại lục thứ Bảy. Đây là Địa Linh Bất Diệt, hiện nay nó ở trong Sa mạc Gobi. Người ta cũng gọi là đất của Thiên Thần, là Bạch Đảo, Shvetadvipa, đất Trung Ương, và có khi là Jamboudvipa. Người Parsis gọi là Airyana Vaejo và nh́n nhận là nơi sanh của nhà Tiên Tri Zarathoustra.

        Từ Thánh Địa, núi Mérou có 7 mũi đất cao ló ra ngoài biển. Mỗi giống dân đều khởi sanh ra tại Thánh Địa nầy, rồi sau mới được đưa sang nơi khác để lập nghiệp.

Khí hậu ở đây luôn luôn mát mẻ, dịu hiền như lúc mùa XUÂN.

        Các Thần Barishads Pétris dùng Ư Chí tách đôi cái Phách của các Ngài và để cái Phách thứ 2 nầy dang ra xa, nổi b́nh bồng trong không khí và lờ đờ trên mặt biển đang sôi sục. Linh hồn nhơn loại nhập vào cái Phách nầy, hạ xuống Trần để trở thành người. Ấy là giống dân chánh thứ nhứt. Họ sanh sản bằng cách phân thân hoặc đâm chồi. Khi h́nh vóc họ phát triển to lớn như cũ rồi th́ họ phân thân nữa. Ban sơ, hai phần bằng nhau, sau lại, một phần lớn, một phần nhỏ. Phần nhỏ là con cái, cứ lớn lần lên, khi đúng sức th́ tách ra một phần nhỏ khác. Họ không chết. Họ mở thính giác trước nhất. Nước và lửa không hề làm hại họ được.

 

GIỐNG DÂN CHÁNH THỨ NH̀

 

        Giống dân chánh thứ nhứt trải qua một thời gian rất lâu, không ai biết được rơ, rồi mặt đất được ổn định. Một vùng đất rất rộng nổi lên ṿng quanh các mũi đất của lục địa cũ. Lục địa thứ nh́ nầy gọi là Hyperboréen, hay là Blaksha. Nó gồm miền Bắc Á Châu đến Groenland và Kamtchatka. Miền Nam là biển rộng, sóng bủa ầm ầm mà ngày nay là Sa-mạc Gobi, nối liền Spitsberg và Suède, Norvège tới đảo Anh Quốc. Khí hậu nóng nực, cây cỏ mọc rậm rạp. Đến khi phong thổ hạp với giống dân chánh thứ nh́ th́ các vị Thiên Thần mới làm ra một thể cứng hơn, bao bọc cái thể mềm của giống dân thứ nhứt. Như thế, đột nhiên giống dân thứ nhứt biến mất và trở thành giống dân thứ hai.

        Giống dân nầy cảm thông được một phần nhỏ ư thức Bồ Đề và mở thêm xúc giác, nên họ được 2 giác quan là thính giác và xúc giác. Dân nầy được gọi là: Kimpouroushas, con của mặt trời và mặt trăng, nghĩa là của Lửa và Nước. Giống dân thứ nh́ da như mạ vàng, có khi sậm lại như màu da cam. H́nh dáng phần đông tương tợ như loài thú, những tốp khác có vẻ giống người. Họ ḅ, trườn, leo và kêu nhau bằng tiếng dịu dàng như tiếng sáo.

       Lá rừng xanh chói, bông h́nh lục giác, màu sặc sỡ dưới ánh sáng mặt trời. Cảnh vật đầy nhựa sống, linh hoạt vô cùng. Thuở ấy, tất cả thân xác muôn loài đều trở nên cứng rắn theo thời gian.

        Xác thân con người cũng cứng thêm nên không thể sanh sản bằng cách phân hai được nữa. Nơi lỗ chơn lông nhỉ ra những giọt nước mồ hôi nhớt lầy và trắng đục. Những giọt nước nầy cứng lần lần, nở lớn thêm và thành ra một con người mới. Người ta lúc nầy có hai bộ sanh dục mới tượng. Có nhiều dấu tích về cách sanh sản nầy trong các kinh Pourânas:” Tất cả sanh ra từ lỗ chơn lông của ông bà họ”. Họ là những người bán nam, bán nữ. Hiện nay thỉnh thoảng ta thấy có người ”lại cái” ; người đàn ông vẫn có hai vú, nhưng không dùng vào việc ǵ hết. Nhơn loại lúc ấy dân số c̣n bị hạn chế, nên các Thiên Thần phải nỗ lực giúp loài thú tiến lên loài người thật nhiều, trước khi cánh cửa bị đóng lại.

 

GIỐNG DÂN CHÁNH THỨ BA

 

       Giống dân chánh thứ Ba là dân Lê-muy-ri (Lémurien) mà người Ấn-Độ gọi là Dânavas, thời kỳ học ôn lại bài học của Cuộc Tuần Hoàn thứ Ba.

