Không Tôn Giáo Nào Cao Hơn Chân Lư

 HOME T̀M HIỂU  NHẬP MÔN  sách  TIỂU SỬ   BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN  BÀI VỞ  THƠ   gifts  TẾT 2006  NỮ THẦN ISIS

THỂ XÁC VÀ THỂ PHÁCH

VỚI VIỆC TU DƯỞNG BẢN THÂN

(CHỨC NĂNG, KIỂM SOÁT, THANH LỌC VÀ LÀM NHẠY CẢM)

Trích quyển Self Culture

Tác giả I. K. TAIMNI

www.thongthienhoc.com

  

CHỨC NĂNG THỂ XÁC

  Một trong những chương trước, đă được tŕnh bày cái nh́n tổng quát về toàn thể vấn đề Tu Dưỡng Bản Thân và chúng ta thấy rằng vấn đề đó gồm có phần hoàn thiện hóa các thể khác nhau của tâm thức do linh hồn cá nhân (Jivatma) sử dụng ở các cơi khác nhau. Thể xác là thể ở ngoài và nặng trược nhứt của các thể, cũng là thể quen thuộc nhất đối với chúng ta, và khi ḿnh c̣n ở trần gian này, chúng ta có rất nhiều việc liên quan đến nó. Trước tiên, chúng ta hăy xem qua thể xác. Đi từ cái biết đến cái không biết, đó luôn luôn là phương pháp tự nhiên, và v́ thế là đúng đắn nhứt để khai thác một đề tài. Phương thức này cũng hợp lư với sự việc: theo quá tŕnh tiến hóa tự nhiên của các thể, xác thân là thể trước nhứt được tổ chức và hoàn hảo. Nói một cách tổng quát, Tạo Hóa bắt đầu từ phía dưới chót và từng bước một, hoạt động hướng về phía trên.

Trong trí của người chí nguyện trung b́nh ở Ấn Độ, vẫn thường có sự bối rối về chức năng của thể xác và phương pháp thích nghi liên quan đến nó. Trong khi một số người chí nguyện chú ư quá nhiều đến các vấn đề xác thân và gây ầm ĩ với những điều không quan trọng; một số người khác th́ lại hoàn toàn hờ hững nó, lấy cớ rằng sự sống thấp thỏi ở cơi hồng trần với thể xác là Ảo ảnh, cách chúng ta sống và cách chúng ta săn sóc xác thân vật chất không quan trọng. Thái độ đúng đắn là coi xác thân như một dụng cụ của linh hồn trong các việc ở cơi trần. Đó là một dụng cụ sống động chứ không phải một cổ máy vô tri vô giác, và v́ đó nó có những khuynh hướng xác định riêng tư. Một dụng cụ mà chúng ta sử dụng cho bất cứ công việc ǵ cũng phải được giữ ǵn cẩn thận, và nó phải được chăm sóc và phát triển thế nào để khả dĩ thực hiện các hoạt động riêng biệt của nó với một mức độ hiệu nghiệm nhứt. Một nhạc sĩ bỏ bê không săn sóc cây đàn vĩ cầm của y, để các giây đàn lạc giọng, cũng khùng khiệu như anh chàng săn sóc quá đáng cây đàn, phí ngày giờ và sinh lực trong công cuộc làm cho nó đẹp thêm ở phần ngoài.

Trước khi bắt tay vào công cuộc t́m kiếm các phương pháp để kiểm soát và thanh lọc thể xác, biến nó thành một dụng cụ mạnh mẽ và nhạy cảm để phục vụ cho Jivatma (linh hồn cá nhân), chúng ta phải cố gắng t́m hiểu bản chất và các chức năng của dụng cụ này. Nếu chúng ta muốn kiểm soát và huấn luyện bất cứ điều ǵ để dùng vào mục tiêu chỉ định, trước tiên chúng ta phải hiểu biết nó càng nhiều càng tốt. Một người huấn luyện ngựa, biết rơ ràng và đầy đủ về bản chất của con ngựa và sự hiểu biết đó giúp anh điều khiển nó dễ dàng và huấn luyện nó cho công việc hằng ngày. Một nhà giáo phải thấu hiểu bản chất của đứa bé, nếu anh có nhiệm vụ d́u dắt và xây dựng các khả năng của nó theo đường lối đúng đắn. V́ thế chúng ta cần biết về thể xác chúng ta thật rơ, nếu chúng ta muốn có một dụng cụ hữu hiệu hoàn toàn dưới quyền điều khiển của ḿnh.

