Không Tôn Giáo Nào Cao Hơn Chân Lư

 HOME T̀M HIỂU  NHẬP MÔN  sách  TIỂU SỬ   BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN  BÀI VỞ  THƠ   gifts  TẾT 2006  NỮ THẦN ISIS

TIẾN HÓA CỦA SỰ SỐNG

Trích Chương XI

Quyển NHỮNG NGUYÊN LƯ CƠ BẢN  CỦA THÔNG THIÊN HỌC

Tác giả C. Jinarājadāsa

 www.thongthienhoc.com

 

 

TIẾN HÓA CỦA SỰ SỐNG

Trong tất cả những sự kiện đời đời gây linh hứng cho cuộc sống mà Thông Thiên Học khai thị, không có sự kiện nào huy hoàng hơn sự kiện Vật Chất, Sự Sống và Tâm Thức là ba khía cạnh của một Nhất nguyên không thể phân chia được. Ta không thể quan niệm bất kỳ vật chất nào là không sinh động, cũng như chẳng có sự sống nào là không có ư thức. Và khi người ta ngộ ra được rằng mọi dạng ư thức từ tâm thức của một electron cho tới tâm thức của một Đấng Dhyan Chohan đều là hiện thân của ĐẤNG NHẤT NHƯ; mặc dù NGÀI “ngự trị, bị giam hăm và hạn chế” trong đó, thế nhưng NGÀI vẫn ở bên trong electron, khi ấy con người ắt bắt đầu sống trong một vũ trụ đời đời có ánh sáng và đối với y thiên nhiên đang tác động qua các cơi hữu h́nh và vô h́nh, là một thiên nhiên sáng rực vẻ huy hoàng của Đấng Khôn Tả. Biết được điều này, ngay cả chỉ là theo trí năng cũng mang lại cho ta một giác ngộ về vạn vật trên trời dưới đất. Nhưng có cảm nhận được nó, sống với nó th́ mới khám phá ra được một sự hoan hỉ và phấn khởi mà con người chưa bao giờ nghĩ rằng ḿnh có thể đạt được.

Trong Chương bàn về “Tiến hóa của Vật chất và Lực”, ta đă chứng tỏ rằng Tâm thức của THƯỢNG ĐẾ thấm nhuần mọi qui tŕnh kiến tạo các nguyên tố hóa học. Điều này cũng đúng khi ta quan sát mọi qui tŕnh mà ta coi là đặc trưng của sự sống để phân biệt nó với những qui tŕnh của vật chất. Ở mỗi giai đoạn của sự sống, từ mức thấp nhất tới mức cao nhất, từ con vi khuẩn lên tới một tổng thiên thần, Thượng Đế đều tác động qua các tác nhân trợ giúp ḿnh theo Thiên cơ mở ra trước mắt ḿnh. Chẳng điều ǵ sinh ra một cách ngẫu nhiên; chẳng điều ǵ t́nh cờ chết đi; sống và chết là những đường chỉ dọc và đường chỉ ngang trên khung cửi của Ngài. Mỗi cơ thể sống – khi đang là hạt giống, khi đă trở thành cái cây, khi đang sống cũng như khi đă chết – đều đang bao hàm một chương của Minh triết Thiêng liêng mà kẻ nào đang nghiên cứu qui tŕnh sự sống đều đang học hỏi.

Đâu là những nguyên lư chỉ đạo cơ tiến hóa của sự sống? Có nhiều nguyên lư và một trong những nguyên lư ấy là sự sống tăng trưởng để đáp ứng một kích thích từ bên ngoài. Cần có những kích thích từ thế giới ngoại lai để đánh thức sự sống đang thiu thiu ngủ, cho dù đó là sự sống của khoáng vật, thực vật, động vật hay con người. Nhiệt, căng thẳng, áp suất và những tác động ngoại lai khác vốn gây tác dụng lên sự sống đang thiu thiu ngủ trong khoáng vật ắt đánh thức khoáng vật ấy đạt tới mức khả năng tổ chức cao hơn. Lửa cháy đỏ rực trong một tinh vân chẳng có ư nghĩa ǵ với loài người chúng ta và chúng ta không tăng trưởng được mà chỉ chết đi trong cái khối cuồn cuộn nhiệt, áp lực và sự xoáy lốc ấy. Nhưng đối với nguyên tố hóa học th́ sự cháy đỏ đều giống như hơi thở để cho nó sống. Trái đất của ta khi c̣n là một khối dung nham sôi sùng sục th́ loài người không thể sống trên đó; nhưng đó là một khu vườn thần tiên cho loài khoáng vật, chúng hí hửng khi tiếp nhận những tác động rực lửa và những áp lực ắt tiêu diệt cơ thể của loài thực vật và động vật. Lực thôi thúc nội tại trong cuộc sống và lực kích thích từ môi trường xung quanh ngoại lai cả hai đều cần cho sự sống tăng trưởng; nếu không có tác động ngoại lại th́ sự sống chỉ thiu thiu ngủ; nếu chỉ có kích thích ngoại lai thôi mà không có sự thôi thúc từ bên trong th́ h́nh tướng lại chết cứng.

