|
HOME T̀M HIỂU NHẬP MÔN sách TIỂU SỬ BẢN TIN H̀NH ẢNH thIỀN BÀI VỞ THƠ gifts TẾT 2006 NỮ THẦN ISIS
|
Thái Dương Hệ (THE SOLAR SYSTEM) Tác giả: Trung tá Arthur E. Powell Nhà xuất bản Thông Thiên Học Bản dịch: Thongthienhoc,com |
|
Thái Dương Hệ
CHƯƠNG I
CÁC BẦU HÀNH TINH
Ta sẽ bắt đầu
nghiên cứu “môi trường” diễn ra sự tiến hóa với đơn vị nhỏ, rồi từ
những đơn vị nhỏ hơn tiến hành xây dựng những đơn vị lớn hơn, nghĩa
là ta sẽ tiến từ điều đặc thù lên điều tổng quát. Xét v́ điều này ắt
dễ dàng hơn cho học viên so với phương pháp ngược lại bắt đầu từ đơn
vị lớn, thế rồi chia nó ra thành các thành phần cấu tạo gồm các đơn
vị nhỏ hơn. Song le về sau này, khi ta tiến hành khảo cứu sự sống
tiến hóa trong “môi trường” th́ ta lại thấy dễ dàng hơn là nên chọn
theo phương pháp ngược lại, nghĩa là bắt đầu từ các làn sóng sinh
hoạt lớn, tiến hành chia nhỏ chúng ra thành các thành phần cấu tạo
gồm các đơn vị nhỏ hơn. Vậy là ta thích ứng phương pháp của ḿnh với
bản chất của đề tài.
Ta gọi trái đất và các hành tinh khác là những bầu hành tinh. Trái
đất của chính ta là một trong hàng loạt bảy bầu hành tinh; cả loạt
này được gọi là một Dăy Hành tinh và trái đất là bầu thô trược nhất
trong bảy bầu của Dăy Hành tinh. Bảy bầu của Dăy Hành tinh trái đất
c̣n có:
2 bầu chất hạ trí,
2 bầu chất trung giới,
3 bầu chất vật lư.
Các bầu hành tinh của mọi Dăy Hành tinh không nhất thiết phải được
cấu tạo như vậy, nhưng chút nữa ta sẽ bàn tỉ mỉ hơn về đề tài này.
Chẳng hạn như khi ta nói một bầu chất hạ trí th́ ngụ ư là một bầu
trong đó loại chất thô nhất mà nó chứa là chất hạ trí, nghĩa là nó
không có chất trung giới hoặc chất vật lư. Tương tự như vậy, một bầu
chất trung giới không có chất thô hơn chất trung giới; nghĩa
là nó không có lớp vỏ bằng chất vật lư.
Tuy nhiên mỗi bầu lại có những “đối thể” của ḿnh (tạm gọi như vậy)
gồm đủ thứ cấp độ chất tinh vi hơn chính nó: vậy là một bầu chất vật
lư có các đối thể bằng chất trung giới, chất hạ trí, chất thượng
trí, chất bồ đề và chất ātmā; một bầu chất trung giới có các đối thể
bằng chất hạ trí và mọi chất cao hơn. Ta có thể tŕnh bày tượng
trưng những sự kiện này bằng Sơ đồ I sau đây.
Tuy nhiên ta không được tưởng tượng là một bầu hành tinh chiếm một
vị trí trong không gian tách biệt và riêng rẽ với các đối thể của
nó, bởi v́ không phải như vậy. Các đối thể của một bầu hành tinh
cũng chiếm chính cái vị trí ấy trong không gian giống y như chính
bầu hành tinh, chỉ có điều là các bầu với chất cao hơn hoặc tinh vi
hơn th́ rộng lớn hơn các bầu với chất thấp hơn, do chúng xuyên thấu
vào nhau và ḷi ra bên ngoài ngoại vi của bầu có chất thấp hơn,
giống hệt như thể vía của con người xuyên thấu lồng vào rồi ḷi ra
bên ngoài ngoại vi của thể xác; thể hạ trí lại ḷi ra ngoài nữa v.v.
