|
HOME T̀M HIỂU NHẬP MÔN sách TIỂU SỬ BẢN TIN H̀NH ẢNH thIỀN BÀI VỞ THƠ gifts TẾT 2006 NỮ THẦN ISIS
|
THƯỢNG ĐẾ HỮU NGĂ VÀ VÔ NGĂ
(PERSONAL AND IMPERSONAL GOD)Tác giả C. Jinarājadāsa
Trích từ một bài Thuyết tŕnh ở Luân Đôn,
ngày 2 tháng 4 năm 1944.
|
|
Đă nhiều lần người ta
hỏi tôi tại sao có sự va chạm giữa Thông Thiên Học và Ki tô giáo, bởi v́
người điều tra những bài thuyết tŕnh của chúng ta và nhất là khi đọc một số
tài liệu của ta đều lưu ư thấy rằng có một thái độ có thể được gọi là ngấm
ngầm thù địch đối với Ki tô giáo.
Thế mà điều đầu tiên ta
cần phải chú ư đó là có sự xung đột giữa Thông Thiên Học và mọi tôn giáo,
không phải lúc nào cũng cùng một loại, nhưng có một sự va chạm. Chẳng hạn
như ta hăy xét sự va chạm giữa Thông Thiên Học và Phật giáo, bởi v́ trong
Phật giáo đang tồn tại ở Miến điện, Tích lan và Thái lan có sự chối bỏ bất
cứ linh hồn nào nơi con người, c̣n trong Thông Thiên Học, một trong những
công lư tiên đề đầu tiên đó là chơn ngă thường tồn từ kiếp này sang kiếp
khác. Thế rồi lại có sự va chạm giữa Thông Thiên Học và Ấn giáo, không nhiều
lắm về mặt triết học, mà chỉ v́ Thông Thiên Học tố cáo toàn bộ ư niệm về
giai cấp hiện hành, nó đóng cửa đối với những giai cấp thấp không cho có vài
khả năng cao hơn. Rơ rệt có sự va chạm giữa Thông Thiên Học và Hồi giáo, bởi
v́ Thông Thiên Học tuyên cáo rằng có những đạo sư khác hơn đạo sư Mohammed.
Mặc dù tín đồ Hồi giáo công nhận trước kia đă có những đạo sư khác của
Thượng Đế và đặc biệt tôn kính Chúa Giê su Kitô, nhưng y khẳng định rằng đạo
sư Mohammed là vị đạo sư cuối cùng và v́ vậy chúng ta có bổn phận phải nghe
theo vị cuối cùng mà Thượng Đế đă biệt phái. Cũng có sự va chạm giữa Thông
Thiên Học và Hồi giáo về thuyết Luân hồi cũng như va chạm đối với Ki tô giáo
và Bái hỏa giáo về thuyết này. Như vậy bạn thấy rằng Thông Thiên Học có va
chạm với đủ thứ sự khai thị đă được chấp nhận.
Nhưng c̣n có một lư do
nữa về sự va chạm, bởi v́ Thông Thiên Học chống lại mọi sự thống trị của
giới giáo sĩ cho dù trong Ấn giáo, Ki tô giáo hoặc bất kỳ tôn giáo nào khác.
Ấy là v́ ở đâu có sự thống trị của giới giáo sĩ (điều này không có nghĩa là
chối bỏ sự “truyền thừa của các tông đồ” v.v.) th́ ở đó có một cấu trúc giáo
lư được tuyên cáo là thánh thiện. Trong Ki tô giáo, bất cứ ai có đọc lịch sử
đều biết rằng người ta ghi lại sự áp bức mọi kẻ khác, ư kiến với giới giáo
sĩ đương thời và t́nh trạng thánh tử v́ đạo chẳng hạn như Hypatia và Bruno
là vấn đề lịch sử. Trong suốt hầu hết những thế kỷ truyền giáo Ki tô, thường
xuyên có việc giáo phái Ki tô này bách hại giáo phái kia. Người ta cũng ghi
nhận sự áp bức ấy trong Hồi giáo. Tín đồ Hồi giáo không tha thứ cho những kẻ
không chấp nhận đạo sư Mohammed là thiên sứ và trừng phạt người ta. Chừng
nào mà sự áp bức này c̣n được
tiến hành tới tận ngày nay th́ tín đồ Hồi giáo ở Ả rập vẫn thù địch với tín
đồ Hồi giáo ở Ba tư do những sự tranh căi về triều đại vốn chẳng dính dáng
ǵ tới Mohammed trên cương vị là đạo sư của Thượng Đế, bởi v́ tín đồ Hồi
giáo Ba tư cũng chấp nhận đạo sư này.
