Không Tôn Giáo Nào Cao Hơn Chân Lư

 HOME T̀M HIỂU  NHẬP MÔN  sách  TIỂU SỬ   BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN  BÀI VỞ  THƠ   gifts  TẾT 2006  NỮ THẦN ISIS

THỂ HẠ TRÍ

VỚI VIỆC TU DƯỠNG BẢN THÂN

(CHỨC NĂNG, KIỂM SOÁT, THANH LỌC VÀ TRAU DỒI CẢM XÚC)

Trích quyển Self Culture

Tác giả I. K. TAIMNI

 

 

CHỨC NĂNG CỦA THỂ HẠ TRÍ

Trong chương này, chúng ta sẽ xem xét các chức năng của thể hạ trí, cái thể của các tư tưởng cụ thể. Cũng như ở trường hợp thể vía, đề tài sẽ được nh́n từ khía cạnh đặc biệt của việc Tu Dưỡng Bản Thân, và chúng ta sẽ tự giới hạn trong sự xem xét các sự kiện và phương pháp giúp ta hiểu rơ và sử dụng một cách có hiệu quả thể này trong công việc của ḿnh.

Chẳng những thể trí con người là vật kỳ diệu nhứt của tạo vật, mà nó cũng là vấn đề to tát nhất của người đang cố gắng đặt chân trên con đường dẫn dắt đến trạng thái toàn thiện và giác ngộ. Đó là nguyên lư chia rẽ trong con người, làm y nhận thấy cái Vạn thù trong Nhất bồn. Nó là trung tâm của ḷng ích kỷ, khiến chúng ta thấy ḿnh là một cá nhân với những quyền lợi đối nghịch với quyền lợi người khác. Nó là tay tạo ảo ảnh, phát sanh trong tâm thức chúng ta một cái nh́n xuyên tạc về Thực Tại. Người nào muốn biết thực tại ẩn núp trong vũ trụ hiện tượng này, trước hết phải kiểm soát và kế đó vượt qua khỏi cái trí.

Khi xét các chức năng của thể hạ trí,  chúng ta phải ghi chú rằng khoa tâm lư học hiện đại dùng chữ “trí” một cách thật tổng quát, do nơi thiếu hiểu biết sự h́nh thành thật sự, cũng như bản chất và các chức năng của nó. Họ đă vón cục lại những hiện tượng bắt nguồn từ nhiều thành phần hoàn toàn khác biệt nhau trong nội tâm con người, và gọi chúng dưới một từ tổng quát và khá mơ hồ là “trí”. Các cảm xúc, tư tưởng cụ thể, tư tưởng trừu tượng và trực giác, đều được trộn lộn trong cách thức khá bối rối và sự liên quan giữa chúng được biết một cách thật chưa hoàn hảo, ngay cả với những người đă nghiên cứu đặc biệt về vấn đề này.

Nguyên nhân chánh của sự hỗn loạn phổ biến trong lănh vực tâm lư học là do nơi cách sử dụng sai lầm các phương pháp trong công việc nghiên cứu những hiện tượng của cái trí và cách nh́n duy vật của thời đại Khoa học hiện nay. Tâm lư học nghiên cứu cái trí xuyên qua cách nó làm việc với dụng cụ vật chất của nó là bộ óc, và có thể nói không có phương tiện nào để đi xa hơn là bộ óc, và để thấy hoặc khảo sát các sức mạnh và các hành động đă gây ra những biểu thị khác nhau của tâm thức, h́nh như ở bên trong và xuyên qua bộ óc. Cho đến một ngày thật gần đây, bộ óc vẫn được cho là nguyên nhân, là nguồn gốc của mọi hiện tượng trí tuệ. Cách nh́n đó được diễn tả rơ rệt trong lời tuyên bố nổi tiếng của Lombroso: “Cái óc sản sinh tư tưởng, như cái gan tiết ra chất mật”. Nhưng, những cuộc khảo sát hiện tượng siêu nhiên sau này của khoa Tâm Lư Học cho thấy rằng quan điểm đó không đứng vững, do vậy phải chấp nhận ư kiến cho rằng cái trí là vật độc lập với bộ óc vật chất, mặc dù nó tùy thuộc vào đó để biểu lộ ở cơi hồng trần.

Huyền Bí Học đă đóng góp một trợ giúp quan trọng nhất trong lănh vực Tâm Lư Học bằng cách làm rơ rệt các hiện tượng trí tuệ, dẫn dắt mỗi hiện tượng trở lại đúng vào nguồn cội của nó, sắp xếp chúng tùy theo bản chất và nguồn gốc khác nhau, nhờ đó có thể hiểu thể trí con người rơ rệt hơn các hiểu biết trong quá khứ thật nhiều. Công việc sắp xếp rành mạch có thứ tự ấy được thực hiện nhờ kết quả những khảo sát của các nhà Huyền Bí Học trong lănh vực siêu vật chất của Tạo Hóa. Nhờ phát triển các  giác quan siêu vật chất, những khảo sát này có thể nghiên cứu sự h́nh thành siêu vật chất của con người, phân tách ra từng thành phần khác nhau và t́m đến nguồn cội mỗi phần ở các cơi siêu vật chất của những loại hiện tượng khác nhau xảy ra xuyên qua bộ óc vật chất .

Sự kiện tổng quát và quan trọng nhứt là khám phá ra rằng các t́nh cảm, tư tưởng cụ thể và tư tưởng trừu tượng phát sinh từ ba nguồn riêng biệt. Nói tóm lại, đó là kết quả của tâm thức hoạt động xuyên qua ba thể tinh vi khác nhau: bộ óc và hệ thần kinh chỉ mang lại cho tâm thức vật chất các nguyên lư khác nhau đang hoạt động ở các cơi cao hơn.

Chúng ta đă xem qua một nhóm của các hiện tượng này hoạt động xuyên qua thể vía và mang lại các cảm giác, t́nh cảm, dục vọng và cảm xúc. Bây giờ chúng ta sẽ t́m hiểu cơ quan của tư tưởng – dụng cụ mà linh hồn sử dụng để biểu lộ ở cơi trí tuệ, là cơi thứ ba của Thái Dương Hệ.

Điểm thứ nhứt phải ghi chú ở đây là sự liên lạc này không giống như trường hợp thể vía. Thể vía là một thể trọn vẹn, không thể chia ra được và chứa đựng vật chất thuộc tất cả bảy cảnh của cơi trung giới; c̣n thể trí – cơ quan của tư tưởng hoạt động ở cơi trí tuệ - gồm có hai thể riêng biệt của tâm thức. Thể hạ trí được cấu tạo do vật chất thuộc bốn cảnh thấp, được dùng như cơ quan của tư tưởng cụ thể, và c̣n thể thượng trí – hay là Nhân Thể (thể nguyên nhận) – gồm có phần vật chất  thuộc ba cảnh cao c̣n lại, được dùng như cơ quan của tư tưởng trừu tượng. Hai thể này hoàn toàn riêng biệt nhau, có những chức năng khác nhau, và là bộ phận của hai thành phần riêng rẽ của toàn thể trạng chúng ta. Thể hạ trí là một phần tử của phàm nhơn ngắn ngủi, được tạo lại ở mỗi kiếp tái sinh, trong khi thể Thượng trí là thể thấp nhứt của Chơn nhơn – cái Jivatma tồn tại từ kiếp sống này sang kiếp khác và nó tự biểu lộ một phần nào trong những phàm nhơn liên tiếp. Như thế, cái trí của chúng ta hay trí năng là lĩnh vực chung của hạ trí và thượng trí sử dụng, của phần phàm nhơn tạm thời với những hạn chế và ảo ảnh của nó, và phần chân ngă trường tồn tự biểu lộ xuyên qua Atma-Buddhi-Manas, và là linh hồn tâm linh của chúng ta. V́ hai thể, làm việc ở cơi trí tuệ, có hai chức năng hoàn toàn riêng biệt, chúng ta chỉ t́m hiểu trong chương này, những chức năng của thể hạ trí – cơ quan của tư tưởng cụ thể - và trong một chương kế tiếp sẽ xét đến chức năng của thể thượng trí.

Trước khi bàn luận qua các chức năng của thể hạ trí, có lẽ nên t́m cách dọn đường trước bằng việc t́m hiểu chốc lát, sự liên quan mật thiết giữa thể này và thể vía. Mặc dầu hai thể này của tâm thức là hoàn toàn riêng biệt và thuộc về hai cơi khác nhau, chúng nó liên quan với nhau thật gần và cùng chung hoạt động trong dời sống thực tế. Sự thật là sự liên quan gần nhau cho đến đỗi những cách thức hoạt động của chúng thường là không thể phân biệt được, cho nên chúng thường được coi như là chung một thể cho mục đích thực hiện. V́ thế, trong văn chương Thông Thiên Học xưa, Kama-Manas được coi như là một nguyên lư và theo thuật ngữ Vedanta th́ “Manomaya Kosha”được tiêu biểu cho cả hai thể này.

