Không Tôn Giáo Nào Cao Hơn Chân Lư

 HOME T̀M HIỂU  NHẬP MÔN  sách  TIỂU SỬ   BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN  BÀI VỞ  THƠ   gifts  TẾT 2006  NỮ THẦN ISIS

 

TIẾN GẦN TỚI ĐẤNG THIÊNG LIÊNG

(Approaching the Divine)

Tác giả TIM BOYD

Bài đăng trên Tạp chí Nhà Thông Thiên Học số tháng 5 năm 2016.

Bản dịch www.thongthienhoc.com

  

Trong thời kỳ đầu của Hội Thông Thiên Học, người ta biết H. P. Blavatsky có chỉ trích những phép thực hành của Giáo hội và h́nh thức xuất hiện của Kitô giáo vào thời của bà. Ta có thể hiểu được điều này, xét về t́nh h́nh thế giới thực dân, nhất là ở Ấn Độ. Đối với H. P. B., đó là vấn đề “dũng cảm bảo vệ những người bị tấn công một cách bất công”. Tôi tin rằng bà cảm thấy việc áp đặt một tôn giáo ngoại lai được thực hành tồi tệ lên một nền văn hóa trong đó những khảo hướng hiện hữu đối với Thượng Đế vẫn có công hạnh lớn lao, việc áp đặt này là một điều ǵ đó mà bà nên đề cập tới. Và dĩ nhiên với phong cách giống như chiến sĩ, bà đă đề cập tới nó.

Trong tác phẩm của bà, ta thấy bà thường xuyên chỉ trích cái cách thức mà Giáo hội tiếp cận với khái niệm Thượng Đế. Trong những tác phẩm của bà, bà hiếm khi dùng từ “Thượng Đế”, ít ra không phải theo nghĩa quen thuộc với cách thực hành thông thường của Kitô giáo và khi bà làm như vậy th́ người ta thường nêu ra một số những điều hạn chế đă được áp đặt lên cái nguyên lư vĩ đại và có tiềm năng cứu độ này. Bà không chống lại Thượng Đế, mà chống lại việc đặc trưng méo mó xuất lộ từ một triết lư không lành mạnh với nội dung là cái biếm họa về thiên tính ấy đang được áp đặt lên nhân dân xứ thuộc địa.

Cái ư niệm cho rằng có một trí tuệ vô thượng tuyệt đối và vô hạn, để rồi được nhân cách hóa, nghĩa là được mang một tên gọi, được miêu tả theo kiểu giới hạn của con người chẳng hạn như giận dữ, cáu kỉnh, bất măn, do việc gán cho nó cả đống những thuộc tính hạn chế mà bà nhận ra là kiểu lư luận dùng nhục h́nh. Và thế là bà nói tới điều ấy. Theo quan điểm của H. P. B., khi nói về Đấng Tuyệt Đối th́ cách thức duy nhất mà ta có thể mô tả nó đó là sự u minh và tánh không - tánh không theo nghĩa Đấng Tuyệt Đối hoàn toàn không có thuộc tính, không thể liên tưởng nó với bất cứ sự việc đặc thù nào, do đó “tánh không” là phương thức thích hợp nhất để mô tả nó.

Những người nối tiếp H. P. B. trong truyền thống Thông Thiên Học - Annie Besant, C. W. Leadbeater, I. K.Taimni và những người khác – chẳng gặp khó khăn ǵ khi sử dụng từ ngữ “Thượng Đế” để diễn tả một ư nghĩa đặc thù. Trong quyển Ch́a Khóa Thông Thiên Học, H. P. B. đảm nhiệm vai tṛ Người điều tra và cũng như nhà Thông Thiên Học trả lời thắc mắc. Trong quyển sách này bà hỏi thẳng Nhà Thông Thiên học đang trả lời. Thắc mắc như sau: “Liệu ngài có tin vào Thượng Đế chăng?” Đây là một thắc mắc trực tiếp và có vẻ đơn giản. Câu trả lời mà bà đáp lại thắc mắc này hoàn toàn mang tính khai thị. Đó không phải trả lời là “có” hoặc “không”. Đó là một điều c̣n tùy thuộc xem bạn ngụ ư ǵ qua thuật ngữ Thượng Đế. Bà tiếp tục mô tả mọi điều không nên được bao gồm trong bất cứ tín ngưỡng nào về Thượng Đế. Những điều như nhân cách hoặc bất cứ thứ ǵ có thể gán cho một đại danh từ là “của ông ấy” hoặc “của bà ấy” ắt không đạt tiêu chuẩn này. Nhưng bà bảo rằng điều mà chúng ta tin tưởng đó là một “bản thể thiêng liêng đại đồng thế giới”. Annie Besant và những người khác có một ư niệm rất rơ rệt là ḿnh đang nói ǵ khi dùng thuật ngữ “Thượng Đế”.

