Không Tôn Giáo Nào Cao Hơn Chân Lư

 HOME T̀M HIỂU  NHẬP MÔN  sách  TIỂU SỬ   BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN  BÀI VỞ  THƠ   gifts  TẾT 2006  NỮ THẦN ISIS

 

CHƯƠNG HAI MƯƠI SÁU

VẤN ĐỀ D̀U DẮT

Trích Self Culture của I.K Taimni


VẤN ĐỀ D̀U DẮT

 

Muc đích thật sự của Cơ Tiến Hóa nhân loại, như đă tŕnh bày trước đây, rốt ráo là phát triển cá nhân được Tự Giác Ngộ, Tự Quyết Định và Tự Đầy Đủ. Môt cá nhân như thế, đương nhiên có thể tiến hóa đến những giai đoạn cuối cùng chỉ nhờ xuyên qua việc Tự Ḿnh D́u Dắt ḿnh. Trong các giai đoạn của bước đầu, sự d́u dắt từ bên ngoài tỏ ra cần thiết và được cung ứng, nhưng con người càng tiến hóa thêm trên con đường khai mở nội tâm, th́ sự d́u dắt từ bên ngoài lần hồi bớt đi, do đó y bị bắt buộc phải hướng t́m sự d́u dắt từ nội tâm và đốt lên ngọn đèn của chính ḿnh.

Một nguồn d́u dắt như thế phải hiện hữu bên trong chính con người, đúng với bản chất thật sự của cách y được dựng nên. Phần nồng cốt của con người y là Trung Tâm của Tâm Thức Thiêng Liêng. Sự sống của y bắt nguồn từ Thực Tại nằm ở nền tảng của vũ trụ biểu hiện, đang ban rải thần lực và d́u dắt sự tiến hóa của nó. Y là một tiểu thiên địa, chứa đựng tiềm tàng bên trong nội tâm tất cả quyền lực và khả năng mà chúng ta thấy dưới h́nh thức hoạt động của Đại Thiên Địa. Khi Cơ Tiến Hóa tiếp diễn, những mầm tiềm lực này khai mở từ bên trong và lần hồi trở nên hoạt động, cái này đến cái kia.

Các Đấng Giáo Chủ Cao Cả của khoa Minh Triết Vĩnh Cửu và các kinh sách nói về vấn đề Thực Hiện Chơn Ngă, đều nhắc nhở nhiều lần rằng Ánh Sáng có khả năng d́u dắt người hành giả trong công cuộc t́m kiếm Chân Lư, chỉ có thể hiện hữu từ bên trong con người y mà thôi. Hăy xem qua những ǵ quyển Ánh Sáng Trên Đường Đạo nói về khớp nối này:

“Bởi v́ nơi con người có ánh sáng của thế giới – cái ánh sáng duy nhứt có thể chiếu soi con Đường Đạo. Nếu con không đủ sức nhận thấy ánh sáng đó nơi con, th́ đừng t́m kiếm nó ở đâu vô ích”.

Quyển Yoga Sutras bàn đến vấn đề sự d́u dắt trên con đường Yoga có bố trí nó trong một Sūtra:

 

Do sự thực hành những bài tập hợp thành môn Yoga khi các bợn nhơ bị tiêu trừ, sự soi sáng tâm linh bừng tỏ phát triển thành sự nhận thức Thực Tại”.(II-28)

Bởi thế, thật rơ ràng là bất cứ ai nghiêm chỉnh dấn thân vào công việc thực hiện Chân Ngă phải suy gẫm vấn đề d́u dắt trên Con Đường Đạo cho đến khi không c̣n chút hoài nghi nào tồn tại trong tâm trí y, nhận thức rằng sự d́u dắt đó chỉ có thể có từ nội tâm y mà thôi. Và chỉ chừng đó, y sẽ nghiêm chỉnh và quyết tâm cố gắng t́m kiếm bên trong chính tâm y Ánh Sáng đó để có khả năng d́u dắt y măi măi và không bao giờ sai lầm.

