Không Tôn Giáo Nào Cao Hơn Chân Lư

 HOME T̀M HIỂU  NHẬP MÔN  sách  TIỂU SỬ   BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN  BÀI VỞ  THƠ   gifts  TẾT 2006  NỮ THẦN ISIS


Tưởng Nhớ Bà Radha Burnier

Pablo Sender

Tạp chí Nhà thông thiên học, tháng 10-tháng 11 năm 2014

Bản dịch www.thongthienhoc.com

Tưởng Nhớ Bà Radha Burnier

 

Lần đầu tiên tôi gặp Radha Burnier ở Argentina trong chuyến thuyết tŕnh của bà vào năm 2001 và sau đó là một lần nữa vào năm 2004 trong hoàn cảnh tương tự. Sau đó, tôi có cơ hội sống và làm việc tại Adyar gần hai năm và trải nghiệm tiếp cận cách bà làm việc không mệt mỏi như thế nào của một vị Hội Trưởng Hội Thông Thiên Học Quốc tế.

Mặc dù sự quen biết cá nhân của tôi với bà Radhaji không lâu, nhưng bà đă có một ảnh hưởng quan trọng trong đời sống tinh thần và đời sống Thông Thiên Hoc của tôi. Những lời dạy của bà vừa là ngọn hải đăng vừa là nguồn cảm hứng. Khi nh́n lại, tôi có thể h́nh dung một cách sống động những khoảng thời gian mà những bài viết, lời nói hoặc hành động của bà đă ảnh hưởng đến hướng hành tŕnh của tôi. V́ đây là chuyện quen biết cá nhân tôi với bà Radhaji nên tất nhiên tôi sẽ phải đề cập đến cuộc đời ḿnh để cung cấp bối cảnh lúc đó, và v́ lẽ đó, tôi mong độc giả thông cảm.

Không lâu khi tôi gia nhập Hội TTH, tôi đă tṛ chuyện với một hội viên, trong đó anh ấy nói với tôi về bà Radhaji và những lời dạy của bà. Không biết nhiều về các bài viết của bà, đây là lần đầu tiên tôi tiếp xúc với những ư tưởng của bà. Trong cuộc tṛ chuyện của chúng tôi, tôi đă t́m thấy nhiều điểm thú vị để suy nghĩ nhưng có một điểm đặc biệt sẽ thay đổi hướng tiếp cận của tôi đối với công việc tinh thần. Lúc đó tôi đang học đại học và thái độ của tôi đối với Thông Thiên Học chủ yếu mang tính trí thức. Nhưng sau đó, hội viên này nói với tôi rằng, theo bà Radhaji, sự thay đổi cơ bản mà chúng ta phải tạo ra cho chính ḿnh không nằm ở mức độ kiến ​​thức nhiều thế nào, mà nằm ở mức độ nhận thức. Tôi vẫn nhớ ảnh hưởng mà khái niệm này đă tạo ra cách suy nghĩ của tôi. Ư tưởng cho rằng vấn đề của nhân loại chủ yếu không phải là chúng ta biết nhiều hay ít mà là cách chúng ta nhận thức về sự sống và chính ḿnh nó (ư tưởng này) hàm chứa một bầu không khí vừa bí ẩn vừa sâu sắc khó có thể thấu hiểu hết được. Tôi bị hấp dẫn bởi điều này, và bắt đầu khảo sát tỉ mỉ các bài viết của bà. Cuối cùng, tôi nhận ra rằng kiến ​​thức, ngay cả kiến ​​thức Thông Thiên Học, tự nó không phải là cứu cánh, mà là phương tiện để đạt được một điều ǵ đó có tính cơ bản nhiều hơn thôi. Chính nhờ những bài viết của bà mà lần đầu tiên tôi nhận ra rằng chừng nào nhận thức của tôi vẫn c̣n trong phạm vi của tâm trí chia rẽ, th́ tôi sẽ bị mắc kẹt trong một thực tại phân mảnh, bất kể kiến thức tôi có thể tích lũy được bao nhiêu. Từ thời điểm đó, trọng tâm của tôi chuyển sang học cách vượt qua rào cản tâm lư này.

