Không Tôn Giáo Nào Cao Hơn Chân Lư

 HOME T̀M HIỂU  NHẬP MÔN  sách  TIỂU SỬ   BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN  BÀI VỞ  THƠ   gifts  TẾT 2006  NỮ THẦN ISIS


  
CHƯƠNG MƯỜI BỐN
     TRÍ THỨC & TRỰC GIÁC
        Trích quyển Self Culture
     Tác giả I. K. TAIMNI

 

Trong những Chương trước, chúng ta đă xem qua những chức năng của Trí Thức và Trực Giác. Nhưng v́ các chức năng này không dễ dàng phân biệt được và thường lầm lộn, cho nên cần phải đi xa hơn nữa trong vấn đề này để có được một ư niệm rơ rệt hơn về sự liên quan giữa trí thức và trực giác, và cách thức chúng nó khác nhau thế nào. Sự lầm lộn giữa hiểu biết trí thức thông thường với minh triết thật sự, đă gây ra thật nhiều sự tŕ trệ trong đời sống tâm linh chúng ta, và việc tôn sùng quá đáng giá trị của sự hiểu biết trí thức liên quan đến tôn giáo và triết lư. Một hậu quả của việc lầm lộn này là người ta thường cho rằng chỉ một sự học hỏi suông, kèm theo những hành động linh tinh ǵ đó của một đời sống tôn giáo ấy là tâm linh; và nhiều người chí nguyện tỏ ra bằng ḷng với những cái thỏa măn bên ngoài, do một sự hiểu biết trí thức mang lại. Họ không bao giờ nhận thức rằng sự hiểu biết suông ấy là ảo tưởng, chỉ đem lại cho họ một cảm giác yên tâm giả tạo; nó có thể tan biến trọn vẹn chỉ cần một sự thay đổi bé nhỏ của những hoàn cảnh bên ngoài. Một sự hiểu biết cặn kẽ hơn về sự liên quan giữa trí thức và trực giác sẽ giúp chúng ta đánh giá đúng mức sự hiểu biết trí thức, đồng thời t́m ra một nền tảng vững chắc và đáng tin cậy hơn cho cái được gọi là đời sống tâm linh của chúng ta.

Trước khi đi xa hơn, chúng ta hăy t́m hiểu một chút về từ “trực giác” này. V́ người đời thường gán cho từ trực giác một ư nghĩa mù mờ, nên nó có vẻ như là một từ yếu ớt bệnh hoạn để chỉ một năng khiếu hết sức quan trọng trong công việc t́m ra Thực Tại bên trong nội tâm chúng ta. Theo tôi nghĩ, người ta đă hiểu lầm khi chọn lựa từ trực giác để chỉ năng khiếu đó. Từ trực giác phù hợp với triết gia Tây phương, v́ triết lư của họ phần đông là lư thuyết suông và chấp nhận một cách khập khễnh trường hợp khả dĩ hiểu biết ít nhiều về các thực tại của đời sống theo một ư nghĩa sâu xa hơn là những ǵ có thể hiểu biết xuyên qua phương tiện trí thức. V́ họ không hiểu biết hay là không trọn vẹn nh́n nhận sự việc có thể nhận thức trực tiếp những thực tại của sự sống nội tâm cho nên từ “trực giác” phục vụ thật tốt mục tiêu của họ, v́ nó vẫn chỉ rằng sự khả dĩ ấy mơ hồ và không xác định, và năng khiếu trực giác ấy lại càng mơ hồ và không xác định hơn nữa.

