|
HOME T̀M HIỂU NHẬP MÔN sách TIỂU SỬ BẢN TIN H̀NH ẢNH thIỀN BÀI VỞ THƠ gifts TẾT 2006 NỮ THẦN ISIS
|
TRƯỜNG MINH TRIẾT (1)
(The School of the Wisdom)
(Tạp chí Nhà Thông Thiên
Học, số tháng 2 năm 1990)
Trích quyển THE
WORLD AROUND US
PHẦN: TRƯỜNG MINH TRIẾT VÀ ADYAR
Bản dịch: www.thongthienhoc.com |
|
TRƯỜNG MINH TRIẾT (1)
(The School of the Wisdom)
Trường Minh Triết là một trong những hoạt động quan trọng ở Adyar, nó quan
trọng chẳng những v́ địa điểm này mà c̣n v́ nó dành cho công việc của Hội
Thông Thiên Học xét chung; đó là v́ nó t́m cách đào sâu tŕnh độ tâm thức
của người tham gia. Các hội viên của Hội Thông Thiên Học c̣n ở tŕnh độ hời
hợt và có những quan tâm hời hợt không thể hữu hiệu trong việc xúc tiến
những mục tiêu của Hội. V́ thế cho nên Trường Minh Triết t́m cách giúp cho
các học viên đạt tới mức sâu thẳm nơi chính bản thân ḿnh. Người ta không dự
định đưa ra chỉ có sự thỏa măn cá nhân thôi, giúp cho các học viên tiến bộ
trong việc nghiên cứu, mà người ta muốn có một mục đích lớn lao hơn. Tổng
Hành Dinh Quốc tế của ta ở Adyar vốn là một địa điểm độc đáo, v́ nó có phong
cảnh thật mỹ miều, lại có lịch sử, truyền thống cùng với một bầu không khí
êm dịu khiến cho những người nào tới đây với một mục đích đúng đắn và một
tâm hồn cởi mở đều cảm thấy phấn khởi. Trường Minh Triết chẳng kiếm đâu ra
được một t́nh huống tốt hơn cho địa điểm làm việc của ḿnh khác hơn là
Adyar.
Mặc dù đề tài này có vẻ đă được bàn luận trước kia vào lúc khai giảng mỗi
khóa học của Trường Minh Triết, song các học viên cũng nên suy gẫm về bản
chất của minh triết và con đường dẫn tới minh triết. Muốn có tri thức th́
cũng dễ thôi, bởi v́ có nhiều sách vở cung cấp thông tin cho bất cứ ai khá
thông minh. Người ta nói tới đủ thứ khía cạnh của Thông Thiên Học, thế nhưng
những sự thật của Minh Triết Ngàn Đời lại không thâm nhập được vào tâm hồn
họ để biến cải họ; thế mà minh triết chính là sự biến cải.
Niels Bohr đă lừng danh bắt đầu bài giảng của ḿnh bằng cách nói với sinh
viên rằng: “Mỗi câu mà tôi thốt ra không nên được các em coi là một sự khẳng
định mà phải coi đó là một nghi vấn”. Đối với người đi t́m đạo trong lĩnh
vực tinh thần th́ cũng vậy, cách thức tiến hành th́ cũng y như thế. Khi bà
Blavatsky khai giảng Trường Bí Giáo Thông Thiên Học, bà bảo học viên rằng
đừng có đến hỏi bà và trông mong có lời giải đáp. Bà khuyên học viên hăy nên
tự ḿnh t́m ra đáp án trước khi mon men tới gần bà. Krishnamurti cũng khuyên
như vậy; ông bảo rằng ai mà biết cách hỏi cho đúng cái thắc mắc th́ người ấy
ắt t́m ra được lời giải đáp cho chính ḿnh. Để nêu ra một thắc mắc nhạy cảm,
một thắc mắc có những hàm ư thâm thúy th́ người ta ắt phải lắng nghe hết sức
chăm chú, thế rồi suy nghĩ về vấn đề này c̣n kỹ lưỡng hơn nữa. Truyền thống
Ấn Độ cho rằng người ta không thể tham thiền nếu không biết cách lắng nghe
và suy tư sâu sắc về những ǵ mà ḿnh đă lắng nghe được. Suy tư sâu sắc như
thế hàm ư là thắc mắc: Tại sao lại như thế? Đâu là ư nghĩa trọn vẹn? Tôi có
bỏ sót cái khía cạnh căn bản nào chăng? Nhiều sự ḍ t́m như vậy chắc đă phải
xảy ra. Điều này giống như việc đào một cái giếng, càng ngày càng sâu hơn,
múc bỏ hết mọi thứ không thích hợp, gạt bỏ hết mọi điều vô tích sự ra khỏi
tâm trí, cho đến khi người ta đạt tới mức có một điều ǵ đó mang lại sức
sống, cái trạng thái trong sáng mà những thắc mắc đúng đắn bắt nguồn từ đấy
để rồi đưa ra được những lời giải đáp đúng đắn.
Trường Minh Triết nhắm tới việc tạo ra một bầu không khí trong đó học viên
rút tỉa ra từ những nguồn tài nguyên bên trong của chính ḿnh. Những nguồn
tài nguyên bao la đều nằm sẵn bên trong mỗi người, tâm thức của chính y là
nền tảng của sự thật. Nhưng y phải lặn đủ sâu vào trong tâm thức của chính
ḿnh th́ mới đạt tới cội nguồn của sự thật. Vị Giám đốc và những phát ngôn
viên có ở đó cũng chỉ là để giúp cho học viên tự rút tỉa tài nguyên của
chính ḿnh, t́m ra ư nghĩa cho chính ḿnh. Đó là cơ sở của minh triết. Kiến
thức chỉ tương đương với việc nhớ cái mà người ta nghe nói trước đó xem nó ở
đâu, rồi tom góp thông tin lại với nhau, vá víu chúng lại.
