Không Tôn Giáo Nào Cao Hơn Chân Lư

 HOME T̀M HIỂU  NHẬP MÔN  sách  TIỂU SỬ   BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN  BÀI VỞ  THƠ   gifts  TẾT 2006  NỮ THẦN ISIS

 

Tủ sách Adyar                                                            Tập sách 134

THÔNG ĐIỆP CỦA KRISHNAMURTI

(Krishnamurti’s Message)

Tác giả  C.Jinarajadasa

www.thongthienhoc.com

Những bài thuyết trình này được trình bày vào tháng 3 năm 1928.

Được xuất bản năm 1930.

Nhà xuất bản Thông Thiên Học, Adyar, Chennai (Madras) Ấn Độ.

 

Ngay bây giờ thì công việc của Krishnamurti tự nhiên là ảnh hưởng rất mật thiết tới mọi người Thông Thiên Học. Hiện nay ta không cần điều tra xem thái độ của thế gian nói chung là gì mà chỉ muốn biết những gì liên quan tới chúng ta trên cương vị là người Thông Thiên Học thì liệu ta nên có thái độ ra sao. Thế mà thái độ của ta tất nhiên phải khác với thái độ của những người không phải là nhà Thông Thiên Học, v́ với tư cách là nhà Thông Thiên Học chúng ta cam kết với một số quan niệm xác định nào đấy. Trong số những quan niệm này có quan niệm chính yếu là mọi chuyện đều hoạt động theo sự chỉ đạo của Quần Tiên Hội. Quần Tiên Hội giám sát mọi cuộc tiến hóa và chính yếu là giám sát về hai khía cạnh sự sống và hình tướng. Theo sự chỉ đạo của các Ngài, đủ thứ giống dân xuất hiện, hết giống dân này tới giống dân kia, cũng như đủ mọi tôn giáo lớn.

Rõ rệt là theo quan điểm của ta – quan điểm của những người chấp nhận sự chỉ đạo của Quần Tiên Hội – thì trong mọi biểu lộ này của sự sống và hình tướng chẳng có điều cho là tối hậu. Chúng xuất hiện hết thứ này tới thứ kia theo một kế hoạch. Rõ rệt là mỗi khía cạnh của sự sống và hình tướng chỉ xuất hiện sao cho nó giải phóng được những thuộc tính mới cả nơi mỗi linh hồn lẫn nơi sinh hoạt tập thể của nhân loại.

Thế thì lúc nào mỗi giống dân mới cũng đều phóng thích những khả năng mới của tâm thức; còn mỗi tôn giáo mới cũng phóng thích những khả năng thực chứng mới. Việc sự sống và hình tướng lần lượt xuất hiện này không có nghĩa là mỗi sự xuất hiện sau lại thay thế cho giá trị của mọi kỳ xuất hiện trước. Điều đó thật hiển nhiên; khi Căn chủng thứ sáu xuất hiện với thông điệp đặc thù của mình thì điều đó không có nghĩa là công trình của mọi giống dân trước đều bị dẹp bỏ. Ta thấy vấn đề tôn giáo cũng giống như vậy, khi Đức Bồ Tát hoặc là trực tiếp giáng trần hoặc là biệt phái sứ giả của mình về tôn giáo thì nguyên lý căn bản ẩn đằng sau hành động của Ngài là phóng thích một vài thuộc tính mới vào trong chơn ngã của con người và nhân loại. Trong khi công trình của Ngài được thực hiện thì nó có hai khía cạnh mà ta có thể để ý nhận thấy. Khía cạnh thứ nhất là xác lập trên thế giới một vài sự thật mà trong các giáo hệ trước kia người ta chưa hiểu rõ. Đó là vì xét cho cùng thì nhân loại đang tiến hóa và mỗi sự bộc lộ liên tiếp đều khiến cho nó có thể khai thị đầy đủ hơn. Mỗi tôn giáo, mỗi làn sóng ảnh hưởng xuất phát từ Ngài đều đưa một vài chân lý mới bước vào biểu lộ xét về mặt nhân loại. Khía cạnh thứ hai trong công trình của Ngài là khi Ngài khởi sự một lực thôi thúc thì Ngài cũng dự tính chiêu mộ một loại hình mới các thừa tác viên. Bao giờ cũng có đủ thứ loại hình thừa tác viên đang nằm im sẳn trong thiên hạ và họ phải được đánh thức dậy rồi tụ tập lại. Người ta phải tụ tập những đoàn thể thừa tác viên mới, thế là mỗi lực thôi thúc của tôn giáo đều có tác dụng hiệu triệu trong đám nhân quần một loại hình thừa tác viên có một phẩm chất công tác đặc thù trước kia chưa từng có.

Trong công trình của Đức Bồ Tát bao giờ cũng thực hiện, hiển nhiên Ngài không tất yếu phải kết liễu những giáo hệ hiện hữu khi Ngài phát động một giáo hệ mới. Tôi muốn minh họa bằng một vài ví dụ rằng khi một xung lực đặc thù được xác lập thì nó không hề dẹp bỏ, phủ định hoặc tiêu diệt bất cứ thứ gì trước kia đă có mà còn chứa đựng những sự thật hữu ích cho con người.

Ta hãy xét Ấn Độ giáo, căn bản là được Đức Phật lập nên trong những kiếp biểu lộ trước kia của Ngài được mơ hồ gọi là đấng Vyasa. Chính Ngài đã bố trí, an bài các phép bí tích của Ấn giáo vốn liên kết chư Thiên với sinh hoạt Ấn giáo. Nhưng khi Ngài giáng trần trên cương vị là Đức Phật th́ Ngài hoàn toàn lờ đi tất cả những gì Ngài xác lập trước kia trong Ấn Độ giáo theo loại hình phép bí tích. Trên cương vị là Phật, trọn bộ quan điểm của Ngài là không chống lại các phép bí tích đương thời theo kiểu tố cáo chúng mà nói cho đúng hơn là Ngài trổi lên một nốt nhạc mới. Nó phải hiệu triệu những khả năng mới nơi con người và thế là Ngài mở toang cánh cửa Giải thoát cho mọi người. Thế mà Ấn giáo không làm như vậy. Ấn Độ giáo bảo rằng “Ngươi phải trải qua đủ thứ trình độ. Ngươi phải sinh ra là người Thủ đà la, rồi ngươi phải sinh ra là người Vaishya, rồi sinh ra là người Sát đế lị và thế rồi khi ngươi sinh ra là người Bà la môn thì lúc bấy giờ ngươi mới có thể mon men tới cánh cửa Giải thoát”. Đức Phật hoàn toàn lờ đi mọi qui trình này khi Ngài mở toang cánh cửa cho mọi người. Đó là v́ Ngài nhấn mạnh tới Con đường nội tâm. Khắp nơi xung quanh Ngài, người ta vẫn cử hành những nghi lễ, nhưng Ngài chẳng hề tố cáo chúng mặc dù Ngài vẫn tuyên bố rằng thật là một xiềng xích khi dựa dẫm vào các nghi lễ, coi đó là cốt lõi cho tính linh. Thường thường khi nhận xét về tục thờ cúng Ấn giáo, thỉnh thoảng Ngài lại mỉm cười thú vị trước cách thức mà thiên hạ đắm đuối vào những thứ ấy đến nỗi loại bỏ chánh kiến nội tâm về sự thật. Lúc này Ngài cũng nhấn mạnh rằng Đường lối của Ngài là tẩy rửa tâm hồn và tâm trí bất kể giai cấp ngoài đời của con người, bất kể y là giai cấp thượng lưu hay hạ tiện, bất kể nếp sống văn hóa bên ngoài. Bằng cách tẩy trược, con người có thể đi thằng tới mức Nhập lưu.

Vào lúc ấy có sự chấp nhận Ngài chăng? Không phải tất cả mọi người. Bởi vì Ấn Độ giáo đã tồn tại rồi với mọi cấu trúc hoành tráng của mình. Nhưng có một số tín đồ Ấn giáo đă chấp nhận Ngài và họ đăng ký là tín đồ của bậc Đạo sư mới. Khi Ngài đi ra ngoài, thiên hạ không dùng sự kính cẩn bất thường nào để đối xử với Ngài, họ vẫn thường gọi Ngài là “Đức Cồ Đàm”. Thiên hạ vẫn đến gặp Ngài và bảo “Hỡi Đức Cồ Đàm” chứ không bảo “Bạch Đức Thế Tôn”, “Thưa Đấng Cứu Thế”. Họ chấp nhận Ngài là một Đạo sư mới đương thời. Tuy nhiên có một số người thệ nguyện theo Ngài. Trong số những người chấp nhận Ngài như vậy, không phải tất cả đều quyết tâm bước ngay trên con đường trực tiếp mà Đức Phật đã hiến ra. Nhiều người đã trở thành tín đồ của Ngài nhưng không phải mọi người đều gia nhập hàng ngũ môn đồ đắp y màu vàng của Ngài. Chỉ một ít người cảm thấy mình có thể ngay tức khắc “Nhập lưu”.