C̣n một nguyên lư thứ nh́ mà ta cần chú ư là sự sống tăng trưởng bằng cách xây dựng rồi lại phá hủy. Hằng hà sa số sự chết hoặc phá hủy chẳng có ǵ quan trọng đối với sự sống chừng nào nó c̣n chụp được một cơ hội để xây dựng một h́nh tướng thích hợp hơn. Sự sống hoang phí xây dựng rồi lại phá hủy bao giờ cũng t́m cách xây dựng cho bản thân cái lớp vỏ đă đặt ra trước mắt nó dưới dạng lư tưởng. Trong toàn bộ qui tŕnh này th́ thoạt nh́n có vẻ là một sự hoang phí ghê gớm các h́nh tướng; thế nhưng thật ra không hoang phí một chút nào hết. Sau khi đă bị phân ly th́ vật chất của các h́nh tướng cũng vẫn cứ là vật chất ấy. C̣n về phần sự sống th́ nó đă triệt thoái ra khỏi cơ thể đang hấp hối để xuất hiện trở lại không suy suyển dưới dạng h́nh tướng của các thế hệ nối tiếp. V́ sự sống vốn bất diệt cho nên nó tác động để tự thân tiến hóa bằng cách dùng hết thí nghiệm này tới thí nghiệm khác để xây dựng h́nh tướng. (Xem H́nh 57).

Có lẽ ta cần phải lĩnh hội nguyên lư có tầm quan trọng sống c̣n nhất đó là khi sự sống tiến hóa th́ tâm thức càng ngày càng được giải thoát. Một h́nh tướng thành công trong cơ tiến hóa có nghĩa là h́nh tướng mà thông qua đó tâm thức bị chốt chận bên trong có thể biểu lộ sự sống hoàn măn hơn. Chỉ sống không thôi th́ chẳng có ư nghĩa bao nhiêu đối với sự sống; tuy nhiên toàn thể thiên nhiên đều đang phấn đấu để trong khi sống c̣n biết suy nghĩ, cảm nhận, trực giác, hoài băo, cho dù qui tŕnh ấy mơ hồ và chập chờn đến đâu đi chăng nữa. Chẳng có một electron nào mà không mơ hồ nuôi hoài băo trở thành một đại biểu viên măn hơn của Thần lực Thiêng liêng mà nó là một kênh dẫn; mỗi loài cây và mỗi loài thú, từ những ngóc ngách sâu thẳm nhất trong suy nghĩ và cảm xúc đều âm thầm hi vọng và nỗ lực trở thành một tấm gương phản chiếu nhiều hơn Sự Sống Thiêng Liêng mà nó đang bao hàm. Sự sống bao giờ cũng phấn đấu để càng ngày càng tự ư thức và nhất là có ư thức về Thiên cơ Vĩ đại, về việc chính ḿnh hoan hỉ tham gia vào Thiên cơ ấy.

Ta thấy hai nguyên lư ấy của sự sống đang tiến hóa thể hiện qua sự đấu tranh sinh tồn vốn đặc trưng cho cơ tiến hóa của các h́nh tướng thực vật và động vật. Khi nh́n qua đôi mắt lạnh lùng vô cảm của một chủ nghĩa khoa học duy vật th́ thiên nhiên “nhe răng giơ vuốt săn mồi”, liệu có ai có thể nghĩ là người ta khảo sát thiên nhiên bằng kính lúp của một nhà thực vật học lại có thể nghĩ khác đi hơn được?

