Không Tôn Giáo Nào Cao Hơn Chân Lư

 HOME T̀M HIỂU  NHẬP MÔN  sách  TIỂU SỬ   BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN  BÀI VỞ  THƠ   gifts  TẾT 2006  NỮ THẦN ISIS

VƠ-TRỤ VÀ CON NGƯỜI

Tác-giả: NGUYỄN-VĂN HUẤN và NGUYỄN-THỊ-HAI

1957

Đánh máy: Điểm Dung

 

 QUYỂN BA

CHƯƠNG THỨ BỐN MƯƠI BỐN

 

Phàm-Nhơn hay là Tam-thể-hạ

      Một khi Tam-thể-Thượng (hay là Chơn-nhơn) đă thành h́nh xong rồi, th́ nó khởi sự rung-chuyển dưới khí nóng của Hư-vô. Sau khi vận-chuyển một thời-gian khá lâu, Chơn-Nhơn mới phóng tia sáng xuống ba cơi dưới là: Hạ-Thiên (hay Hạ-Trí) Trung-giới và Hồng-trần.

      Các tia sáng nầy có bọc chất-khí của cơi Bồ-Đề (là chất Thái-thanh-khí) màu vàng chói phi-thường, nên ta gọi nó là Kim-Quang-Tuyến hay là Sutrâtma. (Đồ h́nh số 55).

 

 

      Sợi chỉ Sutrâtma xâu các hột nguyên-tử trường-tồn (hay là lưu-tánh nguyên-tử) như dây chuỗi, ban đầu nó phất-phơ trong bảy luồng sanh-lực, chưa bám đặng vào đâu. Các vị Thiên-Thần mới ra tay giúp đỡ, cũng như trường-hợp của Ba-Thể-Thượng. Các Ngài mới gom chất khí cơi hạ-trí (từ cơi thứ tư) cho nhập vào đường kim-quang-tuyến Manas (Thượng-trí) làm ra hột nguyên-tử trường-tồn hạ-trí (manas) [[1]] .

      Xung-quanh hột nguyên-tử hạ-trí ấy mới gom lại những tính-chất của loài tinh-hoa thứ nh́: tinh-chất nầy gom lại rồi ră đi, cứ luân-phiên như thế măi. Nhờ sự chuyển-động đó mà hột nguyên-tử hạ-trí mới rung chuyển, trí thức mới lần khai, hầu đem những tư-tưởng của hạ-trí lên Thượng-trí (Manas). Với bao nhiêu nhọc nhằn, trong một thời-gian vô-lượng, hạ-trí mới có thể rung-động theo Thượng-trí đặng. Muốn thực-hiện sự nầy, th́ phải cần sự giúp đỡ của Thiên-Thần thuộc về loài Tinh-Hoa thứ II. Các Ngài đưa đến hạ-trí những rung-động nào mà nó có thể thọ-cảm được, và bao bọc nó bằng chất tinh-hoa rút ở trong thể xác của các Ngài để giúp nó mau tiến-hóa.

      Mỗi hạng hồn-khóm (trong 7 hạng chánh) đều được phân cách nhau bởi một tấm vách rất mỏng-mảnh làm bằng chất tinh-hoa thứ II. Ấy là tấm vách tương-lai thứ nhứt của hồn-khóm (đoạn nầy sẽ nói sau).

      Đường Kim-Quang-Tuyến do ngôi Buddhi (Bồ-Đề) đi xuống nhập với nguyên-tử hạ-trí.

      Thế th́, sợi dây Kim khí ấy, có dính theo nguyên-tử hạ-trí, mới tḥng xuống cơi Trung-giới. Thiên-Thần bèn đem hột nguyên-tử thanh-khí mà gắn vào sợi dây ấy, để làm trung-tâm vĩnh-viễn của nó trên cơi Trung-giới. Cái trung-tâm đó là hột nguyên-tử trường-tồn của cái vía. Cũng như hột nguyên-tử trường-tồn hạ-trí, hột nguyên-tử nầy nhờ Thiên-Thần đem tinh-chất của loài tinh-hoa thứ ba gom xung quanh. Tinh-chất nầy, khi tan khi hợp, vận-chuyển không ngừng; và nhờ đó mà cái thức tâm của hột nguyên-tử truờng-tồn cái vía mới khởi rung-chuyển, và thức tỉnh lần lần những cảm-giác mập mờ, hầu vượt lên đến hột giống Bồ-Đề. Trải qua một thời-gian vô-lượng, hột nguyên-tử trường-tồn cái vía tập rung-động đồng nhịp với sự cảm-giác của Bồ-Đề và sau cùng thực-hiện đặng sự cảm-giác nầy.

      Mỗi hạng hồn khóm trong 7 hạng chánh đều được phân cách nhau bởi một tấm vách rất mỏng mảnh làm bằng chất tinh-hoa thứ III. Ấy là tấm vách tương-lai thứ nh́ của hồn-khóm.

      Phương-pháp nầy c̣n diễn lại một lần nữa, khi lượng sóng sinh-hoạt xuống tới cơi trần.

      Bấy giờ đường kim-quang tuyến ở tại cơi Trung-giới có hai hột nguyên-tử trường-tồn cái vía và hạ-trí, lại tḥng xuống cơi trần để chiếm thêm hột nguyên-tử trường-tồn hồng-trần để làm trung-tâm vĩnh-viễn cũa nó ở cơi phàm. (Đồ h́nh số  56). Chung quanh hột nguyên-tử nầy, chất tinh-khí cũng kết-hợp như trước. Nhưng chất hồng-trần nặng-nề và kết-hợp chặt-chẽ với nhau hơn chất khí mảnh-mai ở cơi Trung-giới và Thượng-giới, nên cái xác thịt con người sống lâu hơn cái vía và cái trí. Bấy giờ tại cơi hồng-trần, lại có thêm tấm màn thứ ba nhập vô tấm vách ngăn Hồn-Khóm.

      Rồi trong khi cái phách của các thứ kim-thuộc khoáng-thạch, những nguyên-tố không thuộc loại-kim, đă tạo thành, các vị Thiên-Thần, ở cơi tinh-khí hồng-trần, mới nhận những hột nguyên-tử trường tồn hồng-trần vào trong 7 hạng Kim-thạch phù-hạp với chúng nó.

      Đến đây, hột lưu-tánh nguyên-tử hồng-trần khởi đầu tiến-hóa.

      Tóm lại, tam-thể-hạ hay là phàm-nhơn được sanh ra với ba hột lưu-tánh nguyên-tử là: “Manas—Kâma---Sthula”  (đồ h́nh số 57)

 

 

       TOÁT-YẾU.---Sợi chỉ màu vàng chói bằng chất Bồ-Đề là sợi Sutrâtma hay là đường Kim-Quang-Tuyến. Nó xâu 3 hột nguyên-tử trường-tồn. Ban đầu sợi Kim-Quang-Tuyến bay phất-phơi chưa bám vào đâu. Nhờ Thiên-Thần gom chất khí cơi Hạ-Thiên đưa nhập vào đường Kim-Quang-Tuyến để tạo ra hột nguyên-tử trường-tồn hạ-trí ( manas).

      Sợi Kim-Quang-Tuyến mới tḥng xuống cơi Trung-giới, Thiên-Thần bèn đem chất thanh-khí gắn vào sợi dây ấy để làm hột nguyên-tử trường của cái vía.

      Thế rồi sợi Kim-Quang-Tuyến cứ măi tḥng xuống đến cơi trần. Thiên-Thần mới đem chất tinh-khí (thuộc về cái phách) gắn vào sợi Kim-Quang-Tuyến để làm hột nguyên-tử trường-tồn của các xác.

  

 

TOÁT YẾU.---Trong đồ h́nh ta thấy 7 cơi chia làm 3 giới tiến-hóa: a) Giới tiến-hóa của các đấng Thượng-Đế. b) Giới tiến-hóa của các đấng Siêu-phàm. c) Giới tiến-hóa của Nhơn-loại, Cầm-thú, Thảo-mộc, Kim-thạch và Tinh-hoa các chất.  Chơn-Thần ở tại cơi Đại-Niết-Bàn,  phân thân xuống ba cơi dưới (là Niết-Bàn, Bồ-Đề và Thượng-giới). Nơi đây Chơn-Thần lấy tên là Chơn-Nhơn hay là Chơn-Ngă v.v… Chơn-Nhơn xuống cơi thấp nữa không được, mới phân thân xuống 3 cơi dưới kế đó là: Hạ-Thiên (tức là 4 cơi thấp của Thượng-giới) Trung-giới và Hồng-Trần. Nơi đây Chơn-Nhơn lấy hiệu là Phàm-Nhơn. Phàm-Nhơn và Chơn-Nhơn nối liền bằng một sợi dây từ-điển, màu vàng, chói ḷa; ấy là đường kim-quang-tuyến (Sutrâtma).

 

CHƯƠNG THỨ BỐN MƯƠI LĂM

Hồn-khóm----Tổng-quát 

    Trong mấy bài trước, ta đă thấy mỗi Chơn-thần đều có Tam-Thể Thượng (Triade supérieure) hay là Ba-Ngôi-Cao nghĩa là có ba hột nguyên-tử trường-tồn hay là ba hột lưu-tánh nguyên-tử ở cơi Niết-bàn (Atma), Bồ-Đề (Buddi) và Thượng-thiên hay Thượng-trí (Manas supérieur) và Tam-Thể-Hạ (Traide inférieure) hay là Hồn-thơ, hay là Ba-Ngôi-Thấp gồm có ba hột lưu-tánh nguyên-tử của cơi Hạ-thiên (Hạ-trí). Trung-giới và Hồng-trần. Những hột lưu-tánh nguyên-tử nầy giúp Chơn-thần liên-lạc với các cơi dưới bằng “tia sáng” của nó, và nhờ sự liên-lạc nầy, Chơn-thần mới làm ra các thể hầu kinh-nghiệm và hoạt-động được ở các cơi thấp. Muốn hiểu rơ điều nầy, ta cần phải học về “Hồn-Khóm”.

     Vậy hồn-khóm là ǵ?

     Hồn-khóm là một nhóm hồn thơ, c̣n chưa tấn-hóa (Hồn thơ cũng có thể gọi là Tam-Thể-Hạ) ở trong một cái bọc làm bằng ba tấm màn mỏng do chất tinh-hoa kết thành (xin xem đồ h́nh số 56).

     Ta thấy rằng: Tam-Thể-Thượng nối liền với Tam-Thể-Hạ bằng một đường kim-tuyến chất Bồ-Đề gọi là Sutrâtma. Khi đường Sutrâtma tḥng xuống ba cơi dưới, th́ có nhiều chất kết thành ba lớp bọc để chia ra từ khóm. Ba lớp bọc ấy làm bằng chất tinh-hoa thượng-thanh-khí, tinh-hoa thanh-khí và chất tinh khí Hồng-trần. Chúng nó là những tấm vách ngăn đặc-biệt của hồn-khóm. Cả thảy hồn-khóm chỉ tồn có 7 hạng, hay 7 khóm chánh thuộc về 7 cung của Chơn-thần. Bảy Khóm chánh nầy chia ra vô số khóm nhỏ khác, và phải trải qua nhiều cảnh kinh-nghiệm đặng tiến-hóa, nhưng chúng nó vẫn sống riêng-biệt và khác hẳn nhau.

     Bảy hạng hồn khóm chánh có những h́nh dạng mập-mờ, trôi nổi b́nh-bồng trong chất khí như những cái bong bóng nổi trên mặt biển. Người có thần-nhản thấy chúng nó trên cơi Thượng-Thiên nhưng không mấy rơ-rệt, chúng nó lại rơ hơn ở cơi Trung-giới, và càng rơ hơn nữa khi chúng nó xuống tới cơi phàm trong chất dĩ-thái (éther). 

     Mỗi khóm chánh trôi nổi trong một sanh-lực của Lượng Sóng Sanh-Hoạt thứ nh́.

     Nếu ta xem kỹ trong mỗi khóm, th́ ta sẽ thấy vô số Tam-Thể-Hạ. Mỗi Tam-Thể-Hạ nối với Tam-Thể-Thượng bằng một sợi dây Bồ-Đề (Sutrâtma) và tất cả Tam-Thể-Thượng đều chịu mạng lịnh của Chơn-thần nào có quyền thống-trị chúng nó. Trước khi hồn-khóm chưa đầu thai làm loài Kim-thạch, th́ ta không thấy cái bọc vàng mỏng xung quanh Tam-Thể-Hạ; nhưng khi hồn-khóm nhập vào loài kim-thạch, th́ cái bọc mỏng vánh ấy mới bắt đầu hiện ra.

     Ta đă nói hồn khóm có ba bọc, mà bọc trong hết làm bằng tính-chất cơi phàm, nghĩa là làm bằng nguyên-tử Hồng-trần có sinh-lực của Ngôi thứ nh́ đem sự sống nuôi dưỡng.  Bọc thứ nh́ làm bằng tinh-chất cơi vía, (Trung-giới) c̣n bọc thứ ba làm bằng tinh-chất cơi trí (Thượng-giới). Ba bọc nầy đem sanh-lực nuôi dưỡng và che chở các hồn ở trong, tỷ như cái kén che chở con nhộng vậy. (Đồ h́nh số 58).

 

 

     Trong h́nh nầy v́ thiếu chỗ nên chỉ vẽ có 5 hồn thơ (Tam-Thể-Hạ) trong một khóm mà thôi, chớ thật ra c̣n biết bao là hồn-thơ trong ấy. Mỗi khóm chánh chia ra nhiều khóm phụ, những nhóm phụ cũng đồng một tánh với khóm chánh. Tỷ như hồn-khóm chánh Kim-Thạch của mỏ vàng ở Úc-châu cần phải chia ra khóm nhỏ để nhập vào mỏ vàng ở Mỹ-châu, xa Úc-châu tít mù. Bởi thế, trong một cục đá, một ngọn cây hay là một con thú chưa tấn-hóa, ta không thấy một hồn thơ duy-nhứt, mà một khối hồn thơ.

     Cả thảy hồn thơ hay Tam-thể-hạ đều phải nhập vào loài Kim-Thạch là chất nặng hơn hết tại cơi trần. Nơi đây hồn-thơ mới tập mở lần lần “trí-thức” nhờ bởi sự rung-động bên ngoài và sự đụng chạm với mọi vật xung quanh.

     Người ta ví hồn-khóm như nước trong thùng. Nếu lấy ly múc một miếng nước, th́ nước trong ly là một cái hồn hoặc nhiều cái hồn, hoặc một phần cái hồn. Nước ở trong ly riêng-biệt hẳn với nước trong thùng, mà nó lấy h́nh cái ly.

     Theo cách đó mà một phần hồn-khóm có thể nhập vào một khối đá, một thảo-mộc hay một con thú.

     Trong lúc sống dưới trần, và một thời-gian trên cơi Trung-giới, con thú có cái hồn riêng-biệt như loài người, nhưng sau khi măn kỳ sống trên Trung-giới, hồn thú không c̣n riêng-biệt nữa, lại nhập vào hồn-khóm nghĩa là trong cái bọc chung.

     Con thú chết rồi, cũng tỷ như đổ ly nước trong thùng: nước trong ly sẽ tan ră và hoàn-toàn ḥa với nước trong thùng; hồn thú cũng vậy, khi nó nhập vào hồn-khóm, nó sẽ hoàn-toàn hỗn-hợp và tan-ḥa đều với các phần-tử của khóm. Lại nữa, tỷ như ly nước múc trong thùng ra, rồi ta bỏ màu vào; nếu ta đổ nó lại thùng, tự nhiên nước trong sẽ bị đổi màu. Cái màu ấy có thể ví với sự kinh-nghiệm của con thú đă đoạt được. Khi hồn của con thú nhập về hồn-khóm, th́ sự kinh-nghiệm nầy sẽ phân phát đồng đều cho mỗi phần-tử của khóm. Thành thử mỗi phần-tử đều thọ sự kinh-nghiệm nói trên đây, nhưng với một mănh-lực thấp kém hơn, v́ đă bị chia ra nhiều phần nhỏ. Bởi vậy một con chó có tính trung-tín, khi thác rồi, nó nhập vào hồn-khóm, và cái trung-tính của nó sẽ biến-thành tính trung-tín chung; nhưng đức-tính ấy kém hiệu-lực hơn lúc c̣n ở nơi một con thú. Do đó mới có sự di-truyền của bản-năng động-vật.

     Cái bọc hồn-khóm nuôi những hồn-thơ (Tam-Thể-Hạ) như cái tử-cung nuôi bào-thai vậy. Cũng như hồn-khóm chia sự kinh-nghiệm của mỗi phần-tử đă thâu-thập cho toàn-thể, th́ sinh-khí của người mẹ thấm-nhuần tất cả tế-bào của thai-nhi vậy.

     Con thú c̣n nhỏ, con người c̣n bé chưa tự sống được, phải nhờ ơn cúc dục của mẹ cha, cho tới chừng nào trở nên cứng-cát, biết tự-động, tự-túc một ḿnh mới thôi. V́ vậy những hồn thơ  của loài Kim-Thạch, thảo-mộc và cầm-thú đều nhờ sự bảo-dưỡng của lớp vỏ (bọc) bằng chất tinh-hoa rung-chuyển, làm trung-gian tiếp-dẫn thần-lực của Đức Thượng-Đế xạ xuống.

     Sự tiến-hóa buổi đầu của hồn-khóm phải tùy thuộc ba yếu-tố nầy:

     a)  Trước hết, sự sống của Đức Thượng-Đế bao phủ và nuôi nấng.

     b)  Sự hợp-tác của những Thiên-Thần.

     c)  Sự kháng-cự vô-ư-thức của những hồn-khóm đối với cái bọc bên ngoài.

     Nhờ ba yếu-tố nầy mà những nguyên-tử của hồn-thơ mới rung-chuyển. Luồng sóng sinh-hoạt thứ nh́ của Ngôi thứ nh́ nuôi sống cái bọc hồn-khóm và làm cho những hột nguyên-tử tinh-khí thuộc về cái phách được mạnh mẽ hơn. Các vị Thiên-Thần sẽ đem những hột nguyên-tử cái phách nhận trong loài kim-thạch; và nơi đây mỗi hột nguyên-tử cái phách rút vào ḿnh nhiều hột nguyên-tử kim-thạch. Những cảm-giác về sự nóng, lạnh, sự đụng chạm, sự đè-ép, sự rung-chuyển làm cho hột lưu-tánh nguyên-tử ở trong kim-thạch bị kích-thích, và chúng nó sẽ rung-chuyển y theo làn rung-chuyển bên ngoài. Nhờ đó mà cái “tâm-thức” của kim-thạch mở lần lần.

     Khi những hột lưu-tánh nguyên-tử nầy đă thâu-thập đặng một mớ cảm-giác mới mẻ về sự rung-động rồi, hoặc là khi kim-thạch đă tan ră từ nguyên-tử, th́ hồn-khóm lập tức rút vào ḷng hột lưu-tánh nguyên-tử tinh-khí (thuộc về cơi Hồng-trần).

    Sự kinh-nghiệm của hột lưu-tánh nguyên-tử rọi lại bằng cách rung-động. Hễ kim-thạch tiến-hóa nhiều, th́ cảm-biết đặng nhiều rung-động bên ngoài. Có một hơi gió thoảng cũng có thể làm cho nó biết là mùa đông hay là mùa hạ sắp đến.

     Ta đă nói: khi ĺa khỏi Kim-Thạch, th́ hột lưu-tánh nguyên-tử rút về hồn-khóm của nó; nơi đây nó lập lại cách rung-động của nó đă kinh-nghiệm được. Những luồng rung-động nầy xuyên qua lớp vỏ của hồn khóm và chạm đến những hột lưu-tánh nguyên-tử khác cùng ở trong một bọc. V́ vậy mà hột nguyên-tử nầy cảm-kích và tương-trợ những hột nguyên-tử kế-cận; ở đây lại xảy ra một hiện tượng quan-trọng khác: những hột lưu-tánh nguyên-tử đă đoạt được một sự kinh-nghiệm đồng-tánh với nhau lại thích lẫn nhau nhiều hơn là đối với những hột lưu-tánh nguyên-tử không đồng một kinh-nghiệm. Cho nên, nhiều nhóm nhỏ đồng-tánh, mới thành-lập và chia-biệt nhau bằng một tấm màn mỏng do cái bọc của hồn-khóm chánh tḥng xuống. Nhưng ta hăy nhớ rằng: những nhóm hồn-khóm nhỏ, hay hồn-khóm phụ nầy, vẫn cùng ở chung một bọc.

     Sau một thời gian tiến-hóa, những nhóm hồn-khóm phụ sẽ có nhiều ư thức riêng-biệt, nhưng vẫn giữ vài đặc-tánh của hồn-khóm chánh. (Đồ h́nh số 59)

     Bấy giờ ta hăy xem qua sự biến-chuyển trong bọc, một khi mà các phần-tử đă tiến-hóa lần lần. Trong lúc hồn-khóm nhập vào Kim-Thạch, th́ nó có cái bọc hồng-trần bằng chất tinh-khí hay dĩ-thái (éther) nặng nề và thô-kịch nhứt. Nhưng chính tại cơi trần, hồn-khóm mới hoạt-động nhiều hơn hết. Khi những phần-tử trong bọc hồn-khóm phải nhập vào thảo-mộc để nối bước trên đường tiến-hóa, th́ tấm màn bằng tinh-chất ấy sẽ dần dần tan mất, dường thể nó bị các phần-tử trong bọc hút vào trong đặng nuôi cái phách. Bấy giờ những phần-tử c̣n trong bọc phải sống trên cơi Trung-giới, chúng nó được hồn-khóm tận-tâm nuôi dưỡng. Khi các phần-tử nầy tới thời-kỳ đầu-thai vào loài cầm-thú, th́ tấm màn bằng chất thanh-khí cũng bị tan mất, giống như trước. Bây giờ năng-lực hoạt-động của hồn-khóm liền dồn về cơi Thượng-giới đặng nuôi cái trí của hồn-thơ c̣n mập mờ, bằng cách làm cho h́nh-thức cái trí được rơ rệt hơn. Khi nào trong bọc hồn-khóm chỉ c̣n có một phần-tử, tức là một hồn thơ, đang sửa-soạn tiếp luồng sóng Sanh-hoạt thứ III của Ngôi thứ I đặng thành hồn người, th́ cái bọc sẽ ră ra từ nguyên-tử nơi cảnh thứ III cơi Thượng-giới để tạo thành cái chơn-thân (corps causal) cho hồn người.

     Chúng ta đă học đại-khái về hồn-khóm, và cách sanh-hoạt của nó rồi. Vậy bây giờ chúng ta hăy học tỉ-mỉ hơn. Ban đầu chúng ta học hồn-khóm ở trong loài kim-thạch, kế hồn-khóm ở trong loài thảo-mộc rồi đến hồn-khóm ở trong loài cầm-thú.


 

      TOÁT-YẾU.---Khi một con thú thác rồi, nó đem sự kinh-nghiệm riêng của nó về bọc hồn-khóm, để chia đều cho đồng-chủng. Nhưng có phần-tử th́ thích-hợp với sự kinh-nghiệm ấy, có phần-tử lại không, nên chúng nó mới thành-lập những nhóm nhỏ “bất đồng-tánh” do tấm màn mỏng của khối (hay là hồn-khóm chánh) tḥng xuống. Trong đồ h́nh số 59, ta thấy tấm vách ngăn đó rơ ràng. Những khóm nhỏ ấy gọi là những hồn-khóm phụ. Điều đáng lưu-ư là những hồn-khóm phụ tuy rằng có nhiều ư-thức riêng-biệt, nhưng vẫn c̣n ở trong một bọc chánh, và vẫn giữ vài đặc-tánh của hồn-khóm chánh. Sau lần lần, hai bọc nhỏ nầy xa hẳn nhau. Trong đồ h́nh, ta thấy hồn-khóm chánh chia ra hai hồn-khóm phụ riêng-biệt. Hồn-khóm phụ thứ nhứt có 5 hồn thơ: 4 hồn thơ đă đầu thai, 1 hồn thơ c̣n trong bọc. Hồn-khóm phụ thứ nh́ có 4 hồn thơ: 3 hồn đă đầu-thai, 1 hồn c̣n trong bọc.  

 

CHƯƠNG THỨ BỐN MƯƠI SÁU

 

Hồn-khóm trong loài Kim-Thạch

     Trong đồ h́nh số 60 ta thấy hồn-khóm ở loài Kim-Thạch, và ba lớp vách ngăn nó: a) lớp ngoài làm bằng chất nguyên-tử cơi phàm; b) lớp giữa làm bằng chất tinh-hoa chơn-thần thanh-khí ( cơi Trung-giới); c) lớp trong làm bằng chất tinh-hoa Thượng-Thanh-Khí của cảnh thứ tư (cơi Thượng-giới).

     Vậy hồn-khóm trong Kim-Thạch tức là một nhóm hồn thơ ở trong cái bọc có 3 lớp.  Trong bọc ta thấy mỗi hồn thơ đều dính liền với Tam-Thể-Thượng. C̣n Tam-Thể-Thượng lại dính liền với Chơn-Thần. Những hồn thơ c̣n ở trong bọc là những hồn chưa nhập vào loài Kim-Thạch.

     Dưới cái bọc hồn-khóm, ta thấy vài h́nh dạng không đều đặn, tượng-trưng những khối Kim-Thạch khác nhau. Trong vài khối ấy có nhiều hồn thơ.

     Bên phải cái h́nh, ta thấy một khối đá bị tan vỡ từng mảnh: v́ hồn thơ đă nhập vào đó, sắp trở về hồn-khóm.

     Mỗi hồn thơ phải khởi đầu nhập vào Kim-Thạch tại cơi phàm trong một thời gian.  Chất cơi phàm là thô-kịch nhứt, và cơi phàm cũng là nơi Sanh-Dục của Đức Thượng-Đế.  Luồng Sóng Sanh-Hoạt của Ngôi Lưỡng-Nghi xuống thấp hơn hết, rồi lần hồi trở lên.

     Cái Tâm-thức hồng-trần của loài kim-thạch phải được mở mang và được đánh-thức trước nhứt. Chính tại cơi trần cái tâm-thức phải tỉnh dậy để tiếp-xúc với những sự rung-động bên ngoài. Nó cần phải nhận-định những mối cảm-xúc do ngoại-giới đem đến. Lần lần tâm-thức của loài Kim-Thạch mới hiểu đặng rằng: chính nơi ḿnh mới có những sự biến-chuyển của các mối cảm-xúc. Hay là nói cách khác, lần đầu-tiên, tại cơi phàm, Tâm-thức mới biết đặng là Có Ḿnh.

     Nhờ sự kinh-nghiệm nhiều lần, Tâm-thức có thể do những mối khích-động ở ngoài mà cảm-giác được sự vui và sự khổ; đồng thời nó khởi biết những điều rung-động bên ngoài là không phải “M̀NH”. Đó là sự phân-biện đầu-tiên của loài Kim-Thạch về “M̀NH” với “cái không phải là Ḿnh” hay là về “Cái Ta” với “cái không phải là Ta” [[2]] .  Lần lần, càng kinh-nghiệm, Tâm-thức càng biết phân-biệt rơ-rành hơn, và tự nhiên nó đem “Cái Ta” vào trong và xô đẩy “cái không phải là Ta” ra ngoài.

     Tóm lại, Tâm-thức đă bắt đầu nảy nở từ cơi phàm. Sự kinh-nghiệm thu vào hột lưu-tánh nguyên-tử. Chính trong hột lưu-tánh nguyên-tử ấy, cái Tâm-thức sơ-khai kia đang “mơ-màng giấc điệp”  - nếu ta có thể nói như vậy đặng  - Nó cần có sự biến-đổi bên ngoài đặng đánh-thức nó dậy, cho nó sốt-sắng tỉnh-táo lên một chút, để bước qua giai-đoạn khác: là nhập vào loài thảo-mộc. Người ta c̣n ví cái “Tâm-thức” trong Kim-Thạch là cái trạng-thái của người “ngủ không chiêm bao” và cái Tâm-thức trong thảo-mộc là cái trạng-thái của người “ngủ có chiêm bao”.

     Tâm-thức của loài Kim-Thạch phản-ứng rơ-rệt với những mối xúc-động bên ngoài, mà người ta thường không để ư. Như những nguyên-tố hóa-học tự phản-ứng với nhau rơ-ràng và chúng nó thường bị tan ră, khi có một nguyên-tố thứ ba xen vào. Tỷ như hai nguyên-tố khác nhau, hóa-hợp rất khắn-khít, làm thành chất ngân-diêm. Nếu người ta chế vào đó chất thứ ba là lục-thủy-toan th́ cái gia-đ́nh đầm-ấm ấy sẽ bị tan ră: hai nguyên-tố sẽ phân-ly lập-tức. Chất Ngân sẽ hóa-hợp với chất Lục-tố mà nó thích, để lập cái gia-đ́nh khác là Lục-Tố-Ngân; nó để lại chất Khinh-Khí bơ-vơ! Túng thế, Khinh-Khí phải hóa-hợp với chất c̣n dư lại, để lập cái gia-đ́nh thứ hai.

     Ở trước ta đă nói: hồn-khóm chánh có thể chia ra nhiều hồn-khóm phụ do nhiều sự kinh-nghiệm khác nhau. Mà hễ bị kích-thích nhiều chừng nào, th́ được kinh-nghiệm nhiều chừng nấy. Tỷ như đá ở trong núi bị phun lên trên không: lớp th́ trở thành phún-thạch, lớp th́ văng ra xa rồi nguội lần, lớp th́ nát biến hợp với loại Kim chảy (v́ lửa trong hỏa-diệm-sơn làm chảy) rồi trở lộn vào ruột trái đất mà sôi lên, lớp th́ rớt vào biển bị sóng đánh ngày đêm và bị đùa ra mé. Biết bao là sự kích-thích bên ngoài: khi bị đập, bị đốt, bị nghiền, khi bị làm lạnh buốt khiến cho cái Tâm-thức c̣n say ngủ kia phải tỉnh dần và tập rung-động theo bên ngoài.

     Khi xảy ra sự biến-chuyển và sự hợp-tan đột-ngột, th́ hột lưu-tánh nguyên-tử cái vía bị lay động chút ít. Nếu sự biến-chuyển ấy xảy ra thường, th́ hột lưu-tánh, nguyên-tử thanh-khí (thuộc về cái vía) càng mau thức-tỉnh và nó khởi sự rung-động. Nhơn đó t́nh-cảm của nó được đánh-thức chút ít. Sự rung-động của hột lưu-tánh nguyên-tử cái vía hấp-dẫn những hột thanh-khí xung quanh làm thành đám mây mờ bao phủ, châu vi không rơ-ràng, khí-chất mảnh-mai và bở lắm. Vậy loài Kim-Thạch có vía mới sanh, và chưa có cái trí.

    Sau một thời-gian dài đăng đẳng ở trong loài Kim-Thạch, hồn khóm đă thâu-nhặt đặng bao nhiêu kinh-nghiệm về cách cảm-ứng với sự rung-động tại cơi trần, bấy giờ hồn-khóm mới nhờ Thiên-Thần dắt nhập vào loài thảo-mộc.

 

 

     TOÁT-YẾU.--- Trong đồ h́nh nơi A, ta thấy khối đá tan vỡ. Hồn thơ kim-thạch đi theo mũi tên sắp trở về bọc hồn-khóm với sự thâu-thập của nó do ngoại-giới đưa đến. Nhờ những sự cảm-giác và những sự kích-thích bên ngoài mà cái Tâm-Thức kim-thạch, c̣n say ngủ kia, lần lần tỉnh dậy và tập rung-động theo bên ngoài.

     Kim-thạch chưa có thể trí: cái vía nó mới vừa sanh.

     Khi đă có đủ sự kinh-nghiệm trong loài kim-thạch rồi, hồn thơ mới nhập vào loài thảo-mộc.

 

CHƯƠNG THỨ BỐN MƯƠI BẢY

Hồn-Khóm trong loài Thảo-Mộc 

    Đồ h́nh số 61 chỉ hồn-khóm trong loài thảo-mộc. Ta thấy cái bọc của nó có hai lớp.

     1- Lớp ngoài làm bằng chất tinh-hoa chơn-thần thanh-khí nghĩa là tinh-chất cái vía.

     2- Lớp trong làm bằng chất tinh-hoa Thượng-thanh-khí hay là chất cái trí ở cảnh thứ tư.

     C̣n lớp thứ ba làm bằng chất Hồng-trần của Kim-Thạch lại bị rút vô hồn-khóm để bổ túc cái phách của những phần-tử nó.

       Ở trong hồn-khóm, ta thấy những Tam-thể-hạ (hay hồn thơ) dính vào Tam-thể-thượng và tất cả đều liên-lạc với Chơn-thần thống-trị chúng nó. Trong bọc có hai hồn thơ chưa nhập vào thảo-mộc. Dưới cái bọc có nhiều h́nh-dạng khác nhau tượng-trưng những khóm thảo-mộc. Trong mấy khóm thảo-mộc ta thấy có những hồn thơ nối liền với hồn-khóm. Bên phải cái h́nh, nơi A, ta thấy một thân cây đă chết, hồn thơ ẩn nơi đó được tự-do trở về hồn-khóm theo đường mũi tên.

     Bấy giờ hồn-khóm lo bồi đấp cái vía của hồn thơ.

     Cũng như đối với hồn-khóm kim-thạch, hồn-khóm thảo-mộc là trường tiến-hóa của những hột lưu-tánh nguyên-tử. Thiên-thần d́u dắt những hồn thơ ấy từ h́nh dạng thảo-mộc nầy, đến h́nh dạng thảo-mộc khác, để bắt buộc chúng nó cảm-giác những sự rung-động khác nhau trong giới thảo-mộc. Hễ chúng nó cảm-giác được nhiều sự rung-động khác nhau chừng nào, là chúng nó tấn-hóa nhiều chừng nấy.

     Cũng như đối với loài Kim-Thạch, sự phân-chia hồn thơ trong thảo-mộc không đồng.  Điều nầy ta chẳng rơ v́ lư do nào? Người ta có thể thấy một hột lưu-tánh nguyên-tử trong một hột trân-châu, hay một hột bích-ngọc, hay một hột thủy-xoàn, nhưng người ta cũng thấy thật nhiều hột lưu-tánh nguyên-tử trong mỏ Kim-Thạch; c̣n trái lại, trong nhiều loại Kim khác, th́ lại không có một hột lưu-tánh nguyên-tử nào.

     Đối với loài thảo-mộc cũng thế ấy: tỷ như những thảo-mộc mau chết, th́ lại không có một hồn thơ nào. Mà loại cây to sống lâu, lại có nhiều.

     Lúc sanh sống trong loài thảo-mộc, những hột lưu-tánh nguyên-tử hay là hồn thơ hoạt-động mănh-liệt hơn lúc c̣n ở trong loài Kim-Thạch. Thừa dịp khi chúng nó hoạt-động rất hăng-hái, các vị Thiên-thần mới đưa lại gần chúng nó chất thanh-khí; chúng nó bèn rút chất-khí ấy để bồi-bổ cái hồn-khóm. Hễ cây càng sum-sê cành lá và gốc càng to, th́ cái vía càng lớn. Cái vía nầy rung-động theo sự rung-động bên ngoài: v́ nó bị kích-thích bởi ánh sáng mặt trời, hay giông-gió, băo-tố, hay sự đè ép cực-lực của sự nóng lạnh bên ngoài. Những cảm-xúc ấy được chuyển di một phần đến hột lưu-tánh nguyên-tử thanh-khí của hồn thơ ẩn trong cây. Nhưng khi cây chết, hồn thơ rút về hồn khóm, đem theo những sự kinh-nghiệm đă thâu thập trong kiếp nầy mà chia cho các hồn thơ của nhóm ḿnh. 

     Bao giờ cái vía của cây rung-chuyển mạnh-mẽ, th́ cái tâm-thức của hồn-thơ truyền sự rung động  xuống cơi trần, biến ra nhiều cảm-giác. Người ta tưởng lầm rằng: cơi trần tạo ra cảm-giác, chớ vốn thật cơi Trung-giới (cơi vía) sanh nó ra vậy.

     Sau khi ở trong thân cây một thời-gian khá lâu, hột lưu-tánh nguyên-tử cái trí khởi hoạt-động chút ít, và rút chất thượng-thanh-khí (mà Thiên-thần đă sắp sẵn xung quanh nó) làm thành một đám mây u-ám bao-phủ nó. Đám mây ấy là chất cái trí sau nầy của loài thảo-mộc vậy. Bốn mùa thời tiết đáo đi, đáo lại có chừng, in trong trí nhớ của cây, nên cây có thể biết trước mùa nào sắp đến.

     Người ta thường cho rằng: mỗi hồn thơ của thảo-mộc - trong kiếp chót - phải nhập vào cây đại-thọ đặng sống lâu dưới trần, hầu kinh-nghiệm cho thật nhiều, để dọn đường cho kiếp thú ḅ bay máy cựa ở tương-lai. Nhưng đó không phải là một định-luật. 

    Chơn-thần nhập vào vật-chất từ loài tinh-hoa đến loài Kim-Thạch, là giai-đoạn cuối cùng của con đường đi xuống, hay là Nhập-Thế (involution). Từ đây, hồn-khóm khởi sự bỏ vật-chất đặng trở về tinh-thần (évolution) để trở lộn lên.

 

 

     TOÁT YẾU.---Trong đồ h́nh số 61, cái bọc của hồn-khóm trong loài Thảo-Mộc chỉ c̣n có hai lớp (lớp bằng chất cái vía, lớp bằng chất cái trí) lớp thứ ba, bằng chất hồng-trần lại bị rút vô hồn-khóm.

     Nơi A, ta thấy một khúc cây ră, hồn thơ theo đường mũi tên rút vô hồn-khóm, sau khi đă được cảm-giác những sự rung-động bên ngoài.

     Hễ thảo-mộc có những cảm-giác khác nhau nhiều chừng nào, th́ tấn-hóa nhiều chừng ấy.

     Trong đồ h́nh, ta thấy hồn thơ thảo-mộc nhập trong nhiều thứ cây khác nhau.  Thứ thảo-mộc mau chết, th́ thường không có hồn thơ; c̣n những cây đại-thọ lại có rất nhiều.

 

CHƯƠNG THỨ BỐN MƯƠI TÁM

 Hồn-khóm trong loài Cầm Thú

     Trong đồ số 62, người ta thấy bọc hồn-khóm chỉ c̣n có 1 lớp mà thôi: ấy là lớp làm bằng chất tinh-hoa thượng-thanh-khí của cảnh thứ tư của cơi Thượng-giới. Lớp vỏ Thanh-khí ở trong hồn khóm thảo-mộc đă tan mất, v́ nó rút vào hồn-khóm đặng làm thành cái vía của loài cầm-thú.

     Bấy giờ hồn-khóm hoạt-động nhứt ở cơi Hạ-thiên (cơi Hạ-trí) để tăng-cường cái trí c̣n mập-mờ của hồn thơ và làm cho châu-vi nó được rơ-rệt hơn.

    Bên tả cái h́nh nơi A, ta thấy cái xác thú chết và hồn thơ của nó sắp rút vào hồn khóm theo lằn tên ở dưới bọc, ta thấy có vài h́nh dạng tượng-trưng những khóm cầm-thú.  Trong bọc có hai hồn thơ chưa nhập vào xác thú.

     Cũng như đối với loài Kim-Thạch và Thảo-Mộc, Thiên-thần d́u-dắt hồn-thơ đến những h́nh-thể cầm-thú; và những h́nh thú thô-sơ, thấp thỏi như vi-trùng, sâu bọ, v.v. chỉ thỉnh-thoảng thâu nhận một hồn thơ. Nhưng hồn thơ nầy nhập vào xác thú như khách qua đàng: v́ sự phát triển và sự sống của những loài ấy không có quan-hệ ǵ với những hột lưu-tánh nguyên-tử của hồn thơ. Lại nữa, nếu hột nguyên-tử nầy có rút đi mất, th́ h́nh-thể của chúng nó cũng không v́ đó mà tan ră được. Vậy xác thú chỉ như quán-trọ để cho những hột lưu-tánh nguyên-tử là khách qua đường nghỉ chơn vậy thôi.

 

    

     TOÁT YẾU.--- Trong đồ h́nh, cái bọc của hồn-khóm chỉ c̣n có một lớp, hai lớp kia đă rút vào trong. Ở giai đoạn nầy hồn thơ cố lo mở trí.

     Nơi A, thú-vật chết, hồn thơ đang trở về hồn-khóm.

     Hồn thơ nhập vào hay rút ra khỏi xác thú cũng không quan-hệ ǵ đến sự sống của con thú.

     Bây giờ bọc hồn-khóm chỉ có một hồn thơ, th́ con thú sắp đầu-thai làm người.  Tới kỳ thoát kiếp thú, cái bọc bị xé rách và biến thành chất khí của cảnh thứ ba cơi Thượng-Thiên. (3è sous-plan du plan mental).

      

     Chúng ta nên nhớ rằng: trong loài cầm-thú hồn thơ thâu-nhận nhiều thứ rung-động hơn là những lúc ở trong loài trước, nên chúng nó tự phân-chia rất mau lẹ. Hồn-khóm phân-tách ra măi-măi, và số hồn-khóm phụ tăng lên càng ngày càng nhiều; c̣n trái lại, hồn thơ cứ bớt đi lần lần trong mỗi hồn-khóm phụ, cho tới chừng nào chỉ tồn lại một hồn thơ ở trong một cái bọc riêng bằng chất tinh-hoa Thượng-thanh-khí. Lúc bấy giờ hồn-khóm gần đầu-thai làm người và danh-từ “hồn-khóm” không c̣n thích-ứng cho nó nữa ; bởi v́ hồn thơ không c̣n là hồn của một nhóm: v́ nó đă ĺa khỏi “khóm” của nó mà trở thành một hồn duy-nhứt.  (Đồ h́nh sồ 63).

 

 

     TOÁT-YẾU .--- Hồn-khóm chánh cứ măi phân chia ra nhiều hồn-khóm phụ.  Hễ số hồn-khóm phụ càng tăng, th́ số hồn thơ trong bọc càng giảm. Đến một lúc, trong bọc chỉ c̣n có một hồn thơ, như đồ h́nh số 63 đă chỉ. Hồn thơ nầy đă già dặn kinh-nghiệm nên sắp sửa thoát-kiếp thú làm người. Muốn làm người, nó phải tiếp luồng sóng Sanh-Hoạt thứ III của Ngôi Thái-Cực (I) như đă giải ở trước (xin xem đồ h́nh số 24 trang 56). Khi nó tiếp đặng luồng sóng Sanh-Hoạt ấy, th́ chơn-thần (Corps causal) của nó, tức là Thượng-trí, mới thành h́nh được.

 

     Trong đồ h́nh ta thấy nơi A chỉ có một hồn-thơ trong bọc nhưng có nhiều h́nh thể cầm-thú khác cột dính vào đó. Nơi B, ta chỉ thấy một con thú ở trong bọc và không có h́nh xác con thú nào khác cột dính vào ấy. Con thú duy-nhứt ở trong bọc nầy sắp chuyển-kiếp qua hàng nhơn-loại, nhưng phải đợi cho chơn-thân (Corps causal) của nó thành h́nh mới được, nghĩa là nó phải chờ cho có được chút thượng-trí là dấu-hiệu thật sự của “kẻ được làm người”.

     Trước khi ta học qua vấn-đề “Cổi kiếp thú làm người” là cái vấn-đề quan-trọng và hứng-thú, th́ hiện giờ ta nên khởi đầu tầm học và phân-biệt :

1.---  Con thú gần thành người

                   

        2.---  Cái thai-nhi khác nhau thế nào?

      Lúc con thú gần thành người, th́ giống như các thai-nhi được chừng 7 tháng.

     Người ta biết rằng: đứa trẻ đẻ non - chừng 7 tháng - có thể sanh ra và sống đặng.  Nhưng nếu nó ở được trong bào-thai thêm 2 tháng nữa, th́ nó sẽ mạnh-mẽ và cứng-cát hơn. Cũng tỷ như cái hồn-thơ, cần phải ở trong hồn-khóm khá lâu, được đủ sự kinh-nghiệm trước khi phá tan bọc hồn-khóm mà làm người. Hồn-thơ phải ở trong hồn-khóm rút sanh lực của bọc đặng mở mang đầy đủ cái hạ-trí của nó mới được cổi kiếp thú làm người.

     Những người bạn thân của thú-vật nên để ư điều nầy. Nếu đem ḷng thương nó quá đỗi, khiến cho nó cảm-động cực-điểm, rồi phá tan cái bọc hồn-khóm mà đầu-thai trước thời-kỳ, như đứa bé đẻ non. Trái lại, người hiểu-biết phải t́m hiểu và giúp đỡ thú-vật cho phải cách, nghĩa làm cho nó biết hiểu, biết thương yêu, làm cho nó trở nên khôn ngoan hơn, chớ không phải thúc-dục nó - mặc dầu là vô-t́nh - một cách sái quấy như vậy, tức là làm hại nó nhiều hơn là giúp ích nó. Biết rằng: sự Tiến-hóa của Tạo-vật cũng phải nhờ sức phụ-trách bên ngoài mới mau thực-hiện, nhưng cũng phải cho Tuần-tự và Minh-triết.

