|
HOME T̀M HIỂU NHẬP MÔN sách TIỂU SỬ BẢN TIN H̀NH ẢNH thIỀN BÀI VỞ THƠ gifts TẾT 2006 NỮ THẦN ISIS
|
CHƯƠNG
HAI MUOI LĂM
THỰC HIỆN CHÂN NGĂ VÀ
MƯU T̀M HẠNH PHÚC Trích Self Culture của I.K
Taimni |
|
THỰC HIỆN CHÂN NGĂ VÀ
MƯU T̀M HẠNH PHÚC
Chương chót của quyển Yoga Sutras là Chương
khó hiểu nhứt, v́ nó chứa đựng một vài quan niệm tinh tế nhứt của
nền tảng triết lư và tâm lư của môn Yoga. Trong Chương này, không
nói nhiều đến kỹ thuật, trừ ra
Dharma-megha Samādhi –
loại cao nhứt về Samādhi
– nó đặt người hành giả (Yogi) hoàn toàn ra ngoài lănh vực của cái
Trí và an trú y vĩnh viễn, không thoái bộ trong lănh vực của Thực
Tại.
Trong một Chương trước, chúng ta đă xét qua
một trong những khía cạnh của Triết lư Yoga, được gọi là sự nhập thế
và tiến hóa của Chơn Thần trong sự biểu hiện, và biểu lộ sau cùng là
một cá nhân Tự Nhận Thức, Chơn Ngă có khả năng ở trung tâm lănh vực
của Thực Tại, và vẫn hoạt động trong những lănh vực của Tương Đối
xuyên qua những thể mà y đă tạo ra, và hoàn thiện hóa để sử dụng
trong những khoảng thời gian dài đăng đẳng của cơ tiến hóa, và sự
khai mở bản chất thiêng liêng tiềm tàng của y. Tuy nhiên, trọn phần
triết lư của Yoga có một tầm thật rộng lớn hơn nhiều, và nó thật sự
là một phần của triết lư dễ hiểu hơn của Minh Triết Cổ Truyền, nó
đem lại cho chúng ta một vài quan điểm về bản chất của Thực Tại và
sự biểu hiện của nó, trong những thế giới hiện tương của Tương Đối.
Như vậy, tất cả Học Thuyết Huyền Bí được tiết lộ hay không tiết lộ,
là nền tảng của Triết Lư Yoga.
Đương nhiên, tâm lư Yoga liên hệ đến triết
lư to lớn này hơn và mặc dầu nó có chỗ khác biệt nhau, tùy thuộc vào
trường phái triết lư nào, mà một hệ thống đặc biệt của Yoga là thành
phần; ở nét tính chất trọng yếu và h́nh thức bên ngoài, trên thực tế
tất cả trường phái về kỷ luật Yoga cũng đều giống nhau. Tuy sự khác
biệt của môn Tâm Lư Học tiềm ẩn trong các hệ thống Yoga khác nhau có
thể ra vẻ rơ rệt, nhưng thật sự không phải như thế. Chúng nó do
những phương pháp tiếp cận khác nhau và những quan điểm khác nhau mà
đối với những ai có được một nhận thức trực giác về những điều này,
th́ những khác biệt đó không có tánh cách quan trọng.
