Không Tôn Giáo Nào Cao Hơn Chân Lư

 HOME T̀M HIỂU  NHẬP MÔN  sách  TIỂU SỬ   BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN  BÀI VỞ  THƠ   gifts  TẾT 2006  NỮ THẦN ISIS

VẺ ĐẸP CỦA ĐỨC HẠNH (Beauty of Virtue)
Tác giả N. Sri Ram 
Bản Dịch: www.thongthienhoc.com

Trích quyển MƯU CẦU MINH TRIẾT (Seeking Wisdom) ADYAR

VẺ ĐẸP CỦA ĐỨC HẠNH (Beauty of Virtue)

Có một vài từ ngữ trong tiếng Anh - và cũng trong những ngôn ngữ khác nữa - mà ư nghĩa của nó chỉ được ta biết một phần nào bởi v́ nó phải được phát hiện qua sự sống và hành động của chính ta. ‘Minh triết’ là một từ như thế. Chúng ta có thể có một ư niệm nào đấy về ư nghĩa của nó nhưng khái niệm đó, cho dẫu không phải là mơ hồ và thiếu sót, th́ cũng rất có thể là riêng phần xét về sự thật. Chúng ta không thể biết minh triết thực chất là ǵ, có phẩm tính ra sao, vẻ đẹp và hành động thế nào.

Đức hạnh là một từ khác nữa. Đôi khi ta dùng cái dạng số ít là ‘đức hạnh’, để bao quát mọi thứ có bản chất như vậy; đôi khi ta lại nói tới ‘những đức hạnh’ theo số nhiều, để phân biệt đức hạnh này với đức hạnh kia. Các đức hạnh được phân chia như thế đă được phân loại theo nhiều cách khác nhau.

Chẳng hạn như trong tư tưởng cổ Hi Lạp, người ta coi công b́nh, tiết độ, can đảm và thận trọng là những đức hạnh chủ yếu. Những từ ngữ này, được dịch từ nguyên văn tiếng Hi Lạp, có thể không hoàn toàn truyền đạt được ư nghĩa mà người ta hiểu chúng vào thời đó. Nhưng khi dùng những từ ngữ để ngụ ư điều mà chúng thường thực hiện hiện nay, th́ dường như không rơ tại sao những đức hạnh đặc thù này lại được coi là căn bản, c̣n những đức hạnh kia lại được giả định là phụ trợ hoặc phụ thuộc. Tuy nhiên cho dù chúng có tuyệt vời đến đâu đi nữa khi bộc lộ phẩm tính đúng đắn và rất cần thiết là cơ sở cho cách ứng xử của cá nhân và xă hội, th́ chúng là các đức hạnh thuộc về địa hạt lư trí khi người ta phải bắt đầu từ những tiên đề đúng đắn. Bất cứ một con người thông minh nào cũng có thể thấy rằng sự thận trọng chẳng hạn, là cần thiết để bảo vệ quyền lợi của ḿnh, và sự tiết độ hoặc điều độ để bảo đảm sự phúc lạc của chính ḿnh. Cùng với sự can đảm và công bằng chúng có thể chấp nhận được đối với bất kỳ người b́nh thường nào, là phù hợp với lại sự khôn ngoan lơi đời của ḿnh. Nhưng tự tư tự lợi và đức hạnh ở những khía cạnh cao siêu không thể đồng hành với nhau.

Khi ảnh hưởng của Ki Tô giáo lan tràn ở Âu Tây, th́ những đức hạnh khác có một tính cách chủ yếu là không trần tục, chẳng hạn như khiêm tốn, từ thiện, yêu thương và tin cậy trở nên quan trọng. Chúng được coi là gần nhất với tâm của Thượng Đế tức Thiên nhiên Thiêng liêng.

