Không Tôn Giáo Nào Cao Hơn Chân Lư

 HOME T̀M HIỂU  NHẬP MÔN  sách  TIỂU SỬ   BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN  BÀI VỞ  THƠ   gifts  TẾT 2006  NỮ THẦN ISIS

TIẾT 27 – PHÁP THUẬT AI CẬP

Trích Giáo Lư Bí Truyền quyển 5

H.P.B.

Bản dịch: www.thongthienhoc.com



TIẾT 27 – PHÁP THUẬT AI CẬP

 

Các Tài liệu của Ai Cập viết trên Giấy chỉ thảo làm chứng cho Pháp thuật Cổ truyền - Hầu hết các Tài liệu viết trên Giấy chỉ thảo đều có lẫn lộn Pháp thuật Chánh đạo hay Ma thuật - Các nhà Ai Cập học bàn về Pháp thuật và thuật Phù thủy Ai Cập - Các ư nghĩa được gán cho một Tài liệu viết trên Giấy chỉ thảo tại điện Louvre - Các Biểu tượng chung che giấu các Điều bí mật Cổ truyền - Nguyên bản Ai Cập của Cây gậy Mục sư - Các Biểu tượng Ai Cập của sự Tái sinh Luân hồi - Trong các Bí pháp Đám tang các Điểm đạo đồ tái diễn Tấn tuồng Sinh tử của mỗi Giống dân - “Ác nhăn” có Nguồn gốc Vũ trụ - Vài điều Mê tín dị đoan Thông thường - Chiêm tinh học Phán đoán có thể có được về mặt Khoa học - Những chiếc Bùa và các Danh xưng Thần bí -  Sự ám ở Ai Cập - Những sự giao tiếp với chư Thần linh ở Ai Cập - Những sự Cầu khẩn chư Thần - Pháp thuật được coi là một Khoa học Thiêng liêng - Những Pho tượng Thần kỳ -  Thuật phù thủy Atlante nghịch đạo lư khiến cho Pháp thuật Thực hành phải bị thu hồi.

  

TIẾT 27

PHÁP THUẬT AI CẬP

 

Ít môn sinh Huyền bí học nào có dịp khảo sát các sách giấy cói của Ai Cập - đây là những bằng chứng sống động hoặc phục khởi (nổi dậy trở lại th́ đúng hơn) cho thấy Pháp thuật dù lành hay dữ đă được thực hành cách đây nhiều ngàn năm xa xưa. Việc sử dụng giấy cói vẫn c̣n thịnh hành măi cho tới thế kỷ thứ 8 sau Công nguyên, khi người ta từ bỏ nó và việc chế tạo nó đâm ra thất truyền. Những tài liệu kỳ thú nhất khi được khai quật lên đă được người ta mua ngay tức khắc và đem ra khỏi bản xứ. Thế nhưng ở Boulaq, Cairo, vẫn c̣n có một số sách giấy cói được bảo quản đẹp đẽ, mặc dù đa số vẫn c̣n chưa bao giờ được thuyết giải một cách thỏa đáng. [[1]]

Những sách giấy cói khác - mà người ta đă mang đi xa và ta có thể t́m thấy ở các viện bảo tàng và các thư viện công cộng Âu châu - ở vào t́nh trạng cũng không khá ǵ hơn. Vào thời Tử tước Rougé, cách đây chừng 25 năm, chỉ có một ít sách đă được “giải mă hai phần ba”, và trong đám đó có một số huyền thoại thú vị nhất, được chen vào giữa với mục đích giải tŕnh các chi tiêu của hoàng gia, chúng có ở trong Sổ đăng kư các Phúc tŕnh linh thiêng.

 Ta có thể kiểm chứng lại điều này trong cái gọi là các bộ sưu tập “Harris” và Anastasi, và trong một số sách cói mới được khai quật gần đây; một trong những tác phẩm này có một bản phúc tŕnh về trọn cả một loạt các thành tích pháp thuật được hoàn thành trước mặt các vị Pharaoh Ramses II và III. Bộ sưu tập “Harris” quả thực là một tài liệu kỳ thú. Đó là một sách giấy cói vào thế kỷ thứ 15 trước Công nguyên, được viết ra trong thời trị v́ của Ramses V, vị vua cuối cùng của triều đại thứ 18, và là tác phẩm của kinh sư Thoutmes, ông ghi lại một số biến cố liên quan tới những kẻ phạm lỗi diễn ra vào những ngày thứ 12 và 13 trong tháng Paophs. Tài liệu cho thấy rằng vào thời “phép lạ” ấy tại Ai Cập, chẳng những người sống mà ngay đến cả mọi xác ướp đều bị đánh thuế. Mọi người và mọi thứ đều bị đánh thuế, và Khou của xác ướp, phạm lỗi thiếu thuế bị “lễ sư trừ tà ma phạt không được tự do hành động”. Thế th́ Khou là ǵ? Đơn giản chỉ là thể phách, tức là h́nh bóng tinh anh của xác chết hoặc xác ướp - cái mà ở Trung quốc người ta gọi là Hauen và ở Ấn Độ người ta gọi là Bhūt.

Ngày nay, khi đọc sách giấy cói này, một nhà Đông phương học ắt hẳn là ghê tởm vứt nó sang một bên, gán cho toàn thể chuyện này là đặc sệt mê tín dị đoan của thời xưa. Quả thật là nếu một quốc gia có thể tiến hành một hệ thống lừa gạt lẫn nhau trong biết bao nhiêu thời đại liên tiếp kéo dài hàng ngàn năm, th́ sự đần độn và dễ tin của các quốc gia - bằng không là rất văn minh và giỏi triết học - ấy thật là phi thường và không thể giải thích được! Một hệ thống trong đó các lễ sư lừa gạt nhân dân, các vị Vua-Đạo trưởng lừa gạt các lễ sư, ma quỷ lừa bịp chính các vị Vua-Đạo trưởng, đến lượt ma quỷ chẳng qua chỉ là “kết quả của ảo giác”. Ta được bảo cho biết rằng toàn thể cổ nhân, từ Menes cho tới Cleopatra, từ Đức Bàn Cổ cho tới Vikramāditya, từ Orpheus măi cho đến ông thầy bói cuối cùng ở La Mă đều bị cuồng loạn thần kinh. Ắt hắn phải là như thế, nếu tất cả không phải là một hệ thống gian lận. Sự sống và sự chết được hướng dẫn bởi (và bị chi phối bởi) “phép phù thủy” linh thiêng. Đó là v́ hầu như chẳng một sách giấy cói nào - cho dù đó chỉ là một tài liệu đơn giản về việc mua và bán (một hành vi thuộc về những giao dịch hàng ngày thuộc loại đơn giản nhất) - mà không có Pháp thuật (chánh hoặc tà) trộn lẫn vào đó. Điều này dường như thể các vị kinh sư linh thiêng ở sông Nile - với óc tiên tri của sự hận thù chủng tộc - đă cố t́nh tiến hành nhiệm vụ chẳng có lợi lộc ǵ nhất (đối với họ) là lừa gạt và gây hoang mang cho những thế hệ thuộc một giống dân da trắng vị lai gồm những kẻ không tin vẫn c̣n chưa sinh ra! Dù sao đi nữa, các sách giấy cói ấy đầy dẫy Pháp thuật, chẳng khác nào các bia khắc. Hơn nữa, ta học biết được rằng giấy cói không chỉ là một giấy da mặt láng, một lớp vải được làm bằng 

 

chất gỗ rút ra từ cây bụi, các màng mỏng chất gỗ chồng chất lên nhau tạo thành một loại giấy viết;

 

nhưng chính cây bụi, các công cụ và dụng cụ để chế tạo giấy da v.v. . . trước đó đều phải chịu một quá tŕnh điều chế pháp thuật - theo nghi thức của chư Thần linh, họ đă dạy thuật ấy (cũng như họ đă dạy mọi thuật khác) cho các Lễ sư-Đạo trưởng. 

