|
HOME T̀M HIỂU NHẬP MÔN sách TIỂU SỬ BẢN TIN H̀NH ẢNH thIỀN BÀI VỞ THƠ gifts TẾT 2006 NỮ THẦN ISIS
|
THÁNH GIÁ VÀ THẬP BỘ CỦA PYTHAGORAS
Trích Giáo Lư Bí Truyền Quyển 4
từ trang
144 đến trang 161 TIẾT 10 – THÁNH GIÁ VÀ THẬP BỘ CỦA PYTHAGORAS
Bản dịch www.thongthienhoc.com |
|
TIẾT 10 – THÁNH GIÁ VÀ THẬP BỘ CỦA PYTHAGORAS
Thập nguyên
biểu diễn sự Tiến hóa của Vũ trụ xuất phát từ Tịch lặng – Phép Phân
chia Bảy phần là do chính Thiên nhiên thiết kế - Ngôn ngữ Bí nhiệm
thời Tiền sử mang tính Minh họa và Biểu tượng – Giá trị của những
Con Số Lẻ và Số Chẵn – Tứ nguyên là Biểu tượng của tính Bất tử - Con
người Toàn bích là một Tứ nguyên và một Tam nguyên – Ư nghĩa Thần bí
của Makara – Các phép Ẩn dụ về Oannes và Hóa thân Matsya (Hóa thân
Cá) – Khía cạnh Hắc và
Bạch của Shakti – Bộ Năm
Linh thiêng – Ư nghĩa của những Con Số từ sáu đến Mười – Ba và Bốn
trong các Cổ nhân – Giá trị bằng Số của từ ngữ Nile – Mọi Giáo điều
đều bắt nguồn từ Gốc Minh triết – Những kẻ đă phát triển Bản chất
Ngũ bội của ḿnh – Đội quân các Đấng Linh thiêng – Thập tự giá rất
xa xưa – Tứ đại và chữ Vạn – Sự hấp dẫn của những Bí pháp Thâm thúy
trong Quá khứ - Bậc Hiền triết Không nói ǵ về các Bí pháp Vũ trụ.
TIẾT 10
THÁNH GIÁ VÀ THẬP BỘ
CỦA PYTHAGORAS
NHỮNG nhà Ngộ
đạo đầu tiên đ̣i hỏi rằng khoa học của họ, TRỰC GIÁC (GNOSIS) căn cứ
trên h́nh vuông mà bốn góc lần lượt tiêu biểu cho
Sigē (sự Tịnh mặc),
Bythos (Thái uyên),
Nous (Thần hồn hay Trí
thể) và Aletheia (Chân
lư).
Họ là những
người đầu tiên mặc khải cho thế giới những ǵ c̣n ẩn tàng trong
nhiều thế kỷ; mệnh danh thiêng liêng là thập tự
Tau, dưới h́nh thức cái
giường của Procruste và Christos như hóa thân trong
Chrestos, kẻ đă v́ mục
đích nào đó trở nên một thí sinh tự nguyện cho một loạt h́nh phạt về
tinh thần và vật chất.
Đối với họ, toàn
thể Vũ trụ, siêu h́nh và vật chất, được chứa đựng trong các con số
mười (10), trong Thập bộ của Pythagoras, và có thể tŕnh bày, mô tả
bởi con số này.
Thập bộ này
tŕnh bày Vũ trụ và sự tiến hóa của nó bên ngoài sự Tịnh mặc và Thái
uyên bất khả tri của Thần
hồn hay Anima Mundi, đă biểu lộ hai khía cạnh hay hai trạng thái cho
môn sinh. Ban đầu, người ta có thể áp dụng nó cho Đại Vũ trụ và sau
đó xuống đến Tiểu Vũ trụ hay con người. Người ta, có "Khoa học
tâm linh" thuần túy tinh
thần và siêu h́nh, và "khoa học ngoại diện" thuần túy duy vật, cả
hai có thể được giải thích và hàm chứa trong Thập bộ. Tóm lại, có
thể nghiên cứu cả hai bằng phương pháp diễn dịch của Plato và phương
pháp quy nạp của Aristotle. Phương pháp thứ nhất bắt đầu từ một sự
lănh hội tuyệt diệu, khi sự phức tạp tiếp diễn từ sự đơn nhất, hay
các con số của Thập bộ xuất hiện, để rồi, sau cùng đồng hóa lại, mất
hút trong Ṿng tṛn vô cực. Phương pháp thứ nh́ tùy thuộc vào tri
thức giác quan, khi Thập bộ có thể được xem như hoặc là sự đơn nhất
gia tăng, hoặc vật chất phân hóa; sự nghiên cứu của nó bị giới hạn
đối với b́nh diện bên ngoài, đối với Chữ thập, hoặc
số bảy phát sinh từ
mười, con số hoàn hảo,
trên Trần cũng như trên Trời.
Hệ thống kép này được Pythagoras mang đến
từ Ấn Độ chung với Thập bộ. Đó là hệ thống của người Bà la môn và
người Iran như các triết gia cổ Hy Lạp đă được bảo đảm với chúng ta
bởi toàn thể văn học Sanskrit, cũng như các kinh
Purānas và
Luật Bàn Cổ. Trong các
luật này hay Quyết lệnh của Đức Bàn Cổ, có nói rằng trước hết Brahmā
tạo ra "mười Tinh quân
của Hữu thể", mười Prajāpati hay Lực sáng tạo; mười vị này sinh ra
bảy Đức Bàn Cổ khác hay hơn nữa, theo sự tŕnh bày của một vài Thủ
bản, Munīn (thay v́ Manūn) "sùng tín", hay sinh vật thánh thiện,
không ǵ khác hơn bảy vị Thiên thần Bản lai Diện mục theo tôn giáo
Tây phương. Con số bảy bí nhiệm này phát sinh từ Tam giác trên ∆?,
chính nó sinh ra từ đỉnh của nó hay Thái uyên Tịch mặc của Linh hồn
Vũ trụ Bất khả tri (Sigē và Bythos) là cây Thất bội
Saptaparna, đă nảy sinh
và biểu hiện trên mặt đất bí nhiệm, từ cội nguồn tam phân bị vùi sâu
dưới lớp đất không thể bị xâm nhập ấy. Ư tưởng này được thảo ra đầy
đủ ở trong Quyển 2, Phần 2, Tiết 3, "Chất liệu Nguyên thủy và Tư
tưởng Thiêng liêng", mà độc giả cần cẩn thận chú ư, nếu muốn
hiểu ư tưởng siêu h́nh học ẩn tàng trong biểu tượng nói trên. Trong
con người cũng như trong thiên nhiên, theo Triết lư Nội môn, bên này
Hy Mă Lạp Sơn, đó là Vũ trụ khai tịch của
Đức Bàn Cổ nguyên thủy,
đó là sự phân chia thất phân mà chính Thiên nhiên nhắm đến. Chỉ có
nguyên lư thứ bảy (Purusha) là CÁI NGĂ Thiêng liêng, được nói đến
một cách nghiêm túc; v́ như được đề cập trong Luật Bàn Cổ, "Brahmā
thấm nhuần các phần tế vi của sáu nguyên khí này với ánh sáng không
đo lường được", [[1]]
Ngài sáng tạo chúng hay phát huy chúng thành "Ngă"-thức hay tâm thức
của Bản ngă Duy nhất đó. Trong sáu phần này, năm hành (hay nguyên
khí, hay Tattvas, như nhà b́nh luận Medhātithi nghĩ), "được gọi là
những hành nguyên tử hủy diệt"; [[2]]
các điều này được mô tả trong Tiết nêu trên. [[3]]
Bây giờ chúng ta
phải đề cập đến ngôn ngữ Bí nhiệm của các giống dân tiền sử. Đó
không phải là một ngôn ngữ thuộc về thanh âm, mà là ngôn ngữ bằng
h́nh ảnh và biểu tượng. Hiện nay, nó
được rất ít người biết một cách trọn vẹn v́ đă hơn 5.000 năm,
nó đă trở nên một tử ngữ đối với quần chúng. Tuy nhiên, đa số học
giả phái Ngộ đạo, Hy Lạp và Do Thái đă biết và sử dụng nó, dù rất dị
biệt. Chúng ta có thể kể một vài thí dụ.
Trên cơi cao, Con số không phải là Con
số, mà chỉ là số không –
một V̉NG TR̉N. Ở cơi thấp nó trở thành
một – đó là một số lẻ.
Mỗi chữ của các mẫu tự cổ có ư nghĩa triết lư và
lư do hiện tồn của nó.
Con số một (1)
đối với các Điểm đạo đồ
thành Alexandrie có nghĩa là một thể xác
thẳng đứng, một con người
sống thực đứng thẳng, v́ đó chính là con vật duy nhất được hưởng đặc
quyền này. Và khi thêm cái đầu vào số "1," nó biến thành "P", biểu
tượng của quan hệ cha con,
của mănh lực sáng tạo; trong khi "R" có nghĩa là "người cử động", y
theo cách của ḿnh. Do đó mà PATER ZEUS không có ǵ là chủng tính
hay sinh thực khí trong âm thanh hoặc h́nh thức thuộc các mẫu tự của
nó; đối với . . . [[4]]
[Pater Deus] (theo Ragon) [[5]].
Nay nếu chúng ta xét mẫu tự Do Thái, chúng ta nhận thấy rằng trong
khi 1 hay Aleph (. . .[[6]]
) có biểu tượng là con ḅ đực hay ḅ mộng, số mười hoàn hảo hay một
của kinh Kabalah, là một
Yod (. . ., [[7]]
y, i, hay j) và có nghĩa như mẫu tự đầu tiên của Jehovah, cơ quan
sinh nở, và cái c̣n thừa lại.
