Không Tôn Giáo Nào Cao Hơn Chân Lư

 HOME T̀M HIỂU  NHẬP MÔN  sách  TIỂU SỬ   BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN  BÀI VỞ  THƠ   gifts  TẾT 2006  NỮ THẦN ISIS

6. TRUNG ĐẠO MỎNG NHƯ LƯỠI DAO CẠO

(Tạp chí Nhà Thông Thiên Học, số tháng 2 năm 1994)

Trích THẾ GIỚI XUNG QUANH TA

(THE WORLD AROUND US)

Tác giả Radha Burnier - Ba


 

TRUNG ĐẠO MỎNG NHƯ LƯỠI DAO CẠO

 

Sự hăng hái tràn đầy nhựa sống và ích lợi đối với nhân loại của Hội Thông Thiên Học ắt tùy theo vào việc có bao nhiêu hội viên ra sức để trở thành nhà Thông Thiên Học. Không dễ ǵ trở thành nhà Thông Thiên Học (mặc dù H. P. B. có nói như vậy) bởi v́ trước khi đạt được minh triết th́ cái trí phải vứt bỏ những thành kiến và định kiến, để trở nên cởi mở và bén nhạy. Chỉ khi tăng trưởng về minh triết th́ người ta mới có quyền được gọi là nhà Thông Thiên Học theo đúng nghĩa.

 Trung Đạo chính là đường lối mà một hội viên tha thiết phải đi theo để trở thành một nhà Thông Thiên Học. Nó chất đầy nghịch lư cho nên mới được mô tả là mỏng như lưỡi dao cạo. Dĩ nhiên đường lối ở đây nhằm nói tới việc xảy ra một sự biến đổi trong nội tâm. Hành giả phải đối mặt với những cám dỗ và chướng ngại từ mọi phía. Người ta chỉ khắc phục được những điều này khi có một trạng thái thăng bằng trong nội tâm. Bất cứ đức tính nào mà đẩy lên đến mức cực đoan đều không c̣n là đức tính nữa; thậm chí nó c̣n có thể biến thành chướng ngại là khác. Hành động cũng phải có động cơ thúc đẩy là một nghị lực rất quân b́nh.

Nhà Thông Thiên Học sống một cuộc đời phụng sự cho tha nhân. Hiển nhiên y phải là kẻ vị tha bởi v́ cốt lơi của vô minh là óc chia rẽ, c̣n minh triết đồng nghĩa với việc thoát khỏi bất cứ cảm nhận chia rẽ nào. Việc phụng sự vị tha là biểu hiện tự nhiên của một cái trí minh triết, nó càng ngày càng đặc trưng cho bất cứ ai ra sức trở thành một nhà Thông Thiên Học.

Nhưng chúng ta phải để ư rằng mọi người nào đang dấn thân vào các hoạt động dường như là nhân ái đều không phải là nhà Thông Thiên Học. Kẻ phàm phu cần có tham vọng để kích thích ḿnh hoạt động. Nếu không có sự tự tư tự lợi, một mục đích cá nhân mà y muốn hoàn thành th́ y ắt bị khống chế bởi sự biếng nhác hoặc sống trong t́nh trạng tự măn và tự khép kín ḿnh. Như vậy ḷng thương người của y có nền tảng là chấp ngă.

 Nhưng để trở thành một nhà Thông Thiên Học th́ điều cốt yếu là phải diệt trừ tham vọng, tức là ‘một h́nh thức đơn giản nhất để mưu t́m phần thưởng’, thế nhưng lại phải chủ động và đầy nghị lực, thậm chí không biết mệt mỏi khi làm việc quần quật v́ phúc lợi chung. Người nào muốn xưng danh nhà Thông Thiên Học th́ ‘phải làm việc giống như những kẻ làm việc v́ tham vọng’. Y phải cẩn thận để ư xem liệu việc đầu tư nghị lực của ḿnh có phải chỉ là một sự  đào thoát khỏi t́nh trạng nhàm chán và rỗng tuếch trong nội tâm, hay đó là một sự thôi thúc để kiếm được một điều ǵ đấy (xét về xúc động hoặc tâm lư) cho bản thân ḿnh. Chỉ một cái trí rất quân b́nh mới có thể thoải mái sử dụng nghị lực mà tuyệt nhiên không có dấu vết của sự phóng chiếu bản ngă. Bên này hay bên kia của lưỡi dao cạo đều là những vực thẳm, một đằng là tham vọng c̣n đằng kia là biếng nhác qui ngă.