. V́ vậy việc biểu diễn các bầu chính xác hơn được tŕnh bày trong
Sơ đồ II
Các học viên khoa học thừa biết rằng các hạt vật chất không bao giờ
thực sự đụng vào nhau, ngay cả trong những chất thô nhất. Hơn nữa
khoảng trống giữa các hạt luôn luôn lớn hơn hẳn so với kích thước
của chính các hạt. V́ thế cho nên ở bất cứ phần nào cho sẵn trong
không gian đều có chỗ thoải mái cho mọi cấp nguyên tử, chẳng những
để chèn vào bên giữa các nguyên tử của chất thô hơn mà c̣n di chuyển
thoải mái giữa chúng và xung quanh chúng.
V́ vậy một bầu chất vật lư, chẳng hạn như trái đất, không phải là
một thế giới duy nhất, mà là bảy thế giới xuyên thấu lồng vào nhau,
tất cả đều chiếm cùng một vị trí trong không gian chỉ có điều là như
ta nói trên kia, các loại chất tinh vi hơn ḷi ra thêm nữa so với
tâm điểm đối với loại chất thô hơn.
Theo qui ước được thừa nhận th́ ta lần lượt gọi bảy bầu của Dăy Hành
tinh là bầu A, B, C D, E, F và G. Trong Dăy Hành tinh trái đất, các
bầu hành tinh A và G làm bằng chất hạ trí, bầu B và F làm bằng chất
trung giới, bầu C, D và E làm bằng chất vật lư; C là Hỏa tinh, D là
Trái đất c̣n E là Thủy tinh. Hiện nay A, B, F và G không có tên gọi
nào khác hơn những chữ cái được chỉ định cho chúng.
Sơ đồ III biểu diễn bảy bầu của Dăy Hành tinh trái đất.
Kinh Purānas của Ấn giáo gọi các bầu của Dăy Hành tinh trái đất là
Dvīpas (Thất đại châu), trái đất được gọi là Jambudvīpa (Nam thiện
bộ châu).
Mỗi một trong bảy bầu hành tinh vốn là một hành tinh riêng rẽ, tách
biệt, có thể được coi như có một vị trí xác định trong không gian
quay ṿng xung quanh, hoặc bằng cách nào đó tùy thuộc vào mặt trời.
Học viên nên để ư và chú ư đủ thứ loại vạch kẻ được dùng để biểu thị
các cấp chất khác nhau, v́ những vạch kẻ này được dùng xuyên suốt
trong quyển sách ở bất cứ nơi đâu thuận tiện v́ mục đích nêu trên.
Chất vật lư là chất thô nhất được biểu diễn bằng những đường kẻ
vuông. Chất trung giới ở giữa chất vật lư và chất trí tuệ được biểu
diễn bằng những đường nghiêng 45o so với đường nằm ngang,
chất hạ trí được biểu diễn bằng những đường dọc thẳng đứng, chất
thượng trí cũng được biểu diễn bằng những đường dọc thẳng đứng mặc
dù cách quăng nhiều hơn.
Chất bồ đề được biểu diễn bằng những đường ngang gạch gạch, c̣n chất
ātmā được biểu thị bằng những đường thẳng đứng gạch gạch.
Ta không dễ ǵ gán bất cứ ư nghĩa nào cho ư tưởng có một hành tinh ở
trên các cơi cao như cơi niết bàn (cơi ātmā) hoặc bồ đề và có lẽ ta
chẳng được biện minh bao nhiêu khi sử dụng thuật ngữ này. Mọi điều
được ngụ ư là ở chỗ có một nơi chốn nào đó trong không gian mà sự
tiến hóa của một số nhóm thực thể diễn ra thông qua những tác nhân
hoạt động ở các mức cao tột này.
-------------------------------------
HOME T̀M HIỂU NHẬP MÔN sách TIỂU SỬ BẢN TIN H̀NH ẢNH thIỀN BÀI VỞ THƠ gifts TẾT 2006 NỮ THẦN ISIS