Không Tôn Giáo Nào Cao Hơn Chân Lư

 HOME T̀M HIỂU  NHẬP MÔN  sách  TIỂU SỬ   BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN  BÀI VỞ  THƠ   gifts  TẾT 2006  NỮ THẦN ISIS

TRIẾT LƯ CỦA ÔNG KRISHNAMURTI

(The Philosophy of Mr. Krishnamurti)

Tác giả C. T. Srinivasan

Thạc sĩ Khoa học Xă hội và Nhân văn.

(Giáo sư Triết ở Đại học Annamalai, Ấn Độ)

Đây là bài thuyết tŕnh đọc tại Bangalore nhân dịp kỷ niệm 38 lần Sinh nhật của Krishnamurti.

Đăng trên Tạp chí Nhà Thông Thiên Học số tháng 7 năm 1933.

Bản dịch: www.thongthienhoc.com

  

Sự kiện một người không phải Thông Thiên Học gia, nhân dịp hạnh phúc này được phát biểu ư kiến là một dấu hiệu chắc chắn nhất về sự thay đổi trong thái độ của chúng ta là do những giáo huấn sâu sắc của ông Krishnamurti. Ông bảo rằng không c̣n là thủ lĩnh của một tổ chức có những lư tưởng và điều lệ nhất định, v́ theo quan điểm của ông th́ đó là hạn chế. Mặt khác, ông yêu cầu toàn thể nhân loại biết suy nghĩ hăy lắng nghe ông, v́ thế cho nên ông không phải là vật sở hữu đặc biệt của bất kỳ một định chế hoặc hiệp hội nào. Tôi chỉ có thể phán đoán về ông từ một khoảng cách xa. Nhưng khi hiểu được tư tưởng của ông th́ điều này kết hợp chúng lại trên một diễn đàn suy đoán chung. Những sự kỳ vọng hoặc trân trọng cá nhân không được làm mờ đi tầm nh́n của ta khi ta chú ư tới những tư tưởng triết học của ông.

Liệu ông Krishnamurti là một thần bí gia hay một triết gia?, đó là thắc mắc mà ta phải đương đầu trước tiên. Chúng ta không cần quan tâm tới những điều thú nhận hoặc chối bỏ của ông. Một nghệ sĩ chân chính thường không biết tới việc ḿnh thuộc về trường phái đặc thù nào. Chính nhà phê b́nh mới phải cân nhắc sự phán đoán.

 Liệu có bất kỳ nguyên lư siêu h́nh trung tâm nào xuyên suốt những tác phẩm và diễn từ của ông Krishnamurti chăng? Nếu có th́ liệu ông xác lập nó dựa trên cơ sở thuần lư hay dựa trên trải nghiệm cá nhân của chính ḿnh? Nếu nó dựa trên trải nghiệm cá nhân th́ tôi chẳng dính dáng ǵ tới nó. Một trải nghiệm cá nhân chỉ có dấu ấn sự thật nếu nó chỉ được phổ quát hóa. Nhưng ông Krishnamurti dường như nhấn mạnh tới cả hai. V́ mọi trải nghiệm đều quả thật là cá nhân, cho nên người ta chẳng cần e lệ khi toan tính đạt tới sự thật thông qua trải nghiệm ấy. Vả lại, việc ông nhấn mạnh tới Thông hiểu gợi ư rằng có một nền tảng siêu h́nh học mà có lẽ chính tư tưởng gia vĩ đại cũng không ngờ.

