|
HOME T̀M HIỂU NHẬP MÔN sách TIỂU SỬ BẢN TIN H̀NH ẢNH thIỀN BÀI VỞ THƠ gifts TẾT 2006 NỮ THẦN ISIS
|
(THE AKASHIC RECORDS)
Trích THE MENTAL BODY của A. E. POWELL
|
|
Không một sự miêu tả cơi trí nào mà lại hoàn chỉnh nếu ta không nhắc tới cái
được gọi là Tiên thiên kư ảnh. Chúng cấu thành lịch sử duy nhất đáng tin cậy
của thế giới và thường được gọi là kư ức của thiên nhiên, cũng như Sổ ghi
chép chân thực về Nghiệp báo, tức Sổ Bộ đời của các Nghiệp quả Tinh quân
(Lipika).
Từ ngữ Tiên thiên hơi bị gọi lệch lạc một chút bởi v́ mặc dù ta đọc kư ảnh
từ chất Tiên thiên khí (Ākāsha) tức vật chất trên cơi trí tuệ, thế nhưng
chúng không thực sự thuộc về cơi này. Có một tên gọi c̣n tồi hơn nữa mà
trong khi tài liệu buổi ban đầu về đề tài này người ta thường sử dụng, đó là
“kư ảnh của tinh tú quang” v́ chúng vượt xa cơi trung giới, chỉ có những
cảnh thoáng nh́n thấy vụn vặt xuất hiện trên cơi trung giới mà bây giờ ta sẽ
thấy.
Từ ngữ Tiên thiên là thích hợp chỉ v́ trên cơi trí tuệ lần đầu tiên ta mới
tiếp xúc dứt khoát với kư ảnh và thấy có thể làm việc với chúng một cách
đáng tin cậy.
Học viên đă quen thuộc với sự kiện khi một người phát triển th́ thể thượng
trí của y vốn xác định giới hạn hào quang của y bèn gia tăng kích thước cũng
như độ sáng và sự thanh khiết về màu sắc. Khi theo đuổi quan niệm này tới
một mức cao hơn nhiều th́ ta đạt tới ư tưởng rằng Đức Thái Dương Thượng Đế
bao hàm bên trong ḿnh trọn cả Thái dương hệ. V́ thế cho nên bất cứ đều ǵ
xảy ra bên trong Thái dương hệ đều ở bên trong tâm thức của Thượng Đế. Như
vậy ta thấy kư ảnh chân thực là kư ức của Ngài.
Vả lại ta cũng thấy rơ rệt rằng cho dù kư ức ấy tồn tại trên bất cứ cơi nào
th́ nó cũng vượt xa bất cứ thứ ǵ mà ta biết được. Do đó cho dù ta t́m được
cách đọc bất cứ kư ảnh nào đi nữa th́ nó cũng chỉ là phản ảnh của kư ảnh vĩ
đại nguyên bản được phản chiếu xuống môi trường thô trược hơn của các cơi
thấp hơn.
Ta biết có các kư ảnh này trên cơi bồ đề, trí tuệ và trung giới; ta sẽ mô tả
chúng theo thứ tự ngược lại.
Trên cơi trung giới sự phản chiếu cực kỳ bất toàn; ta có thể thấy những kư
ảnh như vậy cực kỳ manh mún và thường bị méo mó ghê gớm. Trong trường hợp
này thật là rất hay khi ta dùng phép tương tự là nước vốn rất thường được sử
dụng làm biểu tượng của cơi trung giới. Sự phản chiếu rơ rệt trong nước yên
lặng cùng lắm cũng chỉ là một sự phản chiếu biểu diễn một sự vật có ba chiều
đo bằng một sự vật có hai chiều đo, rồi cũng chỉ biểu diễn được h́nh dạng và
màu sắc của sự vật, sự vật lại c̣n bị đảo ngược nữa. Nếu mặt nước bị xáo
động th́ sự phản chiếu sẽ bị vỡ vụn và méo mó đến nỗi hầu như vô dụng và
thậm chí gây lầm lạc trong việc hướng dẫn ta nhận thức h́nh ảnh và dáng vẻ
chân thật của sự vật được phản chiếu.