     Hiện giờ chúng ta đă đi được nửa cuộc tuần-hườn thứ tư (4è ronde) của dăy hành-tinh thứ tư, tức là Dăy Trái Đất, nghĩa là nhơn-loại đă đi đặng phân nửa đường tiến-hóa rồi; và sau cuộc tuần-hườn thứ bảy, nghĩa là mút đường tiến-hóa của Dăy Địa-cầu, loài cầm-thú mới được chuyển kiếp làm người. Tuy nhiên, cũng có một vài con thú tiến-hóa hơn đồng-loại rất nhiều, nên được đầu-thai làm người trước thời-kỳ. Nhưng đó là phần ít. Muốn giúp con thú tiến-hóa mau, th́ nên do hai định-luật nầy:

     1). T́nh-cảm, tư-tưởng của con người luôn luôn có ảnh hưởng đến con thú và có thể nâng cao t́nh-cảm và trí khôn của nó.

     2). Nếu con thú được người săn-sóc một cách tử-tế và thương yêu. tức nhiên nó sẽ thương yêu lại người, mà nó xem như bạn thân của nó. Và nó rán lấy trí khôn suy nghĩ để t́m hiểu phải làm cách nào cho vừa ư người của nó thương yêu và tôn-thờ. Nhờ sự gắng sức nầy mà hạ-trí của nó sẽ mở-mang và thượng-trí nó mới phát khởi.

     Hễ con thú nào thuộc về Cung nào, th́ lúc làm người nó cũng thuộc về Cung đó.  Thật ra, sự chuyền-kiếp làm người thường chỉ xảy ra ở một vài loài thú-vật nhà mà thôi.  Trong nhóm thú-vật hữu phước, ta thấy chó, mèo, ngựa, và vài con thú rừng như: khỉ, voi.  Những thú-vật rừng liên-kết vào mỗi hạng chánh, tỷ như chó sói, chồn, chó rừng th́ thuộc về: “loài chó”; c̣n sư-tử, cọp, beo, mèo rừng th́ thuộc về: “loại mèo”.

     Loài ong, kiến và lúa ḿ nhờ các Đại-Thiên-Thần ở bầu Kim-tinh đem qua bầu Trái Đất, chúng nó không sanh-hoạt giống hệt như những loài vật tại Địa-Cầu nầy: bởi v́ một hồn-khóm có thể làm hoạt-động cả muôn ngàn triệu kiến hay ong, bởi một ư-chí duy-nhứt. Mỗi con kiến hay con ong là một bộ-phận của một cơ-thể duy-nhứt, cũng như tay chơn là bộ-phận của thân-thể con người vậy.

     Ta có thể nói rằng: chúng nó chẳng những có một hồn-khóm chung mà c̣n có một h́nh-thể chung nữa.

     Ông Macterlinck, nhà khoa-học trong quyển “Vie des Termites” cũng công-nhận như thế. Ông nói rằng:

     “Loài ong hay loài kiến trong ổ giống như có chung một cơ thể. Mỗi một con như là một bộ-phận của thân. Toàn thân hay toàn thể chúng nó đều qui-phục một mạng-lệnh chung. Cũng tỷ như cả trăm, cả ngàn con ong hay con kiến chết một lượt cũng không làm giảm đặng sự động-tác và uy-lực của vị cầm-đầu duy-nhứt, những tế-bào của thân-thể con người dẫu có chết hằn muôn hằng vạn đi nữa, sự sống con người cũng không v́ đó mà giảm đi (bởi v́ tế-bào nầy ṃn th́ có tế-bào khác hóa-sanh). Loại ong hay kiến giống như một người bất tử, chúng nó măi sống với thời-gian, tuân theo ư-chí duy-nhứt: nhơn đó mà không có một sự kinh-nghiệm nào mất, một sự hoạt-động nào bị ngưng-trệ: bởi v́ cái kư-ức chung vẫn c̣n và vẫn gom lại những điều hay của hồn-chung (tức là hồn-khóm). Và cái hồn-chung ấy có lẽ là dính liền với hồn-chung của loài ong hay kiến ở thế-gian, và cũng chắc-chắn là dính liền với Một Tâm-Thức Đại-Đồng của vũ-trụ”. 

     Vậy th́ một hồn-khóm cai-quản được chừng bao nhiêu hồn thú? Một hồn-khóm làm hoạt-động cả muôn ngàn triệu ruồi và muỗi, cả trăm ngàn thú-vật như sư-tử, cọp, beo, nai, chó sói và heo rừng. Con đối với thú-vật nhà như: trừu và ḅ th́ một hồn-khóm làm hoạt-động một số thú ít hơn nhiều.

Một hồn-khóm có thể làm hoạt-động một ngàn con chó rừng, nhưng đối với con chó nhà khôn ngoan, th́ nó chỉ làm hoạt-động chừng mười hay 12 con. Hễ thú càng trở nên khôn-ngoan, th́ cái bọc hồn-khóm càng có ít phần-tử chừng nấy.

 

CHƯƠNG THỨ BỐN MƯƠI CHÍN

Thoát Kiếp Thú

     Nay ta đi đến giai-đoạn trọng-yếu trong đời vô-tận của ta là: lúc thoát kiếp thú làm người hay là lúc khởi-sanh Chơn-Thân.

     Muốn biết rơ-ràng cái hiện-tượng nầy, ta nên ôn lại những điều đă học trước.

     Trước nhất, ta thấy ngôi Thái-cực sanh-hóa các Chơn-thần tại cơi Tối-đại-Niết-bàn và Chơn-thần xuống ngụ tại cơi Đại-Niết-bàn muôn kiếp, ngh́n đời. Nhờ Thiên-thần đưa đến cho mỗi Chơn-thần 3 hột Lưu-tánh nguyên-tử ở 3 cơi Niết-bàn, Bồ-đề và Thượng-thiên để làm ra 3 “Ba Ngôi Cao” hay là Atma-- Buddhi—Manas. Lại nữa, Ba Ngôi Cao lại sanh ra Ba Ngôi Thấp (mà ta đă gọi là Hồn-Thơ). Ba Ngôi Thấp cũng có một hột lưu-tánh nguyên-tử thượng thanh-khí cơi thấp (hay là chất Hạ-trí), một hột lưu-tánh nguyên-tử thanh-khí (chất vía) và một hột lưu-tánh nguyên-tử tinh-khí (chất phàm-trần).

     Hồn-thơ luân-chuyển trong ba loài: Kim-Thạch-- Thảo-mộc và Thú-Cầm; nó nhờ bọc Hồn-khóm che chở và nuôi dưỡng cho tới chừng nào nó đủ điều-kiện tách ra sống riêng một ḿnh, cũng như thai nhi ở trong bào-thai, phải nhờ khí-huyết của cha mẹ nuôi dưỡng cho tới chừng nào cứng cát, mạnh-mẻ, mới đúng kỳ tách ra khỏi ḿnh mẹ để sống riêng-biệt trong cơi phàm trần và tiếp-tục tiến-hóa.

     Khi đúng thời-kỳ thoát kiếp thú để làm người, th́ luồng sóng Sanh-Hoạt của Ngôi thứ II mới tạo ra những cơ thể cho hồn-thơ, nhờ đó mà nó sống như một sanh-vật riêng-biệt trong cơi đời. Muốn vậy, hồn thơ phải chiếm mấy cái thể nầy, để bắt đầu tấn-hóa theo hàng nhơn-loại. Trước kia, Chơn-thần giao-thông với cơi dưới nhờ sợi dây làm bằng chất-khí cơi Bồ-đề (Sutratma) hay là đường Kim-quang-tuyến, mà các hột lưu-tánh nguyên-tử xỏ xâu như chuỗi (xem lại đồ h́nh số 64). Nhưng bây giờ, sự giao-thông giữa Chơn-thần và mấy cơi thấp được đầy đủ hơn. Đường Kim-quang-tuyến mở rộng cho Sanh-lực của Chơn-thần xuống dồi-dào (đồ h́nh số 65 B). Đồng thời tia sáng Chơn-thần chói sáng hơn và lấy h́nh cái quặn “Sợi chỉ nối liền Chơn-thần với h́nh bóng nó càng thêm mạnh-mẽ và sáng ngời” [[3]]   

     Năng-lực của Chơn-thần càng tuôn xuống các hột lưu-tánh nguyên-tử. Hột lưu-tánh nguyên-tử Thượng-thiên (Thượng-trí) thức-tỉnh và tăng-trưởng; nó phát ra cùng khắp những luồng rung-chuyển và kết hợp lại xung-quanh nó những hột nguyên-tử cơi Thượng-Thiên (đồ h́nh số 65 D) làm thành một vầng mây ṿng tṛn. Đó là cái Thượng-trí rung-chuyển. Mà hễ Thượng-trí rung chuyển th́ nó kéo luôn hột nguyên-tử hạ-trí cũng rung-chuyển như nó vậy. Chi nên trong (đồ h́nh 65 D) ta thấy 2 luồng xoay vần; luồng trên của thượng-trí, luồng dưới của hạ-trí đang bao-bọc hột lưu-tánh nguyên-tử hạ-trí.  Nên nhớ rằng: hột nguyên-tử hạ-trí nầy c̣n nằm trong bọc hồn-khóm.

     Khi ấy,cái bọc chót của hồn-khóm bị xét rách và bị lôi cuốn trong luồng xoay vần của Thượng-trí (tức là giới Thượng-thiên) (đồ h́nh số 66 A). Nơi Thượng-trí cái bọc hồn-khóm bị tan ră và biến thành chất-khí cảnh thứ ba của cơi Thượng-thiên.

     Khi luồng xoay vần ấy không chuyển-động mau nữa và quây từ từ lại, th́ nó biến thành một lớp vỏ mảnh-mai tức là cái thể Thượng-trí hay là Chơn-thân (đồ h́nh số 66 B).

 

  

     TOÁT-YẾU.—( Đồ h́nh số 65 và 66). Đúng thời-kỳ chuyển kiếp thú làm người, ba hột lưu-tánh nguyên-tử của hồn thơ vận-chuyển mạnh-mẽ hơn. Đường Kim-quang-tuyến (Sutrâtma) chói sáng hơn: sanh-lực xuống dồi-dào. Thượng-trí rung-chuyển, kéo luôn hạ-trí cũng rung-chuyển theo, tạo thành hai luồng xoay-vần như ta đă thấy ở 65 D nhờ sự xoay-vần nầy mà bọc chót của hồn-khóm bị rách. Từ đây con thú trở nên một chơn-linh riêng-biệt (individu). Luồng xoay-vần ấy chậm lại (đồ h́nh số 66 A) và biến-thành một lớp vỏ mảnh mai (đồ h́nh dố 66 B) tức là cái thể thượng-trí hay là chơn-thân (corps causal). Chơn-thân là cái thể của kẻ Làm Người.  Tất cả sự kinh-nghiệm trong bao nhiêu kiếp đều gom lại về Chơn-thân, để làm nền tảng cho sự tiến-hóa của con người.

 

     Muốn hiểu rơ điều nầy, người Á-đông lấy tỷ-dụ một cái ṿi rồng (trompe d’eau) như vầy: Một đám mây to lớn bay trên mặt biển; nơi đây, những ngọn sóng chuyển động không ngừng. Th́nh ĺnh ở trên đàm mây tḥng xuống một luồng gió h́nh cái quặng, đầu nhọn ở dưới (V) quây cuồn-cuồn như con trốt: Trong khi ấy, trên mặt nước lại nổi sóng, ban đầu nhỏ, sau to; một luồng trốt từ đâu đưa lại xoay vần trên mặt biển. Ngọn sóng lại từ từ nổi lên khỏi mặt nước cao hơn, giống như cái quặng, mà chót nhọn ở trên (A), lần lần 2 cái luồng trốt: (luồng trên mây và luồng dưới nước) xáp lại gần nhau. Hay nói cách khác nữa là chót cái quặng trên mây tḥng xuống đụng cái chót cái quặng ở dưới nước đưa lên. Tức th́, sức xoay-chuyển của luồng trốt trên mây quá mạnh, hút nước dưới biển lên, làm thành một ống nước to lớn vô cùng; ở xa, ta trông thấy nước lên cuồn cuộn, và hai luồng trốt đă biến thành một cây nước mà ta gọi là cái ṿi rồng.

     Chính theo phương-pháp nầy mà những hồn thơ chuyển-kiếp thú làm người. Hồn thơ tỷ như ngọn sóng trên mặt biển. Khi ngọn sóng ấy vượt lên thật cao để hiệp nhứt với đám mây bay liệng ở trên (tức là luồng sóng Sanh-hoạt III) (3è vague vie) của ngôi thứ I hay là Ngôi Thái-cựcc [[4]] th́ hồn thơ mới phá đặng bọc hồn-khóm mà làm người, như con gà con phải phá vỡ trứng mới chun ra được.

     Ngọn sóng nhô lên là tượng-trưng hai luồng sóng Sanh-hoạt I và II của Ngôi Tứ-tượng và Lưỡng-nghi; c̣n luồng trốt trên đám mây là như luồng sóng Sanh-hoạt III do Ngôi Thái-cực xạ xuống. (Muốn hiểu rơ đoạn nầy xin xem lại H́nh số 18 và những lời giải nghĩa). Thế th́ hồn thơ từ đây đă thành người và nó sẽ không bao giờ trở lại đầu-thai làm thú nữa. (chỉ trừ một vài trường hợp hết sức bất-thường). Hồn thơ đă thoát-ly hồn-khóm: v́ trước kia nó hoạt-động trong chất hạ-trí, nay chất hạ-trí bị xoay-vần rút lên để gặp luồng sóng Sanh-hoạt III của Ngôi Thái-cực. Luồng nầy tạo ra Chơn-thân (corps causal) (bằng chất Thượng-trí) là cái thể của kẻ đă được làm người. Lúc bây giờ những điều của thú học hỏi, kinh-nghiệm, đều gom về Chơn-thân để làm nền tảng cho sự tấn-hóa của con người.

     Khi cái Chơn-thân đă được tạo ra rồi, th́ Tam-thể Thượng mới có thể điều-khiển và giúp-đỡ các Hạ-thể đắc-lực hơn trước nhiều. Con người bấy giờ có cái “Tinh-thần vượt lên” khác hẳn với thú, bởi v́ sau khi thác rồi, con thú nhập trở về hồn-khóm, c̣n con người lại được siêu-thăng măi măi, càng ngày càng cao, đến một ngày kia, trở về hiệp-nhứt với Đấng-Từ-Phụ đă hóa-sanh ḿnh.

     Ta đă thấy luồng sóng Sanh-hoạt III không thể xuống thấp hơn cơi Bồ-đề đặng. Nó bay luyện ở cơi ấy như một đám mây to lớn, đợi đến ngày hiệp-nhứt với luồng Sanh-hoạt thứ II [[5]]  ở dưới nhô lên, giống như ngọn thủy triều vượt lên mặt biển, đặng hiệp-nhứt với luồng trốt của đám mây vận-chuyển ở trên, để hóa ra cái ṿi ṛng vậy.

     Theo ta đă thấy về cái ṿi rồng, th́ dường thể tất cả đều nhờ luồng trốt của đám mây; nhưng ở đây lại khác: Con thú thành người là nhờ sự cố gắng của nó, cũng như luồng Sanh-hoạt thứ II muốn hiệp-nhứt với luồng sóng Sanh-hoạt thứ III, th́ nó phải nỗ lực nhô lên, chớ lượng sóng Sanh-hoạt thứ ba không thể xuống thấp để tiếp nó. Khi cái Chơn-thân đă tạo ra rồi, th́ Chơn-nhơn xuống chiếm lấy, để tiếp-tục tiến-hóa.

     Những người học về khoa Pháp-môn có giải-nghĩa “Con người” là một sinh-linh trong vơ-trụ có một phần tinh-thần quá ư tuyệt-diệu và một phần vật-chất hết sức trọng trược: cả hai phải hiệp-nhất lại, để làm một Tiểu-Thiên-Địa dơi bước trên đường tiến-hóa mênh-mông, vô bờ bến! Tương lai con người thật là vinh-diệu vô cùng!

 

CHƯƠNG THỨ NĂM MƯƠI 

Bảy giai-đoạn tiến-hóa của muôn loài vạn-vật

     Muôn loài vạn-vật đều phải trải qua bảy giai-đoạn tiến-hóa. Người Ấn-độ gọi là ba giai-đoạn đầu I, II, III là Pravritti Mârga: lúc khởi-điểm, tinh-thần nhập vào vật-chất (Nhập Thế) và ban cho vật-chất đức-tánh và năng-lực. Giai-đoạn thứ IV là giai-đoạn tinh-thần đi sâu vào vật-chất thấp hơn hết: tức là nhập vào loài kim-thạch. Đó là thời-kỳ xung-đột giữa tinh-thần và vật-chất; ấy là trận Đại-chiến của Vơ-trụ. Chính trong thời-kỳ chiến-đấu nầy mới nảy sanh ra điểm quân-b́nh giữa vật-chất và Tinh-thần. Tinh-thần, v́ quá đi sâu vào vật-chất, nên đầu-tiên bị vật-chất chế-ngự. Rốt lại, sau cơn chiến-đấu mănh-liệt, hai bên không bên nào thắng, bên nào bại; rồi cả hai mới ổn-định và đi đến mực quân-b́nh, nhưng về sau, tinh-thần lần lần chiến thắng vật-chất để khởi-sự Qui-Nguyên tức là đi trên con đường Nivritti Mârga.

     Ba giai-đoạn sau V, VI, VII là ba giai-đoạn phản-bổn hườn nguyên (Xuất-thế). Tinh-thần càng trở nên thanh-cao và thoát-ly sự ràng buộc của vật-chất. (đồ h́nh số 66).

 

 

 

     TOÁT-YẾU.--  Trong đồ h́nh 66, ta thấy 7 giai-đoạn tiến-hóa. Ba giai-đoạn đầu I, II, III chơn-linh nhập-thế nghĩa là nhập vào vật-chất. Đến giai-đoạn thứ tư (IV) th́ sinh-linh đi sâu vào vật-chất thấp hơn hết: tức là nhập vào kim-thạch. Nơi đây, xảy ra cuộc chiến-đấu giữa tinh-thần và vật-chất. Tinh-thần th́ muốn vượt lên cao, vật-chất lại muôn trở xuống thấp. Sau cơn chiến-đấu mănh-liệt, đôi bên mới ổn-định lại và đi đến mực quân-b́nh. Nhưng cuối cùng, Tinh-thần thắng vật-chất, rồi bắt đầu đi lên để phản-bổn hườn-nguyên, tức là lúc xuất-thế. Đến giai-đoạn thứ bảy (VII) con người đă đoạt dược Mục-Đích là thành bậc siêu-nhân, sắp sang qua hàng Chơn-Tiên.

 

     Khi con người đi đến giai-đoạn thứ VII, th́ ví như người thợ gặt đă gặt hái xong, quay trở về với mấy bó lúa vàng là biểu-hiệu của bao nhiêu sự kinh-nghiệm đă thâu-thập trong muôn-kiếp. Bấy giờ, Tâm-Thức được mở mang trọn vẹn, và con người sẽ thành một bậc siêu-nhân trong thiên-hạ, có đủ năng-lực giúp đời. Đó là giai-đoạn chót của kiếp làm người để sang qua hàng Chơn-Tiên.

     Trong thời-gian tiến-hóa đầu-tiên của con người, hạ-trí lấn lướt thượng-trí, hay nói rơ hơn nữa là phàm-nhơn lấn lướt Chơn-Nhơn. Chơn-Nhơn phải nhượng-bộ cho phàm-nhơn hay là hạ-trí cầm quyền điều-khiển Tinh-thần. Tinh-thần tuy tự nhượng-bộ chớ vẫn nom-nom nhắc nhở hạ-trí một cách lặng lẽ êm đềm, và gián-tiếp điều-khiển nó. C̣n hạ-trí lúc ban-đầu lại bị vía và xác chế-ngự, nhưng kết cuộc cũng thống-trị đặng chúng nó.

     Trong lúc hạ-trí tranh-đấu với các thể thấp: vía và xác, th́ tinh-thần tức là Chơn-nhơn lặng-lẽ đợi chờ và tiếp-tục học hỏi và kinh-nghiệm. Rồi một ngày kia, là ngày vinh-quang vô-lượng, thượng-trí thắng hạ-trí; và hạ-trí thống-trị đặng vía, xác; phàm-nhơn sẽ dâng cho chơn-nhơn những đóa hoa tuyệt đẹp của nó đă hái tại cơi trần. Chừng đó con người sẽ nhập vào hàng Chơn-Tiên, chủ-trị đặng ba cơi thấp là: cơi Thượng-giới, Trung-giới và Hạ-giới. Hay nói cách khác là Chơn-Tiên đă chủ-trị đặng phàm-nhơn mà phản-hồi nguyên-bổn được toàn-năng, toàn-trí, toàn-lực.

     Cái hạ-trí là mầm chia rẽ. Nó chia-ly giữa “Ta” với “Người”. Nó tự cho là trọng-đại, c̣n Người là không đáng kể và không liên-quan ǵ đến nó. Hạ-trí là nguyên-lư chiến-đấu, tranh-giành. Nó xem vạn-vật đều là “Phi Ngă”

     Sự hiệp-nhứt “người” và “ta” thực-hiện được là khi nào con người đă thức-tỉnh trên cơi Bồ-Đề, v́ nơi đây không c̣n sự chia-rẽ nữa. Người nào đă mở Tâm Bồ-Đề rồi, th́ sẽ biết một cách xác-thực rằng: vạn-vật là ḿnh, ḿnh là vạn-vật, và ḿnh là một phần-tử thật-sự trong Toàn-thể Vĩ-đại. Và chỉ tại cơi Bồ-đề con người mới thực-hiện đặng “T́nh Huynh-Đệ Đại-Đồng” thực-sự mà thôi.

     Ta chớ lầm tưởng rằng: con người chỉ là trí-hóa linh-động trong chơn-thân, mà thật ra con người là một Điểm Linh-quang của Đức Thượng-đế, nghĩa là một Chơn-thần với ba trạng-thái như ta đă biết là: Atma—Buddhi--Manas tức là Tinh-thần ở cơi Niết-bàn (Atma ou Nirvana). Huệ-giác ở cơi Bồ-đề (Buddhi) và Thượng-trí ở cơi Thượng-giới (Manas).  Ba Ngôi Cao Atma---Buddhi—Manas hiệp lại là Chơn-nhơn (Ego) ngụ trong Chơn-thần.

     Chơn-nhơn là phần-tử của Chơn-thần (monade) tức là con người Thật trong thời-kỳ tiến-hoá của Nhơn-loại. Chơn-nhơn được trường-sanh bất-tử trong thời-gian tiến-hóa của nhơn-loại, từ khi thoát kiếp thú làm người, cho đến ngày nó khởi hiệp-nhứt với Chơn-Thần tại cơi Đại-Niết-Bàn. Trong thời gian đó, chơn-nhơn chẳng hề bị ảnh-hưởng của sự luân-hồi. Sự sanh và sự tử đối với nó là những sự thay đổi không trọng-hệ ǵ. Mỗi lần đầu-thai là mỗi lần chơn-nhơn có một phàm-nhơn mới. Mà phàm-nhơn có ba hạ thể là: trí, vía , xác (đoạn nầy sẽ nói về sau). Chơn-nhơn chỉ ở cơi Thượng-thiên (tức là cơi Thượng-trí) chớ không xuống thấp hơn nữa; nó mới phân thân xuống ba cơi dưới là Hạ-thiên (tức là Hạ-trí), Trung-giới và phàm-trần để hoạt-động đặng tấn-hóa. Ba hạ-thể: trí, vía, xác --tức là phàm-nhơn là những lớp y-phục của chơn-nhơn; lúc mặc vào là lúc đầu-thai: c̣n lúc cởi bỏ là lúc thác. Những phàm-nhơn sanh ra rồi chết để lần lượt học hỏi và kinh-nghiệm trong ba hạ-giới.

     Thế th́, con người là Chơn-nhơn bất-tử, có một phàm-nhơn hữu-hoại.

     Trên con đường tiến-hóa của nhơn-loại, có ba giai-đoạn quan-trọng hơn hết:

     1.-- Thời kỳ thứ nhứt, khi cầm-thú được chuyển-kiếp qua nhơn-loại. Vào hàng nhơn-loại, Linh hồn hết ở trong hồn-khóm, và sống riêng-biệt trong chơn-thân. Đó là thời-kỳ khởi sống theo Chơn-Nhơn.

     2.-- Thời kỳ thứ nh́, lúc con người được Điểm-Đạo [[6]]   

     3.--  Thời kỳ thứ ba, là lúc con người thành một bực Chơn-Tiên muôn thuở thoát được kiếp luân-hồi và thấu đặng cơ tiến-hóa của Dăy Địa-cầu.

     Mục-đích sự tiến-hóa của loài người là được thoát kiếp người làm vị Chơn-Tiên, nghĩa là được 5 lần Điễm-Đạo (Aseka).

     Trước khi con người khởi bước vào hàng Tiên Thánh, th́ chỉ là một Chơn-nhơn tuổi trẻ, yếu đuối và do dự. Muốn được nhiều nghị-lực và cương-quyết, th́ con người phải tạm dùng tánh ích-kỷ, hung-bạo. Tấm màn ích-kỷ, hung-bạo nầy quá ư dày đặc trong nhiều kiếp luân-hồi, và con người nhờ sự ích-kỷ ấy kích-thích mà đời sanh-hoạt của tâm-thức được nảy nở.

    Tánh ích-kỷ như cái giàn-tṛ cần-kíp cho sự cất nhà, và khi nhà đă cất xong th́ phải phá nó đi. Nếu cứ măi duy-tŕ cái giàn-tṛ ấy, th́ nhà không đẹp và không thể ở được, nhưng nếu không có nó th́ không kiến-trúc được.

     Sở dĩ con người được sanh ra là do thiên-ư muốn tạo ra một trung-tâm-điểm thành một vận-hà, một ống dẫn-lực để thâu thần lực của Đức Thượng-đế ban rải khắp hồng-trần.  Nhưng nếu cái Trung-tâm-điểm ấy bị lớp màn ích-kỷ bao vây th́ không thể rút Thiên-lực đặng hầu bước trên đường tiến-bộ cho mau lẹ. Cái tánh ích-kỷ chỉ hữu-ích lúc ban đầu, v́ nó đem lại cho thần-hồn cái nghị-lực và chí cương quyết.

     V́ lẽ trên đây, ta thấy rằng: tánh xấu hay tốt đều có sự hữu-ích trên đường tiến-hóa của con người. Chi nên ta chớ quá nghiêm-khắc đối với những ai c̣n mắc trong ṿng ích-kỷ và hung-tàn, v́ đó là dấu vết của sự tiến-hóa c̣n thấp kém của linh-hồn trẻ-trung. Chi nên người hiểu Đạo Trời rồi, th́ tự nhiên khoan-dung và từ-ái. Ngày nay con người tiến-bộ khá nhiều, th́ phải dẹp bỏ những tánh xấu ấy, nghĩa là rán trau dồi cho chúng nó được trong sạch và cao-thượng và chúng nó sẽ hóa thành tánh hy-sanh và ḷng bác-ái.

     Đồ h́nh dưới đây (số 67) là tiêu-biểu những điều ta đă học về sự tiến-hóa từ kim-thạch đến loài người có được cái chơn-thân (corps causal).

 

 

     TOÁT-YẾU.—Trong đồ h́nh số 67, ta thấy Chơn-Linh sanh tại cơi Adi (là Tối Đại Niết-Bàn) ngự tại cơi thứ nh́ là Anupadaka hay Đại-Niết-Bàn. Rồi từ cơi ấy phân-thân xuống 3 cơi dưới (Niết-Bàn, Bồ-Đề và Thượng-Trí) với danh hiệu là Chơn-Nhơn. Nhưng chơn-nhơn dù có đủ đức-tánh thiêng-liêng song c̣n phôi-thai - cần phải xuống thấp hơn để tập rung-động theo sự rung-động của các cơi dưới (Hạ-Thiên hay hạ-trí, Trung-giới và Phàm-trần). Nó lại phải phân-thân xuống thấp nữa, v́ bản-tánh quá tinh-vi của nó không thể chịu nổi với sự ô-trược cảnh dưới. Phần-tử của nó trong ba cảnh ấy, ban đầu là gọi là hồn-thơ. Hồn thơ nhập vào hồn-khóm kim-thạch, thảo-mộc, cầm-thú. Khi hồn thơ được thành người, ta mới gọi là Phàm-Nhơn.

     Trong đồ h́nh ta thấy kim-thạch có cái phách làm bằng lớp tinh-khí hồng-trần.  Thảo-mộc có đặng cái vía tại cơi Kamas là Trung-giới, thú-cầm có thêm hạ-trí (do đường gạch tại cơi manas là cơi hạ-trí). Lúc sắp làm người, thú-vật có hạ-trí đầy đủ.  Khi Thượng-Trí của nó (thuộc về ba cảnh trên của Thượng-giới) đă mở, th́ nó thành một cá-nhơn riêng-biệt, tức là một người ta vậy!

 

CHƯƠNG THỨ NĂM MƯƠI MỐT

Thoát  Kiếp  Thú  (tiếp theo)

Phương-pháp và Tŕnh-độ 

     Ở trước ta đă thấy sự chuyển kiếp thú làm người là đi từ ở dưới lên trên, hay nói một cách khác hơn, là con thú phải tự ḿnh bước qua hàng nhơn-loại, chớ chẳng phải nhờ sức ở ngoài. Có 3 phương-pháp thoát kiếp thú. Mỗi phương-pháp đều có ảnh-hưởng lớn lao cho trọn cả kiếp tương-lai con người. Con thú sẽ đầu-thai làm người trong 3 trường hợp nầy:

     1.) trường hợp thứ nhứt bằng trí-hóa.

     2.) trường hợp thứ nh́ bằng t́nh-cảm.

     3.) trường hợp thứ ba bằng ư-chí.

     Bây giờ ta hăy xem qua từ trường-hợp trên đây.

 

1.---  Chuyển kiếp làm người bằng trí-hóa

       Nếu con thú liên-kết thân-mật với một người chủ ưa hoạt-động về trí-hóa, th́ cái hạ-trí sơ sanh của nó sẽ bị kích-thích, và v́ sự cố gắng của nó để t́m hiểu ư người chủ, th́ chắc chắn nó sẽ chuyển kiếp làm người bằng trí-hóa.

2.--- Chuyển kiếp làm người bằng t́nh-cảm.

     C̣n trái lại, nếu người chủ của nó là người đa-cảm có những t́nh thương bồng-bột, th́ chắc chắn cái vía nó (là cái thể t́nh-cảm) sẽ được mở-mang nhiều hơn hết. Nếu nó thương mănh-liệt chủ nó, hoặc nó có dịp bộc-lộ t́nh cảm-mến một cách th́nh-ĺnh đối với một người nào, th́ mănh-lực của t́nh thương sẽ chạm đến trạng-thái Bồ-đề của thú mà làm ra cái chơn-thân. Khi chơn-thân được thành lập rồi, th́ con thú mới chuyển kiếp tách khỏi hồn-khóm mà làm người.

3.--- Chuyển kiếp làm người bằng ư-chí

     Nếu người chủ là người đạo hạnh cao-siêu hay có một ư-chí quyết-liệt, con thú sẽ hết ḷng thương yêu và kính phục, ư-chí nó sẽ bị ư-chí của người chủ kích-thích nhiều hơn hết. Cho nên xác-thân con thú sẽ hoạt-động mănh-liệt với một ư-chí bất-chuyển, hướng vào một mục-đích duy-nhứt là phụng-sự chủ nó.

    Thế th́ tánh nết đặc-biệt của người chủ sẽ có ảnh hưởng lớn lao cho tất cả kiếp vị-lai của con thú. Sự rung-động về t́nh-cảm và trí-hóa của con người rất mạnh-mẽ và phức-tạp hơn con thú nhiều, cái ảnh-hưởng ấy dồn măi vào con thú như một áp-lực.

     Ta chớ lầm rằng: mối liên-quan giữa Atma [[7]]  và xác-thân không chặt-chẽ, bằng giữa hạ-trí và thượng-trí. Mối liên-quan chặt-chẽ cũng không chẳng phải do sự xa gần, mà do sự rung-động phù-hợp với nhau.

    Nếu con thú có ư muốn vượt lên cao, th́ cái ư muốn nầy sanh ra một áp-lực liên-tiếp từ dưới đưa lên và phá tan mọi điều trở ngại để liên-kết Phàm-nhơn với Chơn-thần. Sự liên-kết ấy xác-định những đặc-tánh của Chơn-nhơn sau nầy.

     Mối liên-quan giữa chơn-thần và phàm-nhơn được thành lập tức khắc trong trường hợp chuyển kiếp bằng ư-chí hay t́nh-cảm, nhưng nếu con thú chuyển kiếp bằng trí hóa, th́ sự liên-kết nầy sẽ chậm hơn. Cách liên-kết khác nhau buổi đầu giữa Chơn-thần và Phàm-nhơn đánh dấu sự phân-biệt quan-trọng trên đường tiến-hóa của con người mai sau.

     Trong số cầm-thú ở dăy Nguyệt-Tinh được chuyển kiếp làm người bằng ư-chí và t́nh-cảm, th́ tiến-hóa mau lắm. C̣n những cầm-thú tại Nguyệt-Tinh được chuyển-kiếp làm người bằng trí-hóa, th́ tiến bước rất chậm. Mặc dầu chúng nó đầu-thai trước cả bảy trăm ngàn năm, mà tŕnh-độ tiến-hóa hiện giờ của hai nhóm cũng gần bằng nhau!

     Sự chuyển kiếp qua nhơn-loại đă khác nhau về phương-pháp mà lại c̣n khác nhau về tŕnh-độ tiến-hóa của con thú nữa. Tỷ như con chó rừng được thoát kiếp thú làm người, th́ thuộc về hàng nhơn loại rất thấp kém, cái thượng-trí chưa đủ h́nh-dạng; nó giống như một cái sườn h́nh bầu-dục chờ cho chất Thượng-Thanh-khí (là chất thượng-trí) đến choán, khi linh-hồn đă thâu-nhập nhiều kinh-nghiệm. C̣n con chó nhà hay con mèo khôn-ngoan được chủ dưỡng nuôi săn-sóc và mến thương như người bạn thân, th́ khi thành người, nó sẽ có một cái thượng-trí tốt đẹp và mở-mang nhiều. Con thú nào đă đi đến một tŕnh-độ tối-cao trong loài cầm-thú, th́ khỏi bị bắt buộc đầu thai làm người dă-man của nhơn-loại. Nó có thể chuyển kiếp làm người thường-nhơn. Do đó mà một vị Chơn-Sư mới nói về sự độc ác của phần đông nhơn-loại trong câu này: “Chúng nó chuyển kiếp quá sớm, nên chưa đáng mang h́nh-thể con người”. Ba phương-pháp chuyển kiếp bằng trí-hóa, ư-chí và t́nh-cảm là ba phương-pháp chính-qui. Ngoài ra, c̣n có nhiều phương-pháp bất thường khác nữa.

 

PHƯƠNG-PHÁP CHUYỂN KIẾP BẤT THƯỜNG:

 a) Chuyển kiếp bằng tánh kiêu-căng, phách-lối

     Trong buổi đầu cuộc tuần-hườn thứ bảy của dăy Nguyệt-Tinh, một nhóm thú-vật được hữu-phước ở gần với vài bực tu-hành, đức-hạnh cao thâm. Chúng nó nhờ ảnh-hưởng của chủ mà được mở-mang trí-hóa và t́nh-cảm một cách đặc-biệt hơn chúng bạn. Nhưng rủi thay, chúng nó tiến-hóa đến một mức, rồi lại ngưng, v́ chúng nó sanh tánh kiêu-căng phách-lối. Chúng nó hành-động là để chủ ngợi khen chớ chẳng phải v́ ḷng thương chủ; chúng nó muốn trổ tài trí hơn đồng loại, và kích-thích sự thèm muốn của những con thú gần bên chúng nó. Lư do ấy thúc-dục chúng nó rán sức cần kíp để mau được làm người.  Cái thượng-trí của chúng nó có màu sắc đặc-biệt là màu da cam. Chúng nó được phép chuyển kiếp qua hàng nhơn-loại có lẽ v́ nếu chúng nó ở trong kiếp thú bao lâu nữa, chúng nó cũng không tiến thêm một bước nào! Nhóm nầy gồm lối hai triệu linh-hồn, chúng nó được đầu-thai làm người bằng tánh phách-lối; và ngoài trí hóa khôn-ngoan, chúng nó không có đức-tánh ǵ tốt đẹp nữa.

     Nhóm chơn-nhơn nầy có hào-quang màu da cam, nên người ta gọi là chơn-nhơn màu cam.

     Khi các h́nh-thể ở dăy Địa-cầu đă thành-lập xong rồi, th́ các vị Đại Thiên-Thần của Nguyệt-Tinh (Barishads Pitris) dắc-dẫn các chơn-linh được chuyển kiếp thú làm người đến các xứ của Địa-cầu hầu chiếm lấy những xác-thân vừa được các Ngài cấu-tạo ra.

     Có ba nhóm chơn-nhơn ở dăy Nguyệt-Tinh :

     a)  Hơn hai triệu chơn-nhơn màu cam ở bầu A.

     b)  Gần ba triệu chơn-nhơn của nhóm màu vàng ở bầu B.

     c)  Hơn ba triệu chơn-nhơn của nhóm màu hường ở bầu C.

     Trong các nhóm chơn-linh nầy có một phần ba từ chối, không chịu chiếm lấy những thể-xác đă tạo sẵn: v́ chúng nó chê là xấu-xa, ô trược bởi tánh tự-ái kiêu-căng.

     Trái lại với nhóm màu da cam, hai nhóm màu hường và màu vàng tuân thiên-lịnh xuống trần để thành-lập những bộ-lạc. Các chơn-linh nầy vui vẻ chiếm những thể-xác đă có sẵn, và lần lần cải-thiện và tinh-luyện chúng nó.

     C̣n những chơn-linh màu cam, bất tuân thiên-lịnh, phải bị nghiệp-báo, mà rốt cuộc rồi cũng phải thọ lănh những thể c̣n thô-trược hơn các thể đă dành sẵn cho chúng nó buổi đầu. Nhóm ấy trở nên quỉ-quyệt, hung-bạo và tiến-hóa chậm trễ. Các chơn-linh nào khôn nhứt th́ thành những vị Hắc-Thần của châu Atlantide thuở xưa. Các vị Hắc-Thần phá hoại Địa-Cầu không phải ít, và không màng đến sự sinh-tồn của muôn triệu sinh-linh khốn nàn, đói  khát, miễn thỏa ḷng cao vọng th́ thôi. Hiện giờ có một số rất ít Hắc-Thần thuộc về châu Atlantide c̣n tồn tại đến ngày nay. Các vị nầy rán sức phân chia nhơn-loại, thích cuộc binh đao, tàn sát, chớ không hề nghĩ đến cái tương-lai đen tối đang chờ đợi ḿnh! 

b)  Chuyển kiếp bằng sự thù-oán và sợ-hăi

      C̣n một cách chuyển kiếp bất-thường nữa là cách chuyển kiếp bằng sự sợ-hăi và oán-thù. Trong vài trường hợp, nhiều con thú bị người hành-hà tàn-nhẫn, nên v́ sợ-hăi mà tập mở tánh gian-xảo, quỉ-quyệt để t́m hiểu và tránh sự độc-ác của người, chi nên chúng rút ra khỏi hồn-khóm, và đầu-thai làm người với trí-hóa thấp kém.

     C̣n một nhóm chơn-linh nữa, trước sự hung-bạo của người đời, lại sanh ra oán-thù chớ không sợ-hăi. Khi sự oán-thù tăng lên cực điểm, chơn-linh có đủ sức mạnh tách ra khỏi hồn-khóm với mục-đích trả thù kẻ đă áp-bức ḿnh. Nhơn đó mới có tại thế-gian một hạng hung-tợn, khát máu, và lấy sự hành-khổ kẻ yếu đuối làm vui cho ḿnh. 

c)  Chuyển kiếp bằng ư muốn thống-trị

     Có một nhóm chơn-linh thoát kiếp thú làm người bằng ư muốn thống-trị mănh-liệt; người chuyển kiếp bằng cách ấy, th́ ác-độc vô-cùng, ưa-thích đánh đập, tra-khảo đồng-loại một cách tàn-nhẫn, để tỏ cái uy-quyền của ḿnh.

d)  Chuyển kiếp bằng t́nh-thương thuộc về tŕnh-độ thấp kém

    Con thú c̣n ở vào tŕnh-độ tiến-hóa thấp kém chưa đáng bước qua hàng nhơn-loại, nhưng nhờ t́nh thương mến mà đầu-thai, nên thành người rừng-rú, song có tánh vui-vẻ, hiền-lành và nhơn-đạo.

*

     Biết đặng điều trên đây, ta thấy có bổn-phận phải lo cho cầm-thú: che chở, thương yêu, mơn-trớn, cho chúng nó nhờ điễn lành của ḿnh mà mau tấn-hóa. Ta chớ v́ tánh ích-kỷ mà làm cho chúng nó phải đau-đớn và oán-thù. Ta đă hại cho kiếp tương-lai làm người của chúng nó; nếu chúng nó v́ nguyên-nhân độc-ác đầu-tiên của ta mà chuyển kiếp, th́ làm sao chúng nó trở nên người lương-thiện? Có phải là tại vô-t́nh, mà ta mang nghiệp chăng?

     Chúng nó sanh ra với tánh sợ-hăi và thù-hận rùng-rợn để sau nầy gây những tai-hại đáng khiếp. Vậy cái nguyên-nhân của gánh quả-nghiệp nầy có phải là do ta chăng?  Rồi ai vào chia quả-báo với chúng nó? Chi nên các bậc Thánh-nhơn chẳng bao giờ ăn thịt cầm-thú. Các Ngài cho chúng nó là đàn em dại, cần phải săn sóc, thương yêu và giúp đỡ.

  

CHƯƠNG THỨ NĂM MƯƠI HAI

Hột nguyên-tử trường-tồn

Sự liên-quan giữa nguyên-tử 

     Ở trước, ta đă thấy cách tạo ra ba hột nguyên-tử trường-tồn cái trí, cái vía và cái xác của Tam-Thể-Hạ hay phàm-nhơn. Bây giờ hăy học qua sự liên-quan giữa chúng nó và các nguyên-tử khác.

     Khi ba Hột Nguyên-tử trường-tồn của Tam-Thể-Thượng Atma-Buddhi-Manas hay của chơn-nhơn đă tạo xong rồi, th́ cái mầm thiêng-liêng trong ấy nhờ Thần-lực của Đức Hóa-công xạ xuống mới bắt đầu chuyển-động. Sự chuyển-động bên trong đưa lần đến sự chuyển-động bên ngoài. Trong khoảng thời-gian vận chuyển ấy lại sanh ra một sợi chỉ vàng nhỏ chói sáng bằng chất khí cơi Bồ-đề. Ấy là đường Kim-quang tuyến (Sutrâtmâ).  Mỗi Tam-Thể-Thượng tḥng xuống một sợi chỉ vàng như thế, bay phất-phơ trong bảy luồng sanh-lực thiêng-liêng, chưa bám đặng vào đâu. Nó chờ cho tới chừng nào các vị Thiên-Thần đưa đến nó chất khí cơi Hạ-Trí, (từ cơi thứ tư) cột dính lại làm ra hột nguyên-tử trường-tồn cái trí, nó mới trụ lại một chỗ đặng (đồ h́nh số 65).

 

Hạ-trí lần khai

     Xung quanh hột nguyên-tử trường-tồn cái trí mới gom lại những tinh-chất của loài tinh-hoa thứ nh́. Tinh-chất nầy gom lại, rồi ră đi, cứ măi như vậy nhưng vẫn giữ nguyên cái đơn-vị trung-tâm là hột nguyên-tử trường-tồn cái trí. Cái trung-tâm-điểm nầy là căn-cứ của vô số h́nh-thể phức-tạp và thay đổi măi. Nó bị sự luân-chuyển của những h́nh-thể nầy mà lần lần thức-tỉnh và tập hiểu ư nghĩa của mọi sự rung-động quanh ḿnh. Sự hiểu-biết ấy mới tạo ra những sự rung-động khác - mặc dầu c̣n yếu ớt - khiến cho trí-thức lần khai, tâm-linh chuyển-động. Với một thời gian vô lượng, hạ-trí mới có thể rung-động thanh cao theo thượng-trí đặng. Những vị Thiên-Thần của Tinh-hoa thứ nh́ cũng rán giúp đỡ cho hột nguyên-tử trường-tồn cái trí sớm thức-tỉnh, bằng cách rút chất Tinh-hoa trong thể-xác các Ngài mà bao bọc nó.

     Chất tinh-hoa thứ hai nầy là lớp bọc thứ nhứt của hồn khóm.

T́nh-cảm lần mở

     Khi hột nguyên-tử trường-tồn cái trí đă tạo xong, th́ sợi Kim quang-tuyến lại tḥng xuống cơi Trung-giới để tạo ra hột nguyên-tử trường-tồn cái vía.

     Xung-quanh hột nguyên-tử trường-tồn cái vía ấy mới gom lại những tinh-chất của loài tinh-hoa thứ ba; tinh-chất nầy gom lại rồi ră đi, cứ luân-phiên như thế măi. Bao nhiêu h́nh thể của chất tinh-hoa thứ ba, khi tan, khi hợp, tạo ra nhiều sự rung-động; và nhờ đó mà hột nguyên-tử trường-tồn cái vía mới thức-tỉnh lần lần, và thu-thập nhiều đức-tánh của t́nh-cảm. Cũng như ở trước, Thiên-Thần giúp đỡ hột nguyên-tử trường-tồn mau hiểu-biết, bằng cách rút ở trong thể xác của các Ngài chất tinh-hoa thứ ba đặng bao bọc nó.