Bạn đi tới bất cứ nơi đâu và khảo sát bất cứ thời kỳ nào trong lịch sử thế giới th́ cũng luôn luôn có một ư niệm nào đấy về Thượng Đế, một điều ǵ đó tương đương với khái niệm  Thượng Đế. Trải qua 100 năm vừa qua, chúng ta có một cơ hội để chứng kiến một cuộc thực nghiệm đă được triển khai trên qui mô lớn, trong đó có một nỗ lực rất tập trung và cố ư làm nhổ bật tận rễ đức tin tôn giáo. Trong cuộc thực nghiệm được thí điểm ở Liên Xô cũng như ở Trung Cộng, ta có một dẫn chứng đă bị khuấy đảo về đủ thứ khào hướng đối với Thượng Đế, họ thấy ḿnh sống trong một trật tự xă hội mới mà việc thực hành và tín ngưỡng tôn giáo không c̣n được cho phép nữa. Chẳng những người ta không cho phép mà khi bắt gặp bất cứ ai thực hành th́ sẽ tiến hành trừng phạt tối đa. Ư niệm thịnh hành trong những xă hội cộng sản này đó là việc tôn giáo là một điều ǵ đấy không tự nhiên vốn được lắp ghép vào ư thức con người và nếu ta từ bỏ không cho nó cơ hội biểu hiện th́ nó ắt chết đi. Cuộc thực nghiệm ấy đă được thí điểm trải qua hầu như ba thế hệ. Vậy là con của những đứa con của những người lần đầu tiên trải qua cuộc thực nghiệm đă được giáo dưỡng mà không có biểu hiện công khai nào về tôn giáo.

Khi những chế độ này kết thúc th́ lại đột nhiên có một bộ phận hấp dẫn dường như thể nó chưa bao giờ biến mất; khát vọng tôn giáo lại ngóc đầu dậy mạnh mẽ, sao cho mặc dầu những đoàn thể nhân dân thực hành các tôn giáo này có thể đă bị tiêu diệt hoặc tâm trí của họ có thể bị bóp méo qua sự tù đày hoặc “cải tạo”, th́ bằng một cách nào đó những nguyên lư làm nảy sinh do sự thôi thúc tôn giáo vẫn c̣n nguyên vẹn. Theo quan điểm của Thông Thiên Học th́ điều này thật rơ ràng. Cội nguồn của sự thôi thúc tôn giáo ấy sâu bên trong, vượt ngoài tầm với của lực vật chất hoặc ngay cả lực xúc động và trí tuệ nữa.

Trong kho tài liệu Thông Thiên Học có một thành ngữ là: “Tín ngưỡng là tri thức trong vô thức”. Lư do là có một sự trào dâng liên tục hướng về Đấng Thiêng Liêng trong nội bộ tâm hồn nhân loại v́ có tồn tại một “tri thức” vượt quá cái trí hữu thức. Nó ở ngoài tầm lĩnh hội của cái trí, thế nhưng liên tục phản ứng lên cái trí. Ta biết nó và nó không thể biến mất được. Có một “bản thể thiêng liêng đại đồng vũ trụ” liên tục cấp linh hồn cho những sinh linh của mỗi người và mọi người.

H. P. B. cũng hoàn toàn phê phán việc cầu nguyện, ít ra là cái phương cách mà người ta thực hiện nó trong Giáo hội vào thời của bà và ngay cả trong Giáo hội thời nay. Cũng giống như phản ứng của bà đối với khảo hướng về Thượng Đế không lành mạnh về triết học, bà cảm thấy lời cầu nguyện theo như người ta thường hiểu và thực hành làm bạc nhược người cầu nguyện. Vậy cũng giống như đối với khái niệm Thượng Đế, vấn đề của bà không phải là đối với lời cầu nguyện mà là đối với sự hiểu biết méo mó của người thực hành thông thường. Xét cho cùng th́ cầu nguyện là một trong những pháp môn của sinh hoạt tinh thần mà ta thấy được thực hành ở mọi nơi trên thế giới. Một số những nhân vật vĩ đại nhất trong lịch sử đă chịu ảnh hưởng của việc thực hành cầu nguyện.