Thế rồi lại có sự áp
bức của những Bí pháp trong Ki tô giáo. Một trong những khuyết điểm trầm
trọng của Ki tô giáo là ở chỗ mọi truyền thống huy hoàng về Bí pháp và sự
thật thuộc các triết lư lớn ở Hi lạp đều bị loại bỏ và giáo hội buổi sơ thời
nhồi sọ một niềm tin ít nhiều là phổ quát cho rằng bất kỳ loại kiến thức nào
cũng đều chỉ cản đường người ta đến với Thiên Chúa.
Thế mà thái độ của ta
có thể gọi là bắt cá hai tay. Cho dù đức tin ấy là ǵ đi chăng nữa th́ mỗi
người phải kiên định về đức tin. Đức tin chính là cấu trúc bản thể của ta và
ta phải kiên định về đức tin. Nhưng đồng thời ta không được tố cáo tín
ngưỡng của người khác, ngoại trừ trường hợp duy nhất là tín ngưỡng ấy có một
yếu tố độc ác.Thế rồi ta phải có lập trường, nhưng ở đâu không có sự độc ác
th́ với vai tṛ là học viên ta không được kết tội những giáo huấn mà người
khác coi là cần thiết cho sự cứu chuộc của ḿnh.
Tuy nhiên trong giới
Thông Thiên Học ở Âu Mỹ lại có truyền thống là Thông Thiên Học chống lại
Thượng Đế. Ta phải chấp nhận rằng thái độ đó là một phần của hành trang mà
chúng ta đă kế thừa từ quá khứ của Hội. Ở Ấn độ không có chuyện như vậy. Lư
do của thái độ này của Bà H.P.Blavastky là do tín đồ những Ki Tô giáo đă
bách hại những người bênh vực chơn lư vốn là sứ giả của các Chơn sư.
C̣n một khía cạnh khác
nữa của điều này đó là nghe nói các nhà Thông Thiên Học đặc biệt chống lại
quan niệm “Thượng Đế Hữu Ngă”. Họ dứt khoát “chống tính hữu ngă” trong ư
niệm về Thượng Đế và một số người đi xa tới mức tuyên cáo rằng các Chơn sư
chống lại quan niệm ấy. Chẳng hạn như họ sẽ trích dẫn cho bạn một trong
những bức thư của Chơn sư K.H. gửi cho Ông Sinnett bắt đầu như sau: “Triết
lư của chúng tôi cũng như bản thân chúng tôi không tin vào Thượng Đế ít nhất
là Thượng Đế cẩn được viết hoa”. Điều này dường như là huỵch toẹt và thẳng
thừng. Hoàn toàn đúng là khi bạn đọc những Bức thư của Chơn sư, bạn ắt thấy
thái độ phản cảm đối với ư niệm Thượng Đế Hữu ngă. Tuy nhiên ở đây thiên hạ
lại quên mất một phát biểu trong một bức thư khác của Chơn sư K.H. nhân tiện
xin nói nó chỉ gồm vài ḍng nhưng lại quan trọng nhất. Phát biểu ấy như sau:
Hỡi bạn hiền, hăy tin
ta đi, hăy học những ǵ bạn có thể học được trong hoàn cảnh này nghĩa là
triết lư về các hiện tượng và giáo lư của chúng tôi về Vũ trụ luận, về con
người nội giới v.v. . . T. Subba Row ắt giúp bạn học được điều này mặc dù
thuật ngữ của ông - ông là tín đồ Bà la môn đă được điểm đạo và kiên tŕ
giáo huấn bí truyền của Bà la môn - ắt khác với thuật ngữ trong kho thuật
ngữ của các vị La hán theo Phật giáo. Nhưng xét về cốt tủy th́ cả hai đều
như nhau - thực tế là giống hệt nhau.(Thư
của Chơn sư. Bức thư LXXVI).
Những người hiểu biết
triết lư thuộc triết học Ấn độ như T. Subba Row ắt biết rằng có một góc cạnh
của vấn đề này khác với Phật giáo. Ta phải nhớ rằng Chơn sư K. H. là một tu
viện trưởng Phật giáo Tây tạng và v́ vậy Ngài cùng với các môn đồ tất yếu
phải tŕnh bày khía cạnh Phật giáo của triết lư. Mọi tín đồ Ấn giáo chẳng
hạn như T. Subba Row đều tin cả Thượng Đế Hữu ngă lẫn Thượng Đế Vô ngă. T.
