Không Tôn Giáo Nào Cao Hơn Chân Lư

 HOME T̀M HIỂU  NHẬP MÔN  sách  TIỂU SỬ   BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN  BÀI VỞ  THƠ   gifts  TẾT 2006  NỮ THẦN ISIS

THẾ GIỚI TRỰC GIÁC CỦA KRISHNAMURTI

(KRISHNAMURTI’S WORLD OF THE INTUITION)

Tác giả C. JINARAJADASA

Bản dịch www.thongthienhoc.com  -  2017

Tạp chí Nhà Thông Thiên Học  số tháng 10 năm 1933

 

Tôi vừa mới có đặc quyền tiếp nhận từ ông D. Rajagopal bảng tóm lược 12 bài nói chuyện của Krishnaji ở Trại Ngôi Sao tại Ommen năm nay. Tôi muốn miêu tả ngắn gọn “phản ứng” của ḿnh với những bài nói chuyện đó.

Krishnaji luôn luôn hấp dẫn người ta; cho dẫu những điều mà ông nói có thể được các đao sư khác đă nói ra, nhưng những đạo sư này không nói theo cách thức mà ông đang nói. Chắc chắn trong ngôn ngữ của ông có “tính độc nhất vô nhị cá biệt”; chúng thường là những câu kinh từ đó có thể rút ra được những bài thuyết tŕnh dài. Giáo huấn của ông gây choáng váng và có lẽ năm nay ở Ommen phẩm tính này đă lớn hơn bao giờ hết. Tôi nghi ngờ chẳng biết liệu có bộ óc nào ngoại trừ bộ óc người Ấn Độ có thể diễn giải được những điều tế nhị về tư tưởng mà ông đă tŕnh bày năm nay.

Ông yêu cầu thính giả một lần nữa hăy tiếp cận tư tưởng của ông không qua bất cứ truyền thống hoặc tiên kiến nào về tâm hồn và tâm trí. Ông yêu cầu chúng ta bỏ hết lại đằng sau, và nhất là bỏ lại tâm trí của ḿnh (tạm gọi như vậy). Lúc mà cái trí phân tích của ta được dùng để khảo sát giáo huấn của ông, th́ ta chỉ chăm chăm vào bộ phận chứ không phải tổng thể. Chúng ta chỉ chú ư tới những điều mâu thuẫn riêng rẽ và nổi bật, bác bỏ điều mà ta đă biết -  chứ không chỉ tin theo người khác - là Chân lư; thế là ta triển khai một đầu óc thách đố. Song le, ông không muốn tranh luận với chúng ta; ông chỉ muốn cung cấp cho chúng ta tầm nh́n của ông, hoặc nói cho đúng hơn là giúp cho ta mở mắt ra trước một tầm nh́n vĩ đại về Sự Thật và Tự Tại khác hơn tầm nh́n của tâm trí.

Tôi nghĩ rằng đó là ư nghĩa lớn lao của ông - chỉ ra cho ta thấy nhân sinh quan mà hầu hết chúng ta hoàn toàn xa lạ, và v́ vậy mang tính cách mạng. Tôi biết ḿnh đang đi vào một địa hạt nguy hiểm khi cố gắng “xiễn dương” Krishnaji. Thế nhưng bởi v́ đă có một điều ǵ đó trong tâm trí và đă trải nghiệm nhiều phiền năo cũng như vui vẻ, tôi thấy toan tính này không hoàn toàn là táo bạo. Tôi đề nghị chiếu theo lời Tiến sĩ Besant, ta hăy gọi tầm nh́n của Krishnaji là Trực Giác. Muốn có được một ư niệm nào đấy xem trực giác khác tâm trí ra sao, tôi xin cố gắng chứng minh tâm trí khác xúc động ra sao. Bằng cách khảo sát ngược lại như vậy, ta có thể hiểu được cách nh́n ra phía trước.

