Không Tôn Giáo Nào Cao Hơn Chân Lư

 HOME T̀M HIỂU  NHẬP MÔN  sách  TIỂU SỬ   BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN  BÀI VỞ  THƠ   gifts  TẾT 2006  NỮ THẦN ISIS

TRUYỀN THUYẾT PHẬT ĂN THỊT HEO RỪNG

Trích Giáo Lư Bí Truyền quyển 2

Tác giả Blavatsky


TRUYỀN THUYẾT PHẬT ĂN THỊT HEO RỪNG

Trong truyền thuyết nội môn Phật giáo có một giai thoại kỳ lạ. Tiểu sử ẩn dụ ngoại môn của Đức Phật Thích Ca cho rằng Đấng Thế tôn tịch diệt v́ bội thực thịt heo và cơm, đó thật là một kết cuộc phàm tục chẳng có ǵ là trang nghiêm. Người ta giải thích điều này như là đề cập một cách ẩn dụ tới việc Ngài đă được sinh ra trong Thiên kiếp “Heo rừng”, (tức Varāha Kalpa) khi Vishnu khoác lấy h́nh hài của con thú này để kéo Trái đất ra khỏi “Nước của Không gian”. Nay v́ người Bà la môn trực tiếp thoát thai từ Brahmā và có thể nói là đồng nhất hóa với Ngài, và v́ họ đồng thời cũng là kẻ thù bất cộng đái thiên của Đức Phật và Phật giáo nên chúng ta mới có ẩn dụ kỳ cục này. Bà la môn giáo (của kiếp Heo rừng tức Varāha Kalpa) đă tàn hại Phật giáo ở Ấn Độ và đă quét sạch nó ra khỏi xứ sở này, do đó; người ta mới nói rằng Đức Phật, được đồng nhất hóa với triết thuyết của Ngài, tịch diệt v́ ăn thịt heo rừng. Chỉ riêng cái ư tưởng là Đấng đă lập nên phép ăn chay nghiêm nhặt nhất và cấm sát sinh – kiêng ăn cả trứng v́ nó là vận cụ của cuộc sống tiềm tàng trong tương lai – mà lại tịch diệt v́ bội thực thịt, cũng đủ mâu thuẫn một cách vô lư rồi, nó đă từng làm điên đầu nhiều học giả Đông phương. Song lối thuyết minh này, khi vén màn bí mật được ẩn dụ, cũng giải thích được tất cả những ǵ c̣n lại. Tuy nhiên, Varāha không những là con Heo rừng, mà trước hết h́nh như c̣n có nghĩa là một con vật sống trên hồ trước thời đại hồng thủy “vẫy vùng trong nước một cách khoái chí” (Vāyu Purāna).

-----------------------

Bữa thọ thực cuối cùng của Đức Phật trước khi Ngài nhập Niết Bàn là món ǵ?

 

Cư sĩ Tâm Diệu

 

Bất cứ ai quan tâm đến lịch sử Đức Phật đều muốn biết về bữa ăn cuối cùng của Ngài do ông Thuần Đà (Cunda) cúng dường, trong đó có món ăn sūkara-maddava như là nguyên nhân dẫn đến quyết định về sự Nhập tịch của Ngài.

Mời Đạo hữu ngắm và cung thỉnh tôn tượng Đức Thích Ca Mâu Ni tại đây.

 

Tại sao ông Thuận Đà lại vô t́nh là người đưa món ăn có độc cho đức Phật?

Theo Kinh Trung Bộ, trên đường đi về hướng Câu Thi Na (Kushinagar), Đức Phật và Tăng đoàn của Ngài dừng nghỉ tại khu vườn xoài của nhà ông Thuần Đà ở làng Pava. Thuần Đà hay tin liền đến ngay chỗ Thế Tôn đảnh lễ và nghe Ngài thuyết pháp. Sau khi nghe pháp, Thuần Đà phát tâm cúng dường bậc Đạo Sư và Tăng đoàn bữa ăn trưa ngày hôm sau tại nhà. Đức Thế Tôn im lặng nhận lời.

Sáng sớm hôm sau Thuần Đà sửa soạn các món ăn “loại cứng, loại mềm và nhiều thứ Sūkara-maddava” để dâng cúng vào thời ngọ trai. (Ḥa thượng Thích Minh Châu dịchsūkara-maddava là một loại mộc nhĩ).

Trong bữa ngọ trai hôm đó, sau khi an vị chỗ ngồi, đức Thế Tôn nói với Thuần Đà “Hăy mang món mộc nhĩ đă soạn sẵn cho ta, c̣n những món ăn khác hăy dọn cho chúng Tỳ kheo”. Chờ cho Thuần Đà dọn xong các món ăn, đức Thế Tôn bảo Thuần Đà đem chôn món ăn mộc nhĩ c̣n lại, v́ Ngài biết rằng không một ai có thể “tiêu hóa được” khi ăn món mộc nhĩ này.