        Lúc nầy, tại biển miền Nam Plaksha đất nổi lên, ấy là đồng cát Gobi (Qua-Bích), đất Tây Tạng và Mông Cổ. Đồng thời dăy núi Hy-mă-lạp-sơn ở miền Nam cũng nổi lên, nối liền Hi-mă-lạp-Sơn đến Tích Lan, Sumatra, Úc Châu, Tasmanie và cù lao Pâques; đất bồi sang qua miền Tây đến Madagascar và nột phần Châu Phi; Norvège, Suède, Sibérie và Kamtchatka đều nổi lên. Các xứ nầy là Lục-địa thứ ba (Lémurie) của giống dân chánh thứ Ba. Nó dính liền với Đại-lục thứ Hai. Sau nhiều thế kỷ, lục địa khổng lồ nầy bị chia xẻ thành ra nhiều cù lao to lớn, rồi Châu Lémurie bị hỏa diệm sơn phun lửa, đất nứt ra và ch́m xuống biển, chỉ c̣n lại mấy cù lao Australie và Madagascar. Dân  Lémurie bị nạn lửa và ngộp thở, c̣n dân Ắt Lăn th́ bị nạn nước lụt.

        Giống dân chánh thứ Ba là Tổ tiên của dân da đen. Dân mọi Pydmée ở Phi Châu hiện thời là nhánh nhóc của giống dân chánh thứ Ba c̣n sót lại.

        Nhánh thứ nhứt của dân nầy cũng sanh ra bằng những giọt mồ hôi và 2 bộ sanh dục mới tượng. Đầu, h́nh tṛn dài như trứng gà để đứng và có một con mắt ở trên chót; trán th́ giống một khúc dồi và hàm răng nhô ra.

        Nhánh thứ nh́ th́ xác thân cũng bằng mồ hôi hóa ra. Những giọt mồ hôi trở nên cứng và tṛn. Mặt trời đốt nóng chúng nó. Mặt trăng làm cho chúng nó mát mẻ và uốn nắn chúng nó. Gió nuôi dưỡng chúng nó cho đến khi thành người. (Doctrine secrète, III, 20). Các xác thân mềm, lần lần có thêm một cái vỏ cứng h́nh trứng.

        Nhánh thứ ba xác thân “lại cái” tượng h́nh trong vỏ trứng, càng ngày càng mỏng. Đứa nhỏ ở trong trứng như gà con, khi khảy mỏ, vỏ trứng bể th́ nó chun ra ngoài, biết đi và chạy được.

        Lần lần một bộ phận, âm hoặc dương trở nên lớn hơn bộ phận kia. Xác thân họ to lớn hơn người bây giờ nhiều. Thị giác bắt đầu mở. Ban đầu họ chỉ có một con mắt tại giữa trán. Đến sau họ có thêm 2 con mắt nữa, nhưng họ ít khi dùng đến cặp mắt nầy cho đến nhánh thứ bảy. Khi giống dân chánh thứ Tư gần sanh ra, th́ loài người mới tập dùng cặp mắt nầy, v́ con mắt thứ nhứt thục vô trong đầu, thành cục hạch gọi là Tùng Quả Tuyến (Glande pinéale). Nhánh thứ nhứt và thứ nh́ tỏ sự vui mừng, đau đớn, thương yêu và giận hờn bằng tiếng la. Đến nhánh thứ Ba, họ nói tiếng độc âm. Họ dùng được 3 giác quan: Thính giác, xúc giác và thị giác.

        Khi giống dân chánh Lê-muy-ri sanh đến nhánh thứ Tư th́ cốt địa cầu nghiêng triền, khí hậu nóng nực của miền Bắc cực lại trở thành lạnh lẽo vô cùng, những nhánh nhóc của giống dân thứ Hai và các nhánh thứ nhứt, thứ nh́ của dân chánh thứ Ba đều chết hết. Loài cây cối, thú cầm và loài người không c̣n to lớn nữa mà h́nh thù trở nên bé nhỏ. Các nhà Tự Nhiên Học đều nói rằng:”Thời đại Trung Tân Thế (Période Miocène) đảo Groenland và Spitzberg đều có khí hậu gần như miền Ôn đới.”

        Nhánh thứ tư của giống dân chánh thứ Ba cũng ở trong trứng sanh ra, nhưng chừng sanh ra th́ phân biệt nam, nữ liền. Từ ngày phân nam, nữ đến nay đă được hơn 16 triệu rưởi năm rồi. Tới khi nhánh thứ Tư gần tàn th́ đứa nhỏ trong trứng nở ra lại yếu đuối, không đi đứng liền được.

        Vài thế kỷ trước khi phân biệt nam, nữ th́ có nhiều vị Thần Nguyệt Tinh (Barishads) đầu thai vào xác thể con người để kiến thiết cơi Hồng Trần. Những vị ở trong trứng sanh ra lúc sau cùng nầy (les derniers nés de l’oeuf ), rất tấn hóa. Da đỏ, ửng vàng, bóng ngời và xinh đẹp vô cùng. Tướng mạo oai phong, thân h́nh to lớn và đều đặn. Con mắt chính giữa trán long lanh, sáng rỡ như ngọn đèn, trái lại nhơn loại cấp bực thường th́ mắt lờ đờ, mũi xẹp, càm to và đưa ra trước, trông thật dị h́nh.

