|
HOME T̀M HIỂU NHẬP MÔN sách TIỂU SỬ BẢN TIN H̀NH ẢNH thIỀN BÀI VỞ THƠ gifts TẾT 2006 NỮ THẦN ISIS
|
Tưởng Nhớ
Krishnamurti
Krishna phỏng vấn Radha Burnier Quest Magazine 2015 Bản dịch www.thongthienhoc.com |
|
Tưởng Nhớ
Krishnamurti
Krishna phỏng vấn Radha Burnier
P. Krishna:
Radhaji, bà đă biết rất rơ về Krishnaji trong một thời gian dài. Tôi
muốn bắt đầu bằng cách hỏi những kỷ niệm đầu tiên của bà về ông ấy
là ǵ. (Radhaji, Krishnaji cách gọi thân mật của bà Radha và ông
Krishnamurti)
Radha Burnier:
Tôi c̣n rất nhỏ khi ông ấy sống trong Hội Thông Thiên Học ở Adyar
nơi căn hộ xinh đẹp ở tầng hai mà Annie Besant đă xây dựng cho ông.
Anh trai tôi và tôi thường đi lang thang quanh đó. Tôi có những kư
ức lẫn lộn mơ hồ về việc Krishnaji đi dạo ở đó và chơi quần vợt, kư
ức về anh tôi và tôi đến căn hộ của ông và chơi tṛ chơi với ông, kư
ức về ông thỉnh thoảng đến nhà chúng tôi dùng bữa. Lúc đó tôi thực
sự c̣n quá trẻ để có thể ghi chép theo tŕnh tự thời gian về những
ǵ đă xảy ra hoặc đưa ra một bức tranh chi tiết về nó. Nhưng điều kỳ
lạ là cảm giác mà sự tiếp xúc này tạo ra là niềm vui đặc biệt, tạo
ra bầu không khí đặc biệt xung quanh ông khi gặp gỡ người nào đó.
Krishna:
Lần đầu tiên bà gặp ông và nói chuyện với ông ấy khi nào và ở đâu?
Burnier:
Khoảng 1960-61, tôi không nhớ chính xác năm nào; đó là giai đoạn đầu
của các cuộc nói chuyện ở Saanen [Thụy Sĩ] của ông ấy. Tôi đă đến đó
với một vài (người) bạn người Anh và ở trong một ngôi nhà gỗ ở
Gstaad.
Có một lần, tôi vừa ra khỏi lều và đang đi dạo th́ xe của bà
Scaravelli đi ngang qua với ông Krishnaji trong đó. Nó lướt qua tôi
và dừng lại sau khi đi được một đoạn. Họ đang nh́n ngoái lại và gọi
tôi. Tôi đi lên đó, và Krishnaji nói, “Làm sao cô ở đây được?” Cách
ông nói, có vẻ như ông đă biết tôi là ai. Tôi cũng cảm thấy ông
không phải là người xa lạ. Ông nói: “Chúng ta sẽ gặp nhau, tôi sẽ
gọi điện thoại cho cô”. Sau đó, khi tôi trở lại, tôi nhận được một
cú điện thoại và được mời ăn trưa với ông. Tôi dành khoảng một tiếng
rưỡi với ông ấy, và chúng tôi ăn trưa.
Sau lần gặp đầu tiên đó, bất cứ khi nào tôi đến Saanen, ông đều mời
tôi ăn trưa và tôi tiếp tục liên lạc với ông. Tôi bắt đầu đi đến
những nơi khác để lắng nghe ông nói bất cứ khi nào tôi có thể. Nhưng
nhiệm vụ của tôi với tư cách là tổng thư kư [của Xứ Bộ Ấn Độ] không
cho phép tôi có nhiều thời gian để làm việc đó thường xuyên hơn. Tôi
cũng tiếp tục cảm thấy rằng chỉ nghe đi nghe lại ông th́ không có
lợi ích nhiều, và cảm thấy rằng khả năng đồng hóa những ǵ ông nói
mới là điều quan trọng.
Theo một nghĩa nào đó, không ai có thể thực sự biết ông. Người ta có
thể biết mọi thứ như là những kư ức và dành nhiều ngày bên ông, như
một số người đă làm, nhưng chiều sâu tâm thức của ông đến mức nào
người ta thực sự không biết được ông. Tôi nghĩ mọi người đều biết
ông một chút từ những góc độ khác nhau.
Krishna:
Ngoài ra, dường như có một bí ẩn lớn về ông mà không ai thực sự hiểu
được. Khi bà tiếp xúc với ông, bà có cảm giác rằng ông giống như một
học giả hay một người thầy vĩ đại, hay có chiều kích nào khác biệt?