Muốn vậy, trước tiên, cần có một ư niệm tổng quát về sự tạo thành các các cấu trúc chi tiết bên trong của nó. Bất cứ quyển sách giáo khoa sinh lư học nào cũng sẽ cho chúng ta một ư niệm đầy đủ về cơ cấu bên trong của thân xác, và làm tan biến mọi quan niệm sai lầm mà người ta thường có về cách nó hoạt động. Nhiều người, dù là hạng có học thức và khôn ngoan, không biết rơ ngay cả một số sự việc đơn giản nhất thuộc về thân thể của họ, và nếu ta hỏi lá gan nằm về phía nào, họ cũng không quả quyết nó đúng được. Họ có thể cho ta nhiều thông tin đúng về thể chất của mặt trời, những yếu tố ǵ ở trong đó; họ biết mọi điều về cơ khí của một ô tô, nhưng lại hoàn toàn dốt về thân thể của họ, trong khi trọn đời người phải sử dụng nó ở cơi trần gian này. Đây là một lời b́nh phẩm đáng buồn về hệ thống giáo huấn của chúng ta. Nó dồn trong đầu con người tất cả những thứ hiểu biết vô dụng thuộc về những ǵ vô ích, và làm y hoàn toàn không biết những điều cần thiết nhứt cho đời sống.

Kết quả quan trọng nhứt về sự hiểu biết cơ cấu bên trong của thể xác là giúp chúng ta thể hiện việc khách quan nó dễ dàng hơn -  nghĩa là ḿnh nhận định nó là một cái ǵ không phải là ḿnh, đồng thời nhận thức nó chỉ là một dụng cụ, khác với ḿnh. Nếu chúng ta biết vẻ bề ngoài của thân thể, chúng ta sẽ dễ cho nó là ḿnh hơn là nếu ta thấy trong trí năo thật sự nó ra sao – một bộ máy sống động phức tạp, có cách hoạt động tỉ mỉ hơn một số máy móc kỹ nghệ tân tiến hiện nay.

   Điểm kế chúng ta phải làm là nhận thức rơ rệt chức năng của thể xác. Chúng ta biết rằng nó là một dụng cụ, nhưng để làm ǵ? Đó là một dụng cụ giúp cho Jivatma giao tiếp với cơi vật chất. Xuyên qua những tiến tŕnh thật dài của cơ tiến hóa, dụng cụ này được biến đổi và hoàn thiện hơn một cách thật chậm chạp do các trung gian thiêng liêng khác nhau hoạt động trong Thái Dương Hệ. Một mặt, nó giúp Jivatma va chạm với các biến đổi của các sự việc và hiện tượng của cơi vật chất; mặt khác, chính nó ảnh hưởng và mang lại các biến đổi và hiện tượng ấy. Nhờ năm giác quan (tiếng phạn gọi là Jñānendriyas) đă được chậm răi phát triển trong khi thể xác tiến hóa, linh hồn thu thập sự hiểu biết về các cơi vật chất, và xuyên qua các cơ quan của hành động được gọi là Karmendriyas, nó mang lại những thay đổi ở thế giới bên ngoài. Các cơ quan này lần hồi được phát triển trọn vẹn trong quá tŕnh của sự tiến hóa xác thân

Một thí nghiệm đơn giản sau đây sẽ cho thấy chúng ta tùy thuộc vào các bộ phận giác quan này bao nhiêu để thu thập sự hiểu biết về thế giới vật chất. Hăy thử lần hồi đóng các đường dẫn dắt đến các giác quan, cái này tới cái kia, càng xa càng tốt, và ta sẽ thấy sự đụng chạm với thế giới vật chất càng lúc càng hạn chế hơn, cho đến khi năm đường lối đều đóng kín, ta sẽ thấy ḿnh hoàn toàn cách biệt với thế giới vật chất, và tất cả cái ǵ c̣n lại sẽ là những h́nh ảnh tâm trí gợi lên do khả năng tưởng tượng và kư ức của những kinh nghiệm cũ có được qua những tiếp xúc với cơi vật chất.

Nh́n theo cách này, thể xác không là ǵ cả, nhưng nó là một khí cụ mang đi được, kết hợp trong nó những hoạt động của bộ truyền tải và tiếp nhận vô tuyến. Từ cơi vật chất nó bắt lấy những rung động của ánh sáng, âm thanh v.v.. .  xuyên qua các giác quan và mang những rung động này hướng vào trong. Như vậy nó làm cho Jivatma có thể nhận thức được những đối tượng khác nhau của cơi hồng trần. V́ Jivatma ngự bên trong nó tiếp nhận các xung lực của dây thần kinh vận động và tư tưởng, và xuyên qua cơ quan của hành động nó truyền tải các xung lực của dây thần kinh vận động và tư tưởng đến thế giới bên ngoài. Chúng ta vác khí cụ mang được này trên đôi chân chúng ta và khi cần thiết th́ để nó tiếp xúc với những phần khác nhau của cơi vật chất. Tuy nhiên v́ đă trở nên thói quen coi như đồng nhất với thể xác, thay v́ nói ‘tôi đang làm điều này’, “tôi sắp đi đến đó’, chúng ta dùng một ngôn ngữ càng ḥa hợp với sự kiện thật và nói ‘tôi bắt thể xác tôi làm điều này’, ‘tôi bắt thể xác tôi đi đến đó’, nó sẽ nghe lạ tai chúng ta.