        Trước khi nhánh thứ Tư nầy được sanh ra th́ các vị thần Barishads đưa 3 nhóm Linh Hồn từ dăy Nguyệt Tinh đến Địa cầu :

        1/- Nhóm A, hơn 2 triệu Linh Hồn, hào quang màu da cam,

        2/- Nhóm B, gần 3 triệu Linh Hồn, hào quang màu vàng,

        3/- Nhóm C, hơn 3 triệu Linh Hồn, hào quang màu hường.

        Nhưng nhóm A, Linh Hồn màu da cam, v́ phách lối, chê các xác thân nhơn loại xấu xa, không chịu nhập Xác; chỉ có hai nhóm B và C, Linh hồn màu vàng và màu hường, vâng lời đầu thai vào nhơn loại và sửa đổi lần lần các h́nh dạng trở nên tốt đẹp, thành lập nhánh thứ Tư, giống xác thân Nhơn Loại hiện giờ. C̣n nhóm A Linh Hồn màu da cam, đến sau cũng bị bắt buộc phải đầu thai, nhưng v́ đi trễ nên h́nh thể vẫn c̣n thô kệch, thuộc về giống dân lạc hậu, xảo trá, xấu xa, c̣n phải trải qua nhiều cuộc thử thách đau đớn.

        Trong khi đó th́ Đức Ngọc Đế Sanat Koumara và 3 vị Đệ Tử (Người ta cũng gọi là 4 vị Hồng Quân) từ bầu Kim Tinh đến Địa Cầu. Ngài có đem theo 105 Linh hồn thường dân cho đầu thai vào đân chúng, cùng lối 30 vị Đại Thánh, đủ cấp bực, để giúp đỡ các Ngài. Ngài cũng đem theo lúa ḿ (froment), loài ong và loài kiến đến Địa Cầu. Lúa ḿ và mật ong là hai thứ thực phẩm bổ dưỡng nhất. C̣n ong và kiến giúp cho  cây cối kết   quả mau lẹ. Ngày nay, các nhà bác học cũng chưa tri ra được nguyên nhân nào mà 2 loài nầy biết sống tập thể.

        Thời kỳ nầy, có các vị Tiên Thánh ra đời làm vua, chỉ huy cho dân chúng xây dựng nhiều thành tŕ rộng lớn, cất được Đạo Viện Shamballa hùng vĩ, Đô thành thiêng liêng. Những di tích ấy, người ta nói là của dân Cyclope, hiện nay vẫn c̣n, để chứng tỏ sự oai hùng và khôn ngoan của người thuở đó. Họ dùng những tấm đá khổng lồ để xây đường mà tới đời nay chưa có vị kỹ sư nào t́m thế nhúc nhích được. Hiện giờ c̣n những tấm đá lớn, hễ đụng tới th́ nó lúc lắc măi; người ta gọi là Pierres branlantes. Đó là vấn đề mà khoa học tân tiến chưa giải nổi. Có người cho rằng: những tấm đá đó là những phương thế để giao thông cơi Trần với cơi Tiên của giống dân thứ Ba.

        Khi sự phân chia nam, nữ đă xong th́ có 7 vị Thần Nguyệt Tinh hoạt động cho sự tiến hóa tinh thần của nhơn loại. Các Ngài chia ra 7 khu vực tùy theo bản tánh đặc biệt 7 cung. Dân chúng sanh ra đông đảo ở rải rác khắp nơi.

        Có 5 hạng người đến đầu thai tại Địa cầu là:

        1/- Linh Hồn vừa thoát kiếp thú,

        2/- Linh Hồn có Nhân thể bằng lằn gạch và đă có đầu thai rồi trên Địa cầu.

        3/- Linh Hồn ở bầu Hỏa Tinh.

        4/- Linh Hồn tiến hóa ở cơi Niết Bàn, giữa 2 dăy Hành tinh.

        5/- Linh Hồn có Nhân thể toàn vẹn, từ bầu G, F và E của dăy Nguyệt Tinh đến.

        Tới NHÁNH THỨ NĂM, trứng sanh ở trong ḷng người mẹ. Qua nhánh thứ Sáu và thứ Bảy th́ cách sanh sản như ngày nay.

        Đến nhánh thứ Năm, các vị Thần Barishads đầu thai làm vua chúa, dạy dỗ dân chúng nghệ thuật và văn hóa. Các Ngài giúp dân chúng tạo nhiều đô thị lớn, hiện c̣n roi dấu như đô thị ở Madagascar, cất theo kiểu Si-lốp.

        Qua đến lớp con cháu, v́ không cần dùng con mắt trên đỉnh đầu, nên nó thụt vô thành Tùng Quả Tuyến, và hai con mắt ở hai bên mới khởi hoạt động.

