|
HOME T̀M HIỂU NHẬP MÔN sách TIỂU SỬ BẢN TIN H̀NH ẢNH thIỀN BÀI VỞ THƠ gifts TẾT 2006 NỮ THẦN ISIS
|
CHƯƠNG MƯỜI HAI
VAI
TR̉ THỂ BỒ ĐỀ TRONG ĐỜI SỐNG CHÚNG TA
Tác giả I. K. TAIMNI
|
|
Trong
một chương trước, đă tŕnh bày đại cương các diễn tŕnh tiến hóa mà chúng ta
đă trải qua trước khi đến giai đoạn nhân loại hiện nay và các giai đoạn phát
triển kế tiếp sắp xảy ra ở tương lai. Trong chương đó được cho biết rằng ở
các giai đoạn thấp hơn giai đoạn nhân loại, trước khi mà tâm thức cá nhân
được mở mang, sự tiến hóa chỉ được d́u dắt từ bên ngoài do các ngoại giới,
và sự sống mang lấy nhiều h́nh dáng khác nhau không có khả năng hợp tác một
cách ư thức với ngoại giới ấy. Sự xuất hiện của tâm thức cá nhân đánh dấu sự
khai sinh linh hồn con người và sự cấu tạo Thể Nguyên Nhân; đến khi đó, sự
sống dự phần trong công việc khai mở và phát triển của chính nó, mặc dầu
thực sự ở những giai đoạn sơ khởi của sự tiến hóa nhân loại, sự ư thức hợp
tác của linh hồn trong công việc phát triển của chính nó là trên danh nghĩa
thôi, và cuộc tiến hóa phần lớn vẫn được d́u dắt từ bên ngoài. Chỉ khi nào
linh hồn đi đến giai đoạn tiến triển già dặn khá nhiều, lúc đó nó mới có thể
dự một phần hoạt động thông minh trong công việc phát triển riêng tư và hợp
tác với những lực đó mà chúng vẫn luôn luôn ảnh hưởng mạnh vào nó theo chiều
hướng của sự tiến hóa. Khi nó đến giai đoạn này, linh hồn đă phát triển được
một tầm mức đáng kể những thể thấp và sẵn sàng để bắt đầu cuộc tiến hóa tâm
linh của nó. Sự phát triển của Thể Bồ Đề đánh dấu bước đầu của giai đoạn đó
trong công cuộc khai mở nội tâm của chúng ta để chúng ta liên kết với tâm
linh, do đó những ai muốn hối thúc sự tiến triển đến các lư tưởng tâm linh
cao cả nhứt của ḿnh phải cố gắng hiểu qua vai tṛ của nguyên lư này liên hệ
trong đời sống chúng ta.
Bồ Đề Tâm thay thế cho
những biểu hiện riêng biệt của tâm thức đă xảy ra xuyên qua Thể Bồ Đề - cái
thể ở liền sau Thể Nguyên Nhân, nếu chúng ta kể từ bên ngoài vào trung tâm
con người ḿnh – v́ vậy, môi trường thể hiện của nó nằm vừa khít phía sau
của cái trí, chẳng những là cái hạ trí cụ thể, mà cũng sau cái trí trừu
tượng, trí này chuyển giao tiếp với các nguyên tắc tổng quát và hoạt động
xuyên qua Thể Nguyên Nhân. Sự kiện này đủ để soi sáng tại sao các chức năng
của Thể Bồ Đề vượt trên những chức năng của thể trí, và không thể xét đoán
chúng với tiêu chuẩn của trí thông minh – những tiêu chuẩn này được con
ngươi trí thức thông thường trong xă hội cho là chung cuộc và quyết định.
Điều này cũng giải thích tại sao trí thông minh suông không có khả năng thấu
hiểu các nhận thức tế nhị, bắt nguồn từ tâm thức Bồ Đề. Chỉ có tâm thức của
Thể Niết Bàn (Atma) mới có thể bao gồm và vượt qua tâm thức Thể Bồ Đề, chính
Niết Bàn là trung tâm điểm của sự sống chúng ta, phần cốt lơi chất chứa tất
cả tiềm lực thiêng liêng của chúng ta.
