|
HOME T̀M HIỂU NHẬP MÔN sách TIỂU SỬ BẢN TIN H̀NH ẢNH thIỀN BÀI VỞ THƠ gifts TẾT 2006 NỮ THẦN ISIS
|
MINH TRIẾT TÍCH LŨY
(The Accumulated Wisdom) Tác giả TIM BOYD Bản dịch: www.thongthienhoc.com |
|
Bài đăng trên Tạp chí Nhà Thông Thiên
Học, số tháng 10 năm 2015
Một trong những định nghĩa mà H. P. Blavatsky dành cho Thông Thiên Học, đó
là “Minh triết đă được tích lũy qua nhiều thời đại, được trắc nghiệm và kiểm
chứng bởi nhiều thế hệ nhà thấu thị”. Tất cả chúng ta đều thấy Thông Thiên
Học có giá trị và truyền thống minh triết phát sinh ra nó thỉnh thoảng lại
cung cấp một vài tư tưởng nào đó cho sự truyền thừa điều đă được tích lũy,
trắc nghiệm, kiểm chứng và chuyển giao minh triết. Nhiều điều mà ta gặp phải
trong giáo huấn Thông Thiên Học vượt ngoài tầm năng lực trải nghiệm trực
tiếp hiện hành của ta. Những vấn đề căn bản như: bản chất của hào quang con
người, h́nh tư tưởng, thể vía hoặc thể trí, thậm chí các Chơn sư Minh triết
đều là những đề tài mà ít ai trong chúng ta có thể nói theo trải nghiệm cá
nhân,
Việc khảo cứu của một sử gia Thông Thiên Học đă kết luận rằng trong lịch sử
140 năm của Hội Thông Thiên Học, tổng cộng chỉ có từ 24 tới 25 người đă được
gặp một trong các Chơn sư bằng xương bằng thịt. Thế mà muốn chấp nhận những
giáo huấn thâm thúy của Thông Thiên Học th́ hầu như cần phải trân trọng cái
đoàn thể có tổ chức những Đấng đă vượt quá tŕnh độ nhân loại b́nh thường,
trân trọng ảnh hưởng phù hộ tiếp điển của các Chơn sư trong việc tạo ra Hội
Thông Thiên Học cùng với các giáo huấn của Hội. Dường như chúng ta tôn trọng
và chấp nhận những giáo huấn này v́ ba lư do sau đây: (1) v́ chúng hấp dẫn
khả năng lư luận của ta, chúng có ư nghĩa; (2) v́ chúng phù hợp với tri giác
trực giác của ta, nghĩa là ta nhận thức được tính đúng đắn của chúng ở một
mức sâu thẳm nào đấy trong bản thể của ḿnh; (3) v́ ta đánh giá cao nguồn
gốc của những giáo huấn này và những người chuyển tải chúng đều chứng minh
là chúng đáng tin cậy. C̣n một qui tŕnh nữa mà chúng ta tất yếu phải dấn
thân vào, đó là qui tŕnh trải nghiệm thực nghiệm. Ta trắc nghiệm những điều
mà ḿnh có thể trải nghiệm th́ rốt cuộc mới kiểm chứng được cho bản thân
ḿnh.
Mọi điều mà ta coi là truyền thống Thông Thiên Học đều là kế thừa từ những
thế hệ trước. Một trong những đặc điểm thú vị của bất cứ sự kế thừa nào, đó
là việc những người sau này được hưởng lợi từ kho tài nguyên ấy, thường
thường chẳng làm một điều ǵ để tạo ra nó. V́ một lư do không thể khác hơn
được sự thật do sinh ra ở một nơi đặc thù nào đấy, và vào một thời điểm đặc
thù nào đấy, ta thấy ḿnh được hưởng lợi là dễ dàng tiếp cận được Thông
Thiên Học, cái biểu hiện gần đây nhất của truyền thống minh triết. Chắc chắn
là nghiệp quả có đóng một vai tṛ, nhưng ngay cả ở thời đại ta th́ đă có và
vẫn c̣n có nơi thiên hạ chỉ có thể nghiên cứu những giáo huấn này với nguy
cơ rất lớn dành cho bản thân và gia đ́nh. Trong giáo huấn Lam Rim của
Tsongkhapa của Phật Giáo Tây Tạng có một khái niệm về “đời sống con người
rất quí báu”. Theo cách suy tư này th́ không phải mọi sinh mệnh đều quí báu
như nhau. Cần có sự hiện diện của nhiều yếu tố để cho một sinh mệnh đặc thù
được coi là có khả năng đạt tới biểu hiện viên măn nhất. Một trong những yếu
tố này là con người phải sinh ra vào thời đại và nơi chốn sẵn có những giáo
huấn chân chính với tiềm năng đưa tới giác ngộ. Trong Vivekachudāmani,
Shankaracharya đă phản ánh lối suy nghĩ này khi ông bảo rằng người nào “đă
sinh ra làm người . . . mà lại điên rồ đến nỗi không chịu tinh tấn giải
thoát cho bản thân th́ quả thật y đă tự tử, y tự giết ḿnh bằng cách bám lấy
những điều không thực”.