Thế mà trên cơi trung giới ta chưa bao giờ có bất cứ điều ǵ gần tương ứng
với một bề mặt yên lặng. Ngược lại ta phải đối phó với một chuyển động nhanh
chóng gây rối mắt. V́ thế cho nên ta không thể trông cậy vào việc có một sự
phản chiếu rơ ràng và xác thực. Do đó, một nhà thần nhăn chỉ có năng khiếu
nh́n thấy trên cơi trung giới chẳng bao giờ trông cậy ǵ được vào bất cứ
h́nh ảnh nào trong quá khứ xuất hiện trước mắt ḿnh là chính xác và hoàn
hảo. Đó đây cũng có một bộ phận nào đấy của nó được như vậy, nhưng tuyệt
nhiên y chẳng biết đó là bộ phận nào. Khi được rèn luyện cẩn thận lâu dài, y
có thể học cách phân biệt giữa những ấn tượng đáng tin cậy và những ấn tượng
không đáng tin cậy, xây dựng từ những phản chiếu rời rạc một loại h́nh nào
đó về sự vật được phản chiếu. Nhưng thường thường th́ rất lâu trước khi làm
chủ được các khó khăn này, y đă phát triển được thần nhăn trên cơi trí tuệ
vốn làm cho công việc lao động vất vả ấy không c̣n cần thiết nữa.
Trên cơi trí tuệ t́nh huống khác hẳn. Ở đây, kư ảnh là trọn vẹn và chính
xác; ta cũng có thể nhầm lẫn khi đọc nó. Điều này có nghĩa là bất kỳ số
lượng nhà thần nhăn nào mà dùng thần nhăn trí tuệ để khảo sát một kư ảnh nào
đó, đều thấy chính xác cùng một sự phản chiếu và mỗi người đều đạt được một
ấn tượng chính xác khi đọc kư ảnh.
Với năng khiếu của thể nguyên nhân, nhiệm vụ đọc kư ảnh c̣n dễ hơn nữa. Thật
vậy, dường như để đọc được hoàn chỉnh (xét về khả năng trên cơi trí tuệ) th́
Chơn ngă phải hoàn toàn thức tỉnh sao cho nó có thể sử dụng vật chất nguyên
tử của cơi trí tuệ.
Ta thừa biết rằng nếu một số người chứng kiến một diễn biến sẵn có trên cơi
trần th́ tường tŕnh của họ sau đó thường biến thiên rất nhiều. Điều này là
do quan sát thiếu sót, mỗi người chỉ nh́n thấy đặc điểm trong diễn biến thu
hút ḿnh nhất.
Trong trường hợp quan sát trên cơi trí tuệ th́ yếu tố cá nhân không ảnh
hưởng nhiều tới ấn tượng mà ta nhận được. Đó là v́ mỗi quan sát viên đều
hoàn toàn lĩnh hội được trọn cả đề tài, và v́ vậy y có thể nh́n thấy các bộ
phận của nó lệch ngoài tỉ lệ đúng đắn.
Tuy nhiên, sự sai lầm có thể dễ dàng xảy ra trong việc truyền ấn tượng nhận
được xuống các cơi thấp. Ta có thể xếp nhóm đại khái những lư do của việc
này là v́ chính quan sát viên và do khó khăn cố hữu hoặc nói cho đúng hơn
không thể thực thi nhiệm vụ một cách hoàn hảo.
Xét theo bản chất sự việc th́ chỉ một phần nhỏ kinh nghiệm trên cơi trí tuệ
có thể được biểu diễn trên cơi hồng trần, v́ thế cho nên do mọi sự diễn đạt
đều mang tính một phần, rơ rệt là ta có một khả năng nào đó để chọn lựa bộ
phận được diễn tả. Cũng chính lư do này, những cuộc khảo cứu bằng thần nhăn
của các nhà Thông Thiên Học hàng đầu được thường xuyên kiểm chứng và kiểm
soát bởi ít ra là hai nhà quan sát trước khi người ta công bố việc khảo cứu.