        Họ tập nhiều con thú to lớn có vảy để làm thú vật nhà. Họ ăn bất cứ là con thú ǵ, cho đến thịt người họ cũng không từ. Da họ đen sậm, thân h́nh to lớn, cao hơn ba bốn thước. Đầu h́nh trứng, càm to và dài, mặt trẹt, hai con mắt nhỏ ở hai bên đầu rất sáng nên họ ngó thấy bên tả, bên hữu đều dễ dàng. Con mắt sau đỉnh đầu giúp họ thấy phía sau, dĩ nhiên là nơi đây không có tóc. Chơn tay họ dài hơn chúng ta. Bàn tay và bàn chơn rất lớn. Gót chơn dài ra sau nên họ đi lui cũng dễ như đi tới trước. Họ mặc một tấm da rộng có vảy, giống như da con tây, (ngày nay nhờ đào đất t́m ṭi mới thấy được dấu vết đó). Tóc ngắn, chung quanh đầu họ vấn một miếng da khác, có treo ḷng tḥng những hột cây rừng bóng ngời đủ màu: đỏ, xanh, vàng, tím, v.v. . . Nơi tay trái, họ cầm một cây gậy nhọn, cao ngang đầu, để hộ thân hoặc chiến đấu. Tay mặt họ nắm một đầu dây (thứ dây leo ở trong rừng) có cột theo một con thú, loại ḅ sát to lớn dị kỳ, giống như loại Xà-đầu-long. Họ tập những loại thú ḅ sát để đi săn thịt. (La Lémurie perdue, page 38, 39,

W. Scott Elliot).

 

NHÁNH THỨ SÁU

 

        Những người thuộc về nhánh thứ Sáu của giống dân chánh thứ Ba, đáng được chú ư về màu da. Họ không đen hoặc nâu sậm như nhóm người nhánh thứ Năm, mà từ màu xanh đậm đổi ra xanh lợt. Khi giống dân gần tàn, đầu của họ cũng c̣n h́nh trứng, trán trợt. Lúc nầy có nhiều vị Đệ Tử Tiên đầu thai xuống Trần để giúp Đức Bàn Cổ lập ra giống dân chánh thứ Tư

 

NHÁNH THỨ BẢY

 

        Những người thuộc nhánh thứ Bảy của giống dân chánh thứ Ba Lê-muy-ri, có màu da xám xanh, rồi lại đổi ra màu xám trắng. Mặt họ dài giống như những h́nh tượng của họ dựng tại cù lao Pâques. Tượng nầy cao 8 thước, vai rộng 2, 50m.

        Ban đầu mặt họ dài như mặt ngựa, chót mũi nằm ở phần trên cái mặt. Khi nhánh  thứ Bảy gần tàn th́ chót mũi sụt xuống ngay chính giữa, khoảng từ đỉnh đầu đến càm. Trán luôn luôn giống như khúc dồi, về sau th́ nó nhô cao hơn một chút.

        Đầu của họ vẫn là h́nh trứng v́ trán trợt. Môi dày và kỳ dị, mũi rộng và xệp.

        Vóc h́nh càng ngày càng nhỏ lại và tay chơn giống người Mọi ngày nay.

        Họ là những nhà kiến trúc kiểu xưa nhất. Họ có nghệ thuật thô sơ. Họ kết hôn với dân Moa-an (Rmoahals), nhánh thứ nhứt của giống dân chánh thứ Tư, Ăt-Lăn.

        Những thành phố đầu tiên được xây dựng trong vùng núi non rộng răi, bây giờ là đảo Madagascar.

        Giống dân thuần túy Lê-muy-ri bây giờ không c̣n nữa. Những bộ lạc người Mọi đă lai giống với người Ắt-Lăn rồi.

 

GIỐNG DÂN CHÁNH THỨ TƯ

Dân Ắt-Lăn  -  (Atlandes)

 

        Giống dân Ắt-Lăn có 7 nhánh là:

        1/- Rmoahal               (Moa-an)

        2/- Tlavastli                (La-hoát-li)

        3/- Toltèque                (Tôn-téc)

        4/- Touranien              (Tu-ra-nhen)

        5/- Sémite                   (Xê-mit)

        6/- Akkadien               (Ắc-ca-den)

        7/- Mongol                  (Mông-cổ)

 

        Giống dân chánh nầy mở mang t́nh cảm. Lục địa Ắt-lăn (Atlantide) đă bị tai biến bốn kỳ trọng đại, ngoài ra c̣n nhiều vụ nữa kém quan trọng hơn. Các vị vua Đạo Đức và các nhà sư Điểm Đạo đều biết trước và có cho dân chúng hay điều tiên-tri đó. Những người hiền từ biết vâng lời Tiên Thánh di cư đến các nơi đất lành nên được sống yên ổn.

       Trong quyển sách viết tay, Troano, viết ra được lối 3.500 năm rồi, bản dịch của Le Plongeon, có tả trận Đại Hồng Thủy kỳ thứ Tư, nhận ch́m cù lao Poseidonies: “Năm thứ sáu của Kan, ngày 11 Muluk, tháng Zac, trái đất bổng nhiên rung động dữ dội và liên tiếp như vậy trong ba ngày. Xứ Mu là xứ của đồi đất sét bị hại trước nhất , sau khi rung rinh dữ dội hai lần, nó ch́m xuống giữa đêm tối trong biển lửa và chôn luôn 64 triệu sanh linh. Sự nầy xảy ra 8.060 năm, trước khi viết ra quyển sách nầy”.(L’Histoire de l’ Atlantide, page 33, W. Scott Elliot).         