Tuy nhiên, có một số nhà Đông phương học hiện đại lại vốn dường như có một ư niệm mơ hồ về bản chất thực sự của những sự việc như thế, nhất là về sự tương tự và những mối quan hệ vốn tồn tại giữa Pháp thuật thời xưa và các hiện tượng thời nay. Chabas là một trong những người này, v́ trong bản dịch giấy cói “Harris”, ông ham mê suy gẫm như sau:

 

Không cần cầu viện tới những nghi lễ uy nghiêm của cây đũa thần Hermes hoặc là những công thức mờ mịt của một thần bí học khôn ḍ, chỉ nhờ vào một vài thủ pháp vuốt cách không, một nhà thôi miên thời nay ắt làm xáo trộn các năng lực của cơ quan thân thể một đối tượng, nhồi nhét cho y kiến thức về ngoại ngữ, di chuyển tới một xứ sở xa xôi hoặc là vào trong những nơi chốn bí mật, khiến cho y đoán được tư tưởng của những người vắng mặt, đọc được nội dung những bức thư đă dán kín v.v. . . Hang ổ của thầy phù thủy hiện đại là một căn pḥng trông có vẻ giản dị, cái kiềng ba chân đă nhường chỗ cho một bàn tṛn nhỏ, một cái nón, một phiến kim loại, một thứ đồ gỗ thuộc loại b́nh dân nhất; có điều là sấm truyền thời nay thậm chí cao cấp hơn sấm truyền thời xưa [làm thế nào mà ông Chabas biết được?] v́ sấm truyền thời xưa chỉ nói [[2]] c̣n sấm truyền thời nay viết ra những câu trả lời của ḿnh. Theo lệnh của đồng tử, vong linh của người chết giáng xuống làm cho thứ đồ gỗ kêu kẽo kẹt, và các tác giả thuộc các thế kỷ đă qua cung cấp cho ta những tác phẩm mà họ viết sau khi đă “mồ yên mả đẹp”. Ngày nay, sự dễ tin của con người cũng chẳng có những giới hạn hẹp ḥi hơn sự dễ tin đó vào buổi b́nh minh của thời kỳ hữu sử . .  Cũng như quái thai học là một bộ phận cốt yếu của sinh lư học nói chung giờ đây, cũng vậy các khoa học tự xưng là Huyền bí chiếm một địa vị chẳng phải là không quan trọng trong biên niên sử của loài người, và có hơn một lư do để cho chúng đáng được triết gia và sử gia chú ư tới. [[3]]

 

Sau khi chọn hai vị Champollions, Lenormand, Busen, Tử tước de Rougé, và nhiều nhà Ai Cập học khác làm nhân chứng cho ḿnh, ta hăy xem họ nói ǵ về Pháp thuật và thuật Phù thủy của Ai Cập. Nếu muốn, họ có thể thoát khỏi t́nh thế khó khăn bằng cách giải thích mỗi phép thực hành này là “niềm tin mê tín dị đoan” và gán cho chúng là một sự rối loạn mạn tính về tâm lư và sinh lư, và là một sự cuồng loạn thần kinh tập thể; thế nhưng các sự kiện vẫn c̣n sờ sờ ra đó, từ hàng trăm các sách giấy cói bí nhiệm được khai quật sau một thời kỳ nghỉ ngơi bốn năm ngàn năm (và c̣n hơn nữa) với các nội dung pháp thuật của chúng và bằng chứng về Pháp thuật tiền đại hồng thủy. 

 Một thư viện nhỏ ở Thebes đă cung cấp cho ta những mẫu vụn vặt đủ thứ văn chương cổ, nhiều đoạn văn này có niên đại (và thế là nhiều đoạn văn này đă được quy định) vào thời mà người ta chấp nhận là thời của Moses. Trong bộ sưu tập quư báu đó có thể có những quyển sách hoặc bản thảo bàn về luân lư, lịch sử, tôn giáo và y học, các quyển lịch và quyển sổ, các bài thơ và tiểu thuyết (đủ cả mọi thứ). Và trong đó người ta đă đề cập tới những huyền thoại xưa cũ - những truyền thuyết của những thời đại dài dằng dặc mà người ta đă quên mất niên đại (xin vui ḷng nhận xét điều này: các huyền thoại được ghi lại trong thời kỳ Moses) - coi chúng là thuộc về một thời xa xưa vô cùng, thuộc về thời kỳ các triều đại chư Thần linh và những người Khổng lồ. Tuy nhiên, nội dung chính của chúng là các công thức trừ tà chống lại Ma thuật và các nghi thức đám ma: đó là những quyển kinh chân chính, tức là cẩm nang của mọi lữ khách du hành vào cơi vĩnh hằng. Các bản văn đám ma này thường được viết bằng chữ tu sĩ. Ở đầu mỗi sách giấy cói bao giờ người ta cũng xếp đặt một loạt các bức ảnh cho thấy người chết hiện ra trước một tập đoàn gồm lần lượt là các Đấng Thiêng liêng vốn phải khảo sát y. Rồi tới sự phán xét của Linh hồn, trong khi mà hành vi thứ ba bắt đầu với việc phóng Linh hồn đó vào trong ánh sáng thiêng liêng. Những sách giấy cói như thế thường dài 40 feet. [[4]]

Đoạn sau đây được trích ra từ những lời mô tả chung chung. Nó sẽ cho ta thấy những người hiện đại hiểu và thuyết giải khoa biểu tượng học của Ai Cập (và của nước khác) như thế nào. 

Ta có thể tuyển chọn sách giấy cói của tu sĩ Nevo-loo (hoặc Nevolen) ở Viện Bảo tàng Louvre để làm một trường hợp điển h́nh. Trước hết ta có chiếc thuyền chở quan tài, một cái ḥm đen đựng xác ướp của người chết. Mẹ người chết Ammembem-Heb và chị của y Hooissanoob ở gần đó; Nephtys và Isis mặc y phục màu đỏ đứng ở đầu và chân của xác chết, và gần đó là một tu sĩ của Osiris mặc y phục bằng da beo, tay phải cầm lư hương, có bốn người phụ tá khiêng ruột của xác ướp. Thần Anubis (có đầu chó rừng) tiếp nhận quan tài mà những người phụ nữ khóc lóc trao cho. Thế rồi Linh hồn thăng lên từ xác ướp và thể phách (Khou) của người quá cố. Linh hồn bắt đầu việc kính ngưỡng bốn vị thần ở phương Đông, các con chim linh thiêng và Ammon với vai tṛ là một con cừu đực. Khi được dẫn vào trong “Cung điện Sự Thật”, người chết đứng trước các phán quan. Trong khi Linh hồn đứng trước mặt Osiris th́ thể phách (Khou) của y ở ngoài cửa. Những lời thỉnh nguyện đối với đủ thứ Đấng Thiêng liêng (chủ tŕ mỗi một trong tứ chi của xác ướp và cơ thể người sống) khiến cho người Tây phương tha hồ cười chế nhạo. Người xét xử duy nhất đó là: trong sách giấy cói về xác ướp Petamenoph “khoa giải phẫu cơ thể trở thành khoa miêu tả thần linh” (thần lư học), “chiêm tinh học được áp dụng cho sinh lư học” hoặc đúng hơn là cho “khoa giải phẫu cơ thể con người, tim và linh hồn”. “Tóc người chết thuộc về Nile, mắt y thuộc về Venus (Isis), tai y thuộc về Macedo, người canh giữ vùng nhiệt đới, mũi y thuộc về Anubis, đền thờ bên trái của y thuộc về Đấng Chơn linh ngụ nơi mặt trời . . .  Ôi thôi! một loạt những điều phi lư không thể dung thứ được và những Lời cầu nguyện đê tiện . . . . với Osiris, van xin Ngài ban cho người chết (ở thế giới bên kia) ngỗng, trứng, thịt heo v.v. . .  [[5]]

 Có lẽ người ta đă tỏ ra thận trọng khi chờ để xác minh xem liệu tất cả những từ này “ngỗng, trứng và thịt heo” có một ư nghĩa Huyền bí nào không. Trong một tác phẩm công truyền, người ta mời vị đạo sĩ Yoga uống một thứ rượu thuốc độc nào đó cho tới khi mất hết cảm giác. Người ta cũng coi y là một kẻ say rượu đại diện cho môn phái và giai cấp của ḿnh cho đến khi người ta phát hiện ra rằng loại “rượu thuốc” đó có ư nghĩa Bí truyền khác hẳn: nó có nghĩa là ánh sáng thiêng liêng, và tượng trưng cho nước cam lộ Minh triết Bí nhiệm, Hàng thời đại dài dằng dặc sau này nữa, người ta cũng có thể khai quật được các biểu tượng chim bồ câu và cừu con vốn đầy dẫy giờ đây trong các Giáo hội Kitô Đông phương và Tây phương, và người ta cũng suy đoán rằng các biểu tượng đó là đối tượng mà ngày nay con người kính ngưỡng. Thế rồi trong những thời đại sau này khi Á châu đạt được một nền văn minh và học thức cao siêu, theo luật nghiệp báo một số nhà “Tây phương học” có thể viết về những biểu tượng đó như sau: “Những tín đồ Ngộ đạo và Bất khả tri ngu dốt và mê tín dị đoan của các giáo phái “Giáo hoàng” và “Calvin”: (hai Thần linh quái vật của thời kỳ Kitô giáo Dynamite) thờ một con chim bồ câu và một con cừu!” Trong mỗi và mọi thời đại đều có những vật thờ cầm tay được để thỏa măn sự kính ngưỡng của đám dân gian ngu dốt và các Thần linh của giống dân này bao giờ cũng bị giống dân kế tiếp làm cho thoái hóa thành ra ma quỷ. Các chu kỳ xoay ṿng bên trong chiều sâu thẳm của Nại hà (Sông Mê lú), và Nghiệp báo sẽ đến với Âu châu cũng như nó đă đến với Á châu và các tôn giáo Á châu.