Xét theo quan điểm văn học th́ ông là một thần bí gia hoàn hảo. Đối với một số người th́ những tuyên bố bí ẩn và mẩu chuyện thần bí của ông với những vấn đề tiến thoái lưỡng nan và có vẻ là mâu thuẫn, th́ những điều này có thể hấp dẫn được họ khi họ cảm nhận rằng phải là trí thức mới hâm mộ và trân trọng những điều đó. Nhưng cái khoảng trống há hoác mồm ra giữa những tư tưởng này và tư tưởng khác sẽ có thể nuốt chửng chúng ta, vốn là những nhà luận lư tồi tàn và không biết bay bổng. Chẳng hạn như ta hăy xét những ḍng chữ sau đây; “Tôi nh́n thấy một người tiến về phía ḿnh. Tôi nhỏ lệ v́ kư ức đau đớn ấy”. “Ở khoảng cách xa một ngôi sao đơn độc đang chiếm lĩnh bầu trời”. Bất kỳ sự thuyết giải nào đối với những câu như trên đều có thể thích ứng với mục đích của người thuyết giải, nhưng nó vẫn dành một chỗ rộng răi nhất cho đủ thứ cách giải thích. Khi ta đọc những bài thơ của ông th́ ta đọc tư tưởng của một thần bí gia có học với sự chiêm nghiệm thẩm mỹ sâu sắc và không có một chút đồng cảm nào với những kẻ đang phấn đấu để hiểu rơ chúng. Những bài thơ như thế được đọc, ngưỡng mộ, nhưng tiếc thay lại bị quên lăng quá nhanh. Sự ung dung tự ḿnh kiểm soát ḿnh của một thi hào không thể dễ dàng được truyền đạt cho những tâm trí đang đầy những thắc mắc khác. Việc giải thích chỉ khiến cho chúng khô khan và trừu tượng, c̣n việc đơn giản là trân trọng ắt không đụng chạm ǵ tới sự dốt nát của ta. Điều này cũng là trường hợp của hầu hết bài thơ của Robert  Browning, Rabindranath Tagore, Maeterlinck và những thi sĩ khác. Xúc động nhất thời siêu việt được sự thăng bằng trí tuệ ràng buộc vào nguyên nhân, thế rồi nó được diễn tả vượt ngoài tầm t́m hiểu của người khác. May mắn thay, ta có những bài thuyết tŕnh, pháp thoại và giải đáp của ông, mà cảm ơn Trời không giống như những bài thơ của ông. Đối với Krishnamurti, mọi tôn giáo có tổ chức đều sai. “Giáo huấn của tôi không phải là thần bí học hoặc huyền bí học, v́ tôi chủ trương rằng cả thần bí học lẫn huyền bí học đều là sự hạn chế của con người với Chân lư. Điều này cắt đứt mối quan hệ của ông với cái Hội đă khai sinh ra ông. Ông bảo rằng “Tôi đă đập tan nát chính cái tảng đá mà tôi đă lớn lên trên đó”. Chẳng bao lâu nữa ta ắt thấy ông đă thành công tới đâu.