Trong quyển Ch́a Khóa Thông Thiên Học, H. P. B. có nói tới cầu nguyện. Trước hết bà thảo luận về sự bất cập của một khảo hướng dâng một thỉnh nguyện lên một đấng thiêng liêng v́ một ham muốn ích kỷ nào đấy, trông mong rằng nó sẽ được đáp ứng cho dù có xứng đáng hay chăng, hoặc ngay cả cho dù đó có là một điều ǵ đấy những phạm vi của định luật Thiên nhiên. Bà bảo rằng khảo hướng này ngược lại với sự cầu nguyện chân chính. Bà bảo rằng với vai tṛ là nhà Thông Thiên Học th́ chúng ta tin vào lời cầu nguyện, nhưng bà mô tả nó là “lời cầu nguyện của ư chí”. Lời cầu nguyện của ư chí không được hướng tới một nhân vật cao siêu nào mà hướng tới “Cha trên Trời”. Bà phân biệt Cha trên Trời với đức tin thịnh hành là có một vị Cha thiêng liêng ngự trên những đám mây, ban cấp mọi chuyện cho những ai thốt ra những lời đúng đắn. Cha trên Trời là bản chất tinh thần thâm thúy của chính ta, tức Atma, Buddhi, Manas.  H. P. B. phân biệt rằng lời cầu nguyện chân chính được hướng tới Cha trên Trời này đó là một nguyên khí v́ nó mang tính đại đồng vũ trụ.

Annie Besant và những người khác thuộc truyền thống Thông Thiên Học sau này dùng từ ngữ “cầu nguyện” một cách rất thoải mái. Thật vậy, ngày nay trong hầu hết mọi buổi họp được tổ chức khắp thế giới Thông Thiên Học, ta dùng một lời cầu nguyện do Annie Besant viết ra vốn được biết là “Lời Cầu Nguyện Đại Đồng Vũ Trụ”.

Bà viết lời cầu nguyện ấy để đáp ứng lại một thỉnh nguyện của một người nào đó triệu tập một buổi họp và thỉnh cầu bà viết một đề tài tham thiền mà nhóm có thể dấn thân vào. Bà viết ra lời cầu nguyện và bảo rằng khi bà viết nó th́ dường như nó vang dội bên trong bà. Bà cảm thấy rằng ḿnh không thể viết ra một đề tài tham thiền, v́ bà xét thấy rằng đó là một vấn đề mang tính cá nhân hơn. Thay vào đó bà viết lời cầu nguyện “Hỡi Sự Sống Ẩn Tàng” dành cho buổi họp này, với ư tưởng rằng người ta có thể cầu nguyện hai lần trong ngày vào buổi sáng và buổi chiều tối. Dĩ nhiên nó đă tiếp tục trở thành một điều ǵ đó tụng niệm trong khắp thế giới Thông Thiên Học và được sử dụng trong việc thực hành cá nhân cho vô số cá thể.

Một trong những điều nền tảng của truyền thống Thần bí học, đó là ư niệm cho rằng Thượng Đế tức sự hiện diện của đấng thiêng liêng trên khắp vũ trụ là một điều ǵ đó có thể trải nghiệm, và nhờ trải nghiệm như vậy người ta mới biết được giá trị và ư nghĩa chân thực của nó. Ngay cả H. P. B. trong khi mô tả lời cầu nguyện của ư chí cũng bảo rằng tác dụng của nó có thể mang lại sự hiệp thông chân chính, giống như sự ḥa lẫn linh hồn cao siêu với bản thể vũ trụ.

Có một quyển sách nhỏ bắt nguồn từ truyền thống thần bí Kitô giáo được viết thành một quyển sổ tay để thực hành việc hiệp nhất với Thượng Đế, tức Đấng thiêng liêng. Nó có tựa đề là Đám Mây Huyền Vi. Trong đó có một lời cầu nguyện ngắn gọn với tiềm năng hoàn toàn mạnh mẽ. Lời cầu nguyện như sau:

 

Hỡi Thượng Đế mà mọi tâm hồn đều mở ra với ngài,

mà ham muốn đều hùng biện với ngài,

mà không có điều ǵ bí mật bị che giấu đối với ngài.

Xin ngài hăy tẩy rửa những tư tưởng trong tâm hồn con,

bằng việc tuôn đổ tinh thần của ngài,

để cho con có thể yêu thương ngài bằng một t́nh yêu toàn bích,

và ca ngợi ngài đúng như ngài xứng đáng vậy.