Lúc nào con người nên quay đầu t́m Ánh Sáng bên trong để được d́u dắt? Không cần phải chỉ ra rằng ở những giai đoạn đầu của Cơ Tiến Hóa cá nhân y, con người không có khả năng thụ hưởng sự d́u dắt này. Ở một thời gian thật dài, những nguồn giáo dục từ bên ngoài sẽ phát triển tâm trí y, uốn nắn tánh t́nh y và thúc giục sự tạo dựng các khả năng tâm linh y. Nhưng, một thời gian sẽ đến trong sự lớn mạnh của mỗi linh hồn, khi các điều vừa kể tỏ ra không hữu hiệu nữa, và y nghe ḿnh cần, chẳng phải có một mục tiêu hùng mạnh và rơ rệt về tâm linh mà c̣n thêm những phương tiện hữu hiệu hơn để đạt những mục tiêu đó. Người chí nguyện quay đầu hướng nội để khám phá Thực Tại bên trong ḿnh và bắt đầu thực hiện những thay đổi cần thiết trong tâm và trí y, để có thể giúp hoàn thành công việc này. Một cách nghiêm chỉnh, y bước vào lănh vực Tu Dưỡng Bản Thân. Đó là lúc khởi sự t́m kiếm nguồn Ánh Sấng ấy và chỉ có một ḿnh nó mới có khả năng soi sáng con Đường Đạo của y.

Mỗi người chí nguyện phải thật rơ ràng nhận định trong trí ḿnh hai điều này. Trước hết, đâu là mục tiêu đặt trước mắt y? Kế đó, ai sẽ là người d́u dắt y trên con Đường Đạo dẫn đến mục tiêu đó? Lời đáp cho câu hỏi thứ nhứt, đương nhiên là sẽ tùy thuộc nơi mỗi cá nhân, nơi bản tánh của y, nơi các Samskāras của y ( những dấu vết nằm trong kư ức tâm thức) và môi trường trong đó y khôn lớn. Nhưng, mặc dầu các mục tiêu tạm thời của một người chí nguyện có thể khác nhau, tùy thuộc vào giai đoạn tiến hóa của mỗi người, và thời kỳ trong đó y đang trải qua, ở thời điểm mục tiêu cuối cùng của mỗi người th́ đều giống nhau, đó là sự Giải Thoát khỏi các ảo ảnh và đau khổ của cuộc đời và là một nếp sống Giác Ngộ và đầy T́nh Thương như một cá nhân đă Thực Hiện Chân Ngă. Vấn đề này đă được bàn qua cặn kẽ ở nhiều nơi khác nhau và không cần phải thảo luận lại nơi đây.

Lời đáp cho câu hỏi thứ hai được đưa ra một cách thật rơ ràng trong quyển Yoga Sutras, ở câu Sūtra nổi tiếng sau đây:

 

“V́ không c̣n tùy thuộc nơi thời gian, Ngài (Ishvara) là vị Huấn sư, ngay cả cho các Đấng trong quá khứ”.

Ishvara là Đấng cao cả cai quản Thái Dương Hệ, là vị Sư Phụ thật sự và duy nhứt của các thế hệ nhân loại khác nhau đă đến và ra đi trong tấn kịch to tát được diễn ra ở những giai đoạn khác nhau và ở những thời điểm khác nhau. Ngài là Jagat Guru, vị Thầy của Thế gian, đă chỉ dạy các Đấng Giáo chủ thời xưa, và các vị này truyền bá những phần của sự giáo huấn đầu tiên ấy cho các giống dân chánh và những giống dân phụ khác nhau tùy theo nhu cầu và các hoàn cảnh của họ. Ngài là Ánh Sáng của Minh Triết, chói lọi một cách thanh khiết và rực rỡ trong tim của tất cả những Sư Phụ tâm linh chân chính của nhân loại, và cũng soi sáng, mặc dầu không rực rỡ bằng, trong tim của mọi người chí nguyện thật sự, như là “Ánh Sáng Trên Đường Đạo” nói. Ngài là nguồn gốc của quyền lực và cảm hứng ở trường hợp của tất cả Huấn Sư Minh Triết thật sự, và Ngài cũng là Vị Hướng Đạo vô h́nh d́u dắt mỗi linh hồn một cách chậm răi nhưng chắc chắn, đến cứu cánh của nó, xuyên qua chu kỳ dài đăng đẳng của Cơ Tiến Hóa.