Burnier:
Tôi không nghĩ ông ấy là một học giả chút nào. Ông thẳng thắn nói
rằng ông chưa bao giờ đọc sách, mà điều này không hoàn toàn chính
xác, bởi v́ ông ấy rơ ràng đă đọc một số sách. Ông chắc chắn biết
một số cụm từ hay trong Kinh thánh.
Nhưng tôi đă được những người đáng tin cậy, những người có kư ức rơ
ràng về những ngày đó và biết rơ về Annie Besant, nói với tôi rằng
[C.W.] Leadbeater đă quyết định không đặt để cấy sâu vào ông bất cứ
điều ǵ, bởi v́ họ tin chắc rằng một tiếng nói lớn hơn sẽ lên tiếng
thông qua ông và họ không muốn ép buộc bất kỳ ư tưởng nào vào đầu
ông.
Có những người nói Annie Besant bảo rằng ông ấy là Đức Di Lặc, v.v.,
nhưng điều đó không đúng. Điều bà Besant đă nói là tâm thức Đức Đức
Lặc sẽ ḥa trộn với tâm thức của Krishnaji, và thông điệp cùng ảnh
hưởng của ông sẽ tràn ngập và đi ra thế giới thông qua ông. V́ vậy,
ngay từ những ngày đầu tiên, đă có sự tôn trọng lớn đối với thân xác
này vốn nó đang được chuẩn bị, và có lẽ họ nghĩ rằng họ không nên
nói cho ông ta phải suy nghĩ thế nào. Mặt khác, họ phải tạo cơ hội
cho cậu bé này chuẩn bị.
Krishna:
Krishnaji chủ trương rằng chúng ta nên quan sát mỗi phản ứng và
v..v.. trong sự trung thực của mối tương quan và đặt câu hỏi cho về
nó để học hỏi về chính ḿnh và đi đến sự tự tri mà kết quả điều này
là đem đến minh triết, và sự chuyển hóa đó đến từ bên trong. Nhưng
nếu ông không trải qua toàn bộ quá tŕnh này, th́ làm sao ông có
được tất cả sự minh triết của ḿnh?
Burnier:
Tôi nghĩ rằng minh triết ở nơi mọi tâm thức trong dạng mầm mống. Nếu
không, ngay cả đối với một người như Krishnaji, nói chuyện với khán
thính giả sẽ chẳng có ư nghĩa ǵ. Chính ông đă chấp nhận rằng cánh
cửa mở ra cho mọi người để trở nên tự do. Ông không phải là một kẻ
lập dị. Tự do bên trong sẽ mở ra nguồn minh triết, v́ vậy tôi nghĩ
trong trường hợp của ông không có rào cản nào cho điều này xảy ra.
Tâm trí bên ngoài là một tâm trí trong sáng, hầu như không có dấu
vết của sự ích kỷ đó là điều mà Leadbeater nhận thấy khi lần đầu
tiên nh́n thấy hào quang của ông không tạo ra sự tắc nghẽn nào, và
minh triết bên trong chỉ xuất hiện khi thời điểm chín muồi.
Tôi nhớ có lần ngồi bên ngoài trong chính hàng hiên này, với
Krishnaji và một số người khác tại bàn ăn sáng. Có một cuộc nói
chuyện về việc ông không quan tâm đến bất cứ thứ ǵ khác ngoài xe
hơi và quần áo, v.v. khi c̣n bé. Ông nói, "Vâng, thời điểm chưa chín
muồi để bất cứ thứ ǵ tuôn trào ra từ ông. Những lời này có thể
không chính xác. Sau đó, có người hỏi, "Ai đă quyết định khi thời
điểm chín muồi?" Ông nói, “Đó là quyền lực của đấng thiêng liêng"
Ông lại được hỏi, "Quyền lực đó là ai?" Ông không trả lời câu hỏi đó
và chỉ xua tay. Đối với tôi, có vẻ như rơ ràng là ông đang đề cập
đến cái mà đôi khi ông gọi là quyền năng của ḷng nhân từ. Có những
năng lượng ở cấp độ vi tế hơn, trong những chiều kích mà chúng ta có
rất ít hoặc không có khái niệm, vốn có lẽ đang trông nom thế giới.
Bạn không thể giải thích nguồn gốc của vạn vật. Trong những năm cuối
đời, ông luôn cứ hỏi: "Nguồn cội của sự sống là ǵ?" Có một tầng
trời (một chiều kích không gian nào đó) mà từ đấy một điều ǵ đó
tuôn đổ xuống đây.
Krishna:
V́ vậy, khi các Nhà Thông Thiên Học nói về các Chân sư, liệu họ có
phải được xem là hiện thân của trí tuệ lớn hơn này không?