Chính
bản chất của qui tŕnh “giải thoát bản thân” mới khiến cho sự dẫn dắt và
gương mẫu của người khác mang tầm quan trọng sống c̣n. Thường thường th́
người ta không trân trọng sự truyền thừa và tầm quan trọng của mối quan hệ
với một ḍng dơi người đă thực nghiệm trong pḥng thí nghiệm tâm thức của
chính ḿnh và thực chứng được thành quả của minh triết. Những người nào đă
thực chứng được ở một mức độ nào đó đều có thể chia xẻ hữu hiệu minh triết
ngàn đời.
Tôi
nhớ có một dịp tham dự một bối cảnh xă hội. Một diễn viên trên sân khấu đă
thành tựu đứng lên đọc một câu cầu nguyện đặc thù từ Kinh thánh, đó là bài
Thánh Vịnh thứ 23, bài này thật hay. Giọng đọc của ông thật là hoàn hảo,
cung bậc và cách diễn tả của ông gây ấn tượng lớn. Cũng trong buổi họp đó,
có một ông già. Ông không nổi tiếng, cũng chẳng thành tựu phi thường, nhưng
ông đă vượt qua được nhiều băo táp trong đời ḿnh. Đó là một người mộ đạo
sâu sắc, suốt đời đă trải nghiệm những giây phút linh hứng thâm thúy về cầu
nguyện. Ông đứng lên và cũng đọc bài cầu nguyện ấy. Ngôn từ cũng thế thôi,
nhưng tác dụng đối với mọi người có mặt y như cấp điện cho người ta. Rơ rệt
là cảm xúc được đưa lên cao tới mức hiện diện một điều ǵ đó dũng mănh.
Trong Ánh Sáng Trên Đường Đạo có
phát biểu rằng: “Ngôn ngữ chỉ xuất hiện khi có tri thức. Hăy đạt được tri
thức th́ con ắt đạt được thành tựu về ngôn ngữ”. Cố nhiên tri thức này c̣n
hơn cả thành tích học tập theo qui ước. Đó là tri thức của linh hồn, cấp
quyền năng cho lời nói của người ta có thẩm quyền đích thực.
Cũng giống như những người được thừa hưởng tài sản kếch xù về tiền bạc và
đất đai, việc trắc nghiệm đối với chúng ta về di sản tiềm năng minh triết ắt
là ở chỗ ta dùng nó làm ǵ. Có một câu chuyện thông thường đáng buồn là
người ta thừa hưởng gia tài rồi phung phí nó một cách bất cẩn. Cũng có
chuyện những người tiếp nhận di sản, trân trọng nó và khuếch đại tài sản ấy
vượt xa mức nó được cung cấp ban đầu. Hi vọng rằng chúng ta ắt được xếp vào
hàng ngũ những người này.
Hội viên Thông Thiên Học nên coi tháng 10 là có tính cách đặc biệt. Hai lễ
kỷ niệm đánh dấu lúc đầu tháng và cuối tháng. Bà Annie Besant sinh ngày mùng
1 tháng 10 năm 1847. Bà Radha Burnier từ trần ngày 31 tháng 10 năm 2013.
Cũng giống như mọi trường hợp bắt đầu và kết thúc, thật khó mà nói chính xác
chúng đưa ta đi tới đâu.