Subba Row là một kẻ hữu thần. Ông cầu nguyện với Thượng Đế Hữu ngă nhưng
đồng thời ông lại biết về Brahman Vô ngă. Nhưng với vai tṛ là một tín đồ Bà
la môn phái Bất nhị, ông quan niệm Thượng Đế vô ngă nhiều hơn Thượng Đế hữu
ngă. C̣n một môn đồ khác là Mohini Chatterji cũng là một kẻ hữu thần, nhưng
ông là người Bà la môn phái Visishtadvaita, do đó dựa dẫm vào khía cạnh
Thượng Đế hữu ngă nhiều hơn Thượng Đế vô ngă. Cả hai khái niệm này đều tồn
tại trong Ấn giáo và vấn đề này hết sức phức tạp.
Trong mọi triết lư lớn
người ta tuyên cáo rằng “đấng Tuyệt đối’’ là nền tảng của vạn vật. Tôi chưa
bao giờ sáng tỏ trong tâm trí tại sao lại có một đấng Tuyệt đối. Tuy nhiên
mọi triết lư đều nêu định đề là cần phải có một phạm vi rộng lớn trùm khắp
được gọi là đấng Tuyệt đối. Ngay cả Herbert Spencer là nhà duy vật cũng nêu
định đề về đấng Tuyệt đối; mọi triết lư của Đức đều như vậy cả, nguời ta chỉ
biết nói rằng đấng TUYỆT ĐỐI HIỆN HỮU. Triết lư Ấn độ đi xa hơn một chút.
Khi người ta nêu định đề Brahma là đấng Tuyệt đối th́ họ cũng nêu định đề về
một số thuộc tính của đấng Tuyệt đối; một thuộc tính là Chit tức là Tâm thức
cấp năng lượng, không chỉ là trí tuệ trừu tượng mà là Tâm thức năng động cấp
năng lượng; đặc trưng thứ nh́ là Ananda, Cực lạc. Phẩm tính thứ ba là Sat
tức Hiện hữu, Tự tại. Nhưng ‘tự tại’ nghĩa là ǵ? Mặc dù từ ngữ “tự tại’’
hàm ư một loại thực tại thụ động tịch lặng, nhưng tôi thiển nghĩ ta có thể
mô tả nó là bao hàm một loại nhân cách điều động nào đấy. Tôi nói như vậy
nghĩa là ǵ? Chẳng phải là trong đấng Tuyệt đối đă có một Thượng Đế Hữu Ngă
hay sao? Dĩ nhiên tôi chỉ lư thuyết suông thôi.
Thế mà xuất phát từ
đấng Tuyệt đối lại nảy sinh ra Ishvara, tức là Thượng Đế Hữu Ngă.
Tôi không thể tưởng tượng được rằng xuất phát từ đấng Tuyệt đối vốn
phủ định bất cứ điều ǵ mà ta có thể nêu định đề là nhân cách, lại có thể
sinh ra một nhân cách. Chính v́ thế mà tôi bảo rằng trong đấng Tuyệt đối ắt
phải có một loại gốc rễ nào của nhân cách, cũng giống như trong cái hạt
giống nhỏ xíu của cây cổ thụ là cây đa khổng lồ, th́ cây đa đă tiềm tàng bên
trong một tế bào rồi. Người ta phải nêu định đề rằng gốc rễ của Ishvara ở
nơi đấng Tuyệt đối; và v́ Ishvara là một nhân cách điều động trên cương vị
đấng Sáng tạo, đấng Bảo tồn, đấng Hủy diệt, cho nên gốc rễ của nhân cách
điều động ấy phải tồn tại trong đấng
Tuyệt đối. Như vậy khi người ta bảo rằng đấng Tuyệt đối là
Sat-Chit-Ananda th́ hàm ư Sat tức Tự tại về nguyên tắc tự Nó, là một nhân
cách điều động. Trong đấng Tuyệt đối có trí tuệ là Chit mà về nguyên tắc
phải là một Tâm thức cấp năng lượng, bởi v́ nếu ta không nêu định đề như vậy
th́ ở đâu ra mà có cái hành động chi tiết được hoạch định thành cơ tiến hóa
của vũ trụ vốn biểu lộ thành Trí tuệ của Ishvara? Nếu không có ư niệm về gốc
rễ của nhân cách nơi Brahman th́ ta ắt đi tới một quan niệm máy móc về bản
chất của sự biểu lộ của vũ trụ. Đây chính là ư niệm của Phật giáo. Khi đấng
Tuyệt đối biểu lộ thành Ishvara và trở thành nửa bên trên cũng như nửa bên
dưới của ṿng tṛn (tạm dừng biểu tượng ai cũng biết) th́ hai nửa ṿng tṛn
này tương tác với nhau (giống như đá lửa cọ vào sắt sinh ra tia lửa). Lúc
bấy giờ Nhân cách của Thượng Đế đang tiềm tàng biến thành hoạt động. Đây
chính là Thượng Đế Hữu ngă.