Tất cả chúng ta là những người thông minh ngày nay đều tiến hành t́m hiểu thế giới bằng cái trí, coi đó là công cụ nhận biết. Ta bắt đầu bằng “những ư tưởng”, nghĩa là những cái que thăm ḍ của cái trí để biết được sự sống. Chẳng bao lâu sau khi ta là những đứa trẻ con c̣n chạy nhảy tung tăng hoàn toàn theo chức năng động vật cùng với những xúc động ưa và ghét, th́ chẳng mấy chốc cuộc đời ta đi vào khuôn khổ khác là khuôn khổ cái trí. Giống như những đường kinh tuyến và vĩ tuyến trên bản đồ thế giới, những ư tưởng được ban cho ta sử dụng gọi là tôn giáo, lịch sử, luân lư, lư tưởng v.v. . . Khi ta quan sát bất kỳ diễn biến nào, th́ ngay tức khắc những ư tưởng này xuất hiện là những cái que thăm ḍ các thang giá trị, thế rồi ta bảo có lư - điên rồ; hữu dụng - vô dụng; hợp lư - phi lư; khoa học - phản khoa học v.v. . . Cái gọi là các phạm trù trở thành những kinh độ và vĩ độ trong thế giới tâm trí của ta.

Giờ đây ta hăy thử tưởng tượng xem t́nh huống cuộc đời ra sao khi cá nhân không có cái trí, khi mọi phản ứng của y chỉ tạo ra xúc động. Kinh độ và vĩ độ của y ắt chỉ là: dễ chịu - khó chịu; cần phải mưu cầu - cần phải trốn tránh; làm cho bản thân tôi ph́nh nở ra, làm cho bản thân tôi co rút lại v.v .  .; tất cả toàn là xúc động. Chúng ta có thể sống cuộc đời rất viên măn và hoàn chỉnh (theo như ta biết) chỉ cần có những phạm trù này thôi.

Thế rồi giả sử có một người trí thức đến với cái người chỉ sống theo tiêu chuẩn xúc động và  bảo y rằng: “Anh bạn thân mến ơi, quan niệm của anh về cuộc đời và những khả năng của nó thật là phù phiếm. Anh không thể dùng những cái ưa và không ưa của ḿnh mang tính cá nhân mà lại coi là tiêu chuẩn sống. Cá tính của anh cùng với những nhu cầu của nó không được biến thành cái rốn của vũ trụ; anh chỉ là một đơn vị trong một cộng đồng và cộng đồng phải là trung tâm chứ không phải cá nhân anh. Đây là những quy luật của luận lư: có những sự kiện trong Thiên nhiên và những thứ ấy phải dẫn dắt phán đoán của anh chứ không phải chuyện liệu phản ứng của anh với các diễn biến dễ chịu hay khó chịu. Ngay tức khắc ắt xuất hiện một sự xung đột gay gắt giữa hai quan điểm này, v́ đối với những kẻ chỉ có phạm trù xúc động th́ khái niệm về tâm trí của cuộc đời là không thực và phù phiếm. Y chẳng thấy lư do ǵ, tại sao phải từ bỏ cái đă phục vụ ḿnh một cách hữu hiệu xiết bao - nghĩa là việc sử dụng các cặp đối đăi - tôi thích, tôi không thích v.v . .  từ bỏ nó để chạy theo một điều ǵ đó được gọi là tư duy hợp lư tức tư duy khoa học. Đối với y, thế giới tư tưởng có vẻ là không thực và không thỏa măn được những nhu cầu sinh hoạt của ḿnh.

Mặt khác, đối với người nào sống theo cái trí, th́ kẻ sống theo xúc động đang sinh hoạt trong một thế giới bị co rút và đầy sai lầm. Kẻ bị ư tưởng thôi thúc liên tục lớn tiếng tố cáo kẻ mà ḿnh coi thường là thấp kém hơn về tŕnh độ tiến hóa. Cái gọi là kẻ kém tiến hóa ấy có thể chọn quan điểm như sau: “Trong thế giới của tôi chẳng có lư do ǵ tại sao 2 +2 lại không tạo thành 5, nếu điều này giúp cho tôi cảm thấy hạnh phúc hơn trong thế giới của ḿnh”. Dĩ nhiên ngay tức khắc đối thủ của y ắt đối đáp lại rằng: “Có những định luật căn bản trong vũ trụ ngăn không cho 2+2 = 5, và bạn không thể có khả năng hạnh phúc chừng nào bạn chưa từ bỏ cái sự điên rồ ấy”.