Ở đây tôi cũng xin đề cập tới cách thức mà trong bài giảng đầu tiên của Đức Phật, khi Ngài đưa ra giáo huấn chính yếu về con đường trực tiếp th́ Ngài chỉ nhắc tới Nhất Thừa (one Path), tức con đường duy nhất. Sau này Ngài mới giảng về Nhị Thừa (two Paths), Nhất Thừa, con đường dành cho số ít các môn đồ của Ngài tức Tăng già, còn con đường kia dành cho đại chúng. Đại chúng phải đi từ từ qua con đường đạo đức thông thường; dần dần tẩy trược mình, nhưng thiểu số có thể ngay tức khắc ly thế để mưu tìm cách nhập Niết Bàn. Trong bài giảng đầu tiên, dường thể Ngài coi như đương nhiên là mọi người đang lắng nghe mình đều có thể khoác y vàng của vị Thanh văn để bay thẳng tới mục tiêu. Chỉ mãi sau này khi Đức Phật đã triển khai toàn bộ khả năng chân lý của mình cho con người th́ Ngài mới vạch rõ rằng, không bắt buộc mọi người đó đây phải bước vào con đường trực tiếp. Đó là lý tưởng dành cho mọi người; chính vì muốn cho mọi người đều nhập lưu mà các Đức Phật mới lần lượt giáng trần. Nếu mọi người đều có thể nhập lưu ngay tức khắc thì chỉ cần một Đức Phật duy nhất giáng trần cũng đủ rồi. Nhưng mọi người không thể nhập lưu theo kiểu đó cho nên chư Phật phải giáng trần, hết đấng này tới đấng khác để giúp đỡ con người trong những trình độ liên tiếp.

Khi Đức Phật thuyết pháp Ngài cũng hiệu triệu một đoàn thể thừa tác viên và có một số người tụ tập xung quanh Ngài. Họ túa ra mang theo lực thôi thúc đặc thù mới mà Ngài ban ra cho thế gian. Điều này không có nghĩa là các xung lực xưa hơn của Ấn Độ giáo, của Kỳ Na giáo hoặc của các tôn giáo khác không còn hoạt động nữa. Chỉ có điều là cần có một loại hình thừa tác viên mới đối với một xung lực mới và Ngài đã đưa ra lời hiệu triệu. Chừng ba thế kỷ sau đó lại có Đấng nối nghiệp Ngài là Sri Krishna giáng trần. Thế rồi một loại hình giáo huấn mới tinh được đưa ra mà tâm thức Ấn giáo chưa hề biết tới trước kia. Đó là sự thật về Bhakti, việc thực chứng được tính thánh thiện nhờ sùng tín với Đấng Thượng Đế trên cương vị là Sri Krishna. Và giáo huấn mới này có tính cách khá cách mạng. Xét về một phương diện thì nó có vẻ dẹp bỏ mọi huyền giai chư Thiên, tôn ti trật tự các giáo sĩ và các nghi lễ cũng như hệ thống giai cấp vì mọi người đều có thể được Bhakti cứu rỗi. Một lần nữa giáo huấn lại dành cho mọi người vì Đấng Sri Krishna có bảo rằng: “Mọi người tin vào Ta thì sẽ được giải thoát thông qua Ta”. Cũng có một giáo huấn khác khá mới mẻ đối với tâm trí tín đồ Ấn giáo mặc dù ngày này chúng ta hăm hở chấp nhận nó với ý nghĩa triết lý tuyệt vời; đó là giáo huấn với nội dung nếu một người đang sống mà làm việc không nghĩ tới kết quả hoặc được tưởng thưởng thì Nghiệp báo hành động của y ắt không trở lại với y mà có thể nói là nhập vào Nghiệp báo của Thượng Đế. Tính phi Nghiệp báo qua hàm ý trong Chí Tôn Ca quả thật là một ý niệm mới mẻ và cách mạng vào thời ấy.

Thế mà khi Đấng Sri Krishna giáng trần mang theo thông điệp về lòng sùng tín thì Phật giáo khó khăn mới đạt đỉnh cao ở Ấn Độ qua ảnh hưởng tôn giáo của mình. Phải chăng ta lại phải giả định rằng công việc của Phật giáo đã qua rồi bởi vì có một giai kỳ khác của Minh Triết được đưa ra? Sự thật là cũng giống như ba thế kỷ trước kia, sự giáng trần của Sri Krishna có mục đích hiệu triệu một nhóm thừa tác viên mới. Xét về mặt lịch sử ta biết rất ít về những gì mà nhóm thừa tác viên đặc thù này đã thực hiện; nhưng bao giờ cũng vậy, ở đâu có một thông điệp mới được đưa ra thì ở đó cũng có hàm ý là tụ tập những nhóm người sắp được rèn luyện để thực thi một công tác đặc thù theo một phương thức mới.

Thế rồi ta xét tới xứ Palestine. Lại một lần nữa giáo huấn dành cho tất cả, mặc dù ở đó ta có thể thấy giờ đây có hai con đường được phác họa, một con đường dành cho các Sannyasi, họ phải phát nguyện “không nghĩ tới ngày mai”, còn con đường kia dành cho đại chúng giáo huấn về lòng từ thiện và xả thân. Theo các Phúc âm trong Ki Tô giáo thời kỳ đầu hầu như không có biểu thị nào xuất hiện về mọi cấu trúc nghi thức thờ cúng mà sau này mới được triển khai. Người ta chỉ nói tới việc lập nên phép Thánh thể và nói thoáng qua Thánh Phê rô đứng đầu tổ chức. Nhưng liệu ta có dám giả định rằng những sự phát triển sau này – khi tổ chức Giáo hội dần dần xuất hiện với giáo huấn về phép Bí tích – lại chống đối kế hoạch của Đấng Ki Tô bởi vì Ngài không đề cập tới phép Bí Tích? Nếu quả thật như vậy thì có nghĩa là Quần Tiên Hội không hữu hiệu và không thể chỉ đạo đúng đắn. Mặt khác, khi ta xét tới lịch sử Ki Tô giáo, th́ ta ắt thấy một số những phát triển sau này đã khơi dậy các lực tâm linh ghê gớm mà trong phần tường thuật của kinh Tân Ước thậm chí là chẳng thấy có mầm mống của chúng. Ta có thể thấy rằng thông điệp của Đấng Ki Tô không nhất thiết phải được đưa ra toàn vẹn trong những năm tháng mà Ngài công khai giảng đạo. Ngài giảng dạy một vài sự thật, nhưng xét cho cùng thì khi nhiều thế kỷ trôi qua, chính Ngài lại chỉ đạo và phát triển giáo huấn của mình thành ra những kênh dẫn mới và càng ngày càng mới.

Ngày nay trước mắt ta cũng có tình hình tương tự. Cho đến nay chúng ta mới chỉ có một chỉ dẫn về giáo huấn của Krishnamurti; giáo huấn ấy mới chỉ bắt đầu, và chúng ta khó lòng nói được liệu ông còn có thể ban ra bao nhiêu giáo huấn nữa và nó có thể có xu hướng ra sao. Ở đây tôi xin cắt ngang để nói rằng tôi không ngụ ý muốn trả lời những câu hỏi thắc mắc về thông điệp của Krishnamurti. Tôi cảm thấy mình rất giống như vị trợ giảng ở đại học giúp cho sinh viên sẵn sàng thi cử và khi kỳ thi bắt đầu th́ nhiệm vụ của y chẳng còn gì nữa. Tôi đã làm hết sức mình để chuẩn bị cho các hội viên Hội Ngôi Sao Đông Phương dọn ḿnh chờ đợi sự giáng trần của Ngài, và bây giờ tôi chỉ để ý tới việc xem có bao nhiêu người qua được kỳ trắc nghiệm. Nhưng tôi không thể giúp họ làm chuyện ấy. Tôi không nghĩ mình có thể giúp bất cứ ai bằng cách trả lời bất cứ thắc mắc nào về ngụ ý của Krishnamurti qua thông điệp của mình. Mục đích của tôi là phát biểu thông điệp ấy càng minh bạch càng tốt chứ không giải thích hoặc làm cho nó dễ hiểu hơn. Chính vì thế tôi chỉ đọc cho công chúng mọi thứ mà Krishnamurti có thể đã viết ra chứ không bình luận về chúng bởi vì mỗi lời bình luận đều có khuynh hướng làm cho tư tưởng ẩn đằng sau bớt đi sự rực rỡ của mình.