Các
số lẻ đều linh thiêng;
các số chẵn có tính cách
trần tục, quỷ quái và bất hạnh. Các môn đồ của Pythagoras không
thích sự Nhị phân. Đối với họ, nó có nguồn gốc của sự phân hóa, do
đó là nguồn gốc của sự mâu thuẫn, bất ḥa hay vật chất, khởi điểm
của sự xấu. Trong thần phổ Valentin, Bythos và Sigē (Thái uyên, Hồng
nguyên khí, Vật chất phát sinh trong sự Tịch mặc) là Nhị phân nguyên
thủy. Tuy nhiên, đối với các môn đồ Pythagoras đầu tiên, Cặp đôi là
trạng thái bất toàn, trong đó cái được biểu hiện đầu tiên rơi vào
khi nó được tách rời Chơn thần. Đó là khởi điểm rẽ đôi của hai con
đường – Thiện và Ác. Tất cả những ǵ là lưỡng diện hay phỉnh lừa
được gọi chung là "nhị phân". Chỉ một ḿnh cái NHẤT THỂ th́ tốt lành
và điều ḥa, v́ sự mất ḥa điệu không thể phát sinh từ cái Đơn nhất.
Do đó tiếng La Tinh Solus liên hệ với Cái Đơn nhất và Độc thần, cái
Bất khả tri của Thánh Paul. Tuy nhiên,
Solus, liền trở thành
Đất (Sol) – Mặt trời.
Sự Tam phân là số đầu tiên của những số
lẻ, cũng như h́nh tam giác là h́nh đầu tiên của các h́nh h́nh học.
[[8]]
Thật thế, con số này là số bí nhiệm
tuyệt diệu. Muốn nghiên
cứu điều này, trên phương diện ngoại môn, nên đọc quyển
Bài giảng Triết lư và Giải
thích về những sự Điểm đạo của Ragon, trên phương diện Nội môn,
nên đọc quyển biểu tượng kư về phép đếm của người Ấn Độ, v́ sự phối
hợp được áp dụng ở đây nhiều vô số. Chính trên những sở hữu Huyền
linh của ba cạnh bằng nhau trong một Tam giác mà Ragon đă đặt nền
tảng cho những nghiên cứu của ông và lập Hội Tam Điểm nổi tiếng của
các Triết gia Tam Điểm – những người khảo cứu
ba khoa học. Đó là một sự
cải thiện trên ba cấp bậc Tam Điểm thông thường được phó thác cho
những người chỉ nghiên cứu sự ăn uống trong lúc tập hợp Chi bộ của
họ. Như vị sáng lập viết:
Đường thứ nhất của tam giác
dành cho sự nghiên cứu của kẻ học nghề là
giới khoáng chất, được
tượng trưng bởi Tubalc ⸫ [Tubal-Cain].
Cạnh thứ hai, trên đó bạn
đồng song phải suy tư là giới thảo mộc, được tượng trưng bởi Shibb ⸫
[Shibboleth]. Trong giới này, sự
sinh sản thể xác bắt đầu.
Đó là lư do chữ G được tŕnh bày như chiếu diệu trước con mắt của vị
cao đồ [?!].
Cạnh
thứ ba được dành cho bậc thầy, người phải bổ túc sự giáo dục của
ḿnh bằng việc nghiên cứu
giới động vật. Nó được tượng trưng bởi Mac-benah ⸫ (con của sự
hư hoại). [[9]]
H́nh khối đầu tiên là h́nh Tứ bội biểu
tượng của sự bất tử. Đó là H́nh tháp, v́ H́nh tháp đứng trên đáy là
một tam giác [[10]]
và chấm dứt bằng một điểm tại đỉnh, như thế tạo ra Bộ ba và Bộ bốn
hay 3 và 4.
Các môn đồ
Pythagoras dạy sự liên hệ và tương quan giữa các vị Thần và những số
trong khoa học gọi là thuật số bốc (arithmomancy). Họ nói Linh hồn
là một số, nó tự cử động và chứa số 4; c̣n con người tinh thần và
vật chất là số 3, như Bộ ba tiêu biểu của chúng, không những về bề
mặt mà c̣n là nguyên tắc kiến tạo thể xác. Do đó thú vật thuộc về
Bậc ba (Tam
bội), chỉ có con người thuộc về Bộ bảy,
khi có đức hạnh; thuộc về
Bậc năm khi y vô đạo, v́:
Số Năm gồm có
một Nhị phân và một Tam phân, và trong hai phần này, Nhị phân ném sự
mất trật tự và lộn xộn vào tất cả những ǵ có một h́nh thể hoàn hảo.
Họ nói, con người hoàn hảo,
là một Tứ phân và một Tam phân hay là
bốn nguyên tố vật chất và
ba nguyên tố phi vật
chất; c̣n ba phần Tinh thần này hay các Hành chúng ta cũng có thể
t́m thấy trong số Năm khi nó tiêu biểu cho
tiểu vũ trụ. Số sau cùng
này gồm có một Nhị phân liên hệ trực tiếp với Vật chất thô kệch và
ba Tinh thần. V́ như Ragon nói:
h́nh
xảo diệu này là kết hợp của hai sự phát âm giọng hơi của người Hy
Lạp (‘,) đặt trên các nguyên âm mà nó phải được hoặc không cần giọng
hơi. Kư hiệu đầu tiên (‘) được gọi là cái "mạnh" hay "spiritus"
thượng, Tinh thần của Thượng Đế phát âm giọng hơi (spiratus)
và bộc lộ bởi con người. Kư hiệu thứ nh́ (’)
cái dưới, là "spiritus" nhẹ, tượng trưng cho đệ nhị tinh thần; . . .
cái toàn thể bao hàm toàn thể con người. Đó là
tinh hoa vạn hữu, lưu
chất sống động hay sự sống. [[11]]
Ư nghĩa huyền bí hơn của số 5 [Năm] được
tŕnh bày trong một bài báo tuyệt diệu của ông T. Subba Row, trong
Tạp chí Năm năm Thông Thiên
Học, có nhan đề là "Mười hai Cung Hoàng đạo" trong đó ông tŕnh
bày một vài quy tắc có thể giúp người t́m kiếm, khám phá ra "ư nghĩa
sâu xa của danh pháp Bắc phạn cổ trong các huyền thoại và ẩn dụ xưa
của người Āryan". Trong khi ấy, chúng ta hăy nghiên cứu những ǵ
được đưa ra cho đến nay về cḥm sao Ma kết trong các sách vở Thông
Thiên Học, và những ǵ được biết một cách tổng quát về nó. Mỗi người
đều biết rằng Ma kết
là
cung Hoàng đạo thứ mười, trong đó, Mặt trời đi vào Đông chí khoảng
21 tháng Mười hai. Nhưng rất ít người được biết – ngay cả Ấn Độ, trừ
phi họ được điểm đạo – như người ta nói với chúng tôi, sự liên hệ
huyền bí thực sự h́nh như có thật, giữa các danh hiệu của Makara và
Kumāra. Danh xưng thứ nhất (Makara) có nghĩa là một vài động vật
lưỡng cư, được gọi một cách hời hợt là "con cá sấu" như một số nhà
Đông phương học đă nghĩ, c̣n tên thứ hai (Kumāra) là danh hiệu của
các vị đại bảo trợ của các Nhà luyện yoga, theo Shaiva
Purānas, các con của
Rudra (Shiva), và ngay cả sự hợp nhất với người, vị này chính là một
Kumāra. Chính nhờ liên hệ với Con người mà các vị Kumāra cũng liên
hệ với Hoàng đạo. Chúng ta hăy thử khám phá ư nghĩa của từ ngữ
Makara.
Tác giả của
"Mười hai Cung Hoàng đạo" nói:
Makara
. . . chứa đựng trong chính nó manh mối để giải thích chính xác. Chữ
ma tương đương với số 5,
c̣n kara có nghĩa là bàn
tay. Nay trong chữ Sanskrit, Tribhujam có nghĩa là một tam giác,
Bhujam hay
karam (cả hai đều đồng
nghĩa) được hiểu là một cạnh. Thế nên, Makaram có nghĩa là một h́nh
năm cạnh (hay Panchakaram). [[12]]
Nay ngôi sao năm cánh hay h́nh năm cạnh
tiêu biểu cho năm chi thể con người.[[13]]
Trong hệ thống cổ, chúng tôi được
biết Makara là cung thứ tám
thay v́ cung thứ mười. [[14]]
Cung
đề cập đến được dùng để tŕnh bày các khuôn mặt của vũ trụ và chỉ ra
rằng h́nh thể của vũ trụ được giới hạn bởi các h́nh Ngũ giác. [[15]]
Các tác giả
Sanskrit "cũng nói đến Ashtadisha hay tám khuôn mặt giới hạn Không
gian", như thế ám chỉ đến Loka-pālas, tám điểm của la bàn, bốn
phương chính và bốn phương phụ.
Từ một
quan điểm khách quan "tiểu vũ trụ" được tŕnh bày bởi thể xác con
người. Makaram có thể được xem như đồng thời tŕnh bày của tiểu và
đại vũ trụ, như các đối tượng bên ngoài của tri giác. [[16]]
Nhưng ư nghĩa Bí
nhiệm thực sự của chữ Makara không phải thật là "con cá sấu", ngay
cả khi nó được so sánh với con vật được mô tả trên Hoàng đạo Ấn Độ.