Sau bữa ăn đó, bữa ăn cuối cùng, đức Thế Tôn bị nhiễm bệnh trầm trọng và Ngài quyết định lên đường đi tiếp đến Câu Thi Na, cách đó khoảng 15 cây số.

 

Món ăn cuối cùng của đức Phật là nấm hay mộc nhĩ, hay thịt heo?

Kinh Đại Bát Niết Bàn trong Kinh Trường Bộ của Tam Tạng kinh điển Pāli với bản dịch của Ḥa Thượng Thích Minh Châu mà chúng tôi dẫn chiếu trên là nguồn tư liệu đáng tin cậy nhất về bữa ăn cuối cùng của Đức Phật (vào khoảng 483 trước Công nguyên). Trong bản Việt dịch, Ḥa thượng dùng chữ sūkara-maddava một lần và chuyển ngữ chữ này thành “món ăn mộc nhĩ” 6 lần trong suốt bản văn kinh.

Song hành với Kinh Trường Bộ Pali là Kinh Trường A Hàm Sanskrit, Ḥa Thượng Thích Thiện Siêu dịch là “nấm chiên-đàn (chiên-đàn-thọ nhĩ)” và ghi chú là “Chiên-đà ở đây nên hiểu là quư báu. Thức ăn này theo chữ Pali là sūkara-maddavam, có nghĩa là một loại nấm hay rau mà loài heo ưa thích”

Thật ra “sūkara-maddava” là một thuật ngữ đă gây tranh luận từ rất lâu trong giới học giả Phật Giáo, v́ thế trong một số bản dịch Anh ngữ thuật ngữ này được để lại y nguyên. Sūkara-maddava được phân làm hai từ: "sūkara " và "maddava". Theo nhiều học giả Pali th́ danh từ sūkara được dịch là "lợn / heo rừng" mà tính từ maddava được dịch là "được ưa thích, mềm mại, dịu dàng". Tuy nhiên, trong bài viết bằng Anh ngữ “How did the Buddha die?”, Tiến sĩ B́nh Anson, một học giả /hành giả Phật Giáo Nam truyền thời nay cho biết:

“Thuật ngữ sūkara -maddava có nghĩa là phần mềm của lợn hay heo rừng, hoặc một loại mà giống lợn/heo rừng thích ăn, được cho là một thứ nấm (mushroom) hay loại nấm truffle, khoai lang hay tuber (LND: truffle là quả thể phát sinh từ nấm tuber mọc hoàn toàn dưới mặt đất). 

Trong một số bài b́nh luận khác, sūkara -maddava cũng được nhắc đến như là một loại "cây thuốc" (dược thảo) trong y học cổ Ấn Độ, hoặc là "măng non bị chà đạp bởi lợn". Tất cả các nhà sư học giả ngày nay đều đồng ư với ư nghĩa của "nấm hoặc nấm truffle", và tôi đồng t́nh với họ.

Theo các quy tắc của tu viện, các nhà sư không được phép ăn thịt từ động vật đặc biệt bị giết để làm thức ăn cho họ. Ư nghĩa của sūkara -maddava là "thịt lợn / thịt heo rừng " không thích hợp ở đây. "

(“Sūkara -maddava may mean: (1) the tender parts of a pig or boar,(2) what is enjoyed by pigs or boars, which may be referred to a mushroom or truffle, or a yam or tuber. In some other commentaries, sukara-maddava was also mentioned as a "medicinal plant" in classic Indian medicine, or as "young bamboo shoots trampled by pigs".

All the current scholar monks agree with the meaning of "mushroom or truffle", and I concur with them. According to the monastic rules, the monks are not allowed to eat meat from animals specifically killed to make food for them. The meaning of sukara-maddava as "pork/boar meat" is thus not appropriate here.”) 

 

Sáng sớm hôm sau Thuần Đà sửa soạn các món ăn “loại cứng, loại mềm và nhiều thứ Sūkara-maddava” để dâng cúng vào thời ngọ trai. Sau bữa ăn đó, bữa ăn cuối cùng, đức Thế Tôn bị nhiễm bệnh trầm trọng và Ngài quyết định lên đường đi tiếp đến Câu Thi Na, cách đó khoảng 15 cây số.

Ngoài ra, trong lời nói đầu cho bản dịch tiếng Đức Kinh Trung Bộ, Karl Eugen Neumann, một trong những học giả Phật Giáo sớm nhất của Đức Quốc đă trích dẫn từ một bản tóm lược các cây thuốc Ấn Độ th́ có một vài cây thuốc bắt đầu với chữ sūkara và ông kết luận sūkara –maddava có nghĩa là một món ăn ngon của heo, một loại nấm truffles. 