Sự liên quan mật thiết giữa Kama và Manas bắt nguồn từ sự tiến hóa chung của hai thể và điểm này sẽ dễ hiểu hơn, khi nhận thấy dục vọng và tư tưởng hoạt động và tương phản như thế nào, từ khi chúng mới bắt đầu phát triển. Khi t́m nguồn gốc của dục vọng, chúng ta thấy các yếu tố  trí nhớ, sự đoán trước các lạc thú và khổ đau đă kinh nghiệm liên quan đến các đối tượng ở bên ngoài, làm dấy động các hấp dẫn và ghê tởm những đối tượng ấy, và cũng xa hơn nữa, cho những dục vọng đủ loại khác nhau. Sự hành động và phản ứng giữa cảm giác thích thú và đau khổ thuộc về thể vía và trí nhớ cùng sự đoán trước thuộc về thể hạ trí, là bước đầu của sự liên hiệp và tương quan mật thiết giữa dục vọng và tư tưởng, đă tồn tại đến giai đoạn hiện nay của Cơ Tiến Hóa. Về sau, v́ dục vọng phát triển, nó luôn luôn sử dụng thể hạ trí để đạt mục tiêu của nó, mưu t́m phương cách để thỏa măn, và trong một thời gian dài, thể hạ trí chỉ là một tay sai, không những thế c̣n là một nô lệ của dục vọng, và nó lần hồi phát triển bằng cách giúp vào việc thỏa măn các nhu cầu của nó. Nhưng, v́ thể trí phát triển và có được sức mạnh, nó khởi sự càng lúc càng kiểm soát dục vọng, và sau rốt trở nên  chủ nhân của dục vọng. Trong công viêc chế ngự dục vọng, thể trí được các nguồn tâm linh nội tâm giúp thêm sức mạnh, khi các nguồn này lần hồi gần gũi hơn ở các giai đoạn chót của Cơ Tiến Hóa.

Sự hoạt động chung giữa thể vía và thể hạ trí cũng được thấy trong đời sống t́nh cảm của chúng ta nữa. Chúng ta đă thấy rằng các cảm xúc được phát sinh từ sự phản ứng giữa dục vọng và tư tưởng, do đó, mỗi lần chúng ta có một cảm xúc, chúng ta làm cho cả hai thể ấy rung động cùng một lúc. Viêc hai thể đó mật thiết rung động được trông thấy rơ khi chúng ta hiểu thấu đáo vai tṛ quan trọng của cảm giác trong đời sống của phần đông cá nhân .

Sau khi t́m hiểu các vấn đề sơ khởi này, bây giờ chúng ta đến phần các chức năng của thể hạ trí. Khi xem xét chức năng của thể vía, chúng ta thấy chức năng thứ nhứt là chuyển đổi những rung động do các giác quan thể xác thu nhận ra thành cảm giác. Những rung động tác động trên các giác quan được những dây thần kinh mang đến trung tâm tương ứng trong bộ óc vật chất, từ đó phản chiếu vào thể vía và được những trung tâm của thể vía đổi thành cảm giác. Diễn tŕnh của sự phản chiếu này không ngừng nơi đây, nhưng do một sự phản chiếu khác, chúng đi đến hạ trí và được biến thành tri giác. Đúng như những lằn ánh sáng đi xuyên qua ống kính một máy ảnh và tạo một h́nh ảnh của phong cảnh xung quanh trên màn ảnh thủy tinh. Cũng như thế, các rung động khác nhau, xuyên qua các đường lối khác nhau của giác quan, tạo ra nhiều loại h́nh ảnh khác nhau trên màn ảnh của thể trí. Các h́nh ảnh này tạo ra một môi trường gọi là “Chidākāsha” theo tiếng Phạn, do từ Chitta mà ra, cái h́nh ảnh tạo ra bề ngoài của thể hạ trí. Dùng từ “h́nh ảnh” nơi đây có vẻ lạ kỳ, để chỉ những ấn tượng tạo trong thể trí, do các rung động đă đến, xuyên qua năm giác quan; nhưng ngày nay Tâm lư học chấp nhận sự mở rộng cái nghĩa này của từ “h́nh ảnh”. Bởi thế, khi chúng ta nghe một nốt nhạc do một nhạc cụ gây ra, chúng ta nói ấn tượng gây ra trong thể trí là một h́nh ảnh thính giác (hay h́nh ảnh âm thanh). Cũng như ấn tượng gây ra do h́nh dáng của một vật được gọi là h́nh ảnh thị giác. Vậy, chúng ta thấy rằng chức năng đầu tiên của thể hạ trí là chuyển đổi các cảm giác của cơi trung giới (hay của thể vía) thành những tri giác trí tuệ về màu sắc, h́nh dáng, âm thanh, vị giác, khứu giác và xúc giác.

Chức năng quan trọng thứ nh́ của nó là kết hợp các tri giác trí tuệ, hay là h́nh ảnh, do các giác quan khác nhau mang lại, thành một h́nh ảnh hỗn hợp. Chúng ta hăy lấy một thí dụ cụ thể giải thích điểm này. Giả sử tôi có một trái cam trước mặt. Ấn tượng thu nhận xuyên qua mắt cho ta ư niệm về h́nh dáng và màu sắc của trái cam. Ấn tượng thu nhận xuyên qua mũi cho ta ư niệm về mùi. Nếu cầm quả cam trong tay, tôi sẽ khám phá sự va chạm như thế nào. Nếu nếm nó bằng lưỡi, tôi có ư niệm về vị của nó. Bây giờ, một ư niệm đầy đủ về quả cam gồm có bốn yếu tố này và đó là chức năng của cái hạ trí, là kết hợp bốn yếu tố thành một h́nh ảnh hỗn hợp và cho chúng ta một h́nh ảnh đầy đủ về món vật.

Cái trí chẳng những kết hợp năm yếu tố này thành một h́nh ảnh hỗn hợp, nhưng cũng c̣n cung cấp những yếu tố mà hiện nay có thể không có mặt, nhờ cái kho trí nhớ của nó. Khi chúng ta thấy một quả cam từ một nơi xa, chỉ có h́nh ảnh của thị giác thực sự đến với cái trí, cho biết h́nh dáng và màu sắc, nhưng chúng ta thấy trong trí ḿnh nhiều hơn là h́nh ảnh thị giác của trái cam, minh chứng những ǵ giác quan đă một phần nào thông báo. Điều xảy ra là cái trí đă thu thập các loại ấn tượng khác nhau, do một sự quan sát quả cam ở các dịp trước đây, và ǵn giữ những ấn tượng này trong kho trí nhớ; kho dự trữ ấy cung cấp những yếu tố đang thiếu, và như thế cho chúng ta một ư niệm đầy đủ về quả cam, hơn là chúng ta có thể có bằng cách khác. Thế giới bên ngoài này, mà chúng ta nhận thức xuyên qua các giác quan sẽ có vẻ là một thế giới thật nghèo nàn và vô vị. Nếu cái trí không làm công việc tích trữ và cung cấp những yếu tố đang thiếu sót, và chúng ta chỉ thấy với con mắt trí tuệ những ǵ các giác quan mang lại trước mắt nó.

Liên quan rất gần với chức năng kết hợp các h́nh ảnh thu thập xuyên qua Jnânendriyas (hay giác quan), là chức năng đối ngược lại, là phân chia các thành phần của các thúc đẩy trí tuệ, khi sự thúc đẩy ấy được thấy biểu hiện xuyên qua một số các cơ quan tác động, hay là Karmendriyas. Thể hạ trí là một thể đóng vai tṛ nhân tố kết hợp tất cả cử động, mà chúng ta làm trong đời sống hằng ngày để đương đầu với mỗi hoàn cảnh trong thế giới bên ngoài. Như thế, khi chúng ta thấy một vật đang tiến tới chúng ta và hăm dọa sẽ làm hại thể xác, th́ tứ chi và bắp thịt tức thời tự động chọn lấy một điệu bộ thích nghi nhứt để tránh đi sự thiệt hại. Tất cả những cử động phức tạp và hiệu nghiệm ấy có thể thực hiện được, là nhờ kết quả của sự phối hợp và kiểm soát do hạ trí đảm nhận, mặc dầu thường thường xảy ra quá mau lẹ nên ít được chú ư đến.

