Không Tôn Giáo Nào Cao Hơn Chân Lư

 HOME T̀M HIỂU  NHẬP MÔN  sách  TIỂU SỬ   BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN  BÀI VỞ  THƠ   gifts  TẾT 2006  NỮ THẦN ISIS

 

Tiểu Sử RADHA BURNIER

Bản Dịch 2013

 

RADHA BURNIER

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 Có một diễn biến đáng ghi nhớ trong nhiệm kỳ Hội trưởng của bà Radha Burnier là việc làm mới lại sự tiếp xúc giữa Hội Thông Thiên Học với Krishnamurti.

Radha Burnier đang ở vào nhiệm kỳ thứ 5, là Hội trưởng Hội Thông Thiên Học, bà đã gữ chức vụ này với vai trò là Hội trưởng thứ 7 vào năm 1980. Trước đó, bà phụng sự cho Hội với nhiều khả năng trong hơn 30 năm. Sau khi đã có học vị Thạc sĩ về tiếng Bắc phạn của Đại học Ấn giáo Benares, bà đã giám sát việc khảo cứu và công trình xuất bản của Thư viện Adyar và Trung tâm Nghiên cứu trên cương vị là Giám đốc của nó từ năm 1959 tới 1979. Bà cũng là một gương mẫu điển hình của vũ cổ điển Ấn Độ.

Bà Burnier đã thuyết trình trên khắp thế giới về các đề tài văn hóa và Thông Thiên Học. Những buổi nói chuyện của bà và những tác phẩm của bà được biết là có tư tưởng trong sáng và có tầm nhìn sâu sắc. Đại học Long Thọ ở Ấn Độ đã cấp bằng Tiến sĩ văn chương Danh dự cho bà vào năm 1984 v́ công trình của bà nhằm thăng tiến các giá trị và học thuật.

Buổi ấu thơ

Bà Burnier sinh ra trong khu đất của Hội Thông Thiên Học ở Adyar, Chennai, ngày 15 tháng 11 năm 1923 trong một gia đình Thông Thiên Học.  Bà là con gái của ông N. Sri Ram vốn là Hội trưởng thứ 5 của Hội Thông Thiên Học. Ông nội của bà là A. Nilakanta Sastri, là một kỹ sư công chánh chuyên nghiệp và là một học giả tiếng Bắc phạn. Ông là một hội viên kỳ cựu buổi sơ khai của Hội và được cảm hứng rất nhiều bởi những nhị vị sáng lập Hội khi họ đến Ấn Độ và Madras.

Vào thời còn là đứa trẻ, bà Burnier đi học ở Trường Trung học Nữ học sinh của Quốc gia, một trong nhiều trường do các nhà Thông Thiên Học sáng lập để bồi dưỡng cho học sinh của mình về các giá trị truyền thống và văn hóa Ấn Độ. Bà nghiên cứu vũ cổ điển Ấn Độ ở Kalakshetra, Hàn lâm viện Nghệ thuật trong khuôn viên Hội Thông Thiên Học (từ năm 1938 tới 1944) và có nhiều buổi trình diễn trong khi bà học để có được các học vị Đại học là Cử nhân và Thạc sĩ Khoa học Xã hội và Nhân văn. Vào thời đó bà rất hoạt động ở Tổng Hành Dinh Quốc gia của Xứ bộ Ấn Độ thuộc Hội Thông Thiên Học ở Varanasi và phục vụ là Quản thủ Thư viện của Xứ bộ. Bà nổi bật lên về học thuật và được tặng thưởng bằng cấp Thạc sĩ hạng ưu của Đại học Ấn giáo Benares. Bà đóng vai trò chủ yếu trong phim cổ điển ‘Dòng sông’ của đạo diễn nổi tiếng Jean Renoir vào năm 1948. Tuy nhiên, các hoạt đông theo đường lối này đã bị bỏ khi bà làm việc cho Hội Thông Thiên Học càng ngày càng nhiều. 

Làm việc cho Hội Thông Thiên Học

Radha Burnier gia nhập Hội năm 1935 khi bà vẫn còn là một cô gái, và từ năm 1945 trở đi bà tham gia tích cực vào đủ thứ hoạt động của nó. Bà là Chi trưởng của Chi bộ Thanh niên, Chi bộ Adyar và Liên đoàn Thông Thiên Học Madras lần lượt theo thứ tự. Bà là Thư ký của Hiệp hội Văn hóa Varanasi. Từ năm 1954 tới 1959 bà là Phụ tá Giám đốc của Thư viện Adyar và Trung tâm Nghiên cứu do Đại tá Olcott sáng lập, đó là một trong những học viện Ấn Độ học hàng đầu trên thế giới, và từ năm 1959 tới năm 1980, bà là Giám đốc của Học viện có uy tín này. Trên cương vị là Giám đốc, bà là Tổng biên tập của Tạp chí Nghiên cứu của Thư viện Brahmavidya và giám sát việc xuất bản nó. Bà cũng dịch nhiều tác phẩm tiếng Bắc phạn, chẳng hạn như Hatha-yoga-pradipika, một cẩm nang nổi tiếng về Hatha Yoga và chương bàn về vũ thuật trong Samgita-ratnākara, một tác phẩm cổ điển về âm nhạc và vũ thuật. Bà tiếp tục ở trong ban biên tập của Niên san của Thư viện bàn về Ấn Độ học và là Tổng Biên tập của Nguyệt san Nhà Thông Thiên Học của Hội.