Chúng ta đă chỉ ra rằng theo bề ngoài của
nó, triết lư Yoga có vẻ như đặt nền tảng trên học thuyết Samkhya, và
đương nhiên tâm lư của nó cũng hoàn toàn và được diễn tả bằng những
thuật ngữ của triết lư Samkhya. Tâm lư này không được bàn luận và
tŕnh bày một cách theo hệ thống trong quyển Yoga Sutras, và độc giả
phải t́m nó từ những câu Sutras khác nhau ở những khía cạnh của
Yoga. Nhưng, đối với người sinh viên cẩn thận đă học qua đề tài một
cách thông suốt, phần chánh yếu đại cương của tâm lư học này là rơ
ràng phân biệt, và có thể được tŕnh bày như một hệ thống hoàn toàn
và tự nó đầy đủ, mặc dầu không chút nào liên hệ với những hệ thống
tâm lư hiện đại. Nói chung, môn Khoa học Yoga bàn luận về vũ trụ
biểu hiện và Thực Tại mà nó đặt nền tảng. Mặc dầu nó chú tâm đến tất
cả hiện tượng của Thiên nhiên, nhưng chánh yếu nó hướng đến những
lănh vực vô h́nh của vũ trụ. C̣n ở bên kia, môn tâm lư học hiện đại
đặt nền tảng trên những hiện tượng của vũ trụ hữu h́nh mà vũ trụ này
chỉ là cái vỏ ngoài cùng, và chỉ diễn tả phần nhỏ những thực tại bên
trong. Điều không thể tránh được là môn tâm lư học phải xem xét tất
cả những hiện tượng của vũ trụ biểu hiện – hữu h́nh và vô h́nh –
cũng như Thực Tại tiềm tàng trong những hiện tượng này, phải có một
nền tảng thật to tát hơn và thâm sâu hơn là một môn tâm lư học chỉ
xét đến bề ngoài của sự việc, cho đến đổi không dám lặn xuống khỏi
bề mặt bên ngoài. Bởi thế, chúng ta không thể chờ đợi bất cứ điều ǵ
cùng chung giống nhau giữa hai môn tâm lư học và phải được chuẩn bị
xem xét chúng riêng rẽ và độc lập với nhau ở thời gian hiện nay. Chỉ
trừ ra khi nào môn tâm lư học hiện đại đi sâu hơn vào trong các hiện
tượng của sự sống, và ít nữa, chấp nhận phần nào Học Thuyết Huyền
Bí, chừng đó nó mới có thể hi vọng được một thứ liên hệ nào đó với
môn tâm lư Yoga. Ở giờ phút này, chúng ta hăy chấp nhận chúng khác
biệt nhau, chứ không t́m cách dung ḥa, như một số người vẫn ra sức
thử làm.
Không thể nào trong một chương ngắn ngủi
này, tŕnh bày – dù là đại cương thôi – môn tâm lư Yoga, hay triết
lư to lớn hơn mà nó là một thành phần. Nhưng, có một vấn đề tranh
căi quan trọng mà Chương chót của quyển Sutras Yoga đă mang lại một
ít ánh sáng, đó là sự mưu t́m chung về hạnh phúc. V́ đây là một câu
hỏi có nền tảng trên một kinh nghiệm thông thường của sự sống con
người, và có một tầm quan trọng to tát đối với người chí nguyện mà
chúng ta sẽ bàn luận qua những câu Sūtras xác đáng đó.
Nếu chúng ta nh́n vào kiếp sống con người
nói chung, với sự vô tư và phân tách những nét đặc trưng chánh yếu
của nó, chúng ta sẽ thấy những ǵ? Chúng ta sẽ thấy rằng đó là một
tṛ đùa liên tục của dục vọng và cái trí, dưới nhiều h́nh thức và
hoàn cảnh khác nhau. Tất cả mọi người đều luôn luôn bị dục vọng lôi
cuốn để t́m ra hạnh phúc, và cái trí lợi dụng những đường lối khác
nhau để cung cấp cho ḿnh những phương tiện, rút ra bất cứ hạnh phúc
nào từ những vô số sự việc này là đối tượng của những cuộc theo đuổi
của chúng ta. Patanjali bắt đầu từ hiện tượng phổ biến này của con
người và cố gắng truy t́m ngược lại nguồn gốc của nó. Ông thử vạch
rơ: nơi nào mà dục vọng và cái trí khởi điểm, và đâu là nền tảng của
cuộc mưu t́m hạnh phúc vô tận và phù phiếm này cho tất cả nhân loại
đắm ch́m trong các ảo ảnh và hạn chế của thế gian này.
Đây là hai câu Sūtras đă mang lại manh mối
các hiện tượng phổ biến của sự sống con người:
(IV.18)
“Những biến đổi của cái trí luôn luôn được vị chúa tể của nó biết,
do bản chất bất di bất dịch của Linh Hồn (Purusha).