Trong các kinh điển Ấn Độ, rất nhiều lần nhắc lại rằng Thượng Đế và Guru (Sư Phụ) là một và như nhau, và người đệ tử phải luôn luôn bất cứ ở trường hợp nào, không được tưởng tượng là cả hai khác nhau. Do những ǵ kể trên đây, câu sūtra ấy rơ ràng muốn nói Thượng Đế và Guru chỉ là một, có nghĩa vị Thương Đế là đối tương của cố gắng tâm linh của chúng ta cũng là vị d́u dắt chúng ta trong công việc t́m kiếm; trước tiên Ngài nói trong nội tâm chúng ta như tiếng nói của lương tâm, và sau này như Tiếng nói Vô Thinh. Chân lư đầy ư nghĩa này liên quan đến đời sống bên trong, như thường lệ, được phái chính thống gán cho một ư nghĩa sai lầm, v́ những lư do dễ hiểu. Họ cho rằng dù là một ông Thầy thông thường với tất cả hạn chế và yếu đuối của con người, cũng phải được tôn thờ như Thượng Đế, bằng không th́ …

Lư tưởng Thần thánh ở chức nghiệp của Ngài như là một Sư phụ đă được tượng trưng trong các kinh điển Ấn Độ như là Dakshināmūrti. Câu thơ sau đây rất được mọi người nhắc đến, diễn tả một cách đẹp đẽ dưới một h́nh thức sinh động bản chất và các phận sự của Ngài như một Jagat Guru (sư phụ của thế gian):

“Kỳ diệu thay ! Dưới bóng một cây đa (gần rễ của nó) một Sư Phụ trẻ tuổi ngồi giữa các đệ tử lăo thành. Vị Sư Phụ vẫn yên lặng, nhưng mặc dù vậy, tất cả nghi ngờ của các đệ tử đều tan mất”.

Câu thơ này theo truyền thống được kể như tinh thần Dakshināmūrti. Có lẽ nó hàm chứa một vài tư tưởng đầy ư nghĩa thâm sâu về sự liên quan giữa Guru sishya (Thầy và tṛ). Chúng ta hăy xem qua trước tiên danh tánh và h́nh thức theo đó chức năng thiêng liêng của vị Huấn sư tượng trưng. Manh mối về danh tánh được thấy trong Dakshināmūrti Upanishad, nơi đó nó được giảng rằng Dakshinā có nghĩa là Bồ Đề Tâm (Buddhi) - cái năng khiếu tâm linh trong ta giúp nhận thức trực tiếp chân lư, không sử dụng phương tiện của trí thức. Vậy Dakshināmūrti có nghĩa là “Hiện Thân của Bồ Đề Tâm”, biểu hiện tượng trưng chức năng Tâm Thức Thiêng Liêng bên trong chúng ta, nó giúp chúng ta thực hiện, và trở nên ư thức các chân lư tâm linh một cách trực tiếp, bên trong những lănh vực thâm sâu của tâm thức cá nhân ḿnh.

Rồi đến h́nh dáng của Dakshināmūrti và bối cảnh mà theo đó Ngài được h́nh dung, cả hai đều được tượng trưng một cách cao siêu, và cho chúng ta một cái nh́n thoáng qua vào trong những bí mật của những kinh nghiệm tâm linh và lễ điểm đạo, dẫn dắt đến những h́nh ảnh đó. Điểm thứ nhứt đáng ghi chú trong sự tượng trưng của Dakshināmūrti là Ngài xuất hiện dưới một h́nh dáng như thần Shiva với những khác biệt thật bé nhỏ và nhấn mạnh đến chức năng của Ngài, như là một Jagat Guru (Sư Phụ của thế gian). Rơ ràng chính Thực Tại là nguồn gốc của các chức năng sáng tạo, bảo tồn và tái sinh của Ishvara (Thượng Đế) biểu hiện dưới h́nh thức Brahma, Vishnou và Mahesha cũng là nguồn cội của sự hiểu biết và Minh triết cần cho sự tiến hóa của nhân loại ở những giai đoạn khác nhau và sự giác ngộ của những cá nhân đang t́m kiếm sự Giải Thoát.