Bà Burnier là Tổng thư ký của Xứ bộ Ấn Độ trong 18 năm (từ năm 1960 tới 1978) và khiến cho vị trí này nổi bật lên. Bà thuyết trình khắp nơi ở Ấn Độ và nước ngoài, đồng thời bà thực hiện trách nhiệm quản trị đối với Xứ bộ Ấn Độ và chia xẻ công trình quản trị ở Adyar. Bà là người Quản lý Trường Thông Thiên Học Besant và Trường Thông Thiên Học, trường và ký túc xá dành cho nữ sinh ở Varanasi (từ năm 1960 tới 1972). Bà đắc cử Hội trưởng Quốc tế vào năm 1980 và tiếp tục hướng dẫn công việc của Hội trên khắp thế giới. Vốn là một học viên sâu sắc về triết lý Thông Thiên Học và rất tinh thông về học thuật Đông phương, bà tích cực phổ biến các ý niệm của Thông Thiên Học trên khắp thế giới, đặc biệt nhấn mạnh tới sinh hoạt hằng ngày và ‘sự phục sinh con người’. Bà là Sáng lập viên của phong trào Đời sống mới cho Ấn Độ (năm 1968), mục tiêu của Phong trào này là tạo ra cho thanh niên Ấn Độ một ư thức về quyền công dân đúng đắn, các giá trị đúng đắn và những phương tiện đúng đắn. Tạp chí của nó là Ấn Độ hãy Thức tỉnh dậy. Bà đã là một thành viên của Đai hội đồng của Hội từ năm 1960, là thành viên của Ban Chấp hành từ năm 1957 và thành viên của Ban quản trị Khu đất Adyar từ khi nó bắt đầu vào năm 1960. Rõ rệt là Adyar giữ một vị trí đặc biệt trong tâm hồn của bà, bởi vì chẳng những bà sinh ra ở đây mà bà còn có một kiến thức rất mật thiết về toàn bộ hợp thể này, và bảo đảm rằng nó được duy trì đẹp đẽ và thanh tịnh.

Hội trưởng Hội Thông Thiên Học

Bà Radha Burnier đắc cử là Hội trưởng Quốc tế thứ 7 của Hội Thông Thiên Học  và nhậm chức vào ngày 17 tháng 7 năm 1980. Từ khi đó bà đã được tái đắc cử tới nhiệm kỳ 7 năm thứ 5 vào năm 2008. Bà đã du hành rộng rãi vì công việc của Hội, nói chuyện và thuyết trình cho các hội viên và công chúng, gợi hứng cho tất cả những người nào tham dự hãy sống một cuộc đời thanh cao và cao thượng hơn dựa trên tính đơn nhất và tình huynh đệ coi đó là thực tại bản sơ. Chuyến du hành thuyết trình rộng rãi của bà đã đưa bà tới mọi lục địa và các chương trình của bà đều tập trung vào việc suy gẫm và suy tư tham thiền về những vấn đề sâu sắc hơn của cuộc sống. Bà cũng là Chủ tịch của nhiều trung tâm Thông Thiên Học ở Mỹ, Úc, Hòa lan v.v.

Có một diễn biến đáng ghi nhớ trong nhiệm kỳ Hội trưởng của bà Radha Burnier là việc làm mới lại sự tiếp xúc giữa Hội Thông Thiên Học với Krishnamurti. Ông đã biết Radhaji, theo như ông gọi bà, từ thời ông còn là một thanh niên ở Adyar còn bà là một bé gái. Hai đứa con của ông Sri Ram là Radha và anh của bà là Vasant, đều là những người thường xuyên tới thăm viếng sân đánh quần vợt nơi mà Krishnaji thường chơi quần vợt và đôi khi có mặt ở căn hộ của ông. Ông thường đối xử với bà rất trìu mến và bảo rằng nếu bà đắc cử Hội trưởng Hội Thông Thiên Học th́ ông sẽ đi tới Hội Thông Thiên Học, mà ông đã làm như vậy để nhận sự hoan nghênh rất nồng thắm của những người ở đó và những người khác sống gần đấy. Chuyến viếng thăm đầu tiên là vào ngày mùng 3 tháng 11 năm 1980, tiếp theo sau đó là một chuyến viếng thăm nữa vào tháng 12 năm 1980 khi ông trồng một cây Bồ đề mà từ đó đến nay nó đã sinh trưởng tốt đẹp. Bất cứ khi nào ông ở Chennai sau năm 1980 cho đến khi ông qua đời, ông đều đến đi bộ trên bờ sông Adyar ở đối diện với Hội Thông Thiên Học. Đã có những mối quan hệ thân ái giữa các hội viên Hiệp hội Krishnamurti và hội Thông Thiên Học.