Trong khi Ishvara là
Thượng Đế Hữu ngă th́ đằng sau Ngài có một phạm vi mênh mông Thượng Đế Vô
ngă và tới lúc kết liễu chu kỳ biểu lộ này, khi Ishvara trở lại bản chất gốc
rễ của ḿnh là một nguyên khí nhân cách, th́ đó không c̣n là một Ngôi Thượng
Đế nữa.
Như vậy, nếu ta muốn
hiểu được vấn đề này th́ ta phải thông hiểu cả bản chất của Thượng Đế Hữu
ngă mà ta tôn thờ lẫn cái phạm vi mênh mông mà Ngài và chúng ta tồn tại
trong đó. Ta biết định nghĩa cái phạm vi cao cả ấy ra sao? Có một điều mà ta
cần nhớ, đó là Phạm vi mênh mông ấy TỰ TẠI, đó là điều duy nhất mà ta quan
niệm được. Trong Ấn giáo người ta phát biểu rằng đó là Sat-Chit-Ananda; c̣n
Phật giáo chỉ bảo rằng NÓ TỰ TẠI mà không qui định bất kỳ phẩm tính nào cho
NÓ.
Thế mà bất kỳ định
nghĩa nào ta ra sức thực hiện đều phải “đi xa vấn đề”. Điều này được nhận
thấy rơ rệt trong giáo huấn Ấn giáo. Có vô số tác phẩm triết học về đề tài
này, nhưng ở một chỗ trong Áo nghĩa thư, ta thấy sự thật được tổng kết qua
phát biểu là cho dù người khác nói ra sao đi nữa về CÁI ĐÓ th́ ta vẫn luôn
luôn trả lời rằng “Neti, Neti” tức là “Nó chẳng bao giờ như vậy”. Không một
điều ǵ đă biểu lộ lại có thể mô tả được điều chưa biểu lộ. V́ vậy ta được
dạy cho biết rằng khi ta vươn lên từ trải nghiệm này sang trải nghiệm khác
và ngay cả khi ta thấy sự vinh quang của cơi cao nhất với mọi biểu lộ của
nó, khi ta hầu như sắp biết được “Thượng Đế” là ǵ th́ ta vẫn c̣n phải bảo
rằng “Neti, Neti”. Bất cứ điều ǵ ta khám phá được nơi bất cứ cơi biểu hiện
nào th́ vẫn không phải là CÁI ĐÓ.
Mọi điều này được mô tả
rất hay ho trong quyển Ánh Đạo phương
Đông qua bài giảng đầu tiên của Đức Phật. Câu kinh đầu tiên là:
OM,
AMITAYA! Đừng đo lường bằng lời nói
Cái
không thể Đo lường được; đừng nhúng sợi dây tư tưởng
Vào cái
Không thăm ḍ được. Người hỏi cũng sai lầm,
Và người
trả lời cũng sai lầm. Đừng nói ǵ hết!
Đây là quan
điểm đúng đắn của Phật giáo. Vấn đề liệu có Thượng Đế hay chăng vượt ngoài
tầm giải quyết của chỉ trí năng con người không thôi.
Tôi đă bảo rằng theo
một đường lối suy đoán th́ đấng Tuyệt đối biểu lộ thành Ishvara, tức là
Thượng Đế Ngôi Lời Vũ Trụ. Đó là phân thân đầu tiên và v́ vậy có cả triệu
Thượng Đế Ngôi Lời Thái dương hệ trong phạm vi Thượng Đế Ngôi Lời Vũ Trụ,
ngài bao hàm trọn cả vũ trụ, cấp năng lượng cho mọi Thượng Đế Ngôi Lời và
vạn vật trong vũ trụ. Bây giờ vấn đề là ở chỗ, liệu cuộc phiêu lưu triết lư
của ta đi xa đến đâu? Chẳng hạn như liệu ta có đi từ Thượng Đế Ngôi Lời của
Thái dương hệ (Thượng Đế đối với ta) lên tới Thượng Đế Ngôi Lời Vũ Trụ, vốn
dĩ nhiên là một Nhân cách? Nếu bạn bảo rằng “Tôi sẽ đi xa đến mức đó” th́
bạn ắt đi theo một vài đường lối giáo huấn về tự tu, tự chứng, tự cứu chuộc.