Trong trường phái Đại thừa của Phật giáo Bắc tông, con đường đức hạnh được đồng nhất hóa với minh triết chân thực cũng như hành động xả kỷ; người ta quan niệm nó được đánh dấu bởi bảy cánh cổng, mỗi cánh cổng được kêu gọi đối với một loại phát triển nào đấy, biểu diễn một khía cạnh toàn thiện của con người, có gốc rễ nơi một bản chất không hư hoại và bất hoại hiện diện sâu thẳm ở bên trong mỗi người. Ch́a khóa đi vào cánh cổng thứ nhất được giải thích trong quyển sách Tiếng Nói Vô Thinh của H. P. Blavatsky đó là dana, một từ tiếng Bắc phạn, tức bố thí mà bà dịch là ‘từ thiện và t́nh thương bất tử’. Theo sát nghĩa th́ từ ngữ này nghĩa là cho ra nhưng đó là cho ra với một tâm hồn không dè dặt, cũng như là bàn tay không dè dặt. Trừ phi ta đi trên con đường ấy bằng một động cơ thúc đẩy vị tha thuần túy, khao khát muốn tận tụy hết ḿnh đối với hạnh phúc và sự giác ngộ của tất cả chúng sinh, cùng với ích lợi của mọi sinh linh, th́ tuyệt nhiên ta không thể bước trên đó. Tâm hồn và tâm trí của ta trước hết phải chỉnh hợp với tâm hồn và tâm trí của mọi chúng sinh.

Cánh cửa thứ hai tượng trưng cho shila - tất cả những từ này đều là tiếng Bắc phạn hoặc tiếng Nam phạn - thường được hiểu là giới, shila là giới thường được hiểu là sinh hoạt trong sạch và đúng đắn trong mọi khía cạnh của cách ứng xử và sinh hoạt của ḿnh. H. P. B. dịch nó là ‘sự hài ḥa về ngôn ngữ và hành vi’, v́ đó là sự  hài ḥa bên trong bản thân, không tách rời khỏi việc sinh hoạt đúng đắn vốn được biểu thị thành sự hài ḥa qua ngôn ngữ và hành vi.

Cánh cổng thứ ba có nghĩa là kshānti, là nhẫn mà bà mô tả là ‘kiên nhẫn dịu dàng, không điều ǵ có thể làm xáo trộn’. Ư nghĩa trong tự điển thông thường của từ ngữ này bao hàm sự nhẫn nhục và tha thứ.

Hai đức hạnh kế tiếp là vairāgya tức vô dục và virya tức nghị lực. H. P. B. dịch vairāgya là ‘thờ ơ với khoái lạc và đau khổ, chinh phục được hăo huyền, chỉ nhận thức được sự thật thôi’, c̣n virya là ‘nghị lực, dũng cảm chiến đấu trên con đường đi tới chân lư siêu nhiên’. Đó không phải là loại nghị lực thuộc về những sự vật thuộc vật chất, mà là nghị lực của Sự Sống hoặc Tinh thần xuất phát từ một trạng thái thuần túy không bị điều kiện hóa và do đó có thể biểu lộ sự hăng hái hoặc đam mê cực độ, thế nhưng vẫn không bị dính mắc, không bị vướng bận vào những sự vật mà nó di chuyển trong đó.

Hai cánh cổng cuối cùng được gọi là dhyāna, nghĩa là trạng thái tham thiền hoặc nhập thiền, và prajna là sự hiểu biết toàn bích, thật sự là những t́nh huống tồn tại trong đó những phẩm tính của bất kỳ hoặc mọi đức tính đều có thể tồn tại.