 

Cái nắp có màu sắc tươi vui của cái lá h́nh chén thuộc loài Sarracenia, đẫm sương vào mùa xuân cũng như đầu mùa hạ đầm đ́a những giọt mật nằm ngay trên bề mặt bên trong, ít ra cũng là ở hầu khắp mọi nơi; chứ không phải ở hai bên bề mặt như trong cái cờ đuôi nheo của loài Darlingtonia. Việc khảo sát kỹ lưỡng hơn bề mặt của nó cho thấy rằng các giọt này được trợ giúp tức khắc để h́nh thành và nếu đủ lớn để chảy rỉ rỉ xuống dưới – bằng một lớp lót các lông mịn nhưng ngắn và cứng tua tủa ra từ bề mặt lớp biểu b́. Thật ra, th́ đây là một “bề mặt hấp dẫn” được kiến tạo một cách đáng khâm phục về mọi mặt; cũng hiển nhiên là dĩ nhiên khi các con côn trùng hút mật th́ nó sẽ lần ṃ xuống bên trong cái lá h́nh chén ấy để kiếm thêm mật. Vượt quá cái bề mặt nắp đậy ấy với những lông và tuyến tiết mật có một bề mặt nhẵn “dẫn đường trơn trợt” như thủy tinh, và cái con đường được lót cẩn thận ấy quả thật đă đưa đến sự tiêu diệt. Ở loài S. purpurea quả thật có một vài loại mật mới mẻ mả khi tụt xuống th́ mới tới được nó, một bề mặt tiết ra mật mới ở bên dưới đường dẫn – ở nơi loài S. flava và thậm chí không phải là các loài này – nhưng dù sao đi nữa chẳng bao lâu sau ta sẽ đi tới cái “bề mặt giam giữ” chiếm trọn phần bên dưới của cái lá h́nh chén. Bề mặt này được phủ bằng những lông dài bền dai, tua tủa, tính trung b́nh dài ¼ phân Anh, toàn thể lại đổ dốc xuống cái hốc của lá h́nh chén, thế là không ngăn cản ǵ việc tụt xuống dưới mà ngăn cản rất nhiều việc quay trở lại, ngón tay ta có thể dễ dàng kiểm chứng được điều ấy, những kẻ bị nhốt bên trong đă chết cứng thuộc cái nhà tù h́nh ống ấy c̣n chứng minh một cách thuyết phục hơn nữa. Thoạt nh́n việc một con côn trùng tương đối mạnh mẽ như con ṭ ṿ hoặc con nhặng mà có thể bị giam giữ như vậy khiến ta cũng bối rối; nhưng ta hiểu ra được rằng không cách ǵ dùng cánh để thoát ra được trong khi cả cẳng lẫn cánh đều bị vướng víu và bó rọ trong những lông nhọn hoắc và cứng ngắc mà con côn trùng đang giăy giụa cùng lắm chỉ có thể đu dưa theo chúng chứ không làm đứt được. Chẳng bao lâu sau một kẻ bị cầm tù khác đă ṭi lên đỉnh; người ta cần phải kiểm tra lại việc không khí và không khí hôi thúi bốc ra từ những con trước kia đă chết ắt lại làm cho việc hít thở càng ngột ngạt hơn; chẳng lấy ǵ làm lạ là không thể sống được ở đó. Ngay cả trong những nhà kiếng khi ta chất đầy lá chẳng những một hoặc hai mà thường thường tới 5 – 6 phân Anh dày đặc những côn trùng đă chết; trong khi đó những quan sát viên tại chỗ nhất là Tiến sĩ Melichamp (chúng tôi có được kiến thức này chủ yếu là do ông cung cấp) đă chứng tỏ rằng b́nh thường chiếc lá h́nh chén tiết ra một số lượng lớn chất dịch mặc dù dịch ấy dường như không xuất hiện trong những vườn ươm cây ở Âu Tây và chất dịch ấy có tính gây mê và gây tử vong cho những loài côn trùng bị ngâm tẩm trong đó.