Thế là hai bên căi qua căi lại, bởi v́ hai quan điểm này có những điều khác nhau căn bản. Không nghi ngờ ǵ khi quan điểm của cái trí dựa trên các phạm trù về luận lư, khoa học thiên nhiên và triết học ắt căn bản là đúng hơn quan điểm thuần túy của xúc động. Nhưng điều này tuyệt nhiên không có nghĩa là cuộc sống do xúc động tiếp xúc được luôn luôn là một dạng sinh hoạt thấp kém hơn cuộc sống do cái trí tiếp xúc được. Có một giai đoạn hoạt động thuần túy tâm trí ắt giới hạn cá thể và mang lại cho y ít “Sự Sống” hơn mức mà y có được nếu y phát triển xúc động bất chấp các phạm trù của cái trí. Một vài khía cạnh của xúc động đưa con người tới một đỉnh cao tuyệt vời của sự thông cảm hiểu biết. Chẳng hạn như ta hăy xét tới kẻ “đang phải ḷng” khám phá cuộc đời ra sao. Khi đă khóa chặt quan niệm của cái trí, y có vẻ dường như mất lư trí và hành động một cách điên rồ, thế nhưng mặt khác, y đạt được trọn vẹn sinh hoạt mà một người chúi mũi vào việc giải một bài toán ắt chẳng tiếp xúc được. Quả thật là rất đúng như Coventry Patmore đă nói một cách rất hay ho rằng, đối với nhiều người nam và nữ đôi khi cái trải nghiệm phải ḷng này là “trọn cả ánh sáng thanh thiên bạch nhật” của họ:

 

T́nh yêu làm cho người ta tỉnh thức, chỉ một lần thôi là suốt cả cuộc đời,

T́nh yêu nâng người ta lên ngước nh́n trong khi c̣n nặng gánh;

Và xem này! cái mà một lần trang sách ngọt ngào ấy có thể dạy dỗ cho ta,

Người ta đọc trang sách vui vẻ, rồi đóng quyển sách lại.

Có một số người cảm tạ, c̣n một số người nói lời báng bổ,

Và hầu hết quên bẵng đi. Nhưng chẳng có con đường nào mà,

Những giấc mơ chưa ai chú ư của con trẻ,

Lại chính là hết cả ánh sáng thanh thiên bạch nhật của chúng.


         Hai nhân sinh quan đối lập với nhau không thể nào được đối chiếu tương phản rơ rệt hơn qua phản ứng của hai người đối với cuộc đời, chẳng hạn như khi ta xét tới một ngày mùa hè dễ chịu ở nước Anh. Nếu ta nghĩ tới một thanh niên tràn đầy nhựa sống, cảm thấy buồn chán và một thanh niên khác đắm ḿnh vào những t́nh tiết ly kỳ của một truyện trinh thám, th́ chàng thanh niên đầu tiên có thể nói với người kia rằng: “Hôm nay trời đẹp lắm; hăy đi ra ngoài chơi chứ đừng chúi mũi vào quyển sách của bạn. Bạn không muốn sống à?” Câu trả lời ắt là phủ định nếu chàng thanh niên đang chúi mũi vào quyển sách cảm nhận được một thực tại mănh liệt của cuộc đời qua cái trí mà ḿnh dùng để đọc chuyện; y ắt dẹp qua một bên, coi là vô giá trị cái cảm tưởng sống động thông qua xúc động mà một cuộc đánh quần vợt hoặc một dạng dă ngoại tương tự nào đấy có thể mang lại cho ḿnh.

Tôi đă so sánh đối chiếu tương phản hai quan điểm của xúc động và tâm trí để chứng minh rằng có hai thế giới riêng biệt của xúc động và tâm trí; người sinh hoạt trong thế giới tâm trí ắt tố cáo mọi kẻ chúi mũi vào xúc động rồi không chịu từ bỏ những xúc động ấy, không vỡ lẽ ra rằng có những phạm trù sinh hoạt chân thực hơn, và hữu dụng hơn các phạm trù xúc động. Cũng giống hệt như vậy, có một thế giới mới khác hẳn thế giới của tâm trí với những phạm trù khác phạm trù của thế giới tâm trí đến nỗi khi so sánh với thế giới này th́ thế giới tâm trí dường như là phù phiếm. Thế giới mới ấy là Thế giới Trực giác - một thế giới rất khó miêu tả bởi v́ ngày nay nó chỉ mới được phát hiện dần dần do một số ít người ưu tuyển trong nhân loại. Cũng giống như có sự xung đột giữa quan điểm của cái trí và quan điểm của xúc động; cũng vậy, nhất là ở giai đoạn đầu tất yếu có sự xung đột giữa quan điểm của trực giác và quan điểm của cái trí. Tôi thấy điều này đang xảy ra ngay giờ đây liên quan tới những giáo huấn của Krishnamurti. Ông đang hiến ra một tầm nh́n về cuộc sống không thuộc phạm trù của cái trí, nhưng thuộc phạm trù khác đó là Thế giới Trực giác.