Sau khi ghi chú vị trí của
Thể Bồ Đề trong thể trạng chúng ta, bây giờ, trước hết hăy xem qua một
nguyên tắc tổng quát mà chúng ta phải nhớ, khi xét đến sự biểu hiện của tâm
thức ở các cơi giới khác nhau. Điều này sẽ làm các ư tưởng của chúng ta rơ
ràng và chuẩn bị cho sự thấu hiểu các chức năng khác nhau của Bồ Đề Tâm
trong đời sống chúng ta. Điểm mà chúng ta phải nhận định rơ ràng là sự khác
biệt trong cách biểu hiện của tâm thức xuyên qua một thể, khi nó hoạt động ở
tại cơi riêng biệt của nó, và khi các rung động thích ứng ấy được dời xuống
một cơi thấp hơn và hoạt động xuyên qua một môi trường nặng trược hơn. Hăy
lấy thí dụ hoạt động tâm thức ở cơi hạ thiên. Những rung động được phát sinh
khi tâm thức hoạt động xuyên qua thể hạ trí được gọi là tư tưởng, nhưng có
cả một thế giới khác biệt giữa các tư tưởng được thấy ở cơi riêng biệt của
chúng xuyên qua những cơ quan của thể trí, so sánh với những ǵ các tư tưởng
ấy diễn tả và xuất hiện xuyên qua môi trường nặng trược và thiếu co giăn của
bộ óc vật chất,. Khi các tư tưởng được một nhà có thần nhăn nhận thức tại
cơi riêng của nó, chúng nó được thấy như tạo lập một thế giới riêng tư của
chúng đầy dẫy màu sắc và h́nh dáng thật đẹp đẽ, một thế giới mà các tôn giáo
khác nhau của thế gian đă cố gắng một cách bất toàn mô tả bằng lời h́nh dung
cơi Cực Lạc. Nhưng, các tư tưởng này khi được diễn tả xuyên qua bộ óc vật
chất chúng ta và xuất hiện trong tâm thức hồng trần, mặc dầu hăy c̣n giữ lại
một vài đặc điểm riêng biệt của chúng nhưng vẫn mất đi rất nhiều phẩm chất
và uy lực riêng tư của chúng ở tại cơi riêng của các tư tưởng đó. Nơi đây, ở
cơi riêng của chúng, chúng xuất hiện đích thật, trong khi ở cơi vật chất,
chúng có tính mơ hồ và chủ quan. Cũng cứu xét như vậy ở cơi trung giới,
những rung động của thể vía ở cơi riêng của nó gây ra hiện tượng gọi là t́nh
cảm và dục vọng, và sinh ra tất cả mọi loại h́nh dáng và màu sắc. Ở cơi
trung giới, những màu sắc và h́nh dáng này có một bản tánh khách quan và hợp
thành một thế giới riêng biệt. Nhưng khi các rung động này đi xuống cơi vật
chất và t́m cách biểu hiện xuyên qua bộ giao cảm thần kinh, chúng mất đi
phần lớn các dặc điểm riêng tư, và không c̣n lại cái ǵ khác hơn là trạng
thái tâm thức đặc biệt mà chúng ta diễn tả bằng từ “t́nh cảm”.
Những thí dụ này giúp chúng
ta thấu hiểu sự khác biệt giữa sự sống ở cơi Bồ Đề, đúng như nó được sống ư
thức trong cơi riêng tư của nó trong thể Anandamaya Kosha là tên Thể Bồ Đề,
gọi theo Vedanta và với cũng sự sống ấy khi nó xuất hiện trong tâm thức vật
chất của chúng ta, sau khi xuyên qua các thể trung gian xuống cơi trần. Khi
một nhà Yogi trong cơn Đại Định nâng tâm thức đến cơi Bồ Đề sau khi vượt qua
thể trí, y trở nên ư thức được một thế giới mới, dẫy đầy phúc lạc và hiểu
biết, và nếu so sánh biển cả mênh mông đầy phúc lạc mà y đang hưởng với sự
phúc lạc của cơi Thiên đàng th́ miền này không có nghĩa lư ǵ cả. Từ ngữ
trần gian không thể diễn tả niềm phúc lạc và sự hiểu biết thoát trần của cơi
Bồ Đề và tất cả các vị Thần bí và nhà Tiên tri, dù họ chỉ có được một cái
nh́n thoáng qua về cơi đó, đều thú nhận không thể thuật lại phần nào cái vẻ
phúc lạc mà họ đă chứng kiến. Khi các rung động của cơi Bồ Đề được truyền
xuống bộ óc vật chất, chúng mất đi phần lớn cường độ và hiện ra trong tâm
thức vật chất rất yếu ớt, do sự truyền đạt xuyên qua các cơi trung gian. Như
thế, sự nhận thức trực tiếp về tánh chất duy nhứt của Sự Sống ở cơi Bồ Đề
trở nên một ḷng trắc ẩn và một sự cảm thông tổng quát; cái nh́n trực tiếp
vào Chân Lư trở nên một trực giác và sự hiểu biết về những sự thật của đời
sống cao cả. V́ vậy, chúng ta thấy rằng khi chúng ta nghiên cứu về các biểu
hiện của Bồ Đề Tâm trong tâm thức vật chất, chúng ta chỉ giao tiếp với những
phản chiếu mờ nhạt của một vẻ huy hoàng không thể tả được, những tiếng dội
yếu ớt của một điệu nhạc thiêng liêng bắt nguồn từ những phần tử bên trong
và sâu thẳm của con người chúng ta.