Khi ta dùng từ đức hạnh th́ khái niệm của ta về nó là ǵ? Thường thường ta nghĩ tới một công thức, một nguyên tắc hoặc một huấn điều mà người ta phải tuân theo. Khi làm như vậy, luôn luôn có một khoảng cách giữa công thức vốn là lư tưởng với thực tại, và điều này trở thành một nguyên nhân mâu thuẫn nơi bản thân ta. Lư tưởng có thể là chân thực không chỉ là lời nói suôn, mà c̣n là về cách ứng xử và tư tưởng nữa. Nếu người ta không thể thành tựu được nó, trừ phi người ta yêu chân lư v́ chính chân lư, không có một bản ngă nào mưu cầu sự thành công, một ư thức về thành tựu và một ư kiến bảo vệ chính ḿnh được đánh giá cao, th́ chắc chắn có sự bất măn với bản thân, và điều này thậm chí có thể được truyền sang cho lư tưởng. Sự bất măn như thế có thể dẫn tới việc nghi vấn về chính lư tưởng hoặc thậm chí nổi loạn chống lại nó. Chúng ta có thể chú ư thấy cái loại phản ứng này trong trường hợp một người muốn từ bỏ một điều ǵ đấy mà y đang ham mê nhưng thấy khó làm được như vậy. Thậm chí đối với y dường như sau một thời gian th́ tốt hơn là nên sa đà theo những nhược điểm của ḿnh cho tới một mức nào đó v́ nó làm bớt đi sự căng thẳng, dẫn tới những mối quan hệ tốt đẹp v.v. . .

Ta có thể xét đức hạnh theo một sự minh giải khác, không phải là phù hợp với một qui tắc hoặc một nguyên tắc được đặt ra trước mắt ta, và chúng ta chấp nhận v́ một lư do nào đấy mà coi đó là một biểu hiện tự do và hồn nhiên của một bản chất thuần túy căn bản hoặc là một bản thể tồn tại nơi mọi người, một bản chất vốn không hư hoại và thật ra là bất diệt. Khi cái bản chất ấy bước vào hành động, th́ đường lối mà nó hành động tự thân nó chính là đường lối đức hạnh. Chính cái sự thật này đă được Lăo tử, bậc triết gia vĩ đại của Trung quốc, nêu ra trong tác phẩm kinh điển nổi tiếng của ngài nhưng nó đ̣i hỏi phải có một sự giác ngộ để thấy được đó là một sự thật. Vấn đề đối với chúng ta là: Liệu ta có thể thấy được sự tồn tại của một bản chất như thế nơi bản thân ta như là (coi đó) một khả năng chăng? Nếu khả năng này tồn tại, th́ liệu ta có nói tới đức hạnh nói chung hay là các đức hạnh đi chăng nữa, th́ chúng đều là các dạng hoặc các đường lối hành động mà nghị lực ấy đă khoác lấy khi xuất phát từ cái bản chất thuần túy vốn bao giờ cũng vô điều kiện, không bị biến đổi bởi bất cứ ảnh hưởng bên ngoài nào.

Trong bát chánh đạo mà Đức Phật đă dạy, bước đầu tiên là ‘chánh kiến’, chứ không phải là chánh tín, như từ ngữ tiếng Nam phạn thường được dịch lầm lạc. Chính việc giác ngộ về bản thân ḿnh, cái đường lối mà ḿnh chịu ảnh hưởng của vạn vật xung quanh ḿnh rồi đáp ứng lại, những hành động và tác động của chính ḿnh đă khiến đưa cho một người bước trên con đường Minh triết. Lúc bấy giờ mới có thể có chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp v.v. . . vốn là những bước khác nữa. Nhưng người ta phải có thể thấy được đâu là điều đúng và đâu là điều không đúng trong mọi dạng hành động của chính ḿnh, bao gồm cả tư tưởng và lời nói.