     Chất Tinh-hoa thứ ba nầy là lớp bọc thứ nh́ của hồn khóm.

Xác thân khởi tiến

     Khi một hột nguyên-tử trường-tồn cái vía đă tạo xong, th́ đường Kim-quang-tuyến lại tḥng xuống cơi trần đặng chiếm thêm hột nguyên-tử hồng-trần nữa. Xung quanh hột nguyên-tử nầy, chất tinh-khí hồng-trần cũng kết-hợp như trước. Các vị Thiên-Thần mới rút trong thể xác các Ngài chất tinh-khí đặng bọc nó.

     Chất tinh-khí cơi hồng-trần là lớp bọc thứ ba của hồn-khóm.

     Khi những hột nguyên-tử trường-tồn hồng-trần đă trải qua các hạng tinh-khí của kim-thuộc, khoáng-thạch, và những nguyên-tố không thuộc loại kim, các vị Thiên-Thần ở cơi Tinh-khí hồng-trần, mới nhận chúng nó vào trong bảy hạng tinh-khí, tùy theo đặc-tánh của chúng nó. Từ đây, hột nguyên-tử trường-tồn hồng-trần khởi đầu tiến-hóa.

     Những hột nguyên-tử trường-tồn của Ba-Ngôi-Cao hay Tam-Thể-Thượng (Atma-Buddhi-Manas) và ba ngôi thấp hay Tam-Thể-Hạ đều liên-quan mật-thiết với nhau.  Nhưng ở cơi trên, Chơn-Thần không thể trực-tiếp ảnh-hưởng đến những hột nguyên-tử trường-tồn của Ba-Ngôi-Cao - chỉ trừ khi nào đoạt đến một giai-đoạn tiến-hóa cao siêu.  (đoạn nầy sẽ giải sau)

 

 

     TOÁT-YẾU.---Trong đồ h́nh số 68, ta thấy Chơn-Thần (tượng-trưng bằng h́nh tam-giác) xạ sanh lực xuống ba hột nguyên-tử trường-tồn (Niết-Bàn, Bồ-Đề và Thượng-trí) của h́nh tam-giác dưới, tượng-trưng Chơn-Nhơn (égo) hay Tam-thể-Thượng. Chơn-Nhơn phân-thân xuống ba cơi dưới bằng đường Kim-quang-Tuyến.  Đường Kim-quang-Tuyến phất phơ chưa bám vào đâu. Nó nhờ các vị Thiên-Thần đưa nó trước nhất vào cơi hạ-trí, cho nó bám vào chất khí cơi ấy, để làm ra hột nguyên-tử trường-tồn hạ-trí. Xong rồi, các vị Thiên-Thần mới cho nó bám vào chất thanh-khí cơi Trung-giới đặng để tạo ra hột nguyên-tử trường-tồn cái vía. Khi xong rồi th́ Thiên-Thần mới đưa đường Kim-quang-Tuyến đến chất tinh-khí (éther) hồng-trần đặng kết-hợp hột nguyên-tử trường-tồn cái xác.

     Ba hột nguyên-tử trường-tồn (hạ-trí, vía và xác) là trung-tâm-điểm của phàm-nhơn.

     Thế th́, Chơn-nhơn và phàm-nhơn liên-hệ với nhau bằng đường Kim-quang-Tuyến.

 

CHƯƠNG THỨ NĂM MƯƠI BA

Đường Kim-Quang-Tuyến với kẻ hấp-hối

     Ta đă nói trước, Tam-Thể-Thượng (chơn-nhơn) nối với Tam-Thể-Hạ (phàm-nhơn) do đường Kim-quang-tuyến (Sutrâtmâ) làm bằng chất Kim-khí cơi Bồ-Đề. Trong h́nh số 68 đường Kim-quang-tuyến là những dấu chấm để nối ba hột nguyên-tử trường-tồn với góc A B của h́nh tam-giác tại cơi Bồ-Đề.

     Đó chỉ cho ta thấy rằng: đường Kim-quang-tuyến phi-thường đẹp đẽ nầy dệt ra đời sống của ta, vốn làm bằng chất kim-khí tại cơi Bồ-Đề.

     Nếu ta lấy huệ-nhăn ḍm vào ba hạ-thể của ta là: trí, vía, xác, th́ ta sẽ không c̣n thấy chúng nó nữa, mà là ba cái khuôn  [[8]]  dệt bằng những sợi Kim-quang-tuyến sáng rỡ, tốt đẹp vô cùng. Đường Kim-quang-tuyến nầy dệt qua dệt lại với nhau, làm thành tấm lưới vàng, bọc ba hột nguyên-tử trường-tồn; hột nguyên-tử nào thô hơn hết, th́ ở trong nhất .

     Tấm lưới vàng nầy bên trong dệt bằng những đường tơ thô-kịch, bên ngoài dệt bằng những đường tơ thanh mịn và đẹp sánh hơn.

     Nếu dùng huệ-nhăn xem kỹ tấm lưới vàng lại lần nữa, th́ ta thấy nó chỉ có một mối mà thôi: hay nói cách khác hơn là: đường Kim-quang-tuyến chỉ có một sợi mà dệt thành tấm lưới. Lúc linh-hồn luân-hồi, th́ đường Kim-quang-tuyến dài ra khỏi hột nguyên-tử trường-tồn hồng-trần (mà ta gọi là hột nguyên-tử trường-tồn cái xác) rồi túa khắp nơi, bao trùm thai-nhi [[9]] . Bao giờ cái xác đứa nhỏ đă kết thành xong, th́ đường Kim-quang-tuyến mới hết túa ra nữa. Sanh-lực (prâna) do theo các chi nhánh của đường Kim-quang-tuyến xuống nuôi xác thịt. Tới chừng cái xác chết, đường Kim-quang-tuyến mới rút thun lại. Chỗ nào không có đường Kim-quang-tuyến, th́ tế-bào sẽ chết và tan ră. Lấy huệ-nhăn ḍm vào người hấp-hối, th́ ta sẽ thấy như vầy: đường Kim-quang-tuyến dang lần xa khỏi xác-thịt, cuốn sanh lực theo, rồi nó thun lại đặng bọc hột nguyên-tử trường-tồn cái xác; đoạn nó rút vào trái tim. Hễ đường Kim-quang-tuyến bỏ chỗ nào, th́ chỗ đó lạnh như đồng. Ḍm vào trái tim, th́ ta thấy một cái ánh sáng-chói chói ḷa, màu vàng tím  - tức là sự sống của xác-thân - . Trong khi ấy, tuy trái tim c̣n hô-hấp chớ tứ-chi đă lạnh ngắt.- cái thứ lạnh của thây ma -  Rồi cái ánh sáng ấy, với đường Kim-quang-tuyến và hột nguyên-tử trường-tồn cái xác mới trút lên đầu theo đường chính giữa xương sống gọi là sushumna-nâdi. Đường sushumana-nâdi nầy là đường đi từ tim-thất thứ ba tới năo-thất thứ ba. Bấy giờ cặp mắt người sắp chết sẽ lộn tṛng; đường Kim-quanh-tuyến bọc chặc hột nguyên-tử trường-tồn cái xác rút lên đỉnh-đầu theo chỗ khớp xương lư-đỉnh-cốt (pariétal) và hậu-chẫm-cốt (occipital) mà bay ra khỏi xác. Chừng ấy, xác mới thật là chết.  Những tia sáng của đường Kim-quang-tuyến mới siết chặt hột nguyên-tử trường-tồn cái xác. Hột nguyên-tử nầy giống như con nhộng nằm trong ổ kén; nó nằm yên như vậy cho tới chừng nào con người đầu-thai nữa, nó mới khởi hoạt-động lại. 

     Cái xác tan ră rồi, th́ đến lượt cái vía và cái trí. Khi ba hạ-thể: trí, vía , xác của phàm-nhơn đă tan ră rồi, th́ Tam-thể-Hạ, làm thành một khối với ba hột nguyên-tử trường-tồn, trở nên sáng ḷa, chiếu diệu trong chơn-thân (corps causal).

 

CHƯƠNG THỨ NĂM MƯƠI BỐN

Sự hữu-ích của những hột

Nguyên-tử trường-tồn

    Bây giờ đây, ta hăy trở lại vấn-đề: lúc Chơn-thần chiếm những hột nguyên-tử trường-tồn ở ba cơi cao là: Niết-bàn, Bồ-Đề, Thượng-giới, và t́m hiểu sự ích-lợi của những hột nguyên-tử ấy.

     Trước nhứt ta nên nhớ rằng: chất-khí làm ra mỗi cơi đều có 7 hạng khác nhau.  Chúng nó khác nhau là do sự có nhiều hay có ít đặc-tính của vật-chất là: “Tịnh, Động và Nhịp”, hay nói cách khác, chúng nó khác nhau là do chúng nó đồng-tính nhiều hay ít với ba trạng-thái của Đức Thượng-Đế là: Ư Chí, Minh-Triết và Bác Ái.

     Ba trạng thái chánh nầy mới chia ra 7 trạng thái phụ gọi là 7 “Cung”. Mỗi “Cung” đều có một vị “Chúa Tể” gọi là “Đức Hành-Tinh Thượng-Đế”.  Đức Hành-Tinh Thượng-Đế mới nhuộm màu sắc đặc-biệt cho “Cung” của ḿnh. Chi nên dầu có muôn triệu Chơn-thần đi nữa cũng tùy màu sắc ḿnh mà chia làm 7 “Nhóm” hay 7 “Cung”. Mỗi người chúng ta đều có một đặc-tánh riêng, một chất-khí đặc-biệt của mỗi nhóm đó. Mỗi Chơn-Thần tự chọn “Cung” ḿnh hầu tăng-cường cái đặc-tánh của ḿnh. Khi chọn rồi, các Đấng Thiêng-liêng mới đem tia sáng của Chơn-Thần tḥng xuống cơi dưới cho nhập vào hột nguyên-tử đồng tánh, đồng màu.

     Những hột nguyên-tử trường-tồn của Tam-Thể-Thượng cũng đồng khí chất với ba hột nguyên-tử trường-tồn của Tam-Thể-Hạ, chi nên chúng nó mới liên-quan mật-thiết với nhau đặng.

     Ở cơi trên một khi các thể của chơn-nhơn đă lập thành, th́ có thể nói, chúng nó là vĩnh-viễn tương-đối với ba hạ-thể của phàm-nhơn. Chúng nó có thể giữ màu sắc nguyên-thỉ riêng. Chớ ở ba cơi dưới (Hạ-Thiên, Trung-giới và phàm-trần), chất-khí và màu sắc của ba hạ-thể khó theo ư-định và đặc-tính của chơn-nhơn; đó là luật Nhân-Quả (sẽ nói sau).

     Những điều nói trên đây có thể tóm tắt như vầy:

     Những nguyên-tử trường-tồn có nhiệm-vụ lưu lại đời đời những sự kinh-nghiệm đă trải qua. Bây giờ ta hăy lấy thí-dụ về hột nguyên-tử cái xác có lẽ dễ hơn là nói về những hột nguyên-tử khác.

     Theo khoa-học, th́ mỗi sự chấn-động nào chạm phải một vật ǵ, đều sanh ra một sự rung-động đồng tánh với nó. Sự rung-động nầy có thể cục-bộ (ở tại chỗ) hay là khái-quát (lan rộng khắp nơi) tùy theo tánh-chất và sức mạnh của sự chấn-động. Nhưng mặc dầu cục-bộ hay khái-quát đều nhờ đường Kim-quang-tuyến chuyển sự rung-động đến hột nguyên-tử trường-tồn cái xác. Sự rung-động đi từ bên ngoài thấu đến bên trong, trở thành một mănh-lực rung-động tại hột nguyên-tử trường-tồn; tự nhiên hột nguyên-tử nầy cũng phải rung-động y như vậy.

     Trong đời sống vật-chất hằng ngày, xác thân ta thọ không biết bao nhiêu là sự rung-động; mà mỗi sự rung-động đều để di-tích lại cho hột nguyên-tử trường-tồn. Khiến cho hột nguyên-tử trường-tồn nầy lập lại những sự rung-động đă qua. Thế th́, tất cả sự kinh-nghiệm về xác thân đều ghi vào hột nguyên-tử trường-tồn cái xác bằng những cơ-năng rung-động. Khi cái xác tới thời kỳ tan ră, hột nguyên-tử trường-tồn hồng-trần rút về chơn-thân với bao sự rung-động đă kinh-nghiệm ở cơi trần; và nó có thể lập lại những sự rung-động đă kinh-nghiệm vừa qua một cách dễ dàng.

     Ta đă nói ở trước: khi tế-bào cái xác đă chết rồi, th́ hột nguyên-tử trường-tồn nằm trong bọc Kim-quang-tuyến siết chặc lại như con nhộng trong kén. Nó ngủ như vậy cho đến chừng nào linh-hồn đầu-thai xuống trần, nó mới khởi hoạt-động lại. Trong khi nó ngủ, chơn-nhơn cứ măi học hỏi và hoạt-động nơi mấy cơi khác. Khi đến thời-kỳ đầu-thai, th́ hột nguyên-tử hồng-trần rung chuyển lại, và phải nhờ có nó, cái thai mới đậu.

     Khi cái thai đậu rồi, th́ những màu sắc và đặc-tánh của hột nguyên-tử trường-tồn mới phát-lộ ra. Rồi Thiên-Thần mới nương theo đó mà chọn vật-liệu cho cái xác thân mới sau nầy được phù-hạp với tánh chất riêng của hột nguyên-tử trường-tồn cái xác. Nhưng các Ngài cũng chọn lựa cách nào cho xác thân mới ấy có thể rung-động ḥa-nhịp với nguyên-tử trường-tồn đó, hoặc giả không quá trái nghịch. Bởi thế nên các Ngài mới chọn giờ sanh của nó hạp với thần-lực của Ngôi sao chiếu mạng. Khoa Chiêm-Tinh dựa theo đó mà đoán số. Thật ra, chẳng phải “ngôi sao chiếu mạng” làm cho ḿnh có đặc-tính nầy hay đặc-tính khác, mà chính bản-tính ḿnh khiến cho ḿnh sanh đúng ngày giờ chiếu mạng của một ngôi sao nầy, hay một ngôi sao khác.

    Người ta sẽ lấy làm lạ và không thể tưởng-tượng nổi điều nầy: một hột nguyên-tử trường-tồn cái xác - nhỏ bé như thế ấy, lại là một trường hoạt-động cho bao nhiêu điều phức-tạp ở cơi-trần sao? Nhưng sự thật là thế! Ta nên nhớ rằng: Khoa-học cũng kinh-nghiệm như vậy. Con sinh-trùng Weissmann tạo ra đứa nhỏ với tất cả tính nết di-truyền của tổ-tiên. Hột nguyên-tử Weissmann nầy đem cho đứa nhỏ cái đặc-tính xác thịt của ông, cha; c̣n hột nguyên-tử trường-tồn đem cho nó những đặc-tính kiếp trước của nó. Các nhà thông-thái cổ kim đều chứng thật sự kinh-nghiệm của nhà khoa-học Weissmann. Theo sự kinh-nghiệm nầy, ta sẽ lấy làm kinh ngạc mà thấy cháu mấy đời c̣n giống hệch ông tổ ḿnh, đă từ-trần qua nhiều thế-kỷ. Có hai vợ chồng kia, người nước da trắng lại sanh ra đứa con đen thui như người Ấn. Chừng truy ra tông tích, th́ thấy ông cố của người mẹ là người Ấn-độ. Tại sao có sự kỳ lạ thế? Nhưng sự đó không lạ ǵ! Cái không-gian không làm giảm đặng quan-năng của nguyên-tử. Nó không ngăn đặng làn tư-tưởng, th́ làm sao ngăn đặng sự biểu-lộ của tư-tưởng trong h́nh-thể vật-chất? Thường thường hột nguyên-tử trường tồn cái-xác tiến-hóa, th́ tự-nhiên nó gặp trường-hợp phù-hạp với nó, chỉ trừ quả-báo nặng nề của nó làm cho nó lạc bước mà thôi. Bây giờ ta nên xem ảnh-hưởng của hoàn-cảnh đối với nó. Trong lúc ở thời-kỳ thai-dựng, hột nguyên-tử trường-tồn cái xác rút xung quang nó những nguyên-tử hồng-trần phù-hạp và đồng-tính với nó: thường là những nguyên-tử của cha mẹ đứa nhỏ và của người lân-cận.

     Sau khi sanh ra rồi, và trọn đời như vậy, cái xác thân mới nầy cứ tiếp tục rút những nguyên-tử đồng-tính xung quanh nó. Nếu cái xác thân ấy ở gần những người tiến-hóa cao, th́ nó sẽ rút nhiều hột nguyên-tử tốt đẹp của họ mà tiến rất mau về vật-chât, t́nh-cảm và trí-hóa. Chi nên bên Nho-Giáo, Ông Khương-Tiết-Thiện tiên-sanh có nói rằng: “Thân hiền như tựu chi lan, tị ác như úy xà yết”, nghĩa là “tới lui với người hiền như gần cỏ chi lan, lánh xa kẻ dữ như sợ loài rắn rết”. Người Langsa có nói: “Qui s’assemble, ressemble” nghĩa là “gần ai th́ giống nấy”.  Câu  “gần mực th́ đen, gần đèn th́ sáng” là lời ngạn-ngữ xưa nay rất có lư vậy.

     Hột nguyên-tử trường-tồn cái vía cũng liên-quan chặt-chẽ với cái vía như hột nguyên-tử cái xác liên-quan chặt-chẽ với cái xác vậy. Lúc chết rồi, con người bỏ xác và ở trong cái vía tại cơi Trung-giới một thời gian, đường Kim-quang-tuyến mới rút ra khỏi cái vía —như đă rút ra khỏi cái xác trước kia )--- và bọc theo hột nguyên-tử trường-tồn cái vía. Bây giờ cái vía mới bắt đầu tan ră ra từ nguyên-tử thanh-khí. Hột nguyên-tử trường-tồn cái vía mới ngủ êm trong bọc Kim-quang-tuyến, đợi chừng nào con người đi đầu-thai, cần có cái vía, nó mới thức dậy.

      Đối với hột nguyên-tử trường-tồn cái trí cũng y thế. Khi cái xác và cái vía lần lượt tan ră, th́ con người lên cơi Hạ-Thiên ở trong hạ-trí, tức là cơi Trời hay cơi Thiên-đàng (Devakhan). Nơi đây, nếu con người ít tiến-hóa th́ không học hỏi ǵ nhiều, v́ lẽ thời-gian trên Thiên-đàng rất ngắn ngủi, mà nhứt là do tư-tưởng c̣n yếu-ớt, không đem lại kết-quả ǵ trọng-đại cho hột nguyên-tử trường-tồn. Nhưng nếu con người tiến-hóa cao, th́ đời sống tại cơi Thiên-đàng là nguồn học hỏi bao-la: cái thời gian ở cơi ấy đem lại sự phát-triển vô-biên của kiếp sống vô-tận của con người. Học hỏi được một thời-gian, lâu mau tùy theo tŕnh-độ, con người phải bỏ cái  trí, như đă bỏ cái xác và cái vía. Đường Kim-quang-tuyến sẽ rút ra khỏi cái trí. Chừng ấy cái trí mới bắt đầu tan ră ra từ nguyên-tử thượng thanh-khí. Thế th́ phàm-nhơn chỉ c̣n lại có ba hột nguyên-tử trường-tồn - tượng-trưng ba hạ-thể vừa tan ră.

     Như ta đă nói, ở trước, những hột nguyên-tử trường-tồn nầy chói sáng làu làu, giống như khối linh-quang, rút vào Chơn-Thần đợi đến kỳ đầu-thai mới tỉnh dậy.

     Khi giờ đầu-thai đă đến, chơn-nhơn bắt hột nguyên-tử trường-tồn cái trí vận-chuyển.  Bấy giờ, cái bọc vàng Kim-quang-tuyến mới khởi chuyển-động. Cách chuyển-động nầy giống như đá nam-châm rút vào từ-giới (champ magnétique) những hột nguyên-tử cái trí đồng-nhịp với nó. Chính nhờ những vị Thiên-Thần giúp tay trong ấy: các Ngài đưa đến gần hột nguyên-tử trường-tồn cái trí những nguyên-tử thượng-thanh-khí phù hạp. Nếu linh-hồn bắt đầu tiến-hóa, th́ các Ngài làm cái trí không được mảnh dẻ giống như một lùm mây bao xung quanh hột nguyên-tử trường-tồn cái trí. Nhưng về sau, khi linh-hồn tiến-hóa cao, th́ các Ngài làm cái trí dày khít hơn và tốt đẹp hơn.

     Khi cái trí đă làm xong rồi, th́ đến lượt cái vía và cái xác (như đă nói ở trước).  Người ta thường hỏi rằng: “Làm sao ba hột nguyên-tử trường-tồn của ba-thể (trí, vía, xác) ở mấy cơi thấp lại nhập vào chơn-thần ở cơi cao đặng? Lại nữa, khi chúng nó nhập vào chơn-thần, hỏi chúng nó có mất đặc-tính chăng?  Nhưng người nào hỏi câu đó đều quên sự trọng-đại nầy: “Các cơi đều đi thấu ngang qua được và chơn-thần có thể chứa tất cả nguyên-tử của ba cơi: trí, vía và xác vậy. Mỗi phần chơn-thần đều liên-quan với mổi phần của phàm-nhơn. Tuy chúng ta ở dưới trần, chớ chúng ta choán trọn bảy cơi trong vơ-trụ.  Nhơn đó, mà hột nguyên-tử trường-tồn hồng-trần làm sao mất đặng đặc-tính, khi ngụ trong chơn-thần?”        

     

CHƯƠNG  THỨ  NĂM  MƯƠI  LĂM

Những hột nguyên-tử trường-tồn

Và khi hết dùng đến chúng nó nữa

     Ở chương trước, chúng ta đă thấy, khi xác thịt chết rồi, th́ đường Kim-quang-tuyến bọc hột nguyên-tử cái xác rút theo đường sushumna-nâdi là đường nối trái tim với óc, rồi mới xuất ra tại khớp xương lư-đỉnh cốt và hậu-chẫm cốt. Đó là sự xuất hồn ra khỏi xác.  Bấy giờ cái xác mới thật là chết.

     Ba hột nguyên-tử trường-tồn: lần lượt ra khỏi ba hạ-thể xác, vía, trí, mới rút lên chơn-thân nằm yên như trong giấc ngủ. Ba hột nguyên-tử quư báu nầy nằm trong bọc kim-quang-tuyến làm bằng chất bồ-đề màu vàng sáng rỡ, chúng nó là cái kết quả sự học hỏi của phàm-nhơn trong những kiếp đă qua, và chính chúng nó cũng là mầm tiến-hóa của kiếp sẽ tới.  (đồ h́nh số 43).

     Cắt nghĩa.--- Trong đồ h́nh số 69 ta thấy:

     Tại cơi phàm, lúc con người c̣n sống, th́ hột nguyên-tử trường-tồn của cái xác ở ngoài hết, kế trong, th́ hột nguyên-tử trường-tồn cái vía, rồi mới đến hột nguyên-tử trường cái trí.

     Khi con người bỏ xác rồi, th́ nguyên-tử trường-tồn cái xác rút vào trong hết. Khi bỏ cái vía rồi, hột nguyên-tử trường-tồn cái vía cũng rút vô nằm gần bên hột nguyên-tử cái xác. Bây giờ chỉ c̣n có hột nguyên-tử cái trí. Khi cái trí chết rồi, th́ hột nguyên-tử của nó rút vào nằm gần bên hai hột nguyên-tử kia trong chơn-thân.

*

     Chúng ta đă thấy rằng: lúc con người bỏ xác phàm, vía và trí rồi, th́ ba hột nguyên-tử trường-tồn rút vào chơn-thân. Điều nầy rất cần ích: bởi v́ người tiến-hóa phải làm chủ các cơi, và chỉ có ba hột nguyên-tử nầy nối cơi của chơn-nhơn với mấy cơi thấp. Nếu chơn-thân mà tiến-hóa không cần có ba hột nguyên-tử nầy làm môi-giới, th́ là một chuyện tuyệt-diệu lắm rồi! Nhưng như thế, chơn-thân chỉ có mạnh-mẽ ở cơi trên chớ bất lực ở cơi dưới, v́ không thể cảm-xúc và suy-gẫm được. Bởi thế mà chúng ta cần phải có ba hột nguyên-tử nầy, và c̣n phải điêu-luyện chúng nó trở nên tinh-khiết và mở mang mới đặng.

     Nến chủ ư rằng: hột lưu-tánh nguyên-tử tiến-hóa trổi hơn những hột nguyên-tử khác đồng thứ với nó. Tỷ như hột lưu-tánh nguyên-tử cái xác tiến-hóa hơn những hột nguyên-tử làm ra cái xác, v.v…

     Khi con người tiến đến bực Chơn-Tiên rồi (nghĩa là đă hoàn-toàn chủ-trị ba cơi:  thượng-giới, trung-giới, và hạ-giới) th́ không cần phải đầu thai nữa; chừng ấy những hột lưu-tánh nguyên-tử sẽ không c̣n bổ dụng nữa. Chơn-Tiên sẽ bỏ chúng nó lại. Nhưng khi Đức Phật (như Đức Thích Ca) [[10]] muốn hoạt-động nơi mấy cơi dưới, th́ ngài góp nhặt những hột nguyên-tử trường-tồn của các vị Chơn-Tiên vứt ra, dùng làm cơ thể tạm cho Ngài. Nếu những hột nguyên-tử trường-tồn không đủ cho Ngài dùng, th́ Ngài rút những hột nguyên-tử khác xung quanh, thanh hơn hết mà thêm vào. Nếu có một vị nào mới đắc quả Chơn-Tiên mà bỏ hột nguyên-tử trường-tồn ra, th́ Ngài lấy thay vào những hột nguyên-tử nầy. Cái thể của Đức Phật làm bằng những hột nguyên-tử trường-tồn của các vị Chơn-Tiên bỏ ra, là cái thể độc nhứt của quả địa cầu, nghĩa là nếu có một vị Thiêng-Liêng nào muốn làm kim-thể như Đức Phật cũng không làm đặng: v́ thiếu những hột nguyên-tử trường-tồn. Cái kim-thể nầy giữ ǵn kỹ lưỡng và đă có lần Đức Phật cho Đức Chúa và Đức Di-Lạc mượn.

 

 

     TOÁT-YẾU .- Trong đồ h́nh số 69 (nơi A) ta thấy h́nh tṛn tượng-trưng con người c̣n sống, có đủ xác, phách, vía và trí với ba hột nguyên-tủ trường-tồn. Khi con người chết, sanh lực bọc hột nguyên-tử trường-tồn cái xác rút vào tim, theo đường Sushumna-nâdi (là đường nối trái tim với óc-thất thứ ba) mà lên đỉnh đầu, rồi xuất ra khỏi xác. Lằn kim-quang-tuyến (Sutrâma) bọc theo hột nguyên-tử trường-tồn cái xác mà lên cơi vía. Khi cái vía ră rồi, đường Kim-quang-tuyến mới bọc hột nguyên-tử trường-tồn cái vía mà lên cơi trí. Khi cái trí tan ră rồi, th́ đường kim-quang-tuyến bọc hột nguyên-tử cái trí, cùng hai hột nguyên-tử xác, vía, kia mà rút vào cái thể thanh đẹp hơn là Chơn-Thân (corps causal). Trong Chơn-Thân, hột nguyên-tử cái xác nằm trong hết kế bên hột nguyên-tử cái vía rồi mới đến hột nguyên-tử cái trí. Khi con người đầu-thai (nơi B) Hột nguyên-tử trường-tồn cái trí mới khởi hoạt-động để tạo ra cái trí, có đặc tánh của hột nguyên-tử ấy. Rồi kế hột nguyên-tử cái vía và cái phách khởi hoạt-động để làm ra cái vía và cái phách cho xác thân sau nầy.

 

CHƯƠNG THỨ NĂM MƯƠI SÁU

Sự  cần  ích  của  Luân-Hồi

     Ta đă nói: trường tiến-hóa của con người thật vô-tận, kiếp sống của con người thật vô biên; th́ dù ta có bận việc cho lắm hay phải khó khăn thế nào, ta cũng phải rán t́m hiểu tại làm sao thế? Thực ra, nếu ta xem con ngưởi trong kiếp hiện-tại, từ buổi sơ sanh tới lúc thở hơi cuối cùng, th́ ta không thể nào công nhận rằng: con người với mấy mươi sanh sống ngắn ngủi, có thể thực-hiện được nền tiến-hóa vĩ-đại nầy? Hẳn-nhiên, ta phải nghĩ rằng: nếu con người mà đạt đến sự chí-thiện, chí-mỹ th́ phải tuân theo một cái Luật đă định sẵn trong ṿng hợp lư. Vả lại dưới trần nầy, không hề xẩy ra một sự ǵ mà không hợp lư, v́ lẽ vơ-trụ là Biểu-Hiệu của Trời, mà Trời là Đấng Minh-Triết hoàn-toàn.

     Vậy ta giải nghĩa luân-hồi là thế nào?

     Ta không nói đến sự luân-hồi buổi sơ-khai của loài kim-thạch, thảo-mộc, và thú-cầm; sự biến-chuyển và sự tiến-triển của chúng nó rất phức-tạp, nhưng nếu ta khảo-cứu đến, th́ ta sẽ có được nhiều hứng-thú và nhiều tia sáng, giúp ta am-hiểu điều mà ta đang học đây.  Ta chỉ nói vắn tắt rằng: các loài ấy là hột giống để thành người (xin xem lại đoạn Hồn-khóm). Sự Luân-Hồi mà ta nói đây là thuộc về nhơn-loại.

     Thông-Thiên-Học dạy ta rằng: một khi linh-hồn đă chuyển kiếp làm người, th́ không c̣n trở lại làm thú-cầm hoặc cây cỏ, kim-thạch nữa. Nhưng trước khi đi sâu vào vấn-đề ta nên tự hỏi linh-hồn là ǵ? [[11]] .  

     Linh-hồn là điểm linh-quang của Đức Thượng-Đế, ông C. Jinarajadasa có giải về linh-hồn như vầy: Linh-hồn là một Trí-Thức trường-tồn, lấy chơn-thân làm thể xác[[12]]. Linh-hồn không phân nam nữ, xung quanh có một chất khí h́nh bầu dục bao bọc sáng ḷa, thanh dịu như ánh mặt trời chiều. Cái thể h́nh bầu-dục nầy là cái nhà vĩnh-viễn dùng để che chở linh-hồn, mà ta gọi là Chơn-nhơn. Đối với linh-hồn, th́ không có sanh, lăo, bịnh, tử. Nó trường-sanh bất-tử, luôn luôn tinh-tấn với thời-gian. Mỗi phút qua, là mỗi phút nó nẩy nở đến gần Đấng Chí-Tôn đă sanh ra nó. Mục-đích của nó là hành theo cơ Trời. 

     Linh hồn là một điểm Tinh-thần ngụ trong thể xác. Con người vốn là một điểm linh-quang của Đức Thượng-Đế, nhập vào hạ thể; và hạ thể ví như y-phục mặc bên ngoài, có thể vứt ra. Quư bạn mặc y-phục vào; có bao giờ quư bạn cho chúng nó là quư bạn chăng?  Th́ đối với hạ thể cũng vậy; chúng nó chẳng phải là con người thật, là Chơn-nhơn.  Nhưng muốn mở quyền-năng ở mấy cơi thấp, Chơn-nhơn phải nhập vào hạ thể do chất-khí của các cơi thấp làm ra. Tỷ như xác thân là do chất hồng-trần tạo ra. Chơn-nhơn nhập vào hạ thể để kinh-nghiệm học hỏi, được lần lần đến chỗ chí-thiện, chí-mỹ. Hạ thể là vô-thường: v́ nó luôn luôn thay đổi. C̣n Chơn-nhơn vốn trường-tồn. Những cơi cao là quê hương thực-sự của các bạn. Bên Gia-Tô giáo có nói như vầy: “Quê hương của con vốn ở trên Trời”. Chi nên, người hiểu Đạo rồi, th́ dẫu ở nước nào cũng vậy, không ḷng khinh hay trọng: v́ cơi thế-gian không phải thật quê nhà. Ví như chim kia tung cánh dưới trời, nhẹ nhàng lướt gió, đầy vẻ hân-hoan, thỉnh-thoảng lại xạ xuống biển trần, phớt trên làn nước biếc để gắp mồi ngon, rồi lại cất cánh bay lên giữa đám mây hồng, linh-động, bên trời xa thẳm! Linh-hồn bất-tử của con người, từ cơi thượng-thiên hạ sang trần-tục, để thu-thập cái ǵ ích-lợi cho sự tiến-triển của ḿnh, và khi xong rồi, hai tay ôm đầy quả đẹp, mới cất cánh bay về chốn cũ, hầu đồng-hóa những điều của ḿnh đă góp nhặp. Xong rồi, linh-hồn lại xuống trần, đầu-thai một lần nữa, và khi gặt hái xong, lại trở về. Cái ư nghĩa nầy là nền tảng của sự Luân-Hồi. Con người đầu-thai xuống trần, chiếm lấy một xác thân.  Ban sơ con người không bộc-lộ đặng thiên-tánh của ḿnh.

     Mục-đích của con người dưới thế-gian là tập làm chủ cơi vật-chất; và cứ tập như vậy trong nhiều kiếp mới thu-thập được những bài học hay và những điều kinh-nghiệm giỏi.  Trước nhứt linh-hồn lấy xác thân của người dă-man. Với cái xác thân không thanh đẹp ấy, linh-hồn chỉ kinh-nghiệm những điều thô-kệch, và có khi cũng bạo-tàn nữa. Đó là những bài học đầu-tiên trên đường tiến-hóa của nhơn-loại. Người dă-man nầy, một ngày kia cũng sẽ bỏ xác thân, chừng ấy linh-hồn mới thấy sự lầm lẫn của ḿnh, sự tàn ác của ḿnh ở dưới thế gian mà bây giờ ḿnh phải chịu đau khổ; tuy nhiên nó cũng được nếm một vài hạnh phúc lúc nó tưởng đến sự công b́nh của Trời Đất. Một khi linh-hồn đă đồng-hóa đặng tất cả sự kinh nghiệm của kiếp vừa qua, và đổi chúng nó ra năng-lực trí-hóa và đạo-đức, th́ chừng ấy, linh-hồn mới đầu-thai xuống thế lần nữa, lấy cái xác thân tốt đẹp và thanh-bai hơn trước, cho phù hạp với tiến-triển tinh-thần của nó. Nhờ cái xác thân mới và tốt nầy, nó có thể trong một kiếp dưới trần, gặt hái đặng nhiều quả đẹp. Rồi một lần nữa, sau khi bỏ xác, nó sẽ đổi những quả nầy ra năng-lực tinh-thần, và thời gian ở trên trời [[13]]    dài hơn lần trước, (v́ thời gian ở trên trời lâu mau tùy theo sự tiến-hóa của linh-hồn nhiều hay ít). Vậy con người thác đi rồi sống lại như vậy, không biết bao nhiêu kiếp, cho tới chừng nào đi hết đường tiến-hóa mới thôi: nghĩa là linh-hồn khởi từ bực dă-man để tiến lần tới bực toàn-năng toàn-thiện. Ấy vậy linh-hồn có một đời sống dài vô tận, mà mọi kiếp là mỗi phút của đời sống ấy. Hỏi con người có thể thay đổi tánh t́nh trong một vài ngày chăng? Thật không, muốn được toàn-thiện phải trải qua nhiều kiếp luân-hồi. Mỗi kiếp là mỗi giai-đoạn hành-hương thiên-diễn. Hễ mang nợ, th́ phải trả: ai gieo quả nào, th́ gặt quả nấy; bởi Trời có một Luật bất-di, bất-dịch cai trị càn khôn vũ-trụ là: Luật Công-B́nh. Trên đường tiến-hóa diệu-viễn, tâm thức và tánh t́nh sẽ lần hồi được thanh cao và con người sẽ trở nên Trọn Lành. Đến giai-đoạn nầy, con người đă thoát kiếp luân-hồi; bởi có ích ǵ trở lại trần nữa, một khi không c̣n điều chi để học? Khi ta học hết tiểu-học, th́ ta lên ban trung-học. Con người đầu thai xuống, th́ cũng giống như đứa học tṛ đến trường. Học tṛ học hết ban cao-đẳng rồi, th́ ra trường Đại-Học; c̣n con người hễ thoát kiếp đầu-thai rồi, th́ thành một vị Aseka, tức là Chơn-Tiên vậy. Đấng Chơn-Tiên hết làm một học sinh ở trường đời nữa. Ngài lên cơi Thượng-Thiên để tiếp-tục tiến lên măi, hầu có thể hiệp nhứt cùng Đức Thượng-Đế. 

 

CHƯƠNG THỨ NĂM MƯƠI BẢY

Luân-Hồi là cần-kíp

     Ta đă giải nghĩa thế nào là sự Luân-Hồi. Bây giờ ta hăy chỉ tại làm sao Luân-Hồi là cần-kíp? .

     Luân-Hồi cần-kíp do ba nguyên-nhân nầy:

     1.---Luân-Hồi là hợp-lư. Cái thuyết Luân-hồi làm thỏa lư-trí. Nếu không nh́n-nhận nó, th́ cuộc Đời là một bài toán không thể giải đặng. Hỏi sự đau đớn nào bằng, sự lo sợ nào bằng, khi ta thấy xung quanh ta những điều mà trí khôn ta không thể hiểu nổi!. Trái lại, nếu ta hiểu đặng, th́ ta sẽ có can-đảm và b́nh-tĩnh mà kéo dài đời sống dưới trần.  Không phải những tai nạn dập dồn, những điều đau đớn về xác thịt và tinh-thần là điều thảm-khổ thực-sự của người đời đâu. Mà chính là khi cái trí khôn của con người phải lâm vào cảnh đen tối của đêm khuya, ở giữa muôn vàn hiện-tượng không giải nổi, và cứ măi ngờ-ngờ, vực-vực! Đó mới thật là sự đau khổ vô cùng! Cả đời cứ măi lo sợ, không biết: Đâu là chơn-lư? Đâu là ánh sáng? Trong khi quanh ḿnh chỉ thấy sự hỗn-loạn và nỗi bất công! Mà hy-vọng có thể nẩy nở ở chỗ hỗn-loạn và ngờ-vực bao giờ? Chỉ có cái lư-thuyết luân-hồi mới đem lại ánh sáng cho đời sống mà thôi.  

     2.---Khoa-học hiện-đại đành bất-lực trước nhiều câu hỏi của cuộc đời. Trước đây mấy mươi năm, khoa học xem dường giải nổi những bài toán-đố khó khăn ở đời. Nhà thông thái Darwin nghĩ ḿnh sẽ được hài ḷng trong tất cả phương-diện. Nhưng ngày nay, không nhà khoa học nào giải nổi câu hỏi mắc-mỏ về sự tiến-triển của loài người, nếu bài trừ thuyết luân-hồi ra.

     3.--- Về mặt đạo-đức, thuyết luân-hồi sẽ không giúp ích cho một số người quanh năm chỉ sống về lư-trí một cách ích kỷ, không có chút t́nh-cảm, biết thương yêu kẻ khác.  Những người nầy chẳng khỏi thắc-mắc về nhơn sinh, và cho rằng: thiên địa bất công, thế gian tàn ác! Nếu họ hiểu rơ luật luân-hồi, th́ họ sẽ thấy cơ trời là Điều-Ḥa, Nhơn-Ái, và Minh-Triết vậy. Tóm lại, về phương-diện lư-trí, khoa-học và đạo-đức, thuyết luân-hồi rất cần kíp. Vậy chúng ta hăy lần lượt giải-bày một cách rơ rành hơn.

 

I.---   VỀ MẶT LƯ–TRÍ  

    Ta hăy để ư đến một người c̣n dă-man đời thượng-cổ như mọi Aborigènes ở Australie, mọi Veddhas ở Ceylan, hay mọi ở Bornéo ḿnh mẩy đầy lông lá. Những mọi ấy là những sinh-linh kém hơn nhơn-loại ngày nay tuyệt mù! Chúng nó chỉ tỏ tâm-sự bằng dấu-hiệu hay bằng tiếng-động, chứ không biết dùng ngôn-ngữ. Chúng nó chỉ hơn loài khỉ một chút ít thôi.   

     Bây giờ ta rán xem người mọi ấy về hai phương-diện: vật-chất và tinh-thần. Y không có trí khôn-ngoan, không có ḷng đạo-đức, hai đức tánh ấy chỉ c̣n trong thời-kỳ phôi-thai mà thôi! Nếu quư bạn đă đọc qua những quyển du-kư nơi xứ mọi, ắt quư bạn sẽ thấy người mọi chỉ đếm 1, 2, 3, thôi. Con mèo cũng có thể làm y như vậy được, khi nó đếm con nó.

     Bà A. Besant có thuật câu chuyện về mọi Aborigènes ở Australie như vầy: “Chánh phủ Australie thấy mọi Aborigènes phải chịu lạnh lẽo mới đem mền phát cho họ; nhưng khi nắng lên, họ lại lật đật đem mền đổi lấy vật khác, mặc dầu vật ấy không đáng giá. Họ không ngờ rằng: đêm khuya trời sẽ lạnh. Đó chỉ cho ta thấy rơ trí năo của họ thật là thấp kém! Đối với với t́nh-cảm của họ cũng vậy. Nếu bạn họ mập béo, họ nhắm ăn ngon miệng th́ họ không ngại ǵ mà bắt làm thịt để ăn. Ông Darwin có kể một người mọi đói bụng cứ bắt vợ mổ ruột ăn tươi. Một ông cha bên Thiên-Chúa-Giáo rán cắt nghĩa cho y hiểu rằng: làm như vậy là quấy lắm; nhưng y vừa lấy tay vỗ bao tử, vỡ bụng bạch bạch vừa trả lời như vầy: “Tôi quả quyết với ông rằng: thịt nó ngon lắm!” Ông cha hỡi ơi! mới rán cắt nghĩa cho y hiểu rằng: đồ ăn ngon với tánh hiền là hai thứ khác nhau xa. Nhưng nói với người mọi về sự lành, sự dữ cũng như nước đổ lá môn! Họ ăn cha mẹ họ, khi mấy người nầy trở nên già yếu và vô dụng. Họ ăn con họ, lúc nó c̣n nhỏ chưa giúp họ được việc ǵ. Họ giết, cướp, bóc, và say sưa vất vả. Nhưng tất cả tôn-giáo đều nói rằng: “Họ là công-tŕnh tạo-tác của Đức Thượng-Đế toàn-năng toàn-thiện”. Vậy người c̣n dă-man như thế, khi chết rồi sẽ về đâu? Có phải cảnh trời chắc-chắn là không dành cho họ sao?” Vậy người ta có thể d́m họ xuống địa-ngục chăng? Không thể đặng v́ điều họ làm không phải là tự-ư họ muốn. Nguyên-nhân là sự vô-minh. Đời sống của họ dưới thế-gian dường như đời sống của loài thú. Hỏi có phải đời đă tạo họ ra như vậy chăng? Thật không, bởi v́ bên cạnh người dă-man, c̣n nhiều nhơn-vật phi-thường, cao-siêu, hơn phần đông nhơn-loại tuyệt mù! Có phải số phận người mọi phải thừa-hưởng cái gia-tài vô-minh của Đấng Cha Chung, bên cạnh anh em ḿnh đang nảy nở, xinh tươi như hoa buổi sáng, mà nhơn-loại kính thờ như bậc thánh hiền chăng? Mấy câu hỏi nầy khiến cho ta để ư đến lư-thuyết Luân-Hồi.

     Vậy ta nên lấy ánh-sáng Thông-Thiên-Học mà t́m-hiểu chơn-lư trong sự Luân-Hồi.

     Bây giờ ta hăy trở lại vấn-đề người mọi giết vợ mà ăn, có lẽ y c̣n giết nhiều người khác nữa; y cứ giết, cứ cướp, trong lúc y c̣n khỏe mạnh. Nhưng trước sự hung-tợn và tàn-sát ấy, ta có thể khép tội y vào án sát-nhơn chăng? Y chỉ là người không hiểu đạo-lư mà thôi! Ví dụ y bị người mạnh hơn giết chết, nhưng thật ra y có chết đâu? Chỉ có cái xác chết mà thôi. Y sẽ qua thế-giới khác, và sẽ phát-giác rằng: “những người bị y giết, vẫn c̣n sống, và chắc-chắn là họ không tử-tế ǵ với y: mà lại c̣n thù-nghịch và cọc-cằn đối với y nữa”.