Nhưng theo triết lư Đông phương th́ trí thức được coi như là một dụng cụ bất toàn để hiểu biết, và người ta cho rằng sự hiểu biết thật sự chỉ có xuyên qua sự ḥa hợp của trí ḿnh, hay tâm thức, với đối tượng mà ḿnh muốn hiểu biết. Sự “hiểu biết bằng cách ḥa hợp” này, hay là nhận thức, tỏ ra trực tiếp sâu sắc, sống động, và không có vấn đề sai lầm hay ảo tưởng, và do đó cần phải có một từ khác, với một ư nghĩa khác, xác định hơn, để chỉ khả năng thường xuyên qua nó sự nhận thức này được thực hiện. Từ “Buddhi” (Bồ Đề Tâm) thường được sử dụng trong văn chương Thông Thiên Học, là một từ đúng hơn, nhưng nó có cái bất lợi là theo triết lư Ấn giáo nó được dùng để chỉ một số chức năng thuộc lănh vực trí tuệ, như là sự nhận thức, sự phân biện, sự lư luận .v.v. . . V́ thế mà một từ thích hợp hơn tỏ ra cần thiết để chỉ dụng cụ đem lại sự hiểu biết trực tiếp. Nhưng v́ sự tạo ra một từ mới cho mục tiêu này có thể đem lại sự lầm lộn nhiều hơn nữa. Vậy chúng ta hăy tiếp tục dùng hai từ hiện hành “intuition & buddhi” (trực giác và Bồ Đề Tâm), nhưng vẫn nhớ trong trí các giới hạn và khuyết điểm của chúng.

Khi cố gắng t́m hiểu các chức năng của trí thức và Bồ Đề Tâm, và các loại hiểu biết khác nhờ chúng mà có, chúng ta hăy bắt đầu với một kinh nghiệm ở cơi vật chất để giúp vào sự minh họa các điểm khác biệt này. Giả sử anh đi vào một tiền sảnh của một bảo tàng viện trong một đêm tối để khảo sát những ǵ chứa đựng trong đó. Anh ḍ dẫm t́m đường đi một cách cẩn thận trong bóng tối giữa các vật khác nhau đang hiện diện trong đó, rờ mó chúng, cảm thấy qua các phần tử khác nhau của chúng, và như thế, cố gắng đoán ra chúng nó là những vật ǵ. Anh rờ chân của một cái bàn và kết luận đó là một khối tṛn và dài. Kế đó anh rờ vào phần trên của nó và đổi lại ư kiến, cho rằng đó là một bề mặt bằng phẳng. Bằng cách đó, anh đi từ vật này đến vật khác, ghi chú trong trí các đặc điểm và vị trí của chúng trong gian pḥng. Trong khi anh đang tiếp tục tiến tŕnh này để khảo sát th́ một ánh sáng yếu ớt của buổi b́nh minh bắt đầu rọi xuyên qua căn pḥng và cho phép anh thấy lờ mờ các món vật khác nhau nằm trong pḥng đó. Ánh sáng càng lúc càng tỏ hơn và anh thấy các món vật càng rơ rệt hơn, cho đến khi tất cả món vật trong pḥng hiện ra rơ ràng, chân thật, với các kích thước đúng đắn của chúng mà anh không cần di chuyển đi nơi khác hơn chỗ đang đứng. Khảo sát sự việc trong bóng tối được ví như hoạt động của trí thức, và nh́n chúng trong ánh sáng của mặt trời là hoạt động của Bồ Đề Tâm. Như thế, chúng ta có thể nói một cách tổng quát rằng Bồ Đề Tâm thấy sự việc trực tiếp, chân thật, trọn vẹn và đúng với phối cảnh thật sự của chúng, trong khi trí thức thấy chúng gián tiếp, từng phần diện và ở ngoài phối cảnh.

Điểm quan trọng trước tiên cần ghi chú về các chức năng của Bồ Đề Tâm, là nó ít chú ư đến sự kiện hơn là những liên hệ lẫn nhau và ư nghĩa của các sự kiện. Minh Triết được sinh ra do nơi ánh sáng Bồ Đề Tâm soi rọi vào cái trí, và là khả năng chánh yếu thấy các sự kiện trong phối cảnh chính xác và ư nghĩa đúng thực của chúng. Cái trí chứa đầy sự kiện – dù là sự kiện đúng – cũng có thể là hoàn toàn không thông minh, nếu không có ánh sáng của Bồ Đề Tâm phối hợp những sự việc đó và cho thấy ư nghĩa thật sự của chúng. Sự tiến bộ của Khoa Học hiện đại và đặc biệt là sự khám phá ra nguyên tử lực, đă chứng tỏ thật rơ rệt những nguy hiểm cố hữu do sự phát triển của trí thức mang lại mà không được kèm theo một phát triển tương ứng của Bồ Đề Tâm để thêm minh triết vào sự hiểu biết.