 Tuy nhiên:

 

Ngôn ngữ vĩ đại và cao quư này [trong Tử thư], những h́nh vẽ đầy sự oai linh này, tính chính thống này của tổng thể hiển nhiên là chứng tỏ một giáo lư rất chính xác liên quan tới tính bất tử của linh hồn và sự sống c̣n cá nhân của nó.

 

theo như De Rougé và Tu sĩ Van Drival cho thấy - đă quyến rũ một số nhà Đông phương học. Việc phán xét Linh hồn chắc chắn là trọn cả một bài thơ cho kẻ nào có thể đọc hiểu nó một cách chính xác và thuyết giải các h́nh ảnh trong đó. Trong bức tranh anh ta thấy Osiris có sừng, cầm cây quyền trượng mà một đầu uốn cong lại thành h́nh móc câu - nguyên mẫu của cây gậy phép của Đức giám mục chủ chăn - Linh hồn phưởng phất ở bên trên được Tmei (con gái của Mặt trời Công chính và Nữ thần Từ bi Công b́nh) khích lệ; Horus và Anubis, cân nhắc các hành vi của linh hồn. Một trong những sách giấy cói này cho thấy Linh hồn phạm tội tham ăn bị kết án phải tái sinh trên trần thế làm một con heo; ngay tức khắc ta có lời kết luận trí thức của một nhà Đông phương học: “Đây là một bằng chứng không thể chối căi được về niềm tin vào sự luân hồi, vào sự đầu thai làm thú vật” v.v. . .

Có lẽ Luật Huyền bí Nhân quả có thể giải thích được bản án này theo kiểu khác. Đó là v́ mọi nhà Đông phương học đều biết rằng nó có thể đề cập tới thói xấu sinh lư được tàng trữ dành cho Linh hồn khi tái sinh - một thói xấu ắt dẫn dắt phàm nhân đó vào trong một ngàn lẻ một t́nh huống khó khăn và nghịch cảnh.

 Trong tác phẩm bàn về tính cách Quỷ vương của chư Thần linh Ai Cập [[6]] De Mirville lập luận rằng:

 

Thế rồi bắt đầu sự hành hạ với việc luân hồi trong ṿng 3.000 năm làm một con chim ưng, một thiên thần, một hoa sen, một con diệc, một con c̣, một con chim nhạn, một con rắn và một con cá sấu; người ta thấy rằng tính chất an ủi của một sự tiến bộ như thế c̣n lâu mới là thỏa đáng,

 

Lại nữa, một sự gợi ư đơn giản có thể đưa ra về điều này một ánh sáng to lớn. Liệu các nhà Đông phương học có hoàn toàn chắc chắn khi thuyết giải “sự luân hồi trong ṿng 3.000 năm”? Giáo lư Huyền bí học dạy rằng Nghiệp báo chờ đợi ở ngưỡng cửa Devachan (Amenti của người Ai Cập) trong ṿng 3.000 năm; thế rồi Chơn ngă lại lâm phàm, trong khi ở nơi phàm ngă mới, nó bị phạt v́ những tội lỗi mà nó đă phạm phải trong kiếp trước, và sự đau khổ do bị phạt đó ắt chuộc tội (dưới dạng này hay dạng khác) cho những hành vi sai phạm trong quá khứ. Và con chim ưng, hoa sen, con diệc, con rắn hoặc con chim - tóm lại là mọi sự vật trong Thiên nhiên - đều có ư nghĩa đa tạp và biểu tượng trong các biểu hiệu tôn giáo cổ xưa. Kẻ suốt đời hành động một cách đạo đức giả và được coi là một người tốt, nhưng trong thực tế phũ phàng chỉ ŕnh cơ hội - giống như con chim săn mồi - vồ lấy các tạo vật đồng loại của ḿnh để tước đoạt tài sản của họ, ắt bị Nghiệp báo kết án phải chịu trừng phạt v́ đạo đức giả và tham lam trong một kiếp tương lai. Điều này sẽ xảy ra như thế nào? V́ mọi đơn vị con người rốt cuộc đều phải tiến bộ trong khi tiến hóa, và v́ “người” đó vào một thời kỳ tương lai nào đấy sẽ tái sinh làm một người tốt, thành thực và có thiện chí, cho nên việc y bị kết án tái sinh làm một con chim ưng chỉ có thể có nghĩa là bấy giờ người ta sẽ coi là như vậy một cách ẩn dụ. Trong một kiếp sống dài dằng dặc, mặc dù thực sự muốn có những phẩm chất tốt đẹp, y vẫn bị kết tội và nghi ngờ (một cách bất công và sai lầm) là tham lam, đạo đức giả và ngấm ngầm sách nhiễu tiền bạc, tất cả những điều này ắt khiến cho y đau khổ nhiều hơn mức y có thể chịu đựng nổi. Luật báo phục có thể chẳng bao giờ sai lầm, song le, trong thế giới không ngừng hăo huyền, nhầm lẫn và cố ư độc ác này, vẫn gặp biết bao nhiêu là nạn nhân vô tội của bề ngoài giả dối và ác ư của con người. Hằng ngày ta đều thấy họ và ta có thể t́m thấy họ bên trong phạm vi kinh nghiệm cá nhân của mỗi một chúng ta. Nhà Đông phương học có thể nói ǵ - với bất cứ mức độ chắc chắn nào - về việc ḿnh đă hiểu được các tôn giáo thời xưa? Cho đến nay, ngôn ngữ ẩn dụ của các lễ sư chưa bao giờ được bộc lộ quá mức biểu kiến hời hợt, người ta đă lĩnh hội được các chữ tượng h́nh ở mức rất tệ hại. [[7]]

Nữ thần Isis lộ diện nói ǵ về vấn đề tái sinh luân hồi của Ai Cập và điều được tŕnh bày trong đó có mâu thuẫn hay chăng với bất cứ điều ǵ mà ta thấy giờ đây?

 

Ta ắt nhận thấy rằng triết lư về các chu kỳ này - vốn được các vị Đạo trưởng Ai Cập ẩn dụ hóa thành ra “chu kỳ thiết yếu” - đồng thời giải thích được ẩn dụ về “sự Sa đọa của Con người”. Theo những lời mô tả của người Ả Rập, ta biết tới mỗi một trong bảy pḥng của các kim tự tháp - những biểu tượng vĩ đại nhất trong mọi biểu tượng vũ trụ - tên gọi của một hành tinh. Bản thân kiến trúc đặc thù của các kim tự tháp cho thấy tư tưởng siêu h́nh của những người xây dựng nên chúng lang thang trôi nổi như thế nào. Đỉnh của kim tự tháp ch́m khuất trong bầu trời trong xanh của vùng đất thuộc các Pharaohs, và tiêu biểu cho điểm nguyên thủy ch́m khuất trong Vũ trụ vô h́nh từ đó phát nguyên ra giống dân thứ nhất của những nguyên kiểu tâm linh của con người. Từ lúc được ướp, mỗi xác ướp đă mất đi cá tính vật lư của ḿnh xét theo một cách thức đă được tính toán kỹ lưỡng nhất để giúp cho sự đào thoát của “Linh hồn”, Linh hồn phải đi qua bảy pḥng hành tinh trước khi nó thoát ra ngoài qua cái đỉnh tượng trưng. Đồng thời, mỗi pḥng tiêu biểu cho một trong bảy bầu [của dăy hành tinh ta] và một trong bảy hạng thượng đẳng của nhân loại thể chất-tâm linh mà người ta gán cho là cao siêu vượt trên chính nhân loại chúng ta. Mỗi 3.000 năm, linh hồn (đại diện cho giống dân của ḿnh) phải trở về khởi điểm nguyên sơ trước khi nó trải qua một cuộc tiến hóa khác thâm nhập vào một sự biến hóa tinh thần và thể chất và hoàn hảo hơn. Thật vậy, ta phải đi sâu vào siêu h́nh học bí hiểm của thần bí học Đông phương th́ mới có thể rốt ráo ngộ được tầm vô hạn của những đề tài mà tư tưởng uy nghi của những người tiêu biểu bao quát lấy khi chỉ mới lướt qua. [[8]]

 

Đây chính là trọn cả Pháp thuật một khi mà người ta đă tŕnh bày các chi tiết, và đồng thời nó có liên quan tới sự tiến hóa của bảy Căn chủng chúng ta,  mỗi Căn chủng có những đặc tính của vị Giám thị đặc biệt (tức Thần linh) của ḿnh cùng với Hành tinh của Ngài. Sau khi mỗi Điểm đạo đồ chết, thể tinh anh của Ngài phải diễn lại (trong bí nhiệm tang lễ) vở kịch sinh diệt của mỗi Giống dân - quá khứ và tương lai - và đi qua “bảy pḥng hành tinh” vốn (như ta đă nói trên kia) cũng tiêu biểu cho bảy bầu của Dăy hành tinh ta.