Burnier:
Trước hết tôi phải phản đối loại mô tả này, vốn được rất nhiều người
trong Tổ chức Krishnamurti ưa thích. Cụm từ "những ǵ các nhà Thông
Thiên Học nói" không có ư nghĩa ǵ cả. Hội Thông Thiên Học thừa nhận
hầu hết bất cứ ai những người chấp nhận giá trị của t́nh huynh đệ
đại đồng của nhân loại. Hội Thông Thiên Học đă chính thức tuyên bố
từ nhiều năm trước rằng không có thẩm quyền nào trong Hội, kể cả Bà
Blavatsky. Mỗi người, thông qua sự phản ánh của chính ḿnh, sự thanh
khiết của cuộc sống, sự t́m hiểu, phải khám phá ra sự thật/chân lư ở
bên trong. V́ vậy, có đủ loại người trong Hội, với những ư
kiến rất khác nhau và nhiều cách tiếp cận với vấn đề minh triết.
Không có một tiếng nói nào mà bạn có thể nói là tiếng nói của các
nhà Thông Thiên Học. V́ vậy, nhiều điều khác nhau đă được nói về các
Chân sư.
Krishna:
Tôi hiểu điều đó. Nhưng khi người ta đặt câu hỏi đó, th́ thông
thường họ muốn ám chỉ điều mà một số Nhà Thông Thiên Học vĩ đại đă
nói về vấn đề này.
Burnier:
Một trong những Nhà Thông Thiên Học nổi bật thời kỳ đầu, A.P.
Sinnett, đă nhận được một số lá thư từ các Chân sư của ḿnh. Chính
các Ngài đă nói điều ǵ đó về các vị Chân Sư là ǵ. Một là các Ngài
hoàn toàn không vị kỷ. Điều kiện để trở thành Chân sư là sự chinh
phục cái tôi hàng ngày. Nói cách khác, từ bỏ hoàn toàn ư tưởng về
một cái tôi riêng biệt. Trong một bức thư khác, các Ngài nói rằng
chỉ có tinh thần đang phát triển của bạn mới có thể đưa bạn đến gần
các Ngài.
Trong số các nhà Thông Thiên Học lỗi lạc, tôi nghĩ rằng ư tưởng này
là mạnh mẽ nhất: đó là sự đâm chồi/ phát triển của tâm thức con
người không dừng lại ở giai đoạn hiện tại của nhân loại. C̣n nhiều
điều nữa mà tâm thức có thể c̣n thức tỉnh. Một trong những Chân sư,
nơi những bức thư mà tôi vừa đề cập, nói rằng có một ư nghĩa tiềm ẩn
và một mục đích c̣n ẩn giấu trong mỗi sự tồn tại của cá nhân, không
chỉ là sự tồn tại của nhân loại. Cả vũ trụ đều hạnh phúc, và bạn
nhận thức được điều đó khi tâm trí được tẩy sạch mọi ích kỷ, mọi
ham muốn cho bản thân.
Thanh lọc phàm ngă/cái tôi này có nghĩa là thực hành điều mà sau này
Krishnaji gọi là “chú tâm ” ở trong cuốn sách nhỏ đầu tiên ông viết,
Dưới Chân Thầy, nó được gọi là “phân biệt.” Nó có nghĩa là bạn đang
liên tục chú tâm đến điều ǵ là thực và không thực, điều ǵ quan
trọng và điều ǵ không quan trọng, điều ǵ thiết yếu trong cuộc sống
và điều ǵ không thiết yếu.
Đó là một đức tính quan trọng: không dính mắc, không ham muốn. Không
sở hữu là một đức tính khác nữa. V́ vậy, nếu loại đức tính đó phát
triển trong tâm thức và nó có khả năng bao trùm tất cả trong ḷng từ
bi và t́nh yêu, đó là trạng thái của Chân sư. Chân sư không phải là
một cơ thể vật chất, nó là một trạng thái tâm thức, và tâm thức đó ở
khắp mọi nơi.
Krishna:
Bà nói rằng Krishnaji là một cá nhân tiếp xúc với các bậc Chơn sư,
hay bà nói ông là một Chơn sư?
Burnier:
Cả hai. Có một cuộc tṛ chuyện vào khoảng năm 1975 trong đó chính
Krishnaji đă đặt câu hỏi, " Chân sư là ǵ?" Tôi nói: “Chính ông nói
về khả năng tự do nội tâm của con người. Theo quan điểm Thông Thiên
Học, Chân sư là người đă đạt đến trạng thái tự do nội tâm đó, nhưng
v́ ḷng từ bi mà vẫn tiếp xúc với nhân loại vô minh để giúp đỡ họ và
dạy dỗ họ, giống như vị bồ tát. Người ta nói rằng không phải tất cả
những người đă giác ngộ, đă giải thoát đều đảm nhận công việc này.
