|
HOME T̀M HIỂU NHẬP MÔN sách TIỂU SỬ BẢN TIN H̀NH ẢNH thIỀN BÀI VỞ THƠ gifts TẾT 2006 NỮ THẦN ISIS
|
THAM THIỀN LÀ XẢ BỎ
(Tạp chí Nhà Thông Thiên Học số tháng 4
năm 1989)
Trích Thế Giới Quanh ta của R. Burnier Bản dịch www.thongthienhoc.com |
|
THAM THIỀN LÀ XẢ BỎ
Chẳng lấy ǵ làm lạ khi tham thiền đă trở thành một đề tài được dân
chúng thời nay chú ư. Trong cái thời đại càng ngày càng phức tạp tổ
chức rườm rà và cạnh tranh gay gắt như bây giờ th́ thiên hạ cảm thấy
ḿnh cô đơn và bị căng thẳng tâm thần, cho nên họ quay sang bất cứ
điều ǵ hứa hẹn là một phương tiện để an dưỡng và làm nhẹ gánh tâm
lư. Các bậc thầy cám dỗ học tṛ bằng việc quả quyết sẽ có kết quả
nhanh chóng đă thu gom được một đám đông theo đuôi ḿnh. Đám học tṛ
mà người ta chẳng đ̣i hỏi ǵ hơn là đóng tiền và ngoan ngoăn tuân
phục rất dễ dàng trở thành nạn nhân của những bậc thầy ngụy tạo về
tinh thần, họ lừa gạt học tṛ khi nghĩ rằng học tṛ có thể trút
trách nhiệm cuộc đời ḿnh cho thầy và tin cậy thầy sẽ dẫn dắt ḿnh
đi tới miền cực lạc quên đi bản ngă. Tính b́nh dân đắc nhân tâm của
loại giáo huấn hoặc phương tiện thiện xảo trong những trường hợp này
lại tỉ lệ thuận với tính nông nổi và vô giá trị của nó.
Nhưng theo quan điểm Thông Thiên Học th́ tham thiền không phải là
một dạng bù trừ cho sự rối rắm mà ḿnh phải chịu đựng, trốn tránh
trách nhiệm, phương tiện an thần hoặc phương tiện thiện xảo để ru
ngủ chính ḿnh có được một ư thức an toàn nhờ tin vào hồng ân của
một người nào đấy, tin vào những công thức thường nhật, chế độ ăn
uống của thể xác hoặc khả năng thực hiện một mánh khóe chẳng hạn như
khinh thân. Tham thiền thực sự đ̣i hỏi người ta phải chú ư tới phẩm
chất tư tưởng của ḿnh và những thứ ḿnh đeo đuổi hàng ngày, cũng
như sẵn ḷng hiến tế phàm ngă trước bàn thờ của một đấng cao cả hơn.
Học viên Thông Thiên Học nào đă nghiên cứu Sơ đồ tham thiền
của bà Blavatsky ắt ngộ ra được rằng tham thiền đ̣i hỏi phải phá vỡ
những biên giới của ngă chấp để nhập vào khoảng rộng mênh mông nhất
như. Bản ngă với vai tṛ là cảm giác phàm ngă, sự chiếm hữu, sự phân
chia, sự bám víu v.v. . . đều phải bị triệt tiêu không thương tiếc.
Việc làm tịch lặng những thăng giáng của cái trí mà khoa Yoga có dạy
quả thật chính là đây, bởi v́ những đợt sóng xáo trộn thường xuyên
làm cái trí chao đảo đều xuất phát từ bản ngă chia rẽ. Mọi sự thăng
giáng đều là triệu chứng của việc bản ngă đang hoạt động, cho dù nó
có dạng là sự cố ư, ham muốn, thích thoải mái hoặc bất cứ thứ ǵ
khác nữa. Một số những sự biểu lộ này có thể tinh vi, c̣n những biểu
lộ khác th́ không, nhưng ta phải để ư nhận ra chúng rồi dẹp chúng
sang một bên.
Tham thiền cũng hàm ư là học cách làm cho cái trí trút bỏ kư ức vô
ích cùng với những h́nh ảnh và khái niệm ẩn tàng trong tiềm thức.
Ḷng ham sống là cội rễ của việc bám víu lấy quá khứ. Từ thời xa xưa
các bậc đạo sư chân chính đă nói tới việc cần phải giải thoát cái
trí khỏi khuynh hướng phóng chiếu ra những h́nh ảnh phù phiếm và đủ
dạng ư chí phàm ngă. Điều này nghĩa là phải có sự quan sát bền bỉ,
im lặng và khách quan để thâm nhập vào chiều sâu trong bản chất con
người. Nhờ việc thường xuyên đề cao cảnh giác ta phải tẩy trược cái
trí thoát khỏi mọi ư định ích kỷ. Tham thiền chẳng những là xả bỏ
bản ngă mà c̣n là thực chứng được sự sống đại đồng nhất như. Cái trí
phải tỉnh thức trước nhu cầu tự do và trở nên bén nhạy, cảnh giác,
hài ḥa, có khả năng đáp ứng với điều tinh vi và sâu sắc. Nếu không
có một giới luật tự giác cả về mặt thể chất lẫn nội tâm th́ ta không
thể có được trạng thái này của cái trí.
Rất ít người màng tới việc sống cái loại cuộc đời hoặc chọn theo cái
loại giới luật cần thiết cho sự tham thiền theo đúng nghĩa của từ
ngữ này, tức là Raja Yoga và con đường dẫn tới Minh triết Thiêng
liêng. Có biết bao nhiêu người bước trên con đường dễ đi. Chẳng mấy
ai chấp nhận giới luật và làm việc gian khổ. V́ thế cho nên ta không
thể trông mong một số lớn người quay sang Hội Thông Thiên Học để
học biết xem tham thiền là ǵ. Chỉ những người nào sốt sắng đi theo
con đường chân chính th́ mới bị thu hút tới cái đường lối mà chúng
tôi tŕnh bày.
Người ta không thể dạy tham thiền chân chính cho người khác, bởi v́
đó là một qui tŕnh tỉnh thức, một sự biến đổi nội tâm từ hữu sang
vô, từ ngă sang phi ngă. Người ta chỉ có thể đưa ra những lời hướng
dẫn cho các môn sinh nghiêm túc và khuyến khích các học viên tự thân
làm việc. Những lời hướng dẫn ấy có sẵn đầy dẫy trong kho tài liệu
Thông Thiên Học, bắt đầu từ quyển Tiếng Nói Vô Thinh, rồi
tiếp theo là một số các giáo huấn khác. Trong những năm gần đây vẻ
đẹp và chiều sâu của tham thiền đă được J. Krishnamurti nói tới bằng
những lời lẽ đầy cảm hứng; ông đă nêu rơ tham thiền là ǵ và tham
thiền không phải là ǵ. Những người đă sẵn sàng ắt sẽ tiếp nhận
được, c̣n những người khác có thể bảo rằng Hội Thông Thiên Học
chẳng có ǵ cống hiến cho thiên hạ - nhưng điều đó không quan trọng.
HOME T̀M HIỂU NHẬP MÔN sách TIỂU SỬ BẢN TIN H̀NH ẢNH thIỀN BÀI VỞ THƠ gifts TẾT 2006 NỮ THẦN ISIS