|
HOME T̀M HIỂU NHẬP MÔN sách TIỂU SỬ BẢN TIN H̀NH ẢNH thIỀN BÀI VỞ THƠ gifts TẾT 2006 NỮ THẦN ISIS
|
TRI
THỨC CHÂN CHÍNH
(Tạp chí Nhà Thông Thiên Học số tháng 8 năm 1984)
Trích THẾ GIỚI QUANH TA
Tác giả Radha Burnier |
|
TRI THỨC CHÂN
CHÍNH
Diệu Đế đầu tiên trong Tứ Diệu Đế mà Đức Phật dạy đó là Khổ Đế. Trên
đời này có nhiều điều khoái lạc và nhiều điều đẹp đẽ. Nhưng ẩn bên
dưới khoái lạc và sự đẹp đẽ đó lại là sự đau khổ. Đau khổ này có bản
chất lưỡng bội, một là tanha, nghĩa là ham muốn, thèm khát,
thèm thuồng những vật hữu h́nh và vô h́nh, và hai là vô minh
(avidya) không biết rơ. V́ đau khổ là nền tảng của khoái lạc cho nên
khoái lạc thật phù du và dễ dàng biến thành đau khổ, buồn chán, bứt
rứt v.v . . .
Nói chung, ta nghĩ rằng bất hạnh là do hoàn cảnh hoặc do người khác
gây ra, tức là do một điều ǵ đó ở bên ngoài bản thân ta, nhưng thật
ra không phải như vậy. Nguyên nhân của bất hạnh là cái trí cứ thèm
khát mọi chuyện và không biết rơ bản chất thực của mọi chuyện ấy.
Thèm khát và vô minh là hai khía cạnh của cùng một t́nh huống. Chỉ
v́ vô minh (không biết rơ) về bản chất của sự sống cho nên ta mới
thèm khát. Người nào sống trong sự thật th́ không ham muốn bởi v́ sự
thật vốn phong phú và viên măn đến nỗi người ấy không cần mưu t́m
tới bất cứ thứ nào khác. V́ thế cho nên thật quan trọng khi khảo sát
bản chất của vô minh và tri thức do ta thường có ư niệm sai lầm về
cả hai thứ nêu trên.
Tri thức theo nghĩa thông thường của thuật ngữ này tức kiến thức về
những sự vật ngoại giới không thể làm giảm bớt hoặc dịu bớt sự ham
muốn. Một người có kiến thức uyên bác vẫn có thể có nhiều tham vọng,
dâm dục và nhỏ nhen. Nhưng ở đâu có tri thức chân chính th́ ở đó
không có sự thèm khát. V́ thế cho nên việc trắc nghiệm sự hiểu biết
của người ta vốn ở chỗ liệu y có thể giải thoát khỏi tanha và
avidya hay chăng. Nếu việc nghiên cứu giáo huấn tinh thần
không giúp y giải thoát được chúng th́ giáo huấn có ǵ đó trục trặc
hoặc cách mà y thuyết giải giáo huấn là trục trặc.
Tri thức chân chính trong khi không mang tính giáo điều lại có tính
chắc chắn. Chân lư vốn tự nó đă hiển nhiên rồi và minh bạch. Nó
không cần lập luận và sự hậu thuẫn từ bên ngoài, ai biết th́ ắt biết
rồi. Chỉ kẻ nào không chắc chắn th́ mới cần người khác hậu thuẫn cho
đức tin của ḿnh. Y thích trích dẫn thẩm quyền và dựa dẫm thẩm
quyền. Y có tính giáo điều khi thuyết giải các kinh điển và những
tác phẩm khác bởi v́ quan điểm của y không thể dựa trên giá trị cố
hữu của những tác phẩm ấy. Y càng không chắc chắn bao nhiêu th́ y
lại càng quả quyết bấy nhiêu bởi v́ y e rằng quan điểm của ḿnh ắt
bị lung lay. Y cứ khăng khăng lập đi lập lại, ngoan cố, căi lư.
Các bậc đạo sư chân chính đều không mang tính giáo điều bởi v́ các
ngài biết sự thật. Các ngài không cần áp đặt ư kiến của ḿnh hoặc vỗ
ngực xưng tên, bởi v́ sự thật vốn bao trùm tất cả và vượt ngoài ṿng
thời gian cho nên đến đúng lúc sẽ được chứng minh.
Khi Chúa Giêsu Kitô và Đức Phật giảng đạo trên trần thế, các ngài
không có những viên chức quan hệ quần chúng để sắp xếp những cuộc
họp báo. Nhưng giáo huấn của các ngài đi tận vào tâm khảm của những
người biết lắng nghe, và đến lượt những người này lại truyền đạt
giáo huấn ấy cho người khác. Thế là giống như Ngọn lửa Thế vận hội,
thông điệp ấy được truyền đi và giáo huấn được truyền bá. Đó là sức
mạnh của Sự thật.
Tri thức chân chính mang lại một ư thức không bám víu.