     Bài học tuy dễ và ngắn, cũng có thể làm cho họ suy-nghĩ và biết rằng: “nếu ḿnh giết một người bữa nay, ngày mai ḿnh sẽ gặp lại; th́ chắc-chắn vợ ḿnh không để ḿnh yên thân đâu”. Người mọi trên Trung-giới khởi sự học bài học hiền-lương. Nhưng không phải học một lần mà thuộc hết, họ phải trở lại trần nhiều lần như vậy, cho tới bao giờ bài học đầu-tiên đă ghi vào tâm-khảm, và làm cho họ hiểu rằng:  “Giết là quấy, cướp là quấy.”  Nhưng chẳng phải họ chỉ kinh-nghiệm điều ấy sau khi từ-trần mà thôi. Có thể họ có chút t́nh thương vợ, trước khi có ư-nghĩ hạ-sát để ăn thịt. Nhưng khi thèm thịt, th́ lại quên t́nh thương ấy đi! Song dẫu t́nh-thương có mảnh-mai cách mấy cũng không bao giờ mất: bởi trong vơ-trụ không có vật chi là mất cả. Cái t́nh-thương đối với vợ, dù hết sức mảnh-mai cũng là cái mầm lương-thiện, nó sẽ nẩy-nở trong ḷng và đem lại một vài hạnh-phúc.  Về sau, khi chết rồi, họ đem lên cơi trung-giới một vài kinh-nghiệm tốt; sự kinh-nghiệm nầy sẽ hóa-thành một đức-hạnh. Và khi tái-sanh lại cơi tràn, họ sẽ đem theo cái đức-hạnh ấy. Mỗi kiếp luân-hồi, trước sự chém giết, người mọi sẽ biết ghê-tởm hơn trước, và khi người ta nói với y rằng: “Giết là quấy”, th́ y lại công-nhận ngay. Khi trải qua nhiều kiếp luân-hồi, người mọi sẽ văn-minh lần lần và có thể sống với đoàn-thể, biết tuân kỷ-luật chung của nhóm, mà y cho là đúng: v́ nó hạn-chế và kính-nễ quyền cá-nhơn. Y cứ măi kinh-nghiệm kiếp nầy sang kiếp khác, măi xây gạch, đấp nền, mà trên đây, y cất đền lầu kiếp sống của y, cho đến khi trở thành một nhơn-vật phi-thường, kỳ-diệu dưới thế-gian. 

     Ta thử xem đứa con ta với người mọi, ta sẽ thấy hai người khác nhau bực nào [[14]] .

      Bà A.BESANT có thuật điều bà đă mục-kích về sự nầy: Một làng mọi kia bị tiêu-diệt, tất cả dân-sự ở trong làng đều tàn-sát lẩn nhau nên chết hết, chỉ c̣n sót lại một em bé mọi. Đứa trẻ nầy được một bà phước nhặt đem về Anh-Quốc, nuôi dưỡng, dạy dỗ đàng-hoàng. Nhưng trước sự giáo-hóa tận-t́nh, giữa cảnh văn-minh, đứa trẻ mọi vẫn ngơ-ngáo và không hiểu nổi một tí ǵ về luân-lư, mặc dầu là sơ-giản nhứt! Tấm ḷng của nó không rung-động chút nào trước sự giáo-hóa của bà phước. Thật ra, cũng có một số mọi tấn-hóa hơn, linh-hồn già-dặn hơn, có thể thông-cảm đặng, nhưng đó là phần ít.

     Ta hăy xem đứa con ta. Nếu ta nói với nó rằng: dành giựt đồ chơi của em nó - yếu đuối hơn nó - là quấy, th́ nó hiểu ngay. Tại sao vậy? Có ǵ lạ đâu: v́ đứa con ta tri-thức đặng việc nó làm. Những sự tri-thức nầy, chẳng phải của Trời cho: nó vốn là kết-quả của sự kinh-nghiệm. Con của ta sanh ra với những sản-nghiệp đă thu-hoạch từ bao nhiêu kiếp, nên ngày nay thâm-hiểu một cách tự-nhiên những điều phải và điều quấy. Nếu nó không để ư liền, th́ chỉ vài lời nhắc nhở cũng đủ làm cho nó hồi nhớ lại. Ta nên nhơn dịp nầy mà dạy dỗ nó. Trước mắt ta chẳng phải là một linh-hồn c̣n thuần-khiết vừa mới được hóa-sanh, mà một linh-hồn đă chịu biết bao lần sanh-tử, đă giàu kinh-nghiệm cuộc đời. Trẻ con của dân-tộc văn-minh, mới sanh ra, đều có một đặc-tánh riêng của nó; ai học về giáo-dục nhi-đồng đều biết sự nầy.

     Mỗi kiếp sống dưới trần đều đem lại nhiều kinh-nghiệm hơn, khiến cho con người càng thêm hiểu-biết.

     Khi từ trần, ta lên cơi trung-giới với những món quà đă thu đặng trong kiếp sống đă qua. Nơi đây, ta sẻ thấy những lỗi lầm đă phạm, ta sẽ phải khổ v́ chúng nó. Bao giờ ta đă xác-định những tội-ác của ta rồi, th́ ta sẽ bỏ cơi Trung-giới mà sang qua Thượng-giới.  Những sự lành, sự phải của ta đă làm, sẽ trở thành những phần thưởng quí giá cho ta tại cơi nầy. Chúng nó kết-thành cái măo vinh-quang, sáng lạng để trên đầu ta. Những hy vọng cao-thượng, những t́nh-cảm thanh bai, trong sạch, đă có tại cơi trần, sẽ phát-lộ rơ ràng tại cơi Thượng-giới và sẽ được tăng cường.

     Một h́nh-tượng được chạm-trỗ khéo léo, một là do tài người nghệ-sĩ, hai là do tánh-chất của đá cẩm-thạch. Những đức-tánh về trí-thức, t́nh-cảm và cảm-giác cũng thế, chúng nó được tốt đẹp là do Chơn-Nhơn hoạt-động tại cơi trần. Đồ chạm-trỗ bằng cẩm-thạch là kết-quả công-tŕnh của ta ở thế, c̣n người thợ chạm là linh-hồn. Nếu không có cơi trần đem vật-liệu cho ta, làm sao ta chạm-trỗ đặng? Nếu linh-hồn tiến-hóa là nó biết chọn vật-liệu tốt đẹp: hay nói cách khác là: “cái quả đi theo cái nhân”.

     Ấy vậy, để cho ta thấy rằng: nhờ luật luân-hồi mà con người có cơ-hội tạo ra số mạng ḿnh. Và nhờ luật ấy mà những điều kinh-nghiệm mấy kiếp trước được góp nhặt lại, và đổi thành đặt-tánh; chi nên, mỗi lần xuống thế và lúc trở về, con người tấn-hóa hơn trước.  Sở dĩ ngày nay ta có đặng đức-tánh nào là do lúc ta chưa đầu-thai, c̣n ở trên Thượng-giới, ta đă rèn đúc nó với những kinh-nghiệm mà ta đă thâu-thập ở cơi trần. Mỗi tật xấu của ta là triệu-chứng sự thiếu đức-tánh đối-chiếu. Dẫu đối với người chậm-chạp nhứt dưới thời-gian, luân-hồi cũng làm cho họ tiến bước và đem lại cho họ một ngày sẽ tới, cái tương lai vinh-diệu phi-thường! Thế th́, tất cả chúng-sanh không sớm th́ muộn, cũng đi trên đường sáng lạng và sẽ đạt đến mức cuối cùng là: sự Minh-Triết

     Tất cả chúng ta là chủ-nhân của số mạng: ta muốn tiến mau hay chậm là do ở ta.  Nhưng luật-trời bắt buộc ta phải tiến, ta có thể biếng nhát dừng chơn một lát rồi cũng phải đi nữa. Mà nếu ta càng kéo dài con đường sanh-tử, th́ ta phải chịu trăm cay, ngàn đắng, trong khi các bạn đồng-hành với ta đă nhẹ bước thang mây, đắc quả Bồ-Đề, mà sang qua miền Cực-Lạc. Theo giáo-lư Thông-Thiên-Học, th́ người c̣n dă-man, một ngày kia, cũng sẽ thành một vị thánh-nhơn, rồi một vị Thượng-Đế.

     Nếu ta cho rằng: không có thuyết luân-hồi, th́ một đứa trẻ kia vừa mới sanh ra lại chết, hỏi có ích lợi ǵ cho nó chăng? Rồi làm thế nào giải đặng sự bí-ẩn nầy? Hỏi đời sống người lành hay dữ có ảnh-hưởng ǵ đến sau lúc chết chăng? Nếu công nhận rằng: có, th́ đời sống ngắn-ngủi của đứa hài-nhi ấy có phải là một điều thiếu-sót khốc-hại cho sự tiến-hóa của nó chăng? Mà sự thiếu-sót nầy không thể lấp bằng đặng! Tại sao mới sanh nó ra vài giờ, hoặc vài ngày, để cho nó đủ nh́n thấy ánh-sáng mặt trời, rồi bắt nó an giấc ngàn-thu… không cho nó tái sanh, được có cơ-hội để tiến-hóa, có phải là một sự bất-công chăng? Nếu ta không công-nhận đứa bé ấy sẽ đầu-thai xuống trần nữa, th́ tức nhiên ta xâm-chiếm quyền tiến-hóa của nó; ta không cho nó nếm cái giá-trị quí báu của cuộc đời, để học hỏi và kinh-nghiệm, hầu một ngày kia được xứng đáng ở cơi Trời. Như thế, ta truất của nó một phần gia-tài thiêng-liêng, đời đời, kiếp kiếp, trong khi nó chưa làm ǵ nên tội!.

     Có người lại trả lời như vầy: “Đứa hài-nhi chết đi không hại ǵ cho tương-lai của nó, c̣n như chúng ta đây đă trưởng-thành, chúng ta có thể sống một cuộc đời may rủi, và gây nhiều nghiệp chướng đau thương. Cố nhiên chết non như thế là có phước chớ?” Câu trả lời ấy không làm hài ḷng đặng và c̣n gây ra lắm điều ngờ-vực. Làm sao nh́n-nhận được rằng: con người không có quyền thực-hiện cái quan-niệm của ḿnh, trong khi trời đă phú cho ḿnh một cái mănh-lực của tư-tưởng?  

     Mà thôi, chúng ta hăy để một bên cái ví dụ về người mọi và đứa hài nhi, chúng ta hăy quan-sát đến sự khó khăn khác nữa. Nếu sống một kiếp là hết, th́ có ích ǵ thực-hiện những đức-hạnh mà ta phải chịu tốn bao nhiêu công-phu, bao nhiêu đau khổ mới đạt đặng? Thường thường các bậc lăo-thành có nhiều kinh-nghiệm và khôn ngoan hơn đàn hậu tấn, và một khi ta thắc-mắc điều ǵ có phải là ta đến cầu cứu với người chăng? Nhưng trong lúc mà sự minh-triết của các ngài đă nẩy nở, đáng làm ngọn đuốc cho đời soi chung, các ngài lại từ giả cơi trần mà an giấc ngàn thu! Các ngài, một là lên thiên-đàng, hai là, xuống địa-ngục như tôn-giáo đă nói; th́ sự học hỏi của các ngài có giúp ích cho ai đâu?

     Chính tại trần-gian, nhơn-loại mới cần có những bậc cao-minh như thế. Theo thuyết không luân-hồi, th́ đời sống của nhơn-loại ở thế-gian hóa ra vô-vị, và tất cả sự kinh-nghiệm tốn bao nhiêu mồ hôi, nước mắt, sẽ hóa ra bọt nước ở đầu gành; mây bay trong gió!

     Chúng ta càng suy nghiệm, để giải cho hợp-lư những bài toán-đố nầy, th́ chúng ta càng thấy cái thuyết luân-hồi là cần-kíp.

II.--- VỀ MẶT KHOA-HỌC

     Đối với khoa học, thuyết luân-hồi cũng cần nữa. Vào đời Ông DARWIN, th́ có nhiều sách viết ra về sự tiến-hóa của loài người. Theo thuyết Darwin, th́ sự tiến-hóa nầy đều do sự di-truyền. Nhơn đó người ta mới mở nhiều trường để dạy kẻ làm cha mẹ phải ăn ở thế nào đặng sanh con quí. Đối với nhà thông-thái DARWIN, th́ ở đời phải tranh-đấu để đi đến chỗ hay giỏi và chỉ có tranh-đấu, nhơn-loại mới mong tiến-bộ đặng. Nhưng theo thuyết truyết tranh-đấu nầy, th́ chung-qui, chỉ có kẻ mạnh là thắng, là bậc đàn anh của nhơn-loại ở tương-lai sao? Lúc bà Annie Besant đang học về luật sanh-sản của dân-tộc, th́ bà có viết thơ cho nhà bác học DARWIN để phản-đối cái thuyết của ông. Nhà bác-học trả lời với bà như vầy: “Người ta đừng t́m thế làm cho dịu bớt sự tranh-đấu ở đời, nếu ta không muốn cho dân-tộc tương-lai được tốt đẹp”. Bà A. Besant kết-luận và cho đó chẳng phải là ư-kiến của nhà khoa-học tân-tiến, v́ những vị nầy không hề quả quyết rằng: cha mẹ di-truyền cho con tánh-hạnh và trí-hóa của ḿnh; mà trái lại, hễ trí-hóa của cha mẹ càng cao thượng chừng nào, th́ càng khó di-truyền chừng nấy. Tỷ như thiên-tư về âm-nhạc: cha mẹ là nhạc-sĩ có thể sanh con ra có xác thân hạp về âm-nhạc: thinh-giác dễ thọ những nhạc-điệu thanh-nhẹ, ngón tay và thần-kinh miêu-tả đặng những tiếng cầm, tiếng sắt. Nhưng với xác thân thuận-lợi cho âm nhạc, một linh-hồn có thể không nhạc-sĩ chút nào! Nếu may ra một chơn-linh của nhạc-sĩ đến đầu-thai trong xác thân ấy, th́ thiên-tài sẽ nẩy nở mau lẹ, và tài-ba xuất-chúng khiến cho danh tiếng bay khắp năm châu thế-giới.  Những nhạc-sĩ, nếu có con, th́ chúng nó thường không có tài-ba ǵ và danh tiếng của ông cha khi xưa sẽ bay dần theo gió! Ấy ta thử xem những gia-quyến của bậc tài-hoa về âm-nhạc như Beethoven, Mozart hay những nhạc-sĩ khác ra thế nào? Khoa-học hiện-đại công-bố rằng: “ Có sự di-truyền về thể-xác, chớ không có di-truyền về trí-hóa và đạo-đức, bởi v́ thiên-tài không thể lưu-truyền cho con cháu đặng”. Như thế th́ cơi trần sẽ đi đến chỗ lụng-bại sao hay? Nhưng may thay, cái thuyết luân-hồi đến giải rơ các điều thắc-mắc nầy!.

*

     C̣n một bài toán-đố về khoa-học cần phải giải-quyết là: những đức-tánh chung của xă-hội tiến-triển thế nào? Có phải là do sự tranh-đấu về mặt sinh-tồn chăng? Sự thật là: trong khi tranh-đấu, những người không có tánh-cách xă-hội lại là những người thành-công nhứt! Bà A. Besant nói rằng: “Trong thương-trường tân-tiến, thường thường chẳng phải là người ngay thẳng nhứt mà được thành-công; những người quỉ-quyệt, lanh-lợi nhất lại chiếm được địa-vị khả-quan. Trên thế-giới hiện giờ; những kẻ chiếm địa-vị giàu sang nhất trong xả-hội thường là những người có óc khôn-quỉ nhất và có một lương-tâm ít thương xót nhất”.

     Tại Oxfort, Ông Dr. Huxley có nhấn mạnh điều trên đây. Ông cho rằng: “Con người tấn-hóa chẳng phải là chà đạp kẻ yếu, mà là người biết thương họ, và biết giúp họ cùng tiến như ḿnh. Những đức-tánh cần-yếu cho sự tiến-hóa là: Đức hy-sinh, ḷng nhơn-ái và dạ từ-bi, biết bênh-vực và che-chở kẻ khốn-nàn, yếu đuối”.

     Nếu một người kia hy-sinh để cứu kẻ khác mà phải bỏ mạng, th́ có phải nhơn-loại mất một vị anh-hùng chăng? Trừ phi người ấy trở lại trần lần nữa; những vị tuẩn-tiết v́ Đạo; nếu một khi chết là biệt dạng đời đời, th́ làm sao nhơn-loại có đặng người quư giá?  Nếu thuyết luân-hồi là đúng, th́ người nầy sẽ trở lại trần với một tâm-thức thanh-cao hơn, mạnh-mẽ hơn và ḷng yêu-thương nhân-loại lại tăng-gia thập bội: v́ trên cơi thượng-thiên những đức-tánh cao-quư, đă có tại cơi trần, sẽ đặng vun quén thêm: ḷng hy-sinh và t́nh bác-ái sẽ được mạnh-mẽ hơn trước nhiều.

     Nhưng thuyết luân-hồi là điều chánh đáng, th́ dưới trần nầy không có chi là mất cả; nó chỉ rơ rằng; tinh-thần và xác-thịt đồng chung tiến bước.

III.---VỀ MẶT ĐẠO-ĐỨC

     Bà A. Besant nói rằng: “Đối với tôi, th́ trong vũ-trụ không thể có sự bác-ái và công-b́nh, nếu không nhận thuyết luân-hồi”. Chỉ có hai giả-thuyết nầy: một là con người do Trời hữu-ư sanh ra, hai là: con người do cha mẹ sanh ra với những tánh di-truyền. Cả hai giả-thuyết đều xô con người vào chỗ bí-lối, không thể ra được, và bắt buộc con người phải chịu cảnh tê-bại, cứ cúi đầu tuân theo mạng-số của ḿnh và mất cả chí tiến-thủ để sửa đổi thời thế và tánh-t́nh.

     Khi đứa trẻ mới sanh, ta chớ ví hồn nó như tờ giấy trắng mà trên đó ta muốn viết chi th́ viết. Ai học về khoa giáo-dục nhi-đồng đều biết rằng mỗi đứa bé mới sanh ra với tài-năng, đức-hạnh hay với tật xấu hèn đặc-biệt của nó. Người Hồi-giáo nói với chúng ta rằng: “Con người sanh ra mang số mạng ḿnh trên cổ”. Điều nầy trúng một phần lớn, bởi v́ mỗi người dưới thế-gian đều có đặc-tính rơ-ràng.

     Người ta có thể tùy sức ḿnh sửa đổi cái đặc-tính nầy; nhưng cũng chẳng được là bao. Chi nên ông LUDWIG BUCHER nói rất trúng rằng: “Sự giáo-dục khó thắng đặng tánh nết tự nhiên”. Nếu trời sanh một cách hửu-ư, th́ làm sao giải đặng tánh từ-bi, bác-ái và sự công-b́nh vô lượng của Ngài? Tại sao, một người sanh ra lại nằm trêng giường ngà, chiếu ngọc, sống trong nhung lụa nuông ch́u; c̣n kể khác lại nằm trong cḥi tranh, vách đất? Tại sao trẻ nầy khôn ngoan, với tương-lai đầy hứa-hẹn, c̣n đứa kia lại đần-độn, ngu-mê? Mà chúng lại khác nhau ngay từ lúc lọt ḷng! Tại sao thế? Trẻ con làm ǵ nên tội mà phải chịu điều bạc-phước, đớn đau?

     Tôi xin trao lời cho bà A. Besant v́ bà đă để tâm đến hoàn cảnh của các em bé tại Londres. Bà nói: “Tôi biết rơ thành Londres (Luân-Đốn) từ hang cùng đến ngơ hẻm: bởi v́ tôi là nhơn-viên của hội School-board ở tại East-End là một vùng nghèo nhất. Nơi đây, tôi có trách-nhiệm phải lo cho chín mươi sáu ngàn đứa con nít. Ngoài ra, tôi c̣n phải gần-gũi với dân nghèo khổ. Người nào biết vùng East-End, th́ phải biết cái cảnh nghèo khổ của nhơn-loại là thể nào! Lại nữa có nhiều em bé, mắc phải bịnh độc di-truyền của cha mẹ, sanh ra với thân-h́nh kỳ-quái, với trí ngu-mê hay độc-ác. Chúng nó có nhiều triệu-chứng trở thành sát-nhơn.

     Tại sao những đứa bé như vậy lại đến cho chúng ta? Các Ngài hăy đi theo tôi vào những nóc-nhà lụp-xụp, bẩn-thỉu, những nhà tối om, gần bên đống rác thúi-tha, mà cả năm không có ánh-sáng mặt trời rọi vào! Các Ngài hăy đi theo tôi đến ngơ hẻm sinh lầy, hôi hám! Bây giờ, các Ngài hăy dừng bước trước cái sân ẩm-thấp đầy rác-rến, ruồi, lằn.  Các Ngài cứ tiến theo tôi; chúng ta hăy bước trên thang lắc-lẻo, xuống cái hầm mà cả năm không có ánh sáng mặt trời rọi vào! Không khí thật là khó thở! Nhưng đó là nơi những kẻ khốn nàn sống năm nầy, tháng nọ! Trong góc hầm, trên đống giẻ vụn, một người đàn-bà ốm-nhom, nằm úm một đứa bé trai mới sanh. Ta hăy lại gần xem em bé: trán nó trợt lớt cho đến đỗi xem dường như không có, mặt mày hung-tợn; từ mũi, miệng, g̣ má, lỗ tai và vóc vạc tay chơn đều chứng tỏ nó là đứa sát-nhơn sau nầy. Với trí óc cạn-hẹp, với dục-t́nh mạnh mẽ, đời nó sẽ là đời khốn-khổ và bị tội tù! Đó là đứa trẻ khốn-nàn được Trời ban cho một cái linh-hồn! Mẹ nó là ai? – Là phu đập đá! Cha nó là ai? Chắc chắn là người say rượu; là phu bến tàu! Từ lúc mở mắt chào đời, nó đă nghe những tiếng chưỡi thề thô-tục; tới chừng biết nói - mặc dầu không hiểu - chớ nó cũng bập-bẹ những lời ấy rồi! Lớn lên chắc-chắn là nó bị đánh-đập, và bị xúi đi móc túi. Tối lại, nó đụng đâu ngủ đó; dưới gầm cầu, nơi mái hiên: v́ ở nhà nó cũng khổ cực như vậy. Ngày nầy qua ngày nọ, nó sống nhờ ăn cắp vật. Một ngày kia, nó sa vào tay c̣ bót. Rồi lại được thả ra, rồi lại bị bắt nữa!  Cứ măi như thế. Một hôm, án nó càng chồng chất, nó bị đày, một thời-gian khá lâu, chung với tù-nhơn trọng tội. Nơi đây nó gần gũi với đám người bất-lương, luôn luôn xúi giục nó làm ác. Chừng được thả ra nữa, th́ nó c̣n xấu hơn trước muôn phần. Đối với nó, th́ luât-pháp là thù-địch. Không một ai nhớ tới sự giáo-dục của nó, không ai buồn nh́n vào người nó, v́ nó là tên tù mới ra khỏi khám! Mà nó cũng chẳng cần ai biết đến nó: nó cứ phá, cứ hại. Ngục tù đối với nó như quán-trọ. Rồi một ngày kia, trong lúc giận dữ, nó lại giết người! Người ta bắt nó. Trước toà-án, nó nghe lời buộc tội một cách thản-nhiên, nó cúi đầu lẳng-lặng, chưa biết ḿnh phải hay quấy? Người ta kết án tử-h́nh nó. Rồi trong đêm lạnh lẻo, người ta đem nó ra hành-h́nh! Xác nó chôn vùi chung với các tội-nhơn khác, dưới ṿm trời âm-u, đầy thảm-đạm! Vậy ta thử hỏi, chếr rồi hồn nó về đâu? Lên thiên-đàng ư? Chắc-chắn là không! Xuống địa-ngục đời đời ư? Có thể, nhưng không công-b́nh: v́ tên sát-nhơn khốn-nàn nầy, trọn đời, không có dịp nào thuận-tiện để làm phải! Nó chưa biết chi là tội, chi là phước!  

     Cái trường-hợp của bà A. Besant vừa kể trên, chẳng phải là cái trường-hợp đặc-biệt cho một cá-nhơn nào mà cho đa-số nhơn-loại của các nước văn-minh trên địa-cầu. Nếu nói trời tạo ra một sinh-linh xấu-xa như thế, th́ hỏi ai tin đặng?

     Bây giờ ta hăy xem cảnh-tượng khác lạc-quan hơn. Một đứa trai mới lọt ḷng mẹ đă được bao nhiêu người nưng-đỡ, vuốt-ve, âu-yếm. Ta hăy lại gần xem nó. Mặt mày mở-mang, ngũ-nhạc phân-minh, nó có nhiều triệu-chứng sẽ trở nên một bậc thiên-tài tột bực.  Nét mặt thanh-kỳ chỉ nghĩa t́nh-cảm nó cao-thượng, quan-niệm nó siêu-quần; xung-quanh nó có bao nhiêu người tiến-hóa đỡ nâng, dạy dỗ. Không bao giờ nó nghe tiếng chưỡi-thề, thô-tục. Cha mẹ nó trông-nom từ chút. Lớn lên, nó được giáo-hóa đàng-hoàng.  Từ trường mẫu-giáo đến đại học-đường, nó luôn luôn được ban thưởng, tặng-khen; v́ nó có nhiều đức-tánh, mà trẻ khác không có. Dường thể sự hạnh-phúc và sự vinh-quang cứ măi liên-tiếp nhau, mà dệt ra cuộc đời nó. Dường thể Trời dành sẵn cho nó muôn ngàn hạnh-phúc; c̣n đứa bé khốn nàn kia sanh trong hầm tối, để rồi bị án tử h́nh, bỏ thây trong đêm lạnh, không kẻ đoái, người hoài! Ôi! thử hỏi hai đứa ấy đă làm ǵ? Chúng nó chỉ mở mắt chào đời, có thế thôi! Đứng trước bài toán-đố như thế, nếu không lấy thuyết luân-hồi mà giải, th́ ta phải vô cùng thắc-mắc. Tin rằng: đứa bé xấu số kia là do ư-định của trời phải sanh ra người vầy, người khác, th́ là một sự phạm Công-B́nh Thiêng-liêng, mà tất cả nhơn-loại đều đặt hy-vọng vào. Ta không nói đến ḷng Bác-ái của Đức Thương-Đế. Ta chỉ kêu nài đến sự Công-B́nh mà thôi. Tên sát-nhơn trên kia, khi thác rồi, có thể đứng trước ṭa-án thiêng-liêng mà la lên rằng: “Tại sao Trời sanh tôi như thế?” Ôi! Ta hăy lấy câu chơn-ngôn của người La-Mă, mà trả lời hai câu hỏi nầy, th́ càng thêm vô-lư.

“Người ḷ gốm không thể nắn đồ-vật y như nhau được: phải có cái tṛn, cái méo”. Không thể giải-nghĩa như vậy đặng! Trời không có thể tạo ra con người để hành khổ trọn đời! Người sẽ trách rằng: hai trường-hợp vừa kể trên là quá lố: nhưng trên đời, ta thường thấy đó là sự có thật, chớ chẳng phải là điều bịa đặt. Bà A. Besant sở-dĩ nêu ra hai gương nầy, quá tương-phản nhau, để cho ta thấy rơ-rành hai trạng-thái của con người, và để cho ta tự hỏi: “Có phải Đức Thượng-Đế, v́ sự dị-chủng của muôn loài trên địa-cầu, mà sanh ra kẻ vầy người khác chăng?”.

     Nhưng nếu hai trường-hợp nầy, mà để dưới ánh-sáng Luân-Hồi, th́ không c̣n làm cho ta phải thắc-mắc nữa: người sát-nhơn kia là một linh-hồn trẻ tuổi, mới khởi vào trường tiến-hóa, c̣n bậc siêu-nhơn ấy là một linh-hồn giàu kinh-nghiệm, sắp ra Đại-Học-Đường với cấp-bằng tấn-sĩ. Cả hai đều tạo ra số mạng ḿnh, và một ngày kia cả hai đều đạt chung một mục-đích.

     Thế th́: người sát-nhơn kia mà xă-hội ruồng bỏ và ghê-tởm vốn là anh em với ta, y cần phải đi một bước dài mới đến kịp ta. C̣n bậc siêu-nhơn cũng là anh em với ta, nhưng đă bước xa trên đường tiến-hóa hơn ta nhiều. 

     Cái thuyết luân-hồi đem đến cho ta một sự hy-vọng, làm cho ta tin chắc sự thành-công cuối cùng của nhơn-loại. Luân-hồi đưa ta đi từ nấc thang nầy, đến nấc thang khác, từ lúc ta c̣n ở trong loài kim-thạch, thảo-mộc, thú-cầm, đến lúc ta làm người. Bao giờ ta đến chót thang, th́ ta thành bậc Chơn-Tiên, thoát kiếp luân-hồi. Một khi ta hiểu thấu đặng thuyết luân-hồi, th́ ta cộng-tác với nó; nhơn đó, ta tiến-hóa lẹ. Chẳng những ta tiến-hóa về phần ta, mà ta c̣n làm người khác tiến nữa, như thế, ta cộng-tác với Thiên-Cơ. Ví dù ta nhận có thuyết luân-hồi cùng không, ta cũng không thể tránh nó đặng.

 

CHUƠNG THỨ NĂM MƯƠI TÁM

Luân-Hồi  (tiếp theo)

GIẢI-THÍCH NHỮNG BÀI TOÁN-ĐỐ KHÓ-KHĂN Ở ĐỜI

(viết theo lời giải-thích của bà A. Besant)

(La Réincarnation page 95.)

     Câu hỏi thứ nhứt.--- Trong Vơ-trụ phải có một số nhơn-vật nhứt-định, hay là khi tăng, khi giảm?

     - Khi loài thú ở dăy Nguyệt-tinh (dăy hành-tinh thứ 3) đă đến thời-kỳ đầu-thai làm người, th́ nó sang qua dăy Dăy Địa-Cầu (dăy hành-tinh thứ 4). Tại đây nó nhập với một số người chậm bước tiến-hóa c̣n đọng lại, (trong khi đồng loại của ḿnh đă sang qua dăy dăy hành-tinh thứ năm là dăy Kim-tinh). Thế là nhơn-loại tại dăy Địa-Cầu đă có số nhứt-định.

     Câu hỏi thứ nh́.--- Nếu số nhơn-loại đă nhứt-định như thế, th́ làm sao cắt-nghĩa sự tăng-gia chủng-tộc cho đặng?

     Câu trả lời nầy rất dễ: “Đối với những chơn-linh đang sắp luân-hồi, số người đầu-thai chỉ là một phần ít thôi. Cũng tỷ như số dân-sự của một đô-thị, như đô-thị Ba-lê, có thể gọi là nhứt-định. Nhưng nếu ta đi đến chỗ diễn-đàn, ta có thể thấy pḥng-giảng lơ-thơ ít người hay chật nức, th́ đó đâu có phải là triệu-chứng rằng: dân-sự Ba-lê đa số hay thiểu-số đâu. Đối với nhơn-loại ở thế-giới cũng thế. Có lúc nơi Châu nầy, tùy theo phương-tiện tiến-hóa, th́ dân-sự đông; nhưng đó không phải bằng-cớ rằng: dân-sự thế-giới tăng-gia.  Tóm lại những sinh-linh đă đầu-thai khi đa, khi thiểu, không làm tăng, giảm đặng số sinh-linh của dăy Địa-Cầu. Những chơn-linh tấn-hóa cao, th́ lâu đầu-thai hơn những chơn-linh tấn-hóa thấp. Nhưng nên để ư điều nầy: một khi dân-sự trên thế-giới tăng, th́ chơn-linh trên cơi Dévakhan (là cơi Trời) giảm [[15]]

     Câu hỏi thứ ba .--- Tại sao người dă-man và bậc siêu-nhân đồng là con Trời lại khác nhau xa thế?

     Mỗi người chúng ta là một điểm linh-quang của Đức Thượng-Đế phát-triển kiếp nầy sang kiếp khác, cũng như hột giống gieo xuống đất, tháng nầy qua tháng kia, sẽ thành một cây to. Người dă-man chỉ là một linh-hồn c̣n bé, đầu-thai xuống thế sau người văn-minh rất nhiều. Tuy cả hai vốn là Tiểu-thiên-địa, nhưng khác nhau chỉ v́ thời gian: kẻ làm người trước với kẻ làm người sau. Tỷ như cây da kia mới mọc rễ với cây da nọ đă gần ngàn năm, cành lá xum-xê, tốt đẹp.

     Sự tiến-triển của linh-hồn không hề bị hạn-chế v́ vật-chất, và mục-đích chung-qui của loài người là đồng đến Đảnh Núi Thiêng-liêng cao cả tuyệt vời. Sự khác nhau giữa hai cá-nhân là nguyên-nhân do thời-gian, chớ chẳng phải do sự bất-công của trời đất.

     Một người, th́ mới khởi đi hành-hương [[16]] , c̣n một người th́ đi đă gần mút đường.  Ta đă nh́n-nhận sự phát-triển của thể-xác mà tại sao ta lại không nh́n-nhận sự phát-triển của linh-hồn? 

     Câu hỏi thứ tư.--- Cha mẹ c̣n thấp kém có sanh con thấp kém chăng? C̣n cha mẹ tiến-hóa có sanh con tiến-hóa chăng?

     - Thường hễ cha mẹ c̣n thấp kém, th́ có nhơn-quả với chơn-linh c̣n thấp kém, c̣n hễ cha mẹ tiến-hóa, th́ có nhơn-quả với chơn-linh tiến-hóa. Rồi cái nhơn-quả ấy gom họ vào một gia-quyến để cùng trả quả với nhau. Nhưng đó chẳng phải là điều nhứt-định. Có nhiều “Cha mẹ cú mà đẻ con tiên và cha mẹ hiền sanh con dữ” như lời xưa hằng nói. Bà A. Besant có thuật chuyện tên mọi ở Mỹ-Quốc tên là Booker Washington, mà thế-giới đều biết tiếng. Tâm trí của y tiến-triển hơn đa số thường-nhơn cho đến đỗi người ta có cảm tưởng rằng: “Cái xác-thân mọi của y không xứng đáng cho y chút nào! ” Y rất thông-minh, với tinh-thần rất cao-thượng đối với đồng-bào; y dám hy-sinh tất cả để đưa họ lên đường tiến-bộ, xứng đáng cho loài người. Y lên diễn-đàn, dùng cam-ngôn, mỹ-từ để cảm-hóa đồng-bào, cho họ mau tiền bước. Y là một gương-mẫu tiến-hóa của dân mọi, mà tất cả người mọi, một ngày kia, phải đạt cho được. Thật ra, tên mọi Booker Washington thuộc về một chơn-nhơn tiến-hóa; mà v́ ḷng từ-bi, bác-ái, chịu hy-sinh nhập vào tấm thân thô-kịch kia, để chung lộn với hạng người dă-man, hầu t́m phương giúp đỡ và đưa họ lần lần đến một địa-vị xứng đáng của nhơn-loại.

     Xem qua lịch-sử người đời, ta thấy thỉnh-thoảng một vài chơn-linh tiến-hóa hy-sinh nhập vào một xác-thân thô-kịch để giúp cho đồng-bào ḿnh tiến thêm một bước nữa, và để cho người ta thấy rằng: cái xác-thân và đẳng-cấp xă-hội không thay đổi đặng linh-hồn.  Bên Ấn-độ miền Nam có nhiều bực đại thánh sanh trong những gia-đ́nh ba-ria (paria) là những gia-đ́nh hạ-đẳng trong xă-hội. Nhưng các Ngài được mọi người tôn-sùng và quư mến như bậc vương-giả. Cái trường-hộp nầy chẳng phải hiếm có. Người ta thường thấy trong chốn nhà-quê rẩy bái, hay những nơi bỉ-ổi của xă-hội, nhiều người đàn-ông, đàn-bà, con nít nẩy-nở một cách thanh cao và trong sạch; giống như hoa sen, thơm ngát trên vũng bùn! Trái lại có nhà quí-phái có giáo-dục đàng-hoàng, mà sanh đứa con bất trị, đủ tánh xấu-xa mà người ta gọi là “con chiên ghẻ của gia-đ́nh”; cha mẹ và giáo-sư đành thúc-thủ.  Ánh sáng Thông-Thiên-Học cất nghĩa điều trên đây như vầy:  “con chiên ghẻ ấy” có thể trong kiếp trước đă làm một vài điều thiện, khiến nó có liên-quan mật-thiếc với một linh-hồn cao-thượng, nay nó sinh cùng một gia-quyến, để cho người nầy có dịp đền ơn nó, bằng cách tạo ra cho nó một hoàn-cảnh hết sức thuận-tiện để nó tiến-hóa mau lẹ”.

     Câu hỏi thứ năm.--- Tại sao đứa trẻ mới mở mắt chào đời lại chết đi? Vậy sự sanh nó trong thời-gian ngắn-ngủi ấy có lợi ích ǵ?

     Bà A. Besant nói rằng: đứa nhỏ nầy (mà bà mở huệ-nhăn xem) có nhơn-quả phải trả bằng cách chết yểu, bởi kiếp trước nó có làm chết một người; nhưng không phải là ác-ư.  Kiếp trước nó là một người đàn ông quẹt diêm hút thuốc, lại vô-t́nh quăng dựa đống rơm, trước khi giục tắt. Người đàn-ông đi xa một đổi, th́ rơm bắt cháy, rồi lan ra nhà kế cận, làm chết một người. Trong trường-hợp nầy; người ta không thể nói đó là một sự sát-nhơn, và người gây hỏa-hoạn kia, cũng không phải là kẻ giết người: y chỉ vô-t́nh làm sái luật Trời mà thôi. Bởi tội y không trọng mấy, nên phải chết yểu để trả quả. Khi trả quả xong, y lại trở xuống trần liền trong vài tháng kế đó, và lắm lúc cũng trở lại với gia-đ́nh trước ấy, nếu y có nhơn-quả với kẻ làm cha mẹ.

     Nhưng thường, chính quả báo của cha mẹ mới khiến cho đứa con có số chết yểu sanh vào nhà ḿnh, đặng ḿnh chịu đau khổ mà trả quả. Đứa con chết, cha mẹ khổ nhiều nhứt: v́ đứa con là hy-vọng thiết-tha, trông chờ  từ bấy lâu! C̣n đứa trẻ nầy không có thiệt hại ǵ, bởi v́ nó sẽ đầu-thai lại trong vài tháng sau đó, nó chỉ mất một ít thời giờ mà thôi.  Thường thường quả-báo của cha mẹ và đứa con giống nhau, nên mới cùng chung chịu.

     Nếu vợ chồng người kia hành-hạ, đánh đập con ḿnh; sự thiếu t́nh thương ấy, sự độc ác ấy khiến cho họ kiếp nầy phải đền tội. Cái nghiệp báo đó ẩn dưới lớp h́nh đứa con yêu mến vô ngằn, nhưng nó phải chết yểu! Sự chết yểu của con sẽ làm cho họ lần lần biết dịu dàng, thương mến mấy trẻ khác; mà chừa tánh nham-hiểm ác-độc kiếp xưa. Bà A. Besant có thuật một câu chuyện nầy:  “Tôi biết một chị đàn-bà nọ sanh bao nhiêu lần đều không nuôi đặng đứa con nào! Đó là cách chị đền tội! Chị có nói với tôi rằng: “Tôi đem t́nh mẫu-tử thiêng-liêng của tôi mà thương tất cả trẻ con tôi gặp trên đường đời. Con tôi mất rồi, th́ tôi coi các em bé đó như con của tôi vậy”. Khi mà chị ấy nói đặng mấy lời nầy, chị đă thọ đặng bài học, và quả xưa của chị đă trả rồi. Chị hiểu luật trời nên không rên siết, không thở than, không phiền muộn, chị lấy sự đau khổ của chị đổi ra cái ân-lành cho các trẻ con bạc phước; chị làm cho chúng nó không c̣n thấy ḿnh trơ trọi nữa. Tôi nghĩ đó là cách Đấng-Chí-Tôn dạy chúng-sanh mở ḷng bác-ái và từ-bi vậy”

     Câu hỏi thứ sáu.--- Thuyết luân-hồi có thể giải tại sao một Quốc-gia thành bại hay suy-vong chăng?

     Trước hết tôi xin nói Quốc-gia là ǵ?

     --- Là những dân một nước. Quốc-gia thành hay bại là do dân trong nước tấn-hóa nhiều hay ít. Thường thường, linh-hồn c̣n trẻ trung lại đầu-thai nơi xứ c̣n dă-man; và khi linh-hồn thọ nhiều kinh-nghiệm, th́ đầu-thai nơi nước văn-ḿnh. Mà một nước văn-minh là nhờ đâu?  Ấy là nhờ nhiều linh-hồn tiến-hóa đến đầu-thai. Những linh-hồn nầy sẽ đem lại cho xứ sở các điều tốt đẹp, cao quư. Những ai có ḷng mến nước, nên để ư tŕnh-độ chung của dân-tộc, và làm thế nào cho dân-tộc được mở-tâm, mở trí, hầu trở nên sáng suốt, thông-hiểu luật trời. Nếu xứ ta dân c̣n mê-muội, th́ bổn phận của ta phải rán cầu-nguyện cho những linh-hồn tấn-hóa xuống đầu-thai để dắc-d́u họ. Đồng thời ta rán tạo xung quanh ta một hoàn-cảnh thuận-tiện cho họ có dịp làm nẩy nở tinh-thần của họ. Ta rán giúp xung-quanh ta những linh-hồn chưa tấn-hóa bằng gương tốt, lời nói, sách báo và tư-tưởng của ta. Ta chỉ cho họ biết cách nào để mở tâm, mở trí, nếu ta dạy họ tại sao phải ở sạch sẽ, phải hiền-lương, tử-tế, siêng năng, ngay thật và thanh-liêm; tại sao phải ăn uống có tiết-độ, đừng rượu chè, đừng đổ-bát. Những điều nầy giúp ích họ rất nhiều. Nếu phần đông giới thấp kém của một xứ mà khởi tiến-hóa lần lần, th́ những chơn-linh tốt đẹp sẽ vui ḷng đầu-thai xuống xứ ấy để giúp họ bước thêm một bước nữa. Ấy vậy, sự thạnh, vong của một nước là tùy ở dân-tộc. Nếu bỏ mặc cho dân sống sao cũng được, không thương-yêu giúp-đỡ họ, tức là d́m Quốc-gia xuống vực sâu!

     Câu hỏi thứ bảy.--- V́ lẽ kẻ sát-nhơn vốn là anh em với ta, ta có nên trả tự-do cho họ không?

     ---Người sát-nhơn là một linh-hồn c̣n bé ta cần phải giúp đỡ. Nếu ta bắt y cầm tù một thời-gian, lại thả y ra, để rồi bắt y lại nữa, th́ cũng như ta đem người bịnh đến nhà thương trong một tuần, rồi cho về, hai tuần sau lại đem vô nữa. Nếu cứ thế măi, th́ bịnh đă không giảm mà lại c̣n tăng. Trái lại, ta phải để cho bịnh-nhơn thật lành rồi sẽ cho về. Đối với kẻ bịnh về tâm-trí - là những kẻ đă gây ra tội ác - ta cũng phải trị như những kẻ bịnh về xác-thịt mới được. Ta phải dạy dỗ họ; ta phải rèn tập họ. Ta chớ hành phạt họ một cách tàn-nhản và dă-man; bởi v́ làm cho họ đau đớn về thể-xác có ảnh-hưởng ǵ nhiều đến tâm-trí họ đâu? Nhưng thật ra, cũng không phải thả họ tự-do, để họ làm chi th́ làm, cũng như ta không thể thả một con thú dữ cắn hại công chúng đặng. Họ cũng như con thú-dữ: v́ họ là những kẻ sát-nhơn, mặc dầu cầm nhốt họ, nhưng phải t́m cách sửa trị họ, cho tới chừng nào tánh-nết họ được thuần lại, họ có thể thành người lương-thiện, mới thả họ ra. Người ta đă nói nhiều về sự tự-do; nhưng tự-do như thế đă không ích ǵ, mà c̣n nguy-hiểm, một khi nó không đi đôi với tính tri-thức nhiệm-vụ. Điều người ta phải ghi vào trí-nảo tội-nhơn là: luật-lệ và giáo-dục. Tội-nhơn có quyền đ̣i hỏi, chẳng phải sự tự-do, mà một nền giáo-dục đàng-hoàng. Tội-nhơn không cần biết luật toà-án trừng-trị mấy năm, do một tội ác nào, mà phải hiểu luật công-dân lao-động, chủ-trị dục-vọng, để trở nên người lương-thiện. Nếu được vậy, th́ ngục-thất là chốn học-đường, là nơi người ta  thương yêu, dạy dỗ, cải-thiện đời sống của kẻ lạc-lầm.

     Câu hỏi thứ tám.--- Tại sao có người mới sanh ra lại mang tật què, hay có thân h́nh dị-tướng?

     --- Tại kiếp trước họ độc-ác với kẻ khác, nên bây giờ họ phải trả quả bằng những dị-tướng. Bà A. Besant nói rằng: “Kiếp trước làm cho kẻ khác đau khổ, th́ kiếp nầy phải mang một thân h́nh dị-tướng. Những kẻ hành-hạ thú-vật, những người ỷ-thế hiếp cô, những nhà giáo-học nóng nảy đánh đập học-tṛ, để thỏa ḷng tức giận, chớ không chịu dịu dàng dạy dỗ chúng nó, đều là những người phải mang một xác-thân dị-tướng”. Những kẻ yếu đuối hơn ḿnh là những trách-nhiệm đến cho ḿnh phải che chở bảo bọc, chớ chẳng phải là những cơ-hội cho ḿnh bóc-lột, áp-chế, hành-hà. Nếu tư-cách ḿnh như thế, th́ chắc-chắn kiếp sau của ḿnh sẽ thảm-khổ. Người xưa thường nói: “Kiếp sống hiện-tại là phản-ảnh của dĩ-văng”. Thật là đúng vậy.