Lại một lần nữa chúng ta có hai yếu tố: một là giáo huấn, còn hai là lời hiệu triệu một loại hình thừa tác viên đặc thù. Xét về giáo huấn thì theo chỗ tôi hiểu nó thì nó cũng dành cho mọi người giống như các giáo lý cũ. Điều này có nghĩa là nó không giống như quan điểm của Thông Thiên Học chúng ta khảo sát về con người. Chúng ta bảo rằng “Sự tiến bộ lớn lao hơn sẽ mở ra trước mắt bạn khi kích thước thể nguyên nhân của bạn đã lớn hơn mức hiện nay”.

Mọi thứ ấy đều bị dẹp qua một bên vì Krishnamurti trình bày một giáo huấn mà ông tuyên bố là dành cho mọi người. Ông khẳng định mạnh mẽ đưa ra một sự thật gây sửng sốt: “Sự Giải thoát này ắt dành cho mọi người, sẽ bắt đầu bằng một tầm nhìn chân thực về cứu cánh. Thế mà người Thông Thiên Học chúng ta lại nghĩ rằng tầm nhìn chân thực về cứu cánh (chánh kiến về chánh quả) chỉ có thể đạt được sau khi ta đã dùng trí năng nghiên cứu minh bạch về thiên cơ. Đối với chúng ta thì Con người Toàn bích chẳng những là vị Thánh mà còn là nhà Khoa học và Triết gia. Thế nhưng Đức Chưởng Giáo lại bảo rằng cho dẫu bạn là một kẻ dã man th́ nếu bạn quay về đúng hướng bạn vẫn có thể có được tầm nhìn chân thực về đích đến (chánh kiến về chánh quả) tức đỉnh núi, tức cõi giới hạnh phúc. Ngài cũng dạy rằng ngay cả bạn ở đâu đi chăng nữa, bạn vẫn có thể thệ nguyện đi thẳng tới chánh quả không cần không cần qua trung gian, không cần đi qua đủ thứ đường lối ngoắc ngoéo mà thế gian đã từng quen thuộc dưới dạng tôn giáo. Ngài tuyên bố rằng cái chánh kiến trực giác này là một điều gì đó mà ngay cả một linh hồn ấu trĩ cũng có thể có được chứ không phải giống như các nhà Thông Thiên Học chúng ta thường giả định nó chỉ dành cho những ai có các hiện thể đã được phát triển cao và rất kỹ lưỡng.

Thế rồi Krishnamurti lại dạy rằng, nếu bạn có một chánh kiến như thế thì ngay từ lúc đó nếu bạn thật sự muốn tiến nhanh tới cõi giới hạnh phúc, bạn chỉ nên tự lực tự cường chứ không dựa vào ngoại viện, chẳng hạn như nghi lễ, không dựa vào bất cứ bậc thầy nào ở bên ngoài chính mình, không mưu tìm bất cứ hạnh phúc nào nơi bất kỳ đối tượng nào ở bên ngoài chính mình. Còn có một giáo huấn rất nổi bật khác nữa mà ông trình bày, đó là nếu bạn có chánh kiến trực giác rồi bắt đầu bước trên con đường đốn ngộ th́ Nhân quả của bạn ắt khác đi, v́ bạn đã trở nên phi Nhân quả. Điều này không có nghĩa là bạn không cần phải trả nợ Nhân quả mà nghĩa là bởi vì bạn đã hiệp nhất với chánh quả th́ cái phẩm chất vinh diệu là giải thoát khỏi Nhân quả bắt đầu giáng xuống ngay cả từ lúc ban đầu. Krishnamurti vạch rõ cách thức quyền năng và minh triết của tổng thể vạn vật có thể bắt đầu giáng nhập vào tâm hồn và tâm trí bạn ngay từ bây giờ, mặc dù bây giờ bạn mới bắt đầu sơ cơ trên Thánh đạo, miễn là bạn cứ đăm đăm hướng về đích đến.(chánh quả.)

Còn một điều nữa mà ông tuyên bố, thật lòng mà nói, thì gây bối rối rất nhiều; ông bảo rằng con đường đốn ngộ đi thẳng lên núi theo cách nói của ta chứ không chạy vòng vòng lại là con đường dễ hơn trong hai con đường. Cho đến nay chúng ta luôn luôn được dạy rằng con đường đốn ngộ khó hơn, còn con đường dễ hơn là tiệm tu, chạy vòng vòng nghỉ ở đây một lát rồi lại nghỉ ở kia một lúc, tha hồ dựa dẫm vào ngoại viện, theo vị thầy này thầy kia, trì giới này giới nọ v.v. . . Nhưng Krishnamurti lại tuyên bố: “Không đâu. Con đường mà tôi tuyên cáo là con đường dễ hơn trong số hai con đường”. Có lẽ là như vậy; có lẽ giờ đây khi Đức Bồ Tát đang giáng trần thì Ngài đang phóng thích ra một điều ǵ đó mới mẻ vào trong chơn ngã con người trước kia chưa thể có được; khiến cho quả thật con đường đốn ngộ trở nên dễ hơn. Tôi cũng chẳng biết. Ông bảo nó dễ hơn thì tôi chấp nhận phát biểu của Ngài cứ y nguyên văn.

Dĩ nhiên, thế rồi Krishnamurti cũng hiệu triệu các thừa tác viên. Nhưng nếu các thừa tác viên này thật sự muốn giúp ngài và truyền bá thông điệp của ngài th́ họ phải sống đúng như ngài dạy, vì họ phải đi ra chỉ cho người khác thấy con đường đốn ngộ. Vì vậy hiển nhiên chỉ có thể có một loại hình đặc thù ngay cả trong đám Thông Thiên Học giả chúng ta mới đáp ứng được với thông điệp của ông. Đó phải là một loại hình có đủ sức mạnh để đi trên con đường đốn ngộ theo như Krishnamurti hoạch định và theo đường lối mà ông phác họa. Tôi sẽ không xiển dương điều này nhiều hơn nữa bởi vì đó là chuyện của bạn, nếu bạn quan tâm thì bạn hãy tự mình suy nghĩ. Nhưng cũng giống như trước kia, giờ đây khi có một giáo hệ mới thì điều này không có nghĩa là các giáo hệ cũ hơn đã bị tôi dẹp bỏ.

Krishnamurti còn làm một điều này nữa, ông thách đố mỗi người trong chúng ta hãy tự xét mình. Thật vậy, ông “phán đoán kẻ lanh lẹ và kẻ như đã chết rồi”. Các Thông Thiên Học giả chúng ta ưa coi nhiều chuyện là đương nhiên. Chúng ta bảo rằng “Tôi là Phật tử”, “Tôi học trường Huyền môn”, “Tôi là tín đồ Công giáo Tự do” v.v. . . dường như thể điều đó giải quyết được bất cứ chuyện gì. Krishnamurti thách đố ta khi ông bảo “Bạn là mọi thứ ấy nhưng bạn đã làm gì chưa? Kết quả việc làm của bạn ra sao? Ta hãy lắng nghe cách thức mà ông thách đố:

“Với những ngôn từ, những tước hiệu, những sách vở của mình, bạn đã thành tựu được cái gì?”

“Bạn đã giúp cho bao nhiêu người được hạnh phúc, không phải trong những sự việc phù du mà là theo đường lối Vĩnh hằng?”

“Bạn đã đưa ra được cái Hạnh phúc tối hậu, cái Hạnh phúc chẳng bao giờ thất bại, cái Hạnh phúc chẳng bao giờ bị một đám mây lướt qua làm mờ đục đi hay chưa?”

“Bằng cách nào bạn tạo ra được một bức tường bảo vệ để cho thiên hạ không bị sụp xuống hố hầm?”

“Bạn đã xây dựng được lan can dọc theo dòng sông sâu thẳm đến đâu để cho mọi người khỏi bị rớt xuống sông?”

“Bạn đã giúp cho người nào muốn leo núi leo lên xa được tới đâu?”

“Tham vọng của bạn dẫn dắt ai đấy lên tới Cõi giới Hạnh phúc đi xa được đến đâu, có tới khu vườn với ánh sáng thường trụ, vẻ đẹp thường trụ hay chăng?”

“Nhưng nếu bạn là mọi thứ ấy thì liệu có cứu được ai khỏi phiền não hay chăng?”

“Liệu có bất cứ ai trong các bạn cấp dưỡng cho tôi được thức ăn của cõi trời khi tôi đói meo hay chăng?”

“Liệu có bất cứ ai trong các bạn cảm nhận sâu sắc đến nỗi chính bạn đặt mình vào địa vị của người đang đau khổ hay chăng?”

“Bạn đã tạo ra được cái gì, bạn đã mang lại được cái gì?”