Giáo lư thần bí của Huyền bí học Đông phương dạy rằng:

 

Trước khi lâm phàm vào một thể xác mới, Chơn ngă [chứ không phải là thể phách khou] phải viếng thăm lại những cảnh ngộ mà nó từ giă vào lúc bỏ xác vừa qua. Nó phải đích thân xem xét và nhận biết mọi hậu quả được tạo ra do những nguyên nhân [Nidānas] mà các hành động của nó đă phát khởi trong một kiếp trước. Sau khi đă xem xét như vậy, nó ắt công nhận sự công b́nh của bản án và trợ giúp cho Luật Báo phục [Karma] thay v́ cản trở nó. [[9]]

 

Cho dù có thể là bất toàn, những bản dịch nhiều sách giấy cói Ai Cập của Tử tước de Rougé cũng có một lợi ích cho ta: chúng chứng tỏ một cách không thể chối căi được trong đó có cả Pháp thuật thiêng liêng chánh đạo lẫn Thuật phù thủy và việc thực hành cả hai suốt mọi triều đại. Ḍng nào trong Tử Thư - vốn cổ xưa hơn Sáng thế kư [[10]] hoặc bất kỳ sách nào khác trong Cựu Ước - cũng cho thấy như vậy. Tử Thư có đầy dẫy những lời cầu nguyện không ngừng trừ tà chống lại Ma thuật. Trong sách đó, Osiris là đấng chinh phục “lũ ma quỷ trên không”. Tín đồ cầu khẩn Ngài giúp chống lại Matat, “mắt Matat phóng ra ba mũi tên vô h́nh”. Cái “mũi tên vô h́nh” vốn phóng ra từ mắt Thầy phù thủy (cho dù c̣n sống hay đă chết) và “chu lưu khắp thế giới” chính là con mắt gian tà - có nguồn gốc vũ trụ và có những tác dụng trần tục trên cơi tiểu thiên địa. Các tín đồ Kitô giáo không cần coi điều này là mê tín dị đoan. Giáo hội Kitô măi mê với niềm tin giống như vậy, và thậm chí có cả một lời cầu nguyện chống lại “mũi tên chu lưu trong bóng tối”.

Tuy nhiên, thú vị nhất trong tất cả các tài liệu này chính là sách giấy cói “Harris” ở Pháp, người ta gọi nó là “sách giấy cói thần kỳ của Chabas”, v́ Chabas là người đầu tiên dịch nó. Đó là một bản thảo được viết bằng kiểu chữ tu sĩ; M. Chabas đă dịch, b́nh luận và xuất bản nó vào năm 1.860, nhưng ông Harris đă mua nó vào năm 1.855 ở Thebes. Người ta cho rằng tuổi của nó vào khoảng từ 28 đến 30 thế kỷ. Chúng tôi xin trích dẫn một vài đoạn rút ra từ những bản dịch này: 

 

Quyển lịch về những ngày hên xui . . . . Kẻ nào bắt con ḅ đực làm việc vào ngày 20 tháng Pharmuths chắc chắn là sẽ chết; kẻ nào vào ngày 24 cũng tháng đó đọc to tiếng hồng danh của Seth th́ kể từ ngày đó gia đạo y sẽ lục đục, . . .  kẻ nào ra khỏi nhà vào ngày mùng 5 tháng Patchous sẽ bị bệnh rồi chết luôn.

 

Người dịch - bản năng văn hiến của ông ắt nổi dậy - tuyên bố:

 

Nếu không tận mắt đọc thấy những lời này, người ta ắt chẳng bao giờ tin rằng vào thời Ramessides lại có một sự nô dịch như thế. [[11]]

 

 Chúng ta đang sống ở thế kỷ thứ 19 sau Công nguyên, v́ vậy đang đạt tới văn minh cao tột, và chịu ảnh hưởng khai ngộ tốt lành của Giáo hội Kitô, thay v́ tuân phục chư Thần linh Ngoại đạo thời xưa. Tuy nhiên, cá nhân chúng tôi có biết hàng tá và nghe đâu có cả trăm người rất trí thức và có giáo dục lại nghĩ ngay đến việc tự tử khi khai trương bất kỳ doanh nghiệp nào vào ngày thứ sáu, khi ăn tối ở một bàn có 13 người ngồi; hoặc xuất hành đi xa vào ngày thứ hai. Napoleon Đại đế xanh mặt khi thấy người ta thắp ba cây nến trên một cái bàn. Hơn nữa, dù sao đi nữa, về vấn đề này ta có thể đồng ư với De Mirville rằng những “sự mê tín dị đoan” như thế là “kết quả của sự quan sát và kinh nghiệm”. Ông nghĩ rằng nếu những điều mê tín ấy chẳng bao giờ ăn khớp với cái sự kiện th́ uy quyền của Lịch Tử vi ắt đă chẳng tồn tại được quá một tuần. Nhưng mà tóm lại: 

 

 Ảnh hưởng Tử vi: đứa trẻ sinh vào ngày mùng 5 tháng Paophi sẽ bị một con ḅ đực giết chết; sinh vào ngày 27 sẽ bị một con rắn giết chết. Khi sinh vào ngày mùng 4 tháng Athyar, sẽ bị đâm gục ngă.

 

 Đây là vấn đề tiên đoán theo lá số tử vi, vào ngay thời đại chúng ta, thiên hạ vẫn c̣n tin chắc vào khoa chiêm tinh học tiên đoán và Kepler đă chứng tỏ rằng điều này có thể được xét về mặt khoa học.

 Xét về các vong hồn (Khous) ta phân biệt hai loại: một là những Khous đă được công chính hóa, nghĩa là đă được Osiris tha tội khi họ bị giải giao tới trước ṭa án của Osiris, những Khous này sống một đời sống thứ nh́. Hai là có những Khous phạm tội, những “Khous chết lần thứ nh́”, đây là những Khous bị nguyền rủa. Cái chết lần thứ nh́ không hủy diệt được họ, nhưng họ bị lưu đày đi lang thang hành hạ người ta. Sự tồn tại của họ có những giai kỳ tương tự như những giai kỳ của người sống, có một sự ràng buộc mật thiết giữa người chết và người sống đến mức mà người ta mới thấy cần phải tuân theo các nghi thức tang lễ tôn giáo, các thuật trừ tà và cầu nguyện (hoặc là các thần chú th́ đúng hơn) [[12]]

 

Một lời cầu nguyện nói rằng:

 

Đừng để cho nọc độc làm chủ được tứ chi [của người chết] . . .  đừng để cho bất kỳ người quá cố (nam hoặc nữ) nào xâm nhập y; hoặc đừng để cho h́nh bóng của bất kỳ vong linh nào ám ảnh y (hoặc bà ta). [[13]]

 

M. Chabas nói thêm:

 

Những Khous này vốn là cái loại vong hồn mà người ta thuộc về sau khi chết; họ bị trừ tà nhân danh Thần Chons . . . . Bấy giờ các Manes có thể nhập vào xác của người sống, ám ảnh họ. Người ta dùng những công thức và những lá bùa, và nhất là những pho tượng hoặc những h́nh ảnh thiêng liêng, để chống lại những sự xâm lăng dễ sợ như thế [[14]] . . .  Người ta chiến đấu chống lại chúng nhờ vào quyền năng thiêng liêng trợ giúp, thần Chons nổi tiếng do có những sự giải thoát như thế. Mặc dù tuân lệnh thần linh song Khou vẫn bảo tồn năng lực quư giá cố hữu, đó là: tùy ư thích ứng bản thân trong bất kỳ cơ thể nào khác.

 

Công thức trừ tà thường dùng nhất là như sau. Nó có tính cách rất gợi ư:

 

Con người, chư thần linh, loại ưu tuyển, các vong linh người chết, các amous, người da đen, menti-u, không nh́n vào linh hồn này để tỏ ra độc ác đối với nó.

 

Điều này được ngỏ lời với tất cả những người nào quen thuộc với Pháp thuật.