Có một sự kiện xưa cũ là trong khi đối với chúng ta con nhặng dễ dàng rớt vào cái bẫy bất thường để làm mồi tự nhiên cho nó th́ chắc chắn con ong ṭ ṿ cũng bị thu hút bởi cái mùi xác chết đang thối rữa, như vậy mà đến lượt loài ong, loài bướm đều phải biết ơn là nhờ vậy chúng đă được bảo vệ an toàn; một con tương cận láu cá hơn ở Mỹ (là loài Sarcophaga sarraceniae) đă đẻ vài cái trứng ở ŕa mép của lá h́nh chén nơi những con sâu ấp trứng rồi bé ph́ do có rất nhiều đồ ăn. Vào tháng tư ta thấy có 3 – 4 ấu trùng như thế nhưng đến tháng 6, tháng 7 chỉ c̣n lại có mỗi một con sống sót, kẻ chiến thắng này đă ngấu nghiến hết anh em của ḿnh. Nhưng định mệnh thường xuất hiện dưới dạng một con chim săn mồi là sâu bọ, nó dùng mỏ bửa cái lá h́nh chén ra rồi thanh toán hết mọi thứ bên trong có thể ăn được. Đến lượt nhà vạn vật học lại phải ŕnh ṃ quan sát con chim ấy, thế là lại thêm một mắt xích mới vào trong cái chuỗi xích ấy.

Các ấu trùng của một con mối cũng ở trong cái lá h́nh chén đó nhưng lại ngấu nghiến mô thực vật của nó chứ không ăn những con thú lọt vào đấy; thật vậy chúng dệt nên một mạng ngang qua đường kính của lá dường như thể loại trừ những con côn trùng lọt vào thêm nữa, thế rồi chúng ngấu nghiến hết phần trên của mô thực vật, nhất là dường như những tuyến tiết ra mật, cuối cùng trải qua giai đoạn trở thành kén bên trong cái hốc của lá h́nh chén, chứ không lọt ra bên ngoài xuống dưới đất như trong trường hợp ấu trùng loài Sarcophaga.

Nghe đâu con nhện cũng giăng tơ trên miệng cái lá h́nh chén để chờ gặt hái món lợi do tính hấp dẫn của ḿnh – đây lại là một điều hầu như mang tính xảo quyệt của con người[[1]].

 

Trong giới thực vật và động vật th́ sự đấu tranh để sinh tồn là một bộ phận mầu nhiệm của Thiên cơ Vĩ đại. Thiên cơ bao giờ cũng hoạt động để cho tâm thức được giải thoát nhiều hơn, nó phấn đấu để tuyển lựa những h́nh tướng đáp ứng nhiều nhất với cả sự thôi thúc bên trong của sự sống với hoàn cảnh thay đổi xung quanh. Nó tuyển lựa trước hết bằng cách nhân bội lên các h́nh tướng rồi mới biệt lập chúng những thứ nào thích ứng nhất để sống sót trong cuộc đấu tranh sinh tồn. Các Đội quân Chư thiên hoặc Thiên thần, thượng đẳng và hạ đẳng, đều bảo hộ cho vô số loại h́nh đang tiến hóa; chúng tiến hành một cuộc chiến tranh khốc liệt v́ mỗi Thiên thần đều bố trí để cho nhóm mà ḿnh chịu trách nhiệm được vỗ béo dựa trên nhóm của một Thiên thần khác, sinh linh này giết sinh linh kia, rồi bị sinh linh khác tiêu diệt; mỗi Thiên thần đều tập trung vào sự sống và h́nh tướng của riêng ḿnh dường như thể chỉ có nó mới được dự trù sinh sôi nảy nở theo Thiên cơ Vĩ đại. Nhưng v́ sự tiêu vong của h́nh tướng không phải là phí phạm sự sống, và cũng v́ mỗi việc dường như mất mát ấy lại mang tới kinh nghiệm cả về minh triết lẫn sức mạnh cho sự sống, giúp cho nó hướng tới sự thành công tối hậu cho nên xét cho cùng cuộc đấu tranh ma quái trong thiên nhiên chỉ là tṛ đấu tranh vờ vịt, v́ mọi  nhà Xây dựng vô h́nh đều nhất trí với nhau hiến ḿnh cho nhu cầu của Thiên cơ.