     Câu hỏi thứ chín.--- Tại sao có sự đồng-cảm và sự bất đồng-cảm?

     --- Tại sự liên-giao kiếp trước giữa ḿnh và người ḿnh thương hay ghét kiếp nầy.  Người ta tưởng sự luân-hồi làm cho người thân ḿnh xa-cách ḿnh, chớ sự thật không phải thế. Trước nhất, khi ta bỏ cái xác và cái vía rồi, ta ở trong cái trí, lên cơi trời (tức là cơi Hạ-thiên: Dévakhan) ta sống ở đó nhiều năm (có khi cả ngàn năm) chung với những người thân-yêu của ta lúc sanh-tiền. Khi luân-hồi, trở xuống thế-gian, ta có khuynh-hướng đầu-thai chung với mấy người ấy. Nếu v́ lẽ riêng, người thương của ta phải đầu-thai bên kia trời, xa ta muôn dặm tuyệt mù, nhưng dầu vậy đi nữa, t́nh thương của ta và nhơn-quả chung thường khiến ta đến xứ đó để gặp gỡ người ấy với danh-từ, ân-nhân, bằng-hữu hay vợ chồng. Dù ở trên trời hay dưới đất, t́nh thương không bao giờ tan ră. Chỗ nào có t́nh thương chơn-thật là chỗ đó có sự liên-quan mật-thiết giữa linh-hồn; sự liên-quan nầy không bao giờ bị bàn tay giá-lạnh của tử-thần hay sự tái-sanh làm cho dứt được.

     Có bao giờ ta cảm thấy một người nào lần thứ nhứt mà dường như đă quen biết lâu rồi chăng?  Chỉ vài giờ đàm-thoại, cũng đủ thấy ta và người đồng-thinh, đồng-khí hơn anh em ruột một nhà. Có bao giờ ta cảm thấy người nào lần thứ nhứt, mà ta ghê tởm không dám lại gần chăng? Đó là người nghịch của ta kiếp trước. Tốt hơn là ta nên tránh chung đụng với y, đồng thời nên đem tư-tưởng hiền-lành, tử-tế và nhơn-ái mà ban rải cho y và cầu chúc cho y được tốt đẹp hơn. Như vậy ta có thể trả quả của ta đối với người kiếp xưa.  Rồi vài năm sau, khi ta gặp lại người, ta sẽ không c̣n thấy như là kẻ nghịch mà có thể là người thân. Đó là cách ta đổi quả xấu ra quả tốt. 

     Có khi ta vừa thấy người nào lần thứ nhứt, mà tấm ḷng ta bổng nhiên sôi nổi một niềm cảm mến nồng nàn: đó là tiếng gọi của chơn-linh nầy đối với chơn-linh khác. Sắc-tướng không thế nào cản đặng tiếng gọi của tâm-hồn. Luân-hồi đặt để ta ở xứ nầy, hoặc xứ khác, với thân-h́nh nam-nhi hay phụ-nữ; nhưng linh-hồn vẫn không lầm nhau và tự-nhiên gọi nhau bằng tiếng vô-thinh.

     Tiếng gọi của linh-hồn là một bằng-cớ vững-chắc nhứt của t́nh thân-ái mà ta có thể hoàn-toàn tin-cậy. Nhưng ta cũng đừng lầm t́nh thân-ái bạo-phát, do bên trong, chớ chẳng phải do bên ngoài, mà người ta thường cho là: “T́nh chớp nhoáng”. Thật ra, cũng có tiếng gọi của linh-hồn, mà cũng có tiếng gọi của xác-thịt giữa nam và nữ. Một t́nh thương như vậy sẽ tan ră với thời-gian, và sẽ hoá ra sự chán-nhàm, buồn tẻ!

     Luân-hồi làm cho t́nh-thương được măi bền vững; nhờ đó mà ta chắc chắn rằng: chẳng bao giờ ta mất đặng người thương của ta. Lại nữa, luân-hồi đem lại cho ta hy-vọng và an-ủi khi t́nh thương của ta không đặng bồi đáp. Ta sẽ tự nói rằng “T́nh thương của ta ăn sâu trong dĩ-văng; nếu bây giờ bạn không thương ta lại, là tại xưa kia ta có  làm điều chi bất tường cho bạn ta. Vậy ta c̣n phải thương nhiều hơn nữa đặng trả cho rồi mối nợ tiền-khiên; và nhơn đó, một ngày kia, t́nh thương chơn-thật và đậm-đà của ta sẽ hiệp ta với bạn ta một lần nữa, tại cơi trần”

     Thuyết luân-hồi làm cho ta trở nên mạnh mẻ, có thể đảm-đương tất cả nhiệm-vụ khó khăn ở đời và chịu nổi tất cả những điều sầu khổ.

     Câu hỏi thứ mười.---  Nếu có luân-hồi, tại sao ta không nhớ kiếp trước của ta đặng?

     Có biết bao nhiêu chuyện dưới trần mà ta c̣n không nhớ hết thay, lựa là những kiếp đă qua! Lúc thiếu-thời của ta có xảy ra chuyện ǵ, hỏi ta nhớ đủ hết không? Ta chỉ nhớ vài chuyện hiển-minh mà thôi: như con ngựa gỗ của ta cởi, cuốn vần đầu-tiên, cuộc đi du-lịch trên tàu thủy hay trên xe lửa lần thứ nhứt. Ngoài các điều ấy ra, ta không c̣n nhớ chi về đời ấu-trỉ của ta hết. Ta không nhớ chẳng phải có nghĩa là kư-ức hoàn-toàn tiêu-mất trong trí ta đâu. Không phải thế. Nếu ai thôi miên ta, và bảo ta tả lại tất cả thời-kỳ ấu-trỉ của ta, th́ ta sẽ tả không sót một mảy!  Bởi v́ những kỷ-niệm xưa chỉ khuất dưới lớp màn hiện-tại thôi. Nhưng khi xuất-thần (lúc bị thôi-miên) th́ sự hiện-tại không lấp đặng cảnh dĩ-văng. Người xuất-thần có thể nói lại những kỷ-niệm xưa với thứ tiếng thông-thường, mà chính ḿnh cũng không hiểu được. Như thế, th́ cái thuyết truyền-thần không đứng đặng ở chỗ nầy. Người ta cũng có thể nhớ rơ ràng những điều ǵ đă quên từ lâu, trong khi bịnh nặng, hay trong cơn mê sảng. Tại sao cái óc lại hồi-nhớ dễ dàng trong lúc xuất-thần đặng? Bởi v́ những kỷ niệm xưa không xóa-nḥa đặng trong kư-ức. Những người tự-tử, trước khi chết, thấy rơ đời họ trả ra trước mắt như tấm phim. Sức rung-động của nguyên-tử cái óc - làm ra trí nhớ - đă giảm-bớt nên khiến cho quên; lại nữa những nguyên-tử nầy rung-động từng nhóm, nên mới có sự liên-tưởng. Tỷ như một mùi thơm thoảng qua làm cho nhớ đến mùi thơm mà ta ngửi khi xưa trong trường-hợp nào, cùng với người nào. Một nguyên-tử trí-năo bị kích-động, th́ nó lôi cuốn các nguyên-tử của toàn nhóm, chi nên những kỷ-niệm xưa mới diễn lại đặng.

     Chính cái thuyết nầy giúp ta giải nghĩa tại làm sao ta không nhớ lại kiếp trước, mà ta có thể nhớ lại tất cả chi tiết xảy ra ở kiếp nầy?

     Kiếp nầy ta là một linh-hồn ở trong một xác-thân mới; cái óc ta, cái thể t́nh-cảm và tư-tưởng của ta không có ghi chép những điều xảy ra ở kiếp trước, làm sao hồi nhớ đặng.  Chỉ có “linh-hồn” ta là trường-tồn, không bị thay đổi nên giữ đặng tất cả kỷ-niệm của thời dĩ-văng mà thôi. Nó không bao giờ quên.

     Nếu nói như thế, th́ tất cả người dưới thế gian không thể nhớ lại kiếp trước sao?

     --- Cũng có người nhớ đặng [[17]], nếu biết tập luyện theo phương-pháp. Cái phương-pháp nầy bà A. Besant đă chỉ rơ dưới đây. “Tất cả lực-lượng của quư ngài đều gom ở ngoại-giới; nó quan-hệ đến quyền-lợi, dục-vọng và tư-tưởng của quư ngài hiện giờ. Tất cả lực-lượng của chơn-nhơn trường-tồn đều luôn luôn quay về hạ-thể: trí, vía, xác để tiếp-xúc với ngoại-giới. Đó là điều làm hầu hết của mọi người ở thế-gian. Nếu muốn nhớ kiếp trước, th́ quư ngài phải làm trái ngược lại: quư ngài phải quay cả lực-lượng tinh-thần về bên trong, về chơn-nhơn bất-tử, nó ghi chép tất cả kỷ-niệm cổ-kim của quư ngài. Ngày nào mà quư ngài hiệp-nhứt với chơn-nhơn đặng, th́ trí nhớ của chơn-nhơn tức là trí nhớ của quư ngài. Tự nhiên quư ngài nhớ lại tất cả kiếp trước. Chơn-nhơn đă trả qua cảnh dĩ-văng tiền-khiên. Khi phàm nhơn tan ră, những sự kinh-nghiệm đă thâu-thập dưới trần sẽ đổi-thành đức-tánh tại cơi trời, rồi chí cái kết-quả của sự kinh-nghiệm (mà ta gọi là đức-tánh) sẽ gắn vào thân, vía và trí của con người mới, khi trở lại đầu-thai tại cơi trần. Tỷ như người thương-gia làm sổ kế-toán, biên số thâu-nhập và số chi-xuất của năm vừa qua, để làm căn-bản cho năm sẽ tới, chớ không có biên những tế-khoản: th́ chơn-nhơn cũng vậy. Trên cơi trên, chơn-nhơn làm kế-toán rồi, th́ khóa sổ lại; nhưng vẫn nhớ trong trí cái quả vừa qua. Cái kết-quả nầy sẽ ghi vào trí-thức chơn-linh. Cái kết-quà của sự sát-nhơn ở trần sẽ biến-thành cái xu-hướng sát-nhơn ở cơi trời. Quư ngài chớ quên rằng: nó chỉ là cái xu-hướng thôi. Cái xu-hướng nầy sẽ ghi vào trí-năo của người mới đầu thai, nó sẽ chịu ảnh-hưởng xấu hay tốt của nền giáo-dục gia-đ́nh và xă-hội. Nếu giáo-dục đàng-hoàng, th́ cái xu-hướng sát-nhơn kia sẽ phải mất dần. C̣n trái lại, con người gặp phải hoàn-cảnh xấu-xa, hung-tợn, th́ cái mầm sát-nhơn kia sẽ nảy chồi, mọc lá,và con người dễ phạm vào tội chém giết như kiếp trước.” 

     Đó là điều giải-thích tại làm sao ta không nhớ đặng kiếp trước. Nhưng tôi (bà A. Besant) đă nói với quư ngài rằng:

     “Ta có thể t́m lại trí nhớ của chơn-nhơn và nhớ đặng tiền-kiếp bằng cách tham-thiền đem cả tâm-lực chú vào cơi trên, chớ không phải hạn-chế tâm ḿnh nơi mấy cơi thấp, măi quay-quần nơi hạ-trí, t́nh-cảm và nhục-dục của trí, vía và thân. Quư ngài hăy sống với tinh-thần, nghĩa là rán trau dồi ba thể cho được tinh-khiết, cao-thượng mới có thể đem phàm-nhơn nhập với một chơn-nhơn. Hễ phàm-nhơn nhập một với chơn-nhơn rồi, th́ tự-nhiên các tiền-kiếp sẽ trải ra mắt ta một cách rơ ràng. Tôi biết có nhiều người nhớ đặng mấy kiếp trước, họ có thể ḍ từ kiếp một, để ghi lại những bài học đă qua nhiều thế-kỷ.  Nhưng theo ư tôi: th́ người nào chưa thoát tục được, mà nhớ đặng kiếp trước, th́ có hại hơn là lợi. Tỷ như ta ở trong một gia-đ́nh, rủi người cha là kẻ thù của ta xưa kia, nếu ta biết đặng quá-khứ chi cho khỏi sanh ra sự đau đớn trong ḷng? Biết bao nhiêu người lầm lỗi, có thể trở nên tử-tế, nếu họ quên được cái kỷ-niệm tội-lỗi ám-ảnh sự tiến-hóa của họ rất nhiều.

     Trong đời cũng có vài chuyện ta phải quên. Người ta nói ông Shri Ramachandra, chiều lại, rán quên tất cả tội lỗi của ông đă làm trong ngày, dù tội lỗi ấy đến số 20, nhưng đồng-thời, ông không hề quên làm một điều thiện. Người học Đạo cũng thế, chỉ nên nhớ điều thiện đă làm và quên điều ác của người đối với ḿnh và của ḿnh đă gây. Quên điều ác của ḿnh chẳng phải để tránh sự cắn-rứt của lương-tâm, mà bởi sự cắn-rứt lương-tâm đă không đem đến kết-quả, mà c̣n thêm hại. Điều cần yếu là khi ta phạm lỗi, ta chớ buồn rầu, mà phải lập tâm, lập chí cho có can-đảm đừng tái-phạm lần thứ nh́.

     Nếu quư ngài không có đủ nghị-lực để lập chí không giận-hờn, không buồn rầu, không phiền-trách những điều khó-khăn, rắc rối tại kiếp nầy, th́ quư ngài chớ mong ǵ thêm vào kiếp hiện-tại, cái gánh nặng của muôn kiếp đă qua!”

 

CHƯƠNG THỨ NĂM MƯƠI CHÍN

Luật Luân-Hồi

Những thể của Linh-Hồn

     Thông-Thiên-Học dạy rằng: Con người là Chơn-Thần, là Điểm-Linh-Quang của Đức Thượng-Đế sanh tại cơi Tối-Đại-Niết-Bàn và ngụ tại cơi Đại-Niết-Bàn. Chơn-thần quá trong-sạch không thể ở cơi thấp đặng, mới phân-thân xuống ba cơi dưới (Niết-Bàn, Bồ-Đề và Thượng-Thiên) lấy tên là Linh-Hồn hay Chơn-Nhơn. Chơn-nhơn cũng quá tinh-anh không thể ở cơi thấp đặng mới phân-thân xuống ba cơi dưới nữa (là Hạ-Thiên, Trung-giới và phàm-trần) lấy tên là Phàm-nhơn.

     Ta đă nói: Linh-Hồn luôn luôn bất-diệt, luôn luôn tinh-tấn với thời gian, và không bao giờ bị nạn tứ-khổ: sanh, lăo, bịnh, tử. Mỗi phút qua là mỗi phút linh-hồn vươn ḿnh bước tới, hầu đến kề Đức-Từ-Phụ toàn-tri, toàn-năng và toàn-diện. Mục-đích của Linh-Hồn là làm theo Thiên-Cơ.

 

 

        Sự tiến-triển mà Linh-Hồn khởi-diễn từ loài thấp nhứt ở cơi trần, như loài kim-thạch; và cứ măi đầu-thai để tấn-hóa, được phản-bổn hườn-nguyên.

     Linh-hồn đi đầu-thai, có nghĩa là lấy ba hạ-thể: trí, vía, và xác. Ban đầu Linh-Hồn gom chất khí cơi Hạ-thiên, làm ra hạ-trí dùng để suy-nghĩ; đoạn gom chất khí cơi Trung-giới làm ra cái vía dùng để cảm-kích. Sau rốt, Linh-Hồn mới nhập vào thai-nhi để hoạt-động trong giới vật-chất.

     Thông-Thiên-Học dạy rằng: một khi Linh-Hồn đă lấy xác con người rồi, th́ không c̣n đầu thai lại làm thú-vật, cây-cỏ và sắt-đá nữa, trừ khi vài trường-hợp bất-thường, nhưng ít khi xảy ra lắm.

     Khi con người từ-trần, bỏ xác-phàm, th́ c̣n lại hai thể vía và trí. Cái vía sẽ lần lần tan ră, Linh-Hồn chỉ c̣n có hạ-trí. Sau cùng hạ-trí cũng tan ră. Linh-Hồn mới nhập vào chơn-thân hay là Thượng-trí (corps causal). Ở trong chơn-thân, con người mới thật quy-hồi quê cũ.

 

Dưới đây là bảng chỉ rơ các hạng linh-hồn đang đầu-thai :

CÁC HẠNG LINH-HỒN ĐANG ĐẦU-THAI

     1.--- Các  Đấng  Chơn-Tiên .--- Các Ngài đă thoát kiếp Luân-hồi, nhưng vui ḷng đầu-thai để hy-sinh giúp đời.

     2.--- Linh-Hồn đang đi trên đường Đạo.--- Đầu-thai lại liền sau khi thác, dưới sự chỉ-huy của Đức-Thầy hay là các Đấng Chơn-Tiên. Hy-sinh cảnh Trời huyền-diệu để trở lại trần.

     3.--- Linh-Hồn Trí-Thức, tần-hóa khá. .--- a) Đầu-thai hai lần trong mỗi giống dân-phụ.-- Ở tại cơi Trời trung-b́nh 1200 năm.

     b) Đầu-thai hơn hai lần trong mỗi giống dân phụ.--- Ở tại cơi Trời trung b́nh 700 năm.

     4.--- Linh-Hồn kém-thấp.--- Đầu-thai nhiều lần trong mỗi giống dân-phụ, trước khi sang qua giống dân-phụ khác.

     5.--- Linh-Hồn chưa mở-mang.

     Có hai hạng linh-hồn : a) Linh-hồn trẻ và b) Linh-hồn già.  Linh-hồn trẻ là Linh-hồn chưa đủ nghị-lực chủ-trị dục-vọng đang bồng bột, nổi sôi, cái trí cũng chưa mở-mang, khó suy-tính đặng điều cao-thượng. Hiện giờ những Linh-hồn ấy sanh trong những nước chưa văn-minh, hay vừa mới văn-minh. C̣n Linh-hồn già là những Linh-hồn tiến-hóa cao, không lấy gia-đ́nh hay tổ-quốc làm biên-cương, tâm-hồn bao gồm bốn biển, lấy hạnh-phúc nhơn-sanh làm nền-tảng và rán thực-hành theo Thiên-Cơ. Cái Linh-hồn ấy ví như Bông-Hoa của Nhơn-Loại, đă bước gần mức tột thang tiến-hóa, và đang hướng về chúng-sanh để t́m phương phổ-độ.

     Trên bảng đây ta thấy :

     1.--- Đấng Chơn-Tiên.--- Chơn-Tiên đă thoát kiếp luân-hồi. Tất cả sự văn-minh trên đời Ngài đều rơ cả. Ngài không c̣n điều chi học hỏi tại trần nữa. Ngài trở thành cột trụ muôn đời của Đức Thượng-Đế vậy. Tuy nhiên, có nhiều vị Chơn-Tiên đầu-thai xuống thế để đem người đến Đức Thượng-Đế. Khi một vị Chơn-Tiên đầu-thai, th́ Ngài tự chọn nơi và giờ sanh, v́ Ngài cầm vận mạng Ngài trong tay.

     2.--- Linh-Hồn trên đường Đạo.--- Là những vị đệ-tử Tiên. Thường sau khi bỏ xác chừng vài tháng hoặc vài năm chớ chưa bỏ cái vía và trí như thường lệ, cũng trở lại trần.  Theo luật tự-nhiên, th́ khi bỏ xác-phàm rồi, linh-hồn ở trên cơi Trung-giới một thời-gian ngắn; đến khi bỏ cái vía rồi, th́ linh-hồn qua cơi Hạ-thiên ở trong cơi Hạ-trí nhiều trăm năm. Cơi Hạ-Thiên gọi là Thiên-Đàng hay Dévakhan (theo văn-từ Thông-Thiên-Học).  Nơi đây, linh-hồn hưởng đủ mọi điều hạnh-phúc đă khao-khát lúc ở trần. Trải qua nhiều thế-kỷ, Linh-Hồn sống trong cảnh phúc-lạc miên trường, cho chí ngày nhàm-chán mới bỏ cái hạ-trí, mà sống trong chơn-thân. Tại chơn-thân, tất cả sự kinh-nghiệm đă thu-thập trong ba cơi dưới sẽ hóa-thành đặc-tài và quan-niệm. Nhưng muốn đạt sự chí-thiện chí-mỹ, linh-hồn phải hoạt-động, tập rèn nhiều hơn nữa, bằng cách đi xuống cơi dưới, lấy ba hạ-thể mới: trí, vía, xác.

     Những vị đệ-tử cao-cấp không bị bắt buộc phải tuân theo luật chung: Họ hy-sinh mấy trăm năm hạnh-phúc hưởng tại cơi Trời, bương bả xuống trần để phụng-sự Đức Thầy trên đường độ chúng. Đức Thầy chọn cách nào cho ngày giờ và chỗ đầu-thai của họ phù-hợp với công-việc giúp đời. Họ vẫn giữ y hai thể vía và trí của họ, mà chỉ lấy xác mới thôi.

     Bà A. Besant và ông C. W. Leadbeater lấy huệ-nhăn xem mấy kiếp trước của 4 người A. B. C. D. [[18]]  thuộc về hạng linh-hồn tấn-hóa. Theo chi-tiết của của sự luân-hồi, người ta có thể lấy trung-b́nh mà kết-luật theo bảng dưới đây:

 

     Trông vào bốn bảng trên đây ta thấy:

 

          I  Thứ nhứt .--- Linh-hồn trí-thức chia ra làm hai nhóm:

          1) Nhóm A, B, và D thời-gian trung-b́nh, giữa hai kiếp lối 1200 năm 

          2) Nhóm C thời-gian trung-b́nh, giữa hai kiếp, lối 700 năm.

   

      Khoảng thời-gian nầy (phần nhiều ở tại cơi Hạ-thiên) lâu hay mau tùy theo sức và lượng của nhiệt-vọng con người lúc c̣n sống tại cơi trần. Đối với linh-hồn không tấn-hóa, đời sống dưới trần lối 60 tuổi, có thể ở cơi trời từ 2 đến 3 thế-kỷ. Nếu đời sống dưới trần mà ngắn-ngủi như trường-hợp của kẻ chết yểu, th́ thời-gian trên Trời sẽ rút ngắn lại.

     Đối với phần đông linh-hồn trí-thức, đời sống dưới trần lối 60 năm, có thể ở tại cơi Trời từ 1000 tới 2000 năm. Tại sao mấy người nầy lại ở lâu trên trời? - V́ đời sồng dưới thế-gian đem lại cho họ nhiều kinh-nghiệm, mà những sự kinh-nghiệm nầy phải đổi ra tài-đức tại cơi trời. Nếu kinh-nghiệm nhiều, th́ phải kéo dài thời-gian. Ta thấy nhóm linh-hồn trí-thức như nhóm C (Bảng thứ Tư ba trang 318) chỉ ở trên Trời có 700 năm mặc dầu họ có nhiều kinh-nghiệm bằng nhóm A, B, C, (mấy nhóm nầy ở trên trời lối 12 thế-kỷ).

  

 

 

 

     II Thứ Nh́.--- Những linh-hồn trí-thức thường đầu-thai ít nhứt hai lần trong mỗi giống dân phụ, của một giống dân chánh (xin xem lại đoạn giống dân). Ta hăy xem nhóm người A, th́ ta thấy linh-hồn đầu-thai năm 23.650 trước Chúa giáng-sinh trong giống dân phụ thứ nhứt của giống chánh Atlante (nghĩa là giống dân chánh IV). Mấy kiếp sau, linh-hồn ấy cứ đầu-thai trong các giống phụ của giống dân chánh ấy tùy theo số thứ tự (từ giống dân phụ thứ 1 tới giống dân phụ thứ 7). Sau khi đầu-thai trong giống dân phụ thứ 7; linh-hồn trở lại giống dân phụ thứ nhứt; nhưng thường đổi xác nam hay nữ. Rồi cũng cứ tuần-tự luân-chuyển măi như vậy. Có khi linh-hồn không tuân theo thứ-tự của giống dân phụ. Tỷ như đầu-thai trong giống dân phụ thứ 6, bỏ nhóm dân phụ thứ 7, lại trở đầu-thai trong nhóm dân thứ nhứt. Đó chỉ nghĩa là linh-hồn đă học-hỏi tất cả điều cần kíp trong nhóm dân phụ thứ 7 rồi. 

     III Thứ Ba.--- Về vấn-đề nam và nữ, th́ ta thấy trong bốn người A, B, C, D, khác nhau xa. Lấy thân đàn-ông hay đàn-bà để tỉến-hóa tại cơi trần, là tùy sự kinh-nghiệm khác nhau, chớ không có luật buộc phải mấy kiếp làm nam hay nữ hoặc giả người nữ bị đọa hơn người nam. Thường thường, chẳng bao giờ linh-hồn lấy xác-thân nam hay nữ liên-tiếp trong bảy kiếp, hoặc ít hơn ba kiếp. Tuy nhiên cũng có lệ-ngoại, cũng như ta thấy tên A, sau ba kiếp liên-tiếp làm đàn ông, đầu-thai hai lần làm đàn-bà rồi trở lại làm đàn ông.

     IV Thứ Tư.--- Linh-hồn đầu-thai là khi chấm-dứt đời sống trên Trời; ngày giờ sanh và tử đều do Đấng Nam-Tào Bắc-Đẩu [[19]]  đă định trước. Kiếp sống của ḿnh dưới trần có thể bị rủi ro hay bịnh-hoạn thâu-ngắn lại, khi các Ngài cho là cần. Trái lại nếu các Ngài thấy linh-hồn cần phải sống lâu đặng thu-thập một vài kinh-nghiệm trọng-yếu, th́ các Ngài cho kéo dài đời sống. Tuy các Đấng-Nam-Tào Bắc-Đẩu định-đạt số-mạng ḿnh như thế, chớ chẳng phải là cái luật phải tuân theo, v́ ḿnh có thể sửa đổi số-mạng ḿnh. Tỷ như sự rủi ro gây thiệt-mạng, đó chẳng phải luôn luôn là do số-mạng: v́ lắm khi sức mạnh bên ngoài cũng có thể làm sái chương-tŕnh của Đấng Nam-Tào Bắc-Đẩu. Nhưng trong đời chẳng có cái chi mất cả. Kiếp nầy rủi thu ngắn: v́ tai nạn; nhưng kiếp tới sẽ được đền bù.

     Trong chương-tŕnh luân-hồi chẳng có khoản nào nói về sự tự-tử. Con người chịu trách-nhậm hoàn-toàn của sự tự-tử. Có nhiều trường-hợp: người ta tự-tử để tránh tội-lỗi, người ta tự-tử v́ loạn óc hoặc v́ nguyên-nhân cao-thượng.

     Đối với linh-hồn chưa tấn-hóa và c̣n thấp-kém, th́ luật luân-hồi có thể sửa đổi một đôi phần, chi nên họ sanh đi, sanh lại trong một giống-dân phụ rất nhiều lần, trước khi đầu-thai qua giống-dân phụ khác. Thời-gian giữa hai kiếp của họ rất ngắn ngủi chỉ vài năm. Họ thua sút những linh-hồn trí-thức cả triệu năm. Đó chẳng phải có nghĩa là bản-tánh của họ xấu-xa. Những đức tánh khôn ngoan, nhơn-từ của người trí-thức hiện giờ sẽ là gia-tài sẽ tới của người c̣n thấp-kém, chưa tấn-hóa, bởi v́ luật trời bắt buộc tất cả mọi người đều phải đạt cho được sự chí-thiện, chí-mỹ.

     Tại sao biết đặng người đàn-ông ở Đông-Phương sẽ đầu-thai làm người ở Tây-Phương? Câu hỏi nầy cũng chẳng khó trả lời. V́ lẽ, hiện giờ các vị thông-thái đă có làm; tỷ như muốn biết chỗ sanh đứa nhỏ, th́ người ta xem tứ cận, coi địa-thế có gần biển; núi, hồ, sông chăng? Rồi trông vào bảng  địa-đồ, th́ biết đặng rơ ràng. Nếu đứa nhỏ sanh vào đời thượng-cổ, địa-diện bị đổi thay, th́ nhà sưu-tầm của khoa pháp-môn huyền-bí lấy thần-nhăn xem đúng chỗ nào, rồi ḍ lại bảng địa-đồ, th́ biết trúng đặng xứ ấy.

     Muốn biết về giống-dân, th́ phải có học nhiều về nhân-tính-học. Người nào đă từng đi du-lịch, th́ sẽ biết phân biệt người Tàu với người Nhật, người Anh với người Pháp, người Đức với người Nga. Cũng như xem đặc-tính của mỗi giống dân. Người ta có thể biết giống dân nào phụ, giống dân nào chánh. Biết rơ ngày giờ là một chuyện khó. Người có huệ-nhăn, có thể thấy đặng bao giờ trái đất đổi thay, và giờ nào, ngày nào quả địa-cầu xảy ra điều ǵ, trong bốn mùa xuân, hạ, thu, đông. Tỷ như nhà Pháp-môn muốn xem lại một đoạn đời xưa bên xứ Ai-Cập và t́m biết ngày tháng, th́ phải lấy huệ-nhăn quan-sát triều-đ́nh, coi vị vua nào trị-v́ thuở ấy, rồi lật lịch-sử coi nhằm năm nào hoặc trước hay sau Chúa Giáng-sinh. Cũng như người ta có thể biết đặng châu Atlantide sụp hồi năm 9565 trước Chúa Giáng-sinh vậy.

     Về sự biết một linh-hồn khi lấy xác nam hay nữ, th́ không thể lầm đặng. Thật ra, cái xác-thân thay đổi mỗi kiếp luân-hồi, nhưng cái chơn-thân (hay cái kiếp) chẳng hề thay đổi. Một khi nhà sưu-tầm, lấy nhăn-quang ḍm vào chơn-thân trường-cửu ấy, th́ sẽ biết từng kiếp một của linh-hồn. Mặc dầu xác-thân là đàn ông hay con nít, linh-hồn không v́ đó mà già hay trẻ.

     Bây giờ ta hăy trông vào hai bảng dưới đây của các nhà có nhăn-quang như bà A. Besant và ông C.W. Leadbeater sưu-tầm để biết qua cái dây liên-ái chặt chẽ giữa ba linh-hồn A, B, C, Nhờ t́nh-thương kết chặt, ba linh-hồn nầy cầm tay tiến bước, đến Đài Minh-Triết Thiêng-Liêng, không hề rời nhau. T́nh thương thực-sự không bao giờ mất, mặc dầu cái xác bị bao lần thay đổi, đổi thay. T́nh thương thực-sự mặc dầu trong gia-quyến hay ngoài đời cứ măi tỏ-hiện bằng cách giúp đỡ và hy-sinh.

     Ở trước ta đă thấy Linh-hồn A và B, là những linh hồn tấn-hóa khá, bởi đă sống 1200 năm tại cơi Trời, c̣n C th́ chỉ có 700 năm mà thôi.

     Trông vào bảng thứ I ta thấy C gặp A 12 lần, c̣n gặp B và A cùng một lượt có 8 lần.  Nhơn đó mối tương-quan giữa A và C rất đậm-đà. Mặc dầu hoàn-cảnh và nhơn-quả của đôi bên không gom họ vào một gia-đ́nh đặng, chớ tâm-hồn họ vẫn t́m nhau, mà kết bạn thân với nhau.

     Trông vào bảng thứ II ta thấy hai linh-hồn E và F gặp nhau nhiều kiếp, và thần t́nh-ái đă buộc chặt hai người trong nhiều trường-hợp. Khi linh-hồn E đổi xác nam đầu-thai làm người nữ hai lần, th́ người thương của y lại cũng theo y với tư-cách con trai, và chồng.  Đến chừng E làm đàn ông th́ F lại cũng làm đàn ông. Cả hai đồng kết bạn thân yêu không rời. Đến sau, E làm một nhà-sư, th́ người ta lại đem đến cho một em gái mồ-côi, ở tại đền-thờ. Sau hai tháng, nhà sư và em bé trở thành đôi bạn thân; nhà-sư đối với em bé như bực cha và sư-phụ. Rồi một kiếp sau, hai người làm vợ chồng với nhau. Có một kiếp F không gặp người yêu, nhưng kiếp sau tại (Rome) thành La-Mă F và E lại làm vợ chồng.

 

 

CHƯƠNG THỨ SÁU MƯƠI

I.--- Ư - muốn  Đầu –Thai

     Ở trước ta đă thấy: Luân-hồi là cần kíp, bây giờ ta thử học qua cái ư-muốn đầu-thai.

     Ta đă biết rằng: Đầu-thai nghĩa là Chơn-nhơn, từ cơi Thượng-Thiện, cho tia sáng xuống ba cơi dưới: hạ-trí, trung-giới và hạ-giới để làm ra ba thể: trí, vía và xác mà ta gọi là phàm-nhơn.

     Vậy thử hỏi đầu-thai diễn ra lúc nào?

     Khi chơn-nhơn muốn kinh-nghiệm thêm điều mới lạ, mới phân-thân ra đặng đi xuống cơi thấp; sự ham muốn nầy là do ư-chí của Đức Thượng-Đế giục-giă [[20]] . Chơn-nhơn nẩy sanh cái ư muốn đầu-thai. Theo phạn-ngữ th́ cái ư muốn đầu-thai đây gọi là Trishnâ. Tức là sự khác-vọng để biểu-lộ sự  SỐNG THẬT” Chữ sống đây không phải theo nghĩa thường mà có nghĩa là làm cách nào để biểu-lộ hoàn-toàn, cái tâm linh-động tại cơi dưới để cùng rung-động theo muôn điệu. Không có cái luật nào hay một sứ-mạng nào bên ngoài bắt-buộc chơn-nhơn phải đi đầu-thai cả: chơn-nhơn đi đầu-thai là tự ư ḿnh muốn.  Nếu Chơn-Nhơn không chịu, th́ cũng được tự-do vậy. Nhưng bao giờ Chơn-Nhơn thấy những cơi dưới c̣n hữu-ích cho sự tiến-hóa ḿnh, th́ lại muốn đi đầu-thai.

     Thế th́, Chơn-Nhơn không bị áp-chế bắt buộc đi đầu-thai dưới cơi trần phiền năo nầy. Chơn-nhơn muốn đi đầu-thai là tự ḿnh khao-khát. Ta hăy ví dụ một cách hữu-h́nh như vầy: khi ta ăn, đồ ăn sẽ bổ-dưỡng ta; rồi ta lại đói nữa, ta cần bổ-dưỡng nữa, ta cần ăn nữa. Không ai bắt buộc ta phải ăn, ta tự kiếm lấy mà ăn v́ ta đói. Cũng y như thế, người đi đầu-thai v́ thấy ḿnh cần dùng cảnh dưới để tiến-hóa, c̣n chưa hưởng tận những cái ǵ hay, quư ở cơi ấy, nên mới bỏ ngôi vị trên thiên-đàng (dévakhan) mà chịu cảnh luân-hồi.  Bao giờ chưa thực-hiện được thiên-tánh cho hoàn-toàn, th́ cái ư-muốn đi đầu-thai (Trishnâ) vẫn có luôn luôn. Một khi con người đă tiêu-hóa các chất bổ rồi, th́ Trishnâ lại hiện đến để t́m những chất bổ khác. Có hai thứ Trishnâ: thứ th́ “ngoại-giới” thứ th́ “nội-giới”. Trishnâ ngoại-giới là sự khát vọng thâu-thập những vật bên ngoài: tỷ như t́m rung-động theo sự rung-động của cơi dưới. Trishnâ nội-giới là cái khát vọng ấy lại quay về bên trong; nó tỏ ra bằng câu nầy: “Hồn tôi khát vọng một vị Thần linh sống thật (Mon âm a soif de Dieu, oui, du Dieu vivant”. Đó là sự khát vọng của nhành muốn về cội, của phần-tử muốn về cốt-tử. Tuy nhành xa cội, chớ không thể chia ly. Linh-hồn cũng thế, bao giờ c̣n xa Đức Từ-Phụ (Đức Thượng-Đế) th́ c̣n khao khát và chẳng hề được diễm-phúc.  Chính đó, mới nảy sanh ư-muốn đầu-thai; và Trishnâ giục người bỏ cơi Thiên-Đàng để đi vào hạ-giới đầy chông-gai thảm-khổ.

Tuy nhiên, cũng có người thấp-kém mà thoát đặng luân-hồi trong một thời-gian rất lâu. Đó là trường-hộp những nhà Đạo-sĩ bên Ấn-độ c̣n thấp-kém. Họ rán dùng nghị-lực của ư-chí để dập-tắt ḷng ham-muốn sống ở cơi trần. Họ tự cho rằng: trần là giả-tạm, là khổ-năo, có đáng ǵ mà ham-muốn trở lại nữa (nhứt là khi họ đă bị đau khổ, hay thất chí).  Họ tự ḿnh tạo ra tư-tưởng dứt bỏ, lănh-đạm đối với ngoại-giới. Cái trạng-thái ấy tiếng-phạn gọi là Vairâgya. Kinh Upanishads nói rằng: người ta sanh dưới trần và do trần mới có dục-vọng. Vậy nếu đàn-áp đặng dục-vọng trần-gian, th́ sẽ không c̣n trở lại trần-gian nữa. Sau khi thác rồi, người sẽ lên cảnh riêng (loka). Dẫu cơi nầy không trường-tồn; chớ nó cũng tồn-tại đặng một thời-gian thật lâu. Cái cảnh Loka nầy có rất nhiều; nơi đây Linh-hồn tôn-thờ một vị Thần-linh và tập tham-thiền theo một lối riêng. Linh-hồn có thể ở cơi đó lâu vô ngằn. Tuy những vong-linh nầy khỏi phải đầu-thai (nghĩa là khỏi bị khổ-trần ràng buộc trong một thời gian khá lâu) chớ về sau họ cũng sẽ trở lại trần nữa, nếu quả địa-cầu của dăy hành-tinh nầy chưa tan ră, hay là họ sẽ qua địa-cầu của dăy hành-tinh khác; và họ phải trở lại mức xưa để tiến-hóa tiếp. Luật trời chỉ có một mà thôi; nếu muốn đi ngược, th́ chỉ cũng một thời-gian! Chi nên, ta áp-dụng cách nầy rất tai hại về sau: v́ ta làm mất thời-giờ rất nhiều và phải trở lại giai-đoạn tiến-hóa cũ mà ta đă bỏ lỡ.

  

CHƯƠNG  THỨ  SÁU  MƯƠI  MỐT

II.--- Cách  Đầu–Thai

    Ta đă nói ở trước, ba hột lưu-tánh nguyên-tử rút vào chơn-thân đợi chờ đầu-thai.

     Bao giời cái ư-muốn đầu-thai đă có chắc rồi, th́ chơn-nhơn mới gom ư vào ngoại-cảnh, kích-thích hột lưu-tánh nguyên-tử cái trí trước nhứt. Một khi bị kích-thích, đường kim-quang-tuyến [[21]]  mới cử-động; nó bắt đầu túa ra; rồi thần-lực trước kia yếu-ớt, nay lại tăng-cường, mạnh-mẽ, tưng-bừng. Bấy giờ hột nguyên-tử trường-tồn cái trí giống như cục đá nam-châm, nó rút về nó những nguyên-tử cơi trí rung-động đồng một nhịp với nó.  Nghĩa là nếu nó thanh, th́ nó rút chất thanh, nếu nó trược, th́ nó rút chất trược.

     Các vị Thiên-Thần mới đem những hột nguyên-tử nầy gần với hột lưu-tánh nguyên-tử cái trí cho nó rút dễ-dàng. Các Ngài gom chúng nó lại làm một lùm mây bao xung quanh hột lưu-tánh nguyên-tử. Đó là đối với người mới tiến-hóa. C̣n đối với người tiến-hóa cao, th́ tự chơn-nhơn làm lấy cái lùm mây ấy. Cái lùm mây này là cái trí mới tạo.  Khi cái trí vừa tạo, th́ chơn-nhơn chuyển-động đến hột nguyên-tử trường-tồn cái vía.  Cũng như làm cái trí, đường kim-quang-tuyến, bọc hột lưu-tánh nguyên-tử cái vía, lại rung-chuyển, rồi túa ra để rút sanh-lực thêm vào. Những nguyên-tử cơi vía (trung-giới) gom lại xung-quanh hột lưu-tánh nguyên-tử cái vía, làm thành một lùm mây; ấy là cái vía mới tạo. 

     Bây giờ đến cái phách. Cái phách chẳng phải tạo giống như cái trí và cái vía. Hai thể này tạo ra là do chơn-nhơn kích-động hai hột lưu-tánh nguyên-tử cái trí và cái vía, như đă nói trên. C̣n cái phách tạo ra là ngoài ư-muốn của chơn-nhơn; nó đă có sẳn trước khi chơn-nhơn nhập vào xác. Vậy ai tạo ra nó?. Chính là những vị Thiên-Thần Dévarâjas  [[22]] coi sóc cảnh thứ tư sấp xuống của cơi tinh-khí hồng-trần (sous-plan éthérique de la matière physique). Sự làm đầu-tiên của Thiên-Thần Dévarâjas là làm một cái khuôn bằng tinh-khí (mà ta gọi là cái phách) cho cái xác-thịt mới của đứa nhỏ. Cái khuôn nầy tốt hay xấu là tùy theo hoàn-cảnh và sự tiến-hóa của đứa trẻ sau nầy. Người có thần-nhăn ḍm vào người đàn-bà có nghén thấy một h́nh bé nhỏ như con búp-bế, ban đầu vẩn vơ xung-quanh bụng, sau rút vào trong, rồi vội cho nó là linh-hồn của đứa bé: nhưng sự thật, đó chỉ là cái khuôn xác thịt của nó mà thôi. Khi cái thai đă đủ h́nh-hài và choán trọn cái khuôn, th́ bổn-phận của Thiên-Thần Dévarâjas đă viên-măn. Ngài mới lo tạo cái khuôn khác cho người mẹ khác. Bấy giờ, chơn-nhơn của bào-thai ấy mới xuống coi sóc cái nhà mới của ḿnh sắp ở.

     Ở trước, ta đă nói cái phách của đứa nhỏ tốt hay xấu là tùy theo hoàn-cảnh và nhơn-quả của nó. C̣n màu sắc cái phách là tùy theo cung của nó. Thiên-Thần thay thế cho Đấng Nam-Tào Bắc-Đẩu để làm việc này một cách công-b́nh. Do hột lưu-tánh nguyên-tử cái xác, Thiên-Thần biết dĩ-văng của nó mới lựa khuôn mẫu phù-hạp với nó. Nhưng sự di-truyền rất có ảnh-hưởng lớn trong sự chọn-lựa này. Thiên-Thần lấy hột giống của cha và mẹ làm căn-bản để chọn vật-liệu cho cái phách đứa nhỏ. Đó mới có câu “Hổn phụ sanh hổ tử” là vậy. Chất cái phách của đứa nhỏ là chất cái phách của người mẹ rút ra. Chi nên người mẹ cần phải ăn uống những vật trong sạch, cho cái phách con ḿnh được tốt đẹp.  Mặc dầu Thiên-Thần khởi làm cái nhà mới cho chơn-nhơn đă lâu rồi, nhưng chơn-nhơn chỉ đến làm chủ ít ngày, trước khi đứa nhỏ chào đời. Nếu Thiên-Thần định đứa nhỏ cần phải theo đặc-tính nhứt-định nào, th́ Thiên-Thần không ĺa nó sớm, Thiên-Thần có thể ở với nó cho tới khi nó được 7 tuổi. Trái lại, nếu không cần, th́ Thiên-Thần ĺa đứa nhỏ sớm hơn, để nó trọn quyền làm chủ cái xác mới của nó.

     Khi cái xác làm xong, th́ cái trí và vía sẽ thông-đồng với cái phách và cái xác ấy.  Nhưng chúng ta nên thêm rằng: lúc phôi-thai, th́ đường Kim-quang-tuyến (Sutrâtma) túa ra giống h́nh cái lưới, mảnh-mai, thanh đẹp vô-song. Cái lưới này cứ to lần măi cho tới chừng nào cái xác đứa nhỏ hiện nguyên-h́nh mới thôi. Sanh-lực xuống nuôi xác thịt, do những sợi lưới nhỏ nầy.

     Thường thường, người ta cho rằng: Nhờ hột nguyên-tử trường-tồn cái xác, người mẹ mới thọ-thai đặng. Tuy-nhiên nhiều cái thai mới sanh ra lại chết, th́ đâu có hột nguyên-tử trường-tồn cái-xác? Biết rằng: có rất nhiều chơn-nhơn muốn đi đầu-thai, mà phần đông chưa tấn-hóa, nên hễ gặp cái xác đứa nhỏ nào c̣n trong bào thai, đă đủ h́nh dạng rồi, th́ cứ nhập vào, bất luận hoàn cảnh nào. Cũng có trường-hợp, chơn-nhơn t́m không có cái bào-thai nào phù-hạp với ḿnh, nên không chịu nhập vô. Cái xác không có chơn-nhơn, th́ mặc dầu đủ h́nh-dạng, cũng phải chết liền khi sanh ra.