Bởi các kinh nghiệm chồng chất trong đời sống của một cá nhân, cái số các h́nh ảnh này của những đối tượng hiện diện trong kho trí nhớ càng lúc càng gia tăng, và lần hồi thể trí khởi sự hoạt động theo các h́nh ảnh này bằng nhiều cách khác nhau, sắp xếp đi rồi sắp xếp lại, phân loại chúng nó và so sánh chúng nó, nhờ đó mà các khả năng trí tuệ khác nhau lư luận, xét đoán v.v. . . của chúng ta dần dần tiến hóa, hết cái này đến cái khác. Chúng ta học suy nghĩ một cách lần lần.

Cần nên hiểu rơ ràng rằng suy nghĩ không ǵ khác hơn là thiết lập các tương quan giữa những h́nh ảnh hiện diện trong trí chúng ta. Như vậy, phẩm chất của sự suy nghĩ của chúng ta, một phần lớn, tùy thuộc vào bản chất và số lượng ít nhiều của các h́nh ảnh này. Một cái trí dẫy đầy những h́nh ảnh rơ ràng đúng đắn, liên quan đến bất cứ vấn đề nào, sẽ ở vào tư thế suy nghĩ tốt đẹp hơn là một cái trí có ít oi h́nh ảnh. Thông thường, công việc suy nghĩ dường như được thực hiện không có những h́nh ảnh này, nhưng chúng ta sẽ t́m thấy, nếu đi sâu vào hơn trong vấn đề, rằng những trường hợp như thế là v́ chúng ta đang sử dụng những vật thay thế của những h́nh ảnh này hay là những nhóm h́nh ảnh mà thôi. Nền tảng của tiến tŕnh suy nghĩ, thật sự, là các h́nh ảnh mà chúng ta đă thu thập do quan sát, đọc sách, hay những phương tiện khác. Khi vào một ngân hàng, chúng ta thấy có rất ít tiền mặt. Phần lớn các sự giao dịch được thực hiện bằng ngân phiếu và hối phiếu; nhưng chúng ta biết rằng đó chỉ là những vật thay thế tiền mặt, và chính tiền mặt mới là nền tảng thật sự của mọi cuộc giao dịch.

Nhưng mặc dầu các h́nh ảnh này là chánh yếu, chỉ có một số lớn h́nh ảnh rơ ràng được cắt ra và hiện diện trong trí, không đủ để tạo nên một sự suy nghĩ tốt. Phải là một nghệ sĩ để sắp xếp các h́nh ảnh này cách nào đó, để tạo thành những kiểu mẫu tư tưởng đẹp đẽ. Nếu ta trao một hộp đầy các loại kim cương quí giá trong tay một người thường, y không có khả năng làm ǵ với chúng. Nhưng, trao cho một nhà kim hoàn giỏi giắn, anh ta sẽ tạo ra từ những kim cương đó thành những kiểu mẫu khác nhau thật khéo léo. Do đó, chỉ t́m cách làm phong phú sự hiểu biết của ḿnh bằng  đọc sách và quan sát – như thế tăng gia bội phần các h́nh ảnh trí tuệ của ḿnh – vẫn chưa đủ. Chúng ta phải suy nghĩ thật nhiều và liên tục, cho đến khi chúng ta học cách tạo dựng, từ các vật liệu đă thu thập là những tư tưởng về kiểu mẫu đẹp đẽ, hoặc những tư tưởng có khả năng được sử dụng trong đời sống chúng ta.

Khi t́m hiểu các chức năng của thể hạ trí, ít nhất cần nói qua về ảo tưởng cố hữu khi chúng ta dùng hạ trí để biết một điều ǵ qua môi trường khúc xạ của nó. Nên nhớ rằng khi chúng ta sử dụng hạ trí để hiểu biết, chúng ta bị hạn chế trong phạm vi danh hiệu và h́nh dáng – tức là các h́nh ảnh trí tuệ. Điều đó có nghĩa là không bao giờ chúng ta có thể biết được sự việc đúng như là chúng thật sự ra sao. Một h́nh ảnh là một cái ǵ tương đối; nó không bao giờ có thể cho chúng ta biết trọn vẹn sự vật, mà chỉ biết một phần nào thôi, mặc dầu chúng ta có thể sai lầm tưởng chừng rằng ḿnh đă biết đúng vật đó khi sử dụng hạ trí. Cho đến trường hợp của những nhận thức do các giác quan mang lại, chúng ta có thể có được hàng ngàn ấn tượng khác nhau của một vật đơn giản, do cách nh́n nó từ nhiều khía cạnh khác nhau và khoảng cách xa gần khác nhau. Không có một nhận thức nào diễn tả vật ấy một cách trọn vẹn. Ở trường hợp những nhận thức không do giác quan mang lại, những khó khăn của việc t́m kiếm một quan niệm đúng đắn của vật đó th́ lại càng to tát hơn nhiêu. Điểm này cảnh cáo chúng ta đừng vội cho rằng những cái nh́n và quan niệm chúng ta là những sự thật của đời sống, bởi v́ chúng nó do nơi sự hoạt động của trí thông minh mà ra, và chỉ là những biểu hiện từng phần của sự sống, nếu không phải là những biểu hiện méo mó. Điểm này cũng cho chúng ta thấy rằng: thật là điều vô ích khi muốn hiểu hay muốn biết sự vật đúng với sự thật, nếu ḿnh sử dụng phương tiện của trí thông minh. Chúng ta không thể biết chúng, theo ư nghĩa thật sự của từ ngữ, trừ khi chúng ta vượt quá trí thông minh và thấy chúng trong ánh sáng của Thực Tại nơi mà chúng hiện hữu. Điều này cũng giống như một thực thể đang sống trong những ánh sáng màu của một quang phổ, không thể biết được ánh sáng trắng là như thế nào, trừ khi y đi xuyên qua lăng kính và thấy ánh sáng đă tạo ra quang phổ.

C̣n có hai điều khác đáng lưu ư người sinh viên t́m hiểu về các chức năng của thể hạ trí. Điểm thứ nhứt là: h́nh ảnh do giác quan của một đối tượng, mà chúng ta nhận thức xuyên qua các giác quan của ḿnh, chỉ hiện hữu trong trí chúng ta mà thôi, và nó không biểu hiện thật sự đối tượng nhờ đó mà nó có. Các đối tượng vật chất thông thường mà chúng ta nhận thức ở bên ngoài chúng ta, chỉ là sự kết khối của các nguyên tử và phân tử rung động, của h́nh dáng, kích thước, màu sắc, v.v… mà chúng ta thấy nơi chúng, không hiện hữu trong nó, mà chỉ hiện hữu trong trí chúng ta thôi. Đối tượng chỉ là một nguyên nhân không ai biết đến, dùng như một dụng cụ để kích động h́nh ảnh trí tuệ được tạo ra trong trí chúng ta. Như thế, chúng ta thật sự đang sống trong một thế giới của h́nh ảnh trí tuệ được tạo ra trong trí chúng ta và phóng chiếu thế giới này ra bên ngoài chúng ta, do một quá tŕnh gọi là Vikshepa theo Phạn ngữ. Quá tŕnh phóng chiếu thế giới trí tuệ của chúng ta ra ngoài phải được coi là việc đương nhiên đối với bất cứ ai chịu khó suy nghĩ về bản chất của sự nhận thức giác quan, và phải thuyết phục chúng ta hai điều. Một cái là, thế giới chúng ta sống th́ thật sự ở bên trong chúng ta, trong trí chúng ta và cái khác đó là chúng ta thật sự đang sống giữa các ảo ảnh thuộc vào loại thô sơ nhất, mà không hề ư thức được sự kiện này.

Điểm chót mà chúng ta có thể ghi chú về các chức năng của thể hạ trí là thể hạ trí này và cái trí cụ thể, là hai vật khác nhau. Thể trí tuệ là một thể làm bằng vật chất tinh vi và chỉ là một dụng cụ không có t́nh cảm, bắt nguồn từ trong Prakriti. Trí hay  Manas thấp, là một sự biến chuyển của tâm thức, hoạt động trong các hạn chế của những cơi thấp và sử dụng thể hạ trí như là phương tiện biểu lộ của nó. Nó có khả năng cảm thụ chất liệu của nó là tâm thức, bắt nguồn từ Purusha. Khuynh hướng lầm lộn thể trí với Manas là rất thông thường, và sự thất bại trong việc phân biệt giữa hai thứ đó đă gây ra sự lầm lộn trong trí của một số sinh viên liên quan đến các hiện tượng xảy ra trong những cơi siêu vật chất.

 

 

SỰ KIỂM SOÁT, THANH LỌC & TRAU DỒI THỂ HẠ TRÍ.

