Không Tôn Giáo Nào Cao Hơn Chân Lư

 HOME T̀M HIỂU  NHẬP MÔN  sách  TIỂU SỬ   BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN  BÀI VỞ  THƠ   gifts  TẾT 2006  NỮ THẦN ISIS

Thái Dương Hệ (hệ mặt Trời)

Tác giả: Trung tá Arthur  POWELL

Bản dịch: thongthienhoc.com

CHƯƠNG VI

XÂY DỰNG THÁI DƯƠNG HỆ


CHƯƠNG VI

XÂY DỰNG THÁI DƯƠNG HỆ

 

Giờ đây, sau khi đă nghiên cứu khái quát kế hoạch chung trong “môi trường” tiến hóa của Thái Dương Hệ ta, ta nên lướt qua trở lại toàn bộ địa hạt này, lấp đầy một số chi tiết thêm nữa và cũng xét thêm cách thức mà thoạt đầu Thái Dương Hệ được kiến tạo từ chất nguyên thủy.

Lần này ta sẽ bắt đầu bằng đơn vị lớn - tức là Thái Dương Hệ xét chung - rồi đều đều triển khai đường lối xuống tận những đơn vị nhỏ hơn tức là các bầu.

Trước khi Thái Dương Hệ của ta bước vào tồn tại th́ đă có tồn tại sẵn căn chất tối hậu, là một chất từ đó định h́nh nên mọi loại h́nh chất mà ta được biết tới. Căn chất này là cái mà các nhà khoa học gọi là chất ether của không gian. Trong quyển Hóa học Huyền bí nó đă được miêu tả với tên gọi là Koilon (từ nguyên tiếng Hy Lạp là Koilos - tức là trống rỗng).

Cố nhiên ta không được lẫn lộn nó với chất ether là thành phần cấu tạo bộ phận tinh vi của cơi vật lư.

Đối với mọi giác quan thể chất th́ không gian có lấp đầy chất Koilon dường như trống rỗng: thế nhưng thực ra chất ether này đậm đặc hơn bất cứ thứ ǵ mà ta có thể quan niệm được. Giáo sư Osborne Reynolds là người đề xướng cái thuyết nổi tiếng này vốn nhất trí với công tŕnh khảo cứu huyền bí học, ông định nghĩa mật độ của nó 10.000 lần lớn hơn mật độ nước và áp suất trung b́nh của nó là 750.000 tấn trên inch vuông.

Chỉ có quyền năng thần nhăn cao cấp mới nhận thức được chất này. Ta phải giả định có một lúc - mặc dù ta không trực tiếp biết được thời điểm - khi chất này lấp đầy toàn thể không gian. Ta cũng phải giả định rằng một Đấng cao cả nào đấy - hầu như vô cùng cao hơn Thượng Đế của một Thái Dương Hệ - đă thay đổi t́nh trạng yên nghỉ này bằng cách tuôn đổ tinh thần hoặc thần lực của ḿnh vào một mặt cắt nào đấy của chất này và mặt cắt đó có kích thước bằng trọn cả vũ trụ.

Tác dụng của việc du nhập thần lực này là thổi một luồng hơi mạnh mẽ, h́nh thành bên trong chất ether tức Koilon vô số bọt nhỏ xíu h́nh cầu. Các bọt trong chất Koilon là những nguyên tử cực vi từ đó dùng để chế tạo ra mọi thứ mà ta gọi là vật chất.

Đó là vật chất nguyên tử của cơi vũ trụ thấp nhất. Chẳng bao lâu nữa Thượng Đế của Thái Dương Hệ ta ắt dùng chúng để h́nh thành bảy cơi của Thái Dương Hệ, bảy cơi này gộp lại thành cơi vũ trụ thấp nhất.

Có lẽ cái thần lực để h́nh thành các bọt nguyên thủy chính là cái mà H. P. Blavatsky gọi là fohat, bà bảo là nó “đào lỗ trong không gian”; điều này nhắc ta nhớ tới một trong những phát biểu mới đây của một nhà khoa học Pháp theo đó “không có vật chất, chẳng có ǵ ngoại trừ các lỗ trong chất æther”.