 

DÂN RMOAHAL (MOA-AN)

(Nhánh thứ Nhất,  giống Ắt-Lăn)

 

        Khi Đức Ngọc Đế Sanat Koumara đến Địa cầu, Ngài lo tạo lập giống dân chánh thứ Tư (Ắt-Lăn, Atlande). Bởi vậy, Đức Bàn Cổ thứ Tư chọn trong dân chúng Lê-muy-ri, những xác thân nhỏ đẹp, rắn chắc, ưu tú để làm cơ thể cho các Linh Hồn tiến hóa đến đầu thai. Ngài phải chọn kẻ lương hảo để sanh ra giống dân tốt. Chính Đức Bàn Cổ và các vị Đệ Tử của Ngài cũng đầu thai vào các gia đ́nh Đạo Đức để sửa chữa giống ṇi cho thanh nhă hơn.

        Rốt lại, Đức Bàn Cổ đầu thai vào nhánh thứ Bảy dân Lê-muy-ri màu da trắng xanh, đă được các vị Điểm Đạo sửa đổi. Ban đầu chỉ những vị đă Điểm Đạo và các Đệ Tử mới được phép đầu thai, chiếm những xác thân tốt đẹp ấy, rồi lần lần các Linh Hồn tiến hóa khác mới đến sau để tạo thành một giống dân mới.

        Đức Bàn Cổ bỏ hẳn màu da xanh của dân chúng và đổi từ màu đỏ sậm ra màu đỏ, sau cùng pha vào màu trắng xanh của dân Lémurie. Đó là nhánh thứ Nhất của giống dân chánh Ắt-Lăn, gọi là Rmoahal (Moa-an) sanh ra đă được lối bốn năm triệu năm nay.

        Đức Bàn Cổ phải tốn biết bao công phu cực khổ, trải qua cả triệu năm mới tạo được một giống dân mới.

        Dân Moa-an cao lối 3 thước, sau thấp bớt. Họ tiến bộ thua nhánh thứ Sáu và thứ Bảy của dân Lê-muy-ri. Mỹ thuật và khoa học c̣n thô sơ lắm. Đức Bàn Cổ và Tiên Thánh phải cai trị để dạy dỗ họ. Họ ở một xứ nóng và ẩm ướt, có nhiều giống thú đời Thái cổ ẩn nơi các đầm lầy lau sậy và ở trong bùn lầy.

        Sau lại, dân chúng di cư xuống bờ biển miền Nam châu Ắt-Lăn, họ phải chiến đấu với nhánh thứ Sáu và thứ Bảy Lê-muy-ri.

        Nhóm khác đi sang các doi đất miền Đông Bắc. Họ ở vùng Bắc không được miên viễn v́ thỉnh thoảng những thời đợi băng hà đẩy họ xuống miền Nam. Lối 30 ngàn năm th́ có một kỳ băng hà (période glacière).

 

DÂN LA-HOÁT-LI (TLAVATLIS)

(Nhánh thứ Nh́ của giống Ắt-Lăn)

 

        Nhánh thứ Nh́ là dân La-hoát-li (Tlavatlis) sanh ra tại cù lao, dựa bờ biển miền Tây của Châu Ắt-lăn-tít (Atlantide) sau đi lần vô lục địa, rồi lần lên miền Bắc, ngang Groenland. Nhánh Tlavatli có màu da đỏ bầm, thân ḿnh mạnh mẽ và bền dẽo, nhưng không to lớn bằng dân Moa-an, đă bị họ đuổi dồn về miền Nam. Họ ngụ tại miền núi nhiều nhất, ngay tại vùng đất mà ngày sau là cù lao Poseidonis. Nhiều tốp người di trú khắp nơi, tạo thành một thứ dân lai ở những cù lao mà bây giờ là Mỹ Châu và Rio de Janeiro. Tốp khác đi vào vùng Đông Scandinave. Tốp khác nữa đến tận Ấn Độ phối hợp với dân Lê-muy-ri tạo ra giống dân Dravidienne. Các vị Giáo chủ dạy dân Tlavatlis thờ một Đấng Thiêng Liêng cao nhất. Mặt trời tượng trưng cho Ngài, nên họ mới thờ mặt trời. Họ dùng những ngọn núi để làm bàn thờ; họ đục núi để làm Đền thờ và để làm Thiên văn đài nữa. Họ biết mỹ thuật và khoa học một cách thô sơ.

 

DÂN TÔN-TÉC  (TOLTEQUES)

(Nhánh thứ Ba của giống Ắt-Lăn)

     

        Dân Tôn-Téc (Toltèque) sanh ra gần bờ biển miền Bắc châu Atlantide, lối 30 độ Bắc vĩ-tuyến. Sau họ tràn lan khắp Châu và vị Hoàng Đế của họ làm bá chủ thế giới. Trong 7 nhánh của giống dân chánh thứ Tư, Ắt-Lăn, th́ chỉ có nhánh thứ Ba này đáng được chú ư hơn hết.

        Dân Tôn-Téc h́nh thù vậm vỡ, da đỏ hơn dân La-hoát-li, nên ba nhánh đầu của giống Ắt-Lăn đều gọi là dân da đỏ, đến 4 nhánh tiếp sau là dân da vàng. Họ cao lối 2 thước rưỡi. Về sau người Tôn-Téc cũng trở nên vóc nhỏ như người bây giờ. Da thịt họ cứng rắn hơn đá. Nếu lấy thanh sắt đập vào ḿnh họ th́ sắt sẽ cong lại. Mấy vết thương kéo da non lẹ làng.