     Thường thường, chơn-nhơn chưa tấn-hóa, không thể tự ḿnh chọn xác-thịt và hoàn-cảnh cho ḿnh đặng. Sự chọn này phải tùy ba điều-kiện:  1) do theo sự tiến-hóa của chơn-nhơn bắt buộc phải vào hoàn-cảnh nào để dễ bề tiến-hóa.  2) do luật quả-báo. Có lẽ chơn-nhơn không được đặc-ân ở vào một địa vị thuận-tiện, mà phải ở vào một địa-vị kém sút.  Hoặc-giả chơn-nhơn v́ quả-báo, nên lâm vào một cảnh khắt-khe, tiến tới chậm chạp,  3) do theo sức-mạnh của t́nh-thương, hay của sự ghen-ghét.

     Người tiến-hóa cao và đă để chơn trên đường Đạo rồi, th́ có thể tự-ḿnh chọn lấy xứ-sở và gia-quyến của ḿnh sấp đầu-thai. Những người ấy phải bỏ ra ngoài những cái ǵ lợi-kỷ, cứ tự-tin vào cơ-trời: v́ chắc-chắn rằng: cơ-trời chỉ mưu-cầu sự hạnh-phúc chung cho nhơn-loại mà thôi. Ta đă nói chơn-nhơn có thể chọn cha mẹ của ḿnh tại dương-thế, chớ cha mẹ không có thể chọn linh-hồn kẻ là con ḿnh đặng. Nhưng nếu ăn ở ngay chánh, đem tất cả b́nh-sinh, chí-lực để phụng-sự cơ-trời, th́ như vậy có thể hấp-dẫn những linh-hồn quí-báu (những vị chơn-nhơn tiến-hóa) đầu-thai làm con ḿnh.

     Chúng ta thấy rằng: khi một Chơn-nhơn nào xuống đầu-thai, th́ cũng đều có đem theo ḿnh một cái gánh nghiệp kiếp xưa, ghi trong hột lưu-tánh nguyên-tử bằng sự rung-động. Cái gánh nghiệp nầy ở bên nhà Phật gọi là Uẩn (Skandhas). Uẩn là những tánh thuộc về xác thịt, cảm-giác, ư-tưởng, trừu-tượng, xu-hướng, trí-thức và những quan-năng của trí-tuệ. Những cái tinh-hoa của Uẩn, th́ rút vào Chơn-thân, c̣n thừa lại bao nhiêu, th́ dồn vào những hột nguyên-tử trường-tồn. C̣n cái ǵ thô-kịch, xấu xa, th́ rút cục lại. tựa hồ ch́m trong giấc ngủ thôi-miên. Bà Blavatsky có nói về người đi đầu-thai như vầy: “Quả-báo là đạo binh Ngũ-Uẩn đang đứng trước cửa Thiên-Đàng, để chờ linh-hồn đi đầu-thai, sau khi ngơi nghỉ trong hạnh-phúc hoàn-toàn tại Dévankhan (hay Thượng-giới) Linh-hồn, một lần nữa, phải rơi vào cơi hồng-trần, để đền tội của ḿnh đă gây ra dưới luật Công-B́nh”.

     Muốn đền tội, con người không cần phải rơi vào Địa-ngục - như nhiều người lầm tưởng - với khói lửa mịt trời, với quỉ-sứ nhăn nanh, cầm dao lóc thịt, với chảo dầu sôi ùn-ục, với hầm rắn độc. Mà chính tại cơi trần mà con người dọn ḿnh, sửa tánh, và có dịp tội đền, ơn trả.

     Nơi đây, linh-hồn sẽ gặt cái ǵ mà ḿnh đă gieo. Trong cảnh luân-hồi, linh-hồn sẽ tái-hiệp với những linh-hồn khác, đă v́ nó mà phải đau khổ một cách trực-tiếp, hay gián-tiếp, (Clé de la Théosophie).

     Tại cơi Thiên-Đàng, trước khi đầu-thai, mọi linh-hồn đều sẵn-sàng ưng chịu, một cách hiểu-biết, tất cả điều-kiện của luân-hồi sắp đến, mặc dầu những điều-kiện nầy trái-nghịch hẳn với bản-tánh của phàm-nhơn: bởi trường đời, bao giờ cũng cam go, gây khổ cho tất cả mọi người, không chừa một ai; và mỗi sự kinh-nghiệm thường đem đến cho phàm-nhơn chưa tiến-hóa một cảnh đau ḷng. Tuy nhiên, trước khi luân-hồi, linh-hồn đă thấy qua tất cả cảnh bất công, sự đau khổ mà ḿnh sẽ phải chịu. Nhưng với sự sáng-suốt, linh-hồn thấy, dù trong đau khổ, ḿnh sẽ gặt được cái Chơn-Hạnh-Phúc ở tương-lai. Mỗi lần đầu-thai là mỗi lần tăng thêm sức mạnh, là mỗi lần bỏ cơi thấp mà lên cơi cao, để tạo sự vinh-quang, đẹp-đẻ cho Thần-hồn.

     Bà A. Besant có nói một cách lư-thú như vầy: “Với cái tương-lai sáng-lạng ấy, th́ sự đau khổ tạm-thời, sự đen tối của đời bạc phước, há có ra ǵ?”.

Vậy, tại cơi Thượng-Thiên, Chơn-Nhơn đă có can-đảm tự-nguyện đặt ḿnh vào hoàn cảnh éo-le, rắc-rối, để hối cuộc tiến-hóa của ḿnh tại cơi trần, bằng cách mở nền đạo-đức, và cơ-năng tinh-thần. Nhưng v́ cái óc xác thân không nhớ đặng ư-nguyện của ḿnh thuở trước, lại rên-siết, khóc than, trách trời, trách đất, và trách người; chớ có dè đâu ḿnh cố-ư tự đặt ḿnh vào cảnh huống!

 

CHƯƠNG THỨ SÁU MƯƠI HAI

III.--- Xác trẻ con với Luân-hồi

     Ở trước ta có nói rằng: cái xác của anh-nhi (lúc trong bào-thai) giống y theo cái khuôn của cái phách làm bằng chất tinh-khí. Nhờ bốn vị Thiên-Thần Devarâjas tạo ra cái khuôn nầy. Trước khi sanh đứa nhỏ một ít lâu, th́ Chơn-nhơn mới xuống ở cái nhà mới của ḿnh. Thiên-Thần, khi ấy, vẫn c̣n ở gần đứa nhỏ, có khi chờ nó đến 7 tuổi mới chịu ĺa.

     Trong thời kỳ ấu-trĩ, lúc Thiên-Thần c̣n ở với đứa nhỏ, th́ Chơn-Nhơn không có hoạt-động chi được nhiều; thật ra Chơn-Nhơn vẫn liên-kết với xác thịt, nhưng v́ xác thịt c̣n non, nên nó ít quan-tâm đến. Nó đợi cái xác trưởng-thành, có thể lư-hội đặng với nó, nó mới giúp được nhiều. Trong lúc thai-dựng, xác thịt anh-nhi nhờ máu thịt của mẹ tạo ra.  Chơn-nhơn đứa bé cũng chăm-nom đến người mẹ nó, nhưng nó không thể sửa đổi h́nh-dạng cái xác tương-lai của nó đặng. Tỷ như nó thấy cái xác của nó xấu-xa, tàn-tật, nó cũng cam chịu. Chơn-Nhơn của bào-thai biết rơ vị-trí, chớ bào-thai không biết đặng cảnh huống của nó, nó chỉ cảm đặng sự sống của nó và của người mẹ nó mà thôi. Nó giao-cảm đặng một cách trực-tiếp những nỗi vui mừng, lo sợ, hay ham-muốn của mẹ nó. Chơn-Nhơn thấy nó đang nhiễm những tật xấu của mẹ nó một cách vô-t́nh, nhưng không thể ngăn cản ǵ đặng: bởi nó không thể tiếp được ư thanh-cao của Chơn-Nhơn.

     Trải qua nhiều năm kinh-nghiệm, phàm-nhơn mới trực-tiếp lần lần với Chơn-Nhơn.  Bằng cớ là khi Chơn-Nhơn trực-tiếp với cái xác, th́ óc trở nên linh-động nhiều hơn. Có Chơn-Nhơn lại lo lắng cho xác thịt rất nhiều. Có Chơn-Nhơn lại lơ-đăng.

    C̣n trường hợp của các vị tấn-hóa cao (như các đệ-tử Tiên-gia, các vị Thánh-nhơn, hiền triết, các bậc địa-tiên) th́ lại khác: bởi quả-báo ở trần không c̣n nặng nữa, nên không đem lại cái ảnh-hưởng xấu-xa, làm trở ngại sự cấu-tạo cái xác. V́ vậy mà xác thịt được tốt đẹp, mảnh-mai vô cùng, chỉ trừ một vài ảnh-hưởng di-truyền mà thôi.

    Cái xác thịt của ta, v́ già yếu, bịnh-hoạn, suy-nhược; ăn uống vô-độ, hay gặp phải tai-nạn mà yếu-ṃn đi, rồi chết.

     Chớ c̣n xác thịt địa-tiên th́ khác: nó giỏi chịu-đựng, và có khả-năng làm việc nhiều.  Nếu địa-tiên bỏ nó trong kiếp nầy, th́ kiếp sau lại làm cái khác cũng giống như vậy mặc dầu đầu-thai làm người của một giống dân khác. Sở dĩ, cái xác ta, kiếp nầy khác với kiếp trước, là tại ta bị ảnh-hưởng của quả-báo. Nếu nhơn loại tiến-hóa cao, th́ sẽ đầu-thai làm giống dân thứ bảy của giống dân chánh thứ năm. Chừng ấy, cái xác thịt sẽ tốt đẹp vô cùng (xin xem lại đoạn giống dân).

     Người ta thường nói: “phải đợi con nít được bảy tuổi, nó mới mở trí khôn, hay là Chơn-nhơn phải đợi bảy năm mới chi-dụng xác thịt”.  Cái lẽ nầy chỉ thuộc về sinh-lư mà thôi. Trên đầu đứa trẻ như có nhiều tế-bào tựu lại, nhưng không chia nhỏ ra như các tế-bào khác. Chúng nó rời-rạt với nhau như vậy rất lâu. Một ngày kia, tức là đứa nhỏ được 7 tuổi, chúng nó sẽ chia nhỏ hơn và túa ra, rồi nối liền lại thành nhánh, làm ra một đường vận-hà vô cùng tinh-tế; chừng đó đứa nhỏ sẽ biết suy-nghĩ ít nhiều.

     Những nhà tâm-lư học và sinh-lư học đều lưu-ư đến điều nầy và cho rằng: bao giờ con đường vận-hà ấy chưa thành, th́ đứa nhỏ không thế nào xét-luận đặng, vậy không nên ép nó học sớm quá, hoặc bắt nó suy-nghĩ sớm quá. Nhà khoa-học lại chứng chắc rằng: “Trí khôn và đường vận-hà nầy đồng mở một lượt”. C̣n nhà Bí-Học lại cho rằng: “Hễ khí-cụ đàng-hoàng, th́ trí khôn sẽ tỏ hiện, bất kỳ là mấy tuổi: v́ trí khôn đă sẵn có.  Chơn-Nhơn phải chờ có cái óc có đủ cơ-năng, mới biểu-lộ đặng sự quang-minh của nó tại cơi trần”. 

     Ở trên, ta thấy lúc Chơn-Nhơn xuống đầu-thai, th́ rút xung quanh hột lưu-tánh nguyên-tử cái trí và vía những chất-khí cơi Thượng giới và Trung-giới, để làm ra cái vía và cái trí mới cho đứa nhỏ. Nếu đứa nhỏ không nhờ sự giáo-dục của gia-đ́nh, th́ cái trí và vía của nó kiếp nầy cũng giống như kiếp trước. Nếu trái lại, đứa nhỏ nhờ cha mẹ khôn ngoan, đạo-đức, biết d́u-dắc nó vào đường lành, th́ những tánh xấu của nó kiếp xưa sẽ yếu lần và tánh tốt của nó sẽ phát-triễn. Nhơn đó, mà những nước văn-minh, người ta lấy sự giáo-hóa trẻ con làm vấn-đề trọng-đại: người ta lo từ trong bụng mẹ, đến lúc sanh ra, biết ăn, biết nói, biết suy-gẫm. Người ta lo tạo nền đức-hạnh cho nó từ lúc bé thơ. Người ta viết nhiều sách vở, người ta hô-hào trên diễn-đàn cũng không ngoài vấn-đề giáo-dục nhi-đồng! Người ta khuyến-khích kẻ làm cha mẹ và những nhà giáo-dục nên giúp trẻ-thơ mở-mang tánh cao-thượng, bằng cách chỉ dạy những điều đúng với sự thật, tập nó phân-biện, luôn luôn đối với nó bằng một tấm ḷng tử-tế, hiền-lành, dịu-dàng và nhứt là phải thương yêu chúng nó: bởi v́, thật ra, chúng nó cần t́nh thương hơn là vật-thực.

     Trái lại, nếu kẻ làm cha mẹ hay các nhà giáo-dục lại hung-ác, cọc-cằn, nóng-nảy, th́ sẽ khêu-gợi những tánh xấu kiếp trước của trẻ em, làm cho chúng nó trở nên xấu thêm; chúng nó sẽ sanh mưu, thiết-kế, sẽ bạo-ngược, tương-tàn. Cả thảy đều do một phần lớn của những người này. Đừng quá dụng quyền-lực của ḿnh đối với trẻ con: v́ sự lạm-quyền có thể đem lại cái kết quả khốc hại: trẻ thơ có khi v́ quá sợ mà phát điên, khùng, hay loạn óc v.v… Người nào gây ra tội ác nầy sẽ bị quả báo nặng nề!

     Chúng ta đă nói ở trên: cái xác thịt thai-nhi tạo ra trước rồi, lúc gần sanh, Chơn-Nhơn mới xuống nhập vào.

     Khi thai-nhi đủ h́nh-dạng, th́ tế-bào cái xác lại hấp-dẫn mănh-liệt tế-bào cái vía đă tạo sẵn (lúc Chơn-Nhơn sắp đầu-thai). Trước khi cái vía nhập vào xác thịt thai-nhi, th́ những tế-bào của nó rải-rác đều. Nhưng khi nhập vào, th́ 99 phần trăm tế-bào của nó lại gom trong xác thịt và chỉ c̣n 1 phần trăm ló ra ngoài, làm hào-quang cái vía mà thôi.

     Những tế-bào cái trí rút vào cái xác thai-nhi một phần lớn, c̣n một phần nhỏ, th́ ló ra khỏi ra khỏi xác, làm hào-quang cái trí.

    Cái trí và cái vía cũng tiến-hóa theo xác thịt. Bao giờ cái trí và vía hoạt-động, th́ đứa bé biết cảm và biết tưởng.

     Nếu tế-bào cái trí không thanh, th́ nó càng khắn-chặt với tế-bào cái vía, và dục-t́nh càng thêm mănh-liệt.

     Trẻ thơ chưa có cái vía và cái trí rơ-ràng với màu sắc đặc-biệt; chúng nó vẫn trắng bạch, mặc dầu có màu sắc xấu, tốt kiếp xưa vẫn c̣n in dấu. Nếu trẻ thơ ở vào hoàn-cảnh thô-bỉ, th́ hai thể nầy sẽ đổi màu xấu, và những tánh độc ác kiếp xưa sẽ nổi dậy. Trái lại, nếu trẻ thơ được ở bên người đạo-đức, có giáo-dục đàng-hoàng, th́ những mầm xấu xưa sẽ bị tiêu-diệt, và không c̣n hiện ra trong kiếp tới nữa.

     Trong thời-kỳ ấu-trĩ, Chơn-Nhơn chưa có ảnh-hưởng ǵ với phàm-nhơn, nó chỉ nhờ cha mẹ giúp nó chủ-trị lấy nó. Do đó mà cha mẹ có bổn phận lớn lao đối với tinh-thần con ḿnh.

     Những hạ thể: xác, vía và trí của đứa bé thật dễ uốn nắn, dễ rung-cảm, nên hấp-thụ tất cả sự rung-động bên ngoài, mặc dầu xấu,tốt. Vậy cái tương-lai trẻ con - một phần lớn - ở trong tay cha mẹ, mà nhiều người làm cha mẹ không thể tưởng-tượng nổi cái trọng trách của minh. Đây là một cái thí dụ: một người kia, kiếp trước nghiện rượu; trong vía y đă có ghi dấu nghiện rượu; y có tánh yếu về đó, tuy lúc ở Trung-giới, trong thời-kỳ dọn ḿnh y đă dứt ư-muốn uống rượu. Nếu cha mẹ y là người tốt, đem y vào đường đức-hạnh, th́ tự-nhiên cái mầm nghiện rượu xưa sẽ mất hẳn.

     Người ta uốn nắn cái xác trẻ thơ rất dễ-dàng, như để làm tṛ xiệc. Mà nếu uốn nắn cái vía và cái trí của nó, th́ lại c̣n dễ hơn nữa.

     Theo nguyên-lư trên đây, người nào ỷ quyền-thề, tiền bạc, hiếp-đáp kẻ dưới tay ḿnh, th́ tự tạo một nghiệp-quả hết sức xấu xa. Đáng lẽ ǵ họ biết thừa lấy địa-vị ḿnh mà giúp ích được bao nhiêu người xung quanh.

     C̣n một điều trọng-đại nầy trong nền giáo-dục, mà ta cần để ư là: ngày giờ sanh đứa nhỏ rất liên-quan mật-thiết với ảnh-hưởng tinh-cầu, nên mới có danh từ: “Ngôi sao bổn mạng”. Chẳng phải ta bị quả xấu là v́ thần-lực của ngôi sao xấu xạ đến ta, nhưng tại ta xấu nên mới rút thần-lực xấu mà thôi. Bởi cái ảnh-hưởng của hành-tinh liên-quan với đời con người, nên ta cần phải bốc số tử-vi của con ta đặng tùy theo bẩm-chất của nó mà giáo-hóa nó cho trúng đường.

     C̣n về ngày giờ lâm-chung, th́ thật ra, không có khoa chiêm-tinh nào đoán trúng đặng. Người ta có thể đoán lúc nào suy-nhược - có thể đi đến cơi tử - nhưng không lấy đâu làm chắc. Vậy ta chớ để ư đến điều nầy vô ích.

     Sẵn dịp đây, ta nên bàn sơ qua sự sát-sanh mạng người, nghĩa là ta diệt sự sống của môt linh-hồn tại thế. Giết một mạng người là cướp cơ-hội tiến-hóa của người ấy dưới cơi trần, mặc dầu kiếp sau y sẽ trở lại nữa; nhưng y phải mất biết bao th́ giờ! Đức Nam-Tào Bắc-Đẩu phải cực nhọc lập nền tiến-hóa lại cho kẻ bị giết.

     Tại sao giết một người lại bị tội trọng hơn giết một con vật? V́ con người có cá-tính riêng-biệt, có sự tấn-hóa riêng-biệt và phải tốn nhiều th́ giờ mới đầu-thai đặng. C̣n con vật lúc chết rồi chỉ nhập vào Hồn-Khóm; sự tiến-hóa của thú-vật là sự tiến-hóa chung của khóm, nên sự đầu-thai của chúng nó rất dễ-dàng.

     Đối với người tiến-hóa, th́ thời-kỳ ấu-trĩ làm tổn-phí ngày giờ rất nhiều. V́ lẽ đó, có một vài linh-hồn muốn tránh sự trở ngại ấy, mới mượn xác của vị nào phù-hạp với ḿnh, nghĩa là tiến-hóa gần đồng chạn với ḿnh. Nên lưu-ư sự mượn xác đây chẳng phải như đồng-cốt cho vong-linh mượn xác. Tỷ như một người kia xác thân, mạnh khỏe, nhưng bị bất đắc kỳ tử, như bị chết ngợp, th́ vị Chơn-Nhơn nào muốn mượn xác ấy bèn nhập vô liền và cứ măi luôn luôn trong đấy, cho tới khi bỏ xác mới thôi. Cách mượn xác như vậy cũng có nhiều sự trở ngại. Bởi v́ mỗi người đều có tật riêng, nên hồn của người khác khó phù-hợp đặng; mượn xác đứa nhỏ c̣n dễ phù-hợp, chớ nếu mượn xác người trưởng-thành, th́ khó khăn vô cùng.

    Bởi tạo ra đặng một cái xác thân mất rất nhiều công-phu cho người và cho Thần, nên ai, v́ nản-chí mà quyên-sinh, th́ sẽ gây ra một nghiệp-báo chẳng nhỏ ở tương-lai! Vậy không nên v́ một lẽ ǵ mà phải tự-tử, để đoản đời sống của ḿnh tại thế gian. Chỉ trừ một vài trường-hợp bất-thường hết sức quan-hệ cho nước nhà (như sự tử-tiết của ông Phan-thanh-Giăn chẳng hạn) th́ tất cả sự tự-tử đều đáng trách.

  

CHƯƠNG THỨ SÁU MƯƠI BA

Luật Nhân-Quả

Qui aufrefois peina esclave,

Peut revenir en tant que prince,

Pour sa dignité douce et son mérite acquis.

                   *

Qui règna comme roi,

Peut errer en haillons,

Pour des actions commises ou omises.

 

(La Lumière de L’Asie)

Thân nô-lệ, kiếp xưa phải trả,

Dưới roi cùm, ḷng chả trách than..

Giúp người, giữ vẹn ḷng vàng,

Nay Trời ban phước, sanh hàng Đông-cung,

                    *

C̣n ai kia ḷng hung, dạ ác,

Dẫu nay là một bậc Đế-vương,

Nhưng sau ắt phải đoạn-trường,

Lang-thang, rách rưới, trăm đường xót xa,

 

                         NGUYỄN-THỊ-HAI

 

     Nhà thông-thái Emerson hiểu rơ luật nhân-quả, khi ông nói rằng: “Mỗi động-lực đều đem lại cái phản-động-lực; động-lực và phản-động-lực không thể chia-ly đặng.” Theo ông Emerson, th́ động-lực và phản-động-lực cũng là một.

     Đức Phật Thích-Ca có chỉ rơ về nhân-quả như vầy: “Không thể nào tách cái nhân ra khỏi cái quả được, cũng tỷ như lúc ta đánh trống, ta không thể chia cái trống riêng ra khỏi tiếng trống đặng. Cái trống đưa ra một tiếng, khi cái dùi khỏ xuống. Khi một việc đă làm, th́ trước đó đă sanh ra cái nguyên-nhân động-tác rồi. Ấy vậy, cái nguyên-nhân động-tác đem lại sự động-tác, và sự tác-động đem lại cái kết-quả.

     Mỗi hiện-tượng xảy ra vừa là quả vừa là nhân một lượt. Điều nầy người Ấn-độ gọi là Karma hay là Nhân-quả. Người ta cho Karma là luật căn-bản; v́ nhờ nó mới có trật-tự, công-b́nh và tiến-hóa. Bà Annie Besant cũng gọi luật Nhân-quả là luật “Hành-động và Phản-động”

 

NHÂN-QUẢ VÀ LUẬT TỰ-NHIÊN 

     Người ta không có thể ngờ vực được luật “Động và Phản-động” v́ trái banh liệng vô vách tường, th́ nó dội lại, hễ liệng mạnh th́ nó dội mạnh, liệng nhẹ th́ nó dội nhẹ. Người nào biết về khoa-học, th́ không thể không nh́n nhận đặng luật tự-nhiên. Vậy luật tự-nhiên là ǵ?

    Luật tự-nhiên chẳng phải là cái giới-lịnh bắt buộc ta phải làm cái nầy hoặc cái khác, nó chỉ đưa ra một dọc nhân và quả nối tiếp theo thứ-tự nhứt định. Đối với khoa-học, th́ luật tự-nhiên nầy căn-cứ ở sự quan-sát và khảo-cứu; chúng nó chỉ là những hiện-tượng nối tiếp với nhau mà thôi.

     Về tư-pháp th́ ai làm ra luật?

     - Có thể vua và các nhà lập-pháp. Các luật nầy là những lịnh-truyến, ai bất tuân phải bị phạt. Sự h́nh phạt nầy tăng, giảm là tùy ở quan ṭa chiếu theo trường-hợp nặng nhẹ.  Vậy sự kết-án và luật-án có lắm khi không đi đôi với nhau. Chớ c̣n luật tự-nhiên không thế dời đổi. Nó không phải luật bó-buộc, nó để ta tự-do hành-động. Nhưng hễ phạm đến nó, th́ bị khổ, không một mũi kim qua lọt. Tỷ như trồng khoai, th́ được khoai, trồng đậu th́ được đậu. Nếu ta muốn gặt đậu, th́ chớ trồng khoai. Đó là luật tự-nhiên. Thánh nhơn có nói rằng: “Luật tự-nhiên không nên phạm: bởi v́ sự liên-lạc giữa nhân và quả không thể sửa đổi đặng, các anh chớ hờ-hửng, người ta không thể bỡn đặng với Đấng tạo-hoá.  Hễ “Chưởng qua [[23]]  th́ đắc qua, c̣n chưởng đậu th́ đắc đậu”.

     Ấy vậy, luật nhân-quả chẳng phải là một luật áp-chế; nó dạy cho ta biết những điều-kiện nào phải giữ để tạo thành một quả tốt và để tránh quả xấu. Tức là ta chuyển bại thành thắng, chuyển họa di phước vậy.

     Người hiểu đặng luật nhân-quả, th́ rán kiểm-soát những hành-vi, để chuyển xấu ra tốt, chớ chẳng bao giờ chịu bó tay trước những luật tự-nhiên: bởi v́ con người tự định số mạng của ḿnh.

Luật tự-nhiên không hề ban-thưởng hay h́nh-phạt. Cái hành-động không hay, th́ đem đến cái kết-quả không hay. Bởi cái nhân xấu, th́ cái quả tự-nhiên phải xấu, chớ chẳng phải có Đấng cao cả nào thưởng-phạt ḿnh. Cũng như ḿnh đút tay vô lửa, th́ bị phỏng, chớ có ai phạt ḿnh đâu.

     Ấy vậy, người hiểu-biết, th́ không làm nô-lệ cho ngoại cảnh, mà lại dùng phương-pháp khéo léo để ngăn cản những cái kết-quả không hay và đi lần đến mụch-đích. Ta biết rằng: trong trời đất, vạn-vật đều tuân theo luật thăng-bằng và luật điều-ḥa. Nếu ta làm mất sự thăng-bằng và điều-ḥa, th́ tự-nhiên tạo-vật sẽ phản-động lại, để được quân-b́nh và điều-ḥa như trước. Khoa học gọi đó là: “Luật Quân-B́nh”. Ấy vậy trong vơ-trụ không có chi mất đặng: v́ hễ mất đó, th́ sẽ được hườn đó.

     Cái luật tự-nhiên nầy, nếu nhà khoa-học cứ lấy triệu-chứng hữu-h́nh mà giảng-giải một cách khô khan, th́ có thể đem lại sự ngờ vực trong ḷng người c̣n chưa hiểu biết.  Người ấy sẽ tự nói rằng: “Bởi đó là luật tự-nhiên, th́ tôi cần chi rán sức làm thế nầy hoặc thế khác?”

     Tỷ dụ như khi ta giải về luật dẫn-lực ta cho rằng: tất cả đồ-vật, đều luôn luôn bị rút vào trung-tâm trái đất. Nếu ta không giải thêm nữa, th́ người chưa hiểu-biết sẽ ngồi tại nấc thang lầu mà nói rằng: “Bởi luật dẫn-lực ngăn không cho tôi xa mặt đất, vậy tôi làm sao bước lên thang lầu được?” Người đang nói đây rất có lư, nhưng y không chịu suy-nghĩ thêm xa chút nữa; đành rằng: luật dẫn-lực rút y vào trung-tâm trái đất, nhưng trong ḿnh y lại có một động-lực khác (do bắp thịt của y) nó phản-đối lại, khiến cho y có thể ĺa mặt đất và đứng trên cao đặng. Đó cũng là một nguyên-lư căn-bản đáng chủ-ư, để hiểu luật nhân-quả. Mặc dầu bị luật hấp-dẫn rút vào trung-tâm trái đất, nhưng ta có thể dùng mănh-lực tự-nhiên trong người của ta, mà làm trái ngược lại. Đó chẳng phải là ta vi-phạm luật tự-nhiên đâu; ta biết cái mănh-lực của nó, nên ta rán sức để chống lại. Sự chống lại nầy tức là nhận-thức theo nhà khoa-học rằng: “Một luật tự-nhiên không thể vi-bội”.

     Ta tự-do hoạt-động dưới luật tự-nhiên tùy theo sự hiểu-biết của ta. Ta có thể tin cậy vào nó, v́ nó không dời đổi, ta có thể chi dụng năng-lực của ta mà chủ-trị vạn-vật theo lời nhà khoa-học nói: “Nhờ sự khuất-phục mà thắng đặng vạn-vật”.

     Ta đă nói luật tự-nhiên không cưỡng bách con người phải theo nó, v́ con người không phải là nô-lệ. Con người sống giữa sự biến-chuyển của các thứ thiên-lực và năng-lực; con người phải t́m hiểu, phải suy-gẫm, và nhờ sự thông-hiểu mà con người chi-dụng chúng nó để làm dụng-cụ cho tinh-thần. Được vậy, th́ phải rơ ba định luật phụ-thuộc nầy :     1.--- Tư-tưởng tạo ra tánh t́nh: ta tưởng thế nào, th́ ta là thể ấy.

     2.--- Sự vọng-ước đưa con người đến vật vọng-ước.

     3.--- Sự sướng hay sự khổ của ta vốn là kết-quả của sự sướng hay sự khổ mà ta đă làm cho người khác.

     Nếu con người biết đặng ba định-luật phụ-thuộc nầy, th́ sẽ cầm đặng tương-lai ḿnh, và sẽ làm chủ-nhân số mạng của ḿnh.

 

NHÂN-QUẢ VÀ KHÍ-LỰC

     Hễ con người càng hiểu-biết nhiều, th́ càng thấy rơ những thiên-luật chi-phối thế-gian. Mỗi thiên-luật, một khi được phát giác rồi, th́ đều lại cho ta sự tự-do hoạt-động, chớ chẳng phải một sự cưỡng chế như ta vừa thấy thoáng qua. Vậy tác-động là ǵ? Là cái kết-quả của các mănh-lực bên trong, thuộc về giới t́nh-cảm và tư-tưởng. Chi nên con người cần phải biết định luật để chủ-trị hai giới nầy. Thông-thiên-học chỉ cho ta thấy rơ định-luật của sự động-tác, cho ta biết căn-cội của đời sống bên trong, để chế-ngự hoàn-cảnh, chớ chẳng phải cúi chịu cho hoàn-cảnh chế-ngự lại.

     Khoa-học hiện-đại đă làm cho ta quen với ư-niệm nầy là: toàn-thể vơ-trụ chỉ là hiện-tượng của khí-lực. Khí-lực có thể biến-đổi ra điển-khí, nhiệt-lực và từ-điển v.v… Điện-tử là kho chứa khí-lực nhỏ, Ngôi mặt trời là kho chứa khí-lực lớn. Trong trời đất, tất cả sinh-linh (từ khoáng vật, thảo-mộc, thú-cầm cho chí con người) đều là kho chứa khí-lực: bởi v́ chúng nó làm bằng những tế-bào, mà những tế-bào là do nguyên-tử làm ra. Khoa-học phân-tách cho ta thấy mỗi nguyên-tử gồm có hai phần:

     1) “nhân” chứa dương điện-tử, tỷ như mặt trời.

     2) chung quanh “nhân” có những hột âm-điện-tử xây tṛn, tỷ như các hành-tinh xây chung quanh mặt trời.

     Khoa-học c̣n cho ta biết rằng: Vật-chất là khí-lực. Một khi khí-lực hiện ra, th́ có một số vật-chất tan mất.

*

     Vậy con người là kho chứa khí-lực: lúc ăn là lúc thâu khí-lực; đồ ăn sanh ra sự vận-hành, sự vận-hành sanh ra khí nóng, khí-nóng sanh ra khí-lực. Khi khí-lực dùng vào chuyện phải, chuyện lành, th́ nó là cái ân-huệ, khi nó dùng vào chuyện quấy, chuyện ác th́ nó là cái tai-hại. Trọn đời con người giống như một cái máy biến-điện. Thiên-lực túa xuống trong ḷng người, và tùy người biến-đổi và làm cho nó trở thành “tốt”hay “xấu”.

     Cái luật nhân-quả để thuyết-minh sự liên-quan giữa nhân và quả, một khi mà con người đă biến-đổi cái khí-lực nầy. Cái luật nhân-quả chẳng những chi-phối thế-giới hữu-h́nh, mà c̣n chế-ngự thế-giới vô-h́nh, rộng lớn bao la, chứa đầy năng-lực. Cái thế-giới vô-h́nh nầy, chính là nơi hoạt-động thật sự của loài người. Cũng như khi ta nheo mắt, ta phóng ra một điển-quang chạm sự quân-b́nh của các mănh-lực khác ở cơi ngoại-giới, th́ mỗi tư-tưởng mỗi t́nh-cảm đều biến-đổi địa-diện của vơ-trụ, và trái nghịch lại, địa-diện vơ trụ cũng có ảnh-hưởng đến tư-tưởng và t́nh-cảm con người.

     Tỷ như ta đấm trên không một cái, quả đấm mặc dầu không đụng chạm ai, nhưng khi ta đấm, ta phóng ra một cái lực đụng với cái lực khác, làm cho mất sự thăng-bằng của chúng nó. Chúng nó sẽ phản-động, đặng trở lại mực quân-b́nh cũ. Hiểu như vậy, th́ ta có thể nói: mỗi lần ta tưởng, ta cảm, hay làm một chuyện chi, th́ ta sửa đổi vị-trí của ta đối với vơ-trụ và vị-trí của vơ-trụ đối với ta.

     Khi ta rán t́m hiểu nhân-quả là ǵ, th́ cái nguyên-lư thứ nhứt phải để ư là: ta đang chạm đến vấn-đề khí-lực và những cái kết-quả của nó; nghĩa là ta đang học về cái nhân để đi đến cái quả. Cái khí-lực nầy thuộc về cơi trần hoặc cơi t́nh-cảm, hoặc cơi tư-tưởng. Ba thứ khí-lực nầy được con người đem ra áp-dụng: xác-thịt chi-dụng khí-lực thứ nhứt (thuộc về cơi hồng-trần) t́nh-cảm chi-dụng khí-lực thứ nh́ (thuộc về  cơi Trung-giới), tư-tưởng chi-dụng khí-lực thứ ba (thuộc về cơi trí). Khi ta thả hồn theo mơ mộng, hay đem tâm trí mà phú-dâng cho Đấng Thiêng-Liêng, hoặc khi ta tính toán, nghĩ-suy, cảm-động hay thi-hành một việc ǵ, th́ chính là lúc ta đang sử-dụng khí-lực của ba cơi kể trên. Nếu ta biết sử-dụng một cách chánh-đáng, th́ ta giúp cơi Trời, bằng ta sử-dụng một cách ích-kỷ, th́ ta làm trở ngại Thiên-Ư. Cái khí-lực mà ta áp-dụng trong mấy cơi đây, tức là Thần-lực của Trời. Ấy vậy, quả thật ta là cái máy biến-điện của Thần-lực nầy. Thiên-Ư muốn ta giúp cơ Tiến-Hóa của Trời. Khi ta giúp cơ Trời được mau thành-tựu là ta làm “phải”.  C̣n khi ta làm trở ngại Thiên-Cơ là ta làm “quấy”. Và bởi ta luôn luôn áp-dụng Thần-lực của trời, nên mỗi phút, ta đang giúp đỡ hay làm trở ngại Thiên-Cơ.

     Con người chẳng phải là một cá-nhân riêng-biệt, mà là một phần-tử của muôn vạn sinh-linh; là một đơn-vị của nhơn-loại; mỗi tư-tưởng, mỗi hành vi, hay mỗi t́nh-cảm của người nầy đều chạm đến tất cả người khác, mà hễ lân-cận chừng nào, th́ chạm nhiều chừng nấy. Mỗi lần ai sử-dụng Thần-lực Thiêng-Liêng nầy để giúp đỡ hay ngăn cản bước đường tiến-bộ của toàn-thể, th́ luôn luôn tạo ra một cái Quả, xấu hay tốt.

     Đồ h́nh số 70, ta thấy sơ qua những cái kết-quả của sự áp-dụng Thần-Lực trong đường phải hay quấy. Những h́nh đen là những quả xấu; chúng nó làm mất thăng-bằng giữa nạn nhơn và vơ-trụ mà kẻ gây ra phải đền lại sự thăng-bằng nầy, chớ ngoài y ra, không ai khác làm đặng. Vậy ta mới nói đặng rằng: chưởng khoai th́ đắc khoai, chưởng đậu th́ đắc đậu, hễ gieo giống nào, th́ gặt giống nấy. Nếu ta gieo sự ác, th́ ta gặt sự buồn đau; bằng ta gieo sự hiền-lành, đạo-đức th́, ta gặp sự vui mừng và quả phúc.

 

 

     Lại nữa, trong lưới càn-khôn, mỗi thứ khí-lực đều hoạt-động ở cơi riêng của nó. Tỷ như khí-lực thuộc về cái xác th́ vận-động tại cơi hồng-trần, c̣n khí-lực thuộc về t́nh-cảm th́ vận-động tại cơi Trung-giới v. v… Một người kia cho kẻ ăn xin với t́nh thương xót và dạ mến yêu, c̣n kẻ khác lại cho với mục-đích che mắt thế-gian, hay để xua đuổi một cách nhă-nhặn: cả hai người đều làm một việc phải, để đem lại sự “sung-sướng” cho người tại cơi trần; nhưng người thứ nhứt thêm một cái quả tốt nữa thuộc về cơi Trung-giới, khiến cho y sẽ gặp được một t́nh-cảm sung-sướng. Con người thứ nh́ không được hưởng thứ t́nh-cảm ấy.

     Muốn cho độc-giả dễ hiểu điều trên đây, chúng tôi xin dùng biểu-tượng của mỗi thứ khí-lực (xem đồ h́nh số 70). Trong h́nh ta chỉ thấy ṿng tṛn ngôi sao h́nh vuông và tam-giác là những biểu-tượng thôi chớ không có chi khác thường. Một đơn-vị tại cơi Thượng-Trí (ngôi sao) có một sức mạnh 125 lần hơn một đơn-vị tại cơi trần (h́nh vuông)

     Trên cơi Thượng-Trí, linh-hồn ngụ trong Chơn-Thân hoàn-toàn trong sạch, không có chút ǵ quấy, ác. Trong Chơn-Thân, linh-hồn chỉ nguyện-vọng những điều cao-thượng, và chỉ có quan-niệm thanh-khiết, bởi v́ cái Chơn-Thân không thể chứa những ǵ xấu hèn đặng; linh-hồn bao giờ cũng trong sạch. Phàm-nhơn xấu, chớ linh-hồn không thể xấu đặng. Phàm-nhơn ngụ trong xác thân, đại-diện cho linh-hồn dưới cơi trần. Nếu phàm-nhơn chưa mạnh-mẽ, không có đủ nghị-lực chống chỏi với các thứ dục-t́nh th́ chỉ tỏ linh-hồn c̣n trẻ quá.

     Mỗi người chúng ta sanh ở thế-gian đều có mang theo một cái dĩ-văng muôn đời, và mỗi khi ta đầu-thai trở lại trần lần nữa, ta đều đem theo cái nhân và cái quả xưa. Ấy vậy, cái nhân-quả - cũng như đă giải ở trên - chỉ tượng-trưng bằng cách ta biến đổi Thần-lực Thiêng-Liêng ra xấu hay tốt.

     Trong đồ h́nh số 71 ta thấy con người là một căn-cứ cho Thần-lực xạ xuống. Những Thần-lực nầy, có thứ tốt và thứ xấu, do con người đă tạo ra. Ḍm vào đồ h́nh, trước hết có lẽ ta sẽ cảm-động mà thấy số “đau đớn”, “buồn phiền” và “khổ cực” nhiều hơn số “vui tươi”, “sung-sướng”; lại nữa ta chỉ thấy có ba ngôi sao tượng-trưng quan-niệm mà thôi.  Song ta đừng quên rằng: những thần-lực ở các cơi khác nhau đều có ảnh-hưởng mạnh bằng nhau: thần-lực thuộc cơi hồng-trần đem lại sự sung-sướng - có thể ít mạnh hơn một trăm lần thần-lực thuộc về cơi trí đem lại một quan niệm. Vậy ta sẽ không nói quá đáng nếu ta cho hệ-số sức mạnh của thần-lực như sau đây: một đơn vị thần-lực hồng-trần ít mạnh hơn một đơn vị thần-lực trung-giới 5 lần ít mạnh hơn một đơn-vị thần-lực cơi hạ-trí 25 lần và ít mạnh hơn một đơn-vị thần-lực cơi thượng-trí 125 lần. Một người nọ có thể bị nhiều quả-báo đau khổ, buồn lo, mà nếu y có được vài quan-niệm, th́ đời y cũng không đến đỗi ǵ, y sẽ làm nên việc  trong ṿng cao-thượng; trái lại một người kia, nhờ nhơn quả kiếp xưa, gặp cảnh giàu sang, sung sướng, nhưng không có một quan-niệm nào cả, đời sống chỉ trôi chảy êm-đềm trong ṿng nhung lụa trần-gian; nên hóa ra vô ích và hỏng mất! Thật đáng tiếc thay!

 

 

     TOÁT-YẾU.--- Trong đồ h́nh 71 ta thấy một cá-nhơn với những hiện-tượng của tư-tưởng tốt xấu do sự động và sự phản-động. Những h́nh ngôi sao tượng-trưng những quan niệm thanh cao; h́nh tṛn trắng tượng-trưng những sự hiểu-biết và cảm-hứng, h́nh tam-giác trắng là tượng-trưng t́nh thân-ái và sự vui tươi, h́nh vuông trắng tượng-trưng sự hiền lành và điều sung-sướng. C̣n những h́nh đen là những tánh trái nghịch lại với những đức tánh đă kể trên.

     Trông vào cảnh tượng nầy, ta thấy con người có rất nhiều điểm xấu và rất ít điểm tốt. Như vậy số buồn phiền, khổ cực nhiều hơn số vui tươi, sung-sướng.

     Bao giờ con người có tu tâm, sửa tánh, th́ những điểm xấu ấy sẽ hóa thành điểm tốt, và con người sẽ có đặng sự hạnh-phúc thật-sự.

      Ta hăy quan-sát đời sống của mọi người xung quanh ta, th́ ta sẽ thấy phần đông đều vất vả, rầu đau mà than rằng:

                                                 “ Cuộc thành bại hầu cằn mái tóc,

                                                 “ Lớp cùng thông như đúc buồng gan.

                                                 “ Bệnh trần đ̣i đoạn tâm can,

                                                 “ Lửa cơ đốt ruột, dao hàn cắt da.

                                                 “ Gót danh lợi bùn pha sắc sậm,

                                                 “ Mặt phong-trần nắng nám mùi nâu.

                                                 “ Nghĩ thân phù thế mà đau,

                                                 “ Bọt trong bể khổ bèo đầu bến mê.

         Ấy vậy, nhơn-quả người đời xấu nhiều hơn tốt, v́ chưng không chịu sống theo đạo-lư, cứ bo bo thu-nhặt những điều giả-tạm, phù-vân, dù cho kẻ khác bị thiệt-tḥi cũng mặc. Nhưng mỗi quả-báo đều phải trả: bởi v́ “hễ có vay, th́ có trả” mà “gieo giống nào, th́ gặt giống nấy”. Tuy nhiên trong khi “gặt”, th́ luật nhân-quả rất cân-phân, kỹ lưỡng, để phát một số quả-báo vừa sức người, và cũng để cho người sau khi “gặt” xong, được tiến thêm một bước, dù là ngắn. Tỷ như ta đầu-thai, ta phải mang theo nhiều quả-báo nặng-nề-- nếu đời ta chỉ toàn là đau khổ - th́ làm sao ta đủ can-đảm để chiến-đấu ở đời, ta sẽ ngă-ḷng,-- rủn-chí trước bổn phận ; bởi vậy nên luật quả-báo xen vào, giữa cuộc đời cay đắng của ta, một vài bông hoa xinh đẹp, để cho ta vui ngắm, mà quên hồi đau khổ.

     Đấng Nam-Tào Bắc-Đẩu là các vị Thiêng-Liêng có trách-nhậm cầm cân công-b́nh.  Các Ngài không thưởng mà cũng không phạt; các Ngài chỉ sửa chữa cho đúng cách biến-đổi khí-lực của con người, hầu giúp con người tiến thêm một bước nữa. Những đồ h́nh sau đây sẽ chỉ cho ta thấy sự sửa chữa của các Ngài.

     Ông C. Jinarajadasa tượng-trưng số nhân-quả của một cá-nhơn bằng một ṿng tṛn như dưới đây:

     Ṿng tṛn số 72 tượng-trưng tổng số nhân-quả của một cá-nhơn, (nghĩa là thần-lực đang vận-chuyển trong ranh-giới ấy). Ṿng tṛn có hai cung-h́nh: cái trắng và cái có bóng tối. Cung-h́nh trắng tượng-trưng số quả tốt, c̣n cung-h́nh có bóng tối tượng-trưng số quả xấu. Ta phỏng-đoán tổng-số nhân-quả của một cá-nhân kia là 100 đơn-vị: cung h́nh trắng có 40 đơn-vị, c̣n cung-h́nh có bóng tối có 60 đơn-vị. Một trăm đơn-vị nầy là những số nhân-quả tiền kiếp mà người Ấn gọi là Sanchita.