Các bọt không giống như bọt xà pḥng vốn là một màng mỏng nước có bề mặt bên ngoài và bên trong bao trùm không khí bên trong. Các bọt này giống như bọt trong nước soda chỉ có một bề mặt nơi mà không khí tiếp xúc với nước.

Ta vừa nói rằng tầm nh́n cao nhất sẵn có cũng thấy rằng các bọt có vẻ hoàn toàn trống rỗng sao cho ta chẳng biết liệu bên trong các bọt có bất cứ chuyển động nào hay chăng. Ta cũng chẳng biết liệu chúng có quay ṿng quanh trục hay chăng.

Chúng dường như không có chuyển động riêng của ḿnh, nhưng chúng có thể bị tác động từ bên ngoài, nói chung đơn giản theo kiểu toàn khối bằng cách vận dụng ư chí. Trong bất cứ trường hợp nào hai bọt cũng không bao giờ tiếp xúc với nhau.

Khi Đấng Thái Dương Thượng Đế - Đấng cao cả mà Thái Dương Hệ là một biểu diễn nào đấy, có lẽ tương ứng với một kiếp nhập thể, trong trường hợp con người - tự nguyện biểu lộ ra, khi Ngài từ thời gian vĩnh hằng xuất lộ vào thời gian và muốn h́nh thành Thái Dương Hệ này th́ Ngài thấy sẵn có trong tay cái chất liệu gồm một khối vô hạn các bọt nhỏ xíu này.

Ngài bắt đầu bằng cách xác định một vùng giới hạn môi trường hoạt động của ḿnh, có lẽ là giới hạn hào quang của chính Ngài là một khối cầu rộng lớn mà ngoại vi lớn hơn hẳn so với quỹ đạo của những hành tinh tương lai ở xa nhất.

Cho dù vùng này có rộng lớn đến đâu đi nữa khi khoảng cách giữa các Thái Dương Hệ vẫn c̣n vô cùng lớn hơn kích thước của chính các Thái Dương Hệ. Tuy nhiên có lẽ là trên những cơi cao th́ Thượng Đế của các Thái Dương Hệ thật sự tiếp xúc với nhau.

Trong mỗi bộ giới hạn của khối cầu được hoạch định như thế Ngài lập nên một chuyển động quét tất cả mọi bọt lại với nhau thành ra một khối trung tâm khổng lồ; như vậy là đă cô đặc hoặc nén chất bọt lại, thoạt đầu nó rải rác khắp trọn cả vùng không gian rộng lớn, bây giờ bị tụ tập lại thành một vùng nhỏ hơn.

Ở một giai đoạn nào đó trong sự cô đặc hoặc nén này - một giai đoạn mà bán kính của h́nh cầu vẫn c̣n trải rộng vượt xa quỹ đạo của hành tinh xa nhất trong Thái Dương Hệ mà nó đang tồn tại ngày nay - Ngài dựng nên bên trong nó một chuyển động xoay tṛn có kèm theo là tác động điện mănh liệt, vậy là tạo ra một xoáy lực khổng lồ trong nhiều kích cỡ là chất liệu của tinh vân sẽ được h́nh thành.

Việc nén khối xoáy lực ấy tiếp tục trải qua cái đối với ta là vô số thời đại: thật vậy xoáy lực do Thượng Đế tạo ra lúc ban đầu vẫn c̣n tác động. Trong quá tŕnh nén ấy, Ngài tác động thông qua Ngôi Ba và phóng ra bảy xung lực tức “hơi thở”.

Xung lực thứ nhất dựng nên xuyên suốt h́nh cầu một số lớn những xoáy lực nhỏ xíu, mỗi xoáy lực thu hút về ḿnh 49 bọt, rồi sắp xếp chúng theo một h́nh dạng nào đấy. Những việc sắp nhóm nho nhỏ các bọt này h́nh thành ra các nguyên tử của cơi thứ nh́ tức cơi Chơn Thần.

Toàn thể các bọt không được sử dụng theo kiểu này mà để dành lại đúng mức dưới dạng đă bị phân ly, chúng đóng vai tṛ là các nguyên tử của cơi thứ nhất tức cơi ādi.