Bây giờ chúng ta đi đến một sự đóng góp rất quan trọng nhờ ở Huyền Bí Học để hiểu biết sự h́nh thành thể xác. Khoa học hiện đại có hai thế kỷ nghiên cứu liên tục để khảo sát thể xác có thể đă thu đạt được nhiều kiến thức chi tiết về cơ cấu của nó. Mỗi bắp thịt, xương, thần kinh và mạch máu đều được khảo sát và sắp loại. Các tiến tŕnh về sự trao đổi chất khác nhau xảy ra đều được xác định đầy đủ, nhưng mặc dầu với số lượng khổng lồ của công việc đă được thực hiện, họ lại bỏ sót đi trọn vẹn cả phân nửa phần thể xác, do cái nh́n chính thống vật chất của họ; đó là cái phách như văn chương Huyền Bí Học gọi hoặc là Prānamaya-kosha theo thuật ngữ Vedanta. Cái thể xác vật chất nặng trược – hay là Annamaya-kosha – mà các khoa học gia đă khảo sát và chúng ta có thể thấy với đôi mắt, gồm có các chất thuộc ba cảnh thấp của cơi hồng trần, chất đặc, lỏng và hơi. Bên cạnh ba cảnh thấp ấy của cơi hồng trần, hăy c̣n bốn cảnh thấp khác, tinh vi hơn và thâm nhập chất đặc, chất lỏng và chất hơi mà những nhà khoa học hiện nay chưa biết ǵ cả. Các chất thuộc bốn loại vật chất tế nhị hơn để cấu tạo thể đối chiếu tinh vi hơn thể xác: ấy là thể Phách (Anh ngữ gọi là etheric double). Etheric là v́ bốn loại vật chất tinh vi ấy thuộc về ê te; và double (kép) bởi v́ thể tinh vi này giống hệt thể xác thô kệch, mặc dầu nó phóng ra ngoài thể xác dày đặc độ 3 phân Anh . Thể Phách này không được kể như một thể tâm thức riêng rẽ, mà là thành phần của thể xác nặng trược. Cả hai hợp lại, là toàn bộ thể xác vật chất.

Phận sự của thể Phách là được dùng như một thể của Prana – một nguồn sinh lực đặc biệt dưới nhiều h́nh thể khác nhau, giúp cho sự sống tiếp tục và điều ḥa các thân thể của vật chất. Nguồn sinh lực này đă do mặt trời mà có, được Luân Xa (chakra) nằm gần lá lách phân chia các thành phần của nó ra, rồi đó những luồng của các loại Prana này được dẫn đến các phần khác nhau của thân thể theo những con kênh rơ rệt để làm công việc chuyên môn của chúng ở các nơi đó. Chính là sức sống này, có được từ Mặt Trời, đặc biệt được thể Phách sử dụng, là nguồn gốc của tất cả sinh lực chánh yếu, cần thiết để cho thể xác sinh tồn. Khoa học đă sai lầm khi cho rằng thức ăn là nguồn gốc, và theo nền tảng của sự thừa nhận này đă xây dựng một khoa học không đúng về thực phẩm và dược phẩm. Thức ăn và uống cần cho thể xác để sửa chữa các tế bào, đem lại nhiệt độ cho thân thể v.v. . . và vài nhiệm vụ khác, nhưng không phải để mang lại sự sống. Điểm này cần phải nhớ kỹ, bởi v́ các tư tưởng sai lầm về những vai tṛ của thức ăn làm nảy sinh trong trí những sợ hăi vô căn cứ và ngờ vực, khiến chúng ta khó bề xóa bỏ tật xấu về ăn uống quá độ, nguồn gốc của một số lớn bệnh tật thịnh hành. Nơi đây, không cần đi sâu hơn vào đề tài thích thú này, bởi v́ trong văn chương Huyền Bí Học có nhiều sách cho biết cặn kẽ những chi tiết cần thiết.

Trong khi chúng ta đang t́m hiểu về bản chất của thể xác, cũng cần xem qua chức năng của một vài cơ quan và trung tâm thường được kể trong văn chương Huyền Bí Học liên quan đến thân thể. Những cơ quan này đóng vai tṛ quan trọng trong các giai đoạn đă qua của Cơ Tiến Hóa nhân loại, khi mà sự giao tiếp giữa phần thấp và cao của tâm thức trở nên càng lúc càng rơ rệt hơn, và xác thân vật chất trở thành một dụng cụ cho Chơn Ngă.