Có nhiều cải tiến đã được thực hiện trong nhiệm kỳ Hội trưởng của bà Burnier. Trường Tưởng niệm Olcott đang tiều tụy đã trở nên nổi tiếng là một trong những trường học hay nhất dành cho những con trẻ thiếu ưu đãi ở Tiểu bang Tamil Nadu. Trạm Thú y đã hoàn toàn do Hội Thông Thiên Học kiểm soát, và hằng ngày chữa trị cho hơn 30 con thú. Trung tâm Phúc lợi Xã hội chăm sóc vào khoảng 100 đứa trẻ được nuôi dưỡng miễn phí, cấp quần áo, rèn luyện trước khi đi học v.v. . .  trong khi ký túc xá H. P. B. cung ứng nhà ở cho 25 hoặc hơn nữa những bé trai đang cần thiết.

Người ta cũng thường xuyên nỗ lực để cung cấp những đoàn đại biểu tới các Hội nghị Quốc tế hằng năm có thêm nhiều tiện nghi và chỗ ăn ở thuận tiện. Những công trình xây dựng như Phòng ăn tối ở Buồng của ông Leadbeater và  khu cư trú ở tầng một băng ngang qua nhiều căn nhà là một trong nhiều đặc điểm để làm cho khu đất Thông Thiên Học được cập nhật.

 Các Hoạt động Phúc lợi

Theo bà Radha Burnier thì ‘triết lý ẩn đằng sau Thông Thiên Học phải vẫn còn là thích hợp với những vấn đề ngày nay’. Vì thế cho nên bà tích cực tham gia vào những tổ chức có định hướng phụng sự liên quan tới giáo dục, phúc lợi cho thú vật, ăn chay, những vấn đề môi trường v.v. . . Bà là Chủ tịch của Liên đoàn Giáo dục Besant, Varanasi, và Hội Giáo dục Olcott, Adyar. Hội Giáo dục Olcott quản trị một Trường Trung học miễn phí tên là Trường Tưởng niệm Olcott (bắt đầu có từ năm 1894) đối với hơn 700 trẻ em thiếu ưu đãi từ những khu làng đánh cá ở địa phương, Ký túc xá H. P. B. và Trung tâm Phúc lợi Xã hội Thông Thiên Học đã cung ứng cho nhu cầu của 150 trẻ em thiếu ưu đãi trước khi tới trường. Bà đã là thành viên của Ủy ban quản trị Trường Tưởng niệm Olcott từ năm 1959, và Chủ nhiệm từ năm 1980.

Bà Burnier cũng là Hội trưởng Quốc tế của Liên đoàn Phụng sự Thông Thiên Học vốn hoạt động khắp nơi trên thế giới. Liên đoàn Phụng sự Thông Thiên Học do bà Annie Besant sáng lập năm 1908, hiện nay là một tổ chức quốc tế cung ứng cơ hội để tham dự vào các hoạt động làm thăng tiến Mục tiêu Đầu tiên của Hội Thông Thiên Học là : ‘tạo dựng một hạt nhân của Tình Huynh Đệ Đại Đồng trong Nhân loại, không phân biệt giống dân, tín ngưỡng, giới tính, giai cấp hoặc màu da’. Nó hoạt động trong mọi xứ trên khắp thế giới và trong nhiều Xứ bộ, Chi bộ của Hội Thông Thiên Học. Nó bao gồm nhiều dạng hoạt động phụng sự: phụng sự thông tin, phụng sự xã hội, quyền công dân, hòa bình thế giới, phúc lợi cho thú vật chữa bệnh, giáo dục, cứu tế, phục hồi, rèn luyện hướng nghiệp và môi trường. Bà Radha Burnier thường xuyên khuyến khích có ư thức về nỗi khốn khổ khủng khiếp của những con thú và nhu cầu có hành động thích đáng. Bà đã nêu rõ:

‘Liên đoàn Phụng sự Thông Thiên Học được sáng lập vào năm 1908 sao cho toàn thể nỗi đau thương trên thế giới có thể ít ra cũng được giảm bớt đến một chừng mực nào đó, và đồng thời để giúp cho những hoạt động viên của nó học hỏi, thông qua việc phụng sự và sự chú ư mà họ đặt vào phẩm chất của công trình của họ, để tẩy trược cái trí’.