“Các lá bùa và hồng danh thần bí”. Chương này được gọi là “rất bí nhiệm” và bao hàm các lời thỉnh nguyện Penhakahakaherher và Uranaokarsankrobite, và những hồng danh khác dễ đọc như thế! Chabas nói:

 

Chúng tôi có những bằng chứng cho thấy rằng các hồng danh thần bí tương tự như những hồng danh này vốn được dùng phổ biến vào thời kỳ người Israel ở lại Ai Cập.

 

Và ta có thể nói thêm rằng cho dù được thừa hưởng của người Ai Cập hay người Hebrew, th́ các tên gọi này cũng đều là các danh xưng của thuật phù thủy. Môn sinh có thể tham khảo các tác phẩm của Éliphas Lévi, chẳng hạn như Bí kíp của các Thầy phù thủy. Trong những phép trừ tà này, người ta gọi Osiris là Mamuram-Kahab và khẩn cầu Ngài hăy ngăn cản không cho Khou chết hai lần tấn công Khou được công chính hóa và bà con thân quyến, v́ (ma h́nh) bị nguyền rủa. 

 

Có thể khoác lấy bất cứ h́nh tướng nào mà y muốn và tùy ư thâm nhập vào bất kỳ địa điểm  hoặc cơ thể nào.

 

Khi nghiên cứu các sách giấy cói của Ai Cập, người ta mới bắt đầu khám phá ra rằng thần dân của các Pharaohs không hề có khuynh hướng Thần linh học vào thời đó. Họ sợ “vong linh được ban phúc” của người chết c̣n hơn cả một tín đồ Công giáo La Mă sợ ma quỷ!

 Nhưng trong hơn một sách giấy cói, ta có thể thấy thật là không đáng và bất công xiết bao khi người ta buộc tội chư thần linh Ai Cập là các “ma quỷ” này và kết án các lễ sư khi họ vận dụng các quyền năng pháp thuật của ḿnh nhờ vào sự trợ giúp của các “thiên thần sa đọa”. Đó là v́ trong các sách giấy cói, người ta thường t́m thấy những điều ghi chép lại rằng các Thầy phù thủy bị kết án tử h́nh, như thể họ đă sống với sự bảo hộ của Ṭa án Dị giáo Kitô linh thiêng. Đây là một trường hợp trong khi Ramses III trị v́ mà De Mirville trích dẫn của Chabas.

 

 Trang đầu tiên bắt đầu bằng những lời lẽ: “Từ nơi mà Tôi ở gửi cho nhân dân quê hương tôi”. Người ta ắt thấy rằng có lư do để giả sử rằng người viết lời này - dùng đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất - là một quan ṭa đang báo cáo và chứng nhận nó trước mặt mọi người theo một công thức quen thuộc, v́ đây là phần chính yếu của lời kết tội này: “Tên Hai này, một kẻ xấu, là người giám sát [hoặc có lẽ trông giữ] cừu, y nói: ‘Liệu tôi có thể có được một quyển sách ban cho tôi quyền năng vĩ đại hay chăng?’  . . . . Và người ta ban cho y một quyển sách có các công thức của Ramses-Meri-Amen, Thần linh vĩ đại. ông chủ đế vương của y; và y thành công khi đạt được một quyền năng thiêng liêng khiến cho y có thể cám dỗ được thiên hạ. Y cũng thành công trong việc xây dựng một nơi chốn và t́m thấy một chỗ ở rất sâu, tạo ra những người Menh [người tí hon thần kỳ?] và những tác phẩm ái t́nh . . .  ăn cắp chúng từ Khen [thư viện huyền bí của cung điện] nhờ có người thợ xây đá Atirma nhúng tay vào . . .  bằng cách bắt buộc một trong những người giám thị đi qua một bên, và dùng pháp thuật tác dụng lên những người khác. Thế rồi y ra sức dùng chúng để thuyết giải chuyện tương lai và thành công. Y đă nghĩ ra mọi điều khủng khiếp và ghê tởm trong tâm hồn ḿnh, y thực sự làm như vậy, y thực hành hết thảy những điều đó cũng như những tội ác ghê tởm khác, chẳng hạn như sự khủng khiếp [?] của mọi Thần linh, Nam và Nữ. Cũng vậy, xin hăy ra lệnh lớn lao [hà khắc?] giết chết y, cũng bằng như ra lệnh (bằng lời lẽ thiêng liêng) làm việc cho y”. Lời buộc tội không dừng lại ở đó, nó chỉ rơ những tội ác. Ḍng thứ nhất nói tới một bàn tay bị những người Menh làm cho tê liệt; người ta chỉ nói với những người Menh này: “Hăy tạo ra một hiệu quả như vậy” và nó đă được tạo ra. Rồi tới những chuyện rất ghê tởm, đáng tội chết. Nghe đâu những quan ṭa xem xét khi có nói rằng: “Hăy để cho y chết theo lệnh của Pharaoh và theo những điều được viết trong những hàng chữ bằng ngôn ngữ thiêng liêng. [[15]]

 

M. Chabas nhận xét:

 

Có đầy dẫy những tài liệu thuộc loại này, nhưng ta không thể thử ra sức làm nhiệm vụ phân tích hết thảy những tài liệu này với những phương tiện hạn chế mà ta có được.

 

Thế rồi có một câu khắc mà ta thu được trong đền thờ Khous (vị Thần có quyền lực đối với các tinh linh ngũ hành) ở Thebes. Nó được M. Prisse d’Avenne tŕnh cho Thư viện  Hoàng đế - nay là Thư viện Quốc gia - ở Paris, và được ông S. Birch dịch trước tiên. Trong đó có trọn cả một truyện thêu dệt về Pháp thuật. Niên đại của nó là vào thời triều đại thứ 20 Ramses XII [[16]], bây giờ chúng tôi dịch sang tiếng Anh căn cứ vào bản dịch tiếng Pháp của M. de Rougé mà De Mirville trích dẫn

 

 Bia kỷ niệm này bảo cho ta biết rằng một trong những Ramses thuộc triều đại thứ 20 trong khi ở Naharain thu thập những đồ cống lễ mà các quốc gia Á châu dâng nộp cho Ai Cập, đă phải ḷng một cô con gái của thủ lĩnh Bakhten (một trong những nước phải triều cống Ai Cập); ông đă cưới cô, mang cô về Ai Cập, phong cho bà tước Hoàng hậu với vương hiệu là Ranefrou. Chẳng bao lâu sau đó thủ lĩnh Bakhten phái một sứ thần tới Ramses, cầu viện khoa học Ai Cập giúp cho Bent-Rosh (một em gái của hoàng hậu) vốn bị đau khắp tứ chi.

 Sứ thần huỵch toẹt yêu cầu biệt phái một “người minh triết” [và là Điểm đạo đồ - Reh-Het]. Nhà vua ra lệnh triệu tập mọi nhà nghiên cứu chữ tượng h́nh Thánh điển trong cung điện và người giữ những bí kíp của Khen, và chọn ra từ trong đám đó vị kinh sư Hoàng gia Thoth-em-Hebi, (một người thông minh, am tường việc viết lách) và giao cho ông nhiệm vụ khảo sát bệnh t́nh.

 Khi đến Bakhten, Thoth-em-Hebi phát hiện ra rằng Bent-Rosh bị một Khou (Em-seh-’eru ker h’on) ám, nhưng ông tuyên bố rằng bản thân ông quá yếu không thể chống cự lại Khou. [[17]]

 Mười một năm trôi qua mà bệnh t́nh của cô gái trẻ vẫn không hề được cải thiện. Thủ lĩnh Bakhten lại phái sứ thần đi Ai Cập, và theo yêu cầu chính thức của ông, người ta biệt phái Khons-peiri-Seklerem-Zam, một trong các h́nh tướng thiêng liêng của Chons - Đức Chúa Con trong Tam vị nhất thể Thebes - đi Bakhten . . . 

