|
HOME T̀M HIỂU NHẬP MÔN sách TIỂU SỬ BẢN TIN H̀NH ẢNH thIỀN BÀI VỞ THƠ gifts TẾT 2006 NỮ THẦN ISIS
|
HƯỢNG ĐẾ Ở ĐÂU?
(Tạp chí Nhà Thông
Thiên học, số tháng 7 năm 1995)
Trích Thế Giới Quanh Ta - Radha Burnier
Bản Dịch www.thongthienhoc.com |
|
THƯỢNG ĐẾ Ở ĐÂU?
Đối với nhiều người e sợ điều không biết là cơ sở của niềm tin vào
Thượng Đế hoặc các thần linh. Khi người ta chưa t́m ra những lời
giải thích hợp khoa học th́ bí mật bao trùm đủ thứ hiện tượng trong
Thiên nhiên: sấm chớp dường như đe dọa, màn đêm buông xuống sau khi
mặt trời lặn và nhật thực, nguyệt thực đều toàn là kỳ bí. Đủ thứ
thần linh là nhân cách hóa các lực trong Thiên nhiên hoặc tượng
trưng cho điều không biết được trong vũ trụ, và thiên hạ tin rằng
phải vỗ về, xoa dịu những nam nữ thần này.
Khi người ta hiểu biết hơn th́ nhiều điều có vẻ huyền bí đă được
giải đáp. Khoa học bắt đầu phát triển trong thế giới cổ đại nhờ vào
việc nghiên cứu các định luật trong Thiên nhiên cùng với những mối
liên kết giữa các sự vật với nhau. Trong nền văn minh Ấn Độ, Trung
Hoa, Ai Cập, Chaldea và những nền văn minh khác - chiêm tinh học và
thiên văn học - vốn chỉ là một khoa học duy nhất có vai tṛ quan
trọng để giải thích những hiện tượng thiên nhiên và mang lại tính
thuần lư cho những cái trí bị khiếp sợ. Người ta cũng nghiên cứu
những khía cạnh khác của Thiên nhiên, chẳng hạn như tính chất của
cây cỏ và khoáng vật. Điều này đưa tới kiến thức về y học và một kho
tài liệu về đề tài ấy mà ngay cả hiện nay vẫn tỏ ra là một kho chứa
các khám phá mới.
Bất
chấp các điều này, đối với hầu hết mọi người điều mà ta chưa biết
vẫn c̣n gây khiếp sợ; quá nhiều điều ở ngoài tầm thăm ḍ và suy đoán
của con người. Chỉ một vài đầu óc biết nhận thức mới công nhận rằng
ta có thể thăm ḍ trong nội tâm những địa hạt tồn tại siêu việt và
bí nhiệm bằng cách tạo ra những sự thay đổi trong tâm thức, và một
khi ta thành tựu được nhận thức tinh vi hơn cùng với tầm nh́n rơ rệt
hơn th́ ta biết được sự thật về vạn vật qua trải nghiệm trực tiếp.
Đa số mọi người vẫn c̣n e sợ và thường toan tính thu gọn nỗi khiếp
đảm điều chưa biết bằng cách giả định rằng ta có thể biết được nó.
V́ thế cho nên những người có ‘đầu óc tôn giáo’ ưa cung cấp một h́nh
dáng cụ thể cho ‘thần linh’ và bịa ra những ảnh tượng có các đặc
trưng của con người. Tôn giáo có tổ chức nói chung đă lợi dụng thiên
hạ và duy tŕ họ ở trạng thái sợ hăi, sợ chết, sợ trải nghiệm sau
khi chết v.v. . . . Tôn ti trật tự trong quyền lực của Giáo hội
thích thiên hạ lệ thuộc vào ḿnh thay v́ khuyến khích họ thay đổi
bản thân và đột phá từ tâm thức hữu hạn sang đại dương vô hạn.