Tuy nhiên ngoài yếu tố cá nhân ra c̣n có những khó khăn cố hữu nhằm đưa ấn
tượng từ một cơi cao xuống một cơi thấp. Để hiểu được điều này, ta nên biết
tới sự tương tự về thuật hội họa. Một họa sĩ đă cố gắng mô phỏng một vật ba
chiều trên một bề mặt phẳng, dĩ nhiên chỉ có hai chiều đo. Ngay cả bức tranh
hoàn hảo nhất thực ra hầu như c̣n lâu lắm mới mô phỏng được phong cảnh mà nó
biểu diễn: đó là v́ không một đường đơn nào hoặc một góc đơn nào trong đó có
thể giống hệt như những thứ trên sự vật được sao chép. Đó chỉ là một toan
tính rất khéo léo nhằm tạo ra theo một ư nghĩa thôi nhờ vào những đường nét
và màu sắc trên một nguồn thông tin phẳng gây ra ấn tượng giống như ấn tượng
phong cảnh thực tác động lên. Nó chẳng thể truyền đạt cho ta điều ǵ ngoại
trừ sự ám thị tùy thuộc vào kinh nghiệm trước kia của chính ta, chẳng hạn
như tiếng gầm rú trên biển cả, mùi hương của những đóa hoa, vị ngọt của trái
cây, độ cứng hoặc mềm của các bề mặt.
Việc nhà thần nhăn cố gắng diễn tả các hiện tượng trên cơi trí bằng ngôn ngữ
trên cơi trần c̣n gặp khó khăn lớn hơn nhiều, bởi v́ như ta đă nói ở một
Chương trước kia, cơi trí tuệ có năm chiều đo.
Dáng vẻ của kư ảnh biến thiên trong một chừng mực nào đó tùy theo t́nh huống
mà người ta nh́n thấy kư ảnh. Trên cơi trung giới, sự phản ảnh thường là một
h́nh ảnh đơn giản, mặc dù đôi khi h́nh được nh́n thấy lại là h́nh cử động.
Trong trường hợp này, thay v́ chỉ là h́nh ảnh chụp chớp nhoáng th́ đúng hơn
đă có một sự phản chiếu dài hạn và hoàn hảo xảy ra.
Trên cơi trí tuệ chúng có hai khía cạnh khác hẳn nhau.
Một là, nếu người quan sát không
đặc biệt nghĩ tới chúng th́ kư ảnh chỉ tạo thành một bối cảnh cho bất cứ
điều ǵ đang diễn tiến. Trong t́nh huống ấy, chúng quả thực chỉ là những sự
phản chiếu từ hoạt động không ngừng của một Tâm thức lớn trên một cơi cao
hơn nhiều và rất giống dáng vẻ của những h́nh điện ảnh. Tác động của những
h́nh ảnh được phản chiếu thường xuyên tiếp diễn như thể người ta đang quan
sát các diễn biến trên một sân khấu ở xa.
Hai
là, nếu nhà quan sát lăo luyện đặc biệt chú ư tới bất kỳ phong cảnh nào th́
nó sẽ ngay tức khắc xuất hiện trước mắt y bởi v́ đây là cơi tư tưởng không
bị cản trở. Như vậy, nếu y muốn nh́n thấy Julius Caesar đổ bộ xuống nước Anh
th́ chỉ trong chốc lát y thấy ḿnh chẳng những nh́n vào bức tranh mà c̣n
đứng thực sự trên bờ biển trong đám lính quân đoàn cổ La Mă với trọn cả
phong cảnh diễn ra xung quanh ḿnh giống hệt khi y thấy nó, nếu y đă từng ở
đó lúc nó diễn ra vào năm 55 trước Công nguyên. Các diễn viên dĩ nhiên hoàn
toàn không có ư thức ǵ về y v́ họ chẳng qua chỉ là h́nh phản chiếu, bất cứ
nỗ lực thay đổi nào của y cũng tuyệt nhiên không ảnh hưởng tới lộ tŕnh tác
động của họ.
Nhưng y có quyền kiểm soát tốc độ vở tuồng diễn ra trước mắt y. Vậy là y có
thể khiến cho các diễn biến trong một năm xảy ra trước mắt y chỉ nội trong
một tiếng đồng hồ. Y có thể chặn đứng chuyển động lại vào bất cứ lúc nào và
chừng nào y muốn th́ đều có thể giữ cho bất kỳ phong cảnh đặc biệt xem trong
bao lâu cũng được.
Chẳng những y nh́n thấy mọi thứ có thể nh́n được trên cơi trần nếu y có mặt
lúc diễn biến xảy ra mà y c̣n nghe thấy và hiểu được điều người ta nói, y có
ư thức về tư tưởng và động cơ thúc đẩy của ḿnh.
