|
HOME T̀M HIỂU NHẬP MÔN sách TIỂU SỬ BẢN TIN H̀NH ẢNH thIỀN BÀI VỞ THƠ gifts TẾT 2006 NỮ THẦN ISIS
|
J.
Krishnamurti
(Tạp chí Nhà Thông Thiên Học số tháng 3 năm 1986)
|
|
J. Krishnamurti
Mối liên hệ giữa
J. Krishnamurti (người ta tŕu mến gọi ông là Krishnaji) và Hội
Thông Thiên Học bị phá vỡ không phải v́ ông bỏ đi - nhiều hội viên
tin tưởng như vậy - mà v́ thiên hạ không sẵn ḷng lắng nghe một
thông điệp sâu sắc được tŕnh bày bằng những lời lẽ mà họ không quen
nghe. Đây đâu phải là lần đầu tiên xảy ra chuyện này. Tín đồ Do Thái
giáo đâu chịu lắng nghe Chúa Giêsu khi ngài xuất hiện giảng đạo. Đa
số tín đồ Ấn giáo cũng chẳng hưởng ứng lâu dài lời thuyết pháp của
Đức Phật. Hầu hết mọi người thích trở lại với những tư tưởng quen
thuộc, những thói quen, những ư tưởng và lư thuyết thuận lợi, ngay
cả khi chúng đă bị lung lay bởi v́ sự thay đổi triệt để vừa khó khăn
lại vừa ‘bất tiện’. Nhưng mọi điều thâm thúy đều có tính cách triệt
để. Chân lư không thể tŕ hoăn theo kiểu thỏa hiệp, thế mà chúng ta
thích thỏa hiệp để có được những ǵ tốt đẹp nhất rút ra từ cả hai
thế giới. Trong Thư của các Chơn sư có nêu rơ rằng ai tha
thiết với Thánh đạo đều phải từ bỏ mọi cách thức suy tư và hành động
quen thuộc. V́ vậy các hội viên Thông Thiên Học lẽ ra phải được
chuẩn bị, tự dọn ḿnh để nghe một thông điệp mới. Nhưng khi
Krishnaji bắt đầu lên tiếng một cách triệt để th́ có nhiều người
không thể lắng nghe ông được.
Chính sự kiện ông từ chối không nhận ḿnh là thẩm quyền ắt mang tính
triệt để. Những người nào trông mong bậc ‘Đạo sư Thế giới’ biểu lộ
thông qua Krishnamurti - chính ông đă tuyên bố như vậy vào năm 1927
- th́ trong tâm trí đều có một h́nh ảnh về điều mà ông nên nói ra và
điều mà chức năng của Krishnamurti nên là như vậy. Một h́nh ảnh mang
tính tĩnh tại, v́ đó là một dạng vật chất do cái trí phóng chiếu ra
và chính Krishnaji cũng nêu rơ rằng chừng nào mà h́nh ảnh c̣n mang
tính tĩnh tại th́ thiên hạ c̣n sung sướng măn nguyện. Đến khi h́nh
ảnh trở nên sống động th́ thiên hạ lại xao xuyến. Hiển nhiên là xử
trí một điều ǵ đó chẳng nói cũng chẳng hành động (ngoại trừ theo ư
ḿnh muốn) ắt tiện lợi hơn nhiều. Người ta có thể khiến cho một h́nh
ảnh đóng một vai tṛ làm vừa ḷng ḿnh. Người ta trông mong rằng bậc
‘Đạo sư Thế giới’ sẽ bảo cho thiên hạ biết ḿnh phải tin điều ǵ, sẽ
định nghĩa ‘chân lư’ và vai tṛ mà các tín đồ phải tuân theo. Nhiều
người có thể thích thú việc ḿnh đóng một vai tṛ quan trọng với tư
cách là tín đồ và người thuyết giáo. Nhưng khi giáo huấn xuất hiện
và Krishnaji chối bỏ thẩm quyền của ḿnh, bác bỏ mọi người theo
ḿnh, từ chối bất cứ sự thuyết giáo nào, th́ điều này làm mất tính
tự phụ, giảm giá ngă chấp của một số người tự cho ḿnh là tín đồ và
khiến cho những người khác phải hoang mang.