V́ nó có đầu và chân trước của con hươu, c̣n ḿnh và đuôi của con
cá. Do đó, cung thứ mười của Hoàng đạo mang nhiều ư nghĩa khác nhau,
có khi là cá mập, khi là cá heo v.v. . . .; như đó là Vāhana của
Varuna, Thần Đại dương, và do lẽ đó, thường được gọi là Jala-rūpa
hay "h́nh thể nước". Đối với người Hy Lạp, cá heo là hiện thể của
Thần Poseidon-Neptune, và về mặt bí truyền, cá heo là một với Ngài;
và "cá heo" hay là "rồng biển", cũng như con cá sấu của sông Nile
Thiêng liêng là Hiện thể của Horus và cũng chính là Horus. Vị Thần
có h́nh thể xác ướp, nói với đầu con cá sấu:
Ta là
cá [chỗ ngồi] của Horus vĩ đại ở Kem-oor. [[17]]
Đối với những nhà Ngộ đạo Peratæ, chính
Chozzar (Neptune) biến đổi tháp mười góc thành một h́nh cầu, "và sơn
cổng vào của nó bằng nhiều màu". [[18]]
Người có NĂM kẻ thừa hành bán
thư bán hùng – đó là Makara, vị Leviathan.
V́ Mặt trời đang
mọc được xem như Linh hồn của các Thần được gởi đến để hiện ra mỗi
ngày cho con người, và v́ con cá sấu nhô lên khỏi mặt nước vào lúc
có tia nắng đầu tiên, sau cùng con vật đó đến để tiêu biểu cho kẻ
tôn thờ lửa mặt trời ở Ấn Độ v́ nó tượng trưng cho Lửa đó, hay là
Linh hồn cao cả nhất theo người Ai Cập.
Trong các kinh
Purānas, con số các vị Kumāras thay đổi tùy theo nhu cầu của ẩn dụ.
Đối với các mục đích Huyền linh, con số của họ được đưa ra khi th́
bảy, khi th́ bốn, năm. Trong kinh
Kūrma Purāna, người ta
nói về chúng như sau:
Năm
vị này [Kumāras], hỡi Brāhman, là các vị Yogi đă đạt được sự khai
trừ khỏi dục vọng.
Chính các danh
hiệu của họ nêu rơ sự liên hệ giữa họ với cḥm sao Makara và với một
số nhân vật khác của kinh Purānas liên quan với các cung Hoàng đạo.
Điều này có mục đích che giấu một trong những nét chạm khắc gợi ư
nhất của các Thánh điện cổ sơ. Các vị Kumāras, về mặt thiên văn học,
sinh lư học, và thường là về mặt thần bí học, đều bị trộn lẫn với
một số các nhân vật và biến cố của kinh Purānas. Vừa được đề cập
trong kinh Vishnu, các
Ngài thể hiện trong các bi kịch và biến cố khác nhau khắp tất cả các
kinh Purānas khác và
trong thánh thư; để cho các nhà Đông phương học phải góp nhặt những
điều liên hệ ở đó đây đă kết thúc bằng sự tuyên bố rằng các vị
Kumāras "phần lớn ở trong sự tưởng tượng của các tác giả kinh
Purānas". Nhưng –
Ma
– chúng ta được tác giả của "Mười hai Cung Hoàng đạo" cho biết – là
"năm"; kara, là "bàn tay"
với năm ngón, và cũng là kư hiệu có năm cạnh hay Ngũ giác. Vị Kumāra
(trong trường hợp này là một đảo ngữ v́ mục đích Huyền bí) như những
nhà Yogi, là năm trong hệ
thống Bí truyền, v́ hai danh xưng cuối cùng luôn luôn được giữ bí
mật; chúng là trật tự thứ năm của Thiên thần Brahmā và các vị Chohan
ngũ phân, trong các Ngài có Linh hồn thuộc năm Hành, Nước và Dĩ thái
chiếm ưu thế, và do đó biểu tượng của chúng vừa là
thủy vừa là
hỏa.
Minh triết ẩn tàng dưới lớp
vỏ của Đấng ngự trên Hoa sen Vàng (Padma) nổi trên mặt Nước.
Ở Ấn Độ, đây là Vishnu, là một trong các
Hóa thân của Ngài là Đức Phật, như đă được xác nhận thuở xưa. Các vị
Prāchetasas những kẻ sùng bái của Nārāyana – Ngài, giống như
Poseidon, tác động hoặc ngự ở
trên chứ không ở dưới Nước – lao vào Biển sâu v́ ḷng sùng tín
của họ và ở nơi đó 10.000 năm; theo ngoại môn, các vị Prāchetasas là
mười, nhưng theo nội môn
là năm. Theo Bắc phạn,
Prachetās là danh xưng của Varuna, Thủy thần, Nereus, một trạng thái
của Neptune, như thế, các vị Prāchetasas được đồng hóa với "năm kẻ
thừa hành" của Chozzar bán thư bán hùng hay Poseidon, của các nhà
Ngộ đạo Peratæ. Các vị này – lần lượt là Ou, Aoai, Ouō, Ouōab và . .
.[[19]]
danh xưng
thứ năm, một danh xưng
tam phân (tạo thành bảy
trong vạn hữu) đă bị thất lạc – nghĩa là được giữ bí mật.[[20]]
Đó là đối với biểu tượng "nước";
sự "cháy" gắn liền chúng với biểu tượng "lửa" – về mặt tinh thần.
Với mục đích tương đồng, chúng ta hăy nhớ rằng v́ mẹ của các vị
Prāchetasas là Savarnā, con gái của Đại dương, nên là Amphitrite, mẹ
của những kẻ "thừa hành" huyền bí của Neptune.
Bây giờ, độc giả
hăy nhớ rằng "năm kẻ thừa hành" này được tượng trưng đồng thời trong
Cá heo, kẻ đă vượt qua được sự thiếu thiện ư của Amphitrite trinh
bạch để kết hợp với Poseidon và trong Triton, con trai của họ. Kẻ
sau này, nửa trên là người, nửa dưới là cá heo, một con cá, lại c̣n
có sự liên hệ huyền bí nhất với Oannes, con Dag của dân Babylon, và
hơn nữa cũng có liên hệ với Đấng Hóa thân Matsya (con Cá) của
Vishnu, cả hai Ngài đều giảng dạy Minh triết cho chúng sinh. Theo
tất cả những huyền thoại được biết, con cá Heo được thay thế v́ công
vụ của nó, bởi Poseidon, giữa các cḥm sao và đối với người Hy Lạp,
trở nên cḥm sao Thiên ngưu, con Dê, mà phần sau là phần con cá Heo
và do đó đồng nhất với Makara, mà cái đầu cũng là đầu con hươu và
thân lẫn đuôi của cá. Đó là lư do cung Makara xuất phát trên hiệu kỳ
của Kāmadeva, Thần Từ ái của Ấn Độ, trong
Atharva Veda, đồng nhất
với Agni, Hỏa thần, con trai của Lakshmī, như sự giải thích trực
tiếp của Harivamsha. V́
Lakshmī và Venus là một và Amphitrite là h́nh thức cổ sơ của Venus.
Hiện nay, Kāma, Makaraketu, là Aja, Đấng "vô sinh" và "Ātmā-bhū",
"bản ngă hiện tồn", và Aja là THƯỢNG ĐẾ trong
Rig Veda, v́ Ngài được
tŕnh bày như sự biểu hiện đầu tiên của ĐẤNG DUY NHẤT; v́ "Dục vọng
phát sinh đầu tiên từ NGÀI; đó là mầm giống nguyên sơ của thể trí",
vốn "liên kết thực thể với phi thực thể"– hay Manas, cái
thứ năm, với Ātmā, cái
thứ bảy, về mặt Nội môn –
như các nhà Hiền triết nói. Đây là giai đoạn
thứ nhất. Trong giai đoạn
thứ nh́, trên cảnh giới biểu lộ tiếp theo, Brahmā – Đấng mà chúng ta
xem như tiêu biểu cho tất cả các vị Thần Đầu tiên khác của các quốc
gia – đang phóng xuất ra từ Ngài các người Con sinh ra từ Thể trí,
"Sanandana và những người khác", họ trở thành những vị Kumāra, trong
lần "sáng tạo" thứ năm,
và c̣n trong lần thứ chín (v́ mục đích "che giấu". Chúng ta hăy chấm
dứt bằng cách nhắc độc giả nhớ rằng những con dê được cung hiến cho
Amphitrite và các Nereids, trên bờ biển – cũng như ngày nay, những
con dê được cung hiến cho Durgā Kālī, y chỉ là khía cạnh
hắc ám của Lakshmī
(Venus), khía cạnh quang minh
của Shakti – và bằng cách gợi lên đâu là sự liên hệ mà những con vật
này có thể có đối với Thiên ngưu, trong đó xuất hiện hai mươi tám
ngôi sao theo h́nh dạng con dê, con dê mà người Hy Lạp biến đổi
thành Amalthæa, nhũ mẫu của Jupiter. Pan, Thần của Tạo vật, có chân
dê, và chính Ngài biến đổi thành dê lúc tiến gần Cuồng phong. Nhưng
đó là một bí nhiệm mà tác giả không dám đào sâu, v́ không chắc lănh
hội được. Như thế, khía cạnh bí nhiệm của sự giải thích phải được
dành cho trực giác của môn sinh. Chúng ta hăy ghi nhận một điều nữa
có liên quan đến số Năm huyền bí. Nó tiêu biểu đồng thời Tinh thần
của Sự Sống Vĩnh cửu và tinh thần của sự sống và t́nh yêu thế tục –
trong sự phức hợp của con người; và nó bao hàm cả huyền thuật thiêng
liêng lẫn hắc ám, và tinh hoa phổ quát lẫn cá biệt của hữu thể. Như
thế, năm chữ hay năm nguyên âm huyền bí do Brahmā thốt ra trong lúc
"sáng tạo", tức khắc trở nên Panchadasha (vài bản Thánh ca Veda được
gán cho vị Thần này) tạo nên trong tiềm năng sáng tạo và pháp thuật
của chúng, khía cạnh quang
minh của năm Ma-kāras hắc
ám, thuộc về Tāntra hắc ám hay năm
m’s. Makara, cḥm sao,
h́nh như một tên vô nghĩa và phi lư; tuy nhiên, ngay bên cạnh ư
nghĩa đảo tự của nó trong sự liên kết với thuật ngữ Kumāra, giá trị
tượng số vần đầu tiên của nó và sự giải quyết Bí nhiệm trong
số năm, có một ư nghĩa
rất lớn lao và Huyền bí trong những sự bí ẩn của Tạo vật.