        Vị Hoàng Đế thứ nh́ của dân này là Đức Bàn Cổ, xây dựng Kim Môn Thành (Cité aux Portes d’or), Châu Thành cửa bằng vàng, thứ nhất, trong một số Châu Thành mang tên này. Ngài chuẩn bị cho một nhóm Linh Hồn có Nhân Thể hoàn toàn (corps causal complet) từ mặt trăng đến đầu thai. 

        Dân Tôn-Téc chinh phục tất cả các giống dân khác. Trong thành-cửa-vàng chỉ có ḍng quí tộc và dân cấp bực trung, do họ đào tạo mới được cư trú. Thời kỳ này có một nhóm Phụng Sự như: Sirius, Orion và Leo ,v.v. . .

        Trong nhóm này c̣n có hai Linh Hồn, sau trở thành Chơn Sư có xác thân người Anh là Sir Thomas More và Philalèthe hay là Thomas Vaughan.

        Triều đại thiêng liêng trị v́ Ắt-Lăn-Tít được cả ngàn năm. Thường thường là cha truyền con nối, khi cần th́ tuyển trong nhóm đă được Điểm Đạo.

        Ấy là Thời đại Hoàng Kim của dân Tôn-Téc. Chánh phủ thật công b́nh và khéo léo.

        Nhờ có Tiên Thánh dạy dỗ nên dân Tôn-Téc văn minh cực điểm; người ở thế kỷ 20 này chưa ai sánh kịp. Khoa học, văn chương, mỹ thuật tiến bộ lạ thường nhờ hiểu biết Huyền-bí-học, nay c̣n lưu dấu ở Mễ-Tây-Cơ và Pérou.

        Thuở đó người ta biết dùng phi thoàn (aéronef), bên Đạo Đức gọi là Vimâna để tung mây lướt gió. Họ không dùng dầu xăng như bây giờ, mà dùng một sức mạnh cá nhơn gọi là Vril. Sau họ dùng một sức mạnh do phương pháp riêng để chạy máy. Sức mạnh này là chất dĩ thái và đựng trong một cái hộp nặng nề bằng kim loại để ở giữa phi thoàn. Tốc độ được 160 km giờ. Họ cũng tấn công nhau bằng phi thoàn, gây ra nhiều cuộc chiến tranh dữ dội. Khi ra trận, họ ngồi trên phi thoàn trút hơi độc xuống đầu kẻ nghịch làm cho cả ngàn quân lính chết ngạt, hoặc họ thảy bom làm cho nổ văng ra tứ phía, kẻ nghịch đứt đầu, cụt tay, lủng ruột, chết vô số.

        Họ biết chế một thứ nước sơn để sơn cho vỏ cây trở nên dẽo như da thuộc. Họ không cần đào mỏ t́m vàng như bây giờ. Họ dùng khoa luyện kim (Alchimie) biến đổi các loại kim thành ra vàng. Họ dùng vàng làm cột nhà, hay làm đồ vật để chưng diện trong nhà. Họ dùng khoa học để mở mang nghề canh nông, chăn nuôi súc vật. Họ biết lợi dụng màu sắc để giúp cho cây cối và súc vật mau lớn hoặc trừ khử các chứng bệnh do vi trùng sanh ra. Thời kỳ vàng son này trải qua lối một trăm ngàn năm mới suy tàn. 

        Ban đầu họ là người tốt, nhưng về sau nhiều vị Thủ lănh cùng nhiều vị Tư Tế và một nhóm dân chúng sanh tánh xấu; họ dùng thần thông để thủ lợi, để áp đảo và sát hại kẻ nghịch. Họ thi hành theo các mục đích ích kỷ và hung bạo. Họ ch́m đắm trong pháp môn phù thủy và dứt liên lạc với hàng Tiên Thánh. Tánh ưa nhục dục và sự tàn bạo dă man càng tăng trưởng. Các nhà phù thủy nổi lên xưng Đế và đánh đuổi Bạch Hoàng Đế ra khỏi Kim-Môn-Thành rồi cầm quyền cai trị. Bạch Hoàng Đế chạy lên miền Bắc và trú ngụ nơi một vị vua Chư hầu ở phía Nam vùng núi non. Nhóm người phản đối nổi lên và tranh đấu không dứt.

        Trải qua gần 850.000 năm, phe tả đạo càng ngày càng đông, Kim-Môn Thành trở nên sào huyệt của bọn người hành vi bất chánh.

        Họ dùng phép thần thông để làm những chuyện trái nghịch Cơ Trời nên bị một trận Đại Hồng Thủy làm tiêu tan cả một nền văn minh của họ.

        Hoàng Đế miền Bắc cùng các Tu sĩ Điểm Đạo trong lục địa đă biết trước từ lâu về cuộc Đại Hồng Thủy này nên đă khuyến cáo dân chúng và chuẩn bị di cư. Đến lúc gần kề, các Ngài bí mật lên tàu, dắt dân lương thiện tránh nạn lúc ban đêm.