Sau khi xem qua những điểm
sơ khởi, bây giờ chúng ta có thể xét đến vấn đề chính trước mặt, là sự t́m
hiểu càng nhiều càng tốt các chức năng của Thể Bồ Đề trong đời sống chúng ta
với các giới hạn hiện nay của ḿnh. Điểm thứ nhứt chúng ta nên ghi chú khi
t́m hiểu vấn đề này là Bồ Đề Tâm có vẻ như một khả năng đa dạng (có nhiều
chức năng khác nhau) chứ chẳng phải một khả năng đơn giản như nhiều người
h́nh dung, v́ họ không đi sâu vào các vấn đề liên quan đến tâm thức. Từ ngữ
khả năng đa dạng có nghĩa là nó để cho tâm thức hoạt động dưới nhiều cách,
ít nhất khi nh́n từ các cơi giới của trí tuệ nó có vẻ khác nhau, cái này
sánh với cái kia. Có thể là ở cơi riêng của chúng, những cách biểu hiện khác
nhau đó có thể là không hoàn toàn khác biệt nhau, nhưng nh́n chung xuyên qua
lăng kính trí thông minh th́ chúng hoàn toàn khác nhau. Chúng ta sẽ hiểu rơ
nhất bản chất đa dạng này của chức năng Bồ Đề Tâm bằng cách xét xem trường
hợp giống như thế của cái trí. Từ “trí” diễn tả nhiều việc rất phức tạp. Nó
có nhiều khả năng như: lập luận, ghi nhớ, xét đoán, quan sát và lần lượt
chúng xuất hiện, hết cái này sang cái kia trong diễn tiến tự nhiên của Cơ
tiến hóa. Chúng ta có thể gọi tất cả các cách hoạt động khác nhau đó là chức
năng của cái trí. Cũng giống như thế, có nhiều lối biểu hiện khác nhau
hay chức năng của Thể Bồ Đề. Những chức năng này phát triển lần hồi,
cái trước cái sau với sự tiến hóa của thể Bồ Đề, như trường hợp các chức
năng trí tuệ. Nếu chúng ta chỉ đồng hóa Bồ Đề Tâm với bất cứ một của các
chức năng của nó, chúng ta chẳng những làm nó trở nên khó hiểu, mà lại c̣n
dẫn dắt ḿnh vào tất cả điều lộn xộn và mâu thuẫn nhau nữa. Nhiều người đọc
qua quyển sách như Bhagavad Gita cảm thấy hoang mang chỉ v́ không nắm vững
điều đó. Đôi khi từ “Bồ Dề Tâm” được dùng với một nghĩa mà ở những trường
hợp khác, nó có một ư nghĩa hoàn toàn khác biệt. Nếu chúng ta nhớ rằng ở tất
cả trường hợp đó, mọi chức năng khác nhau của Bồ Đề Tâm được nói đến, như
thế chúng ta sẽ dễ dàng hiểu được ư nghĩa của nó.
Bây giờ chúng ta hăy xem
qua một số các chức năng khác nhau này, từng cái một, và cố gắng t́m hiểu
chúng càng nhiều càng tốt, tùy theo khả năng chúng ta. Chúng ta được ví như
đang có trước mặt một viên kim cương và lần lượt xoay quanh
các mặt khác nhau của nó. Mặc dầu những bề mặt này phản chiếu một số
lượng ánh sáng khác nhau, biểu lộ những màu sắc khác nhau, chúng ta biết
rằng viên kim cương ấy là một, và ánh sáng chiếu diệu từ nó cũng chỉ là một
mà thôi.
Chúng ta hăy bắt đầu với
chức năng giản dị nhứt của Bồ Đề Tâm, gọi là sự hiểu biết. Tâm lư học gia
hiện đại cho rằng hiểu biết theo nghĩa thông thường của nó, là một chức năng
của cái trí; nhưng thật sự nó là một chức năng của một nguyên lư kế tiếp và
cao hơn, gọi là Bồ Đề Tâm. Cái trí chỉ làm công việc phối hợp và sắp xếp các
cảm giác thu nhận từ một vật, xuyên qua các giác quan khác nhau, và tạo ra
một h́nh ảnh hỗn hợp, nhưng chỉ trừ khi nào ánh sáng Bồ Đề Tâm rọi vào h́nh
ảnh của nó chúng ta mới biết được vật đó. Nhiều lần, chúng ta đọc trong các
sách nói về Yoga, cho biết cảm giác thu nhận từ thế giới bên ngoài xuyên qua
các giác quan, được phản chiếu vào bên trong, trước hết đi đến cái trí, rồi
từ cái trí đi đến Bồ Đề Tâm và sau rốt tŕnh diện trước linh hồn (Jivatma) –
cái Ngă bên trong. Nhiều người không biết ǵ sự phản chiếu này trong ư nghĩa
của Bồ Đề Tâm. Nó là sự biến đổi h́nh ảnh của tư tưởng thành sự hiểu biết
một vật biểu hiện bằng h́nh ảnh đó. Hạ trí cụ thể tự nó không thể hiểu được
vật ǵ cả, trừ khi nào ánh sáng của Bồ Đề Tâm chiếu rọi xuyên qua h́nh ảnh
trí tuệ. Theo Tâm Lư học Đông phương, cái trí hoạt động một cách máy móc và
tự nó không có khả năng thấu hiểu cái ǵ cả. V́ thế, thấu hiểu các sự việc
do cái trí tŕnh bày trước tâm thức bên trong của cá nhân, là một của những
chức năng sơ đẳng và đơn giản của Bồ Đề Tâm, và chức năng này đă hiện diện
ngay từ ở buổi đầu, ngay khi Thể Bồ Đề vẫn c̣n thô sơ.
Theo thứ tự, chức năng kế
tiếp để phát triển và củng cố phần nào liên hệ với cái trước, là chức năng
theo cách nói thông thường được gọi là trí thông minh – không phải là trí
thức, mà là trí thông minh – chúng ta dễ lầm lộn cái này với cái kia, nhưng
cả hai khác nhau, mặc dầu khó mà nhận định sự khác biệt đó. Một cách mơ hồ,
chúng ta nhận thức sự khác biệt giữa một nhà trí thức và một người thông
minh. Nhà trí thức có một cái trí phát triển nhiều, biết nhiều sự việc và có
thể thực hiện, một cách hữu hiệu và dễ dàng những hoạt động trí tuệ khác
biệt. Người thông minh có khả năng thấu hiểu ư nghĩa và hàm ư của sự hiểu
biết một cách dễ dàng. Y đă trích lọc sự hiểu biết và các kinh nghiệm thu
thập và đạt được cái cốt tủy tinh vi gọi là Minh Triết. Y có thể nhận thức
sự việc đúng với sự thật, đúng với cách chúng là như thế nào. Thấy được sự
việc đúng với sự thật, có lẽ là đặc tính quan trong nhứt của trí thông minh.