(IV.24) “Mặc dầu có những màu sắc khác nhau
do vô số những Vasanas (cặp đối đăi), cái trí hành động v́ một kẻ
khác (Purusha) bởi nó luôn luôn hành động trong sự kết hợp”.
Câu Sūtra đầu muốn nói rằng: tất cả sự khác
nhau và biến đổi luôn luôn xảy ra trong cái trí của một cá nhân, đều
được thực hiện trong một bối cảnh của Tâm thức Chơn Thần, được gọi
là Purusha (linh hồn)
trong quyển Yoga Sutras. Bởi thế, mỗi việc ǵ xảy ra trong cái trí,
dù ở mức độ nào, đều hiện diện trong tâm thức của nó, nói cách khác,
nó đều nhận thức điều đó.
Câu Sūtra thứ hai có nghĩa rằng cái trí luôn
luôn hành dộng như là một dụng cụ của dục vọng; nhưng v́ dục vọng
luôn luôn thay đổi, thật sự nó không thể hành động v́ dục vọng. Nó
phải hoạt động cho một cái ǵ cố định và kết hợp với nó ở mọi lúc.
Và câu Sūtra trước đă cho chúng ta biết cái nhân tố bất biến đó là
Chơn Thần, hay Purusha.
Cho nên, chúng ta thấy rằng chính Chơn Thần mới là động lực thúc đẩy
ở phía sau mọi dục vọng và là phần tử chứng kiến mọi biến đổi, hay
khác nhau trong cái trí.
Đầu tiên chúng ta hăy xem xét riêng rẽ cái
trí và dục vọng, t́m thấy ư nghĩa của chúng trong đời sống con
người, trước khi t́m hiểu hoạt động kết hợp và tương tác của chúng
trong cuộc mưu t́m hạnh phúc.
Vậy th́ lư thuyết về sự hiểu biết theo môn
Tâm Lư Học Yoga ra sao? Cái trí hay là
Citta, như được gọi trong
quyển Yoga Sutras, hoạt động xuyên qua một h́nh dáng mang tên là thể
trí. Chức năng của nó là “biết”. Nhưng theo lư thuyết của môn Tâm Lư
Học Yoga, nó không có khả năng “biết”, bởi v́ nó là vô tri vô giác.
Khả năng “biết” này, chính là Bồ Đề Tâm ban cho, mà Bồ Đề Tâm là ánh
sáng của tâm thức phát sinh do
Purusha (linh hồn). Sự
hiểu biết xuất hiện trong cái trí trước một đối tượng của sự nhận
thức, là do nơi sự hiểu biết vô tận, hay là toàn tri của Linh Hồn.
Khi cái trí tiếp xúc với một đối tượng của sự nhận thức nó bị cả hai
ảnh hưởng, tâm thức của
Purusha hoạt động xuyên qua Bồ Đề Tâm cũng như do nơi một đối
tượng được t́m hiểu; và sự ứng đáp của TOÀN TRI hay
Purusha để
thôi thúc mọi sự vật hạn chế này, là sự hiểu biết của đối tượng
do cái trí thu nhận. Điều đó xảy ra như thế bởi v́
Purusha luôn luôn ở nơi
bối cảnh, và là toàn tri.