Có một trường hợp đặc biệt khi một nhà khảo cứu có thể gia nhập vào một diễn
biến với sự đồng cảm mật thiết hơn so với kư ảnh. Nếu y đang quan sát một
phong cảnh mà bản thân y tham gia vào đó trong một kiếp trước th́ có hai khả
năng mở ra trước mắt y: (1)- Y có thể nh́n thấy nó theo kiểu thông thường
cũng như một khán giả mặc dù (như ta đă biểu thị ở trên) một khán giả có sự
thiện cảm và giác ngộ thật hoàn hảo, (2)- Y có thể một lần nữa đồng nhất hóa
ḿnh với cái phàm ngă đă chết từ lâu rồi của ḿnh để trải nghiệm lại tư
tưởng và xúc động của thời ấy. Thật vậy, y thu hồi từ tâm thức vũ trụ cái bộ
phận mà bản thân y đă liên kết với nó.
Học viên ắt dễ dàng nhận thức được những khả năng kỳ diệu mở ra trước mắt kẻ
nào làm chủ hoàn toàn được khả năng đọc thoải mái Tiên thiên kư ảnh. Y có
thể thoải mái duyệt lại mọi lịch sử, sửa chữa lại nhiều sai lầm và quan niệm
lầm lạc vốn đă len lỏi vào những bài tường thuật do các sử gia trao truyền
lại. Y cũng có thể quan sát chẳng hạn như những sự biến đổi địa chất vốn đă
xảy ra và những đại họa đă nhiều lần làm thay đổi bộ mặt trái đất.
Người ta thường có thể xác định được ngày tháng của bất kỳ kư ảnh nào mà ta
có thể khảo sát, nhưng điều này rất mất công và đ̣i hỏi nhiều khéo léo. Có
nhiều cách làm như vậy: (1) người quan sát có thể nh́n vào tâm trí của một
người thông minh hiện diện trong bức tranh và nh́n thấy ngày tháng mà y giả
sử đúng là như vậy; (2) y có thể quan sát thấy ngày tháng được viết trong
một bức thư hoặc tài liệu. Ngay khi y đă t́m được ngày tháng, chẳng hạn như
đối với hệ thống niên đại của La mă hoặc Hi lạp th́ dĩ nhiên chỉ là vấn đề
tính toán để rút gọn nó về hệ thống được chấp nhận hiện nay, (3) y có thể
quay sang một kư ảnh hiện đại nào đấy mà ngày tháng của nó có thể dễ dàng
nhận biết được từ những nguồn lịch sử thông thường.
Trong những thời kỳ tương đối mới đây th́ thường không có sự khó khăn nào
khi nhận biết ngày tháng, nhưng trong những thời kỳ xa xưa hơn nhiều th́ ta
phải chọn theo những phương pháp khác. Ngay cả khi ta có thể đọc ngày tháng
trong tâm trí của một người nào đó sinh hoạt trong bối cảnh ấy th́ cũng có
thể gặp khó khăn khi liên hệ hệ thống ngày tháng của y với hệ thống của
người quan sát. Trong những trường hợp như thế th́ (4) người quan sát có thể
để cho kư ảnh quay trước mắt ḿnh [y có thể làm như vậy theo bất kỳ tốc độ
nào chẳng hạn như một năm tương đương với một giây hoặc nhanh hơn nếu y
muốn] và đếm số năm từ ngày tháng đă được biết. Trong những trường hợp như
thế, dĩ nhiên y cần tạo ra một ư niệm gần đúng nào đó xét theo dáng vẻ bên
ngoài nói chung và môi trường xung quanh của thời kỳ để cho y không có một
chuỗi năm kéo quá dài nên không thể đếm được. (5) Nếu số năm trải dài ra tới
hàng ngàn th́ phương pháp nêu trên ắt quá nhàm chán nên không thực tiễn.
Người quan sát có thể theo phương án lưu ư một điểm trên trời mà trục trái
đất đang chỉ vào đó để tính toán ngày tháng từ những dữ liệu đă biết liên
quan tới chuyển động quay thứ cấp của trái đất mà ta gọi là tiếng động của
các phân điểm. (6) Trong những kư ảnh rất sơ khai về các diễn biến xảy ra
cách đây nhiều triệu năm, thời kỳ tiếng động của các phân điểm (vào khoảng
26 ngàn năm) có thể được dùng làm một đơn vị. Trong những trường hợp này ta
không cần hoàn toàn chính xác bởi v́ ngày tháng tính theo những con số chẵn
cũng đủ cho mọi mục đích thực tiễn khi bàn tới những thời kỳ xa xưa như vậy.