Sự nhận thức mối liên quan mới giữa các sự kiện có thể hoàn toàn làm thay đổi ư nghĩa của những sự kiện ấy như thế nào sẽ được thấy rơ rệt ở thí dụ sau đây. Giả sử một người đàn ông kia lạc mất đứa con trai của y khi nó c̣n là một hài nhi, và hài nhi này được đem đi nuôi dưỡng một nơi khác mà người cha hoàn toàn không hay biết điều ǵ cả. Lớn lên, đứa con ấy đến nhà người cha xin làm công cho y nhiều năm dướisisăm dw danh nghĩa đó. Rồi một ngày kia, người cha khám phá ra người làm công ấy là chính đứa con của y đă mất từ lâu. Sự phát hiện sự kiện này tức khắc thay đổi trọn vẹn sự liên quan giữa hai người. Các sự việc trong hoàn cảnh không thay đổi, tuy nhiên sự phát hiện mối liên hệ cha con đă thay đổi trọn vẹn ư nghĩa của những sự việc này và do đó, thay đổi căn bản của sự liên quan giữa hai người. Đó là cách mà nhận thức Bồ Đề Tâm có thể thay đổi trọn vẹn quan điểm và thái độ của chúng ta, và kết quả là đời sống của chúng ta cũng thay đổi dầu không có sự thay đổi hoàn cảnh bên ngoài nào.

Chúng ta hăy lấy một vài thí dụ về sự thay đổi khác thường xảy ra trong đời sống chúng ta và cái nh́n vốn là kết quả của sự khám phá mối liên hệ mới trong tiến tŕnh khai mở nội tâm. Trước tiên là chúng ta hăy lấy sự liên quan giữa linh hồn cá nhân, Tiểu ngă (Jivatma) và Đại ngă, Thượng Đế (Paramatma). Đây là một trong những bí mật to tát nhất của đời sống chúng ta và nó được giải quyết trọn vẹn trong giai đoạn chót của sự tiến hóa nhân loại như đă được mô tả thật đẹp trong quyển Ánh Sáng Trên Đường Đạo: “Hăy hỏi phần thâm sâu nhứt của con, Đấng Nhất Như, cái bí mật sau cùng của nó, mà nó đă ǵn giữ cho con xuyên qua các thời đại”. Nhưng, mặc dầu lời giải đáp trọn vẹn của điều huyền bí này chỉ liên quan đến giai đoạn chót - ở tại ngưỡng cửa của Niết Bàn hay sự Giải Thoát – nhưng điều huyền bí đă được cảm thấy ở giai đoạn rất sớm của công việc khai mở tâm linh chúng ta. Và sự “cảm thấy” này của điều huyền bí  – nếu tôi có thể dùng thành ngữ ấy – sẽ được biểu hiện trong sự phát triển của ḷng sùng tín chân thật, t́nh thương hay Bhakti, hướng đến Trung Tâm, hay Nguồn Cội của con người chúng ta. Sự “cảm thấy” này không khác ǵ hơn là sự phản chiếu của nhận thức Bồ Đề Tâm vào hạ trí, theo nhiều mức độ khác nhau của sự liên quan mật thiết đă có sẵn từ lâu nay trong phần thâm sâu nhứt của con người chúng ta. Nhưng, bấy nhiêu đó cũng đủ để đổi thay con người tội lỗi nhứt trở thành một vị Thánh thật sự.

Rồi chúng ta đến một liên quan khác thật quan trọng trong đời sống rộng lớn của linh hồn là sự liên quan giữa những linh hồn khác biệt với nhau. Từ lúc những Jivatma thiêng liêng và những trung tâm tâm thức của Thực tại Duy nhất nhận thức được mối liên quan thật sự với nhau th́ chúng đều thuộc vào sự nhận thức mối liên hệ của chúng với Sự Sống Duy Nhất mà chúng biểu lộ khác nhau. V́ vậy điều huyền bí của t́nh huynh đệ liên kết chặt chẽ với điều huyền bí của nguồn cội thiêng liêng của chúng ta. Tóm lại, hai điều huyền bí là hai khía cạnh của cùng một vấn đề huyền bí. aaa