Theo sự miêu tả của tôi, cũng giống như người thuộc thế giới tâm trí ắt hoàn toàn tố cáo cái loại h́nh sinh hoạt của người thuộc thế giới xúc động là phù phiếm phi lư, dựa trên sai lầm v.v. . . ; cũng vậy, người sinh hoạt trong Thế giới Trực giác tố cáo sinh hoạt của những người thuộc thế giới tâm trí. Theo quan điểm của trực giác th́ không thể hiểu được thế giới khác nếu không dùng tới những phạm trù của trực giác; mọi quan điểm khác cho dù được ủng hộ bởi những thẩm quyền lớn nhất trên thế giới, th́ đơn giản cũng chỉ là không đúng.

Dĩ nhiên c̣n có một quan điểm cao hơn nữa, đó là quan điểm của Ātman, những người nào có được tầm nh́n của Thế giới Tinh thần thậm chí nói về tầm nh́n của Krishnaji cũng giống như các bậc Rishis ở Ấn Độ: “Neti, Neti , Không phải là như thế này, Không phải là như thế kia. Theo quan điểm của Ātman th́ không có cái nào khác.

Giờ đây ta gặp khó khăn khi ra sức miêu tả Thế giới Trực giác là ǵ, và đâu là phản ứng của một người sinh hoạt trong thế giới đó. Hầu hết chúng ta chỉ trải nghiệm về Thế giới Trực giác có thể nói là năm th́ mười họa, bởi v́ cuộc đời ta được dẫn dắt bởi những phạm trù của cái trí. Nhưng ngay từ đầu giáo huấn Thông Thiên Học do các Chơn sư ban giảng đă luôn luôn tuyên bố rằng Manas tức Cái Trí, thậm chí Thượng Trí chẳng những khác với Buddhi, mà c̣n là một nguyên khí của chơn ngă ở mức biểu lộ thấp hơn. Chúng ta đă luôn luôn được dạy cho biết để công nhận rằng cũng giống như Kāma tức ham muốn “thấp hơn” Manas; cũng vậy, Manas “thấp hơn” Buddhi. Cơi Trung giới là một thế giới sinh hoạt và hoạt động rộng lớn, nhưng đó là một thế giới khác với cơi trí tuệ và thấp hơn, bởi v́ tâm thức trong đó bị giới hạn nhiều hơn. Cũng giống hệt như vậy, trong hệ thống giáo huấn Thông Thiên Học; thế giới của Buddhi là một thế giới cao hơn thế giới của Manas. nhưng cho đến nay đối với hầu hết mọi người, Buddhi là một quan năng không thực của tâm thức; trong khi theo sự minh giải của Manas, suy nghĩ và hành động là một phương thức sinh hoạt có thực. Nhưng ngày nay ta thấy Krishnaji lại tuôn ra cả đống giáo huấn liên quan tới cuộc đời sinh hoạt theo quan điểm Buddhi. V́ thế cho nên chẳng lấy ǵ làm lạ khi giáo huấn của ông tạo ra một sự lẫn lộn nơi những kẻ chưa trải nghiệm Buddhi. Đó là một loại lẫn lộn vốn được tạo ra nơi kẻ đang sinh hoạt trong thế giới xúc động do ai đó cứ khăng khăng cho rằng thế giới của xúc động sai hết bởi v́ có một thế giới khác đúng hơn, ấy là thế giới của tâm trí.