Purusha là nhân tố chung cho tất cả mọi tiến tŕnh của hiểu
biết, và cũng là cái kho chứa tất cả loại hiểu biết có được xuất
hiện trong trí. Như vậy, từ bối cảnh toàn tri, đối tượng gây ra một
ứng đáp có giới hạn, và chính sự ứng đáp có giới hạn này được chúng
ta gọi là sự hiểu biết. Chúng ta có thể thấu hiểu điều này dễ dàng,
nếu chúng ta xem xét bằng cách nào màu sắc xuất hiện ở những vật
trong sự hiện diện của ánh sáng trắng. Ánh sáng trắng chứa đựng tất
cả các màu sắc trong nó. Khi nó hướng vào những vật khác nhau, nó
tạo ra mọi loại màu sắc. Mỗi vật thu hút một thành phần của ánh sáng
trắng và từ khước những cái khác. Những phần màu bị từ khước được
phản chiếu trở lại và tạo ra cái màu riêng biệt của vật. Cũng như
thể ấy, khi một đối tượng nào đó – không cần thiết là rơ ràng – do
cái trí mà đối tượng đó hiện diện trước Tâm Thức của Chơn thần, cái
trí thu hút một phần của bản chất toàn tri của Chơn thần được kích
động do đối tượng riêng biệt, và cái phần được thu hút của cái hiểu
biết vô tận và phổ biến của Chơn thần, chính đó là sự hiểu biết bị
hạn chế của đối tượng hiện diện trong trí. Phần thu hút từ sự hiểu
biết vô hạn của Chơn Thần càng nhiều th́ sự hiểu biết về đối tượng
càng thâm sâu hơn. Khi toàn bộ sự hiểu biết thuộc về đối tượng được
thu hút từ sự hiểu biết phổ biến của Chơn Thần, đó là sự nhận thức
của Thực Tại về đối tượng đặc biệt ấy trong
Sabīja Samādhi. Sự giống
nhau của cái trí “bị tô màu” do một đối tượng trong Sūtra IV.17, như
thế, sẽ thấy đặc biệt thích hợp với văn cảnh này.
Vậy, như là kết quả của lư luận trên đây,
chúng ta nhận thấy rằng Chơn Thần là nguồn gốc của mọi sự hiểu biết,
và những đối tượng đă tạo ra, hay kích thích sự hiểu biết trong thể
trí, chỉ đóng vai tṛ dụng cụ, bằng cách làm lộ rơ ra “một phần” của
sự hiểu biết từ cái hiểu biết “toàn vẹn” của Chơn Thần. Đúng như
những đối tượng vật chất bị tô màu, chúng không phải là nguồn gốc
của các thứ màu của chúng mà chỉ là vai tṛ dụng cụ, trong việc làm
lộ ra ngoài những màu sắc ẩn tàng trong ánh sáng trắng.
Bây giờ chúng ta hăy xem xét dục vọng. Như
đă thấy: đời sống chúng ta phần lớn là một tṛ đùa của dục vọng. Hỏi
vậy, hiện tượng của dục vọng này là ǵ? Luôn luôn chúng ta đang chạy
theo sau các đối tượng do cái trí tạo ra, hoặc cung cấp, do sự xúi
giục của dục vọng. Thực ra th́, dường như đây là mục đích chánh của
cái trí, được gọi là sự thỏa măn của dục vọng. Hỏi vậy cái ǵ gây ra
dục vọng? Chúng ta hăy thử t́m. Để có thể t́m ra nguyên nhân của một
hiện tượng phổ biến, bạn phải t́m ra cái nhân tố chung trong tất cả
hiện tượng. Do cái trí và dục vọng đóng vai,
Purusha là một nhân tố
vẫn luôn hiện diện trong tấn kịch này.
Purusha là nhân tố không
thay đổi hiện diện trong cuộc chạy theo măi những đối tượng thay đổi
của dục vọng. Vậy c̣n có những hiện tượng nào khác cùng hợp tác với
nó trong việc theo đuổi các mục tiêu khác nhau của dục vọng? Có!
Chính là sự mưu t́m hạnh phúc. Sự theo đuổi các đối tượng của dục
vọng này xuyên qua dụng cụ là cái trí để mong t́m hạnh phúc, dù có ư
thức hay không ư thức. Không bao giờ chúng ta thèm muốn một vật ǵ
mà không có lư do để từ đó đạt được ít nhiều hạnh phúc. Bởi thế, nơi
đây, chúng ta có một nhân tố liên tục khác, hiện hữu trong đời sống
con người chúng ta: sự mưu t́m hạnh phúc.