Như thế, chúng ta thấy rằng việc thực hiện thật sự t́nh huynh đệ giữa tất cả các sinh vật, tùy thuộc vào sự thực hiện ở nhiều tŕnh độ khác nhau của T́nh Phụ Tử của Thượng Đế và sự nhận thức bản chất thiêng liêng của chúng ta. Cho đến khi nào nó đến mức độ đó, bằng không th́ t́nh huynh đệ chỉ hiện hữu ở các cơi tâm linh mà thôi, đúng trọn ư nghĩa của nó, chỉ có thể có nghĩa như một ư niệm trí thức, hoặc nhiều lắm là một cảm t́nh và một ḷng tốt chân thành đối với tất cả. Chỉ tùy thuộc vào sự việc chúng ta “cảm nghĩ” đến đâu về bản chất thiêng liêng của ḿnh và về sự duy nhứt của Sự Sống th́ chúng ta mới có thể nghe và biết về t́nh huynh đệ đến đó. Như thế, những vấn đề về sự tự khám phá và thực hiện T́nh Huynh Đệ Đại Đồng, thật sự là một chứ không phải là hai vấn đề. Nhưng h́nh thức thông thường về t́nh huynh đệ đặt nền tảng trên một lư tưởng tri thức hay quyền lợi cá nhân, hoặc ngay cả một t́nh cảm cũng rất dễ bị hư hỏng. Nếu người huynh đệ của anh không làm những ǵ anh muốn y làm, hoặc y gây thiệt hại cho anh, anh sẽ bắt đầu ghét y và có thể đi đến mức tiêu diệt y nữa. Nhưng đối với t́nh huynh đệ thật sự đặt nền tảng trên sự nhận thức của Bồ Đề Tâm về nguồn gốc chung của chúng ta và về Đời Sống Duy Nhứt mà tất cả đều chia xẻ, th́ đối xử sẽ không phải như trường hợp được kể trên.

Ảnh hưởng của Bồ Đề Tâm đối với sự liên quan cũng được nhận thấy trong chức năng nhận thức của nó – chức năng này là một trong các chức năng chánh, theo Khoa Tâm Lư của Yoga. Nhận thức nghĩa là ǵ? Đó là sự liên quan, kết hợp người nhận biết và vật được nhận biết, hay là chủ thể và khách thể. Khi mà sự liên quan chủ thể và khách thể biến mất – như ở trường hợp Đại Định (Samadhi) cả ba thứ - người nhận biết, vật được nhận biết và sự nhận biết – đều ḥa hợp trong một trạng thái thống nhất của tâm thức, và điều đó có nghĩa là sự nhận thức thực tại của khách thể do chủ thể mà ra.

Rồi đến một chức năng khác thật quan trọng của Bồ Đề Tâm, đối với người chí nguyện vừa mới đặt chân lên trên con Đường Đạo. Đó là chức năng Phân Biện. Khả năng phân biện giữa điều phải và điều quấy, và làm điều phải với bất cứ giá nào phải có được đầy đủ ngay ở giai đoạn khởi đầu, nếu chúng ta muốn đi trên con đường Đạo một cách an toàn. Sự thanh lọc và làm an tịnh cái trí là điều cần thiết để cho ánh sáng của Bồ Đề Tâm chói rọi xuyên qua nó; việc đó tùy thuộc phần lớn vào việc tánh chính trực đă chi phối đời sống chúng ta đến đâu. Từ chính trực không có nghĩa là phải theo một đường lối đặc biệt về hạnh kiểm, đặt nền tảng trên bất cứ tôn giáo hay hệ tư tưởng nào nhưng là một thói quen luôn luôn hành động một cách tự nhiên và không cố gắng hay tranh đấu để làm những ǵ mà ta cho là đúng theo như ta thấy. Đúng hay sai là những điều tương đối và những ǵ chúng ta có thể coi là đúng, có thể là điều không đúng theo hoàn cảnh đó, những thực chất lư do của hành động có hai kết quả trực tiếp. Trước hết, nó chấm dứt mọi tranh đấu nội tâm đă làm hư hỏng đời sống của tất cả những người vô lương tâm và gây nên một trạng thái tâm trí thật không lành mạnh. Điểm thứ nh́ là lần hồi nó thanh lọc cái trí và làm cho Ánh Sáng Bồ Đề Tâm soi rọi nó càng lúc càng nhiều thêm. Một trong những hậu quả xảy đến cho những ai t́m cách thỏa hiệp với điều ác, là nó thật mau lẹ lôi cuốn con người vào ṿng tội lỗi, và từ đó thật khó cho y thoát ra được. Hành động, tư tưởng và t́nh cảm xấu xa càng lúc càng che lấp Bồ Đề Tâm và một khi Bồ Đề Tâm bị che lấp th́ càng ngày chúng ta càng thấy khó khăn thêm để nhận định một hành động đặc biệt là phải hay trái, và như thế nó lần hồi xô đẩy con người vào ṿng tội lỗi. Đó là lư do tại sao một số người khôn ngoan, biết phải trái, nhưng từ từ sa vào một nếp sống tội lỗi, và tới mức độ y không thể nhận thức chút nào rằng ḿnh đang làm quấy. Ở trường hợp của những người này, chức năng phân biện của họ đă bị đóng chặt, mất đi hẳn.