Các ngài có thể đang thực hiện một số công việc thuộc vũ trụ, mà
chúng ta không biết. Nhưng một số người trong số các ngài vẫn giữ
liên lạc với trái đất, và họ được gọi là Chân sư; những người khác
được gọi là các đấng đă giải thoát, những bậc hoàn hảo, mà gọi bất
kể là ǵ cũng được. V́ vậy, Chân sư là người đă đạt đến trạng thái
tự do này và là người dạy dỗ con người," và tôi nói thêm, "Thưa
ngài, tôi tin rằng ngài là một Chân sư.
Điều đó đặt dấu chấm hết cho toàn bộ cuộc tṛ chuyện. Im lặng một
lúc, rồi ông lảng sang chuyện khác. Nhưng tôi nghĩ rằng ông đă tiếp
xúc với các vị khác, có lẽ họ là thầy của ông, như Edwin Arnold đă
nói trong (Ánh đạo phương Đông) The Light of Asia, có lẽ có bức màn
này đến bức màn khác được vén lên. Ngay cả một sự thức tỉnh cũng
vậy, có thể có đáy, cái đáy không đáy, mà chúng ta không biết.
Ngay trước khi Krishnaji mất, ông nói, “Tôi sẵn sàng ra đi, các ngài
đang đợi tôi, nhưng thân xác này có chương tŕnh riêng của nó.” "Các
Ngài" đang đợi ông là ai? Tôi nghĩ rằng ông đă liên lạc với những
người ở mức độ tâm thức đó.
Có một lần ông cũng nói với tôi rằng sai lầm mà các người Thông
Thiên Học mắc phải là biến các Chân sư thành một cái ǵ đó cụ thể,
thành một cá nhân. Chân sư không phải vậy.
Tất nhiên rồi, có rất nhiều người trong Hội Thông Thiên Học đă
chuyển đổi chân lư này biến các bậc Chân sư thành nhiều điều khác
nhau tùy theo ư thích của họ.
Krishna:
Tại sao Krishnaji phải rời bỏ Hội Thông Thiên Học, và thông điệp của
ông thực sự khác với thông điệp của Thông Thiên Học như thế nào?
Burnier:
Tôi nghĩ ông đă rời hội TTH v́ có rất nhiều điều điên rồ trong hội
TTH vào thời điểm đó. Có nhiều người tưởng tượng, thậm chí có lẽ một
số người giả vờ, rằng họ có liên lạc với các Chân sư; họ đă mang
thông điệp từ các ngài; họ tuyên bố những vị trí huyền bí nào đó cho
chính họ, và những điều tương tự. Ngoài ra, thay v́ coi Thông Thiên
Học là bản chất của minh triết, họ lại tŕnh bày Thông Thiên Học như
một tập hợp các niềm tin hoặc ư tưởng đă kết tinh. Krishnaji phản
đối mạnh mẽ điều đó.
Nhưng tôi cũng tự hỏi liệu "các Đấng Quyền Năng" dự trù/có ư định
rằng ông không nên liên kết hoặc đồng hóa với bất kỳ tổ chức nào hay
không. Tôi nghĩ rằng công việc ở quy mô lớn đến mức việc trở thành
một phần của tổ chức có thể cản trở nó.
Chính Annie Besant là người đă thực sự chuẩn bị nền tảng. Khi ông
chia tay, ông có bạn bè trên khắp thế giới để tổ chức cho ông các
cuộc nói chuyện, v.v. Thực tế, bà đă khuyến khích mọi người làm việc
cho ông. Nếu bà ấy không làm điều đó, ông sẽ gặp nhiều khó khăn.
Có một cảm giác rất sâu đậm về t́nh yêu đă ràng buộc họ lại với
nhau. Nhưng trong những năm cuối đời của bà Besant, tôi được biết,
dựa trên một số nhận xét của Krishnaji chia sẻ cho cha tôi và những
người khác, khi cơ thể của bà phần nào bị suy sụp v́ làm việc quá
nhiều, sức mạnh tinh thần của bà không ở cùng mức độ (không đồng
bộ). Bà trở nên chịu
ảnh hưởng nhiều hơn của một số người gần gũi với bà, và có lẽ ở tuổi
đó, con người thật của bà không thể hoạt động thông qua bà. V́ vậy
nó là một cú sốc đối với bà khi Krishnaji rời đi, và có tất cả sự
hỗn loạn của việc chia tay. Nếu bạn nghiên cứu kiếp trước của bà, bà
không bao giờ ngần ngại chia tay với một thứ ǵ đó và đi theo những
con đường mới.
Có lần tôi hỏi Krishnaji một câu hỏi mà nhiều người đă hỏi ông: “Ông
đă nói chuyện trong nhiều năm và dường như không có ai đang trải qua
cuộc cách mạng toàn diện này. Có ai mà ông cảm thấy đă ở gần tới nó
hay điều ǵ đó tương tự như thế không?” Ông nói, "Tôi nghĩ nếu Amma
trẻ hơn, điều đó sẽ xảy ra với bà." Ông gọi Annie Besant là Amma.