 Thượng Đế [lâm phàm] mới chào mừng (besa) bệnh nhân th́ cô đă bớt bệnh ngay lập tức, và Khou ở trong cô tức khắc biểu lộ ư định tuân lệnh Thượng Đế. Khou nói: “Hỡi Thượng Đế vĩ đại! Ngài bắt buộc con ma biến mất”. Con là nô lệ của Ngài và con sẽ trở về nguyên quán của ḿnh! [[18]]

 

Khons-peiri-Seklerem-Zam hiển nhiên là một Đạo trưởng thực thụ thuộc lớp người được mệnh danh là “Con của Thượng Đế”, v́ nghe nói Ngài là một trong những h́nh tướng của Thượng Đế Khons, điều này có nghĩa hoặc Ngài được coi là một hóa thân của Thượng Đế (một Avatāra), hoặc Ngài là một Điểm đạo đồ thực thụ. Cũng văn bản nêu trên cho thấy rằng đền thờ của Ngài là một trong những đền thờ có gắn bó với một Trường Pháp thuật. Trong đền thờ có một Khen, tức là cái bộ phận của đền thờ mà không ai (ngoại trừ vị Thượng tế) léo hánh tới được, đó là thư viện tức tàng kinh các, các vị lễ sư đặc biệt được bổ nhiệm để trông coi và nghiên cứu các bí kíp trong đó (mọi Pharaohs đều thỉnh giáo các lễ sư này trong những trường hợp rất quan trọng); các lễ sư liên giao với chư Thần linh và được chư Thần linh khuyên nhủ cũng ở trong Khen. Khi miêu tả đền thờ Hierapolis, Lucian đă chẳng nói với các độc giả về “chư Thần linh biểu lộ sự hiện diện độc lập của ḿnh” đấy hay sao? [[19]] Và xa hơn nữa, ông đă có một lần du hành với một lễ sư từ Memphis đến, vị lễ sư bảo ông rằng ngài đă sống 23 năm trong những hầm mộ dưới đất của đền thờ, và được chính Nữ thần Isis dạy dỗ về Pháp thuật. Lại nữa, ta đọc thấy rằng chính Thần Mercury đă dạy các Khoa học Linh thiêng cho Sesostris vĩ đại (Ramses II). Jablonsky - nhận xét về điều này rằng ở đây ta có lư do tại sao Amun (Ammon) - ông nghĩ rằng “Amen” của ta bắt nguồn từ - lại thực sự gợi lên ánh sáng [[20]].

Trong sách giấy cói Anastasi - vốn đầy ứ đủ thứ công thức dùng để triệu thỉnh chư Thần linh và đầy ứ những phép trừ tà chống lại các Khous và ma quỷ tinh linh ngũ hành - đoạn thứ bảy cho thấy rơ sự khác nhau giữa chư Thần linh thực sự (các Thiên thần Hành tinh) và những ma h́nh mà người chết bỏ lại trong Kāma-loka, điều này như thể là cám dỗ loài người và làm cho nó bối rối một cách tuyệt vọng hơn nữa trong khi hoài công mưu t́m sự thật bên ngoài các Khoa học Huyền bí học và bức màn Điểm đạo. Câu thơ thứ bảy này nói về những sự triệu thỉnh thiêng liêng hoặc thỉnh giáo thần linh bói toán như thế:  

 

Người ta chỉ được triệu thỉnh hồng danh thiêng liêng đó [[21]] trong những trường hợp hoàn toàn cần thiết, và khi người ta thấy ḿnh hoàn toàn thanh khiết và không thể chê trách được.

 

 Trong công thức của Pháp thuật Tà đạo th́ không phải như vậy. Khi nói về hai nghi thức Pháp thuật trong bộ sưu tập Anastasi, Reuvens có nhận xét rằng:

 

chúng dứt khoát là tạo thành phần b́nh luận cung cấp nhiều kiến thức nhất về các Bí pháp Ai Cập mà người ta gán cho Jamblichus, và là phần dính líu tốt nhất với tác phẩm cổ điển, giúp ta hiểu được phép thần thông của các phái triết học, phép thần thông vốn dựa vào các tôn giáo Ai Cập thời xưa. Theo Zamblichus, phép thần thông được vận dụng nhờ vào sự trợ thủ của các vị thần thứ cấp. [[22]]

 

Reuvens kết thúc với một nhận xét rất gợi ư và rất quan trọng đối với các Huyền bí gia vốn bảo vệ tính cổ xưa và chân thật của những tài liệu của ḿnh, v́ ông nói rằng:

 

Mọi điều mà ông [Jamblichus] tŕnh bày là thần học th́ chúng tôi lại t́m thấy là lịch sử trong sách giấy cói của ḿnh.

 

Nhưng thế th́ làm sao chối bỏ được tính xác thực, tính khả tín và nhất là tính đáng tin cậy của các tác giả cổ điển, hết thảy đều viết về Pháp thuật và các Bí nhiệm của nó với một tinh thần ngưỡng mộ và kính cẩn sùng bái nhất? Hăy lắng nghe Pindarus, ông tuyên bố rằng:

 

Hạnh phúc thay cho kẻ nào nào xuống ngôi mộ được điểm đạo như thế, v́ y biết được sự kết liễu cuộc đời ḿnh và cơi giới [[23]] mà Jupiter ban tặng. [[24]]

 

Hoặc lắng nghe Cicero:

 

Sự điểm đạo chẳng những dạy cho ta cảm thấy hạnh phúc trong cuộc đời này, mà c̣n dạy ta chết với niềm hy vọng tốt đẹp hơn.[[25]] 

 

Plato, Pausanias, Strabo, Diodorus và hàng tá những người khác đều chứng nhận sự lợi ích lớn lao của Điểm đạo; mọi bậc đại Cao đồ hoặc Cao đồ được điểm đạo một phần đều chia xẻ niềm phấn khởi của Cicero.

 

Khi nghĩ tới những điều ḿnh học được trong lúc điểm đạo, Plutarch đă chẳng tự lấy làm an ủi về việc ḿnh bị mất vợ đấy hay sao? Trong các Bí pháp Bacchus, ông đă chẳng tin chắc rằng “linh hồn [tinh thần] vốn bất diệt và có một đời sống bên kia cửa tử” đấy hay sao? Aristophanes c̣n đi xa hơn nữa, ông nói: “Tất cả những người nào tham dự vào các Bí pháp đều sống một cuộc đời ngây thơ, b́nh thản và thánh thiện; họ chết và mong cầu ánh sáng của các Cánh đồng Euleusis [Devachan] trong khi những người khác chẳng bao giờ có thể mong đợi bất cứ điều ǵ ngoại trừ bóng tối [sự vô minh?] vĩnh viễn.

 Và khi người ta nghĩ về tầm quan trọng mà các Nhà nước gán cho nguyên lư cùng với sự hành lễ đúng đắn trong những Bí pháp gán cho những quy định an toàn hành lễ trong các bộ khảo luận của họ, th́ người ta mới thấy các Bí pháp ấy đă làm cho họ bận tâm suy nghĩ từ đầu đến cuối lâu dài đến mức nào.

Đó là mối bận tâm lớn nhất trong chốn công cộng cũng như trong chốn riêng tư, và điều này cũng tự nhiên thôi, v́ theo Döllinger “các Bí pháp Eleusis được coi là tinh hoa của mọi tôn giáo Hy Lạp, là bản chất tinh túy nhất của mọi quan niệm của nó”. [[26]]

Chẳng những đám người âm mưu không được nhận vào đây khi mà những người không tố giác họ cũng không được; những kẻ phản bội, nuốt lời thề, trụy lạc [[27]] . . . đến nỗi mà Porphyry có thể nói rằng “Linh hồn ta vào lúc chết phải giống như khi đang có các Bí pháp, nghĩa là không có bất kỳ tật xấu nào: đam mê, ghen tị, thù ghét hoặc giận dữ”. [[28]]

 

Thật vậy:

 

Pháp thuật được coi là một khoa học linh thiêng vốn đưa tới việc tham dự vào các thuộc tính của chính Đấng Thiêng liêng [[29]].

 

Herodotus, Thales, Parmenides, Empedocles, Orpheus, Pythagoras - mỗi người vào thời của ḿnh - tất cả đều đi t́m minh triết của các vị đại Đạo trưởng Ai Cập, với hy vọng giải quyết các vấn đề của vũ trụ.

 Philo nói: Người ta biết rằng các Bí pháp làm bộc lộ các tác động bí mật của Thiên nhiên. [[30]]

 

Những điều thần kỳ mà các lễ sư pháp thuật thần thông thực hiện được chứng thực rơ ràng, và bằng chứng - nếu chứng cớ của con người có một giá trị nào đó - có sức thuyết phục đến nỗi, thay v́ thú nhận rằng các nhà thông thần ngoại đạo vượt xa các tín đồ Kitô giáo về phép lạ, Ngài David Brewster lại thừa nhận rằng người ngoại đạo rất tinh thông vật lư học và mọi điều thuộc về triết học tự nhiên. Khoa học thấy ḿnh ở trong một t́nh thế tiến thoái lưỡng nan rất khó chịu.