 

Như ở trường hợp thể vía, trước tiên chúng ta t́m hiểu vấn đề kiểm soát thể hạ trí, bởi v́ hai việc thanh lọc và trau dồi đ̣i hỏi một tŕnh độ nào đó về kiểm soát các hoạt động của nó. Chúng ta sẽ thấy có một số lớn phương pháp dùng để xử lư cho thể vía và thể hạ trí giống nhau, v́ cả hai cùng có thể chất giống nhau và một sự liên hệ chặt chẽ. Do vậy, phần lớn những ǵ đă nói về cách xử lư thể vía sẽ có thể áp dụng cho thể hạ trí.

Khi t́m cách kiểm soát thể hạ trí, bước đầu là “khách quan hóa” nó, nghĩa là tách rời nó ra khỏi tâm thức chúng ta. Phần lớn các người có học thức đă thực sự đi qua giai đoạn đồng hóa trọn vẹn ḿnh với thân xác vật chất, nhưng đối với hạng người rừng rú hay bán khai, th́ họ chưa ư thức điều đó. Một số người khác cũng có thể phần nào tách rời họ ra khỏi các dục vọng và cảm xúc, và ư thức mơ hồ rằng họ không phải là các dục vọng và cảm xúc dấy lên luôn luôn thống trị họ. Nhưng, sự thật rất ít người có khả năng tự tách rời khỏi hạ trí của ḿnh. Cái trí có vẻ là một thành phần của con người, và khi cố gắng t́m cách tách nó ra khỏi tâm thức, dường như không c̣n lại cái ǵ cả, bởi v́ sự đồng nhất quá mật thiết giữa tâm thức và thể ấy. Tuy nhiên, đối với ai muốn kiểm soát thể trí, công việc “khách quan hóa” ấy hoàn toàn cần thiết. Cố gắng kiểm soát thể trí và làm nó trở nên trong sạch và mạnh mẽ bằng cách buộc nó theo một kỷ luật có hệ thống, sẽ lần hồi khiến người sinh viên, càng lúc càng ư thức tánh chất song phương, giữa người kiểm soát và vật bị kiểm soát. Nhưng, ở giai đoạn đầu, cần phải tập trung tư tưởng, quan sát các hoạt động của cái trí để thu thập phần nào khả năng khách quan hóa nó. Chỉ khi đó, ta mới trở nên quen thuộc với các khuynh hướng và đặc tánh của cái trí, và học cách tách rời ḿnh ra khỏi các hoạt động ấy.

Khi đă có được ít nhiều khả năng về đường hướng đó rồi, người sinh viên phải khởi sự tập kiểm soát tổng quát các hoạt động của thể hạ trí. Bước đầu là tập có thói quen làm mỗi việc cần phải làm trong ngày, đúng theo mục đích đă định. Phần đông những người bắt đầu việc định trí và thiền định, không biết rằng kết quả mà họ thu đạt trong thời gian ngắn ngủi của cách luyện tập trí tuệ, tùy thuộc phần lớn vào cách họ kiểm soát và sử dụng trí họ bằng cách nào trọn thời gian c̣n lại trong ngày. Một người hay cho phép trí họ vẩn vơ trong khi làm các công việc thông thường hằng ngày, không bao giờ có thể thành công trong việc định trí suốt thời gian thiền định, bởi v́ hành động bay vẩn vơ của thể trí trọn ngày làm cho nó có thói quen vẩn vơ và không thể bỏ đi tức khắc khuynh hướng này trong thời gian ngắn ngủi dành cho công việc định trí và tham thiền. V́ thế nên tập thói quen nhận mỗi phần công việc như khi nó đến, và định trí trọn vẹn trong công việc đó, thay v́ chỉ cho nó một phần nào sự chăm chú của chúng ta. Phải quan tâm đến việc để trí ḿnh vơ vẩn, cho dù công việc có quan trọng hay không, điều đó không cần biết. V́ thế, dù là đang viết một bức thơ hay đọc một quyển sách, hay tṛ chuyện với ai, cái trí phải trọn vẹn chăm chú vào đó. Toàn bộ cái trí phải theo cùng mỗi hành động, đúng như chúng ta phải làm trong ḍng thời gian b́nh thường của đời sống. Thực hành điều này chẳng những sẽ làm cải thiện thật nhiều phẩm chất của công việc, mà c̣n gầy dựng nền tảng cho công việc thống trị thể trí của ta. Đó là một trong các mục tiêu chánh, mà mỗi sinh viên thực hành của Khoa Tu Dưỡng Bản Thân phải đặt trước mắt ḿnh.

Phần đông những người có thói quen để trí họ vẩn vơ, tưởng tượng rằng đời sống sẽ trở nên vô cùng chán chường và căng thẳng nếu họ phải tập trung sự chú ư vào mỗi công việc họ làm. Đó là một quan niệm sai lầm. Mặc dầu sự thực hành này đ̣i hỏi một tinh thần lanh lẹ và đem lại một cảm giác căng thẳng ở buổi đầu, thói quen định trí lần hồi sẽ được tạo ra, và chừng đó, tự động cái trí trở nên hướng về một điểm duy nhứt khi làm mỗi công viêc, không c̣n cảm giác căng thẳng nữa. Cái trí là một tạo vật của thói quen và một khi thói quen đă được thực hiện hoàn toàn th́ định trí là một công việc dễ dàng.

Song song với điều này, một công việc khác phải được thực hiện liên tục. Đó là chọn lựa các tư tưởng, khi chúng t́m cách xâm nhập vào trong trí. Khi chúng ta không bận rộn với một công việc đặc biệt nào về trí tuệ, tất cả các loại tư tưởng đang bay vơ vẩn trong bầu không khí trí tuệ liền đến, cố tác động vào thể trí chúng ta và có khuynh hướng t́m cách gây ra những rung động đáp ứng với nó. Các cuộc sưu tầm bằng năng khiếu thần nhăn cho biết chắc chắn rằng tư tưởng không phải là những vật mơ hồ mà chúng ta ư thức ở cơi vật chất. Đó là những vật rơ rệt ở cơi trí tuệ, với những h́nh dáng đặc biệt và năng lực rung động. Khi bất cứ những h́nh tư tưởng này tác động vào thể trí, hoặc khi các rung động xuất xứ từ h́nh tư tưởng tác động vào thể trí, chúng có khuynh hướng t́m cách gây ra những rung động đồng t́nh và chúng ta nhận thức được các tư tưởng tương xứng ấy. Dĩ nhiên, các tư tưởng hiện ra như thế trong thể trí không phải đều do từ bên ngoài. Một số chúng nó bắt nguồn từ cá nhân ấy tạo ra với thể trí của đương sự, nhưng trong phần lớn trường hợp, khó mà phân biệt giữa hai loại tư tưởng đó.

Dù cho các tư tưởng đến từ bên ngoài hay do đương sự tạo ra, thể trí phải được huấn luyện để luôn luôn phân biệt và không được chấp nhận tư tưởng nào thuộc loại bất hảo. Các tư tưởng dâm dục, oán ghét, thù hận, ganh tị và kiêu hảnh đang bu xung quanh chúng ta và trên thực tế, một thiểu số tư tưởng tốt do những linh hồn thanh cao trong sạch tạo ra bị vùi lấp giữa đám đông tư tưởng thuộc loại thấp kém. Vậy, nếu chúng ta muốn bảo vệ sức khỏe của trí tuệ ḿnh, tuyệt đối cần thiết như trở nên tích cực đối với mọi loại tư tưởng xấu xa.

Cách tốt nhất để đối phó với một tư tưởng xấu xa đang cố t́m cách xâm nhập vào trí ta, là ngay lập tức hướng trí ḿnh đến một loại tư tưởng khác, tốt nhứt là loại có tánh cách cao thượng thanh trong. Cái trí chỉ có thể nghĩ đến một việc trong một lúc và chỉ cần hướng nó chú ư đến một cái ǵ khác hơn, là loại bỏ ngay tư tưởng đầu tiên một cách tự nhiên. Không bao giờ chúng ta cố gắng chống lại một tư tưởng bằng cách nghĩ về nó, bởi v́ làm như thế là phụ thêm sức mạnh và khiến cho công việc loại bỏ nó càng thêm khó khăn. Nếu một que diêm đang cháy rủi ro rơi vào một loại vật liệu dễ cháy, phương pháp hay nhứt để tránh một cuộc hỏa hoạn, là tức khắc làm que diêm tắt đi. Nếu chúng ta để vật liệu có đủ thời gian bắt cháy, chừng đó công việc dập tắt ngọn lửa trở nên khó khăn hơn nhiều.