Việc đếm số chính xác kư ảnh chỉ có thể được sau khi đă rèn luyện kỹ lưỡng.
Như ta thấy cần có thần nhăn trên cơi trí tuệ trước khi ta có thể đọc được
một cách đáng tin cậy. Thật vậy, khả năng sai lầm giảm thành tối thiểu nếu
thần nhăn trí tuệ được người khảo cứu làm chủ trọn vẹn trong khi c̣n tỉnh
thức nơi thể xác; và muốn được như vậy th́ ta cần có những năm lao động vất
vả và kỷ luật tự giác nghiêm khắc. Vả lại v́ kư ảnh thực ở trên một cơi hiện
nay vượt xa tầm với của ta, cho nên muốn hiểu được chúng hoàn toàn th́ cần
có những năng khiếu thuộc một cấp cao hơn nhiều so với bất kỳ cấp nào mà
nhân loại đă tiến bộ tới được. V́ thế cho nên quan niệm hiện nay của chúng
ta về trọn cả vấn đề này tất nhiên phải bất toàn v́ ta đang xem xét chúng từ
bên dưới thay v́ từ bên trên.
Ta không được lẫn lộn Tiên thiên kư ảnh (akashic records) với những h́nh tư
tưởng (thought forms) chỉ là nhân tạo vốn hiện diện rất nhiều trên cả cơi hạ
trí lẫn cơi trung giới.
Vậy là, chẳng hạn như ta đă từng thấy ở Chương 8, bất kỳ diễn biến lịch sử
vĩ đại nào đă được một số lớn người thường xuyên nghĩ đến và h́nh dung một
cách sống động đều tồn tại dưới dạng một h́nh tư tưởng nhất định trên cơi hạ
trí. Điều này cũng áp dụng cho những nhân vật chính trong các vở tuồng,
chuyện hư cấu v.v. . . Những sản phẩm tư tưởng ấy (ta nên lưu ư chúng thường
là tư tưởng hoàn toàn vô minh hoặc thiếu chính xác) dễ nh́n thấy hơn nhiều
so với Tiên thiên kư ảnh thực, v́ ta có nói, muốnđọc kư ảnh cần phải được
huấn luyện, trong khi muốn nh́n thấy h́nh tư tưởng th́ chẳng cần ǵ ngoài
việc liếc nh́n vào cơi hạ trí.
V́ thế cho nên nhiều linh ảnh của các vị thánh, nhà thấu thị v.v. . . không
phải là các kư ảnh chân thực mà chỉ là những h́nh tư tưởng.
Có một phương pháp để đọc các kư ảnh là nhờ vào thuật trắc tâm. Dường như có
một thứ ái lực hoặc sự gắn bó từ khí giữa bất kỳ hạt vật chất nào với kư ảnh
bao hàm lịch sử. Thật vậy, mỗi hạt đều măi măi mang theo ḿnh ấn tượng về
bất cứ thứ ǵ đă xảy ra gần kề bên nó. Ái lực này khiến cho nó có thể
đóng vai tṛ là một loại vật dẫn giữa kư ảnh với những năng khiếu
thuộc bất cứ ai cũng có thể đọc được kư ảnh.
Nhà thần nhăn thiếu lăo luyện thường không thể đọc được kư ảnh nếu không có
một mối liên kết vật lư như thế khiến y quan hệ với đề tài cần thiết. Phương
pháp vận dụng thần nhăn như vậy chính là thuật trắc tâm. Vậy là nếu một mảnh
đá chẳng hạn như thuộc về Stonehenge được đưa cho một nhà trắc tâm, th́ y có
thể thấy và mô tả được những tàn tích và vùng lănh thổ bao xung quanh chúng;
hơn nữa, có lẽ y cũng thấy được một số những diễn biến quá khứ liên quan tới
Stonehenge, chẳng hạn như những nghi lễ của người Druid.