Sớm muộn ǵ cũng có một xung lực thứ nh́, nó vớ lấy hầu hết các nguyên tử có 49 bọt, chỉ để dành lại đủ số lượng nguyên tử cho cơi thứ nh́ thu hút chúng trở lại làm tan ră chúng ra thành các bọt cấu thành để rồi nén chúng trở lại, dựng nên những xoáy lực, mỗi xoáy lực duy tŕ trong nội bộ của ḿnh 492 tức là 2.401 bọt. Đây là những nguyên tử của cơi thứ ba tức cơi ātmā.

Rồi sau một thời gian th́ ta có xung lực thứ ba, nó cũng vớ lấy hầu hết mọi nguyên tử gồm 2.401 bọt - lại để dành đủ số nguyên tử của cơi ātmā - rồi thu hút chúng trở lại làm chúng tan ră ra, một lần nữa phóng chúng ra thành nguyên tử của cơi thứ tư, tức cơi bồ đề, mỗi nguyên tử giờ đây chứa tới 493 tức 117.649 bọt.

Tiến tŕnh này cứ lặp lại cho đến khi xung lực thứ sáu đă xây dựng được các nguyên tử của cơi thứ bảy tức cơi thấp nhất, cơi vật lư; nguyên tử cơi vật lư chứa 496 tức xấp xỉ 14 tỉ bọt nguyên thủy. Dĩ nhiên các nguyên tử này không phải là nguyên tử mà các nhà hóa học nói tới, đó là các nguyên tử cực vi từ đó h́nh thành nên các nguyên tử hóa học.

Số bọt chứa trong nguyên tử của bảy cơi được tŕnh bày trong bảng sau đây:

 

Dường như có lẽ là các electrons chính là nguyên tử trung giới: v́ các nhà khoa học phát biểu rằng một nguyên tử hóa học của khí hydro chứa từ 700 tới 1.000 electrons và một nguyên tử hóa học khí hydro chứa tương đương 882 nguyên tử trung giới. Đây có thể là sự trùng hợp ngẫu nhiên, nhưng không có lẽ như thế. Vậy là các nhà khoa học có vẻ đang làm tan ră chất vật lư để t́m ra chất trung giới mặc dù họ ắt tự nhiên nghĩ chất trung giới là việc chia nhỏ thêm nữa chất vật lư.

Giám mục Leadbeater (phần nêu trên được trích dẫn từ những tác phẩm của ông) không biết liệu nguyên tử vật lư bị phân ră ra như vậy có tái h́nh chăng; nhưng khi dùng nỗ lực ư chí ông phân ly nguyên tử vật lư thành nguyên tử trung giới hoặc nguyên tử cơi trí tuệ th́ cần phải nỗ lực miên mật để giữ cho các nguyên tử tạm thời ở những h́nh tướng khác nhau, và khi rút lại lực ư chí th́ nguyên tử vật lư lại xuất hiện.

Tuy nhiên điều này dường như chỉ áp dụng cho việc phân ly nguyên tử vật lư cực vi: khi nguyên tử hóa học được phân ly thành nguyên tử cực vi th́ chúng vẫn c̣n ở trạng thái nguyên tử cực vi chứ không trở lại trạng thái nguyên thủy.

Ta nên để ư rằng mặc dù các nguyên tử của bất cứ cơi nào (chẳng hạn như cơi vật lư) không được h́nh thành trực tiếp từ nguyên tử của cơi ngay bên trên nó (cơi trung giới) thế nhưng nếu bọt không trải nghiệm việc đi qua mọi cơi nêu trên th́ ta không thể h́nh thành nguyên tử vật lư từ các bọt được.

Phương pháp của Ấn giáo miêu tả qui tŕnh này như sau: mỗi cơi có cái được gọi là “tanmātra” (nghĩa đen là số đo của cái đó) và “tattva” (nghĩa đen là tính chất cái ấy tức “phẩm tính cố hữu”). Tanmātra là sự biến đổi trong tâm thức Thượng Đế Ngôi Lời; c̣n tattva là tác dụng do sự biến đổi ấy tạo ra trong vật chất. Ta có thể so sánh các Tanmātras với những làn sóng của một sóng thủy triều đang đổ bộ lên một băi biển có cát, triệt thoái và được nối tiếp theo sau bởi những làn sóng khác, những làn sóng này đổ bộ xa hơn được một chút. Ta có thể so sánh các tattva với những mép nho nhỏ được tạo ra trên cát bởi những làn sóng tiến tới, đó là đường xa nhất mà chúng đạt được. Ư niệm này được tŕnh bày tượng trưng qua Sơ đồ XI.