Ngay từ năm 1927, Krishnaji đă nêu rơ rằng ông không bảo rằng ḿnh
đă phát hiện ra điều ǵ. Vào thời đó thiên hạ cứ gặn hỏi: Đấng thân
thương mà ông nói tới là ai vậy? Và ông trả lời: Tôi cố t́nh nói
chuyện mơ hồ bởi v́ mặc dù tôi hoàn toàn có thể dễ dàng khiến cho nó
trở nên xác định, nhưng tôi không có ư định làm như thế. Một khi các
bạn đă xác định một sự việc rồi th́ nó đă chết cứng. Thiên hạ ắt
hưởng thụ thoải mái trước những sự miêu tả kỳ diệu về Đấng thân
thương hoặc bất cứ điều ǵ mà ông đă phát hiện. Trong Nhật kư
và Sổ tay ghi chép của ông, ta thấy có những sự thoáng thấy
một điều ǵ đó bao la không thể gọi tên được mà ông đôi khi gọi là
‘cái khác’, bởi v́ nó chẳng dính dáng ǵ tới tính cách cái này của
thế giới ta. Áo nghĩa thư cũng đề cập tới ‘Cái Đó’ mà tâm
trí, ngôn từ, tư tưởng đều không với tới được. Điều mà ta nghe được
bằng đôi tai, những từ ngữ mà ta ghi nhớ được và lập lại đều chỉ là
một bộ phận khác của bộ óc vật chất. Kư ức thuộc về cơi này chứ
không khác hơn được nữa. Nhưng thiên hạ cứ vui hưởng những điều mô
tả và đâm ra bám víu lấy những định nghĩa và nhăn hiệu. Họ ắt hẳn
thích ông tự gán nhăn hiệu cho ḿnh. Nếu ông được gắn nhăn hiệu bằng
cách vỗ ngực xưng tên th́ họ tự động trở thành ‘đệ tử’, ‘tông đồ’
hoặc bất cứ thứ ǵ mà họ hoang tưởng. Nhưng ông lại bảo rằng: “Khi
tôi bắt đầu suy nghĩ th́ tôi muốn t́m xem bậc ‘Đạo sư Thế giới’
nghĩa là ǵ . . . và đâu là ư nghĩa của việc bậc đạo sư biểu lộ trên
trần thế”. Có lẽ sự biểu lộ không phải là điều mà thiên hạ nhắc tới,
nhưng có một điều ǵ đó không thể được diễn tả nên lời. Bất cứ ai
muốn t́m ra sự thật đều phải học cách suy tư và khám phá cho chính
ḿnh, chứ không được chấp nhận những mô tả, định nghĩa qua lời lẽ
của người khác.
Krishnaji cũng có biểu thị chút ít xem Đấng thân thương là ǵ: ‘Đấng
thân thương là bầu trời rộng mở, là đóa hoa, là mọi người’. Đây là
chân lư trong cuộc đời ông. Đó không chỉ là một phát biểu đao to búa
lớn. Cuộc đời ông không lúc nào tỏ ra có bất cứ tư tưởng nào là một
điều ǵ đó quan trọng, c̣n những điều khác th́ không; một xúc cảm
theo đó một số điều th́ thấp hèn c̣n những điều khác th́ cao siêu.
Ông bảo ḿnh thường thực hành việc lắng nghe bất cứ ai nói: ‘Tôi
muốn học hỏi từ người làm vườn, từ kẻ tiện dân, từ người láng giềng,
từ người bạn, từ mọi thứ có thể dạy dỗ ta được để ta hiệp nhất với
Đấng thân thương. Để đạt được cứu cánh ấy ông chăm chú lắng nghe kỹ
lưỡng một cách âu yếm đối với mọi người, không phân biệt người đó có
địa vị cao hay thấp. Ông đáp ứng với điều mà đối với những người
khác có vẻ là ḷng rộng lượng thiếu thực tiễn. Khi quan sát và lắng
nghe nhà khoa học, người trí thức, chính trị gia, bất cứ ai ông đều
nh́n vào cốt lơi của sự việc, điều này được minh chứng qua việc đọc
tác phẩm B́nh luận về Sinh hoạt cùng những tác phẩm khác của
ông. Có lẽ ông có một năng lực bao la vô biên để yêu thương. Thiên
hạ dùng từ ‘yêu thương’ mà chẳng có ư nghĩa bao nhiêu. T́nh yêu
thông thường chấp nhận sự ghen tuông, đeo bám, nhỏ mọn v.v. . .