 

*   *   *

NHỮNG TRẬN ĐẠI HỒNG THỦY

 

        Cách nay lối 800.000 năm đă xảy ra trận Đại-Hồng-Thủy thứ nhứt làm cho châu Ắt-Lăn-Tít ch́m xuống, chỉ c̣n 2 đảo lớn là Routa ở phía Bắc và đảo Daitya ở phía Nam, dính với nhau bởi một eo đất. Kỳ Đại-Hồng-Thủy này làm cho các nhà phù thủy đều chết hết, nhưng chừng đầu thai lại họ cũng c̣n dùng tà thuật hăm hại lương dân, nghịch với ḷng Trời. Họ luyện phép thần thông, biết biến hóa, hô phong hoán vũ. Họ biết cách làm cho thú nói được tiếng người để giữ nhà và báo tin. Họ niệm thần chú, tức th́ kẻ nghịch hóa ra thú vật.

        Sau khi châu Ắt-Lăn bị ch́m lần đầu, dân chúng lương thiện c̣n sống, hưởng được cảnh phồn thịnh, văn minh cực điểm suốt cả 100.000 năm.

        Thời kỳ này, Corona, (sau đầu thai lại lấy tên là Jules César),  từ Kim-Môn-Thành đi chinh phục và thắng được dân La-hoát-li. Ngài đối xử với họ rất tử tế và cho họ hiệp tác cùng gia nhập vào dân Tôn-Téc. Có nhiều nhóm Linh Hồn đến đầu thai từng loạt nên sanh ra nhiều hạng người.

        Nhóm thứ nhứt đến lối sáu trăm ngàn năm trước Tây Lịch và đầu thai trong dân La-hoát-li. Sourya là lănh tụ, vợ Ngài là Mercure, con trai cả là Mars và con gái là Héraklès. Sau Mars trở thành lănh tụ và kinh nghiệm việc cai trị thiên hạ lần đầu tiên. Cũng trong thời gian này Quần Tiên Hội chăm lo sự đầu thai cho nhóm 105 Linh hồn từ bầu Kim Tinh đến. Họ thuộc về cung thứ nhứt và thứ nh́. Một nhóm nhỏ khác được dự bị để thành lập giống dân chánh thứ Năm.

        Lúc đó nhóm Linh hồn gọi là Clan cũng được đầu thai trong Kim Môn Thành khi Mars làm vua, rồi đầu thai ở Pérou, khi Ngài làm Hoàng Đế tại lục địa gần Bạch-đảo của Đức Bàn Cổ. Ngày nay Hội Thông-Thiên-Học là một trong các địa điểm hội họp của nhóm Clan.

        Vào lối 220,000 năm trước Tây Lịch, Thần Mars làm Hoàng Đế trong Kim-Môn Thành, dưới danh hiệu Lănh tụ thiêng liêng, th́ Mercure là vị Đại Tư Tế.

        Một nhóm dân Tôn Téc quan trọng di cư đến Ai Cập và đô hộ dân chúng ở đây. Một trụ sở của các vị Điểm Đạo cũng được dời đến đây để tiếp tục công tác gần 200.000 năm. Các Ngài thành lập Triều Đại thiêng liêng thứ nhứt tại Ai-Cập.

        Người ta xây dựng 2 ngọn Kim-Tự-Tháp Gizeh để dùng làm nơi Điểm Đạo thường xuyên. Ngoài ra cũng là nơi kho tàng và là Thánh Điện cất giữ một đạo bùa linh thiêng nhứt trong cuộc Đại Hồng-Thủy sắp đến mà các vị Điểm Đạo đều biết.

        Nhiều ngàn năm sau, vua Kê-Ốp mới khắc tên ông vào một ngôi Kim-Tự-Tháp này.

        Trận Đại Hồng Thủy thứ nh́ xảy ra lối 200.000 năm nay để trừ đám phù thủy hung ác. Xứ Ai-cập ch́m mất một thời gian khá lâu. Khi đất nổi lên lại, các dân cư từ trên các núi Abyssinie xuống đây ở, hiệp với các dân cư khác đến, tạo thành dân Akkadien (nhánh thứ Sáu). Đó là Triều Đại Thiêng Liêng thứ Nh́, thành lập tại Ai-Cập, cũng do các vị Tiên, Thánh cai trị.

        Lúc này Đại lục Ắt-Lăn-Tít chỉ c̣n lại hai đảo lớn là Routa và Daitya riêng biệt nhau. Dân chúng được thịnh vượng, tạo một nền văn minh hùng cường, nhưng đại xa xỉ trong 100.000 năm. Kinh đô cũng c̣n tại Kim-Môn thành. Dân Tôn-Téc có quyền hành trên đảo Routa.

        Bấy giờ Corona, Bạch Hoàng Đế đầu thai lại và cai trị dân. Mars là Nguyên soái có vợ là Héraklès. Một cuộc khởi loạn xảy ra, kẻ cầm đầu là Oduarpa, có luyện phép tà thuật, liên hiệp với đoàn Pan, nhóm nửa người, nửa thú.

        Oduarpa chế ra một thứ áo giáp bằng kim loại bao quanh thân ḿnh nên gươm giáo không đâm thủng được.