Tất cả mọi người chúng ta đều có dịp thấy nhiều người, họ rất là trí thức
nhưng kém thông minh, thường xuyên không nhận thức dược ư nghĩa thật sự của
sự việc và hoàn cảnh. Hai cuộc chiến tranh thế giới là các bài học khách
quan đáng chú ư của sự khác biệt giữa trí thức và thông minh, và cho chúng
ta thấy bộ mặt tàn nhẫn của những ǵ mà trí thức có thể làm, khi nó không
được thấm nhuần sự thông minh. Sự khác biệt giữa trí thức và thông minh là
do nơi hai thứ bắt nguồn từ hai nơi khác nhau: trí thức phát sinh từ cái
trí, c̣n thông minh phát sinh từ nguyên lư tâm linh cao hơn, gọi là Thể Bồ
Đề.
Sau khi xem qua các chức
năng sơ đẳng, nhưng ít được biết đến này của Bồ Đề Tâm, bây giờ chúng ta có
thể đi dến những chức năng khác, sẽ phát triển trong những giai đoạn sau này
của cuộc tiến hóa của nó. Một trong những chức năng đó được gọi là Phân
Biện, hay Viveka, theo từ Phạn Ngữ. Chúng ta thường đọc trong các sách Yoga
và những đề tài liên hệ, nói rằng không có sự phát triển của tánh Phân Biện
(Viveka) th́ không thể bước chân trên con đường Đạo. Có thể nói đó là A. B.
C. của đời sống tâm linh. Vậy tánh Phân Biện là khả năng ǵ? Tổng quát, nó
được định rơ như là sự phân biện giữa điều chân và điều giả, nhưng tôi nghĩ
rằng chúng ta sẽ có một ư niệm đúng hơn, nếu cho là khả năng nh́n đời và các
vấn đề của nó, đúng với bộ mặt thật của nó. Chúng ta đang sống trong thế
giới của ảo ảnh, mặc dầu không ư thức điều đó chút nào cả. Khi chúng ta bắt
đầu thức tỉnh về phương diện tâm linh, lần hồi chúng ta tỏ ra ư thức các ảo
ảnh đó, sự thức tỉnh về phương diện tâm linh và sự bắt đầu thấy các ảo ảnh
như là ảo ảnh, từng cái một, đó là tánh phân biện hay
Viveka. Mặc dù tánh phân biện
thường được kể như là khác biệt với trí thông minh, tuy nhiên nếu chúng ta
khảo sát kỹ lưỡng sự việc, chúng ta sẽ thấy rằng phân biện chỉ là h́nh thức
phát triển hơn, một sự mở rộng thêm của trí thông minh – hay đó là trí thông
minh hoạt động ở một mức cao hơn. Khi ánh sáng Bồ Đề tâm soi rọi vào các vấn
đề thông thường trong đời sống hằng ngày, đó là trí thông minh. Khi nó làm
sáng tỏ những vấn đề thâm sâu hơn và căn bản hơn của đời sống, và vạch rơ
các ảo ảnh, đó là tánh phân biện. Đó là sự khác biệt về mức độ và phạm vi
của hành động.
Có một ư kiến quan trọng
theo sau sự liên hệ này giữa trí thông minh và tánh phân biện (Viveak): trên
thực tế, trong đời sống tâm linh, chúng ta cần sự thông minh, càng thật
nhiều thông minh hơn là đời sống b́nh thường của thế gian; người nào sống
một đời sống hàng ngày không trật tự, tỏ ra thiếu thông minh trong các vấn
đề của đời sống, đương nhiên sẽ khó mà thành công tốt đẹp trong đời sống tâm
linh của y, là đời sống gian truân nhiều hơn, với những vấn đề khó khăn của
nó. Cần phải nói lên lời cảnh cáo này, bởi v́ một số đông người chí nguyện
lầm tưởng rằng: khi họ bắt đầu sống đời sống t́m Chân Lư th́ họ có thể không
cần sử dụng trí thông minh nữa, bởi v́ ân huệ của Thượng Đế sẽ ban mọi sự
cần thiết cho họ dùng. Đây là một quan niệm thoải mái cho những ai muốn sống
bám vào một thế giới tưởng tượng riêng của họ, chứ không chứng thực bằng
kinh nghiệm của những người đă dấn thân vào cuộc phiêu lưu thiêng liêng và
thật sự đă dự vào cuộc chiến đấu để chinh phục bản ngă thấp kém của ḿnh, và
đă phá tan những ảo ảnh của đời sống trong các cơi thấp.
Bây giờ chúng ta hăy xét
đến một chức năng quan trọng khác của Bồ Đề Tâm, được gọi là khả năng nhận
ra và thấu hiểu các sự thật của đời sống tâm linh. Chúng ta mới vừa thấy
tánh phân biện hay Viveka – giúp chúng ta ư thức được các ảo ảnh của cuộc
đời. Thực ra, đó chỉ là khía cạnh tiêu cực của một chức năng; khía cạnh tích
cực của nó là trực tiếp nhận ra các sự thật của đời sống tâm linh, của sự
chân đối lập với sự giả. Khi chúng ta mang một chiếc đèn vào trong bóng tối,
chẳng những chúng ta xua đuổi bóng tối mà lại cũng đem vào ánh sáng. Cũng
tương tợ, khi tánh phân biện thật sự được sinh ra; chẳng những chúng ta ư
thức được những ảo ảnh của đời sống hằng ngày của ḿnh, mà cũng bắt đầu có
một cái nh́n thoáng qua vào những thực tại và sự thật mà các ảo ảnh này che
đậy nữa.