Như vậy khi ta hiểu đức hạnh là một sự biểu hiện hoàn toàn tự do và hồn nhiên của một bản chất vốn tồn tại nơi mọi người, ít ra là tiềm tàng, th́ trong đó không hề có ư chí. Ư chí chỉ xuất hiện khi hành động của ta phải được định hướng theo một khái niệm hoặc một h́nh ảnh nào đó; và cái ư chí ấy xuất hiện từ sự điều kiện hóa của ta và những khuynh hướng của ta. Đó không phải là tự do ư chí theo đúng nghĩa. Nó có thể trở thành một dạng tự vỗ ngực xưng tên qui ngă và ngoan cố. Thường thường đó chỉ là một sự khăng khăng mù quáng và bướng bỉnh. Đó không phải là ư chí bẩm sinh trong sự vận động tự do của sự sống. Năng lượng xuất phát từ bất kỳ dạng điều kiện hóa nào cũng có tác động máy móc và hợp lực của các lực đă được cảm sinh. Cảm ứng đó không phải là năng lượng của bản chất tinh thần vốn bao giờ cũng nguyên bản và vô điều kiện, và hành động toàn cục chứ không phải là cục bộ, tự do hoặc là tự nhiên, và bởi v́ nó không hành động theo một kiểu mẫu máy móc cho nên nó cũng mang tính thông tuệ.

Đức hạnh qua hành động - nếu không có hành động th́ không có đức hạnh - không sai lầm qua việc quá đáng hoặc là bất cập. Chính v́ thế mà người ta nói con đường của nó là trung đạo. Cái bản chất vốn không bị hư hoại cứ theo bản năng cũng biết được điều ǵ là đúng qua hành động và tư tưởng, rồi hành động theo đó, giống như một nghệ sĩ bậc thầy biết cách để tạo ra một đường cong mỹ lệ và tạo ra nó với một bản năng chắc chắn. Y biết chính xác con đường này phải được đặt ở đâu, qua cái điểm nào mà nó phải được bước qua. Trong cái bản chất thuần túy vô điều kiện ấy có một bản năng như thế, nó bộc lộ ra theo cách thức hành động của nó cũng như bản chất của những kết quả thành tựu được. Cái cách thức ấy cũng quan trọng và thậm chí c̣n quan trọng hơn cái kết quả cụ thể mà ta nhận thức được. V́ cách thức của ta mới truyền đạt cảm xúc của ta, nó tỏa ra một phẩm tính nào đấy; nó giống như cung bậc và sự biến điệu của tiếng nói khi tạo ra âm nhạc mới là quan trọng và lúc nào cũng phải là không sai sót.

Năng lượng của bản chất không bị điều kiện hóa hành động một cách tự do và khi hành động như vậy, nó tạo ra một kiểu mẫu hoặc một h́nh thức vốn luôn luôn là một h́nh thức hài ḥa, và có thể có vô số những h́nh thức như thế. Nó không hành động theo một kiểu mẫu cưỡng chế - trong một hành động như thế không thể có tự do được - mà hành động tự do của nó khoác lấy một h́nh thức biểu hiện phẩm tính hài ḥa vốn bẩm sinh trong bản chất ấy, bao giờ cũng hành động với vai tṛ là một tổng thể, và không bao giờ mất đi tính đơn nhất của ḿnh. Mọi h́nh thức như thế xuất lộ từ cùng một cơ sở, nghĩa là từ cùng một cái bản chất thống nhất, ắt cũng phải hài ḥa với nhau giống như mọi định luật trong Thiên nhiên đều đồng thuận với nhau. Chúng cùng nhau cấu thành một sự tổng hợp toàn bích mà Đức hạnh theo nghĩa tổng quát hoặc bao quát, biểu diễn sự hài ḥa toàn bộ của cái bản chất ấy với vai tṛ là một tổng thể.