Khi điều thực hành này tiếp tục được một thời gian dài và thói quen phân biệt đă được h́nh thành, tự động thể trí xua đuổi các tư tưởng xấu xa và không cần cố gắng để ư ngăn ngừa chúng nó xâm nhập vào. Nói chung, một tốc độ mới của sự rung động được tạo dựng lên trong thể trí và không có một thứ ǵ không ḥa hợp với tốc độ cao đó có thể làm ảnh hưởng đến nó. Đây là một cách thức khoa học để nói rằng thể trí đă trở nên thanh khiết. Việc thật sự đă xảy ra là bản chất của thể trí được lần hồi thay đổi, và những phần tốt của chất cấu tạo thể trí đă trở nên đa số hơn, điều đó khiến nó dễ dàng biểu lộ những loại tư tưởng cao thượng, và khó bề ứng đáp với những loại tư tưởng mà chúng ta thường gọi là xấu xa.

Chúng ta nên nhớ rằng không một điều xấu nào từ bên ngoài có thể ảnh hưởng ta được, nếu đă không có sẵn bên trong con người chúng ta một cái ǵ đó, có khả năng ứng đáp lại cái xấu ấy. Một người hoàn toàn thoát khỏi sự thèm muốn uống rượu, có thể sống chung với nhóm bạn bè uống rượu, mà không thấy mảy may bị ảnh hưởng; trong khi điều này cực kỳ nguy hiểm đối với một người, mặc dầu không phải ghiền rượu, nhưng trong ḷng vẫn nuôi sự thèm muốn uống rượu dưới h́nh thức tiềm tàng. Chúng ta không thể luôn luôn chọn lọc môi trường của chúng ta, hay là các bạn bè đồng hành, hoặc kiểm soát bằng cách nào đó những người ấy. V́ thế, chỉ c̣n một đường lối duy nhứt cho chúng ta giữ ǵn sức khỏe trí tuệ của ḿnh, là làm cho ḿnh trở nên thanh khiết và tích cực đối với điều xấu. Được vậy, chúng ta có thể hoạt động an toàn trong mọi môi trường và do nơi tốc độ cao hơn của sự rung động cá nhân ḿnh, chúng ta lại lần hồi giúp đỡ những ai đang sống chung đụng với ḿnh.

Thói quen giữ ḿnh luôn luôn cảnh giác và tích cực đối với các tư tưởng từ bên ngoài đến, chẳng những tăng thêm sức khỏe trí tuệ và dẫn đến sự thanh lọc dần dần thể trí, mà c̣n làm phát triển tánh ổn định của cái trí, rất cần thiết cho sự thành công của việc thực hành thiền định. Trường hợp những người hành thiền, ở những giai đoạn đầu, một trong những điều khó khăn nhứt, là ǵn giữ cách nào không cho các tư tưởng bên ngoài xâm nhập vào trí họ trong khi thiền định. Với các tư tưởng này, cách tốt nhứt là chọn lấy một thái độ tích cực đối với chúng, và không lưu ư chút nào đến chúng. Thực hành được một sự báo động liên tục suốt ngày, sẽ giúp ích thật nhiều việc giữ ǵn thái độ tích cực và có được một sự chống đối với các va chạm từ bên ngoài. Chính đó là một điều kiện cần thiết để thiền định có kết quả.

Kỷ luật tổng quát của thể trí được bàn luận trong các đoạn vừa rồi, nếu áp dụng với tinh thần hăng hái đúng đắn sẽ tỏ ra thật hữu ích cho những ai đang sống một nếp sống b́nh thường của thế gian, không nuôi ước vọng nào hướng đến đời sống khai mở tâm linh cao cả. Đương sự sẽ nhận thấy ḿnh trở nên có năng lực hơn, thăng bằng hơn và đang ở vào một vị trí tốt đẹp hơn để chống đối lại các cuộc thử thách và khó khăn không cần thiết trong đời sống. Nhưng kỷ luật tổng quát này chỉ là một cuộc chuẩn bị sơ khởi cho một sự huấn luyện trí tuệ mănh liệt hơn, đ̣i hỏi ở trường hợp những ai mong mỏi sống một nếp sống Tâm Linh cao cả hơn và bước chân trên con đường dẫn đến trạng thái toàn thiện. Bây giờ, chúng ta hăy xem qua những bước tiến sâu hơn nữa của kỷ luật trí tuệ này, mà người chí nguyện muốn hợp nhứt phần thấp với phần cao hơn của tâm thức đều phải thực hành.

Kỷ luật cao hơn này có thể được xét qua ở hai khía cạnh. Khía cạnh thứ nhứt là thực hiện một cuộc định trí gắt gao hơn trước, như thế để nó trở nên một dụng cụ hữu hiệu cho việc thiền định và các cuộc tập dượt trí tuệ khác. Khía cạnh thứ hai là xóa bỏ tất cả bợn nhơ, lầm lẫn và méo mó của thể trí thường làm trở ngại cho việc biến nó trở nên một dụng cụ hữu hiệu của một tâm thức cao cả. Chúng ta sẽ xem qua hai khía cạnh này riêng rẽ, và trước hết xét đến đề tài định trí và thiền định. 

Chúng ta sẽ thấy rằng bước đầu của việc học tập định trí là làm cho cái trí chỉ chăm lo một chuyện trong mọi công việc mà chúng ta phải thực hành trong đời sống hằng ngày. Như thế, chúng ta học chú ư và kiểm soát khuynh hướng thích vơ vẩn của cái trí. Mức độ tập trung mà cái trí đạt được khi làm mọi loại công việc khác nhau này có thể đổi thay giữa những ranh giới thật rộng, và người chí nguyện phải nhắm vào việc lần hồi gia tăng sự định trí càng sâu đậm hơn. Mục tiêu rốt ráo của y là làm thể trí được định thế nào, trong khi quán xét bất cứ đề tài, hay vấn đề ǵ, nó cũng quên lăng môi trường xung quanh và quên cả chính đương sự nữa. Phần lớn các nhân vật đă thành công trên thế gian đă vươn ḿnh lên cao khỏi địa vị xă hội tương ứng của họ, đều có năng lực định trí này trong công việc đến một mức độ nào đó. Năng lực định trí càng lớn, phẩm chất của công việc họ thực hiện càng cao.

Khi có được năng lực tập trung trí tuệ này, người chí nguyện sẽ được giúp đỡ nhiều, nếu mỗi ngày y thực hành một số luyện tập, trong một thời gian. Ở những cuộc luyện tập này, y sẽ thực hành mănh liệt hơn và cố ư hơn những ǵ y đang học để làm, liên quan đến công việc hàng ngày của y. Không có ǵ gọi là tâm linh trong những luyện tập thể dục trí tuệ này như người ta đă tưởng tượng. Chúng chỉ có mục đích dạy dỗ, càng mau lẹ càng tốt, nghệ thuật tập trung cái trí vào bất cứ đề tài nào mà nó phải nắm vững, và như thế biến cái trí thành một dụng cụ hữu hiệu và dễ bảo. Chúng ta phải chế ngự thể trí như thế nào để ḿnh có thể sử dụng nó vào bất cứ công việc ǵ, trong thời gian bao lâu cũng được, và nó phải có khả năng tập trung vào công việc đó, hoặc là cho đến khi công việc hoàn tất, hay là đến khi chúng ta tự ư ngưng nó lại. Khả năng chú ư ư thức th́ nghịch lại với khả năng chú ư không ư thức; điểm sau này do nơi sự thích thú của chúng ta đối với bất cứ đề tài nào, là cuộc trắc nghiệm duy nhứt, do đó chúng ta có thể đo lường sự chủ trị của ḿnh đối với dụng cụ của chúng ta.

Khi loại chủ trị này được thu đạt một mức độ cao, chừng đó chúng ta mới ở vị trí hành thiền một cách đều đặn. Nhiều người lầm lộn mơ mộng viễn vông, hoặc suy nghĩ liên tục với thiền định. Họ ngồi lại để thiền định, rồi đó họ để cho trí tự do ngao du, hay chạy theo một loạt tư tưởng quen thuộc trong một thời gian và đứng dậy, tự nghe ḿnh bằng ḷng lấy ḿnh, v́ đă để một thời gian dài trong công việc thiền định. Như thế, không ngạc nhiên rằng họ đă thiền định năm này sang năm khác, mà trong thực tế không thu đạt được kết quả nào, và có rất ít tiến bộ thật sự. Để có được kết quả tốt trong công việc thiền định, hoàn toàn cần phải có một mức độ nào đó công việc rút tỉa và người nào không chủ trị được những bước đầu – đă được bàn luận vừa rồi – th́ không thể thật sự thiền định có hiệu quả. Muốn thiền định về bất cứ đề tài nào, chúng ta phải rút tỉa từ nó có thể nói là cái tinh hoa của đề tài, đi sâu vào ư nghĩa và sự biểu thị bên trong nhất của nó. Chúng ta chỉ có thể làm được điều này khi ḿnh đă thu đạt ít nữa phần nào khả năng “rút tỉa” – nghĩa là bỏ đi những vùng ở bề mặt, bên ngoài của cái trí – và lặn sâu vào các vực thẳm của nó.