Trước hết, hăy xem qua hai cơ quan rất được biết đến là: Tuyến Tùng và Tuyến Yên, nằm trong óc và t́m hiểu các chức năng thật sự của chúng mà các nhà sinh lư học biết qua rất ít. Cả hai cơ quan đều bị các nhà sinh vật học cho là chưa phát triển, đă đóng vai tṛ trong các giai đoạn trước kia của Cơ Tiến Hóa và ở giai đoạn hiện tại, chỉ làm công việc bé nhỏ, mang lại một số ít chất tiết ra cần cho sự lớn mạnh và duy tŕ của thể xác. Chức năng thật sự của những cơ quan này sẽ tối quan trọng trong các giai đoạn tương lai của Cơ Tiến Hóa nhân loại, và chỉ được các Huyền Bí gia biết thôi. Tuyến Yên là cơ quan được dùng như một cái van, để chuyển tiếp những rung động thuộc về các cơi Bồ Đề và Thượng Trí vào bộ óc vật chất, và sự linh hoạt của nó là thành phần của việc tập luyện mà bất cứ sinh viên cao cấp nào của Huyền Bí Học thực hành cũng phải thực hiện. Tuyến Tùng là cơ quan của sự chuyển di tư tưởng, và sự linh hoạt của nó giúp con người gởi tư tưởng từ bộ óc ḿnh đến người khác.

Nơi đây, chúng ta có thể nói sơ qua về những chức năng của các luân xa, mà các sách vở về Yoga nói đến thật nhiều. Nếu dùng thần nhăn để xem xét một thể Phách, người ta sẽ thấy có nhiều điểm khác nhau ví như gió xoáy, trong đó vật chất như bị khuấy tung lên và xoay tṛn thật nhanh. Những vùng gió xoáy này có một h́nh dáng sáng chói và dường như được chia ra thành nhiều mảnh khác nhau có màu sắc, được gọi là cánh hoa. Những vùng gió xoáy này theo thuật ngữ Yoga, đó là những Luân xa và là những điểm mà thể Vía và xác thân gặp nhau. Nơi những điểm ấy, các loại thần lực khác nhau từ thể Vía xâm nhập vào thể xác, và chuyển động xoay tṛn mau lẹ khác thường do các thần lực tuôn chảy thật nhanh từ cơi cao. Các luân xa này có nhiều phận sự; phận sự quan trọng nhứt là vai tṛ bắc cầu trung gian cho tâm thức, sự linh hoạt của chúng đem lại sự giao tiếp trực tiếp giữa các cơi vật chất và trung giới. Khi các luân xa được bồi thêm sinh khí và trở nên sống động, thần nhăn thuộc cơi trung giới phát triển và đương sự có khả năng chuyển xuống bộ óc vật chất những kư ức một cách rơ rệt và đúng đắn các kinh nghiệm đă thực hiện ở cơi trung giới. Chừng đó, hai cơi, trên thực tế, trở thành một và đều ở dưới sự điều khiển của tâm thức lúc tỉnh táo.

 Sự linh hoạt của các Luân xa được thực hiện nhờ luồng Hỏa Xà (Kundalini). Đó là một thần lực bắt nguồn từ phía dưới của xương sống và đóng một vai tṛ quan trọng trong sự luyện tập Yoga. Những kỹ thuật của vài thực hành Yoga nào đó mà người đệ tử không bao giờ nên làm, trừ khi có một ông thầy đầy kinh nghiệm chỉ dẫn. Nguồn thần lực này khởi động và chui lên, xuyên qua Sushumna ở giữa cột xương sống. Khi luồng Hỏa xà đi ngang qua các Luân xa, lần lượt chúng nó được linh hoạt, từ cái một và giúp hành giả giao tiếp với cơi trung giới. Nhưng, tất cả điều đó chỉ được thực hiện ở các giai đoạn chót của con đường người đệ tử dẫn đến sự giác ngộ, và không có kẻ sơ cơ nào có thể làm hời hợt các điều đó mà không bị nguy hiểm nhiều đến thể xác của y.

 

                                                       

SỰ KIỂM SOÁT, THANH LỌC

VÀ LÀM CHO THỂ XÁC NHẠY CẢM

 