Cái h́nh thức bước vào tồn tại thay đổi từ lúc này sang lúc khác, giống như hành động tạo ra cái h́nh thức ấy xuất lộ từ một nền tảng nhạy cảm và sự sống, c̣n sự sống có nghĩa là lúc nào cũng thay đổi biến dịch. Có thể có một hành động tự nhiên như vậy, bởi v́ khi mặt đất đă được dọn sạch, khi có một phẩm tính thanh khiết hoặc vô tội trong cái vùng đất ấy, th́ hạt giống thiêng liêng tồn tại ở khắp mọi nơi trong Thiên nhiên - nó quả thật là một sự tập trung năng lượng - nở hoa ra một cách tự phát. Điều ǵ là thiêng liêng đều luôn luôn đẹp, và năng lượng của nó hành động một cách đồng thuận và tạo ra một h́nh thức đẹp. Một bài thánh ca cổ truyền nổi tiếng của Ấn Độ có nói tới ‘Chủng tử Nhất như’ nở hoa ra thành nhiều h́nh tướng khác nhau. Nó thật là dũng mănh, đầy tiềm năng đến nỗi những năng lượng bộc phát ra thành hành động tự phát, khi con đường đă mở ra cho chúng hành động như thế. Mọi đức hạnh đều xuất lộ cùng một mảnh đất trinh nguyên của một bản chất không hư hoại cấu tạo qua toàn thể của chúng một dạng Toàn bích. Chính sự thật này được truyền đạt trong huyền thoại về Đấng Ki Tô được sinh ra từ Đức Mẹ Maria đồng trinh, Đấng Ki Tô là hiện thân của hồng ân của Thượng Đế và vẻ đẹp của ngài cũng như minh triết của ngài, c̣n Đức Mẹ Maria tiêu biểu cho cái bản chất vô nhiễm mà sự toàn bích ấy tự nhiên xuất lộ từ đó.

Khi có một bản năng về mỹ lệ, th́ tất cả điều mà ta phải làm đều tuân theo cái bản năng ấy ắt đều đẹp đẽ. Cũng giống như vậy có thể có một bản năng về đức hạnh hoặc sự đúng đắn, và khi nó bước vào tác động th́ mọi thứ mà người ta làm, suy nghĩ và cảm nhận ắt đều đúng và đẹp.

V́ sự hài ḥa vốn bẩm sinh và ẩn tàng trong bản chất không bị điều kiện hóa của tinh thần bộc lộ qua một h́nh thức đẹp đẽ, cho nên ta có thể gọi nó là vẻ đẹp của linh hồn và nó c̣n đẹp hơn bất cứ vẻ đẹp hiển minh nào. Người ta đă bảo rằng mọi nghệ thuật đều hướng về âm nhạc. Đó là một sự gần đúng đối với h́nh thức mà âm nhạc đẹp đẽ nhất khoác lấy. Mọi công tŕnh nghệ thuật như là hội họa, điêu khắc và kiến trúc đều phải là những sáng tạo trong một môi trường kém mềm dẻo hơn âm thanh, và âm nhạc vượt trội lên bởi v́ nơi nó cũng có sự thay đổi và vận động từ lúc này sang lúc khác. Cái bản chất mà ta đang bàn luận cũng thay đổi từ lúc này sang lúc khác, và sự thay đổi ấy ở trong một môi trường biểu diễn cái giới hạn về tính mềm dẻo lại có thể tinh vi hơn bất cứ thứ ǵ tinh vi mà tâm trí ta có thể quan niệm được. Chính một bản chất nhạy cảm và hài ḥa như thế, thoát khỏi mọi yếu tố có thể ngăn cản hoặc làm méo mó tác động của nó, mới thích ứng được với những biến đổi và sắc thái tinh vi nhất, chính nó cấu thành biệt ngă tức là linh hồn của con người. Mọi vẻ đẹp mà ta thấy xung quanh ḿnh, nơi những sự vật bên ngoài ḿnh, chẳng qua đều là những sự phản chiếu bất toàn của cái vẻ đẹp ở bên trong. Cái vẻ đẹp bên trong ấy khi nó xuất lộ ắt chuyển dịch thành ra sự sống và hành động bao giờ cũng biến dịch nhưng luôn luôn trong mọi sự biến dịch ấy đều phô ra một khía cạnh của sự hài ḥa vốn là nền tảng của nó.