Việc quan niệm rằng năng lượng sống trong thiên nhiên không tác động một cách mù quáng hoặc ngẫu nhiên mà được các nhà Xây dựng chỉ đạo, quan niệm ấy chẳng những mới mẻ đối với đa số mà c̣n làm cho nhiều người sửng sốt. Thế nhưng ư tưởng ấy xưa như trái đất. Loài người đă từng tin tưởng vào các hoạt động viên vô h́nh cao cả hơn, đó là các Thiên thần hoặc Chư thiên vốn chủ tŕ các hành tinh và ngôi sao cùng với chư thánh bản mệnh d́u dắt bản mệnh của quốc gia. Tín ngưỡng ấy vẫn c̣n mang tính sống c̣n trong Ấn Độ giáo và Phật giáo; Bái Hỏa giáo và Hồi giáo coi nó là một bộ phận bất khả phân ly trong giáo huấn của ḿnh. Nó cũng tồn tại trong Ki Tô giáo, nhưng ngày nay chỉ c̣n một vài người là thật ḷng rao giảng nó. Niềm tin vào các tác nhân vô h́nh cấp thấp cũng phổ biến; truyền thuyết phương Đông đều thừa biết về các thần tiên thuộc đất, nước, gió và lửa; niềm tin vào sự tồn tại của họ chỉ bắt đầu biến mất ở Âu châu sau khi khoa học hiện đại ra đời. Nhưng việc niềm tin như thế không hề vô lư được minh họa rơ rệt qua sự miêu tả sau đây về một qui tŕnh phôi thai học của T. H. Huxley, nhờ được rèn luyện về khoa học mang tính tưởng tượng, cho nên ông đă vượt ra khỏi biên giới của thuyết bất khả tri theo tính khí của ḿnh.

 

Người nghiên cứu về thiên nhiên càng trầm trồ bao nhiêu th́ lại càng ít ngạc nhiên bấy nhiêu khi y càng thông thạo về những thao tác của thiên nhiên, nhưng trong số những phép lạ trường kỳ mà thiên nhiên hiến cho học viên khảo sát th́ có lẽ điều đáng hâm mộ nhất chính là sự phát triển một cái cây hoặc con thú từ phôi thai. Ta hăy khảo sát trứng mới được đẻ của một con thú thông thường nào đấy, chẳng hạn con kỳ nhông hoặc con sa giông. Đó là một khối giống h́nh cầu nhỏ xíu trong đó kính hiển vi có độ phóng đại lớn nhất cũng không tiết lộ được điều ǵ ngoại trừ một túi không có cấu trúc bao quanh một chất dịch nhầy nhớt với những hạt nhỏ treo lơ lửng bên trong. Nhưng những khả năng kỳ diệu lại yên ngủ trong cái khối cầu bán dịch ấy. Nếu ta để cho một lượng hơi ấm vừa đủ đến với cái nôi bằng nước ấy th́ vật chất mềm dẻo sẽ trải qua những sự biến đổi nhanh chóng, thế nhưng lại liên tiếp ổn định và có mục đích nhiều đến nỗi người ta chỉ có thể so sánh chúng với những qui tŕnh thao tác của một thợ lành nghề nắn đồ gốm với một cục đất sét vô định h́nh. Dường như dùng một cái bay vô h́nh, nó phân chia các khối ấy rồi chia nhỏ ra măi thành những tỉ lệ càng ngày càng nhỏ cho đến khi rút gọn lại thành một khối tập hợp các hạt nhỏ không quá lớn nên dễ kiến tạo, vả lại đó là kết cấu tinh vi nhất của cơ thể mới sinh ra. Lúc bấy giờ, dường như thể có một ngón tay xinh xắn vạch ra đường mà cột sống phải trụ ở đó và uốn nắn đường nét bên ngoài của cơ thể, ngắt cái đầu ở đầu mút này, véo cái đuôi ở đầu mút kia, rồi định h́nh cái sườn và tứ chi theo đúng tỉ lệ của con kỳ nhông một cách đầy phong cách nghệ sĩ đến nỗi sau khi quan sát qui tŕnh này miệt mài từ giờ này sang giờ khác, người ta hầu như tự ư bị ám ảnh bởi cái ư niệm cho rằng c̣n có một sự trợ giúp tinh vi nào đó; hơn nữa, hơn cả cái kính hiển vi không có màu sắc giúp cho họa sĩ ẩn ḿnh thấy được bảng thiết kế ngay trước mắt ḿnh, phần đầu dùng tuyệt kỹ của ḿnh để hoàn chỉnh tác phẩm [[2]].

 

Đây đích thực là điều đă xảy ra. Hằng hà sa số những nhà Xây dựng lớn nhỏ đều đang cặm cụi làm việc xây dựng những tế bào, hướng dẫn việc h́nh thành các cơ quan, uốn nắn và tô màu cho những đóa hoa, tuyển lựa từ các “gen” của Mendel những yếu tố nào thích hợp nhất nhằm tạo ra h́nh tướng đặc thù mà mô h́nh của nó được vị Thiên thần chịu trách nhiệm đặt ngay trước mắt những nhà Xây dựng. Thiên nhiên quả thật là một xưởng thợ, nhưng nó rộng lớn và bao la đến nỗi óc tưởng tượng của con người chỉ có thể đứng choáng váng khi nh́n thấy nhiều tạo vật của nó.