Khi Krishnaji bắt đầu giáo huấn, th́ Tiến sĩ Besant đă có nhận xét soi sáng rằng giáo huấn của ông dành cho giống dân phụ mới, phân chủng thứ  Sáu; theo sự phân loại của Thông Thiên Học th́ phân chủng này nổi bật là phân chủng Trực giác, cũng giống như phân chủng thứ Năm là phân chủng của Cái Trí. Trong bài công bố nơi Tạp chí nhà Thông Thiên Học vừa qua bà có nhắc tới việc giáo huấn của Krishnaji dành cho phân chủng thứ  Sáu như thế nào đối với các chơn ngă thuộc phân chủng này, ngay cả bây giờ một số chơn ngă này đang xuất hiện ở đủ mọi khu vực khác nhau trên thế giới. V́ vậy ta có thể hiểu được ngay lúc này đây tại sao lại có nhiều hỗn độn trong trí của những kẻ cho đến nay chưa thể hiểu được rằng có những phạm trù khác với phạm trù của cái trí. Cũng giống như vậy, ta có thể hiểu được tại sao Krishnaji lại cực kỳ giáo điều, thậm chí có khuynh hướng cuồng tín trong việc tố cáo mọi quan điểm khác hơn quan điểm mà ông tuyên cáo là duy nhất khả hữu. Dĩ nhiên đó là sự cuồng tín thuộc loại của nhà điêu khắc Préault, ông bảo rằng: “Nghệ thuật! đó là ngôi sao. Tôi nh́n thấy nó. C̣n bạn không thấy nó”.

Thế là giáo huấn của Krishnaji đă tuôn ra một cách cuồng nhiệt, đầy nhiệt huyết, một lời tuyên cáo về cuộc sống theo quan điểm của Trực giác, tức là Buddhi của Thông Thiên Học. Nếu người ta có bất kỳ trải nghiệm nào về Buddhi, th́ giáo huấn của Krishnaji hoàn toàn hợp lư, kể cả tính cách tố cáo mọi giáo huấn khác. Ấy là v́ đối với kẻ nào sinh hoạt trong thế giới Buddhi th́ cuộc sống khác hẳn thế giới trí tuệ. Chẳng hạn như, chỉ xét một ví dụ thôi, nếu tôi muốn nhắc tới chữ cái G th́ ngay tức khắc tâm trí ta nghĩ tới chữ F đứng trước chữ G và chữ H đứng sau chữ G. Thế th́ do đă có sự liên tưởng lâu dài khi ta t́m hiểu chữ G th́ cái trí nghĩ tới mối quan hệ giữa G với F, và G với H, coi đó là một yếu tố cần thiết để hiểu được G. Nhưng đặc trưng của Buddhi là ở chỗ Buddhi có thể hiểu được chữ G trực tiếp mà không cần bất kỳ tham chiếu nào về mối quan hệ của G đối với bất cứ thứ ǵ đứng trước nó hoặc đứng sau nó. Các huấn sư Thông Thiên Học đă giải thích rằng kiến thức trực tiếp về G này bắt nguồn từ việc chủ thể tri thức đồng nhất hóa với đối tượng tri thức. Ấy là v́ khi ta vận dụng quan năng Buddhi th́ đối tượng cần t́m hiểu trở thành hiệp nhất với chủ thể tri thức, bởi v́ nó trở thành một bộ phận của chủ thể tri thức, cho nên nó được hiểu trực tiếp và không liên quan ǵ tới cái đứng trước nó hoặc đứng sau nó. V́ vậy, tự nhiên là đối với ai đang vận dụng quan năng Buddhi th́ quan năng hợp lư, triết lư, “bộc trực đối với sự kiện”, suy tư theo kiểu khoa học, sử dụng kinh nghiệm của các chuyên gia đă từng nhận biết v.v. . . đều không c̣n dùng được nữa; người ấy có thể đạt được tri thức về cuộc sống và những khả năng của nó một cách trực tiếp cho bản thân bằng cách hiệp nhất với điều mà ḿnh cần biết. Người đó không cần thầy hoặc truyền thống nữa.