 

Chúng ta có thể cố gắng đi sâu thêm một chút vào ư nghĩa của những từ này. Đó là một lời cầu nguyện không thể cạn kiệt được, nhưng ít ra ta cũng có thể cào trầy trên bề mặt. “ Hỡi Thượng Đế mà mọi tâm hồn đều mở ra với ngài” là việc công nhận một thực tại, một điều tự tại mà bất kỳ lời cầu nguyện chân chính nào cũng phải như thế. Đó không phải là sự tổ hợp chuyên biệt những từ ngữ gây ra sự khác biệt, mà là việc công nhận trong nội tâm có một bản thể thiêng liêng đại đồng vũ trụ mà mọi tâm hồn đều liên kết với và cởi mở với nó. Như vậy lời cầu nguyện bắt đầu bằng sự công nhận căn bản điều vốn là thực tại của vạn vật.

Cụm tự mà đối với ngài th́ ham muốn là tài hùng biện có thể hơi ngoắc ngoéo một chút. Trong truyền thống của Hermes có một châm ngôn cho rằng “Đằng sau Ư chí có ham muốn”. Đây là điều mà ta có thể quen thuộc. Chỉ bằng cách nỗ lực thực hiện việc trau dồi ham muốn thuộc một loại đặc thù th́ ta mới ảnh hưởng tới phàm ngă khiến cho nó cởi mở với bản chất cao siêu. Ham muốn mà ta nêu rơ ắt theo đường lối hoài băo đạo tâm. Nếu không có sự trao đổi và định hướng cái gọi là “ham muốn” th́ ta không trải nghiệm được sự giáng hạ của ư chí cao siêu. Từ ngữ “tài hùng biện” có liên quan tới tính thuyết phục. Như vậy cụm từ mà ham muốn là tài hùng biện với ngài mô tả tính thuyết phục thuộc ham muốn cao siêu nhất của ta, cái ham muốn tiếp cận và triệu thỉnh sự giáng hạ của Ư chí Thượng Đế.

Cụm từ kế tiếp bảo rằng “đối với ngài th́ không một điều bí mật nào bị che giấu”. Nơi duy nhất có sự che giấu những điều bí mật chính là những nơi ngóc ngách sâu thẳm thuộc phàm ngă của chính ta, những ngóc ngách thuộc bản thể mà ta không sẵn ḷng để cho ánh sáng cao siêu nhập vào. Đây là những chỗ mà ta cảm thấy bị giới hạn, nơi ta che giấu chính ḿnh và những người khác, nơi ta ấp ủ mọi phức cảm và khó khăn để cho các nhà tâm lư học có việc mà làm. Trong mối quan hệ của ta với Chơn ngă thiêng liêng th́ sự bí mật ấy vừa vô nghĩa vừa không cần thiết. Tất cả đều luôn luôn được biết. Việc công nhận này khiến cho ta phóng thích được nỗ lực khổng lồ cần thiết trong toan tính củng cố những nơi chốn ẩn giấu này. Lại nữa, đây chỉ là việc công nhận thực tại.

Như vậy, phần đầu tiên của lời cầu nguyện được ta đi qua qui tŕnh công nhận những khía cạnh khác nhau của Đấng thiêng liêng và tiềm năng của nó nhằm dính mắc sáng tạo trong nội bộ phàm ngă. Phần kế tiếp của lời cầu nguyện đưa ra thỉnh cầu: “Xin hăy thanh tẩy những tư tưởng trong tâm hồn con bằng cách tuôn đổ tinh thần của ngài”. Lời thỉnh cầu nhằm vào việc ánh sáng của Đấng thiêng liêng có thể soi chiếu cho những tư tưởng sinh ra trong phần sâu lắng nhất thuộc bản thể ta, chứ không phải là những tư tưởng của cái trí b́nh thường, (tức những tư tưởng có vẻ đến rồi đi trong mọi lúc) mà là những tư tưởng trong “tâm hồn tôi”.

Ta thường nghĩ “Ánh Sáng” đồng nghĩa với Đấng  thiêng liêng. Đối với một người xây dựng một căn nhà không có cửa sổ, rồi suốt đời sống trong căn nhà ấy th́ thật vô lư khi trông mong rằng ánh sáng liên tục tỏa chiếu của mặt trời ắt t́m đường đi tới chỗ đó. Sự việc ta thấy ḿnh cắt đứt khỏi ánh sáng ấy tuyệt nhiên không làm giảm bớt ánh sáng mặt trời. Nó chỉ ảnh hưởng tới sự tiếp cận của ta.