Không thể nào giảng giải tường tận sự tượng trưng của Dakshināamūrti nơi đây, nhưng có vài nét đặc trưng quan trọng trong đoạn thơ kể trên có thể được vắn tắt giải thích.

Tại sao Ngài đang ngồi ở dưới và gần cái rễ của một cây đa? Cây đa thông thường là biểu tượng cho sự hiểu biết của nhân loại; số nhiều rễ, nhánh của nó tượng trưng những ngành khác nhau của sự học hỏi, xuất hiện như là sự hiểu biết lớn mạnh ra. Nhưng, cây là biểu tượng của sự hiểu biết do trí thức – Apara vidyā – và không phải là Minh Triết hay Para vidyā; nó là hiểu biết do sự va chạm trực tiếp với Tâm Thức Thiêng Liêng. Loại đầu được diễn tả xuyên qua trí thức và có khả năng làm tăng thêm sự khác biệt và sự phức tạp. Loại thứ nh́ có tánh cách toàn bộ, hiện diện vĩnh viễn, như là một cái trọn vẹn trong Tâm Thức Thiêng Liêng được biết xuyên qua Bồ Đề Tâm, nhưng cần sự giúp đỡ của trí thức trong các biểu hiện từ phần và không toàn thiện của nó, ở cỏi thấp của trí thức. Đó là lư do tại sao Dakshināmūrti được xuất hiện dưới h́nh thức đang ngồi gần cái rễ của một cây đa, nhưng vẫn riêng biệt với thân cây.

Điểm nghịch lư giữa Sư Phụ trẻ tuổi và các đệ tử bô lăo chỉ có công dụng tượng trưng sự việc rằng nguồn gốc của Minh Triết là vĩnh cửu và không bị các định luật của sự sinh sản, lớn mạnh và tàn rụi điều khiển, mà những định luật này đang áp dụng cho tất cả mọi vật trong lănh vực thời gian và không gian. Cái Minh Triết Vĩnh Cửu này phải được truyền cho các Sư Phụ trong lănh vực thời gian và không gian, mặc dù các Ngài tiến hóa cao về tâm linh, nhưng phải hoạt động xuyên qua phương tiện không vĩnh cửu và chưa toàn hảo của trí thức. Các Ngài và lời dạy bảo của các Ngài, cả hai đều chịu ảnh hưởng của các định luật về tăng trưởng và hủy diệt. Chẳng những các thân thể của các Sư Phụ trở nên già nua và chết, giống như những người khác, mà các điều giảng dạy của các Ngài cũng trở nên hư hoại theo thời gian trôi qua, do sự vô minh và những nhược điểm của những người truyền bá chúng. Nhưng, Minh Triết Vĩnh Cửu, nguồn cội của các lời giảng dạy này vẫn măi măi tươi sáng, đầy sinh lực và trong sáng như tuổi thơ, v́ nó là thành phần của Tâm Thức Thiêng Liêng của Thượng Đế.