Trong sinh hoạt hàng ngày có nhiều chuyện chẳng quan trọng bao nhiêu
mà chúng ta lại gán cho chúng tầm quan trọng lớn lao. Thế nhưng
chúng ta không giáp mặt đúng đắn với chúng. Các đáp ứng của ta đối
với những diễn biến trong sinh hoạt hàng ngày và nhất là đối với
những người khác thường quá mù quáng và máy móc, thế nhưng đó là
những trắc nghiệm quư báu về tính t́nh của ta. Nếu một người bỏ sót
không mời ta tham dự một lễ lạc th́ ta ắt đáp ứng ra sao? Nếu ta
quyết định chơi tṛ ăn miếng trả miếng th́ điều đó có nghĩa là chúng
ta không nhận ra được có một sự trắc nghiệm. Bất cứ chuyện ǵ cho dù
nhỏ mọn đến đâu đi chăng nữa cũng có thể dạy ta một ư thức chính xác
về các giá trị hoặc nó có thể khiến ta bất hạnh. Nó có thể phá hoại
một mối quan hệ và đưa tới một sự hiềm khích được duy tŕ trong
nhiều năm dài. Nhưng khi có tri thức chân chính ta không bị xáo trộn
bởi những diễn biến nhỏ nhen v́ chúng ta nhận ra đó là những trắc
nghiệm mà ta có thể xử trí một cách thông minh. Nếu khi giáp mặt với
một sự trắc nghiệm như thế tâm trí vẫn vững tin, kiên định và không
phản ứng th́ ta có thể chắc chắn rằng xét cho cùng th́ tri thức của
ta là tri thức chân thực.
Trí thức chân chính tự nhiên và tự phát mang lại một sự tịch lặng
sâu sắc nội tâm trong đó những xúc cảm, tư tưởng và phấn đấu vốn
thuộc về phàm ngă đều giảm đi và mất quyền lực.
Mọi tôn giáo đều nhấn mạnh tới cách ứng xử đúng đắn bởi v́ các hoạt
động quen thuộc đối với phàm ngă đều làm cho ta mù quáng trước Sự
thật. Lừa đảo, chiếm đoạt, ngă mạn, tham vọng, ganh tị và nhiều biểu
hiện khác của phàm ngă nhỏ nhen đều gây thiệt hại cho sự khám phá
tinh thần. Mặt khác, tri thức tinh thần có nền tảng là sự xả thân và
quên ḿnh.
Tri thức tinh thần có phẩm chất là không thể sai lầm, thế nhưng nó
vẫn mang lại quyền lực bởi v́ nó có thể truyền đạt ở một mức độ vô
h́nh sâu sắc hơn. Những lời lẽ của người minh triết thốt ra chủ yếu
khiến cho người nghe đạt tới một t́nh trạng chú tâm đến mức y có thể
tiếp nhận được sự truyền thông tâm truyền tâm này.
Như vậy tri thức tinh thần có đặc trưng không liên kết với điều mà
ta thường gọi là kiến thức. Hầu hết chúng ta đều tự lừa gạt ḿnh
bằng cách nghĩ rằng chúng ta có kiến thức trong khi thực ra chúng ta
lại vô minh. Việc không có khả năng đáp ứng với cuộc sống một cách
b́nh thản, với tâm yêu thương tử tế, sự khiêm tốn và ḷng tốt biểu
thị một trạng thái vô minh, đến lượt nó tạo ra sự thèm khát các sự
vật, địa vị, danh vọng và mọi thứ bất tận. Vô minh như thế là sự
phiền năo lớn nhất của con người.
Bản
thân sự chết không phải là một nguyên nhân của đau khổ. Phiền năo là
ở chỗ không hiểu được ư nghĩa của sống và chết. Việc mất một người,
một địa vị, đồ vật, danh dự, tạo ra sự xáo trộn và chống đối, ác ư,
bởi v́ ta không hiểu được chủ đích và bản chất của hiện tồn cùng với
những định luật chi phối nó. Việc thiếu hiểu biết mới là đau khổ chứ
không phải bản thân sự mất mát.
Muốn
thoát khỏi vô minh ta phải học cách sống tự do trong mọi trắc nghiệm
nho nhỏ vốn vô vàn trong sinh hoạt hàng ngày. Một cuộc trắc nghiệm
nhỏ có thể kết thúc bằng một sự thất bại lớn lao hoặc có thể giúp
cho ta hiểu biết thêm nhiều. Nó tùy thuộc vào việc ta tỉnh thức và
có trách nhiệm như thế nào. Vô minh chính là không chịu trách nhiệm
về điều xảy ra. Đau khổ của ta không xuất phát từ bất kỳ tác nhân
bên ngoài nào. Ta ắt minh triết hơn khi xem xét bản thân để coi
những đáp ứng và hành động chúng ta trục trặc ở chỗ nào.
-----------------------------------
HOME T̀M HIỂU NHẬP MÔN sách TIỂU SỬ BẢN TIN H̀NH ẢNH thIỀN BÀI VỞ THƠ gifts TẾT 2006 NỮ THẦN ISIS