“Bằng cách nào bạn mang lại được viên ngọc quí sao cho nó chiếu sáng và dẫn dắt được toàn bộ thế gian?”

Đây là một phán xét ghê gớm mà ông đặt ra cho mỗi người trong chúng ta: Chúng ta đã làm được gì cho thế gian?

Thế mà trong công trình này của Krishnamurti, các nhà Thông Thiên Học và học viên huyền bí đều không do dự trả lời rằng, trước hết chúng tôi xin trợ giúp cho công việc của Chúa. Nhưng hầu hết chúng ta chỉ trợ giúp trong một chừng mực nào thôi. Tôi ngụ ý trong một chừng mực nào thôi bởi vì chúng ta đã đảm đương một vài nghĩa vụ rồi. Chúng ta cảm thấy cần phải làm một vài việc, nếu muốn bạn có thể gọi đó là công việc của các giáo hệ cũ. Chúng ta cảm thấy rằng các giáo hệ cũ vẫn còn là một bộ phận của Thiên cơ: chúng ta cảm thấy rằng trong đó cũng có Thiên cơ, cho nên ta không thể buông bỏ mọi thứ thuộc quá khứ để giúp cho Chúa trong loại hình công việc mới này. Tất cả chúng ta sẽ trợ giúp bằng sự đồng cảm, bằng sự góp sức trong mức độ có thể được khi ta đang thực thi những nhiệm vụ khác mà ta đã đảm đương. Nhưng cũng có sự ràng buộc đối với một số người thuộc mọi Phong trào do các Chơn sư điều khiển, các Chơn sư là sứ giả của Ngài bởi vì các Chơn sư có thể giúp đỡ Ngài làm việc. Mỗi người trong các bạn phải quyết định xem liệu Con đường mới mà Chúa phác họa có phải là con đường dành cho bạn hay chăng. Điều này không có nghĩa là chẳng hề có những con đường khác. Quả thật là Ngài đang đưa ra lời hiệu triệu về giáo huấn mới dành cho một nhóm người trợ giúp Ngài trong công việc đặc thù. Nhưng bạn phải quyết định xem liệu công việc ấy có phải là toàn bộ công việc của bạn hay chăng. Dĩ nhiên công việc của Ngài dành cho tất cả chúng ta, nhưng có một lời hiệu triệu đối với một số người để trở thành phụ tá của Ngài, theo cách thức đặc thù mà Ngài muốn thực hiện công trình của ḿnh ngay bây giờ.

Nếu bạn muốn là phụ tá của Ngài, nếu bạn muốn gia nhập hàng ngũ của Ngài th́ bạn nên ngộ ra rằng trong khi làm việc cho Ngài bạn không được tố cáo những đường lối hoạt động khác. Krishnamurti không hề tố cáo; ông chỉ thách thức. Ông có quyền như vậy vì chúng ta ưa che giấu mình bằng những ngôn từ. Điều mà Krishnamurti muốn là phải cực kỳ thành thật.

Vậy là tôi nghĩ rằng tất cả chúng ta đều có công việc trong giáo hệ mới cũng như các giáo hệ cũ. Nhưng chúng ta phải tự xét lại mình và tự hỏi câu hỏi mà ông nêu ra: “Liệu tôi có gia nhập phong trào này để làm việc chăng? Liệu tôi có gia nhập phong trào này vì ích lợi của thế gian chăng? Liệu tôi có thật sự chân thành như tôi rêu rao chăng hay tôi gia nhập phong trào vì sự an bình của chính mình, để thỏa mãn cho chính mình? Liệu tôi có che giấu những sự việc – nghi ngờ, bất mãn – vì tôi tin điều này hoặc điều kia mà các vị thủ lãnh đã từng bảo tôi?”

Và sau rốt tôi có thể hết lòng khuyên bạn như sau: Hãy đọc đi đọc lại mọi thứ mà Krishnamurti đã viết ra. Hãy tự đọc lấy và nếu bạn có thể tuân theo nó thì hãy sinh hoạt theo một thông điệp nổi bật mà Krishnamurti có lần đã trình bày ở Ommen. Ông yêu cầu chúng ta đừng đi tới đàm đạo với người khác về những ý tưởng của mình. Ông yêu cầu những người lắng nghe mình hãy đi vào trong rừng suy đi nghĩ lại chứ đừng túm năm tụ ba bàn bạc. “Ông ấy ngụ ý muốn nói gì vậy?”. Chắc chắn các bạn ắt không lĩnh hội được ý nghĩa giáo huấn của ông bằng cách túm năm tụ ba bàn bạc với nhau. Bạn hãy mang thông điệp ấy vào phòng riêng của mình, không chỉ đọc một lần mà phải năm bảy lần, đọc khi bạn đang khỏe, đọc khi bạn đang đau ốm, đọc khi bạn đang khốn khổ, đọc khi bạn đang hạnh phúc; cũng cái thông điệp ấy thôi mà bạn ắt thấy có ánh sáng mới, chân lý mới.

Thế rồi bạn hãy đồng hóa những gì bạn có thể đồng hóa được. Hãy ghi nhớ giáo huấn mà đấng Sri Krishna đã ban ra. Phải luôn luôn làm tròn bổn phận nhưng phải để ý xem bạn đừng có thêm bổn phận khác nữa vào những bổn phận mình đang đảm đương. Đừng bao giờ không chu toàn một bổn phận. Vậy thì bạn hãy đồng hóa những gì mình có thể đồng hóa được. Nếu bạn cảm thấy rằng lời hiệu triệu hiện nay đồng hành với Ngài theo cách thức đặc thù, tham gia vào đoàn ngũ của Ngài không phải là dành cho bạn thì bạn hãy làm việc theo phương thức khác. Đằng sau tất cả những thứ ấy đều là Đại Thiên Cơ của Quần Tiên Hội. Chỉ có điều là bạn phải chọn lựa một cách hữu thức chứ đừng bắt chước người khác.

Khỏi cần phải nói thì tất cả chúng ta đều phải thay đổi cho dẫu chúng ta là những nhà Thông Thiên Học. Trên cương vị là nhà Thông Thiên Học, tất cả chúng ta đều phải có một sự thay đổi nào đấy. Có một sự thay đổi mà chúng ta đã thực hiện rồi, đó là ngộ ra rằng chúng ta không chỉ thuộc về bất cứ một tôn giáo nào. Ở đây, tại nước Úc, tôi biết rằng bạn cảm thấy ḿnh là tín đồ Công giáo Tự do nhiệt thành và dường như thể bạn cũng là tín đồ Phật giáo, Ấn giáo và Bái Hỏa giáo. Cũng giống như vậy, chúng ta phải cảm nhận được rằng thông điệp mới là một phần của thông điệp cũ, chúng ta phải đồng hóa được nó và chúng ta phải thêm một sự đốn ngộ nào đấy vào Ki Tô giáo, Phật giáo hoặc Ấn Độ giáo của mình. Chúng ta ưa dựa dẫm vào thẩm quyền, dựa vào truyền thống Thông Thiên Học. Ta phải cố gắng đào sâu vào chính mình và tìm ra nơi đó những sự thật mà ta đã vui mừng tin vào nó, nhưng nó phải là tri thức trực giác và trải nghiệm trực tiếp. Ta phải có nghị lực để được độc lập. Trên cương vị là nhà Thông Thiên Học, ta đã là một điều ǵ đó rất khoan dung nhưng ta cần một điều gì đó còn hoành tráng hơn nữa nghĩa là ủng hộ cho toàn thể thế giới. Hơn bao giờ hết ta phải tự hỏi ḿnh: “Tôi đang v́ ai? Tôi là một nhà Tam Điểm là v́ thế giới hay vì bản thân tôi cũng như sự an bình và thỏa mãn của tôi? Tôi là một nhà Thông Thiên Học vì ích lợi của thế gian hay là vì tôi dễ dàng đi theo con đường ấy hơn?”

Đây là những thắc mắc mà Krishnamurti nêu ra và đây cũng là cách thức mà tôi hiểu được giáo huấn của ông. Giáo huấn ấy chỉ mới bắt đầu; tôi cũng chẳng biết còn có những điều gì nữa có thể xảy ra. Những nó đã hết sức kỳ diệu và đẹp đẽ rồi, cho nên tôi chỉ có thể một lần nữa nói với các bạn “Hãy đọc đi đọc lại rồi đọc nữa”. Ông muốn rằng sách của mình sẽ được xuất bản với hình thức trang nhã do đó chúng hơi mắc tiền. Nếu bạn không đủ khả năng mua hết sách thì nhiều người trong các bạn có thể hùn tiền mua sách rồi chia xẻ với nhau. Nhưng bạn hãy tự mình đọc sách. Đừng yêu cầu người nào khác xiển dương điều mà Krishnamurti muốn nói. Bạn hãy tự ḿnh lĩnh hội tư tưởng của ông và nếu bạn muốn giúp người khác th́ hãy bảo người ta đọc sách ông. Bạn hãy tổ chức công việc của ông sao cho thông điệp có thể được phân phối càng nhanh càng tốt. Đó là cách tốt nhất để trợ giúp thế gian.