Xét về mặt siêu h́nh học, th́ ông Krishnamurti là một thiên tài về suy đoán, có một tầm nh́n minh bạch về sự thật, nhưng không thể diễn tả nó theo kiểu luận lư lạnh lùng. Nhưng cũng có luận lư cao cấp của Cuộc Sống, cái trật tự tồn tại thuần lư mà ông cố gắng trước sau như một với nó. Thực tại cũng là thuần lư bằng không ta chẳng thể hiểu được nó. Cái sự kiện đơn giản là bạn và tôi có thể thông hiểu nhau cũng đủ chứng minh rằng thực tại có bản chất thuần lư. Chính lư trí khiến cho ta có thể thông hiểu được tổng quát xét về mọi khía cạnh xă hội, luân lư và triết lư. Lư trí xuất hiện dưới dạng bản năng nơi con thú và những giống loài hạ đẳng cũng như xuất hiện dưới dạng thói quen và sự chọn lựa nơi những loài cao cấp hơn. Tuy nhiên không dễ ǵ hiểu được trọn cả khả năng của lư trí và v́ thế cho nên thần bí gia khinh thường nó, c̣n vị thánh thờ ơ với nó. Việc bảo rằng ta không thể lư luận về Thực tài th́ đó cũng là một phát biểu thuần lư. Điều siêu việt được lư trí không thể kém phần thuần lư, v́ đó cũng chính là cái lư trí đă bị lột bỏ hết mọi điều có vẻ là hạn chế nó. Chúng ta dùng một danh xưng đặc biệt là “Trực giác” để gọi cái khía cạnh này của nó. Theo ông Krishnamurti, ta siêu việt được cá tính trong việc chiêm nghiệm toàn thể đều là Sự Sống. Một sự thông hiểu như thế giải thoát Sự Sống ra khỏi việc nó bị ràng buộc vào vọng tưởng. Lư tưởng là Sống trong Tự do mà ta chỉ có thể cảm nhận và trải nghiệm được. Điều thông hiểu bằng trực giác trong trạng thái như thế có thể được gọi bằng bất kỳ danh xưng nào: Sự Sống, Tâm thức Thuần túy, Kỳ gian, Brahman, Ư niệm Tuyệt đối, Bản thể v.v. . . Nhưng mỗi một trong các danh xưng này đều có sự bất toàn của riêng ḿnh; v́ một danh xưng ám chỉ một đối tượng trong tư tưởng, nhưng Thực tại mà ta đang xét chẳng bao giờ là khách thể. Thực tại không phải điều hiển nhiên đối với Tâm thức trong vai tṛ là khách thể, mà là điều khiến cho  tâm thức được khả hữu trong những mối quan hệ chủ thể-khách thể. V́ thế cho nên ông Krishnamurti bảo rằng “Điều có thể miêu tả được th́ không phải là chân lư”. Nhưng việc biết tới tính không thể miêu tả, không thể diễn tả, hàm ư là có một sự thông hiểu ngấm ngầm về đó. Ông bảo rằng: “Nhờ biết được những chướng ngại đối với chính ḿnh, nhờ khiến cho những chướng ngại ấy giáp mặt với tâm hồn và tâm trí của ḿnh, ta ắt giải thoát ḿnh khỏi chướng ngại ấy và nhờ vậy thực chứng được cái sự hài ḥa, sự thăng bằng của thông hiểu. Những chướng ngại đối với việc thông hiểu Hiện tại phải được thấy rơ và loại bỏ trong tâm thức. Được thôi, đây chính là việc điều tra siêu h́nh học thuần túy chứ chẳng có ǵ khác nữa. Ông bảo rằng “Nhờ phân biện được điều chân thật, ta mới có sự thông hiểu trong đó không có sự tinh tấn và giới luật”. Nhưng nếu không có sự tinh tấn hoặc giới luật về trí năng ấy th́ ông đâu có đạt tới cái sự thật này.

Thế th́ đâu là ư niệm của Krishnamurti về Thực tại? Có chỗ ông gọi nó là Sự Sống, c̣n ở những chỗ khác ông gọi nó là Hạnh phúc toàn bích, Sự thật và T́nh thương. Ông bảo rằng “Điều sống động hằng biến dịch th́ không thể mô tả được”. Vậy là ông đă đóng góp một số tư tưởng mới mẻ cho siêu h́nh học với một sự độc đáo thật sự đáng ngưỡng mộ. Đây có vẻ là ứng dụng thực tiễn triết lư của Bergson, trong đó Thực tại là sự vô thường chứ không phải là những sự vật vô thường. Nhưng tính vĩnh hằng của sự vô thường trên cương vị là Thực tại lại thường trụ! Trong khi Bergson đạt tới Thực tại nhờ cân nhắc những nền tảng và giới hạn sinh học của tâm thức đơn thuần th́ ông Krishnamurti lại xác lập Thực tại của ḿnh bằng việc hiệu triệu sự trải nghiệm ngay tức thời của cá nhân. “Ta đạt được sự hài ḥa trong Sự Sống nhờ thông hiểu tính đơn nhất nền tảng của mọi cá thể”. Ông lại bảo rằng: “Trực giác là đỉnh cao của trí tuệ và bằng cách giữ cho trí tuệ thường xuyên tỉnh thức, bạn mời gọi trực giác vốn là ánh sáng chỉ đạo nhờ đó bạn dẫn dắt sinh hoạt của ḿnh thay v́ dựa vào tính ngưỡng và giáo điều”. Việc ông khăng khăng mời gọi sự nghi ngờ và giữ cho trí tuệ thường xuyên tỉnh thức, là cái phần thưởng siêu h́nh học duy nhất được diễn tả mà không sử dụng cái vỏ chuyên môn thông lệ. Đối với ông, “trực giác là đỉnh cao của trí tuệ, c̣n trí tuệ là sự tích lũy trải nghiệm”. Ở chỗ khác ông có nói tới trải nghiệm thông thường của cá thể vốn đ̣i hỏi ta phải ráo riết nghiên cứu. Đối với ông, Sự Thật là sự toàn vẹn của cuộc sống. Ở bất cứ nơi đâu có nó th́ nó đều là một tổng thể. Theo quan điểm này th́ không thể có được một tâm thức vũ trụ trung tâm, v́ tâm thức luôn luôn mang tính chủ quan. Đây là đóng góp của ông cho tư tưởng hiện đại, là nền tảng của kết luận của ông vốn độc đáo nhất. Ông có thể phủ nhận triết học, nhưng triết học là sự phán đoán về điều tối hậu và v́ thế cho nên mỗi một trong những phán đoán ấy đều đóng góp vào vốn liếng của nó, mặc dù ông có thể không ư thức về điều này.