 

Như vậy mỗi nguyên tử đều có “tính chất cái ấy”, từ ngữ “cái ấy” để diễn tả tôn kính về Đấng Thiêng Liêng. Số đo của rung động nguyên tử mà Ư chí của Thượng Đế Ngôi Lời áp đặt lên đó chính là Tanmātra tức “số đo của cái đó”, đây là cái trục của nguyên tử mà độ lệch góc của nó trong phạm vi những giới hạn cố định của rung động xác định h́nh dạng bề mặt của nó.

Vậy là tâm thức của Thượng Đế Ngôi Lời bị giới hạn bên trong mỗi nguyên tử được biểu hiện trong phạm vi hạn chế nào đấy mà đôi khi ta gọi là “cơi”.

Qui tŕnh tạo ra các chất theo những giai đoạn lần lượt thường được mô tả là sự hít vào và thở ra của Đấng Thiêng Liêng.

Sự tồn tại của vật chất hoàn toàn tùy thuộc vào sự miên mật của một ư niệm trong tâm trí của Thượng Đế Ngôi Lời. Nếu Ngài triệt thoái thần lực của ḿnh chẳng hạn như ra khỏi cơi vật lư - nghĩa là ngưng không suy nghĩ tới nó nữa - th́ mọi nguyên tử vật lư ngay tức khắc tan ră và trọn cả cơi vật lư ắt biến mất trong chớp mắt, giống như ánh sáng của ngọn nến tắt phụt khi ta thổi tắt nến.

Nguyên tử vật lư cực vi có ba chuyển động riêng. (1) quay ṿng xung quanh trục; (2) chuyển động trên quỹ đạo tṛn; (3) mạch động như trái tim, thường xuyên ph́nh ra rồi co lại. Ba chuyển động này luôn luôn tiếp diễn và không chịu ảnh hưởng của bất cứ lực nào từ bên ngoài. Một lực từ bên ngoài - chẳng hạn như một tia sáng - ắt khiến cho nguyên tử nói chung chuyển động dữ dội lên xuống, biên độ của chuyển động này tỉ lệ với cường độ của ánh sáng, c̣n độ dài sóng bắt nguồn từ chuyển động của một số nguyên tử được xác định theo màu sắc của ánh sáng.

Ngoài lực của Thượng Đế Ngôi Lời ra - lực này giữ cho nguyên tử có h́nh dạng vẹn toàn - th́ một trong các thần lực của Ngài c̣n đang tác động thông qua nó ở một số mức khác nhau. Có bảy cấp độ của lực này, mỗi cấp độ bước vào tác động trong phạm vi mỗi cuộc tuần hoàn, hoạt động thông qua cái gọi là loa tuyến của nguyên tử. Muốn biết rơ sự miêu tả những loa tuyến này cũng như các chi tiết khác trong cấu trúc nguyên tử, xin học viên hăy tham chiếu quyển Hóa học Huyền bí (ấn bản năm 1.919, trang 21 tới 23 và phần Phụ lục trang ii tới trang vi).

Trong không gian liên hành tinh - giữa các Thái Dương Hệ - các nguyên tử ở t́nh trạng gọi là “tự do” cách xa nhau ở quăng đều đặn, đây dường như là trạng thái b́nh thường của chúng khi không bị nhiễu loạn.

Trong vùng không gian giữa các hành tinh th́ tuy nhiên ta chưa bao giờ thấy chúng được tự do; cho dẫu chúng không được kết nhóm thành h́nh tướng th́ chúng vẫn phải chịu nhiều sự nhiễu loạn của chất sao băng và vẫn thạch, cũng như bị nén đáng kể từ cái mà ta mô tả là sức hút của Mặt trời.