Giáo huấn của ông rất tuyệt vời, rất hay ho và tôi càng ngắm nghía nó thì tôi lại càng thấy trong mỗi dòng chữ nho nhỏ, mỗi cụm từ nho nhỏ, những vẻ đẹp mà trước đó tôi chưa từng thấy. Vậy th́ tôi xin bảo bạn hãy đọc đi đọc lại cho đến khi tự bạn tìm thấy trực tiếp mọi vẻ đẹp ấy.

 

II

 

Trưa nay tôi xin nói với một số học viên thần học ở Đại học Sydney. Họ đã yêu cầu tôi thuyết trình về thông điệp của Krishnamurti, thế là trong vòng 40 phút tôi sẽ làm hết sức mình để phác họa thông điệp ấy là ǵ. Cuối giờ tôi sẽ trả lời một vài câu hỏi và có một hai lời phê phán; có một lời thật kỳ diệu thế nhưng lại có ư nghĩa. Người ta bảo rằng trong chừng mực mà tôi mô tả thông điệp ấy thì chẳng có gì nói tới Phụng sự. Thật ra tôi đã đọc một vài trích đoạn trong các tác phẩm của Krishnamurti, trong đó việc phụng sự được coi là đương nhiên đến nỗi người ta không nhấn mạnh tới nó, và thế là thính giả bỏ qua ý niệm ấy. Chẳng hạn như ông nói: “Bằng cách nào mà bạn tạo ra một bức tường bảo vệ để cho người ta không bị lọt vào hầm hố? Bạn đã giúp đỡ những người muốn leo cao được đến đâu rồi?”

Hiển nhiên trong những câu đó, Krishnamurti coi như đương nhiên là bạn nhắm mục đích phụng sự hoặc nên nhắm mục đích ấy chỉ có điều là ông thách đố: “Bạn đã thật sự làm được điều ǵ chưa hay chỉ nói trên đầu môi chót lưỡi?”

Tôi cũng đã đọc những dòng cuối cùng trong quyển Cõi giới Hạnh phúc, và chú ý những từ ngữ cuối cùng hàm ý ra sao: “Ở đó bạn sẽ tìm được nơi Ẩn náu (Qui y) Vĩnh hằng, Chân lý Vĩnh hằng; và ở đó bạn sẽ mất đi lai lịch về cái bản ngã riêng rẽ của ḿnh, và ở đó bạn sẽ tạo ra những thế giới mới, những cõi giới mới và những trú sở mới cho người khác”. Được thôi, nếu đây không phải là phụng sự thì thế nào mới là phụng sự? Nhưng bởi vì ông không nhấn mạnh “Phụng sự”, “Phụng sự”, Phụng sự” cho nên thiên hạ cứ tưởng rằng ông chỉ luôn luôn chú trọng tới sự giải thoát cá nhân. Thế mà Krishnamurti coi việc phụng sự là đương nhiên cho nên ông không đề cập tới nó với sự chú trọng mà các nhà Thông Thiên Học quen thuộc. Trong Phật giáo, Đức Phật coi việc Luân hồi và Nhân quả là đương nhiên cho nên ít khi đề cập tới chúng. Ta thấy chúng ít được đề cập như những chân lý căn bản bởi vì ở Ấn Độ chúng rất thịnh hành và mọi người đều chấp nhận chúng. Chính vì thế mà Ngài dường như không đề cập tới chúng. Tôi biết rằng số học giả Âu Tây có phát biểu, Đức Phật đã dẹp sang một bên thuyết Nhân quả Luân hồi của Ấn giáo, coi là không quan trọng, bởi v́ Ngài đề cập tới chúng ít ỏi xiết bao.

Thế mà Krishnamurti có một thông điệp về phụng sự dành cho chúng ta rất đáng chú ư. Ông coi như đương nhiên là mọi người lắng nghe mình đều đã cố gắng vị tha, đã cố gắng phụng sự theo sự minh giải của mình. Nhưng ông thách đố phương thức phụng sự của ta. Ông thắc mắc: “Khi ta nghĩ là mình đang phụng sự thì có thật là ta đang phụng sự hay chăng?” Đây là một vấn đề rất lớn mà ông nêu ra cho chúng ta. Ông thừa nhận rằng chắc chắn chúng ta đang rất bận rộn, chẳng hạn như trong nhiều bộ môn của Chi bộ Thông Thiên Học Phụng sự. Nhưng liệu ta có hữu hiệu chăng? Liệu ta có thể hữu hiệu chăng nếu ta không có một sự thay đổi căn bản? Đó là sự thật quan trọng mà ông nhấn mạnh. Chẳng hạn như chúng ta hãy xem thế gian thấy gì khi họ nhìn vào Hội Thông Thiên Học. Người ta thấy rằng Hội bao gồm 40 ngàn nhà Thông Thiên Học. Nhưng liệu thật sự có 40 ngàn nhà Thông Thiên Học chăng? Quả thật có 40 ngàn hội viên đăng ký đóng niên liễm; nhưng thật sự có bao nhiêu nhà Thông Thiên Học? Thế mà ta cứ luôn nói: “Trên thế giới có 40 ngàn nhà Thông Thiên Học”. Cũng giống như vậy, ít ra có 4 ngàn hội viên tin vào các Chơn sư và thệ nguyện làm việc cho các Ngài. Nhưng phải chăng 4 ngàn người ấy thật sự có thệ nguyện với Chơn sư? Có bao nhiêu người thệ nguyện trên danh nghĩa thôi? Chỉ có vài trăm người đáng được gọi thật sự và đích thực là mong muốn được làm Đệ tử theo ý nghĩa trọn vẹn nhất của thuật ngữ này.

Chính vì thế mà Krishnamurti khẳng định mạnh mẽ cho rằng, nếu chúng ta chưa chỉnh đốn những điều sai trái nơi bản thân thì ta không thể phụng sự hữu hiệu, không thể nhắm trúng mục tiêu. Ông nhấn mạnh rất nhiều tới các vấn đề thế giới theo đó ta đang đi lạc đường khi giải quyết chúng. Ta cứ tưởng rằng miễn là ta chỉnh đốn được điều sai trái của thế gian thì cái sự không tưởng mà ta đang ao ước sẽ xuất hiện. Nhưng Krishnamurti khẳng định mạnh mẽ cho rằng “vấn đề của cá nhân cũng chính là vấn đề của thế giới”. Trước hết hãy mang lại sự bình yên cho tâm hồn và tâm trí của con người, nhiên hậu bạn chẳng cần lo tới chuyện giải giáp (giải trừ binh bị) nữa. Chẳng hạn như ta không cần tiến hành bất cứ sự tuyên truyền hòa bình nào nếu ta khởi sự tác động vào bộ phận chính yếu, trong vấn đề này tức là sự an bình nơi cá thể. Mọi thứ còn lại sẽ tiếp nối sau đó.

Cũng vậy, ông thách đố các nhà Thông Thiên Học chúng ta đang lăn xăn theo nhiều đường lối hoạt động bằng một câu hỏi đơn giản: “Bạn muốn mang lại hạnh phúc cho thế giới. Thế chính bạn đã tìm thấy được bất cứ hạnh phúc chân thực nào cho mình chưa?” Thế mà quả thật nhiều người trong chúng ta đang sinh hoạt theo truyền thống huyền bí và truyền thống Thông Thiên Học, đang cố gắng làm việc nhân danh các Chơn sư. Nhưng tôi thiết tưởng công trình của chúng ta ắt không chịu một loại dèm pha nào nếu tôi bảo rằng phần lớn công việc ấy không hữu hiệu – không hữu hiệu theo nghĩa chúng ta cứ tiếp tục đi theo lối mòn trong một Chi bộ đặc thù, một thị trấn đặc thù, một xứ bộ đặc thù hết năm này sang năm khác. Nếu Thông Thiên Học quả thực là một huyền năng sống động trong cuộc đời của ta thì chắc chắn ta sẽ thấy có nhiều hiệu quả hơn nữa qua sự thay đổi xung quanh mình.