Nếu do hành động bất chánh khiến ta sa vào ṿng lẩn quẩn của tội lỗi, cũng giống như thế ấy, chúng ta do việc hành thiện, tự tạo cho bản thân ḿnh một ṿng đạo đức – nếu chúng ta được phép tạo ra nhóm từ mới này. Mỗi lần chúng ta làm một điều ǵ mà ḿnh cho là phải, bất chấp các hậu quả mà điều đó có thể đem lại cho ḿnh, chúng ta thanh lọc phần nào trí của chúng ta và ánh sáng Bồ Đề Tâm chiếu rọi rực rỡ thêm một ít xuyên qua hành động đó. Điều này mang lại sức mạnh cho năng khiếu phân biện của chúng ta và mang lại khả năng thấy đúng và ư chí hành động đúng tăng trưởng lần lần, từ bước một. Hành động và phản ứng này rốt ráo sẽ giải thoát chúng ta, chẳng những xóa bỏ khuynh hướng làm điều quấy mà cũng khiến chúng ta gần như là tự động ở mỗi hoàn cảnh, biết ngay điều thiện mà ta phải thực hành. Không có điều luật cứng ngắc nào có thể theo một cách máy móc để sống một nếp sống chánh trực, bởi v́ mỗi hoàn cảnh trong đời người đều là một hoàn cảnh mới, đ̣i hỏi tánh phân biện và hành động. Chỉ có một điều duy nhứt giúp chúng ta có thể biết một cách chính xác đâu là tiến tŕnh phải làm trước những hoàn cảnh đặc biệt, và có thể cung hiến cho chúng ta sức mạnh và ư chí để thực hiện tiến tŕnh đó, là một cái trí đă được thanh lọc, xuyên qua đó ánh sáng Bồ Đề Tâm luôn luôn chiếu rọi rực rỡ không ngừng. Bởi v́ Bồ Đề Tâm giải quyết các điểm tương quan, nên nó giúp chúng ta phân biện giữa điều phải và điều trái ở mỗi hoàn cảnh.

Chúng ta vừa xem qua một vài chức năng quan trọng của Bồ Đề Tâm, bây giờ chúng ta có thể xem qua một cách vắn tắt một số sự kiện chứng tỏ sự khác biệt giữa hiểu biết (là một sản phẩm suông của trí thức) và minh triết – là kết quả khi mà  trí thức được ánh sáng Bồ Đề Tâm chiếu rọi.

Điều đầu tiên chúng ta phải ngạc nhiên trong mối liên hệ này, là dường như có một sự cách biệt lớn không thể vượt qua được giữa lời nói và thực hành ở trường hợp của hiểu biết trí thức; nhưng điều đó không xảy ra đối với minh triết. Một người trí thức đơn thuần có một hiểu biết chỉ đặt trên nền tảng trí thức suông, y có khả năng tṛ chuyện, diễn thuyết và viết sách một cách lỗi lạc về các học thuyết cao nhất của tôn giáo, triết lư và lư luận, nhưng rất có thể có nếp sống hoàn toàn trái ngược lại với những ǵ y bày tỏ. Nhưng trường hợp một người đă nhận thức các điều này xuyên qua Bồ Đề Tâm th́ chuyện đó không thể xảy ra được, bởi v́ y “biết” rằng những chân lư này thuộc về đời sống nội tâm là thật. Một người biết rằng Adharma hay sống không chánh trực là lănh lấy khổ đau và làm bại hoại luân lư, sẽ xa lánh việc bất chánh như một người b́nh thường tránh thuốc độc v́ biết rằng nó sẽ làm ḿnh chết.