Thật đầy đủ để nói rằng, cũng thế, v́
cung Makara gắn liền với sự ra đời của Tiểu Vũ trụ tinh thần, và sự
chết hay tan ră của Vũ trụ vật chất – sự kinh qua của nó trong lănh
vực Tinh thần; [[21]]
thế nên các vị Thiền định Đế quân được gọi là Kumāras ở Ấn Độ, liên
hệ cả hai. Hơn nữa, trong tôn giáo công truyền, các Ngài trở thành
đồng nghĩa với Thiên thần U minh. Māra là Thần U minh, Đấng Sa đọa,
và sự Chết; [[22]]
tuy nhiên đó là một trong các danh hiệu của Kāma, vị Thần Đầu tiên
của kinh Vedas, Thượng
Đế, từ nơi Ngài phát xuất ra các vị Kumāras và điều này c̣n liên hệ
với các Ngài nhiều hơn đối với Makara "hoang đường" ở Ấn Độ của
chúng ta và đối với vị Thần đầu con cá sấu ở Ai Cập.[[23]]
Các Con cá sấu của sông Nile trên Trời là năm, và vị Thần Toom, Đấng
Thiêng liêng Nguyên thủy, tạo ra các thể xác trên trời và các sinh
vật, là nguồn gốc của các Con cá sấu này trong sự "sáng tạo"
thứ năm. Khi Osiris, "Mặt
trời Quá cố" đă bị mai một trong Amenti, các Con cá sấu linh thiêng
lao vào vực sâu của Nước nguyên thủy – "Đấng Đại Thanh cao cả". Khi
Mặt trời của Sự Sống lên cao, chúng tái xuất hiện trên con sông
thiêng. Tất cả điều này là biểu tượng cao siêu và cho thấy những
chân lư Bí truyền cổ sơ làm thế nào t́m thấy sự biểu hiện của chúng
trong những biểu tượng đồng nhất. Nhưng như sự
tuyên bố đúng đắn của T. Subba Row th́:
Tấm
màn buông xuống một cách khéo léo trên vài phần của sự bí nhiệm liên
hệ với các cung [Hoàng đạo] này bởi các triết gia cổ sơ
sẽ không bao giờ vén lên v́
sự giải trí hay sự cảm hóa của đại chúng chưa được điểm đạo.
[[24]]
Số Năm
không kém linh thiêng đối với người Hy Lạp. "Năm Chữ" của Brahmā đối
với nhà Ngộ đạo trở thành "Năm Chữ" viết trên Bộ áo bằng Tiên thiên
khí (Sáng chói) của Đức Jesus vào lúc vinh hiển của Ngài – các chữ
"Zama Zama Ōzza Rachama Ōzai" (ZAMA ZAMA ΩZZA RAXAMA ΩZAI), mà các
Đông phương học giả phiên dịch là "chiếc áo dài, chiếc áo vinh diệu
về sự dũng mănh của ta". Đến lượt chúng, các chữ này là đảo ngữ "che
giấu" năm Quyền năng thần bí biểu hiện trên chiếc áo dài của Điểm
đạo đồ để "phục sinh" sau sự thử thách cuối cùng của y về ba ngày
xuất thần; số năm chỉ trở thành
bảy sau "sự chết" của y,
khi vị Cao đồ trở nên Christos đầy đủ, Krishna-Vishnu trọn vẹn,
nghĩa là khi người nhập Niết Bàn. Chữ E trên
Thánh điện Delphe, một
biểu tượng thiêng liêng cũng là
số năm, và theo Plutarch,
nó được tŕnh bày một cách thiêng liêng như thế nào mà dân thành
Corinthe đă thay thế con số bằng gỗ trong Thánh điện Delphe bởi con
số bằng đồng, và số đó được Livia Augusta đổi thành một bản sao bằng
vàng.[[25]]
Rất dễ nhận ra
trong hai "Spiritus", – các kư hiệu Hy Lạp (,) được Ragon đề cập đến
– Ātmā và Buddhi hay Tinh thần Thiêng liêng và Hiện thể của nó, Linh
hồn Tâm linh.
Số
sáu hay Nhóm sáu được đề cập
đến sau trong Tiết này, c̣n Nhóm bảy sẽ được thâm cứu đầy đủ trong
Tiết 11 của Quyển này về "Các Bí Pháp của Hebdomad".
Nhóm tám
hay số Tám tiêu biểu cho chuyển động vĩnh cửu theo h́nh trôn ốc của
các chu kỳ, đến lượt nó, số 8 ꝏ, được tượng trưng bằng cây Dực xà
trượng.[[26]]
Nó biểu lộ sự hô hấp đều đặn của Càn khôn, trên đó có Tám vị Thần Vĩ
đại ngự trị – Bảy vị thuộc Mẹ nguyên thủy, Đấng Duy nhất và Tam bộ.
Kế đó là số Chín hay Bộ ba Tam phân. Đó
là con số mà chính nó sẽ sinh sản không ngừng, dưới mọi h́nh thức
trong mỗi sự gia bội của nó. Đó là kư hiệu của mọi ṿng tṛn, v́ giá
trị của nó tính theo độ bằng 9, nghĩa là 3 + 6 + 0. Đó là một số xấu
dưới vài điều kiện và rất kém may mắn. Nếu số 6 là tượng trưng cho
quả Địa cầu chúng ta sẵn sàng hoạt động bởi một Tinh thần
thiêng liêng, số 9 tượng
trưng cho Địa cầu chúng ta được chỉ bảo bởi một Tinh thần
xấu hay
ác.
Số Mười
hay Thập bộ mang tất cả các con số này về sự hợp nhất và kết thúc
bảng Pythagoras. Do đó, h́nh này, Θ – sự
hợp nhất trong
số không – là biểu tượng
của Đấng Thiêng liêng, của Vũ trụ và của Con người. Đó là ư nghĩa bí
nhiệm của sự "bíu chặt của vuốt sư tử của bộ lạc Judah" ("sự bíu
chặt của bậc thầy Tam Điểm") giữa đôi bàn tay mà số các ngón tay là
mười.
Nếu bây giờ chúng ta chú ư đến chữ thập
Ai Cập, hay Tau, chúng ta có thể thấy rằng chữ này có liên hệ huyền
bí với Thập bộ và đă làm cho người Ai Cập, Hy Lạp và Do Thái phấn
khởi biết bao. Chữ Thập Tau
là Alpha và Omega của Minh triết Bí nhiệm Thiêng liêng, nó được
tượng trưng bởi chữ đầu tiên và chữ cuối cùng của Thot (Hermes).
Thot là nhà phát minh các mẫu tự Ai Cập, c̣n chữ
Tau kết thúc mẫu tự của
người Do Thái và người Samarie, họ gọi đặc tính này là "sự kết thúc"
hay sự "hoàn tất", "cao điểm" và sự "an toàn". Do đó, Ragon nói với
chúng ta các chữ Terminus (kết thúc) và Tectum (mái nhà) là các biểu
tượng của sự trú ẩn và an toàn – điều này khá hơn một định nghĩa tầm
thường. Nhưng đó là số phận b́nh thường của các ư tưởng và sự vật
trong thế giới suy thoái về tinh thần này dù đồng thời với sự tiến
bộ vật chất. PAN vừa là Tạo vật tuyệt đối, Duy nhất và Toàn thể Vĩ
đại; nhưng khi thoáng nh́n lịch sử lần đầu tiên, Pan đă rơi xuống
hàng thần của hạ giới,
một vị Thần thôn dă; lịch sử sẽ không thừa nhận Ngài, trong khi thần
học biến Ngài thành Ác quỷ! Tuy nhiên, ống sáo bảy lỗ của Ngài, biểu
tượng của bảy mănh lực Thiên nhiên, của bảy hành tinh, bảy nốt nhạc,
tóm lại của tất cả những sự điều ḥa thất phân, biểu hiện một cách
tốt đẹp đặc tính nguyên thủy của Ngài. Đối với chữ Thập cũng thế. Từ
thuở xa xưa, người Do Thái đă nghĩ ra chiếc chân đèn bằng vàng của
Thánh điện có ba lỗ trống
ở một mặt và bốn lỗ ở mặt
khác, và tạo nên số bảy,
một số âm của sự sinh sản [[27]]
– như thế đưa yếu tố sinh
thực khí vào tôn giáo – các quốc gia mở mang về trí tuệ và tinh thần
hơn đă tạo nên chữ thập (v́ 3 + 4 = 7) biểu tượng linh thiêng nhất
của họ. Thật ra h́nh tṛn, chữ thập và số bảy – cái sau tạo thành
căn bản của việc đo ṿng tṛn
– đó là các biểu tượng cổ sơ đầu tiên. Pythagoras đă mang sự minh
triết của Ngài từ Ấn Độ, truyền lại cho hậu thế một cái nh́n về chân
lư này. Trường phái của Ngài xem số 7 như là số ghép của 3 và 4 mà
họ giải thích bằng hai cách. Trên cơi thực tượng, Tam giác được coi
như quan niệm đầu tiên của Đấng Thiêng liêng đă biểu hiện, là h́nh
ảnh của nó, "Cha-Mẹ-Con"; c̣n Tứ phân, con số hoàn hảo, là thực
tượng, cội nguồn ư tưởng của mọi con số và sự vật trên cơi trần. Một
số môn sinh, xét về đặc tính thiêng liêng của Tetraktys và
Tetragrammaton, đă nhầm lẫn ư nghĩa thần bí của Tứ phân. Đối với Cổ
nhân, Tetragrammaton chỉ là một sự "hoàn hảo"
thứ yếu, v́ nó chỉ liên
hệ đến các cơi được biểu hiện. Trong đó, chính h́nh Tam giác, Delta
của Hy Lạp, ∆ , là "vận cụ (hiện thể) của Đấng Thiêng liêng bất khả
tri". Một bằng chứng rơ rệt về điều này nằm trong danh xưng của Đấng
Thiêng liêng, bắt đầu bằng một Delta. Zeus được viết (Deus) bởi
những người xứ Bœoti, đó là nguồn gốc chữ Deus của La Tinh. Điều
này, liên hệ với quan niệm siêu h́nh, về vấn đề ư nghĩa của thất
phân trong cơi giới hiện
tượng; nhưng v́ mục đích
giải thích tầm thường hay ngoại môn mà biểu tượng kư đă thay đổi. Ba
trở thành biểu ư tự của ba Hành
vật chất – Phong, Thủy,
Thổ; c̣n bốn trở nên
nguyên khí của vạn hữu không thuộc xác thân cũng không tri giác
được. Tuy nhiên, điều này không bao giờ được các môn đồ chân chính
của Pythagoras chấp nhận. Được xem như sự kết hợp của 6 và 1, của
Nhóm 6 và Đơn vị, số 7 là trung tâm vô h́nh, Tinh thần của mọi vật,
v́ không có phần chính h́nh lục giác, sẽ không có đặc tính
thứ bảy được thấy như
trung tâm điểm, chẳng hạn, các tinh thể và nụ tuyết trong cái được
gọi là bản chất "bất động". Hơn nữa, họ nói số bảy có tất cả sự hoàn
hảo của ĐƠN VỊ – con số của mọi số. V́ như
đơn vị tuyệt đối bất sinh
bất phân, do đó, nó không tiêu biểu cho số nào và không con số nào
có thể tạo ra nó, số bảy
cũng thế; không có con số nào hàm chứa trong Thập bộ có thể sinh sản
hay tạo ra nó. Và đó là số bốn, nó tạo ra sự phân chia số học giữa
đơn vị và số
bảy, v́ nó vượt qua số
trước bởi cùng con số (ba)
như chính nó đă bị số bảy
vượt qua, v́ bốn được xem
như nhiều con số trên một,
như bảy ở trên
bốn [[28]].