 Ư tưởng của Krishnamurti cho rằng sự sống là biến dịch không ngừng, nói theo thực nghiệm th́ chính xác. Nhưng ngay cả theo ư niệm của ông th́ vẫn có một sự thoáng thấy cái bối cảnh vĩnh hằng, cái nền móng của sự sống năng động này. Biến dịch có hàm ư thời gian và theo phát biểu của chính ông th́ thời gian là ảo tưởng. Nhưng Sinh hoạt và Hành động hết ḿnh th́ trước tiên giả định có một ư niệm về Thời gian; thế th́ Thời gian có tính ưu việt hơn cả cái Thực tại mà ông xác lập! Sự phê phán này không dựa trên chỉ là luận lư. Đó là một khuyết điểm trầm trọng trong hệ thống tư tưởng của ông, mặc dù ông không bị ràng buộc bởi bất kỳ hệ thống tư tưởng nào. Chỉ chối bỏ không thôi chẳng thể xóa đi được sự tự mâu thuẫn hoặc tiền hậu bất nhất về luận lư.

Trên cương vị là một tư tưởng gia độc lập, không dựa dẫm vào bất cứ thẩm quyền nào, ông thật là vô song. Thoạt nh́n th́ hầu hết những kết luận liều mạng của ông có thể dường như là giáo điều. Nhưng chúng dựa trên việc ứng dụng cảm thức phân biệt phải trái b́nh thường vào trải nghiệm của chính ḿnh. Chỉ có một thiên tài vĩ đại về suy đoán mới có thể kết án ngay cả công việc “quan sát b́nh diện cao nhất chỉ là việc quan sát những hiện tượng nơi ngoại cảnh”.

Ông Krishnamurti đă bứt phá khỏi những truyền thống và tin tưởng của cái Hiệp hội lớn đă thực sự khai sinh ra ông. Chỉ có những tư tưởng gia độc lập táo bạo mới có khả năng thấy được Chân lư như thị. Ông là một anh hùng về tư tưởng. Không một cân nhắc nào về nhân cách hoặc thành kiến làm lu mờ tầm nh́n của ông. Đó là sự vĩ đại thật sự của con người này. Ông phải được xếp loại vào những người đă phiêu lưu rất nhiều về tư tưởng như Hume, Bergson và James. Nhưng đối với họ sự suy lư chỉ là một cứu cánh tự thân, trong khi đối với ông Krishnamurti đó chính là cuộc sống của ông, cuộc sống vốn toàn vẹn chứ không chỉ là thấm nhuần tất cả. Kết luận siêu h́nh học mà ta thấy nơi ông, không chỉ là một hệ thống tư tưởng v́ ích lợi của riêng ḿnh mà có liên quan tới Chân lư được ông gọi là Sự Sống. Bạn không thể gọi đó là việc thực chứng hoặc giải thoát cuộc sống, v́ đó chỉ là những thuật ngữ mới mẻ để chỉ tri thức hoàn hảo về t́nh huống, tức là lư tưởng của phái Vedanta. Thực Tại vốn hoàn hảo và bất kỳ lúc cho sẵn nào độc lập với việc ta có thông hiểu nó hay chăng. Ông bảo rằng “Người nào thực chứng được Sự Sống ắt trở thành Sự Sống”. “Người nào biết được Brahma th́ quả thật trở thành Đấng Brahman”. Điều này phải được thực chứng ở đây và ngay bây giờ. Hầu hết những phát biểu của ông có vẻ giống như bản dịch của những phát biểu trong Brihadaranyaka và những Áo nghĩa thư khác. Nhưng chúng chỉ là những phát biểu của riêng ông, dựa trên ḥn đá tảng vững chắc là lư luận độc lập và trải nghiệm có ư thức không thiên kiến.