Vài năm sau cuộc tṛ chuyện này, cuối cùng tôi đă có cơ hội gặp bà Radhaji. Đây là trong chuyến thăm của bà đến Argentina. Đến lúc này tôi đă rất quen thuộc với những lời dạy của bà. Tôi đă tham dự tất cả các buổi nói chuyện của bà trong nước và rất được truyền cảm hứng bởi sự hiện diện của bà. Ngoài ra, v́ tôi là thành viên của Hội đồng Quốc gia của hội TTH Argentina, nên tôi có thể tham gia một số cuộc nói chuyện riêng với bà, trong đó chúng tôi đă thảo luận về các chủ đề liên quan đến việc điều hành và quản lư hội TTH ở xứ chúng tôi.

Một trong những bài giảng của bà dành cho các thành viên hội TTH, tôi đă nhận ra một điều quan trọng. Trong phần tŕnh bày của ḿnh, bà đă đề cập đến tầm quan trọng của việc quan sát tâm trí của chúng ta như J. Krishnamurti đă dạy, nghĩa là với một nhận thức im lặng, không phán xét hay thao túng/ bóp méo nội dung tâm thức chúng ta. Tôi đă khám phá thực hành này và tôi đă nhận thấy rằng nó dường như mâu thuẫn với kỹ thuật pratipaksha bhavana của Patanjali được mô tả trong Yoga Sutra II.33: "Khi bị quấy rầy bởi những suy nghĩ tiêu cực, người ta nên nghĩ về điều ngược lại." Vào cuối cuộc nói chuyện của bà, tôi đă hỏi bà làm thế nào để dung ḥa hai phương pháp này. Khi biết về mối quan hệ thân thiết của bà Radhaji với Krishnamurti, tôi đoán bà  ủng hộ việc quan sát im lặng. Tuy nhiên, câu trả lời của bà là hai lối thực hành không thực sự mâu thuẫn với nhau. Rằng đôi khi trạng thái nhận thức thụ động là cách tiếp cận tốt nhất, nhưng trong những trường hợp khác, có thể phù hợp hơn khi áp dụng phương pháp tích cực hơn của Patanjali. Bà nói rằng mỗi người trong chúng ta phải khám phá ra kỹ thuật nào phù hợp vào từng thời điểm nhất định. Câu trả lời này đă dạy tôi một nguyên tắc rất quan trọng. Tôi đă thấy tâm trí khái niệm có xu hướng tiếp nhận mọi thứ theo cách chia rẽ và loại trừ này như thế nào - nếu "A" đúng, th́ "B" sai. Nhưng đời sống tinh thần năng động hơn nhiều so với những ǵ chúng ta thường nghĩ, và không thể được đặt trong những ngăn kín của những quy tắc cứng nhắc. Điều này cũng khiến tôi nhận ra rằng chúng ta phải có thái độ thử nghiệm, thử các cách tiếp cận khác nhau mà không có thành kiến ​​và xem điều ǵ thực sự hiệu quả và khi nào.