Ragon nói: "Đối
với người Ai Cập, số 7 là biểu tượng của
sự sống vĩnh cửu"; và ông
nói thêm đây là lư do tại sao chữ Z của Hy Lạp chỉ là một số 7 kép,
đó là chữ đầu tiên của Zaō, "Tôi sống", và của Zeus, "cha của mọi
sinh vật".
Hơn nữa, số 6 biểu tượng của Địa cầu
trong các tháng "thụy miên" mùa thu và mùa đông, c̣n số 7 thuộc về
mùa xuân và hạ, v́ Tinh thần của Sự Sống làm cho linh hoạt trong
thời gian này – Mănh lực thứ bảy hay Mănh lực thông báo trung ương.
Chúng ta thấy điều tương tự như thế trong thần thoại Ai Cập và biểu
tượng của Osiris và Isis, Lửa và Nước được tượng trưng về mặt siêu
h́nh, và Mặt trời với sông Nile về mặt vật chất. Con số của năm thái
dương, 365 ngày, là giá trị tượng số của chữ Neilos (Nile). Số này
và con Ḅ đực, mang giữa hai sừng của nó h́nh trăng lưỡi liềm và
thập tự có quai và Quả đất dưới biểu tượng thiên văn của nó
,
là các biểu tượng có tính cách sinh thực khí hơn hết của thời cổ.
Sông
Nile là con sông của thời gian với số của một năm hay một năm và một
ngày (364 + 1 = 365). Nó tiêu biểu cho nước của Isis sắp sinh nở hay
Đất Mẹ, mặt trăng, đàn bà và ḅ cái, cũng là
xưởng thợ của Osiris,
tiêu biểu cho T’sod Olaum của người Do Thái. Tên cũ của con sông này
là Eridanus hay Iardan của Do Thái với Copte hay tiếp vĩ ngữ Hi Lạp
cổ. Đó là cửa ngơ của chữ Do Thái hay Jared, hay
nguồn mạch, hay
giáng xuống . . . của
sông Jordan, đối với người Do Thái việc sử dụng huyền thoại về sông
Nile cũng giống như đối với người Ai Cập [[29]]
;
đó là nguồn mạch của sự giáng xuống và chứa nước của sự sống
[[30]].
Nói một cách
minh bạch, đó là biểu tượng của Trái đất được nhân cách hóa hay của
Isis được xem như tử cung của Địa cầu. Điều này được tŕnh bày một
cách đầy đủ rơ ràng; và Jordan – con sông hiện nay rất linh thiêng
đối với người Cơ Đốc giáo – đă không mang ư nghĩa cao cả và thi vị
nữa như nước sắp sinh sản của Mặt trăng – Isis hay Jehovah trong
trạng thái nữ tính. Hiện nay, như học giả ấy tŕnh bày, Osiris là
Mặt trời và sông Nile với năm có 365 ngày; trong khi Isis là Mặt
trăng, ḷng của con sông này, hay Mẹ của Địa cầu "đối với năng lực
sắp sinh sản mà nước là điều tất yếu", cũng như mặt trăng có 354
ngày "thời gian kiến tạo của thời kỳ hoài thai". Vậy tất cả điều này
có tính cách tính dục và sinh thực khí, các học giả hiện đại của
chúng ta h́nh như không khám phá được ǵ trong các biểu tượng này
ngoài ư nghĩa về sinh lư và sinh thực khí. Tuy nhiên, ba con số 365,
hay số của ngày trong năm dương lịch, chỉ có thể đọc được với chiếc
ch́a khóa của Pythagoras để khám phá trong đó một ư nghĩa triết lư
và đạo đức cao siêu. Một thí dụ sẽ được đưa ra là đủ. Người ta có
thể đọc:
Quả đất (3) – linh hoạt bởi (6) – Tinh thần của Sự sống (5).
Chỉ v́ 3 tương đương với Gamma (Γ) của Hy
Lạp vốn là biểu tượng của Gaia, Địa cầu, trong khi số 6 là biểu
tượng của nguyên khí linh
hoạt hoặc cấp sinh lực, c̣n con số 5 là tinh hoa vũ trụ đang phóng
rải trong mọi hướng và tạo thành mọi vật chất [[31]].
Vài trường hợp và thí dụ được nêu lên chỉ
khám phá một phần nhỏ của các phương pháp được dùng để đọc các biểu
ư tự tượng trưng và tượng số của thời cổ. Hệ thống này là một sự cực
kỳ khó khăn và phức tạp, mà rất ít người, ngay cả các Điểm đạo đồ,
có thể nắm được toàn thể tất
cả bảy chiếc ch́a khóa. Vậy cũng đáng ngạc nhiên về những ǵ mà
bản thể siêu h́nh dần dần giảm xuống thành Bản thể vật chất; ngạc
nhiên v́ rằng Mặt trời xưa là biểu tượng của Đấng Thiêng liêng, qua
những thời gian dài vô tận, trở thành biểu tượng của riêng nhiệt tâm
sáng tạo; và rằng, như thế nó rơi vào nét có ư nghĩa sinh thực khí?
Nhưng chắc chắn không phải những người như Plato, có phương pháp đi
từ phổ quát tới đặc thù, luôn luôn có thể bắt đầu bằng việc biểu
tượng hóa tôn giáo của họ bằng biểu tượng tính dục! Điều này hoàn
toàn đúng, dù được Éliphas Lévi, hiện thân của ư tưởng nghịch
thường, thốt ra như sau: "Con người là Thượng Đế trên cơi Trần, c̣n
Thượng Đế là con người trên cơi Trời". Nhưng điều này không thể có
được và không bao giờ có thể áp dụng cho Đấng Thiêng liêng Duy nhất,
mà chỉ áp dụng cho những Đoàn quân, hiện thân của các Tia sáng của
Ngài mà chúng ta gọi là các Thiền định Đế quân, c̣n Cổ nhân gọi là
Thần và hiện nay đă được Giáo hội biến đổi thành Ác quỷ theo
mặt trái, và thành Đấng
Cứu thế theo mặt phải!
Tuy nhiên, tất
cả những giáo điều như thế phát xuất từ nguồn cội duy nhất, cội
nguồn của Minh triết, vốn đang tăng trưởng và thịnh phát trên đất Ấn
Độ. Không có một vị Thượng đẳng Thần nào mà không có dấu vết so với
nguyên mẫu trong đất thiêng của Āryavarta. Các nguyên mẫu này đều có
liên hệ với các Đấng Kumāras, các Đấng này hiện ra trên sân trường
hoạt động bằng cách "chối từ sáng tạo ra hậu duệ" – như Sanatkumāra
và Sananda. Tuy nhiên, các Ngài được gọi là các "Đấng sáng tạo" của
con người (biết suy tư). Hơn một lần, các Ngài có liên hệ với Nārada
– một mớ bất hợp nhau bề
ngoài khác, nhưng lại là kho tàng triết lư. Nārada là vị lănh
đạo của các Gandharvas, các ca công và nhạc công thiên giới; theo
giáo lư Nội môn lư do của điều này được giải thích bằng sự kiện cho
rằng các vị Gandharvas là các vị "huấn sư của con người về các Khoa
học Bí nhiệm". Chính các vị ấy, "t́nh nhân của phụ nữ trên Thế gian"
đă khai mở các bí pháp sáng tạo cho họ; hoặc như trong kinh
Veda, vị Gandharvas trên
"thiên giới" là một Đấng thiêng liêng đă biết và khám phá
những bí nhiệm của cơi trời
và các chân lư thiêng liêng một cách tổng quát. Nếu chúng ta nhớ
lại những ǵ người ta nói về đẳng cấp
của các vị Thiên thần này trong
Enoch và trong
Thánh kinh th́ bấy giờ
điều ẩn dụ sẽ trở nên minh bạch; Nārada, vị lănh đạo của họ, trong
khi từ chối sinh nở, đă dẫn dắt con người trở thành những vị Thần.