Chính Bồ Đề Tâm chứ không
phải cái trí là dụng cụ mang lại sự hiểu biết các sự thật tâm linh; sự kiện
này thật là quan trọng và sẽ giải thích nhiều hiện tượng rất thường được
thấy hằng ngày. Thí dụ như sự khác biệt lớn lao giữa các người khác nhau về
cách đánh giá và am hiểu những sự thật của đời sống cao cả. Một số người,
với một cách như bản năng, thấu hiểu các sự thật này, trong khi đối với một
nhóm khác, chúng chỉ là những điều khó tin tưởng hoặc vô lư. Sự thấu hiểu
này không phải do suy nghĩ, hoặc lư luận mà ra. Chính là năng khiếu Trực
Giác – theo từ ngữ của khoa Tâm Lư Học Tây phương – để gọi khía cạnh này của
Bồ Đề Tâm. Trực giác đă giúp con người ư thức được những sự thật này mà
không cần phải đi ngang qua các tiến tŕnh vụng về của lư luận, và đến khi
nào trực giác được phát triển, con người mới có thể thấy được những sự thật
này. Xưa kia, người ta cứ tưởng rằng chính tri thức là vị quan ṭa tối hậu
của các sự thật ấy, nhưng Tâm Lư Học Tây phương đă miễn cưỡng nh́n nhận sự
hiện diện của một khả năng khác trong con người chúng ta, được gọi là trực
giác.
Không chỉ những sự thật
được nh́n ra chẳng cần dùng đến trí thức, mà lại c̣n có một sự khác biệt
trong bản chất của sự hiểu biết do Bồ Đề Tâm mang lại. Sự hiểu biết này đứng
vững vàng trên mặt đất, không thể nào bị các kinh nghiệm và tư tưởng luôn
luôn đổi thay của cá nhân đó lay động, trong khi sự hiểu biết dựa một ḿnh
vào trí thức sẽ luôn luôn dễ dàng bị lôi quét đi, hoặc bị mất hiệu lực bởi
ngờ vực và lo lắng. Ở mọi nơi, chúng ta gặp những người mà đức tin của họ
đặt vào sự thật của đời sống cao cả, luôn luôn dao động. Hôm nay, họ là
những người hiền lành đang sống hài ḥa với môi trường xung quanh, và họ cảm
thấy con người là thiêng liêng và mọi sự đều tốt đẹp ở thế gian này và
Thượng Đế đang ngự trên trời. Ngày mai, bị va chạm vào một điều ở bên ngoài,
như một bất công, hoặc bị một bạn hữu đối xử không lịch sự, là đức tin của
họ đặt vào bản chất thiêng liêng của con người tan biến mất, và họ trở nên
cay đắng và hoài nghi. Chỉ trừ khi nào ánh sáng của Bồ Đề Tâm chiếu rọi một
cách liên tục xuyên qua các niềm tin vững chắc và đức tin của chúng ta, th́
chừng đó chúng ta mới có thể đi xuyên qua đời sống, dẫm chân trên con đường
tiến tới mục tiêu một cách không nản chí, không bị ảnh hưởng bởi các thăng
trầm, các khó khăn, cho đến những sự ngược đăi mà chúng ta phải đương đầu.
Tuy
nhiên, chúng ta cần đề pḥng, đừng vội nh́n các quan điểm vô lư, đôi khi khờ
khạo của ḿnh mà cho rằng đó là những tiếng th́ thầm của trực giác. Tốt hơn
hết, thà là giữ chặt mảnh đất vững chắc nhưng cằn cỗi của trí thức cho đến
khi nào Bồ Đề Tâm của chúng ta phát triển đầy đủ, và hiến cho chúng ta một
sự d́u dắt rơ ràng; thay v́ say mê theo những thúc giục và mê tính dị đoan,
thường dễ dàng sai lầm bởi những người đa cảm, cho đó là tiếng nói của
Thượng Đế.
Bồ Đề Tâm chẳng những giúp
chúng ta nhận ra được những sự thật của đời sống cao cả của ḿnh, mà c̣n
mang lại cho chúng ta một sự d́u dắt đáng tin cậy hơn hết. Trong đời sống
thường ngày, mỗi ngày chúng ta phải đương đầu với những vấn đề khó khăn của
đời sống và đôi khi lại là một vấn đề khó khăn nhứt khi quyết định ḿnh sẽ
phải hành động như thế nào. Trí thức mang lại cho chúng ta một số dữ kiện mà
chúng ta có thể sử dụng để đi đến một quyết định, nhưng dữ kiện này không
bao giờ đầy đủ v́ ít khi chúng ta biết được tất cả các sự việc ở một hoàn
cảnh nào đó. Ngoài ra, sự xét đoán của chúng ta có thể bị ảnh hưởng những
quan điểm và những cảm t́nh đă có sẵn trước. V́ thế, mà không khi nào chúng
ta chắc chắn rằng quyết định của ḿnh đúng hay sai lầm. Vậy có cách nào để
đi đến một quyết định đúng đắn về công việc của đời sống chúng ta? Vậy có
cách nào để biết được làm sao hành động không sai lầm trước tất cả mọi hoàn
cảnh? Có! Nhưng khả năng này chỉ có được bằng cách phát triển Bồ Đề Tâm ở
bên trong chúng ta. Luôn luôn có một đường lối đúng đắn để làm mọi việc, và
đường lối đúng này có nghĩa là: làm đúng công việc ở đúng thời gian và bằng
những phương pháp đúng đắn, không đi ngang qua những tiến tŕnh của lư luận.