Vấn đề định trí và thiền định thật rộng răi và phức tạp, không thể đi sâu vào chi tiết trong một chương khào sát ngắn này, nhưng có một điểm quan trọng và thích thú cần phải được đề cập nơi đây. Theo Khoa Tâm Lư Học hiện đại, không thể giữ măi cái trí tập trung vào một h́nh ảnh đặc biệt trong một thời gian quá lớn. Định trí theo khoa Tâm Lư Học hiện đại, có nghĩa là năng lực giữ cái trí chuyển động bên trong một ṿng tṛn nhỏ hẹp có giới hạn đă được xác định như là tiêu điểm của tâm thức. Cái trí không được phép đi quá lằn mức đă chỉ định của nó, nhưng nó tự do di chuyển bên trong lằn mức ấy, hơn nữa, nó phải di chuyển bên trong lằn mức ấy, nếu sự chăm chú không yếu lần đi.

Giả định đó của nhà tâm lư học cận đại trách nhiệm phần nào sự dốt nát của y về kỹ thuật mà nhờ kỹ thuật đó con người mới có thể vượt qua cái trí. Bởi v́ để vượt qua cái trí, nghĩa là tâm thức hoạt động trên những cơi cao hơn các cơi của thể trí th́ cần phải thu đạt khả năng định cái trí vào một ư nghĩ đặc biệt, không cho nó di chuyển bên trong một phạm vi bé nhỏ, nhưng chỉ tập trung vào một ư nghĩ và đi càng lúc càng sâu hơn vào trong đó, một kỳ công mà nhà tâm lư học coi như không thể đạt được. Khi một người đạt được khả năng làm điều này trong một thời gian dài, khi y có thể giữ trí ḿnh tập trung vào một ư tưởng đơn độc, không chập chờn, không bị ảnh hưởng chút nào bởi những va chạm từ bên ngoài, chừng đó y sẵn sàng để bước thêm bước quan trọng kế - là bỏ đi ư nghĩ ấy trong trí mà vẫn giữ nó tập trung và linh hoạt không có ư nghĩ nào trong tiêu điểm của tâm thức. Khi y thành công trong điều này, tâm thức thoát khỏi thể trí đi xa hơn các cơi giới của hạ trí. Và chỉ khi đó, nó thu đạt trực tiếp được sự hiểu biết bản chất thật sự của ḿnh, biết rằng y là bất diệt và chia xẻ đời sống thiêng liêng. Bây giờ, y có khả năng, trong một phần nào, đi xa hơn đến mức các ảo ảnh của đời sống thấp kém, và hiểu biết cuộc đời đúng với sự thật. Đúng ra, trước mặt y hăy c̣n trải qua những viễn cảnh to lớn của sự thành tựu và sự giác ngộ, nhưng y đă có được một cái nh́n thoáng qua về sự thực của đời sống, và không bao giờ trở lại là con người như cũ trước kia. Khi y xuống lại những cảnh thấp th́ tất cả những hạn chế vốn có trong những cơi này bao quanh y một lần nữa. Nhưng giờ đây, y đă thấy được Viễn Ảnh; mặc dầu hiện giờ y vẫn thấy mọi vật như trước kia y đă thấy, nhưng hiện nay y thấy chúng với một ánh sáng mới – ánh sáng của Thực Tại, mà y đă nh́n thoáng qua.

Đó là kết quả cuối cùng của kỷ luật và sự tập luyện trí tuệ, mà người chí nguyện t́m sự hiểu biết trực tiếp các thực tại của đời sống phải đi qua. Các giai đoạn cao sẽ được thấy hợp thành phần riêng biệt của kỹ thuật đời sống tâm linh, được gọi là môn Yoga theo thuật ngữ Đông phương. Người sinh viên của môn Yoga sẽ dễ dàng nhận thức trong những điều thực hành để giữ trí tập trung vào một ư nghĩ đơn độc, rồi bỏ rơi đi ư nghĩ ấy ở những giai đoạn khác nhau của Đại định (Samadhi).

Bây giờ chúng ta hăy xem xét khía cạnh thứ hai của kỷ luật trí tuệ, nhắm vào việc thanh lọc thể trí và loại bỏ tất cả cái méo mó đă gây ra, cản trở việc thực hành đầy đủ các chức năng riêng biệt của nó trong đời sống chúng ta.

Chúng ta đă thấy rằng thói quen luôn luôn cảnh giác và cố gắng giữ không cho tất cả tư tưởng xấu xa và ô trược xâm nhập vào, lần hồi đem lại sự thanh lọc cái trí. Tiến tŕnh này sẽ được thực hiện thật mau lẹ và sự thanh lọc diễn ra đến giai đoạn cao hơn do việc hành thiền. Trong lúc thiền, chúng ta làm thể trí rung động điều ḥa ở tốc độ thật cao do cách suy nghĩ mănh liệt các đề tài tâm linh. Chúng ta cũng mang lại sự tràn ngập của nhiều sức lực tâm linh hùng mạnh, từ những cơi cao hơn vào thể trí. Tiến tŕnh song đôi này xua đuổi ra ngoài thể trí tất cả những sự kết hợp thô kệch của vật chất trí tuệ, v́ chúng không thể rung động theo các tốc độ cao này, và vị trí của chúng sẽ được các loại vật chất thanh trong hơn chiếm lấy, v́ các loại này ứng đáp tức khắc những tư tưởng và thúc đẩy tâm linh. Do đó, thiền định là một trong những phương tiện mạnh mẽ nhứt của công việc thanh lọc mau lẹ của thể trí, và biến nó ứng đáp một cách khéo léo những năng lực tinh vi hơn, từ những cơi giới bên trong tuôn vào nó.

Bây giờ chúng ta sẽ xét đến một loại trở ngại khác đă ngăn cản chúng ta sử dụng thể trí một cách hữu hiệu như một dụng cụ của đời sống thiêng liêng bên trong chúng ta. Đó là sự méo mó gây trong thể trí do những mặc cảm và những thành kiến đủ loại. Với năng khiếu thần nhăn, sự khảo sát vùng hào quang của thể trí cho thấy rằng khi một người bày tỏ một thành kiến về một vấn đề nào, liền tạo ra một biến đổi riêng biệt trong thể trí của y trong vùng tương ứng với loại tư tưởng đó. Các sinh viên Huyền Bí Học biết rơ rằng những loại khác nhau của tư tưởng có những vùng khác nhau trong thể trí dành riêng cho chúng, đúng như các phân chia khác nhau của bộ óc được chỉ định cho những giác quan khác nhau và các loại hoạt động trí tuệ. Khi một người chịu đựng một thành kiến quá sâu đậm về một vấn đề ǵ, phần đặc biệt của thể trí tương ứng với đề tài đó mất tự nhiên. Vật chất trí tuệ của phần đó ngưng di chuyển tự do và một trạng thái không lành mạnh hiện ra nơi ấy, và mang lại kết quả là thể trí mất đi khả năng suy nghĩ rơ ràng và đúng đắn những ǵ liên quan đến vấn đề đó. Nếu số lượng các thành kiến ấy quá lớn, và thể trí bị rối loạn quá nhiều, điều này giới hạn lớn lao khả năng của thể trí, để nó có thể hoạt động lành mạnh. Ở trường hợp một sinh viên Khoa Minh Triết Thiêng Liêng, tất cả những mặc cảm này phải được thanh toán và thể trí phải trở nên rộng mở và tự do, trước khi nó có thể thật sự được sử dụng như một dụng cụ của Chân Ngă. Cho đến những vấn đề liên quan đến đời sống thường ngày, chúng ta biết rằng những thành kiến đủ loại khác nhau đem lại cho thể trí ḿnh một hậu quả g̣ bó và làm cho cái nh́n bị thu hẹp lại. Sự có mặt của những điều méo mó đó thật tai hại cho người chí nguyện t́m sự hiểu biết tâm linh, bởi v́ y phải t́m cách đem sự hiểu biết từ các cơi cao đến thể trí của ḿnh. Một cách có hệ thống, y phải t́m cách tháo gỡ cho hết các gút mắt ấy ra khỏi thể trí, nếu y muốn có một dụng cụ khỏe mạnh và có thể tin cậy được để làm công việc trí tuệ.