Sự sống tiến hóa theo từng giai đoạn và ngày nay ta chỉ cần giở một cuốn sách giáo khoa về Thực vật học và Động vật học ra th́ cũng hiểu đâu là Thiên cơ dành cho các giới thực vật và động vật. Nhưng trong khi nghiên cứu Thiên cơ ấy, ta không bao giờ được quên rằng Thiên cơ cũng chính là Ngài và ta đang quan sát Ngài tự khai thị khi đám rước thiên nhiên rầm rộ lướt qua trước mắt ta. Những ư niệm thô thiển của thuyết Vật linh mà những người dă man sơ khai đă rao giảng xét về một số mặt lại c̣n gần gũi với sự thật hơn cách tŕnh bày của các nhà khoa học hiện đại đa nghi; người xưa đă phát hiện được sự thật về Sự Sống c̣n người thời nay đă t́m ra được sự thật về H́nh tướng. Cả hai được ḥa lẫn lại và ban ra cho ta qua biểu tượng trong Ấn giáo dưới dạng giáo lư về các Hóa thân (H́nh 93).

 

Theo sát nghĩa Hóa thân là “sự giáng thế” đặc biệt được dùng để mô tả sự giáng trần hoặc “nhập thể” [[3]]  của Vishnu, Ngôi Hai trong Tam vị Nhất thể của Ấn Độ giáo.

Trong mọi Tam vị Nhất thể th́ Thượng Đế Ngôi Hai đặc biệt được đồng nhất hóa với các hoạt động Sự Sống-H́nh Tướng trong khi biểu lộ. Như vậy Hóa thân chính là Vishnu chứ không phải là Brahmā hay Shiva, tức là Ngôi Ba và Ngôi Một trong Tam vị Nhất thể cùa Ấn giáo.

Thế th́ theo thần thoại Ấn Độ, giai đoạn đầu tiên khi Thượng Đế Khai thị đánh dấu bởi con cá, là một tạo vật dưới nước. Việc phát biểu Thượng Đế là con cá dường như là bất kính và khiến ta dội lại chừng nào ta chưa lĩnh hội được ư nghĩa nội tại của nó. H́nh 94 tŕnh bày phát biểu ấy có vẻ ra sao đối với óc tưởng tượng của người Ấn Độ, nó tŕnh bày ư niệm b́nh dân về Hóa thân Cá Matsya. Hóa thân xuất hiện vào lúc có trận “Hồng thủy” để cứu với cho loài người bộ kinh điển mà Thượng Đế Khai thị, đó là bốn kinh Phệ đà được biểu diễn thành bốn đứa trẻ được cứu thoát khỏi trận lụt. Họa sĩ đă vẽ những đứa trẻ màu trắng, màu nâu, màu vàng và màu đen; óc tưởng tượng của ông đă cảm nhận được các giống người qua những đứa trẻ.

 

H́nh 94

Giai đoạn cao hơn nữa là chuyển tiếp khi các sự sống của tạo vật dưới nước từ từ ḅ lên tới sự sống của các tạo vật trên đất liền. V́ thế cho nên Hóa thân là con rùa, con thú sống trên đất liền lẫn dưới nước. Giai đoạn tiến hóa kế tiếp được biểu diễn bằng một tạo vật hoàn toàn sống trên đất liền là con heo. Kế đó một lần nữa lại có sự chuyển tiếp, Sự Sống của Thượng Đế qua h́nh tướng con thú từ từ bắt đầu biểu lộ qua h́nh tướng con người. Đây là “người sư tử” theo thần thoại, con sư tử được coi là biểu diễn giai đoạn cao nhất trong cơ tiến hóa động vật. Sau giai đoạn người sư tử tới giai đoạn kế tiếp là nhân loại hoàn chỉnh nhưng thuộc loại nguyên thủy; và Sự Sống của Thượng Đế trong giai đoạn hoạt động sơ khai của loài người được biểu diễn bởi “người lùn” tức con người nguyên thủy. Sự sống của loài người sau những thời kỳ tăng trưởng đâm ra tráng kiện trong cơ thể qua những h́nh tướng khổng lồ đầy bạo lực, ích kỷ, ưa phá hoại; thế nhưng sự sống ấy vẫn chính là Thượng Đế, cho nên Hóa thân là Parashu Rāma (“Rāma cầm cây ŕu”) năng lượng của người thiên về hủy diệt hơn là tái tạo.