Krishna:
V́ vậy sẽ đúng nếu nói rằng Krishnaji không chống lại Thông Thiên
Học, như được nhiều người chủ trương thông thường, nhưng ông chống
lại tất cả các h́nh thức kết tinh của niềm tin và các lư thuyết suy
lư ở bất cứ nơi nào
chúng được nhấn mạnh quá nhiều, dù là trong Hội Thông Thiên Học hay
ngoài Hội Thông Thiên Học.
Burnier:
Và tạo ra thẩm quyền. Nếu bạn tạo ra một thẩm quyền trong một tổ
chức, nó sẽ trở nên thối nát. Ông chống lại tất cả những điều đó, và
Hội Thông Thiên Học có nguy cơ đi theo hướng đó vào thời điểm đó.
"Thông Thiên Học" là một từ có thể được giải thích, giống như từ
"Chân sư", theo đủ mọi cách, và người ta đă giải thích nó theo nhiều
cách. Nhưng tôi nghĩ ông có t́nh cảm sâu đậm với Hội Thông Thiên
Học. Tôi được kể rằng
ai đó đă từng nói một cách xúc phạm về Tiến sĩ Besant, ông
Leadbeater và một số người trong số những người này ở một cuộc đối
thoại. Ông Krishnaji chỉnh lại y rằng, “Bạn biết đấy, họ là những
người rất nghiêm túc” V́ vậy, tôi nghĩ quan điểm của ông không phải
là thứ dễ nắm bắt.
Và ông đă mâu thuẫn với chính ḿnh. Khi ông nh́n thấy một số điều
không đúng, ông đưa ra một số loại nhận xét, và vào những lúc khác,
ông đưa ra những nhận xét khác. Có lần ông hỏi tôi, "Điều ǵ đang
xảy ra ở hội TTH? Các chủ đề trong đại hội là ǵ? Ai sẽ kế nhiệm cha
bạn làm hội trưởng?" Những câu hỏi này năm nào cũng lặp đi lặp lại,
nhưng năm đó tôi lấy hết can đảm và nói: "Thưa ngài, sao ngài lại
hỏi những điều này? Tôi tưởng ngài đă xóa sổ hội TTH rồi." Và Ông
trả lời rằng: bà biết đấy tôi có rất nhiều t́nh cảm với TTH mà."
Công việc cơ bản của Hội, một mục đích được tuyên bố đó là thiết lập
một hạt nhân t́nh Huynh đệ đại đồng
của nhân loại không phân biệt tôn giáo, đẳng cấp, màu da,
v.v. Bây giờ, làm sao loại t́nh huynh đệ đại đồng đó có thể có được
trừ khi tâm trí ấy thoát khỏi mọi định kiến và rào cản? Nếu cái
tâm trí tự do như thế, th́ nó có khác ǵ với cái trí không quy định
mà Krishnaji đă nói đến?
Krishna:
Tôi nghĩ Krishnaji đang nói rằng bạn phải nhận ra sự thật rằng người
khác là anh em của bạn, hay là chính bạn, và không chỉ có một niềm
tin rằng anh ta là anh em của bạn (mà là hiện thực).
Burnier:
Hoàn toàn đúng. Thực ra, người ta cảm thấy một t́nh bạn như vậy
không chỉ với con người mà với vạn vật, bởi v́ chúng ta chia sẻ quá
tŕnh sự sống, nhưng tâm trí phải trở nên vô điều kiện (không bị quy
định) về điều đó. Ông đă sử dụng từ "vô điều kiện/không quy định",
tất nhiên từ này gợi ư nhiều điều và mang lại một chiều sâu cho sự
hiểu biết về t́nh huynh đệ đại đồng, nhưng tôi không thấy có ǵ mâu
thuẫn.
Krishna:
Bạn có nghĩ rằng Krishnaji chỉ là một người thông thái đă đạt đến sự
tự tri, hay ông ấy là một đấng thiêng liêng như là một hóa thân?
Burnier:
Có một cuốn sách rất hay, tập hợp các bài của bà
Annie Besant, được xuất bản với nhan đề Avatars, Hóa thân. Từ
"hóa thân" có thể ám chỉ nguồn năng lượng thiêng liêng đi vào thế
giới của chúng ta theo những cách khác nhau. Họ đă nói về hóa thân
một phần và hóa thân toàn phần hoặc hóa thân hoàn toàn. "Avatar" có
thể có nghĩa là những sức mạnh đó hiện thân thực sự và hoạt động
thông qua cơ thể đó và tâm thức đang hoạt động trong cơ thể đó; th́
đấy là một sự hóa thân toàn diện
(purna avatara). Nhưng nó cũng có thể sử dụng một người có
tất cả các phẩm chất và rung động phù hợp sự nhạy cảm, cởi mở, v.v.