Xuất phát từ những nhận xét nêu trên ta nhận thức được rằng khi con người ở trong thể nguyên nhân chẳng hạn th́ y có thể di chuyển tự do ở gần kề một hành tinh nơi chất trí tuệ nguyên tử ở trạng thái bị nén, nhưng y không thể di chuyển hoặc hoạt động ở vùng không gian xa xăm nơi các nguyên tử c̣n ở trạng thái tự do không bị nén.

Tiếp tục miêu tả xây dựng Thái Dương Hệ giờ đây ta đạt tới giai đoạn mà h́nh cầu xoay ṿng rộng lớn chứa bên trong nó bảy loại chất nguyên tử, mỗi chất cốt yếu là như nhau bởi v́ cũng được tạo ra từ cùng một loại bọt, nhưng chúng khác nhau về mức độ đậm đặc. Mọi loại h́nh này đều được phối trộn tự do với nhau sao cho ta thấy có đủ mẫu của mỗi loại h́nh trong một phần nhỏ của h́nh cầu được ngẫu nhiên rút ra từ bất cứ bộ phận nào; tuy nhiên khuynh hướng chung là nguyên tử nặng hơn ắt bị hút nhiều hơn về phía trung tâm.

Kế đó vẫn từ Ngôi Ba Thượng Đế Ngôi Lời phóng ra một xung lực thứ bảy; thay v́ thu hút các nguyên tử vật lư trở lại ḿnh rồi phân ly chúng thành các bọt nguyên tử th́ xung lực này lại tụ tập chúng thành một số khối tập hợp nào đấy, vậy là h́nh thành một số loại khác nhau của cái gọi là các tiền nguyên tố; đến lượt những tiền nguyên tố này lại phối hợp với nhau thành ra đủ thứ h́nh dạng mà khoa học gọi là nguyên tố hóa học.

Việc h́nh thành những thứ này trải dài qua một thời kỳ gồm nhiều thời đại theo một thứ tự xác định nào đấy, do sự tương tác của nhiều lực mà Ngài William Crookes đă biểu thị chính xác trong tài liệu viết về Sự Khởi nguyên của các Nguyên tố.

Qui tŕnh h́nh thành chúng ngay đến tận hiện nay cũng chưa chấm dứt. Theo chỗ chúng ta biết th́ uranium là nguyên tố mới nhất và nặng nhất, nhưng những nguyên tố khác c̣n phức tạp hơn nữa có lẽ được tạo ra trong tương lai.

Trải qua các thời đại, sự cô đặc gia tăng và chẳng bao lâu ta đă tới giai đoạn một khối tinh vân rộng lớn cháy đỏ thường thường cấu tạo từ khối hydro nóng đó. Dĩ nhiên đủ thứ Thái Dương Hệ khác trong vũ trụ giờ đây đang trải qua giai đoạn này mà dùng phương tiện là bất cứ kính viễn vọng lớn nào ta cũng có thể nh́n thấy chúng.

Trong trường hợp riêng của ta, khi khối vật chất nguội lại nhưng vẫn c̣n quay nhanh th́ nó co rút rồi dẹt ra cho đến khi cuối cùng nó trở thành một đĩa quay ṿng khổng lồ hơn là một khối cầu. Chẳng bao lâu sau, những vết nứt xuất hiện trên các đĩa khiến cho nó vỡ ra thành những vành, phô bày dáng vẻ ít nhiều giống như Thổ tinh với phần xung quanh, mặc dù ở qui mô lớn hơn nhiều.

Khi đă gần đến lúc cần có những hành tinh v́ mục đích tiến hóa, Thượng Đế Ngôi Lời dựng nên một xoáy lực phụ ở một chỗ đă được chọn sẵn nơi bề dày của mỗi vành, nhiều chất của vành dần dần được tích tụ vào chỗ ấy.

Sự đụng chạm của các mảnh tụ tập khiến cho nhiệt lại bùng lên, vật chất bị rút gọn thành trạng thái hơi, h́nh thành một quả cầu cháy đỏ và khi nó nguội lại một lần nữa, th́ nó dần dần ngưng tụ thành ra một hành tinh vật lư thích hợp để trở thành diễn trường của sự sống chẳng hạn như hành tinh của ta. Mọi hành tinh của Thái Dương Hệ ta đều đều h́nh thành như thế.