Những méo mó quan trọng này gây ra trong cái trí bởi những thành kiến quá sâu đậm chỉ là những h́nh thức mạnh mẽ của khuynh hướng chịu đựng do mọi thứ thành kiến trong đời sống trí tuệ chúng ta tạo ra, và chỗ này cần nói qua ít nhiều về vấn đề các thành kiến trí tuệ này. Đó là những khuynh hướng nh́n mọi việc ở đời xuyên qua những cặp kính màu. Điều này nên xem như không phải là lạc đề, đi ngoài lằn tư tưởng chính của chúng ta, mà đó là một phần thiết yếu và toàn bộ của môn Tu Dưỡng Bản Thân. Thấy sự vật như là chúng thật sự như thế nào, càng đúng càng tốt trong những giới hạn của các cơi thấp, là một trong những đ̣i hỏi sơ đẳng để đạt được một cái nh́n tâm linh, và không có ǵ cản ngăn điều này hơn là sự hiện diện của những thành kiến sâu đậm và các mặc cảm trong trí chúng ta. Sự thiếu các dữ kiện hay sự việc đầy đủ để xét đoán các vật hay hoàn cảnh có thể được làm thành phần nào, nhờ sự soi sáng từ thể Bồ Đề đến – hay là trực giác – nhưng thể Bồ Đề không thể soi qua một thể trí trung gian méo mó của dẫy đầy những loại mặc cảm. Do vậy, rất khó khăn nếu không phải là không thể được, đối với một cái trí như thế, để thấy được sự vật đúng với sự thật, đúng với phối cảnh của nó.

Chúng ta hăy xem cách thành kiến được tạo ra như thế nào, và có một số méo mó không sao tránh được trong cách nh́n sự vật của chúng ta, cho đến khi chúng ta có khả năng vươn ḿnh lên trên cái trí, và thấy đời sống không bị ảnh hưởng khúc xạ của nó. Chúng ta đă thấy rằng mỗi thể trí đều có những khả năng rung động riêng biệt của nó, kết quả của giai đoạn tiến hóa đă qua, của thành phần của nó, và các phương cách khác nhau mà nó sử dụng để rung động khi tưởng nghĩ đến các vấn đề khác nhau. Một số các khả năng rung động này đang hoạt động, trong khi một số khác ở trạng thái tiềm tàng, gọi là Samkaras, hay khuynh hướng. Sự hiện diện của những khuynh hướng này trong thể trí mang lại hậu quả là biến đổi ít nhiều bất cứ tư tưởng hay quan điểm nào được hiện ra trong thể trí. Cảm tưởng trí tuệ được gây ra trong tâm thức không phải là cái đáng lư được tạo ra, do tư tưởng mới vừa đến, trong trạng thái trung thực của nó, mà là kết quả chung của tư tưởng này và các khuynh hướng trí tuệ đă có sẵn trong thể trí. V́ vậy, đương nhiên trừ khi nào chúng ta có khả năng đ́nh chỉ được, hoặc loại trừ các khuynh hướng đă hiện diện trong thể trí trước khi thu nhận tư tưởng từ bên ngoài, th́ không bao giờ chúng ta thấy được sự vật hay vấn đề do các tư tưởng đó mang lại đúng như là sự thật, nhưng luôn luôn bị biến đổi do các tư tưởng riêng tư của chúng ta. Chính là sự kềm chế giữ trong trạng thái không hoạt động, hoặc vô hiệu hóa các khuynh hướng đang hoạt động hay tiềm tàng của cái trí, giúp vào công việc duy tŕ một trạng thái mà thường thường người ta nói là một tâm trí cởi mở. Đó là một khả năng rất khó tạo ra, và đ̣i hỏi một kỷ luật trí tuệ dài hạn, thật nhiều nghiêm khắc. Phần đông con người lê chân qua suốt cuộc đời, mang vào đủ loại kính màu, và thấy mọi vật xuyên qua kính này, cho đến đỗi không ư thức được đang có điều ǵ sai lầm trong cách nh́n người và vật quanh ḿnh nữa. Khi các thành kiến này trở nên rơ ràng và hạn định vào một nơi, chúng ta có những thành kiến thuộc loại lố bịch nhất, nó đóng chặt cái nh́n trí tuệ chúng ta trong những khuôn khổ chật hẹp, giam trí chúng ta bên trong những bức màn che, và trên thực tế đôi khi làm chúng ta mù ḷa trong phạm vi của những sự việc đặc biệt đó.

Từ những ǵ đă nói ở trên, chúng ta có thể nhận thức ngay điều cần thiết là phải thật thận trọng với các ư kiến của ḿnh, và sử dụng chúng nhẹ nhàng, thay v́ một cách khư khư như phần đông dân chúng đă làm. Bởi v́, rốt ráo, thử hỏi các ư kiến của chúng ta là ǵ, phải chăng đó chỉ là những cách nh́n sự vật trong trí ḿnh, mà chúng ta đă tạo ra do những lần tưởng nghĩ trước đó – cách nh́n có thể bị thay đổi, hơn thế, sẽ bị thay đổi khi chúng ta có thêm tuổi tác và có nhiều kinh nghiệm hơn. Chúng nó chỉ là những giai đoạn trôi qua của đời sống trí tuệ chúng ta, vẫn có đổi thay, cũng như những việc khác trong đời sống chúng ta đều vẫn có thể thay đổi. Nếu chúng ta nhận thức được sự kiện này rơ rệt, rằng ư kiến của ḿnh về bất cứ vấn đề ǵ, chỉ là một mẫu tư tưởng đặc biệt, bên cạnh vô số mẫu tư tưởng khác, có thể tồn tại cùng một lúc và nó không thật sự chứa đựng nhiều chân lư hơn những cái khác, chừng đó chúng ta sẽ sẵn ḷng tỏ ra khoan dung đối với ư kiến những người khác và đánh giá ư kiến cá nhân ḿnh ít quan trọng hơn. Chân lư là cái ǵ vượt xa hơn các ư kiến và những ư kiến riêng biệt, và chỉ khi nào chúng ta có thể vươn ḿnh lên đến địa hạt của Thực Tại th́ mới có thể thấy mọi vật đúng với phối cảnh của nó và đúng như thật sự chúng nó hiện hữu.

Ở vấn đề trau dồi thể hạ trí, không thể hay không cần thiết t́m hiểu đề tài bao hàm toàn diện này trong sự nghiên cứu vắn tắt các vấn đề liên quan đến thể trí. Có nhiều sách thật hay bàn đến các khía cạnh khác nhau về trau dồi trí tuệ, ở cả hai phương diện của thường nhân muốn chạy theo thành công ở lănh vực thế sự và của người chí nguyện mong t́m Minh Triết Thiêng Liêng, muốn có một dụng cụ hữu hiệu cho các công việc ở nhữngc cơi thấp. Nhưng có vài điểm căn bản thật quan trọng mà mỗi người chí nguyện cần phải lưu ư để có được một thái độ đúng đắn về vấn đề trau dồi trí tuệ này.

Sự kiện thứ nhứt đáng được chú ư là thái độ tổng quát của nhà Huyền Bí Học về vấn đề thu nhận sự hiểu biết hơi khác với thái độ của người trí thức thông thường ngày nay, bởi v́ Khoa học đă đương nhiên khuyến khích t́m kiếm một sự hiểu biết đầy chi tiết ở nhiều hướng khác nhau, cho nên sự lớn mạnh của Khoa Học hiện đại đă mang lại nhiều khám phá kỳ diệu và mở màn cho nhiều triển vọng mới về hiểu biết. Nó đă cho phép chúng ta đạt được sự kiểm soát những năng lực Thiên Nhiên ở lănh vực vật chất đến một mức độ mà một trăm năm trước đây chúng ta không dám mơ ước. Nhưng sự t́m kiếm hiểu biết đầy chi tiết cần thiết cho công việc khoa học cũng đă tạo ra một sự ham muốn mănh liệt bệnh hoạn về mọi thứ hiểu biết khác, mà ở nhiều trường hợp rơ ràng là vô ích. Thái độ thiếu phân biệt này đối với sự thu nhận sự hiểu biết có lẽ sẽ không mấy thiệt hại cho đời sống chúng ta, nếu không có sự kiện nó làm suy đồi nhận thức chúng ta về giá trị đúng đắn của mọi sự việc, và khiến chúng ta hy sinh điều quan trọng và thiết yếu để đạt những cái ít hay nhiều vô dụng. Điểm này được thấy rơ rệt ở kiểu mẫu hệ thống giáo dục hiện đại của chúng ta. Phần lớn sự hiểu biết mà chúng ta đă thu hoạch ở trường tiểu học và trung học như về thiên nhiên đều có tính cách hoàn toàn vô dụng khi ra đời sau này, trong khi sự hiểu biết có tầm quan trọng sống c̣n trong đời sống con người lại không được nhắc đến chút nào. Điều này chúng ta phải tự ḿnh cố gắng t́m học lấy một cách bấp bênh, sau khi làm nhiều lỗi lầm và xuyên qua nhiều đau khổ không cần thiết.