Bồ Đề Tâm sẽ không chỉ ra cho chúng ta những chi tiết để thực hành điều đó.
Vấn đề đường lối và phương tiện sẽ do cái trí đảm nhận, nhưng nó sẽ chỉ cho
chúng ta một cách tổng quát và đúng đắn những ǵ phải làm. Bản chất tâm linh
của chúng ta càng được phát triển và ánh sáng rơ rệt của Bồ Đề Tâm soi rọi
không ngừng xuyên qua trí chúng ta, th́ chúng ta cũng có thể sống mỗi phút
giây của ngày đúng như là nó phải được sống – nghĩa là hài ḥa trọn vẹn với
Ư Chí Thiêng Liêng.
Chúng ta vừa thấy rằng Bồ
Đề Tâm là dụng cụ dùng để nhận thức ra những sự thật tâm linh, nhưng để dễ
hiểu hơn có thể minh họa trong các sự thật này một trường hợp và chỉ dẫn
cách nó xuất hiện thế nào ở tâm thức vật chất thấp. Hăy lấy thí dụ về điểm
duy nhứt của sự Sống. Ở trần gian này, trong các cơi thấp, v́ bị ảo ảnh làm
mờ mắt, chúng ta thấy ḿnh riêng rẽ với những người khác. Chúng ta đồng hóa
ḿnh với các thể của ḿnh, các quyền lợi của chúng ta dường như va chạm với
nhau và v́ thế mà chúng ta tranh đấu, chà đạp đồng loại của ḿnh để đạt
những mục đích cá nhân chia rẽ. Nhưng ở trường hợp một số người, ở nhiều
tŕnh độ khác nhau, dù bề ngoài đa dạng và quyền lợi mâu thuẫn, họ vẫn đang
lần hồi phát triển một tâm thức huynh đệ, một niềm thông cảm với tất cả sinh
vật. Những người ấy không thể cảm thấy sung sướng với những toại nguyện của
các mong muốn cá nhân, và bản chất nội tâm của họ từ khước mọi bằng ḷng cho
đến chừng nào những ước muốn của kẻ khác ở xung quanh họ cũng được thỏa măn
nữa. Khi thấy kẻ khác đau khổ, phần nào họ cũng nghe đau khổ; và khi nh́n
thấy sự tàn nhẫn, họ sẵn sàng nhảy tới giúp đỡ người anh em bị bạc đăi. Sự
thông cảm thành thật và sâu đậm lo cho niềm phúc lạc kẻ khác, không nên bị
lầm lộn với những ư niệm lư tưởng huynh đệ suông chỉ ở lĩnh vực trí thức
thôi. Sau này, chúng ta sẽ thấy trong thế giới tân tiến hiện nay, những quan
điểm trí thức nẩy nở, dưới h́nh thức sự xung đột kinh khủng nhất và được hợp
tác với một bản chất ác tâm và tàn nhẫn hết sức dă man.
Vậy, từ đâu nảy sinh niềm
cảm thông thật sự và mối liên hệ thắm thiết với tất cả mọi sinh vật như thế?
Không phải từ tri thức, v́ chính nó là nguồn gốc tất cả khuynh hướng chia rẽ
và ích kỷ. Sự thật là khi Thể Bồ Đề phát triển khả quan và Chân Ngă nhận
thức tánh chất duy nhứt của Sự Sống ở cơi Bồ Đề th́ sự hiểu biết này lần hồi
xâm nhập vào trong tâm thức thấp hơn và xuất hiện dưới h́nh thức thông cảm
và tŕu mến đối với tất cả mọi sinh vật, hai đức tánh thường là đặc tánh của
tất cả các Thánh nhân và Hiền Triết. Ở trường hợp những linh hồn non nớt, mà
Thể Bồ Đề chưa nẩy nở đầy đủ và tánh chất duy nhứt của Sự Sống này chưa được
nhận thức ở cơi trên, tự nhiên, cảm giác duy nhứt đó và sự thông cảm không
có, và tánh ích kỷ độc ác vẫn là phương cách biểu hiện b́nh thường của họ
trong đời sống. Sự duy nhứt của Sự Sống này được nhận thức ở cơi thấp tùy
thuộc ở hai nhân tố. Thứ nhứt, là mức độ mà Chân Ngă ư thức ở các cơi cao và
Thể Bồ Đề được phát triển. Thứ nh́, là sự giao thông giữa các phần thấp và
phần cao được khai mở và sự hiểu biết từ các cơi cao có thể xâm nhập xuống
cái trí. Thể Bồ Đề có thể rất phát triển, cái nh́n từ các cơi cao có thể rơ
ràng, nhưng sự giao thông giữa hai cơi thấp và cao lại có thể bị trở ngại,
do tánh ích kỷ, nhỏ mọn và tâm trí trần tục của chúng ta; cho nên ánh sáng
của thế giới cao đập vào các bờ vách của cái trí một cách vô hiệu quả, không
thể đánh thức một ứng đáp cảm thông nào cả. Mặc dầu đang sống trong tâm thức
rộng lớn của Thượng Đế ở các cơi cao, nhưng chúng ta vẫn không ư thức được
bản chất thiêng liêng của ḿnh ở các cơi thấp. Nếu cái nh́n duy nhứt này đă
được trông thấy ở các cơi cao, th́ cách đem nó đến các cơi thấp của cái trí
là: hăy chủ trị cái trí, thực hiện sự thanh lọc nó để cho ánh sáng của cơi
trên có thể chiếu sáng xuyên qua nó, không bị ngăn cản. Bởi v́, quả thật,
Thể Thượng Trí là cái gương phản chiếu cái Trí Đại Đồng; cũng như thế ấy,
Thể Bồ Đề là cái gương phản chiếu tâm thức của Sự Sống Đại Đồng tự tại trong
thế giới biểu hiện và đang chiếu diệu với những mức độ khác nhau ở tất cả
mọi sinh vật. Cái gương càng bóng láng, nó càng có khả năng phản chiếu Tâm
Thức Đại Đồng này vào một cái trí thanh trong và hài ḥa.