Điểm nghịch lư khác được miêu tả trong câu thơ giữa vị Sư Phụ vẫn yên lặng nhưng đang loại bỏ mọi nghi ngờ của các đệ tử và có lẽ là nét đặc trưng đầy đủ ư nghĩa nhứt của sự tượng trưng về Dakshināmūrti. Để thấu hiểu sự bí mật này, chúng ta phải nhớ lại rằng sự hiểu biết có thể truyền đạt xuyên qua phương tiện ngôn ngữ, là loại Apara vidyā gắn liền với trí thức. Những bí mật cao cả và thâm sâu nhứt của sự sống nằm xa ra ngoài ṿng hoạt động của trí thức và không thể truyền đạt xuyên qua phương tiện ngôn ngữ. Chúng chỉ có thể được truyền đạt như những kinh nghiệm trực tiếp mà thôi. Tâm thức của người thu nhận được nâng lên một mức cao hơn, nơi đây y có thể kinh nghiệm trực tiếp chân lư được truyền đạt và biết được Thực Tại bằng cách nhận thức nó. Trí thức là một dụng cụ vụng về để thu đạt sự hiểu biết, mặc dầu đang liên quan đến những sự việc của đời sống thấp kém. Nhưng, đối với các sự việc của cơi giới tâm linh, nó tỏ ra hoàn toàn không thích hợp. Sự hiểu biết liên quan giữa Jīvātmā (linh hồn cá nhân) và Paramātmā (đại hồn), bản chất của T́nh Thương Thiêng Liêng, lư do tại sao Jīvātmā (linh hồn cá nhân) lại dấn thân vào Diễn Tŕnh của Thế Gian, tất cả những vấn đề đó, thật sự không quan trọng đối với sự hiểu biết tri thức, nhưng là kinh nghiệm trực tiếp bên trong các vực sâu của tâm thức cá nhân chúng ta khi đă vượt qua trí thức.

Ngoại trừ do sự cần thiết của nhận thức trực tiếp để có sự hiểu biết những thực tại siêu việt, ngay đến các mối nghi ngờ thông thường và các khó khăn liên quan đến đời sống bên trong chúng ta sẽ được loại bỏ nhờ ánh sáng của Bồ Đề Tâm ở nội tâm, và có thể coi như một tia Ánh Sáng từ Dakshināmūrti phóng ra. Trừ khi nào Ánh Sáng này soi rọi tri thức chúng ta, sự hiểu biết trí thức phần lớn c̣n cằn cỗi và ư nghĩa thật sự sâu đậm của nó vẫn bị che lấp.

Sau khi xem xét bản chất của vị Sư Phụ Thiêng Liêng hiện diện trong tâm của mỗi người chí nguyện, đang chờ đợi d́u dắt y xuyên qua Tiếng Nói Vô Thinh, chúng ta hăy vắn tắt xem qua những lợi điểm nào sẽ thu đạt khi được trực tiếp liên lạc với Ngài. Một trong những vấn đề quan trọng nhứt trong đời sống tâm linh là t́m ra được một nhà d́u dắt đáng tin cậy, có khả năng giúp chúng ta vượt qua những khó khăn và thử thách, cho chúng ta sức mạnh khi ḿnh cảm thấy ngă ḷng và ban cho chúng ta ánh sáng khi chúng ta có vẻ như lạc lối trong bóng đêm của vô minh và thất vọng. Nhiều người chí nguyện hăng hái, trọn đời t́m kiếm nhưng không kết quả, một Guru (Sư Phụ) xứng đáng ở cơi thế gian bên ngoài, lại quên mất đi vị Guru Tối Cao đang ở gần họ nhứt và sự minh triết, sức mạnh và ḷng trắc ẩn của Ngài thật vô biên và luôn luôn sẵn sàng để cho họ sử dụng. Ngài lúc nào cũng ư thức được ngay nét nhẹ nhàng khao khát nhứt về nguyện vọng của người chí nguyện, và ứng đáp lại tiếng kêu gào cầu cứu, dù là yếu ớt nhứt, nhưng chân thành của họ. Điều khó khăn thật sự trong tất cả trường hợp ấy là sự thiếu ḷng sùng tín và đức tin; thiếu sùng tín trong việc tin rằng Vị Guru Nội Tâm đang ở bên trong chúng ta, đang sẵn sàng d́u dắt chúng ta; và sự thiếu đức tin trong khả năng chúng ta liên kết với Ngài và nhận sự giúp đỡ của Ngài. Tất cả sự ngờ vực đó được loại bỏ bằng một hành động sùng tín tột cùng, bằng sự quyết tâm xoay ḿnh về hướng Ngài và kêu gọi Ngài dẫn dắt. Và v́ chúng ta cứ khăng khăng cương quyết hướng về Ngài để có mọi sự giúp đỡ mà chúng ta cần dùng trong đời sống nội tâm, chúng ta sẽ t́m được sự giúp đỡ mỗi lúc mỗi thêm lên cho đến khi ḿnh trở nên độc lập, đối với tất cả sự giúp đỡ từ bên ngoài. Đương nhiên, chúng ta cũng phải cố gắng hết sức ḿnh để mang lại những điều kiện thiết yếu, hầu nhận lănh sự trợ giúp bằng cách này. Bởi v́ ánh sáng của Bồ Đề Tâm chỉ có thể soi sáng trong một tâm trí thanh trong, an tịnh, hài ḥa và tràn đầy ḷng sùng tín.