Điều
hữu hạn, cụ thể, đă biết và có thể biết cung ứng sự an toàn tâm lư
chẳng những cho những người sợ sệt v́ dốt nát mà c̣n đối với cả
những người tích lũy kiến thức bao gồm các nhà khoa học và những kẻ
vô thần vốn chế giễu các tín đồ. Họ cũng bám víu lấy sự an toàn của
những bản đồ quen thuộc mà chính họ đă vẽ ra. Họ cũng bị xáo trộn
bởi bất cứ sự thách đố nào đối với những điều chắc mẩm của ḿnh khi
những suy đoán tinh vi và không theo qui ước nêu ra thách đố.
Giờ đây một nhóm nhà khoa học đang đi tiên phong thăm ḍ những địa
hạt từ trước đến nay được cho là ngoài tầm hiểu biết. Thậm chí họ đă
du nhập từ ngữ ‘Thượng Đế’ vào trong những suy đoán của ḿnh. Trong
một bài báo bàn về khuynh hướng mới này được xuất bản trong Tuần báo
Người bảo vệ (số ra ngày 14 tháng 5 năm 1995) tác giả có nói:
“Ngày nay khi ta quét qua những kệ sách trong một tiệm sách theo
thời thượng th́ ta thấy có một cơn dịch săn lùng Thượng Đế”. Điều
này lại càng gây áy náy hơn nữa bởi v́ nó diễn ra “ngay trong những
địa hạt dành riêng cho khoa học”. Stephen Hawking bị chỉ đích danh
là kẻ tội phạm đă phát khởi “cuộc săn lùng Thượng Đế mới mẻ”. Vào
năm 1998 qua việc kết luận quyển sách Lược sử Thời gian bằng
những lời lẽ sau đây: “Nếu ta t́m ra lời giải đáp [một lư thuyết
hoàn chỉnh về vũ trụ] . . . th́ đó ắt là chiến thắng tối hậu của lư
trí con người - bởi v́ lúc bấy giờ ta ắt thực sự biết được trí tuệ
của Thượng Đế”. Trong số những người khác mà theo quan điểm tác giả
cũng phạm tội này, ta thấy có Paul Davies, tác giả quyển Trí tuệ
Thượng Đế, ông đă được trao tặng giải thưởng Templeton đầy uy
tín dành cho những ai làm việc để nâng cao sự hiểu biết tôn giáo; ta
c̣n thấy có Leon Lederman và Frank Tipler, họ được gọi là đội quân
mới mẻ của Thượng Đế. Thắc mắc được nêu ra là ‘đối với một nhà vô
thần trung thực th́ họ biết quay sang đâu để có được một sự an ủi
lạnh lùng của khoa học?’
Tại sao một nhà vô thần lại muốn được an ủi và an ủi từ cái ǵ?
Liệu nhà vô thần có đang t́m sự an ủi tâm trí qua những ư tưởng cố
định giống như tín đồ tôn giáo chăng? Bởi v́ cả hai đều muốn có sự
an toàn về điều ḿnh đă biết, cho nên họ căn bản là không khác nhau.
Một bạn đọc đă giải đáp chính xác rằng: ‘Khoa học quả thật có vẻ là
hoàn toàn bảo vệ ta chống lại điều huyền bí và không thể hiểu được .
. . Khoa học
vật lư mới rất có thể không giải quyết được bí nhiệm về sự sống hoặc
về vũ trụ vốn vượt ngoài tầm tin tưởng duy lư, nhưng nó có thể dẫn
ta vượt ra ngoài phạm vi thế giới tẻ nhạt, vô tri vô giác, mà khoa
học cơ giới đă xây dựng nên trong ṿng ba thế kỷ vừa qua’.
Khoa học quả thực đă giúp cho nhân loại tiến bộ bằng cách trong một
chừng mực nào đó giải thoát nhân loại ra khỏi ngục tù của tín
ngưỡng, mê tín dị đoan và những nề nếp tạo thành tôn giáo qui ước.