Hơn nữa, tất cả các vị Thiên thần này, như được đề cập đến trong
kinh Veda, là Chhandajas,
"sinh ra do ư chí" hay là lâm phàm, trong các Chu kỳ Khai nguyên
khác nhau, theo ư chí riêng
của họ. Trong văn học ngoại môn, các Ngài được tŕnh bày như là
tồn tại từ thời này sang thời khác; một số bị "bắt phải tái sinh",
các vị khác lâm phàm theo nhiệm vụ. Sau cùng, với tư cách của
Sanakādikas, bảy vị Kumāras đi đến viếng Vishnu trên "Bạch đảo"
(Shvetadvīpa), Ḥn đảo mà các vị Đại Yogis cư ngụ – họ có liên hệ
với Shākadvīpa cùng những người Lemuria và Atlante của Giống dân thứ
Ba và thứ Tư.
Trong Triết lư
Nội môn, các vị Rudras (Kumāras, Ādityas, Gandharvas, Asuras v.v. .
.) là những vị Dhyān Chohans hay Thiên thần cao nhất về mặt tinh
thần. Đó là những vị nhờ hoạch đắc bản chất
ngũ phân do bởi sự tự
phát triển – đó là sự thiêng liêng của số
năm – trở thành độc lập
với những vị Thiên thần Vô sắc tướng thuần túy. Đây là một bí nhiệm
rất khó nhận thức và lănh hội một cách đúng đắn. V́ chúng ta thấy
rằng "những người tuân thủ quy luật" th́ ngang với "kẻ nổi loạn",
bị đọa tái sinh trong mỗi
thời kỳ. Nārada, vị Hiền triết bị Brahmā nguyền rủa phải đi lang
thang không ngừng trên Địa cầu, nghĩa là bị tái sinh luôn luôn. Ông
là kẻ nổi loạn chống lại Brahmā, tuy nhiên số phận ông không tệ hại
hơn số phận các Jayas – mười hai đại Thiên thần
sáng tạo do Brahmā sinh
ra để phụ giúp Ngài trong
việc sáng tạo. V́ các vị này đắm ḿnh trong sự thiền định, quên
đi sự sáng tạo; do đó, họ xem như bị Brahmā nguyền rủa phải đi tái
sinh trong mỗi Chu kỳ Khai nguyên. Và họ được gọi tên – chung với
những kẻ nổi loạn – là những vị Chhandajas, hay những kẻ ra đời dưới
h́nh hài con người theo ư muốn của chính họ.
Tất cả những điều này rắc rối hơn đối với
những ai đọc và hiểu kinh
Purānas theo ư nghĩa chấp nê văn tự [[32]].
Do đó, chúng ta thấy các nhà Đông phương học không nhận
sự rắc rối này và giải
quyết sự bế tắc bằng cách cho rằng tất cả các điều này được giải
quyết sự bế tắc bằng cách cho rằng tất cả các điều này chỉ là "giả
tưởng . . . do sự tưởng tượng và ḷng ưu ái quá đáng của người Bà la
môn". Nhưng đối với môn sinh Huyền bí học, toàn thể điều này có một
ư nghĩa triết lư thâm sâu. Chúng ta sẵn sàng nhường bước những nhà
Phạn ngữ Tây phương, nhưng dành quyền có được thành quả cốt yếu cho
bản thân ḿnh. Chúng ta c̣n làm nhiều hơn nữa: chúng ta công nhận
rằng trong một ư nghĩa nhiều hơn những ǵ ở trong cái gọi là "ngụ
ngôn" liên quan đến các ẩn dụ thiên văn về các cḥm sao, ngôi sao và
hành tinh. Tuy nhiên, trong khi vị Gandharva của kinh
Rig Veda có thể là hiện
thân cho lửa Mặt trời ở đây, các vị Thiên thần Gandharva là những
thực thể có tính chất vật chất lẫn tâm linh, trong khi các vị
Apsarasas (với các vị Rudras khác) vừa là
phẩm tính lẫn
lượng tính. Tóm lại, nếu
không chịu gỡ mối măi, thần phổ học của các vị Thần trong kinh Veda
sẽ khám phá các bí nhiệm không hiểu thấu được của Đấng Sáng tạo và
Đấng Cao cả. Parāshara nói rất đúng rằng:
Các
đẳng cấp này của ba mươi ba vị thiêng liêng . . . tồn tại từ thời
này qua thời khác và sự xuất lộ cũng như biến mất của các Ngài . . .
cũng giống như cách thức mặt trời lặn và mọc trở lại [[33]].
Có một thời kỳ
mà biểu tượng về chữ thập và ṿng tṛn của Đông phương, tức chữ Vạn,
được thừa nhận một cách rộng răi. Đối với các Phật tử Nội môn và
ngoại môn, người Mông Cổ và người Trung Hoa, điều này có nghĩa là
"mười ngàn chân lư". Họ nói các chân lư này thuộc về các bí nhiệm
của Vũ trụ Vô h́nh và Vũ trụ khai tịch nguyên thủy và Thần phổ học.
Từ
khi Vô cực điện (Fohat) bắt tréo trong Ṿng tṛn giống như hai tuyến
lửa [nằm ngang và thẳng đứng], các Đấng Ban phúc không bao giờ quên
gởi các vị đại biểu của các Ngài đến các Hành tinh mà các Ngài đă
tạo ra để giám sát từ lúc khởi thủy.
Điều đó giải
thích lư do tại sao chữ Vạn luôn luôn được đặt – giống như chữ thập
có quai ở Ai Cập – trên ngực của nhà Thần bí quá cố. Ở Tây Tạng và
Mông Cổ người ta thấy nó được đặt trên trái tim của các h́nh vẽ và
các pho tượng Phật. Đó cũng là
con dấu đặt trên trái tim
của các Điểm đạo đồ c̣n sống, đối với một số người, nó cháy vào
trong thịt măi măi. Ấy là v́ họ phải giữ ǵn các chân lư không được
vi phạm và suy suyễn này trong sự im lặng và bí mật vĩnh viễn cho
đến ngày nay chúng được nhận thức và đọc được bởi những người kế
thừa được tuyển chọn của họ – các tân Điểm đạo đồ – "xứng đáng được
trao phó cho mười ngàn điều hoàn hảo". Tuy nhiên hiện nay, biểu
tượng này đă bị suy thoái biết bao, nó thường được đặt trên mũ của
các vị "Thần", những ngẫu tượng gớm ghiếc của các vị Bons phạm
thượng – các Dugpas hay các Bàng môn ở biên giới Tây Tạng – cho đến
khi nó được các vị Gelugpa t́m thấy và bị xé rách cùng với cái đầu
của vị "Thần" mặc dù nó sẽ tốt hơn là cái đầu của kẻ sùng đạo bị cắt
ĺa khỏi cơ thể tội lỗi của y. Tuy nhiên, biểu tượng này không bao
giờ có thể mất tính chất huyền bí của nó. Bạn hăy nh́n về quá khứ
rồi bạn sẽ thấy nó được
sử dụng đồng thời bởi các Điểm đạo đồ và các nhà có linh thị, như là
các Giáo sĩ của thành Troy, v́ nhiều kiểu mẫu của hiện tượng này đă
được Schliemann t́m thấy trên một địa điểm của cổ thành này. Người
ta t́m thấy nó cùng với người Peru cổ, người Assyria và những người
Chaldea, cũng như ở trên tường của các dinh thự cổ của người
Cyclope; trong các hầm mộ của
Tân Thế giới và trong các hầm mộ của
Cựu (?) thế giới ở La Mă,
nơi được gọi là Crux
Dissimulata – bởi v́ những người Thiên Chúa giáo đầu tiên được
cho là đă ẩn nơi đó cùng với tôn giáo của họ.
Theo
De Rossi, chữ Vạn từ một thời kỳ cổ sơ là một h́nh thể được ưa
chuộng của thập tự được dùng với một ư nghĩa huyền linh, ư nghĩa này
chỉ rơ rằng bí mật không phải là bí mật của chữ Thập Thiên Chúa
giáo. Một thập tự chữ Vạn trong các hầm mộ là biểu hiện của chữ khắc
sau đây: "ZΩTIKΩ ZOTIKH [?ZΩTIKH],
Vitalis Vitalia, hay là
sự sống của sự sống [[34]].
Nhưng đối với
người thời cổ, bằng chứng tốt nhất của chữ thập là bằng chứng được
tác giả của quyển Căn nguyên
của Thiên nhiên tŕnh bày:
Giá
trị của chữ thập như là một biểu tượng của Thiên Chúa giáo được giả
dụ là có thời điểm từ lúc Đức Jesus Christ bị thập giá h́nh. Tuy
nhiên, trong khoa biểu tượng học của Thiên Chúa giáo về các hầm mộ,
không có một h́nh vẽ nào của con người xuất hiện trên Thập giá trong
khoảng 6 hay 7 thế kỷ đầu. Có mọi h́nh thức của chữ thập, ngoại trừ
h́nh thức đó – điểm khởi đầu được viện dẫn của tôn giáo mới. Đó
không phải là h́nh thức đầu tiên mà là h́nh thức cuối cùng của Thập
giá h́nh [[35]].