 Để thăm ḍ sự thật th́ cũng cần phải có chính cái sự thăng bằng tế nhị ấy. Chân lư đâu có phải ở nơi những lời lẽ mà ta nghe lỏm được từ người khác hoặc ở nơi một tập hợp các khái niệm. Chân lư trào dâng từ bên trong với vai tṛ là một phần tâm thức của chính ḿnh; nó không thể đạt được như vậy khi c̣n có một hàng rào ngăn cản gồm những ư tưởng đầy thiên kiến và những điều mô tả cóp nhặt của người khác. Thế nhưng ta cần có một nền tảng tư duy đúng đắn để tiến bước trên đời này mà không trở thành một đám bèo dạt mây trôi như con thuyền không lái trước bất cứ ḍng nước xiết nào. Mỗi người nghiêm túc phải có một số tiêu chuẩn để làm việc theo đó, một triết lư sống mà ḿnh phải trắc nghiệm khi trải qua mọi t́nh huống trong cuộc đời.

 Bước trên Trung Đạo mỏng như lưỡi dao cạo nghĩa là phải giữ cho tâm trí luôn luôn cởi mở, không bám víu vào bất kỳ khái niệm và sự mô tả trên đầu môi chót lưỡi nào, thế nhưng phải làm việc theo một số tiêu chuẩn nhạy cảm, với một nhân sinh quan nhất thời cung ứng được cái bối cảnh tối ưu để hành động. Mấu chốt của sự thăng bằng trong nội tâm là xả bỏ không bám víu. Một cái trí không bám víu ắt không lọt xuống cái hố mà một đằng là t́nh trạng con thuyền không lái, c̣n đằng kia là sự ngu tín và cứng ngắc. Một cái trí như thế lúc nào cũng phải sẵn sàng xét lại quan điểm của ḿnh, cầu thị để học hỏi măi.

 Việc khám phá ra đâu là Trung Đạo và cách thức để bước ung dung trên con đường mỏng như lưỡi dao cạo ấy là vấn đề sắc sảo của cá nhân trong thực nghiệm. Tuy nhiên ở đây ta có thể quay sang một khía cạnh khác của nó là sự thăng bằng giữa nh́n ra ngoài và nh́n vào trong. Quá nhiều việc nh́n vào trong để theo đuổi việc t́m hiểu bản ngă có thể dễ dàng làm gia tăng tính qui ngă. Cái trí chỉ bận bịu với bản ngă ắt không biết sự thật là nó phải nghiên cứu cái bản ngă mà ḿnh muốn t́m hiểu thông qua mối quan hệ với phi ngă. Mặt khác nếu hướng ngoại quá nhiều th́ lại có nghĩa là bị nô lệ trong t́nh trạng vô minh. Những đối tượng của việc nhận thức giác quan đóng vai tṛ như những nam châm hút cái trí đi đây đi đó khiến cho nó đâm ra bối rối. Người ta phải duy tŕ được một sự thăng bằng kiên định cho đến khi việc nh́n ra ngoài và nh́n vào trong đều là một phần của động thái duy nhất.

V́ vậy trở thành một nhà Thông Thiên Học là việc phát triển tính tế nhị trong việc nhận thức, giữ thăng bằng và không bám víu. Trung Đạo mỏng như lưỡi dao cạo không hề khó đi đối với bàn chân của ai không bị kẹt trong những thành kiến, ư niệm và thói quen của chính ḿnh.

 


 HOME T̀M HIỂU  NHẬP MÔN  sách  TIỂU SỬ   BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN  BÀI VỞ  THƠ   gifts  TẾT 2006  NỮ THẦN ISIS