Nhưng nếu bạn chọn một thái độ khác và bảo rằng “Không đâu, tôi phải tiến
tới tận đấng Tuyệt đối. Tôi không chối bỏ sự tồn tại của Thượng Đế Ngôi Lời
Vũ Trụ và Thượng Đế Ngôi Lời Thái dương hệ, nhưng mục tiêu của tôi là xuyên
thấu vào cái đấng Tự tại lớn hơn nhiều, biết được bản chất của đấng Tuyệt
đối cho dẫu mọi triết gia đều bảo rằng Tôi không thể làm được điều ấy ”; nếu
bạn chọn thái độ thứ nh́ nghĩa là mục tiêu của bạn cần phải biết được (cho
dù chút ít đi chăng nữa) bản chất của đấng Tuyệt đối th́ đối với bạn không
có Thượng Đế để tôn thờ. Không phải bạn chối bỏ sự tồn tại của một huyền
giai các Thượng Đế Ngôi Lời mà là bạn không quan tâm tới các Thượng Đế Ngôi
Lời, chỉ đi vượt qua đó thâm nhập vào bản chất của đấng Tuyệt đối. Nhưng nếu
tính khí của bạn hướng về Thượng Đế Hữu Ngă với vai tṛ là Nhất như hoặc Tam
vị Nhất thể với các Huyền giai phân thân từ đó, th́ ắt có tồn tại
một Thượng Đế để bạn tôn thờ.
Thế mà trong mọi điều
này liệu bạn và tôi đi đến đâu? Ta có quan hệ ra sao với Thượng Đế Ngôi Lời
Thái dương hệ? Có một sự kiện mà ta phải dựa trên đó. Tôi “tồn tại” trong
phạm vi của Thượng Đế Ngôi Lời Thái dương hệ.
Thượng Đế Ngôi Lời Thái
dương hệ bao trùm chúng ta; Ngài cấp dưỡng cho chúng ta; Ngài là cái khung
giống như tử cung của bà mẹ nuôi dưỡng phôi thai cho đến khi nó có thể sống
cuộc đời biệt lập. Vậy là ta “sống, vận động, tồn tại” bên trong Ngài.
Nhưng liệu ta có do
Ngài sáng tạo ra chăng? Ở đây bản thân tôi ắt nói rằng, không đâu; bởi v́
chúng ta là Chơn thần và có gốc rễ nơi Thượng Đế Ngôi Lời Vũ trụ. Nhưng
trong phạm vi Thượng Đế Ngôi Lời Vũ Trụ, ta chỉ là Chơn thần tiềm năng.
Chính Thượng Đế Ngôi Lời Thái dương hệ ôm choàng lấy những Chơn thần tiềm
năng này rồi cấp dưỡng cho chúng giống như tử cung của bà mẹ cấp dưỡng cho
phôi thai. Ngài cấp dưỡng cho chúng ta và ngày đêm giúp ta phát triển. Ngài
có chức năng làm hiển lộ những tiềm năng Chơn thần để cho mỗi Chơn thần hoạt
động được.
Bạn có thể tôn thờ
Thượng Đế Ngôi Lời Thái dương hệ là Chúa Cha, Mẹ hoặc Chúa con, bởi v́ Ngài
là đấng Trung gian Tiếp dẫn ta. Thế nhưng đồng thời nếu bạn mưu t́m gốc rễ
của tự tại th́ thậm chí bạn phải vượt qua cả Thượng Đế Ngôi Lời Vũ trụ nữa.
Thật thú vị mà để ư
thấy rằng thái độ của Đức Phật đối với vấn đề này ra sao. Khi người ta nêu
đủ moi thắc mắc đối với Ngài về vấn đề này, liệu có Thượng Đế hay chăng th́
Ngài luôn luôn trả lời như sau: “Thắc mắc này là đi xa vấn đề, người ta
không nêu nó ra đúng đắn. Ta không hơi đâu trả lời thắc mắc ấy. Ta có nhiệm
vụ nói cho con biết nguyên nhân của đau khổ và con đường thoát khổ.” Ngài
chưa bao giờ chối bỏ sự tồn tại của Thượng Đế và cũng chẳng khẳng định nó.