để tự nó biểu lộ/hiện thân. Người ta đă nói đi nói lại nhiều về cái
trí trống rỗng này mà Krishnaji đă nói tới.
Tôi có
khuynh hướng tin rằng đây là một cá nhân đă được chuẩn bị sẵn sàng:
Ông Leadbeater nói rằng Krishnaji đă tiếp xúc với những Chân sư
trong nhiều kiếp luân hồi.
Dù thế nào, ông hoàn toàn không ích kỷ. Không có ǵ ông mong
muốn cho ḿnh. Tất cả chúng ta đều biết rằng, những người đă gặp
ông, con người vắng bóng cái tôi, và cá nhân thuần khiết này đă ở
đó. Chính ông là một linh hồn rất cao cấp, nếu tôi có thể sử dụng từ
"linh hồn". Nhưng dường như có một điều ǵ đó c̣n hơn thế nữa nó
tuôn tràn qua ông khi ông nói chuyện trước công chúng, đôi khi ngay
cả khi ông giải thích những điều sâu sắc trong các cuộc thảo luận
riêng tư. Có một loại năng lượng nào đó tuôn chảy qua người ông và
do đó tôi có xu hướng tin rằng có một số lực lớn hơn đă sử dụng con
người tuyệt vời này để nâng thế giới lên những tầm mức
cao hơn.
Krishna:
Chúng ta biết rằng ông có quyền năng chữa lành mọi người, và tôi
biết ít nhất mười người đă được ông chữa lành nhờ những quyền năng
này, mặc dù ông bảo mỗi người trong số họ không được nói về điều đó
và ông không muốn điều đó được biết đến. Bà có thấy trực tiếp về một
số việc chữa lành như thế không, và nó diễn ra như thế nào?
Burnier:
Tôi có thấy trực tiếp về nó. Anh trai tôi, Vasant, có rất nhiều vấn
đề về mắt. Bị bong vơng mạc. Họ điều trị cho anh ấy trong một bệnh
viện nổi tiếng ở Bombay. Anh ấy chỉ trở nên tồi tệ hơn. Anh đau khổ
lắm. T́nh cờ vào một dịp nào đó tôi nói với Krishnaji, “Tôi không
thể làm được một việc như vậy, anh trai tôi đang ở đây và anh ấy có
vấn đề này.” Krishnaji ngay lập tức nói, “Hăy đưa anh ấy đến cho
tôi.” Tôi hỏi, "Thưa ông, ông có phiền nếu anh ấy gặp ông tại nhà
tôi không?" Ông nói, "Đưa anh ta đến đó." V́ vậy, mỗi tối ông thường
đặt tay lên gần mắt anh trai tôi, anh là một người đă và vẫn rất
hoài nghi. Nhưng anh ấy phải thú nhận rằng con mắt c̣n lại, cũng có
nguy cơ bị mù, đă bắt đầu tự ổn rồi. Anh ấy nói rằng anh đang nh́n
thấy ánh sáng, mặc dù anh ấy không nh́n thấy chi tiết. Anh ấy thừa
nhận rằng anh ấy đang nh́n thấy ánh sáng, ngay cả với con mắt bị mù,
và thật kỳ lạ, ở bên mắt tốt hơn, ngay cả mái tóc của anh ấy, vốn đă
bạc hoàn toàn, cũng bắt đầu chuyển sang xậm hơn một chút! Sau đó,
mắt anh không bao giờ gặp nguy hiểm nữa.
Krishna:
Các nhà khoa học sẽ nói rằng sự chữa lành tâm lư là có thể, nhưng sự
chữa lành thể xác là một phép mầu; nó không thể xảy ra như thế này.
Trong khi đó, Krishnaji đang nói điều ngược lại. Ông ấy đang nói,
"Đôi khi tôi có thể chữa lành bệnh tật cho bạn về thể xác, nhưng tôi
không thể chuyển hóa tâm thức của bạn; bạn phải tự ḿnh làm điều
đó."
Burnier:
Chắc chắn như vậy. Đó là lẽ thường t́nh, bởi v́ ở cấp độ vật chất
hoặc thể xác, mọi thứ đều hoạt động một cách máy móc. Tiến tŕnh
nhân quả đang vận hành, nhưng ở cấp độ tâm thức th́ nó không vận
hành như vậy. V́ vậy, người khác không thể làm điều đó cho bạn.
Krishna:
Theo bà, ai cũng có thể học được điều này, hay nó cần một đấng tối
cao?