Dĩ nhiên tất cả chúng ta đều đương đầu với khó khăn là trong Huyền bí học ta phải tin theo rất nhiều điều. Hầu hết chúng ta đều không có thần nhãn, ít ra không có thần nhãn một cách xác định và đáng tin cậy, cho nên ta có thể bảo rằng mình biết điều này điều kia liên quan tới Huyền bí học. Ta có thể trích dẫn, hết trích dẫn A. Besant rồi tới trích dẫn C. W. Leadbeater, rồi tới James Ingall Wedgwood hoặc G. S. Arundale. Chúng ta trích dẫn của người khác rồi chúng ta ra sức uốn nắn cuộc đời ḿnh theo những lời trích dẫn ấy. Chắc chắn là chẳng thà ta trích dẫn một người nào đó có nhiều kiến thức và sự linh hứng hơn chính mình còn hơn là ta chẳng cố gắng làm bất cứ điều gì. Nhưng cái điều mà Krishnamurti thách đố ta là: “Bạn có ý định muốn được hữu hiệu chăng? Bởi vì cách thức duy nhất để được hữu hiệu là phải tìm cho ra nơi chính bản thân mình mọi thứ mà ḿnh cần”.

Thế mà ta coi như đương nhiên ta không thể biết được một vài sự thật lớn lao, bởi vì ta không có đủ tố chất để biết, nhất là theo một vài phương thức thần thông. Nhưng tôi thiết tưởng không nhất thiết như vậy. Tôi thấy dường như chúng ta có thể biết trực tiếp và tự mình biết chứ không nhất thiết biết bằng một số phương thức thần thông. Điều quan trọng không phải là việc ta có năng khiếu thần thông, nếm trải chúng rồi nhớ lại điều này điều kia, mà là ta phải có ý thức về mục tiêu trong nội tâm, ý thức rằng ta đã lĩnh hội được vấn đề thật sự lớn lao mở ra trước mắt ḿnh.

Ta có thể tự mình biết trực tiếp, bởi vì có nhiều loại biết. Ta không được tưởng tượng rằng loại hình biết duy nhất là khi sự vật được trình hiện trước tâm trí một cách khách quan giống hệt như nhà khoa học trong phòng thí nghiệm thấy trước mắt mình những đối tượng được đem ra thí nghiệm. Phương thức ấy đúng là một phương thức biết. Nếu tôi có tầm nhìn trên cõi trần hoặc trên cõi trung giới rồi thấy trước mắt mình rõ rệt, khách quan, độc lập với chính mình, độc lập với óc tưởng tượng của ḿnh có một điều ǵ đó cũng rõ ràng như mảnh giấy trắng tôi đang cầm trong tay, th́ tôi biết chắc chắn là mảnh giấy ấy có tồn tại; nhưng có một phương thức biết khác không hẳn là trình hiện ngay trước tâm trí, mà nói cho đúng hơn là trình hiện bên trong tâm trí. Đó cũng là một qui trình biết của tâm trí.

Điều này xảy ra sau khi khảo sát một số lớn những sự kiện bằng trí tuệ lão luyện, ta bắt đầu thấy rằng những nhóm sự kiện này có bên trong mình một sự thích ứng nào đó của riêng mình, có thể nói là chúng tỏ ra một cách huyền bí đã chứng minh được cho mình giống như một bài toán mang lại đáp số khi bạn có một công thức ngay trước mắt mình rồi có thể nói bạn áp dụng công thức ấy vào bài toán. Có một ví dụ rất nổi bật về phương thức trực giác này mà ta có thể đạt được bên trong tâm trí, đó là sự tiên liệu huy hoàng nhất về Darwin mà Tennyson đã từng đưa ra. Tennyson là một thi sĩ, ông không làm việc trong phòng thí nghiệm mà lại ngắm nghía, quan sát và suy nghĩ; thế rồi chính ông có được một tầm nhìn về Thiên nhiên mà ông mô tả thật đúng theo khoa học tiến hóa.

Nó dường như kỹ lưỡng bao nhiêu về loại hình,

Thì lại cẩu thả bấy nhiêu về một sinh linh đơn chiếc.

Rất lâu trước khi nhà khoa học trong phòng thí nghiệm phát biểu thuyết chỉ có kẻ nào thích ứng mới sống còn, Tennyson – một người không phải là khoa học gia mà chỉ là người mưu cầu chân lý – cũng đi đến sự thật ấy và có được trực giác về nó.

Cũng giống như vậy, ta có thể biết được bằng trực giác từ bên trong tâm trí cả đống sự thật mà thoạt nhìn dường như cái trí phân tích thông thường không nhận biết được. Một trong những yếu tố nghị lực lớn nhất nơi tính tình của một người ắt xuất hiện khi y đã đồng hóa Thông Thiên Học thành một hệ thống tri thức đến mức mà y chẳng bao giờ tách ra khỏi được cái cấu trúc hoành tráng ấy nữa. Một trong những điều tôi rất lấy làm tiếc là chẳng có được bao nhiêu nhà Thông Thiên Học thật sự là học viên Thông Thiên Học giống như một học viên khoa học nghiên cứu động vật học hoặc thực vật học. Y phải học gạo ghê gớm lắm. Nếu bạn muốn trở thành một bác sĩ y khoa th́ bạn phải biết vị trí của từng cơ bắp, từng dây thần kinh, từng cái xương. Nếu các học viên Thông Thiên Học chúng ta muốn hiểu Thông Thiên Học một cách tỉ mỉ như thế, một cách rốt ráo như thế chứ không chỉ đế nghe thuyết trình mà phải học gạo Thông Thiên Học, nghiền ngẫm nó, th́ bấy giờ cái kiến thức từ bên trong tâm trí về Huyền bí học cũng như đủ thứ đề tài mà họ cứ tưởng rằng mình không tìm được bằng chứng từ bên ngoài ắt đã xuất hiện đối với họ rồi.

Thế thì dĩ nhiên lại còn có một loại tri thức khác xuất phát từ trí huệ khi một sự thật chớp lóe dường như đứng sừng sững trước mắt ta một cách tất yếu, hoàn toàn mang tính khống chế. Về việc khám phá ra nguyên lý lớn trong khoa học là sự bảo toàn năng lượng, người ta có vạch rõ rằng Robert Mayer không phát hiện nó bằng cách suy nghĩ cật lực về nó; ông đã suy nghĩ cật lực về nhiều vấn đề nhiêu khê liên quan tới năng lượng; mọi vấn đề ấy đều làm ông rối trí. Thế rồi đột nhiên giống như một tia chớp từ trên trời rớt xuống, chân lý lóe lên nơi ông và một ý niệm từ bên trên giáng xuống bắt buộc cái trí ông phải suy nghĩ, sắp xếp lại ý tưởng phù hợp với điều từ bên trên giáng xuống. Tuyệt nhiên không có trực giác mà có thể nói là ta đặt được một nhân chứng phía trước hạ trí, ta vẫn có thể biết được, thật sự hiểu được khi từ bên trong ta lóe ra một tia sáng đáp ứng với cái ánh sáng trình hiện bên ngoài ta.

Bây giờ trong cuộc đời có vô số sự kiện trước mắt ta làm cho ta bối rối, nhưng lúc nào cũng có sự thật ở đó rồi. Bấy giờ chỉ cần sắp xếp các tình huống lại cận kề nhau thì sự thật ẩn tàng trong những sự kiện bên ngoài chúng ta ắt khiến cho sự thật ẩn tàng bên trong ta bộc lộ ra. Tôi nhớ rằng vào năm 1910 khi tôi thấy một bức ảnh chụp nhanh Krishnamurti: là một cậu bé trai một năm trước                                                                           khi tôi tận mắt nhìn thấy ông, cái lúc mà tôi nhìn thấy bức ảnh ấy thì bên trong tôi có một tia sáng lóe lên bảo rằng: “Bạn chính là chơn nhơn”. Không cần phải bàn luận về điều đó. Mọi thứ đều hoàn toàn hiển nhiên và đối với tôi từ lúc ấy trở đi không cần có bất cứ lập luận nào hoặc sự kiện bổ sung nào về Krishnamurti với vai trò là biểu lộ của Đức Chưởng Giáo. Cũng giống như vậy, ta có thể đạt được trực giác về một vài sự việc, trực tiếp chứng ngộ mà không có mọi bằng chứng xuống tới tận cửa ngỏ bộ óc.

Tôi xin lấy ví dụ sự thật về việc các Chơn sư tồn tại. Chúng ta chưa tận mắt nhìn thấy các Ngài. Nhưng cho dẫu ta tận mắt nhìn thấy các Ngài thì tuyệt nhiên không được suy ra rằng ta ắt biết các Chơn sư tồn tại để cho ta có thể thuyết phục người khác tin tưởng hơn về sự tồn tại của các Ngài v́ chính ta đã hội kiến các Ngài. Đó không chỉ là việc ghi nhận vào óc phàm khiến cho ta có thể đi ra thuyết phục người khác về sự tồn tại của các Ngài. Cũng giống như vậy, ta có thể nhìn thấy các Ngài bằng thần nhãn, đi tới Đạo tràng của các Ngài rồi nhớ rõ khi ta trở về. Điều đó không nhất thiết khiến ta hữu hiệu hơn trong việc chứng thực sự tồn tại của các Ngài cho người khác.