Thái độ của Ngài có lần được ŕnh bày qua một dụ ngôn. Nếu bạn thấy một
người bị một mũi tên bắn trọng thương th́ liệu có đúng đắn chăng khi thắc
mắc: mũi tên này làm bằng gỗ cây nào? Mũi tên được làm bằng lông vũ của loại
chim nào. Người bị thương chỉ yêu cầu bạn nhổ mũi tên ra chứ chẳng quan tâm
tới những suy đoán của bạn. Nhu cầu của y là được chữa lành chứ không phải
là triết lư.
C̣n một điều nữa mà ta
phải nhớ đó là thực ra các Chơn Sư không thể mâu thuẫn với nhau bởi v́ các
Ngài đă hiệp nhất với Sự Thật. Các Ngài có vẻ như mâu thuẫn với nhau, bởi v́
các Ngài phải phát triển bằng những lời lẽ về bản chất của điều “không thể
thăm ḍ” được. Chẳng hạn như Chơn sư K.H. bảo rằng “Không có Thượng Đế nào
đáng được viết hoa”, thế nhưng khi dạy cho Krishnaji (J. Krishnamurti) Ngài
lại dùng từ ngữ Thượng Đế viết hoa. Chơn Sư Serapis kết thúc một bức thư gửi
cho Đại tá Olcott: “Cầu xin Thượng Đế ban phước cho con, Huynh đệ của ta
ơi”. Ngài kết thúc ba bức thư khác vẫn cầu xin sự ban phước của Thượng Đế.
C̣n trong một bức thư khác có câu sau đây: “Hỡi huynh đệ của ta, Thượng Đế
đă dẫn dắt con và mong sao Ngài ban cho những nỗ lực cao quí của con sự
thành công mỹ măn.” Phải có mâu thuẫn thôi, v́ mâu thuẫn lả chính bản chất
của sự sống biểu lộ. Ta hăy nghĩ tới một cái đĩa được làm cho chuyển động
theo một hướng nào đấy. Ta hăy quan sát hướng đó nhưng cũng để ư thấy rằng
do chính bản chất của cái đĩa nó có hai mặt. Điều quan trọng không phải là
sự kiện cái đĩa luôn luôn giáp mặt với hai hướng mâu thuẫn nhau mà là ở chỗ
nó đang để theo hướng nào. Bạn không thể mô tả chính xác một cái đĩa nếu
không nói theo kiểu mâu thuẫn.
Trong vật lư học ngày
nay ta cũng có một điều ǵ đó giống như vậy. Người ta bảo rằng ta không thể
mô tả hoàn chỉnh được bản chất của hạt cực vi vật chất là electron. Ta có
thể phát biểu chính xác về tốc độ của nó, nhưng đồng thời ta không thể phát
biểu chính xác vị trí của nó vào đúng cái lúc mà ta xác định tốc độ của nó.
Nếu ta phát biểu chính xác về vị trí của nó th́ phát biểu về tốc độ của nó
chỉ gần đúng thôi. Do chính bản chất gốc rễ của vũ trụ vật lư, hai yếu tố
quan trọng là tốc độ và vị trí không thể đồng thời chính xác mà chỉ gần đúng
thôi. Có một công thức tŕnh bày sự gần đúng này đó là “Nguyên lư Bất Định”.
Cũng vậy, một khi bạn đă phát biểu electron là ǵ th́ một khoảnh khắc sau
phát biểu này không c̣n áp dụng được nữa. Ngay cái lúc mà bạn quan sát thấy
một electron th́ chính sự quan sát của bạn đă làm nó thay đổi rồi và phát
biểu đầu tiên của bạn về nó không c̣n có giá trị nữa đối với quan sát thứ
nh́. Nếu không dùng toán học cao cấp th́ bạn không thể hiểu Nguyên lư Bất
Định này. Chỉ lập luận không thôi th́ không giải quyết được vấn đề.
Về điều này, ta có một
ví dụ trong Ấn giáo qua danh xưng Muni dành cho một hiền triết và vị thánh.