Trong bản dịch từ tiếng Pali sang tiếng Anh, học giả Rhys Davids cũng đă dịch thuật ngữ sūkara –maddava là “truffles”

Một học giả khác là Arthur Waley trong một luận án viết vào năm 1932 (("Did Buddha die of eating pork?") đă giải thích sūkara –maddava có ít nhất bốn nghĩa:

(1) Thức ăn mềm của heo (pig's soft-food),

(2) Món ăn ưa thích của lợn (pig's-delight),

(3) Thực phẩm, chà đạp bởi lợn (pig-pounded) và ông liệt kê một số thực vật bắt đầu bằng chữ “pig” như sūkara -kanda (pig-bulb), sūkara -paadika (pig's foot), sukaresh.ta (sought-out by pigs). Và sau khi phân tích các chữ và nghĩa, ông cho rằng sūkara –maddava không có nghĩa là thịt heo mà chính là một loại thực phẩm mà heo ưa thích, một loại nấm truffles. Hơn nữa, Waley chỉ ra loại thực vật này là do dân địa phương xứ Ma Kiệt Đà (Maghada ) tức bang Bihar (Bắc Ấn) ngày nay đặt ra mà vùng Tây và Nam Ấn, nơi Phật Giáo Pali hoàn toàn không biết nên đă hiểu lầm sūkara –maddava là món ăn làm bằng thịt heo. [06].

 

Phải chăng đức Phật biết trước đây là món ăn sẽ đưa ḿnh tới Nhập diệt Niết Bàn?

Tại sao Phật dặn Thuần Đà đừng dọn cho các vị Tăng khác món ăn nấm và phải chôn phần c̣n dư của món này. Có phải Phật đă biết món ăn nấm đă bị nhiễm độc là cơ duyên cuối để Phật nhập Niết Bàn nên không cho chư tăng khác ăn? Cho nên rất có thể đây là món ăn mộc nhĩ như Ḥa Thượng Minh Châu dịch hay là món ăn nấm như đa số các học giả Phật Giáo thời nay đồng ư, v́ loại nấm này, một loại nấm chỉ mọc ngầm dưới đất có thể bị nhiễm độc và chỉ có heo rừng mới t́m ra được mà thôi.

Một điều nữa cần biết thêm là vùng Pava, nơi cư ngụ của ông Thuần Đà là trung tâm truyền giáo của Kỳ Na Giáo thời Phật tại thế, một đạo giáo chủ trương triệt để ăn chay thuần, cấm sát sinh và cấm uống rượu.

Nói tóm lại, phần lớn các học giả Phật giáo đều đồng ư với ư nghĩa của sūkara -maddava là "một loại nấm truffle", chứ không thể là thịt lợn hay thịt heo rừng v́ các nhà sư không được phép ăn thịt từ động vật đặc biệt bị giết để làm thức ăn cho họ. Điều này cũng dễ hiểu v́ Thuần Đà là một vị cư sĩ Phật tử đă quy y theo Phật, biết luật Phật, biết Đức Phật rất nhạy cảm đến nỗi khổ đau của chúng sinh, ngay cả việc Ngài không dùng sữa của ḅ trong mười ngày đầu khi bê con ra đời; nên ông không thể nào nỡ giết heo làm thịt cúng dường Phật.

 

 

Đức Phật biết nhân duyên tịch diệt của Ngài đă đến, lại thêm ḷng từ bi muốn tạo phước đức cho Thuần Đà nên Ngài quyết định dùng bữa ăn do Thuần Đà cúng dường, cho dù không dùng bữa ăn ấy th́ ngày giờ Niết Bàn của Đức Thế Tôn cũng được Ngài quyết định từ ba tháng trước. Để xóa tan nghi ngờ và niềm hối hận trong ḷng của cư sĩ Thuần Đà v́ nghĩ rằng chính thức ăn mà ḿnh dâng cúng làm cho đức Thế Tôn Niết Bàn. Đức Phật bảo Ngài A Nan hăy đến trấn an tinh thần Thuần Đà.

Đức Phật đă quyết định Niết Bàn vào ngày trăng tṛn tháng tư âm lịch (vesakha) tức vào năm 483 trước Công nguyên. Sự việc này đă được ghi lại trong kinh Đại Bát Niết Bàn (Mahàparinibbàna) và kinh Cunda.

 


 HOME T̀M HIỂU  NHẬP MÔN  sách  TIỂU SỬ   BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN  BÀI VỞ  THƠ   gifts  TẾT 2006  NỮ THẦN ISIS