Tuy nhiên ở bộ phận đặc thù này trong Thái Dương Hệ, hành tinh vật lư được h́nh thành, không phải là Trái đất mà là Mặt trăng. Việc tham chiếu Sơ đồ V ắt cho ta thấy rằng hành tinh vật lư đầu tiên xuất hiện nơi Dăy Hành tinh thứ ba và trong Hệ thống Tiến hóa của ta hành tinh ấy là Mặt trăng.

Khi sự sống hoạt động trên Mặt trăng trong dăy thứ ba phần c̣n lại vật chất của vành dần dần được tích tụ vào đó. Kết quả là những sự va chạm một lần nữa tạo ra một quả cầu khí cháy đỏ, nó bao trùm cơ thể của Mặt trăng và chẳng bao lâu sau rút gọn Mặt trăng thành ra một t́nh trạng tương tự.

Khi cái khối phối hợp này dần dần nguội lại th́ sự ngưng tụ xảy ra xung quanh hai xoáy lực, nhưng cho đến nay phần lớn vật chất được hút về xoáy lực mới để trở thành Trái đất, bỏ mặc Mặt trăng trở thành một thiên thể nhỏ hơn nhiều so với trước kia và hoàn toàn không có không khí và nước.

Do nóng dữ dội nên Mặt trăng vẫn c̣n ở trạng thái mềm dẻo giống như bùn nóng, c̣n Trái đất ở giai đoạn sơ khai phải chịu những cơn chấn động núi lửa ghê gớm nhất. Trải qua những chấn động này, các khối đá khổng lồ thường thường có đường kính nhiều dặm bị bắn tung vào trong không gian theo mọi hướng tới những khoảng cách xa.

Đa số khối đá rớt trở lại trên Trái đất, nhưng một số khối đá đụng vào Mặt trăng trong khi nó vẫn c̣n ở t́nh trạng mềm dẻo và tạo ra trên đó nhiều vết lơm khổng lồ mà giờ đây ta gọi là miệng núi lửa Mặt trăng. Tuy nhiên có một số, mặc dù không nhiều, miệng núi lửa Mặt trăng quả thật là miệng của núi lửa.

Mặt trăng hiện nay giống như một khối đá khổng lồ rắn chắc nhưng rỗng, có mức độ đặc giống như đá bọt, mặc dù cứng hơn. Trên bề mặt của nó giờ đây hiếm có một tác động vật lư nào đang xảy ra. Có lẽ nó đang từ từ tan ră và dường như đến cuộc tuần hoàn thứ bảy nó sẽ tan ră hoàn toàn, c̣n vật chất của nó (giả định là cùng với một số vật chất của Trái đất) sẽ được dùng để kiến tạo một thế giới mới vốn sẽ là hành tinh vật lư duy nhất của Dăy Hành tinh thứ năm trong Hệ thống Tiến hóa của ta (Xem Sơ đồ V). Bất cứ ǵ c̣n lại trên Trái đất nó ắt đóng vai vệ tinh đối với bầu hành tinh mới này cũng giống như  Mặt trăng hiện nay đóng vai vệ tinh của Trái đất.

Trong kho tài liệu Thông Thiên Học, người ta thường miêu tả Mặt trăng là bầu thứ tám v́ đó không phải là một trong bảy hành tinh thuộc Dăy Hành tinh ta đang có sự tiến hóa diễn ra trên đó. V́ vậy nó là “ngơ cụt”, một nơi chỉ tụ tập cặn bă thôi. Đó là một loại đống rác của Thái Dương Hệ, một loại hố rác tinh tú thuộc cơi trung giới để người ta vứt vào đó những mảnh vụn đang thoái hóa thuộc đủ mọi loài chẳng hạn như phàm ngă đă mất linh hồn v́ bị xé toạc ra khỏi Chơn ngă (Xem quyển Thể nguyên nhân, trang 183).

 

 


 HOME T̀M HIỂU  NHẬP MÔN  sách  TIỂU SỬ   BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN  BÀI VỞ  THƠ   gifts  TẾT 2006  NỮ THẦN ISIS