Muni có nghĩa là người Im lặng. Một vị ẩn tu Sannyasi thường phát nguyện giữ
im lặng trong một thời kỳ nào đó, đằng sau việc đó là sự kiện chính “trong
sự im lặng” th́ người ấy mới bắt đầu việc thực chứng điều bí nhiệm. Tuy
nhiên trước khi bước vào im lặng, mỗi người cần phải sở hữu những trải
nghiệm mà mọi kiếp nhập thể quá khứ đă dành cho ḿnh. Từ những trải nghiệm
ấy mới nảy sinh ra sự thật đang được t́m kiếm. Trong sự im lặng, mỗi người
mới đạt tới một phần của giải pháp do tự thân ḿnh. V́ vậy mặc dù bằng cách
thảo luận triết học ta có thể thực chứng chân lư đến một mức nào đấy, nhưng
ta ắt chẳng bao giờ lĩnh hội được toàn thể chân lư ấy. V́ thế cho
nên, ta không bao giờ được ra sức áp đặt lên người khác sự thực chứng
một phần của ḿnh.
Dọc theo đường lối
điều tra này có một sự kiện tối cao rơ rành rành. Đó là ta không bao giờ
hiểu được CÁI ĐÓ chừng nào ta c̣n chưa bắt đầu hiểu được CÁI NÀY, tức là sự
biểu lộ. Ta không thể biết CÁI ĐÓ chỉ xuất phát từ những nguyên lư trừu
tượng của triết học không thôi. Trong cuộc du hành tới CÁI ĐÓ, vũ trụ ngay
cả với Maya hăo huyền của nó vẫn có một giá trị đối với ta. Cũng giống như
vậy, ta không thể hoàn toàn
hiểu được bản chất của Thượng
Đế chừng nào ta c̣n chưa bắt đầu hiểu được it ra là một phần bản chất của
con người, bởi v́ con người là Thượng Đế ở dưới đây. Thế th́, ta cần phải đi
ra ngoài nhập vào sự biểu lộ, rồi chú ư những mối tương quan biểu lộ giữa
nhân quần, để ư
những quan hệ giữa người làm việc, bạn bè, kẻ thù v.v. . . Mọi vấn đề nhân
loại của ta là một phần của vấn đề tinh thần siêu việt.
Hơn nữa đối với mỗi
người trong chúng ta th́ vấn đề lại khác. Một số người khám phá ra trước hết
một điều ǵ đó là Thượng Đế, rồi sau đó y mới bắt đầu hiểu được con người.
Mặt khác có những người khác trước hết phát hiện được nhiều điều về con
người, rồi sau đó họ mới đạt được một điều ǵ đó thực chứng Thượng Đế. Nhưng
một lần nữa, xin đưa ra lời khuyên thực tế: “Đừng nói ǵ hết”. Lập luận và
bàn luận chẳng đi tới đâu. Nếu tôi nói điều này ở Ấn độ th́ một tín đồ Ấn
giáo thuần thành ắt bảo rằng: “Cũng thế thôi, ta có phiêu lưu một cách hấp
dẫn và phấn khởi th́ cũng chẳng thể đi đến đâu”. Trên khắp nước Ấn độ, trải
qua bao nhiêu thời đại, kẻ tự cho ḿnh là triết gia vẫn cứ triết lư trong
khi bốn bề là sự khốn khổ của con người mà ít khi y chú ư tới.
Tôi khuyên bạn nên làm
điều mà Đức Mẹ Đồng Trinh Maria có dạy: “Và mọi điều nghe thấy th́ nó lấy
làm lạ với những sự việc mà những người chăn chiên bảo với họ. Nhưng Đức Mẹ
Maria giữ lấy mọi điều này trong tâm hồn rồi suy gẫm chúng”.
Trong
vấn đề hiểu được Thực tại, có một yếu tố hoàn toàn cốt tuỷ. Sau khi đă suy
gẫm nó trong tâm hồn bạn phải sáng tạo. Sáng tạo cái ǵ đây? Sáng tạo những
hành vi yêu thương và hy sinh, những tặng phẩm mới cho con người hoặc Thượng
Đế, những niềm hy vọng, những
mơ ước, những triết lư, nghệ thuật và tôn giáo, cái ǵ cũng được hết. Trước
hết bạn phải hoàn toàn chắc mẩm đâu là “cốt tuỷ điểm” của ḿnh rồi đi thẳng
tới nó, giống như mũi tên đi thẳng tới hồng tâm bất chấp mọi điều khác. Một
khi bạn đă sáng tạo th́ bạn phải “trung kiên” với sự sáng tạo ấy, không nao
núng cho dẫu nhiều người có thể đă chối bỏ giá trị của nó. Tôi luôn luôn nhớ
Tiến sĩ Annie Besant thường hào hứng ngâm những câu thơ trong bài thơ
Thánh Phao lồ của Myer:
Xem ḱa nếu một tiếng
sấm kỳ lạ nào đó mà ta có thể hiểu được
Hát lên bí mật của ngôi
sao cho trần thế biết.