Từ các chức năng của Bồ Đề
Tâm được xem xét trong các đoạn văn trước, chúng ta có thể có được một ít ư
niệm về khả năng tâm linh này. Sự phát triển của nó báo trước cho sự khai mở
bản chất thiêng liêng của chúng ta và ban cho chúng ta một la bàn, nhờ nó
chúng ta có thể lướt qua những cơn sóng gió của cuộc đời và tiến đến bờ bến
của sự giác ngộ. Một trong những chức năng này, như đă xem qua, là khả năng
trực tiếp biết được các sự thật của tâm linh, không cần đi ngang qua các
tiến tŕnh suy luận của trí thức. Khi khả năng này hoạt động tích cực, tự
nhiên con người nhận thức các sự thật tâm linh. Sự hiểu biết này không phải
từ bên ngoài chuyển đến cho đương sự, mà cũng không phải từ những tiến tŕnh
của tư tưởng từ bên trong chuyển đến, nhưng được tuôn ra thoải mái bên trong
tâm y như nước của một ḍng suối. Y có thể không biết từ đâu nó đến, y có
thể không có khả năng nối kết nó với những cái khác nhau, nhưng ở đó chắc
chắn có loại hiểu biết này, nó không bao giờ có thể đến với sự hiểu biết đạt
được qua tri thức. Phần đông những Thánh nhân và Hiền triết thỉnh thoảng
xuất lộ trong thế giới đă không học với con người, không đạt được sự hiểu
biết từ sách vở nhưng mà tỏ ra hiểu thấu những điều ẩn giấu bên trong những
vấn đề cơ bản của cuộc đời đặt trên đầu trên vai của những người đương thời.
Có hai sự kiện chúng ta nên
ghi nhớ về sự hiểu biết đến từ cơi Bồ Đề. Thứ nhất nó không là sự hiểu biết
liên quan đến vấn đề thông thường đến từ bên trong lănh vực trí tuệ. Tuy
nhiên, một Thánh nhân giác ngộ có thể, nếu bạn đưa cho ông một vấn đề về
phép tính vi phân hoặc hỏi một câu có liên quan đến máy móc của một động cơ
ô tô, ông sẽ không thể giải đáp được trừ phi ông có thể học hỏi trước về vấn
đề này. Việc thu nhận được sự hiểu biết chi tiết đối với những điều này là
chức năng của cái trí không
phải của Bồ Đề Tâm, và ngay cả khi một người giác ngộ muốn biết một điều ǵ
về những vấn đề này, ông phải chọn lựa phương cách thông thường để đạt sự
hiểu biết trong lănh vực riêng đó. Đúng vậy, ông có thể sở hữu những năng
lực siêu nhiên làm cho sự thu nhận được hiểu biết như thế dễ dàng và đôi khi
tức thời, nhưng những phương cách này c̣n trong lănh vực của trí tuệ và ông
phải sử dụng xuyên qua năng lực và khả năng của cái trí.
Sự hiểu biết xuyên qua Bồ
Đề Tâm được liên hệ với đời sống và các vấn đề căn bản của nó, với những
liên quan thuộc bản chất giữa các sự vật, được ví như một ánh sáng soi rọi
vào sự sống bên trong và bên ngoài chúng ta. Bồ Đề Tâm cho chúng ta một nhận
thức chính xác về cái phải và cái quấy, sự chân và sự giả, hiến cho chúng ta
khả năng nh́n mọi vật đúng với phối cảnh và chính ngay bản chất của nó,
nhưng nó không thể tránh né việc cần thiết sử dụng cái trí trong khi chúng
ta đang sống trong những cơi giới thấp. Bởi thế chúng ta phải nhận định rơ
rệt điều nên làm và điều phải tránh, biết rằng những điều đó là kết quả của
sự khai mở khả năng ấy. Chúng ta không nên lầm lẫn Bồ Đề Tâm với lương tâm.
