|
HOME T̀M HIỂU NHẬP MÔN sách TIỂU SỬ BẢN TIN H̀NH ẢNH thIỀN BÀI VỞ THƠ gifts TẾT 2006 NỮ THẦN ISIS
|
TRƯỜNG MINH TRIẾT (3)
(The School of the Wisdom)
(Tạp chí Nhà Thông Thiên
Học, số tháng 6 năm 2005)
Trích quyển THE
WORLD AROUND US PHẦN: TRƯỜNG MINH TRIẾT VÀ ADYAR
Tác giả:
Radha Burnier Bản dịch: www.thongthienhoc.com |
|
TRƯỜNG MINH TRIẾT (3)
(The School of the Wisdom)
Năm 1922, người ta đề nghị lập ra một Trường ở Adyar có chương tŕnh nhằm
toan tính phát triển một sự tổng hợp năng động của mọi khía cạnh thuộc triết
học, khoa học và tôn giáo, văn chương và nghệ thuật. Annie Besant chỉ đạo
rằng công tŕnh này nên dựa trên nguyên tắc trung tâm, theo đó mọi hoạt động
của con người là một biểu hiện đang tiến hóa của Sự Sống Duy Nhất. Các học
viên xuất phát từ các xứ khác nhau đều có cơ hội được lắng nghe các chuyên
gia bàn về những đề tài này, nghiên cứu trong Thư viện Adyar, đóng góp tài
liệu và tham luận. Trường được đặt tên là Brahmavidya Asrama, một tên gọi
thực tế hầu như cũng giống với ‘Trường Minh Triết’; với từ ngữ đạo tràng
asrama gợi ư rằng theo thông lệ, học viên nên thường trú ở Adyar. Nó
được khai giảng vào năm 1926 với kỳ vọng là thanh niên thiếu nữ có giáo dục
tha thiết muốn hiểu biết và sẵn sàng sống một cuộc sống chất phác, ắt tụ hội
lại đây từ mọi Xứ bộ của Thông Thiên Học trên khắp thế giới. Các chương
tŕnh giảng dạy tiếp tục thành công trong một thời gian để rồi sau đó bị tàn
lụi đi. Vào năm 1926 trên Tạp chí Nhà Thông Thiên học có công bố bản
phúc tŕnh của Tổng thư kư Xứ bộ Đức, ông Axel von Fielitz Coniar, phúc
tŕnh này nói về Trường Minh Triết được tiến hành ở Darmstadt, Đức, vào năm
1921 với sự có mặt của Kabindranath Tagore, và sự thuyết giải của Bá tước
Hermann Keyserling. Nghe đâu tác dụng của những bài thuyết tŕnh lớn đến nỗi
nhiều người chỉ mới lần đầu tiên gặp gỡ nhau đă ngay tức khắc t́m ra được
mối quan hệ của linh hồn; và ta không thể thực chứng được Trường Minh Triết
có ư nghĩa như thế nào đối với sinh hoạt tinh thần của Đức. Bá tước
Keyserling có tuyên bố: “Tôi không có ư định giáo dục một đoàn thể học viên
cho bản thân ḿnh mà ngược lại, tôi muốn rèn luyện mỗi người trở thành người
lănh đạo và dẫn dắt chính ḿnh”.
Trường Minh Triết ngày nay ở Adyar nối tiếp những nỗ lực nêu trên và được
hồi sinh do sự hướng dẫn của đương kim Hội trưởng Hội Thông Thiên Học lúc
bấy giờ là ông C. Jinarajadasa. Thuật ngữ tiếng Anh được ưa chuộng hơn,
nhưng các lư tưởng và mục đích cũng vẫn như trước kia. Khi nói về đề tài này
của Trường vào năm 1926, Annie Besant nêu ra một số điểm khác nhau mà măi
cho tới ngày nay vẫn c̣n thích đáng. Trước hết, bà soi sáng mục đích của
việc nghiên cứu mà ta phải đảm đương. Các học viên đang mưu t́m điều ǵ? Câu
trả lời được gợi ư qua tên tuổi của chính Trường Minh Triết. Minh triết đến
với những người nào mưu cầu điều Vĩnh hằng và thoáng thấy được Thiên Cơ, bởi
v́ nó ‘soi sáng cho trọn bộ địa hạt phát triển của Thiên tính’ thông qua
những qui tŕnh của sự biểu lộ. Trong quyển
Dưới Chơn Thầy chúng ta được dạy
bảo như sau: “Một khi con người đă nh́n thấy điều đó và thực sự biết được nó
th́ y không thể không làm việc v́ nó và khiến cho chính ḿnh hiệp nhất với
nó, bởi v́ điều này vinh quang và đẹp đẽ biết là dường nào’.