Burnier:
Tôi không nghĩ rằng ai cũng có thể học được nó, bởi v́ có một số
loại thụ động khiến một số người cho phép nó chảy qua, hoặc bản thân
họ có rất nhiều nó, v́ vậy không có ǵ cản trở trong cơ thể họ. Nó
rất khó để giải thích.
Krishna:
Thế giới đă bị sốc khi đọc tiểu sử Krishnamurti của bà Radha Sloss
[Lives in the Shadow with J. Krishnamurti] và biết rằng ông có quan
hệ t́nh dục với mẹ cô ấy [Rosalind Rajagopal]. Bà có sốc khi biết
điều đó không?
Burnier:
Tôi sẽ không nói điều đó làm tôi sốc, nhưng nó làm tôi ngạc nhiên.
Đơn giản bởi v́ Krishnaji đă nói rất nhiều lần trước sự hiện diện
của rất nhiều người, nói về cuộc sống trần tục b́nh thường, “Con
người các bạn đă từng trải nghiệm qua tất cả những điều này, nhưng
con người này chưa bao giờ trải qua tất cả những điều đó.
Ấn tượng được tạo ra bởi những từ đó hoàn toàn trái ngược với thực
tế này. Trên thực tế, tôi không muốn tin vào những ǵ trong cuốn
sách, v́ vậy tôi đă gọi điện cho Mary Lutyens, và cô ấy xác nhận
rằng đó là sự thật. Nhưng về sau, càng nghĩ về điều đó, tôi càng bắt
đầu cảm thấy rằng những lời ông nói hoàn toàn đúng, bởi v́ một buổi
tối khi cùng ông đi dạo trên băi biển Adyar, tôi đă hỏi ông: “Ông đă
nói đi nói lại rằng ông chưa bao giờ đau khổ, nhưng điều này không
thực tế.
Shiva Rao đă ở với ông trong căn nhà gỗ nhỏ
khi tin tức về cái chết của anh trai ông đến, và Shiva Rao đă
viết rằng Krishnaji đă khóc và khóc suốt ba ngày. Ông đă trải qua
nỗi buồn chia ly đó, nhưng sự thật là vào lúc ông trải qua sau ba
ngày chấm dứt, mọi người đều nói rằng ông hoàn toàn b́nh an và rạng
ngời hạnh phúc.”
Tôi nói, "Thưa ngài, theo cách tôi hiểu th́ tâm thức trải qua chia
ĺa đó không phải là tâm thức thoát ra từ đó." Krishnamurti
chỉ nói, "Điều đó đúng." V́ vậy, điều đó giải thích nó. Khi
ông nói, "Tôi chưa bao giờ trải qua điều này", tôi cho rằng trải
nghiệm này cũng giống như vậy.
Krishna:
Tuy nhiên, câu hỏi là, liệu một người trải nghiệm t́nh yêu tràn trề
dồi dào "như ông dường như" có cần thể hiện nó qua t́nh dục không?
Burnier:
Tôi nghĩ rằng có rất nhiều khái niệm về nghiệp quả. Bạn tạo những
liên kết với những sự việc nào đó, với những người nào đó và những
liên kết đó đưa bạn tiếp xúc với họ. Chắc hẳn ông đă có nghiệp quả
nào đó với Rosalind.
Ông Rajagopal [Chồng bà
D.] cũng vậy. Ông ấy có đặc ân phi thường là được tiếp xúc mật thiết
với Krishnaji trong nhiều năm. Điều ǵ đó mang ông đến gần
Krishnaji. Đó không nhất thiết là điều mà mọi người thường gọi là
may mắn, nhưng có những mối liên hệ sâu sắc hơn.
Đôi khi tôi cũng suy đoán "không có ǵ khác hơn điều đó" rằng khi
nguồn năng lượng khổng lồ mà ông đề cập trước khi chết đi qua cơ
thể, nó chắc chắn đă gây ra căng thẳng lớn cho cơ thể đó. Phải chăng
v́ thế mà ông phải thư giăn với truyện trinh thám?
Đôi khi với những tṛ đùa ngắn ngốc nghếch, xem TV, với tất cả những
thứ rác rưởi mà nó chiếu? Tương tự như vậy, mọi người thậm chí c̣n
đưa ra những b́nh luận mỉa mai về những người phụ nữ đă ở bên ông
trong suốt quá tŕnh. Có lẽ ông cần một người dịu dàng gần ông,
giống như một người mẹ.
Krishna:
Trong một số tôn giáo, người ta nói rằng một người đàn ông thực sự
thánh thiện không có cảm nghĩ t́nh dục, v́ các nguyên tắc nam và nữ
hợp nhất trong ông. Từ quan điểm này, bạn có muốn nói rằng ông không
phải là một người đàn ông thực sự tu hành?