Nhà Huyền Bí Học biết rơ giá trị của sự hiểu biết, nhưng y tin tưởng nơi sự phân biện thực hành, trong sự hoạch đắc điều hiểu biết liên quan đến khía cạnh hiện tượng của Thiên Nhiên. Ở bước đầu, y biết rằng tất cả sự hiểu biết đều phát sinh từ hạ trí, v́ thế mà nó tương đối. Y không dành cho nó tất cả sự quan trọng mà người thông thường ở thế gian dành riêng cho sự hiểu biết đó. Y thu hoạch sự hiểu biết cần thiết và hữu dụng cho công việc của y, nhưng không làm nặng trĩu trí y với sự hiểu biết đầy chi tiết mà hiện nay y không dùng tới. Y không cho sự hiểu biết là một loại trang trí hay tṛ tiêu khiển như một số học giả và khoa học gia đă làm. Ở bước thứ nh́, y biết rằng con người có khả năng phát triển những khả năng siêu vật chất. Những thứ này có thể giúp y hoạch đắc bất cứ loại hiểu biết nào mà y có thể t́nh cờ cần đến với không  nhiều khó khăn lắm. Sự phát triển thể Thượng trí (Nhân thể) và thể Bồ Đề và các khả năng liên hệ đến chúng sẽ khiến cho sự tồn trữ điều hiểu biết chi tiết trong hạ trí là không cần thiết, bởi v́ bằng cách này, điều hiểu biết đó sẽ có thể đạt được dễ dàng bất cứ lúc nào và càng đáng tin cậy hơn nữa.

Đương nhiên, điều này không có nghĩa là người chí nguyện t́m Minh Triết Thiêng Liêng phải xem thường sự hiểu biết liên quan đến khía cạnh hiện tượng của đời sống, hoặc giả, y có thể chểnh mảng trong việc trau dồi thể hạ trí. Có rất ít người ở vị trí phát triển các khả năng siêu vật chất của họ trong thời gian hiện nay và trong nhiều kiếp sắp đến, đại đa số các thí sinh trên con Đường Thực Hiện Chơn Ngă sẽ phải làm việc bằng và xuyên qua thể hạ trí của họ. Dù cho khi các khả năng đó có thể hoạch đắc được, một thể trí phát triển tốt đẹp vẫn cần thiết để ghi nhận và tŕnh bày đúng đắn sự hiểu biết từ các cơi cao đến. V́ thế, người sinh viên Huyền Bí Học không thể miễn trừ trau dồi cái trí của ḿnh, nhưng y phải dùng sự phân biện và d́u dắt nó theo những đường lối ngay thẳng, phù hạp với mục đích to tát và các lư tưởng của đời y.

Vậy đâu là những nguyên tắc tổng quát d́u dắt chúng ta trong công việc trau dồi thể hạ trí? Đây là một vài nguyên tắc có tính cách căn bản:

Khi hoạch đắc sự hiểu biết, chúng ta nên tự hạn chế càng nhiều càng tốt vào những vấn đề liên quan trực tiếp đến đời sống chúng ta. Khi nghiên cứu những vấn đề này, chúng ta phải luôn luôn t́m kiếm những sự việc thiết yếu và căn bản. Cần phải sử dụng một sự phân biện to tát, bởi v́ lănh vực của sự hiểu biết là vô biên, nhưng kiếp sống của chúng ta th́ ngắn ngủi. Nếu chúng ta có một mục đích trong kiếp sống, chúng ta không thể tự cho phép ḿnh hoang phí thời giờ và năng lực để chất chứa những sự việc và tư tưởng vô dụng, nhất là khi c̣n có biết bao nhiêu sự hiểu biết thật sự có giá trị trường cửu mà chúng ta phải cố gắng thu đạt trong thời gian ngắn ngủi dành riêng cho ḿnh. Đương nhiên, mỗi người phải tự quyết định loại hiểu biết nào là thật và có giá trị trường cửu. Nhưng có thể nói được một cách tổng quát rằng: tất cả sự hiểu biết nào giúp đỡ chúng ta trong công việc thực hiện các mục tiêu chánh và phụ trong đời sống th́ là quan trọng; trong khi những sự hiểu biết nào không thể được sử dụng như thế ấy có thể được coi là vô dụng, ít nhất là trong lúc này.

Để có khả năng sử dụng sự phân biện theo cách này, chúng ta phải học cách lượng định giá trị của các sự việc và ư nghĩ, đúng như một nhà kim hoàn học cách đánh giá các hạt ngọc và đá qui  mà y phải dùng trong công việc mua bán. Sự việc và ư nghĩ biến đổi thật nhiều trong giá trị của chúng, và với một ít kinh nghiệm, chẳng những ta có thể tách rời điều hữu ích với điều vô ích, mà lại c̣n sắp hạng chúng nó tùy theo giá trị thực chất hay tương đối của chúng nữa. Người sinh viên Minh Triết Thiêng Liêng phải coi, càng nhiều càng tốt, rằng trí của y chỉ chứa đựng các ư nghĩ có giá trị - những báu vật của Minh Triết và kinh nghiệm có một giá trị vĩnh cửu

Chẳng những các ư nghĩ trong trí chúng ta phải thuộc loại cao cả, nhưng chúng ta c̣n phải lưu ư để chúng có h́nh thức thích nghi: sáng tỏ, chính xác và được phân loại. Chỉ ở dưới h́nh thức đó chúng ta có thể dùng chúng dễ dàng và hữu ích nhất. Những ư nghĩ vu vơ và những sự việc lộn xộn, không phân loại, mặc dầu có giá trị lớn, không thể được dùng để suy nghĩ loại cao siêu, hoặc trong giải quyết những vấn đề thật sự của đời sống. Chúng nó ví như những viên đá quí chưa cắt mặt và chưa đánh bóng, có thể rất có giá trị nhưng vẫn không thể sử dụng để làm nữ trang được.

Nguyên tắc quan trọng thứ nh́ để d́u dắt chúng ta trong công việc trau dồi thể trí là sự phát triển các khả năng và quyền năng trí tuệ nếu không hơn th́ cũng quan trọng như với việc tích trữ sự hiểu biết, bởi v́ sự tiến hóa của một thể trí được đo bằng, chẳng những với số lượng các sự việc mà nó chứa đựng, lại c̣n do khả năng nó có để thu đạt dễ dàng sự hiểu biết ở bất cứ đề tài nào và sử dụng nó trong bất cứ mục tiêu nào trước mắt. Một thể trí có khả năng nắm bắt mau lẹ bất cứ loại tư tưởng mới nào, có khả năng suy nghĩ chính xác và áp dụng hữu hiệu sự hiểu biết mà nó có, vào giải đáp của mọi loại vấn đề, vẫn có giá trị hơn là một thể trí không có những khả năng này, mặc dầu có thể bị dồn đầy các sự việc và ư nghĩ không tiêu hóa được. Chúng ta nên nhớ rằng tất cả hiểu biết đều đă hiện diện sẵn trong tâm thức của Đức Thái Dương Thượng Đế của chúng ta, và chính do sự thiếu ứng đáp của các thể chúng ta, đă ngăn cản chúng ta mang sự hiểu biết dó vào bên trong tâm thức giới hạn của ḿnh. Một thể trí hoàn hảo giống như một máy thu thanh hạng nhất. Nó phải có khả năng thu nhận bất cứ bước sóng nào của tư tưởng trong Thể Trí Thiêng Liêng, và thu đạt tất cả sự hiểu biết liên quan đến vấn đề đó.

Sau rốt, nếu chúng ta muốn đạt một phối cảnh đúng đắn trong đời sống trí tuệ của ḿnh, chúng ta phải học liên quan tất cả mọi hiểu biết của ḿnh. Điều này có nghĩa là tất cả mọi loại hiểu biết khác mà chúng ta có thể có, phải được thấy đúng cách chúng nó liên quan với nhau, cái này đối với cái kia, như là những phần tử của một  tổng hợp vĩ đại. Chỉ chừng đó, chúng ta có thể thấy vị trí và giá trị của mỗi phần tử trong cái toàn thể và như thế, có khả năng phát triển đời sống trí tuệ của ḿnh một cách hệ thống và theo trật tự. Có một cơi giới, từ đó mọi ngành khác nhau của sự hiểu biết có vẻ giống như những nhánh của một cây to, dính liền vào một thân cây mẹ và bắt rễ từ một Tâm Thức. Nếu đây là một sự thật, th́ cố gắng mà chúng tự làm, liên quan đến sự hiểu biết của ta, phải khiến cho chúng ta giao tiếp tốt với cơi đó và giúp chúng ta lại gần hơn cái nh́n tổng hợp, trong đó tất cả hiểu biết thật sự được thấy xuất xứ từ Thể Trí Đại Đồng.

 

 HOME T̀M HIỂU  NHẬP MÔN  sách  TIỂU SỬ   BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN  BÀI VỞ  THƠ   gifts  TẾT 2006  NỮ THẦN ISIS