Trong sáu thế kỷ đầu sau kỷ nguyên Thiên Chúa giáo, nền tảng của
Thiên Chúa giáo về sự
chuộc tội trên Thập giá, hoàn toàn không có trong nghệ thuật Thiên
Chúa giáo! H́nh thức xưa nhất được biết về h́nh người trên cây Thánh
giá là h́nh ảnh Chúa bị đóng đinh trên thập giá được Giáo hoàng
Gregory tŕnh bày cho Hoàng hậu Theodolinde ở Lombardy, hiện nay
được thấy trên Thánh đường St. John ở Monza, trong khi không có h́nh
ảnh nào về Thập giá h́nh được t́m thấy trong các hầm mộ ở La Mă sớm
hơn h́nh ảnh ở San Giulio, thuộc thế kỷ thứ bảy hay thứ tám . . .
Chẳng có Đức Christ, cũng không có Thập giá h́nh; Thập giá h́nh là
Đức Christ, ngay như Stauros (Thập tự) là một kiểu mẫu và một danh
xưng của Horus, Đức Christ của nhà Ngộ đạo. Chữ Thập chứ không phải
Thập giá h́nh là biểu tượng đầu tiên của Giáo hội Thiên Chúa. Chữ
Thập chứ không phải Thập giá h́nh là mục đích chính yếu để tŕnh
diễn trong nghệ thuật và để thờ phượng trong tôn giáo. Mầm mống của
toàn thể sự tăng trưởng và phát triển của nó có thể đưa đến thập tự.
Và chữ thập này thuộc về tiền Cơ Đốc giáo, là ngoại đạo hay tà giáo,
trong số nửa tá h́nh thể khác nhau. Sự Thờ phượng bắt đầu với chữ
thập và Julian nói rất đúng rằng ông tham gia vào một "Trận chiến
chống lại X"; mà ông xem như đă được chấp nhận bởi những nhà Phi Ngộ
đạo và các nhà ưa Thần thoại học để truyền thụ một điều vô ư nghĩa
[[36]].
Trong nhiều thế kỷ, chữ thập được thay cho Đức Christ và được đề cập
đến như là một sinh vật sống động. Trước hết, nó được thánh hóa rồi
sau cùng được nhân hóa [[37]].
Ít có biểu tượng
thế gian nào thấm nhuần ư nghĩa Huyền bí thực sự hơn là chữ Vạn. Nó
được tượng trưng bằng con số 6. Giống như con số này, nó vạch ra,
bằng h́nh ảnh cụ thể của nó, như biểu ư tự của con số đă làm, đối
với Thiên đỉnh (Zenith) và Thiên để (Nadir), đối với Bắc, Nam, Tây
và Đông; người ta t́m thấy sự hợp nhất ở khắp nơi và sự hợp nhất đó
phản ánh trong khắp và trong mọi sự hợp nhất. Đó là biểu tượng về sự
hoạt động của Vô cực điện (Fohat), của sự quay liên tục của "Bánh
xe" của Bốn Hành, "Tứ linh", theo ư nghĩa thần bí chứ không theo ư
nghĩa vũ trụ; hơn nữa, bốn cánh tay của nó gấp lại thành bốn góc
vuông, có liên hệ mật thiết tới các cán cân trong hệ thống của
Pythagoras, như đă tŕnh bày ở nơi khác. Thiên b́nh luận viết rằng
khi một người bước vào các bí pháp điểm đạo của ư nghĩa chữ Vạn,
người ấy "có thể vạch trên đó, bằng sự chính xác toán học, sự tiến
hóa của Vũ trụ và toàn thể giai đoạn Sandhyā". "Sự liên hệ của Đấng
hữu h́nh đối với Đấng vô h́nh" cũng thế, "sự sinh thành đầu tiên của
con người và các loài" cũng vậy.
Đối với nhà
Huyền bí học Đông phương, Cây Tri thức trên Thiên đàng của trái tim
con người trở nên Cây của Sự Sống Vĩnh cửu và không có ǵ để tác
động đối với giác quan động vật của con người. Đó là một bí nhiệm
tuyệt đối, chỉ được tiết lộ nhờ những cố gắng của Thể trí bị kiềm
tỏa, tức Chơn ngă, để giải thoát khỏi t́nh trạng nô lệ của sự nhận
thức bằng giác quan và thấy được trong ánh sáng của Thực tại vĩnh
cửu duy nhất hiện tại. Đối với nhà Do Thái Bí giáo Tây phương, và
hơn nữa đối với các nhà biểu tượng học hời hợt hiện nay, được nuôi
dưỡng trong bầu không khí chết chóc của khoa học duy vật, sự giải
thích chính yếu các bí nhiệm của chữ Thập nằm trong yếu tố tính dục
của nó. Ngay cả nhà b́nh luận hiện tại và mặt khác có phần thiên về
giáng ma học, cũng phân biệt nét nổi bật này trong Thập tự và chữ
Vạn trước tất cả mọi kẻ khác.
Chữ
thập được dùng ở Ai Cập như một linh vật hộ phù và một biểu tượng
của quyền năng cứu trợ. Typhon hay quỷ Satan, ngày nay đă được nhận
thấy là có ràng buộc với chữ thập. Trong kinh
Ritual, các tín đồ Osiris
kêu lên: "Apophis bị lộn
ngược, dây thừng của họ cột Nam, Bắc, Đông và Tây, dây của họ nằm
trên đó. Har-ru-bah đă cột nó [[38]]".
Đây là các Dây của bốn hướng hay chữ thập. Thor được đề cập đến như
đang đập đầu con rắn bằng cái búa, . . . một h́nh thức của chữ Vạn
hay chữ thập có bốn chân. . . . Trong các thạch mộ cổ của Ai Cập,
kiểu mẫu của Sảnh đường, có h́nh dạng chữ thập [[39]]
. Ngôi chùa
Mathura . . . nơi sinh của Krishna được xây cất theo h́nh chữ thập
[[40]].
Điều này thật hoàn hảo và không ai có thể
phân biệt "sự sùng bái tính dục" trong đó mà các nhà Đông phương học
thích ném lên đầu kẻ Ngoại giáo. Nhưng người Do Thái và các tôn giáo
công truyền của một vài môn phái Ấn Độ, nhất là các nghi lễ của
Vallabāchāryas th́ như thế nào? V́ như đă nói, sự sùng bái Shiva,
với Lingam và Yoni, có một ư nghĩa cao xa về mặt triết lư, không kể
sự thoái hóa hiện đại của nó, người ta chỉ gọi nó là sự sùng bái
sinh thực khí. Nhưng sự sùng bái
cái Cây hay
chữ Thập [[41]]
của người Do Thái bị chính các nhà Tiên tri của họ phản đối khó
thoát khỏi sự tố giác này. "Các con của những nhà bàng môn tả đạo,
mầm mống của kẻ phạm gian [[42]],"như
Isaiah đă gọi, không bao giờ bỏ qua một dịp "phấn kích với những
ngẫu tượng dưới mọi cây xanh [[43]]"
– không diễn tả được một tṛ chơi siêu h́nh nào. Chính nơi những
người Do Thái Độc thần giáo
này mà các quốc gia Cơ Đốc đă t́m được tôn giáo của họ, "Thượng Đế
của các Thượng Đế, Thượng Đế Duy nhất sống thực" của họ, trong khi
họ khinh khi và chế nhạo sự thờ phượng Đấng thiêng liêng của các
triết gia cổ. Bằng mọi cách, chúng ta hăy để họ tin tưởng và sùng
bái h́nh thể vật chất
của chữ Thập.
Nhưng đối với
tín đồ của Minh triết cổ phương Đông chân chính, đối với kẻ không
sùng bái ǵ ngoài tinh thần thờ phượng Đấng Tuyệt đối Duy nhất mà
nhịp đập vĩnh cửu của Trái
tim vĩ đại đă vang dội khắp nơi, như trong mỗi nguyên tử của Tạo
vật, mỗi nguyên tử này chứa đựng mầm mống nhờ đó y có thể dựng lên
Cây Tri thức mà quả của nó ban phát Sự sống Vĩnh cửu chứ không phải
chỉ có sự sống vật chất mà thôi. Đối với y, chữ Thập và Ṿng tṛn,
cái Cây hay chữ Tau – ngay cả sau khi tất cả những biểu tượng liên
hệ tới nó đă được đề cập đến và giải đoán cái này tới cái khác – vẫn
c̣n một bí nhiệm sâu xa trong Quá khứ của chúng, và chính là chỉ
trên Quá khứ này mà có cái nh́n chăm chú và khao khát của nó đến. Đó
là Mầm giống sinh ra Cây Phổ
hệ của Hữu thể được gọi là Vũ trụ, mà nó không lưu ư bao nhiêu.