Một trong những ví dụ nổi bật nhất về sự trực giác này tuy nhiên lại không hữu hiệu, đó là ví dụ về chính phụ thân của Krishnamurti; đúng vào lúc tháng 12 năm 1911, khi đủ thứ âm mưu và kế hoạch xung quanh ông đang cám dỗ ông rớt vào đường ác, thì ông nghe thấy tiếng Chơn sư K. H. bảo rằng mọi chuyện sẽ tốt thôi và ông khỏi phải lo. Ông đã được chính con trai mình là Krishnamurti dẫn đi gặp Đức Di Lặc và nhớ rằng mình đã nhìn thấy Ngài. Mọi chuyện ấy hoàn toàn rõ rệt trong tâm trí ông; thế nhưng tình huống gây bối rối phát triển thêm nữa thì ông hoàn toàn chới với, kiến thức ấy tuyệt nhiên chẳng có ích gì cho ông và ông bị tà lực lôi cuốn đi giống như một khúc gỗ trôi dật dờ trước dòng nước lũ. Như vậy, chỉ việc trải nghiệm nhìn thấy Chơn sư, nghe thấy Chơn sư hoặc quì gối trước Chơn sư không đủ cho ta biết chắc rằng Chơn sư tồn tại.

Làm sao ta đạt được cái phẩm tính trực giác ấy mà Krishnamurti thường khẳng định mạnh mẽ nhắc tới? Nói cách khác, làm sao ta có được chìa khóa mở một trong những cánh cổng dẫn vào cõi giới hạnh phúc, bước vào trong đó để rồi khi ta trở lại làm việc trên thế gian, ta không còn chỉ là những người lý thuyết, những người dịch thuật, chuyên trích dẫn người khác mà có thể nói thẳng ra trải nghiệm của chính mình mặc dù trải nghiệm ấy có thể rất nhỏ nhoi? Cho dẫu trải nghiệm nhỏ nhoi nhưng nếu đó là trực tiếp của chính mình th́ ta ắt thấy rằng trong một chừng mực nào đấy ta có thể làm thay đổi số phận của những người khác bởi v́ ta có nơi bản thân mình cái huyền năng để tạo ra sự thay đổi. Thế thì đối với vấn đề sự tồn tại của các Chơn sư làm sao chúng ta trực tiếp nhận biết được các Ngài?

Tôi xin nói trước hết hãy sống theo lý tưởng của các Ngài. Đây không chỉ là tin vào các Ngài, có được hình ảnh của các Ngài mà là sống theo lý tưởng của các Ngài. Tất cả chúng ta đều ngưỡng mộ Chơn sư, tôn kính các Ngài; nhưng liệu chúng ta có phấn đấu, bao giờ cũng phấn đấu để được giống như các Ngài, theo lý tưởng các Ngài không? Chẳng hạn như hãy xem ta tin về các Ngài như thế nào. Ta tin rằng các Ngài thông cảm với tất cả chúng ta, cho dù tính khí của cá thể nào hội kiến với các Ngài có ra sao đi chăng nữa thì Chơn sư vẫn tỏ ra cao thượng đến nỗi Ngài thông cảm với mọi người và ban cho mỗi người điều y đang cần. Thế mà liệu trong sinh hoạt hằng ngày ta có cố gắng thông cảm với mọi người không? Phải chăng là thái độ của ta cố gắng niềm nở, ân cần tìm hiểu mọi người, sẵn lòng dẹp bỏ mọi hàng rào ngăn cách giữa bản thân ta với người khác để thông cảm lẫn nhau? Tôi không bảo rằng ta có thể nói đúng là như vậy. Chúng ta cố gắng tìm hiểu những người mà chúng ta thích, những người mà việc tìm hiểu là chuyện dễ dàng, nhưng khi việc tìm hiểu là chuyện khó khăn thì làm thế nào đây? Không dễ gì dẹp mọi chuyện ấy đi, cho nên thái độ chung của ta là ngưỡng mộ những lý tưởng cao cả, nhưng không cực lực phấn đấu để thực hiện những lý tưởng ấy ở đây và ngay bây giờ. Ta biết rằng các Chơn sư là huynh đệ với mọi sinh linh. Liệu trong quan hệ của mình ta có thật sự là huynh đệ như các Ngài hay chăng? Tất cả chúng ta đều nói tới tình huynh đệ đại đồng, nhưng ta lại thích chọn huynh đệ của mình. Tôi biết mình cũng thế thôi! Nhưng Chơn sư không giống như vậy đâu; thái độ của ngài là một điều ǵ đó khôn tả bởi vì tình huynh đệ thắm thiết tuôn ra từ Ngài. Nhưng liệu tôi có muốn thành tựu được cái loại ca    o cả ấy chăng? Có chứ, nhưng chỉ về mặt lý thuyết thôi. Thế mà Krishnamurti xuất hiện rồi thấy rằng đó chỉ là lý thuyết và ông nói toạt ra điều đó. Chúng ta cứ che đậy mình bằng biết bao nhiêu lời lẽ hay ho. Ta có thể phất cờ gióng trống trong một thế giới được ghi khắc điều mà thế giới cần làm; tôi hi vọng rằng một số người trong chúng ta có thể được tha thứ vì chúng ta ẩn núp một chút đằng sau cái chiêu bài ấy. Xét cho cùng th́ ta có một điều ǵ đó khi ta cần có một chiêu bài để ẩn núp đằng sau; tuy nhiên ta ắt không hữu hiệu bởi vì nơi bản thân ta không có đủ tố chất đầy nghị lực và quyết tâm.

Ta phải thay đổi điều ấy nơi bản thân mình để cho ta có thể thành tựu được. Ta phải vận dụng hết nghị lực của mình để thành tựu trước khi từ trần. Ta phải giống như các Ngài nhưng không giống như các Ngài theo kiểu hời hợt bên ngoài. Đó là vấn đề một thứ gì ấy mà ta phải phấn đấu từ bên ngoài và chính Krishnamurti lúc nào cũng nhấn mạnh và sự nhấn mạnh của ông thật vĩ đại. Quả thật ông đã đạt tới mức “xét đoán kẻ nhanh nhẹn với kẻ lờ đờ” và một số người trong chúng ta đã không ngộ ra được rằng cần phải xén bỏ bớt nhiều hội viên trong đoàn thể của ta để cho các hiện thể của ta không còn tình trạng chưa đạt mức tất cả đều linh hoạt và rung động với một lòng mong ước và khao khát nhiệt thành.

Ta cũng phải học cách không bị dính mắc như các Chơn sư. Các Ngài là gương mẫu điển hình cho sự không dính mắc chân chính với thái độ của vị Sannyasi đứng giữa các cặp đối đãi. Nhưng ta lại dính mắc vào bản ngã nhỏ bé của mình, vì thế cuộc đời làm ta tổn thương biết bao nhiêu. Về mọi mặt, thì những sự rắc rối nho nhỏ, những sự hiểu lầm bất công vây bũa xung quanh ta khiến ta bị tổn thương. Tại sao vậy? Không phải vì những người khác cố tình muốn gây tổn thương cho ta mà v́ bên trong ta còn có tố chất phàm ngã khiến ta không thể không dính mắc vào vấn đề lớn của Huyền bí học. Khi làm việc ta không phải là một người vô danh, là một ông X. nào đó làm việc này vì thích làm việc; ta là một ông nào đó, bà nào đó hoặc cô nào đó làm việc ấy. Ta luôn luôn có ư thức về tính khí của ḿnh và ở đâu tính khí đó bị thách đố th́ ở đó ta thấy mình bị tổn thương. Biết bao nhiêu người trong chúng ta không đạt được mức chẳng dính dáng vào công việc của mình. Ta bị dính mắc vào công việc của mình đến nỗi nếu người ta không tin vào việc ấy và nhất là nếu công việc của ta bị tan tành hoặc tước bỏ khỏi tay ta th́ ta bị tổn thương kịch liệt và tan nát tâm can. Ta đang dính mắc vào công việc của mình. Ta tin rằng còn có điều gì cao cả hơn là công việc mà chúng ta muốn dâng lên cho các Chơn sư? Nhưng các Chơn sư đâu có làm việc với cái óc dính mắc như chúng ta. Các Ngài có một thái độ khác mà ta cần phải học tập để bắt chước.