Vậy đây là tóm tắt được đưa ra trong Yoga
Sūtras. Luôn luôn chúng ta ham muốn những sự vật để mưu t́m hạnh
phúc. Các đối tượng luôn luôn thay đổi, các dục vọng cũng luôn luôn
thay đổi. Trong tấn kịch này, chỉ có một vật không thay đổi và luôn
luôn hiện diện: đó là Purusha
tại bối cảnh. Phải chăng chính
Purusha chịu trách nhiệm
về việc chúng ta măi ham muốn? Để trả lời câu hỏi ấy, chúng ta phải
xem qua hai sự việc. Trước hết dục vọng không ǵ khác hơn là ư chí;
nó hoạt động do ảo ảnh và hạn chế; và ư chí th́ từ trạng thái
Sat mà ra, một trong ba
khía cạnh của Purusha
Thiêng Liêng. Khía cạnh thứ hai của
Purusha Thiêng Liêng tam
bội là Ānanda toàn phúc.
Chính bản chất của Ānanda
phản ảnh xuống các cơi thấp thành cảm giác phúc lạc. Khía cạnh thứ
ba, đương nhiên là Chit,
vốn phản ảnh trong cái trí. Vậy th́ bây giờ chúng ta đă thấy được ư
nghĩa của dục vọng và sự măi măi mưu t́m hạnh phúc trong các đối
tượng bên ngoài chăng?
Purusha – mà chính bản chất là
Sat-Chit-Ānanda do kết
quả của điều đó, đă hạ ḿnh, bị dấn thân vào sự biểu hiện và mất đi
sự ư thức về bản chất thiêng liêng thật sự của nó. Vậy đâu sẽ là hậu
quả của việc mất đi ư thức về bản chất thật sự của nó? Nó sẽ t́m
kiếm Ānanda ở thế giới
biểu hiện, trong các đối tượng hiện diện của thế gian, từ “đối
tượng” ở đây được dùng trong nghĩa rộng răi nhứt của nó để chỉ bất
cứ điều ǵ có thể thỏa măn dục vọng. Bản chất
Sat (toàn năng) của nó,
đáng lư t́m cách biểu hiện như là Ư Chí tâm linh thuần khiết, sẽ đổi
thay thành dục vọng, do sự kết họp với các ảo ảnh và hạn chế ở các
cơi thấp.
Bởi thế, sự mưu t́m hạnh phúc này xuyên qua
phương tiện của mọi loại đối tượng trong các thế giới biểu hiện, hữu
h́nh hay vô h́nh mà trong đó chúng ta dấn thân vào, không khác ǵ
hơn là Chơn Thần đang t́m Toàn Phúc (Ānanda)
ở những sự vật bên ngoài nó, do ảo ảnh hay
Māyā, trong đó nó hoạt
động. Và bởi khía cạnh thứ ba của Chơn Thần là Toàn Tri (Chit)
đi t́m sự biểu hiện trong quyền năng tạo h́nh ảnh và sự hoạt động
của cái trí, y tạo ra sự sống muôn mặt xung quanh ḿnh, hết h́nh
dáng này sang h́nh dáng nọ, hết hoàn cảnh này sang hoàn cảnh kia, để
t́m ra cái Ānanda này
không có ở đó và v́ thế mà không thể t́m ra được. Nó có thể đạt được
phần nào trong cái h́nh dáng phản ảnh như hạnh phúc và cái mức độ
của khía cạnh Ānanda
(Toàn phúc) của Purusha,
mà đối tượng có khả năng kích động trong cái trí, là mức hạnh phúc
được gây ra ở đối tượng. Đó là ư nghĩa ẩn tàng của tấn kịch này,
trong đó chúng ta dấn thân và được thấy rơ như ban ngày.