        Oduarpa là Hắc-thần gian xảo và xấu xa, giao thiệp với âm binh. Khi một cuộc lễ tửu-thần man rợ và mê hồn ngây ngất được tổ chức th́ từ dưới ḷng đất hiện lên một đoàn người kỳ dị, hỗn độn, có hai chơn, lông lá xồm xoàm, tay dài, bàn chân chẻ hai, đầu thú và có bờm dài, không giống người, làm cho ai nấy đều khủng khiếp. Chúng rót cho những người dự lễ uống thứ nước và loại nhựa thơm của thảo mộc, làm cho họ phải ngă lăn, ngộ độc và mất cảm giác.

        Lẫn lộn với đám nầy, xuất hiện những người thú hóa h́nh, hoang dă và vô ư thức, những loại thú hung dữ và xảo trá như người, ham mê dâm đảng, gầm thét đi kiếm mồi, đến khi cuộc lễ chấm dứt th́ họ trở lại h́nh người. 

        Nhờ các cuộc lễ này, Oduarpa áp chế, thống trị toàn thể dân chúng và có quyền lực mạnh mẽ đối với loài nửa người, nửa thú. Chung quanh va có một đội hộ vệ gồm các loài thú hóa h́nh này. Khi xáp trận th́ va xua chúng ra cắn xé kẻ nghịch, gây khủng khiếp cho các đạo binh rồi ăn thịt các xác chết.

        Trận huyết chiến cuối cùng trong Thành Cửa Vàng, Bạch Hoàng Đế thua chạy. Tướng Mars bị Oduarpa giết, c̣n Héraclès bị bắt và bị cho thú dữ phân thây. Oduarpa xưng Hoàng-đế ở Kim-Môn thành. Nhưng Đức Bàn Cổ Vaivasvata đem đại binh đến đánh thắng và tiêu diệt đội binh thú nhơn tạo, phá tan đạo  binh của Oduarpa và giết được y. Hoàng Đế Corona trở lại trị v́ Kim Môn Thành và chấn chỉnh nền chánh trị.

        Nhưng khi Oduarpa đầu thai lại th́ sự tàn ác của y cũng tái diễn. Y tập luyện phép thần thông, không kể luật Trời, làm khổ dân chúng, gần 50.000 năm mà không biết ăn năn hối cải. Đức Ngọc Đế phải quyết định chấm dứt nạn tai cho dân chúng. Ngài ra lệnh cho các Đệ-tử và các vương hầu bỏ châu Atlantide, dắt tất cả dân chúng hiền lành, chơn chánh đi qua miền Bắc và miền Đông. Hai ngày sau, lúc nửa đêm, nước triều dâng lên cuồn cuộn, ngập cà thành thị, đồng bái, mưa to gió lớn, cây cối ngă xiêu, trốc gốc. Sóng bủa cao như núi, đất rung rinh rồi nứt ra từng mảnh, nhà cửa sụp đổ, lửa cháy đỏ trời, núi non bễ nát văng ra khắp nơi. Tiếng người khóc than, tiếng thú kêu la thảm thiết pha lẫn với tiếng sấm nổ vang trời.

        Lúc đó bọn  phù thủy bị phép mầu của Tiên Thánh nên không cự đương nổi, đành bó tay chịu chết không sót một người. Những kẻ xu quyền phụ thế, theo đảng bất chánh đều chôn thây trong nước lửa.

        Trận Đại Hồng Thủy kỳ thứ ba này xảy ra năm 75.025 trước Tây lịch, tẩy uế Địa cầu, khiến cho người ham luyện phép tắc mà không lo sửa ḿnh, không trau giồi hạnh kiểm phải gặp một bài học đắng cay. Nó nhận ch́m hai đảo Routa và Daitya xuống biển, chỉ c̣n di tích là cù lao Poseidonis. Trận lụt này chỉ tạm thời ở Ai-Cập. Sau đó Triều Đại Thiêng Liêng thứ Ba bắt đầu cai trị. Dăy Hi-mă-lạp-sơn cao thêm. Miền Nam Ấn Độ sụp xuống, nhưng các Kim-tự-tháp vẫn c̣n nguyên vẹn. Đến Triều đại này, các vua đầu tiên cho xây cất Thánh Điện Karnak và nhiều lâu đài khác, hăy c̣n di tích ở Ai-Cập.

        Những năm 9.564 trước Tây lịch, cù lao Poseidonis lại bị trận Đại-Hồng-Thủy thứ Tư nhận ch́m thành ra Đại-Tây-Dương bây giờ.

        Tuy thủy triều dâng lên ngắn ngủi, nhưng Triều-Đại Thiêng-Liêng ở Ai-Cập cũng chấm dứt, v́ trụ sở của các vị Điểm Đạo được dời qua xứ khác.

        Kỳ sau, chúng tôi sẽ nói về các giống dân kế tiếp.

 

TRÚC LÂM và TRI THIỆN

Tân Châu, ngày 10-7-1971.

 

 

 HOME T̀M HIỂU  NHẬP MÔN  sách  TIỂU SỬ   BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN  BÀI VỞ  THƠ   gifts  TẾT 2006  QUEST  MAGAZINES