 

 

     Đồ h́nh số 72 tượng-trưng tổng-số nhân-quả xấu và tốt của một cá-nhơn mà ta gọi là “Cọng-Nghiệp”; Ṿng cung trắng là số nhân-quả tốt. Ṿng cung đen là số nhơn-quả xấu. Tỷ như trong một kiếp con người phải hưởng hoặc trả một phần tư của tổng số nhân-quả là 25 phần trăm. Trong 25 phần trăm ấy, có số quả tốt là (10.7 đơn vị) ṿng cung e c a : số quả xấu là (14.3 đơn vị) ṿng cung a c d  Số quả xấu gần bằng quả tốt nên kiếp nầy con người cực khổ và sung-sướng gần bằng nhau.

    

     Cái Cọng-Nghiệp đó có tốt lẫn xấu, nhưng phần đông, ta đều gây quả xấu, nhiều hơn quả tốt. Nếu ta phải trả hết bao nhiêu nghiệp-quả trong một kiếp, th́ ta sẽ thất-bại, v́ rằng: ta chỉ có 60 phần trăm quả xấu mà chỉ có 40 phần trăm quả tốt mà thôi. Nếu quả xấu dồn-dập quá, xác thân ta chịu không nổi phải bỏ cuộc nửa chừng. Bởi đó, Tạo-Hóa có cách sắp đặt mọi việc cho ổn-thỏa, nên trong tổng-số nhơn-quả nầy,  Đấng Nam-Tào Bắc-Đẩu mới rút ra một mớ để cho con người trả trong một kiếp ở dưới trần mà ta gọi là “Định-Mạng”. Ta phỏng đoán Ngài rút ra một phần tư (100/4=25) tượng-trưng bằng cung-h́nh e c d. Trong cung-h́nh e c d, có hai cung-h́nh nhỏ là e c a  (là số quả tốt có 10, 7 đơn-vị) và a c d, (là quả xấu có 14,3 đơn vị). Ta thấy số quả xấu và số quả tốt gần bằng nhau, chớ chẳng phải hai phần ba như trong tổng số (Cọng-Nghiệp). Điều đó làm cho kiếp sống con người hưởng quả tốt nhiều hơn số ḿnh được hưởng. Ấy vậy, quả báo mà mỗi người mang theo nội kiếp nầy (chẳng phải là cộng-nghiệp) mà ta gọi là định-mạng hay là định-nghiệp. Người Ấn-Độ gọi nó là Prarabdha (hay là quả-báo hiện-tại mà Trời máng vào cổ mỗi người khi đi đầu-thai, theo người Hồi-giáo nói). Và ta phải làm thế nào cho trong một kiếp, ta phải trả cho dứt hết bấy nhiêu quả đó, không thể trốn tránh được.  Nhưng rủi thay, trong khi trả quả chưa hết, mà hằng ngày, ta lại tạo nên nghiệp khác! Những nghiệp mới tạo nầy sẽ được góp vào khối Cọng-Nghiệp (đồ h́nh số 72). Đó chính là ta tạo nên định-mạng cho ta; chớ ngoài ta ra, không có ai cả. Và định-mạng không phải là một cái số kiếp chặt-chẽ, bất-di, bất-dịch. Định-mạng nằm trong tay ta, tức là ta có thể dùng ư-chí mà sửa đổi lại cho dỡ hoá ra hay, xấu trở nên tốt được.

     Trong đồ h́nh số 73 ta thấy số quả báo tốt ở cung-h́nh f  h i g, c̣n quả xấu ở cung h́nh f h g : cả hai gần bằng nhau.

 

 

     Đồ h́nh số 73 tượng-trưng cái định-nghiệp (Prarabdha) tức là số quả-báo phải trả và được hưởng trong kiếp nầy. Cung h́nh f h g i là số quả tốt. Cung h́nh f h g là số quả xấu.

 

     Như ta đă nói ở trước, nhân-quả là khí-lực hay thần-lực; hễ thần-lực vận-chuyển, th́ sanh ra “động-tác”. Động-tác của con người gồm có “động” và “phản-động”. “Động” và “phản-động” đem lại cái kết-quả trong đồ h́nh số 72. Con người càng già, th́ số quả-báo càng ṃn. Nhưng sự động-tác của con người lại dệt ra số quả-báo mới, xấu hay tốt, tùy ở con người hành-động theo Minh-Triết hay Vô-Minh. Nếu con người chịu đau khổ với sự nhẫn-nại và nhơn-ái và nếu sự buồn lo xui cho con người chữa lại lỗi lầm xưa, th́ con người trả quả một cách hiểu-biết và khôn-ngoan; số quả báo dệt ra trong kiếp nầy sẽ tốt đẹp. Trái lại, nếu trong lúc trả quả mà cằn-nhằn, cự-nự, than Trời, trách đất, gây thảm khổ cho những người xung quanh, th́ tức là y đang dệt số quả xấu cho tương-lai. Vậy người hiểu-biết, hễ trả quả, th́ quả sạch; c̣n người không hiểu-biết, hễ trả quả, th́ quả lại c̣n! Ôi! đáng tiếc thay!.

      Số quả đă gây trong kiếp nầy gọi là Agâmi hay là Kriyamâna nghĩa là quả báo vị-lai.  Đồ hinh số 74 tượng-trưng số quả báo vị-lai; nó lớn hơn đồ h́nh73. Khi con người chết rồi (theo phỏng-định ở trước) th́ 25 đơn-vị quả-báo (có tốt có xấu) đă tiêu. Bây giời ta hăy phỏng-định lần nữa, để dễ bề giải nghĩa. Tỷ như người ấy, trong khi trả hết quả xưa, lại gây thêm quả mới, tới 36 đơn-vị. Nếu hai đồ h́nh 74, 73 chồng lên nhau (đồ h́nh 75) th́ ta thấy đồ h́nh 74 lớn hơn đồ h́nh 73, 20 đơn-vị. Nhưng số quả tốt lại nhiều hơn số quả xấu. Nếu đem số quả nầy nhập chung với tổng-số, th́ ta sẽ thấy tổng-số được tăng (đồ h́nh số 76). Tuy nhiên số tăng rất đa-thiểu. Bao giờ con người chưa hiểu đặng cơ Tiến-hóa, th́ số quả-báo không mấy ǵ thay đổi. Nhưng chỉ lúc con người ngưỡng về Trời, th́ quan-niệm thanh cao, muốn giúp Thiên-Ư, chẳng phải sống cho ḿnh, mà sống cho kẻ khác, th́ chừng ấy, con người bước tới hết sức mau lẹ và tiến-hóa theo kỷ-hà cấp-số.

     Bây giờ ta thấy rơ rằng: mỗi người sanh ra đều đem theo số mạng ḿnh tức là số nhân-quả của kiếp hiện-tại. Cha mẹ, vợ con, những người lân-cận, với tính di-truyền, chức-vụ đều tạo ra cái số mạng ḿnh, số mạng đă định sẵn và những thần-lực đang vận-chuyển về một căn-cứ, nhưng không có định trước cách trả quả như thế nào, nghĩa là số mạng không bắt buộc con người phải hành-động, cách nầy hay cách khác. Dẫu con người có một chút điểm nghị-lực nào, th́ nghị-lực ấy cũng được phát-triển tự-do.

     Có khi trong lúc ta chống lại với số mạng, ta có thể tạo một quả tốt. Thật ra xung quanh ta có biết bao nhiêu là trở-lực: nào là hoàn-cảnh, nào là gia-đ́nh, nào là xă-hội, nhưng trong ḷng ta có cái ảnh-hưởng thiêng-liêng luôn luôn tỏ rạng; và nếu ta can-đảm lên, th́ nó sẽ giúp ta cộng-tác với Trời, chớ chẳng phải là một chướng-ngại cho Thiên-Cơ.  Nếu có một người sa-ngă, th́ những kẻ xung quanh, đă tạo ra hoàn-cảnh ấy, sẽ đồng chia quả với y.

 

 

        Đồ h́nh số 74 tượng-trưng số quả-báo vị-lai. Tỷ như cá-nhơn ấy không biết tu-hành, trong khi trả-quả xưa, th́ lại gây thêm nghiệp mới. Nếu ta sánh hai cung h́nh quả xấu trong hai đồ h́nh 73 và 74 (xem đồ h́nh số 75) th́ ta sẽ thấy cung h́nh  k h j (số 74)  lớn hơn cung h́nh g h f  (số 73) 20 đơn-vị.

     Đồ h́nh số 75 tượng-trưng hai đồ-h́nh 74 và 73 chồng lên nhau để xem số nhân-quả xấu có trội lên chăng.  Kết quả là quả xấu trội 20 đơn-vị. 

 

     Ta đă nói Đấng Nam-Tàu Bắc-Đẩu tùy theo cọng-nghiệp mà định số mạng cho ta, vậy ta nên hiểu phải tuân theo nguyên-lư nào? Đồ h́nh số 77 chỉ cho ta thấy sơ lược những nguyên-lư đó. Các Đấng Nam-Tàu Bắc-Đẩu phải dùng tổng-số quả-báo của con người, để định số mạng, các Ngài không tăng hay giảm: v́ công-b́nh là luật của các Ngài.  Một người kia, trong nhiều tiền kiếp, có nhân-quả đối với một số người, với một dân-tộc với một quốc-gia nào, th́ các Ngài cho y đầu thai tại đó để trả quả. Nhưng các Ngài cũng không quên rằng: kiếp sống của y tại thế là một phút trong đời vô-tận, và một ngày kia y cũng sẽ thành một vị Chơn-Tiên toàn năng, toàn-thiện, giống như h́nh Kiểu-Mẩu th́êng-liêng (hay Nghi-H́nh) mà Đức Thượng-Đế đă tạo ra trong trí Ngài. Chi nên các Ngài t́m cách sửa chữa hoàn-cảnh của y, cho hạp với nhơn-quả, để giúp y càng ngày càng giống với cái Nghi-H́nh ấy!

     Những hành-vi con người đều tùy thuộc với xác thân một phần lớn; nhưng bởi cái xác thân là do cha mẹ tạo thành, nên sự di-truyền là mối trọng-đại trong sự trả quả. Các Đấng Nam-Tàu Bắc-Đẩu mới dùng những “quang-năng di-truyền” mà đặt ra số mạng con người.

 

  

     Đồ h́nh số 76 tượng-trưng cái kết quả của một số quả-báo trong một kiếp qua.  Ḍm vào ta thấy cá-nhơn ấy đă không tạo thêm phước mà c̣n gây thêm tội, v́ trong cộng-nghiệp lại thêm vào 20 đơn-vị xấu nói ở trước (đồ h́nh số 74.)

 

 

     Đồ h́nh số 77 chỉ rơ “ Luật Nhân-Quả”.

     TOÁT-YẾU.---  Luật nhân-quả tác-động trong ba cơi: cơi vật chất, (thuộc về hành-động tại cơi trần) cơi t́nh-cảm và cơi tư-tưởng. Trong mỗi cơi đó, sự hành-động của ta đều mang lại những quả-báo tương-đương. Trong cơi vật-chất, sự hành-động thiện hay ác của ta đem lại hai loại quả-báo; hễ ta làm việc thiện, ta sẽ được cái quả sung-sướng về vật-chất; c̣n khi ta làm điều ác, th́ ta sẽ bị cái quả đau đớn về xác thân.

     Trong giới t́nh-cảm, ta luôn luôn thương hay ghét. Khi ta thương yêu, ta sẽ được cái quả tốt là người khác sẽ thương lại ta. C̣n nếu ta ghét bỏ ai, th́ ta sẽ gây nên sự thù-nghịch trong ḷng của kẻ khác đối với ta.

     Sự thiện- cảm của ta sẽ đem đến cho sự vui. C̣n sự thù hằn sẽ mang đến cho ta điều phiền muộn. Trong cơi trí-tuệ, ta cũng có những tư-tưởng tốt hay xấu. Ta luôn luôn khen-tặng hay kích bác, chê-bai kẻ khác. Cái quả của sự khen thưởng là ta sẽ gặp đặng nguồn cảm-hứng dồi-dào. C̣n cái quả của sự công-kích, chê-bai là ta sẽ gặp sự phiền-muộn lo âu.

     Đức Nam-Tàu Bắc-Đẩu sẽ do ba loại hành-động của ta trong giới: vật-chất, t́nh-cảm và tư-tưởng mà định số mạng cho ta. Nhưng thật ra, chính là ta định số mạng cho ta, do luật phản-ứng của ba cơi ấy mà tạo ra cái quả-báo tương-đương.  Song dù ta có xấu mấy đi nữa, một ngày kia ta cũng sẽ thành một vị Chơn-Tiên, toàn-năng toàn-thiện giống như cái Nghi-H́nh hoàn-hảo mà Đức Thượng-Đế đă tạo ra sẵn trong Trí Ngài, trưóc khi sanh ta ra.

 

     Chung qui, vấn-đề quả-báo gom lại những biến-cố xảy ra trong hai cảnh giới: giới vô-h́nh và giới hữu-h́nh. Trong giới hữu-h́nh, ta thấy con người bằng thể xác (mà thể xác là do các quan-năng kết-thành)

     Những quan-năng nầy tiện-lợi cho người nầy, mà bất tường cho người khác: người th́ sanh ra với một xác-thân đẹp-đẽ và tráng-kiện, kẻ lại có xác thân xấu-xa, tàn-tật; người th́ có tai âm-nhạc, kẻ lại đui-mù, câm điếc. Một gia-quyến kia có thể sanh ra bốn người con, một người, th́ khỏe đẹp, c̣n ba người khác lại đui-mù! Tại sao họ phải chịu thiệt-tḥi như thế?

     Muốn hiểu nổi sự bí-mật nầy phải quay về căn cội; trong đó có ba nguyên-lư.  Nguyên-lư thứ nhứt: con người vốn là một chơn-linh bất-diệt do Đấng Hóa-Công tạo thành. Thiên-Thơ có nói rằng: con người sanh tự bao giờ tới bấy giờ, và trải qua không biết mấy triệu kiếp, cái mầm thiêng-liêng vẫn có ở trong ḷng người.”

     Con người sống trên thế-gian nhiều kiếp; mỗi kiếp con người hành-động, suy-nghĩ và cảm-kích - tức là làm vận-chuyển Thần-lực xấu hay tốt đối với ḿnh và xung quanh ḿnh, để lần lần hóa thành cái h́nh kiểu-mẫu kia. Cây cỏ, thảo-mộc cũng có h́nh kiểu-mẫu như con người vậy. H́nh kiểu-mẫu nầy do tư-tưởng của Đức Thượng-Đế phác-hoạ ra. Mục đích con người sanh xuống thế-gian là phải làm nảy-nở những thiên-lực ẩn-tàng, bằng cách làm phận-sự của ḿnh cho đúng-đắn, trong khi hoạt-động dưới trần.

    Mà muốn làm phận-sự ḿnh tại thế, th́ cần phải có một cái xác thân. Đấng Nam-Tào Bắc-Đẩu chiếu theo luật Công-B́nh: do quả-báo của ḿnh, mà chọn hoàn-cảnh, cha mẹ và địa-vị của ḿnh dưới thế. Các Ngài chỉ dàn xếp những quả-báo xưa cho phù-hạp với sự tiến-hóa nay, hầu giúp con người thực-hiện đặng cái H́nh-Kiểu-Mẫu của ḿnh. Dẫu các Ngài đặt để con người trong cảnh vui, buồn, các Ngài cũng vẫn có ư-niệm nầy: mục-đích con người tại thế-gian chẳng phải để sung-sướng hay khổ cực, mà để thực-hiện đặng cái H́nh-Kiểu-Mẫu ấy. Về sau, con người đạt được mục-đích rồi, th́ sẽ hưởng cảnh phúc-lạc miên-tràng; c̣n hiện giờ con người đang ở vào thời-kỳ học hỏi và kinh-nghiệm, tức là đang đi trên con đường đau khổ.

     Khi cái thai đă đậu rồi, các Đấng Nam-Tào Bắc-Đẩu mới chọn những yếu-tố cho xác thân phù-hạp với linh-hồn sắp đầu-thai: bởi linh-hồn không thể tự ḿnh chọn đặng [[24]]. Nếu linh-hồn phải tấn-hóa trong đường âm-nhạc, th́ các Ngài chọn cho y những yếu-tố cần ích như: bộ thần-kinh đặc-biệt, hai tai dễ thâu-thinh. Nếu linh-hồn phải tấn-hóa trong đường toán-học, th́ Đấng Nam Tào Bắc-Đẩu cũng cho y những yếu-tố cần-ích trong lúc thai vừa mới kết-tinh. Các Ngài cũng phân-phát sự tàn tật cho những ai cần phải tiến-hóa trong ṿng đau khổ của sự tàn-tật. Với t́nh bác-ái vô lượng, với sự Minh-Triết tuyệt-vời, các Ngài đem quả-báo mà ban rải cho người đời, không trái sự công-b́nh một ly. Bổn phận các Ngài không phải để làm người vui hay khổ, dữ hay hiền, các Ngài chỉ có trách-nhiệm dắt người đến H́nh-Kiểu-Mẩu mà thôi. Tiện lợi hay trở ngại, vui hay khổ, may hay rủi, là những viên gạch mà linh-hồn dùng để cất nhà tạm tại cơi thế-gian. Đấng Nam-Tào Bắc-Đẩu, không tăng hay giảm gánh nặng của người đời; Ngài chỉ giúp con người bước mau trên thang tiến-hóa, hầu thoát ṿng sanh tử luân-hồi. 

     Tuy nhiên, chớ tưởng rằng: số mạng đă định là quá tuyệt-đối, nghiêm-khắc và không thể sửa đổi đặng. Con người có thể dùng ư-chí mà sửa đổi đặng một phần số mạng ḿnh  [[25]] . Tỷ như sự tự-tử không bao giờ có số mạng định trước, mặc dầu có nhiều trường-hợp xui khiến con người quyên-sinh. Theo quan-niệm của ta, th́ khi lâm vào cảnh huống, ta phải chống chỏi, chiến-đấu, cho qua cơn dông-tố, lướt cả sự đau đớn buồn rầu, chớ chẳng để cho chúng nó đàn-áp lại. Đối với một người kia bỏ mất cơ-hội tốt để tiến-hóa cũng y như thế. C̣n trường-hợp nầy thường xảy ra là: những người xung quanh xúi làm quấy, sự làm quấy nầy không bao giời định trước ở số mạng. Bổn phận ta phải phân-biện, rồi quyết-định.

     C̣n một điều đáng chú ư là có nhiều thứ quả báo, một người có thể liên-đới với một hay nhiều thứ quả-báo, nhưng không phải tất cả một lượt. Thường thường người ta bị liên-đới về t́nh-thương hay oán-hận. Người kia sanh ra trong gia-quyến nào sẽ thọ hưởng một mớ quả xấu hay tốt do gia-tộc gây ra; c̣n người kia sanh ra trong một nước nào, sẽ thọ hưởng quả báo chung của xứ sở đă gây ra trong mấy thế-kỷ về trước. Cũng có thứ nhân-quả chung, gọi là nhân-quả trong công việc làm của những người cùng một phái - ưa nhau hay ghét nhau. Rồi nhân-quả sẽ hiệp họ lại trong kiếp tới, để cùng làm việc chung.

     Vấn đề nhân-quả rất bao quát, khó diễn tả trong một bài ngắn như thế nầy. Mấy lời trên đây chỉ là lời sơ-khai mà thôi. Muốn hiểu nhân-quả cho tận tường phải làm một vị Chơn-tiên mới đặng. Nhưng nếu ta rán suy-gẫm để hiểu nguyên-lư của nhơn-quả, hầu cải thiện đời sống vật-chất và tinh-thần của ta, th́ là điều đáng làm vậy.

 

                                    

CHƯƠNG THỨ SÁU MƯƠI BỐN

 Luật Nhân-Quả

(tiếp theo)

I.--- Karma không cưỡng-chế ta

     Ta đă nói ở trước Karma là một cái luật tự-nhiên. Nhưng ta có thể đi xa hơn nữa mà nói rằng: Nó là Luật-Trời, v́ Nó hiện cùng khắp, trong tất cả mọi vật.

     Nhà hiền-triết phương Tây gọi là Karma là “Luật Nhơn-quả” và xét mỗi sự xảy ra về hai phương-diện. Sự xảy ra là một cái kết quả: v́ tự nó có một nguyên-nhân; mà nguyên-nhân nầy cũng là kết-quả của một sự ǵ đă xảy ra trước kia nữa. Sự xảy ra ấy là nguyên-nhân: v́ tự nó gây ra một việc mới nữa. Nghĩa là việc ǵ xảy đến cũng vừa là nhân, vừa là quả: quả của quá-khứ, mà nhân của tương-lai. Cách nối-tiếp, liên-lạc không dứt như sự nầy với sự kia, vật nầy với vật nọ, được ta gọi bằng một danh-từ chung là “Luật nhân-quả”. Đó là một luật căn-bản nó khiến ta tin chắc rằng: có cái trật-tự với sự thăng-bằng cùng là cái sức tiến-bộ của nhân-loại, cứ lần lần bước tới chỗ cao xa măi măi.

     Dù chúng ta có biết hay không, th́ điều nầy cũng cứ xảy ra luôn: mỗi lúc, thân, tâm, trí của ta đều phát sanh ra quả. Ta càng hiểu rơ quyền-lực của ta, cùng là ảnh-hưởng của các luật tự-nhiên, th́ ta càng có thể tạo ra quả theo ư muốn được, nghĩa là có thể tạo quả tốt và tránh trả xấu.

     Karma cũng c̣n gọi là “Luật phát-động và phản-động”. Phát-động và phản-động, hai điều ấy cân nhau và chống chọi với nhau. Ta thử ném một vật ǵ, vật ấy liền dội lại, tức là cái phản-động-lực của vật-thể chống trả với cái ném. Hăy liệng, một trái banh thun vào tường, nó liền dội trở lại chỗ ta đứng; sức dội cân xứng với sức liệng.

     Cùng khắp trong vũ-trụ, nhà thông-thái được gặp cái luật ấy và nhờ đó mà biết trước những kết-quả sẽ đến, mỗi khi có tác-dụng đến vật-chất.

     Trong hai danh-từ: “Luật nhân-quả” và “Luật phát-động và phản-động” ta thấy chữ “Luật”. Vậy th́, Luật là ǵ? hay đúng hơn, Luật tự-nhiên là ǵ?

     Ở trước ta đă nói: “Luật tự-nhiên” là cả một dọc nhân với quả, liên-tiếp với nhau, theo thứ tự nhứt-định và không dời đổi. Ta có thể rút cái định-nghĩa nầy lại làm một cái công-thức và nói như vầy: A và B bao giờ cũng kéo theo C. Cọng lại nhiều lực, th́ tất gây thành một kết-quả nhứt-định. Nhưng đó không phải là một thứ mạng-lịnh bắt buộc ta: “Phải làm cái nầy đây” hay “Đừng làm cái kia” hoặc: “Anh phải có A và B, th́ là được C”. Nhưng ta nói “Nếu anh muốn được C th́ hăy gắng mà hợp lại A với B” hay là “nếu anh không muốn gặp C th́ gắng mà xa A và B”; “nếu anh xa A và B, th́ tất nhiên anh sẽ không có C được”.

     Như vậy, ta có thể nói chắc-chắn rằng: một cái luật tự-nhiên không phải là một mănh-lực bắt-buộc, hay hạn-chế, mà một cái mănh-lực giúp ta động-tác. Nó dạy ta biết rành các điều-kiện phải giải-quyết xong, để tạo thành hoặc để tránh khỏi một thứ kết-quả nhứt-định. Nó cũng cưỡng-chế ta, nhưng chỉ cưỡng-chế được là khi nào có phản-động-lực đă đúng kỳ phải đến, không thể không đến được. Cũng v́ các mối nhân-quả chằng-chịt nối-tiếp với nhau một cách tự-nhiên như thế, mà người dốt nát phải bó tay chịu bất-lực trước các tự-nhiên ấy. Nhưng càng được hiểu-biết nhiều, th́ ta càng có thể kiểm-điểm các thứ động-lực của ta gây ra, hầu tránh khỏi những điều kết-quả đáng tiếc về sau.

     Người ta nói: “Những luật thiên-nhiên không thể cưỡng được là v́ mối giao-tiếp, từ nhân đến quả, không thể sửa đổi được. Ta có thể cưỡng đến đâu, mặc t́nh; nhưng rốt lại, luật sẽ bẻ ta, chớ không phải ta sẽ bẻ được luật”. Nếu người kia từ trên chót lầu rơi xuống đất mà mang hại, người ấy có cưỡng luật hấp-dẫn đâu; dù y không có nh́n biết luật ấy, chớ cái té đă là bằng cớ rồi. 

     Tóm lại, Karma do Phạn-ngữ có nghĩa là “sự hành-động” hay là “sự Tác-Động” (Action). Mà Hành-Động là cái Nhân. Nó gây ra cái Quả. Vậy ta có thể gọi Karma là “Luật nhân-quả” hay “Luật phát-động và phản-động” hay “Luật Tự-Nhiên”.

 

II---Karma khởi đầu vào lúc nào?

     Nếu nói là một luật tự-nhiên, th́ người ta không thể nói nó đă bắt đầu vào hồi nào, và đến chừng nào sẽ kết-cuộc. Phàm ở đâu có những khối vật-chất, th́ ở đó tất có lực hấp-dẫn. Cho nên hấp-lực không bắt đầu vào một lúc nào nhứt-định. Hễ khi đă đủ các điều-kiện cần-yếu, th́ có lực ấy lưu-hành luôn, Karma là luật vô-thỉ, vô-chung, nghĩa là nó không có chỗ bắt đầu, cũng chẳng có chỗ cuối cùng Karma làm điều-kiện vững bền cho cái Tinh-Thần ở trong vật-chất; nó không khởi đầu vào thuở nào: chẳng tắt dứt vào lúc nào, bởi nó là vô-thỉ, vô-chung vậy.

     Cho nên câu hỏi: “Karma đă bắt đầu vào lúc nào”. Đáng lẽ phải sửa ra câu hỏi nầy: “Karma của một sanh-vật nhứt-định đă khởi đầu hồi nào?” Người ta mới có thể đáp “Nó khởi đầu chính vào lúc sanh-vật ấy nhập vào cơi biểu-hiện” [[26]].  Khi Chơn-Thần vốn bất-diệt, bất-sanh, từ bỏ cái cơi không sanh, không tử, mà đi vào cơi có sống, có chết, để chịu mang lấy một lớp áo vật-chất rồi, th́ khi đó nó bị nhiều điều-kiện chi-phối, và phải tùy-tùng luật Karma. Cái Karma riêng của nó bắt đầu vào lúc mà nó đặt ḿnh trong những điều-kiện chỉ-định. Th́ ra, trước hết là cái Karma của Kim-thạch, cái kết-quả của sức động-tác của tinh-lực và vật-chất bao quanh đối với khoáng-vật và sức phản-động của khoáng-vật chống trả lại. Tác-động và phản-động ấy kết thành những khoen đầu-tiên của sợi dây xích Karma khoáng-vật; và cái dây xích nầy sẽ kéo nó sang một cung [[27]]  riêng nào đó trong loài thảo-mộc. Ở loài thực-vật, những sự phản-động của nó có tánh chất phức-tạp hơn, cái lưới-nghiệp cũng sẽ rắc-rối hơn, và sẽ đưa nó nhập vào một cung nào đó trong loài cầm-thú. Ở loài động-vật, cái sức cảm-giác của nó phát-triển mà đem ảnh-hưởng trong sự tạo-nhân và những điều đau-đớn của nó gây cho bạn đồng-loại phản-động lại nó. Phát-động và phản-động đều có nối theo vui hay buồn, sướng hay khổ. Như thế, nó lần lần đi đến một Cung riêng trong loài người. Ở đây tuần tự khai lư-trí, tăng-cường sức mạnh tạo Karma nữa. Động-tác của tư-tưởng thêm vào động-tác của hành-vi và cảm-giác.  Nhơn thế, mà bên phản-động-lực cũng được thêm vào một sức mạnh mới, tương-đương với sức mạnh của lư-trí.

     Nếu người ta chịu nhớ kỹ rằng: Karma chẳng ǵ khác hơn là phát-động-lực và phản-động-lực, ứng-đối với nhau trên hết thảy các cơi thiên-nhiên. Sự ứng-đối nầy, hằng có mỗi lúc và cùng khắp; nó c̣n liên-quan với bản-thể của sự vật. Nó nhớ rơ như thế, th́ nhiều điều khó hiểu sẽ hóa ra dễ-dàng. Người ta sẽ hiểu rằng; Karma bắt đầu gây ra kể từ lúc ta nhập vào vơ-trụ vật-chất: v́ bởi ta nhập vào giữa những điều-kiện, mà trong đó Karma hẳn có hành-động luôn. Người ta cũng sẽ hiểu rằng: phản-động-lực đồng tánh với phát-động-lực. V́ vậy nên khi người nào lầm lỗi điều ǵ, mà trong sự lầm lỗi đă có phát-hiện sự suy-cảm và hành-vi, th́ cái phát-động-lực tất biểu-lộ trong ba cơi: trần-gian, dục-giới và tư-tưởng. Cái phản-động-lực cũng sẽ biểu-lộ trong ba cơi ấy.

     Đáng lẽ cái ư thưởng phạt không nên nói đến, khi người ta nghĩ tới luật Karma. Ví rằng: Ta đứng trước những cái kết-quả, những cái thành-tích của ta đă gây, chớ không đứng trước những sự thưởng phạt của ai ban cho ta. Sự đau khổ là kết-quả của một điều hành-vi sai lỗi, trong một cơi nào; chớ chẳng phải là sự hành-phạt của ai bắt buộc ta phải mang chịu. Nỗi đau khổ nó cấu xé ta là v́ ta đă chống-chọi lại với luật tự-nhiên, một cái luật không thể chống chọi được.

 

III.--- Luật Karma hạn-chế ta đến chừng mực nào?

     Phàm đă mang lớp xác thịt rồi, tất nhiên con người đă tự bó buộc trong những điều-kiện, những hạn-chế. Cho nên tự-nhiên người ta không thể bay được; v́ bằng muốn dạo chơi trong không-khí, th́ phải cần đến thứ máy bay mới được. Hễ càng biết rơ các thứ mănh-lực tự-nhiên bao vây ta đây, th́ càng mở rộng quyền quyền tự-do hành-động của ta đối với các luật ấy. Nhơn thế, ta mới có cơ giải được sức ngăn trở của những luật nào chống chỏi lại bước đường tiến-thủ của ta.

     Nhờ sự hiểu-biết, ta có nhiều phương rộng để thoát qua ṿng hạn-chế của các điều-kiện thiên-nhiên nhứt-định, và sự hiểu biết của ta càng thâm-bác, th́ sự hành-động của ta càng có phần tự-do hơn.

     Đối với những điều-kiện tự-nhiên, gọi là Karma, th́ cũng y như vậy. Nó hạn-chế sự hành-vi của ta, giống như các điều-kiện tự-nhiên khác. Nhưng ta có thể dùng sự hiểu-biết mà trừ sức ngăn-cản của chúng nó không? Hoặc cao vượt lên trên chúng nó? Sự hiểu-biết càng rộng, th́ quyền lực càng cao.

     Bởi thế, ta mới thấy rất cần học và hiểu những điều-kiện Karma, cho quyền tự-do của ta cân xứng với sự hiểu-biết của ta vậy.

 

IV.--- Mỗi người chúng ta đều có gây trong quá-khứ một cái Karma riêng

     Muốn được hiểu cái Karma riêng nầy, ta phải chịu những điều hạn-chế ǵ? Ta nên hiểu rơ: v́ đó là một vấn-đề có quan-trọng với sự sống và hạnh-phúc của đời ta vậy.

     Ta có thể hiểu rơ được là nhờ học lần lượt sự tác-dụng của Karma dưới ba trạng-thái: tính-t́nh, thuận-cảnh, trạng-huống, và cùng do ba trạng-thái của ư-thức, tư-tưởng, dục-vọng và hành-vi.

     Trong cuộc khảo-cứu nầy, đừng quên rằng: chính ḿnh đă gây ra cái Karma ấy, bởi tư-tưởng, dục-vọng và hành-vi của ḿnh, và chính ḿnh là cái ư-thức ấy đang suy-nghĩ, ham muốn và làm việc đây. Người ta thường xét Karma như một sự ǵ nó phản-động lại ta, chớ ít khi tưởng rằng: hành-vi hiện-hữu của ta cũng có hưởng đến điều-kiện Karma nữa. V́ ta sửa đổi kết-quả tư-tưởng ngày trước, bằng những tư-tưởng ngày nay, sửa đổi kết-quả dục-vọng ngày truớc, bằng dục-vọng ngày nay, sửa đổi kết-quả hành-vi ngày trước, bằng hành-vi ngày nay.

     Tác-dụng của nghiệp-duyên chẳng phải là một khối bất-động, mà là một cái ư-thức sanh-hoạt nó phản-động lại Karma và chính nhờ sức phản-động nầy, mà nó sửa đổi Karma ấy.  a có thể nhận biết cái tánh cách liên-tiếp bị-động của Karma, nhưng ta không rơ cái động-tác ảnh-hưởng đến nó, cho nên ta chỉ thấy Karma không trọn, mà ta chỉ thấy nó dưới trạng-thái nào.

       Có xét lần lượt ba trạng-thái của ư-thức: tư-tưởng, dục-vọng, hành-vi, ta mới thấy rơ Karma hạn-chế ta đến một chừng mực nào.

     Luật thứ nhứt.---“Người tư-tưởng cái ǵ, th́ tất nhiên đồng-hóa với cái đó” nói cách khác, tư-tưởng đào-tạo tư-cách. Ta sanh ra với cái tư-cách mà ta đă chung đúc bằng tư-tưởng trong mấy kiếp trước. Ta không thể tránh khỏi điều ấy. Đó hẳn là một sự hạn-chế rơ-ràng. Hăy tỷ rằng; ta sanh ra năng-lực trí-thức tầm-thường, th́ cái năng-lực nầy th́ sẽ hạn-chế sức học của ta. Ta phải để 3 giờ học cái bài; mà người lân-cận của ta, thông-minh hơn, chỉ mất mười phút. Để bù cái khiếm-khuyết ấy, ta cứ luyện-tập luôn và theo thời gian ta làm được giỏi hơn, thạo hơn. Lần lần những bờ rào hạn-chế, nó riết ta, sẽ lui ra xa: sức sáng-tạo của tư-tưởng sẽ cải-thiện tài-năng của ta. Đó là ta nhờ chuyên-cần luyện-tập.

     Như thế, ta thấy Karma truyền lại cho ta những món nợ trong quá-khứ làm thành những hạn-chế trong hành-vi; mà nếu ta đă quyết hạ các bờ rào hạn-chế ấy, th́ Karma không thể giam cầm ta lâu được. Nhưng khởi đầu, ta phải chịu hảm ḿnh trong đó, rồi mới có phương dời các bờ rào ấy đi.

     Luật thứ nh́.--- “Dục-vọng gây ra cảnh-ngộ”. Ta có thể sanh ra đời, thông-minh, sáng-láng, có cơ-hội để thi-thố sự hiểu-biết, mà có khi ta lại không gặp được dịp may, hoặc là công-phu của ta không được kết-quả rực-rỡ v́ “vận xấu”, “số rủi”. Đó là kết quả của sự sai-lầm của ta; ta bị ngăn trở bởi v́ một sự hạn-chế mà ta cho là Karma khuấy phá ta. Cũng như ở trên, ta sẽ thắng nhờ kiên-chí và cố-gắng. Ta muốn kỳ đoạt sự thành công, th́ sức hạn-chế sẽ thối lui, mà các trở-lực cũng sẽ tiêu tan nữa.

     Luật thứ ba.--- “Hành-vi tạo nên cảnh-ngộ”. Trong các thứ hạn-chế, có sự hạn-chế hành-vi do cảnh-ngộ là sự cực-ḷng, và khó chịu nhứt. Tuy nhiên ta cũng có thể sửa đổi được. Điều đáng làm là hăy có can-đảm mà rước lấy cảnh-ngộ, rồi tùy thời, tùy cảnh mà ăn ở hành-động, bởi chúng ta không thể trốn thoát ṿng hạn-chế ấy liền được. Đồng thời, ta rán chống chỏi lại một cách êm-ái mà bền-bĩ, để sửa đổi lần lần. Trước hết, ta hăy đánh đổ ḷng tư-kỷ: v́ chính nó, ở trong quá-khứ, đă gây ra cảnh bất-hạnh hiện-thời: hễ biến-đổi tạo nhân, th́ ta hoán-cải được kết-quả. Như thế, là trong đời nầy, ta đặt cái mầm cho việc lành tương-lai; và trong ṿng hạn-chế do quá-khứ tạo ra, ta xây đấp nền tự-do của kiếp sẽ tới vậy.

     Công-phu của ta trong quá-khứ đă tạo ra số phận ngày nay, th́ ta cũng có thể sửa đổi số phận nầy, bằng công phu mới kkhác.

     “Luật Karma hạn-chế ta đến chừng mực nào?”

     Ta đă thấy “Tư-tưởng tạo ra tư-cách”. Tư-tưởng là cái khí-cụ dùng để đoạt cái ǵ, mà ta chưa có. Thử ngồi một buổi sáng trong 5 phút để suy-xét về tánh chơn-thật. Hăy tự bảo: “Chơn-lư là Trời”. Tất cả những ǵ có đây, đều căn-cứ nơi Chơn-lư cả: Trong cái chơn-ngă của tôi; tôi vốn là chơn lư: v́ bởi tôi cũng đồng tánh với Trời. Vậy th́ nhân-trí của tôi phải là cái thể biểu-hiện của chơn-ngă vân.. vân…” Rồi trót ngày, ta gắng giữ cho tư-tưởng, ngôn ngữ hay hành-vi của ta đừng trái với Chơn-lư. Cứ tập như thế măi, th́ ngày nầy qua ngày nọ, tuần nầy sang tuần khác ta sẽ lập được cái thói-quen, ngay-thật trong ư-tứ, lời nói và sự làm. Rốt lại, ta thấy ta đă trở nên ngay-thật một cách tư-nhiên, không cần tự quản-thúc nữa. Tật xấu đă tiêu tan và cái mỹ-đức chơn-thật đă nhập tâm ta rồi vậy.

     Cách trên đây cũng có thể dùng để mở những đức-tánh khác. Phương-pháp rất giản-dị: chỉ nuôi những thứ tư-tưởng tốt lành rồi giữ cho sự ham-muốn và hành-vi của ta ḥa-nhịp với thứ tư-tưởng ấy. Như thế, ta sẽ tạo ra được cái tánh-cách của ta trong kiếp tới.  Có khi Karma bắt ta sanh ra đời với cái tánh-cách thiếu sự ngay thật dơng-cảm và mềm-mỏng, nhưng không bao giờ nó bắt ta duy-tŕ tánh-cách ấy măi được. Ta muốn điều ǵ là được điều đó, Karma sẽ cho ta cái tánh-t́nh ngay-thật mềm mỏng và can-đảm nếu ta chịu khó tạo ra các thứ nguyên-nhân đồng-tánh.

     Ta nên nhớ: luật ấy rất công-b́nh, cứ thẳng mà báo-ứng. Ta sẽ đứng trước cơ-hội của ta đă tạo ra, và cơ hội nầy sẽ đem đến cái điều mà ta đă mơ-ước. Nếu trước ta đă không khéo chọn, mà mong mỏi việc xằng, th́ cơ-hội đó sẽ cho ta sự thất-vọng, chớ chẳng phải sự vui vẻ đâu.

     Lại ta cũng đă thấy rằng: “Hành-vi tạo nên cảnh-ngộ”. Nhờ xét rành-rẽ mối liên-quan giữa tánh-cách của ta, với hoàn-cảnh của ta đang sống, th́ mới biết khéo lợi-dụng những điều-kiện hạn-chế ta đây. Ta vừa lo ban-rải sự hạnh-phúc chung quanh ta, vừa thức cảnh-ngộ để khai mở những tánh nào mà ta c̣n thiếu. Người nào hiểu Karma, biết lợi-dụng cả mọi việc, mọi cảnh, đồng thời tỏ sức hoạt-động khéo-léo, thông-thạo và bền-dai, kẻ ấy biết dự-bị cái tương-lai của ḿnh vậy.

     Karma hạn-chế ta, nhưng ta là kẻ tạo ra Karma và tùy theo sự hiểu biết của ta, ta có thể kiểm-sát Karma được.

     Ta nên nhẫn-nại, khoanh tay chịu sức hành-động của Karma hay nên hết sức chống-chỏi lại? Theo lời đă nói trên, th́ tất nhiên ta phải hết sức chống chỏi lại những thứ khuynh-hướng xấu xa, những điều tập-quán quấy quá; những nết hư tệ của ta, dù tánh nết nầy có bị thâm-nhiễm thế mấy đi nữa. Trong cuộc chiến-đấu ấy, lúc đầu, ta sẽ thường thối-bại; nhưng mỗi một lần khai-công, dầu thật chẳng thắng nước cờ, chớ ta cũng phá bớt được một phần sức lung-lạc; rồi lần lần ta sẽ thắng được ác-nghiệp của ta. Trước kia, ta đă tạo từng sợi nhợ kết thành cái lưới Karma, th́ nay ta cũng có thể phá lần từng sợi nhợ đến tan ră cái lưới ấy. Chính người là kẻ tự tạo số phận lấy cho ḿnh, chớ nào phải ai khác gây họa phúc cho đâu. Luật chẳng hề dời đổi; theo luật mà ta đă gây ra điều ǵ trong cảnh vô-minh, th́ cũng theo luật mà ta sẽ phá nát điều ấy, nhờ sự hiểu biết. Không ai cản trở ta được, không ai làm thế cho ta đặng.

     Người ta sẽ hỏi rằng: “Ngày nào cũng do ngày trước mà ra, th́ kẻ hư nết làm sao trở nên người đức-hạnh được?”

     Đây là một trong các câu hỏi, nó làm rối trí học-giả. Kẻ hư nết, trải cái đời trong tật quấy, không hề chữa sửa, th́ ở kiếp sau, chẳng lại hóa ra hư hèn hơn kiếp trước, rồi cứ măi như thế chăng? Đây nên xét qua các sức mạnh dùng để cân-đối các sức mạnh khác, như: sự đau khổ và sức tiến-hóa. Đau khổ là kết-quả của sự bất-tuân luật tự-nhiên: sau khi chết, sự đau khổ c̣n dữ-dội hơn nữa; xác mất rồi, những điều dục-vọng xấu-xa châm chích con người như vùi sắt nhọn. Khi bỏ cơi trung-giới sang cơi thiên-đàng, th́ các mầm lành sẽ nảy nở trong người; cái trí thanh-bạch cùng ḷng từ-ái phát-triển và lan rộng ra.  Khi trở lại trần-gian, người cũng mang theo cái kết-quả của những sự ưu-phiền đă nếm, cái kết-quả nầy sẽ tỏ-hiện bằng  sự ghê nhờm trước cái hư, quấy, mà ngày xưa đă phạm.

     Con người càng tiến lên cao chớ không phải càng hạ xuống thấp. Chỉ khi nghịch hẳn lại với chơn-tánh là đắm trong vũng bùn. Nhưng đó cũng là tạm trong một lúc mà thôi; rồi cũng tiếp-tục tiến bước.

CHƯƠNG THỨ SÁU MƯƠI LĂM 

Luật Nhân-quả đối với tư-tưởng, t́nh-cảm và việc làm

(tiếp theo)

1--- Tư-tưởng tạo ra tánh-t́nh

    Ở trước ta đă nói về sự hạn-chế của Karma đối với tư-tưởng, t́nh-cảm và việc làm.  Nơi đây ta cũng giải như thế, nhưng trong phạm-vi rộng-răi hơn, hầu đưa học-giả đi sâu vào vấn-đề.

     Từ ngàn xưa, các bậc thánh-nhơn hiền-triết đều chứng-nhận sự thật nầy là: tư-tưởng tạo ra tánh-t́nh.

     Kinh Chandogyobanishad có nói rằng: “Tư-tưởng thể nào, th́ con người thể ấy”.

     Nhà vua hiền-triết Israel cũng nói rằng: “Con người thể nào, th́ tư-tưởng thể ấy”.

     Kinh Bhagavad---Gita cũng nói giống như vầy: “Đức-tin là con người”.

     Ta có thể kể ra nhiều đoạn kinh sách nói về “tư-tưởng tạo ra tánh-t́nh”: ta sẽ thấy : tất cả triết-lư chánh-đại, tất cả tôn-giáo đều đồng ư ở chỗ nầy.

     Vậy, nếu đó thật là một luật tự-nhiên, th́ nó có thể kiểm-chứng đặng: bởi v́ tất cả lư-thuyết chơn chánh thuộc về luật tự-nhiên ta có thể lấy cái kinh-nghiệm riêng mà thâm-cứu đặng. Đó là trường hợp của ta đang chủ-ư đây. Nếu quí Ngài muốn chứng minh rằng: Tư-tưởng tạo ra tánh-t́nh, th́ nên áp-dụng phương-châm rất đơn-giản nầy.