Sự kiện thứ nh́ cần ghi chú
với tâm thức Bồ Đề Tâm là tánh chất song phương của nó. Một mặt nó liên hệ
với hiện tượng mà chúng ta kết hợp với trí thức và mặt khác, th́ với hiện
tượng kết hợp với cảm xúc. Khi thần lực của cơi này tuôn xuống cơi thấp, sự
biểu hiện của nó tùy thuộc vào bản chất của cơ cấu xuyên qua đó nó hoạt
động. Khi Bồ Đề Tâm phản chiếu vào lĩnh vực của trí thức, nó xuất hiện như
là sự hiểu biết tâm linh. Khi nó phản chiếu vào lĩnh vực của t́nh cảm và
hoạt động xuyên qua thể vía, nó xuất hiện như là h́nh thức t́nh thương tâm
linh. Động lực vẫn là một, nhưng các biểu hiện của nó khác nhau, hay có vẻ
khác nhau đối với chúng ta, tùy theo cơ cấu xuyên qua đó nó hoạt động. Trong
lănh vực khoa học vật chất, chúng ta rất quen thuộc với loại hiện tượng này,
khi cũng một thứ lực tác động mà xuất hiện dưới nhiều h́nh thức khác nhau
tùy theo cơ cấu xuyên qua đó nó hoạt động. Như cũng một luồng điện, khi đi
ngang qua một bóng đèn th́ cho ta ánh sáng, và khi đi ngang qua một ḷ sưởi
th́ cho ta sức nóng. Một cách tổng quát, khi tâm thức Bồ Đề bắt đầu khai mở
trong một người có tánh khí dễ cảm xúc, nó hiện ra dưới h́nh thức một t́nh
thương đậm đà, được gọi là ḷng sùng tín (Bhakti); trong khi đối với một con
người thuộc loại trí thức, nó có h́nh thức một cái nh́n trong sáng bao trùm
lấy các vấn đề căn bản của tất cả sự sống. Khi mà t́nh thương hoặc sự hiểu
biết trở nên sâu đậm, một trạng thái mới lần hồi xuất hiện trong tâm thức,
một trạng thái đại để gọi là Minh Triết. Chính tánh chất song phương này của
Bồ Đề Tâm cho phép chúng ta chọn lựa một trong hai con đường để thực hiện sự
khai mở Bồ Đề Tâm ấy. Chúng ta có thể khai mở nó xuyên qua ḷng sùng tín
(Bhakti) – một h́nh thức t́nh thương nồng nhiệt, tự hiến dâng trọn vẹn cho
đối tượng ḿnh tôn thờ - hoặc xuyên qua tánh phân biện – một h́nh thức trí
thông minh sâu sắc có thể xuyên thủng qua các ảo ảnh của trí tuệ, và giao
tiếp với sự sống nằm vượt xa hơn cái trí. Đương nhiên điều này không có
nghĩa là, hoặc t́nh thương hoặc trí thông minh, một ḿnh nó có đủ khả năng
thành công; nhưng ở giai đoạn đầu, một trong những trạng thái ấy của tâm
thức sẽ nổi bật để sau rốt ḥa vào trong một trạng thái tâm thức, không phải
của thuần t́nh thương, hay của thuần trí thông minh, mà là một tổng hợp của
cả hai.
Bồ Đề Tâm c̣n có một
tánh chất song phương ở một ư nghĩa khác nữa. Khi xem qua chức năng của Bồ
Đề Tâm vừa rồi, chúng ta thấy chức năng của Bồ Đề Tâm có thể gọi là nhận
thức. Chức năng này được dùng trong công việc nhận thức những sự việc, với
cái “biết” theo nghĩa tâm linh. Nó cũng có thể được gọi là chức năng thụ
động, tương ứng với chức năng của các Jnanendriyas (giác quan) trong lĩnh
vực thể trí. Ngay cả trong sự biểu hiện của nó ở h́nh thức t́nh thương tâm
linh, chức năng này phần lớn là
nhận thức, bởi v́ t́nh thương thiêng liêng
tùy thuộc vào sự nhận thức trực tiếp hay gián tiếp của tính chất duy
nhất của Sự Sống. Nhưng Bồ Đề Tâm cũng có một chức năng tích cực tương ứng
với các Karmendriyas (cơ quan tác động) trong lĩnh vực cái trí. Chức năng
này liên hệ với vai tṛ của Bồ Đề Tâm, được sử dụng như một dụng cụ của Atma
và tiếp sinh lực cho cái trí. Chức năng này thường bị bỏ quên, nhưng một sự
nghiên cứu về tâm lư học Yoga cho thấy rằng chức năng tích cực này cũng quan
trọng như chức năng nhận thức. Bồ Đề Tâm được biết như là Vahan của Vishnu,
và Vishnu chẳng những là Tâm Thức Đại Đồng bao trùm mọi vật trong Cái Nh́n
Thiêng Liêng của Ngài, mà c̣n là vị ban thần lực, vị Bảo tŕ và Thống trị
thế gian mà Ngài đảm trách. Ở trường hợp của Chơn Thần, chức năng song đôi
này được sử dụng xuyên qua Thể Bồ Đề hoạt động ở cơi Bồ Đề và cơi Thượng
giới. Do bởi chức năng song đôi này của Bồ Đề Tâm mà trường hợp của Minh
Triết thật sự “thấu ngộ” Chơn Lư và “sống” với Sự Sống không thể phân chia
được.
HOME T̀M HIỂU NHẬP MÔN sách TIỂU SỬ BẢN TIN H̀NH ẢNH thIỀN BÀI VỞ THƠ gifts TẾT 2006 NỮ THẦN ISIS