Cũng không phải Ba trong Một, trạng thái tam phân của Mầm giống –
h́nh thể, màu sắc và bản chất của nó – có liên hệ đến nó, nhưng đúng
hơn là SỨC MẠNH đang
điều khiển sự tăng trưởng của nó, cái măi măi huyền diệu và không
thể biết được. V́ Sức mạnh sống động này làm cho Hạt giống nảy mầm,
mở tung ra rồi tạo thành thân cây, cành cây, rồi đến lượt những cành
này cong xuống như các cành của
Ashvattha, cây Bồ đề
thiêng liêng, tung ra hạt giống, bén rễ và tạo ra những cây khác –
đây là SỨC MẠNH duy nhất có thực đối với y, v́ nó là Hơi thở của Sự
Sống bất diệt. Triết gia ngoại giáo đi t́m nguyên nhân, nhà triết
học hiện đại chỉ bằng ḷng với hiệu quả và đi t́m nguyên nhân trong
những cái sau cùng này. Những ǵ ở bên kia, y không biết và cũng
không được một nhà phi ngộ đạo chú ư đến; như thế loại bỏ kiến thức
duy nhất mà khoa học của y có thể dựa vào đó đầy đủ, an toàn. Tuy
nhiên, Sức mạnh biểu hiện này có một giải đáp đối với kẻ nào t́m
cách thăm ḍ chiều sâu của nó. Kẻ nào nh́n thấy trong chữ thập, ṿng
tṛn chéo chữ thập của Plato, kẻ
Ngoại giáo, không phải là
vật tượng trưng cho sự cắt da quy đầu như Thánh Augustine đă thấy,
th́ tức khắc bị Giáo hội xem như người ngoại giáo; và bị khoa học
xem như một kẻ điên. V́ trong khi từ chối sự sùng bái Thượng Đế về
sinh hóa vật chất, y thú nhận rằng y không biết ǵ về Nguyên nhân ẩn
dưới cái gọi là Đệ nhất
Nguyên nhân, Nguyên nhân Vô Nguyên nhân của Nguyên nhân Sống động
này. Ngầm chấp nhận Toàn thể Bản lai Diện mục của Ṿng tṛn Vô hạn
và làm cho nó trở nên Định đề Phổ quát mà trọn cả Vũ trụ
Biểu hiện đặt nền tảng trên đó, nhà Hiền triết giữ một sự im
lặng kính cẩn liên hệ đến vấn đề mà không một kẻ thường nhân nào dám
suy tư. Éliphas Lévi đă nói trong một của các nghịch lư của ông:
"Thượng Đế của Thần là vị phát hiện ra con người, c̣n Thượng Đế
(Ngôi Lời) của người là vị phát hiện ra Thần". Đối với vấn đề này,
nhà Huyền bí học Đông phương trả lời: Tuy nhiên, về điều kiện này,
con người lặng thinh trước vấn đề NGUYÊN NHÂN tạo ra Thần và Thượng
Đế. Nói cách khác, luôn luôn y trở thành kẻ
thóa mạ chứ không phải kẻ
khám phá ra Đấng thiêng
liêng Bất khả tri.
Bây giờ, chúng
ta phải tiến đến một bí nhiệm – Thất bộ trong Thiên nhiên. Có lẽ tất
cả những ǵ chúng ta có thể nói sẽ quy vào
sự ngẫu nhiên. Chúng ta có thể được cho biết rằng con số này
trong Thiên nhiên th́ hoàn toàn
tự nhiên – thật ra như
chúng ta nói về nó – và không có ư nghĩa ǵ hơn ảo ảnh của chuyển
động tạo nên cái gọi là "ảo ảnh kỳ lạ" này. Được xem như chẳng có ǵ
quan trọng lắm, khi Giáo sư Sylvanus Thompson trưng bày chúng tại
cuộc mít tinh của Hiệp hội Anh quốc năm 1.877. Tuy nhiên, chúng ta
thích sự giải thích khoa học v́ sao số bảy luôn luôn tự biểu hiện
như một số nổi bật nhất – sáu ṿng tṛn đồng tâm chung quanh một
ṿng tṛn thứ bảy, và bảy ṿng tṛn trong một ṿng tṛn khác, chung
quanh một tâm điểm v.v. . . . – trong
ảo ảnh này, được tạo ra
bởi một cái đu đưa hay bất cứ một cái lọ nào khác. Trong Tiết kế
tiếp, chúng tôi sẽ tŕnh bày giải pháp bị khoa học bác bỏ.
[[5]]
Chính thống Tam Điểm theo Hội Tam
Điểm Huyền linh và Sự Điểm đạo Bí nhiệm,
của J. M. Ragon, trang 430; xem thêm trọn chương xxvii, "Sức
mạnh của các số Pythagoras".
[[8]]
Lư do chính của sự kiện này cũng
giản dị và được tŕnh bày trong
Nữ Thần Isis Lộ Diện.
Trong h́nh học, một đường thẳng hoặc hai đường không thể tạo
thành một h́nh hoàn hảo. H́nh tam giác là h́nh hoàn hảo đầu
tiên.
[[13]]
Vậy đâu là ư nghĩa và lư lẽ của
h́nh này? Chính Thể trí (Manas) là nguyên khí thứ
năm, lư do ở chỗ
đó, và lư do nữa là h́nh Ngũ giác là biểu tượng của Con
người – không những năm chi thể mà đúng hơn của CON NGƯỜI
hữu thức biết suy tư.
[[20]]
Đó là cái đầu
thứ năm của
Brahmā được coi như mất tích, cháy thành tro do "con mắt
giữa" của Shiva; Shiva cũng là Panchānana "năm mặt". Như thế
con số được bảo tồn và sự bí nhiệm được duy tŕ bằng ư nghĩa
Nội môn chân chính.
[[21]]
"Khi Mặt trời khuất sau 30 độ của
Makara và sẽ không đến cung Mīna [Song nam] nữa, lúc bấy
giờ, Đêm Brahmā sẽ đến".
[[22]]
Thật ra là Sự Chết của mọi vật
hồng trần; nhưng Māra cũng là hoạt động vô thức của việc
sinh sản của Tinh thần.
[[23]]
Trong
Tử Thư
(cxlii B, 17)
“Osiris được gọi là Osiris, con cá sấu lưỡng tính. Ngài là
nguyên khí vừa tốt vừa xấu; là Mặt trời Ban ngày cũng như là
Mặt trời Ban đêm, là Thượng Đế cũng như kẻ phàm phu”. Ngài
là như thế đối với Đại Vũ trụ cũng như Tiểu Vũ trụ.
[[26]]
Xà: rắn; dực: cánh; trượng: cây
gậy. Cây gậy có chạm h́nh con rắn quấn quanh và hai cái
cánh. LND.
[[27]]
Tác giả
Nguồn gốc của các
Kích thước, suy tư về chữ Thập, cho rằng chân đèn này
trong Thánh điện "được tạo thành bằng cách đếm trên mỗi
cạnh, có bốn lỗ của nến; trong khi, ở đỉnh có một
lỗ chung của hai
cạnh, thật ra có 3 lổ trên mỗi cạnh được dự tính và 4 lổ
trên cạnh kia, tất cả tạo thành số 7, dựa trên cùng một ư
tưởng về đơn nhất trong cộng đồng với chữ thập. Ta hăy vạch
một đường có chiều rộng là một đơn vị, chiều dài là ba và
đặt nó trên một độ dốc, hăy lấy một đường khác có chiều dài
bằng bốn đơn vị và tựa trên đường trước theo một độ dốc đối
xứng sao cho đường thứ nh́ bề dài bốn đơn vị, tạo nên một
góc hay đỉnh của một tam giác. Đó là sự khai triển của chân
đèn. Bây giờ, mang đường bề dài ba đơn vị và đặt nó thành
h́nh chữ thập lên
đường bề dài 4 đơn vị, kết quả sẽ là h́nh thập tự. Cũng ư
tưởng ấy được truyền thụ trong sáu ngày của tuần lễ trong
Sáng thế kư, bổ túc bởi ngày thứ bảy, vốn dĩ được dùng như
nền tảng của sự đo lường ṿng tṛn".
[[28]]
Từ một thủ bản được gán cho "St.
Germain", được h́nh thành bởi Ragon, sách đă dẫn, trang 434.
[[32]]
Tuy nhiên, khi đă được hiểu rơ, ư
nghĩa này trở nên cái hộp an toàn đựng các ch́a khóa của
Minh triết Bí nhiệm. Thật thế, chiếc hộp này được trang bị
rất dồi dào những điều kỳ dị đă che giấu và bưng bít mọi ḷ
xo để mở tung nó lên, và như thế làm cho kẻ thiếu trực giác
tin rằng nó không có ǵ và không có sự khai mở nào cả. Tuy
nhiên, các ch́a khóa vẫn có, bị vùi sâu, song bao giờ cũng
hiển hiện đối với những ai đi t́m chúng.
[[35]]
Đối với người theo Thiên Chúa
giáo, điều ấy không thể chối căi. Như đă nói, đối với các
nhà biểu tượng học tiền Thiên Chúa giáo, đó là Cái giường
hay nơi chịu Khổ h́nh trong lúc nhận Bí pháp Điểm đạo, "Thập
giá" được đặt nằm ngang trên mặt đất, chứ không dựng lên như
lúc nó trở thành giá treo cổ của người La Mă.
[[36]]
Nó như thế đó và không thể khác.
Hoàng đế Julian, một Điểm đạo đồ, và với tư cách đó, Ngài
biết rơ "ư nghĩa huyền bí" về cả mặt siêu h́nh lẫn vật chất.
[[38]]
Tử Vong Kinh,
xxxix, Apophis hay Apap là con Ác xà, biểu tượng đam mê của
con người. Mặt trời (Osiris-Horus) hủy diệt nó và Apap bị
lật ngược, cột và xích chặt lại. Thủ lănh của Cổng dẫn vào
Vực thẳm của thần Aker, Lănh vực của Thái dương (xv, 39) cột
nó lại. Apophis là kẻ thù của Ra (Ánh sáng), nhưng "Apap vĩ
đại đă rơi xuống!" kẻ quá cố kêu lên "con Bọ cạp đă làm hại
cái miệng của ngươi", y nói với kẻ thù đă bị chế ngự (xxxix,
7). Bọ cạp là "con sâu không bao giờ chết" của những người
Thiên Chúa giáo. Apophis bị cột trên chữ thập Tau hay Tat,
"biểu tượng của sự vững bền". (Xem sự thiết lập Tat ở Tatoo,
xviii).
HOME T̀M HIỂU NHẬP MÔN sách TIỂU SỬ BẢN TIN H̀NH ẢNH thIỀN BÀI VỞ THƠ gifts TẾT 2006 NỮ THẦN ISIS