Trong chương vừa rồi, khi t́m hiểu về bản chất và các chức năng của thể xác, chúng ta thấy chức năng chánh của nó là làm dụng cụ cho linh hồn ở cơi vật chất. Do đó, nếu chúng ta đang đi trên con đường rốt ráo dẫn dắt đến trạng thái trọn lành, chúng ta phải tập luyện và phát triển thể xác thế nào để nó có khả năng thi hành chức năng này càng hoàn thiện càng tốt. Đành rằng có một số giới hạn cố hữu trong bản chất của cơi hồng trần không thể vượt qua được, nhưng mặc dầu bị giới hạn phần nào, thể xác vẫn có thể dắt đến một tŕnh độ hiệu nghiệm và toàn thiện cao hơn hiện nay, ngay cả trong công việc làm dụng cụ cho linh hồn. Chúng ta được cho biết rằng trong một tương lai xa xăm khi mà vật chất của cơi hồng trần tiến hóa cao hơn hiện nay, các thể vật chất được sử dụng lúc đó sẽ sẵn sàng đáp ứng với những rung động từ các cơi cao hơn đến, và Con Người Toàn Thiện chừng đó sẽ có thể mang lại nhiều bản chất thiêng liêng trong tâm thức vật chất hơn là hiện nay. Dù sao th́ điều đó không phải là để làm chúng ta ngă ḷng. Ở phạm vi của các hạn chế trong đó chúng ta hoạt động, hăy c̣n biết bao thời cơ tiến bộ và tăng trưởng trước mắt chúng ta, và những ǵ có thể chờ đợi nơi chúng ta là cách sử dụng tốt nhứt những vật liệu hiện có.

Bây giờ đây, như đă tŕnh bày ở đoạn đầu, chúng ta không bàn vấn đề Tu dưỡng Bản thân trong quyển sách này một cách tổng quát, nhưng theo một mục tiêu rơ rệt, được gọi là Thực Hiện Chân Ngă. Bởi thế những ǵ được nói sẽ nói từ quan điểm đặc biệt này, càng nhiều càng tốt. Điều đó có thể phần nào hạn chế phạm vi đề tài, nhưng có lẽ sẽ làm cho hữu ích hơn.

Điều trước tiên phải thực hành đối với thể xác là đặt nó dưới sự kiểm soát của chúng ta. Bởi v́ nếu không thể kềm chế nó được phần nào th́ không thể thanh lọc nó, hoặc biến đổi nó trở nên đầy đủ nhạy cảm trong các ứng đáp những rung động vô cùng tế nhị từ bên trong mà ra. Chúng ta nên nhớ rằng, thể xác là một dụng cụ sống chứ không phải dụng cụ vô tri vô giác như một xe ô tô hay một cây đờn vĩ cầm, mà hai vật này chỉ vâng theo những định luật của vật lư học và của hóa học mà thôi. Thể xác có một cái có thể gọi là bán tâm thức, những thói quen cố định và những đặc tính tư chất của nó, là một thứ được ví như ư chí của chúng ta. V́ thế mà nó có thể và thường chống đối lại các cố gắng của chúng ta muốn thay đổi đường lối riêng của nó. Tất cả mọi người đều có kinh nghiệm về sự chống đối ấy của thể xác, nếu chúng ta cố gắng thay đổi nếp sống của thân thể ḿnh và các thói quen vật chất. Đúng vậy, khi chúng ta cố gắng thay đổi nếp sống và gặp khó khăn, phần lớn không phải do nơi thể xác mà là do sự ham muốn và các thể trí tuệ, và hầu hết trường hợp, thể xác chỉ đóng vai tṛ một dụng cụ, xuyên qua đó các ham muốn và các thể trí tuệ của chúng ta cố gắng đạt những ǵ chúng muốn. Tuy vậy, sau khi để qua một bên những nhân tố bắt nguồn từ những ham muốn và bản chất trí tuệ của chúng ta, hăy c̣n lại một phần có nguyên nhân từ phần vật chất của thân thể, và thân thể này phải được lưu ư trong cố gắng của chúng ta để chinh phục bản chất thấp kém của ḿnh.