Một điểm nổi bật khác của chuyến thăm đó là bữa trưa mà chúng tôi đă sắp xếp cho bà với khoảng 20 đại diện của Nhóm Thanh niên Thông Thiên Học từ các thành phố khác nhau trên khắp nước. Tôi nhớ một sự kiện thú vị đă xảy ra vào sáng hôm đó, mà tôi nghĩ rằng nó mô tả một đặc điểm nổi bật trong tính cách của bà. Bữa ăn trưa sẽ diễn ra trong ṭa nhà hội TTH. Để chào đón bà đúng cách, chúng tôi đă dùng đến kiến ​​thức tiếng Phạn rất hạn chế mà một vài người trong chúng tôi biết và viết bằng phấn lên bảng đen bằng chữ devanagari "Namaste Radhaji". Ḍng chữ viết tay đẹp và có viền màu. Ngay khi Radhaji bước vào pḥng, bà nh́n thấy lời chào, đi về phía bảng đen, và trước sự ngạc nhiên của chúng tôi, bà lấy một mẩu phấn trắng và gạch bỏ từ "Radhaji" bằng một chữ X lớn. Sau đó, bà quay lại và bắt đầu giải thích rằng chúng tôi đă viết sai từ này với hai chữ "a" ngắn, tiếp tục mô phỏng lại từ đó sẽ phát âm như thế nào trong trường hợp này. Sau đó, bà đă viết nó một cách chính xác, bằng nét chữ devanagari khá ngoằn ngoèo và chỉ cho chúng tôi sự khác biệt. Bản vẽ nghệ thuật của chúng tôi đă được san bằng một cái chạm uyên bác chân phương. Bà hầu như chẳng để ư rằng chúng tôi có ư định bày tỏ ḷng kính trọng với bà  bằng lời chào trang trí công phu. Điều mà bà đánh giá cao là nỗ lực học tiếng Phạn của chúng tôi và không ngần ngại hỗ trợ chúng tôi theo hướng này.

Cũng trong dịp này, tôi đă nhân cơ hội (này) để hỏi về mối quan tâm của tôi và một nhóm hội viên vào thời điểm đó. Chúng tôi cảm thấy công việc TTH ở đất nước chúng tôi cần có một số thay đổi. Theo quan điểm của chúng tôi, chúng tôi đă làm tốt công việc nghiên cứu những giáo lư cốt lơi của TTH nhưng chúng tôi đă không nhấn mạnh sự tương thích thực hành của chúng. V́ điều này, hội TTH Argentina thường được coi là một tổ chức khá trí thức. Mặc dù chúng tôi đă có ư tưởng về phương hướng mà chúng tôi nên thực hiện để khắc phục t́nh h́nh, nhưng chúng tôi không biết làm thế nào để không gây ra sự đối đầu và xung đột với các thành viên khác, những người dường như không thấy cần phải thay đổi. Sau khi tôi mô tả t́nh huống, Radhaji nói với chúng tôi rằng chúng ta không nên cố gắng "ép buộc" người khác thay đổi mà thay vào đó, nên sử dụng năng lượng của ḿnh để xây dựng một điều ǵ đó mới phù hợp với viễn kiến/tầm nh́n của chúng ta. Bà nói rằng nếu những ǵ chúng tôi đang làm có hạt giống của Chân lư, th́ năng lượng sẽ đến và tiếp thêm sức sống cho nó. Điều này sau đó sẽ phát triển và cuối cùng làm giảm ảnh hưởng của bất cứ điều ǵ không c̣n là một phương pháp giá trị.

Vào thời điểm đó, tôi có thể nhận ra tính đúng đắn của phương pháp này như một lư tưởng, nhưng tôi không thấy (được) khuynh hướng được thiết lập tốt và ảnh hưởng vượt trội (này) có thể thay đổi như thế nào bằng phương pháp mang tính gián tiếp nhiều hơn này. Tuy nhiên, tôi vẫn giữ điều này trong tâm trí khi cố gắng làm hết sức ḿnh để đối phó với t́nh h́nh. Với thời gian, tôi nhận ra sự khôn ngoan sâu sắc đằng sau những lời đó và nhận ra đó là lời khuyên thiết thực không chỉ mang tính lư tưởng mà về lâu dài là cách hiệu quả nhất để tiến hành.

Bà Radhaji đến thăm Argentina một lần nữa vào năm 2004. Tôi là thành viên trong nhóm tổ chức chuyến đi bà, điều này giúp tôi hiểu rơ hơn về bà. Chúng tôi đă có một số cuộc tṛ chuyện b́nh thường nhưng rất thú vị và tôi cũng quan sát phản ứng của bà trong một số t́nh huống nhất định, tất cả đều khá sáng sủa.