Một quá tŕnh hành động do minh triết chỉ dẫn, chẳng những luôn luôn có hành động chân chánh theo sau mà lại c̣n thêm điểm không do dự, không hối tiếc dù cho hiện nay hành động mang lại sự mất mát hay là điều không thoải mái, hoặc đau khổ, bởi v́ đương sự hoàn toàn chắc chắn rằng điều thiện sau cùng sẽ đem cho chúng ta sự tốt lành. Sự khác biệt này trong cách thể hiện bằng hành động của sự hiểu biết thông thường và minh triết bắt nguồn ngay từ bản chất của năng khiếu Bồ Đề Tâm. Ở cơi Bồ Đề, sự nhận thức và hành động không thể tách rời được. Ngờ vực và không chắc chắn khiến cho hành động trễ năi, nhưng chúng nó không hiện hữu ở cơi giới mà mọi sự là lẽ đương nhiên (Pratyaksha).

Sự ngờ vực làm hư hại tất cả hoạt động của con người thuần trí thức và v́ thế mà hành động có thể hay không có thể, theo sau một quyết định đúng đắn. Bất cứ lúc nào, chúng ta không thể diễn tả bằng hành động những ǵ chúng ta muốn làm, luôn luôn có một ít ngờ vực ẩn núp ngấm ngầm đâu đó trong trí chúng ta, mặc dầu ḿnh có thể không ư thức được điều đó. Đây không phải hoàn toàn là vấn đề năng lực ư chí mà là sự nhận thức rơ ràng và đúng đắn, không đ̣i hỏi phải có nhiều năng lực ư chí để khiến ḿnh kiêng cử vật ǵ mà ḿnh biết nó chứa đựng chất độc.

Cũng do nơi bản chất của chúng nó mà những phương tiện để thu đạt sự hiểu biết và minh triết cũng khác nhau. V́ sự hiểu biết gồm có một sức chứa, cho nên lâu đài hiểu biết phải được xây dựng từ viên gạch, hoặc ví như một bức tranh, phải được vẽ từ mỗi nét của cây cọ. Điều ấy đ̣i hỏi thời gian và nghị lực. Nhưng v́ minh triết thật sự không có sức chứa và chỉ là vấn đề nhận thức những liên hệ và ư nghĩa của những sự kiện đă được trí thức biết qua, cho nên không phải xây dựng cái ǵ cả. Mọi việc chỉ là vấn đề tăng trưởng quyền lực đi sâu vào sự nhận thức và nh́n càng sâu vào sự việc. Sự nhận thức càng tiến sâu th́ minh triết cũng càng trở nên thâm sâu theo. Chỉ một ánh chớp của nhận thức Bồ Đề Tâm đủ để có thể thay đổi trọn vẹn nếp sống của một người, và khiến y nh́n thấy sự thực cuộc đời một cách thông suốt, mà dù trải qua nhiều kiếp sống học hỏi các vấn đề thâm sâu của đời sống cũng không thể so sánh được. Một ánh chớp của sấm sét có khả năng bộc lộ một phong cảnh giữa đêm tối mà không thể nào so sánh với cách dùng một lồng đèn để cố gắng khảo sát phong cảnh đó. Cách đầu tiên có đặc tánh cấp thời, thống nhất và đúng với phối cảnh, trong khi cách thứ nh́ th́ từng phần và ngoài phối cảnh. Cả hai cách chẳng những đ̣i hỏi hai thời gian khác nhau, mà lại c̣n khác nhau trong bản chất chánh yếu của chúng. Cho nên, sự hiểu biết đạt được nhờ việc đọc sách, tham gia thảo luận, hoặc nghe thuyết giảng, những điều ấy cung cấp những chất liệu thô sơ của các sự kiện đủ loại khác nhau cần ích trong công việc xây dựng lâu đài hiểu biết. Các điều đó cần được sắp xếp đúng cách, những khoảng trống cần phải được bồi lấp, những ư nghĩ cần được làm sáng tỏ, những điểm yếu cần được bồi bổ mạnh thêm. Nhưng khi thu đạt sự minh triết, chúng ta chỉ phải tăng cường tánh chất rơ ràng của cái nh́n, bằng cách xóa bỏ những điều ô trược, méo mó và phức tạp hiện diện trong cái trí và bỏ những phương cách sai lầm biểu lộ trong hành động. Chúng ta phải đi sâu vào bên trong để lĩnh hội ở mức độ thâm sâu hơn, nâng lên đến trạng thái tâm thức cao cả hơn và khai mở đường lưu thông giữa phần trí thức và tâm linh