Chỉ theo ánh sáng của điều Vĩnh hằng thôi, người ta mới có thể thực sự hiểu
được những hiện tượng và những diễn biến manh mún và có vẻ rời rạc. Nhưng v́
cái trí hữu hạn không thể phân tích và đánh giá được Thiên Cơ cho nên nó
phải ra khỏi cái chu vi của chính ḿnh. Tiến sĩ Besant thu hút người ta chú
ư tới giáo huấn cổ truyền theo đó mọi tri thức mà ta có thể giảng dạy được
là tri thức thứ cấp tức apara vidya, ta học hỏi được nó qua trung
gian của cái trí và trí năng. Một vị thầy có thể đóng vai tṛ nhất định ở
mức này. Tri thức cao siêu tức para vidya là ánh sáng soi chiếu cho
địa hạt tri thức thấp hơn. Người ta không thể giảng dạy và hoạch đắc nó chỉ
v́ kiến thức đă được gắn chặt với lại việc bỏ đi cái phàm ngă biệt lập, hàm
ư qua đức tính sùng tín. Lúc bấy giờ th́ ánh sáng tỏa chiếu từ bên trong.
Học viên nào mưu cầu Minh triết đều cần phải trau dồi tài năng nh́n ra từ
bên trong chứ không phải với vai tṛ một kẻ bàng quan nh́n từ bên ngoài.
Điều này có nghĩa là những phát triển một năng lực cao siêu hơn vốn nh́n
thấy từ bên trong và v́ vậy được gọi là trực giác, tuệ giác tức buddhi.
Trí phàm nh́n từ bên
ngoài vào tới cả trọn sự vận động đời sống dưới dạng “các sự vật”, v́ thế
cho nên thiếu sự hiểu biết cần thiết để tổng hợp và ḥa giải những yếu tố
xét theo biểu kiến là bất ḥa trong một Nhất nguyên. Thông Thiên Học tuyên
bố rằng sức sống hoạt động từ bên trong ra bên ngoài, ở mức cá thể cũng như
ở những mức cao hơn. Mọi hành động ở bên ngoài đều có cội rễ nơi một t́nh
huống ở bên trong. Nghiên cứu trong Trường Minh Triết ắt nhắm tới việc kích
thích năng lực tiềm tàng của tri thức trực giác vốn nhận thức được mối quan
hệ sâu sắc của bên trong với bên ngoài, của Vạn thù với Nhất bổn.
Người ta dự tính dùng Trường Minh Triết là một trường mẫu giáo, từ đó các
thế hệ những nhà truyền thông về Thông Thiên Học xuất lộ ra khi phối hợp với
bản thân ḿnh những phẩm tính tốt nhất của tâm và trí. Lúc bấy giờ chúng ta
ắt có được sự kính trọng hoặc ít ra là sự chú ư của thế giới. Những sứ giả
như vậy vốn được phú cho một cái trí cởi mở, ắt kiêng không căi nhau mà chỉ
tŕnh bày điều ḿnh hiểu biết được, là cơ sở cho bài thuyết tŕnh thêm nữa
của những thiện nam tín nữ thông minh.
Học viên tốt nghiệp Trường được khuyến khích lập nên những trường kiểu nhỏ
tương tự ở những địa hạt và ngay cả Chi bộ của chính ḿnh. Sự mở rộng như
vậy đă diễn ra trong một chừng mực nào đấy. Liên đoàn Âu châu mở Trường Minh
Triết ở Ḥa Lan tại trung tâm Thông Thiên Học Naarden. Xứ bộ Tây Phi cũng
đang mở một trường kiểu nhỏ Minh triết ở Accra, nước Ghana. Ở Krotona,
California, và Trung tâm Hu Springbrook tại nước Úc có những trường Thông
Thiên Học vốn là tên gọi khác dành cho Minh Triết. Mặc dù xét về mặt địa lư
chúng có thể ngh́n trùng xa cách, nhưng các mục đích được chia xẻ và khảo
hướng về nghiên cứu có thể hội nhập chúng qua tinh thần. Việc kích thích
nhận thức trực giác liên hệ cái bên trong với cái bên ngoài; một quan điểm
bao trùm những diễn biến trong thế giới trần tục qua một sự tổng hợp vốn
được nuôi dưỡng bởi sự cởi mở đối với địa hạt Vĩnh hằng, và việc trao truyền
năng lượng vốn ḥa lẫn tri thức với ḷng sùng tín chứ không t́m cách đổ dầu
vào lửa căi cọ mà tạo ra óc t́m hiểu cùng với năng lực t́m thấy sự soi sáng
từ bên trong - đây là những mục tiêu được chia xẻ.
--------------------------
HOME T̀M HIỂU NHẬP MÔN sách TIỂU SỬ BẢN TIN H̀NH ẢNH thIỀN BÀI VỞ THƠ gifts TẾT 2006 NỮ THẦN ISIS