C̣n thêm một câu hỏi nữa có thể được bàn căi là chức năng của Dakshināmūrti như là vị Sư Phụ Tối Cao. Vậy đâu là sự liên quan giữa các Sư Phụ thật sự của nhân loại, d́u dắt người chí nguyện trên con Đường Đạo đến Giải Thoát, với Dakshinamurti? Bởi v́ các Sư Phụ ấy với nhiều cấp bực khác nhau, và các Đấng Chân Sư Minh Triết, chắc chắn là hiện hữu và giúp đỡ con người bằng nhiều đường lối khác nhau trong công việc khai mở tâm linh của họ. Vậy các Ngài ấy không có một vị trí trong đời sống của người chí nguyện đă nh́n nhận Dakshināmūrti như là vị Sư Phụ Tối Cao hay sao? Khi xét đến vấn đề này, chúng ta phải nhớ rằng tất cả các Vị “Sat-Gurus” đều là những Nhân vật Giải Thoát và các Ngài được vĩnh viễn trụ trong Sat hay Chân Lư, và như thế Tâm Thức của các Ngài, là một với Tâm Thức của Dakshināmūrti. Trong chừng mực nào đó, các Ngài là tiền đồn của Tâm Thức của Dakshināmūrti và là đại diện Ư Chí của Vị ấy, giao tiếp với tất cả những người chí nguyện. Khi một người chí nguyện cần đến và xứng đáng được giúp đỡ th́ sự giúp đỡ ấy sẽ được thực hiện xuyên qua các Ngài, theo cách tốt nhứt trong mọi trường hợp. Bằng cách nào đó, hay do nơi ai, sự giúp đỡ được thực hành, điều đó không tùy thuộc vào người chí nguyện phán đoán. Y phải để những điều này cho Những Người có trách nhiệm thực hành Ư Chí của Vị Sư Phụ Tối Cao, với một sự khéo léo và Minh Triết tuyệt vời, c̣n y phải luôn luôn thức tỉnh, thận trọng, sẵn sàng tiếp nhận sự giúp đỡ và d́u dắt của Ngài do bất cứ đường lối nào đưa tới. Y có thể được chăm sóc bằng sự tiếp xúc cụ thể với Sư Phụ hay được hướng dẫn từ bên trong, cũng có thể y bị phó mặc hoàn toàn để tự ḿnh xoay sở hầu có khả năng phát triển sức mạnh Nội Tâm và Tự Tin. Bản chất của sự giúp đỡ biến đổi tùy thuộc vào tính cách ưu thế của các trường hợp hay nhu cầu của người đệ tử. Một số ít các Ngài c̣n hành động như là những dụng cụ bất toàn của Dakshināmūrti, nhưng phù hợp với trí năng thuần khiết, tự do vô kỷ và ḥa đồng trí tuệ với Tâm Thức của Ngài.


 HOME T̀M HIỂU  NHẬP MÔN  sách  TIỂU SỬ   BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN  BÀI VỞ  THƠ   gifts  TẾT 2006  NỮ THẦN ISIS