Liên đoàn Phụng sự Thông Thiên Học vươn lên cho tới dịp khi mà trận sóng thần đổ vào bờ biển phía Đông vùng Nam Ấn Độ ngày 26 tháng 12 năm 2004, gây ra sự hủy diệt rộng lớn và làm thiệt mạng nhiều người, khiến cho nhiều người bị mất nhà cửa và bị mất mát phương tiện sống. Liên đoàn Phụng sự Thông Thiên Học Vùng Chennai bước vào hoạt động, phân phối đồ cứu trợ tới cho những người bị nạn và thậm chí bay tới cả các đảo Andaman. Viện trợ giúp tài chính ngay lập tức được nhận từ các Vùng của Liên đoàn Thông Thiên Học Phụng sự ở Ấn Độ và từ khắp nơi trên thế giới. Ba nhà máy thẩm thấu ngược được dựng nên để cung cấp nước tinh khiết ở một số những làng bị ảnh hưởng tồi tệ nhất. Một tổ chức phụng sự xã hội nổi tiếng đã được ký hợp đồng để duy trì và điều hành các nhà máy này. Tất cả mọi điều ấy và nhiều hoạt động khác nữa được tiến hành trên khắp thế giới dưới sự lãnh đạo tài ba của Radha Burnier, bà vẫn còn không nao núng khi đối diện với bất cứ cuộc khủng hoảng nào.

Bà Burnier được bổ nhiệm làm Chủ nhiệm của Hội Môi trường, Chennai, nó xúc tiến và ủng hộ việc duy trì cân bằng sinh thái, trồng càng nhiều cây và đấu tranh cho những vấn đề có lợi cho môi trường đẹp đẽ. Vậy là bà đã trổi lên nốt chủ âm về nhu cầu của hội viên có ý thức về mục tiêu cốt lõi của Hội - là tái sinh nhân loại - và nhu cầu để cho chúng ta khám phá ra một chiều kích thực tiễn và sự thích hợp của mọi nguyên lý căn bản của Hội Thông Thiên Học.

Bà Radha Burnier đã đi du hành thuyết trình ở Ấn Độ và nước ngoài, nói với các hội viên và công chúng về sự thích hợp của giáo lý Thông Thiên Học trong thế giới ngày nay. Những nhiệm vụ của Hội trưởng Hội Thông Thiên Học bao gồm nhiều lãnh vực khác nhau và đòi hỏi một khảo hướng toàn cục đối với những vấn đề hiện nay trên thế giới. Trong bài thuyết trình ở Adyar khi bà đắc cử nhiệm kỳ thứ 2 năm 1987 bà Burnier có nói:

‘Mối liên kết giữ cho Hội lại với nhau và sự gần cận mà hầu hết các hội viên cảm thấy đối với nhau, bất chấp những khác biệt bên ngoài về văn hóa và quá trình học tập, đó là một mối liên hệ tế nhị. Nó xuất phát từ việc cùng nhau chia xẻ mối quan ngại về những giá trị chân thực của cuộc sống, và ý thức rằng các giá trị này là nền tảng cho sự thức tỉnh tinh thần. Một trong những chức năng của Hội trưởng Hội Thông Thiên Học là phải thấy rằng công việc của Hội đã đào sâu cái ý thức về tính đơn nhất và nó mạnh mẽ ảnh hưởng tới các hội viên hướng về một cuộc đời trong đó các giá trị cao quí nhất được tôn thờ. Nhiệm vụ này tuyệt nhiên không phải là dễ dàng, và không ai có thể tự cho mình đã thành công hoàn toàn. Còn lâu mới được như vậy. Nhưng điều quan trọng là phải tiếp tục công việc này với niềm tin kiên định. Thế giới tất yếu sẽ tiến bước, cho dầu dường như quá chậm, hướng về việc nhận thức được tính đơn nhất và tình huynh đệ. Nhân loại bất toàn có số phận là sẽ thức tỉnh đối với sự thật lớn lao hơn và ắt phải có một số người sẽ góp phần vào việc làm bộc lộ nó ra. Chỉ có những người ấy mới xứng đáng được coi là những người Thông Thiên Học’.

Nỗ lực của bà Burnier trước sau như một đã tìm cách nâng cao tâm thức của con người tới những mức cao hơn trải qua 26 năm nhiệm kỳ Hội trưởng Hội Thông Thiên Học của bà.

Tài liệu dựa theo trang web http://www.ts-adyar.org/

-----------------------------

 HOME T̀M HIỂU  NHẬP MÔN  sách  TIỂU SỬ   BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN  BÀI VỞ  THƠ   gifts  TẾT 2006  NỮ THẦN ISIS