Có một sự phân biệt căn bản về đức hạnh giữa những thứ có thể được gọi là căn bản hoặc tinh thần, biểu diễn bản chất cốt lơi của linh hồn, cái phẩm tính tồn tại nơi nó, những đức hạnh ấy là khiêm tốn, vô tội, trinh khiết và yêu thương, c̣n những đức hạnh khác mang tính phụ trợ hoặc là những tác dụng thứ phát và tuân theo lư trí là cần thiết và thực tế. Những ví dụ của những đức hạnh thứ phát ắt là không lười biếng, không kiên tŕ, không thận trọng v.v. . . Tự bản thân chúng th́ những đức hạnh này đều bất cập. Kiên tŕ là cần thiết nhưng người ta có thể kiên tŕ đến mức cố chấp bướng bỉnh. Người ta có thể không lười biếng nhưng đầy nghị lực và có thể lợi bất cập hại do nghị lực ấy. Người ta phải đi sâu vào trong bản chất của mỗi điều tốt hoặc xấu mà nó tồn tại nơi bản thân ḿnh. Phải có một sự nhận thức chẳng hạn như sự lười biếng hàm ư là ǵ và làm cho chính ḿnh và những người khác; và khi có sự thực chứng như vậy th́ người ta không c̣n lười biếng nữa, không c̣n cố thủ, cố chấp, tĩnh tại và ù ĺ nữa.

Khi một nghệ sĩ tạo ra một h́nh tướng đẹp đẽ th́ nó luôn luôn biểu hiện một phẩm tính nào đấy dường như thấm nhuần h́nh tướng ấy; nó gợi ra nơi người quan sát một xúc cảm có phẩm tính ấy. Mọi dạng đẹp đẽ của cách ứng xử đều biểu hiện một phẩm tính có trong bản chất của linh hồn. Cái bản chất đó cốt ở những phẩm tính ấy. Nhưng một h́nh tướng được sao chép từ một mô h́nh không thể có cái vẻ đẹp hoặc vẻ yêu kiều như h́nh tướng xuất lộ từ một sự thực chứng trong nội tâm hoặc xúc cảm nội tâm thành ra một sự sáng tạo tự nhiên. Bản chất của linh hồn có một vẻ đẹp phi thời gian chứ không phải thuộc về trần thế này. Mọi phẩm hạnh đều là biểu lộ của cái vẻ đẹp đó. Xét về toàn bộ th́ chúng ta có thể nói, chúng cấu thành sự nở hoa của linh hồn.

Cái vẻ đẹp ấy biểu lộ ra khi ta thật sự vô ngă. Nhưng không dễ ǵ mà dứt tuyệt được bản ngă. Bởi v́ ngay cả khi nó không tồn tại như một thực thể chủ động xuất đầu lộ diện, th́ nó vẫn có thể thấm nhuần bản chất của ta trong tiềm thức và hoạt động theo một cách gián tiếp. Nhưng khi tất cả những điều mà từ ngữ ‘bản ngă’ hàm ư - là tham vọng, tham quyền cố vị, tham lam, đa dục lừa gạt v.v. . . - mà biến mất, th́ giống như một bầu trời quang đăng, bản chất của linh hồn bước vào xuất hiện trong bức tranh với những phẩm tính đẹp đẽ của nó. Cho dẫu một trong những phẩm tính này được ngộ ra một cách hoàn toàn, th́ mọi phẩm tính khác cũng sẽ theo đó mà ra. Bởi v́ tất cả chúng đều bắt nguồn từ một vật và cùng một trạng thái hiện tồn vốn bao giờ cũng chẳng phân chia, và mỗi cái đều dính dáng tới những thứ kia. Ta cũng có thể bảo rằng sự khiêm tốn là mẹ của mọi đức hạnh, hoặc t́nh thương theo ư nghĩa đẹp đẽ nhất, là đức hạnh căn bản, hoặc phải có một phẩm tính ngây thơ vô tội hoặc trinh khiết nơi bản thân ḿnh là cơ sở sơ phát. Nhưng ta không cần trao dồi hết đức hạnh này tới đức hạnh khác. Thật ra ta không thể trau dồi đức hạnh theo cái nghĩa sao chép từ một mô h́nh. Người ta có thể ngộ ra được rằng cái trạng thái tồn tại ấy trong đó mọi đức tính này và đức tính khác đều hiện diện.