Chỉ có một điều mà một số chúng ta rơ rệt khác với Krishnaji, đó là khi ông khăng khăng cho rằng ngoại trừ những phạm trù mà ông đă xác lập th́ mọi phạm trù khác đều vô dụng bởi v́ chúng sai lầm. Trong khi hoàn toàn đúng là ta có thể đạt được một tri thức đầy đủ hơn bằng cách vận dụng quan năng Buddhi, song le, ta cũng có thể đạt được tri thức như thế bằng cách vận dụng cái trí lăo luyện, đó cũng là tri thức mà. Các phạm trù được xác lập thông qua việc khảo cứu lâu dài và kỹ lưỡng thế giới trí tuệ không hề bị hoen ố bởi v́ có những phạm trù khác ở một tầm mức tâm thức cao hơn. Hơn nữa, điều kỳ lạ là ở chỗ đôi khi những phạm trù của thế giới thấp lại có thể đưa ta tới Chân lư nhanh hơn việc vận dụng thiếu kinh nghiệm các phạm trù của thế giới cao. Chính đó là chỗ mà Bergson đă nêu ra đối với sự vận hành của bản năng và lư trí. Có những dịp mà bản năng “đi tới đó” nhanh hơn cái trí v́ cái trí dùng quy tŕnh thử và sai, cho nên nó bị chậm trễ khi đi đến kết luận. Cũng như vậy, ta có một sự kiện đáng chú ư khi ham muốn đưa tới những xúc động mạnh mẽ và khi xúc động trở nên vô ngă th́ chúng chất chứa ánh sáng từ Thế giới Trực giác. Đây dĩ nhiên là lư do tại sao các thi sĩ và nghệ sĩ có thể cung cấp cho ta việc tổng kết cuộc đời đúng thật hơn điều mà nhà luận lư và nhà khoa học có thể cung cấp.

Tóm lại, Krishnaji đang cung cấp cho ta một nhân sinh quan của Trực giác. Đă có hai tác giả là Bergson và Croce viết nhiều để chứng minh làm sao cần phải có một lượng giá mới về cuộc đời theo kiểu Trực giác. Krishnaji vượt qua các bậc tiền bối bằng cách tuôn ra ào ạt tri thức liên quan tới cuộc sống trong Thế giới Trực giác đó. Cố nhiên giáo huấn của ông dành cho tất cả, v́ đến một ngày nào đó tất cả chúng ta đều phải sinh hoạt trong thế giới ấy [[1]], mặc dù trong quy tŕnh tiến hóa b́nh thường th́ con đường dễ nhất để sinh hoạt như vậy ắt dành cho một số người thuộc Căn chủng thứ Sáu vẫn c̣n vị lai, và đối với đại khối nhân loại đó là Cuộc tuần hoàn thứ Sáu, vốn đặc biệt là Cuộc tuần hoàn Trực giác. Nhưng luôn luôn có một số người đi nhanh hơn ḍng chảy chậm chạp của cơ tiến hóa vốn lôi cuốn toàn thể nhân loại tiến lên; và chính những người xông về phía trước để sống trước thời đại, khi họ được ban cho thông điệp Buddhi. Song le, cho dù các phạm trù của Thế giới Trực giác có đúng đến đâu đi chăng nữa, th́ chúng cũng không hề phủ định các phạm trù của thế giới Trí tuệ.

Mỗi người cần phải tuyển chọn những phạm trù từ thế giới này hoặc thế giới kia, hoặc cả hai thế giới, v́ nó khiến cho y có thể khám phá ra điều cao nhất nơi chính ḿnh và dành cho bản thân ḿnh. Đây là giáo huấn cổ truyền mà các Chơn sư Minh Triết bao giờ cũng giảng dạy. Giáo huấn của Plotinus theo đó có một “sự bay bổng của biệt ngă tới Đơn ngă” chính là Con đường Cổ truyền bao giờ cũng mới mẻ đối với người bước trên đó. Krishnaji đang nhấn mạnh tới “sự bay bổng của biệt ngă”. Đấng Kitô và Shri Krishna lại nhấn mạnh đến sự bay bổng “tới Đơn ngă”.


[[1]] Một số người có thể quan tâm đọc một bài thuyết tŕnh của tôi vào năm 1911, tựa đề là “Tầm nh́n của Tinh thần” trong đó tôi phác họa những giai đoạn tiến hóa mà cá thể phải trải qua: 1- Tầm nh́n của Biệt ngă; 2- Tầm nh́n của Cái Trí; 3- Tầm nh́n của Xúc động; 4- Tầm nh́n của Trực giác; 5- Tầm nh́n của Tinh thần. Bài thuyết tŕnh có trong quyển sách Làm cách nào mà ta nhớ được các Tiền kiếp.

 

 HOME T̀M HIỂU  NHẬP MÔN  sách  TIỂU SỬ   BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN  BÀI VỞ  THƠ   gifts  TẾT 2006  NỮ THẦN ISIS