Thế mà nó đang bắt đầu vượt ra ngoài những lập trường cứng nhắc cũng
của tư tưởng duy vật, và như thế nó có thể giúp cho thiên hạ ra khỏi
những mục đích sai trái vốn đi kèm theo quan điểm duy vật. Nhưng bí
nhiệm về sự sống quá sâu xa và tinh vi, cho nên phương pháp khoa học
và khảo hướng thuần lư không thể phát hiện được nó. V́ thế cho nên
những phương pháp này không thể giúp cho ta biết được trí tuệ của
Thượng Đế theo như Hawking trông đợi. Khoa học có thể cần phải phát
triển tính nhạy cảm thuộc một loại khác. Một tư tưởng gia khác có
biểu thị như sau: “Ta thật sự hiểu được vũ trụ chỉ khi xem xét nó
không phải là một guồng máy hoặc một qui tŕnh, mà là một tác phẩm
nghệ thuật đang được triển khai ra”. Đây là một sự giác ngộ đối với
địa hạt ư nghĩa nơi mà lư trí và nhận thức thẩm mỹ chẳng những có
liên quan tới nhau mà c̣n dung hợp vào nhau khiến cho tâm thức biết
được trật tự của Thượng Đế, trong đó cả vẻ đẹp lẫn sự hoan hỉ đều có
một vai tṛ cố hữu. Theo như Pythagore dạy th́ âm nhạc và toán học
bổ sung cho nhau. Âm nhạc của vũ trụ là toán học của nó, v́ thế cho
nên các nhà vật lư như Dirac có thể bảo rằng: “Một lư thuyết có vẻ
đẹp toán học rất có khả năng chính xác hơn là một lư thuyết thiếu
tao nhă nhưng thích hợp với một số thí nghiệm”.
Những
đầu óc chỉ tin vào lư trí thôi mà khép kín với những đáp ứng đối với
điều dễ thương và tốt đẹp, th́ những đầu óc ấy có thể không ở vào
t́nh trạng tốt nhất để biết được Thượng Đế. Lịch sử tôn giáo cho
thấy rằng những con người thuần khiết và chất phác thường có thể
biết được điều linh thiêng và trực giác được sự thật dễ dàng hơn
những người có thiên phú về trí năng. Có một cách tiếp xúc trực tiếp
với đấng linh thánh (tức là Thượng Đế) được gọi là cái khác, đấng
Huyền Vi v.v. . . bởi v́ phương thức ấy siêu việt thuần lư và không
thể diễn tả được.
Tất
cả chúng ta đều thấy những con chim dấn thân vào các công tŕnh nghệ
thuật phi thường, đó là xây dựng tổ, và những con kiến khuân vác một
gánh nặng trên đường về nhà. Ai dạy cho chúng kỹ năng đó? Con chim,
con kiến và đóa hoa dại đều bao hàm bí nhiệm vốn chính là Thượng Đế,
cũng chẳng khác nào vũ trụ mênh mông và điều này được khai thị chỉ
cho những ai sẵn ḷng tiếp cận với chúng một cách kính cẩn trong tâm
trạng khiêm tốn, không muốn điều ǵ và v́ thế cho nên không sợ hăi.
Chỉ
có tâm hồn trong sáng và tâm trí cởi mở mới tiếp cận được sự thật,
c̣n cái trí mưu t́m sự an toàn trong điều đă biết cho dù dưới dạng
giáo điều của tôn giáo hay lư thuyết của khoa học đều không tiếp cận
được sự thật. Những người mưu cầu chân lư phải học cách vứt bỏ sự sợ
sệt và ngắm nh́n với một ư thức sâu sắc ngưỡng mộ và khiêm hạ. Điều
kỳ diệu và vẻ đẹp bao quanh chúng ta trong sự nở hoa của những cái
cây, sự thay đổi mùa màng, chuyển động bất tận của đại dương và tính
phức tạp của những điều tương quan. Một quan sát viên có viết như
sau: “Bằng chứng của một thiên cơ ở xung quanh ta trên trái đất, nơi
biển cả, nơi bầu trời” và các kinh điển có tuyên bố rằng trời đất
tràn đầy sự vinh quang của Thượng Đế.
HOME T̀M HIỂU NHẬP MÔN sách TIỂU SỬ BẢN TIN H̀NH ẢNH thIỀN BÀI VỞ THƠ gifts TẾT 2006 NỮ THẦN ISIS