Hoàn toàn có thể là kư ức thông thường chẳng qua cũng biểu hiện theo cùng
nguyên lư ấy. Những phong cảnh mà ta trải qua suốt các kiếp sống dường như
tác động lên các tế bào trong bộ óc sao cho nó lập nên một mối liên hệ giữa
những tế bào này với bộ phận kư ảnh mà ta đă từng liên kết; thế là ta “nhớ”
được điều mà ḿnh đă nh́n thấy.
Ngay cả một nhà thần nhăn lăo luyện cũng cần có một mối liên kết giúp y t́m
ra được kư ảnh về một diễn biến mà trước đó y chưa biết. Có nhiều cách để
thực hiện điều này. Vậy là (1) Nếu y đă từng viếng thăm phong cảnh của diễn
biến ấy th́ y có thể nhớ lại h́nh ảnh của địa điểm để rồi lướt qua các kư
ảnh cho đến khi y đạt tới thời kỳ mong muốn. (2) Nếu y chưa nh́n thấy địa
điểm đang xét th́ y có thể chạy ngược thời gian tới ngày tháng trong diễn
biến để rồi mưu t́m điều mong muốn. (3) Y có thể khảo sát kư ảnh thuộc thời
kỳ này khi y chẳng khó khăn ǵ mà nhận diện ra được bất cứ nhân vật nổi bật
nào liên quan tới diễn biến ấy; lúc bấy giờ y có thể lướt qua các kư ảnh của
người ấy cho đến khi y đạt tới diễn biến mà y đang mưu t́m.
Như vậy ta thấy rằng khả năng đọc kư ức của thiên nhiên tồn tại nơi con
người ở nhiều mức độ; có một vài nhà thần nhăn lăo luyện vốn có thể tùy ư
tham khảo kư ảnh cho bản thân, nhà trắc tâm cần có một vật liên quan tới quá
khứ để đưa y đến tiếp xúc với quá khứ, người nào có những thoáng nh́n nhát
gừng và ngẫu nhiên về quá khứ; người nh́n đăm đăm vào quả cầu pha lê đôi khi
có thể hướng kính viễn vọng trung giới kém chắc chắn hơn (xem quyển
Thể Vía trang 235) tới một phong
cảnh nào đó cách đây đă lâu rồi.
Nhiều biểu lộ hạ đẳng của những quyền năng này được vận dụng một cách vô ư
thức. Vậy là có nhiều người nh́n đăm đăm vào quả cầu pha lê thấy những phong
cảnh từ quá khứ mà không thể phân biệt chúng với những linh ảnh trong hiện
tại; những người có khuynh hướng thông linh mơ hồ nh́n thấy những h́nh ảnh
thường xuyên xuất hiện trước mắt ḿnh mà chẳng bao giờ ngộ ra được rằng họ
đang thực sự trắc tâm đủ thứ sự vật xảy ra xung quanh ḿnh một cách ngẫu
nhiên.
Một biến thể của loại người thông linh này là kẻ chỉ có thể trắc tâm con
người thôi thay v́ trắc tâm đồ đạc vô tri vô giác (điều này thông thường
hơn). Trong hầu hết mọi trường hợp, năng khiếu này bộc lộ một cách thất
thường. Những nhà thông linh ấy khi gặp một người lạ đôi khi trong chớp mắt
thấy được một diễn biến nổi bật nào đó trong cuộc đời của người lạ ấy, c̣n
những dịp khác th́ họ lại chẳng nhận được một ấn tượng đặc biệt nào.
Hiếm hoi hơn, ta c̣n thấy những người có được linh ảnh chi tiết về cuộc sống
quá khứ của bất kỳ người nào mà ḿnh gặp. Một trong những ví dụ điển h́nh
nhất thuộc lớp này có lẽ là người Đức Zschokke, y mô tả năng khiếu đáng kể
của ḿnh một cách tỉ mỉ trong phần tự truyện.
Mặc dù việc bàn về cơi bồ đề nằm ngoài tầm quyển sách này thế nhưng để cho
được hoàn chỉnh; và một lần nữa mang tính minh họa, ta có thể đề cập ngắn
gọn tới các kư ảnh khi chúng tồn tại trên cơi bồ đề.