Một đặc điểm nổi bật trong tính cách của bà được nhiều người chú ư, là cường độ thị giác của bà. Đôi mắt của bà mở to và nhiều khi chúng có vẻ to hơn thực tế. Đối với tôi, đây là dấu hiệu bên ngoài của trạng thái chú tâm bên trong. Tôi có thể chia sẻ một giai thoại nhỏ liên quan đến điều này.

Khi bà đến, hai hoặc ba người chúng tôi đang giải thích những sắp xếp đă được thực hiện cho bà. Trong quá tŕnh giải thích của chúng tôi, bà nh́n chúng tôi im lặng và chăm chú, nhưng không thể hiện bất kỳ phản ứng cụ thể nào đối với những ǵ chúng tôi đang nói. Chúng tôi nghĩ rằng bà có thể gặp khó khăn trong việc hiểu tiếng Anh của chúng tôi, v́ vậy về cơ bản, chúng tôi tiếp tục lặp lại cùng một thông tin theo một cách hơi khác. Vẫn không có phản hồi. Cuối cùng, chúng tôi dừng lại và hỏi bà xem bà có hiểu không. Bà nói "Có" và lặp lại hướng dẫn của chúng tôi một cách hoàn hảo. Hầu hết chúng ta chỉ thể hiện thái độ chú ư cao độ khi chúng ta đang nỗ lực để hiểu điều ǵ đó, và đây là điều mà chúng ta cho rằng đă xảy ra. Nhưng rơ ràng đây là một trạng thái tự nhiên hơn với bà, thể hiện qua cách lắng nghe lặng lẽ, không có những phản ứng máy móc mà chúng tôi thường thể hiện trong các cuộc tṛ chuyện của ḿnh..

Chuyến diễn thuyết của bà khá thành công. Buổi nói chuyện trước công chúng được tổ chức tại hội trường của một trường đại học đă thu hút 400 người. Tất cả chúng tôi đều hài ḷng với kết quả và một người trong chúng tôi hỏi liệu công việc có đáp ứng mong đợi của bà không. Câu trả lời đơn giản của bà là: "Tôi không bao giờ có kỳ vọng." Cuối cùng, tôi nhận ra rằng thái độ này rất quan trọng biết bao, không chỉ đối với công việc Thông Thiên Học mà c̣n đối với con đường tinh thần nói chung. Câu trả lời này thể hiện một trong những khía cạnh của tính cách Radhaji mà tôi ngưỡng mộ. Bà có sự chính trực để luôn nói ra sự thật khi bà nh́n thấy nó, mà không t́m cách tâng bốc hay để được chấp nhận. Trên thực tế, đối với tôi, dường như hầu hết các Nhà Thông Thiên Học trưởng thành về mặt tinh thần, từ HPB cho đến Radhaji, đều chống lại sự tâng bốc và nhiều điều mà chúng ta cho là "lịch sự", bởi v́ những hành động này nhiều khi chỉ là cách để nuôi dưỡng cái tôi của nhau. Tôi nhớ có một lần bà Radhaji nói rằng chúng ta không nên cảm ơn hay tán thưởng nhau trong công việc Thông Thiên Học của chúng ta. Chúng ta làm công việc này v́ đó là sự phục vụ của chúng ta đối với nhân loại và không nên mong đợi sự công nhận cá nhân được đền đáp.