Th́ làm sao bạn nắm bắt
được vừa sợ hăi lại vừa hâm mộ,
Những mẩu chuyện đă
được bốc trần ra tới mức đó?
Hiếm khi nào tôi nắm
bắt được những lời lẽ khải huyền của ngài,
Tôi nghe ngài nói mà
chỉ hiểu lờ mờ,
Chỉ có cái Quyền năng ở
bên trong tôi mới bóc trần
Những kiếp sống trên
đôi môi tôi và vẫy gọi cánh tay tôi.
Ai đă cảm nhận được
Thánh linh của đấng Tối cao
Ắt không thể nhầm lẫn,
nghi ngờ hoặc chối bỏ Ngài:
Ôi thế gian, bằng một
giọng nói nhất tề ngươi đă chối bỏ ngài,
Ngươi đă đứng bên này,
c̣n ta đứng bên kia.
Nói cho đúng hơn th́
trần thế sẽ nghi ngờ khi sự tỏ lộ của ngài
Tuôn đổ xuống như mưa
và từ trên trời sa xuống,
Nói cho đúng hơn th́
đấng mà người ta quan niệm cao cả
Kích động trong linh
hồn người ta để cho nó tiến nhanh vào Thượng Đế.
Đúng vậy, thế th́ các
bạn nên gơ cửa ngài từ sự vinh quang ấy,
Mù quáng và bị hành hạ,
bị điên lên và cô độc,
Ngay cả trên thập tự
giá ngài vẫn duy tŕ được sự vinh quang của ḿnh,
Đúng vậy, và ở dưới địa
ngục vẫn có lời th́ thào, ta đă biết.
“Ta
đă biết”. Đó là điều bà nói với vai tṛ là Hypatia và Bruno, khi các Ki tô
hữu dă man đă nạo thịt bà tới tận xương bằng những vỏ ṣ, c̣n các vị sứ giả
của Giáo hoàng trói ông ta (Bruno) vào cọc rồi thắp lên ngọn lửa bừng bừng
xung quanh ông ta.
Để kết luận, tôi xin
nói thêm điều này. Vấn đề mà tôi thuyết tŕnh với các bạn làm cho tôi mê
mẫn, nhưng chỉ về mặt trí thức thôi. Nó không đánh động được tâm hồn và linh
hồn của tôi. Thế nhưng tôi vẫn có h́nh thức tôn thờ Thượng Đế Hữu Ngă của
ḿnh dưới dạng Nữ thần Minh triết của Hi lạp là Pallas Athena. Điều này cũng
đủ cho tôi nhiều hơn bất kỳ h́nh ảnh nào của Thượng Đế mà nhà điêu khắc hoặc
hoạ sĩ sáng tạo từ thời Hi lạp.
Vấn đề muôn thuở đối
với tôi mà tôi đang t́m hiểu không phải là vấn đề Thượng Đế Vô Ngă hay Hữu
Ngă, mà là Thượng Đế trên cương vị con người. Khi nói Thượng Đế trên cương
vị con người, tôi không ngụ ư Thượng Đế trên trần thế trên cương vị là một
Hoá thân chẳng hạn như Thượng Đế Hiện thân thành Chúa Giê su hay Shri
Krishna. Tôi ngụ ư Thượng Đế trên con người nam phụ lăo ấu. Muốn biết được
“những mảnh vụn này của đấng Thiêng liêng” vốn đang phấn đấu giống như tôi
đang phấn đấu vượt qua bóng tối để đi tới Ánh sáng, chẳng hạn như chính
Thượng Đế Ngôi Lời Thái dương hệ và Thượng Đế Ngôi Lời Vũ trụ (cả hai chỉ là
một) th́ ta phải biết mỗi người là Thượng Đế trên cương vị đối với các
Thượng Đế khác, đây chính là điều mà tôi đă khám phá ra và hằng ngày hằng
giờ tôi càng khám phá ra được thêm nữa.
HOME T̀M HIỂU NHẬP MÔN sách TIỂU SỬ BẢN TIN H̀NH ẢNH thIỀN BÀI VỞ THƠ gifts TẾT 2006 NỮ THẦN ISIS