Xin để tôi lướt qua một lần nữa trọn ư nghĩa
của điều đó. Bản chất thiêng liêng chánh yếu của chúng ta là một bộ
ba. Cả ba khía cạnh này được gọi là
Sat – Chit – Ānanda, theo
từ Phạn ngữ, và được phản chiếu như là Ư Chí, Thượng trí và Hạnh
Phúc ở các cơi tâm linh, và như là dục vọng, hạ trí và sự sung sướng
ở các cơi thấp hơn. V́ lư do chúng ta dấn thân vào sự biểu hiện,
chúng ta mất đi tất cả các thuộc tính thiêng liêng này, và chỉ có
thể biểu hiện chúng một phần nhỏ nào thôi ở các cơi thấp, dưới những
h́nh thức là dục vọng, trí thức và sung sướng thông thường. Sự biểu
hiện phần nào bản chất thiêng liêng của chúng ta mang lại kết quả là
ḿnh chạy theo mọi thứ đối tượng trong thế gian, mưu t́m hạnh phúc
do dục vọng thúc đẩy và cái trí cung cấp mọi vật phù hợp cho mục
tiêu này.
Trọn ḍng đời sống của chúng ta trôi qua như
thế ấy và vô cùng chậm răi, càng lúc càng cao hơn thêm, hướng đến
Nguồn cội của nó. Dục vọng rốt ráo biến thành Ư Chí, tư tưởng biến
thành sự hiểu biết trực tiếp, và các cảm giác sung sướng biến thành
hạnh phúc thanh cao. Đây là giai đoạn đầu của cuộc hành tŕnh hướng
thượng của chúng ta, như là kết quả của công cuộc thực hiện phần nào
bản chất thật sự của minh, và cũng là việc làm nhẹ bớt đi những bức
màn của ảo ảnh. Khi con người đi đến được giai đoạn cao này của sự
phát triển tâm linh, mỗi sự việc đều biến h́nh và hiện diện dưới
h́nh thức tế nhị nhứt của nó. Và chính là sự t́m cách tự thoát ḿnh
ra khỏi cái màn mỏng nhứt của ảo ảnh ở cơi Niết Bàn, do Chơn Thần
thực hiện, đă được diễn tả trong kỹ thuật
Dharma-Megha-Samādhi bàn
luận trong Chương 4. Khi mà loại phân biện cao nhứt được đánh thức
và nhận thức được ảo ảnh tinh vi vẫn hiện diện ở cơi Niết Bàn, hành
giả quyết định lặn sâu lần chót vào trong thế giới của Thực Tại,
việc này sẽ mang lại cho y sự hiểu biết bản chất Thiêng Liêng thật
sự của y, là Sat – Chit –
Ānanda (Toàn Năng, Toàn Tri và Toàn Phúc). Chừng đó, tấn kịch cơ
tiến hóa của y mới chấm dứt.
Sự mưu t́m hạnh phúc vĩnh cửu và thật sự
trong lănh vực biểu hiện phải kết thúc trong thất bại, bởi v́ Chơn
Thần có ư định t́m lại bản chất thật sự của nó, chứ không phải luôn
luôn ở măi trong ngục tù của thế giới biểu hiện. Đây cũng là lư do
tại sao khổ đau là nét đặc trưng phổ biến của đời sống con người.
Đây cũng là tŕnh bày sự việc thấy rằng duc vọng t́m hạnh phúc không
thể được thỏa măn trọn vẹn ở thế gian này và không nên tự cho thỏa
măn, bởi v́ một định mệnh muôn lần to lớn hơn và lộng lẫy hơn đang
chờ đợi chúng ta trong tương lai, trong sự Thực Hiện Chân Ngă. Tại
sao chúng ta lại phải buồn phiền, v́ cho khổ đau là một t́nh trạng
phổ biến? Tại sao chúng ta lại không biết ơn v́ nó thế ấy, bởi chinh
điều này là sự bảo đảm quí báu nhứt cho công cuộc giải thoát rốt ráo
con người ra khỏi cảnh nô lệ của ảo ảnh và giới hạn của đời sống
thấp kém, và cứu giúp chúng ta khỏi măi măi tự ư lưu đày ḿnh trong
đời sống thấp kém này vô thời hạn.
HOME T̀M HIỂU NHẬP MÔN sách TIỂU SỬ BẢN TIN H̀NH ẢNH thIỀN BÀI VỞ THƠ gifts TẾT 2006 NỮ THẦN ISIS