Kư ảnh được gọi là trí nhớ của thiên nhiên th́ trên cơi bồ đề c̣n hơn hẳn
một trí nhớ theo nghĩa b́nh thường của từ này. Trên cơi này thời gian, không
gian không c̣n hạn chế nữa. Người quan sát không c̣n cần phải duyệt lại một
loạt các diễn biến v́ quá khứ, hiện tại cũng như tương lai đều hiện diện
cùng một lúc đối với y, bởi v́ y đang ở vào cái được gọi là “Hiện tại Vĩnh
hằng”, cho dù cụm từ này nghe ra
có vẻ vô nghĩa trên cơi trần.
Cho dù cơi Bồ đề c̣n ở bên dưới tâm thức của Thượng Đế rất nhiều nhưng vô
cùng rơ ràng là “kư ảnh”, chẳng những chỉ là trí nhớ; bởi v́ tất cả những ǵ
xảy ra trong quá khứ hoặc những ǵ xảy ra trong tương lai đều
xảy ra ngay bây giờ, trước mắt y
cũng giống hệt như những diễn biến của cái trí mà ta gọi là hiện tại. Cho dù
điều này nghe ra có vẻ khó tin, song le nó lại là sự thật.
Một sự tương tự thuần túy và đơn giản thuộc cơi trần có thể giúp ta phần nào
hiểu được quả thật tương lai, quá khứ cũng như hiện tại đều có thể nh́n thấy
cùng một lúc .
Ta hăy công nhận hai tiên đề sau đây: (1) Với tốc độ thông dụng ánh sáng
trên cơi trần có thể truyền đi vô hạn trong không gian mà không bị mất mát.
(2) Thượng Đế vốn toàn hiện ắt phải ở mọi điểm trong không gian chẳng phải
lần lượt mà cùng một lúc.
Khi thừa nhận những tiên đề này tất nhiên ta phải suy ra rằng mọi thứ vốn đă
từng xảy ra từ khi thế giới bắt đầu được khai sinh ắt ngay lúc này phải diễn
ra trước mắt Thượng Đế, không chỉ là trí nhớ mà thật sự diễn ra ngay bây giờ
cho Ngài quan sát.
Hơn nữa, do tâm thức chuyển động đơn giản qua không gian, Ngài chẳng những
liên tục có ư thức về mọi diễn biến đă từng xảy ra mà c̣n có ư thức về mọi
diễn biến đang xảy ra theo bất kỳ tốc độ nào mà Ngài muốn hoặc tiến về
phia trước theo chiều ta tính là
thời gian hoặc là ngược lại phía sau.
Ta không thể nh́n thấy tương lai rơ ràng như quá khứ v́ khả năng nh́n thấy
tương lai thuộc về một cơi cao hơn nữa. Hơn nữa, mặc dù sự dự đoán vẫn có
thể được trong một chừng mực lớn lao trên cơi trí tuệ, thế nhưng nó chưa
hoàn chỉnh bởi v́ khi bàn tay của người đă tiến hóa rớ tới đâu trong mạng
lưới định mệnh th́ ư chí đầy quyền năng của y cũng có thể đưa vào những sợi
chỉ mới lạ làm thay đổi kiểu mẫu của cuộc sống vị lai. Lộ tŕnh của một
người b́nh thường kém tiến hóa hầu như không có ư chí của riêng ḿnh đáng
kể, thường được tiên tri khá đầy đủ, nhưng khi Chơn ngă dũng cảm giữ lấy
tương lai trong tầm tay của ḿnh th́ ta không thể tiên đoán tương lai chính
xác được.
Một người có thể sử dụng thể Atma đều có thể tiếp xúc với Trí nhớ Vũ trụ
vượt ngoài tầm giới hạn ngay cả thuộc về Dăy hành tinh của chính ḿnh.
Ở trang 88, ta có đề cập tới một nguyên nhân khả hữu của sự đạo văn. C̣n một
nguyên nhân nữa đôi khi xảy ra là hai tác giả ngẫu nhiên nh́n thấy cùng một
Tiên thiên kư ảnh trong cùng một lúc. Trong trường hợp này, chẳng những xét
theo biểu kiến họ đạo văn lẫn nhau mặc dù mỗi người nghĩ ḿnh đă sáng tạo ra
t́nh tiết, bố cục v.v . . . song thật ra cả hai lại c̣n đạo văn của lịch sử
chân thật thuộc thế giới.
HOME T̀M HIỂU NHẬP MÔN sách TIỂU SỬ BẢN TIN H̀NH ẢNH thIỀN BÀI VỞ THƠ gifts TẾT 2006 NỮ THẦN ISIS