Bước đầu khi đặt thân xác dưới sự kiểm soát của chúng ta, trong tâm thức phải tự tách rời chúng ta ra khỏi thân xác ấy, và nhận thức rơ càng nhiều càng tốt là ḿnh khác với thể xác, và là ông chủ của nó. Khi t́m hiểu về sự cần ích của việc hiểu biết thể xác, chúng ta thấy một kết quả của việc hiểu biết này, là tập cho ḿnh dùng khả năng trí năo, tự tách ḿnh ra khỏi xác thân –“thể hiện sự khách quan nó”- đúng theo cách diễn đạt chuyên môn. Khả năng thể hiện khách quan và tách rời thể xác ra khỏi chúng ta phải được cần mẫn thực hiện và phát triển nhờ một cách luyện tập mau lẹ, cho đến khi chúng ta trở nên hoàn toàn ư thức sự song đôi này, và không c̣n đồng hóa ḿnh với thể xác, cũng như không đồng hóa ḿnh với con ngựa mà ḿnh cỡi và đă dùng nó cho công việc của ḿnh. Chúng ta cho ngựa ăn một cách thích hợp, ǵn giữ nó khỏe mạnh, và có thể cho phép nó thực hiện những ư thích ngây ngô của nó, nhưng không để nó xen vào công việc của chúng ta và luôn luôn buộc nó làm những ǵ cần thiết. Cũng với thái độ đó, chúng ta phải đối xử tốt với thể xác của ḿnh, phải nh́n nhận nó là một sinh vật có tính khí thất thường và hành vi riêng biệt, tự nhiên thích thú tiện nghi và tránh né những ǵ nó không quen sử dụng. Những thái độ này không phải chỉ nghĩ đến mà có được. Đó là kết quả của kỷ luật trường kỳ và nghiêm khắc áp đặt vào thể xác. Không có kỷ luật này, chúng ta không thể phát triển khả năng tách rời ḿnh ra khỏi thể xác, không biết chính ḿnh và sẽ măi măi tiếp tục là nô lệ của nó. Tuy nhiên, kỷ luật này không có nghĩa là đi đến một cực đoan khác để hành hạ thể xác và buộc nó bị căng thẳng không cần thiết, như một số thuật sĩ khổ hạnh (fakirs) lạc đường và một số tu sĩ khác. Các phương pháp cực đoan này hoàn toàn sai lầm và Kinh Bhagavad Gita cũng như các Giáo chủ lớn đều cảnh cáo chúng ta. Thể xác được đơn giản kềm chế bằng cách liên tục sử dụng ư chí thay đổi các thói quen xấu và sử dụng sự bền chí và trí thông minh thông thường trong cách đối xử với nó. Mục đích của các Tapas – hay là những khổ hạnh đủ loại, thực hành một cách thông minh, là đem đến sự kiểm soát xác thân, biến nó trở thành một tôi tớ biết vâng lời linh hồn, để nó thực hiện hữu hiệu và không chống đối bất cứ điều ǵ cần phải thực hiện. Mỗi Sadhaka hay người chí nguyện phải tự ḿnh t́m lấy phương pháp thích nghi để đạt được sự kiểm soát này, v́ nhu cầu của mỗi người khác nhau và điều cần ích cho người này có thể là không cần thiết cho người kia.

Giả sử chúng ta đă có được sự kiểm soát cần thiết đối với thể xác và có thể bắt nó làm những ǵ ta muốn, rồi th́ kế đó phải làm ǵ nữa? Chúng ta phải thanh lọc nó. Thế nào gọi là thanh lọc? Thanh lọc chẳng những làm cho thân thể sạch sẽ mà c̣n làm cho các thể t́nh cảm và trí tuệ thanh khiết nữa, điều này có nghĩa là đem lại trong các thể ấy các chất liệu khả dĩ ứng đáp dễ dàng hơn với các rung động cao, và từ chối các rung động thấp. Trong mọi cơi, các vật liệu phải phối hợp rơ rệt và đặc biệt liên hệ với một số năng lực rung động, v́ vậy một loại vật chất đặc biệt chỉ có thể đáp ứng trong một số giới hạn của rung động, không thể ra ngoài ranh giới ấy được. Ở lĩnh vực Khoa học, chúng ta rất quen thuộc với hiện tượng này, chỉ cần áp dụng nguyên tắc đó một cách tổng quát cho loại vật chất hiện diện trong các thể khác nhau của chúng ta. Bắt nguồn từ những tương tự này cũng được thấy ở giữa vật chất và rung động mà khả năng rung động của các thể chúng ta như là một tổng thể và hiện tại chúng ta chỉ nói về thể xác thôi – nó được xác định và hạn chế bởi phẩm chất và tỷ lệ của mọi mức độ của vật chất hiện hữu trong thể xác. Một cơ thể, phần lớn gồm có các kết hợp thanh trong, sẽ có khả năng đáp ứng dễ dàng các rung động cao và sẽ càng ít tiếp thu những rung động thấp, trong khi một thân thể nổi bật gồm có các kết hợp nặng trược sẽ ngay lập tức và dễ dàng đáp ứng với các tư tưởng và t́nh cảm thấp kém, và không thể bắt lấy những thứ ấy ở trạng thái cao.

Do đó, thanh lọc không có nghĩa ǵ khác hơn là tăng tỷ lệ những loại vật chất nhẹ nhàng thanh sạch trong thể xác bằng cách bỏ dần hay là làm bớt đi, ở bất cứ trường hợp nào, những loại vật chất nặng trược. Cũng nên nhớ rằng: nhờ xuyên qua hệ thần kinh mà linh hồn hoạt động khi dùng thể xác vật chất. Ở một mặt, trọn thể xác là dụng cụ của nó, nhưng hệ thần kinh là một dụng cụ đặc biệt, xuyên qua đó các cảm xúc, tư tưởng và các sinh lực cao khác của linh hồn diễn tả ở cơi vật chất và xuất hiện trong tâm thức vật chất. Trọn thể xác, với bộ máy phức tạp của nó, nuôi dưỡng và ǵn giữ an lành hệ thần kinh, và không có điều ǵ cản trở hoạt động của linh hồn trong thể xác bằng bất cứ xáo trộn nào của hệ thần kinh. Một sự nghẽn tắt trong bộ óc có thể làm tê liệt trọn vẹn thân thể và làm ngưng mọi hoạt động của linh hồn xuyên qua thể xác. Hệ thần kinh, những rung động của những phần nhỏ li ti của chúng, gây ra tất cả hiện tượng của tâm thức, tùy thuộc vào trọn thân thể để được nuôi dưỡng. Và phẩm chất của thể xác thế nào th́ phẩm chất của hệ thần kinh cũng thế ấy, và do đó tùy thuộc vào sự phản ứng của mọi loại rung động khác nhau.