Ta đừng quên công tŕnh vĩ đại do Tiến sĩ Besant thực hiện cùng với những linh hồn cao cả khác, vốn chọn triết gia này v́ một mục đích cao cả. Một số các bạn có thể cảm thấy rằng ông đă không làm tṛn những kỳ vọng về ḿnh. Nhưng sự vĩ đại của việc chọn lựa ấy là ở chỗ đó. Sự chân thành về mục đích mang lại những kết quả vượt xa các kỳ vọng hoặc ư định. Ai mà lại chưa được hưởng lợi qua những bản dịch xuất sắc về Áo Nghĩa Thư và tác phẩm của Shankara mà thỉnh thoảng Hội Thông Thiên Học có xuất bản? Mặc dù có thể không có ư thức về điều này th́ Krishnamurti vốn là sản phẩm chân chính của nền văn hóa Thông Thiên Học. Tôi hi vọng rằng Hội sẽ tiếp tục măi măi làm chuyện phúc lợi cho nhân loại bất chấp sự phê phán đầy hảo ư của ông Krishnamurti. Với vai tṛ là một tổ chức xă hội và tôn giáo, ảnh hưởng của nó thật là rộng răi, trong khi những giáo huấn của Krishnamurti chỉ có một thiểu số hạn chế mới hiểu được thôi. Thực ra th́ sự vĩ đại của Hội được nâng cấp qua công tŕnh lớn lao của Đấng Cứu Thế nổi loạn. Thần bí học đang nhường chỗ cho triết học thuần túy.

Để kết luận, tôi xin nói rằng triết lư của Krishnamurti ắt giúp ích cho những ai muốn t́m hiểu Triết lư của Shankara. Ấy là v́ nó cung ứng thái độ tâm trí cần thiết để điều tra về bản chất của Thực tại. Triết lư của Krishnamurti tiến rất gần tới thuyết Bất nhị (Advaita) nhưng thiếu sự hoàn hảo về mặt lư luận. Điều che giấu Chân lư chính là vô minh của người ta mà Shankara gọi là Adhyāsa, đây là sự tham chiếu sai lầm. Tự ngă trên cương vị là căn bản bất biến của mọi trải nghiệm, chính là Thực tài vô thường mà ông chứng tỏ bằng phương pháp siêu h́nh là Avasthatrāya, tức là điều tra về  trải nghiệm của chính ḿnh. Ở đây tri thức mà ta lĩnh hội được cũng mang tính trực giác - đó không phải là một trực giác đặc biệt, mà là trực giác có mặt nơi mọi người và chỉ được phát hiện qua việc sử dụng đầy đủ Lư trí, ứng dụng vào trải nghiệm thông thường của nhân loại. Ta hăy hi vọng rằng một ngày nào đó ông Krishnamurti sẽ cung cấp cho ta những bằng chứng cần thiết về những phát biểu bao quát của ông. Sự thành tựu của ông chẳng ích lợi ǵ cho bất cứ ai, nếu ông không chứng tỏ cho ta thấy cơ sở siêu h́nh học trong những việc phổ quát hóa cao thượng của ḿnh. Ta chẳng cần phải e sợ “những kiểu mẫu tư tưởng của người khác”, hoặc những công thức trí năng khó nắm bắt, chừng nào mà ta c̣n chắc mẩm về quan năng lư luận và phán đoán độc lập của ḿnh .

 

 HOME T̀M HIỂU  NHẬP MÔN  sách  TIỂU SỬ   BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN  BÀI VỞ  THƠ   gifts  TẾT 2006  NỮ THẦN ISIS