Bởi v́ đây chỉ là vấn đề ngộ ra nó cho bản thân, nên đức hạnh là một điều ǵ đấy mà phẩm tính thật sự của nó không thể được ai dạy dỗ. Người ta có thể học tập bằng cách quan sát hoặc theo những ngôn từ của những người khác để biết được những h́nh thức hoặc phương cách mà một đức hạnh đặc thù biểu lộ ra. Nhưng cái h́nh thức, mặc dù có thể gợi ư điều ǵ nó ngụ ư đối với một người có trực giác, nhưng vẫn không thể tạo ra được cái tinh thần hoặc xúc cảm mà nó là một biểu hiện. Đức hạnh không giống như kiến thức thuộc một loại thông thường mà ta có thể truyền đạt bằng ngôn từ. Nó cùng một lớp với thị hiếu, là một xúc cảm về thẩm mỹ, và những vẻ yêu kiều bẩm sinh khác nữa vốn không thể dạy dỗ được. Người ta phải học hỏi chúng bằng những phương cách khác. Khi có t́nh thương theo đúng nghĩa, để tạo ra một sự hài ḥa đồng cảm hoặc một trạng thái hiệp thông giữa bản thân ḿnh với người khác, chẳng hạn như giữa một bà mẹ với đứa con của ḿnh, th́ điều ở trong tâm hồn bà mẹ lúc bấy giờ có thể truyền đạt được cho con.

Ta chẳng biết t́nh thương thật sự nghĩa là ǵ. Ta chỉ biết t́nh thương vốn dựa trên sự dính mắc và chiếm hữu. Khi một người si t́nh, nhất là nếu đó là t́nh yêu khi mới quen th́ điều đó không được xây dựng qua những phản ứng đă được tích lũy, đối tượng của t́nh yêu dường như đẹp thánh thiện biết bao. T́nh huống này tiếc thay sẽ trôi qua, bởi v́ nó sẽ ḥa lẫn với những xúc cảm khác, nhưng nó biểu thị bản chất thực sự của t́nh thương là ǵ; đó là cái ánh sáng soi chiếu từ một bản chất ở bên trong chính ta soi sáng cho vẻ đẹp ẩn tàng trong mọi vật.

Mọi tác động của bản chất tinh thần có sự duyên dáng và tươi mát của tính tự nhiên. Đức hạnh có sự duyên dáng này. Nó giống như một đóa hoa bao giờ cũng tươi mới. Chẳng những là hành động của bản chất tinh thần hoàn toàn tự nguyện; mà nó c̣n không dè dặt. Nó cống hiến hết ḿnh. Vẻ đẹp của đức hạnh chính là ở nơi sự cho ra như thế.

Có một bản chất sâu thẳm bên trong ta xuất hiện trong bức tranh chỉ khi ta đă dọn sạch mảnh đất cho nó. Cái bản chất ấy vẫn y nguyên như cũ, và nó có phẩm tính phi thời gian. Nhưng nó có thể thiên biến vạn hóa trong hành động. Mọi phương thức và h́nh thức hoạt động của nó là một h́nh thức mỹ lệ; khi được biểu hiện qua cách ứng xử của ta th́ đó cũng là một dạng đức hạnh.

 


 HOME T̀M HIỂU  NHẬP MÔN  sách  TIỂU SỬ   BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN  BÀI VỞ  THƠ   gifts  TẾT 2006  NỮ THẦN ISIS