Những ǵ vừa được tŕnh bày ở phần trên đây với sự lưu ư về sự hiểu biết và minh triết sẽ giúp người chí nguyện làm trí y sáng tỏ để thấy những ǵ y phải phấn đấu, quyết định coi y có thể trông mong và hiến dâng đến đâu để chỉ theo dơi các học tập trí tuệ, chọn lựa những phương tiện đúng đắn hầu phát triển minh triết và sau cùng trắc nghiệm coi sự hiểu biết của ḿnh đă tri thức hay trực giác đến mức độ nào. Để phân biệt hai điểm này, một vài trắc nghiệm khách quan thô sơ, đơn giản và được áp dụng như sau đây với mục đích xét đoán trạng thái tổng quát của cái trí:

1.     Bạn có nghe do dự, hoặc không sẵn sàng thực hiện các quyết định chánh trực hay những kết thúc đúng đắn bằng một hành động thích đáng?

2.     Hỏi vậy có một hành động tự nhiên, không cần cố gắng và không bị hạ trí chống đối, đi theo những quyết định đúng đắn của chúng ta không?

3.     Hỏi vậy những kết luận và những niềm tin vững chắc của chúng ta có bị luôn luôn thay đổi, hôm nay thật xác định và chắc chắn để rồi ngày mai tất cả đều xáo trộn và đầy dẫy nghi hoặc?

4.     Hỏi vậy các kết luận của chúng ta có phải bị thay đổi hoặc củng cố thêm  măi do ánh sáng của các sự kiện mà chúng ta mới vừa khám phá?

5.     Hỏi vậy những sự kiện và kinh nghiệm mới chỉ khiến cho nền tảng sơ cấp của sự hiểu biết chúng ta trở nên sáng suốt, sống động và xác định hơn thêm, hay là chúng ta phải thường xuyên thực hiện những thay đổi lớn lao mỗi khi đứng trước những sự việc hay kinh nghiệm mới?

6.    Hỏi vậy chúng ta có phải luôn luôn chạy theo sau kẻ khác để cầu xin được chỉ dạy mỗi khi gặp khó khăn và không thể quyết định ḿnh phải theo đường hướng nào trước những hoàn cảnh?

7.     Hỏi vậy chúng ta có luôn luôn ở trong trạng thái tâm trí xao động và bất ổn, không hài ḥa và không ăn nhịp với mọi việc, mọi người?

Những câu trả lời cho các câu hỏi này sẽ giúp chúng ta một vài ư tưởng về mức độ cái trí của chúng ta có khả năng thu nhận đến đâu ánh sáng soi rọi của Bồ Đề Tâm.

Các điều vừa tŕnh bày trên đây cho thấy sự nhận định rơ rệt sự phân biệt giữa trí thức và trực giác chỉ là một vấn đề lư thuyết suông về phương diện tâm lư, nhưng nó lại ảnh hưởng bên trong đời sống chúng ta bằng nhiều cách khác nhau. Do sự nhận định đúng đắn về sự phân biệt này mà chúng ta biết các giá trị của cuộc đời và có khả năng sắp xếp hữu hiệu các cố gắng của chúng ta để khám phá Chân Ngă của ḿnh.

 

 HOME T̀M HIỂU  NHẬP MÔN  sách  TIỂU SỬ   BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN  BÀI VỞ  THƠ   gifts  TẾT 2006  NỮ THẦN ISIS