Psellus nói: “Pháp thuật tạo thành bộ phận cuối cùng của khoa học tư tế. Nó khảo cứu thiên nhiên, quyền năng và phẩm tính của mọi điều dưới mặt trăng; của các hành và bộ phận của chúng, của các con thú vật, của đủ thứ cây và quả, của đá và cỏ. Tóm lại, nó thăm ḍ tinh túy và quyền năng của vạn vật. V́ vậy, nó tạo ra các hiệu quả của ḿnh. Và nó tạo thành các pho tượng [được từ điển hóa] vốn mang lại sức khỏe, và tạo ra đủ thứ h́nh ảnh và sự vật [lá bùa] vốn cũng có thể trở thành các công cụ của bệnh tật cũng như là sức khỏe. Người ta cũng thường dùng pháp thuật làm cho lửa trên trời hiện ra; thế rồi các pho tượng biết cười và những ngọn đèn tự nhiên được thắp sáng lên.” [[31]]

 

Ngày nay, người ta đă chứng minh cho thế giới thấy rằng lời quả quyết của Psellus - “Pháp thuật làm ra những pho tượng mang lại sức khỏe” không hề là sự mơ mộng hoặc sự khoác lác tự đắc của một nhà Thông thần bị ảo giác. Theo lời Reuvens, nó đă trở thành “lịch sử”. Đó là v́ người ta thấy nó trong Sách giấy cói Pháp thuật của Harris và trên bia khắc tạ lễ vừa nêu. Cả Chabas lẫn De Rougé đều nêu rơ ràng: 

 

Trên ḍng thứ 18 của bia kỷ niệm bị cắt xén rất nhiều này, người ta thấy có công thức về sự mặc nhận của Thượng Đế (Chons), Ngài cho ta biết là Ngài đồng ư bằng cách làm cho pho tượng Ngài chuyển động. [[32]]

 

Thậm chí hai nhà Đông phương học c̣n tranh căi với nhau về vấn đề này. Trong khi  M. de Rougé muốn dịch từ  “Han” là “ân sủng” hay “ân huệ” th́ M. Chabas lại khăng khăng cho rằng “Han” có nghĩa là “một chuyển động” hoặc “một dấu hiệu” mà pho tượng thực hiện.

 Việc có quá nhiều quyền năng, lạm dụng kiến thức và tham vọng cá nhân rất thường đưa các Khai tâm đồ ích kỷ và vô lương tâm tới Pháp thuật tà đạo, cũng như chính những nguyên nhân ấy đă đưa các giáo hoàng và hồng y giáo chủ của Kitô giáo đến một hậu quả giống như vậy. Và chính Pháp thuật tà đạo rốt cuộc mới gây ra việc tiêu hủy các Bí pháp chứ không phải là Kitô giáo như người ta thường lầm tưởng. Hăy đọc Lịch sử La Mă, quyển I, của Mommsen và bạn sẽ t́m thấy rằng chính những người Ngoại đạo đă kết liễu sự báng bổ Khoa học Thiêng liêng. Ngay từ năm 560 trước Công nguyên, người La Mă đă khám phá ra một hội Huyền bí học, một trường Pháp thuật tà đạo thuộc loại ghê tởm nhất. Nó cử hành những bí nhiệm du nhập từ Etruria, và chẳng bao lâu sau đó, cơn bệnh dịch đạo đức đă lan rộng khắp cả nước Ư.

 

Hơn 700 Khai tâm đồ bị truy tố và hầu hết đều bị kết án tử h́nh . . . 

Sau này,Titus Livius cho ta thấy rằng chỉ nội trong ṿng một năm mà 3.000 Khai tâm đồ khác nữa đă bị kết tội đầu độc. [[33]]

 

Thế nhưng Pháp thuật tà đạo lại bị chối bỏ và chế nhạo! 

Paulthier có thể hoặc không thể quá nhiệt thành khi nói rằng đối với ông, Ấn Độ dường như là

 

Cái tổ ấm vĩ đại và nguyên sơ của tư duy con người, điều này đă chấm dứt bằng cách bao trùm trọn cả thế giới cổ xưa.

 

nhưng ư kiến của ông thật là đúng. Tư duy nguyên sơ đưa tới kiến thức Huyền bí học, trong Giống dân thứ Năm chúng ta, điều này được phản ánh từ giai đoạn sơ khai nhất của các Pharaohs Ai Cập măi cho đến thời hiện đại chúng ta. Ít khi nào một sách giấy cói viết bằng chữ tu sĩ - vốn được khai quật cùng với những xác ướp các vị vua và thượng tế được quấn băng chặt chẽ - mà lại không chứa đựng một thông tin thú vị nào đó dành cho các môn sinh Huyền bí học hiện đại.

 Mọi thứ tất nhiên là Pháp thuật bị chế nhạo, kết quả của sự khải huyền và tri thức nguyên sơ, mặc dù nó được các Thầy phù thủy thời Atlantis thực hành một cách vô đạo đến nỗi mà từ đó trở đi, Giống dân tiếp sau cần phải phủ một bức màn dày lên những phép thực hành vốn được dùng để thu được cái gọi là những hiệu quả pháp thuật trên các cơi tâm linh và hồng trần. Chẳng ai trong thế kỷ chúng ta ắt tin vào từng chữ một trong những phát biểu này, ngoại trừ các tín đồ Công giáo La Mă, và những tín đồ này ắt gán cho các hành vi đó là một nguồn gốc từ quỷ Sa tăng. Song le, Pháp thuật bị trộn lẫn với lịch sử của thế giới đến nỗi mà nếu lịch sử thế giới phải được viết lại th́ nó phải dựa vào những khám phá của khảo cổ học, Ai Cập học và các bản khắc, bản viết bằng chữ tu sĩ; nếu nó cứ khăng khăng cho rằng chúng cần phải thoát khỏi “cái sự mê tín dị đoan muôn thưở đó”, th́ nó ắt chẳng bao giờ thấy được ánh sáng. Người ta có thể h́nh dung rơ ràng được cái thế lúng túng mà những nhà Ai Cập học, Assyria học, những viện sĩ hàn lâm và những nhà bác học nghiêm túc gặp phải. Khi bị bắt buộc phải dịch và thuyết giải những sách giấy cói xưa cũ và những bản khắc cổ sơ trên những cái bia và h́nh trụ ở Babylon, họ thấy ḿnh từ đầu đến cuối buộc ḷng phải giáp mặt với đề tài đáng ghét (và đối với họ là ghê tởm) đó là đề tài Pháp thuật với những thần chú và đủ thứ linh tinh. Ở đây, họ t́m thấy những bài tường thuật đúng mức và nghiêm trang do các kinh sư học giả viết ra, chúng được thực hiện với sự giám sát trực tiếp của những Đạo trưởng người Chaldea hoặc Ai Cập, những người có học thức nhất trong số các triết gia thời xưa. Những phát biểu này được viết ra vào giờ phút long trọng, lúc các Pharaohs, thượng tế và các nhân vật quyền quư khác của xứ Chemi qua đời và được chôn cất; mục đích của chúng là giới thiệu Linh hồn mới sinh, Osiris-hóa, ra trước ṭa án dễ sợ của “Đại Phán quan” ở vùng Amenti - nghe đâu ở đó một lời nói dối có tác dụng lớn hơn những tội ác ghê gớm nhất. Phải chăng các Kinh sư và Đạo trưởng, Pharaohs và Lễ sư-Quân vương, tất cả đều điên khùng hoặc bị bệnh v́ đă hoặc là tin tưởng hoặc là ra sức khiến cho những người khác tin tưởng vào những “chuyện bịa đặt” mà ta thấy trong những sách giấy cói khả kính nhất? Nhưng chuyện này thật là vô phương cứu chữa. Vốn được bổ chứng bởi Plato và Herodotus, bởi Manetho và Suncellus, cũng như bởi mọi tác giả và triết gia vĩ đại nhất và đáng tin cậy nhất (vốn viết về đề tài này, những sách giấy cói này ghi lại - cũng nghiêm túc như khi chúng ghi lại bất kỳ lịch sử hoặc sự kiện nào mà người ta biết rơ và hoàn toàn chấp nhận đến nỗi không cần phải b́nh luận - toàn thể những vương triều của Manes, nghĩa là những h́nh bóng và ma h́nh (những thể tinh vi) cùng với những thành tích về tài khéo pháp thuật và những hiện tượng Huyền bí học đến nỗi mà Huyền bí gia cả tin nhất trong thời chúng ta cũng phải do dự không dám tin chúng là sự thật.

 Các nhà Đông phương học đă t́m thấy một cái phao cứu hộ, trong khi vẫn công bố và đưa các sách giấy cói ra cho đám người Sadducee phê b́nh văn học, họ thường gọi chúng là “những chuyện thêu dệt vào thời Pharaoh nào đó”. Ư tưởng này thật là tài t́nh, nếu không phải là hoàn toàn công tâm.