Nhưng t́nh thương của ông thật sâu sắc, tràn đầy, chăm chú, từ bi,
khác hẳn t́nh yêu của những người khác.
Nhiều người đă lắng nghe ông qua nhiều năm tháng đều cảm nhận được
năng lực phi thường và sự nâng cao đến với ḿnh thông qua ông trong
những buổi tọa đàm, thảo luận, trao đổi cá nhân.
Hầu
hết mọi người đều thích nhận được ảnh hưởng và sử dụng nó, nhưng ông
thường cảnh báo rằng: ‘Đừng có chịu ảnh hưởng của tôi’. Khi chịu ảnh
hưởng của ông thiên hạ cứ ngỡ rằng ḿnh hiểu rồi, nhưng đó thường là
một điều thoáng qua. Khi một người nào đấy thật sự thấu hiểu do
chính ḿnh lắng nghe, học hỏi và quan sát, th́ có một ánh sáng kiên
định và đó chính là điều mà mọi người phải t́m thấy.
V́ vậy ngay từ đầu, khi khởi sự công việc ông đă minh định rằng ḿnh
không cố gắng thuyết phục một ai. Ông chỉ làm mỗi một việc là ra sức
đánh thức sự nhận thức và ḷng ham muốn t́m ra sự thật, không bám
víu lấy thẩm quyền, lập lại những phát biểu hoặc trích dẫn trong
sách vở, kể cả sách vở của chính ông. Khi người ta thật sự muốn mưu
t́m sự thật th́ mỗi người ắt trở nên tự do. Khi có thẩm quyền th́ ắt
phải có sự sợ hăi. Thẩm quyền mang tính lung lay, nó tạo ra sự bất
an, ḷng cuồng tín, sự giáo điều.
Ông giống như một đóa hoa lan tỏa hương thơm xung quanh, không quan
tâm tới người nào đang đi ngang qua hoặc tới việc những khách đi
ngang qua nghĩ như thế nào. Đây là tinh hoa của hành động không mưu
cầu kết quả được Chí Tôn Ca nhắc tới. Vô số người đă nói về
điều này, thuộc ḷng từng chữ và từng ư tưởng trong quyển sách vĩ
đại ấy, nhưng sự thật c̣n cách xa sinh hoạt của họ. Khi người ta
biết sự thật th́ người ta có thể hoặc không thể nói ra, nhưng cuộc
đời người ấy ắt tràn đầy vẻ mỹ lệ và hương hoa.
Krishnaji bảo rằng khi không có sự đeo bám th́ ranh giới giữa sự
chết và sự sống rất mong manh. Ông bộc lộ sự sống và sự chết qua một
sự minh giải khác. Sự chết của thể xác thường được gọi là một thảm
họa, một điều ǵ đó người ta c̣n nói tới trong một thời gian dài.
Khoảng cách vật lư cũng được coi là ‘ngh́n trùng xa cách’. Krishnaji
bảo rằng khi ông đi rồi th́ ông chẳng nhớ bất cứ ai. Có lẽ lúc nào
ông cũng gần gũi với mọi người, bởi v́ ông đă hiệp nhất với sự bao
la, phi thời gian của mọi sự sống.
Có người thắc mắc: ‘Phải chăng giáo huấn của ông thật là bí hiểm, xa
rời sinh hoạt của kẻ phàm phu?’ Ngược lại giáo huấn của ông thật sâu
sắc nhưng không bí hiểm, nó có dính dáng tới sinh hoạt của kẻ phàm
phu v́ nó soi sáng cho vấn đề bản ngă vốn là vấn đề duy nhất tồn tại
và tạo ra sự sợ hăi, ḷng ham muốn quyền lực, sự thất vọng, niềm hy
vọng, sự đeo bám, ḷng ham muốn tiếp tục tồn tại của phàm ngă. Vậy
là ông có một thông điệp dành cho sinh hoạt hàng ngày đối với nam
phụ lăo ấu, nhưng đó cũng là một thông điệp có thể đưa người ta vượt
ngoài tầm sinh hoạt hàng ngày tới chính tâm khảm của sự tồn tại cùng
với sự thật, mỹ lệ và sự an b́nh của nó.
HOME T̀M HIỂU NHẬP MÔN sách TIỂU SỬ BẢN TIN H̀NH ẢNH thIỀN BÀI VỞ THƠ gifts TẾT 2006 NỮ THẦN ISIS