Burnier:
Tôi không nghĩ điều đó đúng, bởi v́ cảm giác t́nh dục nằm trong cơ
thể. Cơ thể phải cảm nhận được điều đó th́ ṇi giống mới được duy
tŕ. Sau đó, trong con người nó ảnh hưởng đến tâm trí. Ham muốn nảy
sinh. V́ vậy, nó chỉ ở mức độ của tâm trí và cơ thể bị quy định (bị
lập tŕnh). Nó không tác động ǵ đến tâm thức thực sự, thuần khiết,
ở bên trong. V́ vậy, tôi nghĩ rằng có khả năng đối với một linh hồn
được giải thoát, thoát khỏi ham muốn, những ham muốn và lợi ích cá
nhân, dù có bất kỳ loại quan hệ nào cũng không bị ô nhiễm, bởi v́
tâm trí đó không hoạt động. Đây là một điều mang tính thể xác thuần
khiết. Qua cách ăn uống, người đó không bị ô nhiễm, nhưng nếu bạn
tham ăn, điều đó sẽ tạo ra sự khác biệt.
(T́nh dục cũng như ăn uống theo
một tinh thần như vậy. LND )
(Ngoài ra, phải thấu hiểu thế nào là cái trí bị quy định conditioned
mind. Quy định có nghĩa là nhân loại quy định cho nó, gọi là định
kiến, thành kiến. T́nh dục là ǵ, phải lột bỏ tất cả những ǵ loài
người quy định cho nó, trả lại nguyên bản cho nó. T́nh dục nó là một
chức năng hoạt động của thể xác. Ngoài chức năng nhân giống, nó c̣n
có chức năng phụ khác làm giảm sự căng thẳng. Đây có lẽ là trường
hợp của Krishnamurti. V́ chấp nhận hy sinh để phụng sự thân xác ông
bị căng thẳng. Chắc có lẽ thiên cơ cần kíp nên phải làm thế, giống
như bà Blavatsky đă phải hút thuốc)
C̣n điều nữa, thể xác là một cái máy tinh vi đă được lập tŕnh. Thêm
nữa, các vị đạt quả vị
giải thoát, hành động của họ không vướng mắc. LND)
Krishna:
Phần lớn điều ǵ Krishnaji đă nói cũng có trong kinh điển Ấn Độ giáo
và Phật giáo. Bà có thể nói điều đặc biệt của ông?
Burnier:
Trước hết, tất cả các kinh điển đều lẫn lộn đến mức đối với một
người b́nh thường th́ không thể nói điều ǵ là đúng và điều ǵ là
không đúng ở đó. Và ngay cả đối với người không b́nh thường, v́ tâm
bị điều kiện hóa/bị quy định, nên chúng ta không thể nói (rằng) ư
tưởng của ḿnh rằng điều này là đúng, là thực sự đúng. Tôi nghĩ khi
những giáo huấn đến trực tiếp, như chúng đă đến từ Krishnaji, th́
loại pha trộn không có ở đó.
Điều thứ hai là ông đă giải thích những điều được người khác đặt
thành chuyện cười. Có lần Krishnaji hỏi một câu hỏi mà ông đă hỏi
nhiều lần, tôi không biết tại sao: “Có ai đă nói điều này trước đây
chưa?” Tôi nói với ông: “Có” và đưa ra một ví dụ cụ thể.
Trong kinh Yogavashista, có một đoạn kệ nói về tâm hoàn toàn ở trong
hiện tại, tâm không bao giờ lang thang về quá khứ hay tương lai. Văn
bản nói rằng sống trong hiện tại là bất tử. Nhưng đó là một câu thơ
ngắn. Tôi không nghĩ rằng tôi sẽ hiểu bất kỳ điều ǵ về điều đó nếu
tôi không nghe Krishnaji nói. Có thể trong các vị thầy thời xưa đă
có người giải thích rồi, nhưng nay đă mai một. Đây mới là những
người đích thực.
Krishnaji đang nói về thế giới hiện đại, và ông đang truyền đạt
những điều giúp đỡ nhân loại thoát khỏi những thảm họa của lối sống
hiện đại. V́ vậy, tôi nghĩ rằng những giáo huấn cổ xưa đă xuất hiện
dưới một h́nh thức mới, với tất cả sức mạnh của kiến thức cá
nhân.
P. KRISHNA là thành viên suốt đời của Hội
TTH và ủy viên quản trị của Tổ chức Krishnamurti Ấn Độ. Cha
của ông là em trai của N. Sri Ram, cựu hội
trưởng hội TTH thế giới.
HOME T̀M HIỂU NHẬP MÔN sách TIỂU SỬ BẢN TIN H̀NH ẢNH thIỀN BÀI VỞ THƠ gifts TẾT 2006 NỮ THẦN ISIS