Thể xác được xây dựng từ thức ăn và thức uống mà chúng ta dùng; và tự nhiên, phẩm chất của các thành phần của thể xác sẽ, phần lớn, tùy thuộc vào phẩm chất của thức ăn đó. Sự hiểu biết về bản chất các loại thực phẩm khác nhau và kinh nghiệm trực tiếp giúp các Huyền Bí gia sắp xếp thức ăn dưới các loại khác nhau tùy theo cách chúng ảnh hưởng khả năng rung động của toàn bộ thể xác. Cách sắp xếp quen thuộc nhất là chia chúng ra làm ba nhóm: Tamasic (tịnh), Rajastic (động) và Satvic (ḥa). Tamasic là tánh chất của một thức ăn có thể đẩy mạnh sự ù ĺ; Rajastic th́ khiến cho sự hoạt động và Satvic đem lại sự hài ḥa nhịp nhàng. Chính ở trong nhóm chót này người chí nguyện phải biết chọn các thức ăn cho y, càng nhiều càng tốt.

Nơi đây, cần cảnh cáo rằng cách chọn lựa thức ăn này của chúng ta có thể thái quá và áp dụng không thông minh cổ hủ. Vài người Ấn Độ tôn thờ quá đáng nguyên tắc này và thật cảm động khi thấy những người này chỉ tu hành bằng cách giam hảm ḿnh trong phạm vi của nhà bếp thôi. Thanh lọc thân thể chỉ là một phương tiện để đạt một cứu cánh, và chỉ một ḿnh sự thanh lọc của thân thể mà thôi chẳng thể dẫn đến tánh chất tâm linh, cũng như một cây đàn vĩ cầm tốt, một ḿnh nó không thể tạo ra một bản nhạc hay. Trừ khi sự thanh lọc kết hợp với những điều kiện khác để dẫn đến một nếp sống tâm linh; riêng nó không th́ gần như vô nghĩa. 

Sau sự thanh lọc, sức khỏe là điều đ̣i hỏi cần thiết kế đó. Một sức khỏe thật sự có nghĩa là một hoạt động hài ḥa của tất cả cơ quan sinh động trong thể xác. Điều này chẳng những đem lại một cảm giác thoải mái mà c̣n cho thêm khả năng làm công việc vật chất và tinh thần lâu dài mà không nghe mệt mỏi. Một người thật sự có sức khỏe tốt gần như không ư thức đến thể xác, trong khi một người bị đau yếu, luôn luôn để ư đến một bộ phận nào đó của thể xác. V́ bệnh tật luôn luôn gây ra sự xao lăng trí tuệ, nên được coi là một trở ngại cho con đường thực hành Yoga và phải được chữa trị một cách có hệ thống, nếu muốn chuẩn bị bước chân trên con đường này. Ở nhiều trường hợp, bệnh tật là kết quả của một bất ḥa bên trong và thiếu tánh tự kiểm soát, nó sẽ hết nếu các nguyên nhân được hủy bỏ. Nhưng có một số trường hợp, các nguyên nhân do nghiệp quả xen vào và đương sự vẫn tiếp tục đau ốm mặc dầu đă tự kiểm soát chặt chẽ và có một nếp sống điều độ. Ở trường hợp như thế, người chí nguyện phải trải qua giai đoạn này của đời ḿnh với tâm trí vui tươi, nhưng vẫn cương quyết giữ một thái độ đúng đắn và một đời sống vật chất đều đặn nghiêm nhặt. Giai đoạn đau yếu phải chấm dứt sớm hay muộn, và trong khi nó đang kéo dài, đương sự phải đặt một nền tảng đúng đắn cho một đời sống vật chất về sức khỏe trong tương lai.

