Không Tôn Giáo Nào Cao Hơn Chân Lư

 HOME T̀M HIỂU  NHẬP MÔN  sách  TIỂU SỬ   BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN  BÀI VỞ  THƠ   gifts  TẾT 2006  NỮ THẦN ISIS

Tri thức và Thực hành

(Tạp chí Nhà Thông Thiên Học số tháng 5 năm 2002)

Tác giả Radha Burnier

Trích THẾ GIỚI XUNG QUANH TA

(THE WORLD AROUND US)

Bản dịch: www.thongthienhoc.com



Tri thức và Thực hành

 

Mọi người nghiêm túc quan tâm tới sinh hoạt tinh thần đều biết rằng kiến thức và minh triết không giống nhau. Kiến thức có thể tồn tại không dính dáng ǵ tới sinh hoạt hàng ngày; nhiều kiến thức về kinh điển, triết lư, kho tài liệu huyền bí và những đề tài khác không ngăn cản được người ta ích kỷ, sợ sệt hoặc điên rồ. Trong Chandogya Upanishad (chương7) có một cuộc đối thoại nổi tiếng giữa Narada và Sanat Kumara bàn về đề tài này; nó bắt đầu bằng việc Narada tuyên bố rằng ḿnh đă nghiên cứu nhiều thứ kể cả kinh điển, nghệ thuật, thế nhưng vẫn thiếu sót điều cốt lơi tức là minh triết.

Các đạo sư vốn thỉnh thoảng xuất hiện và dẫn dắt nhân loại đă t́m cách đưa thế giới hướng về minh triết và những điều các ngài giảng dạy - trong chừng mực được truyền thừa chính xác - hợp thành một sự kiết tập kiến thức mà ta không thể bác bỏ là không thích hợp mưu cầu minh triết. Không phải mọi kiến thức đều có sự liên quan tới việc nhu cầu ấy, nhưng kho tài liệu tinh thần chân chính có thể được so sánh với các giàn giáo giúp ta xây dựng một ṭa nhà hoặc một cái bè giúp ta đi tới bờ bên kia; khi đến bờ bên kia th́ ta bắt đầu một cuộc hành tŕnh lâu dài hướng về việc thực chứng minh triết.

Quyển Dưới Chơn Thầy có dạy: “Mọi kiến thức đều hữu ích, một ngày kia con sẽ có được mọi kiến thức nhưng trong khi chỉ có được một phần th́ con nên cẩn thận để cho nó là phần hữu dụng nhất”. Điều này đặc biệt thích đáng trong lúc bây giờ khi kiến thức và thông tin đang tràn ngập thế giới mà không khiến cho thế giới an b́nh hoặc hạnh phúc hơn một cách tương ứng. T́nh trạng bạo lực lộng hành, tham nhũng và ích kỷ tràn lan cho thấy ngay cả kiến thức uyên bác cũng không thể biến đổi bản chất con người, làm bớt đi ḷng ích kỷ; dạy người ta biết yêu thương và chăm sóc người khác. Trái lại quá nhiều kiến thức dường như tạo ra t́nh trạng thuận lợi cho sự ngă mạn kịch liệt, tâm hồn chai đá cùng với những đặc tính khác làm méo mó bản chất con người.

Nếu vậy th́ ta có thể có cảm tưởng rằng không cần phải chú ư tới những huấn thị và lời giảng dạy của các bậc thánh nhân giác ngộ, chẳng hạn như Đức Phật và Chúa Giêsu. Trong bài báo “Liệu có chăng một con đường dẫn tới Chân lư ?” (Tạp chí Nhà Thông Thiên Học số tháng năm 2002). Giáo sư Krishna đă nói rất đúng rằng:

“Khi tuyên đọc mọi điều mà Đức Phật đă giảng dạy và điều mà nhiều người bảo rằng do Đức Phật giảng dạy, người ta có thể trở thành một học giả hoặc một giáo sư về triết lư Phật giáo, nhưng giáo sư không phải là Phật . . . Giáo sư thậm chí có thể nói và giải thích hay hơn Đức Phật nữa, nhưng tâm thức của ông ta không phải là tâm thức Phật. Nếu không có sự chuyển hóa tâm thức th́ chỉ có kiến thức chứ không có minh triết . . . Trong địa hạt khoa học là lĩnh vực của kiến thức, khi một phát biểu chính xác là một sự thật th́ người ta có thể ứng dụng nó; chẳng hạn như người ta có thể ứng dụng định luật hấp dẫn mà tuyệt nhiên không có nhận thức sâu sắc nào về không gian, thời gian, vật chất và năng lượng.

 Giáo sư tiếp tục giải thích rằng trong lĩnh vực kiến thức th́ các công thức có tác dụng v́ chúng diễn tả chính xác điều thật sự tồn tại, nhưng trong cuộc mưu cầu tôn giáo th́ các công thức và ư niệm chẳng dùng vào đâu được.

 Ta cũng nên khảo sát xem liệu có thực sự như vậy chăng hay vấn đề ta dễ dàng tin vào những công thức mà các nhà khoa học sáng suốt đă đưa ra, nhờ vậy ứng dụng được chúng vào thực tiễn; nhưng nếu phát biểu của Đức Phật mà chân thực, phản chiếu những sự kiện trong cuộc sống mà chính ngài đă phát hiện và trải nghiệm khi thể nhập trạng thái minh triết, yêu thương sâu sắc và vô bờ bến th́ ta lại không tin. Chẳng hạn như Đức Phật Thích Ca tuyên bố rằng “Oán thù không thể dứt bặt khi cứ tiếp tục oán thù, chỉ có t́nh thương mới làm cho hết hận thù”; đây là một công thức có tác dụng bằng không th́ ngài chẳng phát biểu làm chi, Đức Phật không thể tuyên cáo lời giả dối. Nhưng hàng triệu người vẫn biết toa thuốc ấy lại không hoàn toàn tin nó hiệu nghiệm, v́ thế cho nên họ ngần ngại miễn cưỡng toàn tâm toàn ư thực hành nó. Một sự ứng dụng hời hợt được chăng hay chớ chẳng thể nào hữu hiệu được, cũng giống như ta không thể bảo đảm một công thức tạo ra kết quả nếu ta chỉ ứng dụng nó có một phần.

 


 HOME T̀M HIỂU  NHẬP MÔN  sách  TIỂU SỬ   BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN  BÀI VỞ  THƠ   gifts  TẾT 2006  NỮ THẦN ISIS