Rồi tới giai đoạn Sự Sống của Thượng Đế biểu hiện thành nhân loại toàn bích và viên măn; Hóa thân là Rāmachandra, bậc thánh vương lư tưởng của dân Ấn Độ, ngài cai trị Ấn Độ cách đây hàng chục ngàn năm mà những chiến công hiển hách và ḷng hi sinh cho Bổn phận cũng như sự Công chính vẫn c̣n được mọi người dân Ấn Độ ấp ủ trong ḷng măi tới tận ngày nay. Sau đó tới giai đoạn kế tiếp khi con người toàn bích vừa là người vừa là Thượng Đế hữu thức, do đó Hóa thân là đấng Sri Krishna, ngài giáo huấn bằng thẩm quyền, ngài cai trị và dẫn dắt con người bởi v́ ngài chính là Thượng Đế. Người ta c̣n hứa hẹn có một Hóa thân nữa mặc dù óc tưởng tượng của ta khó ḷng lĩnh hội được đó là ǵ; kinh sách bảo rằng đấng Kalki sẽ giáng lâm, cưỡi trên một con ngựa trắng có cánh [[4]] lại lập nên sự Công chính v́ mọi người.

Vậy là khi sự sống tiến hóa th́ cứ mỗi giai đoạn nó lại giải thoát thêm nữa cho tâm thức bị giam hăm trong h́nh tướng và đều đều trở thành một sự phản ánh viên măn hơn của Minh triết, Sức mạnh và Vẻ đẹp của Thượng Đế. Ai có thể mơ mộng với một loài khoáng vật, cảm nhận với một đóa hoa, hân hoan cùng với loài chim, đồng cảm với những sự khát khao và hoan hỉ của loài thú th́ đó là một thi sĩ, một nhà thấu thị có óc tưởng tượng cảm nhận được đâu là Thiên Ư đang chỉ đạo Thiên cơ dành cho các loài. Chẳng những khi nh́n thấy một quang cảnh mà c̣n khi suy nghĩ và cảm nhận như mỗi cọng cỏ, mỗi lùm cây và mỗi cái cây, khi mở ḷng ra chan chứa trước ánh sáng mặt trời, khi mỗi một trong những điều ấy đều đang góp cái nốt nhạc bé xíu của ḿnh vào trong bản ḥa âm mầu nhiệm của thiên nhiên th́ đó chính là việc siêu việt được những giới hạn của con người để khoác lấy những thuộc tính của một Thiên thần, Chư thiên và cuối cùng của chính Thượng Đế. Đó không phải là một sự hoang tưởng đẹp đẽ mà là một sự thật vinh diệu nhất được Coleridge chứng kiến khi ông ca vang:

 

Và ra sao đây nếu mọi thiên nhiên sinh động

Chẳng qua chỉ là những chiếc hạc cầm hữu cơ đă được đóng khung muôn h́nh vạn trạng,

Nó rung rẩy thành ra tư tưởng khi

Cơn gió hiu hiu trí tuệ linh động và bao la mơn man thổi qua nó,

Vừa là Linh hồn của mỗi người lại vừa là Thượng Đế của Vạn hữu?

 

---------------------------

 


[[1]] Các Chương bàn về Thực vật học Hiện đại, trang 8-10 của Geddes

[[2]] Những Bài giảng, Diễn thuyết và Những Điều mơ mộng dành cho người thường, Chương “Nguồn gốc các Giống loài”.  

[[3]] Nhập thể nghĩa đen là “đi vào xác thịt”, lần đầu tiên bước vào sống trên cơi trần. Ta hăy đối chiếu nó với câu sau đây trong Phúc âm của Ki Tô giáo: “Và Ngôi Lời đă được thể hiện bằng xương bằng thịt”.

[[4]] Có lẽ là chiếc máy bay.

 

 HOME T̀M HIỂU  NHẬP MÔN  sách  TIỂU SỬ   BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN  BÀI VỞ  THƠ   gifts  TẾT 2006  NỮ THẦN ISIS