Bây giờ chúng ta bước sang một nhân tố khác trong việc t́m cách biến thể xác thành một dụng cụ hữu hiệu cho linh hồn sử dụng, và đem lại trong tâm thức vật chất sự sống ở các cơi của nó. Chúng ta đă thấy sự thanh lọc thể xác là cần thiết; nhưng chỉ thanh lọc suông chưa đủ. Cần phải có một cái ǵ khác nữa để cho thể xác – nhứt là hệ thần kinh - đáp ứng được với những rung động cao và các thần lực. Đặc tính này có thể được diễn đạt đúng nhất bằng từ nhạy cảm. Sự thanh khiết là thuộc về bản chất của vật liệu, trong khi sự nhạy cảm cần phải làm nhiều hơn nữa với khả năng rung động. Chúng ta có thể giảng giải đúng nhứt điều này bằng cách dùng một sự tương đồng từ môi trường âm nhạc. Một nốt nhạc do một dây đàn tạo ra trước hết tùy thuộc nơi phẩm chất của vật liệu, kế đó tùy nơi sự căng thẳng của sợi dây đang chịu. Do cách chọn lọc nhiều loại vật liệu khác nhau, như sắt, đồng, bạch kim… chúng ta có nhiều loại âm thanh, các loại dây khác nhau cho nhiều loại âm sắc khác nhau, đúng như thuật ngữ chuyên môn diễn tả. Nhưng, các nốt do các dây đàn đem lại cũng tùy thuộc nơi sự căng thẳng của các dây, và nếu càng căng thẳng th́ các rung động phát ra càng thanh hơn. Bởi thế, chỉ sự thanh khiết – trong hệ thần kinh, một phẩm chất tốt của vật liệu không thể giúp chúng ta liên lạc được với sự sống cao cả. Hệ thần kinh phải được trở nên nhạy cảm – nếu chúng ta được phép dùng từ ấy – để giúp thể xác đáp ứng với các rung động tế nhị. Nếu chỉ sự thanh khiết suông là đủ điều kiện th́ một đứa bé được cha mẹ sinh ra với những thể trong sạch và nhạy cảm, và được nuôi dưỡng với thức ăn thanh khiết từ khi mới ra đời sẽ có khả năng giao tiếp với đời sống cao cả dễ dàng nhất; nhưng trên thực tế không phải như vậy. Hệ thống thần kinh của nó không có theo tiến tŕnh huấn luyện đặc biệt để trở nên nhạy cảm và ứng đáp với các rung động tinh vi.

Phương pháp thiền định sẽ làm cho hệ thông thần kinh trở nên nhạy cảm. Sự định trí mănh liệt thêm vào một khát vọng nồng nhiệt của linh hồn sẽ gom tụ những thần lực hoạt động trong các thể thấp và hướng về Chơn Ngă, như thế làm cho các mănh lực tế nhị khả dĩ tuôn đến được bộ óc vật chất. Các điều thực hành sơ đẳng về định trí và thiền định thông thường lần hồi dẫn dắt đến một kỷ luật nghiêm khắc hơn và sự kiểm soát thể trí được gọi là Yoga, và sau cùng lên tới cực điểm là thực hiện sự kết hợp phần thấp vào phần cao của tâm thức.

Phương pháp thiền định thực hành lâu dài đem lại kết quả ǵ trong việc đổi thay tự nhiên thành phần cơ cấu của thể xác, điều đó không được cho biết chi tiết, v́ không cần biết đến điều đó làm ǵ, nếu mục đích là muốn cho thể xác trở nên nhạy cảm hơn để nhận lănh các rung động tế nhị. Nhưng người ta được biết rơ hơn rằng: những sự luyện tập thiền định làm cho các cơ quan và trung tâm đă kể trong chương mục trước trở nên hoạt động và một phần khác làm thay đổi ít nhiều các sức mạnh trôi chảy trong các nguyên tử của hệ thần kinh. Không cần đi vào chi tiết của các điều này, trước hết v́ vấn đề rất phức tạp, và kế đó là không cần biết đến phương pháp làm việc thế nào trong mục đích làm cho thể ấy trở nên nhạy cảm hơn.

Bởi thế chúng ta thấy rằng làm cho thể xác trở thành một dụng cụ nhạy cảm để xuyên qua nó linh hồn có thể hoạt động không bị cản trở ở cơi vật chất không phải là điều dễ. Nó đ̣i hỏi những thay đổi thật sâu đậm trong các thành phần vật chất tạo ra xác thân. Đó là lư do tại sao một cuộc huấn luyện lâu bền và kỹ lưỡng là cần thiết để thành một Huyền Bí gia thật sự, và tại sao chỉ có những ai có một ḷng kiên nhẫn bền chí khác thường mới có thể thành công trong công việc khó khăn này. Quả thật có trường hợp một số người dường như họ dễ dàng mang lại các đổi thay này, nhưng đó chỉ v́ trong các tiền kiếp họ đă hoạt động về các việc ấy rồi và những ǵ hiện nay có vẻ là dễ dàng khai mở, chỉ là ôn lại những tiến bộ đă thực hiện trong quá khứ. Mỗi người thu hoạch những ǵ y xứng đáng hưởng và đă ra công xây đắp. Tạo Hóa không thiên vị một ai cả!

 

----------------------------

 HOME T̀M HIỂU  NHẬP MÔN  sách  TIỂU SỬ   BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN  BÀI VỞ  THƠ   gifts  TẾT 2006  NỮ THẦN ISIS