Phần này của lời cầu nguyện không thỉnh cầu mặt trời chiếu sáng rực rỡ hơn hoặc thỉnh cầu mặt trời xuyên thấu những bức tường mà ta đă dựng nên xung quanh ḿnh. Lời cầu nguyện bảo rằng “Xin ngài hăy thanh tẩy những tư tưởng trong tâm hồn con bằng cách  tuôn đổ tinh thần ngài”. Đó là một biểu hiện ư chí của ta muốn loại bỏ cái hàng rào mà ta đă dựng nên để cho ánh sáng được phép tuôn vào. Đây không phải là lời cầu nguyện có ư định làm thay đổi phương thức vận hành của Vũ trụ. Đó là việc biểu hiện ư chí của ta muốn tiếp cận sự tỏa chiếu ánh sáng của mặt trời thiêng liêng.

Lời cầu nguyện đạt đỉnh cao qua việc “để cho con có thể yêu thương ngài bằng t́nh yêu thương toàn bích và ca ngợi ngài đúng như ngài  xứng đáng”. Đâu là bản chất của “t́nh yêu thương toàn bích?” Đâu là bản chất của “sự ca ngợi”?. Khi ta nói tới sự cầu nguyện th́ có nhiều phương cách và loại h́nh cầu nguyện khác nhau mà ta thực hiện. Thường thường đối với lũ trẻ con, nếu chúng đạt được một thành tích nho nhỏ nào đấy th́ ta ắt khen ngợi chúng sao cho chúng phát triển được ḷng tự tin. Khen ngợi thực sự diễn ra khi ta thấy một điều ǵ đó có giá trị và công nhận nó. Việc này không được sáng tạo ra hoặc thực hiện ngay lúc ấy. Đó là việc công nhận và thừa nhận điều đang hiện hữu.

Và đâu là lời ca ngợi mà “bản thể thiêng liêng vũ trụ” xứng đáng. Đây có lẽ là một điều ǵ đó ít phức tạp hơn nhiều so với mức ta nghĩ. Có lẽ nó chẳng có ư nghĩa ǵ nhiều hơn việc công nhận sự hiện diện của Đấng thiêng liêng nơi mọi người và mỗi người, nơi vạn vật, ở bất cứ nơi đâu mà ta nh́n tới. Đây là lời ca ngợi phát xuất từ một người đă thực sự đạt được tŕnh độ phát triển cho phép họ nh́n thấy được Giả dối ca ngợi điều ta không nh́n thấy hoặc chưa thực chứng được, chỉ là một thái độ rỗng tuếch. Nhưng mọi người đă từng trải nghiệm th́ bằng một cách nào đấy ắt xác nhận cái “sự ḥa lẫn” linh hồn cao siêu với bản chất thiêng liêng mà Blavatsky có nói tới. Trong Chí Tôn Ca, Krishna tự xưng là Đấng Cai Trị Bất Tử trong nội tâm, hiện diện trong tâm hồn mọi chúng sinh. Khi bên trong ta xuất hiện năng lực nh́n thấy nó th́ cái sự công nhận đơn giản này là lời ca ngợi xứng đáng.

Có nhiều lời cầu nguyện tương tự. Lời cầu nguyện này của một tác giả vô danh được giới thiệu làm ví dụ cho tiềm năng thúc đẩy nhanh chóng mọi hoạt động của phàm ngă, sao cho chúng có thể được hướng về việc trải nghiệm thực hữu cái Sự Sống Ẩn Tàng, Ánh Sáng Ẩn Tàng và T́nh Thương Ẩn Tàng mà Annie Besant đă đề cập tới trong Lời Cầu Nguyện Đại Đồng Vũ Trụ. Nó hiện diện ở khắp mọi nơi và thường là không được công nhận, không được thừa nhận. Bất cứ công cụ nào cung ứng được khả năng ít ra tạm thời công nhận nó cũng đáng để cho ta cứu xét.

 

Việc hội ngộ giữa con người và Thượng Đế phải luôn luôn có nghĩa là Đấng thiêng liêng xuyên thấu và thâm nhập vào bản thể con người và con người tự ch́m ngập vào Thiên tính.

                                                            Sri Aurobindo


--------------------------

 HOME T̀M HIỂU  NHẬP MÔN  sách  TIỂU SỬ   BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN  BÀI VỞ  THƠ   gifts  TẾT 2006  NỮ THẦN ISIS