Một khía cạnh khác trong tính cách của bà mà tôi quan sát được là sự nhạy cảm của bà trong việc nhận ra Sự sống Duy nhất. Trong một buổi nói chuyện của ḿnh, bà đă được hỏi chúng ta có thể làm ǵ để giúp đỡ nhân loại. Câu trả lời của bà là nhân loại không phải là mối quan tâm duy nhất của chúng ta là những Nhà Thông thiên học, mà chúng ta nên nhận thức được toàn bộ sự tồn tại. Vài ngày sau, tôi thấy những từ này không chỉ là một khái niệm triết học, mà c̣n là một thực tế sống động đối với bà. Một hôm, sau bữa tối tại Trung tâm Thông thiên học ở San Rafael, bà đi dạo. Ngay sau khi rời pḥng ăn, bà bắt gặp ba con chó đi lạc từ các trang trại xung quanh Trung tâm. Tôi thấy bà cúi xuống và tôi nghĩ bà có thể cần giúp đỡ để đuổi chúng đi. Tôi đi về phía bà và bắt đầu đuổi lũ chó đi nhưng bà ngăn tôi lại và nói "Không, không! Đừng làm thế. Chúng chỉ đói thôi." Đó là khi tôi nhận thấy bà đang vuốt ve những con chó. Bà vẫn im lặng nh́n chúng với vẻ tŕu mến rồi bảo tôi đi lấy ít bánh ḿ. Bà đứng đó với nụ cười của một đứa trẻ thích thú khi nh́n chúng ăn. Sau đó, bà nhận xét: "Hăy nh́n chúng hạnh phúc như thế nào bây giờ khi chúng đă ăn. Thật khó khăn cho chúng khi thấy mọi người ăn trong khi chúng đói." Mối quan tâm của bà sau đó chuyển qua điều ǵ sẽ xảy ra cho chúng  khi hoạt động tại Trung tâm kết thúc và mọi người rời đi. Có lẽ người ta có thể nghĩ rằng đây sẽ là thái độ chung của những người yêu thú cưng, nhưng toàn bộ sự kiện được bao trùm bởi một cảm giác khác; không phải là t́nh yêu cá nhân dành cho vật nuôi mà là sự công nhận và tôn trọng sự sống toàn thể, đại đồng trong các biểu hiện khác nhau của nó.

 (Thú vật là loài tiến hóa thấp, nh́n như thế là sự tương quan ngoại giới, kết nối ngoại giới, tận cùng của nó là một t́nh yêu thương thú vật, mang tính cá nhân.

Mục đích tối thượng của TTH là kết nối nội giới. Tất cả đều là một. Tận cùng của nó là một t́nh yêu thương thú vật theo chiều bên trong là t́nh yêu đại đồng.

Cái ǵ của Cesar trả về cho Cesar. Cái ǵ của Thiên Chúa trả về cho Thiên Chúa. Ngoại giới thuộc về cá nhân, nội giới thuộc về đại đồng. LND)

Tại Trung tâm có một số áo thun có biểu tượng TTH mà Đoàn Thanh niên đă chuẩn bị để gây quỹ cho các hoạt động của Trung tâm. Khi nh́n thấy chúng, bà nói rằng bà sẽ mua một chiếc cho người lái xe của bà ở Adyar.  Vào cuối kỳ nghỉ của bà, chúng tôi đă tặng bà một trong những chiếc áo thun như một món quà, nhưng bà khăng khăng sẽ trả tiền cho nó. Chúng tôi nói với bà rằng không cần thiết phải làm thế, đồng thời nói thêm rằng chúng tôi cũng đă tặng một chiếc cho một diễn giả trước đó. Bà liền trả lời "Đừng so sánh." Trong những bài nói chuyện và bài viết của bà, Radhaji đă nhiều lần chỉ ra thói quen so sánh của tâm trí có sức tàn phá như thế nào. Nhưng điều gây ấn tượng với tôi là thấy cách bà phản ứng theo cách này một cách tự nhiên ngay cả trong những điều rất nhỏ, dường như không mấy quan trọng. Khi một tâm trí được thiết lập trong một trạng thái nào đó, nó sẽ tự nhiên thể hiện chính nó theo cách đó.