Kiến thức có thể bỏ mặc cho người ta dậm chân tại chỗ, khô cằn hoặc thậm chí
tạo ra đủ thứ dạng điên rồ. Nhưng minh triết đồng nghĩa với việc cải biến.
Kinh thánh có nói rằng Minh triết c̣n quí báu hơn hồng ngọc nữa.
Minh triết từ đầu bên này thế giới đi tới tận đầu bên kia, nó sắp xếp mọi
thứ một cách êm ru mà lại vững bền. Minh triết là hoa hồng của Sharon; và là
hoa huệ tây của thung lũng.
Minh triết là mẹ đẻ của t́nh thương công minh; mẹ đẻ của ḷng kiên nhẫn và
sự kiên tŕ; mẹ đẻ của niềm hy vọng thánh thiện.
Nhờ có minh triết trọn cả cuộc đời của ta mới khác đi, ta mang tới cho mọi
điều mà ta tiếp xúc một cái ǵ đó có tính chữa trị cứu chuộc. Người minh
triết không đi t́m học tṛ. Những người nào làm đủ chuyện hết sức cố gắng và
thu hút các học tṛ đều chẳng hề minh triết. Người minh triết là những người
tự nhiên thu hút thiên hạ đến với ḿnh chẳng khác nào bầy ong đến với mật
ong. Minh triết là sự cải biến thành ra một địa hạt có đầy đủ tư cách, đẹp
đẽ và sáng suốt, nó tự nhiên thu hút những người khác đến với ánh sáng của
ḿnh.
Việc t́m thấy minh triết c̣n bao hàm sự hài ḥa nữa. Bầu không khí của một
nơi như Adyar, vẻ mỹ lệ và an b́nh của đạo tràng này làm nâng cấp và
củng cố cho sự hài ḥa bẩm sinh nơi học viên. Sự hài ḥa có nghĩa là chẳng
những thân hữu ở mức độ bên ngoài mà c̣n là việc trải nghiệm sự an b́nh sâu
thẳm tận bên trong.
Trong quyển Huyền Bí học Thực hành, bà Blavatsky có dạy rằng:
Nếu sự hài ḥa lớn lao nhất không ngự trị trong đám các học viên th́
không thể có thành công được. . . Người ta biết rằng các vị đệ tử lẽ ra
tràn đầy triển vọng và xứng đáng để tiếp nhận chân lư th́ lại phải chờ đợi
trong nhiều năm v́ tính khí nóng nảy của ḿnh và việc họ cảm thấy không thể
tự ḿnh hài ḥa với các bạn đồng hành của ḿnh.
Các bạn đồng học phải giống như những ngón tay trên một bàn tay, giống như
những sợi dây đàn trên một hạc cầm đă được chỉnh hợp tinh vi. Sự hài ḥa hỗ
tương này là một phương tiện để cùng nhau khám phá ra nhiều hơn mức mỗi
người có thể khám phá được theo kiểu cá thể. Khi một nhóm học viên chỉnh hợp
được với nhau th́ cái trí của mỗi người đều mở rộng ra và cái trí hợp nhất
của nhóm này trở thành một con kênh thuần túy hơn cho chân lư so với cái trí
của mỗi cá thể. Vậy là những người khao khát chân lư lúc nào cũng phải nỗ
lực duy tŕ sự hài ḥa với nhau và với môi trường xung quanh.
Người ta đều biết có những trải nghiệm chẳng hạn như hài ḥa và hạnh phúc,
yêu thương và an b́nh ở những mức độ khác nhau. Việc thực chứng được ở chiều
sâu thẳm của sự hài ḥa, an b́nh và yêu thương tương đương với việc khám phá
ra bản chất sâu sắc của mọi người và mọi chuyện. Ở đâu có mối quan hệ về
linh hồn chứ không phải mối quan hệ về tâm trí, hoặc mối quan hệ về thể
chất, th́ ở đó có một ư thức hài ḥa sâu sắc tức là santi. Một bà mẹ
và một đứa con đôi khi biết được cái loại quan hệ ấy theo bản năng. T́nh
thương của mẹ đă được ca ngợi rất nhiều v́ trong đó có yếu tố vị tha. Bà
biết thật sự quan tâm ngay cả khi đứa con không cảm thấy điều đó, bởi v́ bà
c̣n tiếp xúc với một điều ǵ đấy trong linh hồn của đứa bé. V́ thế cho nên
bà có thể dịu dàng bỏ qua ngay cả sự sai trái mà đứa con có thể đối xử với
ḿnh. Mối quan hệ về linh hồn vốn không ở mức trí tuệ, cũng chẳng ở mức xúc
động do sự gắn bó hay đa cảm, mối quan hệ ấy ắt phải là điều nối kết các học
viên đang cùng nhau học hỏi và làm việc. Theo truyền thuyết Đông phương,
người ta bảo rằng các học viên của một bậc đạo sư c̣n gần gũi với nhau hơn
cả anh chị em ruột thịt nữa. Họ tiếp xúc với nhau ở một mức độ khác, không
phải là mức độ vật chất mà là mức độ sâu sắc của cảm ứng tâm linh. V́ thế
cho nên trong Trường Minh Triết chúng ta tăng trưởng trong một bầu hào quang
lắng nghe, suy tư sâu sắc, thắc mắc, được nối kết lại bằng định luật hài
ḥa.
HOME T̀M HIỂU NHẬP MÔN sách TIỂU SỬ BẢN TIN H̀NH ẢNH thIỀN BÀI VỞ THƠ gifts TẾT 2006 NỮ THẦN ISIS