Tôi nghĩ rằng một giai đoạn trong công việc trở nên giống như các Ngài là phải thành tựu được một điều ǵ đó về tính bao dung của các Ngài. Chúng ta không bao dung đúng mức v́ chúng ta còn loanh quanh dán nhãn hiệu. Chúng ta đặc biệt có một vài nhãn hiệu tốt, xấu, tôi thích, tôi không ưa; chúng ta luôn luôn lọc lựa sự việc trong cuộc sống, kết quả là ta có khuynh hướng dành một vị trí thứ yếu cho những sự việc mà cá nhân ta cảm thấy không dễ chịu. Nhưng đối với Chơn sư thì mọi chuyện cho dù tốt hay xấu đều đáng tìm hiểu. Đối với Ngài thì không có điều ác nào bị loại ra khỏi cuộc sống của mình. Mọi chuyện trong phạm vi thế giới đều là sự sống của Đấng Tự Tại Nhất Như và điều ác cũng cần được khảo sát và chấp nhận một cách khoa học giống như điều thiện. V́ thế cho nên Chơn sư mới không dính mắc, việc không dính mắc này mang lại một thái độ bao dung khiến cho Ngài được hữu hiệu.

Thế thì ta có thể đạt được cái loại trực giác của Chơn sư mà không cần nhớ lại lúc ta thức dậy là ta đã từng ở nhà Chơn sư. Chúng ta có thể vô cùng giống như Chơn sư trong sinh hoạt hằng ngày, trong óc huynh đệ, trong óc lý tưởng, trong tình bao dung đến nỗi chúng ta biết rằng các Ngài tồn tại mà tuyệt nhiên không hề nghi ngờ.

Tôi nhớ có đọc một câu chuyện mà Drummond kể lại, nói về một cô gái đă chết trong nhiều năm có đeo một đồ trang sức hình trái tim bằng vàng, mà cô chưa bao giờ cho ai thấy bên trong đồ trang sức ấy chứa cái gì và khi cô mất đi th́ người ta mở nó ra và trong đó chỉ có một mẩu giấy viết dòng chữ: “Tôi yêu thương cái người mà tôi chưa từng thấy”. Đó quả thật là một tình yêu mãnh liệt, một tình yêu khiến cuộc đời cô bốc lửa với một loại đức tin ngùn ngụt khiến cho cô được đốn ngộ. Tất cả chúng ta đều có thể được như vậy và ta phải cố gắng đạt được điều đó. Chính trực giác ấy mang lại sự đốn ngộ, không nhất thiết phải được ghi lại trong bộ óc. Một số những người hữu hiệu nhất và cao cả nhất trên thế giới, một số các đạo sĩ Yoga Ấn Độ và các vị thánh Ki Tô giáo đều không phải là người có thể giải thích sự thực chứng của mình theo kiểu khoa học hoặc triết lý; bởi vì đó không phải là sự thực chứng trong bộ óc mà là sự thực chứng nơi Tinh thần. Khi một trong những vị ấy ngỏ lời th́ huyền năng của Tinh thần dường như lóe lên qua những điều gì được nói lên, qua ánh mắt liếc nhìn, qua cử chỉ của bàn tay.

Tất cả chúng ta đều cần cái phẩm chất trực tiếp ấy và ta cần phải tha thiết khao khát nó. Chính Krishnamurti muốn ta phải sống cuộc đời mãnh liệt. Chính cái sự tầm thường uể oải của ta đã gây ảnh hưởng lên ông khi ông thấy tất cả những người khao khát được cao cả đều có khả năng giống như ánh sáng chói lọi trên một ngọn tháp. Thay vì được như vậy chúng ta lại bằng lòng với những thành tựu nửa vời. Krishnamurti biết điều ấy; nhưng ông xuất hiện để tụ tập một nhóm người không chỉ đi ra để diễn thuyết về việc phụng sự mà chính là việc phụng sự, họ có thể giúp vào điều mà ông tả trong quyển Cõi giới Hạnh phúc. Đó là người có thể tạo ra các thế giới mới, các cõi giới mới, các nơi chốn mới cho người khác”. Nếu những người chúng ta ở trong căn phòng này có được cái phẩm chất mà ông muốn th́ liệu ta có thể kiểm soát được trọn cả thành phố Sydney hay chăng? Chúng ta thuộc nhiều tính khí khác nhau, căn phòng này có thể cung cấp đủ thừa tác viên cho mọi bộ môn hoạt động khác nhau trong sinh hoạt của thành phố, lãnh đạo mọi bộ môn, đó là những nhà lãnh đạo có thể khơi dậy phẩm chất Ngọn Lửa Thượng Đế đang thiu thiu ngủ nơi mọi người.

Thế mà đây chính là điều Krishnamurti muốn ta hiểu rõ. Chúng ta vốn rêu rao rằng ḿnh thành tưu được đủ thứ sự việc cho Chơn sư thì ta phải tìm ra một giải pháp chân thực cho vấn đề của chính mình. Chúng ta phải sống theo những gì mà người khác nói cho chúng ta biết sao cho đời ta không phải là cái loại sinh hoạt cũ kỹ theo lối mòn. Chúng ta phải sinh hoạt theo cá tính, theo ánh sáng tuôn r         a từ bên trong ta. Thoạt đầu giống như đứa trẻ phải học bộ mẫu tự, chúng ta phải học hỏi theo các sách vở Thông Thiên Học, chúng ta phải trải qua việc tham thiền và sự rèn luyện dành cho ta; nhưng tất cả những thứ ấy chẳng qua chỉ là những nấc thang của cái thang. Chúng ta không được lúc nào cũng khư khư bám lấy cái thang. Một khi ta đã leo lên tới chót đỉnh thì công việc của ta ắt xuất phát từ nơi ta đã leo lên và từ đó ta có thể rao truyền một thông điệp về sinh hoạt cho thế gian.

Tôi muốn các bạn suy đi ngẫm lại điều này một cách sâu sắc bởi v́ ta phải làm hết sức mình để hiểu thông điệp của bậc Đại sư. Đại sư muốn tất cả chúng ta phải đứng trên đôi bàn chân của mình, không được dựa dẫm vào thẩm quyền của bất cứ ai, thậm chí cũng không đi theo chính bậc Đại sư mà phải tìm ánh sáng và huyền năng của mục tiêu bên trong bản thân sao cho ta đi tới đâu thì ta sẽ giúp chính xác cho mọi người chứ không dẫn dắt họ đi vào sai lầm.

Tôi chẳng nghĩ một số người trong chúng ta ngộ ra được hành động của mình đôi khi đã làm phức tạp xiết bao tác động lớn lao của Thiên cơ bởi vì chúng ta chỉ biết chấp nhận sự việc chứ không thăm dò sâu sắc đúng mức. Mặc dù ta có những ý định tuyệt hảo nhưng đâu phải lúc nào ta cũng hữu ích. Nhưng ta có thể làm được như vậy sao cho ta có thể đóng góp thêm vào sự cao cả và huyền năng của Thiên cơ. Tất yếu phải có những lầm lỗi trong cái mà ta hoạch định thực hiện và trong điều mà ta thành tựu nếu ta không có được một sự thực chứng mãnh liệt ngay cả bây giờ khi ta ra sức tìm hiểu. Tất cả chúng ta ắt không được hiệu triệu để đi ra lãnh đạo thế giới; hầu hết chúng ta được hiệu triệu để làm những chuyện nhỏ nhặt, nhưng ta có thể lầm lỗi ngay cả trong những chuyện nhỏ nhặt hoặc ta có thể làm những chuyện nhỏ nhặt ấy sao cho chúng có thể trợ giúp Thiên cơ vĩ đại.

Các nhà Thông Thiên Học chúng ta là một đoàn thể các thừa tác viên siêu việt và ta phải chấp nhận việc chuẩn bị cho công trình của ta luôn luôn thành công, sao cho nó có thể được xây dựng hội nhập vào Thiên cơ. Nhưng muốn được như vậy, ta phải đi sâu vào bên trong bản thân và phải tự chủ, và dồn hết sức của mình dường như thể ta quả thật có ý định thành Chánh quả ngay ở đây và ngay bây giờ. Ai mà biết được với mọi sức lực ghê gớm do bậc Đại sư đang phóng thích ra, liệu ta có thể thành tựu được quả vị ấy chăng? Có thể là chúng ta đã từng mơ ước những sự việc mà chỉ có những kiếp vị lai mới thành tựu được thì ngay bây giờ chúng ta có thể thành tựu được chúng. Nhưng muốn được như vậy thì ngay bây giờ bậc Đại sư đòi hỏi chúng ta phải có lòng thành thật, trực giác, sẵn sàng chịu đau khổ, sẵn sàng hiểu thấu và thông cảm sâu sắc, sẵn sàng sinh hoạt một cách dũng cảm.

 

--------------------------

 

 

 HOME T̀M HIỂU  NHẬP MÔN  sách  TIỂU SỬ   BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN  BÀI VỞ  THƠ   gifts  TẾT 2006  NỮ THẦN ISIS