|
HOME T̀M HIỂU NHẬP MÔN sách TIỂU SỬ BẢN TIN H̀NH ẢNH thIỀN BÀI VỞ THƠ gifts TẾT 2006 NỮ THẦN ISIS
|
Vô Gia Cư (Tạp chí Nhà Thông Thiên học, số tháng 3 năm 1994) Trích trong ‘Thế Giới Xung quanh Ta' Radha Burnier
|
|
Vô Gia Cư
Ở Ấn Độ thời xưa,
kẻ ‘vô gia cư’ (được gọi là aniketa) là thành phần ưu tú về tinh
thần của quốc gia. Có một thiểu số người từ bỏ ư tưởng chiếm hữu về
mặt vật chất hoặc tâm trí. Họ không có nhà riêng hoặc mái ấm gia
đ́nh. Họ thoải mái ở bất cứ nơi đâu với vai tṛ là công dân của trái
đất. Họ rêu rao là ḿnh không có liên hệ gia đ́nh, không có chức
tước trần tục v́ họ có liên hệ b́nh đẳng đối với mọi người. Những
người tự do trong nội tâm như thế là các sānnyasis thật sự -
đây là ‘những người đă dẹp qua một bên’ mọi thứ phù du bởi v́ biết
rằng nó chỉ có giá trị tương đối thôi; và có giá trị nhiều hơn mọi
thứ khác nữa lại là sự ban phước đến với họ do cảm nhận được vẻ đẹp
của Đấng Vĩnh Hằng. Việc khoác áo cà sa, có một pháp danh cùng với
những hành vi hời hợt khác không hề thánh hóa vị
sānnyasi. Chỉ có tính
chân thực của thực hữu mới mang lại cho những vị ‘vô gia cư’ này uy
tín và sự tôn kính mà bậc quyền uy trên trái đất cũng không kiếm đâu
ra được. Sự vô gia cư của vị
sānnyasi mang tính tự nguyện, là một lời hiệu triệu của tinh
thần. Họ sống một cuộc đời vinh quang, tự do cả bên trong lẫn bên
ngoài, thoát khỏi những sự phiền phức và náo động.
Thế
giới hiện đại là bằng chứng đáng buồn của một loại vô gia cư khác,
vô gia cư cưỡng bức gây ra nghèo đói cả về mặt tinh thần lẫn tài sản
vật chất. Đây là số phận đáng xấu hổ của một số lớn những người bị
đuổi ra khỏi nơi ở của ḿnh, chịu những sự khốn khổ thường là lớn
đến mức không tả xiết. Người ta báo cáo rằng cách đây 10 năm có 11
triệu người tị nạn bị chiến tranh, sự hành hạ hoặc đói kém trục xuất
ra khỏi xứ sở ḿnh. Giờ đây con số này tăng lên hơn gấp đôi. Đánh
giá này không tính tới những người nghèo vô gia cư trong nội bộ biên
giới của chính nước ḿnh. Bangladesh vốn đă quá đông dân lại phải
đón nhận một làn sóng nhập cư nhóm thiểu số bị hành hạ người
Myanmar. Khắp nơi ở Phi Châu một số lớn dân chúng đă phải chạy trốn
sang những vùng xa lạ chỉ để tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa. Việc chiến
tranh cứ tiếp diễn măi ở Afghanistan đă gây ra một thảm họa thê
lương. Chuyện kể này thật dài và ma quái xiết bao. Ngoài vấn đề
người tị nạn ra c̣n có thêm nhiều chiều kích mới do nạn bạo hành,
phân biệt chủng tộc nảy sinh ra ngay cả ở những xứ sở có truyền
thống tự do; óc hiếu khách co ṿi lại khi chính quyền muốn tránh
việc rắc rối. Ở cái gọi là trại tị nạn và trung tâm tập trung những
người dân đôi khi phải chịu hàng năm những điều vất vả trong t́nh
huống dễ sợ đến nỗi người ta không cho phép kư giả xâm nhập vào.
Chúng ta không được quên c̣n một loại vô gia cư khác nữa, đó là
những người nghèo ngủ ở những trạm xe điện ngầm, ngủ lăn lóc trên
đường phố, trước cửa nhà người khác, ở bất cứ nơi đâu mà họ t́m được
nơi tá túc. Họ ít có cơ may t́m được việc làm bởi v́ cái dáng vẻ lam
lũ như vậy cố nhiên thật khả nghi. Thật là một ṿng lẩn quẩn. Họ cần
có dáng vẻ đàng hoàng hơn và sạch sẽ hơn th́ mới kiếm được việc,
nhưng vệ đường và cống rảnh lấy đâu ra phương tiện để cho họ có dáng
vẻ dễ nh́n.
Lương tâm thế giới nói chung chưa hề bị xáo động trước t́nh h́nh
này, t́nh h́nh mà Tổ chức Tị nạn Liên Hiệp Quốc khó ḷng đối phó
nổi. Thiên hạ ít sẵn sàng lĩnh hội sự kiện việc gia tăng số lượng
người vô gia cư theo nghĩa tinh thần (nghĩa là không bám víu, không
sở hữu, không hung hăng tấn công) ắt bảo đảm được làm giảm số người
nghèo khổ tức là kẻ vô gia cư theo nghĩa vật chất.
HOME T̀M HIỂU NHẬP MÔN sách TIỂU SỬ BẢN TIN H̀NH ẢNH thIỀN BÀI VỞ THƠ gifts TẾT 2006 NỮ THẦN ISIS