 


[[1]] De Mirville viết: “Các chữ được dùng trên những giấy da này đôi khi là những chữ tượng h́nh, được xếp thẳng đứng, một loại tốc kư (chữ viết tắt) tuyến tính, trong đó h́nh tượng thường được giản lược thành ra chỉ một nét; có khi chúng lại được xếp theo những đường nằm ngang, rồi tới chữ tu sĩ hay chữ linh thiêng, đi từ phải sang trái giống như trong mọi ngôn ngữ Semite; cuối cùng là các chữ cái bản xứ, được dùng trong các tài liệu chính thức, hầu hết là các hợp đồng v.v. . nhưng từ thời Ptolemée cũng đă được chọn dùng cho các đài kỷ niệm”. Các Chơn linh, quyển v, trang 81-82. Tại Bảo tàng viện Anh quốc, ta có thể nghiên cứu một bản sao giấy cói Harris do Chabas dịch - Giấy cói Thần diệu.

[[2]] Thế c̣n “Mene mene, tekel, upharsin”, những từ mà “những ngón tay của bàn tay một người” - thân thể và cánh tay của y vẫn c̣n vô h́nh - viết trên những bức tường của cung điện Belshazzar th́ sao? (Daniel, v, 5). Thế c̣n những chữ viết của Pháp sư Simon và những chữ cái thần diệu trên các bức tường và trên không trung trong các hầm mộ Điểm đạo (không kể những chiếc bàn bằng đá mà ngón tay Thượng Đế viết các điều răn trên đó) th́ sao? Sự khác nhau giữa chữ viết của một Thần linh này và chữ viết của các Thần linh khác (nếu có bất kỳ sự khác nhau nào) vốn chỉ ở nơi bản chất riêng biệt của họ; và nếu ta căn cứ vào quả để biết được cây, th́ người ta ắt luôn luôn ưa thích các Thần linh Ngoại đạo hơn. Đó là câu nói bất hủ “Tồn tại hay không tồn tại”. Hoặc là tất cả đều - hay là (dù sao đi nữa) có thể - đúng, hoặc là tất cả đều chắc chắn là những sự lừa dối do thiện ư, và là kết quả của sự dễ tin.

[[3]] Sách giấy cói thần diệu, trang 186.

[[4]] Xem Hướng dẫn về Viện bảo tàng Boulaq, ngoài ra c̣n có những tài liệu khác.

[[5]] De Mirville (nhiều điều nêu trên được trích dẫn theo ông), trong Các Chơn linh, quyển v, trang 81-85. 

[[6]] Như trên, trang 84-85. 

[[7]] Người ta thấy khó khăn này cũng lộ ra ngay cả khi ta xét một ngôn ngữ mà người ta đă biết không an toàn như tiếng Bắc phạn, ư nghĩa của nó dễ hiểu hơn nhiều so với chữ viết tu sĩ của Ai Cập. Mọi người đều biết các nhà nghiên cứu tiếng Bắc phạn thường lúng túng một cách tuyệt vọng xiết bao về ư nghĩa chân thật của nó và họ thường không thể dịch chính xác được ư nghĩa của nó trong các bản dịch của riêng ḿnh; trong các bản dịch đó, nhà Đông phương học này mâu thuẫn với nhà Đông phương học kia.

[[8]] Sách đă dẫn, trang 296-297. 

[[9]] Quyển II, B́nh luận.

[[10]] Bunsen và Champollion tuyên bố như thế, c̣n Tiến sĩ Carpenter nói rằng Tử Thư, vốn được khắc trên những bia kỷ niệm xưa nhất với “chính những cụm từ mà ta thấy trong Tân Ước liên quan đến Ngày Phán xét . . . có lẽ được khắc 2.000 năm trước Công nguyên”. Xem Nữ Thần Isis lộ diện, I, trang 518.

[[11]] Các Chơn linh, quyển v, trang 88. Ngày nay ở Ấn Độ cũng như là Trung Quốc và mỗi xứ sở theo Phật giáo khác đều có tồn tại một quyển lịch và những điều kiêng kỵ tử vi như thế. 

[[12]] Xem Các Chơn linh, quyển iii, trang 65 và tiếp theo.

[[13]] Sách giấy cói thần kỳ, trang 163.

[[14]] Như trên, trang 168.

[[15]] Trong Luận về sự sùng bái Ngẫu tượng, Mainonides nói về teraphim của Do Thái giáo như sau: “Chúng nói chuyện với con người”. Cho đến nay, những thầy phù thủy Kitô giáo ở Ư và những thầy mo người da đen ở New Orleans, vẫn làm ra những h́nh nhân nhỏ bằng sáp giống như nạn nhân của ḿnh rồi lấy kim đâm xuyên qua chúng; vết thương ở trên teraphim hay Menh bị phản kích lên người sống và thường giết chết họ. Vẫn c̣n nhiều cái chết bí ẩn và không phải là mọi cái chết đều truy nguyên được hung thủ. 

[[16]] Ramses của Lepsius, ông trị v́ vào khoảng 1.300 năm trước Công nguyên.

[[17]] Người ta có thể đánh giá mức độ đáng tin cậy các bản dịch của các tài liệu Ai Cập như vậy khi bản án được tŕnh bày theo ba cách khác nhau bởi ba nhà Ai Cập học. Rougé nói: “Anh thấy cô ấy ở trong t́nh trạng rơi vào trạng thái chịu sức mạnh của các linh hồn”, hoặc, “với chân tay của cô ấy khá cứng”, (?) Một phiên bản khác; và Chabas dịch: "Và Người ghi chép thấy Khou quá độc ác". Giữa việc cô ấy sở hữu một Khou độc ác và "tay chân khá cứng", có một sự khác biệt.

[[18]] Các Chơn linh, quyển v, trang 247-248. 

[[19]] Một số người dịch c̣n khiến cho Lucian nói về cư dân của thành phố này, nhưng họ không thể chứng tỏ được rằng quan điểm này đứng vững được.

[[20]] Như trên, v, 256-257.

[[21]] Làm thế nào mà De Mirville lại thấy quỷ Sa tăng nơi Thượng Đế Ai Cập có hồng danh thiêng liêng, khi bản thân ông thừa nhận rằng không có ǵ lớn hơn hồng danh của lời sấm truyền Dodona, v́ đó là hồng danh của Thượng Đế của tín đồ Do Thái giáo, IAO, tức Jehovah? Người Pelasges đă mang lời sấm truyền tới Dodona hơn 14 thế kỷ trước Công nguyên, và bỏ lại cho tổ tiên của người Hy Lạp, người ta biết rơ lịch sử của nó và có thể đọc lịch sử đó theo Herodotus. Thần Jupiter - vốn yêu thương nữ thần xinh đẹp của đại dương là Dodona, đă ra lệnh cho Pelasgius mang sự thờ cúng Ngài tới Thessaly. Hồng danh Thượng Đế là Lời sấm truyền đó ở đền thờ Dodona là Zeus Pelasgicos, Zeuspater (Đức Chúa Cha) hoặc theo lời giải thích của De Mirville: “Đó là danh xưng tuyệt vời, danh xưng mà tín đồ Do Thái giáo coi là Húy danh không thể nói lên được - tóm lại là Jaoh-pater nghĩa là “Đấng đă, đang và sẽ tồn tại”, nói cách khác là Đấng Vĩnh hằng”. Và tác giả thừa nhận rằng Maury đúng đắn khi “phát hiện Jehovah trong Thánh kinh nơi hồng danh Indra của phái thờ kinh Vedas” và thậm chí không thử ra sức chối bỏ mối liên hệ từ nguyên giữa hai danh xưng -  “hồng danh và danh xưng thất truyền cùng với mặt trời và sấm sét”. Những lời thú tội kỳ lạ và vẫn c̣n có những điều mâu thuẫn c̣n kỳ lạ hơn nữa.

[[22]] Thư gửi cho Letronne số 75 trong Sách giấy cói Anastasi của Reuvens. Xem Các Chơn linh, quyển v, trang 258.

[[23]] Các Cánh đồng Eleusis.

[[24]] Trích đoạn, ix.

[[25]] De Legibus, II, iv.

[[26]] Do Thái giáo và Ngoại đạo, i, 184.

[[27]] Frag. of Styg., ap. Stob.

[[28]] De special. Legibus.

[[29]] Các Chơn linh, quyển v, trang 278-279.

[[30]] Nữ Thần Isis lộ diện, I, trang 25.

[[31]] Nữ Thần Isis lộ diện, I, trang 282-283. 

[[32]] Các Chơn linh, quyển v, trang 248.

[[33]] Như trên, trang 281.


 HOME T̀M HIỂU  NHẬP MÔN  sách  TIỂU SỬ   BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN  BÀI VỞ  THƠ   gifts  TẾT 2006  NỮ THẦN ISIS