     Trước khi vào đề, ta nên biết rơ: hiện-thời, thiên-hạ luôn luôn lật đật, làm việc ǵ cũng muốn thấy kết-quả ngay. Nhưng ta nên nhớ rằng: người ta chỉ t́m hiểu đặng là nhờ bền-chí. Tỷ như  ta lấy tư-tưởng mà chế-ngự một tánh xấu và tăng-cường một tánh tốt, th́ ta cần phải có ngày giờ mới đặng. Ta muốn bớt tánh nóng giận ư? Tánh nầy không phải là một tội trọng: nó chỉ là cái kết-quả của tánh yếu đuối chung của người đời mà thôi. Một khi mà ta đă nhận-định rằng: ta có tánh nóng giận, th́ ta lập tức quên đi, và đừng nhớ tới nó nữa: bởi v́ nếu “tư-tưởng tạo ra tánh t́nh” là thực-sự, th́ “suy-tưởng đến một tánh xấu” tức là thêm sức mạnh cho nó. Nếu ta tưởng ta giận, th́ ta càng thêm giận. Tốt hơn là ta tưởng đến tánh tương-phản, nó là tánh nhẫn-nại. Mỗi buổi sớm mai, ta hăy tham-thiền 5 phút về tánh ấy. Làm như vậy cho đều đều, chớ đừng một bữa làm, năm bữa nghỉ, th́ không hiệu-nghiệm chút nào: v́ làm như vậy giống như tên lính-tập, cứ đứng một chỗ, dậm cẳng măi, chớ không đi tới được bước nào. Ta rán tham-thiền về tánh nhẫn-nại, mỗi ngày năm phút đừng cho gián-đoạn: ta suy gẫm theo phương-tiện nào ta thích, v́ điều phương-tiện không mấy cần; điều cần nhứt là ta nghĩ đến vấn-đề ấy mỗi ngày. Có một phương-châm hay nhứt là tưởng-tượng rằng: ta là người có tánh nhẫn-nại,là người hoàn-toàn nhẫn-nại. Rồi ta tưởng-tượng ta gần những người đang nóng nảy, họ khêu tức ta, nhưng ta vẫn được thái-độ b́nh-tĩnh, và dù bị tấn-công một cách bất-công, ta cũng không hề xao-xuyến, ta rán giữ tâm ta đừng có một chút tư-tưởng  nóng giận. Tưởng-tượng ta là một người nhẫn-nại hoàn-toàn. Cứ măi tưởng như vậy trong một tuần lễ, th́ ta sẽ thấy tánh nhẫn-nại đă gần thành thói-quen, và trước sự cọc-cằn của kẻ khác, ta không c̣n phản-động, và đối-phó lại bằng sự cọc-cằn như xưa. Nếu được vậy, th́ là ta tham-thiền có kết-quả tốt. Ta đă tạo trong trí ta một đức-tánh nhẫn-nại.    

     Ta cứ tiếp tục và luôn luôn tiếp tục cho tới chừng nào tánh nhẩn-nại đă thành-phần với bản-tánh của ta mới thôi. Trên đây ta thấy rơ: nhờ tư-tưởng tạo ra tánh-t́nh của ta.

     Theo cách ấy, ta trừ lần lần những tật xấu và thay vào những đức tốt. Ta có thể rèn-đúc tánh-t́nh của ta một cách chắn-chắc, như anh thợ hồ, chồng từ tấm gạch để xây tường vậy. Nếu ta thành-thật công-nhận rằng: “tư-tưởng tạo tánh-t́nh” th́ ta sẽ vui ḷng bỏ ra mỗi ngày 5 phút, trong vài tháng như vậy, để chủ-trị phàm tánh của ta. Chi nên, thành-công hay thất-bại là, một phần lớn, do vấn-đề ngày giờ và cố-gắng.

     Thà ra công điêu-luyện hơn là ngồi khoanh tay than thở. “Ôi! tôi muốn được hiền lành! ” Rồi cứ mỗi ngày sa vào lỗi cũ! Như thế có ích ǵ?

*

2.---Dục-vọng đưa người đến vật sở-vọng

     Ta biết rằng: dục-vọng và ư-chí là căn-bản của các sự kiến-thiết. Bất kỳ trong cuộc tạo-tác nào, ư-dục là cần nhứt; trong khoa lư-hóa, chính là cái ư-dục làm cho vật nầy hợp hay kỵ với vật kia. Cái ư-dục là một mănh-lực trọng-đại trong đời; nó có hai bề: bề trái và bề mặt. Khi cái mănh-lực nầy ở trong con người đi ra đến vật bên ngoài, th́ người ta gọi nó là dục-vọng: cái dục-vọng khiến cho ta muốn cái nầy, bỏ cái kia. Bao giờ ta c̣n bị ngoại-vật xô tới và đẩy lui, th́ ta ví như con bướm, bay liệng nhởn-nhơ, chập-chờn hết bông nọ, đến bông kia, không mục đích, ta-bà và ảo-mộng. Nhưng thay v́ cái mănh-lực ấy bị ngoại vật lôi cuốn, nó lại tập-trung vào nội-giới; nó hết bị đồ-vật bên ngoài hấp-dẫn, nó lại quay về nội-tâm, bấy giờ nó không c̣n gọi là dục-vọng nữa, mà lại được gọi là ư-chí. Nhơn đó, mới có người yếu tánh và người cang-cường. Người yếu tánh là người dễ bị vật bên ngoài lôi cuốn: đối với người như vậy làm sao tin-cậy được? C̣n trái lại, người có ư-chí, th́ chỉ làm theo sự kinh-nghiệm nội-tâm, chớ không chịu ảnh-hưởng ngoại-giới; ta có thể đặt cả tin-cậy vào y. Mỗi người chúng ta đều có ư-muốn gần điều ǵ ḿnh ưa thích; vật sở-vọng nó hấp-dẫn ta như đá nam châm với miếng sắt mềm. Tại sao có sự hấp-dẩn như thế? Bởi trong ḷng vạn vật đều có một luồng năng-lực thiêng-liêng đang linh-động, tức là một sự sống độc-nhứt rung-chuyển tâm-hồn vạn-vật, dù h́nh-trạng bên ngoài có khác nhau. Cái năng-lực thiêng-liêng nầy luôn luôn t́m hiệp-nhứt. Bao giờ con người sống hoàn-toàn với nguồn sống thiêng-liêng, th́ hết c̣n thấy ḿnh khác với người, mặc dầu không giống màu da, tôn-giáo, chủng-tộc, nam nữ, đảng-phái, hay giai-cấp v.v…  Nhưng bởi con người c̣n xa Trời, nên sống với dục-t́nh nhiều hơn: khi tan khi hiệp bất thường, và cứ như thế măi! Dục-vọng đưa ta đến vật sở-vọng; nó tạo ra cơ-hội để được thỏa-măn. Chi nên cần phải chủ-trị nó. Ta hăy xem một người kia, ngày nầy qua ngày nọ, cứ bo bo làm cho có tiền; và khi có tiền rồi lại không biết dụng vào đâu; cứ đâm ra lo lắng sợ cướp bóc, ăn ngủ không yên, ḷng buồn rười-rượi! Trước kia, y tưởng có tiền là hạnh-phúc hoàn-toàn, nhưng khi quen thấy tiền rừng, bạc bể, y sanh ra chán nản. Tiền bạc là một phương-tiện để cho ḿnh hưởng hạnh-phúc, chớ nó chẳng phải là hạnh-phúc. Chính trong sự chán-nản nầy có ẩn sự nhiệm-mầu của cơ tiến-hóa. Con người nhờ dục-vọng mà tiến-hóa, và khi đă chiếm đặng vật sở-vọng rồi, th́ đâm ra lănh-đạm, rồi lại vứt đi; bởi v́ vật đó hết làm cho người thỏa-thích nữa.

     Muốn cho chúng sanh đừng đâm ra say mê những vật phù-vân, quyến-rủ ấy mà các Đấng thiêng-liêng mới khuyên con người mở thiên-thánh c̣n đang ẩn-tàng. Đời đem đến cho ta nhiều-điều ích-lợi, chẳng phải do những vật sở-hữu của ta làm cho ta vui sướng, mà do sự rán sức của ta để chiếm-đạt chúng nó. Vậy khổ cho ai không c̣n biết ham-muốn: v́ nếu người thường-nhơn chưa có đủ ư-chí mạnh-mẽ của thần-hồn, mà đâm ra lănh-đạm với tất cả mọi vật bên ngoài, th́ làm sao có đặng sức tiến-thủ?  Người như thế là người vô-dụng! Hăy biết rằng: không ham-muốn chẳng phải là được giải-thoát; người được giải-thoát là người đă đồng-hóa với Chơn-nhơn tức là Tâm-Linh vậy. Tất cả h́nh-sắc đều sụp đổ. Chỉ tâm-linh c̣n tồn-tại mà thôi. Khi con người đă từng trải mọi sự ở đời, mà vẫn thấy ḿnh thiếu thốn, th́ tự-nhiên hồi-hướng lại tâm ḿnh để khêu ngọn linh-đăng huyền-diệu, mà tự bấy lâu ḿnh quên lửng! Chính trong lúc ấy con người mới t́m đặng sự an-tĩnh và chơn hạnh-phúc cho.

 

3--- Cái hạnh-phúc hay cái khổ-nàn của bạn là do cái hạnh-phúc hay cái khổ-nàn mà bạn đă tạo cho kẻ khác.

     Tùy theo sự hành-động của ta đối với kẻ khác, mà ta gặt phước hay họa. Nhưng thường khi ta thấy một người ác-nghiệt mà lại được sung-sướng, rồi ta tự hỏi rằng: “ Ủa! tại sao một người ích-kỷ, xấu xa như thế, mà lại hưởng muôn cảnh giàu sang?” Mà ta quên rằng: “sự giàu sang không phải là hạnh-phúc”. Bà Annie Besant tỷ-dụ như vầy: Một người kia làm phước, hiến cho nhà nước một số tiền khổng-lồ đặng cất nhà thương hay làm một cái công-viên. Thường thường không phải là do ḷng nhân của y, mà là v́ y háo danh. Nếu người như vậy, th́ quả-báo sẽ ra sao? Sự làm của y đem đến cho người một cái hạnh-phúc vật-chất; nhờ nhà thương mà cả ngàn cả muôn bịnh nhơn được săn-sóc, nhờ công-viên mà bao nhiêu người được sung-sướng. Mặc dầu là háo danh, người làm phước ấy cũng sẽ hưởng cái quả tốt về sau: y sẽ có được cái hoàn-cảnh sung-sướng về vật-chất;   y đă làm cho người được sung-sướng về vật-chất, th́ y sẽ được sung-sướng về vật-chất.  Nhưng các bạn sẽ nói “Người ấy v́ háo-danh kia mà, chớ ḷng y có thương tưởng ai đâu?”  Vậy làm sao giải-quyết đặng vấn-đề nầy?

     Bà Annie Besant giải như vầy: “Người đó gặt quả tốt của sự sung-sướng về vật-chất mà thôi, chớ không phải sự sung-sướng về tinh-thần: mặc dầu y sống trong nhung lụa, y cũng bị đau khổ do tánh ích-kỷ của y. Luật trời không chừa một ai; y đă hành-động với sự ích-kỷ, th́ sự ích-kỷ sẽ trở lại với y.”

     Mỗi hành-vi, cảm-xúc, và tư-tưởng đều đem đến một phản-động-lực liên-đới: luật nhân-quả không quên ai, và cũng không phụ ai!..

 

CHƯƠNG THỨ SÁU MƯƠI SÁU

Con người tự định số mạng ḿnh

     Biết đặng luật quả-báo rồi, và khi áp-dụng nó, ta sẽ thấy ta có thể định số mạng cho ta. Bởi v́:

     1.) Tư-tưởng tạo ra tánh-t́nh.

     2.) Ư-muốn tạo ra cơ-hội để cho ta đạt sở-vọng của ta

     3.) Cái hạnh-phúc về vật-chất, t́nh-cảm và tư-tưởng đều do cái hạnh-phúc về vật-chất, t́nh-cảm và tư-tưởng của ta đă tạo ra xung quanh ta.

     Ta đă biết đặng ba định-luật nầy và cũng biết làm thế nào để áp-dụng chúng nó, bây giờ ta nên quan-sát kỹ hơn một chút, được đối phó với nghịch cảnh, làm trở ngại sự hiểu-biết hoàn-toàn của ta: tất cả dục-vọng, tư-tưởng và hành-vi đều dệt thành số mạng của ta.  Vậy làm sao thấu rơ cái ảnh-hưởng của dĩ-văng đối với cảnh hiện tại? Làm sao biết đặng căn-nguyên của nhân-quả để điều-khiển cuộc đời của ta trên đường sáng-suốt hơn? Nếu ta không biết rơ những định-luật nhơn-quả, th́ ta hóa ra lănh-đạm, ta có thể phân bua rằng: Ôi! đó là quả-báo tôi! ” chớ nào hiểu rằng: “Luật nhân-quả không bao giờ cưỡng-chế; và cái ư-chí con người mạnh hơn số mạng”. Có người sẽ hỏi ta như vầy: “Tôi không thể tin như vậy được, bởi v́ chúng ta đă trải qua bao nhiêu kiếp, chúng ta đă gieo biết bao nhiêu quả-báo, rồi bây giờ làm sao nói đặng rằng: “Ư-chí của tôi mạnh hơn số mạng?

     Bà Annie Besant trả lời về khoảng ấy như vầy: Muốn hiểu đặng sự nầy ta hăy quan-sát cái kết-quả của sự hành-vi trong một ngày.

     Chiều tối, ta hăy kiểm-điểm lại tư-tưởng của ta trong ngày ấy, rồi xem nó có xu-hướng ǵ? Chắc chắn nó có nhiều xu-hướng lộn-xộn: có thứ tốt, có thứ xấu; đ̣n cân không ngă hẵn bên nào. Về t́nh-cảm cũng vậy, chúng nó cũng có nhiều thứ pha lộn nhau.  Có thứ t́nh-cảm cao-thượng, có thứ t́nh-cảm thấp hèn; ta không thể đo lường đặng một cách phân-minh. Đối với hành-vi của ta cũng vậy: việc làm của ta có gây hạnh-phúc cho người, mà cũng có làm khổ cho người nữa; chung qui, th́ bên phải và bên quấy gần bằng nhau.

     Vậy đối với số mạng của ta cũng thế. Số mạng ta gồm có phước và họa, do ta dệt ra từ kiếp trước, tức là có nhiều mănh-lực vô-h́nh xoay-chuyển đời ta: có thứ mănh-lực đưa ta đến sự may, có thứ mănh-lực đưa ta đến cái họa, có thứ mănh-lực trung-ḥa, nhơn đó mà cái kết-quả của các mănh-lực nầy không đem lại sự ǵ đặc-biệt. Bởi tất cả chúng nó đều gom vào một trung-tâm điểm là “Cái ta” để đưa ta đến một đặc-điểm ǵ. Nhưng ta nên nhớ rằng: dầu mănh-lực ấy do kiếp xưa của ta tạo ra, nhưng nó cũng bị tư-tưởng, t́nh-cảm và hành-vi hiện giờ của ta thấm-nhuần nó; nói một cách khác hơn là: tư-tưởng, t́nh-cảm và hành-vi ta có thể lay-chuyển đặng cái mănh-lực xưa và làm cho nó ngă qua đ̣n cân nầy, hay đ̣n cân khác. Nhơn đó mà Đức Bhishma mới nói: “Sự rán sức hơn số mạng. ”        

     Kiếp trước ta đă nghĩ, đă cảm và đă làm, nên ta tạo ra số kiếp ngày nay. C̣n ngày nay, ta cũng nghĩ, cũng cảm và cũng làm, v́ lẽ đó mà ta tăng-gia hay giảm-bớt lực-lượng của kiếp-quả xưa.

     Thật ra có nhiều trường-hợp mà quả xấu dồn-dập rất nhiều, dù ta cố gắng bao nhiêu cũng không thể dỡ hỏng đ̣n cân nặng. Đó là thứ quả muồi - sức ta không thể ngăn nổi.  Tuy nhiên, hễ là người hiểu-biết rồi, th́ không bao giờ chịu khoanh tay ngồi ngó: cứ đem b́nh-sinh, chí-lực chóng chỏi với cái họa, hầu giảm bớt cái ảnh-hưởng xấu đi. Vậy ta hăy lấy ví dụ một người kia kiếp trước, luôn luôn muốn chiếm-hữu những vật không phải của ḿnh; kiếp nầy y sanh ra với cái mầm trộm cướp. Lớn lên, cái ư muốn trộm cướp ấy hiện ra trong ḷng y một cách mănh-liệt; vậy hỏi y phải ch́u theo dục-vọng và tự nói như nầy chăng?  “Tôi phải trộm cướp, tôi không thể làm khác hơn đặng?” Không, không, y phải chiến-đấu kỳ-cùng, phải đem hết b́nh-sinh, chí-lực chóng-chỏi với trận giặc ḷng. Rốt cuộc, có thể y thất bại: y ch́u theo dục-vọng mà đi trộm cướp; nhưng mỗi khi y rán sức phản-đối lại tật xấu, th́ cái ảnh-hưởng của tật xấu ấy sẽ giảm lần; vậy bữa nay, y có thể thất-bại, ngày mai y có thể đắc-thắng.

     Học luật nhân-quả đưa ta đến cái kết-quả nầy là: dù sự quyến-rũ mạnh-mẽ thế nào, ta cũng phải tận-tâm, tận-lực chiến-đấu lại, cho tới chừng nào toàn thắng mới thôi. Người thường-nhơn đứng ngoài, không biết đặng sự cố-gắng trong ḷng của ta, họ có thể phán-đoán, nghiêm-khắc khi ta làm quấy; nhưng luật nhân-quả đă ghi công cho ta trên cuốn sổ-vàng!

     Một người kia đang túng-bấn hay đau ốm. Nếu thấy thế, rồi ta chỉ nói thầm rằng: “Đó là quả-báo của họ, tôi đến giúp họ làm ǵ?”. Xung quanh ta, có biết bao là sự đau khổ (mà tất cả sự đau khổ đều do cái kết-quả không hay của dĩ-văng) nhưng đó không phải là một lư-do cấm ta đem sự hạnh phúc thế vào chỗ đau thương, đem t́nh yêu vuốt ve ḷng tuyệt-vọng. Những tư-tưởng xấu, những t́nh-cảm thấp hèn những hành-vi độc ác đều tạo ra sự đau khổ hiện-tại hay tương-lai; nhưng chẳng phải v́ đó mà ta không đặng có những tư-tưởng tốt đẹp, những t́nh-cảm thanh cao hay những hành-vi bác-ái, để đổi sự buồn rầu, đau-đớn ấy ra sự vui tươi và hạnh-phúc. Biết rằng: ngày nay là phản-ảnh ngày hôm qua, nhưng ngày mai cũng là phản-ảnh của ngày hôm nay vậy. Ta hăy giúp-đỡ người cần được giúp-đỡ. Ta hăy vỗ-về người đang buồn-thảm. Ta chớ ích-kỷ và làm tay sai cho “hung thần” để gieo thêm sự đau khổ cho người! Hễ ta giúp người, th́ đến phiên ta, ta sẽ được người giúp lại. Khi ai ở bên cạnh ta đang đau đớn, ta chớ ngó mặt và trả lời rằng: “Số kiếp của y, y phải chịu, y đă gây tội, th́ y phải gặt lấy điều dữ, ta hăy để cho y trả quả chớ! ”  Thật ra, luật công-b́nh chủ-trị thế-gian không sai lấy một ly, và hễ có vay, th́ có trả, có tội, th́ có đền. Nhưng ta đây là người, ta đâu có đủ sự sáng suốt; ta hăy tôn-trọng cán cân công-b́nh của Đấng thiêng-liêng, và ta lo lấy phận ta. Đối với những người xung quanh ta, ta phải là Thiên-Sứ của Trời đem đến cho họ t́nh nhơn-ái và dạ xót thương. Ta có thể nói rằng: “Nếu luật quả-báo bắt một người kia đau khổ, th́ dầu ta có làm thế mấy cũng không ngăn cản đặng.” Nhưng, tại sao ta lại dám chắc là ta không có sứ mạng trong sự đau khổ nầy? Rất có thể chính ta đây là tay sai của Đấng Nam-Tào Bắc-Đẩu để đem sự hạnh-phúc cho người, trong lúc quả xấu của người đă đến thời-kỳ tiêu-diệt. Lẽ nào ta lại thối-thoát cái thiên-trách vinh-diệu ấy, và quay mặt chẳng nh́n người đau khổ, mà quả-báo đă đặt ngay trên bước đường của ta? Có phải v́ lẽ biết sơ qua luật nhân-quả, rồi ta nghiêm-khắc, lănh-đạm, và ích-kỷ đối với sự lỗi lầm của kẻ khác chăng? Đó là ta phạm đến sự công-b́nh, và tăng-gia sự đau-khổ cho nhân-loại. Rồi đến lượt ta đau khổ, ta sẽ trơ-trọi, ta sẽ cô-đơn: v́ quả bào không thiên vị một ai!

*

     Biết mấy điều trên đây, ta sẽ nh́n đời sống với cặp mắt nhà khoa-học. Ta sẽ không than-van nữa, và ta biết cầm số mạng của ta trong tay: ta sung-sướng hay đau khổ đều do ở ta mà ra cả. Người khoa-học rủi có thất-bại trong pḥng thí-nghiệm, th́ chỉ có trách ḿnh và t́m lỗi tại đâu.

     Ta cũng phải làm như thế mới đặng. Có thể ta không biết tại sao sự biến-cố lại xảy ra, nhưng ta biết mỗi chuyện xảy ra đều có nguyên-nhân cả; nên phải lập tức tập-trung lực-lượng đặng đối phó. Nhờ sự rán sức của ta, mà ta  thay đổi địa-thế. Dưới trần không bao giờ có sự bất-công, mỗi người gặt cái ǵ mà ḿnh đă gieo.

     Thay v́ tức giận cho số mạng, ta phải can-đảm và đối-phó để chuyển bại, thành thắng. Cái tư-tưởng rơ-ràng và mạnh-mẽ là món khí-cụ linh-diệu, là cái gia-tài quí giá của tất cả người đàn ông hay đàn bà. Vậy ta hăy mở-mang nó, cho nó trở nên thanh-bai, tinh-khiết và mạnh-mẽ: v́ tư-tưởng là mănh-lực tạo ra tánh-t́nh. Mà tánh-t́nh là nền-tảng của số mạng mai sau.

 

CHƯƠNG THỨ SÁU MƯƠI BẢY

Kết-luận Luân-Hồi và Quả-Báo

CÓ ẢNH HƯỞNG G̀ ĐẾN ĐỜI SỐNG TA?

     Con người vốn là sinh-linh bất-diệt.

     Nắm cỏ xanh kia đâu chôn lấp được mảnh hồn-linh?

     Vả lại, người thác đi, chớ tác-phẩm vẫn c̣n lưu hậu-thế. Vậy người hèn-nhát nhứt trong chúng ta cũng đă góp công xây dựng đền lầu Văn-Minh của Nhơn-Loại; nếu thiếu một ai, th́ cái Đền lầu ấy đâu được hoàn-toàn? Chính mỗi người, mỗi sanh-vật đều là mỗi tạo-tác-viên trong vơ-trụ.

     Ấy vậy trong mỗi hiện-tượng của sự sống thiêng-liêng, người ta thấy hai phần:

     1) phần trường-tồn, bất-diệt và

    2) phần mộng-ảo, vô-thường: mới thấy đó, bổng liền tan mất đó.

     Người học Đạo là người đang tập phân-tích hai phần-tử ấy để đi đến sự Minh-Triết và khép đời sống ḿnh trong Trật-Tự và Mỹ-lệ.

 

Ảnh-hưởng của thuyết Luân-Hồi

     Một khi đă biết thuyết Luân-Hồi, th́ đời sống ta sẽ thay đổi ǵ chăng?

     Hẳn nhiên đời ta sẽ thay đổi: ta sẽ nhẫn-nhịn hơn, ta sẽ ḥa-hưỡn hơn, dù giữa cơi đời đầy cạnh-tranh, chiến-đấu; ta sẽ không lật-đật, rộn-ràng như trước. Ta đă rơ Luân-Hồi là ǵ, th́ sự địa-ngục đời đời không c̣n ư-nghĩa nữa. Ta thấy con người luôn luôn có ngơ cứu-rổi và không bao giời bị bỏ rơi. Ta thấy sự thắng trận cuối cùng, sự vinh-quang rực-rỡ ở tương-lai của tất cả sinh-linh. Mỗi một hành-vi lương-thiện của ta sẽ đưa ta đến gần sự thành-công vậy. Trong đời có biết bao cơ-hội cho ta làm việc lành?

     Nếu thuyết Luân-Hồi đă trở thành một nguyên-lư chánh-đại trong đời ta, th́ ta sẽ thấy ḷng ta được yên-tịnh và vui tươi: v́ ta đă cảm đặng sự trường-tồn của vơ-trụ và muôn loài. Ta thấy ta đang sống một ngày của chuỗi ngày vô-tận; chi nên điều ǵ ta làm không được bây giờ, th́ ngày mai ta sẽ thành-công. Ta thấy ḿnh có khả-năng mạnh-mẽ, nghị-lực dồi-dào, h́nh như không có điều chi mà ta làm không đặng; v́ ta sống măi kia mà; ta có đủ ngày giờ để thực-hành ư-niệm - dù gặp phải cảnh khó-khăn nguy-hiểm vô-biên.

     Lại nữa, thuyết Luân-Hồi khiến cho ta thay đổi tư-cách đối với những người xung quanh. T́nh thân-mật giữa bạn-bè càng thêm thân-mật, v́ cảm thấy bằng-hữu ta là những người mà ta đă thương-yêu kiếp trước; nay hồn ta bắt gặp đặng hồn bạn, ngang qua tấm màng dày đặc của xác thân. Ta vui mừng thấy “T́nh yêu bất-diệt” giữa loài người.

     Nhưng, than ôi, trong khi ta gặp bạn thân, ta lại gặp kẻ thù. Vậy cuộc diện sẽ thay đổi làm sao?

     ---Mà ai là kẻ thù?

     ---Nếu không phải là người kiếp xưa mà ta giết, hại, th́ cũng là người chủ-nợ đến đ̣i món nợ của ta đă thiếu. Vậy ta có nên kết oán với y không? Y là người giúp ta có cơ-hội trả rồi món nợ xưa, th́ quả thật y là người giải-thoát ta, đem sự tự-do đến cho ta, chớ chẳng phải là kẻ thù ta. Nếu đứng về phương-diện đó, th́ ḷng ta đă không c̣n oán-hận, mà lại biết ơn người đă chịu lănh nợ xưa, để cho ta thong-thả tiếp-tục tiến bước trên Đường Sáng-Lạng thiêng-liêng.

     Ta biết rằng: chẳng ai hại ta đặng, nếu không phải là ta tự hại lấy ta. Kẻ nghịch của ta, là ta vậy: v́ chính tự tay ta đánh vào mặt ta; tất cả hành-vi thiện-ác của ta sẽ quay về với ta, chúng nó nâng ta lên cao hoặc d́m ta xuống hố. Ta giận người ư? Ta oán người ư? Tức thị là ta kêu sự giận, sự oán trở về với ta. Chẳng phải sự bất-công của người đối với ta làm cho ta đau khổ, mà chính sự oán-hận cấu xé can-tràng ta, nó là những gai nhọn đâm phủng ḷng ta. Ta nên can-đảm rút ra, để chờ cho gánh nghiệp quả-báo xưa trút sạch xuống. Chỉ có tư-cách ấy làm cho ta b́nh-tâm lại mà thôi. 

     Thuyết Luân-Hồi c̣n làm cho ta nhận rơ địa-vị của ta hiện-thời, khiến ta thấy nó rất phù-hạp với sự tiến-hóa của ta.

     Có nhiều người nói rằng: “Phải chi tôi ở vào hoàn-cảnh khác, th́ tôi tấn-hóa biết bao!” Nhưng đó là sự rất sai lầm. Chính ở hoàn-cảnh nầy, mà ta hữu-ích nhiều nhứt, c̣n ở vào hoàn-cảnh khác, th́ ta sẽ lạc đường. Bao giờ ta đă chủ-trị đặng hoàn-cảnh ấy và lướt qua khỏi nó, th́ con đường mới sẽ hiện đến ta.

     Ta gặp phải sự khó khăn trong gia-đ́nh ư? Đó là ta phải học bài nhẫn-nại. Ta gặp phải vài chướng-ngại trên đường đời ư? Đó là ta phải cần mở những đức-tánh mà ta không có.

     Luật Trời rất công-b́nh và sáng-suốt, cho nên mỗi trường-hợp đều đặc-biệt cho sự tiến-triển riêng của cá-nhơn. Nếu ta nh́n-nhận rơ ràng cái chơn-lư đó rồi, th́ đời sống ta sẽ là đời Ḥa-B́nh; rồi tất cả sự bực ḷng, tất cả sự lo-âu đều thi nhau tan mất, và ta không c̣n muốn thay đổi hoàn-cảnh nữa.

    Bao giờ tấm ḷng ta hoàn-toàn an-tịnh vui tươi. (Đó chỉ nghĩa là ta đă học xong bài học rồi), th́ hoàn-cảnh tự-nhiên lần lần đổi khác. Chừng đó ta mới nếm đặng cái chơn Hạnh-Phúc cho.

     Ngoài ra những điều tốt đẹp trên đây, sự Luân-Hồi c̣n đi xa hơn nữa. Nó làm ta cho ta có đặng sự thiện-cảm dồi-dào, một sự khoan-dung vô-lượng, một tánh kiên-nhẫn khôn phai đối với những người lân-cận.

     Có nhiều nam nữ thiện-tâm buồn rầu thấy kẻ khác không được tử-tế; họ lấy làm xôn-xao và hết sức cực-nhọc, chẳng phải để sửa đổi họ được tốt đẹp hơn, mà để sửa đổi những người xung quanh!

     Điều nầy thật là vô-lư và hoài-công! Mỗi người phải tự biết con đường của ḿnh hơn ai hết, mà nếu ḿnh muốn tiến-hóa, th́ phải tự ḿnh trau sửa, chớ chẳng phải ai khác làm thế đặng. Có kẻ phản-đối rằng: “Người ta bảo tôi đi con đường của tôi. Nhưng nó xấu quá. Tôi biết làm thế nào bây giờ?”

     ---Phải, nó có thể xấu cho phàm-nhơn, nhưng nó tốt cho linh-hồn. Ai biết đặng linh-hồn, ở trong xác thân, muốn học bài học nào? Ai biết đặng tất cả chi-tiết của sự kinh-nghiệm, sự thử-thách, những cuộc chiến-thắng cùng bại-trận của nó, để nói đúng sự nhu-cầu của nó ở kiếp nầy?

     Điều thử-thách xem dường nặng-nề, kinh-khủng, nhưng rất phù-hạp với sự tấn-hóa của linh-hồn; c̣n những cái thất-bại, mà ta cho là chướng-ngại, là rủi-ro, vốn là nền tảng của sự thành công. Ta bị xác thân làm trở ngại, nên không đoán đặng đời sống thực-sự của ta, rồi ta làm sao đoán đặng đời sống của kẻ khác?

     Dưới trần có thiên h́nh, vạn trạng, để cho ta thực-nghiệm. Chỉ trong sự dị-đẳng của sắc-tướng, mà tài năng vô-lượng của chơn-ngă mới biểu-lộ mà thôi. Điều mà mắt phàm cho rằng sái, có thể được linh-hồn, trên cơi cao, xem là đúng, là cần. Ta hăy chọn con đường cho ta, tùy sự hiểu-biết và lương-tâm, rồi để cho kẻ khác được tự-do chọn con đường của họ. Ta chớ xen vào.

     Người ta có thể phản-đối rằng: “Nói như thế là phải rồi nhưng tôi có bổn phận cho biết ư-kiến và khuyên-lơn”. Khuyên-lơn tức là có ư muốn giúp đỡ. Đó là tốt vậy. Điều không nên làm là cố-gắng ép buộc người phải nghe theo ḿnh và bảo: “Bạn phải làm điều nầy, điều nọ”.

     Nếu ta thấy điều ǵ sái, th́ nên tự hỏi: “Chơn-nhơn biểu-lộ như vậy có ư-nghĩa ǵ?”  Chớ đừng phán-đoán và kết-án. Cái tư-cách của người học Đạo phải luôn luôn giống với tư-cách của người học-giả. Trong những chuyện biến-cố ở đời, người học-giả nên t́m thấy bài học cho ḿnh. Với tư-cách xem đời như thế, ta sẽ gặp nhiều hứng-thú và đời ta sẽ hóa ra đời của hiền-giả, dù ta không tự xưng là: kẻ tu-hành.

 

Ảnh-hưởng của thuyết nhân-quả

     Về điểm thứ nh́ là thuyết nhân-quả. Vậy ta thử xem thuyết Nhân-quả có ảnh-hưởng ǵ đến đời sống ta chăng?

     Người ta thường nói đến luật Nhân-quả nhưng rủi thay ít người chịu đi sâu vào vấn-đề, nên không hiểu rằng: đó là điều tai-hại. Người ta nói đến Nhân-quả hay quả-báo như một gói đồ to lớn rớt xuống ngay đầu con người từ thuở lọt ḷng, không thế ǵ sửa chữa hay trốn tránh được.

     Đôi khi cũng đúng thế. Nhưng trong nhiều trường-hợp, ta có thể sửa đổi đặng ngay.  Cái tư-cách hành-động của ta mỗi ngày sẽ đổi Quả-báo kiếp xưa. Quả-báo luôn luôn tái-tạo chớ chẳng phải là một chướng-ngại để cản bước đường của ta; nó cũng chẳng phải là lưỡi gươm bén treo trên cổ ta để chực hờ cơ-hội đặng rời xuống.

     Quả-báo là một số nợ, có thể thay đổi theo mỗi tư-tưởng, mỗi ư-muốn và mỗi hành-vi. Muốn áp-dụng nó, ta phải nhớ ba luật nầy:

     1) Tư-tưởng tạo ra tánh-t́nh,

     2) Ư muốn tạo ra cơ-hội,

     3) Hành-vi tạo ra hoàn-cảnh.

     Ta hăy ngồi im-lặng xét coi ngày hôm qua ta có làm việc ǵ? Tức th́ các tư-tưởng của ta đổ-xô nhau đến: thứ th́ tốt, thứ th́ xấu. Nếu ta tổng-kê kết-quả, th́ ta sẽ thấy khó mà biết đặng cái ảnh-hưởng của nó đối với quả-báo ta. Trong một ngày ta tạo ra nhiều quả lộn-xộn, không rơ-rệt: thứ nhứt quả-báo thuộc về tư-tưởng, thứ nh́ quả-báo thuộc về t́nh-cảm và hành-vi. Rồi người ta cũng cứ đổ thừa cho quả-báo kiếp xưa, được trút gánh nặng, để khỏi trông thấy ḍng nước đổ mạnh, ồ ồ lôi cuốn tất cả vật ǵ nó gặp.

     Chính trong ḍng nước to ấy, muôn ḍng nước nhỏ đổ vào rồi: mỗi ḍng nước nhỏ đem mầu sắc ḿnh hoà lẫn với ḍng nước “chung”. Nếu tất cả ḍng nước nhỏ đều trong, th́ ḍng nước “chung” cũng sẽ v́ đó mà trong theo. Chi nên người ta bao giờ cũng có thể làm cho đ̣n cân quả-báo nghiêng hẳn bên nầy hay bên kia. Dù ở vào hoàn-cảnh nào, ta cũng rán rút lấy bài học hay trong đó. Nếu gặp phải quả-báo xấu nhiều quá cũng mặc; ta cứ cố-gắng và măi cố-gắng. Và sự cố-gắng nầy sẽ làm cho đ̣n-cân quả tốt được nặng thêm, rồi từ đó sẽ lần đến chỗ quân-b́nh. Sự rán sức luôn luôn hữu-ích, dù đối với mắt ta nó là vô-bổ. Thật ra, mỗi sự rán sức đều đem đến một cái kết quả. Lần lần ta trở nên sáng-suốt hơn; mà hễ ta càng sáng suốt, th́ ta càng suy-gẫm và hoạt-động. Chính thế, mà ta càng thông luật Nhân-quả.

     Có người nói rằng: “Nghiệp tôi nhiều quá, sức tôi có hạn làm sao tôi chống lại nổi?”  Nói như thế chỉ tỏ rằng: ḿnh không rán sức trước sự khó khăn. Bởi có khó, mới có khôn, có nhọc-nhằn, mới có thuở vinh-quang. Nghiệp nặng? – Đành rồi. Nhưng tại sao không đem hết sức ḿnh để chống lại? Dẫu thất bại th́ có hệ ǵ? Cũng như người đi biển, khi gặp gió ngược, biết rằng: ḿnh không thể xoay ch́u gió đặng, nhưng có thể sửa hướng lá bườm. Bằng cách khéo điều-khiển, con tàu cũng có thể lướt sóng và đỗ bến b́nh-an.

     Nếu ta không thể đổi đặng số mạng ta, th́ hăy đổi “con người” của ta đi. Ta hăy đẽo, gọt cạnh góc cho nó được trơn-tru tốt đẹp. Rồi ta sẽ thành công chắc chắn.

     Người ta nói rằng: “Yoga là nghệ-thuật ở hành-vi”. Người hiền-giả luôn luôn thực-hành khéo-léo, để thắng định-mạng, chớ chẳng để định-mạng thắng lại ḿnh. Nếu ta nhọc sức mà không thể sửa đổi định-mạng, th́ ta cuối đầu, nhượng bước, và rút kinh-nghiệm.  Như vậy ta sẽ hái đặng đóa hoa Sáng-Suốt, mà ở vào hoàn-cảnh khác, thuận-tiện hơn, ta chưa chắc ǵ gặp đặng?

 

Kết-luận.

    Một khi ta đă thâm-hiểu thuyết Luân-Hồi và luật Nhân-Quả, th́ ta sẽ là người Biết Sống, và đời ta sẽ là đời Phụng-Sự. Thật ra, nếu ta không phụng-sự th́ ta không có quyền sống. Sở dĩ ta sống đến ngày nay, là nhờ sự hy-sinh của vô số người. Bổn phận của ta là phải đền đáp, bất kỳ là phương-diện nào. Càng phụng-sự, ta càng đến gần sự Minh-triết.  Càng phụng-sự ta càng mau thoát khỏi lớp sương mù của thành-kiến, của sự đắm-mê và vô tiết-độ; như vậy ta tạo quả lành, và tránh biết bao điều tội ác. Vui thay cho người biết sống và biết phụng-sự.

 

CHUNG

 


[[1]]  Xin lưu ư: Manas viết bằng chữ hoa nghĩa là Thượng-trí c̣n manas viết bằng chữ thường là hạ-trí. 

 

[[2]] Cái Ta là cái Tâm-thức đang suy nghĩ, đang cảm, đang làm, c̣n cái “không phải là Ta” là cái ǵ bị Tâm-thức đem ra suy nghĩ, cảm-xúc và thi-hành.  

[[3]]  Le fil qui relie le guetteur silencieux et son ombre devient plus fort et rayonne.  (Doctrine Secrète)

 

[[4]]  Chúng ta nên ôn lại: Ba trạng-thái Đức Thượng-đế lần lượt phóng ra ba luồng sóng sanh-hoạt: Luồng sóng sanh-hoạt I tạo ra nguyên-tử; luồng sóng sanh-hoạt II lấy các nguyên-tử ấy mà dệt ra h́nh-hài sắc-tướng; Luồng sóng sanh-hoạt thứ III xạ xuống tới cơi Bồ-Đề rồi đó mà chờ hồn-thú nhô lên đặng đưa nó vào hàng nhơn-loại.  

[[5]]  Tuy là nói luồng sóng Sanh-hoạt thứ II chớ cũng có luồng sóng Sanh-hoạt thứ I đă nhập lại với nó.

[[6]] Điểm-Đạo là được chứng-nhận một cách xác-định là nhơn-viên trong Quần-Tiên-Hội (Confrérie Blanche ou Grande Fraternité). Người được Điểm-Đạo thấy đặng máy huyền-vi của tạo-hóa, sống một đời thiêng-liêng siêu-việt; phàm–nhơn lần lần được trong sạch và trở nên phản-ảnh hoàn-toàn của Chơn-nhơn. Bấy giờ chơn-nhơn khởi sống theo chơn-thần, hầu hiệp-nhứt với Đức Thượng-Đế.

 

[[7]] Atma là trạng-thái cơi Niết-Bàn.

[[8]] Ba cái khuôn nầy là h́nh ảnh của ba thể hết sức đúng không sai một ly. Cái khuôn của xác là cái Phách. Chúng ta biết mỗi người đều có chỉ tay riêng-biệt. Một người kia rủi làm trốc da đầu ngón tay, mà khi lành, lại có một tấm da khác sanh ra thay thế. Nếu bắt y lăn tay, th́ ta sẽ thấy dấu tay y không thay đổi một ly. V́ sao vậy? Bởi ngoài đầu ngón tay cái khuôn sẵn có.  

[[9]]  Các vị thiên-thần Dévarajds (mà ta gọi là mụ-bà) làm ra cái phách (tức là khuôn cho xác-thịt, chớ chẳng phải là do ư muốn của chơn-nhơn).

[[10]] Ta nên nói Đức Phật Thích-Ca chớ đừng dùng chữ Mu-ni: v́ chữ Mu-ni do chữ Phạn Muni có nghĩa là bậc Thánh, bậc Hiền. Nếu ta nói: đức Thích-ca Muni chỉ nghĩa là Đức Thích-ca mới bậc Thánh, bậc hiền mà thôi (Muni: sanscrit: sage, ascète, saint (Tự-Điển Rhéa, trương 95)

[[11]]  Ta chớ lầm lộn Linh-hồn (hay chơn-nhơn) với chơn-thân .

[[12]] Chơn-thân làm bằng chất Thượng Thanh-khí ở tại cơi Thượng-Thiên. Người ta có thể gọi Chơn-thân là Thượng-Trí.

       Chơn-thần sanh tại cơi Tối Đại Niết-Bàn và ngụ tại cơi Đại-Niết-Bàn. C̣n Chơn-nhơn là tia sáng của Chơn-thần, xuống cơi Thượng-thiên, ngụ trong chơn-thân. C̣n phàm nhơn là tia sáng của Chơn-nhơn xuống cơi trần lấy xác, vía, trí, làm thể. Tóm lại: Chơn-nhơn là phần-tử của Chơn-thần, c̣n phàm-nhơn là phần tử của Chơn-nhơn.   

[[13]] Như ta đă biết: tất cả mọi người, sau khi chết rồi, đều lên cơi Trời, tức là Hạ-Thiên hay Dévakhan bất luận kẻ dữ hay người lành: bởi v́ ba hột nguyên-tử trường-tồn của mỗi người đều rút vào Chơn-thân (corps causal) ở cơi Thượng-Thiên. Mà muốn đến cơi Thượng-Thiên phải ở một thời gian tại Dévakhan. Song người lành, th́ ví như hoa đă nở, c̣n người dữ, th́ ví như hoa c̣n búp mà thôi, chớ thật ra, không có ai là ác, ai là thiện cả.

[[14]]  Đứa con của ta có thể hiểu và làm theo luân-lư chớ người mọi không thể nào hiểu thông đặng.  

[[15]] Mỗi người trước khi đi đầu-thai, th́ phải ngụ một thời-gian tại cơi Trời, lâu mau, tùy theo sự tiến-hóa của ḿnh. giảm ).

[[16]] Người ta cho sự đi đầu-thai xuống thế là đi hành-hương: v́ cái mục-đích thiêng-liêng của nó.

[[17]] Chính bà A. Besant và ông C. W. Leadbeater đă thấy đặng những kiếp trước, nên mới xuất-bản nhiều quyển như: La Vie d’Alcyone, L’Homme d’où il vient,où il va; v.v.. ,

[[18]]  Bốn người A, B, C, D, nầy là:

     A)--- SIRIUS là tiền-kiếp ông C.W LEADBEATER

     B)--- ORION

     C)--- ALCYONE là tiền-kiếp ông KRISHNAMURTI

       D)--- ERATO. 

[[19]] Là các vị Đại Thiên-Thần có trách-nhiệm cầm cân công-b́nh: thưởng phạt phân-minh tùy theo sự lành hay dữ của ḿnh đă gây.  

[[20]]  Giục-giă chớ không ép-buộc.

[[21]]  Đă nói về đường kim-quang-tuyến ở trước. Nó làm bằng chất cơi bồ-đề, màu vàng và chói sáng. Nó rất mỏng-mảnh và thanh-kỳ.  

[[22]]  Người ḿnh gọi là Mụ-Bà.

[[23]]  Qua có nghĩa là trái dưa.

[[24]]  Ta đă nói trước kia, linh hồn có thể chọn hoàn-cảnh, xứ-sở, cha mẹ v.v…cho kiếp luân-hồi của ḿnh là khi nào ḿnh đă đi đến bậc tấn-hóa khá cao.  

[[25]] Ḿnh sửa đổi đặng quả chưa muồi, chớ quả muồi, th́ vô phương: v́ hễ trái chin muồi, th́ rụng, chớ không làm sao ngăn đặng!

[[26]] Nghĩa là lúc sinh-linh nhập-thế lấy các thể xác.  

[[27]]  Trong trời đất tuy là có 7 cung chánh mà do sự pha lẫn ảnh-hưởng nên sanh ra rất nhiều cung phụ-thuộc khác (xin xem khoản “Bảy Cung” ở trước).

 

 HOME T̀M HIỂU  NHẬP MÔN  sách  TIỂU SỬ   BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN  BÀI VỞ  THƠ   gifts  TẾT 2006  NỮ THẦN ISIS