Chắc chắn là không có ǵ lúc bắt đầu cuộc đời của Annie Besant chỉ dấu những
độ cao tâm thức và ảnh hưởng toàn cầu mà bà gây ra sau này trong đời ḿnh.
Bà sinh ra trong một gia đ́nh rơ rệt là thuộc giai cấp trung lưu, việc thân
phụ bà chết đi khi bà năm tuổi đă làm thay đổi ghê gớm t́nh trạng tài chính
của gia đ́nh. Năm 18 tuổi bà kết hôn với một giáo sĩ vũ phu. Mối quan hệ gây
độc hại cho tinh thần bà đến nỗi có lúc bà tính chuyện tự tử, thực sự th́ nó
đi xa đến mức đă nắm trong tay thuốc độc và chuẩn bị uống. Và cái lúc yếu
ḷng trước khi bà sắp uống thuốc độc, bà chợt nghe một giọng nói làm thay
đổi chiều hướng đời bà và rốt cuộc thay đổi đời chúng ta. Giọng nói bảo
rằng: “Hỡi kẻ hèn nhát, mi đă thường mơ tới việc tử v́ đạo, thế mà không
chịu nổi một vài năm khốn khó”. Nghe đến đây bà vứt ngay mớ thuốc độc đi.
Phần c̣n lại thuộc về lịch sử, nhưng đời bà là một con đường kỳ lạ, ngoằn
ngoèo không ai tiên đoán được dẫn tới sự vĩ đại. Dấu ấn cuộc đời bà và nhân
cách của bà đối với phong trào Thông Thiên Học có lẽ lớn hơn bất cứ vị Hội
trưởng Hội Thông Thiên Học nào, ngoại trừ Đại tá Olcott. Ḍng tu Phụng sự
Thông Thiên Học, phong trào Tam Điểm nam nữ b́nh quyền, J. Krishnamurti, Hội
Ngôi sao Đông Phương, hoạt động chính trị và xă hội, việc nghiên cứu bằng
thần nhăn, đều có chỗ đứng trong những hoạt động của bà.
Cách đây hai năm, bà Radha Burnier từ trần vào ngày cuối tháng 10. Vào lúc
bà qua đời, Radhaji đă trải qua 33 năm dẫn dắt Thông Thiên Học trên cương vị
là Hội trưởng Quốc tế lâu hơn bất kỳ người nào trong sáu vị tiền nhiệm.
Trong những bài thuyết pháp theo thời gian, bà có nói tới bản chất ngoằn
ngoèo không theo kế hoạch trong sinh hoạt Thông Thiên Học của bà. Mặc dù bà
sinh ra trong một gia đ́nh Thông Thiên Học và được giáo dưỡng trong khuôn
viên Adyar, cuộc đời bà trải qua một số bước ngoặt trước khi nó hoàn toàn ổn
định để phụng sự Hội Thông Thiên Học. Từng bước một qua từng năm, chúng ta
có tiềm năng đào sâu mối quan hệ của ḿnh với Thông Thiên Học. Chúng ta thật
may mắn khi có những gương mẫu của những bậc tiền bối và những người đang kề
vai sát cánh với ta ngày nay. Trân trọng là điều đơn giản, nhưng đầy sức
mạnh.
Nhiều điều mà Annie Besant đă nói cách đây nhiều thập niên rồi rơ rệt c̣n
thích đáng ngay cả trong thời nay, chẳng những đối với Ấn Độ mà c̣n đối với
những nước khác nữa. Đặc biệt đáng đề cập là việc bà khăng khăng cho rằng sự
thịnh vượng của một quốc gia không thể chỉ được xây dựng qua việc phát triển
kinh tế hoặc những nỗ lực khác để tái cấu trúc xă hội. Sự thịnh vượng ấy
phải dựa trên cơ sở tính cách của nhân dân.
Radha
Burnier
Diễn văn của Hội trưởng, ngày 26 tháng 12 năm 1993.
---------------------
HOME T̀M HIỂU NHẬP MÔN sách TIỂU SỬ BẢN TIN H̀NH ẢNH thIỀN BÀI VỞ THƠ gifts TẾT 2006 NỮ THẦN ISIS