Năm 2005 tôi có cơ hội sống và làm việc tại Adyar. Vài ngày sau khi đến, tôi gặp bà Radhaji tại văn pḥng của bà và bà hỏi tôi muốn làm việc ở đâu. Tôi biết không có ai ở Tàng Thư nên tôi nói với bà rằng tôi có thể làm việc ở đó. Tàng thư ở tầng bên dưới văn pḥng của bà, và đôi khi công việc của tôi yêu cầu tôi đưa ra một số quyết định cần ư kiến của bà. V́ vậy, trong thời gian ở đây, tôi đă có nhiều cơ hội để nói chuyện với bà.

Một trong những cuộc nói chuyện này, bà  Radhaji đă đề cập đến sự tồn tại của một số tài liệu riêng hỗ trợ cho lập trường của một trong những nhà lănh đạo Thông Thiên Học của chúng ta trong một cuộc tranh căi nổi tiếng. Tôi hỏi bà liệu chúng ta có nên xuất bản một cuốn sách với thông tin mới này không nhưng bà từ chối. Bà nói rằng đây không phải là một ư tưởng hay từ quan điểm bí truyền hơn. Một cuốn sách như vậy sẽ chỉ khơi dậy những cảm xúc mạnh mẽ mà một số người có thể đă có sẵn về điều này, nó sẽ kích thích những phản ứng và tranh luận phản kháng, và kết quả của tất cả những điều này sẽ là làm ô nhiễm thêm bầu không khí tinh thần. Bà nói rằng một nhà Thông thiên học chân chính làm việc một cách vô tư v́ lợi ích của nhân loại và không lo lắng về các cuộc tấn công cá nhân hoặc uy tín cá nhân. Bà nói thêm rằng, từ quan điểm nghiệp quả, các cuộc tấn công cá nhân không thể cản trở công việc theo bất kỳ cách nào nghiêm trọng hoặc lâu dài. Sự ứng đáp này của bà  đối với tôi là một cái gương về sự từ bỏ sâu sắc của bà trong công việc Thông thiên học.

Bà có một ḷng tôn kính sâu sắc và thầm lặng đối với các Chân Sư Minh triết. Sau một buổi nói chuyện của bà về các Ngài, tôi đă đề cập rằng đôi khi sự hiểu biết không hoàn hảo của riêng chúng ta có thể tạo ra cảm giác rằng các Chân sư ở xa, ngoài tầm với của chúng ta. Câu trả lời của bà rất rơ ràng - "Các bậc Chân Sư không bao giờ ở xa". Và chắc chắn, khi liên quan đến Radhaji trong các vấn đề Thông thiên học, sự hiện diện của các Ngài  cảm thấy gần gũi hơn nhiều.

Tôi ở lại Adyar cho đến tháng 10 năm 2006, và trong thời gian này tôi có cơ hội liên hệ với bà Radhaji cả trong môi trường làm việc và ở mức độ cá nhân hơn. Bà luôn tốt bụng nhưng thẳng thắn, không xu nịnh hay trịch thượng. Bà là một người rất chân phương nhưng có tài hài hước. Cách sống của bà Radhaji cho thấy sự hiểu biết và nhận thức sâu sắc về nhiều điều mà bà đă nói và viết. Mặc dù, tất nhiên, tôi không giữ quan điểm rằng bà không có sai sót - và bà là ai? - bà là một người thể hiện nhiều lư tưởng TTH

Với việc bà rời khỏi cơi này, tổ chức của chúng ta đă mất đi một nhà lănh đạo không dễ thay thế. Có lẽ sự tôn kính tốt nhất mà những người đánh giá cao bà Radhaji và công việc của bà có thể dành cho bà là bước đi trên con đường tinh thần một cách nghiêm túc như bà đă làm, và nỗ lực hiện thực hóa tầm nh́n của bà đối với Hội Thông thiên học.

 Pablo Sender

Tạp chí Nhà thông thiên học, tháng 10-tháng 11 năm 2014

 


 HOME T̀M HIỂU  NHẬP MÔN  sách  TIỂU SỬ   BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN  BÀI VỞ  THƠ   gifts  TẾT 2006  NỮ THẦN ISIS